Text Box: BẢN TIN GIÁO HỘI
SỐ 14.C (TUẦN TỪ 09.03 ĐẾN 16.03.2007)

 

 

 

 

 

 

THÁNG 3 : THÁNG KÍNH THÁNH CẢ GIUSE

 

1.     TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

2.     GIỚI THIỆU

a) T̀M HIỂU KINH THÁNH:

                        Đề 3 : THÁNH PHAOLÔ,

                          NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI DANH CỦA GIÁO HỘI KITÔ TIÊN KHỞI

 b) ĐỀ TÀI  SUY NIỆM.

                           MỘT LỀ LUẬT – HAI NGỌN NÚI 

                               

3.     CHIA SẺ :

                              THẾ GIỚI LÀ PHẲNG (The World is flat)

Text Box: TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO 

 

 


PHÁI ĐOÀN TOÀ THÁNH THĂM VIỆT-NAM VÀ CÁC GIÁO PHẬN.

Phái đoàn Ṭa Thánh ang thăm và làm việc với Chính quyền Việt Nam từ ngày 05 đến ngày 11.03.2007. Mỗi lần tới Việt Nam, Phái đoàn đều dành thời gian đi thăm một hai giáo phận. Lần này, Phái đoàn đến thăm Giáo Phận Qui Nhơn từ ngày 07 đến sáng ngày 08 và Giáo Phận Kontum từ chiều ngày 08 đến ngày 09 tháng 03. Phái đoàn gồm có Đức Ông Pietro Parolin, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Ṭa Thánh; Đức Ông Lui Mariano Montemayer, Cố vấn Sứ Thần Ṭa Thánh, Đặc trách các nước Đông Nam Á và Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Cộng tác viên của Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân tộc.Ngày 9,phái đoàn đáp máy bay từ Gialai đi Đà-Nẵng và Hànội  (theo thông báo của Toà Giám Mục Kontum)

ƠN GỌI Ở IRAQ GIA TĂNG

(CWNews 01.03) Một giám mục Công giáo Can-đê cho biết rằng ơn thiên triệu linh mục và đời sống tu tŕ đang gia tăng ở Iraq, ngay cả khi có hàng ngàn tín hữu chạy khỏi đất nước đang bị chiến tranh xâu xé nầy. Đức Cha Shlemon Warduni,giám mục phụ tá tại Toà thượng phụ Can-đê ở Baghdad,nhận định rằng sự gia tăng nầy là một tín hiệu hy vọng trong một đất nước mà nhiều Kitô-hữu cảm thấy áp lực phải di cư do bạo lực thường xuyên hằng ngày và thỉnh thoảng lại có những vụ tấn công nhằm đe doạ thiểu số Kitô-giáo. Rất nhiều thánh đường Kitô-giáo ở Iraq vắng người. Trong một số vùng trên đất nước Iraq,Phụng Vụ Thánh không được ấn định trước kể từ Lễ Giáng Sinh v́ lo sợ bị tấn công. Đức Cha xin Kitô-hữu khắp trên thế giới cầu nguyện cách đặc biệt cho Iraq trong Mùa Chay,trong tinh thần liên đới với các tín hữu đang chịu đau khổ ở đây và cho hoà b́nh, hoà giải trên đất nước.

HOẠT ĐÔNG TRUYỀN GIÁO VÀ HỘI NHẬP VĂN HOÁ QUA VIỆC PHỔ BIẾN KINH THÁNH.

(FIDES 28.02) Nghiên cứu của Cha Giovanni Rizzi,giáo sư Kinh Thánh ở Giáo Hoàng chủng viện  Urbanô cho thấy:

-          Đến nay Kinh Thánh đă được dịch toàn phần hay một số phần sang 2.377 ngôn ngữ khác nhau,chưa kể đến những phân biệt khả dĩ giữa các ngôn ngữ và thổ ngữ.

-          Thư Viện của Viện đại học Urbanô có 1.291 ấn phẩm Kinh Thánh xuất bản trong 160 ngôn ngữ, cho thấy hành tŕnh đa dạng hội nhập văn hoá của đức tin.

-          Thư Viện của trường có 104 pho liên quan đến các ấn phẩm Kinh Thánh xuất bản bằng tiếng Hy Lạp; 208 bộ bằng tiếng Do Thái cổ (kể cả một số theo truyền thống giáo sĩ),tiếng Do Thái mới và tiếng Yiddish (đọc là : i-đít, tiếng Đức cỗ của người Do Thái vùng Trung Âu và Đông Âu.BTGH).

-          10 pho các văn bản Kinh Thánh bằng tiếng Aramêen (tiếng thông dụng tại xứ Palestine thời Chúa Giêsu. BTGH)

-          30 pho các ấn phẩm phát hành đa ngôn ngữ,gồm chủ yếu các tiếng: Do Thái, Samaritanô,Aramêem,Hy Lạp, Syri, Ả Rập, Êthiôpi,Ba Tư cổ (Farsi) và Latinh.

-          Châu Âu: 782 pho bằng 25 ngôn ngữ. Châu Á: 533 pho với 67 ngôn ngữ. Cận Đông và Trung đông có 124 pho;Châu Đại Dương có 3 pho với 2 ngôn ngử.Châu Phi có 180 pho với 46 ngôn ngữ;Bắc Mỹ có 50 pho với 10 ngôn ngữ;trong khi Nam Mỹ có 21 pho với 9 ngôn ngữ.

Đă từ lâu các ấn phẩm Kinh Thánh cho thấy hoạt động truyền giáo của các Giáo Hội có tuyên tí khác nhau: trong rất nhiều vùng truyền giáo,các Giáo Hội Cải cách (Luther,PhúcÂm,Anh giáo,v.v…) đă đi trước Giáo Hội Công giáo về in ấn kinh thánh.Trong nhiều trường hợp khác nhau,xuất bản Kinh Thánh từ các tuyên tín Kitô-giáo khác nhau một cách tỏ tường về nhiều điểm,trong việc đọc cũng như trong diễn giải Kinh Thánh. Trái lại, gần đây xu hướng hợp tác giữa các Giáo Hội Kitô-giáo đă mở ra,qua nhiều h́nh thức đồng xuất bản đa dạng, kể cả là có phân biệt.

[Cách đây 500 năm, trên thế giới có khoảng 10 ngàn ngôn ngữ khác nhau. Hiện nay chỉ c̣n khoảng 6 ngàn ngôn ngữ. Mỗi năm  thế giới mất đi 25 ngôn ngữ. BTGH]

BOLIVIA CAM KẾT DUY TR̀ GIẢNG DẠY TÔN GIÁO TRONG TRƯỜNG HỌC.

(FIDES 01.03) Đại diện của Bộ Giáo Dục Bôlivia (Bộ trưởng và thứ trưởng)và Ủy Ban giám mục về Giáo Dục của HĐGM (Đức tổng giám mục giáo phận Cochabamba; Đức Cha Tito Solari và Chủ tịch HĐGM Bô,llivia, Đức Cha Sainz Hinojosa) đă phê chuẩn một hiệp định giữa nhà nước và Giáo Hội Công-giáo và bảo đảm việc giảng dạy tôn giáo trong hệ thống giáo dục của quốc gia. Hiệp định được quy định ở Cochabamba sau nhiều tháng tranh luận liên quan đến chương tŕnh một Luật Chung mới về Giáo Dục được giới thiệu với chính phủ, trong đó đề nghị một nền giáo dục thế tục và đa nguyên cho Bôlivia,loại trừ môn giáo lư nhằm chấm dứt “độc quyền tôn giáo” của Giáo Hội. Hiệp định cũng phê chuẩn giá trị pháp lư và hoạt động của các đại học tư thục trong khuô khổ luật pháp quốc gia. Ngoài ra hiệp định cũng quy định rằng nhà nước,thông qua Bộ Giáo Dục và Văn Hoá, tiếp tục phối hợp với Giáo Hội Công giáo trong tất cả mọi khía cạnh nhằm cải thiện các chương tŕnh giáo dục và y tế. Bộ Giáo Dục cam kết duy tŕ đối thoại thường xuyên với Giáo Hội bằng những cuộc tiếp xúc định kỳ để trao đổi những kinh nghiệm giáo dục, sao cho đa số được hưởng lợi,nhất là những người ở vùng sâu vùng xa và người nghèo.

VIỆN CỚ TRẢ ĐẤT LẠI CHO CÁC BỘ TỘC ĐỂ TỊCH THU ĐẤT GIÁO HỘI.

(AsiaNews 03.03) Một chiền dịch chống lại Giáo Hội và các Kitô-hữu ở Chhattisgarh diễn ra khi nhà cầm quyền nhắm vào các đất đai do Giáo Hội nắm giữ. Giáo phận Jaspur bị đeo đuổi. Các quan chức Bang bắt đầu các thủ tục pháp lư tiếp quản vùng đất hiện đang có một thánh đường được xây cach nay 30 năm. Giám mục địa phương gọi những hành vi nầy là sự ăn cướp hợp pháp hoá và tố cáo chính quywền đă sử dụng luật pháp để mưu lợi riêng ḿnh. Đức Cha Viktor Bindo nói: “ nhà nguyện được xây trên miếng đất được thân phụ một ling mục thuộc bộ tộc,nay đă qua đời, tặng cho Giáo Hội. Nhà nguyện không chỉ được  dùng làm nơi thờ phượng, mà c̣n như một đại sảnh cho dân chúng bộ tộc để họ có thể gặp gỡ và tổ chức các sinh hoạt xă hội”. Ngài cho rằng chính quyền Bang “đang lạm dụng luật pháp” và chỉ huy những hành vi lừa đảo chiếm đoạt.

LỜI CẢNH BÁO VỀ  CHỦ  TRƯƠNG “DUY HIỆP NHẤT”

(CWNews 02.03) Đức hồng y Giacomo Biffi cảnh báo Đức Thánh Cha Biể Đức XVI và các lănh đạo Giáo Triều La mă rằng: Những thái quá về hiệp nhất Kitô-giáo và một khuynh hướng hạ thấp vai tṛ Thánh Giá Chúa Kitô phản ảnh tinh thần Phản Kitô. Trong một bài suy niệm được giảng trong kỳ tĩnh tâm Mùa Chay dành cho các lănh đạo tuần nầy, Đức hồng y người Ư trích dẫn thị kiến của triết gia Nga Vladimir Soloviev:”Tên Phản Kitô tự giới thiệu ḿnh là một kẻ theo chủ nghĩa hoà b́nh,môi trường và hiệp nhất”. Ngài công khai chỉ trích khuynh hướng của một số tín hữu Công-giáo nhằm thúc đầy những mục tiêu thiêng liêng rất mơ hồ,hơn là nhấn mạnh tính chất trung tâm điểm của Hy Lễ Chúa Kitô.Ngài nói:” Ngày nay chúng ta đang trải qua nguy cơ có một Kitô-giáo đặt Chúa Giêsu,Thánh Giá và Sự Phục Sinh sang một bên. Ngài cũng cảnh báo chống lại ư tưởng biến niềm tin nơi Chúa Kitô trở thành “ một tập hợp nhỏ nhoi chẳng đáng kể các giá trị”. Nhắc lại h́nh ảnh về Tên Phản Kitô của Soloviev,Vị giảng pḥng nói rằng Tên Phản Kitô hạ thấp các chân lư của đức tin, nhượng bộ để thoả măn bất kỳ lợi ích nào để mong được quần chúng mến mộ. Đức hồng y nói:” Các đám đông đi theo hắn, ngoại trừ những nhóm nhỏ người Công giáo,Chính Thống và tin Lành”. Đức hồng y tấn công Tên Phản Kitô: “Ngươi đă cho chúng ta mọi thứ,ngoại trừ một điều mà chúng ta muốn: CHÚA GIÊSU KITÔ”.

CƠ HỘI THUẬN LỢI CHO CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH GIỮA ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ THƯỢNG PHỤ

(Cwnews 02.03) Một giáo sĩ cấp cao Chính Thống Nga đă nói với các phóng viên rằng cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Thương Phụ Nga Alexei II có thể diễn ra năm nay. Đức Giám mục Hilarion ở Vienne, đại diện cho Toà thương phụ Mạc-Tư-Khoa tại một cuộc họp nhằm đề ra kế hoạch cho Uỷ ban hỗn hợp Công giáo-Chính Thống về đối thoại thần học, cho biêt cuộc họp thượng đỉnh có khả năng sẽ diễn ra ở một chỗ “trung lập” hơn là ở Nga hoặc Ư. Ngài nói: ”Rất khó cho tôi để nói khi nào th́ một cuộc gặp gỡ như thế sẽ diễn ra. Tôi cho rằng sẽ sớm thôi, có thể do cả hai bên đều ước ao gặp nhau và đều mong muốn có sự cảm thôn chung về các vấn đề căn bản”. Từ nhiều năm nay,các giới chức Công giáo đă theo đuổi một “cuộc họp thượng đỉnh” giữa Thượng phụ và Giáo Hoàng. Mặc dù các kế hoạch cụ thể đă được thảo luận trong nhiều dịp, những cứ mỗi trường hợp như thế Thượng Phụ Mạc-Tư-Khoa lại đột nhiên ngưng các cuộc thảo luận, noí rằng một cuộc gặp gỡ như vậy chẳng thể diễn ra cho đến khi Vatican từ bỏ “việc cho gia nhập Đạo [Công giáo]” trong các vùng đất xưa nay vẫn thuộc Chính Thống như là Nga và Ucraina. Nhưng,theo lời Đức Cha Hilarion, viễn cảnh một cuộc gặp gỡ nay đă sáng sủa hơn nhiều.Ngài nói:” Đối thoại là tiến về phía trước.Chúng ta đang đi đúng hướng”. Ngài nói Ngài không có cách nào để biết liệu tổng thống Putin có mời Đức Giáo Hoàng công du Mạc Tư Khoa chăng, khi ông viếng thăm Rôma để gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào ngày 13.03.

THÁNH GIÁ NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI ĐƯỢC MANG TỚI KHU PHI QUÂN SỰ TRIỀU TIÊN

(CWNews 02.03) Trong một động thái tượng trưng để bảy tỏ sự ủng hộ đối với tái thống nhất bán đảo Triều Tiên, giới trẻ Công-giáo Hàn Quốc đă vác Cây Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đê1n biên giới chia cắt hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Khoảng 100 bạn trẻ vác Thánh Giá – quà tặng của Đức Gioa Phaolô II cho giới trẻ thế giới – tới khu phi quân sự, ở đó họ lần chuỗi mân Côi cầu cho đất nước được thống nhất. Thánh giá được  mang đi khắp thế giới các năm xen giữa các kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Thánh Giá đến Hàn Quốc tháng nầy sau khi đi một ṿng qua Phi Châu.

THỜI GIAN ẤN ĐỊNH CHO CUỘC VIẾNG THĂM CỦA CHỨC LĂNH TỤ  HỒI GIÁO AI CẬP?

(CWNews 03.03) Lănh tụ Hồi giáo Mohammed Sayyed Tantawi, viện trưởng Viện đại học Al Azhar ở Cairô, sẽ thăm viếng Đức giáo hoàng tại Vatican ngày 22 tháng 3,theo các nguồn tin ở Rôma. Đức hồng y Paul Poupard, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn đă gửi lời mời tới vị lănh tụ Hồi giáo trong cuộc viếng thăm của Ngài tới Cairô ngày 20 tháng 2. Các giới chức Vatican ngay lập tức loan báo rằng vị lănh tụ Hồi giáo đă nhận lời mời, nhưng sau đó Tantawi nói ông mới chỉ suy nghĩ về cuộc thăm viếng, chứ chưa nhận được lời mời chính thức từ Đức Giáo hoàng Biển Đức. Lănh tụ Tantawi luôn là đối tác đều đặn với Vatican trong đối thoại liên đức tin. Dù vậy ông chỉ trích gay gắt Đức Giáo Hoàng Biển Đức về bài diễn văm đọc ở Regensburg, cho rằng Đức Giáo Tông sẽ không được chào đón ở Al Azhar trừ khi Ngài rút lại hững tuyên bố của Ngài về Hồi giáo.

RẤT ÍT TÍN HỮU CHÍNH THỐNG NGA GIỮ CHAY NGHIÊM NHẶT TRONG MÙA CHAY.

(CWNews 03.03) Theo một cuộc khảo sát, chỉ có 2% dân nước Nga giữ chay nghiêm nhặt như Giáo Hội Chính thống Nga quy định trong Mùa Chay. Dịch vụ thăm ḍ Lewada cho thấy 79% người Nga không tuân giữ bất cứ h́nh thức chay tịnh Mùa Chay nào. 15% khác cho biết thỉnh thoảng họ ăn chay,theo các thực hành như là kiêng thịt và các thức uống có cồn. Việc ăn chay do Giáo Hội Chính Thống Nga đ̣i buộc nghiêm nhặt hơn nhiều, buộc phải kiêng thịt,trứng và sản phẩm từ sữa trong suốt Mùa Chay. Được phép ăn cá trong các ngày Chúa Nhật và ngày lễ nghỉ.

TỶ PHÚ CẢI ĐẠO ĐI THEO CON ĐƯỜNG NGHÈO KHÓ PHAN-SINH

(CWNews 03.03) Fred Nassari,một nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ gốc Iran và cải đạo theo Công giáo, đă gặp Đức hồng y Quốc Vụ Khánh Ṭa Thánh Tarcisio Bertoe ngày 01 tháng 3. Ông lớn lên ở Iran nhưng di cư sang Mỹ,tạo được một gia tài khổng lồ trong ngành thiết kế mẫu quần áo và ngành kinh doanh sản âm nhạc đặt căn cứ ở Las Vegas, trước khi xin theo đạo Công giáo. Ông đă bỏ nhiều tháng chu du khắp thế giới v́ “hoà b́nh” và bây giờ cho biết ông muốn bỏ lại toàn bộ tài sản cho người nghèo để trở thành tu sĩ Phan-sinh. Ông nói với Hồng y Quốx Vụ Khanh:” Con mang đến Vatican một chứng từ đức tin và ḷng sùng một đối với đời sống Ḍng Phan sinh. Tất cả tài sản của con đều dành hết cho người nghèo”.

GIÁO DÂN GIỮ VAI TR̉ CHỦ ĐỘNG TRONG TRUYỀN GIÁO VÀ PHỤC VỤ GIÁO HỘI CAM-BỐT

(FIDES 01.03) Giáo dân Công giáo dấn thân vào trong giáo dục giới trẻ và trong các công tác xă hội và đóng vai tṛ ngày càng quan trọng trong cộng đồng Công giáo Cam-bốt.Làm chứng cho điều ấy là cuộc gặp gỡ mới đây ở Nam Vang giữa các giáo dâ thừa sai cộng tác với “Quỹ Trẻ Em Don Bosco”, một chươg tŕnh trợ giúp cho Ḍng Salêdiêng lập ra năm 1992. Những người tham dự đến từ các trung tâm Sihanoukville,Kep, Poipe, Battambang  và cả từ thủ đô Nam Vang và đă sống mấy ngày đào tạo,tranh luận, đào sâu văn hoá và tinh thần. Mục đích chính của cuộc gặp mặt là để thăm ḍ những hành tŕnh mới và những chiến lược mới để làm cho chương tŕnh hiệu quả hơn và năng động hơn. Chủ đề trung tâm của mấy ngày họp mặt,là “Một sự trở về với tinh thần Don Bosco t́nh thương đối với thanh thiếu niên”. Hiện “Quỹ Trẻ Em Don Bosco” làm việc trong 14 tỉnh và ba thành phố ở Cam-bốt và nhờ vào sự đóng góp quảng đại của đại gia đ́nh Salêdiêng,nên đă có thể lo cho khoảng 5.000 cháu cô nhi, những thanh niên nghèo,các trẻ bụi đời hoặc bị cô lập trong các vùng nông thôn. Đay cũng là ưu tư và ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội Cam-bốt. Công tŕnh của các tu sĩ và giáo dân Công giáo trong các lănh vực giáo dục được dân chúng Cam-bốt đánh giá rất cao. Nhiều thanh thiếu niên các gia đ́nh không Công giáo theo học tại các học viện Công giáo và ngay các nhà chức trách cũng thừa nhận giá trị của giáo tŕnh trong trường Công giáo. Con số Công giáo là 30.000 trên tổng số 14 triệu dân.

UỶ BAN GIÁO PHẬN VỀ MỤC VỤ THỢ THUYỀN KÊU GỌI SỐNG MÙA CHAY NĂM GIA Đ̀NH.

(FIDES 01.03) Sống chỉ với 50 đôla Hồng Kông (khoảng 40.000 đồng) mỗi ngày từ ngày 24 tháng 3 cho đến ngày 1 tháng 4, trong 7 ngày liên tục; đó là lời mời gọi của Uỷ Ban Giáo Phận về mục vụ thợ thuyền gửi đến tất cả các tín hữu nhân dịp Mùa Chay trong khuôn khổ Năm Gia Đ́nh. Theo tờ tuần báo phiên bản tiếng Hoa Kong Ko Bao, sáng kiến của Uỷ Ban nhằm giúp hiểu biết,cảm thông và trải nghiệm những khó khăn của các gia đ́nh kém may mắn. Theo lời một thành viên của uỷ Ban:” Mùa Chay mời gọi chúng ta suy tư về cuộc khổ nạn của Chúa Kitô để  nâng đức tin của chúng ta lên. Qua lời mời gọi nầy chúng tôi muốn sống nơi chính ḿnh cuộc khổ nạn của Chúa Kitô,hiện diện trong cuộc đời của anh chị em nghèo khổ của chúng tôi. Để giúp đỡ người nghèo, tiền bạc thôi chưa đủ,mà cái quan trọng là phải hiểu biết cả những nhu cầu luân lư,tâm lư và đấu tranh để họ có được công bằng”. Con số 50 đôla Hồng Kông là theo thống kê nhà nước: đó là thu nhập b́nh quân của một người lao động chung chung,không có chuyên môn. Và các gia đ́nh Công giáo sẽ căn cứ vào đó mà sống trọn 7 ngày, ghi lại tỉ mỉ các chi tiêu,không được vượt quá 50 $HK và mỗi ngày đều ghi lại những suy tư của toàn gia đ́nh, đồng thời cam kết đi tới các khu phố nghèo và tiếp cận với những gia đ́nh thiều thốn nhất.

BỔ NHIỆM BA CỐ VẤN CỦA THÁNH BỘ PHÚC ÂM HOÁ CÁC DÂN TỘC

(FIDES 02.03) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă bổ nhiệm làm cố vấn của Thánh Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc ba vị: Đức Cha Giacomo Inciiti,thuộc hàng giáo sĩ Giáo phận Frosinone-Veroli-Ferentino, giáo sư Giáo Luật ở Giáo hoàng Chủng viện Urbanô và khoa trưởng Phân Khoa linh mục các thừa sai thánh Barrômêô; Cha Luigi Sabbarese,C.S, phó viện trưởng Giáo hoàng chủng việcn Urbanô, khoa trưởng Khoa Giáo Luật và Don Andrea d’Auria, thuộc Huynh Đoàn Linh Mục Thừa Sai Thánh Barromêô, giáo sư Giáo Luật ở Giáo Hoàng Chủng Viện Urbanô.

BỔ NHIỆM ĐỨC CHA NYCZ LÀM TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VARSOVIE.

(ZENIT 05.03) Chưa đầy hai tháng sau khi Đức Cha Stanislas Wielgus xin từ chức, Đức giáo hoàng Biển Đức XVI đă bổ nhiệm một tân Tổng giám mục Varsovie, Đức Cha Kazimierz Nycz. Đức Cha sinh năm 1950 tại Stara Wies thuộc giáo phận Bielsko-Zywiec và thụ phong linh mục năm 1973 tại giáo phận Cracovie. Tiến sĩ thần học ở đại học Lublin. 1987: phó viện trưởng đại chủng viện Cracovie. 1988: được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá giáo phận Cracovie và năm 2004 làm giám mục giáo phận Koszalin-Kolobrzeg.Năm 1999: chủ tịch uỷ ban Giáo dục Công giáo HĐGM Ba Lan và từ 2004 là thành viên hội đồng thường trực HĐGM Ba Lan.

GIA NHẬP HỘI TAM ĐIỂM LÀ HÀNH VI SAI PHẠM NẶNG NỀ

(CWNews 06.03) Những người Công giáo trở gia nhập Hội Tam Điểm th́ phạm tội nặng nề. Đó là khẳng định của một giới chức Vatican. Đức Cha Gianfranco Girotti, Chánh Ṭa Ân Xá Ṭa Thánh đă trả lời một phóng viên Đài Bá Âm Vatican rằng việc gia nhập Hội Tam Điểm không phải là khu vực bị phạt tuyệt thông,nhưng đó là một việc làm nghiêm trọng. Phản ứng trước câu chuyện Cha Rosario Esposito,một tu sĩ Phaolô người Y vừa thông báo việc ḿnh gia nhập Tam Điểm, Đức Cha Girooti nói rằng một văn kiện năm 1983 từ Thánh Bộ Tín Lư và Đức Tin vẫn c̣n hiệu lực ngày nay. Văn kiện nầy do Đức Hồng Y bấy giờ là Joseph Ratzinger kư, nói:

” Tín hữu nào ghi tên ḿnh gia nhập tam Điểm th́ ở trong một t́nh trạng tội trọng và không được rước lễ”.

TÂN SỨ THẦN TOÀ THÁNH TR̀NH UỶ NHIỆM THƯ Ở ĐÔNG TIMOR

(FIDES 04.03) Chính phủ,Giáo Hội,Xă hội sẽ chung lưng đấu cật để giải phóng Đông Timor khỏi bạo lực”. Đó là lời kêu gọi của tân sứ thần Toà Thánh ở Inđônêsia và Đông Timor, Đức Cha Leopoldo Girelli,khi Ngài tŕnh ủy nhiệm thư lên tổng thống nước Đông Timor,Xanana Gusmao. Sứ thần đă hoàn việc kinh lư quốc gia Châu Á nầy và đă kêu gọi cấp bách hoà giải quốc gia,tiền đề cho một tương lai phát triển xă hội và phúc lợi cho dân chúng. Đức Cha đă gặp các nhà lănh đạo dân sự cao nhất và các giám mục giáo phận Dili và Baucau:”tôi mang theo ḿnh phép lành của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI và lời cầu nguyện của Ngài, mong cho Timor vượt lên khủng hoảng và bạo lực càng nhanh càng tốt”. Trong cuộc gặp gỡ với các cộng đoàn Giáo Hội,Ngài đă ca ngợi vai tṛ của Giáo Hội Đông Timor và sự dấn thân của Giáo Hội vào việc xây dựng đất nước,nhất là trong lănh vực giáo dục và dịch vụ xă hội. Đông Timor đang trải qua một giai đoạn lịch sử tế nhị.

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP TỔNG GIÁM MỤC TIN LÀNH PHÁI LUTHER ANDERS WEJRYD

(ZENIT 06.03) Tổng giám mục Andres Wejryd,năm nay 69 tuổi, là trưởng hàng giáo phẩm Giáo hội Tin Lành Thụy Điển. Tháp tùng Tổng giám mục có phu nhân và một số nhân vật. Sự tách rời Giáo Hội và Quốc gia Thụy Điển chỉ xảy ra vào năm 2.000. Cuộc bầu cử ngày 20 tháng 3 năm 2006 đánh dấu sự đoạn tuyệt với quy chế cũ Giáo Hội – Nhà Nước: cho tới lúc ấy, vị đứng đầu Giáo Hội Tin Lành là do nhà vua bổ nhiệm. Giáo Hội TL. Luther quy tụ khoảng 80% trong dân số 9 triệu người Thuỵ Điển. Người Công-giáo có 158.000 (0,8%) trong khi Hồi giáo là 276.000 (4,7%).[Cho đến nay,Tin Lành phái Luther vẫn “gần gũi” Công giáo nhất. BTGH]

ĐÔI NẾT VỀ ĐỨC HỒNG Y BATTISTA RE NHÂN MỪNG KIM KHÁNH LINH MỤC

(Dẫn ZENIT 06.03) Hiện là Tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục và chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng v́ Nam Mỹ.

Sinh : 1934.  Thụ phong linh mục: 1957 (23 tuổi),thuộc  giáo phận Brescia.

Thực thi thừa tác vụ trước hết ở Panama và sau đó làm công sứ (dưới cấp đại sứ) của Giáo Hoàng ở Iran.

Được Đức Gioan-Phaolô bổ nhiệm làm giám mục năm 1987 và nhận mũ hồng y năm 2001 (cùng với Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn-Văn-Thuận.BTGH)

Ngày 03.03 là ngày mừng Kim Khánh Linh Mục của Ngài. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă gửi một bức thư bằng tiếng latinh, để chúc mừng Ngài và ca ngợi công lao đóng góp của Ngài cho Giáo Hội.

VĂN KIỆN GIÁO HOÀNG VỀ THÁNH THỂ ĐƯỢC BAN NGÀY 13 THÁNG BA.

(CWNews 07.03) Lời hiệu triệu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức về Thánh Thể sẽ được ban hành vào thứ Ba ngày 13 tháng 3. Văn kiện mới của Đức Giáo Hoàng có tựa đề Sacramentum Caritatis (Bí Tích Đức Ái) tóm tắt và kết luận những những suy nghĩ của Các Giám mục Thượng Hội Đồng trong kỳ hội nghị tháng 10 năm 2005 để thảo luận về Thánh thể. Lời hiệu triệu sẽ được giới thiệu trong một hướng dẫn do Đức hồng y Angelo Scola giáo phận Venitia, và Đức Tổng giám mục Nikola Eterovic,tổng thư kư Thượng Hội Đồng Giám Mục. Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.2005 đă thảo luận chủ đề :”Thánh Thể: Bánh Hằng Sống cho Hoà B́nh trên Thế Giới”, với sự hiện diện của 256 giám mục đến từ 118 quốc gia. Thông thường các đề xuất, suy tư của thượng HĐ được giữ kín và chỉ có Đức Giáo Hoàng sử dụng để soạn thảo lời hiệu triệu của Người,nhưng Đức giáo hoàng Biển Đức lại phê chuẩn việc công bố các kết luận của hội nghị. Trong thông báo việc công bố Sacramentum Caritatis, văn pḥng báo chí Ṭa thánh không đề cập ǵ đến văn kiện mà mọi người đang trông đợi, tức là sắc lệnh (motu proprio) về việc sử dụng rộng răi hơn phụng vụ tiền Công-đồng.

TRẺ CHƯA SINH RA LÀ MỘT CON NGƯỜI CÓ SỰ SỐNG

(CWNews 07.03) Theo tin của tờ Thời Báo Ấn Độ số ra ngày 06.03.2007,trong một mệnh lệnh chưa từng thấy, Toà Án tối cao ở Mumbai Tây Ấn đă quy định rằng ”trẻ chưa sinh ra là một con người có sự sống”. Gạt bỏ quyết định của một công ty bảo hiểm không chịu  bồi thường cho một phụ nữ mang thai 7 tháng cùng với người chồng trong một tai nạn giao thông, Toà Án Bang Maharashtra phán quyết rằng gia đ́nh các nạn nhân phải nhận được tiền bồi thường cả cho em bé chưa được sinh ra nữa. Từ ngữ “phôi thai người”hàm ư rằng sinh vật sống động và tăng trưởng. V́ thế,một đứa trẻ đang ở trong bụng mẹ chưa sinh ra cũng có sự sống và được hưởng quyền làm người.

BA NỮ TU NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN D̉NG TIỂU MUỘI KHẤN TRỌNG Ở ĐÀI-LOAN

(FIDES 07.03) Ba nữ tu người Việt Nam đầu tiên thuộc Ḍng Tiểu Muội Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu,do  Cha Vincent Lebbe (sinh 19.08.1877 và qua đời: 24.06.1940)sáng lập, đă khấn trọng trong giáo phận Hsin Chu ở Đài Loan. Đức Cha Jean Baptiste Lee, giám mục giáo phận, đă chủ tŕ nghi thức long trọng.Cùng đồng tế có Đức Cha Li Xia Tang,giáo mục hưu, Đức Cha Liu Dan Gui và Đức Cha Hong Shan Chun. Hiện diện trong lễ khấn có cả cha mẹ của các nữ tu vừa đến từ Việt-Nam. Đó là  các Soeurs Nguyễn-Thị Uyên-Thanh,sinh ở Cần Thơ ngày 29.08.1975;Soeur Vũ Hồng Thị Thiên kim,sinh ngày 20.08.1971 tại Tp Hồ Chí Minh và Soeur Đỗ-Hoàng Anh-Linh,sinh ngày 22.01.1974.

 

◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘◘

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

Đề 3

THÁNH PHAOLÔ,

                          NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI DANH CỦA GIÁO HỘI KITÔ TIÊN KHỞI

 

LM Linh-Tiền-Khải

Kho tàng tư tưởng thần học sâu sắc trong các thư của thánh Phaolô có thể khiến cho nhiều người tưởng lầm thánh nhân là một nhà trí thức chuyên nghiệp hay một tư tưởng gia cổ điển. Thực ra không phải như vậy. Trước tiên Phaolô đă là một người hoạt động. Dĩ nhiên, thánh nhân đă viết nhiều và soạn thảo ra cả một thiên chú giải sâu sắc về ḷng tin Kitô. Nhưng sinh hoạt thư tín của ngài đi liền với cuộc đời truyền bá Tin Mừng cho các cộng đoàn tại Tiểu Á và châu Âu, bôn ba nay đây mai đó. Nói cách khác Phaolô là một nhà truyền giáo đă dùng thư từ của ḿnh như phương tiện thông truyền, phổ biến và củng cố ḷng tin. Ngoài ra cũng nên ghi nhận sự kiện thánh nhân không phải là nhà truyền giáo duy nhất của Giáo Hội thời khai sinh. V́ c̣n có nhiều vị khác nữa như Phêrô và Barnabê. Tuy nhiên, chúng ta có thể coi Phaolô như là tông đồ đă sáng suốt bảo vệ lập trường rộng mở Giáo Hội cho thế giới ngoài Do thái giáo.

          Có thể chia sinh hoạt truyền giáo của Phaolô thành ba giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất khá tối tăm, bắt đầu từ lúc hoán cải cho tới lúc gia nhập cộng đoàn Antiokia bên Siri. Giai đoạn thứ hai bao gồm các hoạt động rao giảng Tin Mừng tại Antiokia, cứ điểm truyền giáo đầu tiên, nơi Phaolô đă trở thành nhân vật nổi bật, và sau đó được cộng đoàn đề cử đem Tin Mừng tới cho các anh chị em ngoài Do thái giáo. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn truyền giáo độc lập. Phaolô bôn ba ngang dọc giảng đạo trong vùng Tiểu Á và bên Hy lạp, thành lập nhiều cộng đoàn Kitô đia phương. Đặc biệt trong giai đoạn này Phaolô trở thành một nhân vật rất có uy tín trong các giáo đoàn nói tiếng Hy lạp, và hoàn toàn độc lập đối với truyền thống văn hóa và tôn giáo Do Thái.

          Chúng ta có ít tin tức liên quan tới giai đoạn truyền giáo thứ nhất. Chương 9 sách Tông Đồ Công Vụ cho biết sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh trên đường tới Damasco, Phaolô bị mù mắt và được các người đồng hành dẫn vào thành. Chúa Kitô sai Anania một Kitô hữu của cộng đoàn Kitô Damasco tới gặp Phaolô để đặt tay cho ông sáng mắt. Phaolô được tràn đầy Chúa Thánh Thần và lănh nhận phép Rửa tội, rồi lưu lại với các kitô hữu Damasco vài ngày. Sau đó Phaolô bắt đầu công khai rao giảng Chúa Kitô phục sinh trong các hội đường do thái tại Damasco và vùng đông nam Damasco (Gal 1,17). Phaolô trưng dẫn các lư chứng vững vàng cho thấy Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, khiến cho người Do thái tức giận lập mưu hạ sát ông. Họ cho người canh giữ cửa thành nghiêm ngặt. Nhưng đang đêm các Kitô hữu có nhà xây trên tường thành giúp Phaolô trốn thoát, bằng cách bỏ Phaolô vào thúng và tḥng xuống bên ngoài tường thành. Sau này thánh nhân cũng nhắc lại các chống đối gặp phải và lần chết hụt thứ nhất này trong chương 11,32-33 thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô.

          Từ Damasco Phaolô về Giêrusalem và lưu lại đây một thời gian ngắn để làm quen với Kêpha, tức Phêrô, rồi sau đó sang Siri và Cilicia, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, như thánh nhân viết trong thư gửi tín hữu Galát chương 1,21. Vài nét chấm phá ấy tóm gọn các sinh hoạt của 15 năm trời kể từ biến cố ngă ngựa trên đường đi Damasco. Sách Tông đồ Công Vụ cũng không thêm chi tiết nào mới mẻ. Tuy nhiên, cả hai tài liệu đều cho biết Phaolô đă gặp khó khăn trong cố gắng làm quen và sát nhập vào cộng đoàn. Kitô hữu Giêrusalem chẳng những không quen biết Phaolô mà c̣n tỏ ra nghi ngờ đối với ông (Gl 1,22; Cv 9,26-30). Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng Phaolô đă không gặt hái nhiều thành công trong thời gian hoạt động này.

           Giai đoạn truyền giáo thứ hai có nhiều tin tức hơn. Chương 11 sách Công Vụ cho biết Barnabê, là nhân vật nổi bật của Kitô giáo thời khai sinh, đă giới thiệu Phaolô với giáo đoàn Antiokia bên Siri (Cv 11,25). Antiokia là thủ phủ của vùng này và là thành phố lớn vào hàng thứ ba của đế quốc Roma thời đó; nghĩa là chỉ sau Roma và Alexandria bên Ai Cập. Trong lịch sử Giáo Hội và lịch sử truyền giáo, Antiokia có đia vị quan trọng và ư nghĩa, v́ là cứ điểm truyền giáo rộng lớn đầu tiên, nơi các môn đệ chọn làm bản doanh cho công tác rao truyền Tin Mừng cho dân ngoại (Cv 11,19 tt.) và cũng là nơi lần đầu tiên các môn đệ Chúa Giêsu được gọi là kitô hữu (Cv 11,26). Giáo đoàn Antiokia là giáo đoàn hỗn hợp gồm các kitô hữu gốc do thái và không do thái. Phaolô đă hoạt động tại đây trong ṿng một năm (Cv 11,26), và được giáo đoàn sai phái cùng với Barnabê đi truyền giáo tại đảo Chypre và các vùng đông nam của Tiểu Á, như tŕnh thuật trong hai chương 13-14 sách Công Vụ. Qua chương 2 thư gửi tín hữu Galát chúng ta biết được rằng Phaolô cộng tác với Barnabê, là thành phần của cộng đoàn Kitô Antiokia và gặt hái thành qủa tốt trong công tác rao truyền Tin Mừng cho các anh chị em ngoài Do thái giáo.

          Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, nảy sinh ra một vấn nạn trầm trọng liên qaun tới việc gia nhập đạo của các người ngoài Do thái giáo. Để trở thành Kitô hữu họ phải theo các điều kiện nào: chấp nhận tin vào Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài là đủ, hay phải tuân giữ luật cắt b́ của Do thái giáo nữa? Phaolô không phải là người đầu tiên khai mào công tác truyền giáo trong thế giới không do thái. Trước ông đă có một nhóm các kitô hữu gốc do thái nói tiếng Hy lạp rao giảng Tin Mừng và thành lập cộng đoàn Antiokia. Nhưng khi từ một thói quen mục vụ truyền giáo bước sang việc thảo luận trên b́nh diện thần học, tức liên quan tới nguyên tắc do nhóm bảo thủ gồm các kitô hữu gốc do thái, đặt ra, Phaolô đă tỏ ra là người có hành động sáng suốt và trung thực nhất theo tinh thần Tin Mừng giải phóng của Chúa Kitô. Phaolô bênh vực sự tự do của các anh chị em ngoài do thái đối với luật lệ của Do thái giáo, mà các Kitô hữu gốc do thái vẫn tuân giữ. Cuộc tranh luận đă sôi nổi tới độ giới lănh đạo Giáo Hội đă phải triệu tập hội nghị tại Giêrusalem để thảo luận và nghiên cứu vấn đề, như tŕnh thuật trong chương 15 sách Công Vụ, và trong chương 2 thư gửi tín hữu Galát. Hội nghị Giêrusalem đă là Công Đồng Chung đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo. Barnabê và Phaolô cùng với hai nhân vật khác của giáo đoàn Antiokia đại diện cho phe cởi mở của cộng đoàn này tham dự Công Đồng. Sau khi nghe Barnabê và Phaolô tŕnh bày và thảo luận phải trái trong Công Đồng, giới lănh đạo Giáo Hội Kitô tiên khởi đă chấp nhận nguyên tắc tự do của các Kitô hữu ngoài do thái giáo. Hàng lănh đạo cộng đoàn kitô Giêrusalem thỏa thuận với phái đoàn đại diện giáo đoàn Antiokia, và phân chia công tác truyền giáo. Trong chương 2,9 thư gửi tín hữu Galát, thánh Phaolô viết: ”...sau khi thừa nhận đặc sủng mà Thiên Chúa đă trao phó cho tôi, Giacôbê, Kêpha và Gioan đă giơ tay phải bắt tay tôi tỏ t́nh liên đới để chúng tôi đi truyền giáo cho dân ngoại, c̣n họ đi truyền giáo cho các anh chị em được cắt b́”, tức tín hữu Do thái. Trong thư thánh Phaolô nêu bật rằng Công Đồng đă không áp đặt trên thánh nhân một điều lệ hạn chế nào. Trong khi tŕnh thuật sách Công Vụ lại gắn liền với Công Đồng Giêrusalem việc ban bố một sắc lệnh liên quan tới việc hạn chế sự tự do của tín hữu không phải gốc do thái, như kiêng thịt đă cúng tế cho các thần linh, kiêng máu, kiêng thịt của các súc vật bị chết ngạt và xa lánh tà dâm (Cv 15,29).

          Tuy nhiên, sắc lệnh hay bức thư do một phái đoàn được giới lănh đạo Giáo Hội Giêrusalem cử đem sang cho tín hữu Antiokia nói trên, là một dữ kiện gây tranh luận trong giới học giả Kinh Thánh. Sắc lệnh đă là một giàn xếp đạt được trong Công Đồng Chung Giêrusalem giữa hai phe tự do và bảo thủ, hay là một tài liệu có nguồn gốc khác, không liên quan ǵ tới quyết định của Công Đồng? Nếu là quyết nghị của Công Đồng, tại sao thánh Phaolô đă lại không bao giờ nói tới trong các thư khi tŕnh thuật biến cố quan trọng này của Giáo Hội Kitô tiên khởi? Thánh nhân đă không biết tới tài liệu này, hay đă phản đối không chấp nhận nó? Rất tiếc là chúng ta không có các dữ kiện giúp đưa ra câu trả lời chắc chắn cho khúc mắc này. Dẫu thế nào đi nữa, Công Đồng Chung triệu tập tại Giêrusalem giữa các năm 48-49 đă đánh dấu một khúc rẽ quan trọng trong lịch sử Kitô giáo. Một đàng, nó phản ánh vấn đề mục vụ truyền giáo liên quan tới việc hội nhập văn hóa, mà Giáo hội phải can đảm thảo luận và giải quyết; đàng khác, nó đánh dấu biến cố Kitô giáo hoàn toàn được giải thoát khỏi t́nh trạng bị ràng buộc và điều kiện hóa bởi gia tài văn hóa và tôn giáo do thái. Nhưng câu chuyện đă không kết thúc một cách đơn sơ như vậy. Thật thế, phe bảo thủ qúa khích trong Giáo Hội Kitô tiên khởi đă không chấp nhận quyết nghị của Công đồng. Ngoài ra, c̣n có một vài khía cạnh vẫn chưa được giải quyết như: làm thế nào để duy tŕ sự sống chung ḥa b́nh giữa các Kitô hữu gốc Do Thái và các kitô hữu không phải gốc Do Thái trong cùng một cộng đoàn, như cộng đoàn Antiokia?. Và qủa vậy, chẳng bao lâu sau lại xảy ra tranh luận và căng thẳng trong cộng đoàn Antiokia. Lần này Phaolô công khai xung đột với Phêrô, như thánh nhân kể lại trong chương 2 thư gửi tín hữu Galát. Trong lần tới thăm cộng đoàn Antiokia cùng với một vài Kitô hữu bảo thủ Giêrusalem do Giacôbê phái đi, Phêrô đă sống phản chứng. Ban đầu ông lui tới thăm viếng và ăn uống rất tự nhiên với các Kitô hữu không phải gốc Do thái trong cộng đoàn. Nhưng sau bị nhóm bảo thủ Giêrusalem nói trên gây áp lưc, Phêrô tránh không gặp và ăn uống với các Kitô hữu không Do Thái nữa. Barnabê và các Kitô hữu gốc do thái khác cũng lây thái độ phản chứng này của Phêrô. Và Phaolô đă không ngần ngại công khai nặng lời quở trách Phêrô giữa toàn cộng đoàn. Phaolô tố cáo Phêrô là đă phản lại quyết nghị của Công Đồng và đặt lại vấn đề nguyên tắc tự do của các anh chị em không do thái theo Kitô giáo. Thư gửi tín hữu Galát không cho chúng ta biết câu chuyện đă kết thúc ra sao. Nhưng khi so sánh với giọng kể chiến thắng của tŕnh thuật Công Đồng Giêrusalem, chúng ta có thể đoán được rằng lần này tại Antiokia,Phaolô đă không thắng thế trong cuộc tranh luận. Có điều chắc hắn là sau vụ xung đột công khai ấy, Phaolô tách rời, không đi truyền giáo với Barnabê nữa, mà hoạt động một cách độc lập với giáo đoàn Antiokia. Phaolô trở thành tông đồ của Chúa Kitô và không phải tường tŕnh với ai về công tác truyền giáo của ḿnh, như thánh nhân viết trong chương 4,4 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô.

 

TRONG SỐ 15.C : T̀M HIỂU KINH THÁNH

ĐỀ 4 : CHIẾN LƯỢC TRUYỀN GIÁO CỦA THÁNH PHAOLÔ

 

 

         Núi Sinai,nơi Mosê nhận được Mười Điều Răn Thiên Chúa ban cho Dân Israel và Núi Gogotha, nơi Chúa Giêsu chịu chết trên thập tự giá để đóng dấu vào Lề Luật mà Người để lại cho Giáo Hội – và giao cho Giáo Hội sứ mệnh rao giảng và đem nó đến với hết mọi người – là HAI NGỌN NÚI ghi lại biểu lộ của Thiên Chúa đối với nhân loại: T̀NH YÊU. Và ở cả hai nơi – hai ngọn núi – T́nh Yêu ấy trở thành LUẬT, có nghĩa là buộc mọi người phải tuân giữ, nếu không muốn mang tội với Đấng đă ban hành luật – Thiên Chúa – và với anh em - đối tượng thứ hai, nhưng liên kết chặt chẽ với “đối tượng thứ nhất đến nỗi trở thành điều kiện sine qua non”.Và chính trên Núi Golgotha,ta hiểu được Lời Chúa Giêsu phán: ”Thầy ban cho anh em một điều răn mới”, “MỚI” v́ Luật được ban trên Núi Sinai nay được hoàn thiện và đóng dấu bằng Máu Thánh Chúa Kitô. Trong ư tưởng đó,xin giới thiệu bài viết của Alden Thompson:

 

MỘT LỀ LUẬT

HAI NGỌN NÚI

 

   Đối với Kitô-hữu,Golgotha là một viên kim cương nhiều mặt.Nh́n từ một khía cạnh,th́ đó là sự phán xét tối hậu của Thiên Chúa trên tội lỗi; nh́n từ một khía cạnh khác,đó là lời Chúa loan báo sự giải thoát cho các tội nhân trong đó chính Chúa trả thay cho tội chúng ta và tuyên bố chiến thắng trong trận giao tranh chống lại sự dữ.

   Nhưng ngọn núi đơn độc ấy có một khía cạnh khác,một viễn cảnh cho phép chúng ta thấy nó trong tương quan độc nhất với Sinai. Khung cảnh là cuộc tranh luận lớn giữa Đức Kitô và Satan,và trọng tâm của chú ư là Luật của Thiên Chúa,Luật Yêu Thương. Chính trong bối cảnh ấy mà chúng ta nghe được những lời của Ellen White:”Ở cây thập giá Can-vê, t́nh yêu và ḷng ích kỷ đối diện với nhau. Đó là biểu hiện hoàn hảo của chúng”. (The desires of Ages,trg 57). Mục đích của satan là tiêu diệt Luật và Đức Kitô là hiện thân của Luật ấy. Nhưng ư định của Thiên Chúa là thiết lập Luật măi măi,để làm trọn nó  - nghĩa là làm cho nó đầy ư nghĩa mà Luật T́nh Yêu sẽ được bảo vệ đến muôn đời.

    Việc hoàn thiện luật T́nh Yêu là điều mà chúng ta thấy trong hiến tế của Đức Kitô  v́ chúng ta. Món quà  Ngài tặng là biểu hiện tối cao của nguyên lư T́nh yêu tự hiến. Không phải chỉ có thánh ư Chúa Cha muốn ban Con của người (Ga 3: 16),mà chính Người Con đă tự ư bỏ vinh quang trên trời của Ngài để sống trên trái đất và chết đi để cho nhân loại được sống (Pl 2: 5 – 8). Không thể có t́nh yêu nào lớn lao hơn và đó là điều chúng ta thấy ở Golgotha.

   Khi chúng ta chỉ suy nghĩ về Luật Thiên Chúa trong h́nh thức mệnh lệnh,h́nh thức mà qua đó Thiên Chúa đă ban Luật ở Sinai,th́ khi ấy sự hiểu biết của chúng ta về cả Sinai lẫn Golgotha có lẽ bị bóp méo. Người nào đó thậm chí có thể đi xa tới mức nghĩ về Golgotha như là phản đề triệt để của Sinai, như là kết thúc của Luật. Để chắc ăn,Golgotha báo hiệu kết thúc Luật như căn bản của ơn cứu rỗi (Rm 10: 4),và kết thúc của Luật như bậc thầy kết án,nhưng đó chỉ đơn thuần là những bóp méo Luật  từ con người trong bất cứ sự kiện nào. Không,Golgotha không bao giờ là sự kết thúc của Luật,mà là sự hoàn thiện.

    Những tương phản gay gắt hiện hữu giữa Sinai và Golgotha,nhưng hiểu biết luật như là nguyên lư của t́nh yêu tự hiến cho phép chúng ta nh́n thấy ngọn núi thứ hai như là sự nối tiếp của ngọn núi thứ nhất,sự nhập thể hiện tại của điều mà Thiên Chúa đă nói ở Snai. Một cái nh́n như thế sẽ cho phép chúng ta nói về một Luật duy nhất ở cả hai ngọn núi và duy tŕ tính liên-tục của hoạt động cứu độ của Thiên Chúa trong khi nhận thức rơ ràng sự tương phản giữa sợ hăi và t́nh yêu,mệnh lệnh và mời gọi.

   Nhưng làm sao mà Golgotha lại có thể được mô tả như là Luật của Thiên Chúa dưới h́nh thức lời mời gọi? Việc Sinai tŕnh bày Luật dưới h́nh thức mệnh lệnh th́ đă đủ rơ rồi. Nhưng làm sao Golgotha lại là một lời mời gọi?

    Lời mời gọi không nói ra lời và như vậy căn bản của lời kêu gọi khác triệt để với lời kêu gọi của Sinai. Ở Sinai,sự hiện diện của Thiên Chúa là hữu h́nh và có thể nghe thấy.Nhưng ở Golgotha người quan sát bất chợt sẽ khó ḷng mà nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa,càng khó nhận ra cảnh tượng hấp hối nầy là lời mời gọi tối hậu với nhân loại. Nhưng đó đă và đang là một lời mời gọi,trước hết để đón nhận chiến thắng của t́nh yêu trên sự ích kỷ,và sau đó là bước theo chân của Đức Giêsu Nazareth ấy và sống Luật yêu thương. Lời mời gọi không nghe được  bằng thính giác, nhưng cảm nhận được bằng con tim. V́ thế,sức mạnh của nó có một cách phát triển và sâu rộng cho tới khi nó ôm chặt được kẻ đón nhận đến nỗi người nầy sẵn sàng chết để cho luật t́nh yêu được sống.

   Do bản tính tối cao của mặc khải Golgotha,có một nhận thức sai lạc rằng mặc khải Sinai đă lỗi thời,v́ hai ngọn núi tượng trưng cho hai cách khác nhau triệt để vươn tới dân chúng với tin vui về T́nh yêu của Thiên Chúa.Và mặc dù mặc khải của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô là mặc khải cao cả nhất,th́ bổn phận đến với dân chúng không bao giờ kết thúc. Tội lỗi quả mạnh mẽ hơn bao giờ hết và những yếu tố đă làm cho Sinai nên cần thiết,th́ hằng ở với chúng ta. Ngay cả sau khi chúng ta đă nếm cảm được niềm vui rực rỡ của lời mời gọi Golgotha,th́ tội lỗi vẫn có thể kéo lê ta ra xa.Do vậy có thể một nét của Sinai là cách duy nhất để đem chúng ta đến giác quan của chúng ta và đến đời sống.

LỜI MỜI GỌI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG HƠN

    Tính chất phức tạp của thân phận con người tội lỗi nơi chúng ta có nghĩa là chúng ta phải hết sức cảnh giác về những mối hiểm nguy mà chúng ta có thể áp dụng sai nguyên lư Sinai – đến- Golgotha. Khi chúng ta với tư cách cá thể nấp dưới quyền của một ai khác,th́ chúng ta tỏ cho thấy một sự thích thú mạnh mẽ đối với lời mời gọi hơn là mệnh lệnh. Trong dịp tôi hỏi các thành viên nhà thờ để họ chỉ ra những điều họ thích và không thích từ danh sách sau đây bao phủ h́nh ảnh Sinai – Golgotha : việc cấm đoán,mệnh lệnh.sự cho phép,nhắn nhủ và mời gọi. Mời Gọi đă là kẻ chiến thắng rơ rệt  mọi lúc. Điều ít được ưa chuộng nhất là sự cấm đoán và tiếp ngay sau nó là mệnh lệnh.

   Một cách thú vị,10 Điều Răn  - lần ban ở Sinai của Luật Thiên Chúa  - đến với chúng ta như là những điều cấm đoán và mệnh lệnh,hai h́nh thức ít được ưa chộng nhất của h́nh ảnh Sinai – Golgotha. Cho dù bây giờ một Kitô-hữu tận tụy có thể h́nh dung mỗi mệnh lệnh như là một lời mời gọi,th́ những trạng huống con người của chúng ta sẽ c̣n làm cho nó trở nên  khó khăn đối với chúng ta để có thể đánh giá cao các mệnh lệnh, bởi v́ các người thế thực hiện quyền bính có khuynh hướng lạm dụng các mệnh lệnh và những cấm đoán và cả dùng sai chúng cho các mục đích ích kỷ của họ. V́ vậy chúng ta có huynh hướng trong tiềm thức nh́n mọi mệnh lệnh như chuyên quyền độc đoán và không được hoan nghênh. Chúng ta cưỡng lại,tar1nh né hoặc lờ chúng đi. Bao nhiêu người trong chúng ta đă mù tịt về những dấu hiệu “không được đậu xe” và hạn chế tốc độ đơn thuần chỉ v́ chúng ta đă khá chắc chắn là ḿnh sẽ không bị bắt quả tang? Chúng ta dễ dàng quên rằng chúng ta đang bất chấp những quyền của người khác và c̣n gây nguy hiểm cho chính cuộc đời. Nhưng nếu chúng ta đứng bên cạnh thi thể của một em bé vô tội,bị một chiếc xe chạy ẩu giết chết,th́ chúng ta ư thức rằng các mệnh lệnh có ở đó để cứu cuộc đời.

    Các mệnh lệnh rơ ràng là cần thiết,nhưng cũng nguy hiểm,v́ chúng ta có khuynh huớng nh́n chúng như độc đoán và do vậy mà có thể bị phá hủy.

    Về mặt mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa,một mối nguy và nó trầm trọng hơn ẩn nấp trong khi tiếp cận Sinai,cụ thể là cảm giác rằng sự thừa nhận là kết quả của sự vâng phục. Đôi lúc các trẻ em thấy điều đó khó khăn để tin rằng cha mẹ chúng trừng phạt chúng không c̣n t́nh thương. Trên thực tế,trong lúc xă ra hành vi trừng phạt,thường có một cuộc đấu tranh cho các trẻ em để tin rằng cha mẹ vẫn yêu thương chúng. V́ vậy khuynh hướng đáng tiếc trong các hoàn cảnh con người để nghĩ về t́nh yêu thương như kết quả của vâng phục:”Cha mẹ tôi yêu thương tôi khi tôi ngoan ngoăn,nhưng không yêu tôi khi tôi hư đốn”.

   Khi chúng ta chuyển lối suy nghĩ nầy sang quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa,th́ chúng ta tưởng tượng một cách bi thảm,rằng Thiên Chúa chỉ yêu chúng ta khi chúng ta vâng phục. Cuộc sống Kitô-hữu v́ thế trở thành một cuộc đấu tranh vô vọng để chiến thắng sự thừa nhận và để giành được t́nh yêu thương của Thiên Chúa. Rất ít Kitô-hữu ngày nay c̣n diễn tả thần học của họ theo cách nầy,nhưng bước tiếp cận Sinai,nếu nó không dẫn tới Golgotha,thí chắc chắn sẽ mang lại thứ kinh nghiệm nặng triũ nầy trong đó tội nhân đấu tranh để có được ơn cứu rỗi qua sự vâng phục.

   Bây giờ,nếu chúng ta hồi tưởng lại những mặc khải của cả Sinai lẫn Golgotha,th́ chúng ta sẽ khám phá ra rằng Thiên Chúa đă chỉ cho chúng ta thầy một h́nh ảnh hoàn toàn khác. Chẳng những không phải là một Thiên Chúa đ̣i hỏi vâng phục như là căn bản cho hoạt động cứu rỗi của Người,Thiên Chúa c̣n mặc khải chính Người như là một Thiên Chúa yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta không xứng đáng. Khi Thiên Chúa giải thoát Israel ra khỏi Ai Cập,chắc chắn không phải v́  Israel vâng phục. Đối với Israel,sự giải thoát ở Biển Đỏ đến trước Sinai,do vậy làm sáng tỏ một nguyên lư quan trọng: ân sủng ĐẾN TRƯỚC luật, hoặc nói cách khác,Thiên Chúa cứu thoát trước khi Người ban lệnh truyền.

   Trong Tân Ước,nguyên lư “ÂN SỦNG TRƯỚC LỀ LUẬT” nầy được Thánh Phaolô miêu tả sinh động : Trong khi chúng ta c̣n là “tội nhân” và “thù nghịch”,Đức Kitô đă chết cho chúng ta (Rm 5: 8 –10) . Khi chúng ta nếm trải ân sủng như vậy,th́ sự vâng phục tuôn chảy từ bên trong như sự đáp trả t́nh yêu đối với ḷng từ bi của Thiên Chúa.

   Theo truyền thống chúng ta có khuynh hướng nh́n luật lệ như là có trước ân sủng.  Có nghĩa là chúng ta đă quen nh́n luật lệ đi vào kinh nghiệm của chúng ta trước hết với mục đích kết án. An sủng sau đó mới đi theo để đem ơn giải thoát cho chúng ta khỏi án phạt. Nhưng chỉ nh́n ân sủng đơn thuần như sự giải thoát khỏi án phạt , th́ chỉ là phần của câu chuyện. Khi chúng ta thưà nhận rằng ḷng từ bi của Thiên Chúa đi trước mệnh lệnh Người ban truyền,th́ khi ấy chúng ta thoáng thấy t́nh yêu của Thiên Chúa bất cứ khi nào Người nói  - ngay cả khi Người ban lệnh truyền. Đôi khi chúng ta có thể khó chịu,ngay cả sợ hăi,do lệnh truyền của Thiên Chúa,chúng ta vẫn nhận ra t́nh yêu của Người.

   Hiểu được nguyên lư “ân sủng đi trước luật lệ”như là căn bản của cách đối xử của Thiên Chúa với chúng ta,cũng sẽ cung cấp cho chúng ta gương để chúng ta làm thế nào liên hệ với người khác: chúng ta được kêu gọi để yêu thương không phải chỉ kẻ lành,mà cả những người xấu. Chúng ta yêu mến họ như là những con cái của Thiên Chúa sao cho  họ sẽ ước ao sống như là những con cái của Thiên Chúa. Bổn phận của chúng ta không phải là lên án,mà là dâng quà tặng sự sống.

   Bởi v́ chúng ta nhắm áp dụng nguyên lư Sinai – Golgotha trong gia đ́nh chúng ta và trong gia đ́nh giáo hội,chúng ta cũng cần phải có ư thức về những nguy hiểm khi chỉ làm nỗi bật một phần của h́nh ảnh,tức là hoặc chỉ làm nổi bật lời mời gôi hoặc chỉ làm nổi bật các mệnh lệnh. Một mặt nếu chúng ta chọn sử dụng lời mời gọi mà thôi v́ chúng vùa ư dễ chịu hơn,thường kết quả sẽ là điều mà Ellen White mô tả như là một  ”sự tử tế độc ác” (Testimonies,tập 3,trg 141). Trong sự yếu đuối của ḿnh,thỉnh thoảng chúng ta cần một bàn tay cứng rắn; lỏng lẽo khi đáng ra chúng ta cần vững chải,có thể tai hoạ. Mặt khác,khi chúng ta lấy Sinai thay v́ Golgotha làm cốt  lơi cho mối liên-hệ của Thiên Chúa với con người, th́ chúng ta sẽ có khuynh hướng sử dụng các mệnh lệnh ngay cả khi một lời mời gọi sẽ hiệu quả hơn. Như vậy chúng ta có nguy cơ miêu tả chính chúng ta và Thiên Chúa của chúng ta như là độc đoán. Điều đó cũng có thể dẫn tới những kết quả bi thảm. Như Ellen White đă một lần nhận xét,”những lời nói và hành động độc đoán khêu gợi những đam mê xấu nhất trong tim con người”(sách đă dẫn,tập 6,trg 134).

MỐI QUAN HỆ PHÁT XUẤT TỪ T̀NH YÊU

   Khi Thiên Chúa nhắm dẫn dân Người từ Sinai tới Golgotha,Người đă nhắm tới việc dẫn họ đến sự sống và tới một mối quan hệ với Người phát xuất từ t́nh yêu. Người se MỜI GỌI,nhưng Người cũng sẽ TRUYỀN LỆNH. Và khi khiển trách,Người sẽ làm như vậy mà giọng nói tràn nước mắt, v́ Người yêu thương con cái của Người ngay cả khi họ bất tuân.

   Khi Thiên Chúa nói ở Sinai,sấm sét đầm đ́a nước mắt trong giọng nói của Người;nhưng trong sự thinh lặng đáng kinh hoàng trên Golgotha, người quan sát tôn kính không thể mất nước mắt.Chính v́ thế mà Tân Ước thường nghe có vẻ khác với Cựu Ước. Sự khác biệt ấy trong sự nhấn mạnh không đơn thuần là một sự khác biệt hiện hữu giữa Cựu và Tân Ước. Mỗi tác giả trong Kinh Thánh cho một  giọng khác nhau,tùy thuộc vào nhu cầu của thời ấy và sự tiến triển của cuộc hành hương riêng người ấy dọc theo lộ tŕnh Sinai – Golgotha. Ellen White ghi nhận rằng các tác giả Kinh Thánh “khác nhau một cách sâu xa” trong “khả năng trí tuệ và tinh thần”,một sự  đa dạng được phản ảnh trong các sách họ viết.

   Nguyên lư đa dạng và nguyên lư tăng triển dọc theo lộ tŕnh Sinai – Golgotha là hai nguyên lư chủ yếu không chỉ cho sự hiểu biết Kinh Thánh của chúng ta,mà c̣n để hiểu di sản quang lâm cũng như kinh nghiệm của Ellen White.Như phần c̣n lại của chuỗi nầy sẽ chứng minh, sự tăng trưởng từ Sinai đến Golgotha,từ MỆNH LỆNH đến LỜI MỜI GỌI, từ sợ hăi đến t́nh yêu,là một mô h́nh Kinh Thánh (phần 3) cũng được phản ánh trong kinh nghiệm và thần học của Ellem White.

   Nhưng không quan tâm đến việc một kẻ tin hoặc một tiên tri đứng ở vị trí nào trên lộ tŕnh tới Golgotha,Thiên Chúa không khi nào thoả hiệp các đ̣i hỏi đạo đức của người.Luật lệ của Thiên Chúa, luật của t́nh yêu tự hiến, vẫn bất biến. Nó hiện ra trong sự đa dạng về h́nh thức,nhưng mục đích của nó luôn là kinh nghiệm vốn t́m được niềm vui cao nhất trong sự tuân phục Chúa Vũ Trụ.

                                                                                                (BTGH chuyển ngữ)                                          

 

CHIA SẺ

 

THẾ GIỚI LÀ PHẲNG

 

Trong mục “Hội Nhập”, phát vào Chúa nhật 12.11.2006, kênh VTV1 Đài truyền h́nh Việt-Nam lấy tiêu đề “thế giới phẳng”- ,theo đề tựa và nội dung của một cuốn sách do tác giả Thomas Friedman viết - để đào sâu việc hội nhập của Việt-Nam khi đă gia nhập WTO.

Sau khi giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Cha Giuseppe Lorizio,về “THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CÓ THỂ THÂM NHẬP VÀO THẤN HỌC”, BTGH muốn cùng luận-bàn về một cuốn sách được xếp  vào hàng “best-seller” của Thomas L. Friedman, về đề tài mà Ông rất ưa chuộng,là T̉AN CẦU HOÁ. Trong cuốn sách nầy, Thomas Friedman đă cho thấy cái nh́n của Ông về toàn-cầu-hóa và những kết quả nó mang lại, nhưng lại tránh né những hậu quả và hệ lụy của toàn-cầu-hóa. V́ chỉ muốn đề cập đến khía cạnh đă nêu lên: thuyết tương đối có thể thâm nhập vào Thần Học, cho nên xin mạn phép luận bàn về ảnh hưởng mà toàn cầu hoá mang lại cho các  nền văn hóa nói chung , cách riêng các tôn giáo và sâu xa hơn nữa là Thần học,cuối cùng là ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến đức tin Công-giáo: các Mầu Nhiệm, các Tín Điều, Giáo Huấn Giáo Hội.

 

    Cách đây mấy năm, người ta đă háo hức đón mua cuốn “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu”của ông, th́ đầu năm 2005 –chính xác là tháng 4 năm 2005, Thomas L. Friedman cho phát hành cuốn “THẾ GIỚI LÀ PHẲNG” (The World is flat), trong đó ông nhấn mạnh cơ hội phát triển đồng đều cho mọi quốc gia, mọi công ty và mọi cá nhân trong thế giới toàn cầu hoá ngày nay. “Phẳng” với ư nghĩa quá tŕnh toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá tŕnh toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xă hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”. Tác giả - nhà báo, nhà văn nỗi tiếng của tờ New York Times - đặt đề phụ cho cuốn sách là “a brief history of the twenty-first century”(một câu chuyện ngắn của thế kỷ XXI). Những quan sát và nhận định của Thomas Friedman khá tỉ mỉ và tinh tế cho thấy ông là người đi nhiều, thấy nhiều và phân tích và tổng hợp khá nhuần nhuyễn những dữ kiện kinh tế - xă hội – chính trị và không thể chối căi hy vọng nhen nhúm trong ông được nh́n thấy sự kích thích mà những trang sách của ông sẽ mang lại được, nhất là cho những người dân trong các quốc gia đang phát triển: cơ hội đồng đều, trong một thế giới nay đă được làm cho “phẳng”!

   Nhưng ngoài cái nh́n rất phiếm diện và vật chất, Thomas Friedman quên rằng: con người không phải là những rô-bốt và cơ hội đồng đều chỉ là một cách nói rất thiếu trách nhiệm, mị dân, thiếu căn cứ thực tiễn, bởi lẽ tất cả mọi con người không phải đi từ một xuất phát điểm trong cuộc toàn cầu hoá nầy cả về thời gian,không gian và cơ hội , nôm na là “vốn liếng” tinh thần và vật chất: Ở vạch xuất phát nầy, người nông dân một nước nghèo đói có thể cạnh tranh với nông dân có đủ máy móc, phương tiện, tiền bạc, sức khoẻ và...cơ hội chăng? Một người học vấn có tŕnh độ tương đương ở hai quốc gia có GDP cách xa nhau, cũng có cơ hội như nhau ư? Lấy một ví dụ; Việt-Nam ư thức rằng ḿnh không thể đứng ngoài cuộc chơi, thậm chí không được phép chậm chân thêm nữa để gia nhập WTO và dù miệng vẫn tuyên bố “không gia nhập WTO bằng bất cứ giá nào”, th́ Việt-Nam cũng đă phải chấp nhận những o ép kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới” để chấm dứt cuộc đàm phán kéo dài 11 năm. Tất nhiên Việt-Nam cũng sẽ được hưởng khá nhiều từ việc trở thành thành viên cỉa WTO, nhưng những “cái giá” th́ vẫn phải trả! Và không rẻ chút nào: điều nầy thí nhiều người đă nhận thấy, cảm nghiệm.

   Cách nh́n thế giới được “phẳng-hoá” của Thomas Friedman mau chóng tiến tới điểm cực đoan, suy nghĩ lạnh lùng và cho rằng thực tế trong “thế giới phẳng” nầy cũng sẽ tàn nhẫn,khắc nghiệt như thế, nếu không xoay xở đ ể cùng theo kịp đà phát triển. Theo ông, trên thế giới từ lâu đă xuất hiện, đang h́nh thành, đang phát triển nhiều giá trị chung, văn hóa chung - trong thế giới “phẳng” hôm nay càng như vậy. Ḥa đồng vào cái “chung” này để đi lên hay biệt lập, cũng chẳng khác sự lựa trọn đi với tương lai hay ở lại sống chung với quá khứ là bao. Có thể bị nuốt chửng, bị “ḥa tan” trong cái chung này? - Nếu bản lĩnh chỉ có đến mức vậy th́ cũng xứng đáng nhận số phận như vậy, chẳng có sự thỏa hiệp nào cả.

...Nhưng cái sai lầm, nguy hiểm nhất trong lập luận của Thomas Friedman, là “cào bằng” mọi giá trị, sau khi muốn cào bằng mọi khoảng cách và cách biệt. Ông  muốn cào bằng cả vấn  đề đạo đức, - mà theo suy nghĩ rất duy vật của ông, - có thể được nuôi dưỡng trong giàu có và khôn ngoan của trí tuệ (khó ḷng bảo vệ được trong cái nghèo và lạc hậu). Xuất hiện trong suy nghĩ và lập luận của Thomas Friedman “thuyết tương đối luân lư” (relativisme moral) sau khi “nhẹ nhàng” khẳng định thuyềt tương đối văn hoá (relativisme culturel)

   Để trả lời cho lập luận”tương đối hoá” mọi giá trị tinh thần và luân lư hết sức nguy hiểm nầy, xin giới thiệu bài trao đổi của Đức Giám Mục Giuseppe Lorizio, giáo sư thần học Giáo Hoàng Chủng Viện Latran. Xin tạm lấy tựa đề “Thuyết tương đối có thể thâm nhập vào trong thần học”.

    Đă 10 năm kể từ ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố Tông thư “Veritatis Splendor” (Chân Lư Rạng Ngời) để “cho thấy sự rạng ngời của Chân Lư phải vươn tới ngay những cấu trúc của hành động luân lư của con người và thâm nhập nó” (ĐGM Giuseppe Lorizio). Những chủ đề về “Thiện, Mỹ”nằm trong chân trời chân lư và hiện thực nầy, trong một phạm vi của chân lư tự trao ban và chiếu toả trong công cuộc  tạo dựng và trong con người. Trong phạm vi giảng dạy luân lư, ta có thể nói rằng “Veritatis Splendor”là một văn kiện thần học luân lư căn bản quan trọng. Trong nền văn hoá theo chủ nghĩa tương đối và hoài nghi, Tông thư “Veritatis Splendor” đề xuất một cái nh́n khách quan về chân lư và luân lư: đó là tâm của truyền thống giáo hội. Một sự chủ quan mà không thể đón nhận chân lư khách quan,th́ sẽ làm mồi cho những lệch lạc kết cục với việc huỷ diệt ngay chính con người và những ǵ mà con người có đặc trưng và riêng biệt nhất. Tông thư đề xuất một định hướng,trong đó Mạc Khải Kitô-giáo được tŕnh bày một cách sáng sủa, qua h́nh ảnh xinh đẹp của tinh tú. Bối cảnh mất phương hướng vốn là đặc trưng của văn hoá và lịch sử ngày nay cần đến một thông điệp khả dĩ định hướng con người trên đường đi và trong các ứng xử của nó.

  Ân sủng và luân lư luôn được nối kết chặt chẽ với nhau,v́ lư trí và ư chí con người vốn mỏng ḍn,không chỉ v́ chúng được tạo nên và v́ thế mà bị giới hạn,nhưng c̣n v́ tội lỗi ngụ trong chúng và chúng bị tội lỗi làm tổn thương. Ân sủng đến cứu giúp ư chí và lư trí,bằng cách ban cho chúng năng lực và mở chúng ra để cho luân lư đúng thực đi vào hành động. Ân sủng không hủy diệt tự nhiên. Ân sủng làm cho tự nhiên nên trọn vẹn và bảo đảm cho nó được cứu rỗi.

   Mối nguy là cái năo trạng theo thuyết tương đối thâm nhập vào trong thần học Công giáo hơn là trong Giáo Hội. Các chỉ dẫn ở chương hai của bức tông-thư xác định rằng nhà thần học Công-giáo được kêu gọi tiếp nhận những lời dạy của Huấn Quyền và rằng nếu người đó ước mong tiếp tục là nhà thần học Công-giáo,th́ ông ta không thể loại bỏ chúng giữa những quan niệm ít nhiều đáng tin cậy. Những chỉ dẫn ấy, theo chiều hướng nầy, là đúng lúc và qúy giá.

   Thông điệp về chân lư và điều thiện hảo không phải là độc quyền của những kẻ tin: nó có trong bản tính tự nhiên của con người. Kẻ tin và người không tin có thể làm việc cùng nhau trong chiều hướng nầy và trên con đường nầy, để khám phá một nền đạo đức có nền tảng nhân nhân loại học,nghĩa là có một nhăn quan về con người cho thấy được nhận dạng đích thực,nguồn gốc thật và cứu cánh thật sự của con người. Vào một thời kỳ mà các khuynh hướng hậu-chủ nghĩa nhân văn tràn ngập, chúng ta tin rằng sẽ lư thú cho những kẻ không tin xây dựng lại nền luân lư của họ một cách theo nhân loại học. Giáo Hội đề xuất làm bạn đồng hành của tất cả những ai t́m kiếm Chân-Thiện-Mỹ với một tâm hồn chân thành.

   Trở lại với Thomas Friedman. Cũng như nội dung cuốn sách nầy, cuốn Chiếc Lexus và  Cây Ô liu (Lexus là loại Toyota hạng de luxe do Nhật sản xuất.) chỉ để trả lời câu hỏi (cũng là đề phụ của cuốn sách nầy): TOÀN CẦU HOÁ LÀ G̀. Hăy đọc một đoạn trong một chương của cuốn sách nầy, khi tác giả đi thăm nhà máy Toyota: “Điều tôi chợt nghĩ lúc đó là chiếc Lexus và cây Ô liu tượng trưng khá hay cho thời Hậu Chiến tranh Lạnh: một nửa thế giới ra khỏi cuộc chiến, cố gắng sản xuất và cải tiến cho chiếc xe Lexus sang trọng, giành hết sức cho hiện đại hóa, tinh giản và tư nhân hóa nền kinh tế của họ để tiến bộ trong thời toàn cầu hóa. C̣n nửa kia của thế giới – nhiều khi là phân nửa của một đất nước, hay là phân nửa của một cá nhân – vẫn tiếp tục tranh giành xem ai là người chủ của một cây Ô liu nào đó”. Ông đă để cho trí tưởng tượng đi khá xa - quá xa- khi cho rằng “Cuộc đấu giữa chiếc xe Lexus và cây Ô liu thực ra là phiên bản hiện đại của một câu chuyện cổ xưa, có thể nói là một trong những câu chuyện xưa nhất – V́ sao Cain giết Abel. Kinh thánh Do Thái có viết trong sách Cựu ước: “Cain nói với em là Abel; Và khi họ ra đồng, Cain bước tới và giết Abel, người em của ḿnh. Khi Chúa hỏi Cain, “Em Abel của con đâu?” Cain đáp, “Con không biết. Con có phải là người canh giữ em con đâu?” Và đức Chúa nói, “Con đă làm điều ǵ vậy? Tiếng của máu huyết trong người em con trên đất đang vang vọng đến ta.”, Và từ giải thích của một vị giáo sĩ,giáo sư thần học của ông, ông đă chấp nhận ư nghĩa đó:” Vị Giáo sĩ của tôi kết luận tất cả các khía cạnh cơ bản của động lực nhân loại sau này đă được bao gồm trong một câu chuyện nhỏ đó: nhu cầu riêng tư t́nh dục, [hai anh em giết nhau để tranh giành lấy người Mẹ là Evà,người phụ nữ duy nhất lúc ấy. Đă nhiễm hơi hướng Phân-tâm-học LIBIDO của Sigmund Freud] nhu cầu phát triển vật chất và nhu cầu h́nh thành và duy tŕ bản sắc và tính cộng đồng.  Tôi xin giành phần nói về t́nh dục cho một tác giả khác phân tích, trong cuốn sách này, tôi xin nói về hai phần sau của câu chuyện [ tranh chấp quyền lợi phát triển kinh tế và đời sống vật chất và tranh chấp về vấn đề bản sắc và ai sẽ là người giữ giềng mối gia đ́nh.].

   Cuối cùng,chính Friedman lại mâu thuẫn với chính ḿnh,khi viết “Ḷng tin là điều cốt tử đối với một thế giới phẳng”: “Không có ḷng tin th́ không có xă hội mở, bởi v́ không có đủ cảnh sát để trông coi tất cả những chỗ đă được mở ra trong xă hội này. Không có ḷng tin th́ cũng chẳng có thế giới phẳng, bởi v́ chính ḷng tin cho phép chúng ta phá bỏ những bức tường, dỡ bỏ những hàng rào và loại bỏ những va chạm ở biên giới..."

"Ḷng tin là điều cốt tử đối với một thế giới phẳng, nơi hệ thống cung cấp có sự tham gia của hàng chục, hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn người, phần lớn trong số đó chưa bao giờ gặp mặt nhau”. Đă có nhà kinh-tế chính-trị nào trong cái được goị là “thế giới phẳng”mà dám đặt niềm tin người khác, ngay cả với các đối tác đă quan hệ nhiều mặt và lâu năm, chứ chưa nói đến tầm mức quốc gia,chưa? Chắc chắn là không! Ḷng tin chỉ có ở thời xa xưa, khi con người chưa dùng các loại tiền để giao thương,mà dùng hiện vật đổi lấy hiện vật,ví dụ: dùng heo ḅ,gà vịt để đồi gạo thóc, rượu, thậm chí là những thứ rất khó hiểu đối với người thời nay,như đem vàng bạc để đổi…vỏ ṣ,muối,v..v.. v́ đối với họ,những cư dân cả đời không nh́n thấy biển, không có khái niệm về biển, vế muối từ nước biển, th́ các sản vật ấy qúy hơn vàng bạc vốn dễ dàng khai thác ở xứ sở của họ. Chỉ có ở những môi trường đó th́ Friedman mới có quyền nói về “ḷng tin”, khi mà chữ “tín” là cao nhất, khi mà mất chữ “tín”, th́ con người sẽ bị khinh chê,xa lánh và chẳng c̣n có thể làm điều ǵ với ai. C̣n ở xă hội ngày nay, nhất là thế kỷ XX và những năm đầu thập niên thế kỷ XXI nầy, “chữ tín’ chỉ dựa trên “ chữ kư”, nghĩa là các hợp đồng được kư kết, theo kiểu “bút sa gà chết”: không có ḷng tin cũng không xong, v́ tính chặt chẽ của các văn bản và điều khoản hợp đồng ngày càng cao, nhất là khi được các chuyên gia, ê-kíp rành luật soạn thảo và rà soát để không c̣n bất cứ một kẻ hở dù nhỏ nào, để đối tác – cũng có thể hiểu đó là đối phương và đối thủ - có thể lợi dụng hoặc chiếm thế thượng phong. Ở một xă hội mà thứ hợp đồng “căn bản’ nhất, dựa trên cả t́nh lẫn lư, được đặt  vào đó “ḷng tin” cao nhất, chính là HÔN NHÂN, th́ sự thật thế nào? Ly dị tràn lan, ly dị dễ dàng, có phải v́ ḷng tin đặt không đúng chỗ? Freidman tự mâu thuẫn, v́ cố gắng nhập hai phạm trù có tính khoa học chính xác cao (những con số kinh tế) và thuộc lănh vực tâm linh, dễ dàng thay đổi tuỳ mức độ đạo đức luận lư của cá nhân,xă hội mà con người sinh sống. Thế giới,v́ thế, chỉ ước mơ sao cho “phẳng”, để mọi người cùng có may mắn có được những dịp may đồng đều và được hưởng lợi tương xứng. Nhưng thế giới,chính là con người và làm sao thế giới có thể “là phẳng” khi chính con người không “phẳng” mà không bao giờ muốn nó”phẳng”? Nhưng nếu xét về “hậu ư” của Friedman, trong hai cuốn sách của Ông,”Xe Lexus và Cây Ô-liu”, đặc biệt là cuốn “Thế giới là phẳng”, th́ Friedman muốn vượt qua giới hạn kinh-tế-học và xă-hội-học, để đưa vào trong hành-tŕnh nghiên cứu và các lập luận của ông thuyết tương-đối (relativism). Friedman dường như đă thấy cái thiếu sót, cái nghịch lư và cả mâu thuẫn trong “học thuyết” của ông,nên đă vôi đưa ra “phiên bản cập nhật và bổ sung” (updating and supplementing version),trong đó ông nh́n nhận: ” Thứ nhất, những nhân tố làm phẳng thế giới vẫn không ngừng biến đổi kể từ khi cuốn sách này được xuất bản vào tháng 4/2005. Thứ hai, tôi muốn t́m trả lời một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong quăng thời gian giới thiệu cuốn sách này ở Mỹ: “Vâng, thưa ông Friedman, cảm ơn ông đă cho chúng tôi biết Thế giới này là Phẳng – Vậy tôi sẽ nói với các con tôi như thế nào đây?” Quư vị độc giả sẽ t́m thấy nhiều thông tin bổ ích về chủ đề giáo dục và về Thế Giới Phẳng trong phiên bản mới này. Lư do cuối cùng là, sau khi đọc cuốn sách (xuất bản vào 4/2005), nhiều độc giả cũng như một số nhà phê b́nh đă đóng góp ư kiến thật sâu sắc và bổ ích, thôi thúc tôi nhanh chóng cập nhật bổ sung ngay những ư kiến đóng góp đó vào nội dung cuốn sách. Tôi sẽ tạm thời không ngừng viết về cuốn sách này. Tôi muốn nhân cơ hội này chia sẻ với các bạn những ǵ tôi học được và rất may là nhờ có quá tŕnh làm phẳng thế giới nên mong muốn này của tôi được thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết” (Friedman,Washington D.C,Tháng 1.2006). Thẳng thắn mà nói: Friedman c̣n phải cho ra thường xuyên những “phiên bản cập nhất và bỏ sung” như thế hằng năm,thậm chí là hằng tháng! Không thể khác được: hằng số không có,trong khi biến số lại chủ yếu và gặp thấy ở mỗi hành vi làm nên cái mà Friedman  một hai khẳng định “Thế giới là phẳng”.

    Để kết luận, có lẽ chúng ta chỉ cần trích một câu trong sách của Friedman để thấy sự thiếu nhất quán trong tư tưởng và lư luận, sự bối rối và cả  sự mâu thuẫn của Ông :” Có thể ai đó sẽ hỏi: Thế c̣n đạo đức nằm ở đâu? Xin mọi người tự t́m câu trả lời. Riêng tôi xin thưa cho phần ḿnh: Đạo đức có thể được nuôi dưỡng trong giàu có và khôn ngoan của trí tuệ… và h́nh như  khó bảo vệ được trong cái nghèo và lạc hậu”.

Thomas L. Friedman là một trong những nhà b́nh luận hàng đầu của nước Mỹ về quan hệ quốc tế. Sinh năm 1953 tại Minneapolis, Ông đă học tại Đại học Brandeis và Trường St. Anthony, Đại học Oxford. Cuốn sách đầu tay của Ông “Từ Beirut đến Jerusalem” đoạt giải National Book Award năm 1988. Friedman cũng đoạt hai giải thưởng Pulitzer trong thời gian làm Trưởng phân xă tờ The New York Times tại Beirut và Jerusalem. Ông hiện sống ở Bethesda, Maryland, cùng vợ và hai con gái.