Text Box: Tôi tin Hội Thánh
DUY NHẤT – THÁNH THIỆN
CÔNG GIÁO – TÔNG TRUYỀN
BẢN TIN GIÁO HỘI
SỐ 28 (TUẦN TỪ 15.06 ĐẾN 22.06.2007)
 

 

 

 

 

 

 

 

 


THÁNG SÁU - THÁNG TÔN THỜ

THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

 

 

TRÁI TIM ĐỨC CHÚA GIÊSU

LÀ VUA CAI TRỊ VÀ CĂN BẢN L̉NG MỌI NGƯỜI

 

Trong số nầy.

 

1.     TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

2.     GIỚI THIỆU

    NẾU THIÊN CHÚA LÀ T̀NH YÊU, TẠI SAO CÓ ĐAU KHỔ?

     MỘT GIÁO HỘI CHO TRUNG-QUỐC (phần I)

     T̀M HIỂU KINH THÁNH. ĐỀ 16: 

           TÍNH CHẤT XÁC THỰC VÀ SỰ THỐNG NHẤT

          TRONG CÁC THƯ CỦA THÁNH PHAOLÔ

          

  PHỤ LỤC :

      GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XI TN.C

    

    PHỤ TRANG:

       VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

Text Box: TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO 


                                                                                                                                                                                                                       

 

MỘT THANH NIÊN T̀M CÁCH LEO LÊN XE CỦA ĐỨC THAN1H CHA

( Zenit 07.06) Một du khách người Đức 27 tuổi, đội mũ bóng chày, đă t́m cách leo lên xe của Đức Thánh Cha sau khi vượt qua hàng rào an ninh cách xe một mét. Lập tức anh ta bị người đội trưởng đội Cận Vệ Thuỵ Sĩ bắt giữ và sau đó giao cho bệnh viện tâm thần Roma chăm sóc. Đức Thánh Cha h́nh như vẫn không hay biết về những ǵ xảy ra phia sau xe. Anh thanh niên không có ư đồ bạo lực,mà có lẽ chỉ muốn làm nỗi bật.

ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO HỘI THẦM LẶNG LẠI BỊ BẮT LẦN THỨ 9

(CWNews 07.06) Một nhân vật chủ chốt của Giáo Hội Công-giáo thầm lặng ở Trung Quốc lại bị bắt lần thứ 9 trong thời gian ba năm. Đó là tin do Hội Hồng Y Kung đưa. Đức Cha Julius Jia Zhiguo của giáo phận Zhengdinh được đưa tin cho biết là bị bắt giữ vào ngày 05.06 và hiện vẫn chưa biết nơi Ngài bị giam giữ. Đức giám mục là một trong các nhà lănh đạo Công giáo có thể nh́n thấy nhất ở tỉnh Hoa Bắc, ngoại vi Bắc Kinh. Giáo Hội thầm lặng đặc biệt tích cực ở Hoa Bắc và các nhà cầm quyền địa phương  đă thường xuyên bắt giữ các giám mục và linh mục, ép buộc các Ngài phải thừa nhận Hội Công-giáo yêu Nước được chính phủ hậu thuẩn. Đức Cha Gia bị bắt vào tháng 11.2005 và giam giữ cho đến tháng chín.2006. Khi được thả, Ngài bị quản thúc tại gia và bị hạn chế tối đa các hoạt động. Vị giám mục 73 tuổi nầy đă trải qua gần tṛn 20 năm trong lao tù.

SIÊU NGƯỜI MẪU BA-TÂY CHẾ NHẠO TRINH TIẾT

(CWNews 07.06) Một siêu người mẫu người Ba-Tây,Gisele Bundchen, đă tạo ra sự xáo động nơi quê nhà cô với việc chế nhạo giáo huấn Giáo Hội Công giáo về t́nh dục. Cô đă cho biết quan niệm của cô về ngừa thai, nạo phá thai và t́nh dục tiền hôn nhân. Cô người mẫuthông báo rằng t́nh dục tiến hôn nhân nơi đâu cũng có:”ngày nay không có người phụ nữ nào c̣n trinh tiết khi lập gia đ́nh. Hăy chỉ cho tôi một ai đó c̣n trinh”. Được hỏi về chuyện phá thai, cô nói rằng người phụ nữ nên có quyền quyết định điều ǵ là tốt nhất cho cô ta. "Nếu cô gái thấy không có đủ tiền hoặc đủ điều kiện về t́nh cảm để nuôi dạy một đứa trẻ, th́ sinh em bé làm ǵ?". Ngày 08.06, siêu sao bóng đá người Ba-tây Kaka đă đưa ra một lời tuyên bố ngược lại, khi thông báo rằng anh và vợ anh vẫn giữ trinh tiết khi họ cưới nhau. Trong một cuộc phỏng vấn cho tờ Vanity Fair, thần tượng bóng đá nói rằng anh và người vợ Caroline đă chờ đợi cho đến khi lấy nhau và “thời gian ấy là quan trọng,v́ nó chứng thực t́nh yêu của chúng tôi”.Anh nói:”Thánh kinh dạy rằng t́nh yêu đich thực chờ đợi cho đến hôn nhân.. Nếu cuộc sống ngày nay của chúng tôi đẹp đẽ dường ấy, tôi cho rằng là v́ chúng tôi đă biết chờ đợi”.

MỘT “GHETTO” TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG NINIVÊ ĐỂ CỨU CÁC KITÔ-HỮU IRAQ

(AsiaNews 08.06) Các nhóm làm chính trị ở Mỹ và ở Châu Âu đang đẩy mạnh việc thành lập một “vùng Assryri” ở miển Bắc Iraq gần biên giới với Kurdiatan. Để đạt mục đích, họ khai thác việc bách hại chống lại Kitô-giáo để khẳng định sự cấp bách phải thực hiện kế hoạch của họ. Một dự án được kêu gọi bởi những kẻ chỉ biết rất ít về t́nh h́nh ở Iraq. Tuy vậy chương tŕnh nầy không nhận đưộc sự ủng hộ của người Công-giáo trong và ngoài nước, cho rằng đây là một chương tŕnh “ma quái và nguy hiểm”. Đối với một số người, dồn cộng đồng Kitô-giáo vào ghetto/ vùng đệm giữa người Ả rập và người Kurd ở phía Bắc xem ra là giải pháp duy nhất để cứu người Kitô-hữu. Kể từ khi chiền dịch bài Kitô-giáo trở nên đủ tàn bạo để trở thành điểm nỗi bật của các phương tiện truyền thông quốc tế, ngày càng nhiều bài viết và tin h́nh nói về cái cần thiết không thể tar1nh né nữa, ở thời điểm nầy, là thành lập một nơi ẩn náu an toàn cho thiểu số nầy.

TRUNG TÂM THÁNH MẪU SRI LANCA TRỞ THÁNH “KHU VỰC HOÀ B̀NH”

(AsiaNews 07.06) Trong một cuộc gặp gỡ với các giám mục Công-giáo, Tổng thống Rajapakse chấp thuận đề xuất của Giáo Hội bảo đảm an toàn cho các khách hành hương đến viếng Linh Địa Thánh Mẫu nỗi tiếng nhất ở quốc đảo nầy. Không chỉ các Kitô-hữu,mà cả phật-tử và tín đồ Ấn giáo đều hân hoan, hy vọng rằng những lời hoà b́nh nầy không chỉ là lời tuyên bố suông,nhưng biền thành hành động cụ thể. Giáo Hội Công giáo đưa ra đề nghị nầy tiếp theo xung đột leo thang trong vùng giữa quân đội Sri Lanca và phiến quân Con Hổ Tamil. Linh điạ nằm trong một khu rừng thuộc giáo phận Mannar, khoảng 200 cây số về phía bắc thủ đô trong một vùng thường xuyên bị phiền quân kiểm soát.

VATICAN XÂY NHÀ DÙNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

(Tuoitre 09.06) Giáo hoàng Benedict XVI sẽ trở thành giáo hoàng đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng mặt trời cho ṭa thánh Vatican. Theo đó, phần mái nhà của thính pḥng của giáo hoàng Paul VI sẽ được thay bằng pin quang điện để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện, đủ để chiếu sáng, sưởi và làm mát căn pḥng. Việc thay thế này sẽ được thực hiện vào năm tới. Năm ngoái, giáo hoàng Benedict XVI đă kêu gọi những người Thiên chúa giáo không nên lăng phí nguồn tài nguyên của thế giới. Ông cho rằng những thiệt hại về môi trường đang ảnh hưởng đến “cuộc sống của những người nghèo trên trái đất”.Thính pḥng hơn 6.000 chỗ ngồi của giáo hoàng Paul VI được xây vào năm 1969, do kiến trúc sư Pier Luigi Nervi thiết kế. Hiện Vatican đang xem xét lắp đặt các tấm thu năng lượng mặt trời trên nhiều ṭa nhà khác, trừ thánh đường Basilica và một số địa điểm lịch sử khác.

TỔNG GIÁM MỤC NGƯỜI ÁO TỪ CHỐI QUÀ TẶNG CỦA TỔNG THỐNG ĐỂ PHẢN ĐỐI NẠO PHÁ THAI

(CAN 08.06) Đức tổng giám mục Alois Kothgasser Tổng giáo phận Salzburg đă từ chối không nhận một món quà sinh nhật trao như danh dự từ tổng thống Áo, để phản đối việc thực hành nạo phá thai trên đất nước. Đức tổng giám mục nói rằng hành động của Ngài có ư nghĩa để bày tỏ sự không đồng ư với việc xây dựng một bệnh viện nạo phá thai do chíng quyền vùng tài trợ từ nhiều năm qua. “Ngài nói trong chương tŕnh Report của Đài Truyền h́nh ORF:” Việc bảo vệ sự sống trong mọi giai đoạn của nó không phải là một một đề tài đưa ra tranh luận. Quyền con người tự khẳng định ḿnh không thể bao gồm việc có thể giết một sinh linh khác”.

ĐỨC THÁNH CHA CA NGỢI TÂN THỦ LĂNH GIÁO HỘI SYRO-MALANKARA

(ACN 09.06) Đức Đáng Kính Baselos Mar Cleemis, người được bổ nhiệm tháng hai năm nay làm Tổng Giám Mục Trưởng ở Vùng Tam Giác Nam Ấn Độ và do đó cũng là tân lănh đạo Giáo Hội Công giáo Malankara - một Giáo Hội Công giáo Đông Phương hiệp thông với Roma - được Đức giaó hoàng ca ngợi v́ cam kết hiệp nhất Kitô-giáo của Ngài. Chính Đức tổng giám mục nay chính thức mang tước hiệu “Catholicos”đă đưa tin nầy cho Hội Từ Thiện Mục Vụ Công giáo Quốc Tế “Trợ giúp Giáo Hội Đang Ngặt Nghèo”. Trong một cuộc gặp gỡ cá nhân với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, vào ngày 28.05 năm nay, Đức Thánh Cha đă nói với Ngài rằng sự hiện diện và chứng từ của Giáo Hội Syro-Malankara là vấn đề sống c̣n và Đức thánh Cha thúc giục Ngài tiếp tục cuộc đối thoại với các Giáo Hội Kitô-giáo chị em và với các cộng đồng tôn giáo ngoài Kitô-giáo.

 

 

 

ĐỨC HỒNG Y OSCAR RODRIGUEZ MARADIAGA ĐƯỢC BẦU LÀ CHỦ TỊCH CARITAS.

(Fides 06.06) Ngài được bầu làm chủ tịch Caritas Quốc Tế do các thành viên Liên Hiệp ở Đại Hội lần thứ 18 ở Vatican và sẽ thay thế vị chủ tịch đương nhiệm Denis Viénot đang điều hành nhiệm kỳ thứ hai. Grigor Vidmar được bầu làm thủ qũy Caritas Quốc Tế và một tân Tổng thư kư cũng sẽ được chọn. Đức hồng y đă khôg thể tham dự Đại Hội v́ nó trùng với một hội nghị của các Giám mục Nam Mỹ. Nói chuyện bằng điện thoại từ Tegucigalpa, Ngài nói “Tôi ước mong chuyển tới Đại Hội những lời cám ơn tự tận đáy ḷng. Tôi đánh giá cao sự giao phó và sự tin cậy mà Đại Hội dành cho tôi, Trong Caritas chúng ta phải làm việc cật lực v́ nhu cầu của người nghèo. Nếu chúng ta là những môn đệ và thừa sai  thật sự, chúng ta cần phải đề cao sự dấn thân mục vụ xă hội của tất cả moị thành viên của chúng ta…Trong ngày kỷ niệm năm thứ 40 thông điệp Progressio Populorum,chúng ta phải xúc tiến sự phát triển như là cách thê để giảm nhẹ và chiến thắng nghèo đói”. Đức hồng y sinh năm 1942 tại Tegucigalpa, thụ phong linh mục trong Ḍng Salêdiêng ngày 28.06.1970 Ngày 28.10.1978, được chỉ định làm giám mục hiệu toà Pudentiana và giám mục phụ tá giáo phận Tegucigalpa và thụ phong giám mục vào ngày 8.12 (36 tuổi). Được nâng lên Tổng giám mục ngày 8. 01. 1993 và chủ tịch CELAM (1995 – 1999). Nhận mũ hồng y do Đức Gioan-Phaolô II ngày 21.02.2001

ĐỨC GIÁO HOÀNG TIẾP GIÁM ĐỐC CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN QUỐC TẾ

(Zenit 09.06) Ngày 08.06, Đức Thánh Cha BiểnĐức XVI đă tiếp kiến trong một buổi triều yết riêng ở Vatican ông Mohamed El Baradei, người đoạt giải Nobel Hoà B́nh 2005, tổng giám đốc Cơ Quan Năng Lượng Hạt Nhân Quóc tế (A.I.E.A) và phu nhân cùng đoàn tùy tùng. Xin nhắc lại: Toà Thánh là thành viên sáng lập AIEA từ năm 1957. Theo thông lệ, Vatican không công khai nội dung của các cuộc trao đổi. Ngày 03.11.2005, Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI đă gửi một thông điệp chúc mừng tới Ông El Baradei khi ông nhận giải Nobel Hoà B́nh, trong đó Người tố cáo sự gia tăng hạt nhân nhanh chóng như là một đe doạ nền hoà b́nh thế giới.

BÁC BỎ HƯỚNG DẪN CỦA VATICAN VỀ CÁCH DỊCH thành ngữ pro multis

(Kath.net 09.06) Các linh mục ở Rottenburg, Đức, đă bỏ phiếu bác bỏ cách dịch của Vatican về thành ngữ pro multis trong phụng vụ Thánh Thể. Hội Đồng linh mục của giáo phận Rottenburg-Stuttgart đă thông báo rằng các thành viên Hội Đồng quyết định bằng “một cuộc bỏ phiếu dân chủ” để giữ lại cách dịch hiện nay của Đức, pro multis là “cho mọi người”, khác với hướng dẫn từ Thánh Bộ Phượng Tự. Đức hồng y Arinze,Tổng trưởng Thánh Bộ, đă viết thư cho các giám mục trên thê giới vào tháng 11 vừa qua để thông báo rằng tất cả mọi bản dịch phụng vụ phải đổi pro multis thành “cho nhiều người”. - một cách dịch chính xác hơn với bản Latinh và với thực tại thần học, rằng trong khi cuộc khổ nạn cứu chuộc của Chúa Kitô khiến cho sự cứu độ trở nên khả dĩ cho mọi người, th́ không phải tất cả moị người được cứu độ. Các linh mục ở Rottenburh lại cho rằng việc dùng thành ngữ  cho nhiều người” có thể làm làm lẫn lộn đối với tín hữu “ngày nay”. Họ nói thêm rằng bản gốc Kinh Thánh được đọc “cho mọi người” trích dẫn một học giả Tin Lành  thế kỷ 18 mà bản phân tích của ông bị Giáo Hội Công giáo loại bỏ. Họ nói:” Lời hứa cứu độ được hướng đến mọi người. Chân lư đức tin nầy được đưa ra rơ ràng nhất trong câu “cho mọi người”.

THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN MỚI Ở ANGOLA                      

(EMS 11.06) Đức Thánh Cha Biển Đức đă thành lập hai giáo phận mới ở VIANA và CAXITO, vùng ngoại ô Luanda. Quyết định nầy của Đức Thánh Cha là do sự gia tăng dân số ở thủ đô Angola. Đức Cha Joaquim Ferreira Lopes,hiện ở giáo phận Dundo, được thuyên chuyển về giáo phận Viana; trong khi Đức Cha Antonio Francisco Jaca sẽ cai quản giáo phận Caxito và sẽ được tấn phong vào ngày 22.07. Như vậy Giáo Hội Công-giáo Angola hiện có 17 giáo phận.

NGƯỜI THAY THẾ MỚI CHO QUỐC VỤ KHANH TOÀ THÁNH

(AsiaNews 10.06)  Một chuyên gia về Trung-Quóc vụ và về Trung Đông, kể từ ngày 09.06 là người thay thế mới cho Quốc Vụ Khanh. Đức Thánh Cha đă chỉ định Đức Ông Fernando Filoni và gọi Ngài từ Toà Khâm Sứ ở Phi-Luật-Tân. Năm nay Ngài 61 tuổi, sinh ở miền nam nước Ư, có bằng triết học và giáo luật, gia nhập công tác ngoại giao của Toà Thánh và làm việc trong Toà Khâm Sứ ở Sri Lanca,Iran,Ba Tây và trong Giáo Triều Roma. Ngày 17.01.2001, Ngài trở thành  Tổng giám mục hiệu toà Volturno và được bổ nhiệm làm sứ thần Toà Thánh ở Jordan và Iraq và được Đức Gioan Phaolô II tấn phong giám mục.

ĐẤNG ĐÁNG KÍNH TIÊN KHỞI NGƯỜI ẤN-ĐỘ ĐƯỢC TÔN PHONG HIỂN THÁNH

(AsiaNews 10.06) Việc thông báo vụ phong thánh của Đấng Đáng kính Alphongsa Muttathupadathu “được phong thánh rất ư nghĩa cho thời đại chúng ta đang sống nầy: Đời sống của Ngài dầu ngắn ngũi nhưng mang dấu ấn khổ đau mang “chiều kích cứu độ”. Đó là lời Đức Hồng Y Varkey Vithayathil, tổng giám mục Giáo phận Ernakulam – Angamaly khi hay tin Đức Giáo Hoàng đă phê chuẩn việc phong thánh nầy. ALPHONSA tên là Anna Muttathupadathu,sinh ở làng Kudamaloor, ngày 19.08.1910, mẹ mất sớm và được người D́ ruột nuôi dưỡng và được nguời cậu,một linh mục, dạy dỗ. Lên 17, Chị gia nhập Ḍng Vô Nhiễm. Năm 1936 Chị khấn trọng. Chị luôn có vân đề về sức khoẻ và qua đời ngày 28.07.1946, ở tuổi 36.

 

 

BỔ NHIỆM TỔNG TRƯỞNG THÁNH BỘ CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG

(Zenit 11.06) Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI đă bổ nhiệm Đức Cha Leonerdo Sandir, 63 tuổi, làm Tổng trưởng Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương. Cho đến nay Ngài là người dự bị cho vụ công tác tổng quát của Quốc Vụ Khanh. Ngài thay thề Đức hồng y Ignazio Moussa I Daoud,76 tuổi, thượng phụ Antiokia, hưu dưỡng theo giáo luật. Đức Cha Sandri chính là người đă loan cho thế giới tin Đức Gioan-Phaolô băng hà chiều ngày 02.04.2005 và là người đọc các văn bản mà Đức Thánh Cha không đọc được nữa do bệnh nặng. Ngài sinh ở Buenos-Aires, Á Căn Đ́nh, ngày 18.11.1943 trong một gia đ́nh gốc Ư. Thụ phong linh mục ngày 02.12.1967, cử nhân thần học và tiến sĩ Giáo luật, gia nhập nghành ngoại giao Toà Thánh năm 1974. Ngày 22.08.1991, được bổ nhiệm làm người cai quản phủ giáo hoàng, được tấn phong giám mục ngày 11.11.1997. Ngài sử dụng thành thạo tiếng Tây Ban Nha,tiếng Ư,tiếng Pháp,tiếng Anh,tiếng Đức.

ALGÉRIE GIỚI HẠN TỰ DO TÔN GIÁO ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI NGOÀI ĐẠO HỒI

(Zenit 11.06) Với mục tiêu ngưng lại bước tiến của các thừa sai, chính quyền Algérie đă quyết định thông qua việc hạn chế những cuộc hội họp tôn giáo đối với những người ngoài Hồi-giáo trong nước. Trong khuôn khổ luật về các tôn giáo tháng ba năm 2006, quyết định được công khai vào ngày 04.06 vừa qua xác định rằng mọi cuộc hội họp có tổ chức năm ngoài các cơ cấu tôn giáo không được diễn ra mà không có phép trước của chính quyền dân sự. Việc sử dụng một ṭa nhà làm nơi thờ phụng cũng phải xin phép rơ ràng và chính quyền có thể từ chối nếu họ xét là có  “nguy hiểm đối với việc bảo vệ công luận”. Những cuộc hội họp tự phát ngoài các nơi thờ phụng bị nghiêm cấm. Luật 2006 quy định phạt đến 5 năm tù và 10.000 euros cho tất cả những ai t́m cách cải đạo một người Hồi-giáo sang một tôn giáo khác. Cũng khung h́nh phạt ấy dành cho tất cả những ai “chế tạo, phân phát những sách báo,băng dĩa hoặc những phương tiện nhằm làm suy yếu đức tin Hồi giáo”. Hiện con số Công giáo ở Algérie vào khoảng gần 10.000 trên dân số 33 triệu mà tuyệt đại đa số là Hồi giáo.

CÁC GIÁM MỤC CẢNH BÁO CHỐNG LẠI CUỘC CÔNG DU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CWNews 12.06) Một Tổng giám mục Phi Luật Tân, Đức Cha Oscar Cruz giáo phận Lingayen – Dagupan, nói rằng Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI không nên nhận lời mời công du v́ những đe dọa an ninh ở đó. Ngài nhận xét rằng nhiều quốc gia bắt đầu cảnh báo công dân không đi du lịch ở Phi-Luật-Tân do t́nh trạng ảnh hưởng bạo lực cao. Ngài kể ra “những vụ giết người và bắt cóc, đe dọa khủng bố, tội ác có tổ chức,v..v…”, chẳng hạn vụ bắt cóc vị thừa sai người Ư mới vừa đây. Theo Ngài, những cuộc công du của các Đức Giáo Hoàng trong quá khứ là những “cơ hội đặc biệt  vẫn c̣n được nhớ tới với ḷng yêu mến và hứng khởi kéo dài”,nhưng sau khi cân nhắc kỹ, “tốt nhất là nên hoăn lại cuộc công du của Đức Thánh Cha”. Lời mời do bà tổng thống Gloria Arroyo đưa ra ngày 04.06 trong cuộc thăm viếng Vatican của Bà.

GIÁO HỘI TIN LÀNH TÂN-GIÁO TẤN PHONG NỮ GIÁM MỤC THẾ GIỚI THỨ BA TIÊN KHỞI

(Reuters 12.06) Giáo Hội TL Tân-Giáo khai hoang ở Cuba với việc tấn phong nữ giám mục đầu tiên trong một quốc gia đang phát triển với một nghi thức hoà trộn hương tràm với nhạc muá nhịp nhàng của vùng Caribê. Nữ linh mục Nerva Cot nói rằng Bà sẽ mang một phong cách nữ giới cho ban lănh đạo của cộng đoàn nhỏ nhưng đang lớn mạnh của Giáo hội bà ở Cuba, nơi mà việc thờ phượng được hợp pháp hoá đă một thập niên qua. Khoảng một tá giám mục đến từ Bắc,Trung và Nam Mỹ và Châu Âu tham dự lễ tấn phong cho Cot và Ulises Aguero như là phó giám mục và các giám mục phụ tá ở nhà thờ chính toà Chúa Ba Ngôi Tân Giáo ở Havana. Tổng giám mục Tân giáo Andrew Hutchinson, người Canada, chủ sự lễ tấn phong. Ở Cuba đa số là người Công-giáo; phái tân giáo chỉ có khoảng 5.000.

CHỈ DUY NHẤT MỘT TÔN GIÁO Ở BANG TIRUMALA: ẤN GIÁO

(AsiaNews 12.06) Ở bang Tirumala, duy nhất Ấn giáo được phép và các hoạt động chính trị bị cấm. Trong một quyết định do thủ hiến bang Adhra Pradesh, Rameshwar Thakur, chính quyền bang cấm mọi tôn giáo khác ngoài tôn giáo duy nhất liên kết với những nơi chốn thờ phượng và cầu nguyện ở địa phương. Thủ tướng bang, Y.S. Rajasekhar Reddy nói rằng một đạo luật có hiệu lực sẽ được tŕnh trong kỳ họp sắp tới đây của quốc hội bang. Những kẻ vi phạm sẽ chịu ba năm tù giam và nộp phạt tới 5.000 rupi. Đức Cha Marampudi, tổng giám mục Hyderabat, nói rằng “đối mặt với cuộc bách hại, chúng tôi bảo vệ đức tin và sự xác tín của ḿnh. Không có sức mạnh chính trị nào có thể ngăn cản chúng tôi loan báo Tin Mừng của Chúa’. Cha Anthoniraj Thumma, thư kư điều hành của Liên Hiệp các Giáo Hội bang Andhra Pradesh và phó thư kư HĐGM bang nói rằng Hội Đồng “chống lại mạnh mẽ lệnh cấm của thủ hiến chiều theo ước muốn của những nhóm tín đồ Ấn giáo quá khích. Lệnh nầy đi ngược với nhiều quyền căn bản được hiến pháp bảo vệ và kỳ thị những người không phải Ấn-giáo”

“Ở IRAQ, KITÔ-HỮU ĐANG CHẾT DẦN CHẾT M̉N”

(Zenit 12.06) Đó là tiếg kêu báo động được phát ra ở Roma trong thánh lễ cầu hồn cho Cha Ragheed Aziz Ganni, vị linh mục Công giáo Can-đê bị giết ngày Chúa nhật 03.06 ở Mosul cùng với ba phó tế khi vừa dâng thánh lễ xong. Thánh lễ cầu hồn do Đức Cha Philip Najim, đại diện Giáo Hội Can-đê cạnh Ṭa Thánh, cử hành, trong nhà nguyện Giáo Hoàng Học Viện Ái Nhĩ Lan, nơi Cha Ganni đă theo học trong 5 năm. Trong các nhân vật hiện diện có Đức hồng y Ignace Moussa Daoud, Tổng trưởng Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương; Đức hồng y Desmond Connell, tổng giám mục hưu dưỡng giáo phận Dublin; Đức Cha Julius Michael al Jamil, giám mục đại diện Giáo Hội Syro-Công giáo ở Roma và thanh tra Toà thánh ở Châu Âu. “Các nhà thờ bị đóng cửa.xe cộ bị đặt bom,những cuộc ép cải đạo, bắt óc hàng loạt: tại Iraq các Kitô-hữu đang chết dần chết ṃn – Giáo Hội đang trên đường biến mất - nạn nhân của các cuộc bách hại, đe doạ và bạo lực từ bọn cục đoan không cho ta sự lựa chọn nào: phải theo đạo Hồi hoặc bỏ trốn”.

BÊNH MÁU TRẮNG CỦA TRẺ EM ĐƯỢC CHỮA LÀNH NHỜ CÁC TẾ BÀO TỪ MÁU CUỐNG RỐN

(Zenit 12.06) Đó là thông báo của Hội Jérôme Lejeune. Theo như một nghiên cứu xuất hiện trong “The Lancet” ngày 09.06 vừa qua, một cuộc ghép máu cuống rốn sẽ hiệu nghiệm, thậm chí tốt hơn là ghép tủy cho các trẻ em bị bệnh máu trắng. Ê-kíp Mary Eapen đă so sánh sự tiến triển của 503 cháu bị máu trắng đă ghép máu cuống rốn không có họ hàng và của 282 cháu được điều trị  theo cách ghép tủy cùng phả hệ. Kết quả cho thấy sống sót không bị bệnh lại sau 5 năm là giống nhau ở cả hai nhóm. Khi máu cuống rốn hoàn toàn tương hợp (trong ghép mô), th́ sự sống sót dường như c̣n được kéo dài thêm”. Các bác sĩ huyết học xác nhận rằng cho đến nay người ta hướng về việc ghép máu cuống rốn chỉ khi nào không có  người hiến tủy tương thích, nhưng có thể trong một tương lai gần, việc ghép máu cuống rốn sẽ phát triển. Ngày nay trên thế giới, các ngân hàng máu cuống rốn chỉ mới có 300.000 mẫu.

GIÁO SĨ CẤP CAO CHÍNH THỐNG CHUẨN BỊ CHO THƯỢNG ĐỈNH ROMA – MẠC TƯ KHOA

(CWNews 13.06) Đức tổng giám mục Chính Thống Cyprus, Chrysostom II, sẽ gặp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vào thứ bảy 16.06. Ngài hy vọng dàn xếp cuộc họp thượng đỉnh giữa Đức giáo hoàng và Thượng phụ Chính Thống Nga Alexei II. Người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Cyprus đang ở thăm Ư nhiều ngày, trong thời gian đó Ngài sẽ đưọc trao bằng tiến sĩ danh dự từ Giáo Hoàng Học Viện Urbanô. Ngay khi rời Roma, Ngài sẽ đi ngay đến Mạc-Tư-Khoa để gặp Thượng Phục Chính Thống Nga, ngưởi mà Ngài định nghĩa là “một bạn thân”. Noí với tờ nhật báo Ư L’Espresso, Ngài tin rằng thờ cơ đă chín muồi cho cuộc gặp gỡ nầy. Thượng phụ Alexei II vẫn tránh né các kế hoạch cho một cuộc họp thượng đỉnh, nhấn mạnh rằng Vatican phải chấm dứt việc nhập đạo trong các nước có truyền thống Chính Thống trước khi đặt vấ đề hội họp.

HY VỌNG CÓ CẢI THIỆN QUAN HỆ GIỮA VATICAN và TRUNG QUỐC, NHƯNG NHIỀU KHÓ KHĂN

(AP 12.06)  Giám mục Công-giáo Thượng Hải được chính quyền hậu thuẫn,Aloisius Jin Luxian (xin xem bài viết : MỘT GIÁO HỘI CHO TRUNG QUỐC, BTGH số 28 & 29) noí Ngài hy vọng Vatican và Trung Quốc có thể khôi phục các quan hệ,nhưng cảnh báo rằng việc ḥa giải giữa tín hữu Gaío Hội Thầm Lặng và Giáo Hội chính thức sẽ không dễ dàng. Ngài cho biết tín hữu Giaó Hội chính thức đang nóng ḷng chờ đợi thư của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI về t́nh h́nh Giáo Hội Công-giáo ở Trung Quốc. Nhưng theo lời Ngài tín hữu Giáo Hội Thầm Lặng lại lo lắng. Trung Quốc buộc các tín hữu Công giáo La Mă của ḿnh cắt đứt liên hệ với Vatican vào năm 1951, ngay sau khi đảng cộng sản vô thần chính thức nắm quyền. Việc thờ phượng chỉ được phép trong các nhà thờ cho chính quyền kiểm soát, công nhận Đức giáo hoàng như một vị lănh đạo tinh thần, nhưng bổ nhiệm các linh mục và giám mục của riêng họ. Dù vậy hàng triệu người Hoa vẫn trung thành với Roma, vẫn công khai giữ đạo, nhưng ở một số vùng, họ thường xuyên bị quấy rối,c̣n các linh mục và giám mục của họ th́ bị bắt giam. Đức giáo hoàng Biể Đức XVI đă ch́a tay ra với Bắc Kinh, sẵn sàng đem con số tín hữu Công giáo ước lượng 12 triệu về dưới cánh, nhưng cả hai bên c̣ bất đồng trong việc Vatican nhấn mạnh về quyền bổ nhiệm các giám mục. Trong một diễn biến mới, Vatican và chính quyền Trung Quốc đồng ư việc bổ nhiệm  Đức Cha Joseph Xing Wenzhi làm giám mục phụ tá cho Đức Cha Dân, nhưng các tín hữu Giáo Hội Thầm Lặng vẫn không thừa nhận Ngài. Nhiều ngưới Công-giáo ở Thượng Hải từ chối quyề bính của Đức Cha Dân và các giới chức khác trong Giáo hội chính thức. Họ xem vị linh mục niên trưởng trong Giaó Hội thầm lặng ,Cha Joseph Fan Zhongliang, như là giám mục thật sự của Thượng Hải. Đức Cha Dân cho biết Ngài cũng hy vọng chính phủ Bắc kinh sẽ hiểu đ̣i hỏi của Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục và Ngài cho rằng Hội Công giáo yêu ước dù không mong phục hồi quan hệ, cũng không thể nào can thiệp vào các quyết định chính trị của Trung Quốc

ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐI ATXIDI VÀO CHÚA NHẬT NGÀY 17.06

(Osservatore Romanao 13.06) Nhân kỷ niệm 800 năm ngày trở lại của Thánh Phanxicô Atxidi, Đức Thánh Cha sẽ đi Atxidi. Tiếp đón Người là Tổng giám mục Giám mục Atxidi-Nocera Umbra-Gualdo Tadino, Đức Cha Domenico Sorrentino. Sau khi chào các nhà chức trách, Đức giáo hoàng sẽ đến linh địa Rivotorto, sau đó là linh địa Thánh Đamianô, đi qua thánh đường Thánh nữ Maria Mađalêna, được xây lên d8ể tưởng nhớ cộc gặp giữa Thánh Phanxicô và người phong cùi. Tiếp theo Người sẽ đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Nữ Clara và Chầu Thánh Thể, suy tôn Thánh Giá Thánh Đamianô. Vào 10 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ trên quảng trường phía dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô và đến cầu nguyện nơi Mộ Thánh Phanxicô sau thánh lễ. Tưởng cũng nên nhắc lại, hơn 20 năm trước,ngày 27.10.1986, chính tại Atxidi mà Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đă mới đại diện các tôn giáo và các truyền thống tâm linh gặp mặt nhau để cùng cầu nguyện chung cho hoà b́nh.

ĐỨC GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI SẼ TIẾP KIẾN ÔNG TONY BLAIR VÀO NGÀY 23.06

(EMS 13.06) Đó là nguồn tin từ Vatican. Cuộc hội kiến nầy giữa Đức Thánh Cha và vị thủ tướng Anh sắp từ chức Tony Blair sẽ diễn ra bốn ngày trước khi ông Tony Blair rời bỏ nhiệm sở. Ông Tony Blair đă được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp kiến ngày 03.06.2006 (Ông cũng được Đức Gioan-Phaolô II tiếp kiến ngày 22.02.2003, gần một tháng trước chiến tranh Iraq và cũng đến dự lễ tang của Cố Giáo Hoàng vào tháng 4.2005)

Ông Tony Blair,54 tuổi, Anh-giáo, đă nhiều lần chứng tỏ tầm quan trọng của đức tin Kitô-giáo trong đời sống riêng tư hoặc công khai của ông. Việc lựa chọn cuộc thăm viếng Vatican là hoạt động mang tính quốc tế cuối cùng của ôg đặc biệt có ư nghĩa, nhất là khi người ta đồn rằng ông sẽ trở lại Công giáo như phu nhân Cherie, người đă được mời đến Vatican ngày 28.04.2006 với tư cách là chuyên viên tŕnh bày đề tài tuổi trẻ trước phiên họp khoáng đại của Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khoa Học Xă Hội.


TIN VẮN.

THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP MỚI

Ngày 10-6, Công ty dược phẩm Gedeon Richter Plc (Hungary) đă giới thiệu đến các bác sĩ sản phụ khoa, nữ hộ sinh... thuốc tránh thai khẩn cấp mới Escapelle. Thuốc có ưu điểm chỉ dùng một viên duy nhất uống trong ṿng 72 giờ sau khi quan hệ và có hiệu lực bảo vệ trong ṿng 120 giờ, so với cách “kinh điển” phải uống làm hai lần cách nhau 12 giờ. (tin từ TuoiTre 11.06)

 

 

GIỚI THIỆU

CÁC CHUYÊN ĐỀ

 

NẾU THIÊN CHÚA LÀ T̀NH YÊU,

TẠI SAO CÓ ĐAU KHỔ?

Đau khổ là vấn nạn lớn lao và muôn thuở của con người sống trên trần thế.Nếu nó giúp cho nhiều người trưởng thành trong nhân cách, trong nhận thức và trong đức tin, th́ cũng khiến cho không ít người phải vấp phạm,nỗi loạn nhưng luôn bế tắc. Trái đất nầy ba phần tư là nước, th́ cũng ba phần tư là nước mắt: lo âu, muộn phiền,khổ đau,bất ưng. Biết bao giấy mực chỉ để suy nghĩ về nguồn gốc, về bản chất của đau khổ, nhưng cuối cùng đau khổ vẫn là một “mầu nhiệm”, - theo nghĩa:con người bất lực! Nhiều tôn giáo cũng đă t́m cách giải thích đau khổ, nhưng hết sức phiếm diện và dường như càng khiến màn bí mật của đau khổ thêm dày đặc. CHỈ DUY NHẤT KITÔ-GIÁO, bằng cái nh́n tin cậy vào t́nh yêu thương vô biên của Thiên Chúa T́nh Yêu, đă không chỉ giải đáp tận cùng nguồn gốc của đau khổ, mà c̣n chỉ cho chúng ta ư nghĩa thăng hoa của đau khổ, khi nó được vui nhận từ Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là Thánh Giá Chúa Kitô tạo cho đau khổ của chúng ta một giá trị vô song: sự sống vĩnh cửu. Đó cũng là ư tưởng của Karine Bouchot trong bài phân tích rất hay sau đây,mà BTGH xin chuyển ngữ và giới thiệu.

 

  Ai trong chúng ta không tự đặt cho ḿnh câu hỏi nầy suốt trong cuộc đời? Chỉ cần người đó là Kitô-hữu ít hay nhiều được khẳng định hoặc đang t́m kiếm thiêng liêng, đa số đều va đụng với thực tế nghiệt ngă về đau khổ con người mà chính họ sống trong chính thân thể hoặc nơi những người chung quanh họ, Nhiều khi khiá cạnh tàn nhẫn của thân phận con người là một ḥn đá vấp ngă thật sự ngăn cản nhiều người quay về phía Thiên Chúa  hoặc tiếp tục hành tŕnh thiêng liêng của họ giữa những cơn sóng gió. Bao lâu mọi sự trong cuộc sống của chúng ta c̣n yên ổn, chúng ta c̣n dễ dàng tin vào một Thiên Chúa t́nh yêu đă làm tất cả để cứu chúng ta. Chẳng phải chúng ta được nhiều phúc lành hơn những kẻ khác v́ chúng ta thuộc về linh tộc lớn lao, “giáo hội vô h́nh” nầy, như Martin Luther gọi nó như vậy,sao? Chẳng phải chúng ta có hơn so với những kẻ không muốn năm lấy bàn tay Đấng Cứu Độ của họ? Tất cả dường như đắm ḿnh trong hạnh phúc. Về phần một số khó khăn vật chất, người ta luôn vượt qua . Nhưng chính lúc băo tố ập xuống, những thử thách đủ loại dường như đổ xuống trên các Kitô-hữu, mà mọi sự có thể chao đảo. C̣n lại những ǵ từ sự bảo đảm Kitô-giáo? Chính đó là lúc phải bám chặt vào những lời hứa của Thiên Chúa. Những khó khăn của cuộc đời có thể làm cho chúng ta xích lại gần với Chúa hơn hoặc làm cho chúng ta xa cách Chúa.

  Đa số các đau khổ là do những sự lựa chọn xấu xa của con người. Những lựa chọn nầy được mô tả khá chi tiết rơ ràng trong sách Sáng Thế,như là nghi ngờ sự toàn năng của Thiên Chúa, ḷng kiêu căng, ước ao của con người được ở vào vị trí của Chúa, sự t́m kiếm không ngừng nghỉ quyền lực và vinh quang, tham vọng. ước ao muốn có thêm nhiều hơn măi và ghen tỵ, đă dẫn đến tội giết người đầu tiên của nhân loại, những t́nh cảm hư trái ngày càng phát triển trong các xă hội dựa trên nền tảng những giá trị vật chất và trên sự đua tranh thái quá. Ai đó nói rằng 90% các đau khổ là do lỗi ở con người. Khi người ta vẽ một bức hoạ của xă hội hiện nay, th́ lời khẳng định nầy dường như hoàn toàn đáng hoan nghênh. Trong hầu hết các trường hợp, đúng là chính con người là nguyên nhân của các đau khổ; những đau khổ mà chính con người chịu hoặc làm cho người khác phải chịu. Tất cả phương tiện truyền thông không ngừng thuật lại những bất hạnh nầy thường giáng vào những kẻ vô tội.

  Thiên Chúa có phải là người chịu trách nhiệm về nạn đói trên thế giới hoặc nạn đói là do sự ích kỷ của những tay bự trên thế giới sử dụng đồng tiền của dân để mua vũ khí? Thiên Chúa có phải là người chịu trách nhiệm về toàn cầu hoá dẫn đến những sự bừa băi khổng lồ trong tất cả mọi lănh vực kinh tế? Sẽ rất dài ḍng nếu phải kể tất cả những đau khổ phát xuất từ những lựa chọn xấu xa của con người. Ai không bị nỗi loạn khi nhận thấy chúng ở quanh ḿnh hoặc ngay chính trong gia đ́nh ḿnh? Nhưng tại sao Thiên Chúa không can thiệp để sắp xếp trật tự, để tái lập hoà b́nh,công lư,t́nh thương và niềm vui vốn là những nét đặc trưng vương quốc vĩnh cửu của Người? Và chính lúc ấy mà  nhiều người giơ nắm tay về phía trời và tố cáo Thiên Chúa đă bỏ rơi trái đất với hết thảy những ǵ ở trong đó. Ta hăy thử t́m những lư do sư im lặng khó hiểu của Người.

   Về vấn đề nầy, sách ông Job trong Cưụ Ước đem lại cho chúng ta một số câu trả lời cho vấn đề Sự Dữ. Ông Job, người hoàn hảo và chính trực đă phải chịu những đau khổ tồi tệ nhất vượt qua cả trí tưởng tượng của chúng ta. Không những Ông bị thử thách tàn bạo nơi thân thể, mà c̣n hơn thế nữa, Ông bị chính vợ ḿnh và các bạn bè bỏ rơi. Cách chung,Thiên Chúa luôn làm nẩy sinh trong những t́nh huống cùng cực nhất một tâm hồn biết cảm thông để củng cố kẻ đang ở bên bờ vực thẳm, nhưng trong tường hợp của Job th́ không như thế: Ông chính là điển h́nh sự chịu đau khổ và chịu đựng. Câu chuyện và sự chiến thắng cuối cùng của ông phải làm cho ta suy nghĩ. Đă hẳn với việc không ngừng hy vọng nơi Thiên Chúa và chứng tỏ một sự trung thành tuyệt đối trong những ngày tốt lành cũng như những hồi sóng gió. Ông Job đă chọn lựa tốt nhất bằng việc cho thấy ông không phải vâng lời chỉ v́ lợi ích. Tiên tri Isaia sau đó mô tả (Is 53) Đấng Cứu Tinh sẽ đến như là một mẫu gương trọn hảo của người tôi tớ đau khổ,vâng lời Thiên Chúa và mang lấy tội lỗi của chúng ta.

   Mặt khác, trong sự im lặng bề ngoài của Thiên Chúa, phải nhận ra sự tự do lựa chọn mà Chúa ban cho mọi người, tự do lựa chọn giữa sự lành và sự dữ, tự do đồng hành với Người hoặc không tuân phục Người. Như vậy, với việc ban cho các thụ tạo sự tự do, Thiên Chúa đă tự nguyện giới hạn sự toàn năng của người đến mức có thể đánh mất các tạo vật của Người! Nhưng t́nh yêu tuyệt đối của Thiên Chúa không giới hạn ở sự tự do được khấng ban nầy. Biết trước rằng các tạo vật của Người sẽ sử dụng tự do một cách sai lạc và chính điều đó ngăn cản chúng tiến vào sự sống vĩnh cửu, Người đă nghĩ tới kế hoạch cứu chuộc trước khi tạo thành thế giới. Kinh Thánh thuật lại cho chúng ta lịch sử Thiên Chúa Cứu Tinh cứu chuộc con người bị hư đi. Mầu nhiệm khôn ḍ mà Thánh Gioan Tông Đồ, c̣n được gọi là tông đồ của t́nh yêu, tóm tắt một các đáng ca ngợi trong Phúc Âm của Ngài ở chương thứ ba,câu 16 :”Thiên Chúa đă yêu thế gian đế nỗi đă ban Con Một của Người, để tất cả những ai đặt niềm tin cậy vào Người, sẽ thoát khỏi hư vong và được sống đời đời”. Một thông điệp an ủi và  động viên biết bao từ phía Thiên Chúa yêu tạo vật đến độ hy sinh Con Một của Người Một ḿnh để giành giật chúng ta khỏi móng vuốt của kẻ thù và khấng ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu ở trước mặt Người! Như thế, Người đă để cho chính Con của Người xuống tận chúng ta và cả tận mồ táng. Cái chết của Người trên thập gía, dù là vô tội, đă biến thành chiến thắng vang dậy trên sự dữ. Sự phục sinh của Người bảo đảm cho chúng ta sự sống lại của chính chúng ta và sự sống vĩnh cửu. Về điều nầy, Roland de Pury đă có thể khẳng định rằng “trước sự đau khổ của thế gian, tay Chúa không khoanh lại trước ngực, mà là giăng lên trên thập giá”.

   Dù ở thế gian nầy không có sự trọn hảo, th́ ai đă quyết định theo Chúa Giêsu Kitô, bất kể đang ở t́nh trạng nào và bất kể điều ǵ xảy đến, sẽ có thể chiến thắng bản tính con người hư mất xưa cũ của ḿnh. Thiên Chúa đă hứa điều đó khi dùng tiên tri Ezechiel loan báo: “Ta sẽ cho các ngươi một quả tim mới và sẽ đặt vào ḷng các ngươi một tinh thần mới” (Ez 36,26). Do vậy chỉ cần để cho Thiên Chúa hành động trong chúng ta nhờ Thánh Linh của Người và cầu xin Người đi vào cuộc sống mỗi ngày của chúng ta. Thiên Chúa không vô cảm trước các thử thách chúng ta chịu, trái lại. Nhưng thỉnh thoảng Chúa đ̣i hỏi chúng ta phải chịu đựng để việc đáp trả cho Người được vẻ vang hơn C̣n ǵ đơn giản hơn là nắm lấy bàn tay Chúa Giêsu-Kitô, “cái phao cứu sinh” duy nhất và độc nhất nầy, để có thể cập bến an lành ở đất mới! Ở đó, cuối cùng, Thiên Chúa sẽ ở với con người.”sẽ lau khô nước mắt họ và sẽ không c̣n sự chết nữa, sẽ không c̣n tang tóc,than khóc, đau khổ” (Kh 21, 1 – 4). Trong khi đợi chờ ngày tuyệt vời ấy, chúng ta phải anh dũng xông pha trận chiến đức tin.

                      Karin Bouchot

SENTIRE CUM ECCLESIA. CẢM THỨC CÙNG GIÁO HỘI.

 

MỘT GIÁO HỘI CHO TRUNG-QUỐC. (I/2)

  Rất nhiều vấn đề gây căng thẳng giữa Ṭa Thánh và nước Trung Hoa, nhưng nỗi cộm vẫn là việc Hội Công-Gíáo Yêu Nước Trung Quốc do chính phủ hậu thuẩn (và điều khiển) đă không chỉ một lần tổ chức những vụ truyền chức và tấn phong giám mục mà không được Toà Thánh phê chuẩn. Mưu đồ tách Giaó Hội Trung Quốc khỏi quyền cai trị của Đức Giáo Hoàng và Toà Thánh La Mă của Hội Công-giáo Yêu Nước Trung Quốc ngày càng lộ rơ, công khai thách thức và gây biết bao đau khổ mất mát cho Giáo Hội Trung Quốc. Những ngày nầy, tín hữu Công- giáo Trung Quốc đang nôn nóng chờ đợi bức thư mà Đức Thánh Cha Biển-Đức đă hứa sẽ gửi cho họ (và cho cả nhà cầm quyền Bắc Kinh). Trong ư tưởng ấy, để thêm một íttư liệu về hiện t́nh Đạo Công-giáo ởTtrung Quốc, TLL  kính gửi một bài viết của một tác giả đă sống khá lâu ở Thượng Hải, đă gặp nhiều nhân vật đạo đời và có một số nhận xét và nhận định khá lư thú về t́nh trạng Đạo Công-giáo ở Trung Quốc hiện nay (nguyên bản tiếng Anh,xin giới thiệu làm hai kỳ).

 

Adam Minter,tác giả cuốn “Giữ Đức Tin” thảo luận bài viết của ông về Đức giám mục Jin Luxian, tương lai của Đạo Công-giáo ở Trung-Quốc và đời sống với tư cách một nhà văn ở Thượng Hải.

………

Năm 1577,linh mục Ḍng Tên Matteo Ricci rời bỏ nướcƯ để thực hiện sứ mệng đem đứctin Kitô-giáo cho triều đại nhà Minh, Trung Hoa. Ngài không phải là người Kitô-hữu tiên khởi,cũng không phải là người Công-giáo đầu tiên đến ở Trung Hoa. Nhưng việc Ngài đến đánh dấu những khởi đầu của việc Ḍng Tên hiện diện sau đó sống sót một cách thất thường ở Trung Hoa gần bốn thế kỷ.

   Những bài viết từ thư khố tạp chí THE ATLANTIC soi sáng lịch sử mối quan hệ phức tạp của trung Hoa với Kitô-giáo. Mọi sự đă thay đổi năm 1949 khi những người Cộng-sản nắm quyền. Đạo Tây Phương – cùng với tất cả những người ngoại quốc khác – khôg được hoan nghênh tại nước Công Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Mặc dù Đức giáo hoàng Piô XII đă thiết lập một hàng giáo phẩm độc lập ch1inh thức cho Giáo Hội Trung Hoa ngay từ năm 1946 (với việc vô hiệu hóa Vùng truyền giáo Ḍng Tên), các giám mục tây phương vẫn tiếp tục giữ quyền kiểm soát trên hơn 80% các giáo phận trong nước Trung Hoa. Năm 1951, đảng cộng sản trục xuất tất cả các thừa sai và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican. Các linh mục người Trung Hoa cố gắng để thuyết phục chính phủ Trung Hoa rằng Giáo Hội Công giáo đất nước nầy có thể hoạt động độc lập, nhưng khoảng năm 1955, người Công-giáo trung Hoa trở thành những cái đích và sau chỉ hai tuầ, có hơn 1.200 linh mục,nữ tu av2 giáo dân bị bắt và bị cầm tù, trong số đó có Jin Luxian, một linh mục Ḍng tên sinh ở Thượng Hải, bỏ việc học tập ở Roma để về lại quê hương sau khi cộng sản nắm chính quyền. 27 năm kế tiếp Ngài trải qua dưới nhiều h́nh thức giam giữ, trong thời gian ấy Trung Hoa (và cả Giáo Hội Công giáo) phải trải qua vô số đổi thay. Khi được tự do vào năm 1982, Ngài thấy ḿnh ở trong một xă hội chẳng c̣n giống bao nhiêu với cái xă hội mà Ngài đă bị vồ bắt đưa đi khỏi khoảng ba thập niên trước đó. Đạo Công-giáo ở Trung Quốc nay bị một cơ quan chính phủ cộng sản có tên là Hội Công giáo Trung quốc Yêu Nước, điều hành. Dưới quyền của Hội nầy, việc thờ phượng được cho phép, nhưng chỉ giới hạn nội bộ và giữ cẩn thận các nguyên tắc được đưa ra. Nhà thớ chính toà Thánh Inhatiô ở Thượng Hải, nơi Cha Jin Luxian thụ phong linh mục năm 1945, nay được coi như cái bóng của chính nó xưa kia; trong thời Cách mạng Văn hoá, thời mà mọi tôn giáo đều bị bài xích loại bỏ, nhà thờ chính ṭa đă bị lấy đi những tấm kính màu, các tháp chuông, bàn thờ và bị biến thành một kho thóc lớn. Nay nó lại hoạt động như một thánh đường Công-giáo, nhưng khi Adam Minter mô tả trong bài viết cho tạp chí The Atlantic số tháng 7 và tháng 8 Tiểu sử Đức Cha Jin, mọi sự dù sao cũng thấy không thích hợp:

  Các lời cầu nguyện công khai cho Đức giáo hoàng bị cấm nghiêm nhặt và những ǵ nhắc nhở đến Đức Thánh Cha chỉ t́m thấy rất sơ sài trong những sách in được sử dụng trong nhà thờ chính toà.  Thánh lễ vẫn c̣n bằng tiếng La-tinh, không thể hiểu được đối với hầu hết người dân Trung quốc. Vị giám mục hiện tại đưọc tấn phong mà không được Rôma phê chuẩn bởi chính phủ cộng sản với quyết tâm xóa bỏ hồi ức về vị giám mục Thượng Hải đang c̣n bị cầm tù, Đức Cha Inhatiô Kung Pin-mei. Mọi sự đều nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Hội Công Giáo Yêu Nước.

   Trong lúc ấy, một phong trào “ngầm” được thiết lập, gồm những người Công giáo Trung quốc thề trung thành với Vatican, từ chối thờ phượng trong các nhà thờ đăng kư với chính phủ và chỉ trung thành duy nhất với các giám mục Trung Quốc đă được Roma tấn phong. Việc phụng tự trong cá nhà thờ không đăng kư là tuyệt đối bất  hợp pháp và những ai bị bắt sẽ phải đối mặt với các h́nh phạt nghiêm khắc.

   Jin Luxian phải đối diệ với một quyết định: Ngài sẽ liên minh với Giáo Hội chính thức của Hội Công giáo yêu nước được thừa nhận hoặc đến  với giaó hội tầm kín được Vatican công nhận và ủng hộ? Ngài là một tín hữu Công giáo Rôma sốt sắng,nhưng sau khi cân nhắc rất đau khổ, đ̣i hỏi rất nhiều cầu nguyện và an ủi, Ngài quyết định rằnh việc xây dựng một Giáo Hội trong đó tất cả mọi tín hữu Công giáo Trung Hoa có thể thực hành công khai mà chẳng phải sợ hăi, có tầm qaun trọng hết sức lớn lao. Năm 1985, Ngài chấp thuận sự bổ nhiệm của Hội Công giáo yêu nước và đượ tấn phong làm giám mục phụ tá của Thuợng Hải.

  Trong bài viết toàn diện về Jin và và những thoả hiệp xuyên tạc mà Ngài đă đối đầu,Adam Minter nêu bật không chỉ mối liên hệ lâu đời và thường bất an giữa Vatican và Trung Quốc, mà c̣n làm nỗi bật tính cách đáng để ư của Đức Cha Jin - một người thật sự đạo đức, cho dù đă tự xếp ḿnh vào hàng ngũ Giáo Hội chính thức, tuy vậy vẫn t́m cách để hoà giải với Roma và tạo ra một Giáo Hội trong đó các tín hữu Trung Hoa có thể cảm thấy tự do vừa làm người Công giáo vừa là người Trung Quốc.

   Ngoài các tờ báo và tạp chí khác, Adam Minter c̣n viết cho các tờ The Wall Street, The Los Angeles Times, Times Sunday Magazine và Far Eastern Economic Review. Sau đây  là bài trả lời phỏng vấn của ông:

 

H. Ông đă sinh sống và làm việc một thời gian ở Trung Quốc. Ông đă mang những ǵ đến đó?

Đ. Ước ǵ tôi có thể cho ông biết đó là một sự dịch chuyển có chủ định. Khi tôi hành tŕnh lần đầu tới đây vào năm 2002, tôi hoạt động với tứ cách một nhà báo trong Hai Thành phố sinh đôi, làm một chút công việc sách báo thương mại. Tôi đă nh́n thấy Trung Quốc phát triển từ xa và đă nghĩ rằng có lẽ có một cơ hội cho tôi làm một số công việc hành nghề tự do. Tôi quả t́nh không biết các cơ chế của han2h nghề tự do ở nơi đây hoặc chẳng biết ǵ nhiều về Trung Quốc đối với vấn đề nầy. Và nếu sau đó tôi biết những ǵ tôi biết ngày nay, th́ hẳn tôi đă chẳng có gan làm những điều ấy. Dù sao đi nữa, tôi đă nhập vào hàng ngũ gầ hai tháng làm việc và đền Thượng Hải. Tôi không quen người nào hết và cũng chẳng nói được tiếng Hoa. Tôi cũng chẳng hề ó chút thích thú ǵ ở Trung Quốc trước khi đến đây vào tháng 9 năm 2002. Tôi cứ nghĩ ḿnh sẽ ở lại đây xấp xỉ sáu tháng, hoàn tất mốt ít công tác được chỉ định mà tôi đảm nhận và rồi một cách rất thành thật, sẽ xịu mặt xuống. Tôi cho rằng tôi đă đến đây để kể lại câu chuyện về việc tôi đă thất bại như thế nào.Nhưng rồi sự việc cũng kết thúc. Chẳng hế có luật lệ quy tắc ǵ hết. Và chẳng có ai để nói cho tôi hay làm sao để làm các điều ấy, v́ thế cứ h́nh dung mọi việc theo cách riêng của ḿnh.

   Với tư cách là một nhà báo, lợi điểm lớn nhất khi ở t́nh trạng giống như vầy là đó là nó buộc ta phải học văn hoá và một mức nào đó, phải học tiếng – dù cho điều đó không đúng ở thượng Hải, tôi đóa là vậy! Hoà toàn khác với việc đến trong tư cách một thông tín viên của tờ The New York Times (Thời Báo Nữu Ước) hoặc đại loại, nơi ta nên ngồi nép ḿnh trong một nền văn hoá Tây phương bên ngoài nước ḿnh và tất cả những ngơ cụt của nó, thực tế lẫn tượng trưng. Chín với tư cách một nhà báo với những cái bảo đảm an toàn tối thiểu nhất chống đỡ ta, ta sẽ học hỏi văn hoá nầy rất mau lẹ. Tôi không biết điều đó lúc bấy giờ, nhưng lúc nầy nh́n lại nó, tôi thật sự biết ơn rằng tôi đă lao vào con đường đó. Tôi có vượt qua với ít nhiều nâng đỡ  - với tư cách một phóng viên hoặc là cái ǵ đó – th́ tôi đă không thể đi sâu vào nền văn hoá, t́m thấy được các nguồn tôi đă làm và nuôi dưỡng các mối tương quan ấy.

Mọi sự đă có kết cục như vậy đó. Sáu tháng đầu tiên ấy trôi qua tốt đẹp. V́ vậy mà tôi nghĩ,hăy tiếp tục thêm ba tháng nữa. Rồu th́ một năm và năm nà6y là hai năm và rồi hai năm rưỡi và tôi nhận ra ngay tức th́,trời ạ, ḿnh vẫn đang ở đây. Tôi cho rằng một nhà báo phải cần đến hai năm ở đây để thông thạo - trở nên thoải mái trong công việc ở trong văn hoá nầy. Thật khác xa với hành nghề báo chí ở Mỹ.

 

H. Những khác biệt lớn nhất là ǵ?

Đ. Phải rồi, điều dễ nhận thấy nhất là ở đây không có thư kư báo chí. Không có văn pḥng truyền thông để gọi. Cơ quan bảo vệ môi trường nhà nước không có các phương tiện truyền thông đại chúng vượt xa hơ; cách duy nhất bạn làm để có thể nói với những người dân ở đó, là bằng cách phát triển những mối quan hệ và những t́nh bằng hữu thật sự với họ - một sơ đồ các mối quan hệ. Từ tiếng Hoa “quan hệ” nói lên điều đó. Nó thường được dịch như cái mà chúng ta gọi là “có những quan hệ”. Nhưng nó c̣n hơn thế nữa. Nó mất nhiều giờ để pah1t triển, không giống như ở Mỹ nơi mà bạn thường có thể t́m thấy một lối đi trực tiếp thẳng tới chổ cao nhất. Ở Trung Quốc, nhân vật ở vị trí cao nhất thường không phải là người am hiểu nhất; nhân vật mà bạn muốn nói chuyện với thường là ở vị trí thứ hai hoặc làm phó. Tôi không hề cường điệu điều đó, nhưng thật sự gay cấn khi phải làm một bài báo trong xứ sở nầy mà không có những mối quan hệ và t́nh bằng hữu ấy.

  Nhưng về vấn đề nầy, ngay cả khái niệm đầy đủ về t́nh bằng hữu ở đây cũng khác biệt. Ví dụ,khi tôi đang đưa tin về Giáo Hội Công-giáo, tôi khởi sự rất ít, rất rất ít. Đó là một cái ǵ đó mà tôi muốn viết từ lâu rồi, v́ thế tôi khởi sự phát triển một số quan hệ và tín nhiệm. Lần đầu tiên viết về Giáo Hội, đó là một bài viết vô thưởng vô phạt cho một tạp chí Thượng Hải về dân số Công giáo quốc tế của thành phố. Chân thành mà nói, đó là về việc duy nhất tôi đă có thể làm được. Nếu tôi đă nhắc đến  Giáo Hội và nói ngay tức th́ không chậm trễ,”xin chào, tôi mong làm được điều ǵ đó về người cho tờ The Atlantic”, th́ hẳn chẳng khi nào làm được. Không phải như thế ở đây. Làm một bài báo nhỏ trước đă cho phép tôi tiếp cận được với một số trong những người chơi, có dịp quen biết họ và phát huy những qaun hệ nầy. Việc đưa tin ở đây quả là khác biệt dường bao - kể cả khó mà so sánh cả hai.

 

H. Đọc kỹ một số trong các bài viết đầu tiên của ông, tôi để ư thấy rằng ông đă viết về tôn giáo trước đó. Ông có một sự quan tâm thích thú đặc biệt về đề tài nầy?

Đ. Có đấy. Tôi thích viết về tôn giáo. Tôi thấy đó là một chủ đề thích thú. Mối quan tam đặc trưng của tôi về Đạo Công-giáo ở Trung Quốc đến từ những điều tôi nh́n thấy về nó như là một pḥng thí nghiệm hoàn hảo qua đó để quan sát nền văn minh Trung Hoa tương tác thế nào với nền văn minh Tây Phương. Tôi cho rằng hẳn là không có thể chế nào là h́nh ảnh thu nhỏ của Tay phương hoàn hảo hơn là Giáo Hội Công giáo. Tất nhiên, đ1o là cơ chế Tây phương lâu đời nhất. Vai tṛ nó giữ ở Trung Quốc – từ thế kỷ mười sáu – và vai tṛ nó tiếp tục giữ ngày nay khiến cho tôi bị mê hoặc. Thêm vào đó, tôi tôi khám phá ra rằng tôn giáo quan tam tới quyền của riêng nó, tôi cũng thích nói chuyện với những người có đạo - đặc biệt là các vị lănh đạo tôn giáo - bởi v́ họ có khuynh hướng là những người sâu sắc chín chắn.

 

H. Lần đầu tiên Ông gặp (Đức Cha) Jin Luxian như thế nào?

Đ. Lần đầu tiên tôi viết một vài điều về Giáo Hội ở Thượng Hải - mẫu viết ấy tôi viết về những người Công giáo quốc tế cho tờ Thành phố Cuối Tuần, tôi làm quen được với một linh mục trở nên giúp ích rất nhiề cho tôi. Vị linh mục ủng hộ thật sự bài viết ngắn của tôi. Trong lúc phỉng vấn, tôi yêu cầu Ngài giaỉ thích giùm làm sao Thánh Lễ tiếng Anh lại được thiết lập trước tiên ở Thượng Hải. Vị linh mục đă kể cho tôi nghe một chút lịch sử, rồi nói: “nhưn ông biết đấy,tôi cho rằng ông nên nói chuyện với Đức Cha Nhân (Jin) về vấn đề nầy, bởi v́ Ngài có thể cho ông biết ư nghĩa hay hơn nhiều về các sự việc”. Toi6 tự nhủ:Trời ạ, được nghe kể lịch sử trực tiếp từ Đức giám mụcmới tuyệt vời làm sao . Vị linh mục cho tôi số điện thoại của Đức Cha Nhân ghi trên một mẫu giấy và bảo tôi hăy gọi điện cho Đức Cha. Tôi hơi căng thẳng, v́ vậy mà số điện thoại năm ở trên bàn giá6y một hai hôm trước khi  vào một buổi trưa tôi hít thở thật sâu và hạ quyết tâm gọi điện. Tôi gặp ngay Đức Cha ở đầu kia dây và kể cho Ngài về cuộc nói chuyện với vị linh mục kia và truyền đạt ước ao của tôi được gặp và nói chuyện với Ngài về Thánh lễ bằng tiếng Hoa. Tôi có thể nghe thấy tiếng giấy tờ sột soạt trên bàn của Ngài và cuối cùng Ngài nói:”tại sao ông không đến đây vào một lúc nào trong ngày thứ năm nhỉ?”. Tôi đă làm như vậy. Tôi xuất hiện ở nhà thờ chín toà vào giờ đă hẹn, gặp một nữ tu ở cổng và Chị dẫn tôi vào văn pḥng của Đức Cha ở phía sau. Khi tôi nh́n lại sự việc, xét những ǵ thưởng xảy ra nơi đây, tôi thấy hoàn toàn vô lư khi mọi sự diễn ra trơn tru dường ấy. Tôi không chắc rằng tôi sẽ cố gắng làm mọi sự luôn theo kiểu nầy.

 

H. Có phải chăng là rất khó để làm cho Đức Cha Dân hoặc những người khác trải ḷng ra với ông? Việc thiết lập những quan hệ nhất thiết phải gần gũi nầy khó khăn ra sao?

Đ. Nhiều lúc nghề báo chí quả thật là lắm lúc gặp hên.Tôi gặp may khi hai linh mục đầu tiên mà tôi tiếp xúc với, đều đă có nhiều cuộc tiếp xúc với người ngoại quốc. Họ muốn nói chuyện với tôi và họ thích ư tưởng ban đầu của tôi là viết một bài về đời sống ở Thượng Hải đối với những người Công giáo quốc tế. Và họ thích xem mẫu chuyệ nầy ra sao. Tất cả những cái nầy làm cho điều đó thành có thể để đi bước tiếp theo và tiến xa hơn một chút với những ǵ Đức Cha Dân nói. V́ thế một mặt tôi thấy ḿnh thật may mắn; mặt khác,phải mất nhiều năm để phát huy và xây dựng những loại quan hệ nầy. Đời sống xă hội của tôi cũng tương tự - các mối quan hệ mà tôi vun trồng lâu dài với các bạn hữu người Hoa của tôi. Bạn càng quen biết họ lâu, th́ các mối quan hệ càng trở nên sâu đậm. Đó là một trong những điều làm phấn khởi nhất về việc sống ở Trung Hoa. Bạn có thể nh́n thấy được các mối quan hệ phát triển theo năm tháng.

 

H. Nói về người Công-giáo quốc tế ở Thượng Hải: Việc thực hành Đạo ở Trung Quốc khác biệt ra sao so với nơi khác? Ví dụ, một Thánh Lễ Công giáo ở Thượng Hải th́ khác biệt ǵ?

Đ. Chẳng khác ǵ cả. Đó là điều làm chúng ta hết sức thích thú. Họ có cùng thánh lễ mà người Công giáo Mỹ cử hành; cùng các bí tích như nhau. Và đó chính là những ǵ mà Đức Cha Dân muốn thiết lập. Đó hẳn là di sản quan trọng nhất của Ngài. Ngài cảm thấy việc sắp xếp mọi sự ở Thượng Hải cũng bất cứ nơi nào khác ở Trung Quốc phải hoàn tất thật sự để sao cho các bí tích Công giáo có hiệu lực cho bất cứ những ai muốn lănh nhận. Bạn có thể đi dự thánh Lễ vào đêm thứ Bảy; Bạn có thể đi dự Lễ vào sáng Chúa Nhật. Và những Thánh Lễ ấy chẳng khác chút nào so với các thánh Lễ cử hành bên Mỹ hoặc bên Châu Âu  - ngoại trừ Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Hoa, dĩ nhiên rồi. Điều đó muốn nói lên rằng không có tính chất địa phương cho các Thánh Lễ cử hành ở nơi đây. Nhưng sau khi cân nhắc chin chắn, một thánh lễ vẫn cứ là một Thánh Lễ. Điều đó xảy ra như một điều ngạc nhiên lớn lao đó với những người nước ngoài sống ở đây. Ngay cả ở Thượng Hải, họ cũng sững sốt.

 

H. Tại sao ông cho là như thế?

Đ. Tôi đă có một số suy nghĩ về điều ấy. Một trong những lư do, theo tôi, là những người không phải là người Hoa - nhấg là người Châu Âu và người Mỹ - đă gán cho một chuyện kể rất khác biệt với những ǵ xảy ra ở đây kể từ năm 1949. Tây phương vẫn c̣n nh́n Trung Quốc như là hiện hữu trong cùng t́nh trạng vào năm 1949. Họ nghĩ, Trung Quốc năm 1949 khác với năm 1970 ư? Chẳng qua là một nước Công sản. Nhưng điều đó thực t́nh không c̣n chính xác nữa. Ngày nay Trung Quốc có một vị trí rất khác. Một lư do thứ hai cũng đơn giản. Đa số người dân ở Mỹ không quan tâm lắm tới những người Công-giáo Trung Quốc và ṿ thế một bài viết đơn sơ về một Giáo Hội ngầm trung thành với Rôma và một “Giáo Hội Yêu Nước” trung thành với đảng cộng sản, cũng đủ rồi. Tất nhiên, bài viết nầy - một bài viết phức tạp hơn nhiều – không thể bị giải thích trong một câu duy nhất hoặc thậm chí với một đoạn duy nhất. Như thế th́ hỏng hết!                                      (c̣n tiếp một kỳ)

T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

                                                                        ĐỀ TÀI 16.

TÍNH CHẤT XÁC THỰC VÀ SỰ THỐNG NHẤT

TRONG CÁC THƯ CỦA THÁNH PHAOLÔ

Theo một truyền thống rất cổ xưa thánh Phaolô là tác giả của 14 bức thư như hiện có trong Tân Ước. Đó là các thư 1-2 Thêxalônica, 1-2 Côrintô, Galát, Roma, Philiphê, Philêmônê, Colôxê, và các thư mục vụ, tức các thư 1-2 Timôtêô và Titô, và sau cùng là thư gửi tín hữu Do thái. Tuy nhiên, trong hai thế kỷ qua giới học gỉa Kinh Thánh Tân ước đă dùng khoa phê b́nh lịch sử để nghiên cứu và kiểm chứng các thư nói trên. Theo các kết qủa thu lượm được cho tới nay chúng ta có thể đưa ra một vài niên hiệu chắc chắn được mọi học giả công nhận. C̣n các niên hiệu khác vẫn tiếp tục là đề tài của các cuộc thảo luận.

   Trước hết không có một lư chứng nào cho phép chúng ta kết luận rằng thư gửi tín hữu Do thái đă do thánh Phaolô viết ra. Nó không phải là một bức thư cho bằng một khảo luận về chức Linh Mục của Chúa Giêsu, do một tác giả vô danh biên soạn. Nếu hiện nay Giáo Hội có gọi nó là thư gửi tín hữu Do thái, chỉ v́ tiếp tục truyền thống đă có ngay từ thời Giáo hội khai sinh, chứ thực ra không đúng. Vẫn theo kết qủa các nghiên cứu phê b́nh lịch sử của các học giả Kinh Thánh Tân Ước, các thư mục vụ, tức hai thư gửi Timôtêô và thư gửi Titô không phải của thánh Phaolô, mà do trường phái các môn đệ của thánh nhân biên soạn ra sau này. Tính chất trung thực của thư gửi tín hữu Êphêxô cũng đă được thảo luận rất nhiều. Một số học giả tên tuổi đă cho rằng thánh Phaolô cũng không phải là tác giả thư gửi giáo đoàn Côlôxê và thư thứ hai gửi tín hữu Thêxalônica. Nhưng nhiều học giả khác công nhận thánh Phaolô đă biên soạn ra chúng. Liên quan tới thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica, hai thư gửi giáo đoàn Côrintô và các thư gửi tín hữu Galát, Roma, Philiphê và Filêmônê, mọi học giả đều công nhận là do chính thánh Phaolô viết ra (W. G. Kuemmel, Il Nuovo Testamento. Storia della indagine scientifica sul problema neotestamentario, Bologna 1976).

 Trên đây là các vấn nạn và lập trường của giới học giả Tân ước liên quan tới tính chất xác thực trong các thư của thánh Phaolô. Tuy nhiên có lẽ nên phân biệt rơ ràng giữa tính chất xác thực trong các thư của thánh Phaolô và các tác phẩm thuộc trường phái của thánh nhân. Trong nghĩa này th́ thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica, hai thư gửi giáo đoàn Côrintô, các thư gửi tín hữu Galát, Roma, Philiphê và Filêmônê là do thánh Phaolô viết ra. C̣n các thư khác là kết qủa của một thói quen trong lănh vực sáng tác văn chương gọi là ”giả tên”, rất thịnh hành vào thời đó. Để cho tác phẩm có uy tín, được nhiều người đọc và phổ biến rộng răi, các môn đệ thuộc một trường phái thường lấy tên thầy ḿnh gán cho các tác phẩm do họ biên soạn ra. Rất thường khi các tư tưởng ṇng cốt của tác phẩm phản ánh tư tưởng của vị thầy đó, hay tŕnh bầy lập trường của trường phái do vị đó thành lập. V́ thế, tuy không thể coi các tác phẩm đó là do chính vị sáng lập trường phái viết ra, nhưng có thể coi chúng như những đứa con tinh thần của ông. Bởi v́ chúng phát xuất từ trường phái do ông sáng lập và mang cùng các tâm t́nh cũng như tư tưởng của ông. Đôi khi các tác phẩm này cũng không phải là do các môn đệ của trường phái biên soạn, mà do một tác giả thuộc một trường phái có cùng chí hướng, hoặc do một người nào đó yêu thích hay chia sẻ tư tưởng của vị thầy và trường phái, viết ra. Trong nghĩa này, các tác phẩm cũng được coi như diễn tả tư tưởng và tâm t́nh của vị tổ sáng lập trường phái. Đây là điều tối kỵ nếu không nói là nguy hiểm trong xă hội ngày nay. V́ tại các nước châu Âu chẳng hạn, có các luật rất ngặt bảo vệ quyền của tác giả. Nếu không được phép của tác giả hay soạn giả mà dám trích dịch, hay sao chép hoặc chụp lại các tác phẩm, khi bị kiện ra ṭa, thường phải bồi thường từ vài chục cho tới vài trăm hay hàng triệu mỹ kim. Do đó, khi in sách và tài liệu các tác giả hay nhà xuất bản thường ghi chứng cầu ṭa để có giấy phép của bộ văn hóa, chính là để chống lại kiểu làm ăn trộm cắp của các tay thương mại văn chương và tư tưởng nhan nhản khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia kém mở mang. Nhưng thời xưa, trong thế giới hy lạp và vùng Trung đông Cổ hồi thế kỷ thứ I không có các luật lệ như bây ǵơ.

Ở đây tưởng cũng nên xác định một điều. Đó là kiểu cách phân biệt trên đây chỉ liên quan tới lănh vực phê b́nh lịch sử h́nh thành của các tác phẩm, nghĩa là dựa trên các lư chứng của khoa phê b́nh lịch sử và phê b́nh văn chương, chứ không liên hệ tới gía trị ḷng tin tŕnh bầy trong các thư không do thánh Phaolô viết ra. Dù không do chính tay thánh Phaolô biên soạn ra, các thư này vẫn là tiếng nói quan trọng và ư nghĩa của Kitô giáo thời khai sinh hồi thế kỷ thứ I, và đối với các tín hữu chúng vẫn diễn tả lời của Chúa.

Ngoài tính chất xác thực, trong các thư thánh Phaolô c̣n một vấn đề khác từng được giới học giả Kinh Thánh Tân Ước thảo luận không kém phần sôi nổi. Đó là vấn đề thống nhất trong các thư. Đặc biệt đây là vấn nạn liên quan tới thư thứ hai gửi giáo đoàn Côrintô, thư gửi tín hữu Roma và thư gửi tín hữu Philiphê. Các học giả Tân Ước cho rằng khi phân tích nội dung và kết cấu của ba bức thư nói trên, người ta có thể nhận ra chúng bao gồm nhiều thư khác nhau, mà thánh Phaolô đă viết cho tín hữu các cộng đoàn này trong nhiều dịp khác nhau.

Cụ thể trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô chúng ta có thể nhận ra bốn tài liệu khác nhau sau đây. Thứ nhất là một bức thư ḥa giải, gồm các chương từ 1,1-2,13 cộng thêm chương 7,5-16. Các liên hệ giữa thánh Phaolô và tín hữu cộng đoàn Côrintô trở nên căng thẳng v́ tín hữu đă nghe lời dụ dỗ của một số thừa sai kitô gốc do thái tới gieo hoang mang, vu khống nói xấu nhằm giảm uy tín thánh nhân, chia rẽ họ với thánh nhân khiến cho ḷng mến và sự tin tưởng của họ suy giảm, và gây chia rẽ trong cộng đoàn, khiến cho tín hữu kẻ theo người chống thánh nhân. Sau khi phân trần phải trái, thánh Phaolô xin tín hữu cộng đoàn hăy ḥa giải và tha thứ cho những kẻ ấy. Tài liệu thứ hai gồm chương 2,14-7,4 là lời thánh Phaolô biện hộ cho sứ mệnh tông đồ và cung cách sống của ḿnh, đă bị nhóm các thừa sai kitô gốc do thái nói trên xuyên tạc và bôi nhọ. Tài liệu thứ ba có tính cách tranh luận gồm các chương từ 10 đến 13. Thánh Phaolô so sánh cung cách sống và công việc rao truyền Tin Mừng của ḿnh với cung cách sống của nhóm người nói trên, và lột mặt nạ của họ trước tín hữu cộng đoàn. Tài liệu thứ tư trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô gồm hai chương 8-9 là hai điệp văn ngắn liên quan tới việc quyên góp để trợ giúp giáo đoàn mẹ Giêrusalem đang phải sống trong cảnh thiếu thốn.

Liên quan tới thư gửi tín hữu Philiphê cũng thế. Chúng ta có thể nhận ra nội dung của ba bức thư hay ba tài liệu khác nhau. Tài liệu thứ nhất gồm các chương 1,1-3,1a và chương 4,2-7.21-24, là bức thư chứa đựng các lời khuyên nhủ của thánh Phaolô. Sau khi bày tỏ sự vui mừng và biết ơn Thiên Chúa đă cho Tin Mừng được phát triển mạnh mẽ thánh Phaolô khuyên tín hữu hăy biết sống ḷng tin vững vàng, hiên ngang bênh vực Tin Mừng, không nao núng sợ hăi trước các thù địch, luôn biết noi gương sống khiêm tốn của Chúa Kitô và trong mọi hoàn cảnh luôn có các tâm t́nh nhập thể và nhập thế của Chúa Kitô, cố gắng nên trọn lành. Ngoài ra thánh Phaolô c̣n khuyên tín hữu hăy tin tưởng nơi Chúa, luôn tươi vui, không lo lắng ǵ, cầu xin Chúa ban cho mọi ơn cần thiết và sống kết hiệp với Chúa. Tài liệu thứ hai gồm chương 3,1b-4,1.8-9, trong đó thánh Phaolô nhắc nhớ tín hữu biết đề pḥng và xa lánh các tông đồ giả dối gian ác. Họ là loài chó cắn xé tín hữu. Sau khi nhắc lại cuộc sống qúa khứ là người biệt phái chuyên chăm tuân giữ Luật lệ Do thái, nhưng được gặp Chúa nên từ bỏ và hy sinh mọi sự v́ Chúa Kitô, thánh Phaolô khuyên tín hữu hăy biết noi gương sống của Ngài dứt khoát với qúa khứ tội lỗi, và luôn hướng nh́n quê hương vĩnh cửu trên trời để định hướng cho cuộc đời ḿnh. Phaolô cũng đau đớn ghi nhận rằng trong cộng đoàn vẫn có những người sống như thù địch của thập gía Chúa Kitô, chỉ tôn thờ cái bụng và ăn chơi hưởng lạc buông thả. Thánh nhân khuyên tín hữu hăy biết suy tưởng tới tất cả những ǵ là Chân, Thiện, Mỹ và thực hành mọi sự đă học được nơi ngài. Tài liệu thứ ba trong thư gửi tín hữu Philiphê gồm chương 4,10-20, là lời cảm tạ thánh Phaolô dâng lên Chúa, v́ thấy tín hữu cộng đoàn có ḷng tốt và thực hành đức bác ái đối với thánh nhân. Mặc dầu thánh nhân đă tập sống thích nghi với mọi hoàn cảnh lúc thiếu thốn nghèo đói cũng như khi no đủ sung túc, tín hữu Philiphê vẫn thương nhớ đến ngài và gửi các tặng phẩm trợ giúp ngài.

Sau cùng, trong thư gửi giáo đoàn Roma lời chúc tụng vinh danh cuối thư trong chương 16,25-27 được thêm vào sau này, chứ không thuộc văn bản chính của thư thánh Phaolô. Trong khi các lời chào và nhắn nhủ nhiều nhân vật khác nhau ghi ở chương 16,1-23 là do thánh Phaolô viết nhưng không phải cho tín hữu Roma, mà là cho tín hữu giáo đoàn Êphêxô.                                                                                        Linh-mục Linh-Tiến-Khải

 

 

 

PHỤ LỤC

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN Năm C

LC 7, 36 – 50


                                                  “ÔNG CHỦ  THA NỢ CHO CẢ HAI NGƯỜI”
Ai trong hai ng ười sẽ yêu mến ông chủ hơn?

  Khi nói yêu nhiều hơn, Chúa Giêsu cũng nói về sự biết ơn. Cũng thế, Người so sánh một chủ nợ có hai con nợ, người thứ nhất mắc ợ ông năm trăm đồng bạc;c̣n người kia th́ năm mươi. Người so sánh việc tha những mó nợ nầy với sự tha các tội lỗi, với sự tha thứ.

    Người ta hiểu hơn cử chỉ của Maria Mađalêna , nếu người ta nhớ lại rằng mới ít tuần trước đây thôi, trong Phúc Âm Chuá Nhật V Mùa Chay, người ta thấy lại đoạn về Chúa Giêsu và người phụ nữ ngoại t́nh.

  Hai vụ án diễn ra dưới mắt chúng ta: vụ án người đàn bà và vụ án Chúa Giêsu. Cả hai có thể chết: người phụ nữ th́ co tội ngoại t́nh; c̣n Chúa Giêsu th́ do tội phạm thượng, nếu Người đi ngược lại với luật mà Thiên Chúa ban cho ông Môsẹ. Cũng như khi đứng trước Philtatô, Chúa Giêsu chọn im lặng. Người sẽ được Thiên Chúa và Kinh Thánh phục hồi, nâng dậy và tôn vinh. Bài tường thuật xác định rằng “ Người dùng ngón tay viết trên mặt đất”.

   Sự im lặng của Người tránh cho người phụ nữ bị bẻ mặt v́ vụ án khủng khiếp mà người ta dàn xếp. Người cũng chẳng ngước mắt nh́n chị . Người cúi xuống và Người viết. V́ một số kẻ này nỉ hơi Người, Người làm cho họ nh́n lại lương tâm của họ: Người biết tất cả đều là người tội lỗi tr7ớc mắt Chúa. Người lại cúi xuống để viết. Người ta không xác định được Người viết ǵ. Những lời tố cáo đâu đâu? Có phải đúng hơn ngón tay nhân loại của Thiên Chúa viết lên trái đất chúng ta Luật mới? Đối với Chúa Giêsu cũng như đối với người phụ nữ, Những Chữ Viết nầy sẽ là lời bênh vực duy nhất và tốt nhất. Con tim mới là điều quan trọng trong lời giảng dạy của Chúa giêsu. Phải yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lư. Sự thờ phượng đích thực ở đáy ḷng chúng ta. Nó có thể cũng tốt ở Pháp  cũng hư ở Mễ-Tây-Cơ. Điều đáng kể, đó là sự sẵn sàng nội tâm, một mối quan hệ thật sự với Thiên Chúa trong tự do cá nhân, trong t́nh yêu của Thiên Chúa và người thân cận. Việc phụng tự bề ngoài là tuyệt với, khi nó diễn tả một sự sẵn sàng tận đáy ḷng chúng ta.

                     Bernard Lafrenière, C.S.C

 

 

 

 PHỤ TRANG

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA.

+ (VnExpress 07,06) Ngày 18.06 phúc thẩm vụ kiện dioxin tại Mỹ. Đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN sẽ sang Mỹ để tham dự phiên tranh tụng, đồng thời vận động dư luận Mỹ ủng hộ các nạn nhân. Lúc 10h sáng 18/6 sẽ diễn ra phiên tranh tụng miệng giữa bị đơn là các công ty sản xuất chất độc da cam của Mỹ và nguyên đơn là các nạn nhân da cam VN. Trước đó, từ tháng 9/2005, sau khi có bản phán quyết của Ṭa sơ thẩm Mỹ, hai bên đưa bản kháng án lên Ṭa phúc thẩm và chỉ tranh luận với nhau bằng văn bản.Phiên phúc thẩm có có nhiệm vụ xem xét lại những vấn đề mà thẩm phán Ṭa sơ thẩm đă phán quyết là đúng hay không đúng. Hai bên sẽ nói tóm tắt tất cả những ǵ đă chuẩn bị trong suốt mấy năm qua về vụ kiện, tŕnh bày tất cả lư lẽ của ḿnh. Mỗi bên được phát biểu 40 phút, sau đó phiên ṭa sẽ đi vào nghị án.Đây chỉ là phiên tiền xét xử, có nghĩa ṭa chưa đi vào nội dung, mà chỉ xem xét vấn đề pháp lư là có thể đưa vụ kiện ra hay không. Ṭa sẽ xét 5 vấn đề: 1) C̣n thời hiệu khởi kiện hay không.2) Các nạn nhân chất độc da cam VN và Vava có tư cách đi kiện tại Ṭa án Mỹ không .3)Ṭa án có quyền đưa ra xem xét một việc mà Quốc hội và Tổng thống Mỹ đă quyết định hay không. 4)Các công ty sản xuất chất da cam có phải là bị đơn của phiên ṭa hay không.5)Chất da cam có phải là chất độc.

+ (Thanhnien 08.06) Trung tâm Y tế dự pḥng TP.HCM tiếp tục kiểm tra các cơ sở (CS) sản xuất, chế biến nước mắm. Cả 3 CS được kiểm tra đều không đảm bảo vệ sinh, có CS c̣n sử dụng đường hóa học cấm dùng trong thực phẩm (như sodium cyclamate); sử dụng nguyên liệu không rơ nguồn gốc; nguyên liệu để cạnh nhà vệ sinh; chai đựng nước mắm mua về chỉ tráng nước rồi phơi nắng…

+ (Chinhphu 07.06) Chính phủ đă họp phiên thường kỳ tháng 6/2007, dưới sự chủ tŕ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm. Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến các nhiệm vụ công tác trọng tâm trong tháng 6/2007 và những tháng c̣n lại của năm 2007 để đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8,5% trong năm 2007

  Chỉ số giá cả tiêu dùng tháng 5 tăng 0,72%

+ (Thanhnien 08.06) Việt Nam và Mỹ vừa chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (gọi tắt là TIFA - Trade and Investment Framework Agreement).Một quan chức Mỹ cho biết hiệp định như là một thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Mỹ về cơ chế để giải quyết các vấn đề thương mại giữa hai quốc gia. Theo hiệp định khung, hai bên sẽ thường xuyên có chương tŕnh làm việc, trao đổi trực tiếp với nhau trong một năm để khai thông những trở ngại về thương mại giữa hai quốc gia.

+ (Thanhnien 07.06) Theo Ông Michael Baechlin, Cố vấn trưởng Chương tŕnh không khí sạch Việt Nam - Thụy Sĩ (SVCAP): “Nồng độ lưu huỳnh, benzen... trong khí thải rất đáng báo động” Cụ thể theo tiêu chuẩn của WHO th́ nồng độ Benzen là 5 microgam/m3 nhưng ở Hà Nội th́ nồng độ này cao hơn rất nhiều. Các bạn có thể thấy việc quy định nồng độ benzen thấp như vậy chứng tỏ nó có nguy hại như thế nào đối với sức khỏe con người. Nên nhớ rằng đây là chất cơ thể không thể bài tiết nên nó tích tụ trong tế bào và gây ra các bệnh ung thư... Ngoài ra, nồng độ các hợp chất độc hại của lưu huỳnh và các loại ô-xít nitơ cũng đang ở mức rất cao.

+ (Thanhnien 12.06) Ông Martin Rama, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam: Thành lập EPTC (công ty cổ phần mua bán điện duy nhất) không phải là một quyết định khôn ngoan, đúng đắn . Ông đă gửi bức thư khuyến nghị tới bộ trưởng các bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính về mô h́nh công ty cổ phần mua bán điện duy nhất (EPTC) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất có thể dẫn tới t́nh trạng độc quyền dẫn đến giá bán điện tăng, khó kiểm soát...

+ (TTXVN 12.06) Bộ Ngoại giao đă ra thông cáo cho biết : Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ G. W. Bush và Phu nhân, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Phu nhân sẽ thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ ngày 18-23.6.2007