COÂNG GIAÙO – TOÂNG
TRUYEÀN BẢN TIN GIÁO
HỘI SỐ 59 (Năm II) (TUẦN
TỪ 09.11 ĐẾN 16.11.2007)
|
THÁNG MƯỜI
MỘT: THÔNG CÔNG CÙNG HỘI THÁNH ĐANG ĐAU KHỔ
Trong
số nầy.
1.
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO
2.
GIỚI THIỆU
► TÀI
LIỆU THẦN HỌC MỤC VỤ
+ GIÁO
HỘI PHẢI NÓI VỀ MA QỦY
+ MA ÁM
hoặc RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH
► T̀M
HIỂU KINH THÁNH. ĐỀ 37.
KẾT CẦU VÀ NỘI
DUNG THƯ II GỬI TEXALÔNICA
► VẤN ĐỀ HÔM NAY
I.
100 NĂM TÔNG THƯ ‘PASCENDI DOMINICI GREGIS’
II.
KINH NGHIỆM MỤC VỤ:
KỂ CHUYỆN KINH THÁNH
◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT
XXXII TN.C
◙ PHỤ TRANG:
VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA
TIN TỨC
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO |
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Ở MỄ-TÂY-CƠ CAN
NGĂN CÁC HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI HALLOWEEN
(CAN 01.11) Trong khi rất đông người
chuẩn bị hoạt động lễ hội Halloween,
th́ Giáo Hội Công giáo ở Mễ Tây Cơ đă phổ
biến một bài viết mô tả lễ hội nầy
như là “gây hại và phản lại đức tin”.
Lễ hội Halloween của Mỹ đă xâm nhập vào
Mễ-Tây-Cơ cùng với những trang phục quái dị
hiện đang cạnh tranh buôn bán với hoa hoè vốn
được bán cho ngày Các Đẳng Linh Hồn.
Tổng giáo phận (TGP) Mê-Tây-Cơ nhận định
trong một bức thư rằng TGP nh́n thấy lễ
hội Halloween như “thờ phương một nền
văn hóa sự chết vốn là sản phẩm của
một sự pha trộn các tập tục ngoại giáo. Điều
tồi tệ nhất là lễ hội nầy bị
đồng hoá với những người tân ngoại
giáo, sự thờ cúng Xa-tan và việc thờ phượng
huyền bí”. TGP nhắn nhủ các bậc phụ huynh không
cho phép con cái đi xin kẹo nhà nầy sang nhà khác và doạ
phá phách [ trong lễ hội Halloween bên Mỹ,trẻ em
thường đi các nhà và nhận được rất
nhiều kẹo.BTGH],nhưng thay vào đó tham dự hội
hoá trang ở đó chúng có thể mặc giống các nhân
vật Kinh Thánh. Bài viết cũng thúc giục các lễ
hội nầy nên diễn ra vào dịp Lẽ Các Thánh,01.11.
CÁC TỔ CHỨC GIA Đ̀NH TỐ
CÁO CÁC NHÀ LÀM LUẬT V̀ TỪ CHỐI GIÚP ĐỠ PHỤ
NỮ CÓ THAI
(CAN 01.11) Những người theo chủ
nghĩa xă hội và cánh tả trong nghị viện vùng
Andalousi nước Tây Ban Nha đă bác bỏ đề
xuất thiết lập một sáng kiến hành động
nhằm hỗ trợ các phụ nữ mang thai và cung cấp
cho họ những khả năng lựa chọn để
bảo vệ họ và con cái họ khỏi nạo phá thai.
Ông Benigno Blanco, chủ tịch Diễn Đàn V́ Gia Đ́nh
nước Tây Ban Nha gọi đó là “bất hạnh khi các
thành kiến ư thức hệ đă dẫn đa số
nghị sĩ vùng Andalousi thờ ơ với các vấn
đề phụ nữ mang thai. Đó là một nỗi
nhục thật sự khi họ nhấn mạnh về
nạo phá thai như là giải pháp duy nhất cho một
người nữ mang thai trong những hoàn cảnh khó
khăn”. Mặc dù sáng kiến hành động
được 92.000 cử tri ủng hộ, nó đă
bị quốc hội vùng Andalousi bác bỏ. Ông Blanco nói
rằng các cử tri phải biết rơ và rằng sự
ủng hộ của họ chỉ ra rằng một
chương tŕnh như thê cần phải có trong vùng
nầy. Đưa ra các dữ liệu do Bộ Y Tế
năm 2005 cung cấp với con số 91.664 vụ nạo
phá thai, Diễn Đàn giải thích rằng mười
bảy sáng kiến lập pháp khác nhau đang
được xem xét khắp cả Tây Ban Nha để
lập nên một mạng liên đới nhằm nâng
đỡ các phụ nữ mang thai và giúp cho họ t́m
thấy được những khả năng lựa
chọn nạo phá thai.
TỔ CHỨC GIÁO SĨ TỐ CÁO NHỮNG KÊU
GỌI DỊCH SÁCH LỄ KÉM
CHÍNH XÁC
(CAN 01.11) Hội Ái Hữu Giáo Sĩ Công giáo
đă phát biểu sự ủng hộ đối với
một bản dịch tiếng Anh Sách Lễ Roma 2000 theo sát
nguyên văn và chính xác. Trong một thông cáo mới đây,
Hội đă tố giác một lá thư mà Liên Minh Quốc
Gia các Nữ Tu Hoa Kỳ gửi cho HĐGM Hoa Kỳ
khuyến khích loại bỏ tính chính xác sát văn bản
trong bản dịch Sách Lễ sắp tới. Bênh vực
tính chính xác sát nghĩa nguyên bản, Hội Ái Hữu yêu
cầu phụng vụ phải được cử hành
“một cách xứng hợp, với chú tâm và ḷng sốt
sắng đạo đức”. Điều nầy chỉ
có thể thực hiện được qua một bản
dịch chính xác và sát nghĩa nguyên bản của văn
bản gốc bằng tiếng La-tinh. Hội bênh vực
bản dịch sát nghĩa Kinh Tin Kính Công Đồng Nicêô,
nhất là các từ ngữ được dịch như
“duy nhất trong bản thể”, Kinh Tin Kính Nicêô trong ngôn ngử
gốc của no dùng một từ mà dịch sát nghĩa là
“đồng bản thể”.
GIÁO HỘI ĐANG ĐỐI MẶT VỚI
NHỮNG THỜI KỲ KHÓ KHĂN
(CAN 01.11) Sau một cuộc hội kiến
vơi thống đốc bang Sonora,Eduardo Bours, Khâm sứ
Toà Thánh ở Mễ Tây Cơ, Đức TGM Christophe Pierre,
nói rằng dù Giáo Hội không gặp khủng hoảng,
nhưng đang đối mặt với những thời
kỳ khó khăn. Phát biểu với các nhà báo địa
phương, Đức TGM chỉ ra sự thay đổi
các giá trị trên thế giới đang dẫn đến
xung đột giữa VĂN HÓA SỰ SỐNG và VĂN HOÁ
SỰ CHẾT và Giáo Hội có vai tṛ quan trọng thế nào
trong cuộc chiến đấu nầy. “Đây là một
lời kêu gọi đến Giáo Hội,các giám mục,các
linh mục để nghiên cứu một số vấn
đề tốt hơn và để biết
được thật sự CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU
để phục hồi lại một số giá trị
mà xă hội đang có khuynh hướng đánh mất trong
buổi giao thời nầy”.
ĐỨC HỒNG Y LOPEZ RODRIGUEZ BÊNH VỰC
CUỘC TUẦN HÀNH V̀ SỰ SỐNG CÓ QUY MÔ LỚN
(CAN 01.11) Trong một cuộc tuần hành
bảo vệ sự sống do Giáo Hội Công Giáo tổ
chức nhằm phản đối một dự luật
có thể cho phép hợp pháp hoá nạo phá thai ở Cộng
Hoà Đôminica, Đức hồng y Nicolas de Jesus Lopez Rodriguez
giáo phận San Domingo đă bênh vực cuộc tuần hành
là cần thiết để bày tỏ lập trường
của đa số Công giáo trong nước.”Việc
bảo vệ sự sống bắt đầu hai ngàn
năm rồi”, Ngài lưu y rằng “ mặc dù công việc
phải để cho Quốc Hội, th́ lời phản
đối vào ngày Chúa Nhật là đặc trưng liê quan
đến lập trường Giáo Hội. Chúng ta phải
chắc chắn rằng chúng ta phải chiến đấu
chống lại những ǵ không thể chấp nhận
được”. Ngài nói tiêp:
Một bác sĩ vô đạo đức không cần
đến các luật để mới giết
được. Ông ta làm điều đó dấu diếm
cả thế giới , dù có luật hay không có luật” và
lưu ư rằng bởi v́ một tội ác phạm phải
không có nghĩa là việc hợp pháp hoá nó được
biện minh. Ngài cũng phê b́nh Liên Hiệp Quốc v́ đă
xúc tiến nạo phá thai và nói rằng những nhà sả
xuất lớn các thuốc ngừa thai và những
người vận động nạo phá thai chỉ t́m
kiếm “những kẻ ngu xuẩn có ích” để theo
họ.
LINH MỤC CÔNG GIÁO NGƯỜI
VIỆT-NAM BỊ TỪ CHỐI KINH THÁNH,RƯỢU LỄ
(CWNews 01.11) Một LM Công giáo người
Việt bị giam tù v́ “phổ biến tuyên truyền
chống lại nhà nước xă hội chủ nghĩa”,
bị từ chối không được tiếp cận
Kinh Thánh,bút giấy và rượu để cử hành thánh
lễ phía sau song sắt. Dịch vụ BosNewsLife, vốn
cung cấp tin tức về các tù nhân lương tâm Kitô-giáo,
đưa tin rằng Cha Nguyễn-Văn-Lư vẫn bị
biệt giam trong một trại tù ở miền Bắc
Việt-Nam. Vị LM bị bỏ tù đă cảnh báo
người Chị đừng ghi danh hiệu LM trên các gói
quà gửi cho Ngài, v́ những người quản giáo
từ chối công nhận quy chế LM của Ngài. Lư do là
v́ chính phủ nhấn mạnh là họ không bỏ tù
người của Giáo Hội. Cha Lư bị kết án 8
năm tù giam vào tháng 3.2007, sau khi một toà án kết tội
Ngài đă chỉ trích chính phủ Việt-Nam và gửi
những lời chỉ trích ấy tới những
người hoạt động v́ dân chủ ở
nước ngoài. Cha đă trải qua 14 năm tù, nỗi
tiếng quốc tế năm 2001 với một lá thư
gửi uỷ ban quốc hội Hoa Kỳ trong đó Ngài nêu
chi tiết những vụ lạm dụng nhân quyền
ở Việt-Nam và chống lại sự phê chuẩn Hoa
Kỳ đối với hiệp định thương
mại song phương.
VIỆC MẤT ĐỨC TIN
Ở QUÉBEC ĐƯỢC COI LÀ LÀM NỔ RA CÁC VẤN
ĐỀ XĂ HỘI
(CWNews 01.11) Dân chung Quebec “thật sự
cần tái khám phá căn tính đạo của ḿnh”. Đó là
lời Đức hồng y Marc
Ouellet TGP Quebec nói vớ một uỷ ban công cộng
ngày 30.10. Phát biểu với cử toạ về các thách
thức mà nhập cư đặt ra cho văn hoá của
Quebec nói tiếng Pháp, Đức hồng y nói rằng
vần đề căn tính văn hoá có thể
được lần ra dấu vết khi nh́n lại “t́nh
trạng bất ổn của đa số Công giáo, đang
cần t́m cho được một điểm quy
chiếu tôn giáo”. Ngài nói rằng các khuynh hướng
tục hoá của thế hệ trước đă làm cho
Quebec mất đi di sản văn hoá của nó, dẫn
tới một đoạn tuyệt tổng quát trong xă
hội truyền thống. Đức hồng y vạch rơ
sự gia tăng ly dị, giảm sút mạnh về sinh
sản và thường xuyên xảy ra nạo phá thai và
tự tử như là những dấu chỉ của
sự đoạn tuyệt xă hội nầy.Ngài kết
luận:”Quebec đă chín muồi cho một cuộc
truyền giáo sâu xa mới”.
GIÁO PHẨM CHÍNH THỐNG NGA NH̀N
THẤY KHUYNH HƯỚNG ĐẠI KẾT ĐANG ẤM
LÊN
(CWNews 01.11) Giới chức hàng đầu
về đại kết của Toà thượng phụ
Mạc-Tư-Khoa đă xác nhận rằng Giáo Hội Chính
Thống Nga nh́n thấy một khuynh hướng đang
ấm lên trong quan hệ với người Công giáo.
Đức TGM Kirill giáo phận Smolensk nói:” Hiện nay chúng
tôi có một khuynh hướng tích cực, chúng tôi đă
chuyển từ một đông giá khắc nghiệt sang
một sự tan băng”. B́nh luận sau khi Đức TGM
Paolo Pezzi nhận chức, Đức TGM Kirill nói Ngài hy
vọng vị lănh đạo mới của cộng
đồng Công giáo Mạc Tư Khoa sẽ “cống
hiến tối đa để cải thiện quan hệ
và vượt qua những khó khăn hiện đang có”.
NHÀ VUA Ả RẬP SÊ-ÚT VIÊNG
THĂM ĐỨC GIÁO HOÀNG
(CWNews 01.01) Nhà vua Abdullah nước Ả
Rập Sê-út hội kiến Đức Thánh Cha Biển
Đức XVI tại Vatican vào ngày 6 tháng 11. Cuộc gặp
gỡ giữa một nhà vua Ả rập Xê-Ut và một Giáo
Tông La Mă chưa từng xảy ra. Toà Thánh không có quan hệ ngoại
giao chính thức với Ả Rập Xê-Út. Chế
độ Xê-Út đặt những hạn chế rất
khắt khe đối với toàn thể việc thờ
phượng Kitô-giáo. Trong cuộc hội đàm kéo dài 30 phút,
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Vua Abdullah đă
thảo luận về “một giải pháp công bằng” cho
xung đột giữa Palestine và Israel và thật đang
ngạc nhiên, về cả “tầm quan trọng của
việc hợp tác giữa Kitô-hữu,tín đồ Hồ
giáo và tín đồ Do Thái để thúc đẩy hoà
b́nh,công lư và cac giá trị tinh thần và đạo
đức”.Tuy vậy chỉ có phía Vatican là nêu ra “sự
hiện diện tích cực và cần cù của các
Kitô-hữu” ở Ả Rập Xê-Út.
CÁC LĂNH ĐẠO TÔN GIÁO CHÀO
MỪNG TÂN GIÁM MỤC RATNAPURA
(UCAN 01.11) Các nhà lănh đạo Phật giáo và
Ấn giáo đă kêu gọi Vị giám mục Công giáo mới
nhất ở Sri Lanca bảo vệ sự hài hoà dân tộc
và tôn giáo trong dân chúng thuộc giáo phận ở phía nam
của Ngài. Họ nói : Tín đồ Phật giáo, Ấn
giáo,Kitô giáo và Hồi giáo ở vùng nầy luôn sống
với nhau như thành viên trong một gia đ́nh. V́ thế
phải làm sao để t́nh huynh đệ nầy là sự
tiếp nối của sự hợp tác và liên đới. Trước
đó,khoảng 1.000 người, đa số là tín
đồ Phật giáo,song cũng có Kitô-hữu,tín
đồ Ấn giáo và Hồi giáo xếp hàng hai bên
đường để chào mừng Đức giám
mục Cletus Chadrasiri Perera, giao phận Ratnapura, khi Ngài
đến vào ngày 13.10. Sau đó họ diễu hành với
Ngài tới Nhà Thờ Đức Maria với các dàn nhạc
nhà trường và những nhóm nhảy đi trươc
đám kiệu đầy màu sắc. Hiện diện c̣n có
các tăng ni Phật giáo, các tư tế Ân giáo và giáo sĩ
Hồi giáo cùng với các quan chức nhà nước và các
nhà chính trị địa phương. Giáo phận hiện
có 21.855 tín hữu do 25 linh mục và 77 tu sĩ phục
vụ.
CÁC HỌC GIẢ BỐI RỐI
V̀ NHỮNG NHẬN XÉT VỀ ĐỐI THOẠI HỒI
GIÁO CỦA GIỚI CHỨC VATICAN
(CNS 01.11) Sau khi 138 học giả Hồi giáo
viết thư gửi các nhà lănh đạo Kitô-giáo hàng đầu nêu bật các giá
trị tôn giáo được chia sẻ như là nền
tảng để làm việc chung nhau cho hoà b́nh và hiểu
biết, th́ một giới chức Vatican đă làm dậy
lên những câu hỏi về các khả năng đối
thoại với người Hồi giáo. Đức
hồng y Jean-Louis Tauran, nhà ngoại giao thâm niên của
Vatican,trở thành chủ tịch Hội Đồng Giáo
Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn vào tháng chín, đă nói
rằng Vatican sẽ chính thức trả lời cho các
học giả Hồi giáo.Nhưng Ngài nói lên những quan tâm
về những người Hồi giáo đă kư vào lá thư
khi Ngài nói với một tờ báo Công giáo Pháp rằng Ngài
không chắc là “đối thoại thần học” có
thể có được với người Hồi giáo.
Tờ La Croix hỏi Đức hồng y liệu
đối thoại thần học có thể có với thành
viên các tôn giáo khác chăng. Đức hồng y nói:” vơi
một số tôn giáo, đúng vậy. Nhưng với
Hồi giáo, th́ không, chí ít là vào thời gian nầy. Những
người Hồi giáo không chấp nhận khả năng
thảo luận kinh Coran, v́ theo họ nó được
viết theo như đă được Thiên Chúa đọc
cho. Với một lối giải thích nghiêm nhặt như
thế, sẽ khó mà thảo luận nội dung đức
tin”
CÁC LINH MỤC SRI LANCA KÊU GỌI TẨY CHAY
LỄ HỘI NOEL
(CNS 01.11) Một số linh mục Sri Lanca kêu
gọi tín hữu Công giáo tẩy chay các lễ hội Giáng
Sinh trừ khi chiến tranh và những vụ chém giết
liên quan và những vụ thủ tiêu chấm dứt.”Hăy
ngưng tất cả lễ hội Noel. Không thiệp
mừng Giáng Sinh. Không đèn nến. Không trang trí. Không
quần áo mới. KHÔNG G̀ HẾT. Chúng ta có thể làm
điêu đó,phải không?”. Cha Ḍng Oblat M.Selvaratnam đă yêu
cầu trong một buổi họp mặt ở Trung Tâm
về Xă Hội và Tôn Giáo vào ngày 26.10 tại Colombo, nhằm
tưởng niệm LM Nicholapillai Packiaranjith, bị chết
v́ ḿn ngày 26.09 khi đang giúp đỡ những người
tỵ nạn. Trong qúa khứ, chính phủ đă tài trợ
việc trưng bày trang trí đèn nến Giáng Sinh dọc
theo các đường phố thủ đô để công
nhận ngày lễ nghỉ Giáng Sinh.
CÁC NỮ TU TỔ CHỨC
« ĐẠI HỘI THỂ THAO”
(Zenit 01.11) Ở Liêu Ninh,Trung Quốc,các
nữ tu tổ chức các “đại hội thể thao”
cho họ và để thúc đẩy đời sông tận
hiến. Ném lao, chạy tiêp sức 4 x 100 m, xà ngang hoặc
kéo co là những môn thường chẳng liên kết ǵ
với đời sống tu tŕ, song đó lại là các sinh
hoạt thể thao mà các nữ tu Ḍng Thánh Tâm Chúa Giêsu ở
tỉnh Liêu Ninh (Đông Bắc Trung Quốc) đă thực
hành ngày 01.10 vừa qua. Quan tâm đến sứ khoẻ
thể lư cũng như tinh thần, các nữ tu đă
chơi các môn thể dục nầy nhằm “đem lại
một h́nh ảnh năng động và đầy sức
sống của đời sống tận hiến”. Sr
Lưu Xuân, người tổ chưc ngày hội thể
thao đặc biệt nầy giải thích rằng đă
sáu năm qua Ḍng của Chị gồm 61 nữ tu, vẫn
mời các thành viên của ḿnh và những phụ nữ Công
giáo khác đến so tài, trong tinh thần trẻ thơ.
Cầu lông,bóng bàn,nhảy dây, đá cầu, chạy các
cự ly khác nhau đều là những dịp để
thể hiện rằng “chủ yếu đối vơi cá
nữ tu là giữ cho thân thể và tâm hồn lành mạnh,
hầu sống đời tận hiến một cách
thăng hoa”.Chọn ngày quốc khánh Trung Quốc 01.10 không
phải là t́nh cờ,mà v́ đó cũng là ngày lễ Thánh
Têrêxa Hài Đồng Giêsu. H́nh ảnh các nữ tu trong trang
phục thi đấu thể thao là một dịp để
người dân Trung Quốc biết về đời
sống tu tŕ.
VIÊN “NGỪA THAI BUỔI SÁNG SAU”
KHÔNG CHỮA MÀ LÀ GIẾT CHẾT SINH LINH
(CAN 02.11) Chủ tịch Liên Hiệp Công giáo
các Dược sĩ Ư,Pietro Uroda, giải thích rằng viên
ngừa thai “sáng hôm sau” là một loại bom nội tiết
tố chẳng chữa trị ǵ hết. Đó là một
sản phẩm dược được làm ra để
giết một bào thai đă là một sinh linh. Uroda
đưa ra các b́nh luận theo sau các tuyên bố của
Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI bênh vực
quyền phản kháng lương tâm của các dược
sĩ được từ chối bán loại thuốc
nầy. Ông nói:”Bộ luật của chúng ta nói là chúng tôi
phục vụ sự sống. Chúng tôi không tin sản
phẩm nầy là một thứ thuốc v́ nó chẳng
chữa trị ǵ hết. Đây là một dược
phẩm làm ra để giết phôi thai. Nếu không
giết, th́ nó cũng gây ra đủ thứ hại khác. Dù
không co luật bảo vệ phản đối
lương tâm,nhưng có những luật phối hợp
những t́nh huống trong đó quyền nầy
được thực thi”
BẮC KINH CHỐNG LẠI CUỘC HỘI
KIẾN GIỮA ĐƯC GIÁO HOÀNG VA ĐỨC ĐẠT
LAI LẠT MA
(CWNews 03.11) Chính phủ Trung Quốc phản ứng giận dữ trước tin tức Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 12, cảnh báo rằng một cuộc hội kiến như thế sẽ là “một lăng mạ” và bóng gió về những hậu quả đối với Giáo Hội ở Trung Quốc. Các hăng tin Ư đă đưa tin rằng Đức giáo hoàng sẽ tiếp kiến riêng Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi vĩ lănh tụ tinh thần lưu vong người Tây Tạng [sống lưu vong từ 1959] sẽ diễn ra ở Roma. Vatican chưa chính thức xác nhận các chương tŕnh cuộc viếng thăm. Dù thế tin tức do các phương tiện truyền thông đưa cũng đủ làm bùng nổ một câu đáp trả mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh. Một phát ngôn nhân chính phủ cho rằng Vatican “nên bày tỏ ḷng thành thật để cải thiện các quan hệ” với việc tránh mọi kế hoạch gặp gỡ. Bắc Kinh phản đối liên tục các cuộc gặp gỡ của các lănh đạo thế giới với Đưc Lạt Ma, người được coi như biểu tượng cho hy vọng tự do của Tây Tạng. Đức Thánh Cha Biển-Đức đă tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 13.10.2006, khi Ngài thăm Roma để nhận bằng tiến sĩ danh dự.
(PHIM) BELLA KHỞI ĐẦU VỚI MỘT
TIẾNG NỔ LỚN
(CAN 03.11) Sau một cuộc mở màn thành công
vào cuối tuần, những người ủng hộ phim
Bella hy vọng bộ phim sẽ tiếp tục lôi kéo khán
giả trong các tuần kế tiếp. Matt Brannon của hăng
phim Metanoia Films nói với CAN rằng mặc dù phim Bella
được phát hàng rất hạn chế, nhưng nó đă
thu về được 1,3 triệu USD và nằm trong Top 20
phim cuối tuần,cho dù nó được chiếu ở
ít rạp nhất - chỉ có 165 - so với các đối
thủ của nó. Điển h́nh các phim đạt doan thu
khổng lồ của Hollywood đưọc chiếu trong
3.000 rạp trên khắp nước Mỹ. Trong khi các phim
giảm vé bán khoảng 30 – 50% từ thứ bảy đên
Chúa Nhật,th́ phim Bella vẫn giữ vững vị trí
của nó. Phim nói về một cô hầ bàn thánh phố New
York đấu tranh với cái thai không được trông
đợi và người bạn muốn giúp đỡ cô
vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Bộ phim đă
đoạt nhiều giải thưởng ở Liên Loan phim
Toronto có uy tín và được giới chức Công-giáo
khuyên các tín hữu và giới trẻ nên đi xem.
HỘI NGHỊ KINH THÁNH TOÀN
CẦU KHAI MẠC Ở MA CAO
(UCAN 02.11) Hơn một trăm tín hữu Công
giáo Trung Hoa đến từ 17 quốc gia và vùng miền
để tham dự Hội nghị Hiệp Hội Kinh
Thánh Trung Quốc Hiệp Nhất (UCCBA) lần thứ tám,
với chủ đề “Kinh
Nghiệm Xây Dựng Cộng Đồng bằng Lời
Chúa”. Hội nghị do giáo phận Ma Cao đăng cai
diễn ra các ngày 1 – 5 tháng 11 tại Vila Sao Jose,một trung
tâm hội nghị do giáo phận điều hành ở bán
đảo Ma Cao. UCCBA được thiết lập
năm 1990, là một liên minh các tổ chức Kinh Thánh
của người Công giáo trung Hoa toàn cầu, nhằm
vận động việc chia sẻ và đọc Kinh Thánh
hằng ngày và rao giảng Phúc Âm trong các cộng đồng
người Hoa trên khắp thế giới. Năm 1993,
tổ chức gia nhập Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo (CBF),
một hiệp hội các tổ chức Công giáo quốc
tế và địa phương dấn thân vào c6ng tác
mục vụ Kinh Thánh. Hội nghị nầy cũng
nhằm chuẩn bị những người sẽ tham
dự phiên họp khoáng đại của CBF
được dự tính diễn ra ở Tanzania,Châu Phi vào
giữa năm 2008.
NGƯỜI DÂN BELARUS
TƯỞNG NIỆM 70 NĂM VỤ TÀN SÁT THEO LỆNH STALIN
(CAN 02.11) Giữa tháng 8.1937 và tháng 12.1938,
khoảng 10.000 người bị giết ở Belarus.
Đêm ngày 29.10 cùng năm ấy,hơn 100 người
bị Mật vụ của Bộ Nội Vụ giết
chết. Để tưởng niệm những ngày
nầy, tín hữu Công giáo Hy Lạp trong nước đă
tổ chức một cuộc hành hương ngày 15 tháng 7
tới thành phố Polatsk. Ngày
26.08 vừa qua, Đức TGM Anton Dziemianka, giám quản tông
toà giáo phận Minsk, đă dâng một Thánh lễ cầu cho
linh hồn các nạn nhân. Ngày 28.10 các giáo hội Tin Lành trong
nước tổ chức một Ngày Sám Hối cho các
tội ác của chủ nghĩa cộng sản, có rất
đông tín hữu Công giáo và Chính Thống tham dự. Thêm vào
đó, một số linh mục Công giáo Hy Lạp cử hành
thánh lễ vào ngày 29.10 ở Kurapaty,Minsk, nơi hơn 50.000
người bị thảm sát ở quần đảo
Gulag được chôn cất.
CHỦ ĐỀ CHO NGÀY THẾ GIỚI
TRUYỀN THÔNG XĂ HỘI 2000 DO ĐỨC THÁNH CHA CHỌN
(Fides 01.11) « Các
phương tiện truyền thông xă hội : T́m
kiếm để chia sẻ chân lư ». Đó là chủ
đề được Đức Thánh Cha Biển Đức
XVI đă chọn cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xă
Hội lần thứ 42 (năm 2008). Đức TGM Claudio
Maria Celli chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về
Truyền Thông Xă Hội, cơ quan Toà Thánh soạn thào tài tài
liệu nghiên cứu và hỗ trợ phụng vụ về
vân đề nầy, được phân phối cho cá
GĐGM và Tổ chức Công giáo quốc tế về
truyền thông xă hội,nói : « Chủ đề
nầy mời gọi suy tư về vai tṛ các phương
tiện thông tin,có liên quan tới mới nguy luôn hiện
diện, trở thành một tổng thể các yếu
tố tạo thành một hệ thống quy chiếu và
không c̣n là - hoặc không chỉ là - những công cụ
phục vụ cho chân lư. Một chân lư phải t́m kiến
để chia sẻ ». Ngày Thế Giới Truyền
Thông Xă Hội là Ngày Thế Giới duy nhất do Công Đồng
Vatican II đặt ra (Săc Lệnh ‘Inter Mirifica’,1963),
tổ chức vào Chúa Nhật trước lễ Hiện
Xuống (năm 2008 sẽ là ngày 4 tháng 5).
ĐỨC
THÁNH CHA TIẾP KIẾN PHONG TRÀO GIA Đ̀NH MỚI
(Radio Vatican 05.11) ĐTC
Biển Đức 16 khuyến khích ”Phong trào các gia đ́nh
mới” đề ra những kế hoạch mục vụ
nhắm đáp ứng các nhu cầu và thách đố đa
diện của gia đ́nh ngày nay.Ngài đưa ra lời kêu
gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 3-11-2007,
dành cho 400 người thuộc ban lănh đạo, các linh
hoạt viên gia đ́nh đến từ 5 châu, thuộc Phong
trào các gia đ́nh mới, một ngành thuộc Phong trào
Focolari (Tổ Ấm), được thành lập cách
đây đúng 40 năm.ĐTC ghi nhận rằng Phong trào
các gia đ́nh mới hiện nay đă lan rộng và qui
tụ 800 ngàn gia đ́nh hoạt động tại 182
quốc gia, quyết tâm biến gia đ́nh ḿnh thành một
tổ ấm, chiếu tỏa trong thế giới chứng
tá của gia đ́nh thấm đượm Tin Mừng.
Phong trào này hoạt động theo 4 đường
hướng chỉ đạo là: linh đạo, giáo
dục, xă hội tính và liên đới. Ngài ca ngợi phong
trào các gia đ́nh mới như một dấu chỉ hy
vọng và là một khích lệ các gia đ́nh Kitô hăy trở
thành một môi trường thích hợp, ”trong đó các tín
hữu loan báo bằng cuộc sống thường
nhật rằng thật là tốt đẹp khi đặt
Chúa Giêsu ở trung tâm và trung thành sống theo Tin Mừng
của Chúa”. ĐTC không quên gởi lời thăm hỏi
chị Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Tổ
Ấm, và cầu chúc chị sớm được b́nh
phục.
KITÔ-HỮU VÀ TÍN ĐỒ
ẤN-GIÁO V̀ “SỰ HOÀ HỢP TRONG XĂ HỘI VÀ HOÀ B̀NH TRÊN
THẾ GIỚI”
(Zenit 06.11) Nhân lể
Diwali của Ấn giao, Đức hồng y Jean-Louis
Tauran,chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về
Đối Thoại Liên Tôn và Đức GM Pier Luigi Celata,thư
kư, gửi đến các tín đồ Ấn giáo trên thế
giới thông điệp
“Kitô-hữu và tín đồ Ấn giáo quyêt tâm đi theo con
đường đối thoại”, trong đó Ngài mời
gọi họ làm viẹc với người Công giáo trong
việc “thúc đẩy sự hài hoà trong xă hội và hoà b́nh
trên thế giới”. Năm nay, đa số tín đồ
Ấn giáo mừng lễ Diwali (tim đèn dầu) vào ngày
9.11. Lễ nầy dựa trên một thần thoại
rất xưa và tượng trưng “chân lư chiến
thắng dối trá, ánh sáng chiến thắng bóng tối,
sự sống chiến thắng sự chết, sự lành
chiến thắng sự dữ”, kéo dài 3 ngày và đánh
dấu khởi đầu một năm mới. Đây
cũng là thời gian “hoà giải trong gia đ́nh”, nhất
là giữa anh chị em và “thờ phượng Chúa”.
ĐI
BỘ PARIS- GIÊRUSALEM
(Zenit 06.11) Xuất phát
từ Paris ngày 17.06 năm nay,MATHILDE và EDOUARD CORTES đă
ĐI BỘ được hơn 3.700 cây số,dọc
đường xin chỗ túc và ăn uống. Một
cuộc du lịch trăng mật “v́ hoà b́nh và hiệp
nhất các Kitô-hữu”, được thực hiện
bằng những hy sinh và đau khổ (bị tấn công
khi tới Thổ Nhĩ Kỳ),nhưng cũng gặp
gỡ vô số nguời. Trong một cuộc trao
đổi với Zenit ngày 25.06,Mathilde và Édouard Cortès
để lại địa chỉ điện thư
của họ và mời gọi mọi người giao phó
cho họ các ư xin cầu nguyện. Họ đă nhận
được hơn 300 ư xin.Họ khẳng định:”
Như chúng tôi đă cam kết ngay lúc khởi hành cuộc
đi bộ nầy, chúng tôi sẽ trung thành cầu
nguyện cho tất cả những ai gửi ư họ
muốn cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi cũng trông
cậy vào những lời cầu nguyện của các
bạn”.
ÁM ẢNH
VỚI BẠO LỰC DẪN TỚI GIA TĂNG NHỮNG
THỜ PHƯỢNG MA QỦY Ở COLOMBIA
(CNA 06.11) Nhà trừ qủy người
Colombia,Cha Jaime Velez Correa, thụ phong linh mục đă 50
năm và trừ qủy đă 11 năm, nói rằng
đất nước thờ cúng qủy Xa-tan nhiều
nhất “là Hoa Kỳ,tiêp theo là nước Ư và thứ ba là
Colombia”, nơi mà ám ảnh với bạo lực đă
dẫn tới sự gia tăng các thờ phượng và
nghi thức ma qủy. Ngài nói rằng dân chúng đang xa
rời Thiên Chúa và Kitô-giáo, rơi vào những điều tin
tưởng trống rỗng và chọn lựa thờ cúng
ma qủy, tượng trưng cho việc chối bỏ
sự lành. Ngài cho biết ở thủ đô Bogota và các
tỉnh thành Comlombia khác người ta đều biết
sự hiện hữu của thờ cúng ma qủy và
mỗi ngày Ngài tiếp nhận hai hoặc ba trường
hợp, kể cả những trường hợp giới
trẻ quyết định rời bỏ việc thờ
cúng ma qủy. Không phải hết thảy mọi
trường hợp đều là qủy ám, v́ có nhiều
người bị những chấn thương tâm lư và các
bệnh lư. Sau khi cảnh báo rằng tiến tŕnh trừ tà
rất nguy hiểm, Cha nói :”Tôi cầu nguyện Đức
Chúa trước khi bắt tay” và rồi bạn phải
“đối đầu trực tiếp với ma qủy,
đối thoại với chúng và doạ nạt chúng nhân
danh Thiêm Chúa. Thêm nữa,bạn phải cầu nguyện
Kinh Tin Kính,một số thánh vịnh,kinh cầu và
đọc một phần Phúc Âm”. Ngài luôn giữ bên ḿnh
“một cây thập giá,nước thánh,Kinh Thánh và dây Xtô-la”.
GIỚI CHỨC VATICAN CHỈ TRÍCH VIỆC
CHỐNG ĐỐI TỰ SẮC “SUMMORUM PONTIFICUM”
(CWNews 06.11) Trong một cuộc phỏng
vấn với trang điện tử Ư Petrus, Đức TGM
người Sri Lanca Albert Raniith Patabendige,thư kư Ḍng Ngôi
Lời, thừa nhận rằng tự sắc “Summorum
Pontificum” đă vấp phải phê b́nh chỉ trich và phản
kháng trong một số giáo phận. Trong một số
trường hợp, sự thù nghịch chẳng khác
nào “nỗi loạn chống
lại Đức giáo hoàng”.Ngài nhắc lại rằng
tất cả mọi giám mục đều thề trung
thành với Đức giáo tông La Mă, do đó phải vâng
phục Đức giáo hoàng là Đấng kế vị Thánh
Phêrô”. Ngài kêu gọi các giám mục hăy đi theo hướng
dẫn của Đức Thánh Cha một cách trung thành,
“bỏ một bên mọi sự kiêu căng và thành kiến’.
Ngài phàn nàn rằng trong một số giáo phận, chính các
giám mục và đại diện của các Vị đă
đề ra những chính sách “một các không thể
giải thich nỗi” vơi việc giới hạn tầm
ảnh hưởng của Tự Sắc. Ngài lên án rằng
việc phản kháng chông đối đường
lối của Đức Thánh Cha bị lôi kéo bởi
“một bên là các thành kiên ư thức hệ và một bên là ḷng
kiêu căng - một trong những tội nặng nhất”.
100.000 NGƯỜI THAM DỰ
LỄ TÔN PHONG CHÂN PHƯỚC Ở Á-CĂN-Đ̀NH
(CWNews 06.11) Các giớ chức Giáo Hội
ở Á-Căn-Đ́nh đang trông đợi sẽ có
hơn 100.000 người tham dự lễ tôn phong chân
phước cho Zeffrino Namuncura (1886 – 1905) vào Chúa Nhật ngày
11.11. Nghi lễ phong chân phước sẽ diễn ra ở
Chimpay. Đức hồng y Tarcisio Bertone,Quốc Vụ Khanh
Toà Thánh, sẽ chủ tŕ. Zefferino Mamuncurà , tù trưởng
thổ dân Anh-điêng, được gọi là “Cánh Huệ
Đồng Hoang’,là thổ dân bản địa Mapuche
đầu tiên được phong chân phước.
HỘI NGHỊ VATICAN KHẢO SÁT CÁC GIAI
ĐOẠN ĐẦU CỦA ĐỜI SỐNG CON
NGƯỜI
(CWNews 07.11) Tại một cuộc họp báo
ở Roma ngày 6.11,các giới chức Vatican thông báo kế
hoạch tổ chức hội nghị về các thời
kỳ đầu của đời sống con
người,diễn ra ở đại học Nữ
Vương các Thánh Tông Đồ các ngày sẽ lôi kéo các nhà
khoa học cà các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia
khác nhau, kể cả một số học giả nối
kết trực tuyến với giáo hoàng học viện.
Đức TGM Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội
đồng giáo hoàng, giải thích rằng mục tiêu
của dự án STOQ ( viết tắt dự án :Science,
Theology, and the Ontological Quest – Nghiên Cứu Khoa Học -
Thần học và Bản Thể học) là “để góp
phần vào đối thoại giữa nhữn lănh vực
nghiên cứu và t́m hiểu đa dạng mà trong thời
hiện đại nầy ngày càng bị tách khỏi nhau”. Trong
dịp nầy, hội nghị được chỉ
định để soi sáng những thảo luận
về thụ thai nhân tạo, nghiên cứu tế bào phôi,
thao tác di truyền học và những đề tài hiện
đang ở hàng đầu các cuộc tranh luận
đạo đức sinh học. Đức TGM cũng cho
biết vào năm 2009 sẽ có hội nghị về
tiến hoá, đánh dấu 150 năm ngày phát hành cuốn Origine of Species của Darwin.
ĐỨC HỒNG Y XCỐT-LEN
KÊU GỌI HIỆP NHẤT CÁ CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO
TRUNG QUỐC
(CNS 06.11) Trong chuyến thăm Trung Quốc
vào cuôi tháng 10,Đức hồng y người Xcốt-len
Keith O’Brien,noí với Trưởng Ban Tôn giáo và các quan
chức đảng CS Trung Quốc rắng không cần
phải có một Hội yêu nước ở Trung Quốc
và đa số áp đảo người Cong giáo Trung
Quốc muốn được thống nhất trong
một cộng đồng Hội Thánh dưới
quyền Đức giáo hoàng và không muốn làm việc thông
qua Hội CG.YN Trung Quốc. Ngài nói :” Tôi nói với họ
rằng trong mọi quốc gia trên thế giới, tín
hữu Công giáo được coi như những
người yêu nước và trung thành với đất
nước của họ như là với tôn giáo của
họ”.
CHỈ TRÍCH NỖ LỰC CỦA
THƯỢNG VIỆN NHẰM HỢP PHÁP HÓA NẠO PHÁ THAI
(CAN 07.11) TGM Nicolas Cotugno giáo phận Montevideo
baỳ tỏ Ngài lấy làm tiếc trước những
cố gắng mới do các tổ chức chống lại
sự sống ở Uruguay nhằm hợp phap hoá nạo phá
thai. Phát biểu trên kênh Telenoche 4 TV, Ngài nói Ngài cảm
thấy “hết sứ buồn v́ một vấn đề
quan trọng nhường ấy lại tùy thuộc
quyết định của một số nhà làm
luật”.Ngài cón cho biết thêm là Ngài lấy làm khó hiểu
do sự thay đổi diễn ra ở Thượng
Viện khi các nhà làm luật ủng hộ nạo phá thai
giới thiệu một phiên bản bị sửa chữa
của “Luật Bảo Vệ Sức Khoẻ T́nh Dục và
Sinh Sản” vốn đă bị bác bỏ tháng trước
(không thể thông qua v́ phiêu bầu là 15 – 15. BTGH đă
đưa tin).
MỘT GIÁO DÂN VIỆT-NAM
ĐƯỢC PHONG HIỆP SĨ ĐẠI THÁNH GIÁ
(VTV1 06.11) Đài truyền h́nh Trung ương
Việt-Nam đưa tin h́nh về nghi lễ long trọng
công bó và trao Huân Chương Hiệp Sĩ Đại Thánh
Giá do Toà Thánh ban tặng cho ông LÊ ĐỨC THỊNH, giáo dân
giáo xứ Kim Phúc, giáo phận Xuân Lộc, v́ những
đóng góp của ông vào những việc bác ái, từ
thiện trong giáo xứ và tcho xă hội (huyện Thống
Nhất, Đồng Nai). Hơn 1.000 tín hữi,hàng trăm
linh mục và ba giám mục tham dự sự kiện
nầy. Linh mục Lê-Vinh-Hiến thay mặt giải thích
vắn gọn ư nghĩa và vin dự của phần
thưởng hết sức cao qúy nầy do Toà Thánh xét ban.
TIẾN BỘ ĐẠO
ĐỨC TRONG ĐIỀU TRỊ BẰNG TẾ BÀO
GỐC Ở CALFORNIA
(CAN 07.11) Hai dự luật liên quan
đến vệc sử dụn máu cuống rốn
để chữa bệnh và nghiên cứu vừa
được kư đưa vào luật ở California. Các
dự luật cùng đôi, được Hội Nghị
Công giáo California ủng hộ, sẽ tài trợ cho việc
nghiên cứu và sưu tập máu từ cuống rốn
thường bị vứt bỏ sau khi sinh. AB-34 (tên hai
dự luật) được giới thiệu bời
Đại biểu quốc hội Anthony Portantino để
tỏ ḷng tôn trọng đối với cô hàng xóm trẻ
tuổi của ông được chẩn đoán là bị
ung thư máu từ nhiều năm nay. Sau một cuộc
cấy ghép thử nghiệm máu cuống rốn, tất
cả mọi dấu vết của bệnh đều
biến mất. Máu cuống rốn đă được
khám phá để chống lại hơn 70 rối loạn
máu với việc cung cấp các tế bào gốc thích
hợp.
ĐỨC TGM VENEZUELA NÓI RẰNG CHÍNH PHỦ
BÁCH HẠI CÁC NHÀ LĂNH ĐẠO GIAO HỘI
(CNS 07.11) Đức TGM
hưu dưỡng Ramon Perez Morales giáo phận Los Teques noí
hôm 05.11 rằng có một “chiền dịch có hệ
thống do các phương tiện truyền thông
đại chúng do nhà nước kiểm soát nhằm làm cho
Giáo Hội phải im tiếng”. Tuy nhiên Giáo Hội không
thể nào nín lặng khi mà nước Venezuela đang
bị tuyên bố là “một quốc gia xă hội chủ
nghĩa, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin. Venezuela không thể
trở thành Cuba từ quan điểm của tổ
chức chính trị”. Ông Chavez - tổng thống Venezuela –
“đang cố gắng trở thành giáo hoàng của quốc
gia nầy, nghĩa là ấn định những ǵ các giám
mục có thể nói và những ǵ không được nói,
khi nào th́ ac1xc Ngài phải nó và lúc nào th́ phải câm nín”. Trong
cuộc nói chuyện hằng tuần, Ông
Chavez tố cáo Hồng y Jorge Urosa Vavino giáo phận Caracas
(thủ đô. BTGH) và các giám mục Venezuela là đang
cầm đầu một chiến dịch làm mất
ổn định để thực hiện một
cuộc đảo chính. Ông gọi những
người trong Giáo Hội
chỉ trích ông, là “ngu dốt”, “độc ác” và “dối
trá”.
VĂN KIỆN CỦA VATICAN KÊU
GỌI CHẤM DỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
VỚI NGƯỜI GYPSY
(CNS 07.11) Một văn kiện mới
của Vatican nói: Chủ nghĩa kỳ thị chủng
tộc và phân biệt đối xử chống lại
những người Gypsy (du mục, c̣n gọi là di-tan,
bôhêmiêng) phải được chấm dứt ngay. Cả
dân tộc Gypsy lẫn những người người
không Gypsy “đều dính dự vào những hàn vi phân
biệt chủng tộc. Chủng tộc không
được tách biệt chúng ta; thay vào đó phải
nỗ lực để ủng hộ cho hiệp nhất
trong đa dạng”. Văn kiện nầy được
phân phát cho các phóng viên hôm 05.11, nêu bật những kết
luận và cac nhắn gửi được thực
hiện trong hội nghị thế giới đầu tiên
các linh mục,phó tế và tu sĩ người Gypsy. Hội
nghị nầy diễn ra ở Vatican cuối tháng chín
vừa qua, do Hội Đồng giáo hoàng về
Người Di Cư và Du Lịch”.
Văn kiện nói rằng việc “chỉ nh́n thấy nơi người Gypsy
một dân tộc nghèo đói cần giúp đỡ” phải
được băi bỏ” và người Công giáo phải
đi tới chỗ nh́n thấy được rằng chính
họ cũng “nghẹ khó và có nhu cầu được
tiếp nhận những sự phong phú tinh thần và nhân
bản mà người Gypsy mang lại”.
GIÁO HỘI PHẢI
NÓI VỀ MA QUỶ
Điều đáng sợ
nhất ngày nay,đó là không phải người ta không tin
có ma qủy,mà là QUÊN MẤT sự hiện
diện của nó. Đúng ra, ma
qủy t́m cách “lẫn tránh” một cách hết sức tinh vi
vào vô số những h́nh thức
mang tính chất hết sức
hấp dẫn,thời thượng,thoả măn đam mê
dục vọng và những ước muốn xác thịt
tội
lỗi của bản năng con
người,nhưng tất cả đều
được ngụy trang dưới chiêu bài “TỰ DO”:
người ta sẵn
sàng la ó phản đối khi có
“ai đó” mà họ cho là ngăn cản sự tự do suy
nghĩ và hành động của họ.MA
QỦY luôn biết lợi
dụng những kẻ hở nhỏ nhất,để làm
hại con người,làm hoen ố h́nh ảnh Thiên Chúa
và ngăn trở,phá hoại
ơn cứu rỗi đến với con người.
KHÔNG THỂ NÉ TRÁNH và không được tránh né
VIỆC NÓI – và nói
nhiều,rất nhiều- VỀ MA QỦY,lật mặt
nạ xảo quyệt của nó. Trong bài viết sau
đây, ĐHY Georges Cottier đă
giới thiệu (và cũng là khẳng định lập
trường của Ngài) về vấn đề nầy.
Đức
Hồng Y Georges Cottier, người Áo thuộc Ḍng Đa
Minh, khi vẫn c̣n là thần học gia của Phủ Giáo
Hoàng, đă viết phần giới thiệu cho cuốn sách
có nhan đề “Chủ Tịch của Hội Những
Người Trừ Ma Quỷ -- Những Kinh Nghiệm và Lư
Giải của Cha Gabriel Amorth” chuyên gia trừ ma quỷ
của Giáo Phận Rôma, là vị Sáng Lập và cũng là
vị Chủ Tịch danh dự của Hiệp Hội
Quốc Tế của Những Chuyên Gia Trừ Ma Quỷ
International Association of Exorcists). Sau đây là tŕnh bày của
ĐHY Cottier:
Giáo Hội phải nói về ma
quỷ. Mặc dầu đă
phạm tội, vị thiên thần sa ngă này vẫn chưa
mất hết mọi quyền hành mà ḿnh đă có, theo
kế hoạch của Thiên Chúa, trong việc cai quản thế
giới. Bây giờ, vị thiên thần bị sa ngă này dùng
mọi quyền hành của ḿnh cho mục đích tội
lỗi. Phúc Âm của Thánh Gioan gọi vị thiên thần
này là “hoàn tử của thế giới này” (Gioan 12:31), và
cũng trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan có
đoạn viết như sau: “Cả thế giới
giờ đây trong tầm tay của một kẻ tội
lỗi” (1 Gioan 5:19).Thánh Phaolô nói về cuộc chiến
của chúng ta chống lại những sức mạnh siêu
thường (trong Thư Gửi Cho Ephêsô 6:10-17).Chúng ta
cũng có thể biết được điều này
trong Sách Khải Hoàn.
Chúng ta không những phải chống chọi
lại con người, mà c̣n cả những thế lực
siêu thường của ma quỷ ngay tận gốc rể
và mọi suy nghĩ: Hăy nghĩ đến trại tù
Auschwitz, với cuộc tàn sát chủng tộc, với
những tội ác hăi hùng đă gây ra, với những
vụ tai tiếng mà các trẻ em và những người vô
tội vốn đă trở thành những nạn nhân,
với sự thành công của các hệ tư tưởng
về sự chết, vân vân.
Thật thích hợp để nhắc
nhớ về một số nguyên tắc. Tính chất ma
quỷ của tội lỗi được hiện
thực từ một ư chí tự do. Chỉ duy có Thiên Chúa
mới có thể thấu hiểu và thâm nhập vào chiều
sâu của trái tim con người; ma quỷ không thể nào
có được sức mạnh đó, nó không thể nào
tiến vào được vùng cấm thiêng liêng đó. Nó
chỉ có thể hành động một cách bên ngoài, trong trí
tưởng tượng và trong mọi cảm xúc của một
nguồn tri giác mà thôi. Hơn nữa, hành động
của nó bị giới hạn bởi sự cho phép
của Thiên Chúa Tối Cao.
Ma quỷ thường hành động qua
sự cám dỗ và lọc lừa; v́ chưng, nó chính là
một kẻ dối lừa (như trong Gioan 8:44). Nó có
thể lừa gạt, dụ dổ con người
phạm tội, gây ra sự ảo tưởng và có lẽ
là khuấy động lên ḷng tham muốn, sân si, sự
trụy lạc nơi con người. Nó có thể hổ
trợ cho những kẻ đă trụy lạc, suy
đồi, và nguồn gốc của mọi sự
trụy lạc và suy đồi đó đều xuất
thân từ chính chúng ta.
Trong các Sách Phúc Âm
Nhất Lăm , sự xuất hiện đầu tiên
của ma quỷ chính là sự cám dỗ nơi sa mạc,
khi nó bất ngờ tấn công Chúa Giêsu nhiều lần
(như trong Máthêu 4:11 và Luca 4:1-13). Sự việc này có
tầm quan trọng lớn.Chúa Giêsu cứu chữa
những người bệnh và những cơn bệnh
tật . Tất cả những tật bệnh đó
đều quy hướng về ma quỷ, v́ lẽ
mọi sự hỗn loạn và bất an ảnh
hưởng đến con người, rất dễ có
cơ may trở thành tội, một thứ tội mà ma
quỷ chính là kẻ chủ mưu, xúi giục . Trong số
những phép lạ của Chúa Giêsu, theo một nghĩa
đúng đắn nhất, th́ đó chính là sự giải
phóng về sự xâm chiếm tàn ác của ma quỷ .
Chúng ta đặc biệt thấy rơ
được điểm này trong Phúc Âm của Thánh Luca khi
Chúa Giêsu ra lệnh cho các loài quỷ, những kẻ
nhận biết Ngài như là Đấng Messiah (tức
Đấng Tiên Tri).
Ma quỷ th́ nguy hiểm khi chúng trong tư
cách là những kẻ xúi giục hay chủ mưu, hơn là
thông qua những dấu hiệu bên ngoài hay sự hiện
h́nh một cách ngạc nhiên ra bên ngoài, v́ chưng sự
xấu xa trầm trọng nhất của chúng chính là
tội lỗi. Chẳng phải vô t́nh khi chúng ta cầu
khẩn Thiên Chúa trong Kinh Lạy Cha rằng: Xin chớ
để chúng con sa chước ma quỷ cám dỗ.
Người Kitô Giáo có thể vững mạnh chống
lại tội lỗi chính là bằng lời cầu
nguyện, bằng sự khôn ngoan, trong sự khiêm tốn,
v́ ư thức được tính mỏng ḍn về sự
tự do của con người, với việc chạy
đến các Phép Bí Tích, mà trên tất cả, chính là Bí Tích
Ḥa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Con người chúng ta
cũng c̣n phải khẩn cầu sự trợ giúp của
Chúa Thánh Thần, và biết rằng chúng ta đă lănh
nhận được những ơn huệ của Chúa
Thánh Thần qua chính ơn huệ của Phép Rửa
Tội.
Thánh Tôma và Thánh Gioan Thánh Giá quả quyết
rằng chúng ta có đến ba (3) kẻ xúi giục, đó
là: ma quỷ, thế giới (chúng ta dễ dàng nhận
biết điều này trong xă hội của chúng ta); và chính
bản thân của chúng ta [ trước đây giáo dân
Việt-Nam vẫn gọi là “Ba thù”: ma qủy - thế gian –
xác thịt.BTGH], có nghĩa là, việc chúng ta tự yêu thương
lấy chính bản thân của chúng ta.Thánh Gioan Thánh Giá th́
luôn cho rằng kẻ xúi giục nguy hiểm nhất chính là
chính bản thân chúng ta,bởi v́, chỉ có chúng ta mới có
thể,tự lừa dối chính chúng ta mà thôi.
Để đối phó với sự
dối lừa, điều mong ước là những
người tín hữu Công Giáo cần phải hiểu
biết sâu sắc về học thuyết Kitô Giáo. Việc
phổ biến của Cuốn Toát Yếu về Giáo Lư
của Giáo Hội Công Giáo, chính là phương cách hữu
hiệu nhất để đối phó với sự ngu
dốt, thiển cận. Ma quỷ có lẽ chính là kẻ
xúi giục về sự ngu dốt này, v́ chưng, nó
muốn làm cho con người rối trí hay sao lăng
trước Thiên Chúa, và sẽ là một sự thất
bại to lớn, khi cố cổ vơ điều này qua các
phương tiện truyền thông, đặc biệt là
qua truyền h́nh, với không biết bao nhiêu lượng
thời gian mà con người đă bỏ ra để theo
dơi các chương tŕnh truyền h́nh, với nội dung
vẫn thường là trái ngược với nền
văn hóa và đi ngược lại với giá trị
đạo đức cơ bản của con người.
Hành động của ma quỷ cũng
đă không tránh né con người trong Giáo Hội, khi mà vào
năm 1972, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI đă nói
về “khói của Xatan đă tiến đến đền
thờ của Thiên Chúa,” khi ám chỉ đến những
tội lỗi của những người Kitô Giáo,
đến sự suy đồi về luân lư của các
truyền thống và những sa sút của con người
(chúng ta hăy nh́n về lịch sử của các Ḍng Tu, mà nhu
cầu về sự đổi mới cần phải
được thực hiện để đối phó
lại sự sa sút, suy đồi), đến sự nhân
nhượng đối với những cám dổ
để đeo đuổi sự nghiệp, tiền
bạc, sự phù vinh mà ngay cả chính các thành viên của
giới giáo sĩ đă mắc phải, đă phạm
tội, và từ đó gây ra những vụ tai tiếng.
Người trừ quỷ có thể là
một Người Samaritanô Nhân Hậu, thế nhưng
người ấy không phải là một Người
Samaritanô Nhân Hậu, nếu như tội lỗi chính là
một hiện thực hiển nhiên, rành rành ra đó.
Một kẻ tội lỗi nào mà vẫn c̣n trong trạng
thái tội lỗi, th́ hoàn toàn bất hạnh hơn cả
kẻ đă mắc tội. Sự hoán chuyển của trái
tim chính là chiến thắng đẹp đẽ, huy hoàng
nhất về ảnh hưởng của Satăn,
chống lại Phép Bí Tích Ḥa Giải, một phép bí tích có
tầm quan trọng trung tâm tuyệt đối, bởi v́
trong chính mầu nhiệm Cứu Chuộc đó, Thiên Chúa
đă giải phóng chúng ta ra khỏi tội lỗi, và trao
ban cho chúng ta, nếu chẳng may chúng ta sa ngă, để khôi
phục lại t́nh bằng hữu với Ngài.
Thật sự, các Phép Bí Tích có một tầm
ưu tiên hơn hẳn các lễ ban phước, một
loại mà các câu thần chú hay phép trừ quỷ
được thêm vào, được Giáo Hội yêu
cầu, nhưng đó không phải là một ưu tiên.
Nếu cách tiếp cận này không được xem xét
đến, th́ mối nguy hiểm vẫn hăy c̣n đó trong
việc làm cho các tín hữu phân vân, bối rối. Phép
chống ma quỷ không thể được xem như là
cách đề pḥng duy nhất để chống lại
hành động của ma quỷ, mà nó chỉ là một
phương cách tâm linh cần thiết trong một số
trường hợp cụ thể mà thật sự có
sự xâm chiếm tàn ác của ma quỷ được
khẳng định.
Trông có vẻ như sự xâm chiếm
của ma quỷ th́ nhiều vô số kể tại các
quốc gia ngoại giáo,nơi mà Phúc Âm chưa
được biết đến và là nơi mà các tập
tục về ma quỷ vẫn c̣n được lan
rộng.Tại những nơi khác, yếu tố của
nền văn hóa tồn tại khi những người
Kitô Giáo bảo tồn một khuynh hướng nuông
chiều theo những dạng mê tín cổ xưa.Hơn
nữa, cần phải xem xét rằng những
trường hợp bị cho là có quỷ ma ám có thể được
giải thích bởi nền y học thời nay và bởi
khoa tâm thần học, và đó chính là giải pháp cho
một số hiện tượng vốn cần có một
sự điều trị thích hợp về mặt tâm
thần học.Khi một trường hợp khó
được đưa ra mà trong thực tế,cần
phải tiếp xúc một tâm lư gia và một chuyên gia
trừ ma quỷ,th́ tốt hơn hết vẫn là dùng
đến những chuyên gia tâm thần học
được giáo dục trên cơ bản của Công Giáo
học.
Một khóa học về những chủ
đề này vừa mới được đính kèm vào
trong chương tŕnh giảng dạy của Học
Viện Giáo Hoàng Đức Mẹ Tông Đồ Athenaeum .
Trông có vẽ, cũng đă đến lúc để thêm vào
việc đào tạo đó vào các chủng viện, theo
một chiều hướng cân bằng thông thái, ḥng tránh
được những thái quá hay sự co khít.
|
MỘT PHÚT NH̀N RA.
Sự việc một người
bỗng nhiên trong một sán một tối thay đổi
hoàn toàn trng sự nhận thức về chính bản
thân, là một hiện tượng
tâm lư phức tạp,mà khoa tâm lư học chỉ có thể
gọi đó là “Multi personality
Disorder” (rối loạn đa nhân
cách), nhiều khi có thể nhầm lẫn với hiện
tượng “tôn giáo” QỦY ÁM. Đây
là một chủ đề kích
thích ṭ ṃ nơi rất nhiều người,nhưng
cũng là chủ đề mà tín hữu Công giáo nên
quan tâm. Đối với những
người chuyên làm công tác mục vụ như các linh
mục, tu sĩ, th́ những tài liệu
loại nầy sẽ hỗ
trợ một phần cho các Vị. Bài viết lấy từ
báo Sức Khỏe & Đời Sống số
ngày 21.07.2007
HIỆN TƯỢNG 'MA ÁM' VÀ THUYẾT ĐA NHÂN
CÁCH
Một ngày nọ, Kate - một cô gái da
trắng - mắng chửi thậm tệ những ai coi cô
là phụ nữ. Kate khẳng định cô là một chàng
trai da đen và công khai đeo đuổi một cô gái cùng
làm.
Kate là gái 100%. Cả bố mẹ, gia đ́nh
và những người biết cô đều khẳng
định như vậy. Thậm chí cô đă có bạn trai
được hơn 1 năm. Vậy mà một ngày kia, Kate
khăng khăng phản đối khi có ai gọi và coi cô
là phụ nữ. Cô tuyên bố ḿnh là một chàng trai da
đen và đeo đuổi một cô gái cùng làm.
Ban đầu, mọi người
tưởng Kate bị đồng tính, nhưng lâu dần
họ hiểu ra là không phải như vậy, bởi cô
không dùng bất cứ một thứ trang phục phụ
nữ nào và kiên quyết không chấp nhận chuyện
ḿnh... có kinh hằng tháng. Kate c̣n đau khổ nghĩ
rằng mối t́nh với cô gái kia không được
chấp nhận chỉ v́ ḿnh là một người đàn
ông da đen... Người nhà cho rằng Kate bị ma ám.
Một trường hợp tương
tự: M. John là một chuyên gia trong ngành ngân hàng tại
Washington DC. Anh có một mức lương lư tưởng,
được sếp và đồng nghiệp tôn trọng,
yêu mến.
Bỗng một buổi sáng kia, John
đến ngân hàng, ngồi vào bàn của Mark - người
phụ trách quỹ, giở sổ sách, máy tính ra và làm
việc như một người quản lư quỹ
thực thụ. Tất cả mọi người ngạc
nhiên, bực bội và cuối cùng thống nhất
đưa John ra kiểm điểm v́ hành động vi
phạm kỷ luật lao động của anh.
Thay v́ ăn năn, nhận lỗi, John kiên quyết
phủ nhận lỗi lầm của ḿnh và nhạo báng
mọi người rằng tại sao họ lại quên
rằng anh đang là một người quản lư quỹ.
Gần tháng sau, người đàn ông ấy lại trở
về thành anh chàng John khi xưa, giỏi giang và hiền
lành.
Hằng năm ở Mỹ, con số
những người có biểu hiện như John hay Kate
lên tới vài chục ngh́n. Họ mang những đặc
điểm rất giống nhau như: Cùng bị các
rối loạn thể trạng và tâm lư. Khi vào “vai” nào
đó, họ mang một nhân cách đặc biệt riêng,
không hề giống với nhân cách vốn có hoặc
những vai khác mà họ đă nhập. Sau khi "trở
về", họ không hề nhớ những chuyện
đă xảy ra với ḿnh trong khoảng thời gian bị
“ma ám”.
Ban đầu, nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng những người này bị rối loạn tâm
lư hoặc có các tiền sử bệnh tâm thần trong quá
khứ, hoặc bị các thương tổn tâm lư
mạnh. Nhưng các kết quả kiểm tra đều
không đúng như vậy. Một số người khác
cho rằng họ bị mất trí nhớ tạm thời,
nhưng cũng không thuyết phục. Ngay cả ư kiến
cho rằng họ mắc chứng hoang tưởng cũng
bị bác bỏ.
Các nhà khoa học cho rằng những
người như John và Kate không hề bị ma ám như
dân gian gán cho mà thực chất họ bị chứng
rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder - MPD),
căn bệnh được Pierre Janet, một bác sĩ
người Pháp, mô tả lần đầu ở thế
kỷ 19.
Theo Janet, một người được
coi là bị MPD nếu có 4 triệu chứng:
- Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái
của các nhân cách thay nhau chi phối con người.
- Các nhân cách phải hoàn toàn riêng biệt,
tương đối ổn định về nhận
thức, quan hệ gia đ́nh, xă hội, khả năng miêu
tả thế giới xung quanh.
- Khi bị một nhân cách này chi phối,
người bệnh có khả năng quên các thông tin quan
trọng liên quan đến các
nhân cách tiềm ẩn khác, đến mức
không thể xem đó là chứng quên thông thường.
- Các rối loạn đó không phải do
ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.
Nhưng đến tận năm 1957, công
chúng mới biết đến bệnh trên nhờ bộ
phim Ba gương mặt của Eva. Phim
được xây dựng dựa trên câu chuyện hoàn toàn
có thật, kể về một người vợ vốn
rất “ngơ ngác” trong quan hệ vợ chồng bỗng
trở nên hết sức quyến rũ nhưng lại
không nhớ chút ǵ về tính cách trước đó của
ḿnh... Cô được các bác sĩ chẩn đoán mắc
MPD. Theo các nhà y khoa, bệnh nhân MPD phải chịu những
diễn biến tâm lư hết sức phức tạp. Họ
bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi
phối, thậm chí có người có cùng lúc tới 37 nhân
cách khác nhau. Cá biệt có những người bị
giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái
ngược. Theo một thống kê của Hội tâm
thần Mỹ, có tới 1% dân số Mỹ có biểu
hiện MPD và khoảng 20% bệnh nhân đang điều
trị trong thực chất là bị MPD.
Thuyết đa nhân cách
Các nhà khoa học cho rằng, con người
ngay từ khi sinh ra đă mang trong ḿnh nhiều “mầm nhân
cách” khác nhau, giống như mang nhiều hạt giống.
Hạt giống nào phù hợp với cơ thể,
điều kiện sống và giáo dục th́ sẽ phát
triển trở thành nhân cách của con người. Khi
ấy, họ “bỏ quên” các nhân cách khác kém hoặc không phát
triển.
Tuy có quá tŕnh “chọn lọc tự nhiên”
như vậy nhưng những mầm nhân cách kia không
bị mất đi hoàn toàn mà nấp ở đâu đó
trong tiềm thức. Dưới một tác nhân nào đó,
các nhân cách c̣n lại kia trỗi dậy, kiểm soát và
đưa người ta vào chứng MPD.
Cách điều trị
Ban đầu, các bệnh nhân được
điều trị bằng liệu pháp tâm lư nhưng
phần đông không có đáp ứng tốt. Các biện pháp
thư giăn, vật lư trị liệu... và cả thuốc
điều trị tâm thần cũng đều không có tác
dụng. Một số bác sĩ c̣n dùng cả thuật thôi
miên để kéo người bệnh ra khỏi trạng
thái hỗn loạn nhưng thất bại.
Một số nhà khoa học đưa ra
phương pháp trị liệu độc chiêu: Cho bệnh
nhân đối diện với những nhân cách của ḿnh.
Trong một cuộc thử nghiệm, họ để John
sống cùng Mark và vợ con anh ta, cùng làm việc với Mark
trong một pḥng và cùng làm công việc của Mark. Kết
quả là sau một thời gian đối diện với
Mark, John bắt đầu hoài nghi sự tồn tại
của chính ḿnh, lâu dần anh lúng túng và trở về
với nhân cách John.
Các bác sĩ cho rằng sở dĩ bệnh
nhân có đáp ứng tốt với phương pháp
điều trị này là v́ về bản chất, trong
mỗi con người chỉ có một nhân cách phát
triển. Nhân cách này được bồi đắp, rèn
luyện nên trở nên bền vững, mạnh mẽ và
riêng biệt. Những mầm nhân cách khác thường
yếu đuối, èo uột nên nếu bị rối
loạn, chỉ đủ sức chi phối người
bệnh trong một thời gian ngắn.
Tuy nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh
sinh mới chỉ là những giả thuyết nhưng các
nhà khoa học cũng đă chứng minh được
rằng, nếu có một lối sống lành mạnh, có
một nhân cách mạnh mẽ, “cá tính”, biết tiếp thu
thông tin một cách thông minh và tỉnh táo th́ bạn có
thể tự bảo vệ được ḿnh trước
chứng rối loạn đa nhân cách.
T̀M HIỂU KINH
THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH |
ĐỀ TÀI 37
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG
THƯ THỨ II GỬI GIÁO
ĐOÀN THÊXALÔNICA
T́m hiểu
thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica chúng ta biết
các học giả theo hai lập trường khác nhau.
Lập trường thứ nhất theo truyền thống
cho rằng thánh Phaolô là tác giả thư thứ II này.
Lập trường thứ hai dựa trên các khác biệt
giữa nội dung, kiểu cách hành văn và dùng từ
ngữ trong hai thư, nên đi tới kết luận
thư thứ II không do thánh Phaolô biên soạn, mà là tác
phẩm của một môn đệ vô danh. Lập
trường thứ hai giải thích được lư do
sự khác biệt giữa hai thư, đồng thời
cho thấy diễn tiến t́nh h́nh, một số vấn
đề và thái độ sống của tín hữu trong
cộng đoàn kitô Thêxalônica. Tuy nhiên sự kiện vấn
đề vẫn c̣n bỏ ngỏ và không có giải pháp
dứt khoát không giảm bớt gía trị giáo huấn
của thứ thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica.
Thư
thứ II chỉ gồm ba chương, tức ngắn
hơn thư thứ I. Giống như thư thứ I,
thư thứ II cũng mở đầu với công thức
gồm tên người gửi người nhận và
lời chào (1,1-2). Tiếp đến là lời cám tạ
Thiên Chúa (cc.3-10). Ban đầu nó sao lại lời cám ơn
của thư thứ I (1 Ts 1,2-3), nhưng trong phần
thứ hai (cc.5-10) nó có kiểu khai triển độc
đáo riêng và chuyển qua việc miêu tả cảnh Thiên
Chúa phán xử ngày sau hết, đặc biệt là h́nh
phạt đời đời dành cho các kẻ bách hại
tín hữu Chúa. Tác giả cho các tín hữu Thêxalônica biết
rằng các thừa sai hằng liên lỉ cảm tạ Thiên
Chúa v́ họ đă tấn tới trong ḷng tin. Chẳng
những thế t́nh yêu thương bác ái, mà các tín hữu có
đối với các người khác, đă nổi
tiếng khắp nơi, khiến cho các thừa sai hănh
diện trước các giáo đoàn khác. Hănh viện v́ ḷng
kiên tŕ chịu đựng của họ trong mọi
thử thách bắt bớ gặp phải. Các thử thách
khó khăn ấy là dấu chỉ Thiên Chúa thanh tẩy và
chuẩn bị cho họ xứng đáng hơn với
Nước Trời. Nhưng bởi v́ Thiên Chúa là
Đấng công thẳng, nên Ngài sẽ báo oán cho họ
bằng cách đánh phạt những người đàn áp
bắt bớ tín hữu. Thiên Chúa sẽ tưởng
thưởng các tín hữu và ban cho họ được an
nghỉ, khi Đức Giêsu Kitô sẽ cùng với các thiên
sứ từ trời đến trong quyền uy, trong
lửa hồng, để hủy diệt những kẻ
không nhận biết Thiên Chúa và không sống theo Tin Mừng
của Chúa Giêsu. Họ sẽ bị hủy diệt
đời đời và sống cách xa mặt Chúa và vinh
quang của Ngài. Chương 1 kết thúc với lời
nguyện chúc tụng vinh quang và quyền năng của
Thiên Chúa (cc.11-12).
Chương
2 là đoạn ṇng cốt của thư đề cập
tới đề tài ngày Chúa đến phán xử trần
gian. Tác giả khuyến khích tín hữu đừng bấn
loạn tâm thần và khiếp sợ v́ một mạc
khải ngôn sứ nào đó, hay v́ những lời
người ta đồn thổi rằng ngày thế
mạt gần kề. Ông đặc biệt khuyên tín
hữu đừng để bị đánh lừa, bởi
v́ trước ngày Chúa quang lâm sẽ xảy ra nhiều
điều khủng khiếp. Từ câu 3 trở đi
văn bản mang sắc thái khải huyền và tả
lại các dấu chỉ báo trước ngày tận
thế. Đó là hiện tượng loài người
chối bỏ Thiên Chúa và đặc biệt là các hành
động của Kẻ tội lỗi gian ác, tức tên
phản kitô và sau đó là biến cố Chúa Giêsu đến
trong vinh quang.
Hiện
tượng loài người chối bỏ Thiên Chúa là
một trong các yếu tố đă được trào
lưu khải huyền do thái báo trước. Ở đây
thánh Phaolô dùng các từ: chối đạo, người
của gian tà, con của hư mất, sự hư mất
với chỉ định từ như thể chúng là các
nhân vật hay các thực tại mà các tín hữu đă
dư biết. Kiểu diễn tả của tác giả
cũng mang đặc tính do thái: ”Người của
sự gian tà” để diễn tả sự Gian Tà
(viết hoa), và ”con của sự hư mát” để ám
chỉ ”Kẻ Hư Mất” (viết hoa). Nhân vật
được nói tới ở đây không phải là Satan,
mà là tên phản kitô, kẻ chống lại tất cả
những ǵ thuộc về Thiên Chúa hay những người
tôn thờ Thiên Chúa. Hắn c̣n ngạo mạn tới
nỗi ngồi chễm chệ trong đền thánh Chúa và
tự xưng là Thiên Chúa. Tác giả thư thứ II gửi
tín hữu Thêxalônica khẳng định với tín hữu
rằng tuy cả hai hiện tượng này chưa xảy
ra, v́ hiện giờ có sự ǵ đó hay có ai đó gh́m
mầu nhiệm của sự gian tà lại chưa cho nó
xảy ra, nhưng tín hữu vẫn phải sống trong
tỉnh thức đợi chờ ngày quang lâm.
Trong nền
thần học của thánh Phaolô mầu nhiệm của
sự gian tà có thể ám chỉ một vật, một
người, một giáo thuyết dấu ẩn, mà trí
tuệ loài người không sao hiểu biết
được, bởi v́ nó cũng thuộc chương
tŕnh bí ẩn của Thiên Chúa hay một hành động bí
ẩn của Thiên Chúa trong thời thế mạt. Sự
gian tà là một mầu nhiệm v́ nó bước vào trong
chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa.
Đối với loài người chúng ta đây là một
thực tại gây ngạc nhiên và thật khó hiểu. Cái
gian tà đó, tức là sự dữ, điều ác dưới
tất cả mọi h́nh thái của nó, chưa
được vén mở lên hoàn toàn. Triều đại
của nó chưa trọn vẹn. Nó sẽ chỉ lộ
diện ra trong ngày trọng đại và hoạt
động của nó sẽ chỉ đại đồng,
nghĩa là lan tràn khắp vũ trụ, khi tới giờ
mạc khải của sự Gian Tà (viết hoa). Nhưng
Chúa Giêsu Kitô sẽ hủy diệt nó bằng hơi thở
của miệng Ngài.
Tiếp theo
văn bản khải huyền trên đây là một vài đề
tài nhỏ khác xem ra kết thúc bức thư. Các thừa sai
tạ ơn Thiên Chúa đă mời gọi và tuyển
chọn tín hữu Thêxalônica (2,13-14), đồng thời
khuyến khích tín hữu kiên tŕ vững mạnh và trung thành
trong cuộc sống đức tin (2,15). Các vị cũng
cầu xin Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha củng cố ḷng tin
của họ (2,16-17). Trong hai câu đầu chương 3
các thừa sai xin tín hữu cầu nguyện cho các vị
thoát khỏi nanh vuốt của những người gian ác
xấu xa và cho công tác truyền giáo của các vị.
Tiếp đến là tâm t́nh tin yêu phó thác trong bàn tay quan pḥng
của Thiên Chúa (3,3-4) và lời cầu xin Thiên Chúa chúc phúc
lành cho toàn cộng đoàn Thêxalônica (3,5).
Tới đây
thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica đề
cập tới một vấn đề cụ thể liên
quan tới đề tài ngày tận thế: đó là v́ cho
rằng ngày thế mạt sắp đến nên có một
số tín hữu không muốn làm việc nữa, mà chỉ
ăn không ngồi rỗi chờ ngày tận thế.
Chẳng những họ ăn bám cộng đoàn, mà c̣n
sống bê tha và gây xáo trộn trong cộng đoàn nữa.
Do đó các thừa sai khuyến khích họ hăy biết noi
gương các ngài ra công gắng sức làm lụng
để có phương tiện vật chất nuôi thân,
để không trở thành gánh nặng cho kẻ khác. Ai không
làm việc th́ cũng đừng ăn! Cảnh ”nhàn cư
vi bất thiện” chắc chắn khiến cho họ
phạm đủ mọi thứ tội của
phường ”ngồi lê mách lẻo”, nḥm nhỏ công ăn
việc làm và xâm phạm cuộc sống của
người khác. V́ thế các thừa sai khuyên tín hữu xa
lánh họ.
Các câu 16-18
chương ba là phần kết luận thật sự
của thư thứ II. Ngoài lời cầu chúc và phúc lành
của Thiên Chúa, c̣n có lời kư tên của Phaolô nữa. Đây
là lư do giải thích tại sao nhiều học giả cho
rằng thư thứ II do thánh Phaolô viết ra. Đây
cũng là một bằng chứng khác cho thấy vào các
thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ I các
tín hữu t́m gán cho thánh Phaolô những tác phẩm không do
thánh nhân viết ra.
Văn
bản khải huyền chương 2,1-12 là văn bản
đặc biệt khiến cho thư thứ II khác với
thư thứ I. Các tư tưởng khác của thư
lập lại các tư tưởng của thư thứ I
và đôi khi bắt chước cả h́nh thái hành văn
nữa. Đây là một trong các văn bản quan trọng
của Tân Ước, v́ nó đả phá ảo tưởng
của nhiều kitô hữu cho rằng ngày Chúa Giêsu Kitô quang
lâm đă gần tới. Ngài đă bắt đầu
bước vào chân trời thế giới này để phán
xử mọi loài mọi vật. Đồng thời
văn bản cũng nhắn nhủ các tín hữu phải
dấn thân tiến bước trên con đường
lịch sử nhân loại đầy cam go, hàm hồ và
không rơ ràng này, mà không nhượng bộ các cám dỗ
trốn chạy vào tương lai hay rơi vào trong các
giấc mộng khải huyền. Nói như thế không có
nghĩa là cộng đoàn kitô phải khước từ
tin tưởng đợi chờ ngày Chúa Kitô trở lại
thiết lập nước công bằng và t́nh yêu
thương của Thiên Chúa Cha. Vấn đề là
phải sống niềm hy vọng trong cuộc sống trên
trái đất này, gắn chặt với hiện tại
trong kiên tŕ và trung thành hoạt động, mà không tránh né các
bổn phận lịch sử cũng không trốn chạy
thực tại thường ngày. V́ cách thức chuẩn cho
tương lai hữu hiệu nhất là sống trọn
vẹn và tràn đầy giây phút hiện tại.
Trong bối cảnh ấy lời khuyên tín hữu hăy chuyên cần làm việc, đổ mồ hôi trán của ḿnh để có phương tiện vật chất nuôi thân cũng rất thực tế. Cộng đoàn giáo hội không thể bị coi như là một tổ chức bác ái, chuyên phát chẩn và trợ giúp những người lười biếng, chỉ sống vật vờ, vô định, không muốn làm việc và dấn thân, lại càng không phải là một câu lạc bộ của các người mơ mộng viễn vông. T́nh yêu thương và liên đới trợ giúp giữa các tín hữu không được trở thành cớ tạo ra cả một phong trào ăn bám tôn giáo. Gương sống cụ thể của Phaolô và các thừa sai ở đây là một chưng tá qúy báu cho thấy cung cách sống dấn thân và các cố gắng của các người truyền giáo. Tuy có quyền đ̣i hỏi tín hữu phải chu cấp phương tiện vật chất cho ḿnh, nhưng các vị đă không muốn trở thành gánh nặng cho bất cứ ai trong cộng đoàn. Trái lại, Phaolô và các cộng sự viên đă cố gắng lao nhọc mỗi ngày với một nghề riêng để có phương tiện tài chánh sinh sống (3,7-9). Đây cũng là một trong các vấn đề thời sự đối với các thừa tác viên Lời Chúa trong các cộng đoàn kitô ngày nay.
Lm
Linh-Tiến-Khải
VẤN ĐỀ HÔM NAY .
VẤN ĐỀ HÔM NAY . VẤN ĐỀ HÔM NAY. VẤN
ĐỀ HÔM NAY |
- MỘT -
100 NĂM TÔNG THƯ « PASCENDI
DOMINICI GREGIS »
Sandro Magister
Tại Vatican,
ngày kỷ niệm đă qua trong im lặng,không có hoạt
động kỷ niệm công khai.Nhưng các vấn
đề mà cách nay 100 năm Tông Thư « Pascendi Dominici
Gregis » của Thánh giáo hoàng Piô X « về những sai
lạc của Tân thuyết » được coi như
vẫn nguyên tính thời sự. Sự dè đặt đúng
hơn là do cách thức Giáo Hội đă phản ứng
một cách cụ thể cách đây một thế
kỷ : những phương thức mà các thẩm
quyền Giáo Hội ngày nay xét là sai lầm.
Đây là những ǵ mà tân giám
đốc tờ « Osservatore Romano »,Giovanni Maria Vian,
đă tuyên bố trong buổi phỏng vấn lớn
đầu tiên ông tổ chức sau khi được
bổ nhiệm :
« Đức Piô
X là một giáo hoàng cải cách vĩ đại,
Đấng đă hiểu rất rơ những ǵ đang vào
cuộc và gây nguy hiểm cho đức tin của Giáo
Hội trong vân đề Tân Thuyết [Modernism]. Bất
hạnh thay, hồi ức về Người ngày nay bị
nối kết hơn với cách thế mà Tân thuyết
đă bị chiên đấu chống lại, thường
bằng những phương pháp bất xứng với
vụ việc mà Đức giáo hoàng muốn bảo vệ ».
Chỉ có hai bài viết
được công bố về tông thư
« Pascendi » trong những tuần cuối nầy trong
các cơ quan báo chí do cac thẩm quyền Giáo Hội
kiểm soát : « La Civiltà Cattolica », tạp chí
của Ḍng Tên Roma phát hàn với sự cho phép trước
của cac thẩm quyền Vatican, và tờ
« Avvenire ». nhật báo của HĐGM Ư.
Trong tờ « Avvenire », nhà
thần học Corrado Pizziolo nhấn mạnh tính chất
thời sự của các vấn đề chính mà Tông
thư đề cập đến.
Trong tạp chí « La Civiltà
Cattolica », ngược lại, nhà sử học Ḍng Tên
Giovanni Sale đă tái hiện sự phát sinh và những
triển khai của văn kiện nầy. Ngài đă cho
thấy những yếu tố được cho là ít
bền nhất : lược đồ qua « giáo
điều », giọng điệu qua « cứng
rắn và bài xích » và sự áp dụng « duy thống
nhất và không khoan nhượng » một cách thừa
thải tiếp sau đó.
* * *
Cha Sale chối rằng thực sự chính các tu sĩ Ḍng
Tên đă soạn thảo Tông Thư. Ngài kể tên những
tác giả quan trọng : Đức hồng y Vivès y Tuto, Ḍng
Phanxicô và Cha Lemius, Ḍng Tận Hiến Đức Maria Vô
Nhiễm. Tuy nhiên Ngài xác nhận rằng “một trong
những người gợi hứng chủ chốt,
về mặt thần học và văn hoá” cho Tông thư,
đúng là một tu sĩ Ḍng Tên của tờ “La Civiltà
Cattolica”, Cha Enrico Rosa.
Theo Cha Rosa – và theo Đức Piô X
– Tân thuyết là “một Kitô-giáo mới đe dọa
lọai bỏ Kitô-giáo cũ”. Để chống lại nó,
phải đánh nó ngay tận gốc rễ triết lư
của nó, trong sai lạc mà từ đó phát xuất các sai
lạc khác về thần học,về luân lư, ở
cấp độ văn hoá, trong cuộc sống mọi
ngày. Sai lầm căn bản quy cho những người
theo Tân thuyết là từ chối việc lư trí có khả
năng biểu biết chân lư; điều nầy khiến
cho mọi sự - kể cả tôn giáo, gồm cả
Kitô-giáo - bị biến thành một kinh nghiệm chủ
quan.
Tuy vậy Cha Sale lưu ư
rằng những người theo Tân thuyết không bao
giờ chấp nhận sơ đồ giải thích
nầy: “theo họ, phong trào cải tổ các khoa học tôn
giáo,- họ gọi chúng như vậy,- đă không khởi
điểm từ những lư thuyết triết lư đă
được khẳng định, mà là từ phê b́nh
lịch sử và từ phương pháp chú giải Kinh Thánh
mới. Nói rơ ra, những người theo Tân thuyết
đặt nền tảng phong trào của họ không
phải trên triết học mà là trên lịch sử và c̣n
hơn thế nữa,lại là lịch sử thánh,
được giải phóng khỏi những sửa
đổi và được đưa về lại tính
chất các thực nguyên thủy, bằng phương pháp
phê b́nh lịch sử mới”.
Ngoài ra Cha Sale c̣n viết rằng
khuynh hướng theo Tân thuyết chưa bao giờ mở
rộng đến các tầng lớp quần chúng, trái
với những ǵ mà Cha Rosa và Đức giáo hoàng lo sợ.
“Phong trào ‘những nhà cách tân’ (it
ra là trong phần tín lư và thần học của nó) vẫn
bị hạn chế vào những nhóm hạn chế các nhà
tư tưởng Công giáo, chủ yếu là các linh mục
trẻ hoặc các chủng sinh”.
Trong các năm tiếp theo ngày
công bố Tông thư “Pascendi”, điều đó đă không
ngăn cản được “một số thế
lực Công giáo bảo thủ”
bung ra ngay trong ḷng Giáo Hội “một cuộc bút
chiến dữ dội chống lại Tân thuyết,
thường bị tước đi các sự thận
trọng”. Người xách động tích cực nhất
của chiến dịch nầy là một vị giáo
phẩm trong Giáo triều, Đức Cha Umberto Benigni,
người đă hành động – theo nhận xét của
Cha Sale – “với sự tán thành và chúc lành của chính
Đức Giáo Hoàng”.
Đức Cha Benigni và “Sodalitium
Pianum” (Nhóm Rừng Thông) do Ngài lập ra - một thứ
turng tâm do thám của Giáo Hội thời bấy giờ -
đă đă dùng làm đối tượng nghiên cứu
căn cơ về phần nhà sử học người
Pháp Émile Poulat.
* * *
Cha Corrado Pizziolo,
giáo sư thần học và tổng đại diện giáo
phận Trévise, nơi Đức Thánh giáo hoàng Piô X sinh
ra, đă chọn một cách
tiếp cận khác về Tông thư « Pascendi’ trong
tờ « Avvenire ». Ngài loi keo sự chú ư chủ yêu
về hai đề tài nằm ở trung tâm cuộc đôi
đầu giữa Đức Piô X và những người
theo Tân thuyết, để cho thấy chúng vẫn c̣n tính
thời sự biết bao !
Xung đột đầu tiên liên
quan đến khoa chú giải Kinh Thánh. Theo những
người theo Tân thuyết, nhất là Alfred Loisy, th́ khoa
chú giải áp dụng cho Kinh Thánh là cái duy nhất làm cho
những sự kiện chắc chắn và có thể
chứng thực được,nên có giá trị. Việc
đọc bằng đức tin, ngược lại,
« không phải là đích thực : đó là một
cách đọc thuần túy chủ quan, chỉ là hoa trái
của t́nh cảm đạo đức », Cha Pizziolo
viêt :
« Sự kết
án do giáo huấn quy định chống Tân Thuyết liên
quan không chỉ đến khoa chú giải khoa học
đơn thuần, nhưng là sự chống đối
công khai do Tân Thuyết tuyên xưng, giữa đức tin và
lịch sử, giữa khoa chú giải thần học và
khoa chú giải khoa học”. Sự chống đối
nầy “ngày nay vẫn c̣n là một vấn nạn cần
phải lưu tâm. Nếu không, làm sao giải thích
được rằng, một trăm năm sau,
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă dành trọn
lời tựa của cuốn sách vừa đây của
Người về Chúa Giesu Nazaret để nhắc lại
giá trị và những giới hạn của phương
pháp phê b́nh lịch sử với việc nhấn mạnh
về sự cần thiết có một khoa chú giải khoa
học được đức tin soi sáng?
Xung đột
thứ hai bao gồm mạc khải Thiên Chúa. Những
người theo Tân Thuyết nh́n thấy trong mạc
khải nầy một kinh nghiệm thuần túy nội
tâm,một t́nh cảm đạo đức và bí nhiệm.
Tông thư “Pascendi” ngược
lại, khẳng định rằng mạc khải
đến từ Thiên Chúa, rằng chính Thiên Chúa nói với
con người. Công Đồng Vatican II với Hiến
Chế “Lời Chúa “ (Dei Vervbum) c̣n nhấn mạnh hơn
nhiều nữa về sự kiện rằng sự
truyền đạt nầy đống nhất nơi chính
con người của Chúa Giêsu Kitô.
Cha Pizziolo
viết : « Chí ít
bằng chứng rơ ràng nầy ngày nay cũng không nên
cho là đă thủ đắc được chút nào. Tính
nhạy cảm của văn hoá hiện tại, kể
cả văn hóa tôn giáo, có khuynh hướng đồng hoá
tất cả mọi tôn giáo
hiện hữu với nhau, bằng việc dặt tất
cả mọi tôn giáo ngang bằng nhau. Chẳng thế mà
người ta thấy tái hiện ư tưởng cho rằng
tôn giáo - mọi tôn giáo, nghĩa là cả Kitô giáo nữa -
chỉ là một sản phẩm của tinh thần?
Rằng cái gọi là mạc khải chẳng là ǵ ngoài
một kinh nghiệm mơ hồ và không thể diễn
tả được của sự siêu nghiệm, một
hoa trái của riêng tâm t́nh tôn giáo?
Cha Pizziolo kết
luận:
“ Dưới ánh
sáng của một số ư tưởng nầy,
người ta có thẻ hiểu được tầm quan
trọng của các chủ đề được tông
thư “Pascendi” luận giải. Tông thư nầy
đề cập những nền tảng đức tin
Công giáo, trong một thời kỳ lịch sử mà chúng
dường như bị đặt lại vấn
đề một cách nghiêm trọng. Dĩ nhiên phải
nhấn mạnh rằng các vấn nạn được
nêu lên bởi những tác giả bị cáo buộc về
Tân Thuyết, là những vấn nạn đích thực:
tương quan giữa đức tin và lịch sử
hoặc giữa đức tin và khoa học; quan hệ
giữa nhận thức con người và mạc khải
của Thiên Chúa; tương quan giữa ngôn ngữ loài
người về tín điều và chân lư siêu nhiên mà tín
điều ấy diễn tả; ư nghĩa của một
thẩm quyền trong Hội Thánh.... Nhưng cũng
phải nhấn mạnh rằng rất nhiều trong các giải
pháp được vạch ra đă không tương thích
với đức tin Công giáo. Từ đó sự cần
thiết chính đáng phải có một sự can thiệp
của quyền giáo huấn.
“Người ta có
thể nói thêm rằng quyền giáo huấn thời ấy không có sẵn một
thần học thích hợp để đề cập
đến những vấn đề do nền văn hoá
hiện đại mới mẻ nếu lên. Trong ư nghĩa
nầy, Tông Thư đă không co ư định giải
quyết tất cả moị vấn đề nêu lên lúc
ấy, mà chỉ nhắc nhở căn tính và sự toàn
vẹn của đức tin Công giáo, bằng cách trả
lại cho thần học sứ mệnh suy nghĩ lại
các chủ đề đưa ra ấy. Công Đồng
Vatican II hẳn nhiên là một trong những hoa trái kết
tinh từ cách suy tư được làm mới lại
nầy. Nhưng không nên từ đó mà kết luận
rằng tất cả mọi câu hỏi phát sinh trong
thời kỳ Tân Thuyết đều đă t́m
được một câu trả lời thích hợp và
dứt khoát. Chúng phần lớn vẫn c̣n rất thời
sự và đ̣i hỏi phải có thêm nhiều nỗ
lực suy tư.Nhưng các nỗ lực nầy sẽ
phải được thực hiện dưới ánh sáng
giáo huấn của Tông thư “Pascendi”, với sự tôn
trọng hoàn toàn căn tính đức tin và truyền thống của Dân Chúa
là Hội Thánh”.
(BTGH chuyển ngữ. từ Chiesa 23.10.2007)
|
- HAI -
HIỆP HỘI
'KỂ CHUYỆN KINH THÁNH'
Phỏng vấn bà
mục sư Martine Millet, giám đốc hiệp hội ”Mỗi
người kể chuyện”
về nghệ thuật
kể chuyện Kinh Thánh.
Năm 2006,bà mục sư Martine
Millet đă cho ra cuốn sách tựa đề ”Nghệ
thuật kể chuyện Kinh Thánh”
viết chung với hai bà Odile
Lafaurie và Marie Helène Luiggi. Bà Mục sư Millet cũng là giám
đốc hiệp
hội có tên gọi là ”Mỗi
người kể chuyện”. Hiệp hội có mục
đích khuyến khích mọi tầng lớp Kitô hữu,
đặc biệt là trẻ em và
người trẻ tham gia các buổi kể chuyện Kinh
Thánh, để tái khám phá ra Kinh Thánh
học hỏi và nếm
hưởng được sứ điệp của các văn
bản Kinh Thánh cũng như ham đọc Kinh Thánh.
Hỏi: Thưa bà mục sư Millet, mục sư
đă bắt đầu ”kể chuyện Kinh Thánh” như
thế nào?
Đáp: Tôi nhớ đó là vào năm 1987, một nhóm
các giáo viên tương lai đă xin tôi giúp họ một
số các bí quyết để nói về Kinh Thánh với
trẻ em và người trẻ. Và thế là cùng với
chị Odile Lafaurie tôi bắt đầu nghiên cứu
nghệ thuật kể chuyện Kinh Thánh. Thời đó
cũng có hiệp hội kể chuyện có tên gọi là
”Thời Hoàng Kim” hoạt động rất mạnh
khiến cho việc kể chuyện lại trở thành
một sinh hoạt thời sự, được ưa
thích. Thế là hai chị em chúng tôi gia nhập hiệp
hội này và song song t́m cách đào đâu sự hiểu
biết của chúng tôi về Kinh Thánh để chuẩn
bị hành trang cho các sinh hoạt sau này. Mục sư
Nei-dhart, ở thành phố Bâle là người đă thành
lập một nhóm các ”Mục sư kể chuyện Kinh
Thánh” đă giúp chị em chúng tôi một tay. Tôi đă sáng
chế ra kỹ thuật riêng của tôi. Đó là thu
thập tất cả các dụng cụ hữu ích có
thể t́m thấy như kết qủa của các nghiên
cứu kinh thánh, như nhiều nhóm học hỏi kinh thánh
thường làm, cho tới các kỹ thuật do các chuyên
viên kể chuyện sáng chế ra.
Hỏi: Nhưng mà
thưa mục sư, Kinh Thánh lại không phải là một
câu chuyện hay sao?
Đáp: Một
số sách trong Kinh Thánh, chẳng hạn như sách Giôna là
các câu chuyện. Nhưng kiểu nói này có thể gây hiểu
lầm, nếu nó làm cho người ta tin rằng Kinh Thánh
là một cuốn sách thu thập các chuyện do trí
tưởng tượng của con người bịa
đặt ra. V́ thế theo kiểu diễn tả của
hiệp hội chúng tôi th́ phải nói rằng Kinh Thánh không
phải là một câu chuyện, nhưng ”Kinh Thánh tự
kể”. Và khi kể Kinh Thánh, th́ kiểu kể chuyện
hoạt động như là một câu chuyện với
tất cả sức hấp dẫn thần t́nh của nó.
Hỏi: Thế các thính
giả đă từ đâu tới thưa mục sư?
Đáp: Chúng tôi
đă có thể mau chóng đề nghị với các trẻ
em tuổi từ 5 đến 7 tới dự các buổi
kể chuyện Kinh Thánh tại trung tâm Tám, là trung tâm do tôi
phụ trách trong tỉnh Versailles.
Mục đích tôi nhắm tới đó là
tạo ra một khoảng đất để sau đó có
thể dậy giáo lư. V́ một trong các vấn đề
của các giáo lư viên ngày nay là phải bắt đầu cho
trẻ em các tin tức nền tảng liên quan tới
lịch sử cứu độ và các gương mặt
lớn, các nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh, nhưng
lại gây thiệt tḥi cho việc cung cấp sự
hiểu biết giáo lư cho chúng.
Nhưng mà rất mau sau đó cũng có
những người lớn họp thành nhóm chung quanh các
trẻ em nói trên. Họ soạn các câu chuyện kinh thánh. Và
chúng tôi đă gặt hái các thành công tức khắc. Sau
đó chúng tôi đă tổ chức các khóa học chuyên biệt,
các buổi canh thức kinh thánh quy tụ từ 20 tới 40
người công giáo và tin lành.
Hỏi: Để
tổ chức như thế có cần phải có các cơ
cấu đặc biệt nào không thưa mục sư?
Đáp:
Trước hết trong các năm 1990-1994 chúng tôi đă phát
động các nhóm tại các tỉnh lẻ. Rồi năm
1997 chúng tôi đă thành lập một hiệp hội có tên
gọi là ”Mỗi người kể chuyện. Kinh Thánh
không phải là một câu chuyện nhưng Kinh Thánh tự
kể”. Hiện nay hiệp hội có 200 thành viên, gồm 23
nhóm địa phương trong các vùng Âu châu nói tiếng Pháp.
Hỏi: Mỗi nhóm sinh
hoạt ra sao?
Đáp: Mỗi
nhóm bắt đầu bằng việc chuẩn bị.
Với sự trợ giúp của các nguyệt san Kinh thánh
như Biblia, với các bảng tóm tắt của tổ
chức Kinh Thánh cũng như các Tập Phúc Âm và nhiều
sách nhỏ ngắn gọn. Trong ṿng hai giờ mọi thành
viên của nhóm làm việc chung theo phương pháp
tương tác trên nhau trong việc t́m hiểu văn
bản Kinh Thánh. Công việc chuẩn bị này gồm
nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng giai đoạn
quan trọng nhất là đọc và hiểu văn bản
nhờ các dụng cụ thường được dùng
trong việc phân tích văn bản, trên b́nh diện chú
giải theo phương pháp phê b́nh lịch sử, cũng như
theo phương pháp tường thuật. Nó có nghĩa là
phải t́m hiểu bối cảnh và môi trường làm
nảy sinh ra văn bản: bối cảnh địa lư,
chính trị, kinh tế, văn hóa tôn giáo, vị trí của
văn bản trong toàn nhóm văn bản hay các chương
của sách hay nhóm sách, thể văn, các nhân vật, các hành
động, t́nh trạng ban đầu và kết thúc
của tŕnh thuật, cấu trúc của tŕnh thuật vv....
Điều quan trong giai đoạn này đó là không được
tránh né các khó khăn của tŕnh thuật.
Hỏi: Trong khi t́m
hiểu các văn bản kinh thánh như thế, các tham
dự viên có gặp các khó khăn hay không?
Đáp: Có
chứ. Chúng ta tất cả đều biết là đa
số các văn bản kinh thánh đều có cái huyền
nhiệm của chúng. Nhưng chính sự tối tăm khó
hiểu ấy ban cho văn bản chiều sâu tinh thần
của nó. Chẳng hạn tại sao Giavê Thiên Chúa lại
thử thách Igiaác? Tại sao Người lại khiến
cho con tim của Pharaong Ai Cập ra chai đá? Tại sao ngôn
sứ Elia lại sát hại 450 ngôn sứ của thần
Baal? Tại sao đứa con vua Đavít có với bà
Bethsabea, hoa trái của tội ngoại t́nh lại phải
chết? C̣n vô số các câu hỏi tại sao khác nữa liên
quan tới Kinh Thánh.
Một trong các vấn đề mà những
người kể chuyện Kinh Thánh hiện nay gặp
phải đó là họ cảm thấy thích thú trong việc
kể chuyện đến quên đi chặng ”chuẩn
bị vất vả” phải trải qua để có
được các yếu tố cần thiết. Họ
tránh các khó khăn và hậu qủa là đi tới một
văn bản phẳng lặng, không khó khăn, không vấn
nạn, không chiều sâu t́m hiểu hiện sinh. Văn bản
trở thành đường rầy song song một bên là
người tốt đứng về phía Chúa Giêsu, bên kia là
người xấu. Nhưng mà khi làm như thế là
người ta đi tới một loại công lư rẻ
tiền, một t́nh yêu thương rẻ tiền. Trong
nhiều trường hợp khác, sự lăng quên đó có
lợi cho người đến kể chuyện, nghĩa
là họ kể lại kinh nghiệm sống tinh thần hay
luân lư của chính họ. Nhưng như thế là họ
tự kể chuyện về chính ḿnh thay v́ kể
chuyện Kinh Thánh.
Hỏi: Thưa bà,
như thế người kể chuyện sẽ không thêm
vào những ǵ ḿnh nói các tin tức thần học, lịch
sử, hay các vấn nạn mà câu chuyện đặt ra. Vậy
làm thế nào để cho câu chuyện là một câu
chuyện, mà không bị chi phối bởi các yếu tố
khác?
Đáp: Không có ǵ
ngăn cản người kể chuyện khi kể,
đưa vào một nhân vật phụ tưởng
tượng như: một cô em gái hay cậu em trai
đặt các câu hỏi khúc mắc, để thay thế
cho thính giả. Như vậy cử tọa cũng bị
lôi cuốn bước vào trong các vấn nạn của
văn bản kinh thánh, suy tư và đưa ra các câu
hỏi, v́ đó là điều được phép. Dĩ
nhiên là không được tạo ra các biến cố
mới hay các can thiệp của Thiên Chúa.
Hỏi: Làm thế nào
để chuẩn bị cho việc kể chuyện
thưa mục sư?
Đáp: Đây là
giai đoạn thứ hai sau giai đoạn học hỏi
nghiên cứu văn bản. Giờ đây văn bản
được phân chia thành nhiều cảnh khác nhau,
với các đề tựa như thể là một
cuốn phim hay một vở kịch. Dĩ nhiên là không
phải học thuộc ḷng, nhưng là biết rơ văn
bản, các căng thẳng, các giai đoạn chính của
câu chuyện phải kể. Sau đó nếu muốn
người kể chuyện có thể lựa chọn
bắt đầu phần nào của câu chuyện trước,
có thể là chính giữa câu chuyện, và tự do di
chuyển, mà không viết xuống. V́ viết xuống là
đóng khung câu chuyện trong khi kể th́ luôn luôn có yếu
tố mới và linh động. Và cùng một câu chuyện
đó, nhưng người ta không bao giờ kể lại
cùng một kiểu.
Hỏi: Ai là những người yêu cầu
hiệp hội ”Mỗi người kể chuyện”
đến giúp họ?
Đáp: Đa số là các nhà thương, các
trường học, các nhà tù, nhà hưu dưỡng, các
giáo xứ mừng lễ. Chúng tôi cũng đến giúp các
nhóm học giáo lư, nhưng mong rằng câu chuyện không thay
thế bài giáo lư. V́ giáo lư là cái ǵ hơn nữa, là một
món qùa. Chúng tôi thích tham dự các đại hội kể
chuyện, tới giúp các nhà dành cho người trẻ, các
thư viện vv....
Hỏi: Thưa bà
mục sư Millet, câu chuyện đă tạo ra những
hiệu qủa nào nơi người nghe?
Đáp:
Đối với người trẻ, kể chuyện kinh
thánh là một trong những sinh hoạt đem lại
rất nhiều kết qủa tốt. V́ nó góp phần
tạo ra các gốc rễ văn hóa và tôn giáo rất tích
cực. Nó tạo thành đất mầu mỡ cho
tương quan của người trẻ với thế
giới. Câu chuyện giúp họ trở về với Kinh Thánh
nghĩa là trở về với kinh nghiệm gặp gỡ
Thiên Chúa của Do thái giáo và của Kitô giáo. Và ai trong chúng ta
cũng biết sự gặp gỡ đó quan trọng
chừng nào trong cuộc sống con người!
(Biblia n. 58 Avril 2007, trang 46-47)
|
◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT
XXXII TN.C
Lc 20, 27 – 38
C̉N NGÀI, NGÀI NGHĨ
THẾ NÀO?
Thân phận của tôi sẽ ra sao ở bờ bên kia (từ ngữ do Thánh Marcô dùng:eis
to peran, bờ bên kia. Mc 5,21), bên kia sự chết?
Đó là câu hỏi không thể né tránh mà mọi con
người có nhận thức đều đặt ra và thật cảm động khi
nghe chính Chúa Giêsu đặt nó ra, ở cuốn cuộc hành
tŕnh lên Giêrusalem của Người, khi mà Người
biết rất rơ Người sẽ đi vào cái chết
chẳng bao lâu nữa. “Và Ngài, hỡi Giêsu, Ngài nghĩ
thế nào về điều đó?”.
Những
người Sađucêô sẽ giữ một vai tṛ quan
trọng trong việc đóng đinh Người vào
thập giá. Là những thành viên có ảnh hưởng
của các gia tộc tư tế ở Giêrusalem, họ
được giao cho trông coi Đền Thánh khi đang c̣n
xây dựng. Là đồng minh của người La Mă,
rất bảo thủ, họ chỉ chấp nhận
năm cuốn đầu tiên của Kinh Thánh và do đó
chẳng tin thiên thần hoặc sự sống lại.
Nhờ có sự hậu thuẩn của quân đội Roma,
họ đặt ra nhiều thứ sưu cao thuế nặng và định bất ngờ
bắt bí được Chúa Giêsu để thủ tiêu
người vĩnh viễn.
Về
phần họ, những người Phariêsu và các kư lục
của họ tin vào sự sống lại của thân xác,
theo câu của tiên tri Daniel (12,2) :”Rất đông những
kẻ ngủ trong đất bụi sẽ thưc dậy,
một số để sống đời
đời;số khác để phải hổ ngươi
v́ khinh miệt muôn đời”. Như chúng ta đă thấy
cách nay hai tuần, họ tưởng tượng sự
sống lại như là một sự tiếp diễn
đơn thuần của cuộc sống hiện tại
: thân xác họ được hồi sinh, các bửa ăn,
hôn nhân và cả sinh đẻ nữa!
“Thật là kỳ
cục!”. Những người Sađucêô kêu lên khi
đưa ra cho Chúa Giêsu một trong những lời
phản đối đặc trưng mà các trường
phái giáo sĩ thời đó rất ưa thích. Trong câu
trả lời của Người, Vị Tôn Sư bắt
đầu với việc lưu ư đến việc phân
biệt rạch ṛi giữa thế giới hiện tại
và thế giới sẽ đến. Người dùng
một so sánh giữ lại trên trời tất cả
mầu nhiệm của nó : « Họ giống như các thiên thần.Họ là con cái
của Thiên Chúa ». « Và các thiên thần sống
thế nào nhỉ? », chúng ta dễ bị cám dỗ
thêm vào để có được một ư tưởng hay
hơn về thiên đàng.
Chúng ta sẽ là những người nam và
những người nữ ? Căn tính của chúng ta
sẽ bị biến đổi dường ấy chăng ?
Không ai biết được điều đó và các nhà chú
giải đưa ra cả một lố những so sánh,
từ hạt giống đến thân cây lúa ḿ, từ con sâu
đáng buồn đến con bướm nhẹ nhàng thanh
thoát : khi sự cắt xẻo được hoàn
tất, chúng ta sẽ nên hạnh phúc v́ đă trở thành
những ǵ chúng ta phải như thế. Chúa Giêsu dạy rơ
ràng rằng những kẻ chết sống lại và chính
Người sẽ đi vào cái chết với cũng
sự tin cậy như các Vị tử đạo Israel.
Chẳng bao lâu nữa, ở bờ bên kia , Chúa Cha của
Người sẽ cho thấy những ǵ Người
đă nói.
Bernard Lafrenière, C.S.C
◙ PHỤ TRANG:
VIỆT-NAM 7
NGÀY QUA
+ (TTXVN 31.10) VN-UNFPA hợp
tác cải thiện chất lượng dân số. Là
một trong những tổ chức quốc tế của
Liên hợp quốc sớm có mặt tại Việt Nam, sau
30 năm, Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đă
góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ
tăng dân số, cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân
Việt Nam. Cùng với việc giúp chính phủ Việt Nam
hoạch định chính sách về dân số, UNFPA c̣n
hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản. T́nh trạng sức
khỏe bà mẹ-trẻ em ở Việt Nam đă
được cải thiện rơ rệt, tuổi thọ
trung b́nh của phụ nữ tăng từ 67,5 trong giai
đoạn 1984-1989 lên 71,6 trong giai đoạn 2002-2006.
Số lượng bà mẹ và trẻ sơ sinh tử vong
đă giảm đáng kể.Với nỗ lực của
Chính phủ và sự giúp đỡ có hiệu quả
của UNFPA cùng các nhà tại trợ khác, Việt Nam đă
đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ tăng dân
số và đạt mức sinh thay thế sớm hơn
dự kiến. Thay v́ giảm tổng tỷ suất sinh
xuống mức 2,9 con, qui mô dân số dưới mức 82
triệu người vào năm 2000, đạt mức sinh
thay thế vào năm 2015 như mục tiêu của Chiến
lược Dân số-Kế hoạch hóa gia đ́nh, Việt
Nam đă đạt mức sinh thay thế ngay từ năm
2005, quy mô dân số năm 2000 chỉ ở mức 78
triệu người và tổng tỷ suất sinh là 2,3.
+ (TTXVN 31.10) Quốc tế
quan tâm tới chương tŕnh điện hạt nhân
của VN. Các chuyên gia nước ngoài tham dự Hội
thảo và Hội chợ Triển lăm quốc tế về
phát triển năng lượng Việt Nam lần thứ
nhất (VE EXPO 2007) rất quan tâm tới chiến
lược ứng dụng năng lượng nguyên tử
để sản xuất điện hạt nhân của
Việt Nam đến năm 2020.Với mục tiêu tăng
trưởng điện năng phải đạt tốc
độ 17-20%/năm, gấp đôi tăng trưởng
GDP, Chính phủ Việt Nam đă phê duyệt chiến
lược ứng dụng năng lượng nguyên tử
v́ mục đích ḥa b́nh để đến năm 2020
đưa nhà máy điện nguyên tử đầu tiên vào
vận hành và khai thác.Nhà máy điện hạt nhân đầu
tiên ở Việt Nam có tổng vốn đầu tư
khoảng 3,4 tỉ USD dự kiến sẽ được
xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy gồm 2
tổ máy với tổng công suất dự kiến 2.000 MW,
khi đi vào hoạt động sẽ cho sản
lượng điện từ 14-15 tỷ kWh/năm, góp
phần đảm bảo nhu cầu điện năng, phục
vụ phát triển kinh tế xă hội
+ (TTXVN 01.11) Tập đoàn
Thái Lan muốn đầu tư 3,6 tỷ USD vào VN.
Tập đoàn kinh doanh nông sản Charoen Pokphand Group (CP Group)
của Thái Lan cho biết sẽ đầu tư 3,6 tỷ
USD vào Việt Nam trong ṿng 5 năm tới.Theo ông Sooksunt
Jiumjaisawanglerg, Phó Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu
hạn chăn nuôi CP Vietnam Livestock Ltd. - chi nhánh của CP
Group - một nửa khoản tiền trên sẽ
được đầu tư vào việc phát triển
bất động sản và một chuỗi cửa hàng bán
lẻ.Khoản đầu tư c̣n lại sẽ
được rót vào lĩnh vực viễn thông, cụ
thể là lĩnh vực kinh doanh đường
điện thoại cố định hoặc di
động, và lĩnh vực kinh doanh than non đă xử
lư.CP Group lần đầu tiên thâm nhập thị
trường Việt Nam cách đây 15 năm và tính
đến nay đă đầu tư 350 triệu USD vào
lĩnh vực nông nghiệp và công nghi
+
(Nhân Dân 01.11) Việt Nam đứng thứ 68 trong 131
nước về năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Ngày 31-10, Diễn đàn Kinh tế thế giới công
bố "Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn
cầu năm 2007-2008". Năng lực cạnh tranh toàn
cầu của Việt Nam được xếp thứ 68
trong 131 được điều tra, tụt bốn
bậc so với vị trí thứ 64 trong báo cáo một
năm trước. Lư do chính của sự tụt bậc
này là do ba trong số tám nước mới được
đưa vào báo cáo lần này được xếp trên
Việt Nam Năng lực cạnh tranh là một tập hợp
12 nhân tố gồm các thể chế, chính sách và các yếu
tố ảnh hưởng đến năng suất lao
động của một nước, như thể
chế, cơ sở hạ tầng, chính sách kinh tế
vĩ mô, y tế và giáo dục ban đầu, giáo dục và
đào tạo cấp cao hơn, hiệu quả của
thị trường hàng hóa, hiệu quả của thị
trường lao động, tŕnh độ tinh xảo
của thị trường tài chính, khả năng sẵn
sàng về công nghệ, quy mô thị trường, tŕnh độ
tinh xảo của kinh doanh và khả năng sáng chế.
+ (Website Chính phủ 01.11)
Chính sách tương trợ tư pháp và pḥng chống
bạo lực trong gia đ́nh. Ngày 1/11, Quốc hội
đă tiến hành thảo luận ở hội
trường một số nội dung của dự
thảo Luật tương trợ tư pháp và dự
thảo Luật pḥng, chống bạo lực trong gia
đ́nh. Đây là hai dự luật đă được
tŕnh qua nhiều kỳ họp và dự kiến sẽ
được thông qua ngay trong kỳ họp lần này.
Các đại biểu đă tập trung góp ư về phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
của Luật, các biện pháp cấm người có hành vi
bạo lực gia đ́nh tiếp xúc với nạn nhân
bạo lực gia đ́nh, và biện pháp lao động công
ích v́ lợi ích cộng đồng, coi đây là một
trong những h́nh thức xử phạt bổ sung
được áp dụng đồng thời với h́nh
phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền
+ (Thanh Niên 01.11) Chính phủ Ư tài trợ hơn
435.000 USD bảo tồn di tích Chăm Mỹ Sơn. Ngày
31.10, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết bà Vibeke Jensen -
Trưởng đại diện Văn pḥng UNESCO tại Hà
Nội vừa thông báo Chính phủ Ư đă đồng ư tài
trợ không hoàn lại 435.183 USD, theo h́nh thức
ODA, để bảo tồn khu di tích Chăm Mỹ
Sơn.
+ (VnExpress 02.11) Kỷ lục virus trong một tháng ở VN là
1.000 biến thể. Con số
này được Trung tâm BKIS ghi nhận vào tháng 10, trong
đó có tới 450 virus game online nhiễm vào hơn 400.000 PC
trong nước. Chúng liên tục thay đổi cách thức
lây, qua website chứa mă độc, phần mềm crack, USB
hoặc mạng LAN."Virus game online chuyên tấn công các
phần mềm tṛ chơi trực tuyến lấy cắp
mật khẩu, thông tin tài khoản của game thủ
rồi bí mật gửi về nhiều máy chủ khác nhau
tại Trung Quốc", ông Vũ Ngọc Sơn, một
chuyên gia của BKIS, cho biết. "Những kẻ phát tán
chỉ cần sửa một chút mă lệnh và thế là thay
v́ chỉ lấy mật khẩu của người
chơi, virus có thể lấy cắp các thông tin khác trên máy
tính hoặc phá hủy dữ liệu gây hậu quả khôn
lường".
+ (SGGP 03.11) Vịnh
Hạ Long kéo “lá cờ di sản” nặng 1 tấn. Sáng
2-11, thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh kiêm
Trưởng ban vận động, tuyên truyền,
quảng bá bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành
kỳ quan thiên nhiên thế giới cho biết, nhằm
hưởng ứng Ngày hội Di sản văn hóa Việt
Nam lần thứ 3 với chủ đề “Hạ Long -
những giá trị tiềm ẩn” do Bộ Văn hóa -
Thể thao và Du lịch tổ chức, từ ngày
20-11-2007, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức
chương tŕnh mang tên “Tuần lễ khám phá Hạ Long”
tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh). Trong tuần lễ này
có một sự kiện nổi bật là Ban tổ chức
sẽ làm lễ kéo 1 lá cờ di sản để treo bên
bờ vịnh Hạ Long. Lá cờ di sản sẽ có kích
thước 80x125m, nặng hơn 1 tấn. Nơi dự
kiến đặt lá cờ là khu vực gần Cảng tàu
khách du lịch Băi Cháy, phường Băi Cháy (TP. Hạ Long).
+ (ND ĐT 03.11) Tháng
10: Hơn 330 ngh́n lượt khách quốc tế đến
Việt Nam. Theo tin từ Tổng cục Du lịch, trong
tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam là 332.762 lượt người, tăng khoảng 18% so
với cùng kỳ năm ngoái.Trong đó, lượng khách
Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất (48.568
lượt). Các thị trường tiềm năng
tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia và
Pháp.Được biết, 10 tháng qua, đă có gần 3,5
triệu lượt khách quốc tế đến Việt
Nam. Tổng cục Du lịch dự báo, năm nay Việt
Nam sẽ đón khoảng 4,4 triệu lượt khách
quốc tế.
+ (Dân Trí 05.11) Việt
Nam sẽ xây dựng sân bay 80 triệu khách/năm. Trong
năm 2008 sẽ dành phần lớn vốn ngân sách
để đầu tư hạ tầng kinh tế, giao
thông và thủy lợi, trong đó có việc xây dựng
một sân bay mới lớn nhất Việt Nam trên đường
cao tốc Hà Nội - Hải Pḥng.Chính phủ đang nghiên
cứu để xây dựng một sân bay mới khoảng
chừng 50 - 80 triệu hành khách/năm trên đường
cao tốc từ Hà Nội đi Hải Pḥng. Nếu
việc triển khai sân bay mới này trở thành hiện
thực, sân bay này sẽ có khả năng tiếp nhận
hành khách lớn hơn nhiều lần so với sân bay Long
Thành (dự kiến xây dựng với khoảng 30 triệu
hành khách/năm).
+ (TTXVN 05.11) Campuchia
sẽ kết nối đường sắt với VN và
Thái Lan. Bộ Giao thông vận tải Campuchia thông báo
sẽ mở thêm tuyến đường sắt mới
dài 257km, chạy từ Phnôm Pênh tới Lộc Ninh, thuộc
tỉnh B́nh Phước của Việt Nam. Dự án có
tổng kinh phí 550 triệu USD này hiện đă
được các chuyên gia Trung Quốc khảo sát xong và
chuẩn bị khởi công xây dựng.
+ (TTXVN 04.11) VN
nhận cờ tổ chức Đại hội thể thao
trong nhà (Indoors Games) châu Á. Lễ bế mạc
Đại hội thể thao trong nhà châu Á lần thứ 2
và trao cờ của Hội đồng Ôlimpíc châu Á (OCA),
trao ngọn đuốc tượng trưng của sự
kiện thể thao này cho Việt Nam, nước chủ nhà
đại hội lần thứ 3, đă diễn ra tối
3/11, tại Ma Cao . Kết thúc Đại hội thể thao
trong nhà châu Á lần thứ hai, đoàn thể thao Việt
Nam giành được tổng cộng 18 huy chương
các loại, trong đó có 2 huy chương vàng, đứng
thứ 13 trên tổng số 45 nước và vùng lănh thổ
tham gia đại hội. Ba vị trí dẫn đầu đại
hội lần lượt thuộc về đoàn thể
thao Trung Quốc, Thái Lan và Hồng Công .
+ (Khánh Hoà 06.11) Băo
Peipah đổi hướng, sẽ đổ bộ Nha
Trang. Theo cảnh báo số 6 của Trung tâm Liên kết
cảnh báo băo nhiệt đới JTWC (Mỹ), lúc 22
giờ ngày 4-11, băo Peipah đă điều chỉnh
hướng đi so với 6 tiếng đồng hồ
trước đó. Khoảng tối 8 rạng sáng 9-11, băo
sẽ đổ bộ vào TP. Nha Trang (Khánh Ḥa). Đến 7
giờ sáng 5-11, trong khi đổ bộ Philippines, tâm băo
gần 16,8 độ bắc 120,3 độ đông, sức
gió tối đa 55 hải lư/h, giật 70 hải lư/h. Băo
đi hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ 7
hải lư. Đến 19h ngày 8-11, tức khi chuẩn bị
đổ bộ Nha Trang, tâm băo gần 12,8 độ
bắc; 111,3 độ đông, gió tối đa 70 hải
lư/h, giật 85 hải lư/h.
+ (Tiền Phong 06.11) Miễn
lệ phí cấp hộ tịch, hộ khẩu, CMND cho
người dân. 4 loại phí, lệ phí được
miễn gồm: Phí an ninh, trật tự; Phí pḥng, chống
thiên tai; Lệ phí cấp hộ tịch, hộ khẩu,
CMND; Lệ phí địa chính khi cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, hoặc SXKD
nông, lâm, ngư nghiệp. Đó là một nội dung ban hành
kèm Chỉ thị 24/CT-TTg của Chính phủ vừa
được kư ban hành. Theo chỉ thị 24, Thủ
tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
chỉ đạo băi bỏ ngay những khoản thu phí,
lệ phí không có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí
ban hành kèm theo Nghị định số 24/NĐ-CP (ngày
6-3-2006). Đến 30-11-2007 nếu tỉnh, thành phố nào
c̣n các khoản phí, lệ phí trái với quy định
của pháp luật, Chủ tịch tỉnh, thành phố
phải chịu trách nhiệm trước Thủ
tướng.
+ ( Thanh Niên 06.11) Đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam tăng kỷ lục.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn số liệu do cơ
quan tài chính quốc tế Thomson Financial cho biết,
lượng đầu tư nước ngoài đổ vào
Việt Nam đă tăng tới mức kỷ lục trong
10 tháng đầu năm 2007. Theo đó, Chính phủ
Việt Nam đă chấp thuận các đề án của
nước ngoài trị giá tới 9 tỉ 750 triệu USD
sau khi cấp phép cho 1.144 dự án mới tính tới tháng
10-2007. Nếu tính cả 300 dự án đă được
cấp phép với trị giá hơn 1,5 tỉ USD th́ tổng
số đầu tư của nước ngoài sẽ lên
tới 11,260 tỉ USD, tăng tới 36,4% so với cùng
kỳ năm ngoái.
+ (TTXVN 06.11) Thương
mại VN-Hoa Kỳ có thể vượt 12 tỷ USD. Sau
sáu năm kư kết hiệp định thương mại
song phương Hoa Kỳ-Việt Nam, kim ngạch
thương mại hai chiều giữa hai nước
đă tăng 5 lần, từ khoảng 1,5 tỷ USD lên
gần 9,7 tỷ USD năm 2006 và con số này sẽ
tiếp tục tăng lên đáng kể trong những
năm tiếp theo.
Đó là nhận định của Bộ trưởng
Thương mại Mỹ Carlos M. Gutierrez tại cuộc
họp báo ở Hà Nội ngày 5/11 để thông báo về
chuyến thăm Việt Nam từ 4-8/11 của phái đoàn
phát triển kinh doanh cấp chính phủ Hoa Kỳ. “Chúng tôi
tin tưởng rằng thương mại hai chiều
hiện ở mức 9,7 tỷ USD sẽ c̣n tăng lên, có thể
là 12 tỷ USD vào năm 2008 hoặc nhiều
hơn nữa.”
+ (VnExpress 06.11) 70
người chết và mất tích v́ lũ. Con số này
vẫn chưa dừng lại bởi hai tỉnh B́nh
Định và Phú Yên lũ vẫn đang ở mức báo
động nguy hiểm nhất. Tại nhiều tỉnh
khác dù đă xuống báo động 2, nhưng trên
đường rút ra biển, lũ vẫn tiếp tục
cướp đi nhiều sinh mạng. THỪA THIÊN
- HUẾ chịu nhiều thiệt hại nhất
trong đợt mưa lũ này với 18 người
chết, tăng 7 người so với chiều qua.
Hiếm có khi nào người dân phải hứng chịu
tới 3 cơn lũ liên tiếp, với mức lũ
đều vượt báo động nguy hiểm nhất
(báo động 3). PHÚ YÊN dù chỉ gánh chịu 2 cơn
lũ liên tiếp, nhưng đă có 13 người thiệt
mạng. Tại B̀NH ĐỊNH, trong 4 đợt
lũ liên tiếp (kể cả đợt lũ nhỏ),
đợt từ ngày 29/10 đến 5/11 là lớn nhất.
Mức lũ trên sông Kôn tại Thạch Ḥa đă
vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999.
Thiệt hại do lũ trong đợt này cũng cao
nhất với 8 người chết, 2 người
mất tích, nhiều hơn cả 3 đợt lũ
trước cộng lại. Tại QUẢNG NAM,
lũ cũng đă rút dưới báo động 2. Nhưng
trước đó, nó đă làm 9 người chết và 3
người mất tích. Tỉnh QUẢNG NGĂI có 9
người chết. Con số này tại QUẢNG
TRỊ là 2, QUẢNG B̀NH 1, ĐÀ NẲNG 1.
Tỉnh KHÁNH H̉A có 1 người chết, 1
người mất tích.
+ (VnExpress 07.11) Thần
đồng Mỹ đến Việt Nam. Cô bé Trâu Kỳ Kỳ, tên tiếng Anh là Adora
Sviatak, năm nay lên 9 tuổi, hiện sống ở Seatle,
bang Washington, nhân vật được báo chí Mỹ gọi
là "đứa trẻ thông minh nhất thế
giới" sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ
ngày 12 đến 18.11.2007. Ba đơn vị đứng ra
tổ chức cho chuyến đi của thần
đồng này là Vinbook.com, Sở Giáo dục - Đào
tạo TP.HCM và trường Quốc tế Á Châu, có sự
tài trợ của Lănh sự quán Hoa Kỳ. Trong hai năm
qua, cô bé quốc tịch Mỹ, cha là người Czech và
mẹ là người Trung Quốc này đă trở thành nhân
vật thu hút sự chú ư của nhiều hăng thông tấn
lớn trên thế giới v́ lúc 2 tuổi rưỡi đă
có thể đọc và viết những từ đơn
giản. Cô đọc lưu loát năm 3 tuổi
rưỡi và năm lên 4 th́ đă sử dụng máy tính xách
tay để tự đánh máy những mẩu truyện
ngắn của ḿnh sáng tác. Lên 7 tuổi, thần
đồng này xuất hiện trên các kênh truyền h́nh
lớn để quảng bá sách của ḿnh. Kỳ Kỳ
đă viết hơn 300 truyện ngắn và tác phẩm
Flying Fingers nổi tiếng của cô hiện đă
được dịch ra nhiều thứ tiếng.
+ (VOV 07.11) Được
bầu là thành viên Ủy ban Thông tin UNESCO. Phiên họp
Đại hội đồng lần thứ 34 của Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hợp quốc (UNESCO) đă chính thức thông qua chiến
lược trung hạn của UNESCO cùng Chương tŕnh
nghị sự và ngân sách mới cho giai đoạn 2008 -
2009. Trong đó, Chiến lược trung hạn của
UNESCO trong giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2013 ưu tiên: bảo đảm giáo dục suốt
đời cho tất cả mọi người; huy
động sự hiểu biết về khoa học và chính
sách phục vụ phát triển bền vững; giải
quyết những thách thức về đạo đức
trong bối cảnh toàn cầu hóa; thúc đẩy
đối thoại văn hóa; xây dựng xă hội hiểu
biết thông qua thông tin, truyền thông. Tại phiên họp
này, Việt Nam được bầu là thành viên Ủy ban
Thông tin của UNESCO. Phiên họp Đại hội
đồng UNESCO diễn ra hai năm một lần tại
trụ sở UNESCO ở Paris , với sự tham dự
của tất cả các nước thành viên tổ chức
này (hiện nay gồm 193 thành viên).
+ (NLĐ 07.11) 69.731
lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cục Quản lư Lao động ngoài nước cho
biết trong tháng 10-2007, cả nước có 6.923 lao
động được đưa đi làm việc
ở nước ngoài. Tính chung 10 tháng qua, 69.731 lao
động đă được đưa đi làm
việc ở nước ngoài, đạt 87,1% kế
hoạch cả năm. Trong đó, thị trường
Malaysia đứng đầu với tổng số lao
động được đưa đi là 23.515
người; xếp thứ hai và ba là Đài Loan với
18.448 người và Hàn Quốc 10.158 người. Theo
Cục Quản lư Lao động ngoài nước, nếu
hai tháng cuối năm duy tŕ được số
lượng lao động được đưa đi
làm việc ở nước ngoài từ 6.000 - 7.000 người/tháng
th́ cả nước sẽ hoàn thành chỉ tiêu XKLĐ
80.000 người trong năm nay. Trong chỉ tiêu XKLĐ
10.269 người c̣n lại của năm, dự kiến
khoảng hơn 6.000 người được đưa
sang Malaysia và Đài Loan
+ (NLĐ 07.11) Mỹ
vẫn duy tŕ cơ chế giám sát dệt may VN. Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) đă quyết định
không tiến hành tự khởi động điều tra
chống bán phá giá đối với 5 nhóm hàng dệt may
của VN (quần, áo sơ mi, đồ bơi, đồ
lót và áo len) Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công
Thương VN) ngày 6-11 cho biết. Quyết định này
xuất phát từ lư do không đủ cơ sở và chứng
cứ, sau khi đánh giá lần thứ nhất số
liệu giám sát nhập khẩu từ ngày 1-7-2007. Tuy nhiên,
DOC vẫn duy tŕ chương tŕnh giám sát hàng dệt may
nhập khẩu từ VN và tiếp tục đánh giá
số liệu 6 tháng tiếp theo vào tháng 3-2008. Bộ Công
Thương VN tiếp tục phản đối chương
tŕnh giám sát hàng dệt may VN của Mỹ và yêu cầu
hủy bỏ chương tŕnh này do vi phạm nguyên tắc
không phân biệt đối xử của WTO và điều
XXIII của Hiệp định GATT 1997.
+ (Website Ch ính ph ủ 07.11) Từ
nay đến năm 2025, đầu tư khoảng 11 - 15
tỷ USD cho thăm ḍ, khai thác, chế biến quặng nhôm.
Theo Quyết định vừa được
Thủ tướng Chính phủ ban hành, nhu cầu vốn
đầu tư cho thăm ḍ, khai thác và
chế biến quặng bauxit giai đoạn 2007 - 2025
ước tính từ 11,8 - 15,6 tỷ USD gồm các dự án
khai thác, chế biến bauxit (sản xuất và điện
phân nhôm) và hạ tầng cơ sở (đường
sắt và cảng). Dự kiến, các
công tŕnh thăm ḍ địa chất cần khoảng 47,5
triệu USD. Các công tŕnh khai thác, chế biến bauxit
cần từ 9,9 - 13,7 tỷ USD. Các công tŕnh đầu
tư cơ sở hạ tầng cần 1,9 tỷ
USD.Từ nay đến năm 2015, nước ta
đầu tư mới 7 nhà máy alumin và hydroxit nhôm cùng 1
tổ hợp bauxit - nhôm với tổng công suất alumin
từ 6,4 - 8,4 triệu tấn/năm, hydroxit nhôm 0,65
triệu tấn/năm.Tổng trữ lượng
quặng bauxit ở nước ta được dự
đoán khoảng 5,5 tỷ tấn, chủ yếu tập
trung ở miền Nam khoảng 5,4 tỷ tấn, tại các
khu vực Konplong-Kanak, Đắk Nông, Bảo Lộc-Di Linh,
Phước Long. Riêng ở Đắk Nông, trữ
lượng quặng bauxit đạt 3,4 tỷ tấn.