Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 65 (Năm II) (TUẦN TỪ 21.12 ĐẾN 28.12.2007)

 

 

 

NĂM PHỤNG VỤ 2008 .  MÙA GIÁNG SINH

SỐ ĐẶC BIỆT NOEL 2007

 

            1.  TÔNG THƯ “SPE SALVI”: HY VỌNG VÀO CUỘC SỐNG VĨNH CỬU

 

            2.  CHÚA GIANG SINH  

                 THEO LINH THỊ CH ÂN PHƯỚC EMMERICH

 

            3.   NGÔI SAO GIÁNG SINH           

                                                                              

4.      GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MV.A

 

 

 

5.      TIN VUI GIÁNG SINH: MỤC ĐỒNG,NHỮNG NGƯỜI THỜ LẠY THÁNH THỂ ĐẦU TIÊN  

 

 

 

 

 

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

 

 

 

NOEL 2007

 

TRONG NIỀM HÂN HOAN VÔ BIÊN

MỪNG SINH NHẬT THỨ 2007

CỦA CHÚA GIÊSU NGÔI LỜI NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI,

KÍNH CHÚC

AN B̀NH - HẠNH PHÚC – VUI TƯƠI

 

HY VỌNG VÀO CUỘC SỐNG VĨNH CỬU
TÔNG TH Ư “SPA SALVI”

Một số nhận định của Đức Ông Pierangelo Sequeri, thần học gia giáo sư phân khoa Thần Học Milano, về thông điệp ”Spe salvi” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Sau thông điệp ”Deus caritas est - Thiên Chúa là T́nh Yêu”, ngày 30-11-2007 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă công bố thông điệp ”Spe salvi - Trong niềm hy vọng chúng ta đă được cứu độ”.

Thông điệp ”Enciclica” trong tiếng La tinh và ”enkyklosis” trong tiếng Hy lạp là ”thư luân lưu” gửi cho Giáo Hội trên toàn thế giới. Từ này được dùng lần đầu tiên bởi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV, để gọi tài liệu đầu tiên triều đại của người công bố ngày mùng 3 tháng 12 năm 1740 và được định nghĩa là ”Epistola encyclica (et commonitoria)”. Theo thói quen của Giáo Hội đề tựa của thông điệp bao giờ cũng gồm hai từ đầu tiên của văn bản tiếng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội. Thông điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV mang tựa đề ”Ubi primum”, bàn về chức thừa tác của giám mục và cách thức thi hành chức thừa tác đó. Các Giáo Hội Kitô khác cũng có các thông điệp. Anh giáo gọi đó là các thư luân lưu của Đức Giáo Chủ; trong các Giáo Hội Đông Phương đó là các thư luân lưu Đức Thượng Phụ gửi tín hữu thuộc quyền Ṭa Thượng Phụ của ḿnh. Theo các thống kê thông điệp ”Spe salvi” Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mới công bố là thông điệp thứ 295 kể từ thông điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV.

Trong phần đầu của thông điệp ”Spe salvi”, Đức Thánh Cha khẳng định rằng theo đức tin Kitô, ơn cứu độ không chỉ là một sự kiện, nhưng c̣n là niềm hy vọng đáng tin cậy dẫn đưa tới một mục tiêu lớn lao, giúp tín hữu đương đầu với hiện tại, cho dù nó có khó khăn cơ cực tới đâu đi nữa. Yếu tố khiến cho tín hữu Kitô khác biệt đó là họ biết rằng ḿnh có một tương lai và cuộc đời họ không chấm dứt trong hư vô. Sứ điệp Kitô không chỉ có tính cách ”thông tin”, nhưng c̣n có tính chất ”biến đổi”, h́nh thành. Nghĩa là Tin Mừng không chỉ là một sự thông báo cho biết một sự việc, nhưng là một sự thông truyền tạo nên những sự kiện và thay đổi cuộc sống con người. Ai có hy vọng th́ sống một cuộc sống mới.


Như thế, đón nhận hy vọng là đạt tới chỗ nhận biết Thiên Chúa đích thực. Chúa Giêsu không đem đến ”một sứ điệp cách mạng xă hội” và ”không phải là người chiến đấu để đạt tới sự giải phóng chính trị”. Ngài mang lại một cái ǵ hoàn toàn khác biệt: đó là cuộc găp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, cuộc găp gỡ với một niềm hy vọng mạnh mẽ hơn những đau khổ của chế độ nô lệ và v́ thế đă biến đổi cuộc sống và thế giới từ bên trong, cho dù các cơ cấu bề ngoài vẫn y nguyên.


Chúa Giêsu hiện thân t́nh yêu thương của Thiên Chúa nói với chúng ta trong thực tế con người là ai và con người phải làm ǵ để thực sự là người. Chúa Giêsu cũng là tôn sư sự sống, v́ Người chỉ cho chúng thấy con đường vượt xa hơn cái chết. Người đem lại cho chúng ta niềm hy vọng đồng thời là sự chờ đợi và hiện diện, v́ sự kiện tương lai hiện hữu có sức thay đổi hiện tại. Qua đức tin tương lai được thu hút vào bên trong hiện tại, khiến cho tín hữu cảm nghiệm được tương lai ấy. Điều này tạo ra sự chắc chắn, và là bằng chứng cho những điều tín hữu chưa thấy. Chính niềm hy vọng ấy giúp các tín hữu Kitô đương đầu với các cuộc bách hại và tử đạo, chống lại ”cường lực của ư thức hệ và các cơ quan tuyên truyền của chúng” và làm cho tín hữu có khả năng canh tân thế giới...


Đă có nhiều phản ứng từ các giới thần học, triết học, khoa học và các học giả. Sau đây là một số nhận định của Đức ông Pierangelo Sequeri, thần học gia, giáo sư phân khoa Thần Học Milano, bắc Italia, về thông điệp mới này của Đức Thánh Cha.


Hỏi: Thưa Đức Ông, khi đề cập tới tương quan giữa ḷng tin và niềm hy vọng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă trích một đoạn của thư gửi tín hữu Do thái. ”Ḷng tin là bản chất các điều chúng ta hy vọng”. Nó có nghĩa là ǵ?


 Đáp: Ở đây Đức Thánh Cha nhắc lại một đàng là lập trường của những người trông thấy trong câu này khẳng định của một ḷng tin dựa trên sự chắc chắn, đàng khác là lập trường của những người - và ở đây Đức Thánh Cha trích tư tưởng của Luther - đă coi đó như là một ư niệm thuộc loại hiện sinh, hướng tới chỗ chiếm được sự chắc chắn hoàn toàn chủ quan. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng kiểu giải thích thứ nhất thiếu việc nhận ra nền tảng là Chúa: ḷng tin không phải là một ư niệm trừu tượng, mà là một kinh nghiệm hiệp thông với nền tảng của nó. Đối với kiểu giải thích thứ hai, tuy việc nhắc tới chiều kích hiện sinh có giá trị, nhưng ḷng tin không chỉ là ”xác tín của con người”, mà là kinh nghiệm rộng mở cho cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Một cuộc đối thoại đă là kinh nghiệm của cuộc sống vĩnh cửu.

 

 

Hỏi: Nhưng mà cuộc sống vĩnh cửu là ǵ thưa Đức Ông?


Đáp: Đức Thánh Cha đă đề nghị một kiểu phê b́nh hay đẹp về tư tưởng của ”sự vĩnh cửu” quên đi sự sống. Sự ổn định bằng ”cẩm thạch lạnh lùng” của ư niệm, như thế, được ḥa giải với một kinh nghiệm sâu xa về ”tương quan”: chính trong tương quan với Thiên Chúa mà chúng ta xây dựng sự chắc chắn số phận cuối cùng của ḿnh. V́ thế nên chỉ nhấn mạnh đến sự vĩnh cửu thôi không đủ, cần phải nhắc đến chiều kích sinh động của tương quan với sự tuyệt đối nữa. Ước mong cuộc sống vĩnh cửu, như vậy, không phải là một sự ”sống sót bất tận”, mà là một cuộc sống tương quan đích thật và riêng tư, vẫn tiếp tục sau cái chết.

Hỏi: Trong phần cuối cùng của thông điệp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề cập tới cái chết, sự phán xét, hỏa ngục và thiên đàng. Chúng có các đặc thái nào?


Đáp: Như tôi đă nói trên đây, trong nền tảng có ư niệm về ”sự sống vĩnh cửu” không được hiểu trong nghĩa ”lượng”, tức như là ”sự kéo dài bất tận”. Nó là một ”cuộc sống trong tương quan”, một cuộc sống hạnh phúc v́ ”tràn đầy các tương quan”, theo một ư niệm tập thể về hạnh phúc và theo những ǵ được mô tả trong Tân Ước. Đây là ch́a khóa giúp hiểu biết những ǵ c̣n lại: trong diễn văn ở đây cũng có các ư niệm về sự tự do và tinh thần trách nhiệm, là những chiều kích được chỉ định để bước qua ngưỡng cửa của sự ”Phán xét”. Sự phán xét này không phải là cuộc tính sổ, mà là thừa nhận giá trị ”đă được tích trữ” trong lăng kính của tương quan, của sự chú ư săn sóc nhau, của việc đầu tư sự tự do của ḿnh. Đó là các nội dung mà Thiên Cháu có thể tiếp nhận, và qua việc phán xử, Người giải thoát tất cả mọi thứ khác khỏi các cáu bẩn và các cặn bă của chúng.


Hỏi: Tại sao Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lại nhấn mạnh trên ư niệm ”đoàn ngũ” như vậy?


Đáp: Có lẽ v́ ngày nay sự siêu việt thường bị giản lược vào chiều kích cá nhân, cả trong việc giảng dậy. Nhưng Đức Thánh Cha nói cho chúng ta biết rằng trong số phận của sự siêu việt cá nhân cũng có khung của các tương quan, trong đó tính cách cá nhân được tháp nhập vào và nó không kết thúc trong ”kinh thành trần thế”.


Hỏi: Như thế Đức Thánh Cha đă chỉ cho thấy con đường nào thưa Đức Ông?


Đáp: Đó là con đường tiến lên, kể cả trên b́nh diện văn hóa từ phía Kitô giáo, con đường của số phận siêu việt của con người, là sinh vật không thể bị giản lược vào b́nh diện sinh học, chính trị và xă hội mà thôi.

Hỏi: Thưa Đức Ông, tại sao Đức Thánh Cha lại đối chọi tư tưởng của sự tiến bộ với sự phán xử của Thiên

Chúa?

Đáp: Đây là một gạt bỏ có tính cách phẩm chất. Tư tưởng về sự tiến bộ là một tư tưởng hướng tới chỗ tuyệt đỉnh và tạo ra các ”nạn nhân”, trái lại sự phán xử của Thiên Chúa mở ra một khả thể ”thành công”, tại nơi chúng ta chỉ trông thấy các thất bại. Trong việc phán xử, khi đưa ra các tiêu chuẩn khác nữa của việc lượng định giá trị cuộc sống con người, Thiên Chúa phục hồi các mâu thuẫn, mà sự tiến bộ có khuynh hướng loại trừ. Chính v́ thế Kitô giáo ”đánh cá” liên quan tới cả các nạn nhân của ”sự chiến thắng tiến lên” của chúng ta trong lịch sử nữa. Và công lư là ở đây.


Hỏi: Như vậy là có một ”cuộc sống bên kia” với các tương quan. Vậy tại sao Đức Thánh Cha lại nói rằng: với cái chết việc lựa chọn sự sống trở thành vĩnh viễn thưa Đức Ông?


Đáp: Giữa việc tạo dựng và số phận của con người, giữa nguồn gốc và cứu cánh, cuộc sống trần gian có thể được coi như là một sự khởi đầu, trong đó chúng ta diễn tả kiểu cách chúng ta chấp nhận hay không chấp nhận số phận sự hiện hữu: chúng ta sẽ được phán xử dựa trên sự lựa chọn nền tảng này.


Hỏi: Thưa Đức Ông tại sao Đức Thánh Cha lại không gắn liền hỏa ngục với một nơi chốn, mà lại gắn liền nó với các cá nhân?


Đáp: Bởi v́ ”hỏa ngục” là điều kiện của người đă chỉ lựa chọn chính ḿnh, họ ”bị đóng chặt” vào sự đồng hành của chính họ. Một điều kiện dựa trên sự khước từ tương quan, tương quan với Thiên Chúa và tương quan với tha nhân.

(Avvenire 1-12-2007)

Linh Tiến Khải

[Radio Vatican 17.12.2007]

CHÚA GIÁNG SINH

THEO LINH-THỊ CỦA CHÂN PHƯỚC A.C.EMMERICH

 

QUANG-CẢNH HANG BÊLEM.

    Ngọn đồi mọc những rặng tùng bá và ḥang dương,có con đường ṃn ṿng quanh,dẫn tới cánh đồng cọ bọn mục đồng quen thả cừu,đă mờ mờ trong sương chiều.

    Nằm về phía cực Nam của ngọn đồi,biệt lập hẳn với những hang động khác,là cái hang thánh Giuse từng năng tới tránh nạn và cầu nguyện; chính hang nầy ông muốn đưa Đức Mẹ tới tạm trú qua đêm.Từ đây trở đi, chúng ta gọi hang nầy là “Hang Bê-Lem”.

    Cửa hang Bê-Lem quay về hướng Tây,khởi vào hơi hẹp,nhưng vào bên trong hang lại ph́nh ra,thành một gian pḥng kín đáo,ấm áp,khá rộng răi. Gian thạch thất nầy một phía h́nh tṛn,phía kia h́nh tam gíac.Hang nằm ở sườn phía Đông ngọn đồi. Nó vốn thuộc lọai hang động thiên nhiên. Nhưng ở phía Nam bên ng̣ai hang,sát với đường ṃn bao quanh đồi dẫn tới đồng cỏ,người ta có đục đẽo và xây sửa thô sơ một chút để bớt vướng lối đi. Từ phía Nam nầy, Hang Bêlem c̣n có một cửa vào thứ hai nữa,nhưng cửa nầy thường hay lấp kín,thánh Giuse khi xưa đă phải mở ra để tiện đi lại. Do phía cửa thứ hai đi ra,về phía tay trái,lại gặp một cửa khác,dẫn vào khúc hang chật chội,rất khó đi và ăn sâu măi xuống,làm thành cái động ngầm bên dưới Hang Bêlem.Như thế,Hang Bêlem là tầng trên,c̣n hang nầy là tầng dưới,nhưng hai tầng không thể thông được với nhau. Đứng ở cửa Hàng Bêlem có thể nh́n thấy mặt trời lạn và nhấp nhô những nóc nhà trong thành Bêlem.

   Chúa Giêsu đă giáng sinh trong hang nầy. Sau khi chịu phép rửa,có lần Người trở về Hang Bêlem và mừng ngày Sabbat trong đó. Gần Hang Bêlem có một cái hang thiên nhiên khác,là nơi chôn cất bà vú nuôi Ông Abraham xưa. Người ta gọi hang đó là “Hang Một Bà Maraha”. Ong Abraham có một nhũ mẫu tên là Maraha.Ong đặc biệt kính trọng bà và bà sống rất thọ.Cưỡi trên lưng lạc đà,nhũ mẫu Maraha theo ông đi khắp nơi. Bà sống nhiều năm tại Succoth.Vào những ngày cuối đời,bà Maraha cũng theo ông Abraham tới cánh đồng cỏ gần hang Bêlem,nơi ông Abraham dựng lều. Khi đă sống quá tuổi một trăm,thấy ḿnh đă cận kề cái chết,bà xin ông Abraham chôn cất bà trong một cái động trên ngọn đồi gần hang Bêlem. Bà đặt tên cho hang động Abraham sẽ chôn cất bà, là “Hang Sữa” hay là “Hang Nhũ Mẫu”.

                                                      THÁNH GIA VÀO TRONG HANG BÊLEM

    Khi Đức Bà và Thánh Giuse tiến tới cửa hang,th́ trời đă khuya.

   Ngay từ lúc Thánh Gia vào tới khu văn pḥng đăng kư và khai thuế,con lừa con đă biến đi đâu không biết,nhưng đúng lúc hai Vị tiến tới cửa hang,nó bỗng từ trong bóng tối chạy lại,nhảy nhót mừng vui chung quanh Thánh Gia.Thấy thế,Đức Mẹ mỉm cười nói với Thánh Giuse:”Ngài coi ḱa! Chắc hẳn là Thánh ư Thiên Chúa mà ta bước vào hang động nầy”. Thánh Giuse liền buộc con lừa lớn ở chỗ h́nh như cái mái nhô ra ở trước cửa hang động.Ong dọn chỗ như  một chiếc ghế,để Đức Mẹ ngồi nghỉ tạm,trong khi ông lo thắp đèn và đi vào trong hang dọn dẹp trước.

   Lối vào hang có vẻ hơi tắc,v́ đầy rơm rác,cỏ khô,lá rụng bừa băi,lẫn với những mảnh chiếu rách quăng vứt tứ tung.Ngay bên trong hang cũng ngổn ngang,nhếch nhác,đủ thứ linh tinh. Thánh Giuse ra công ra sức thu dọn nhanh chóng cho thật sạch,chỉ riêng góc phía Đông cửa hang mà thôi, cốt sao có chỗ sẵn sàng,để Đức Maria vào nghỉ ngơi bớt mệt,rồi sau đó ông sẽ tiếp tục dọn sạch hết cả hang.

   Dọn xong,thánh Giuse t́m chỗ thuận tiện để cây đèn cao sáng được khắp cả hang,rồi ra ngoài rước Đức Mẹ vào. Vào tới trong,Đức Maria ngồi xuống nghỉ ngơi trên tấm mền được Thánh Giuse trải sẵn. Thánh Giuse ngượng ngập,sẽ-sàng xin lỗi Đức Bà,v́ không c̣n cách nào t́m ra cho Người một chỗ trú khác khá hơn.

   Khi Đức Mẹ nghỉ ngôi trong hang đâu đấy rồi,Thánh Giuse mới xách chiếc túi da vốn luôn đeo bên ḿnh,chạy đi t́m con suối ngoài sườn đồi, múc đầy b́nh nước đem vào hang. Sau đó ông vào trong thành,t́m mua mấy cái đĩa và một mớ than củi.Ngày sabbat đă gần kề,lại thêm có đông người lạ kéo về thành,nên mọi thức dùng đều trở nên khan hiếm,đến nỗi nhiều dân thành đă có sáng kiến kê ở góc các ngả phố,những chiếc bàn nhỏ,bày bán đủ thứ thực phẩm,bánh trái,vv..,tiện cho người lạ mua dùng.

    Thánh Giuse trở về,mang theo than hồng nhóm trong một cái ḷ nhỏ. Ong để ḷ than ngay lối cửa vào hang,rồi nhóm bếp củi,sửa soạn một bửa ăn tươm tất,gồm mấy chiếc bánh và món trái cây nấu chín,cho Đức Bà dùng. Khi dùng bửa và cầu nguyện xong,ông làm một chiếc ổ sạch sẽ, gọn gàng tươm tất,để Đức Bà nghỉ. Chiếc ổ ấy có rơm và cỏ khô trải sát nền hang,rồi trải lên trốc rơm cỏ chiếc chiều,trên nữa là một tấm mền lớn, lấy trong những tấm mền từ nhà Thánh Anna mang theo;ở mép ổ sát vách hang,ông cuộn một chiếc mền khác làm gối cho Đức Bà. Ong dắt con lừa lớn vào trong hang,cột nó ở một góc,rồi ông t́m cách bít kín những lỗ hổng trên trần thạch động,để gió khỏi thổi khí lạnh vào hang. Sau cùng,ông soạn một chỗ ngay gần cửa ahng để chính ḿnh nằm đó,đề pḥng đối phó với mọi bất trắc xăy ra từ bên ngoài. 

Khi ngày sabbat bắt đầu,thánh Giuse cùng Đức Bà đến gần cây đèn, cùng cầu nguyện theo thể thức trong ngày Sabbat. Cầu nguyện xong,ông vào thành nữa. Đức Mẹ ở lại hang. Người khoác mền cho đỡ lạnh và nghỉ ngơi chút ít,rồi qùy ngay trên ổ rơm cỏ, thầm th́ suy niệm một ḿnh, sau đó người nằm xuống nghỉ ngơi. Đức Bà phải nằm nghiêng, đầu gác trên tay và tay đặt trên gối cho cao,th́ mới dễ thở được.

   Sau trưa,Thánh Giuse về.Ong đưa Đức Bà ra ngoài hang tản bộ và tới viếng hang mộ bà Maraha gần đấy.Đức Mẹ lưu lại trong hang một lúc, thấy hang nầy có vẻ rộng răi hơn Hang Bêlem,mà lại khoét giữa vùng đá trắng và mềm,đúng với cái tên “Hang Sữa” bà Maraha đă đặt. Ra ngoài, Hai Vị đến ngồi bên một gốc cây và tiếp tục kinh nguyện cho tới hết ngày sabbat.

   Đức Bà báo cho Thánh Giuse biết ngày giờ Người hạ sinh Chúa Giêsu, sẽ xăy ra vào chính nửa đêm hôm nay,v́ tới ngày giờ nầy là vừa tṛn chín tháng,kể từ khi Thiên Sứ đến truyền tin cho Đức Bà. Người thầm thĩ nguyện xin,cho ḿnh làm sao thêm ḷng tôn kính và làm cả sáng sự giáng trần của Ngôi Lời Con Thiên Chúa.Đức Mẹ cũng xinThánh Giuse hợp ư cùng cầu nguyện như vậy với Người.Đức Mẹ cũng xin Thánh Giuse  cùng Người cầu nguyện cho những kẻ,với ḷng chai đá,đă không chịu đón tiếp Thánh Gia trong dịp nầy.Thánh Giuse xin Đức Mẹ vui ḷng cho phép hai người phụ nữ đạo đức trong thành Bê-lem mà ông quen biết, được tới hang để giúp đỡ và phục dịch Đức Mẹ,nhưng Người không thuận, chỉ nhẹ nhàng trả lời Người không dám làm phiền bất cứ ai.

   Lúc chập tối ngày sabbat,Thánh Giuse lại vào thành để mua thêm những thứ cần thiết,như mấy cái bát,một chiếc bàn nhỏ,chân thấp,một mớ đèn đầu và b́nh dầu,thêm một ít trái cây và nho khô,mang về trong hang. Thánh Giuse làm bữa,rồi hai Vị dùng cơm tối,sau đó cùng cầu nguyện.

   Lúc nầy mới có chút thời giờ rảnh tay,Thánh Giuse kiếm một chiếc sào, gác ngang từ sườn nầy sang sườn kia vách hang,rồi kiếm những miếng chiếu treo lên như bức vách tạm,phân hang ra làm hai khu riêng biệt: phía trong là “pḥng riêng”của Đức Mẹ;phía ngoài làm chỗ sinh hoạt cần thiết.Xong xuôi,Ngài cho con lừa lớn ăn; con lừa nhỏ không ở trong hang: nó vẫn ở ngoài,chạy lung tung,gặm cỏ khắp nơi.

   Thánh Giuse lôi cái máng đựng cỏ cho súc vật ăn,vốn vất xó trong hang không biết đă từ bao lâu rồi,nhưng bên trong vẫn c̣n mớ rơm và cỏ khô.Ong xếp rơm cỏ cho bằng phẳng,kiếm thêm mớ rêu khô lát lên trên cỏ,rồi lấy một cái mền nhỏ gấp lại trải lên trên cùng.Thánh Giuse chuẩn bị như thế,v́ Đức Maria đă nói: giờ hạ sinh Con Chúa Trời đă tới.

    Trong khi Đức Mẹ qùy trong “pḥng riêng” cầu nguyện,th́ Thánh Giuse kiếm cách treo khắp trần thạch động những chiếc đèn dầu nho nhỏ ông đă mua về. Treo xong,ông thắp sáng hết.Vừa lúc ấy ông nghe ngoài hang, ngay trước cửa ra vào,có những tiếng động lạ. Th́ ra con lừa con từ trước vốn chạy lung tung,bỗng quay về và nhảy nhót vui mừng ngay trước cửa hang.Thấy Thánh Giuse ra,nó làm tṛ đùa,chạy ṿng ṿng chung quanh ông. Ong giữ nó lại,cột nó ở mái hiên sát cửa hang,đi lấy cỏ cho nó ăn và nước cho nó uống.

   Quay vào hang,Thánh Giuse thấy Đức Mẹ đang qùy cầu nguyện,Người quay lưng ra phía cửa hang,mặt hướng về phía Đông. Chung quanh Đức Mẹ lúc ấy toả ra một vầng ánh sáng kỳ lạ và hơi nóng như lửa bốc ra theo, làm cho toàn hang sáng rực và ấm áp,như có thứ ánh sáng siêu phàm chiếu dọi vậy. Như Ong Maisen xưa thấy lửa trong bụi gai,Thánh Giuse lúc nầy cũng nh́n thấy Đức Mẹ vây bọc trong biển ánh sáng,với đầy ḷng cung kính,đợi chờ! Lập tức,ông về góc hang của ḿnh,sấp mặt xuống đất lạy thờ chờ đợi…Ong biết Ngôi Hai Thiên Chúa đă tới giờ giáng thế…Giờ huyền nhiệm linh thánh đă điểm!

                                                                              CHÚA GIÁNG-SINH.

     Vầng ánh sáng chung quanh Đức Maria càng lúc càng chói chang thêm, làm bạt hết ánh lửa của những ngọn đèn Thánh Giuse đă thắp treo khắp trần hang.

    Đúng nửa đêm,Đức Mẹ bỗng ngất trí và đi vào cơn xuất thần.Người như được nâng cao khỏi mặt đất tới cả thước,bay bổng nhưng ở nguyên một ví trí. Hai tay Đức Mẹ khoanh chéo trước ngực. Người vẫn trong tư thế qùy gối định niệm. Vầng hào quang chói lọi bao quanh Đức Mẹ càng phút càng chói lọi thêm.Tất cả cảnh trí như nói lên niềm cảm xúc hân hoan, mừng vui,cả đến gỗ đá cũng nhận thấy được và cùng cộng hưởng.

    Anh sáng từ Đức Maria chiếu giăi vào khắp thạch thất,làm cho mắt đá trở nên linh động,lóng lánh như giát ngọc lưu li.Trần hang như biến đi đâu mất. Biển sáng từ Đức Maria bốc thành cột hắt thẳng lên trời,lên măi, thấu tận thiên đàng,lẫn với âm vang vô thanh nhiệm mầu rền lan khắp vũ trụ. Trần gian như kinh hoàng run rẫy,nép ḿnh tận đâu đâu len lén ngó nh́n,v́ đây là cảnh giới thiên cung đang diễn ra,diễn ra trong hoan lạc đất trời giao hội. Từ thiên cao vẳng lại hợp ca của của triệu vạn thiên thần,hát khúc vinh quang Thiên Chúa và chúc lành cho nhân thế.

   Đức Maria trong cơn xuất thần cực sâu,được nâng khỏi mặt đất và vẫn trong thế định niệm,bỗng hé mắt nh́n xuống NGÔI HAI THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI trong h́nh Hài Nhi,từ đây gọi Người là Mẹ, đang nằm ngay trên ổ rơm của Mẫu Thân Người.

   Chúa Hài nhi như một khối sáng,sáng từ trong nội-thể ra ngoài,ánh sáng  ấy làm mờ mọi thứ khắp hang.Người đang thiêm thiếp nằm sát bên gối Đức Bà. Dưới dạng Hài nhi toàn sáng,Chúa Con như mỗi lúc h́nh thể một nẩy nở thêm ra.

   Đức Mẹ vẫn c̣n trong cơn định niệm thêm giây lát,nhưng rồi Người tỉnh lại phần nào,giơ tay t́m một chiếc khăn trắng để sẵn trong túi đựng quần áo,lấy ra phủ trên Hài Nhi. Đức Mẹ chưa đụng tới Quư Tử.Trong chốc lát,Chúa Con dăy dụa rồi khóc oà lên.Đó là tiếng khóc chào đời của trẻ sơ sinh vừa lọt ḷng. Nghe tiếng Con khóc,lúc đó Đức Mẹ mới thật sự trở về thực tại. Người bế Con lên, bọc khăn lại gọn ghẽ,kỹ càng, rồi ôm Con vào ḷng,gh́ sát ngực ḿnh. Đức Mẹ ngồi xuống,kéo chiếc khăn đang bum trên đầu ḿnh, choàng luôn cả khắp ḿnh Con và cho Con bú.

  Vây quanh Chúa Hài Nhi và Thánh Mẫu Người,nhiều thiên thần chầu chực, hát ca,thờ lạy.

   Một giờ đồng hồ trôi qua hết sức mau lẹ,kể từ lúc Chúa Con sinh ra. Thánh Giuse c̣n đang sấp ḿnh xuống đất cầu nguyện ở góc hang của ḿnh,th́ Đức Mẹ lên tiếng gọi Người. Thánh Giuse trịnh trọng bước lại gần, dáng vẻ rất khiêm cung và nồng hậu.Tới khi Đức Mẹ bồng Chúa Con từ trong ḷng trao ra,th́ Thánh Giuse mời ngẩng đầu ,hai tay nâng cao rước lấy Hài Nhi,ḷng dâng lời cảm tạ Thiên Chúa,hai ḍng lệ mừng vui thi nhau trào ra,rơi lă chă….

             

                                                                                           * *

    Đức Mẹ bọc con lại gọn ghẽ kỹ lưỡng hơn.Trong tinh thần đơn sơ nghèo khó,Người chỉ mang theo dự pḥng cả thảy có bốn vuông tă trắng để lót cho con. Cuốn bọc  xong,Đức Mẹ đặt  Con xuống ổ cỏ ngay trước mặt ḿnh. Hài Nhi ngủ ngon lành b́nh an. Hai Vị từ từ ngồi xuống,gần cạnh nhau,im lặng,đắm ḿnh trong chiêm niệm.

    Trong thạch động cô quạnh vắng lặng nầy,sự cứu độ của toàn nhân loại đang hiện hữu tại đây. Bàn dân thiên hạ nào có ai ngờ…!

   Lát sau,Đức Mẹ và Thánh Giuse đặt Chúa Con vào trong máng cỏ,rồi hai Vị qùy xuống hai bên,thảy đều lệ tuôn đầm đ́a,niềm hoan  lạc dâng cao ngất ngây trong ḷng. Hai Vị khẽ tung hô những lời ngợi khen Chúa.

   Thánh Giuse dọn chiếc ghế và cái ổ cỏ của Đức Mẹ xích lại sát máng cỏ, tiện cho Người săn sóc hài nhi. Sau khi hạ sinh Chúa Con,Đức Mẹ đă vận chiếc áo trắng dài,phủ kín gót chân.Liền trong mấy ngày sau khi Chúa Con ra đời,Đức Mẹ lúc nào cũng hoặc ngồi,hoặc qùy,hoặc đứng, mà ngay cả nằm ngủ nghỉ cũng ở liền sát cạnh máng cỏ,chẳng giây phút nào rời xa nửa bước. Một điều đặc biệt là Người vẫn khoẻ mạnh, chẳng ốm đau bệnh tật,mà cũng chẳng tỏ ra mệt nhọc ǵ hết.

--------------------- 

            Chân phước A.C. Emmerich lúc ấy nh́n thấy ở khắp nơi,cả tận những xứ xa xôi,một niềm vui tràn lan

như gió đến trong ḷng nhiều người, và cả trong loài vật cùng thiên nhiên. Niềm vui ấy kỳ lạ chưa từng

xăy đến cho trần gian bao giờ,diễn ra suốt đêm Chúa Giáng Sinh. Con Suối phía Nam đồi bỗng ào ạt

chảy như thác.Trời vùng Bêlem bỗng rực sáng mầu hồng nhạt.Toàn thể khu đồi có hang Bêlem và cánh

đồng chiên cừu ngay đấy,người ta thấy có làn hơi bốc sáng,bay lên như những dải tường vân.

                                                                                                  * * *

  Đêm Thánh! Đêm Thánh đă mang Anh sáng đến cho trần gian…!

  “Anh sáng chiếu soi trong bóng tối,và bóng tối đă không diệt được ánh sáng” (Ga 1:5). “Ngôi Lời là Anh Sáng thật, Anh  Sáng đến thế gian và chiếu soi moị người” (Ga 1: 9). “Ngôi Lời đă trở thành người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”(Ga 1: 14). “Những ai đón nhận,tức là những ai tin vào Người,th́ Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa”( Ga 1:12). Và

   VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI

   B̀NH AN DƯỚI THẾ CHO LOÀI NGƯỜI CHÚA THƯƠNG”(Lc 2;14)

 

 

HÂN HOAN TRÀN NGẬP MỪNG NGÀY SINH NHẬT 2007 CHÚA GIÊSU

KÍNH CHÚC AN B̀NH - HẠNH PHÚC – VUI TƯƠI

 

NGÔI SAO GIÁNG SINH

 

Ân-Giang

 

Tin Mừng Thánh Matthêu tŕnh thuật rằng:”Khi Đức Chúa Giêsu ra đời tại Bêlem,miền Giuđê,thời vua

Hêrôđê trị v́,có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Đông đến Giêrusalem (t́m gặp vua Hêrôđê) và hỏi :

”Đức Vua dân Do Thái mới sinh,hiện ở đâu? Chúng tôi đă nh́n thấy v́ sao của Người xuất hiện bên

Phương Đông,nên chúng tôi đến báo lay Người” (Mt 1,1-3)..”Nghe nhà vua nói thế,họ ra đi.Bấy giờ

ngôi sao họ đă thấy ở Phương Đông,lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở,mới dừng lại. Trông

thấy ngôi sao họ mừng rỡ vô cùng” (Mt 2,9 – 10).

                                      ------------------------

        Câu truyện NGÔI SAO GIÁNG SINH là câu truyện không một tín hữu Thiên Chúa Giáo nào lại không biết,v́ nó không phải chỉ đóng khung trong Đức tin và Tin Mừng,mà đă trở thành một truyền thuyết dân gian Thiên-Chúa-giáo.

   Ngày nay,trong hàng ngàn bài ca giáng sinh,bài ca sau đây của tác giả John H.Hopkins nói về Ngôi Sao Giáng Sinh khá đặc biệt:

We three kings of Orient are

Bearing gifts we traverse afar,

Field and fountain, Moor and mountain,

Following wonder star

Oh star of wonder

Star of night,

                                                                            Star of royal beauty bright

                                                                           Westard leading, still proceeding,

                                                                           Guide us to thy perfect light.

Xin tạm mô phỏng :

Chúng tôi,ba vua Phương Đông/ Tay bưng của lễ băng đồng vượt sông.

Núi cao,truông rộng vẫn trông/  Theo v́ Sao sáng soi không lạc đường.

Oi,sao sáng đẹp khôn lường../ Sao đêm chiếu tỏ hướng phương chỉ đường

V́ sao của Đấng quân vương/  Hướng Tây soi lối dặm trường bước theo.

Dẫn đường cho chúng tôi vào/  Nơi Anh Sáng thật tuôn trào vô chung.

   Từ khi Thánh Phanxicô Khó Khăn sáng kiến ra cách làm hang đá giáng –sinh (vào lễ Sinh Nhật năm 1223) và tục làm hang đá giáng sinh trở nên rất thịnh hành từ Công-Đồng Triđentinô (1553) trở đi,những hang giáng-sinh đặt trong các thánh đường,hoặc tại tư gia,đều có một ngôi sao để ứng với sự tŕnh thuật của Tin Mừng.

   Trước năm 1975 ở miền Nam Việt-Nam,đặc biệt tại vùng ngọai ô Sàig̣n, ngay từ đầu tháng chạp dương lịch,người ta đă thấy “chợ Sinh-nhật” nhóm họp ở khu Ong Tạ (là khu đông đảo người bắc Công-giáo di cư năm 1954). Từ Ḥa Hưng đi lên,tại quảng “nhà giây thép gió”,hai bên đường Lê-Văn-Duyệt nối dài,sao giấy đủ kiểu đủ màu treo chi-chít,và những hang đá giả đủ cở làm thật khéo,bày la liệt từ trong ta tới lề đường của hầu hết các tiệm trên ṭan Ngả Ba “Lê-Văn-Duyệt và Thoại Ngọc Hầu”. Chẳng cứ ǵ người Công-giáo Sàig̣n,hầu như ai cũng mua ít là một ngôi sao giấy,để treo trước cửa nhà vào đêm giáng-sinh,mà cả những đồng bào ng̣ai Công-giáo cũng nhiều người mua sao giấy về treo, để mừng Lễ Giáng-Sinh nữa,v́ ngày Lễ Giáng-Sinh đă trở thành gần như một thứ lễ hội dân-gian rồi.Làm hang đá phải có v́ sao giáng-sinh và mua sao giấy về treo trước nhà trong đêm Sinh-Nhật,là một tục lệ rất phổ cập của tín hữu miền nam Việt-Nam,tục lệ nói lên niềm tin vững vàng của các tín hữu vào Tin Mừng Chúa Giêsu.

   Nhưng thật ra cách nay trên hai ngàn năm,khi Chúa Giêsu sinh ra,liệu đă có ‘V̀ SAO THỦ MỆNH” của Người xuất hiện trên ṿm trời như các nhà chiêm tinh Phương Đông nói hay chăng?Thắc mắc nầy không phải bây giờ mới được đặt ra,mà vấn đề “Ngôi Sao Giáng Sinh”vốn là đề tài quan-trọng,không những đối với chúng ta, mà c̣n đối với các giới bác học nhiều nghành của thế giới nữa. Những người được ơn tin vào Chúa Giêsu th́ đi t́m ngôi sao giáng sinh để xác nhận sự ra đời của Đấng Cứu-Thế là một sự thực đă xảy ra vào đúng năm-tháng-ngày-giờ ấy. Những kẻ chưa có duyên tin vào Thiên Chúa th́ đi t́m ngôi sao giáng sinh để biết thực hư như thế nào. Sở dĩ như vậy,v́ các Tin Mừng của Thánh Matthêu và Luca không tŕnh thuật sự giáng sinh của Chúa với ngày tháng rơ rệt,nhưng chỉ tŕnh thuật những sự việc,mà ngôi sao giáng sinh soi đường cho các nhà chiêm-tinh Phương Đông,là một trong những dữ kiện quan trọng.

                         

..............

    Ngay từ thế kỷ XVIII,là khi tinh thần khoa học thực nghiệm và những tư duy của các triết-gia bắt đầu vượt thóat khỏi ảnh-hưởng tốt đẹp của Giáo-Hội,nh́n thấy viễn tượng và nguy cơ ác hiểm tàn phá của tư tưởng duy vật đối với nhân lọai,Giáo Hội đă khôn-ngoan t́m cách giữ cho quảng-đại quần chúng nhân lọai khỏi bị những sai lầm của khoa học vật chất và những tư duy vô thần thương tổn và tác hại đến họ.Giáo Hội thấy sự Chúa giáng trần là một điều tối quan trọng,v́ đó là Mầu Nhiệm của T́nh Yêu,liên quan đến bản t́nh Thiên Chúa,đến sự Chúa yêu thương nhân lọai,nên đă tạo dựng ḷai người và từ thuở vô cùng,thấy ta lạc vào sa ngă,nên đă thiết lập công cuộc cứu độ cho ta,ơn Cứu-độ ấy thể-hiện và khởi đầu bằng sự Chúa Cứu Thế giáng sinh.

    Để thiết tha nhắc nhở và khôn ngoan bảo vệ ṭan thể con cái ḿnh, Giáo Hội đă dùng cảnh Giáng-sinh làm phương tiện.Do đó tại nhiều nơi, Giáo Hội đă động viên các nghệ sĩ dân gian tạc những nhân vật của cảnh Sinh-Nhật, từ Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ,từ Đức Maria,thánh Giuse,cho tới các mục đồng và những nhà chiêm tinh Phương Đông tới thờ lạy Chúa,lại tạc cả những chiên,ḅ lừa.Những điêu khắc phẩm nầy thực hiện trên gỗ và sơn sặc sỡ đủ màu.

   Một chi tiết rất đáng chú ư,là nhân vật nào trong họat cảnh Giáng-sinh cũng được điêu khắc theo h́nh dạng,phong thái,đặc trưng của nhân vật ấy,như các mục đồng phải là những thiếu niên đồng quê Do Thái,các chiêm tinh gia,từ nước da tới y phục,đều tô vẽ theo những bậc trí giả tôn qúi của những xứ Phương-Đông đương thời,như Chalđê,Babylon, Syria,… Lẽ dĩ nhiên ngôi sao Giáng Sinh cũng đă được khắc ngay trên đỉnh hang đá,với những tia sáng chiếu dọi thẳng vào cửa hang,làm nổi bật họat cảnh sinh-nhật,y như tŕnh thuật của các Thánh sử vậy.

                                                                                       ..................

  Nhưng đối với các học giả thế giới những thế kỷ gần đây,ngôi sao giáng sinh là thực hay hư?

   Có một số đông sử gia uy tín xác nhận việc Chúa Giêsu sinh ra là một sự kiện lịch sử,nhưng các nhà thiên-văn th́ chưa hẳn tin tưởng như thế. Họ c̣n ra sức t́m ṭi,đến độ thành lập cả những viện nghiên-cứu chuyên đề về ngôi sao Belem để đi t́m hành tung “V́ Sao của Đức Giêsu” (MIRA,California,Hoa Kỳ,thành lập mới vài ba thập niên gần đây).

    Theo các sử gia,mặc dù một số đông tin tưởng Chúa Giêsu đă sinh ra,nhưng họ chưa xác định rơ rệt năm tháng ngày giờ sinh của Người. Theo chuyên môn của họ,người th́ cho Chúa đă sinh vào khỏang từ năm 12 trước CN tới năm 5 trước CN;người lại nói vào khỏang từ * trước CN tới 4 trước CN…Cho tới nay,hết thảy vấn đề niên đại giáng sinh vẫn c̣n là giả thuyết,là dự đóan….

   Dựa trên các phác họa thời gian giáng sinh của Chúa Giêsu do các  nhà sử học đưa ra,và ngôi sao là tŕnh thuật trong Tin Mừng Matthêu,các nhà thiên-văn cũng đưa ra nhiều nhận định: Có người cho rằng,cái mà các chiêm tinh gia Phương Đông gọi là “v́ sao của Chúa Giêsu”,thực ra chỉ là một ngôi sao chổi.Họ đă truy t́m và liệt kê được mấy ngôi sao chổi xuất hiện vào khỏang thời gian dự đóan Chúa giáng-sinh.Nhưng các chiêm tinh gia lại tuyệt đối không chấp nhận,v́ theo thuật chiêm tinh,sao chổi vốn mang ư nghĩa XẤU chứ không phải là ngôi sao hồng phúc báo tin-mừng của bậc đế-vương sinh ra. Theo thuật chiêm tinh thời cổ đại Tây-phương,người ta tin rằng sao chổi xuất hiện là điềm xấu,báo trước những sự chẳng lành,như chiến tranh,giặc giă,hạn hán,mất mùa,đói khát … tuyệt không thể là ngôi sao của Đấng Cứu Thế được.

   Một số nhà thiên-văn khác cho ngôi sao giáng sinh chính là thứ ánh sáng phát sinh từ sự bùng nổ của một thiên thể có từ lúc vũ trụ ra đời,tức những v́ sao nguyên sơ.Nhưng nếu chỉ là tia sáng của một ngôi sao vừa ra đời do sự bùng nổ của ngôi mẫu-tinh nguyên sơ,th́ tia sáng ấy làm sao lại dẫn đường cho các nhà chiêm tinh Phương Đông được..?

   Một số nhà thiên văn khác cho ngôi sao giáng sinh thực ra là t́nh trạng “sắp hàng”của những hành tinh thuộc thái-dương-hệ chúng ra.Nhà thiên văn danh tiếng Johannes Kepler (1571 – 1630),là nhân vật rất thích thú trong việc đi t́m ngôi sao giáng sinh,đă cho rằng đây là hiệu ứng của sự “sắp hàng” của Mộc Tinh (Jupiter) và Thiỉ«-Tinh (Saturne) và ngay sau đó lại thêm một vụ sao nổ trong giải ngân hà nữa.Ong Kepler nói sự kiện nầy xăy ra vào năm 7 trước công-nguyên.

   Gần đây nhiều nhà thiên văn thế giới mang ra những giải thích rất khoa học,để chứng minh ngôi sao giáng sinh.

    Năm 1986,nhân khi sao chổi Halley xuất hiện,nhà thiên-văn Nga Alexandre Reznikov cho rằng “ngôi sao Bêlem”xưa chính là sao Zabulon xuất hiện trên trục sao chổi Halley.Hiện tượng nầy xuất hiện vào năm 12 trước CN. Cách đây chưa đầy năm năm,nhà thiên văn Hoa-Kỳ Michael Molnar,thuộc trường đại học Rutgers University,bang New Kersey,đă làm sáng tỏ hơn trường hợp xuất hiện của ngôi sao Bêlem, không phải là một hiện tượng cựu tinh nổ mà sinh tân tinh,cũng không phải là sự xuất hiện của sao chổi,mà là sự sắp hàng của sao Mộc Tinh và sao Aries,trong khi đó có sự đi qua của Mặt Trăng. Hiện tượng nầy xăy ra vào đúng ngày 17 tháng Tư năm thứ 6 trước CN. Theo khoa chiêm tinh thời cổ La  Mă, Mộc Tinh vốn là sao mang ư nghĩa giáng sinh hoặc băng hà của một bậc đế vương,tùy khi Mộc-Tinh xuất hiện hay biến đi.Theo giáo sư Molnar,ngôi sao Bêlem chính là Mộc-Tinh trong trường hợp nầy.

  Để đi tới kết luận nầy,trong quá tŕnh khảo cứu,nhà thiên văn Molnar đă quan sát h́nh đúc trên các đồng bạc La Mă. Ong cũng t́m thấy hiện tượng tinh tú vừa nói trên đây,được Firmicus Maternus,một chiêm-tinh-gia La Mă,viết trong  cuốn “Mathesis” vào năm 334 sau CN. Firmicus chú tâm viết cuốn Mathesis,trong đó tŕnh bày hiện tượng thiên thể xăy ra vào ngày 17 tháng tư năm 6 trước CN,cốt để xác minh ngày giáng sinh của Chúa Giêsu,nhưng  sau khi trở thành tín hữu,ông không dám nhắc ǵ tới khía cạnh chiêm tinh về ngôi sao giáng sinh nữa,v́ đương thời các tín hữu tuyệt đối không ưa nói tới những ǵ không do linh hứng của Thiên Chúa.

  Nói tóm lại,về ngôi sao giáng sinh,thiên văn Tây Phương đă đi tới những giả thuyết sau đây:

Ngôi sao giáng sinh chính là sao chổi halley,xuất hiện ở năm 12 trước CN.

Ngôi sao giáng sinh chính là sự “sắp hàng”giữa Mộc-Tinh và Thổ Tinh,xăy ra ba đợt: ngày 29 tháng 5,ngày 29 tháng 9 và ngày 5 tháng 12,thuộc năm 7 trước CN,trong vùng Cḥm Song-Ngư.

Ngôi sao giáng sinh chính là sao chổi,xuất hiện trong Cung ma-Kiệt (Capricorne) vào năm 6 trước CN.

Ngôi sao giáng sinh chính là sự xuất hiện một cuộc tan tinh trong khu vực Cḥm Phương-Ḥang,vào năm 5 trước CN.

Ngôi sao giáng sinh chính là hiệu ứng của sự “sắp hàng” giữa Mộc Tinh và Kim-Tinh (Venus) vào ngày 17 tháng 6 năm 2 trước CN.

  Trên đây là những giả thuyết  do các nhà htiên văn đưa ra.Tuy nhiên,muốn xác định đâu là ngôi Sao Giáng Sinh đích thực,tưởng c̣n phải căn cứ vào những chi tiết lịch sử và thực tế khác nữa.

    Theo tŕnh thuật của Tin Mừng,ta có thể hiểu rằng ngay từ giờ phút Chúa hài Đồng sinh ra,ngôi sao định mệnh của Người tất đă xuất hiện trên ṿm trời rồu.Chính các nhà chiêm tinh Phương Đông nói rơ điều nầy,v́ dù họ ở nhiều nơi khác nhau,nhưng đă cùng nh́n thấy “v́ sao lạ” của  một bậc đế vương,mà theo chuyên môn của họ,ngôi sao ấy là của Vua Do-Thái mới giáng sinh.Nh́n thấy v́ sao lạ và truy tung xong,ai nấy lập tức ra đi theo dẫn đường của Ngôi kỳ tinh ấy,lặn lội t́m tới nơi vị vua mới sinh kai,để thờ lạy Người. Họ đă lên đường hướng về Phương Tây, v́ nước của họ nằm về phía đông của xứ Do-Thái và dĩ nhiên rất mực xa xôi.

  Nói về ngôi sao Bêlem là phải nói đến “Ba Vua”,tức là các nhà chiêm-tinh Phương Đông trong Tin Mừng đă tŕnh thuật. Vậy HỌ LÀ AI?

  Theo tiến sĩ sử gia Craig Chester,chiêm tinh gia Phương Đông tới thờ lạy Chúa Hài Đồng không chỉ có một người, nhưng nhiều người (sách vở dùng chữ “magi”,tức số nhiều của “magus”),ít là ba người,v́ lễ vật của họ gồm ba thứ: vàng,nhủ hương và một dược. Họ là những chiêm tinh gia làm việc tại chốn cung đ́nh nước họ,trong vai tṛ cố vấn nhà vua,ít khi ra khỏi triều và chẳng bao giờ đi xa,nhất là ra khỏi nước,ngọai trứ những trường hợp được cử thay mặt quốc-vương họ,để xuất ngọai tham dự những cuộc đăng quang của các vua chúa lân quốc.

   Chiêm-tinh-gia,hay là “tinh quan”,đều là những bậc trí thức,học giả uyên bác và khôn ngoan có thừa. Họ phục vụ liên tục,từ triều đại nầy qua triều đại khác,không chỉ v́ một đời vua,mà v́ quyền lợi của nhiều triều đại,của cả dân tộc họ. Xưng ḿnh từ Phương Đông tới,họ có thể là những nhân vật của Bái-Hỏa-giáo hoặc là dân cổ Iran,hay dân Ba Tư, dân Ả Rập,mà cũng có thể là những kiều dân gốc Do Thái từng bị lưu đầy ở Babylon và các xứ khác.

Một tài liệu viết từ thế kỷ thứ VI sau CN bằng tiếng “Araméen”(một thứ ngôn ngữ thịnh hành khắp vùng Cận Đông từ thế kỷ thứ VIII trước CN.Ngôn ngữ nầy tàn lụi khi xăy ra chiến tranh xâm lăng Ả-rập.Chính Chúa Giêsu cũng nói ngôn ngữ nầy,ng̣ai tiếng Hê-brơ là tiếng mẹ đẻ của Ngài),cho biết tên gọi của ba nhà chiêm tinh Phương Đông là Melko (hay Melchior),Balthasar và Gaspard. Vấn đề tên Ba Vua măi tới thế kỷ IX mới được Giáo hội Latinh đặt ra.

   Họ đă tới Giuđê vào lúc nào?

   Theo nghiên cứu của các nhà thiên văn,rất có thể họ đă có mặt ở xứ Giuđê vào thời gian từ năm 1 trước CN và có thể vào lối cuối Hạ sang đầu Thu,lúc ấy thời tiết vùng Bêlem c̣n ấm áp.

   Cho tới nay nhiều ngừơi vô ư vẫn lầm tưởng các nhà chiêm tinh Phương-Đông tới thờ lạy Chúa tại chính hang đá Bêlem,vào ngày Chúa Giáng-Sinh. Điều nầy không đúng v́,như Tin Mừng Matthêu tŕnh thuật “các chiêm tinh gia đă thấy ngôi sao của Chúa Hài Đồng từ khi họ c̣n ở nhà”(Mt 2,2). Rồi họ mới lên đường đi thờ lạy Chúa. Trên lưng lạc đà,  băng qua các sa mạc hoang vu và núi đồi trùng điệp,hành tŕnh của họ không những gian truân vất vả,mà c̣n diệu vợi xa xôi,lâu ra th́ cả mười mấy tháng ṛng,mà nhanh th́ cũng cả hàng năm hoặc tám chín tháng là ít. Cho nên khi tới nơi,”họ vào nhà,thấy Hài Nhi với thân mẫu là Bà Maria ..liền sấp ḿnh bái lạy Người…”(Mt 2,11).

   Tính theo lối Á-Đông,lúc ấy có thể Chúa Giêsu đă lên hai lên ba rồi và Thánh Gia đă trú ngụ tại một căn nhà đâu đó trong thành Bêlem,chứ không phải là hang đá nữa. Điều nầy khá chính xác,nếu ta nhớ tới lệnh của Hêrôđê đại vương đă ra cho thuộc cấp rằng “phải tàn sát hết thảy những trẻ anh nhi từ hai tuổi trở xuống sống trong thành Bêlem”.

    Một chi tiết quan trọng khác liên quan đến Ngôi Sao Giáng Sinh,là nó đă xuất hiện từ ngày Chúa giáng trần và tồn tại cho tới ít là sau khi các nhà chiêm tinh Phương-Đông rời Bêlem ra về.gôi sao nầy đă được nh́n thấy ở Phương Đông,nó dẫn đường cho ba nhà chiêm tinh ở ba xứ khác nhau, nhưng trên đường đi t́m Chúa,họ đă nhờ ngôi sao dẫn đường mà gặp được nhau,để cùng tới Giuđê.Nhưng khi họ tới Giêrusalem th́ ngôi sao bỗng nhiên lặn mất,làm họ lo lắng,bối rối,thất vọng,phải ghé gặp vua Hêrôđê để hỏi thăm. Khi ra khỏi cung điện Vua Hêrôđê,họ vui mừng v́ ngôi sao dẫn đường lại xuất hiện,dẫn họ tới tận thành Bêlem, nơi Chúa Giêsu đang tạm cư. Cho nên,nếu muốn dựa vào các giả thuyết do các nhà thiên văn đề ra để đi t́m niên đại Giáng sinh đích xác của Chúa, người ta chớ nên quên những chi tiết trên đây của ngôi sao đă dẫn đường các nhà chiêm tinh Phương Đông.

   Ta vừa xét qua ngôi sao Giáng-Sinh theo quan điểm thiên văn và chiêm tinh Tây Phương.Nhưng những quan điểm nầy của Đông Phương (tiêu biểu là Trung Hoa) lại khác với Tây Phương,do đó ta cũng nên t́m hiểu cho biết xem vấn đề “v́ sao của Chúa Giêsu” như thế nào theo quan niệm  và kiến thức Đông Phương.

                                             *        *

 

   Theo linh-mục học giả Joseph Needham,thiên văn Trung Hoa thời cổ đă có những kiến thức về thiên thể rất mực phong phú.

    Sử kư Thiên-quan-thư của Tư-Mă-Thiên và Tả Truyện có ghi: ngay từ thời nhà Thương (1783 trước CN), nhưng nhân vật như Vu-Hàm,Hy Hoa, Trọng Lê,là những nhà chiêm-tinh nổi tiếng trong thiên hạ.Chính ông Hy-Ḥa đă được nhà vua phái đi dựng nêu để đo bóng mặt trời ở tứ phương. Tại chốn cung-đ́nh thời nào cũng có chức “Tinh quan”,tức là những nhà thiên-văn kiêm chiêm tinh,chuyên lo việc nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trên bầu trời,rồi đối chiếu với sự việc diễn ra dưới đất,để t́m ra giải thích chính đáng,giúp nhà vua kịp thời tư chính và biết đường trị nước an dân. Đó là công việc “Đàm Thiên”,”Thuyết Địa” và “lau65n Nhân” của các bận Thái-sư,quốc sư thuộc các triều đại,v́ người trung Hoa tin rằng Trời Đất và Con Người (Tam tài Thiên Địa Nhân) có lên hệ hết sức mật thiết với nhau,nên Thiên văn,địa lư và nhân sinh đều cùng một mối.Nói cách khác,hiện tượng thiên văn (Thiên) sẽ làm phát sinh họa phúc dưới Đất (địa nhân) và sự việc dưới đất sẽ phản ánh trên trời,tỷ như một ông vua có hành vi thất đức th́ trên trời sẽ thể hiện qua hiện tượng nhật-thực,v..v.. Sử Kư Tư-Mă-Thiên viết:”thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc dài 242 năm,trong đó xăy ra 36 lần nhật thực,sao chổi xuất hiện ba lần,thời Tống-Tương-Công có hiện tượng mưa sao. Những biến dị tinh tướng ấy đều tương ứng với những  đại biến hóa dưới nhân gian thế nào: Vua nhà Chu nhu nhược,chư hầu lại lớn mạnh lên,dẫn đến cuộc Ngũ-Bá Tranh Hùng…”.

   Từ lưu-vực hai sông Ḥang-Hà và Dương-Tử,ban đêm nh́n lên trời, người Trung Hoa thấy một ngôi sao rất rơ,vị trí không thay đổi,làm thành điểm trung ương của bầu trời,tức là cái trục,mà hết thảy cácv́ sao khác đều xoay quanh trục nầy. Họ gọi sao đó là “Bắc Thần”(nghĩa là sao ở phía bắc,tức là Bắc Đầu). Chung qunh sát với sao Bắc-Đầu có ba khu sao chính,thiên văn Trung-Hoa gọi là “Thiên Tam Viên”,gồm có “Tứ-vi-viên”,tức khu sao Tứ-Vi,”Thái-Vi-Viên”,tức là khu sao Thái Vi và “Thiên-Thị-viên”tức là khu sao “chờ trời”. Khu Thiên-Thị-viên là vùng để các nhà chiêm tinh quan sát và theo dơi sự xuất sinh của các Vị đế vương,các bậc vĩ  nhân.

        Xa xa chung quanh Thiên-Tam-viên là hai mươi tám cḥm sao đặc biệt,mỗi cḥm có một vị sao chính gộp lại gọi là Nhị Thập Bát Tú”,chia ra đóng ở bốn phương của Thiên-Tam-Viên,mỗi phương bảy ngôi. Nhà thiên văn Trung Hoa dùng hai mươi tám con vật mà đặt tên cho. Nhạc sĩ Phạm Duy từng đă trích dùng một số tên của Nhị-Thập Bát-Tú trong “Bài ca Sao” của ông.

    Mặt trời là ngôi thiên thể vĩ đại chuyển vận chung quanh trái đất,vẻ ra một ṿng tṛn,gọi là “Ṿng ḥang đạo”,ṿng nầy chia làm mười hai “cung”,gọi là “Thập Nhị địa chi”,tức TƯ,SỮU,DẦN,MĂO,TH̀N,TỊ, NGỌ,  MÙI,THÂN,DẬU.TUẤT,HỢI. Những tên nầy dùng đặt cho Năm-Thánh-Ngày-Giờ trong Am-lịch và dùng trong  Ngũ-Thuật Trung Hoa. 

   Mặt trời cùng với Mặt Trăng và năm ngôi sao lặn di chuyển chung quanh mặt trời họp lại,gọi là “Thất Chính”, tức THÁI DƯƠNG (mặt trời), Thái Am (mặt trăng),Thủy Tinh (Mercure),Mộc Tinh (Jupiter),Hỏa Tinh (Mars), Thổ Tinh (Saturne)Kim Tinh (Venus). Đó là Am Dương và Ngũ Hành trong Dịch-thuyết,mà cũng là biểu tượng của đạo thái ḥa và nhân luân ngũ thường vậy.

   Đối với chiêm-tinh-gia Trung Hoa,từ sao Bắc Thần,Tam-Thiên-Viên,Nhị Thập Bát Tú,Thất Chính,tới Thập Nhị Địa-Chi,v..v..hết thảy đều là những biểu tượng,mỗi thứ đều mang ư nghĩa tự thân,khi nhiều sao kết hợp lại th́ có ư nghĩa phức hợp.Những điều nầy có ghi chép trong các “Tinh Thư”vá các sách thuộc Ngũ-Thuật (như đào Kim Ca,Vũ Bị đăng đàn,Thái At,Xuân Thu,v..v..). Nhà bác học Lê-Quư-Đôn nước ta cũng viết về điều nầy trong cuốn “Thái At dị giản lục”của Ong vào năm 1767.Những ư nghĩa đó thể hiện nơi nhân-sinh tại nhân gian,liên quan tới từ bậc cai trị tới kẻ cùng dân. Theo quan niệm chiêm tinh Đông Phương (cũng như ta đă thấy trong Tây Phương),do liên hệ Tam Tài,nên mỗi con người sinh ra đều có một “V́ Sao Thủ Mệnh”.Sao thủ mệnh mà khoa chiêm-tinh Trung Hoa nêu rơ nhất,đó là ngôi “chính tinh” đóng tại “Mệnh Viên” trong là số tử-vi của mỗi người.

     Đối với nhà chiêm-tinh,lá số tử vi của mỗi người là bản họa lại t́nh trạng và vị thế một số thuên thể liên quan,trên ṿm trời vào đúng giây phút người đó sinh ra.Trong tinh đồ lúc ấy,v́ sao thủ mệnh của đương sự xuất hiện và tồn tại cho tới khi người đó tận số.

      Tuy nói là mỗi con người sinh ra đều có một v́ sao định mệnh xuất hiện trên ṿm trời,nhưng ngôi sao thủ mệnh của thường nhân chỉ là những v́ sao nhỏ,khuất lẫn trong những đám thiên thể,mù mịt trong giải Ngân Hà và các đám tinh vân. Chỉ có những ngôi sao thủ mệnh của các bậc đế vương,hoặc những vĩ nhân của nhân lọai, mới xuất hiện rơ rệt trên ṿm trời và các nhà chiêm-tinh có thể nhận thấy rơ ràng được. Cho nên,đọc Tam-Quốc-Chí ta thấy: trong lúc điều binh đánh nhau với quân Thục,hàng đêm Tư-Mă-Ư vẫn ngẩng mặt nh́n trời,theo dơi ngôi sao thủ mệnh của Gia-Cát-Lượng,để rồi một hôm y at khấp khởi mừng thầm,rằng Khổng Minh hẳn đă qui-tiên,v́ Tư Mă ư đă chính mắt nh́n thấy “v́ sao thủ mệnh”của quân-sư  Hầu Chúa,một v́ sao đă rơi xong rồi bay vào trại Thục.

  V́ quan niệm như vậy,cho nên các nhà chiêm-tinh Phương Đông khi tới Giêrusalem.đă nói với Vua Hêrôđê rằng:”chúng tôi đă thấy Ngôi Sao của Người ở bên Phương Đông”(Mt 2,2).

   Theo khoa chiêm-tinh Trung Hoa,khi một nhân vật lớn sinh ra,th́ trong Thiên-Thị-Viên (và chỉ ở trong khu vực Thiên-Thị-Viên mà thôi),phải xuất hiện một v́ sao mới. Nếu v́ sao ấy trong sáng,đẹp đẽ,yên tĩnh,th́ đó là ngôi sao của một bậc đế vương,một bậc vĩ nhân mang lại phúc lợi cho dân chúng. Trái lại,nếu là ngôi sao có ánh sáng đỏ cạch,lại nhấp nháy nhiều,th́ đó là một vị “yêu tinh”,tức ngôi sao thủ mệnh của kẻ gian ác,thất đức,có hành vi kinh thiên động địa,làm tổn hại nhân gian.

   Tinh-quan khi thấy có v́ sao lạ xuất hiện trong khu vực “Thiên-Thị-viên”, dù là đệ-tinh hay yêu tinh,phải quan sát cho tường tận,mà truy xét xem nhân vật vừa xuất sinh đó thuộc vùng nào.địa phương nào,rồi khẩn tấu lên để nhà vua và triều đ́nh sẽ tùy theo trường hợp mà quyết định thỏa đáng. Trước đây,các nhà thiên-văn và chiêm tinh Đài Loan cũng đă nhận thấy sao thủ-mệnh của Mao-Trạch-Đông xuất hiện trong “Thiên-Thị-Viên”, nhưng là một thứ “yêu tinh”.Họ theo dơi nó và biết được đời sống của họ Mao cho tới khi ông nầy qua đời.

..................

   Tại đây,ta có thể nghĩ rằng: chắc chắn đúng vào ngày Chúa Cứu Thế Giáng Sinh,trong “Thiên-Thị-Viên: hẩn phải có một ngôi đế-vương-tinh xuất hiện,đó là “v́ sao của Chúa Giêsu” mà các nhà chiêm-tinh Phương Đông (đối với xứ Do Thái) đă nói,và các chiêm-tinh-gia Trung Hoa thời ấy (vào khỏang những năm Tuy-Ḥa Thất Bát niên của Thành Đế,hoặc Kiện-B́nh Nhất-nhị-tam niên của Ai-đế,nhà Hán;khi ấy Việt-Nam đương nội-thuộc Bắc Phương) đă nhận ra nói và tâu lên triều đ́nh;việc cũng đă được ghi vào trúc-thư phân-minh,nhưng ngày nay ta không c̣n may mắn được đọc,v́ những tài liệu lịch sử qúy giá ấy đă bị mất.

   Nhưng đứng về mặt tâm linh,ta có cần tốn công đi t́m Ngôi Sao Bêlem nữa hay chăng?

Thưa chẳng cần,ví quả thực V́ sao Chúa Giêsu từ ngày Người giáng trần,vẫn hằng chiếu dọi cho mỗi người chúng ta.Anh sáng vằng vặc của nó giúp ta cảm nhận được mỗi ngày một sâu sắc hơn t́nh Chúa yêu ta, sinh ra v́ ta và hy tế cứu độ ta.

 Đối với các nhà chiêm-tinh Phương Đông xưa,Ngôi sao Bêlem c̣n có lúc tắt,làm cho họ lo lắng bối rối trên đường lặn lội đi t́m thờ lạy Chúa,nhưng với chúng ta,V́ sao của Chúa chẳng khi nào không bừng bừng soi dọi cho ta. Nếu ơ hờ chẳng đi theo ánh sao linh chiếu ấy, th́ sự thiệt tḥi là do lỗi của ta và theo luật nhân quả,trách nhiệm về lỗi ơ hờ ấy dĩ nhiên ta chẳng thể đổ cho ai được…!

 

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MV.A

Mt 1, 18 – 24

 

HỠI GIUSE, CON ĐAVID, ĐỪNG SỢ


Người ta đă gọi hai chương đầu phúc âm theo Thánh Mat-thêu là Phúc Âm Thánh Giuse, bởi v́ chính Ngài giữ vai tṛ chính trước những sự can thiệp của Thiên Chúa. Đó là một tŕnh thuật mang nặng màu sắc Kinh Thánh : « Giuse,vị hôn phu của Cô,là một người công chính... ». Ngài giữ luật một cách nghiêm nhặt, nhưng cho thấy tâm ḷng nhân ái.

   Cuộc mạo hiểm thiêng liêng của Ngài, thoạt nh́n, giống như một hôn phu bị « cắm sừng ». Khi nh́n thấy Maria có thai, và không biết những ǵ mà tất cả  chúng ta biết - rằng người con nầy là Con Thiên Chúa - hẳn là Ngài đă ngờ vực Cô. Giải thích nầy, người ta cảm nhận rơ, không ăn khớp lắm với phúc âm theo Thánh Luca.Đúng ra chúng ta phải tự hỏi : Tại sao Giuse đă muốn rút lui trước việc Thiên Chúa xuất hiện ?

  Giuse đă chọn rẩy bỏ Maria cách kín đao – Thanh Matthêu cho chúng ta biết như thế - bởi v́ « Ngài không muốn tố cáo Cô cách công khai ». Ở đây cũng vậy, phúc âm không đưa ra giải thích. Maria đă giải thích cho Giuse t́nh trạng của Cô ? Chúng ta có thể trả lời là có : trong phúc âm Thánh Luca, tất cả đều muốn cho chúng ta tin rằng Maria là người thông minh và tốt bụng, rằng Cô biết sự thật và Cô không để cho hôn phu của ḿnh phải ngờ vực.

   Ch́a khoá của điều bí ẩn nằm ở nơi điều mà Thánh Mat-thêu viết trong một môi trường gia trưởng Do Thái – Kitô-giáo. Việc tỏ lộ nguồn gốc của Chúa Giêsu thuộc về Giuse, chủ gia đ́nh. Tŕnh thuật của Thánh Luca, được viết trong môi trường Hy Lạp, không t́m cách soi sáng tŕnh thuật của ḿnh.

   Ngày Truyền Tin, chính Maria đă do dự trước sứ giả của Chúa. Cô đă sợ và theo lời của Thánh Luca, Cô « hoàn toàn bị choáng váng » bởi lời chào của Thiên Thần, người đă  trấn an Cô khi nói : « Xin Maria đừng sợ.. ». Maria cũng đă cảm thấy một động tác lùi lại trước sự vĩ đại của Thiên Chúa, như trước đó các khuôn mặt lớn trong Kinh Thánh đă làm. Cô ư thức được sự nghèo hèn và các giới hạn của ḿnh.

  Điều nầy thường gặp thấy trong Kinh Thánh. Một nữ tín đồ, một nam tín đồ đến tŕnh diện trước Yahvê với ḷng uy kính. Chỉ duy Thiên Chúa mới có thể đỡ nâng chúng ta, cho chúng ta đứng vững trước sự hiện diện của Người. Thiên Thần nói với Giuse : « Đừng sợ » và Maria đă cảm thấy cũng tâm t́nh ấy trước mầu nhiệm của Thiên Chúa.

  Ngày nay, Giuse bị lung lay v́ mối ngờ vực trước Con Thiên Chúa, Đấng sắp đi vào cuộc đời ông và trong nhà của ông. Bởi v́, cùng với vị hôn thê của ông, ông sẽ trở thành nơi đón tiếp, điểm tiếp xúc giữa Thiên Chúa và nhân loại. Đó chắc chắn là thời khắc đẹp nhất trong đời ông. Đó cũng là đỉnh điểm của lịch sử thế giới. Thiên Chúa vô cùng lớn lao chuẩn bị để đi vào sự khiêm nhường của sự hiện hữu chúng ta, để biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta trở thành những tạo vật mới, con trai và con gái của Thiên Chúa, nhờ sự đón nhận ư thức của cặp đính hôn trẻ.

Bernard Lafrenière, C.S.C
 

 

TIN VUI GIÁNG SINH

CÁC MỤC ĐỒNG

LÀ NHỮNG NGƯỜI CHẦU THÁNH THỂ

ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ KITÔ GIÁO

   Khi đọc kỹ đoạn Tin Mừng kể lại biến cố các người chăn chiên đang đêm t́m đến hang đá ngoài cánh đồng Bếtlêhem để viếng thăm và thờ lậy Chúa Hài Nhi mới chào đời (Lc 1,15-20), chúng ta kinh ngạc khám phá ra rằng họ là những người đầu tiên chầu Thánh Thể và là các ”tông đồ Thánh Thể” đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo. Những người rốt hèn, bị khinh miệt nhất trong xă hội thời bấy giờ lại là những người đầu tiên nhận được Tin Vui Đấng Cứu Thế giáng sinh, và là những người đầu tiên t́m đến chầu Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, trong h́nh hài của một trẻ thơ rên khóc v́ đói,v́ lạnh nơi hang thú vật hôi hám, ẩm thấp,tối tăm.Hơn hai ngàn năm đă trôi qua, nhưng sự thật ít được Kitô hữu để ư hay hầu như không bao ǵơ được để ư này, vẫn rạng ngời trước mắt chúng ta: dưới ánh lửa leo lét bập bùng trong hang đá Belem xưa kia, các mục đồng đơn nghèo qùy lố nhố chung quanh Mẹ Maria và Chúa Hài Nhi. Họ mở lớn mắt, há miệng say sưa chiêm ngắm Chúa Hài Nhi Cứu Thế: họ chầu Thánh Thể, họ thờ lậy ngợi khen Thánh Thể Chúa.

           Kinh nghiệm gặp gỡ đó của các người chăn chiên với Chúa Hài Nhi chứng minh cho chúng ta thấy không một cuộc gặp gỡ đích thật nào với Chúa Giêsu Cứu Thế, mà không biến đổi con tim của chúng ta trở thành ”trái tim yêu” và dẫn đưa chúng ta tới thái độ sống thường hằng là chầu Chúa Giêsu Thánh Thể, như các mục đồng đă làm xưa kia: chiêm ngắm Chúa, thờ lậy Chúa, ca tụng Chúa, cảm tạ Chúa trong sự kinh ngạc và tâm t́nh biết ơn dạt dào yêu thương tŕu mến.

   Hơn hai ngàn năm đă trôi qua, ngày nay Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse cũng mong mỏi từng người trong chúng ta luôn biết yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, siêng năng chạy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể và ưa thích chầu Thánh Thể. Mỗi khi chúng ta tham dự thánh lễ, được rước Chúa Giêsu vào ḷng, được có Chúa trời đất tới viếng thăm ngự trị trong linh hồn, gia tăng nghị lực, mến yêu an ủi, thương xót và đổ tràn đầy các ơn thánh xuống trong tâm ḷng và cuộc sống, chúng ta hăy biết chầu thờ lậy Chúa! Trong mọi lúc hăy hợp với tất cả các tâm hồn ngay lành thánh thiện trong toàn Giáo Hội và trên toàn thế giới ”âm thầm thờ lậy Chúa đang ngự trong ḷng chúng ta, âm thầm thờ lậy Thánh Thể Chúa, và hăy dâng lên Ngài tất cả tấm ḷng yêu mến, nồng nàn,say mê để yêu mến, thờ lậy Ngài, yên ủi đền tạ Ngài. Để có thể cám ơn Chúa cho xứng đáng và đẹp ḷng Chúa, hăy kết hợp với tâm t́nh mến yêu của Mẹ Maria, nhờ Mẹ, cùng Mẹ cám ơn Chúa, thờ lậy và yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể. Không cảm tạ Chúa sao được, khi chúng ta được Chúa trời đất ở với chúng ta trong mỗi giây phút của cuộc sống, trong những lúc được vui mừng sung sướng cũng như trong những khi buồn chán khổ cực, trong những lúc làm việc cũng như trong những khi cầu nguyện và chơi đùa

           Và bởi v́ Chúa Giêsu Thánh Thể cũng hiện diện nơi tất cả mọi anh chị em khác, nên chúng ta cũng hăy âm thầm thờ lạy và yêu mến Chúa ở trong tha nhân, và đừng làm điều ǵ để Chúa Giêsu Thánh Thể, con yêu dấu của Mẹ Maria phải cực ḷng. Đây là điều khó, v́ rất thường khi chính chúng ta và tha nhân không phản ánh trung thực h́nh ảnh yêu thương dịu hiền thánh thiện của Chúa. Nhưng trong những lúc ấy, phải dùng đôi con mắt ḷng tin và năng xin với Chúa: ”Lậy Chúa Giêsu, xin cho con có được trái tim, đôi mắt và tâm t́nh của Chúa” để con nhận ra Chúa nơi tha nhân. Nếu chúng ta xin Chúa Giêsu với tất cả tâm ḷng, Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta có được con tim của Ngài, đôi mắt của Ngài và tâm t́nh của Ngài, để chúng ta nh́n mọi người, mọi vật và mọi biến cố cuộc đời với ”Trái Tim Yêu” của Chúa. Nhưng để được như thế, chúng ta phải xin Mẹ Maria giúp chúng ta có ḷng yêu Chúa tha thiết, nồng nàn và say sưa như Mẹ, để luôn luôn biết sống đẹp ḷng Chúa, yêu mến Chúa và đền tạ, yên ủi Trái Tim Thánh Thể Chúa Giêsu. Yêu mến với một t́nh yêu hết sức đơn sơ, nồng nàn, tha thiết, say mê ch́m đắm trong t́nh yêu của Thiên Chúa, trong t́nh yêu của Trái Tim Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúng ta hăy xin Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse giúp chúng ta tập sống thân mật với Chúa Giêsu Thánh Thể, không làm ǵ mà không bàn hỏi Người. Hăy xin các Ngài tập cho chúng ta có một tâm hồn tinh tế, mật thiết, luyến ái hơn với Chúa Giêsu, Đấng đă chết cho t́nh yêu, nhận chịu bị hủy bỏ, cắt chặt, câm lặng v́ t́nh yêu.

   Phải, Chúa Giêsu ẩn ḿnh trong Thánh Thể là một h́nh ảnh diễn tả thực tại tuyệt đối vâng phục thánh ư Thiên Chúa Cha, và diễn tả sự hy sinh vượt mức tất cả v́ lợi ích các linh hồn. Từ hơn hai ngàn năm qua, Chúa Giêsu Thánh Thể ẩn ḿnh nơi đó, trong Nhà Tạm. Ngài có đôi mắt toàn năng của một v́ Thiên Chúa mà như mù, v́ Ngài chỉ để nh́n về t́nh yêu. Ngài có tai mà như không biết nghe, v́ Ngài chỉ lắng nghe những ǵ làm tăng bội t́nh yêu. Ngài có tay, có chân, có miệng, có trái tim...mà như bất động vô cảm, v́ Ngài chỉ dùng để hoạt động cách mạnh mẽ theo ư muốn của t́nh yêu, và hoàn toàn lệ thuộc vào t́nh yêu như đứa con thơ nhỏ, non nớt lệ thuộc tuyệt đối vào mẹ trong mọi sự, và chỉ sống để hy sinh cho t́nh yêu, cho thánh ư Cha và cho các linh hồn.

           Đấy, Chúa Giêsu ẩn ngự lặng lẽ, thầm kín, trung kiên đợi chờ chúng ta nơi Nhà Tạm Thánh. Đó là nơi hẹn ḥ ân ái giữa Người và chúng ta, từng người trong chúng ta: giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân thuộc mọi lứa tuổi. Đến bên Người, chúng ta sẽ t́m gặp được tất cả những ǵ chúng ta mong muốn: t́nh yêu, sự nâng đỡ, ánh sáng, sự cảm thông, niềm an ủi và tất cả mọi bài học qúy giá. Trong đó bài học trước hết phải đập vào ánh mắt đức tin tinh tế của chúng ta, những bạn t́nh của Người, v́ linh hồn chúng ta là hiền thê của Chúa: đó là bài học khiêm nhường, bé nhỏ, hiền lành, ẩn khuất, dễ tính, và nhất là tùng phục Thánh Ư Thiên Chúa Cha. Nơi đây, rước Người vào hồn, chúng ta sẽ cùng người thao diễn ”màn trượt” đầy duyên dáng và t́nh tứ của chúng ta trong qũy đạo Thánh Ư. Thực tại đó lại càng đúng và sâu đậm hơn, nếu bạn là người sống đời thánh hiến, sống ơn gọi linh mục, tu sĩ, và đặc biệt nếu bạn là nữ tu. Với trái tim ân ái của một Hiền Thê trung tín thủy chung, chúng ta hăy đến bên Người, để Người nh́n, Người yêu thương, Người trao ban chính ḿnh Người cho chúng ta; và để chúng ta dâng lên Người những ánh nh́n đức tin tŕu mến, những nhịp rung ân ái của con tim, những hơi thở nồng nàn niềm tín thác. Tắt một lời: nơi Nhà Tù T́nh Ái của Đấng Tù Nhân Cực Thánh Giêsu, chúng ta sẽ được no thỏa và càng ngày chúng ta càng khám phá ra những bí mật của t́nh Người. Nhưng cũng như các mục đồng xưa kia xin Mẹ cho sờ mó Chúa Hài Nhi, bao giờ chúng ta cũng hăy t́m gặp Người, tận hiến cho Người và chiếm hữu Người trên cung ḷng vô nhiễm của Mẹ Maria: Lậy Mẹ Maria xin hăy ban cho chúng con Chúa Giêsu, Con Yêu của Mẹ!.

           Vậy nếu Trái Tim Thánh Thể là biểu chứng t́nh yêu duy nhất đối với chúng ta; nếu Chúa Giêsu Thánh Thể đă quên hẳn ḿnh là một v́ Thiên Chúa có đủ mọi uy quyền, để giam ḿnh trong một Nhà Tạm nhỏ hẹp, bé mọn kia, để mong đợi được chúng ta yêu mến, an ủi, để dễ dàng ban cho chúng ta các ơn của Ngài, những hồng ân của Ngài, để đổ tràn xuống cho chúng ta tất cả những ǵ là ḷng thương xót tha thứ của Ngài, th́ tại sao chúng ta lại thờ ơ, xa vắng đối với Chúa Giêsu Thánh Thể đến thế? Chúng ta nói chúng ta yêu Chúa, đặc biệt khi chúng ta là những người sống đời thánh hiến, chúng ta nói chúng ta yêu Chúa, là em của Anh Hai Giêsu, là hiền thê, là bạn t́nh của Chúa, mà lại bỏ bẵng Người ở một xó, nơi Đền Tạm Thánh và nơi nội điện linh hồn chúng ta như vậy, th́ chắc hẳn chúng ta chưa yêu Chúa Giêsu Thánh Thể. Hay chúng ta chỉ yêu ngoài miệng, yêu đại khái, yêu nửa vời vậy thôi. V́ hai người yêu nhau tha thiết đâu có quên nhau lâu đến thế! Bởi nếu chúng ta yêu Người da diết, si mê, th́ chắc chắn sẽ nong nả nôn nóng rước đón Người vào tâm hồn bằng sự liên lỉ thao thức kết hợp chặt chẽ với Người, níu kéo Người trong mọi giờ khắc, và chạy đến thờ lậy Người mỗi khi có dịp. Điên dại qúa chăng? Không đâu, bởi v́ đó là thứ luận lư của t́nh yêu tinh tuyền, nóng bỏng.

     Noi gương các mục đồng xưa kia, trong Năm Thánh Thể này, chúng ta hăy thôi thúc nhau siêng năng chầu Thánh Thể, yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, và lần hạt Mân Côi, để phạt tạ Thánh Thể và phạt tạ Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, trong ư hướng đền bù tội lỗi của chúng ta và của toàn nhân loại đang chối bỏ, khước từ Thiên Chúa và sống xa Thiên Chúa. Cũng như trong ba năm chuẩn bị Năm Thánh 2000, chúng ta hăy trở thành ”tông đồ Thánh Thể”, mạnh mẽ phát động phong trào chầu Thánh Thể hằng ngày, trong mọi nhà thờ giáo xứ, giáo phận và trong mọi nhà nguyện cộng đoàn ḍng tu trên toàn nước. Mỗi người hăy mau chóng cố gắng trở thành ”trái tim yêu”, yêu say mê như Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Nếu chúng ta thực sự yêu Chúa say mê như thế, th́ gia đ́nh, xứ đạo, giáo phận và quê hương đất nước chúng ta sẽ thay đổi, và mọi người sẽ được sống kinh nghiệm một Lễ Hiện Xuống Mới, khi Nước T́nh Yêu của Thiên Chúa vinh thắng hiển trị khắp nơi.

                                                                                                                         [ Trích TRÁI TIM YÊU,Tập I]