Text Box: BẢN TIN GIÁO HỘI
SỐ 16 (TUẦN TỪ 23.03 ĐẾN 30.03.2007)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỐNG MẦU NHIỆM KHỔ NẠN VỚI MẸ MARIA

 

1.     TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

2.     GIỚI THIỆU

a)   SUY TƯ THẦN HỌC:

      1- LUÂN HỒI - NIỀM TIN HẤP DẪN L̉NG NGƯỜI (2/2)

      2- CÁC KHÍA CẠNH Y HỌC CỦA CUỘC KHỔ NẠN

b)  T̀M HIỂU KINH THÁNH:

               ĐỀ 6: GƯƠNG MẶT XĂ HỘI  CỦA CÁC CỘNG ĐOÀN KITÔ TIÊN KHỞI

  

   PHỤ LỤC : GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ MÙA CHAY Năm C

 

 

Text Box: TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
 

 

 


TỐ GIÁC NHỮNG TÁC PHẨM  THẦN HỌC ỦNG HỘ NẠO PHÁ THAI

(CWNews 24.03) Các Giám mục Hoa Kỳ đă loan báo rằng hai tập sách do một nhà thần học thuộc Viện đại học Marquette lưu hành, tŕnh bày “lời giáo huấn sai lạc” không thể tương thích được với giáo lư Công-giáo.

  Trong một tuyên bố đưa ra ngày 22 tháng 03 và được phê chuẩn bởi Uỷ Ban điều hành của HĐGM Công giáo Hoa Kỳ , Ủy ban tín lư của HĐGM nói rằng những lời do Daniel Maguire “không tŕnh bày giáo huấn Công giáo”. Uỷ Ban tín lư do Đức giám mục William Lori giáo phận Bridgeport,Connecticut, chủ tŕ, đề cập hai tập sách mỏng do Maguire lưu hành năm vừa qua, bao hàm các vấn đề về ngừa thai, nạo phá thai và hôn nhân đồng tính và kết luận rằng những quan điểm của Maguire về các đề tài nầy cũng như cách ông hiểu về quyền Giáo Huấn của Giáo Hội “vượt quá giới hạn suy tư thần học và đi vào lănh vực giáo huấn sai lạc”. Trong các tập sách nầy, Maguire lập luận rằng “lập trường [Giáo Hội] Công giáo La Mă về nạo phá thai có tính đa nguyên”, cho rằng một số tín hữu Công giáo đă luôn tán thành thái độ “ủng hộ sự lựa chọn”. Ông viết rằng về nạo phá thai – và về các vấn đề khác như là ngừa thai và hôn nhân đồng tính – có hai quan điểm Công giáo đối nghịch nhau. Ông nói: ”Không có cái nào là chính thức hoặc Công giáo hơn cái kia”. Các giám mục khuyến khích tham chiếu cuốn Giáo Lư Giáo Hội Công giáo để có “giáo huấn đúng đắn và xác thực”. Nhưng Maguire vẫn không thay đổi lập trường và lại cho rằng chính các giám mục sai lầm. Ông nói với tờ Thời Báo News York:” Đơn thuần là các Ngài không am hiểu”,và nhấn mạnh rằng có nhiều lập trường khác nhau về những vấn đề gây tranh căi. [Maguire là một cựu linh mục đă từng là một nhân vật tích cực chủ chốt về nạo phá thai hợp pháp và ủng hộ “Tín hữu Công giáo v́ sự lựa chọn tự do”. Đại học Marquette do Ḍng Tên điều hành]

HỘI NGHỊ “BẢO VỆ SỰ SỐNG và GIA Đ̀NH” Ở NƯỚC EQUATEUR,NAM MỸ.

(FIDES 23.03) Ngày 21.03 đă khai mạc Hội Nghị quốc gia lần đầu “Bảo Vệ Sư Sống và Gia Đ́nh” lần đầu diễn ra trong thành phố Guayaquil về chủ đề “Chân lư toàn vẹn về sự sống và gia đ́nh”, do HĐGM Équateur,tổng giáo phận Guayaquil và Hội Đồng giáo dân Công giáo Equateur tổ chức, quy tụ hơn 3.500 người gồm các nhà thuyết tŕnh và các chuyên gia,các phụ huynh,các nhà lănh đạo,những đại biểu của tất cả các Giáo Hội đặc biệt ở Equateur. Mục tiêu chung vủa cuộc gặp gỡ là để mời gọi tất cả những người có thiện chí ở Equateur chứng minh và tố giác văn hoá sự chết,tuyên xưng chân lư toàn vẹn về sự sống và gia đ́nh dưới ánh sáng Tin Mừng, Giáo Huấn Giáo Hội và tri thức khoa học. Trong các mục tiêu đặc trưng,nỗi lên có: phận tích,chứng minh và tố giác từ những sự kiện cụ thể sự tấn công liên lĩ đến sự sống,gia đ́nh và Giáo Hội; đặt nền tảng văn hoá sự sống và gia đ́nh,như là đền thờ sự sống dưới ánh sáng Tin Mừng,Giáo Huấn Giáo Hội và các tri thức khoa học; lôi kéo mọi người có thiện chí xúc tiến những hành động có tính rao giảng Phúc Âm v́ sự sống và gia đ́nh; soạn thảo những đề xuất dẫn tới sự đảm đương việc bảo vệ và thăng tiến trọn vẹn sự sống và gia đ́nh; củng cố mạng lưới Bảo vệ sự sống ở tất cả mọi cấp; cử hành Ngày quốc gia trẻ em sinh ra,trùng với kỷ niệm ngày cung hiến nước Equateur cho Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và Mẹ Maria (25.03); soạn thảo những thông báo và tuyên bố như là hoa trái của Hội Nghị và phổ biến chúng trên phạm vi toàn quốc.

GIÁO HỘI HÀNH ĐỘNG VỈ BẢO VỆ SỰ SỐNG, GIA Đ̀NH  VÀ TỰ DO TÔN GIÁO.

(AsiaNews 25.03) Bảo vệ sự sống, bảo vệ gia đ́nh, công nhận quyền cha mẹ giáo dục con cái và thăng tiến tự do tôn giáo như c̣n hơn cả quyền cá nhân, đó là những diễn đạt cụ thể về những ǵ mà Giáo Hội Công-giáo xem như là lợi ích căn bản trong phẩm giá đạo đức của con người cũg như là của Giáo Hội và đó cũng là động cơ hành động của Giáo Hội trên khắp thế giới, nhất là ở Châu  Âu, một lục địa vẫn c̣n muốn đóng một vai tṛ trên thế giới. Năm mươi năm sau Hiệp Ước Rôma cho ra đờii Liên Minh Châu Âu ngày nay, Đức Cha Angelo Bagnasco, chủ tịch HĐGM Ư, đă vạch ra những nét chính “các giá trị và viễn cảnh cho Châu Âu ngày mai” trong diễn từ của Ngài tại một hội nghị mà Liên HĐGM Châu Âu tổ chức như một phần trong dịp kỷ niệm 50 năm Hiệp Ước Roma. Ngài nói:” Để cho tiến tŕnh hợp nhất toàn vẹn thật sự có kết quả, Châu Âu phải nh́n nhận các cội nguồn Kitô-giáo của nó, cung cấp khôg gian cho những nguyên tắc đạo đức làm thành một phần toàn vẹn và căn bản di sản tinh thần của nó, từ đó mà Châu Âu hiện đại rút ra các giá trị của nó”.

LẠC QUAN VỀ SỰ HOÀ HỢP GIỮA CÔNG-GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG GIÁO

(CWNews 23.03) Đức hồng y giáo phận Vienne Christopher Schonborn nói với tờ báo Nga Trud:  Những Dị biết về thần học giữa Giáo Hội Công giáo và Chính Thống giáo có thể được giải quyết, nếu như cả hai có thể vượt lên “gánh nặng của lịch sử”. Ngài nói những điều Công giáo và Chính Thống tin đều hoà hợp “về hầu như mọi vấn đề có tính thần học”. Ngài nh́n nhận rằng c̣n một điểm bất đồng, đó là vai tṛ của ngôi giáo hoàng. Nhưng Đức hồng y người Áo bày tỏ tin tưởng rằng cả vấn đề nầy nữa cũng sẽ được giải quyết. Ngài nói: Đức giáo tông Roma giữ vai tṛ ngày càng quan trọng như là điểm quy tụ của hiệp nhất Kitô-giáo. Sự hiệp nhất nầy ngày nay là vấn đề chủ yếu dưới ánh sáng của cuộc xung đột giữa những quan điểm của Kitô-giáo và của thề tục. Và Ngài biện luận:” Bất cứ khi nào có thể,các Kitô hữu phải nói bằng một tiếng nói chung”. Theo Ngài, các tín hữu Công giáo và Chính thống có thể và phải nó6i kết với nhau để chống lại nạo phá thai,an tử và nghiên cứu tế bào thân phôi và đề cao sự kính trọng đối với phẩm giá sự sống con người.

NƯỚC SLOVAKIA HY VỌNG ĐÓN ĐỨC GIÁO HOÀNG CÔNG DU NĂM NAY.

(CWNews 23.03) Chính phủ Slovakia hy vọng có thể dàn xếp một cuộ công du của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI trước cuối năm nay, theo tin của tờ Hospodarske Noviny. Tờ báo đưa tin GĐGM Slovakiađă mời Đức Giáo Hoàng thăm viếng và tổng thống Slovakia,Ivan Gasparovic,cũnfg đă chính thức gửi lời mời vào tháng 6 năm 2005. Triển vọng cuộc công du không được sáng sủa lắm, v́ Đức giáo hoàng Biển Đức đă ngụ ư rằng Ngài không có ư định đi lại cùng khắp và Ngài đă lên chương tŕnh cho các chuyến đi tới Ba Tây (tháng 5 ) và Áo (tháng 9 ) năm nay. Thêm một yếu tố làm phức tạp nữa là những nghi ngại công khai xung quanh Đức tổng giám mục Jan Sokol ở Bratislava,bị tố cáo là đă cung cấp thông tin cho mật vụ cộng sản về Hồng y Jan Korec, vị gím mục về hưu của giáo phận Nitra, một anh hùng thời kháng chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản. Đức Tổng giám mục Sokol ban đầu chối bỏ mọi cáo buộc về sự dính líu với mật vụ. Mới đây, đối chất với những tài liệu từ các hồ sơ của chế độ cũ, Ngài đă thừa nhận có nói với các nhân viên của chính phủ,nhưng không bao giờ cung cấp những thông tin có hại về các giáo sĩ Công giáo.

t́nh do các sinh viên trong trường . V́ những phản ứng nầy, Cha Fessio đă được lưu lại ở một chức vụ khác.

TỰ DO PHẢI PHẢN ÁNH LUẬT LỆ CỦA THIÊN CHÚA.

(CWNews 22.03) “Tự do chọn lựa bắt nguồn từ Thiên Chúa và v́ thế mà không phài là tuyệt đối, nhưng phải phản ánh ư muốn và luật lệ của Thiên Chúa.”.Lời tuyên bố nầy đến trong  một thông tư từ một Uỷ Ban Song Phương các đại biểu Công giáo và Do Thái, được Vatican và Toà Đại Giáo Sĩ Do Thái ở Israel. Cuộc thảo luận của Uỷ Ban, với sự chủ tọa của Đức hồng y Jorge Maria Mejia và Giáo Sĩ Trưởng Shear,diễn ra ở Giêrusalem tuần vừa qua, tập trung vào chủ đề:”Tự Do Tôn Giáo và Lương Tâm cùng các giới hạn của nó”. Xă hội thế tục vẫn đ̣i hỏi các tổ chức tôn giáo giữ vững giá trị luân lư trường cửu”. Thông báo chung tiếp tục nói rằng chính phủ không được giới hạn tự do tôn giáo, mà nên hành động bất cứ khi nào chủ nghĩa quá khích tôn giáo đe doạ gây ra “ bạo lưc và nhất là chủ nghĩa khủng bố và vận động tâm lư nhân danh tôn giáo”. Cả hai bên nói rằng các lănh tụ tôn giáo có nhiệm vụ đặc biệt bảo vệ chống lại sự khai thác các tâm t́nh tôn giáo nhằm những mục tiêu bạo lực”.

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ GIA Đ̀NH LẦN THỨ XVII

(FIDES 23.03) Ngày 23 và 24 tháng ba,tại Roma (Khách Sạn Công Viên Các Hoàng Tử) diễn ra Hội Nghị Quốc Tế vể Gia Đ́nh mang tên “ Quyền và Trách Nhiệm của Gia Đ́nh”. Các chuyên gia của 44 nước,gồm khoảng 700 nhà phân tích,tư vấn gia đ́nh và các nhà giáo dục của 90 tổ chức, quy tụ lại để nghiên cứu những sáng kiến thúc đẩy sự kết dính gia đ́nh, phân tích những chiến lược khác nhau để cải thiện điều kiện xă hội, chính trị và kinh tế của gia đ́nh. Hội Nghị do IFFD (Liên Đoàn Quốc Tế v́ Phát Triển Gia Đ́nh) tổ chức. IFFD là một cơ chế bất vụ lợi hiện diện ở 44 quốc gia và có quy chế Tư vấn đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc. Các chuyên gia tŕnh bày các kết quả của những phân tích và nghiên cứu khác nhau và đối chiếu về các chủ đề gắn liền với các chính sách gia đ́nh có trách nhiệm và về vai tṛ các phương tiện truyền thông. Trong Hội Nghị sẽ kư kết Tuyên Bố Roma về Quyền và Tránh Nhiệm Gia Đ́nh, sẽ được tŕnh lên Liên Hiệp Quốc.

GIÁO SĨ HỒI GIÁO AI-CẬP HỦY CHUYẾN VIẾNG THĂM ĐỨC GIÁO HOÀNG.

(CWNews 25.03) Sheik Mohammed Sayyed Tantawi,viện trưởng Đại học Al Azhar Ai Cập, đă huỷ chuyến gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI được cự trù ngày 22 tháng ba. Vatican không đưa ra lời giải thích nào về việc thủ lănh Hồi giáo đă không đến vào ngày 22 tháng ba như trông đợi. Hăng tin Ư ANSA nói rằng cuộc viếng thăm đă bị huỷ bỏ v́ “sự cam kết của Vị lănh tụ ở Ai Cập”. Không có ngày hẹn nào được thông báo lại. Cuộc thăm viếng nầy được các giới chức Vatican nh́n nhận như là một bước tiến lớn tới liên hệ với Hồi-giáo, sau tranh luận gây ra từ bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng ở Regensburg năm vừa qua. Vị lănh tụ Hồi giáo Ai Cập bị áp lực nặng nề từ các học giả Hồi giáo Ai Cập và từ các lănh tụ cực đoan của Nhóm Huynh Đệ Hồi giáo, buộc phải huỷ bỏ chuyến đi sang Rôma của ông.

CHUẨN BỊ HỘI NGHỊ GIỚI TRẺ TRUYỀN GIÁO (CONAJUM) LẦN THỨ 9 Ở MỄ-TÂY-CƠ.

(FIDES 24.03) Cứ mỗi ba năm,Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng ở Mễ-Tây-Cơ thực hiện một Hội Nghị Giới Trẻ Truyền Giáo, hợp với nhiều giáo phận trong nước, để thức tỉnh tinh thần truyền giáo nơi giới trẻm cho phép ho củng cố đức tin của ḿnh và truyền rao cho những bạn trẻ khác. Năm nay,Hội Nghị sẽ diễn ra ở Guadalajara từ 26 đến 29 tháng 7, Chủ đề của Hội Nghị sẽ là “Những người trẻ tuổi của Chúa Giêsu Kitô, môn đệ và nhà truyền giáo”. Mục tiêu là đối đầu với Thiên Niên Kỷ mới mà Giáo Hội đang sống và chúng ta phải đáp ứng được, cậy vào sự trợ giúp của Chúa Kitô. Qua nhiệt tâm mạnh mẽ và một sự đào tạo truyền giáo ở giới trẻ, chính Chúa Giêsu mời gọi chúng ta trao ban ḿnh co tha nhân, chủ yếu là cho tất cả những người trẻ tuổi chưa biết Chúa hoặc c̣n xa cách Chúa. Dự kiến sẽ có 12.000 bạn trẻ đến từ mọi giáo phận Mễ Tây Cơ, cũng như các giám mục,nam nữ tu sĩ dấn thân bên cạnh giới trẻ truyền giáo của Giáo Hội. Chủ đề Hội Nghị sẽ khai triển dưới ánh sáng Đại Hội Chung các Toà giám mục Nam Mỹ lần thứ V tổ chức tại Ba-Tây vào tháng 5.

ĐỨC GIÁO HOÀNG TIẾP KIẾN TỔNG THỐNG ÁI-NHĨ-LAN

(CWNews 25.03) Ngày 23 tháng 3,Đức Giáo Hoàng Biển- Đức XVI tiếp kiến tổng thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese và thảo luận về “cuộc đối thoại được cơ cầu” giữa các lănh tụ tôn giáo và chính quyền ở Ái Nhĩ Lan. Một tuyên bố của Vatican đưa ra sau cuợc gặp nầy cho biết rằng “cuộc đối thoại được cơ cấu” được nh́n nhận như là “một con đường đầy hứa hẹn dẫn tới một sự cống hiến tích cực của các Giáo Hội v́ đời sống của xă hội”. Tuyên bố chỉ ra rằng Đức Giáo Hoàng và tổng thống Aí Nhĩ Lan cũng đă thảo luận về tiến tŕnh hoà b́nh ở Bắc Ái Nhĩ Lan và di sản tôn giáo Châu Âu. Đức Giáo Hoàng cũng hoan nghênh Ái Nhĩ Lan v́ sự trợ giúp đối với các nước nghèo,nhất là các nước ở Châu Phi. Trong buổi họp báo của Bà sau cuộc gặp,Bà McAleese nói rằng Bà đă mới Đức Giáo Hoàng thăm viếng Ái Nhĩ Lan. Đức Giáo Tông hài ḷng về lời mời,nhưng chưa trả lời ngay. Sau cuộc gặp kéo dài 35 phút với Đức Thánh Cha, Bà McAleese đă gặp gỡ riêng Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khánh Toà Thánh.

NHÀ LÀM LUẬT BA-LAN TỐ GIÁC            QUYẾT ĐỊNH VỀ NẠO PHÁ THAI CỦA TOÀ ÁN CHÂU ÂU

(C-fam.org 24.03)  Viện Gia Đ́nh và Nhân Quyền Công giáo (C-fam) đưa tin: Một nghị viên Ba-Lan đă tố giác một quyét định của Toà Án Châu Âu  đ̣i luật pháp Ba-Lan hạn chế nạo phá thai phải mở rộng tự do.

   Trong một quyết định 6-1 tuần nầy, Toà Án Châu Âu về Nhân Quyền đă ra lệng cho chính phủ Ba Lan tặng 25.000 euros cho một phụ nữ đă quả quyết rằng nhân quyền của bà bị vi phạm khi bà bị từ chối phá thai. Toà Án quyêt1 định rằng đă có một vi phạm đến Điều 8 (quyền tôn trọng đời sống riêng tư) của Công Ước Châu Âu về Nhân Quyền,”lập lại rằng luật về ngưng thụ thai liên hệ với phạm vi đời sống riêng tư, v́ thế, bất cứ khi nào một người phụ nữ có thai, đời sống riêng tư của họ trở nên được nối kết mật thiết với phôi thai đang phát triển”.

Luật pháp hiện hành của Ba Lan chỉ cho phép nạo phá thai nếu sự sống và sức khoẻ của bà mẹ,sự dị dạng của bào thai hoặc do hậu quả của hiếp dâm hay là loạn luân. Theo sự tùng phục hiệp ước gia nhập Liên Minh Châu Âu, Ba Lan báo cho biết trước rằng kọng hiệp ước Liên minh Châu Âu nào có thể “ cản trở chính phủ Ba-lan trong việc điều chỉnh các vấn đề luân lư hoặc những vấn đề liên quan đến bảo vệ sự sống con người”. Bất chấp quyết định  nầy, người ta không trông đợi sẽ có những thay đổi trong các luật nạo phá thai của Ba Lan.

CẦU NGUYỆN VÀ BÁC ÁI CHO SỰ TÁI SINH CỦA GIÁO HỘI Ở BẮC TRIỀU TIÊN.

(AsiaNews 24.03) Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập giáo phận B́nh Nhưỡng, các tín hữu Công giáo Hàn-quốc tụ họp nhau tại Nhà thờ chính toà Seoul để cầu xin rằng máu các Đấng tử v́ đạo ở Bắc Triều Tiên có thể đem lại sức sống và tự do cho Giáo Hội và các tín hữu bị chế độ theo chủ nghĩa X-ta-lin đàn áp. Trong thông điệp đọc nhân dịp nầy, Đức hồng y Nicholas Cheong Jin-suk,tổng giám mục Giáo phận Séoul và Giám Quản Tông Toà giáo phận B́nh Nhưỡng,nói: “Hăy luôn nhớ giá trị của cầu nguyện, đặc biệt khi chúng ta nghĩ về anh chị em chúng ta ở Bắc Triều Tiên. Chúng ta biết rơ đức tin của họ bị ép buộc vào im lặng. V́ lư do nầy một cách đặc biệt mà chúng ta phải dâng những lời cầu nguyện sốt sắng nhất lên Đấng Cứu Chuộc chúng ta”. Hiện tại Giáo Hội Công giáo ở Bắc Triều Tiên đang ở trong những điều kiện kinh khủng. Kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến vào năm 1953, ba cơ sở của Giáo Hội đia phương và toàn thể cộng đoàn Công giáo đă bị xóa sạch một cách tàn bạo bởi chế độ theo chủ nghĩa Xta-lin.Không có bất cứ linh mục địa phương nào được cho hoạt động và tất cả hàng giáo sĩ ngoại quốc đă bị trục xuất. Trong những năm đầu bị Kim Nhật Thành,nhà độc tài đầu tiên của Bắc Triều Tiên, bách hại, một con số ước chừng 300.000 tín hữu Công-giáo bị loại bỏ. Theo những nguồn tin có thể tin cậy, con số tín hữu Công giáo hiện tại là 800, ít hơn nhiều so với con số 3.000 được chính phủ đưa ra mới đây nhất. Cái gọi là Hội Công Giáo [yêu nước] Bắc Triều Tiên,một tổ chức do chính quyền sáng lập và điều hành, khẳng định họ đại diện cho tín hữu Công giáo địa phương. Toà Thánh luôn làm nản ḷng các cuộc thăm viếng của các nhà lănh đạo Hiệp Hội tới Rôma, v́ có những nghi ngại nghiêm trọng về quy chế hợp pháp và theo giáo luật của họ. Nhiều điều cho thấy họ là những quan chức của đảng cộng sản, chứ không phải là tín hữu Công giáo. Chế độ luôn t́m cách ngăn ngừa mọi hoạt động tôn giáo,nhất là của Phật giáo và Kitô-giáo.

NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU CHÍNH THỨC MỜI ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI

 (ZENIT 27.03)  Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI được chính thức mời nói chuyện với các thành viên Nghị Viện Châu Âu họp phiên khoáng đại. Lời mời do chủ tịch Nghị Viện, ngài Hans-Gert Pottering đưa ra nhân dịp ông được Đức Thánh Cha tiếp kiến riêng vào ngày 23.03 tại Vatican. Theo ông, cuộc trao đổi với Đức Giáo Hoàng “tập trung trên đối thoại giữa các tôn giáo và giữa các nền văn hoá”, cũng là “ưu tiên chính trị” trong nhiệm kỳ của ông chủ tịch. Ôg nhận xét:” một cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá, đặt nền tảng trên sự chân thành và bao dung, có thể bắc những chiếc cầu giữa ḷng xă hội Châu Âu và giữa Liên Minh Châu Âu với các quốc gia làng giềng và với các nước bên kia bờ Địa Trung Hải”. Ông nói thêm:” các tôn giáo có thể giữ một vai tṛ quan trọng trong cuộc đối thoại nầy”. Nên biết: gài Pottering,tín hữu Công giáo, đă làm hết khả năng để di sản Kitô-giáo của Châu Âu nổi lên giữa các giá trị của Liên Minh được nêu ra ở phần nhập đề của Hiệp Ước”

ĐỨC GIÁO HOÀNG CẢNH BÁO: CHÂU ÂU ĐĂ ĐI VÀO THOÁI TRÀO LỊCH SỬ

(CWNews 27.03) Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI đă cảnh báo các nhà lănh đạo Liên Minh Châu Âu trong một diễn văn nhằm thức tỉnh ngày 24 tháng 3:”Người dân Châu Âu đang rơi vào một sự “bội giáo”. Lục địa Châu Âu đang mất đi sự tin tưởng vào tương lai của chính ḿnh. Kết quả là Liên Minh Châu Âu dường như ở  trên một con đường có thể dẫn đến thoái trào trong lịch sử”. Đức Giáo Hoàng chộp lấy chủ để ấy, mong các nhà lăn đạo nhậ thức cuộc kủng hoảng phát sinh do sự bỏ đi theo di sản tinh thần và văn hoá của lục địa. Bài diễn văn của Ngài phản ánh sự mất tinh thần mà Tuyên Bố Rôma, được đưa ra nhân kỷ niệm 50 năm Hiệp Ước Rôma, đă không nêu lên ảnh hưởng của Kitô-giáo. Ngài bắt đầu các nhận xét của Ngài bằng việc ca ngợi tiến bộ hiệp nhất Châu Âu, đáng kể nhất là việc loại bỏ được “bức màn công bằng” vốn chia cách Đông và Tây trong thế kỷ XX. Ngài công nhận tiến bộ về thống nhất kinh tế. Dù vậy Đức Thánh Cha ghi nhận rằng tuơng lai của Châu Âu đang bị lâm nguy do dân số giảm sút trầm trọng và việc không thừa nhậ sức mạn văn hoá đă h́nh thành nên nền văn minh của châu lục.

NHỮNG THÔNG ĐIỆP MỚI TRONG PHONG TRÀO BẢO VỆ SỰ SỐNG Ở BA-LAN.

(CWNews 27.03) Ở Ba Lan, tổ chức Công Giáo Tiến Hành giáo dân đă ra lời kêu gọi các thành viên và các nhà lănh đạo chính phủ xin ủng hộ một bổ sung hiến pháp trong việc bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai cho tới khi chết tự nhiên. Khi làm như thế, Công Giáo Tiến Hành tham chiếu về lập trường tương tự của HĐGM Ba-Lan. Trong một thông cáo chung, Công Giáo Tiến Hành tuyên bố :”trong cuộc thảo luận nầy, không có chỗ cho nghi ngờ hoặc cách lư luận cố gắng bênh vực lập trường với đe doạ sẽ có một cuộc trưng cầu dân ư”. Trong các tin tức liên quan, chủ tịch Uỷ Ban Đạo Đức Y Học Ba Lan, bác sĩ Wlodzimierz Bednorz, đă nhận định rằng rằng  mỗi bác sĩ đều có quyền từ chối nạo phá thai một em bé chưa sinh ra nhân danh lương tâm. Theo bác sĩ Bednorz, nếu tất cả các bác sĩ Ba Lan từ chối v́ lư do lương tâm, th́ nạo phá thai sẽ sẽ vô giá trị ngay cả trong  các trường hợp đó là hợp pháp. “Điều đó là tốt hay xấu? Tôi cho rằng đó là tốt, v́ trách nhiệm của mọt bác sĩ là bảo vệ sự sống, chứ không phải lấy nó đi”.

PETER SINGER ĐƯỢC MỜI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ CÔNG GIÁO BA LAN

(CWNews 27.03)  Nhà đạo đức sinh học người Úc Peter Singer - một nhân vật chủ chốt của nạo phá thai hợp pháp, an tử và giết trẻ sơ sinh - sẽ là khách mời tại hội thảo lần thứ 7 của các hiệp hội và tổ chức Công giáo ở Gniezno, Ba Lan. Theo người phát ngôn cho hăng tin Công Giáo Ba Lan, Marcin Przeciszewski, người giúp tổ chức sự kiện,”chúng tôi mời Singer không phải để ông có dịp tuyên truyền quan điểm của ông ta,nhưng là để chúng tôi có thể thảo luận công khai với ông”. Singer tin rằng thú vật cũng có quyền hợp pháp giống như con người. Nhà thần học luân lư Ba Lan,Cha Pawel Bortkiewiez nhận định:” Singer là h́nh tượng của đem đen trong đạo đức sinh học. Ông ta là một gương mặt gây nhiều tranh căi  dù sao cũng không thể không biết đến”. Ngài hỏi:” Việc mời Singer tham dự một cuộc họp do các hiệp hội Công giáo tổ chức có phải là một ư tưởng tốt chăng?”. Không trả lời trực tiếp câu hỏi nầy của chính Ngài, Cha nói:” trong khi tôi tức giận v́ các quan điểm của ông ta, tôi sẽ  sẵn sàng thảo luận về chúng với ông ta”. Theo Andrzej Suchcicki của Hiệp hội Gia Đ́nh và Chăm Sóc Người bị hội chứng Down :”Các quan điểm của Singer cực đoan đến độ tôi không xem chúng là một đe doạ cho Ba Lan”.

NGƯỜI DO-THÁI ĐỘT NGỘT HUỶ BỎ PHIÊN ĐÀM PHÁN VỚI VATICAN

(AsiaNews 28.03)  Một phái đoàn Israel đă rút khỏi phiên đàm phán theo lịch tŕnh với các đại diện của Vatican. Việc hủy bỏ đột ngột các cuộc đàm phán ấn định vào ngày 19.03 như giáng một đ̣n đối với các nhà ngoại giao Vatican, đang hy vọng đạt được tiến bộ tiến tới một thoả thuận rất chậm chạp thiết lập quyền hợp pháp của Giáo Hội ở Thánh Địa. Các quan chức Israel h́nh như chỉ thống báo tuần nầy rằng họ không đến dự các phiên họp theo chương tŕnh tại Roma,mà không đưa ra lời giải thích nào.Việc rút lui nầy là một trong một loạt dài những tŕ hoăn đàm phán tiến tới một hiệp ước dứt khoát. [Vatican đă công nhận quốc gia Do Thái vào năm 1993].

TIỀN THƯỞNG VÀ NGHỈ LỄ NHÂN NGÀY SINH NHẬT THỨ 80 CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG.

(CWNews 28.03) Tất cả các nhân viên Vatican đều được thưởng 500 euro và một ngày nghỉ vào 16 tháng 4, để đánh dấu sinh nhật thứ 80 của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI. Đức hồng y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone đă thông báo tin nầy. Món quà thưởng gần đây nhất cho các nhân viên – cũng 500 euros – nhân dịp bẩu Đức Giáo Hoàng Biển-Đức vào tháng 4 năm 2005. Trước đó ít lâu, Vị coi sóc phủ Giáo Hoàng, giám sát các công việc của Vatican trong thời kỳ trống ngôi sau khi Đức Gioan-Phaolô II băng hà, cũng đă tuyên bố thưởng cho mỗi nhân viên 1.000 euros để cám ơn sự tận tụy của họ suốt trong triều đại của Vị Giáo Tông người Ba-Lan. Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ dâng thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào 15.04,một ngày trước ngày sinh nhật và mấy ngày sau đó,19.04,sẽ cử hành lễ ghi nhớ năm thứ hai Ngài được bầu làm Giáo Hoàng.

NẠO PHÁ THAI VI PHẠM QUYỀN TRẺ EM

(CWNews 28.03)  Lên tiếng trong một hội nghị của Liên Hiệp Quốc về bạo lực chống lại trẻ em, một đại diện của vatican đă lập luận rằng nạo phá thai là một h́nh thức rơ rệt của bạo lực ấy. Đức Tổng giám mục Silvano Tomasi, đại diện thường trực của Toà Thánh tại LHQ ở Geneve đă hoan nghênh việc công nận rằng  các trẻ em có quyền và phẩm giá bẩm sinh không khác ǵ người lớn. Ngài khuyền khích các quốc gia thành viên LHQ công nhận nguyên tắc nầy bao gồm trong đó. Ngài nhận xét:” Nhiều trẻ em đă bị từ chối quyền được sống. Việc lựa chọn trẻ em rrước khi sinh đă loại bỏ cả những trẻ bị cho là có khuyết tật lẫn những bé gái chỉ v́ giới tính của chúng và từ đó, từ chối giá trị b́nh đẳng và nội tạii của những người khuyết tật và của các bé gái trong gia đ́nh và trong xă hội. Ngài lập luận:” quyền đầu tiên của trẻ em là đưo85c sinh ra và dạy dỗ trong một môi trường gia đ́nh chào đón và an toàn”.

ĐỨC GIÁO HOÀNG KHÍCH LỆ PHONG TRÀO HIỆP THÔNG và GIẢI PHÓNG

(CWNews 27.03) Hơn 10.000 thành viên Phong Trào Hiệp Thông & Giải Phóng đă bất chấp cơn mưa tầm tả đứng ở Quảng Trường Thánh Phêrô để được gặp Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI ngày 25 tháng 03, đánh dấu kỷ niệm 30 năm thành lập phong trào giáo dân nầy và 25 năm ngày phong trào được Vatican chính thức công nhận. Buổi tụ họp vào Thứ Bảy kéo dài khoảng một tiếng, bao gồm cácckinh nguyện giữa ngày và đọc tóm tắt những tác phẩm của Đức Ông Luigi Guissani, vị sáng lập phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, qua đời năm 2005. Tổ chức ngày nay hiên diện ở 80 quốc gia, trong đó số thành viên hiện diện trong cuộc hội nghị Vatican nầy đến tư hơn 50 nước. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lập lại những lời của Đức Gioan-Phaolô II đă nói với phong trào giáo dân nầy:” Anh chị em hăy tiến bước vào rhế giới và mang sứ điệp chân lư, cái đẹp và hoà b́nh được t́m thấy trong Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc”. Đức giáo Hoàng Biển Đức là người ủng hộ lâu năm Phong Trào nầy. Tháng 2 năm 2005, ít tuần trước ngày Ngài được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha đă chủ sự lễ an táng Đức Ông Giussani và ca ngợi nhân đức cùng trí tuệ,cũng như tinh thần bác ái của Vị linh mục nầy.

 

BẢN TIN GIÁO HỘI SỐ 18 (T Ư 30.03 Đ ẾN 06.04.2007)

 

-          GIỚI THIỆU: DO ĐÂU CÁC KITÔ-HỮU QUẢ QUYẾT CHÚA GIÊSU ĐĂ SỐNG LẠI?

-          T̀M HIỂU KINH THÁNH: Đề 7

       TƯƠNG QUAN GIỮA THÁNH PHAOLO

       VÀ TÍN HỮU THUỘC CÁC CỘNG ĐOÀN KITÔ TIÊN KHỞI

 

 

HỒ SƠ : PHỤC SINH & LUÂN HỒI.

 

LUÂN HỒI: MỘT NIỀM TIN HẤP DẪN L̉NG NGƯỜI.

                                                                                                                            (tiếp theo và hết)

 

và Kinh Thánh

Kinh Thánh không màng ǵ đến luân hồi;phải nói là Kinh Thánh rơ ràng không biết đến luân hồi. Vào lúc mà truyền thống Kinh Thánh bắt đầu đào sâu khái niệm trách nhiệm cá nhân của cá thể, (ví dụ nơi tiên tri Ezéchiel),th́ Kinh Thánh không hề bị cám dỗ bởi niềm tin về luân hồi. Ngược lại là khác. Trước vấn nạn để biết làm sao bảo đảm một quá khứ chồng chất và làm thế nào chịu nỗi gánh nặng của tộI lỗi ḿnh, đó không phải là một cơ hội mới nhân một cuộc sống mới  được đưa ra,nhưng chính là việc Thiên Chúa ban tặng nhưng không một trái tim mới và một tinh thần mới.V́ chính Thiên Chúa đến cứu độ con người;công cuộc cứu độ không phải là công việc của ḷai người.

   Lư chứng được cho là có tính chất Kinh Thánh ủng hộ luân hồi, mà ngườI ta hay lấy lại, là lư lẽ của tiên tri Elia,mà người ta mong đợi ngày Ngài trở lại (x. Ml 3,23;Si 48,1-11). Các Phúc Âm cũng ám chỉ chờ đợi sự trở lại của Elia. Theo đó,trong Matthêu,chúng ta đọc thấy làm sao các môn đệ hỏi Chúa Giêsu:”Những luật sĩ nói ǵ,rằng Elia phải đến trước đă? Chúa Giêsu trả lời:”PhảI,Elia phải đến và ổn định lại tất cả;nhưng Ta bảo thật với các con: Elia đă đến và họ (luật sĩ và các thủ lănh) không nhận ra NgườI, nhưng đă đối xử với Người theo cách của họ thích. Các môn đệ hiểu rằng những lời của Ngài nhắm đến Gioan Tẩy Giả”(Mt 17, 10-12). Thời bấy giờ có thể đă hiện diện những nhóm ít nhiều có nghĩ về luân hồi. Có thể đám tùy tùng của vua Hêrôđê lo sợ rằng Gioan hoặc Elia đă sống lại trong con người của Chúa Giêsu. Sự so sánh với các bản văn khác trong Tân Ước lại cho thấy rằng trường hợp “trở lại”của Elia trong con người của Gioan,th́ đó là một ư niệm “thuộc chức năng”: Gioan làm tṛn chức năng tiên tri mà Elia đă đảm đương .Luân hồi v́ vậy sẽ mâu thuẫn với niềm tin hiển nhiên vào sự phục sinh vốn là niềm tin của Tân Ước. Ngườ ta không thể thấy làm sao chúng [luân hồi và niềm tin phục sinh] có thể đồng hiện hữu trong cùng một truyền thống Kinh Thánh.

   Về phần các thành ngữ “tái sinh từ trên cao”,”sự tái sinh”, “sự sinh lại” mà người ta t́m thấy nơi Thánh Gioan và Thánh Phaolô, tự nó có một ư nghĩa ḥan ṭan khác với ư nghĩa luân hồi: đó là về một sự sống mớI được khai trương bởi sự cải hóan tâm hồn, bởi niềm tin vào Chúa Giêsu và bởi sự phục tùng đầy tin cậy nhưng căn bản nơi Thiên Chúa. Tất cả “sự tái sinh” nằm trong cuộc sống thề trần hiện tạI,chứ không phảI sau khi đă chết.

Vậy do đâu mà LUÂN HỒI hấp dẫn như vậy?

    Làm thế nào mà luân hồi lại trở nên phổ biến trong chúng ta như thế?

   Rơ ràng là có một kẻ nứt xăy ra trong thuyết bất cần đạo lư (khuyển nho) lạnh lùng của thời đại thực chứng chủ nghĩa (positiviste). Người ta không c̣n bằng ḷng chấp nhận việc mọi sự kết thúc ở nghĩa trang hoặc khi tro đă được rải tung. Cái hư vô trống rỗng không phải là một câu trả lời.”Không thể có chuyện chẳng c̣n lại thứ ǵ của một hữu thể nhân lọai!”. Đă hẳn,niềm tin vào sự phục sinh đem lại câu trả lờI:”có một cái ǵ đó bên kia sự chết”. Chỉ có điều là,dứơi mắt rất nhiều người,niềm tin vào sự phục sinh đặt ngườI quá cố ở một quảng cách quá lớn với chúng ta: người ấy sẽ sống lại một ngày nào đó! Nhưng “ngày ấy” lại xa vời biết bao! Luân hồi,trái lại,xích ngườI quá cố lại gần chúng ta: người chết lần nữa thuộc về thế giới chúng ta,rất gần với chúng ta. Và lần nữa,chúng ta có thể làm điều ǵ đó cho người ấy.(………….)

Sự phục-sinh.

    So với “luật vũ trụ” của luân hồi,niềm tin Kitô-giáo đưa ra một cách rơ ràng một điều ḥan ṭan khác: lời hứa của Thiên Chúa rằng, chúng ta,tất cả,sẽ được sống lại. V́ thế sẽ chẳng vô ích khi phác họa lại đôi nét chính yếu niềm tin của chúng ta vào sự phục sinh, để đem ra ánh sáng những điểm khác biệt chính với niềm tin vào luân hồi.

Tất cả chúng ta sẽ được sống lại một cách cá nhân.

    Sau cuộc sống trần thề nầy  -cuộc sống duy nhất và không c̣n tái hiện nữa – Thiên Chúa sẽ hồi sinh chúng ta,mỗi ngườI theo cách cá nhân,như Người đă làm cho Con cùa Người.V́ Người yêu mỗI người chúng ta theo từng cá thể,và tất cả chúng ta trong mắt ngườI đều mang một danh tính duy nhất. Chúng ta không phải là một hạt ngọc trai ở ṿng cổ gồm những cuộc tái sinh không ngừng diễn ra để rồi không ngừng tiến đến cái chết. Cái chết đă bị Đức Kitô đánh bại một lần cho tất cả. V́ thế chúng ta được giải thóat khỏI sự chết và khỏi mọi sự luân hồi.

Đức Kitô đă phá đổ luật nghiệp chướng khắc nghiệt.

    Luật nầy nói rằng không có ǵ mà không có thưởng hay phạt, rằng chúng ta mang nợ về tất cả mọi sự theo cá nhân. Đức Kitô công bố trước hết luật yêu thương và tha thứ.Chúng ta không phải tự ḿnh trả đến từng xu một.Nhờ cuộc khổ nạn của Người, chính Đức Chúa đă “trả” cho chúng ta. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, chúng ta được mời gọi ngày càng nên trọn lành hơn, nhưng không phải bằng phương tiện những cuộc luân hồi liên tiếp; chỉ duy nhất bằng sự trung tín của chúng ta trong các giới hạn của cuộc hiện sinh độc nhất của chúng ta là những ngườI được cứu rỗI nhờ ân sủng.

Với thân xác chúng ta.

  Thân xác chúng ta là độc nhất;nó không phảI là bộ y phục mà người ta có thể đổi lấy một cái khác.Nó vừa là đối tượng ḷng yêu thương của Thiên Chúa,vừa là cá nhân tinh thần của hữu thể chúng ta,mà chúng ta gọi chung là linh hồn. T́nh yêu của Thiên Chúa quan tâm đến chúng ta một cách ṭan diện: thân xác và tinh thần. Và thân xác chúng ta là độc nhất. Sự phục sinh dù vậy không phải là một sự làm cho hồi tỉnh hoặc một sự trở về  lại bên trong của thời gian trần thế;sống lại, đó là vào trong một cuộc sống mới cùng vớI tất cả những ǵ chúng ta đang là,gồm cả thân xác, để không bao giờ c̣n chết nữa.

Vào ngày tận thế.

     Sự phục sinh sẽ ḥan tất khi lịch sử trần thế của tất cả mọi người chấm dứt. Chỉ khi ấy sự quyết-tóan mới đầy đủ. Đó sẽ là một biến cố tập thể. Sự sống lại ḥan vũ không phải là phép tính cộng của những niết bàn cá thể, đó sẽ là cả một dân tộc chỗi dậy. Cái gọi là khỏang cách thời gian giữa cái chết của chúng ta và sự phục sinh tập thể tổng quát nầy là một cách thế tư duy khiếm khuyết: chỉ hiện hữu quan điểm của người quen sống trên trái đất. Trong viễn cảnh thần linh,thời gian không hiện hữu. Nhưng chúng ta,chúng ta không thể tư duy một cách thời gian. Chúng ta lại c̣n phải để coi việc ra trước ṭa Thiên Chúa để chịu phán xét,là những “thời khắc” riêng biệt.Sự phân  biệt nầy không cốt ở sự khác biệt về thời gian.

Ngay từ ở dướI đất nầy,chúng ta có thể làm việc tích cực cho sự sống vĩnh cửu của chúng ta.

    Cuộc sống của người được phục sinh đă được liệu trước và chuẩn bị nơi đây.Cuộc sống của chúng ta không chỉ nhẫn nhục ngồi chờ trong một ṿng luân hồi đă được định sẵn. Đời sống Kitô-hữu, đó chính là  một cuộc dấn thân được quyết định ngay hôm nay và sau nầy sẽ thóat ra một cuộc sống vinh hiển: khi ấy tính cách của chúng ta sẽ t́m thấy được sự triển nở của ḿnh và không bao giờ c̣n tàn lụi.

Các thánh thông công.

   Có một mối liên hệ giữa người sống và người chết,mối liên hệ mà chúng ta gọi là “các thánh thông công”. MốI liên hệ nầy không được hiểu trong ư nghĩa luân hồi: như thể là những người sống quanh chúng ta và chính chúng ta chỉ là những người-chết-với-các-tên-mới. Cũng không được lẫn lộn với việc người chết xông vào thế giới của chúng ta theo cách nói của thuyết thông linh, cũng không phải là chuyện một người sống bị một ngườ chết ám vào. Đó là một sự liên đới dựa trên sự trung gian của Đức Kitô,” Đức Chúa của người sống và người chết”

Một lựa chọn cần thiết.

    Có thể nhận định rằng tất cả những điều nầy xa với luân hồi biết bao. V́ vậy phải chọn lựa. Điều nầy không ngụ ư một sự khinh thị nào đối với những người cho là phải tin vào luân hồi. Nó là một học thuyết xa xưa đặt ra những vấn nạn tốt. Những sự kiện mà nó tựa vào ,tuy không chắc chắn,nhưng không phảI là không thể. Thực tế đó là một loại “niềm tim”. Sự tin tưởng vào phục sinh cũng vậy,là một sự gắn bó cá nhân,một niềm tin. Có những sự kiện làm cho sự gắn bó của chúng ta có lư,nhưng chúng cũng chẳng chứng minh được sự phục sinh một cách lư trí và tuyệt đối. Nhưng chúng ta sẽ xác minh rằng có những căn bản vững chắc cho niềm tin vào phục sinh và chúng ta không tin mà không có những lư lẽ tốt lành(…)

                                                                    Nguyên-bản tiếng Pháp,”Paroles de Vie”. BTGH chuyển ngữ.

 

 

 

 

CÁC KHÍA CẠNH Y KHOA CỦA CUỘC KHỔ NẠN

Jean-Maurice Clercq (nguồn: KEPHAS tháng 4 – tháng 6.2004)

 

    Truyền thống Đạo Công-giáo Việt-Nam có các loại Ngăm Thương Khó trong Mùa Chay, giúp giáo dân sống lại Cuộc Khổ Nạn mà Chúa Giêsu đă phải chịu, v́ tội lỗi loài người. Những mô tả khá chi tiết các chặng đường thánh gía và những cực h́nh mà Chúa Giêsu phải chịu, giúp giáo dân nhận thấy mức độ nặng nề của tội lỗi ḿnh. Nhiều người “có học”cho rằng các bài ngắm đă thổ phồng quá mức các cảnh thương khó, để làm dấy lên sự thương xót và thống hối. CÓ THẬT NHƯ THẾ CHĂNG? Có thể là ngược lại với suy nghĩ của những người nầy,nếu họ đọc ccác NGHIÊN CỨU Y HỌC SAU ĐÂY.

   Và cũng v́ thế,nhân những ngày Lễ Lá và Tuần Thánh nầy, xin giới thiệu bài viết của Jean-Maurice Clercp, tin chắc rằng bất cứ ai cũng sẽ thấy kinh hoàng và bất ngờ. Quả thạt Chúa chúng ta đă đau đớn gấp bội phần trong cuộc khổ nạn nầy.

 

 

    Sẽ rất thú vị nếu xem xét dưới ánh sáng của các tri thức y học hiện tại trong lănh vực khoa chấn thương, và sự tái tạo sinh hoạt của các sinh vật và tội phạm học,làm sao có thể h́nh dung Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu khởi tử những yếu tố do các Phúc Âm và Khảo cổ học cung cấp.

 

ĐÁNH ROI

 

  Qua các Phúc Âm,chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đă bị lính Rôma đánh bằng roi. Roi của Roma cán ngắn với hai sợi dây da được buộc hai cục ch́, dành để phạt binh sĩ bằng việc đánh năm,mười,kể cả hai mươi roi cho những h́nh phạt khắc nghiệt nhất. Mỗi roi đánh để lại một vết hằn rơ lên cơ thể giống h́nh cặp tạ. Nếu sức mạnh của các dây da rơ ràng là kém qua trọng hơn sức mạnh một ngọn roi thường v́ ngắn hơn, khoảng 50 – 60 centimét, th́ những cục ch́ nầy cho phép hai sợi dây cuốn sít vào các chi thể một cách dữ dội và các viên ch́ sẽ hằn sâu vết tàn bạo lên da thịt. Việc đánh roi chỉ càng thêm khiếp hăi.

  Lịch sử để lại cho chúng ta những chỉ dẫn khả dĩ giúp cho ta có ư tưởng chính xác về việc đánh roi.

  1. Chiến tranh 1939 – 1945 : một trong các h́nh phạt dành cho các binh sĩ bất tuân trong quân đội Đức là đánh 20 roi gân ḅ. Nếu bị kết án chịu 70 roi,th́ chẳng khác nào bị án tử h́nh.
  2. Chúng ta có trường hợp Isidore Bakanja, một thanh niên người Châu Phi khoảng 20 tuổi,từ Congo thuộc Bỉ. Anh ta giúp việc tại nhà một người vô thần vốn là thực dân trong một xí nghiệp.Người nầy bắt anh ta chịu đánh đ̣n rất hung bạo một trăm roi,bằng một th roi một dây da, bởi v́ anh ta đă mang một áo choàng khi làm việc và nói về Chúa Giêsu cho những người chung quanh. Cơn hấp hối của anh ta kéo dài nhiều giờ và các bạn anh không thể chữa anh lành lại được khi họ đón lấy anh. Đă có hai cuộc điều tra và người sử dụng lao động bị kết án. Isidore Bakanja đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1994.
  3. Nơi người Tartare ở Sibêrie, việc dùng roi da vào thế kỷ XIX để phạt là thường xuyên. Roi da là một ngọn roi có hai sợi dây da có đầu bằng kim loại,giống như roi người La mă.Vào thi ấy, nếu bị kết án 120 roi cũng coi như bị tử h́nh và phải trải qua cơn hấp hối tàn bạo đau đớn.
  4. Với người Do Thái, có những bản án đánh roi với roi một dây da. Nhưng luật Do Thái cấm vượt quá 40 roi, v́ việc đánh roi lúc ấy có thể gây ra cơn đau tim có khả năng dẫn đến cái chết. Bởi vậy, để chắc chắn ḿnh không vượt qua con số 40, các quan án Đền Thờ giới hạn đánh tối đa 39 roi, 13 roi trên ngực và 13 roi trên mỗi vai.
  5. Khăn Liệm ở Turin là một thánh tích được gán một các khoa học cho Chúa Giêsu Nazaret. Người ta khám phá ra ở đó những dấu vết của việc đánh đ̣n của La mă và cả những vết của ṿng gai và việc đóng đinh như chúng được các Phúc Âm thuật lại cho chúng ta. Người ta tính được 120 roi của loại roi La Mă hai dây da bịt ch́ nầy, được tung ta với một sự hung hăn khác thường. Người ta nhận thấy hai trục của trận roi đă cày bừa nát khắp thân thể. Việc kết án bị đánh roi là do người la Mă, cho nên không giới hạn số roi. Hẳn là cuộc đánh đ̣n nầy chỉ ngưng lại khi cơn điên giận của các lư h́nh lắng lại trước thân thể sụp đổ của Chúa Giêsu, hẳn là v́ sợ giết chết Người nếu cứ tiếp tục đánh.

 

H́nh phạt đánh roi trên một người có sức khoẻ tốt, sẽ dẫn đến các bệnh lư học sau đây:

-          ứ nước hoặc sưng màng tim

-          viên màng phổi hoặc phù nề màng ngoái phổi.

  Nói cách khác, việc đánh roi nầy ngoài những đau đớn do chấn thương, đă làm phát sinh một cơn suy tim và suy hô hấp. Trái tim và bộ phổi bị kẹp chặt như trong một  cái mỏ cặp (ê-tô), khiến cho hô hấp và moị cử động hết sức khó khăn và vất vả. Người bị đánh roi bị suy kiệt và đâm ra lú lẫn. Nếu trận roi quá tàn bạo, th́ sẽ kèm theo cơn hấp hối chóng hay chầy, từ ít phút cho đến nhiều ngày,thậm chí là nhiều tuần, qua các đổi thay sinh lư mà chúng ta nêu trên đây.

   Hăy xem lại chi tiết những bệnh lư học do việc đánh đ̣n tàn bạo mà Chúa Giêsu đă phải chịu, để cố gắng hiểu những đau đớn mà Người đă cảm nhận hết.

SUY TIM VỀ KHÍA CẠNH Y HỌC.

   Những cú đánh, đặc biệt là đánh roi vùng ngực, gây nên một cơn viêm màng tim mà sau một giai đoạn thiếu máu rất ngắn, dẫn đến một tràn dịch màng tim mau chóng và dồi dào. Trái tim bị kẹp chặt như trong một cái mỏ cặp, khiến cho nhịp tim hỗn loạn và mạch tăng nhanh.

  Viêm màng tim do chấn thương nầy thực hiện một dăy những cái mà ta có thể gọi chung là cơn đau tim.

  Các dấu hiệu lâm sàng chung,gồm:

  Các dấu hiệu lâm sàng về tim mạch,gồm:

Các dấu hiệu lâm sàng về hô hấp kèm theo,gồm:

Nếu không kịp thời có những biện pháp y tế để giảm thiểu các hiện tượng bệnh lư học (làm cho đầy các mạch máu và rút nước ở màng tim để tim được thoát bị ép, th́ sự suy tuần hoàn tim có thể mau chóng kéo theo cái chết.

   Suy hô hấp là hậu quả trực tiếp của phù nề do chấn thương màng ngoài phổi. Nó làm thêm nặng cơn suy tim.

Nguyên nhân gây ra suy hô hấp là sự hoạt động bất thường của bộ máy thông hơi sau những sang chấn vùng ngực và vùng bụng và do sự hiện hữu của dàn trải cả hai bên phổi do việc đánh đ̣n. Cơ suy ho hấp tiến triển tới suy kiệt hô hấp cấp tính khi các biến đổi của sự chuyển hoá các cơ trở nên trầm trọng và đe doạ mạng sống.

   Lồng bị như bị ép trong một cái mỏ cặp và độ co giăn cử động hô hấp của lồng ngực bị bó chặt rất nhiều. Hô hấp trở nên khó khăn,vất vả,ngắn,hổn hển và thiếu khí. Từ đó có sự xáo trộn  nghiêm trọng về trao đổi giữa khí  thở chung quanh và tuần hoàn máu. Một người bị thiếu dưỡng khí không có khả năng bảo đảm loại trừ thán khí để duy tŕ nồng độ pH ổn định và những hằng số thể lư b́nh thường: thân nhiệt, thành phần cấu tạo máu và trương lực tim mạch. Điều nầy gây mệt mỏi cơ bắp,khó thở không thể chịu nỗi.

Các dấu hiệu lâm sàng chung,là:

Các dấu hiệu lâm sàng về tim mạch là:

Các dấu hiệu lâm sàng hô hấp,có:

Việc tăng thán khí trong máu v́ liên tục thiếu dưỡng khí kéo theo sự nhiễm a-xít hô hấp và dư kali.Nếu những quy tŕnh nầy không thoái lui, th́ cơn hôn mê có thể đến rất mau.

 

     Về Chúa Giêsu, sự chồng lên cùng lúc các bệnh lư suy tim và suy hô hấp làm tăng đáng kể nguy cơ cái chết cận kề,nhất là một khi những hiện tượng nầy xảy đến với một cường độ nhất định.

    Cũng phải nhớ lại rằng mồ hôi máu của Chúa Giêsu đổ ra khi Người ở vườn Gietsêmani đă v́ một nỗi âu lo hết sức sâu thẳm,kèm theo một nỗi đau buồn tâm lư mănh liệt trong một đêm thao thức. Mồ hôi máu nầy là một hiện tượng hiếm hoi,nhưng y học đă biết đến. Chất liệu pha màu cho máu,không có hồng cầu, đi qua các mao mạch ở da và bài tiết theo lỗ chân lông bằng một thứ mồ hôi đỏ. Loại “xuất huyết mao mạch” nầy có hậu quả là làm cho da trở nên hết sức nhạy cảm và tất nhiên,làm suy yếu đáng kể cơ thể, ở những cơ bắp.

Chúa Giêsu chịu đánh đ̣n trong những điều kiện sau đây:

  1. sau một đêm thức trắng
  2. với một cở thể bị suy yếu do thử thách tâm lư và mồ hôi máu ở vườn Giêtsêmani
  3. một làn da cực kỳ nhạy cảm
  4. sau một cuộc tra hỏi trước thầy thượng tế
  5. với một sự nhạy cảm lớn lao về tâm-sinh-lư

  Điều gây ngạc nhiên , trong suốt những cuộc kiểm tra về các nghiên cứu y học nầy, là các Phúc Âm không tường thuật lại một lần nào Chúa Giêsu bị bất tỉnh, cũng như không tỏ ra t́nh trạng bất ổn nào. Người ta chỉ có thể thấy ngạc nhiên về mặt y học, khi nhận thấy Người đă sống được qua  cuộc tra tấn nầy,mà không rơi vào t́nh trạng hôn mê báo trước cái chết sau nhiều lần bất tỉnh nhân sự. Người ta càng ngạc nhiên, nhất là khi thấy những dấu vết tàn bạo và rất nhiều (khoảng từ 100 đến 120) cú roi trên khăn liệm của Người, mà Chúa Giêsu lại có thể đối mặt sau đó với việc bị đóng đinh,mà vẫn c̣n sống thêm được ba giờ trên thập giá.

   Những nghiên cứu mà chúng tôi đă thực hiện đặc biệt trên cuộc đánh roi với những chuyên gia về khoa chấn thương, về tái tạo hoạt động và khoa tội phạm học đă dẫn chúng tôi tới việc khám phá sự kinh hoàng không thể ngờ tới và thử thách đau đớn một cách khác thường mà trận roi Chúa Giêsu phải chịu nói lên.

   Những điều xác nhận của chúng tôi về tính xác thực của các bệnh lư học được mô tả trên đây đă dẫn chúng tôi đến một nhận định như sau: các hiểu biết hiện tại về y khoa cấp cứu không thể giải thích được sức chịu đựng ghê gớm của Chúa Giêsu trước những tra tấn Người phải gánh chịu trong Cuộc Khổ Nạn.

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

  

ĐỀ TÀI 6.

GƯƠNG MẶT XĂ HỘI CỦA CÁC CỘNG ĐOÀN KITÔ TIÊN KHỞI

           Qua các thư của thánh Phaolô chúng ta biết được nhiều dữ kiện trong chiến thuật truyền giáo của thánh nhân. Chẳng hạn như chọn các thành phố làm căn cứ rao giảng Tin Mừng, thành lập các cộng đoàn và trung tâm hoạt động, để từ đó đi truyền giáo cho các vùng chung quanh. Nhưng liên quan tới gương mặt của các cộng đoàn này như: số tín hữu được bao nhiêu, họ thuộc các thành phần xă hội nào, cộng đoàn có các cơ cấu ra sao, tín hữu đă tham dự vào cuộc sống và sinh hoạt của thành phố như thế nào, chúng ta chỉ có được một ít tin tức vụn vặt và gián tiếp. Thật ra, các thư của thánh Phaolô chỉ chú ư tới các vấn đề ḷng tin và cuộc sống kitô, chứ không nhằm miêu tả cơ cấu xă hội của cộng đoàn. Sách Tông Đồ Công Vụ lại càng cung cấp cho chúng ta ít tin tức hơn về khía cạnh này, nếu không nói là không có ǵ.

           Tuy nhiên, qua một vài nét chấm phá thu lượm được trong các thư của thánh Phaolô, người đọc cũng có thể h́nh dung ra phần nào gương mặt của cộng đoàn Kitô tiên khởi. Trước hết, nó là loại cộng đoàn ”tại gia”. Bởi v́ thánh Phaolô cho biết các tín hữu tụ tập nhau trong nhà của một người để cử hành nghi thức bẻ bánh tức bí tích Thánh Thể, cầu nguyện chung với nhau và nghe giảng dậy. Trong chương 16 thư gửi tín hữu Roma, thánh nhân gửi gắm nữ Phó tế Phêbê cho cộng đoàn và xin họ giúp bà trong mọi việc, v́ bà đă là ân nhân của nhiều tin hữu và của chính thánh nhân. Phaolô cũng gửi lời chào thăm mọi cộng sự viên của ngài, đặc biệt là Prisca và Aquila, và giáo hội tụ họp trong nhà của hai người. Trong chương 16,19 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô thánh Phaolô cũng chuyển lời chào của các giáo hội Tiểu Á và giáo hội Roma tụ hop tại nhà Prisca và Aquila tới họ. Trong thư viết cho Philêmôn từ trong ngục, Phaolô cũng gửi lời chào giáo hội tụ họp tại nhà ông (Plm 2). Sở dĩ các Kitô hữu tiên khởi đă phải tụ tập nhau tại nhà một người, v́ sau khi xảy ra biến cố đoạn tuyệt giữa Do thái giáo và Kitô giáo, các Kitô hữu bị khai trừ khỏi hội đường do thái và không có chỗ hội họp và cầu nguyện nữa. Nếu nhà của một tín hữu đă đủ chỗ để đón tiếp các tín hữu, th́ chúng ta có thể kết luận rằng các cộng đoàn kitô tiên khởi đă chỉ là các nhóm nhỏ, nghĩa là một thứ ”giáo hội tại gia” thực sự.

          Liên quan tới các thành phần cấu tạo Giáo Hội, bài viết về cộng đoàn Côrintô của học giả G. Theissen giúp chúng ta có một khái niệm đại cương. (Soziale Schichtung in der korinthischen Gemeinde. Ein Beitrag zur Soziologie des hellenistischen Urchristentum, ZNW 65 (1974) 232-272). Cộng đoàn Côrintô gồm hai thành phấn tín hữu: một số ít các anh chị em giầu, khá giả, và đa số c̣n lại là người nghèo. Chính thánh Phaolô cho chúng ta biết điều này khi viết trong chương 1,26 thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô: ”Anh chị em hăy suy tư về ơn gọi của anh chị em. Trong anh chị em không có nhiều người thông thái, và trên b́nh diện nhân loại, không có nhiều người quyền thế, cũng không có nhiều người thuộc hàng qúy tộc”. Trong cùng thư, ở chương 7, thánh nhân cho biết trong số các tín hữu có nhiều người là nô lệ. Và ngài khuyên mọi người cố gắng sống xứng đáng theo địa vị của ḿnh. Điều quan trọng duy nhất là mỗi người hăy tuân giữ giới răn của Chúa, c̣n chuyện là tín hữu do thái đă chịu cắt b́ hay là người không do thái không cắt b́, điều đó không quan trọng. Ai ở địa v́ nào lúc được Chúa kêu gọi, th́ cứ ở nguyên địa vị ấy. Bạn được Chúa gọi vào đạo khi c̣n là nô lệ ư? Đừng lo! Trái lại, ngay cả khi bạn có thể trờ thành người tự do đi nữa, hăy tận dụng điều kiện là nô lệ của ḿnh. Bởi kẻ đang làm nô lệ mà được Chúa gọi tức là được Chúa giải phóng. C̣n kẻ đang ở địa vị tự do mà được Chúa gọi vào đạo, th́ phải coi ḿnh là nô lệ của Chúa Kitô. Chúa Kitô đă chuộc anh chị em bằng gía rất cao, v́ thế đừng làm nô lệ người đời (1 Cr 7,17-24). Danh sách kitô hữu, như viết trong chương 16 thư gửi giáo đoàn Roma, cũng cho thấy nhiều Kitô hữu hồi đó là các anh chị em nô lệ. Nói chung, đa số Kitô hữu của Giáo Hội tiên khởi thuộc lớp người b́nh dân trong xă hội. Điều này cũng dễ hiểu, v́ Tin Mừng của Chúa Giêsu là Tin Mừng yêu thương và công bằng. Trước mặt Chúa mọi người đều là con cái, có cùng phẩm gía là h́nh ảnh của Chúa, do đó đều được trân trọng và qúy mến như nhau. Và đó qủa thật là Tin Mừng giải phóng đối với các anh chị em thuộc các giai tầng thấp kém bị khinh miệt và gánh chịu nhiều thiệt thời hơn trong xă hội loài người.

          Một số tin tức khác cho chúng ta biết cơ cấu nội bộ của các cộng đoàn Kitô tiên khởi. Trong chương 5 thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica thánh Phaolô cho thấy trong cộng đoàn có một số vị lănh đạo. Thánh nhân khuyên tín hữu trọng kính và hết sức qúy mến các người đă từng khó nhọc v́ họ, hướng dẫn và dậy bảo họ trong con đường theo Chúa, cũng như lo lắng làm mọi việc v́ họ. Tiếp đến thánh nhân khuyên mọi người hăy biết răn bảo kẻ lười biếng, an ủi người nhát sợ, nâng đỡ người yếu đuối và nhin nhục mọi người, cũng như biết cẩn thận, không lấy ác báo ác, không trả thù kẻ khác, nhưng luôn luôn xây dựng và làm điều thiện cho nhau, luôn luôn vui vẻ, liên lỉ cầu nguyện, và cảm tạ Thiên Chúa trong mọi lúc. Và đặc biệt thánh nhân khuyên mọi người đừng dập tắt Chúa Thánh Thần, đừng khinh chê lời các ngôn sứ, nhưng hăy biết xem xét mọi sự, giữ lấy điều tốt và xa lánh điều xấu (1 Ts 5,12-22).

       Trong chương 12,28 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô thánh Phaolô kê khai danh sách các đặc sủng Chúa ban cho tín hữu, trong đó có đặc sủng cai quản ”kybernêsis”. Các tông đồ đứng đầu, rồi tới các ngôn sứ, tiếp theo là các tiến sĩ, rồi các người làm được phép lạ, các người chữa được bệnh tật, sau đó là các người trợ giúp, các người quản lư, các kẻ nói được nhiều thứ tiếng và giải nghĩa các thứ tiếng ấy. Và mỗi người phải dùng đặc sủng Chúa ban riêng cho ḿnh để phục vụ toàn cộng đoàn. Trong cộng đoàn Philiphê th́ có các giám mục và các phó tế phục vụ. Trong chương 1,1 thư gửi tín hữu cộng đoàn này thánh Phaolô gửi lời chào tín hữu trước rồi mới tới các giám mục và các phó tế của Đức Kitô. Chương 16 thư gửi tín hữu Roma c̣n cho biết có một nữ phó tế là bà Phêbê, thuộc giáo đoàn Cencre, là hải cảng miền đông thành Côrintô (Rm 16,1).

          Ngoài ra trong các thư thánh Phaolô cũng nhắc tên các cộng sự viên nam nữ đă cùng ngài ”đồng lao cộng khổ” trong công tác rao truyền Tin Mừng của Chúa. Chẳng hạn như bà Stêphania và gia đ́nh của bà (1 Cr 16,15-16), ông Philiphê Êpaphrodite (Pl 2,25), các cặp vợ chồng Prisca và Aquila (Rm 16,3-4) Andronico và Giunia (Rm 16,7), các phụ nữ khác như Maria, Trifena và Trifosa (Rm 16,6.12). Cứ theo đó chúng ta có thể nhận thấy công việc tổ chức các giáo đoàn do thánh Phaolô thành lập có tính cách rất tự do và dân chủ. Nghĩa là có sự tham gia tích cực của mọi Kitô hữu, không phân biệt tuổi tác và phái tính. Ai được Chúa Thánh Thần ban cho đặc sủng ǵ th́ dùng chính đặc sủng ấy để phục vụ và vun trồng cộng đoàn. Cũng chính v́ thế nên sau khi bàn về các ơn Chúa ban, thánh Phaolô viết trong chương 14,26 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: ”Như vậy th́ phải làm ǵ thưa anh chị em? Khi anh chị em hội họp, th́ mỗi người có thể hát một bài thánh ca, mang tới một giáo huấn hay một mạc khải, nói các thứ tiếng hay giải thích: nhưng hăy làm mọi sự trong mục đích xây dựng cộng đoàn”. Tuy nhiên có điều chắc chắn là chính thánh Phaolô hướng dẫn các sinh hoạt của cộng đoàn.

          Các phụ nữ cũng không bị loại trừ khỏi các sinh hoạt của cộng đoàn. Bởi v́ thánh Phaolô công nhận quyền của mọi tín hữu được phát biểu trong các buổi hội họp. Nếu thánh nhân có khuyên chị em phụ nữ là đội khăn che đầu khi tham dự các buổi hội họp, như viết trong chương 11 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, th́ đó là tập tục của các dân tộc địa phương chứ không phải do thánh nhân hay Giáo Hội áp đặt. Trong cùng chương khi khuyên các người làm vợ tùng phục chồng như Giáo hội tùng phục Chúa Giêsu là đầu, thánh Phaolo không có ư hạ gía phụ nữ, mà chỉ nhắc cho họ biết ơn gọi đặc thù của họ là được Thiên Chúa dựng nên để trở thành bản vị tương xứng với người nam. Văn bản chương 14,33-35 trong cùng thư ghi lại lập trường cấm phụ nữ phát biểu trong các buỗi họp, và dặn họ có muốn biết ǵ th́ hỏi chồng ở nhà chứ không nên nói giữa công chúng, bị nhiều học giả cho là do người khác thêm vào sau này, chứ không phản ánh lập trường của thánh Phaolo (H. Conzelmann, Der erste Brief an die Korinther, Goettingen 1972, 289-290; G. Dautzenberg, Urchristliche Prophetie. Ihre Erforschung, ihre Voraussetzungen im Judentum und ihre Struktur im ersten Korintherbrief, Stuttgart 1975, 257-273). Dù sao đi nữa, nó cũng mang nặng ảnh hưởng tâm thức ”trọng nam khinh nữ” của xă hội Do thái. Và dĩ nhiên là thánh Phaolô cũng vẫn c̣n bị ít nhiều ảnh hưởng đó. Mặc dù trong chương 3,28 thư gửi giáo đoàn Galát, thánh nhân nhấn mạnh rằng sự khác biệt phái tính không quan trọng. Trên b́nh diện lịch sử-cứu độ là nam hay là nữ cũng như nhau trong ”Chúa Giêsu Kitô”.

          Trên b́nh diện dân sự các Kitô hữu vẫn có các quyền và bổn phận công dân mà họ phải tuân giữ không phải v́ sợ bị phạt, nhưng với ư thức cao độ là góp phần vào việc củng cố trật tự xă hội và công ích. Trong chương 13 thư gửi tín hữu Roma thánh Phaolô khuyên tín hữu tuân phục các giới chức chính quyền, sống liêm chính, ngay thẳng và đóng thuế cho theo luật lệ quốc gia. Dĩ nhiên là họ không được tham dự các lễ nghi cúng tế công cộng, v́ như thế là phạm tội tôn thờ các thần linh, như thánh Phaolo khuyên nhủ trong chương 10,14-22 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô.

                                                                                                                       Linh Mục Giuse LINH-TIẾN-KHẢI

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ Năm C

 

CUỘC KHỔ NẠN và CÁI CHẾT GIỮA TRỜI

     Không có Thánh sử nào nhấn mạnh cho bằng Thánh Luca về sự thanh thản của Chúa Giêsu trước cái chết. Chúa Giêsu tuyên bố từ đầu của tŕnh thuật dài nầy:”Ta ước ao mănh liệt được ăn lễ vượt Qua nầy với các con trước khi chịu đau khổ”. Hai lần, Người dâng lời tạ ơn giữa bạn hữu của Người, rồi Người đặt trước mặt họ,trên chiếc bàn, “ḿnh Người” được trao ban và “máu Người đổ ra”. Ư thức về ư nghĩa của mỗi một trong các cử chỉ của Người về Giao Ước,Chúa Giêsu nói thêm:” Các con hăy làm việc nầy để nhớ đến Thầy”.

   Thánh sử Luca dù vậy cũng thừa nhận rằng sự tuân phục hoàn toàn của Chúa Giêsu, đến giờ quyết định, cũng làm con tim tan nát:” Tâm hồn sầu năo,Người cầu nguyện…và mồ hôi của Người như những giọt máu nhỏ xuống đất”. Ở khắp các chỗ khác,Con Thiên Chúa cho thấy sự điềm tỉnh lớn lao và sự tự tin trọn vẹn. Người thấy trước mỗi một động tác của ḿnh, ở mỗi thời khắc. Tất cả những ǵ Người làm sẽ nói lại, qua muôn thế hệ, t́nh yêu và ḷng trắc ẩn của Thiên Chúa.

   Người nói với Simon:”Thầy đă cầu xin cho con, để đức tin của con không ch́m đắm”. Đức tin của Phêrô,sau lễ Vượt Qua, sẽ là nền tảng của Giáo Hội. Than1h Luca c̣n nhấn mạnh cái nh́n của Chúa Giêsu khi ông chối Người ba lần.

   Bốn lần suốt trong tường thuật,Chúa Giêsu cầu nguyện. Người nh́n thấy cái chết giữa thanh thiên bạch nhật của ḿnh, trong một cuộc đối thoại rơ ràng và không ngớt với Cha Người, Người trao mạng sống ḿnh một cách tự do cho thế gian ,chứ không phải là v́ một sự sai lạc của con người. Hơn nữa,toà á cao nhất của đất nước, đại diện cho hoàng đế,tuyên bố ba lần rằng ông “không thấy nôi người nầy bất cứ lư do ǵ để kết án”. Sự phán xử nầy là chủ yếu đối với Thánh Luca và với tập thể các môn đệ.

   Về phía người Do Thái, Thánh sử làm nỗi bật ba danh hiệu của Chúa Giêsu: Người là Đấng Thiên Sai, là Con của người và cuối cùng. Đại Hội Đồng đồng thanh tuyên bố: “Vậy Ông là Con Thiên Chúa ư?”. Sự khẳng định dựa trên việc chữa lành anh đầy tớ của thầy thượng tế, sự tha thứ cho các lư h́nh “không biết việc họ đang làm” và nhất là người trộm lành chết bên cạnh Người được vào Thiên Đàng.

   Một h́nh ảnh cuối cùng khiến ta chú ư: Ông Simon đi theo Chúa bằng các vác thánh giá của Người. Đó chính là Hội Thánh, bởi v́ “dân chúng rất đông đi theo Người”. Cái chết của Chúa Giêsu mở ra cho moị người cánh cửa vào sự sống đích thực.

Bernard Lafrenière, c.s.c.

 

 ------------------------------

+ Giao Ước Mới, cũng như dân mới của Chúa, đă được loan báo trong Giêrêmia 31, 31 – 34

+ Các câu 43 – 44 cho thấy rơ bản tính nhân loại của Chúa Giêsu khi  Người hấp hối và nỗi khiếp hăi của Người trước cái chết (mà nhiều bản chép cũ cho rằng nên bỏ đi)