COÂNG GIAÙO – TOÂNG
TRUYEÀN BẢN TIN GIÁO
HỘI SỐ
43 (I) (TUẦN TỪ 20.07 ĐẾN 27.07.2007)
|
Trong
số nầy.
1.
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO
2.
GIỚI THIỆU
► TỰ SẮC “SUMMORUM PONTIFICUM”:
ĐỨC GIÁO HOÀNG KƯ
HOÀ ƯỚC PHỤNG VỤ
►
T̀NH H̀NH KITÔ-GIÁO Ở CHÂU Á:
TỰ DO TÔN GIÁO ĐANG GẶP
HIỂM NGUY
► T̀M HIỂU KINH THÁNH. ĐỀ 21: KITÔ HỌC NHƯ ĐƯỜNG NÉT THỐNG
NHẤT CĂN
BẢN TRONG NỀN
THẦN HỌC CỦA THÁNH PHAOLÔ
► TÀI LIỆU HỖ TRỢ CÔNG TÁC MỤC
VỤ : NHỮNG QUY TẮC QUẢN LƯ (3)
◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ư SUY
NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI TN.C
◙ PHỤ TRANG:
VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA
◙“MỘT
GIAI THOẠI” VỀ ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC
XVI (BTGH trang 7)
TIN TỨC
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO |
MỤC VỤ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
(Zenit 12.07) Một hội nghị có tên
“Mục Vụ Chăm Sóc Người Cao Tuổi” diễn
ra ở Roma từ 15 – 17.11.2007, theo sáng kiến của
Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ chăm sóc
ư tế: đây là hội nghị quốc tế lần
thứ XXII do Hội Đồng nầy tổ chức.
Đức hồng y chủ tịch Hội
Đồng,Javier Lozano Barragán,sẽ khai mạc hội
nghị với tham luận về chủ đề:”Sự
quan tâm mục vụ đối với các bệnh nhân cao
tuổi”. Hội nghị sẽ đề cập
đến khía cạnh lịch sử,các khía cạnh dân
số, dịch tể học, ứng xử,công nghệ và
khoa học,chính trị và lập pháp,môi trường,xă hội
và cả Kinh Thánh,thần học,Giáo Hội học và
hạnh các thánh. Nhà thần học Phủ giáo hoàng,Cha
Wojciech Giertych,OP, sẽ đề cập vấn
đề:” Đức Tin, Bác Ái và các bệnh nhân cao
tuổi”.
PHÁT HÀNH TÀI LIỆU CỦA THÁNH
BỘ TÍN LƯ ĐỨC TIN.
(Fides 12.07) Tài liệu có tựa đề:”
HỎI ĐÁP liên quan đến một số khía cạnh
tín lư về Giáo Hội”, đề ngày 19.06.2007, có mục
đích xác định “ư nghĩa đích thực của một
số diễn tả giáo-hội-học chủ yếu,có
thể hiểu hai nghĩa trong thảo luận thần
học”. CÂU HỎI 1: CĐ Vatican II có lẽ đă thay
đổi giáo lư về Giáo Hội có trước
đó? CÂU HỎI 2: Phải
hiểu khẳng định theo đó Giáo Hội của
Chúa Kitô ‘tiếp tục tồn tại trong Giáo Hội Công
giáo’ như thế nào? CÂU
HỎI 3 : Tại sao thành ngữ “tiếp tục tồn
tại trong” được sử dụng ,mà không phải
đơn thuần h́nh thức động từ “là”? CÂU HỎI 4: Tại sao CĐ
Vatican II gán danh từ “các giáo hội” cho các Giáo Hội
Đông Phương tách biệt khỏi sự hiệp thông
với Giáo Hội Công giáo? CÂU
HỎI 5 : Tại sao các văn bản của CĐ và
của Huấn Quyền không gán danh hiệu “các giáo hội”
cho cá Cộng Đồng Kitô-giáo phát sinh từ Cải Cách
ở thế kỷ 16? [ BTGH sẽ chuyển ngữ tài
liệu vào só sau]
TIN LÀNH CHỈ TRÍCH; CHÍNH THỐNG
HOAN NGHÊNH
(CWNews 12.11) Các nhân vật
hàng đầu của Tin Lành đă chỉ trích văn
kiện mới của vatican khẳng định vai tṛ trung
tâm của Giáo Hội Công-giáo, nhưng Giáo Hội Chính
Thống Nga lại hoan nghênh văn kiện như là một
tuyên bố “trung thực” “cho thấy chúng ta gần gũi
nhau hoặc ngược lại,
chia rẽ nhau ra sao”. Trong thư gửi Đức hồng
y Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng
về Hiệp Nhất Kitô-giáo. Mục sư Setri
Nymi,tổng thư kư Liên Minh Thế Giới các Giáo Hội
Cải Cách, phản đối tuyên bố của Vatican.
Mục sư nói rằng tuyên bố mới của Vatican cho
rằng các nhómTin Lành không phải là “các giáo hội” theo
đúng nghĩa, “khiến chúng tôi thắc mắc về tính
nghiêm túc của Giáo Hội Công giáo La Mă khi đối
thoại với gia đ́nh Cải Cách và các gia đ́nh khác
của Giáo Hội”. Thượng phụ Chính Thống Kirill
nhận định rằng Ngài thấy “không có ǵ mới
xét về mặt tín lư ở trong văn kiện
được công bố ngày 10.07. Ngài lập luận
rằng “mọi sự chứa đựng trong tài liệu
Công giáo áp dụng một cách đúng đắn cho Giáo
Hội Chính Thống:, v́ Giáo Hội Chính Thống luôn ǵn
giữ sự tiếp nối liên tục các tông đồ.
Tài liệu Vatican nh́n nhận rằng các Giáo Hội Chính
Thống là những giáo hội chị em với cac1 bí tích
có hiệu lực,nhưng nói thêm rằng trong thế
giới Chính Thống,”về sự chia cách giữa các
Kitô-hữu, sự vẹn toàn của tính hoàn vũ vốn
dành riêng cho Giáo Hội được cai quản bởi
Đấng Kế Vị Than1h Phêrô và bởi các giám mục
hiệp thông với Ngài, không được thực
hiện một cách vẹn toàn trong lịch sử”.
BẮC KINH TRỤC XUẤT 100
THỪA SAI KITÔ-GIÁO TRONG BA THÁNG
(AsiaNews 12.07) Chính phủ muốn đuổi
bất cứ ai có những hoạt động truyền
giáo đang khi chuẩn bị Thế Vận Hội Bắc
Kinh. Các giáo viên Anh Ngữ và những nhà hoạt động
nhân đạo từ Hoa Kỳ,Canada và các quốc gia khác như Hàn quốc, Singapore, Úc và
Israel, đă ở Trung Quốc trên 15 năm, đều
bị trục xuất. Đây là chiến dịch mạnh
nhất kể từ năm 1954. NHững vụ trục
xuất được thực hiện ở Bắc Kinh và
trong các vùng Tân Cương,Tây Tạng. Chỉ riêng Tân
Cương,trên 60 nhà hoạt động tôn giáo ngoại
quốc đă bị trục xuất. Bộ Ngoại Giao
Trung Quốc đă không đưa ra một lời giải
thích nào.
SÁU QUỐC GIA PHI CHÂU
ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO VỀ TỰ DO TÔN GIÁO
(Reuters 12.07) Theo
cuộc nghiên cứu mới đây nhất của Trung Tâm
V́ Tự Do Tôn Giáo thuộc Viện Hudson, đó là các
nước Bostwana,Mali,Namibia,Senegal, Nam Phi và Kenya,
được xếp vào hàng ngũ các xă hội bao dung
nhất thế giới về tự do tôn giáo. Những nhân
tố như sự điều hành của chính quyền,
sự thiên vị của chính phủ đối với
một tôn giáo đặc biệt nào và áp lực xă hội
do các tôn giáo và những nhóm có tổ chức khác trong nước,
cùng với sự tương liên cao về kinh tế có
một mối quan hệ thân cận về các vị trí
của hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Nghiên
cứu cho thầy rằng tự do tôn giáo liên hệ
chặt chẽ với tự do kinh tế và sự phát
triển của buôn bán. Kế đến, nó liên quan với
t́nh trạng sức khoẻ kinh tế và mức thu
nhập.b́nh quân của người dân.
ĐỨC THÁNH CHA T̀M CÁCH BĂNG
BÓ MỘT THƯƠNG TÍCH ĐAU ĐỚN
(Zenit 13.07) Theo Đức hồng y
người Pháp Paul Poupard,chủ tịch Hội
Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá, đó là “ư định
chính yếu của Đức Giáo Hoàng ở tâm của
Tự Sắc (motu proprio) “Summorum pontificum”, được
ban hành ngày 07.07 về việc có thể cử hành Thánh
Lễ theo nghi thức Đức Gioan XXIII (1963) với danh
hiệu “ngoại lệ”. Đối Ngài, đó là “một
bước quan trọng cho những kẻ thật sự
ước ao sự hiệp nhất Hội Thánh, nhưng
không cất đi tất cả mọi nguy hiểm”.
Quả thật Ngài đă trao cá phân tích của Ngài cho tờ
nhật báo Ư “La Republica” ngay hôm sau ngày công bố Tự
Sắc và thư của Đức Thánh Cha giải thích
tầm quan trọng của văn kiện: Hai văn
kiện quan trọng nầy phải được
đọc rất chăm chú. Người ta tấy rơ
dự tính của Đức Thánh Cha muốn băng bó
một vết thương trong ḷng Hội Thánh, nói cách
khác,là vạ tuyệt thông đối với những
kẻ theo Lefèrvre (1988). Hy vọng rằng sự rạn
nứt nầy sẽ được hàn gắn lại sau
bước đi lớn lao nầy, rằng những
kẻ theo Lefèvre sẽ chấp nhận cử chỉ
nầy của Đức giáo hoàng và rằng Thân Thể
Hội Thánh sẽ t́m lại được sự hiệp
nhất của nó.
VỚI UNICEF, PHÔI THAI LÀ “MỘT TRẺ EM”
(Zenit 13.07) “Nơi chốn đầu tiên mà
người ta phải bảo vệ một đứa
trẻ khỏi bệnh SIDA, chính là trong ḷng người
mẹ nó”, đó là khẳng định của một
quảng cáo UNICEF trong tờ nhật báo Pháp “Le Monde” (Thế
Giới), được tap chí của Hội Jérôme Lejeune
lấy lại. Sự công khai nầy “nhắc lại
rằng PHÔI THAI LÀ MỘT EM BÉ” chứ khôg phải là “một
đống những tế bào” và phải “bảo vệ và
chăm sóc nó như bất kỳ một đứa trẻ
nào khác”.
(genethique.org; Nguồn:
“Le Monde” số ra ngày 12.07.2007)
MỘT THAI NHI 42 TUẦN TUỔI,CÂN NẶNG
HƠN 5 KÍLÔ,”KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CON NGƯỜI”
(AsiaNews 13.07) Đó là
lời phán quyết gây căm phẫn ở
Hàn-quốc.Toà Án Tối Cao Hàn Quốc ngày 11.07 đă
đưa ra phán quyết rằng một em bé chưa sinh ra
không thể được coi là con người, cho tới
thời khắc người mẹ chuyển dạ, do
đó minh oan một bà đỡ bị tố giác là
giết người do bất cẩn. Lời phán quyết
đă gây ra một cuộc tranh luận quyết liệt
trong nước trong khi cộng đồng Công-giáo nói
về “lời phán quyết gây căm phẫn và kinh
tởm”. Theo Cha Lee Dong-ik, giáo sư y khoa ở Đại
học Công giáo Hàn quốc và là một thành viên của
Uỷ Ban Đạo Đức Sinh Học của GĐGM
Hàn Quốc,”mỗi quốc gia đều có những lư
lẽ luật pháp khác nhau không đáng kể để xem
khi nào th́ một đứa trẻ chưa sinh ra
được coi là một con người, nhưng không có
đất nước nào có một quyết định
dứt khoát rằng một đưá bé chưa sinh ra th́
không phải là một con người”. Ngài cho rằng
đây là một “hủy hoại xă hội” đối
với đất nước Hàn quốc: ”chúng ta đang
sống trong một kỷ nguyên mà một cháu bé 21 tuần
tuổi có thể được cứu nhờ lồng
ấp. Không thể chấp nhận khi thấy một phán
quyết nói rằng một cháu bé 42 tuần tuổi chưa
sinh lại không được coi là một con
người”.
ĐIỀU TRA CÁI CHẾT CỦA MỘT GIA
Đ̀NH TRỞ LẠI KITÔ-GIÁO
(CWNews
13.07) Nhà cầm quyền Bangladesh đang điều tra ac1i
chết của 9 thành viên trong một gia đ́nh Kitô-giáo
ở thàn phố Mymensingh,gần biên giới Ấn
Độ. Gia đ́nh nầy gồm bà mẹ và 8
người con chết trong cái ban đầu
được tin là tự sát tập thể, nhào
người vào chuyến xe lửa đang chạy qua (ông
bố chết đă được 10 năm). Tuy nhiên, theo
tin của tờ Daily Star,
giới chức địa phương đang cho xem xét
lại vụ án. Gia đ́nh nầy nguyên là tín đồ
Hồi-giáo, đă trở lại Kitô-giáo mấy năm nay và
liên tục bị cộng đồng địa
phương tẩy chay.
NHỮNG
ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ RÔMA 1962.
(ESM 14.07) Đó là :
1). Được cử hành bằng tiếng
la-tinh 2). Việc cử hành
tập trung vào cung thánh
3). Linh mục quay mặt về hướng Đông
cùng hướng với cộng đoàn 4) Có những chỉ dẫn cho linh mục về
việc phải xử trí
thế nào 5).
Được liên kết với nhạc b́nh ca 6). Chỉ đến thế
kỷ XX th́ ư tưởng có cộng đoàn tham dự
mới phát triển.
VIỆT-NAM THÀNH MỘT TỈNH D̉NG MỚI
CỦA D̉NG TÊN
(Fides 14.07)
Từ ngày 6 đến 15.07 Cha Tổng Bề Trên
Tổng Quyền Ḍng Tên Peter-Hans Kolvenbach viếng thăm
Việt-Nam: Ngài mang theo ḿnh sắc lệnh thành lập
Miền độc lập Việt-Nam thành một Tỉnh
Ḍng Trợ Giúp của Đông Á – Châu Úc. Nhân chuyến
viếng thăm nầy, Ngài cũng đă làm phép một ngôi
nhà mới đang xây dựng sẽ đón tiếp các tu
sĩ trẻ các khoa triết học và thần học. Theo
thông tin văn pḥng báo chí Ḍng Tên gửi cho Fides, ngày 14.07 là
ngày kỷ niệm 50 năm Ḍng Tên trở lại
Việt-Nam. Hiện nay Tỉnh Ḍng mới Việt-Nam có 134
thành viên: 38 linh mục; 4 sinh viên,20 trợ sĩ;31 tập
sinh và 150 ứng sinh [ Ba tu sĩ Ḍng Tên đến
Việt-Nam ngày 18.01.1615; gián đoạn vào năm 1773 khi Ḍng
bị giải tán.Năm 1957,cộng đoàn Sàig̣n trở
thành thực tể, đồng thời được giao
phụ tráh Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà lạt.
đến năm 1975. BTGH]
PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO KỶ
NIỆM 100 NĂM THÀNH LẬP
(Fides 14.07) 40.000 người trẻ từ
tất cả mọi quốc
gia trên thế giới quy tụ về tại nước
Anh từ 27.07 đến 08.08 để cùng với
Đại Hội Hướng Đạo lần thứ
21, mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Phong Trào
Hướng Đạo do Robert Baden-Powell. Trên thế
giới hiện có khoảng 40 triệu hướng
đạo sinh, trẻ và trưởng thành, cả nam
lẫn nữ. Có 161 quốc gia tham dự Đại
Hội
GIÁO PHẬN HỒNG KÔNG GIA TĂNG CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ NGÀY GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN
(Fides 14.07) Để chuẩn bị cho Ngày
Giời Trẻ cấp giáo phận đă gần kề, -
ngày 05.08 - Giáo phận Hong Kong gia tăng các công tác chuẩn
bị. Chủ đề của Ngày Giới Trẻ là “T́nh
Yêu – Gia Đ́nh”. Uỷ Ban Mục Vụ Giới Trẻ
của giáo phận đă tung ra nhều sáng kiến,như
Hành hương Thánh Giá và Những Cuộc Gặp Gỡ
Cầu Nguyện về đề tài “T́n Yêu – Thánh Giá”, “T́nh
Yêu – Hăy trở về nhà bạn”, liên kết hặt chẽ
với chủ đề chính và với Năm Gia Đ́nh mà
Giáo Phận đang cử hành. Theo một điều
phối viên của Uỷ Ban, 34 giáo xứ và 6 trường
học Công giáo tham gia cuộc gặp gỡ, để
Giới Trẻ suy nghĩ và quan tâm nhiều hơn
đến gia đ́nh họ.
KITÔ-HỮU BỊ KẾT ÁN
TỬ Ở BẮC TRIỀU-TIÊN ;HOA KỲ VIẾT THU
GỬI LHQ
(AsiaNews 15.07) Người em của Son
Jong-nam,nguyên sĩ quan quân đội B́nh Nhưỡng
trở lại Kitô-giáo, bị xử tử công khai đă yêu
cầu Mỹ và LHQ giúp cứu thoát anh ta. Một nhóm ac1c
thượng nghị sĩ Mỹ,cả dân chủ lẫn
cộng hoà, đă viết thư tới Ông Tổng Thư
Kư LHQ và Bộ Ngoại Giao Mỹ để yêu cầu
họ cứu mạng sống của người nầy.
Son đào thoát đến Trung Quốc năm 1998 và trở
thành Kitô-hữu sau khi gặp một vị thừa sai Hàn
Quốc. Anh ta bị bắt giữ năm 2001 và bị
dẫn độ về Bắc Triều Tiên, bị giam tù 3
năm nhưng được thả ra v́ đă cam kết
vào năm 2004. Anh ta lại trốn đi và sau khi gặp
người em đang sinh sống ở Hàn Quốc, anh
lại được cho hồi hương và bị
kết án tử h́nh.
ĐỨC THÁNH CHA CÔNG DU LIGURIE VÀO
MÙA XUÂN 2008
(ESM 15.07) Trong một cuộc họp báo sau khi
được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
bổ nhiệm Thư Kư Ban
Quản Lư Tài Sản Toà Thánh với chức tổng
giám mục, Đức Cha Domenico Calcagno, 64 tuổi, đă
loan báo chuyến kinh lư mục vụ của Đức
Thánh Cha tới Ligurie có
thể là vào Mùa Xuân 2008. Các địa điểm mà
Đức Giáo Hoàng sẽ viếng là thán địa
Đức Bà Hay Thương Xot1 và Linh địa
Đức Bà Canh Giữ ở Gênes,thủ đô
nước Ligurie, là nhữnv lin đaị được
niều người viếng thăm nhất (Đức
Mẹ hiện ra với một người chăn chiên và
xin anh ta xây dựng một nhà nguyện vào thế kỷ
XV). [ Giaocomo Della Chiesa, về sau là Giáo Hoàng
Biển-Đức XV, đă đến đó nhiều
lần].
ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI SẼ HÀNH
HƯƠNG LỘ-ĐỨC NHÂN 150 NĂM ĐỨC
MẸ HIỆN RA
(Zenit
17.07) Tin nầy đă được giám đốc văn
pḥng báo chí Toà Thánh, Cha Federico Lambardi, xác nhận sau chuyến
viếng thăm Roma của Đức Cha Jacques Perrier,giám
mục Lộ Đức. Ngày giờ của chuyến
đi chưa được thông báo. Năm Thánh sẽ khaiu
mạc ngày 8.12.2007 nhằm ngày lễ Đức Mẹ Vô
Nhiễm và sẽ kết thúc vào ngày 8.12.2008, với chủ
đề:”HĂY ĐẾN UỐNG NƠI NGUỒN SUỐI VÀ
TẮM Ở ĐÓ”. Mỗi năm có khoảng 6 triệu
người đi hành hươngLộ Đức.
NGƯỜI NÔNG DÂN ÁO ĐĂ THÁCH ĐỐ
HITLER SẼ ĐƯỢC PHONG CHÂN PHƯỚC VÀO THÁNG 10
(Zenit 17.07) FRANZ JEGAERSTATTER, kẻ đă dám
thách đố Hitler,bị giết năm 1943, đă
được Đức Thánh Cha Biển-Đức công
nhận là tử v́ đạo và sẽ được phong
chân phước vào ngày 26.10.2007. Nghi lễ phong chân
phước sẽ do Đức hồng y người
Bồ Đào Nha José Sraiva Martins,Tổng trưởng Thánh Bộ
Phong Thánh, chủ tŕ tại nhà thờ chính toà giáo phận
Linz, Áo,nhân danh Đức Thánh Cha.. Là người cha trong gia
đ́nh có ba người con, ông bị chặt đầu
ngày 09.08.1943 v́ đă công khai chống lại Hitler và quốc
xă nhân danh đức tin. Ông bị buộc gia nhập quân
đội nhưng từ chối vâng lệnh,nêu lên câu
của Thánh Phêrô:”phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng
theo người phàm”. Trong di chúc,Ngài viết:”Tôi viết
với bàn tay bị tróinhưng tôi thích điều kiện
nầy hơn là t́nh trạng ư chí bị xiềng xích”
KHÔNG CHO PHÉP CÁC BANG RIÊNG
RẼ ĐỊNH NGHĨA CÁC NHÓM THIỂU SỐ TÔN GIÁO
(AsiaNews 18.07) John Dayal,nhân
danh Liên Minh Công giáo Toàn Ấn, Hội Đồng Kitô-giáo
Toàn Ấn và Hành Động Kitô-giáo Hiệp Nhất, đă
hoan nghênh một tuyên bố của Bộ trưởng
Bộ Các Vấn Đề Thiểu Số Liên Bang, Abdul
Rehman Antulay, trong đó ông nói rằng ông “sẽ bảo
đảm rằng Chính quyền Liên Bang không thông qua một
đề xuất nhằm định nghĩa lại các
nhóm thioểu số tôn giáo dựa trên nền tảng dân
số của họ trong các bang riêng rẽ”. Lời tuyên
bố có hiệu lực đúng lúc. Cuộc tranh căi
“Thiểu số là ǵ?” đang diễn ra ác liệt ở
Ấn Độ. Và một cuộc tranh luận khác:”Các nhóm
thiểu số có những quyền ǵ?”. Ông Dayal lưu ư rằng
hiến pháp bảo đảm cho các nhóm thiểu số tôn
giáo quyền được thành lập các cơ sở giáo
dục của ḿnh và sẽ không có thay đổi nào về
những ǵ liên quan đến một thiểu số.
TRÊN
ĐƯỜNG HIỆP NHẤT NHƯ ĐỨC GIÁO HOÀNG
MONG MUỐN
(ESM
1807) Linh địa Thánh Mẫu She Shan ở Thượng
Hải đón tiếp tín hữu đến từ mọi
miền, để xin “Đức Trinh Nữ Maria, Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”
luôn che chở giữ ǵn sứ mệnh hiệp nhất
ở Trung Quốc và cho mọi người có thể
huệp nhất theo lời kêu gọi của Đức
Thánh Cha. Theo l ời m ột linh m
ục gi áo ph ận Th ư ợng H ải:”T ừ đ ây
người ta nh́n thấy hy vọng của Giáo Hội
ở Trung Quốc, niềm hy vọng của việc rao
giảng Phúc Âm và sự đa
dạng của một Giáo Hội đang t́m cách đẩy
nhanh con đường về hiệp nhất
được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI
gửi gắm trong bức thư rất được yêu
mến mà Người gửi cho chúng tôi, được
công bố vào ngày 30.06 vừa rồi. Linh địa nầy
là biểu tượng cho đức tin. Nhất là sau khi
được Đức Thánh Cha nhắc đến, th́
con số tín hữu tăng lên nhiều một cách rơ
rệt”. Vị linh mục nói tiếp:” Giáo phận chúng tôi
đă phân phát lá thư của ĐứcThánh Cha cho các tín
hữu. Chúng tôi biết được rằng các giaó
phận khác và các cộng đoàn căn bản cũng
đă làm như thề”. Ngài cho biết có nhiều
đồn thổi ở Châu Âu về các trang điện
tử. Điều nầy “chẵng giúp ǵ cho sứ
mệnh truyền giáo của Giáo Hội ở Trung Quốc
và là một ac1i ǵ đó thiếu trách nhiệm, nhất là
ở thời khắc bước ngoặt lớn lao
nầy”.
ĐỨC THÁNH CHA HY VỌNG THĂM NEW YORK VÀO
NĂM SAU.
(AP 17.07) Đức giáo hoàng Biển
Đức XVI có một chương tŕnh du hành quốc
tế trong thời gian tới
kín mít, với nhựng kế hoạch đọc
diễn văn quan trọng với các nhà ngoại giao ở
Vienne (Áo) vào tháng 9 và đi sang Liên
Hiệp Quốc, Úc và Lộ Đức vào năm 2008.
Dù chưa ấn định thời gian, nhưng theo
lời Cha Federico Lombardi, phát ngôn nhân Toà Thánh,”chúng tôi cũng
hy vọng sẽ đi sang Liên Hiệp Quốc”. Đức
Tổng giám mục Tổng giáo phận Bioston, Hồng Y Sean
O’Malley, đă mới Đức Thánh Cha thhăm Boston năm
tới, nói rằng điều đó sẽ giúp hàn gắn
những vết thương do tai tiếng vụ lạm
dụng t́nh dục của hàng giáo sĩ bùng lên ở Boston.
NAZARET MUỐN CÓ CÂY THẬP GIÁ
LỚN NHẤT THẾ GIỚI
(Israel.Jpost 17.07)
Cây thập tự giá to nhất thế giới sẽ
đượ xây ở thành phố Ả Rập Nazaret
thuộc Israel trong một nỗ lực nhằm lôi kéo hàng
triệu du khách Kitô-hữu đến với thành phố
thời niên thiếu của Chúa Giêsu, theo một sơ
đ̣ xây dựng ban đầu. Thập tự giá khổng
lồ được đặt tên là “Thánh Giá Nazaret”
sẽ vươn cao 60 mét và sẽ được trang hoàng
bằng 7,2 triệu viên đá màu phủ điêu rực
rỡ làm từ đá ở Nazaret. Theo dự án nguyên
thủy, một thánh đường sẽ năm ở
trung tâm câh thập tự giá khổng lồ nầy, trong khi
một trung tâm tham quan với công nghệ phát triển cao
sẽ được xây trong một không gian rộng 5 cây
số vuông ở chung quanh. Tuy nhiên
theo phó thị trưởng Nazaret Bashir Abdel-Razik, ư
tưởng xâu dựng nầy chưa được tŕnh
lên chính quyền thành phố để được phê
duyệt. Hơn nữa, theo ông, đề xuất nầy
có khả năng gây nên băn khoăn trong những
người theo đạo Hồi ở thành phố
vốn chiếm hai phần ba dân số 74.000 ở Nazaret.
Trong quá khứ đă có những căng thẳng tôn giáo khi
hai phía đă tranh căi kịch liệt về nỗ lực
của người Hồi giáo xây một đền
thờ đạo Hội gần bên Vương Cung Thánh
Đường, một trong những vùng linh thiêng nhất
của Kitô-giáo.
ĐỂ KHÔI PHỤC LẠI NIỀM TIN,
ĐỨC HỒNG Y MAHONY NÊN TỪ CHỨC
(CWNews 18.07) Đă năm năm rồi
Đức hồng y Roger Mahony được cho là đă
khiuến khích các giới chức Vatican nên yêu cầu
Đức hồng y Bernard Law của tổng giáo phận
Boston từ chức. Sử dụng ngay những lập
luận lô-gic nầy mà Vị hồng y người Mỹ
đă tŕnh bày năm 2002, Vatican nay nên yêu cầu chính
Đức hồng y Mahony từ chức.
Phí tổn gây
giật ḿnh phải trả cho vụ tai tiếng lạm
dụng t́nh dục của Tỏng giáo phận Los Angeles
vượt xa sự tàn phá ở Boston. 660 triệu đô-la
dàn xếp pháp luật được thông báo ngày 16 tháng 7
gần gấp năm lần tổng số thiệt
hại tài chính ở Boston. Kết hợp vụ dàn xếp
nầy với những thoả thuận trước
đó, chi phí các luật sư và những phí tổn khác liên
quan, tổng chi phí phải thanh toán do tín hữu Công giáo Los
Angeles xấp xỉ 1 tỷ đô la.
Ghi
chú: CWNews (Hăng Tin Công Giáo Thế Giới) đưa
bài viết nầy của Phil Lawler lên Diễn Đàn. Đă
có rất nhiều phản ứng từ giáo dân hết
sức bất lợi đối với Đức
hồng y Mahony nói riêng và Hội Thánh nói chung. Vụ việc
tương tự ở Boston chưa ch́m lắng xuống,
th́ nay bùng nổ vụ việc nghiêm trọng nầy ở
Los Angeles. Ta hăy cầu xin Chúa Giêsu Mục Tử ǵn giữ
Hội Thánh qua sóng gió và ban thêm nhiều ơn thiêng cho các
linh mục, để các Ngài luôn trung thành với ấn tín
linh mục cao trọng Chúa ban, qua đời sống NGHÈO
KHÓ – TRONG SẠCH – VÂNG LỜI
SENTIRE CUM ECCLESIA
. CẢM THỨC CÙNG HỘI
THÁNH
NHÂN
TỰSẮC (motu proprio) VỀ VIỆC CHO
PHÉP SỬ DỤNG RỘNG RĂI HƠN
THÁNH
LỄ BẰNG TIỀNG LA-TINH
ĐỨC GIÁO HOÀNG
BIỂN ĐỨC XVI KƯ H̉A
ƯỚC PHỤNG VỤ
(ESM 14.07) Tiếp sau
việc công bố Tự Sắc (Motu Proprio) “Summorum
pontificum” hợp pháp hoá Thánh Lễ bằng tiếng La-tinh
được goị là “Thánh Piô V” do Đức Thánh Cha Biển-Đức
XVI vào ngày 07.07.2007, Đức tổng giám mục Giáo
phận Lyon , Đức hồng y Philippe Barbarin,viết
gửi cho các linh mục và phó tế, các tu sĩ và tất
cả tín hữu giáo dân của Chúa Kitô trong giáo phận
của Ngài…
---------------------
Thưa
Anh Chị Em,
Thứ
bảy ngày 07 tháng bảy,Tự Sắc được loan
báo từ tháng mười năm ngoái, đă được
công bố. Văn bản được miệt mài lâu ngày;
nhiều giám mục nước Pháp đă nêu ư kiến
của các Ngài. Đức Giáo Hoàng đă dành thời giờ
để chín mùi quyết định nầy và đă quan
tâm gửi kèm theo nó một bức thư cá nhân để
giải thích ư nghĩa.
Đức
Thánh Cha viết:” V́ muốn có được một sự
ḥa giải nội bộ trong ḷng Hội Thánh” trước
khi mọi sự nên quá trễ. Trong lịch sử Hội
Thánh - Người giải thích - rất nhiều chia rẽ
lẽ ra đă có thể tránh được hoặc không trở thành vô
phương cứu văn, nếu người ta kịp
thời đưa ra những cử chỉ xoa dịu av2
hoà giải. Đức giáo hoàng nghĩ rằng, bốn
muơi năm sau những biến động tiếp theo
Công Đồng Vaticanô II, chúng ta đang ở trong t́nh
huống lịch sử nầy. Người muốn làm
“mọi nỗ lực hầu tất cả những ai
thật t́nh ước muốn sự hiệp nhất,
sẽ có khả năng ở lại trong sự hiệp
nhất hoặc t́m thấy lại được nó”.
Nay đến
lưột chúng ta đón nhận “tông thư” nầy và làm
sao để việc thực hành nó mang lại hoa trái mong
đợi.
VỀ ĐIỀU G̀ VẬY?
Kể từ
khi có cải cách phụng vụ, một số người
cứ gắn bó với acc h́nh thức cũ, nhất là
về việc cử hành Thánh Lễ. Tháng 7 năm 1988,
với Tự Sắc “Ecclesia Dei” (Giáo Hội Thiên Chúa),
Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đă ch́a tay ra với
những tín hữu gắn bó với Sách Lễ do Đức
giaó hoàng Gioan XXIII thiết lập năm 1962, mà vẫn
muốn hiệp nhất với Rôma. Đức giáo hoàng
đả khuyến khích các giám mục đồng ư
“một cách rộng răi và quảng đại” với ư
muốn của họ được tham dự Thánh Lễ
“trước Công Đồng”,như người ta vẫn
nói.
Ở Kyon,ngay từ
năm 1989, Đức hồng y Dacourtray đă mở ho
họ một phần thánh đường Thánh Georges. Theo
ḍng thời gian, cộng đồng nầy phát triển và
đă có thể hưởng được việc sử
dụng tuyệt đối than1h đường nầy và
đă có nhiều sáng kiến mới mẻ, luôn luôn với
sự đồng ư của Đức tổng giám mục.
Khi về cai quản tổng giáo phận, tôi đă quyết
định rằng những yêu cầu khác liên quan
đến việc sử dụng Sách Lễ Năm 1962 cho những
dịp đặc biệt, sẽ phải chịu sự
xem xét của một linh mục và Ngài sẽ cho phép nhân danh
tôi.
NHỮNG ĐIỀU THAY ĐỔI. Trong Tự Sắc mới nầy, Đức giáo hoàng
Biển Đức XVI mở rộng những bố trí
của Đức Gioan-Phaolô II vào tháng bảy năm 1988. Anh
Chị Em có thể nh́n thấy chi tiết của nó khi tham
khảo ṭan văn đă được đưa lên trang
điện tử của giáo phận. Ta chỉ nêu lên
những điểm chính:
+ Chỉ có một lễ nghi duy nhất.
Lễ nghi nầy có một h́nh thức b́nh thường ,
Lễ Nghi Roma do Đức Phaolô VI ban hành tiếp sau Công
Đồng vatican II, và một h́nh thức ngoại lệ,
Nghi Lễ năm 1962 mà người ta có thể sử
dụng trong các dịp sau đây:
+ khi một linh mục cử hành Thánh Lễ không có
giáo dân (điều 2); + trong
một cộng đoàn ḍng tu mong muốn như thế
(điều 3); + “trong các giáo
xứ có một nhóm ổn định các giáo dân gắn bó
với truyền thống phụng vụ trước kia,
cha quản xứ sẽ sẵn sàng đón nhận lời
họ thỉnh cầu…Ngài sẽ đánh giá điều ǵ
phù hợp với lợi ích của các tín hữu nầy phù
hợp với sự hiệp nhất của Hội Thánh”
(điều 5,1). Cha quản xứ cũng có thể cho phép
vào những dịp đặc biệt, như là hôn
phối,an táng, hành hương….(điều 5,3).
Cha quản
xứ có thể ban phép cho sử dụng nghi thức cũ
khi cử hành các bí tích khác (Rửa Tội, Hôn Phối, Hoà
Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân,…” nếu Ngài xd1t
thấy lợi ích các linh hồn đ̣i hỏi như
thế” (Điều 9,1).
TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Đức
Than1h Cha Biển-Đức XVI cũng viết rằng
Tự Sắc nầy sẽ có hiệu lực từ ngày 14
tháng 9. Như thế chúng ta vẫn c̣n it nhiều thời
giờ để chuẩn bị tinh thần. Ngày hôm nay tôi
cũng gữi một bức thư tới tất cả
các linh mục giáo phận chúng ta để mời gọi
các Ngài đến gặp gỡ vào đầu tháng chín. Nó
sẽ giúp chúng ta bàn định, suy tư về những
khó khăn có thể xảy đến và nh́n xem làm thế
nào để đón nhận trong những điều
kiện tốt đẹp nhất quyết định
nầy của Đức Thánh Cha đang trông cậy vào
thiện chí của mọi người.
Trong thư
kèm theo, Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI khẳng định rằng
điều bảo đảm tốt nhất để Nhi
thức Thánh Lễ của Đức Phaolô VI có thể
hiệp nhất các cộng đồng giáo xứ và được
mọi người yêu mến, là phụng vụ “phải
được cử hành với rất nhiều tôn kính và
phù hợp với những chỉ dẫn của các sách phụng
vụ. Đó chính là điều làm cho những sự phong
phú tinh thần và sự thâm sâu thần học của nghi
thứ thánh lễ nầy
trở nên có thể nh́n thấy được”.
Tôi muốn
nhân lời kêu gọi hiệp nhất nầy của Vị
mục tử chung chúng ta, để gợi ư với
mọi người đào sâu mầu nhiệm phụng
vụ và đọc lại một số bài viết về
đề tài nầy. Chúng ta chưa đo lường
hết sự phong phú sâu thẳm cuộc cải cách
phụng vụ của CĐ Vaticanô II. Tôi đề
nghị, ví dụ, chúng ta sẽ đọc lại,một
ḿnh, theo nhóm hoặc trong các cộng đoàn giáo xứ,
sắc lệnh của Thánh Công Đồng về Phụng
vụ để có thể thấm nhuần ư nghĩa sâu xa
của cuộc cải tổ nầy. Nhưng cũng
sẽ rất ích lợi nếu đọc Nghi Thức Thánh
Lễ La Mă của Đức Phaolô VI (1969) tŕnh bày nghi
thức Thánh Lễ mới. Đ6ay là một văn bản
ngắn và quan trọng. Nghi thức Thánh Lễ. với
phần Giới Thiệu Tổng Quát, đáng
được để tâm đọc lại (các lời
cầu nguyện,những chỉ dẫn quy định khi
thực hành..). Đoạn đầu của phần II Giáo
Lư Giáo Hội Công Giáo,có tựa đề “Chương tŕnh
bí tích”,tŕnh bày mầu nhiệm phụng vụ với
một tầm nh́n cao làm cho những ai đọc sẽ
được phong phú.
H́n như chúng
ta cũng có thể nối lại cuộc đối
thoại với những người gắn bó với Nghi
thức Thánh Lễ năm 1962. Họ biết rơ rằng
phụng vụ sống động,rằng tốt hơn
nên có cùng lịch phụng vụ (trong đó những vị
than1h mới được ghi vào mỗi lần phong thánh).
Chúng ta cũng phải nói về sách bài đọc mới
cho chúng ta một sự lựa chọn phong phú hơn
về các bản văn Kinh Thánh và rơ ràng là sẽ có một
tiến bộ cho hết thảy chúng ta khi đọc,suy
gẫm và giải thích chính những văn bản Kinh Thánh
ấy vào ngày Chúa Nhật hoặc ngày trong tuần. Chính
với tất cả các dấu chỉ nầy mà chúng ta
sẽ tiến bộ trong nghệ thuật sống với
nhau như anh chị em trong “Giáo Hội Duy Nhất,Thánh
Thiện..”
Điều
cốt yếu là chúng ta nhớ lại rằng sự
hiệp nhất của các môn đệ Người là ư
định lớn lao của Chúa Giêsu Kitô trong lời
nguyện Người dâng lên Chúa Cha hôm trước cuộc
Khổ Nạn của Người:”Xin cho tất cả
chúng nên một, như Cha.lạy Cha,Cha ở trong Con và con
ở trong Cha…để thế gian tin rằng Cha đă sai
con”(Ga 17,21).
Tôi cầu chúc
cho mọi người hưởng một mùa hè tốt
đẹp và “hẹn gặp” trong Thánh Thể ngày 15.08 mà tôi
sẽ vui mừng cử hành tại Fourvière năm nay. Xin
niềm vui của Mẹ Maria hằng ngự trị tâm
hồn chúng ta. Cầu xin cho chứng tá của Hội Thánh
chúng ta làm vang lên niềm vui kinh Magnificat!
“Hồn tôi mừng vui trong Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi
Ḷng thương xót Chúa trải qua đời
nọ đến đời kia”.
Philippe Hồng y Barbarin,Tổng giám mục
Lyon
Ngày 10.07.2007
GIAI THOẠI ĐỨC THÁNH CHA
BIỂN-ĐỨC XVI (trong kỳ nghỉ hè của Đức
Thánh Cha tại Lorenzago,nơi Đức Gioan-Phaolô II đă
đến nghỉ) Đức Thánh Cha
Biển-Đức,cũng như Đức Gioan-Phaolô II
là người rất đễ gần gũi, hết
sức đơn sơ và luôn tỏ bày t́nh cảm yêu
thương đối với tất cả những ai
gặp Người. Câu chuyện xảy ra trong kỳ
nghỉ hè nầy của Người cho
thấy điêu đó: nững cử chỉ rất tư
nhiên của một người Cha,một người bạn. Chiều
thứ năm vào lúc 18:30, ở ‘al mie tabià”. Celestina De Zordo
nh́n thấy tiến về hướng thung lũng hai
chiếc xe kính đen,rồi một chiếc moto. Chị
gọi chị bạn Valentina Dolmeb và họ tự
hỏi:” Quái lạ giờ nầy vẫn có những
người đến. Họ đến đây là ǵ vậy
nhỉ?”. Một lát sau,chồng chị là Lin Fontavive làm
việc ở cánh đồng trước “tabià” của
ông cùng anh bạn Paolo De Bernadin, rên lên:”Mẹ ơi, tôi
đang nh́n thấy ǵ đây vậy nè?” Anh kể lại” “một người
ăn mặc như Đức Giáo hoàng đi bộ
dọc theo con đường. Tôi tự nhủ:
người nầy nhỏ con quá để là Đức
giáo hoàng.Nhưng trời ạ? Đích thực là
Người rồi. Ngược lại, dùng bàn tay
Người ra hiệu cho tôi đến gặp
Người. Bên cạnh Người có một linh
mục. Sau đó tôi mới biết đó là thư kư
của Người,Cha Georg. Tôi hôn tay Người rồi
nhận ra rằng tôi phải giữ Người lại
thêm một cút,cho tới khi
vợ tôi đến. Anh bạn Paolo của tôi chạy t́m
bà ấy”. Sau khi chuyện tṛ ít phút, Đức Biển-Đức XVI sắp
sửa đi. Lin nói với
Người:” Đức Thánh Cha không thể đi
trước khi nhà con đến chào Người”. Lúc
ấy,Lin có một thoáng bốc đồng.”Ngay từ lúc
đầu Người thật đơn sơ,nhân
bản đến độ tôi bỗng nhiên ao ước
được ôm hôn Người và với bàn tay phải,
vuốt ve vai của người,như người ta
vẫn làm giữa hai người bạn thân. Và
Người đă để cho tôi vuốt ve”. Con chó Maggie
b́nh thường hay khích động quậy phá là vậy khi đi ngang qua một ai đó trên đường, th́
nay đứng yên một cách lạ thường. Lin
dẫn Đức Thánh Cha tới trước Cây Thánh Giá.
Đức giáo tông cầu nguyện một lát rồi
bắt đầu cuộc chuyện tṛ. Người
ngồi lên chiếc ghế bằng gỗ, ghế mà
Đức Gioan-Phaolô II đă dùng khi Người
đến nghỉ hè vào năm 1998. LIN: Thưa Đức Thánh Cha,chiếc
ghế nầy cũng được Vị Tiền
Nhịm của Người sử dụng đấy ĐTC : Thế ư? LIN: Hôm ấy, thật chẳng may
mắn,con lại đi vắng. Cái ghế vẫn luôn
ở ngoài để tiếp đón khách. ĐTC: Chính ông đă làm cây Thánh Giá nầy
sao? LIN: Đối với Đức Thánh Cha,con
phải nói sự thật. Con chỉ thực hiện
phần giá đỡ bằng gỗ mà thôi. Phần
đồ sắt là do Francesco Place. Cây Thángh Giá con mua ở
Áo. Con đă muốn có Cây Thánh Giá nầy sau khi
được lành qua một cơn tai biến năo vào
năm 1995”. ĐTC: Tại sao được viết
“al mè tabià”” Nghĩa là ǵ vậy? Cha thư kư Georg:”H́nh như được
viết bằng kư tự kyrin” LIN: Không đâu,thưa Cha,bằng tiếng Ư
đấy.Nó có nghĩa là “cái nhà gỗ của
tôi”.Nhưng đây không phải là một thành ngữ
chỉ về sự chiếm
hữu. Câu nầy muốn nói rằng cái nhà gỗ nầy
thuộc về khách, người đến t́m con
hoặc đon giản hơn, kẻ đi dạo ở
trên con đường nầy. Vậy đây cũng là
căn nhà gỗ của Đức Thánh Cha”. ĐTC: (mỉm cười và hỏi
tiếp): C̣n hàng chữ khắc “Aga furba” nầy có
nghĩa ǵ? LIN: thưa có nghĩa là nước ranh mănh ĐTC: Tạii sao lại nói là ranh mănh? LIN: Thưa đó là một câu đùa dành cho
bạn bè hoặc những ai đi qua trên con
đường nầy. Bảng khắc nầy chỉ
dẫn tới một cái giếng giả. Đức Thánh
Cha có thấy cái giếng nào không?
Những ai muốn giải khát sẽ chẳng t́m
được nước đâu. Giếng giả mà. ĐTC (mỉm cười và hỏi
tiếp): Ai đă thực huện những khuôn mặt
khắc trong gỗ nầy vậy? (Đó là những thân
cây ở trên đầu chóp có mang những h́nh mặt
người) LIN: thưa đó là khuôn mặt của các
bạn bè, ạ! ĐTC : nhưng người đeo kính,chính
là ông đấy chứ? LIN: Làm thế nào mà Đức Thánh Cha
đóan ra vậy? C̣n có các con gái của con nữa
đấy,Tatiana,Lara và con rể Alexandre của con. Có
cả vợ con đấy. Chính Renzo đă tạc ra
chúng”. ĐTC: Nơi đây thật là một thiên
đàng. LIN: Thưa Đức Thánh Cha, chính
Người đă đem lại thời tiết
đẹp đẽ nầy. (Cảm động, ông oà khóc. Và ông xin Đức Giáo Hoàng cho phép
đi vào căn nhà gỗ để t́m máy ảnh ĐTC
đồng ư). ĐTC : Ông có chắc là c̣n phim không? LIN: Thưa con cũng không chắc lắm.
Đây là một cái máy ảnh cũ
lắm rồi, thỉnh thoảng con mới dùng
đến. Đàng nào th́ nếu máy không c̣n phim, th́
Đức Thánh Cha cũng sẽ phải trở lại
đây. (Lin thuật lại sau đó: Cha Goerg đă
chụp một tấm,một người đi theo
với Cha chụp hai tấm. Đức
Biển-Đức XVI chụp h́nh tay cầm tay Chị
Celestina,vợ của Lin) ĐTC : đúng vậy, đúng vậy. (ĐTC trả lời
với nụ cười và hỏi) Ở dưới kia
là ǵ thế? LIN: Thưa là khu vườn của con. ĐTC: ông trồng trọt ǵ ở trong
vườn trái cây vậy> LIN: thưa là kartofeln ĐTC : không phải, là khoai tây (và
Người nói thêm): ở đây tiyết rơi nhiều
đấy nhỉ? LIN : thưa có khi dày đến hai
thước. ĐTC: Và lá cờ nầy (cờ Vatican,
ở trên nóc nhà gỗ) LIN: Tŕnh Đức Thánh Cha, như
Người thấy đó, đây vẫn là lá cờ
của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Cờ của
Người con đă có ở nhà rồi. Ngày mai con
sẽ cắm nó lên. Lần sau khi trở
lại,Người sẽ nh́n thấy nó. (ĐTC mỉm cười). LIN: Tŕnh Đức Thánh Cha, con có thể dâng
Người chút ǵ để uống không ạ? Cha thư kư : có lẽ thôi vậy! Khi
ấy người vợ và bạn người vợ
đi tới. Và với họ là Paolo. Vợ của Lin
thuật lại: “Đức Thánh Cha đă ôm hôn tôi. Tôi
chẳng biết phải làm ǵ nữa. Tôi hết sức
xúc động. Tôi chẳng nói với Người
được điều ǵ”. Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI và những người tháp tùng Ngài
chào sau khi đă tặng những cổ tràng hạt mân côi.
hai bà kể lại:” Chúng tôi sợ hăi v́ những
người mà cúng tôi thấy đi qua trước đó.
Và sự sợ hăi tăng thêm khi chúng tôi đă xác minh là
họ ŕnh rập phía xau căn nhà gỗ,c̣n xe cộ th́
bị giấu đi. Chân cẳng chúng tội run rẫy v́
chúng tôi tưởng tượng ra rằng họ có ư
đồ xấu. Và chúng tôi vẫn chẳng an âm hơn
chút nào khi một trong bọn họ quay lại
nh́n,miệng cắn một trái lê. Khi đến gần,
họ trấn an chúng tôi: Thưa bà, tôi núp c ũng kín
đấy chứ? Tôi trả lời ông ta: Hẳn
rồi, khi đang ăn lê. Và người đối
thoại nói: ngay cả những lính canh của Đức
giáo hoàng cũng được ăn lê. Sau đó, khi trao đổi với
Lin và Paolo bạn anh, nhưng với một giọng
trấn an hơn: từ xa chúng tôi đă nghe hết
những ǵ các ông bà nói
với nhau rồi. |
TỰ DO TÔN GIÁO ĐANG GẶP HIỂM NGUY
KHẮP CHÂU Á
(Tổng quan)
Trong tác phẩm kinh điển “Truyện
Kiều”, đại thi-hào Nguyễn-Du có câu:” Đoạn
trường ai có qua cầu mới hay”. Cảnh không có
tự do tôn giáo và chịu cấm cách,bách hai trong nhiều
thời kỳ và rải đều hàng trăm năm qua,
chẳng c̣n xa lạ ǵ đối với tín hữu Công giáo
Việt-Nam, ngay cả ở những năm cuối thế
kỷ văn minh XX và những năm đầu thiên niên
kỷ thứ ba nầy. “Nghe ra ngậm đắng nuốt
cay thế nào” (Kiều).
Tất cả những thái
độ và hành xử nầy đối với
Kitô-hữu phát xuất từ SỰ LO LẮNG và BẢO
VỆ LỢI ÍCH của một nhóm người – chính
trị hay là tôn giáo hoặc cả hai – khi cho rằng
KITÔ-HỮU (mà theo hô ,“nguồn gốc Tây Phương” và
“vâng phục Vatican”), có thể đe doạ quyền bính và
quyền lợi của họ. Trong kinh nghiệm ấy và
cùng trong bối cảnh không khác xa bao nhiêu – dù h́nh
thức,phương tiện và chiến lược có
thể không giống nhau – người tín hữu Công-giáo
Việt-Nam cảm thông và chia sẻ những ǵ mà các
Kitô-hữu ở các quốc gia Châu Á khác đang trải qua,
vô cùng đau khổ, sợ hăi, cô đơn, nhưng
vẫn luôn vững tin nơi Chúa Kitô và luôn sẵn sàng
đổ máu ra làm chứng cho đức tin, BTGH mong kính
gửi CÁI NH̀N TỔNG QUAN về tự do tôn giáo, hay nói
đúng hơn, về KHÔNG TỰ DO TÔN GIÁO ở các quốc
gia Châu Á nầy. Chỉ mong rằng: sau khi đọc tài
liệu ngắn nầy, xin hiệp ư cầu nguyện cho
những anh em Kitô-hữu của chúng ta, đang ngày đêm
đau khổ lầm than; đồng thời đây
cũng là một động cơ giúp chúng ta suy nghĩ và
cải thiện cuộc sống ḿnh, cho bớt bất
xứng hơn đối với những đau
khổ,tử v́ đạo của anh em chúng ta trên khắp
Châu Á.
I. TRUNG ĐÔNG.
1.
Ả RẬP SAUĐI
(Dân số : 24.293.844. Kitô-hữu:
840.000)
Bị
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II coi như là một
gương tiêu cực, vương quốc Ả Rập
Sauđi đơn thuần chối từ tự do tôn giáo
cho tất cả những người ngoài đạo
Hồi. Mọi sinh hoạt không phải của đạo
Hồi, kể cả do các cá nhân ở trong nhà riêng như là
sở hữu những cuốn sách và đồ vật tôn
giáo không phải đạo Hồi đều bị
cấm. Không có con số chính thức, song người ta
ước lượng có hàng trăm Kitô-hữu đang ṃn
mỏi trong lao tù chỉ v́ đă hướng dẫn
những buổi tụ họp vầu nguyện
2. IRAN
(Dân số : 65
triệu; Kitô-hữu: 340.000)
Các Kitô-hữu
ở Iran được coi như công dân hạng hai,như
là “một thiểu số dân tộc”riêng biệt cách ly
với phần c̣n lại của xă hội và chịu hàng
loạt những hạn chế. Các nhà thờ
được “bảo vệ”, nhưng cũng bị
cảnh sát kiểm soát. Các hoạt động truyền
giáo bị cấm chỉ tnghiêm nhặt. Thiếu tự do
tôn giáo và các triển vọng kinh tế đẩy những
Kitô-hữu nầy đang sinh sống ở Iran phải di
cư. Một số người đạo Hồi cải
đạo sang Kitô-giáo nhưng trong bí mật và bên ngoài
đất nước. Nhiều tín hữu Tin Lành đă
bị bắt giữ và các đồ dùng tôn giáo của
họ bị tịch thu. Một số người cải
đạo bị kết án tử h́nh, bản án của
họ đôi khi chuyển thành tù chung thân. Tín đồ
đạo Baha’is bị kiểm soát nghiêm nhặt và các
chỗ thờ phượng của họ bị phá
hủy; một số thành viên bị xử tử.
3. IRAQ
(Dân số : 28
triệu. Kitô-hữu : 1,5 triệu)
Một linh
mục Can-đê [Công giáo] và một linh mục Chíngh
Thống bị giết chết sau khi bị các nhóm
đạo Hồi bắt giữ. Hiện nay t́nh trạng
cực đoan lấn lướt, không co an ninh và chủ
nghĩa chính thống quá khích đang nỗi lên đă
khiến cho các Kito-hữu hoàn toàn bất an. Ở một
số vùng miền, các Kitô-hữu bị hăm hiếp,bắt
cóc, đe doạ và tàn sát v́ các lư do tôn giáo. Hàng tá nhà thờ
trở thành mục tiêu cho những cuộc tấn công
khủng bố và bị phá hủy. Hành trăm ngàn
Kitô-hữu phải rời bỏ ra ngoaị quốc. Theo
một số ước lượng không chính thức, th́
hơn một nửa các Kitô-hữu Iraq sống lưu vong.
Thiếu luật pháp và trật tự, bất an và bạo
lực ngày càng tăng cũng đẩy nhiều gia
đ́nh đạo Hồi di cư.
4. PALESTINE
(Dân số
khoảng 2.900.000. Kitô-hữu khoảng 200.000)
Có tự do
trên lư thuyết, Kitô-hữu Palestine chịu sự quấy
nhiễu sâu rộng và đôi lúc bị tấn công với
bạo lực,như trường hợp các nữ tu Ḍng
Mân Côi tháng qua tại Gaza. Cách chung,chính quyền không can
thiệp vào. T́nh h́nh ngày càng xấu đi với sự
trổi dậy của các nhóm theo chủ nghĩa chính
thống cực đoan như là Hamas av2 Jihad. Hàng trăm
ngàn người đă rời bỏ đất
nước. Ở Bethlehem đă 20 năm rồi các
Kitô-hữu chiếm 80% dân số, nay chỉ c̣n 10%. Ở
Nazareth,trước đây họ là đa số;nay chỉ
c̣n 15%.
5.SYRIA
(Dân số :
17.585.540 . Kitô-hữu : 920.000)
Các Kitô-hữu
ở Syria cũng giống như mọi người dân
Syri không thiếu tự do tôn giáo hơn là tự do chính
trị. Thiểu số Kitô-giáo đang sút giảm.
Người Công-giáo từ 2.8% dân số vào năm 1973 nay
chỉ c̣n 1,9% vào năm 2005.
6. THỔ-NHĨ-KỲ
(Dân số
68.109.469. Kitô-hữu: 100.000)
Vế lư
thuyết là một quốc gia thế tục, nhưng
Thổ-Nhĩ-Kỳ vần từ chôi công nhận các Giáo
Hội Kitô-giáo thường bị chối ngay cả
quyền có đuợc chốn thờ phượng riêng.
Mới đây thôi, Toà Án Tối Cao Thổ-Nhĩ-Kỳ quy
định Toà Thượng Phụ Chính Thống
Constantinople không thể tự gọi là ‘đại kết’
mặc dù đă là như thế từ 17 thế kỷ qua.
Chủ nghĩa chính thống cực đoan Hồi-giáo
đang lớn mạnh trong nước và đă bắt
đầu có biểu hiện bạo lực. Cha Andrea
Santoro,một linh mục Công giáo ở Trabzon và ba công nhân Kitlô-hữu cho một nhà
xuất bản Tin Lành đă bị giết chết.
Nhiều Kitô-hữu và giáo sĩ bị tấn công.
II. BẮC Á
1. NGA
(Dân số :
141.377.752. Kitô-hữu : 33.223.771)
Nhiều nhóm
chịu sự kỳ thị. Những thái độ
đối với Hồi giáo là tiêu cực trong nhiều
vùng ở Liên Bang Nga. Nhiều tín đồ đạo
Hồi giữ tâm t́nh chống Chechen. Con số những
vụ việc bài Do Thái cũng đang tăng. Theo một
điều tra năm 2000, nước Nga là quốc gia bài Do
Thái nhiếu nhất với một đa số Kitô-giáo.
Nhiều người Do Thái bị tấn công và đe
doạ. Đối với nhiều người Nga việc
đồng hoá với Giáo Hội Chính Thống Nga cũng là
chính yếu trong lư lịch người dân Nga.
III.
NAM Á.
1.
AFGHANISTAN
(Dân số : 31.889.923. Kitô-hữu: 605.908)
Hiến pháp
hậu Taliban bảo đảm tự do tôn giáo mặc dù
vẫn công nhận Sharia như là nền tảng của
hệ thống luật pháp quốc gia. Dưới luật
pháp đạo Hồi,những người Hồi giáo
bỏ đạo có khả năng bị tử h́nh.
Điều nầy xảy ra năm 2006 với Abdul
Rahman,một người trở lại Kitô-giáo, đă
buộc phải trống sang Ư để thoát bị xử
tử. Không có những nhà thờ công cộng trong
đất nước. Nơi thờ phượng Kitô-giáo
duy nhất là một nhà nguyện bên trong ṭa đại
sứ Ư ở Kabul.
2.BANGLADESH
(Dân số 150.448.339. Kitô-hữu: 1.053.138)
Chủ
nghĩa chính thống cực đoan và chủ nghĩa
khủng bố đạo Hồi ở cao trào.
Người ta ước tính có khoảng 50.000 người
Hồi giáo quá khích sẵn sàng tấn công,kể cả các
mục tiêu tôn giáo như đền thờ Hồi giáo,nhà
thờ và các chùa chiền Phật giáo. Chính phủ gần
đây nhất do đảng Dân Túy Bangladesh cầm quyền
ủng hộ Hồi giáo chính thống nhằm tranh thủ
sự hậu thuẫn từ các nhóm Hồi giáo cực
đoan. Nó thổi bùng những ngọn lửa bách hại
chống lại các nhóm Hồi giáo bị coi là dị giáo
như là những người Hồi giáo Ahmadiyya.
Đất nước có 64.000 trường học Hồi
giáo, đa số vượt ra ngoài tầm kiểm soát
của chính quyền.
3. ẤN ĐỘ
(Dân số
1.075.784.000. Kitô-hữu :
66.698.608)
Vào năm 2006, ít nhât có 215 vụ tấn công
bài Kitô-giáo được ghi nhận ở
Ấn-Độ, từ những vụ báng bỗ các
chốn thờ phượng cho tới việc giết
hại các người cầm đầu cộng đoàn.
Những vụ vi phạm tự do tôn giáo đặc
biệt đáng kể trong các bang do những tín đồ
Hinđu cực đoan điều hành, song chúng cũng
nỗi lên ở các bang do cái gọi là các đảng
thế tục cầm quyền. Cộng đồng Hồi
giáo cũng thành đích nhắm. Giống như các
Kitô-hữu,họ chịu ít nhất 70 vụ tấn công
năm vừa qua. Những vụ việc nầy, con số
của chúng và khuynh hướng chúng thể hiện là
một phần của quá tŕnh nhuộm vàng Ấn
Độ,hiển nhiên là một phong trào “trở về
nguồn” do những tín đồ Ấn-giáo quá khích dẫn
đầu,không ngần ngại sử dụng bạo
lực để “tái cải đạo”những thành viên
của các nhóm thiểu số tôn giáo Ấn Độ.
4.NEPAL
(Dân số: 28
triệu. Kitô-hữu và các tôn
giáo khác : 600.000)
Sau 238 năm
theo chế độ thần quyền Hinđu,vương
quốc xưa cũ ở dăy Himalaya trở thành một
quốc gia thế tục vào tháng năm năm 2006. Tuy nhiên
việc badh hại Kitô-hữu do ac1c tín đồ
Ấn-giáo vẫn không ngừng. Tháng 4.2005,một cặp
vợ chồng Kitô-hữu điều hành một cô nhi
viện từ năm 1995 bị bắt giữ v́ cho
rằng đă rửa tộu các trẻ em Ấn-giáo.
Một trường học do các nữ tu điều hành
bị đặt bom vào tháng 7 năm 2005. Điều
tương tự xảy ra vào tháng tư vừa rồi cho
một cô nhi viện Kitô-giáo khác.
5. PAKISTAN
(Dân số :
149.723.000 . Kitô-hữu:
3.743.075)
Pakistan chính
thức là một quốc gia Hồi giáo,nhưng hiến pháp của nó bảo
đảm tự do tôn giáo cho các công dân. Phần lớn các
luật đều bất lợi cho những người
không theo đạo Hồi và những phái Hồi giáo không
chính thống. Sắc Lệnh Hudood 1986 (luật phạm
thượng) hết sức gây tranh căi. Trong hơn 20
năm nó đă làm nẩy sinh khoảng 5.000 trường
hợp – 560 trong só6 đó kết thúc với những
bản án từ năm năm tù giam cho tới tử h́nh
(treo cổ). Hiện tại,
30 trường hợp đang chở xử. Thêm vào đó
có ít nhất 24 trường hợp bị xử tội
báng bổ ngoái pháp luật. Đối với nhiều nhà
quan sát, luật thường xuyên bị lạm dụng,
được sử dụng để chống lại
các đối thủ chính trị và những đối
thủ cạnh tranh kinh tế và thương mại.
IV.
TRUNG Á
1.
KAZAKSTAN
(Dân số : 15 triệu. Kitô-hữu :1,6 triệu)
Sự bất
bao dung đối với các thiểu số tôn giáo như là
Kitô-hữu Tin Lành,Hồi giáo Ahmadi,Hare Krishna và Chứng Nhân
Jehovah đang nỗi lên.Các phương tiện truyền
thông co nhà nước điều hành có khuynh hướng
bôi nhọ tin tức và tuyên truyền về các thiểu
số. Chính quyền vẫn
thực hành những đặc quyền trong phạm vi
rộng trong cuộc đấu tranh chống lại cái
gọi là chủ nghĩa cực đoan để bảo
đảm trật tự công cộng, những khái niệm
tuy thế lại không được định nghĩa
rơ ràng. Các thành viên của các nhóm tôn giáo không đăng kư
không thể d6án thân vào bất cứ hoạt động
nào, ngay cả cầu nguyện trong nhà riêng ḿnh. Những
kẻ nào bị bắt gặp,sẽ bị phạt
nặng, thường là bị bắt giữ và bỏ
tù.Nhiều nhóm nộp đơn xin phép, đều bị
trả đơn.
2. KIRGHIZISTAN
(Dân số 5
triệu. Kitô-hữu: 300.000)
Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo
nhắm vào các Kitô-hữu trong ít năm gần đây
nhất, đặc biệt là tín hữu Tin Lành bị
đe doạ,tấn công và đánh đập.Có những
lời kêu gọi đóng cửa các nhà thờ. Trong một
số làng mạc, bọn du thủ du thực tấn công
các Kitô-hữu để đuổi họ đi. Nhà
cầm quyền không có vẽ muốn can thiệp,thay v́
bảo vệ ac1c Kitô-hữu th́ họ lại thúc giục
họ hăy “bớt tích cực”. Tuy thế họ thắt
chặt kiểm soát thu nhập của các nhóm tôn giáo. Vào
tháng 12 năm 2002,một tín đồ Hồi giáo cải
đạo theo Kitô-giáo đă bị sát hại ở phía nam
đất nước.
3. TAJIKISTAN
(Dân số: 6,5
triệu. Kitô-hữu: 130.000)
Tuyên bố
rộng răi là có sự bao dung rộng lớn đối
với mọi tín ngưỡng, nhưng Quốc hội
Tajikistan hiện đang sọan một dự thảo
luật chỉ thừa nhận các nhóm tôn giáo có ít nhất
400 thành viên trưởng thành ở mỗi quận,800 ở
các tỉnh thành lớn. Đạo luật cũng có
thể cấm giáo dục tôn giáo đối với trẻ
em dưới 7 tuổi.Các thu nhập tôn giáo cũng se
bị nhà nước kiểm soát và các nhà lănh đạo tôn
giáo sẽ bị cấm điều hành cơ sở công
cộng.
4. TURKMENISTAN
(Dân số :5,5
triệu. Kitô-hữu Chính
Thống : 129.000)
Vào than1g 12
năm ngoái,nhà độc tài Nyưarow qua đời. Ông
viết cuốn Ruhnama (Sách Linh Hồn),một bản
văn “linh thiêng’ thường xuyên gặp thấy trong
tất cả mọi đền thờ Hồi giáo và được
dạy trong mọi trường học. Từ khi ông qua
đời, mọi việc cũng chẳng hề
được cải tiến đối với các tôn giáo
khác từ khi nhà nước siết chặt sự kiểm
soát toàn diện trên họ. Các Kitô-hữu bị phạt,
bị bỏ tù và bị trục xuất. Công đồng
Kitô-hữu Armênia không được công nhận và các thành
viên của nó không thể cử hành thánh lễ, ngoại
trứ trong một số toà đại sứ ngoại
quốc. Các tín đồ Hồi giáo cũng chịu áp
lực cay nghiệt. Vị giáo sĩ Hồi giáo thủ
lĩnh bị kêu án 22 năm tù giam. Nhà nước cũng
bổ nhiệm các nhà thuyềt giảng trong đền
thờ Hồi giáo và hạn chế con số visa cho
những người đi hành hương tới Mecca.
5. UZBEKISTAN
(Dân số: 26
triệu. Kitô-hữu Chính
Thống : 195.000)
Nhà nước đă dành quyền kiểm soát
hoàn toàn mọi tôn giáo và các hoạt động của chúng,
kể cả Hồi giáo. Nhà nước bách hại các
Kitô-hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác một cách có
hệ thống. H́nh phạt bao gồm phạt tiền
nặng và những án giam tù lâu đối với những
người tụ họp trong cá gia đ́nh để
cầu nguyện. Trong tù các tín hữu chịu lạm
dụng thân thể và tâm hồn nhằm ép buộc họ
từ bỏ đức tin. Mật vụ thường
xuyên đẩy các quan chức địa phương
đến chỗ tung ra các chiến dịch bất bao dung
chống lại các Kitô-hữu. Các nhóm Hồi giáo và
những nhà giảng thuyết t́m cách haọt động
độc lập với nhà nước,cũng trở
thành đích nhắm.
V.
ĐÔNG Á.
1. TRUNG QUỐC
(Dân
số: 1,3 tỷ. Kitô-hữu
: 12 – 15 triệu; Tin Lành : 35 – 50 triệu; Chính Thống: 13.000)
Hai giám mục “chui” (Giáo
Hội thầm lặng) từ Hoa Bắc biến mất
trong tay công an. Đức Cha Han DingXian, 67 tuổi, biến
mất từ một năm nay; Đức Cha James Su
Zhimmin,74 tuổi, không c̣n được nghe tin ǵ về Ngài
từ 10 năm qua. Mười trong các giám mục khác
bị cô lập hoặc quản thúc nghiêm nhặt. Cũng
tương tự như thế đối với
nhiều linh mục. Một số giáo sĩ ṃn mỏi
kiệt quệ trong các trại cải tạo lao
động. Nhiều nhà thờ Tin Lành bị phá
hủy,nhiều Kitô-hữu Tin Lành bị bắt, bị
đánh đập, bị giam tù. Nhóm nhỏ Chính Thống
ở Trung Quốc không được thừa nhận
như là một tôn giáo chính thức. Tín đồ Hồi
giáo Uigur và Phật tử tây tạng chịu bách ah5i
nặng nề cả về cá nhân (nhiều án tử h́nh)
lẫn tập thể (đe doạ giệt chủng)
2.BẮC TRIỀU TIÊN
(Dân số : 22.776.000.
Kitô-hữu : 159.432)
T́nh h́nh tự do tôn giáo trong đá6t nước nầy
là một thảm kịch về mọi chiều kích.
Kể từ khi kết thúc Nội Chiến (1950 – 1953),
sự thờ kính duy nhất được chấp
nhận là tôn thờ cá nhân chủ tịch Kim Nhật Thành
và con trai ông, Kim Jong- il. Người ta ước
lượng có khoảng 300.000 Kitô-hữu bị thủ tiêu
kể từ khi chế độ cộng sản cầm
quyền. Khoảng 80.000 tín đồ Phật-giáo bỏ
chạy xuống phía nam. Bất cứ ai bị bắt
gặp đang cầu nguyện, bất kể là tọn
giáo nào, cũng bị gửi đi các trại cải
tạo lao động gần nhất. Ngoại trừ Giáo
Hội Chính Thống Nga,nhờ áp lực của Mạc
Tư Khoa đối với kẻ trước đây
nhận sự bảo trợ của họ, th́ không có tôn
giáo nào khác có được hy vọng như thế ở
trong nước.
VI.
ĐÔNG NAM Á
1.
PHI LUẬT TÂN
(Dân số : 84.538.000 .
Kitô-hữu : 75.830.586)
Đất nước đa
số Công giáo nầy ở Á Châu phải đối
diện với cuộc nỗi dậy kéo dài đă 30 năm
nay của Hồi giáo, đa số ở phiá Nam đất
nước. Ở đó các Kitô-hữu trở thành đích
nhắm đối với các chiến binh Hồi giáo. Tuy
nhiên các nha chuyên môn cho rằng chúng là những tay chiến
đấu phần đông là ngoại quốc
được gửi đến để châm ng̣i xung
đột với chính phủ.
2.
NAM DƯƠNG
(Dân số : 234.693.997. Kitô-hữu : 22.530.623)
Chủ nghĩa khủng bố và
chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo từ bên ngoài
đă cung cấp các lợi ích chính trị và kinh tế
địa phương và là những trở ngại
thật sự trong việc bảo đảm tự do tôn
giáo trong đất nước đông tín đồ Hồi
giáo nhất nầy. Rất nhiều những cuộc
tấn công khủng bố đă diễn ra trong những
nơi nghỉ dưỡng và nhắm các biểu
tượng tôn giáo. Năm 2006 ba người Công-giáo đă
bị kết án tử h́nh và bị xử tử sau một
phiên toà sơ sài v́ cho rằng họ có dính líu tới các xung
đột giáo phái. Những người Hồi giáo bị
xét xử cùng tội danh lại được giảm
nhẹ nhiều hơn. Năm 2005, một nhóm khủng
bố Hồi giáo đă chặt đầu ba em gái Công giáo
trẻ ở Poso. Các nhóm thiểu số vẫn c̣n phải
đối mặt với tệ quan liêu khi muốn xây
những chốn thờ phượng riêng. Những nhà
thờ bị đóng cửa do các tay cực đoan Hồi
giáo. Năm 2004 có cả thảy 70 vụ được ghi
nhận.
3.LÀO
(Dân
số : 6.068.117. Kitô-hữu :
khoảng 100.000)
Khi
nắm quyền bính vào năm 1975, các luật lệ mới
của đảng cộng sản tuyên bố họ
muốn loại bỏ Kitô-giáo như là “một tôn giáo
ngoại quố theo đế quốc chủ nghĩa”. Sau
đó họ tiến hành việc trục xuất cà linh
mục thừa sai - cho
tới nay không một vị thừa sai nào hoặc cơ
sở thừa sai quốc tế có thể vào
được trong nước Lào.Trong những năm
gần đây nhất, nhiều người Tin Lành bị
bắt mà lần cuối cùng xảy ra là vào tháng 8 năm
2006. Giáo Hội Công giáo cũng bị kiểm soát nghiêm
nhặt.
3,MALAYSIA
(Dân số : 24.821.286. Kitô-hữu : 2.060.166)
Chính phủ theo đuổi những chính sách
hành động quả quyết tính đến lợi ích
của đa số sắc tộc Mă-Lai dẫn dần
dần đến Hồi-giáo-hoá. Quyền của các thành
viên những nhóm tôn giáo thiểu số cũng như
người theo đạo Hồi được quy
định một cách mạnh mẽ bởi hệ
thống luật pháp song đôi của đất
nước, một cái dựa trên nền tảng luật
Sharia có lợi cho người Hồi giáo (và cấm
việc ttheo đạo khác);một cái lại dựa vào
hiến pháp và bảo đảm tự do tôn giáo.
4.MẾN ĐIỆN
(Dân số :
47.373.958. Kitô-hữu: 2,321.323)
Việc vi phạm tự do tôn giáo và bách
hại các thiểu số dân tộc thành có hệ thống
trong đất nước nầy. Uỷ Ban Quân Quản là
một kẻ bách hại tôn giáo nhắm vào các Kitô-hữu,
người Hồi giáo và cả tín đồ Phật giáo.
Quân đội có thể sử dụng Phật giáo cho
những mục tiêu tuyên truyền của nó,nhưng cũng
như đa số người dân Miến Điện, các
tín đồ Phật giáo bị từ chối quyền
tự do ngôn luận. Những vị thừa sai ngoại
quốc không được phép ở trong nước. Chính
phủ đă hạm chế việc rao giảng Phúc Âm
cũng như xây cất và băo dưỡng các thánh
đường.
5. THÁI LAN
(Dân số: 62
triệu. Kitô-hữu :
440.000;Hồi giáo : 2.850.000)
Có một truyền thống lớn lao bao dung đối với mọi tôn giáo trong quốc gia đa số theo đạo Phật nầy. Ở miền nam, với con số theo đạo Hồi lấn át, cá tỉnh thành bị quấy nhiễu liên tục do những người Hồi giáo chủ trương ly khai vùng dậy. Cà chính phủ lẫn phía nỗi loạn đều bị phê phán do những vi phạm nhân quyền,tấn công và giết chóc. Hơn 2.200 người dân đă chết và hơn 3.000 bị thương. Các trường học công lập đều bị những nhóm nỗi loạn tấn công. Các giáo viên đi dây thường phải có hộ tống. Nhiều vụ đánh bom xảy ra.
6. VIỆT NAM
(Dân số
83.689.518. Công giáo : 6.180.000)
[ Vừa qua, Đức
Cha Phaolô Nguyễn-Văn-Hoà,chủ tịcfh HĐGM
Việt-Nam, đă gửi thư
đến chủ tịch nước Nguyễn - Minh -
Triết, nói rơ: những lời tuyên bố của chủ
tịch nước tại Mỹ,về trường
hợp Cha Lư và lập trường HĐGM Việt-Nam - ông
Triết tuyên bố rằng các Giám Mục Viẹt-Nam
cũng đồng ư với ông như thế - là “sai
sự thật”. BTGH sẽ tiếp tục đưa tin
những bài viết về Việt Nam và Đạo Công giáo
tại Việt Nam trong một số chuyên đề ].
T̀M HIỂU KINH
THÁNH |
ĐỀ TÀI 21
KITÔ HỌC NHƯ
ĐƯỜNG NÉT THỐNG NHẤT CĂN BẢN
TRONG NỀN THẦN
HỌC CỦA THÁNH PHAOLÔ
-------------
Khi duyệt xét các thư của thánh Phaolô
chúng ta thấy nền thần học thánh nhân tŕnh bầy
không có tính cách hệ thống, mà là thứ thần học
thực dụng hay thần học áp dụng vào cuộc
sống thường ngày của các tín hữu. V́ bao gồm
các câu trả lời cho các vấn nạn ḷng tin nên nó đa
diện và thay đổi tùy theo khung cảnh sống và các
vấn đề của các cộng đoàn kitô. Tuy nhiên,
sự khác biệt khung cảnh và cái đa diện của
các vấn đề không cản trở thánh Phaolô khai
triển và đào sâu ư nghĩa thần học của ḷng
tin kitô theo một đường nét thần học
thống nhất. Thật thế, thánh Phaolô đă
được một trực giác nền tảng chính xác
hướng dẫn trong các suy tư thần học của
ḿnh. Đó là Đức Giêsu thành Nagiarét chịu đóng
đanh và sống lại là con đường định
đoạt duy nhất dẫn đưa mọi
người tới ơn cứu độ. Như thế,
có thể nói rằng kitô học chính là linh hồn và nơi
tủy các suy tư thần học của thánh Phaolô.
Mọi khía cạnh thần học khác đều tùy
thuộc và nảy sinh từ đó.
Dĩ nhiên,
sự kiện Đức Kitô là Đấng Trung Gian của
ơn tha tội và Con Người là Đấng sẽ
giải phóng nhân loại hoàn toàn vào ngày cánh chung đă là các
sự thật được truyền thống kitô giáo
thời khai sinh tuyên nhận. Nhưng thánh Phaolô mới là
người đă biết nêu bật các sự thật
đó và đặc biệt đă khiến cho các sự
thật này trở thành nền tảng vững chắc giúp
giải quyết các vấn đề ḷng tin và các khúc
mắc mà tín hữu trong các cộng đoàn kitô hy lạp
dần dần gặp phải trong cuộc sống của
họ. Do đó không phải là điều khó nếu chúng ta
muốn chứng minh rằng Chúa Giêsu Kitô lịch sử và
ơn cứu độ Ngài đem lại cho nhân loại là
trung tâm điểm các suy tư thần học của thánh
Phaolô.
Thật vậy,
trước hết điều thánh Phaolô loan truyền chính
là ”Tin Mừng của Đức Kitô”. Nghĩa là tin vui liên
quan tới con người Đức Kitô và đặc
biệt liên quan tới cái chết và sự phục sinh
của Ngài. Trong các thư gửi tín hữu Roma, Côrintô,
Galát, Philiphê và Thêxalônica, Phaolô không ngừng lập đi
lập lại cho mọi người biết rằng Tin
Mừng mà ngài rao giảng cho họ là Tin Mừng của
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa (Rm 1,9; 1 Cr 9,12; 2 Cr 2,12; 9,13;
10,14; Gl 1,7; Pl 1,27; 1 Ts 3,2). Và tin vào Chúa Kitô có nghĩa là
chấp nhận sống theo Tin Mừng ấy (Gl 2,16; Pl
1,29; Rm 3,22.26; Gl 2,16.20; Pl 3,9; Plm 5). Cuộc sống của
kitô hữu được thánh Phaolô định nghĩa
như là ”trong Chúa Kitô” và ”trong Chúa”. Tiền trí từ ”trong”
ở đây không ám chỉ sự kết hiệp thần
bí, mà diễn tả sự tham dự vào cuộc sống
phục sinh của Chúa Kitô. Chính v́ tin là sống theo tinh
thần Tin Mừng của Chúa Kitô nên Tin Mừng, nên
”Luật của Đức Kitô” hướng dẫn cung cách
hành xử của kitô hữu (Gl 6,2). Và ơn cứu
độ sau hết là được bước vào
sự kết hiệp bất diệt với Chúa Kitô.
Kiểu nói ”...chúng ta sẽ luôn luôn ở với Chúa”
được thánh Phaolô lập đi lập lại trong
các thư của Ngài (1 Tx 4,17; Cf. 1 Ts 5,10; Pl 1,23). Nghĩa là
Chúa Giêsu Kitô là mẫu mực của nhân loại mới,
như Adam xưa kia đă là mẫu mực của nhân
loại cũ. Đây là sự thật được thánh
Phaolô khai triển rộng răi trong chương 5,12-21 thư
gửi tín hữu Rôma và trong chương 15,21-22.54-59 thư
thứ nhất gửi tín hữu Côrintô.
Tuy nhiên c̣n
hơn thế nữa, dưới con mắt của thánh
Phaolô Đức Kitô chính là ch́a khóa giúp giải thích con
người. Từ nay trở đi sự hư mất hay
ơn cứu rỗi, sự chết hay sự sống,
kiếp sống nô lệ hay sự tự do, tất cả
đều là các điều kiện sống
được thánh Phaolô định nghĩa trong
tương quan với Chúa Kitô. Tất cả những ai
sống trong thứ luận lư của một thực
tại xa lạ với con người của Chúa Kitô, cho
dù thực tại đó không thể trách cứ
được trên b́nh diện tôn giáo và luân lư đi nữa
(Cư. Pl 3,4-11), cũng đều đang bước
đi trên các con đường dẫn đến sự
hư mất. Nhưng trái lại, tất cả những ai
qua ḷng tin và qua t́nh yêu thương tham dự vào lịch
sử và cuộc đời của Chúa Kitô chịu đóng
đanh và phục sinh, th́ sẽ được
hưởng mọi hoa trái thiêng liêng phát xuất từ
ơn cứu độ họ nhận lănh được
nơi Chúa Kitô phục sinh. Tóm lại, trong tư
tưởng của thánh Phaolô kitô học xác định và
trao ban ư nghĩa cho nhân chủng học. Đây là
điều chúng ta có thể kiểm chứng đặc
biệt trong 11 chương đầu thư gửi giáo
đoàn Roma.
Thật
vậy, trong 11 chương đầu thư gửi tín
hữu Roma Phaolô đă khai triển 4 mấu điểm kitô
học và nhân chủng học sau đây. Thứ nhất, thảm
cảnh sống buồn thương mà dân ngoại và
người do thái phải gánh chịu dưới án
phạt của Thiên Chúa, v́ họ không tin nhận ơn
cứu độ (1,18-3,20). Trong khi đó tất cả
những ai tin nhận Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng
của Ngài đều được công chính hóa qua ơn
thánh cứu độ Chúa ban (3,21-4,25). Thứ hai, thảm
cảnh sống buồn thương mà toàn nhân loại
phải gánh chịu trong hệ lụy với Adam thứ
nhất (5,1-14), và ơn cứu độ nhân loại
nhận được trong tương quan gắn bó
với Chúa Giêsu Kitô (5,15-6,23). Đặc biệt trong
chương 5 đề tài thảm cảnh sống bị
án phạt và cuộc sống trong ơn cứu độ
giao thoa và trộn lẫn với nhau. Mấu điểm
kitô học và nhân chủng học thứ ba là thảm
cảnh sống của nhân loại nô lệ của lề
luật (7,1-25) và ơn giải phóng bởi Thần Linh Thiên
Chúa (8,1-39). Thứ tư là thảm cảnh sống của
dân Israel khước từ Chúa Kitô (9,1-10,21) và ơn cứu
độ của dân Israel mới, gồm các tín hữu kitô
gốc do thái cũng như không do thái (11,1-36).
Thánh Phaolô
cũng hiểu bản chất của Giáo Hội
dưới ánh sáng nền kitô học và nhân chủng học
nói trên. Đối với thánh nhân Giáo Hội là ”thân ḿnh
của Chúa Kitô” (1 Cr 12,27; Cf. Rm 12,5; 1 Cr 6,15; 10,17; 12,13),
nghĩa là môi trường sinh động, nơi các tín
hữu xác quyết và tôn vinh quyền năng là Chúa của
Đức Kitô phục sinh và diễn tả thái độ
sống gắn bó vâng phục Ngài. Từ cái chết và
sự sống lại của Chúa Kitô thánh Phaolô cũng rút
tỉa ra ư nghĩa thần học tràn đầy của
các bí tích. V́ thế thánh nhân mới viết trong
chương 6,4 thư gửi tín hữu Roma: ”Như vậy
nhờ bí tích Rửa tội chúng ta được mai táng
với Ngài qua cái chết, để như Chúa Kitô đă
sống lại từ cơi chết thế nào, th́ chúng ta
cũng có thể sống một cuộc sống mới
như thế”. Trong chương 10 thư thứ nhất
gửi tín hữu Côrintô thánh Phaolô giải thích ư nghĩa bí
tích Thánh Thể như sau: ”Chén rượu mà chúng ta uống
trong cử chỉ tạ ơn Thiên Chúa lại không có
nghĩa là hiệp thông vào máu của Chúa Kitô hay sao? Bánh mà
chúng ta bẻ lại không ám chỉ sự hiệp thông vào
ḿnh của Chúa Kitô hay sao?”. Qua kiểu suy tư trên đây
chúng ta thấy giáo hội học của thánh Phaolô cũng mang
sắc thái kitô học.
Nhưng chưa
hết, thần học về Chúa Ba Ngôi cũng
được thánh Phaolô khai triển từ kitô học.
Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cũng được
gọi tên và định nghĩa từ Đức Giêsu.
Phaolô gọi Thiên Chúa là ”Cha của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta”,
như viết trong thư gửi tín hữu Roma
chương 15,6 và trong thư thứ hai gửi tín hữu
Côrintô chương 1,13 và chương 11,31. Trong biến
cố cuộc khổ nạn và cái chết của
Đức Giêsu trên thập gía, Thiên Chúa Cha được
mạc khải như là ”Đấng trao ban sự sống
cho người chết và gọi những ǵ không có
bước vào hiện hữu” (Rm 4,17). Chương tŕnh
cứu độ của Ngài nhằm biến mọi
người trở nên ”giống h́nh ảnh Con của Ngài,
để Người trở nên trưởng tử
của nhiều anh chị em”. (Rm 8,29). C̣n Chúa Thánh Thần
th́ được thánh Phaolô gọi là ”Thần Khí của
Đức Kitô”, hay ”Thần Khi của Đức Giêsu Kitô”
hoặc ”Thần Khí của con Ngài”. Đây là các kiểu
gọi độc đáo của riêng thánh Phaolô. Trong chương
8,9 thư gửi tín hữu Roma thánh Phaolô viết: ”C̣n anh
chị em, anh chị em không ở dưới sự
thống trị của xác thịt, nhưng sống
dưới sự cai quản của Thần Linh. Bởi v́
Thần Khí của Thiên Chúa ở trong anh chị em. Nếu
ai không có Thần Khí của Đức Kitô, th́ kẻ đó
không thuộc về Ngài”. Trong thư gửi tín hữu
Philiphê, sau khi bày tỏ nỗi vui mừng của ḿnh v́
biết rằng Tin Mừng được rao truyền
rộng răi và các tín hữu thêm ḷng can đảm v́ chứng
tá của ḿnh là kẻ đang bị tù tội v́ Chúa Kitô,
thánh Phaolô viết trong chương 1,19 như sau: ”V́ tôi
biết điều đó đem lại ơn cứu
rỗi cho tôi nhờ lời cầu của anh chị em và
sự trợ lực của Thần Khí của Đức
Giêsu Kitô”. Trong bài ca chúc tụng ḷng xót thương quan pḥng
của Thiên Chúa đối với nhân loại nơi
chương 4 thư gửi giáo đoàn Galát, thánh Phaolô tóm
tắt các chặng chính trong chương tŕnh cứu
độ và viết trong các câu từ 4 tới 6: ”Nhưng
khi đă tới thời viên măn, Thiên Chúa đă sai Con Ngài sinh
bởi người nữ, sinh ra dưới sự
thống trị của luật lệ, để cứu
chuộc những ai c̣n ở dưới sự thống
trị của luật lệ và để cho chúng ta
được nhận làm con nuôi. Sự kiện anh chị
em là con được minh chứng bằng việc Thiên
Chúa đă gửi xuống trong tâm ḷng chúng ta Thần Khí
của con Ngài, là Đấng kêu lên: ”Abba, lậy Cha!”.
Tóm lại, qua các dữ kiện nêu trên liên quan tới các tư tưởng Kitô học, nhân chủng học, giáo hội học, bí tích học và thần học về Chúa Ba Ngôi, chúng ta thấy thánh Phaolô qủa thực là một thần học gia sâu sắc. Tuy nền thần học thánh nhân tŕnh bầy trong các thư của ngài không phải là một nền thần học có hệ thống khai triển mọi khía cạnh của giáo lư ḷng tin kitô, nhưng nó cống hiến cho chúng ta rất nhiều giải đáp cụ thể trả lời cho nhiều vấn nạn thần học, mà tín hữu thuộc mọi thời đại có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày giữa các cộng đoàn có các nền văn hóa khác nhau. Trong nghĩa này, thần học của thánh Phaolô là thứ thần học thực dụng và là thí dụ điển h́nh của nỗ lực hội nhập Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu vào các nền văn hóa địa phương.
Linh mục
Linh-Tiến-Khải
HAI H̀NH THỨC (h́nh thức Thánh Lễ “mới” và
h́nh thức Thánh Lễ “Triđentinô) (vẫn
chỉ là ) MỘT NGHI THỨC THÁNH LỄ RÔMA DUY NHẤT |
C’est
à la condition de ne pas considérer le Concile et la réforme liturgique comme
une rupture avec la tradition de l’Église, mais comme une merveilleuse étape
du développement de cette même tradition, que l’on pourra lire convenablement
le Motu Proprio de Benoît XVI (ESM
12.07.2007) CHỈ
KHI NÀO KHÔNG COI CÔNG ĐỒNG (Vaticanô II) VÀ CANH TÂN PHỤC
VỤ NHƯ MỘT ĐỌAN TUYỆT VỚI
TRUYỀN THỐNG HỘI THÁNH, MÀ NHƯ MỘT CHẶNG
PHÁT TRIỂN TUYỆT VỜI CỦA CHÍNH TRUYỀN
THỐNG NẦY, TH̀ TA MỚI CÓ THỂ ĐỌC TỰ
SẮC (motu proprio) CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN
ĐỨC XVI MỘT CÁCH
ĐÚNG ĐẮN |
TÀI LIỆU HỖ TRỢ CÔNG TÁC MỤC VỤ : NHỮNG QUY TẮC QUẢN LƯ
QUY TẮC 3:
HĂY CA NGỢI
“Nếu nhân viên của bạn đến
làm việc một cách hứng khởi, nếu họ không
trốn tránh và sợ hăi khi phạm sai lầm, nếu
họ cảm thấy vui vẻ, nếu họ tập trung
vào phần việc của ḿnh hơn là phải chuẩn
bị báo cáo và họp hành… th́ lúc này bạn đă trở
thành người lănh đạo thực sự rồi
đó”.
Trích
cuốn Đẩy mạnh hoạt động công ty
của Robert Townsend
Hàng ngày, tôi thường t́m lư do để
thưởng nhân viên của ḿnh với một cái ǵ đó,
có thể là lời chúc mừng đúng mực v́ những
kết quả họ đạt được dù đó là
kết quả rất khiêm tốn. Nếu bạn cũng
làm giống tôi th́ bạn sẽ khiến những nhân viên
nhận được, lời động viên của
bạn cũng có thói quen chúc mừng mọi chuyện thành
công. Điều này là rất quan trọng.
Thế c̣n phần thưởng th́ sao?
Nhỏ thôi. Có thể là một hộp bánh rán. Hay là bạn
hăy cùng ngồi nán thêm chút nữa cùng họ uống cà phê.
Hoặc bạn có thể cho họ có dịp
được ra ngoài tắm nắng.
Có lúc tôi nói với nhân viên của ḿnh rằng
hôm nay là một ngày đặc biệt v́ chúng tôi đă
đạt được kết quả thế này thế
nọ và sau đó tôi mời họ đi ăn trưa. Tôi
để cho họ được nghỉ ngơi, nghe
họ kể những câu chuyện cười thú vị
nhất. Tuy nhiên, bạn cần chú ư rằng không phải
tất cả những cách trên đều nên áp dụng trong
cùng một thời điểm.
Có khi tôi cũng nói với họ rằng hôm
nay là một ngày đặc biệt kể cả khi họ
không giành được đơn đặt hàng. Tôi
cũng thưởng v́ cả những sai lầm, v́ cả
những yếu kém, những thất bại hay rủi ro
trong công việc. Tại sao vậy? Ồ, v́ họ đă
làm việc hết sức, làm việc hết khả
năng của họ, họ đă tổn hao tâm lực v́
công việc. Như vậy, tại sao tôi lại không
thưởng cho họ chứ. Họ thất bại không
có nghĩa là họ không cố gắng. Tôi muốn
thưởng v́ nỗ lực của họ. Tôi chúc mừng
v́ tất cả những ǵ chúng tôi đă làm tốt: sự
nỗ lực, sự gắng sức, sự quyết tâm,
tinh thần làm việc tập thể, nghị lực,
những nỗ lực hết ḿnh và chính đáng.
Bạn đừng chỉ chúc mừng
những thành công lớn mà cũng phải chúc mừng
cả những thành công nhỏ nữa. Tất nhiên, thành
công nhỏ th́ chúc mừng nhỏ, nhưng dù nhỏ th́
cũng phải làm cho đúng nghĩa của chúc mừng.
Bạn cứ nghĩ ra bất cứ lư do nào để
mời họ ra ngoài và uống cà phê. Hoặc bạn
thưởng cho họ hộp bánh rán (hay là táo nếu
họ thích). Những cái đó th́ có đáng ǵ đối
với bạn? Rất ít đúng không. Tuy nhiên, nó lại
tạo ra được một bầu không khí ấm áp
đáng giá hơn tất cả những ǵ bạn bỏ ra.
QUY TẮC 4:
CHÚ Ư ĐẾN
TẤT CẢ NHỮNG G̀ BẠN NÓI VÀ LÀM
“Chú ư tư tưởng của bạn v́
chúng sẽ trở thành lời nói. Chú ư lời nói của
bạn v́ chúng sẽ trở thành hành động. Chú ư hành
động của bạn v́ chúng sẽ trở thành thói
quen. Chú ư thói quen của bạn v́ chúng sẽ trở thành
tính cách. Chú ư tính cách của bạn v́ chúng sẽ trở
thành số phận.
Frank Outlaw
Tại sao bạn lại phải nhớ
điều bạn đă nói và những việc bạn
đă làm? Bạn đang có âm mưu ǵ chăng? Không,
thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Bạn
càng muốn trở thành nhà quản lư giỏi th́ bạn càng
phải nhớ nhiều điều. Tại sao vậy? Có
hai lư do:
Thứ nhất, là
v́ tính nhất quán, trước sau như một. Bạn
cần phải giữ lại mọi thứ v́ có những
lúc bạn sẽ cần kiểm tra lại chúng. Bạn
sẽ luôn phải hỏi ḿnh: “Trước đây tôi đă
làm việc này thế nào?” Nhóm của bạn muốn
bạn phải luôn nhất quán và bạn không thể
trở thành người nhất quán nếu như bạn
không nhớ rơ trước đây ḿnh đă làm thế nào.
Nếu lần trước, Jim kư
được một hợp đồng lớn và bạn
mời anh ta một bữa trưa thật thịnh
soạn, sau đó Terry cũng kư được một
hợp đồng tương tự cho công ty bạn và
nếu bạn chỉ mời cô ta một ly cà phê và một
chiếc bánh mỳ nhỏ thôi th́ cô ta sẽ không hài ḷng và
lần sau cô ta sẽ không làm việc hết ḿnh nữa.
V́ vậy, bạn nên ghi lại những ǵ
ḿnh đă làm cho nhân viên và sau đó hăy kiểm tra lại.
Tương tự như vậy, nếu như bạn nói
với khách hàng X rằng bạn cũng bán cho họ
với giá như bán cho khách hàng Y và rồi nếu họ
kiểm tra lại mà không đúng như bạn nói th́ họ
có thể sẽ không làm ăn với bạn nữa. Chính v́
vậy, bạn hăy hành động một cách trước
sau như một.
Lư do thứ hai là
bạn cần phải giữ được các chứng
cứ. Là một người quản lư tốt bạn có
thể sẽ bị nhiều người ghen tị,
bực tức và không tin tưởng. Không phải ai
cũng tử tế như bạn đâu. Nếu như
nhóm của bạn làm việc cho bạn đạt hiệu
quả tới 110% và nhóm của người quản lư khác
làm việc chỉ đạt hiệu quả 60% v́ họ là
người quản lư yếu kém th́ sẽ có khả
năng người quản lư nọ sẽ nghĩ rằng
bạn có mánh khoé ǵ đó chứ họ không hề cho
rằng kỹ năng quản lư
của anh ta là yếu. Cách tốt nhất là bạn hăy
chỉ ra được lư do thành công của các dự án
hoặc là bạn hăy làm mọi thứ mà bạn nói là
bạn có thể.
Bạn phải ghi và giữ lại tất
cả những thứ như các quyết định,
bản ghi nhớ, thư điện tử, báo cáo. Bạn
nên lưu lại tất cả các thư điện
tử. Đây là việc làm chẳng khó khăn ǵ v́ khả
năng lưu trữ của máy tính là rất lớn,
nếu bạn có lưu giữ lại tất cả các
thư th́ nó cũng chỉ chiếm một dung lượng
không đáng kể ǵ trong máy.
◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI
TN.C
Luc
10,38-42
MARIA Đ Ă CHỌN PHẦN TỐT NHẤT
Chúa Nhật
vừa rồi, tâm của Phúc Âm là t́nh yêu đối với
Thiên Chúa và người thân cận: phải trở thành
người thân cận của tha nhân với việc
cứu giúp một người bị thương nằm
bên lề đường. Thế nhưng,hôm nay Chúa Giêsu nói
về một phụ nữ ngồi dưới chân
Người,lắng nghe lời Người:””Một
điều cần thiết.Maria đă chọn phần
tốt nhất: phần Cô đă chọn nầy sẽ không
bị lấy mất đi”. Điều nầy dẫn
chúng ta trở về câu hỏi ban đầu của Chúa
Nhật vừa qua:”Lạy Thầy,tôi phải làm ǵ
để được sống đời đời?”.
72 môn
đệ đă phải bỏ tất cả để
đi truyền giáo. Người Samaritanô Nhân Lành đă
bỏ tất cả để cứu giúp một
người bị thương. Marta toàn tâm lo cơm
nước phục vụ Thầy. Maria gác mọi việc
lại để lắng nghe lời của Chúa Giêsu (1). Và
Người khẳng định Maria “đă chọn
phần tốt nhất”.
Người la
rầy Marta v́ những lo lắng bận rộn và bất
an. Hăy nhớ rằng những người Samaritanô đă
từ chối đón tiếp Chúa Giêsu, trong khi Cô – Marta – lo
lắng phục vụ Người,như lời Thánh
sử Luca:” Một phụ nữ tên là Marta đă đón
Người vào nhà Chị”. Tâm của bài Phúc Âm phải
chăng nằm trong việc phục vụ Chúa Kitô? “Mỗi
lần ac1c con làm điều ấy cho một trong những
kẻ bé mọn nầy là anh em của Ta, tức là anh em
đă làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Phải chăng đó mới
là ch́a khóa của sự phán xét?
Trước
hạnh phúc được gán cho Mẹ Người,Chúa
Giêsu trả lời:” C̣n phúc hơn cho những kẻ
lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành” (Lc 11,28). Nghe
lới nầy của Thiên Chúa và đem ra thực hành,
tức là xây nhà trên đá (^, 47 – 48), tức là trở nên
mảnh đất tốt nơi hạt giống “sinh
lợi gấp trăm”( 8, 8 và 15). Lắng nghe Lời Thiên
Chúa, đó là điểm xuất phát,hành vi nền tảng của
bất cứ ai muốn nên môn đệ của
Người.
Khi rửa
chân cho các môn đệ - là đỉnh điểm trong Phúc
Âm – Chúa Giêsu dạy rằnh việc phục vụ khiêm
hạ là trung tâm đời sống Kitô-giáo. Đoạn
Người tuyên bố:” Thầy làm gương cho anh em
để chính anh em cũng làm như Thầy đă làm cho
anh em” (Ga 13,15). Người sẽ nói thêm ở xa hơn chút
nữa :”Anh em hăy yêu thương nhau. Như Thầy đă
yêu mến anh em, anh em cũng hăy yêu mến nhau”(13,34).
Như
vậy,t́nh yêu Thiên Chúa và t́nh yêu mến huynh đệ, việc phục vụ khiêm
hạ tha nhân và nhất là phục vụ những ai sóng trên
trần gian mà không được phần hạnh phúc chính
đáng, là trung tâm của sứ điệp Kitô-giáo.
Nhưng Thánh Sử Luca hôm nay lại lên tiếng ủng
hộ rằng phần tót nhất, đó c̣n là đặt
ḿnh chăm chú nghe lời Chúa để hiểu và sống
Lời ấy.
Bernard
Lafrenière, C.S.C
◙ PHỤ TRANG:
VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA
+(TTXVN 11.07) Sẽ xây
dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Ngày
10/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ Công nghiệp phối hợp với Đại sứ
quán Pháp tại Việt Nam tổ chức hội thảo
"Hợp tác Việt - Pháp tiến tới một Nhà máy
điện hạt nhân đầu tiên tại Việt
Nam". Đến nay, tổng số nhà máy điện
hạt nhân của Pháp gồm 58 ḷ phản ứng
được phân bố trên 19 địa điểm,
với công suất tổng cộng là 63.000 MW. Có tới 88%
lượng điện của Pháp được sản
xuất từ điện hạt nhân, công suất đó
không những thỏa măn nhu cầu điện quốc gia
mà c̣n cho phép xuất khẩu điện
+ (Website Chính phủ) -
Xét đề nghị của Ủy ban Thể dục
thể thao và ư kiến của
UBND Tp. Hồ Chí Minh, Chính phủ đồng ư việc
đăng cai tổ chức ṿng "Tuyển chọn
Thế vận hội Olympic môn Taekwondo khu vực Châu Á"
tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ (Bưu Điện
Việt-Nam 12.07) Thị trường CNTT Việt Nam năm
2006 đă đạt mức 1 tỷ 15 triệu USD. Nội
dung số, phần mềm, dịch vụ là những
mảng đóng góp mạnh nhất cho toàn ngành. Với
số lượng trên 16 triệu người dùng Internet,
Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng
người dùng Internet đứng thứ 17 trên thế
giới và thứ 6 trong khu vực châu Á (sau Trung Quốc,
Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia). Tuy
nhiên, nếu tính theo tỷ lệ dân số truy cập
Internet, chúng ta vẫn đứng ở vị trí c̣n khá khiêm
tốn: thứ 9 trong khu vực châu Á và thứ 93 trên
thế giới.Dẫu sao, cũng phải thẳng thắn
thừa nhận là trong mọi bảng xếp hạng
CNTT-TT, dù tăng hay giảm, Việt Nam vẫn luôn ở
phần áp chót trong các xếp hạng, và những chỉ
số bị tụt hạng trong năm qua đều là
những chỉ số rất quan trọng và gắn
chặt với sự phát triển kinh tế - xă hội
của quốc gia.
+ (Sàig̣n Giải Phóng
12.07) Đầu tư 5.985 tỷ đồng cho
Chương tŕnh việc làm quốc gia, trong đó, ngân sách
trung ương cấp mới cho chương tŕnh là 2.295
tỷ đồng để thực hiện dự án cho
vay, tạo việc làm.Chính phủ đặt mục tiêu
từ 2006 đến 2010 sẽ bảo đảm việc
làm cho khoảng 49,5 triệu lao động, tạo việc
làm mới 8 triệu lao động. Trong đó, sẽ cho
vay vốn ưu đăi với lăi suất thấp
đối với người thất nghiệp,
người thiếu việc làm, các hộ sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại,
làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm
mới, đặc biệt đối với thanh niên
chưa có việc làm để tạo việc làm cho 1,7 - 1,8
triệu lao động; hỗ trợ khai thác, mở
thị trường tiếp nhận lao động, hỗ
trợ cấp bù chênh lệch lăi suất cho vay đối
với các đối tượng chính sách vay vốn đi
làm việc ở nước ngoài để đưa 40 -
50 vạn lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài.
+ (TTXVN 12.07) Ngày Dân số Thế giới 11.7:
UNFPA kư viện trợ 1,45 triệu USD phương tiện
tránh thai cho VN. Tổng số phương tiện tránh thai
trị giá 1,45 triệu USD mà UNFPA hỗ trợ cho Việt
Nam gồm: 1,323 triệu USD cho các phương tiện tránh
thai cấp miễn phí; 500.000 ṿng tránh thai; 500.000 thuốc
tiêm tránh thai; trên 4 triệu vỉ thuốc tránh thai và 127.000
USD cho phương tiện tránh thai tiếp thị xă
hội
+ (Khánh Hoà 12.07) "Thần đèn" di
chuyển công tŕnh nặng 3.000 tấn. “Thần đèn”
Nguyễn Cẩm Lũy đang thực hiện việc di dời
một xưởng sản xuất đồ gỗ cao 2
tầng với tổng diện tích mặt bằng hơn
2.000 m2 ở Hà Tây. Đây là công tŕnh có trọng lượng
lớn nhất từ trước đến nay mà ông
Lũy thực hiện di dời. Khu xưởng
được xây dựng cách đây một năm, nằm
trên trục đường Láng - Ḥa Lạc, sẽ
được di dời vào sâu bên trong 50 mét. Hiện các công
đoạn chuẩn bị cho di dời đă
được bắt đầu. Dự kiến hai tháng
nữa việc di dời được hoàn tất.
+ (Thanhnien 13.07) Ngày
12.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đă
họp phiên cuối cùng tại. Phiên họp cũng đă
thảo luận về việc chuẩn bị cho kỳ
họp thứ nhất, QH khóa XII. Theo dự kiến QH khóa
XII sẽ bắt đầu vào ngày thứ tư, 18.7 và
kết thúc vào ngày 7.8.2007 với nội dung chính là xem xét,
thảo luận, thông qua các giới thiệu về nhân
sự: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc
hội, Thủ tướng Chính phủ, các Phó chủ
tịch QH, cơ cấu QH và cơ cấu Chính phủ khóa
mới..QH cũng sẽ dành một ngày để thảo
luận về các vấn đề kinh tế-xă hội,
ngân sách .
+ (Thanhnien 13.07) Thanh
tra Chính phủ kết luận về sai phạm tại Công
ty Vinamilk. Theo quan chức trên, Thanh tra Chính phủ đă
kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo thu
hồi để nộp ngân sách khoảng 40 tỉ
đồng sai phạm tại Vinamilk. Được
biết, trước đó, cơ quan này đă thu hồi
gần 29 tỉ đồng, trong đó có khoảng 2,9
tỉ đồng tiền chênh lệch giữa giá
đấu giá b́nh quân và mệnh giá cổ phần ưu
đăi của các hộ nông dân không mua hết cổ
phần dành cho họ; số tiền c̣n lại là tiền
thu được phải nộp khi bán bớt phần
vốn nhà nước tại Vinamilk. Cũng theo vị quan
chức này, Thanh tra Chính phủ c̣n đề nghị
Thủ tướng giao Bộ Tài chính thu hồi khoảng
11 tỉ đồng khoản tiền gốc và lăi phải
nộp khi thực hiện cổ phần hóa mà công ty
chưa nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp
và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
+ (Website Chính phủ
12.07) - Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xă hội
Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), quư
III và quư IV/2007, công nghiệp sẽ tiếp tục là ngành có
tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp
lớn vào tỷ trọng tăng GDP của toàn quốc.
Trong quư I và quư II năm 2007, giá trị sản xuất công
nghiệp đă đạt hơn 270 ngh́n tỷ
đồng, tương đương 49,38% kế
hoạch năm. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xă
hội Quốc gia dự báo, giá trị sản xuất ngành
công nghiệp trong quư III sẽ tiếp tục tăng theo
đà tăng chung của hai quư trước, ước
đạt 153,2 ngh́n tỷ đồng. Bộ Công nghiệp
cũng dự kiến, với đà tăng trưởng
này, kim ngạch xuất khẩu công nghiệp năm 2007
sẽ đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,1% so với
năm 2006.
+ (VnExpress 12.07) Dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ từ xa của FPT.
Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ Công nghệ cao (FPT
Telemedicine) thuộc Tập đoàn FPT vừa công bố
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ xa bằng
ứng dụng công nghệ thông tin & vi tính (CNTT&VT).
Đây là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ xa
bằng công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam
được Bộ Y tế cấp phép. Trước
mắt, FPT Telemedicine triển khai dịch vụ chăm sóc và
tư vấn từ xa cho bệnh nhân huyết áp tim
mạch, loại bệnh được coi là có tỷ
lệ tử vong cao nhất toàn cầu. Toàn bộ quy tŕnh
đo - truyền - nhận tín hiệu - nhận tư
vấn này chỉ mất tối đa 30 phút.
+ (Website Chính phủ) -
Ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ đă giao Bộ
Văn hóa-Thông tin chủ tŕ, phối hợp với Bộ
Ngoại giao, UBND tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan
nghiên cứu và lập hồ sơ "Di tích lịch
sử Đền Hùng và Di tích khảo cổ học
đồng thau sắt sớm ở Phú Thọ", tŕnh
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
việc đề nghị UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới
+ (VietNamNet) Lạm
phát 6 tháng đầu năm: Do mua ngoại tệ! Nguyên
nhân chính gây ra áp lực lạm phát gia tăng là sự gia
tăng vốn đầu tư nước ngoài, cộng
với việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ
với giá trị gần bằng đúng lượng
vốn chảy vào kể từ đầu năm
2007. Hiện tượng giá cả thị trường
tăng nhanh từ đầu năm đến nay đă gây
nên nhiều lo ngại. Đă có nhiều ư kiến phân tích
về nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng đến
5,2% trong 6 tháng đầu năm. Nếu so với tháng
6 năm 2006, th́ chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,8%.
+ (Dân Trí 14.07) Dân
số nước ta đă đạt trên 84 triệu
người, là nước đông dân thứ 13 thế
giới, với mật độ dân số 252
người/km2. Dù tốc độ tăng dân số đă
được khống chế bước đầu
nhưng do mức sinh trong những năm 80 của thế
kỷ trước rất cao (trung b́nh gần 2 triệu
người/năm), nay số này bước vào thời
kỳ sinh đẻ mạnh nhất, nên dù có cố
gắng hết mức th́ mỗi năm dân số
nước ta cũng sinh ra thêm hơn 1,6 triệu trẻ
em.
+ (TTXVN 15.07) Triển
khai dự án đường biển chở khách Bắc-Nam.
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
cho biết, cuối năm nay Vinashin sẽ thực hiện
dự án tuyến vận tải hành khách cao tốc Bắc
- Nam trên biển. Để thực hiện dự án này
Vinashin sẽ đóng 3 cặp tàu theo công nghệ chế
tạo thế hệ tàu khách hiện đại nhất
trên thế giới hiện nay, có thể hoạt
động cả trong điều kiện thời tiết
xấu, biển động mạnh, gió cấp 7. Các tàu này
mỗi ngày có thể chở 3.000 hành khách, 1.000 ôtô con, 500
xe côngtennơ hoặc xe buưt. Khối lượng hàng hóa và
hành khách vận chuyển bằng một tuyến
đường cao tốc.Vốn đầu tư cho
dự án khoảng 1,5 tỷ USD.
+ (TuoiTre 15.07) Bốn
người Mỹ gốc Việt giả mạo giấy
tờ di trú. Bốn người gốc Việt sống
tại quận Cam (California, Mỹ) cùng sáu đồng
phạm vừa bị bồi thẩm đoàn liên bang
kết án giả mạo giấy tờ di trú và làm đám
cưới giả để bảo lănh người vào
Mỹ bất hợp pháp. Cơ quan Thuế vụ và di trú
(ICE) thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ cho
biết đường dây này đă tổ chức 200 - 250
đám cưới giả mạo. Những người vi
phạm tội danh nêu trên có thể bị phạt tù
tới 10 năm và bị phạt tiền 250.000 USD.
+ (VnExpress 15.07) Điều tra quốc gia
về GĐ được Tổng cục Thống kê,
Ủy ban Dân số - GĐ và trẻ em tiến hành, về
bốn vấn đề: quan hệ GĐ, giá trị
chuẩn mực của GĐ, kinh tế và phúc lợi
GĐ, với sự tham gia của 9.700 GĐ (người
trả lời câu hỏi bao gồm chủ hộ,
người già và trẻ vị thành niên), ở 64 tỉnh
thành. Kết quả điều tra sẽ được
công bố vào cuối tháng bảy hoặc đầu tháng
tám.
+ (TuoiTre 15.07) Danh sách các thành phố
được ưa thích nhất năm 2007.Tại châu
Á - một địa điểm rất thu hút khách du
lịch, Thái Lan có hai thành phố là Bangkok (thứ 1) và Chiang
Mai (3). Các địa điểm trong khu vực cũng
được lựa chọn gồm có cả cố
đô Luang Prabang (Lào, 4) và Siem Reap (Campuchia, 9). Thủ đô
Hà Nội hai năm trước c̣n đứng thứ 5 và 6
trong danh sách này, nhưng năm nay không c̣n trong top 10 của
châu Á nữa. Trong khi các khách sạn của Thái Lan, Singapore
lọt rất nhiều vào top 100 khách sạn tốt
nhất thế giới th́ VN không có tên khách sạn nào. Trong
danh sách khách sạn chất lượng tốt ở châu Á
th́ VN có Sofitel Metropole ở Hà Nội (thứ 31), Evason Ana
Mandara Resort & Spa ở Nha Trang (38) và Park Hyatt Saigon ở
TP.HCM (40). Trong năm 2006, khách sạn Sofitel Metropole và Park
Hyatt Saigon cũng lọt vào top 10 khách sạn cho
thương gia tốt nhất châu Á (năm nay tạp chí
không có xếp hạng danh sách này).
+ (TuoiTre 17.07) Sẽ có ba nhóm Việt kiều
được miễn thị thực. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ gần
đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
đă thông báo với bà con ở Hoa Kỳ, cũng là thông báo
với tất cả bà con sống tại hơn 90
nước trên thế giới rằng Nhà nước VN
đă có quyết định sẽ miễn thị thực
xuất nhập cảnh cho tất cả người VN
ở nước ngoài hội đủ các điều
kiện, và tất cả ngành, bộ, cơ quan hữu trách
đang hoàn thiện các văn bản cụ thể
để thực hiện quyết định nói trên
kể từ ngày 1-9-2007. Theo tinh thần của quyết
định nói trên, không phải bà con cầm hộ
chiếu là vào VN, mà bà con phải làm thủ tục
để được cấp một giấy xác
nhận miễn thị thực có giá trị đi lại
nhiều lần và có hiệu lực trong ṿng năm năm.
Như vậy, bà con vẫn phải làm thủ tục, v́
nếu không có thủ tục th́ các cơ quan chức
năng quản lư không thể có số liệu, thông tin
cụ thể để làm việc. Điểm khác
biệt là trước đây làm thủ tục lần nào
th́ chỉ về lần ấy, và lần về VN kế
tiếp phải làm thủ tục lại. Nhưng bây
giờ chỉ cần làm thủ tục một lần và
trong năm năm bà con có thể đi về VN bao nhiêu
lần cũng được. Bà con chỉ cần mang theo
hộ chiếu nước ngoài kèm với giấy xác
nhận này là có thể thoải mái ra vào các cửa khẩu
VN. Thời gian lưu trú tối đa mỗi lần về
VN là 90 ngày. Người nào muốn lưu trú lâu hơn
vẫn phải xin thị thực. Chúng tôi xác định có
ba đối tượng được miễn thị
thực: • Thứ nhất gồm người có quốc
tịch VN.• Thứ hai gồm những người gốc
VN nhưng hiện nay mang hộ chiếu nước ngoài.•
Thứ ba gồm những người nước ngoài là
vợ, chồng, con của người VN hay của
người có gốc VN mang hộ chiếu nước
ngoài.
+ (VnExpress 17.07) "Đánh
giá của Merrill Lynch mang tính cá nhân" . Đầu
tháng 7-2007, bộ phận nghiên cứu của Tập
đoàn tài chính Merrill Lynch (Mỹ) tại khu vực châu Á
Thái B́nh Dương đă công bố một bản phân tích
về t́nh h́nh đầu tư tại châu Á sau 10 năm
kể từ thời điểm khủng hoảng kinh
tế nổ ra tại đây (1997). Trong bản báo cáo này,
Merrill Lynch cũng đưa ra các phân tích về thị
trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
+ (TTXVN 17.07) Chính
phủ nhiệm kỳ mới sẽ giảm 4 bộ. 'Thủ tướng có quyền
chọn nhân sự Chính phủ'.Hội nghị
Trung ương 5 đă nhất trí với tờ tŕnh
Đề án về cơ cấu, tổ chức của
Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, trong
đó giảm 4 bộ. Tại phiên họp này, các thành viên
Chính phủ cũng nghe và thảo luận Báo cáo tóm tắt
Đề án tiếp tục cải cách chính sách tiền
lương, bảo hiểm xă hội và trợ cấp
người có công giai đoạn 2008-2010; Dự thảo
nghị định hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật doanh nghiệp và Nghị
định sửa đổi Nghị định188 về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các
loại đất.