TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

XEM XÉT LẠI “LÂM BÔ”,CÓ HY VỌNG CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG ĐƯỢC RỬA TỘI

(AP 22.04) Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI đă xem xét lại giáo huấn truyền thống của Giáo Hội La-Mă về cái gọi là “lâm bô”, tán thành một báo cáo của Giáo Hội đưa ra ngày 20.04 nói rằng có lư do để hy vọng rằng các trẻ sơ sinh chết mà chưa được rửa tội,có thể vào Thiên Đàng. Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI đă chấp thuận những t́m ṭi của Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế [gồm các nhà thần học được Vatican bổ nhiệm, mục đích cố vấn cho Đức Giáo Hoàng và cho Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin. Đức Biển-Đức XVI đă cầm đầu Thánh Bộ nầy trong hai thập niên trước khi đươợ bầu làm giáo hoàng năm 2005],nhóm đă đưa ra và cho lưu hành hồ sơ đă được trông đợi từ lâu nay về lâm bô trong Origins, pḥng tài liệu của Cơ quan thông tin Công giáo, hăng tin của HĐGM Hoa Kỳ. Cha Luis Ladaria Ḍng Tên,Tổng thư kư Uỷ Ban cho AP biết:   ” Chúng tôi có thể nói ḿnh có nhiều lư do để hy vọng rằng có ơn cứu độ cho các trẻ sơ sinh nầy”. Mặc dù người Công-giáo luôn tin rằng các trẻ em chết mà chưa được rửa tội,th́ đang mang tội tổ tông và v́ thể bị loại trừ khỏi Thiên Đàng,nhưng Giáo Hội không có một giáo lư chính thức nào về vấn đề nầy. Tuy nhiên, các nhà thần học từ lâu vẫn dạy rằng những trẻ em như thế được hưởng một t́nh trạng vĩnh viễn hạnh phúc tự nhiên trọn vẹn,một t́nh trạng được gọi chung là lâm bô, nhưng không được hiệp thông với Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI đă thúc giục nghiên cứu về lâm-bô,một phần v́ “nhu cầu mục vụ thúc bách”,bị khuấy động bởi sự gia tăng nạo phá thai và con số ngày càng tăng các trẻ em chết mà không được rửa tội. Trong hồ sơ nầy, ủy ban nói có nhiều lư do thần học và phụng vụ nghiêm túc để có hy vọng rằng các trẻ sơ sinh chết đi sẽ được cứu rỗi và được đưa về cơi phúc trường sinh”. Tuy vậy, hồ sơ vẫn nhấn mạnh rằng “có những lư do để có hy vọng hơn là những lư lẽ để bảo đảm am hiểu”.Cha Ladaria nói rằng không một ai có thể biết chắc các trẻ sơ sinh không được rửa tội,sẽ nên như thế nào, bởi v́ Kinh Thánh không nói ǵ nhiều về vấn đề nầy. Phụ huynh Công giáo vẫn phải rửa tội cho con cái họ, v́ Bí Tích nầy là con đường cứu rỗi như đă được mạc khải.

NHỮNG ĐE DOẠ MỚI CHỐNG LẠI KITÔ-HỮU IRAQ

(CWNews 19.04)  Các Kitô-hữu Iraq đang đối diện với những đe doạ mới,với những nhóm Hồi giáo doạ sẽ phá hủy các thánh đường,trừ khi phải tháo bỏ Tah1nh Giá. Ở Baghdad,nhà thờ Công-giáo Can-Đê Thánh Phêrô và Phaolô đă nhận được một lời cảnh cáo lỗ mảng:”Tống khứ ngay thánh giá hoặc chúng ta sẽ đốt các nhà thờ của bọn bay”. Đức Cha Shlemmon Warduni nói với Hăng tin AsiaNews,”trong hai tháng vừa qua,nhiều nhà thờ bị ép buộc phải tháo gỡ cây thánh giá khỏi đỉnh ṿm”, và có một trường hợp đám chiế binh Hồi giáo đă leo lên mái nhà thờ để phá hủy cây thánh giá. Kitô-hữu ở một số nơi được cảnh báo đừng mang thánh giá và được khuyên trở lại Hồi giáo hoặc phài đương dầu với bạo lực. T́nh h́nh thật không thể chịu đựng được và áp lực đè nặng trên Kitô-hữu phải rời bỏ đất nước ngày càng tăng.

CÁC LĂNH ĐẠO GIÁO HỘI NHẬN RA SỰ THÂM NHẬP CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-XÍT VÀO ẤN ĐỘ

(CWNews 19.04) Các lănh đạo Giáo Hội Công-giáo Syro-Malabar ở Nam Bang Kerala tố cáo các quan chức chính phủ địa phương đă tổ chức chiến dịch chống lại Kitô-giáo và t́m cách để xâm nhập vào các cơ sở do Giáo Hội điều hành. Một phát ngôn nhân của Giáo phận Tellicherry buộc tội rằng những người theo chủ nghĩa Mác-xít đă nắm quyền kiểm soát tờ báo của Giáo phận và đang sử dụng báo chí để thúc đẩy đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa vô thần. Chính quyền địa phương bị đảng cộng sản kiểm soát. Giáo Hội Syro-Malankara là một gtổng giáo phận lớn nhất với khoảng 450.000 tín hữu tập trung tại Kerala,nơi Kitô-hữu t́m thấy nguốn gốc di sản của họ ở lời rao giảng của Thánh Tôma Tông Đồ.

SƯ SĂI THÁI-LAN MUỐN ĐƯA PHẬT-GIÁO TRONG HIẾN PHÁP

(AP 19.04) Hàng trăm sư săi đ̣i hỏi Phật-giáo phải được xưng là quốc-giáo, một bước thử đă bị bác bỏ phần v́ trong quá khứ bị phản đối do gây chia rẽ quá nhiều, phần v́ sự nỗi dậy của Hồi giáo ở miền Nam đông người Hồi giáo đang làm t́nh h́nh xấu đi. Hơn 2.000 người bị chết kể từ năm 2004 trong ba tỉnh cực nam doc5 theo biên giới Malaysia trong một cuộc nỗi dậy được đổ dầu vào lửa do những tuyên truyền kỳ thị chống lại người Hồi giáo, nhất là trong giáo dục và vcơ hội làm việc ở một nước Thái Lan mà Phật-giáo lấn át. Đ̣i hỏi của các sư săi làm sống lại cuộc tranh căi lùi về năm 1997 khi một chiến dịch nhằm làm cho Phật-giáo trở thành quốc-giáo đă bị thua v́ cho rằng nó sẽ phân chia đất nước. Nay vấn đề lại được đem ra, v́ một hiến pháp mới đang soạn thảo bởi một ủy ban do các nhà lănh đạo cuộc đảo chính chỉ định, dự tính sẽ được đem trưng cầu dân ư vào đầu tháng chín nầy. [Hơn 90% dân số Thái La là tín đồ Phật-giáo; số c̣n lại hoặc là Hồi giáo hoặc Kitộ-giáo.

MỘT NGÀY LỄ SINH NHẬT DƯỚI DẤU CHỈ HIỆP NHẤT CÁC KITÔ-HỮU.

(Zenit 20.04) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại với Chính Thống nhằm hiệp nhất các Kitô-hữu. Trong ngày mừng sinh nhật thứ 80, vây quanh Đức Giáo Hoàng là t́nh thương mến của bạn hữu và vùng Bavière. Ngoài dàn nhạc giao hưởng ở Vatican, bửa ăn trưa với các hồng y, Đức Giáo Hoàng cũng tiếp đón Vị kế nhiệm của Ngài ở Munich và Freising,hồng y Friedrich Wetter,hiện là giám quản tông toà cho tới khi vị kế nhiệm phụ trách giáo phận nhận nhiệm vụ; đồng thời có cả các nhà hữu trách Bavière đến Roma nhân dịp nầy. Đức Giáo Hoàng tiếp đón bộ trưởng thống đốc Vùng Bavière, Ngài Edmund Stoiber,rồi bộ trưởng thống đốc vùng Schleswig-Holstein,Ngài Peter Harry Carstensen và các đoàn tùy tùng. Ngài cũng tiếp ở Sảnh Clémentine thuộc lâu đài giáo hoàng ở Vatican Đức Hống y Wetter và một phái đoàn gồm 50 thành viên của tăng hội nhà thờ chính toà trong một bầu khí gia đ́nh ấm áp. Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự hiện diện của phái viên do Thượng Phụ Đại Kết gửi đến, rằng “cuộc gặp gỡ giữa Roma và Chính Thống có tầm quan trọng căn cơ cho lục địa Châu Âu và cho tương lai của lịch sử toàn cầu”, v́ thế mà cần đem hết mọi nỗ lực để cuộc gặp gỡ thật sự dẫn tới sự hiệp nhất huynh đệ.

ĐỨC HỒNG Y MARTINO VUI MỪNG V̀  ĐỨC GIÁO HOÀNG SẼ  ĐẾN THĂM LHQ

(Zenit 20.04) Ngay hôm sau khi TTK.LHQ ban Ki-moon mời Đức Thánh Cha Biển-Đức công-du LHQ, Chủ tịch các Hội Đồng Giáo Hoàng V́ Công Lư và Hoà B́nh và v́ Dân Di Cư, Hồng y Renato Raffaele Martino, vui mừng v́ chuyến công du sắp tới nầy. Đức hồng y Martino đă đại diện cho Toà Thánh tại LHQ trong 16 năm. Ngài nói:”tôi phải nói rằng hôm qua tôi rất vui mừng khi nh́n thấy ông bạn già Ban Ki-moon của tôi. Sự ủng hộ của Toà Thánh và nhất là của các Giáo Hoàng đối với LHQ có từ ngay từ khi nó được sáng lập. Và tại sao các Giáo Hoàng đă và vẫn đang tin tưởng vào LHQ? - Đức Phaolô VI đă nói:’ Đó là con đường duy nhất mà văn ḿnh hiện đại phải theo để có được một khối nước thân thiện trong hết các dân tộc”. Nhưng đồng thời khuyến khích canh tân,v́ một cơ quan như LHQ phải thích ứng với mọi thời kỳ”. Dù lời mời chưa được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chính thức trả lời, nhưng v́ ông Ban Ki-moon cho biết Ông sẽ gửi lời mời chính thức khi về tới trụ sở LHQ ở New York, v́ thế người ta rất trông đợi chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

QUAN HỆ GIỮA GIAÓ HỘI và CHÍNH PHỦ Ở CAM-BỐT TỐT ĐẸP

(Zenit 20.04) Chuyến viếng thăm đất nước Cam-bốt vừa qua của Sứ Thần Toà Thánh nhấn mạnh những quan hệ tốt đẹp của Giáo Hội với chính phủ, cũng như sự phát triển của các hoạt động xă hội và từ thiện (nguồn: Hội Thừa sai Paris). Đức Khâm Sứ đă thăm viếng 10 ngày, đă gặp thủ tướng Hun Sen tại Bộ Ngoại giao, mang tính chất chính thức và như một sự công nhận của chính phủ về sự hiện hữu của Giáo Hội trên đất nước nầy. Cho tới nay số tín hữu Công giáo vẫn c̣n khiêm nhường, với khoảng 20.000 người trên dân số 12 triệu, nhưng ảnh hưởng ngày càng lớn thấy rơ. Toà Thánh và Cam-bốt duy tŕ quan hệ ngoại giao từ 1994. Sứ thần ngụ tại Bangkok, nhưng cũng là đại diện cho Toà Thánh ở Cam-bốt và Singapore,Brunei,Lào,Miến Điện và Mă-Lai.

BÁC SĨ NGA VÀ LĂNH ĐẠO GIÁO HỘI CHỐNG LẠI NỖ LỰC AN-TỬ

(CWNews 20.04) Khi các nhà làm luật người Nga đang đưa ra đề xuất cho phép tự tử có hổ trợ y khoa (an tử), th́ một nhân vật giới y học hàng đầu và một hữu trách tôn giáo đă lên tiếng phản đối. Trong cuộc phỏng vấn của tờ Rossijiskiej Gaziety, người đứng đầu Hàn Lâm Viện Y Khoa Nga,Michel Davydov, đă tuyên bố ông chống lại an-tử, mặc dù hằng ngày ông đă phải chứng kiến cơn đau mạnh mẽ của các bệnh nhân. An tử, theo ông, không phải là một giải đáp y học cho cơn đau của người bệnh. Trong cùng tạp chí ấy, một phát ngon nhân của Giáo Hội Chính-Thống Nga cũng lên tiếng chống lại an-tử. Cha Vsevolod Chaplin nhận định:” Từ quan điểm Kitô-giáo, việc hỗ trợ cho ai đó phạm tội tự từ là hoàn toàn vô đạo đức. Cái chết của mỗi sinh linh đều ỡ trong tay Chúa, các bác sĩ và các nhà làm luật không thể quyết định được vấn đề nầy”.

ĐỨC HỒNG Y SCHONBORN LẬP LẠI PHÊ B̀NH THUYỀT TIẾN HOÁ.

(CWNews 20.04) Đức hồng y Christoph Schonborn tổng giáo phận Vienne đă phát biểu một bài thuyết tŕnh về tiến hoá và đức tin Công giáo ngày kỳ họp “những ngày hàn lâm” ngày 18.04 của Viện Marcianô ở Venise, Ư. Ngài rất thích thú trong các tranh luận về thuyết tiến hoá, nói về các khía cạnh ư-thức-hệ của thuyết Darwin, gồm cả sự kiện là Marx và Engels công nhận thuyết Darwin như nền tảng khoa học cho chủ nghĩa duy vật. Trước Darwin – Ngài ghi nhận - nhiều nhà khoa học gồm Copernic,Galilêô và Newton đă công nhận các dấu chỉ trong thiên nhiên cho thấy Đấng Tạo Hóa. Theo Đức Hồng Y :” Không phải tất cả mọi giải thích của thuyết tiến hoá đều tương thích với niềm tin vào Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá’. Vị hồng y người Áo đă tạo ra một cuộc tranh luận năng nỗ với một tham luận ngắn về tiến hoá và đức tin đăng trên tờ New York Times tháng 7.2005. Gần đây nhất, Ngài noí chuyện tại hội thảo chuyên đề tháng 9.2006 do Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tổ chức cho các sinh viên thần học cũ của Người. Bản thân Đức hồng y Schonborn cũng là một cựu sinh viên của Đức Giáo Tông.(có thể xem www.creationinstruction.org, để biết lập trường Tin Lành Phái Luther về vấn đề nầy)

TỔNG THỐNG SRI LANCA GẶP ĐỨC GIÁO HOÀNG, THẢO LUẬN VỀ NỖ LỰC HOÀ B̀NH

(CWNews 21.04) Ngày 20.04,Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă hội kiến với tổng thống Sri Lanca Mahinda Rajapaksa (cùng tháp tùng có phu nhân – là tín hữu Công-giáo – và ba thành viên Công-giáo trong nội ac1c của ông), để thảo luận về cuộc nội chiến đẩm máu trên đất nước Á Châu nầy. Sau cuộc gặp kéo dài 20 phút, một phát ngô nhân của tổng thống nói rằng vị nguyên thủ Sri Lanca đă nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ chấm dứt cuộc chiến giữa các toán quân chính phủ với phiến quân Con Hổ Tamil chủ trương tách ly. Trong thông điệp “gửi Thành Phố và Thế Giới” vào Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rà8ng” chỉ có giải pháp thương lượng” mới có thể chấm dứt cuộc chiến ở Sri Lanca. Các giới cức Giáo Hội ở nước nầy đă phổ biến những vụ lạm dụng nhân quyền từ cả hai chiến tuyến, cũng như tấn công nhân sự của Giáo Hội. Tổng thống cũng có cuộc gặp gỡ riêng với Quốc vụ khanh Toà Thánh, Đức hồng Y Tarcisio Bertone.

ỔNG THỐNG PALESTINE THĂM VIẾNG ĐỨC GIÁO HOÀNG.

(CWNews 21.04) Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hội kiến với Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI trong một buổi triều yết riêng ngày 24.04. Nhà lănh đạo Palestine, đă gặp Đức Giáo Tông vào tháng 12.2005, được trông đợi nói với Đức Giáo Hoàng về những viễn cảnh của tiến tŕnh hoà b́nh. Ông Abbas sẽ đi Châu Âu trong một nỗ lực để t́m kiếm sự ủng hộ ngoại giao cho tân chính phủ Palestine, vốn đă thay thế một chế độ do Hamas kiểm soát bị thế giới phương Tây xa lánh. Ông sẽ gặp các nhà lănh đạo Ư sau cuộc viếng thăm Vatican.

PHÓNG VIÊN CÔNG GIÁO NGHI NGỜ THỐNG KỆ CON SỐ LINH MỤC ĐĂ KẾT HÔN.

(CWNews 21.04) Một nhà xuất bản Ḍng Tên có iu tín lớn đă nghi ngờ những lời quả quyết được công bố rộng răi rằng có khoảng từ 80.000 đến 100.000 linh mục Công giáo đă từ bỏ thừa tác vụ để  kết hôn. Cha Gianpaolo Salvini, chủ bút tờ nhật báo Ḍng Tên Civilta Cattolica, đặt nghi vấn những thống kê do những người hoạt động chủ chốt cho một sự đổi thay trong kỷ luật Giáo Hội về độc thân linh mục đưa ra. Ngài kết luận rằng không thể có hơn 57.000 linh mục lập gia đ́nh trên toàn thế giới. Giữa những năm từ 1964 đến 2004,chủ bút tờ Civilta Cattolica thừa nhận có gần 70.000 linh mục rời bỏ thừa tác vụ để kết hôn. Tuy vậy,khoảng 11.000 trong số những người nầy đă lần lượt trở lại đời sống độc thân và tiếp tục thừa tác vụ linh mục. Trong những năm vừa qua, con số linh mục rời bỏ hàng giáo sĩ để kết hôn giảm  với 5.383 linh mục rời bỏ từ năm 2000 đến 2004, tương đương với 1% số linh mục trên toàn thế giới. Trong số nầy, mỗi năm lại có một số linh mục xin hoà giải với Giáo Hội và xin được quay lại với thừa tác vụ linh mục.

THĂM D̉ Ở ÁI-NHĨ-LAN CHO THẤY SỰ KHÔNG HIỂU BIẾT TÔN GIÁO,NHẤT LÀ GIỚI TRẺ

(CWNes 21.040  Trong một cuộc thăm ḍ toà quốc mới đây, Viện Iona cho biết : Cư dân Ái-Nhĩ-Lan cho thấy sự thiếu hiểu biết căn bản về đức tin Công-giáo đáng kể. Sự không hiểu biết đánh động nhất là ở những người trả lời thăm ḍ giữa các lứa tuổi từ 19 đến 24, luôn chiếm đa số trong các cuộc thăm ḍ. Những người trên 65 chiếm những kết quả trên trung b́nh về cuộc thăm ḍ, cho thấy rằng tŕnh độ giáo dục tôn giáo ở Ái-Nhĩ-Lan có khá hơn so với những năm trước đây. Chỉ có một thiểu số trong độ tuổi 19 tới 24 có khả năng kể tên Ba Ngôi Thiên Chúa. Cũng tương tự, chỉ có 38% những người trẻ tuổi trả lời câu hỏi có thể cung cấp số Phúc Âm trong Tân Ước và 38% khác có thể nói ra con số các Bí Tích Công-giáo. Trong những người trên 65 tuổi, th́ 65% trả lời đúng các câu hỏi nầy.

NHÀ LĂNH ĐẠO ĐÀI LOAN T̀M THẮT CHẶT HƠN QUAN HỆ VỚI VATICAN

(CWNews 21.04) Tổng thống Đài Loan Trần-Thủy-Biển nói rằng chính phủ ông hy vọng đạt được những quan hệ mạnh mẽ hơn với Vatican, khi ôg xuất hiện tại buổi tiếp tân đánh dấu năm thứ hai Đức Biển-Đức XVI được bầu, do Ṭa Khâm Sứ Toà Thánh tổ chức tại Đài Bắc để mừng sinh nhật Đức Giáo Hoàng. Ông nói rằng Đài Loan chia sẻ quan tâm của Vatican nhằm thúc đẩy dân chủ và phát triển kinh tế, nhất là với các nước nghèo. Toà Thánh là quốc gia Châu Âu duy nhất vẫn giữ quan hệ ngoại giao đầy đủ với Đài Loan. Tuy vậy các giới chức Vatican nhận định rằng Toà Thánh sẵn sàng dời Toà đại sứ sang lại Bắc Kinh [được đời từ Bắc Kinh sang Đài Loan năm 1951], nếu các vấn đề khác được giải quyết để nối lại quan hệ ngoại giao với chính phủ lục địa.

50.000 CHỮ KƯ Ở BẮC ÁI-NHĨ-LAN Đ̉I BẢO VỆ SỰ SỐNG

(CWNews 21.04) Những nhà lănh đạo phong trào Bảo Vệ Sự Sống ở Bắc Ái-Nhĩ-Lan đả tŕnh ra 50.000 chữ kư với các nhà làm luật ở nghị viện Stormont, chống lại việc đưa vào dự luật nạo phá thai hợp pháp. Sáng kiến Bảo Vệ Sự Sống là một câu trả lời cho dự thảo về “chấm dứt thai kỳ” do Bộ Y tế, Dịch Vụ Xă Hội và An Sinh đưa ra vào tháng Giêng. Bộ trưởng Y Tế Paul Goggins đă cho phép một thời kỳ 8 tuần để giải thích công khai về dự thảo đuợc đề xuất nầy, kéo dài đến ngày 20.04. Những người kư vào tuyên ngôn nói “họ đă gửi đi một thông điệp rơ ràng cho Bộ y tế, rằng Bộ đang làm đủ cách để đưa nạo phá thai vào đây, dân chúng Bắc Ái Nhĩ Lan nói rơ: ‘không phải nhân danh tôi’.

TRONG CÁC LỜI CHÚC MỪNG VÀ CẦU NGUYỆN, CÓ MỘT “VÉ XEM THẾ-VẬN HỘI 2008”.

(Fides 21.04) “Trọng kính Đức Thánh Cha,chúng con để dành cho Đức Thánh Cha một vé đi xem Thế-vận-Hội Bắc Kinh 2008. Chúng con chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha đến giữa chúng con như vậy !”. Đó là những lời chúc mừng chân thành nhất phát ra từ con tim của tín hữu Công giáo Trung Quốc dành cho Vị Giáo Hoàng rất kính yêu của họ nhân ngày sinh nhật thứ 80 khởi đầu năm thứ ba triều đại giáo hoàng của Ngài. Rất nhiều giáo xứ ở Bắc Kinh và nhiều cộng đoàn Công giáo khắp lục địa cầu nguyện đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng trong những ngày nầy. Tấm vé xem Thế vận Hội 2008 được một tín hữu Công giáo ở Bắc Kinh mua ngay khi vé bắt đầu được bán chính thức và anh ta nói muốn dâng lên Đức Giáo Hoàng để mời Ngài đi xem Thế Vận Hội. Người Công giáo trung Hoa đang ngày đêm mong ngóng Thư Mục Vụ của Đức Thánh Cha gửi dân Trung Quốc và hy vọng sự hiện diện của Ngài ở Trung Quốc. Họ biết rằng điều đó rất khó khăn,nhưng vẫn cầu xin như thế.

NGHI THỨC AN TÁNG NHÀ NƯỚC CHO GIÁM MỤC YÊU NƯỚC BẮC KINH,’TÀI SẢN’CỦA ĐẢNG.

(AsiaNews 22.04) Mặc cho lời thỉnh cầu của Hội Công-giáo yêu Nước Bắc kinh, sẽ không có đại diện của Vatican tại lễ an táng. Được công khai ca ngợi như là “một người bạn lớn của đảng cộng sản”. Nhiều nghi ngờ quanh ngày mất của vị giám mục nầy.Tổng giám mục Yêu Nước giáo phận Bắc Kinh Michele Fu Tieshan sẽ được nhận một lễ an táng xứng với một “nguyên thủ quốc gia”. Sẽ không có một đại diện nào của vatican hiện diện,cũng không có nghi thức tôn giáo hoặc lễ an táng nhá nước. Các nguồn tin Giáo Hội tại Hồng Kông cho biết rằng các thành viên Hội Công giáo yêu Nước bày tỏ ước ao có được một đại diện của Vatican trong lễ an táng, nhưng điều đó khó có thể xăy ra, cũng giống như ở lễ an táng Đức Cha Li Duan [Tổng giám mục giáo phận Xian] mặc dù Ngài hiệp thông sâu xa với Đức Giáo Hoàng và Toà Thánh. Dù thế, các nguồn tin nầy nói thêm rằng tất cả mọi tín hữu ở Trung Quốc và nước ngoài “nên cầu nguyện cho linh hồn vị giám mục,mà nay phó mặc cho công lư của Thiên Chúa’.

GIÁO HỘI NHẬT-BẢN CHỜ MONG SẮC LỆNH PHONG CHÂN PHƯỚC CHO 188 VỊ TỬ V̀ ĐẠO

(Fides 20.04) Giáo Hội Nhật đang tiến gần đến một biến cố tràn đầy niềm vui: lễ phong chân phước cho 188 vị tử v́ đạo người Nhật. Cộng đồng Công-giáo chờ đợi chữ kư của công bố sắc lệng phong chân phước từ Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI,sau khi Thánh Bộ Phong Thánh đă kết luận công việc của Bộ. Án phong chân phước đă được mở năm 1996,nhân kỷ niệm 400 năm những vụ bách hại ở Trường Kỳ (Nagasaki). Đây là án phong thánh đầu tiên do các giám mục Nhật đề nghị và có một ư nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng Công-giáo trong xứ Mặt Trời Mọc, nhất là khi trong 188 vị tử v́ đạo ở thế kỷ XVII,phần đông là giáo dân,gồm cà phụ nữ và trẻ em. Chỉ có 4 linh mục. Họ chết để bênh vực quyền được tuyên xưng đạo một cách tự do, quyền linh thiêng của mỗi sinh linh, quyền được tuyên xưng đức tin nơi Thiên Chúa của ḿnh.[ Ở Nhật hiện nay có 450.000 tín hữu Công-giáo người địa phương và 550.000 Công giáo nhập cư, trên dân số 127 triệu].