Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 67 (Năm II) (TUẦN TỪ 08.01 ĐẾN 15.01.2008)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong số nầy.

 

1.     TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

2.     GIỚI THIỆU

       TÀI LIỆU GIÁO HỘI

       PHÊ PHÁN CUỐN SÁCH CỦA ROGER HAIGHT, s.j.

          “CHÚA GIÊSU BIỂU TƯỢNG CỦA THIÊN CHÚA”                   

      T̀M HIỂU KINH THÁNH.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

           TẠO DỰNG CON NGƯỜI                                                                                                                                         

      VẤN ĐỀ HÔM NAY

                                                                              CHỦ NGHĨA VÔ THẦN CHO TRẺ EM     

                                                                                                                                                                                                                                                                                         

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHEP RỬA

    

  PHỤ TRANG:         

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

TIN TỨC ĐƯỢC TUYỂN LỰA KỸ CÀNG, TỔNG HỢP, CHUYỂN NGỮ VÀ KÍNH GỬI, ĐỂ CÙNG HOÀ VỚI NHỊP ĐẬP CỦA HỘI THÁNH VÀ CHIA SẺ GÁNH NẶNG VỚI VỊ CHA CHUNG HOÀN VŨ.

 

THỦ TƯỚNG VIỆT-NAM GẶP ĐỨC TGM HÀ NÔI ĐỂ BÀN VỀ TÀI SẢN GIÁO HỘI

(AsiaNews 01.01.2008) Ngày 30.12, thủ tướng Nguyễn-Tấn-Dũng đă gặp ĐTGM Giuse Nog6-Quang-Kiệt để thảo luận vấn đề tài sản Giáo Hội bị nhà nướ trưng thu. Ông muốn đích thân nh́n xem hàng ngàn tín hữu Công-giáo biểu t́nh từ Giáng Sinh yêu cầu nhà cầm quyền địa phương trap trả một toà nhà thuộc về Toà khâm sứ Toà Thánh cho chủ nhân hợp pháp của nó: Giáo Hội. Toà nhà hiện được dùng làm hộp đêm. Cuộc hội đàm kéo dài 15 phút và khi thủ tướng xuât hiện, những người biểu t́nh đă vỗ tay hoan hô.

ÔNG HỒ CẨM ĐÀO NÓI VỀ TỰ DO TÔN GIÁO

(AsiaNews 01.01) Có phải đảng CS Trung Quốc đang xem xét lại lập trường của đảng về tự do tôn giáo chăng? Một dấu chấm hỏi vẫn treo lơ lững trên vấn đề nầy và  sẽ vẫn như vậy cho tới khi chính sách của đảng đối với tôn giáo thật sự thay đổi. Tuy vậy có hy vọng như một kết quả của một sự kiện bất thường và quan trọng. Ngày 18.12, bộ chính trị đă tổ chức một phiên họp khoáng đại tập thể nghiên cứu về tôn giáo, khắc phục lập trường bài tôn giáo về mặt truyền thống của ư thức hệ chính thức của đảng. Hội nghị nầy không phải là một trong nhiều hội nghị nhằm mang các quan chức của đảng phụ trách các vấn đề tôn giáo cập nhật các vấn đề mà công tác giám sát nhạy cảm của họ đ̣i hỏi. Thay vào đó là phiên họp toàn thể bộ chính trị từ khi đại hội đảng kết th1c vào tháng mười, có sự tham dự của các quan chức hàng đầu trong đảng có khả năng thực hiện những cải tổ chính sách, trong đó co chủ tịch kiêm tổng bí thư Hồ Cẩm Đào. Trong bài diễn văn, Ông HCĐ nhấn mạnh vai tṛ tích cực của tôn giáo trong việc xây dựng một xă hội hài hoà và kêu gọi toàn đảng chú tâm hơn về sự cốn hiến tích cực của tôn giáo.

 

CUỘC TẬP HỌP BẢO VỆ GIA Đ̀NH CÓ QUY MÔ KHỔNG LỒ

(CWNews 01.01) Gần 2 triệu người Tây Ban Nha tụ họp tại Quảng Trường De Colon ở thủ đô Madrid ngày 30.12.2007 để dự cuộc tuần hành khổng lồ nhằm ủng hộ đời sống hôn nhân và gia đ́nh, trùng với lễ kính Thánh Gia Thất và kỷ niệm 25 năm chuyến công du của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II. Cuộc diễu hành do các tổ chức Bảo Vệ Gia Đ́nh (BVGĐ) tổ chức với sự ủng hộ mạnh mẽ từ hàng giáo phẩm Công giáo, nhằm phát đi một thông điệp tích cực ủng hộ gia đ́nh.Nhưng cuộc tuần hành là một lời phê b́nh chỉ trích rơ ràng mặc nhiên  về các chính sách do chính phủ xă hội chủ nghĩ của nước Tây Ban Nha chủ trương, bao gồm cả việc công nhận là hợp pháp hôn nhân đồng tính và nới lỏng các hạn chế nạo phá thai. Đám đông khổng lồ hoan hô Đức Thánh Cha Biển Đức khi người lên tiếng bằng cầu truyền h́nh từ Vatican, đang buổi triều yết thường kỳ vào Chúa nhật tại Quăng Trường Thanh Phêrô. Bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha nói rằng gia đ́nh, được đặt nền tảng trên “một sự kết hợp bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, là chỗ được đặc quyền trong đó sự sống con người được chào mừng và bảo vệ”. Người nói thêm rằng các phụ huynh có “quyền và bổn phẩn căn bản” giáo dục con cái ḿnh,nhất là về mặt đạo đức. Đức GM Ricardo Blasquez Perez giáo phận Bilbao,chủ tịch HĐGM Tây Ban Nha, lập lại lời của Đức Thánh Cha, rằng gia đ́nh đặt nền tảng trên hôn nhân là “được xây dựng trên bản thể con người”. Ngài lưu ư, nhằm đă kích việc chính phủ công nhận hôn nhân đồng tính, rằng bản chât của hôn nhân không thay đổi theo các hoàn cảnh chính trị hoặc từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Có ít nhất 40 giám mục tham gia, do chính Đức hồng y giáo phận Madrid Antonio Maria Rouco Varela dẫn đầu. Có đại diện rât nhiều phong trào giao dân Công giáo tham gia,như Hiệp Thông và Giải Phóng; Cộng Đoàn Thánh Egidio, Phong trào Focolare, Con Đường Tân Ṭng. ThưnChị Chiara Lubich của phong trào Focolare cũng được đọc lên.

NĂM 2007 CÓ 21 NGƯỜI LÀM VIỆC GIÁO HỘI BỊ GIẾT V̀ ĐỨC TIN

(CWNews 01.01) Theo hăng tin Fides đưa tin:  Ít nhất có 21 linh mục,phó tế,tu sĩ và chủng sinh chết v́ đức tin năm 2007. Mỗi năm Hăng tin Fides, một cánh tay của  Thánh Bộ Phúc Âm Hoá, đều sưu tập một danh sách đầy đủ những người làm việc Giáo Hội bị giết đang khi phục vụ Tin Mừng, nhất là trong các lănh vực truyền giáo. Danh sách sơ bộ nầy gồm 2 tên, không kể các giáo dân. Số giáo sĩ và tu sĩ bị chết lớn nhất đên từ Châu Á: 4 linh mục, 3 phó tế và 1 chủng sinh.

NĂM 2007: 2,8 TRIỆU NGƯỜI THAM DỰ CAC BUỔI LỄ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CWNews 01.10) Một tổng số 2,8 triệu người đă tham dự cac buổi triều yết và phụng vụ do Đức Thánh Cha Biển Đức chủ tŕ vào năm 2007. Hăng tin Apcom đưa tin rằng 442.000 người tham dự ác cử hành phụng vụ; 620.000 ta dự các buổi triều yết thứ tư hàng tuần; 1,45 triệu tham dự Kinh Truyền Tin vào mỗi Chúa Nhật và 209.000 được dự những buổi triều yết riêng.

NHÂN VẬT SỐ 2 CỦA VATICAN VIÊN THĂM CUBA,HỘI KIẾN ÔNG RAUL CASTRO

(CWNews 01.01)  Đưc hồng y Tarcisi Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, dự kiến thăm viêng Cuba trong năm 2008 và hy vọng sẽ hội kiến với  quyền chủ tịch Raul Castro. Trả lời phỏng vấn của tờ tuần báo Ư Famiglia Cristiana, mà các đoạn trích dẫn đă được công bố vào ngày 29.12.2007, Đức hồng y Bertone chỉ ám chỉ về các chương tŕnh gặp Ông Raul Castro. Ngài không cho biết sẽ thử nói chuyện với chủ tịch Fidel Castro hay không. Đức hồng y Bertone sẽ đi sang Cuba vào tháng hai để tham dự vào các lễ mừng đánh dấu kỷ niệm 10 năm chuyến công du Cuba của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Vị giáo phẩm người Ư sẽ là giới chứcCông giáo cao cấp nhất đi thăm Cuba kể từ hành tŕnh lịch sử của Đức giáo hoàng.

“THIÊN CHÚA LÀ AI?” LÀ CÂU HỎI ĐƯỢC T̀M KIẾM NHIỀU NHẤT TRONG NĂM 2007 ?

(AsuaNews 02.01) Internet giúp cho các truy cập về tôn giáo. Theo bản báo cáo thường niên lần thứ hai của  Google Zeitgeist, « Thiên Chúa là ai ? » là câu hỏi dược truy cập nhiều nhất trong Google năm vừa qua. Tất cả điều đó xác định rằng những vấn nạn sâu sắc và hiện sinh giữ một  vai tṛ hết sức quan trọng trên mạng. Cuộc nghiên cứu cho thầy đa số các câu hỏi đến từ Hoa Kỳ, quốc gi phát triển nhất về Internet. Điều tra cũng cho biết có 64% người dân Mỹ sử dụng Internet cho các mục đích tôn giáo và tinh thần. Một bài viết về kinh tế chỉ xếp hạng bảy: khủng hoảng tài chính gây ra do việc cho mượn tiền mua bất động sản.

KÊU GỌI KITÔ-HỮU HƯỚNG VỀ MẸ MARIA XIN TRỢ GIÚP VIỆC KIẾN TẠO HOÀ B̀NH

(CNS 03.01) Đức Thánh ha Biển-Đức XVI kêu gọi các Kitô-hữu hướng về Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, để xin giúp cho trở nên những bạn hữu đích thực của Chúa Giêsu và nên những người kiền tạo hoà b́nh dũng cảm. Trong buổi triếu yết đầu tiên năm 2008, Đức Thánh Cha chúc mừng năm mới hàng ngàn khách hành hương ngất ngây ở đại sảnh Phaolô VI tại Vatican. Người mời gọi tín hữu “cẩn trọng xem xét sự hiện diện của Đức Maria trong đời sống Giáo Hội và trong cuộc đời của mỗi cá nhân trong chúng ta » và cầu xin Mẹ Maria giúp đỡ để chúng ta « hiểu biết sâu xa hơn sự hiện diện từ mẫu của Mẹ ».

SUY ĐOÁN: CÓ THÊM CHẶNG DỪNG CHÂN TRONG HÀNH TR̀NH CỦA ĐỨC THÁNH CHA ?

(cwnEWS 03.01) Theo hăng tin KAI : Có khả năng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ thêm một chặng dừng chân ở Châu Á vào hành tŕnh của người tới Úc dự Đại Hội Giơi Trẻ Thế Giới vào tháng sáu năm 2008. Hăng tin nầy c̣n suy đoán rằng Đức Thánh Cha có thể thăm Hàn Quốc hoặc cả Hong Kong trong chuyến đi nầy. Tuy nhiên chưa có kế hoạch nào của các cuộc thăm viếng như thế được thông báo. Hăng tin KAI cũng gợi ư là Đức Thánh Cha có thể lên tiếng tại Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg,như một phần trong hành tŕnh của người tới Pháp dự kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ-Đức. Cũng thế, chưa có kế họach cụ thể nào như thế được loan báo, nhưng Tháng Ba năm 2007, người đứng đầu Nghị-Viện Châu Âu, Hans-Gert Pottering, đă đưa ra lời mời Đức Thánh Cha nói chuyện . Đức Gioan-Phaolô II đă đọc một bài diễn văn tại Strasbourg năm 1988.

TỔNG THỐNG ISRAEL TIẾP KIẾN CÁC GIÁO SĨ KITÔ-GIÁO

(IsraelNN 03.01) Tổng thống Israel Shimon Peres đă hội kiến với các lănh đạo Kitô-giáo tại nơi ở chính thức của ông tại Giêrusalem để tôn vinh lễ iáng Sinh và Năm Mới Kitô-giáo 2008. Tham dự buổi gặp gỡ là lănh đạo các giáo phái Kitô-giáo hoạt động ở Israel, gồm Thượng phụ Theofilos III của Chính Thống Hy Lạp ; Đức TGM Michel Sabbah của Giáo Hội Công giáo La Mă ; Thượng phụ Torkom Manoogian thuộc giáo hội Acmêni ; và Đức TGM Elisa Chaour thuộc giáo hội Công giáo Melkite Hy Lạp. Tổng thống Peres cho biết Israel sẽ tiêp tục bảo vệ các giao hội và bảo đảm tự do thờ phượng đối với mọi người. Liên quan đến sự đe doạ bạo lực tôn giáo ở Bờ Tây ngày nay, ông Peres nói, « Người Palestine không phải là kẻ thù của chúng tôi.Hồi giáo cũng  vậy. Kẻ thù của tất cả mọi tôn giáo là chủ  nghĩa khủng bố, bạo lực và cái chết ». Ông kêu gọi các giáo hội hăy làm cho Israel “trở thành vùng đất từ đó một thông điệp ḷng bao dung và t́nh thương được truyền đi khắp thế giới ».Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Meir Shetreet cũng nói chuyện với đại diện các giao hội. Ông lưu ư rằng Israel là một trung tâm tinh thần và tôn giáo,nhưng ông bày tỏ hy vọng nó cũng trở thành trung tâm của hoà b́nh vào năm 2008.

LỄ GIÁNG SINH ĐƯỢC THÊM VÀO NHƯ NGÀY LỄ NGHỈ CHUNG Ở NƯỚC NÊPAL

(CNS 03.01) Giáng Sinh là một trong chín lễ tôn giáo và dân tộc mà chính phủ Nêpal đă thêm vào trong danh sach các lễ nghỉ do áp lực từ các nhóm và tổ chức tôn giáo sắc tộc thiểu số. Bộ Trưởng Nội Vụ của đất nước đa số theo Ấn-giáo nầy thông báo vào ngày 29.12 rằng Giáng Sinh và Eid-al-Fitr, lễ của người Hồi giáo tiếp sau tháng ăn chay Ramadan, nằm trong các lễ nghỉ công cộng. Đức GM Anthony Sharma ở Nêpal nói rằng đó là một điều đán vui mừng, v́ cuối cùng chính phủ cũng công nhận sự cống hiến của các Kitô-hữu và của Giáo Hội Công giáo cho đất nước ». Ngài hy vọng chính quyền cũng sẽ cho ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh thành ngày nghỉ lễ. Ở Nêpal, Chúa nhật là ngày lao độn, trong khi thứ Bảy lại là ngày nghỉ hàng tuần. Với các ngày nghỉ lễ mới được thêm vào, th́ con số lễ nghỉ ở Nêpal sẽ là 35.

VỚI NGƯỜI TỴ NẠN IRAQ: GIÁNG SINH “SỰ LỰA CHỌN KHÁC NGOÀI BẠO LỰC”.

(AsiaNews 04.01) Đối với hàng chục ngàn Kitô-hữu Iraq tỵ nạn ở Syri, đây là Giáng Sinh đầu tiên xa nhà của họ. Mặc cho mất mát hầu như mọi sự họ có ở Iraq, trong mắt họ không hề thấy sự thất vọng. Dù cho nghèo khổ và tương lai bất định, ở Syri cuối cùng họ cũng được “tự do”. Đây cũng là Giáng Sinh đầu tiên “trong an b́nh”, không bị bom đạn và tấn công. Ngày Giáng Sinh. Với tâm trạng nhớ quê hương; lo âu cho tương lai con cái; nỗi sầu muộn khi nh́n những ǵ tiết kiệm lâu năm nay dần bị xói ṃn từng tháng; phiền muộn v́ chờ đợi visa để đến “bất cứ quốc gia phương Tây nào, để xây dựng lại cuộc sống”, họ tụ họp nhau ở thánh đường, nơi duy nhất mà họ vẫn c̣n cảm thấy “ở nhà”. Các quan chức Cao Uỷ Người Tỵ Nạn LHQ tuyên bố rằng từ năm 2003,Syri đă đón hơn 1,4 triệu người dân Iraq. 80% trong số nầy sống ở Damscus. Kitô hữu có khoảng 20.000 và tín hữu Can-đê là nhóm đông nhất. Đức TGM Can-đê giáo phận Aleppo, Antoine Audo giải thích: “Quà tặng mà Thiên Chúa ban cho chúng tôi, T́nh yêu  Con của Người ở giữa chúng tôi, tượng trưng cho ánh sáng hy vọng, một lựa chọn khác với bạo lực, mà người dân Iraq biết và thân t́nh”.

CÁC LĂNH ĐẠO D̉NG TÊN KHÔNG SẴN SÀNG GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG CỦA D̉NG

(CWNews 04.01) Hơn 200 đại biểu đại diện cho các tỉnh ḍng Ḍng Tên trên thế giới quy tụ về Roma tuần nầy nhằm chuẩn bị cho Tổng Ghị lần thứ 30 của Ḍng và bầu một Bề Trên Tổng Quyền mới. Vào thang 2.2006, Cha Peter-Hans Kolvrnbach, người đă cầm đầu Ḍng Tên từ năm 1983, đă gây ngạc nhiên khi thống bào rằng Ngài sẽ xin thôi giữ cương vị lănh đạo vào đầu năm 2008 và triệu tập Tổng Nghị để chọn người kế nhiệm. Cáa giới chức Ḍng Tên cho biết Cha Kolvcenbach đă xin ư kiến của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI [Bề Trên tổng quyền Ḍng tên, trên nguyên tắc và theo Hiến Pháp Ḍng, được bầu trọn đời. Do thường xuyên ở Roma, người ta gọi Ngài là “giáo hoàng đen”].

ĐĂ XÁC NHẬN: CÁC NHÀ LĂNH ĐẠP HỒI GIÁO VIẾNG THĂM VATICAM ĐỂ ĐÀM PHÁN

(CWNews 03.01) Đức hồn y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, đă xác nhận các chương tŕnh gặp gỡ giữa các giới chưc Vatican và các nhà lănh đạo Hồi giáo. Ngài noi vơi tờ Osservatore Romano rằng một hội nghị với các đại diện của sáng kiến hành động “Một Thế Giới Chung”, do nhóm 138 lănh đạo Hồi giáo đưa ra vào tháng 10.2007, sẽ giễn ra tại Roma vào mùa xuân nầy. Cuộc hội nghị, theo nhận định của Ngài, sẽ mang “tính lịch sử trong một y nghĩa nào đó”. Ngài chưa cho biết cụ thể ngày giờ của hội nghị. Sau bưc thư của các lănh đạo Hồi giáo nầy [ gửi các nhà lănh đạo Kitô-giáo], Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă phúc đáp vào tháng 11 với một lời mời các đại diện của nhóm nầy đến Roma để thảo luận sâu xa hơn. Tuần vừa rồi,hoàng tử Ghazi bin Muhammad bin Talal, chủ tịch Viện Tư Duy Hôi giáo Aal al-Bayt ở Jordan cho biết ông đă nhận lời mời của Đức giáo hoàng và hy vọn sẽ hội kiến với Đức giáo tông và tháng hai hoặc tháng ba năm 2008. Các kỳ họp ở Roma được trông đợi có sự thm gia của đại diện Phủ Quốc Vụ Khanh và Học Viện Giáo Hoàng về Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi giáo. Các giới chức Vatican nhấn mạnh việc Hồi giáo công nhận quyền tự do tôn giáo, nhất là đối với các Kitô-hữu sinh sống trng các nước có tỷ lệ Hồi giáo áp đảo.

 

GIÁM MỤC BỊ NGUYỀN RỦA V̀ ĐĂ KÊU GỌI LOẠI BỎ GIẢNG DẠY T̀NH DỤC AN TOÀN

(Gazette 04.01) Những đề xuất gây tranh căi của Đức giám mục Công giáo ở Fylde, Đức Cha Patriick O’Donoghue giáo phận Lancaster, nhằm loại bỏ giáo dục “t́nh dục an toàn” trong các trường học, đă bị công khai chỉ trích. Tin cho biết Ngài đă chỉ thị cho các trường Công giáo trong giáo phận Ngài, gồm miền duyên hải Fylde, chấm dứt những bài học như thế. Người ta sợ rằng biện phap nầy sẽ dẫn tới việc có thêm nhiều thanh thiếu niên tuổi teen ở Blackpool có thai, một nơi mà tỷ lệ thai vị thành niên thuộc loại cao nhất nước - hạng ba. Con số gần đây nhất năm 2005 cho thấy cứ 15 thiếu nữ, th́ có một cô trở thành mẹ trước 18 tuổi. Trong một văn kiện dài 66 trang tựa đề Sẵn Sàng cho Sứ Mệnh, Vị giám mục đă kêu gọi các giáo viên hăy dùng khoa học để giảng ạy “các chân lư đức tin”, chỉ đề cập đến t́nh dục và giới tính bên trong “bí tích hôn nhân”, nhấn mạnh ngừa tránh thai là sai lầm và làm nỗi bật kê hoạch hoa gia đ́nh tự nhiên. Nhưng Coun Don Clapham, thành viên nội các về giáo dục và giơi trẻ tại Hội Đồng Blackpool nói rằng ông không ủng hộ việc loại trừ giáo dục an toàn t́nh dục khỏi bât cứ trường học nào ờ Blackpool.

PHÁI ĐOÀN HĐGM TOÀN ẤN GỒM CÓ NHIỀU NGHỊ SĨ,THĂM VIẾNG ORISSA

(ICNS 04.01) Người phát ngôn HĐGM Ấn Độ,Cha Babu Joseph, cho biết phái đoàn lên đường đi Orissa ngày 03.01. Phái đoàn sáu thành viên gồm cả các Nghị Sĩ Sitaram Yechury,Francis Fanthome, Vanlalzawma và Nayak Besidec, người phát ngôn HĐGM Ấn Độ Joseph. “Mục đích chính của phái đoàn đi thăm Orissa là để nghiên cứu nhữn cuộc tấn công ngày Giáng Sinh và tŕnh bày một báo cáo với nhà cầm quyền Bang và Giáo Hội để có hành động thích hợp”. Trong tất cả các hội nghị, Đức TGM Cheenath đều được  bảo đảm một cách mạnh mẽ về sự ủng hộ từ các nguyên thủ quốc gia. Trong các cam kết bảo đảm mà Đức TGM nhận được, có:

1). Cả Thủ tướng lẫn Bộ Trưởng Nội Vụ bảo đảm chính quyền sẽ làm mọi sự để phục hồi niềm tin của cộng đồng Kitô-giáo.   2). Bộ Trưởng Nội Vụ thăm với tư cách cá nhân các vùng nầy vào ngày 02.01.2008    3). Một cuộc điều tra sẽ được thực hiện nhằm t́m hiểu chắc chắn những sự kiện thực tế của vấn đề   4). Đền bù xứng đáng cho các nạn nhân của vụ bạo lực và giúp các tổ chức Giáo Hội xây dựng lại các cơ sở bị phá hủy  5). Những kẻ chịu trách niệm về vụ đốt phá và bạo lực sẽ bị trừng trị      6). Uỷ Ban Quốc Gia về các nhóm Thiểu Số hứa sẽ gửi một toán điều tra trựng hợp nầy      7). Uỷ Ban Quốc Gia Quyền Con Người cũng hứa gửi một toán để nghiên cứu các sự kiện nầy.

NHÀ TRUYỀN GIÁO NGƯỜI Ư ĐƯỢC VINH DANH NHÂN KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH

(UCAN 04.01) Một chiến dịch xin chữ kư để mở lại án phong chân phước cho vị tu sĩ Ḍng Phanxicô đi đầu trong việc dịch Kinh Thánh ra tiếng Hoa đă làm nỗi bật kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị tu sĩ nầy, Đấng Đáng Kính Gabriele Allegra. Trước khi bắt đầu Thánh Lễ vào ngày 26.12.2007, do Đức hồng y Joseph Zen Ze-kiun chủ tế, rất nhiều người đă kư vào đơn thỉnh nguyện ở cửa ra vào nhà thờ. Đấng Đáng Kính Allegra sinh năm 1907, gia nhập Ḍng Phan-Sinh ở tuổi 16, thụ phong linh mục năm 1930 và được sai đền Trung Quốc làm thừa sai, với tư cách  bề trên tiểu Chủng Viện Hengyang ở Hong Kong. Nỗi tiếng v́ khả năng ngôn ngữ và hiểu biết kinh Thánh, Cha dịch Kinh Thánh từ tiếng gôc Do Thái cổ,Aramếen và hy Lạp sang tiếng Hoa,kèm theo chú giải và dẫn nhập. Ngài thành lập Viện Kinh Thánh ở Bắc Kinh vào tháng 8.1945 để riếp tục công việc nầy (được cuyển sang Hong Kong năm 1948). Ngài hoàn tất công việc dịch thuật vào năm 1968. 1975, Viện cũng phát hành một cuốn Từ Vựng Kinh Thánh. Ngài qua đời năm 1976. Toà Thánh mở án phong chân phước cho Ngài vào năm 1984 và tuyên bố danh hiệu “Đấng Đáng Kính” cho Ngài 10 năm sau (1994). Một phép lạ nhờ lời bầu cử của Ngài được công nhận vào năm 2002 và việc phng chân phước được dự trù vào ngày 26.10.2007, nhưng đă bị hoăn lại vô thời hạn.

ĐÁNH DẤU KỶ NIỆM 400 NĂM ĐẠO CÔNG GIAO Ở THƯỢNG HẢI

(UCAN 04.01) Dức Cha Aloisius Jin Luxian giáo phận Thượng Hải đă yêu cầu hàng giáo sĩ địa phận gia tăng nỗ lực truyền giáo nhằm đánh dấu kỷ niệm 400 năm Đạo Công giáo vào Thượng Hải. Trong một thư mục vụ công bố ngày 24.12, Đức giám mục Jin,Ḍng Tên, cũng thúc giục các tín hữu Công giáo canh tân bản thân về mặt thiêng liêng, đáp lại lời kêu gọi của Đức thánh Cha Biển-Đức XVI,dâng lời cầu nguyện lên Đức Bà ở Sheshan vào ngày 24.05. Đưc Cha Jin, gôc Thượng Hải, 91 tuổi, khởi đầu thư mục vụ với việc kể lại lịch sử Đạo Công giáo đên Thượng Hải năm 1608 và nói với các tín hữu “không được quên các thừa sai”, đă cống hiến cho nghệ thuật và khoa học, thiên văn học và y khoa cho  địa phương. Ngài tỏ bày ḷng yêu kính,  biết ơn và cổ vũ tín hữu Công giáo đáp lại lời kêu gọi của Đức giáo tông.

ĐỨC THÁNH CHA THĂM NHÀ CHO NGGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở ROMA

(CWNews 05.01) Ngày 04.01, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă đi thăm một ngôi nhà cho các phụ nữ vô gia cư ở Roma, do các nữ tu Thừa Sai Bác Ái điều hành. Mỗi năm vào mùa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha đi thăm một cơ sở từ thiện ở Roma [ Năm ngoái,Người đi thăm bếp ăn do Caritas điều hành; c̣n năm 2006 là bệnh viện Thánh Nữ Mác-ta, một trung tâm nhi kjoa bên trong Vatican]. Ngôi nhà dành cho các phụ nữ vọ gia cư mà Người chọn đi thăm năm nay, Casa Dono di Maria (Quà Tặng của Đức Maria) ,nơi 70 người nữ được cư ngụ dưới sự chăm sóc của Ḍng Nữ do Mẹ Têrêxa sáng lập. Khoảng 120 nữ tu Ḍng Thừa Sai Bác Ái đang phục vụ tải các cơ sở từ thiện khác nhau ở Roma đă quy tụ cả về Casa Dono di Maria. Người nói với họ rằng Ngôi nhà đưộc khánh thành năm 1988, là một “dấu chỉ và là một tấm gương cho các cộng đồng Kitô-giao khác trở nên nhiềm nở và cởi mởi thêm nữa”

CÁC NHÀ THẦN HỌC NGA THẢO LUẬN VỀ ĐỊA VỊ ĐỨNG ĐẦU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CWNews 05.01) SIR, hăng tin của HĐGM Ư, đưa tin: Một uỷ ban thần học Chính Thống Nga đă họp nhau để thảo luận về vấn đề địa vị đứng đầu của Đức giáo hoàng. Đây là đề tài chính cho những thảo luận tại hội nghị tháng mười của ủy ban chung thần học Công Giáo – Chính Thống tại Ravenna, Ư, nhưng các đại biểu Giáo Hội Chính Thống Nga đă rời bỏ hội nghị, nêu lên những bất đồng về ghế ngồi của các đại biểu đên từ Giáo Hội Chính Thống Estonia, mà Mạc-Tư-Khoa không công nhận. Tại hội nghị tháng 12, nhóm thần học Chính Thống Nga cũng thảo luận một văn kiện về quan hệ giữa Tin Làng Luther và Chính Thống. Các khoá họp được TGM Filaret giáo phận Minsk,Belarus, chủ toạ.

SẮP CÓ GIẢI PHÁP CHO CÁC CUỘC TRANH ;UẬN VỀ TÀI SẢN GIÁO HỘI Ở CZECH?

(CWNews 05.0) Theo tờ nhật báp Pháp La Croix: Một cuộc tranh căi lâu đời về việc hoàn trả các tài sản Giáo Hội ở Czech bị tịch thu dưới thời chính phủ cộng sản hy vọng sắp có giải pháp. Tổng thống Czech Vaclav Klaus, người đang đối diện với thách thức bầu cử vào tháng hai, đă đặt ưu tiên hàng đâu cho cuộc tranh căi nầy cho chính phủ của ông, với việc thành lập một uỷ ban để dàn xếp các yêu cầu về tài sản bị tịch thu. Tuy nhiên các nỗ lực để đạt đến một thoả thuận trong quá khứ bị cản trở bởi sự chống đối quyết liệt trong quốc hội Czech và do sự hững hờ của quần chúng ở một trong những xă hội thế tục hoá cao nhất Châu Âu.

SÁCH CỦA  ĐỨC THÁNH CHA VƯỢT NGƯỠNG 2 TRIỆU BẢN ĐƯỢC BÁN RA

(CWNews 05.01) Lượng bán ra cuốn Chúa Giêsu Nazaret, của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, cho biết vào thang 4.2007 đă vượt ngưỡng 2 triệu bản. Trong n8m 2008, cuốn sách sẽ được bày ban tại 50 quốc gia. Thông báo của radio Vatican – xac nhận các con số tên đây do nhà xuất bản Vatican đưa ra vào tháng 10 – là dấu hiệu thứ hai cho thấy khả năng hấp dẫn độc giả của Đức Thánh Cha. Tông thư thứ hai của Người – Spe Salvi – đă bán ra 1,5 triệu bản chỉ riêng ỏ Ư ngay tháng đầu tiên phát hành, mặc dù bản văn được đưa tự do trên mạng.

CÁC LINH MỤC LẬP GIA Đ̀NH CŨNG CHẲNG GIẢI QUYẾT ĐƯỌC KHỦNG HOẢNG ƠN GỌI

(CWNews 05.01) Đức TGM đứng đầu Giáo Hội Công giáo Ucraina đă viết một bài cho tờ Osservatore Roamno lập luận rằng một việc chấm dứt luật độc thân giáo sĩ sẽ chẳng giúp giải quyết khủng hoảng ơn gọi. Dức hồng y Lubomyr Husar giáo phận Kiev lưu ư rằng Giáo Hội Byzantin mà Ngài lănh đạo – các giáo hội đông nhất ở Đông Âu hip thông với Roma – cho phép truyền chức linh mục cho những người đă có gia đ́nh. Quy chế hôn nhân của các linh mục không quyết định chất lượng việc  phục vụ của họ cho giáo hội. Cùng lúc, - theo nhận xét của Ngài - việc thiếu vắng kỹ luật  độc thân do nghi lễ Roma thực hiện không loại bỏ thách thức không thay đổi về việc t́m ứng sinh cho chức linh mục.

CÔNG TY ĐỨC TNG ĐỨC GIÁO HOÀNG NHỮNG TÂM PIN MẶT TRỜI CHO ĐẠI SẢNH

(CNS 05.01) Một công ty Đức đă tặng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI một cái ǵ đó đặc biệt mừng Giáng Sinh : một dàn tấm pin mặt trời để sán xuất điện năng cho đại sảnh Phaolô VI ở Vatican, gồm gần 2.000 mô-đun mặt trời lắp đặt trên mái của đại sảnh để cung cấp “năng lượng mặt trời đầu tiên ở Vatican”. Hệ thống năng lượng nầy sẽ phat ra 315.00 kwh điện mỗi năm, bù lại khoảng 315 tấn carbon dioxide.

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP NGOẠI GIAO ĐOÀN: 176 ĐẠI DIỆN

(APIC 05.01) Ngày 07.01.2008, Đức Thánh Cha tiếp kiến Ngoại Giao Đoàn bên cạnh Toà Thánh và theo truyền thống, Người chúc mừng Năm Mới  trước khi đọc một bài diễn văn về t́nh h́nh quốc tế cho các nhà ngoại giao. Là một pháp nhân được quốc tế thừa nhận, Toà Thánh có một mạng ngoại giao bao phủ toàn hành tinh. Mặt khác, 176 đại sứ ngày nay có nhiệm vụ đại diện và bảo vệ các lợi ích của chính phủ họ bên cạnh Toà Thánh.  Với việc tŕnh uỷ nhiệm thư vào ngày 31.05.2007 của vị đại sứ tiên khởi các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, con số các quốc gia có quan hệ ngoại giáo với Toà Thánh tăng lên 176, không kể một con số nhất định về các phái bộ ngoại giao  “đặc biệt” như của Liên bang Nga hoặc Palestine, cũng như văn pḥng đại diện của các tổ chức quốc tế. Các quốc gia như Việt-Nam, trung Quốc, Ả Rập Xê-út chưa có đại diện ở Vatican [ Năm 1978, có 92 quóc gia; trong thời Đức Gioan-Phaolô II có thêm 82 và Đức Biển Đức XVI, thêm 2 nữa. Đoàn đại diện ngoại giao lâu năm nhất là của nước Pháp vào năm 1465. Ngày nay trong các đại sứ cạnh Toà Thánh, có hơn một nửa đặt trụ sở ở nưóc ngoài, nhất là ở Pháp, Thụy Sĩ, Đức và Anh. Các phụ nữ theo truyền thống bận y phục màu đen, đầu đội khăn choàng. Toà Thánh không chấp nhận cùng một đại sứ cho cả Toà Thánh và nước Ư.

NỮ TU PHẢI ĐẤU TRANH CHỐNG SỰ THỐNG TRỊ CỦA NAM GIỚI

(UCAN 05.01) Một nhà thần học nữ , trong đại hội thường niên lần thứ 45 của Hội Đồng Tu Sĩ Ấn Độ (CRI), gốc người Ái Nhĩ Lan, khuyên các nữ tu ở Ấn Độ: Các Nữ Tu phải phát triển tiềm năng của họ và trở thành có kỹ năng nghề trong công việc của ḿnh để chống lại sự thống trị của nam giới. Nữ Tu Ḍn  Colomban Cathleen Coyle xác nhận :”Thiếu tính chuyên nghiệp nầy, chúng ta s44 vẫn bị khuất phục bởi sự kiểm soát gia trưởng”. Khoảng gần 345 bề trên Ḍng tham dự hội nghị kéo dài bốn ngày ở Mangalore, thuộc bang duyên hải có đông Kitô-hữu, cách thủ độ New Dheli 2.290 cây số. Hội nghị bế mạc ngày 01.01.2008. Chị Coyle nói rằng ơn gọi tu tŕ phải ưu tiên trở thành một phần của Nhiệm Thể Chúa Kitô và thứ đến là truyền tải sức mạnh thiêng liêng ấy cho dân chúng. Không có kinh nghiệm huyền nhiệm, phụ nữ sẽ không được trao quyền. Vị nữ tu thần học gia nói:” Giáo Hội rửa tội cho chúng tôi, tha tội cho chúng tôi, làm phép hôn phối cho chúng tôi, chúc lành cho chúng tôi, thêm sức cho chúng tôi và ban Thánh Thể cho chúng tôi như làm cho nam giới”, v́ vậy nữ giới cũng có thẩm quyền giống như nam giới trong sứ mệnh của Chúa

THÁNH BỘ TÍN LƯ ĐỨC TIN

PHÊ PHÁN VỀ CUỐN SÁCH « CHÚA GIÊSU BIỂU TƯỢNG CỦA THIÊN CHÚA »

CỦA LINH MỤC ROGER HAIGHT,Ḍng Tên

 

Trong BTGH số 53 & 54 (mục : VẤN ĐỀ HÔM NAY), đă giới thiệu những bài nhận định về Cha Phan (linh mục Phan Đ́nh Cho, gốc Việt, giáo sư đại học Georgetown,Hoa Kỳ) của các tác giả tương đối “độc lập”. Nếu đọc các tác phẩm “có vấn đề” của Cha Phan (Being Religious Interreligiously) và Jesus Symbole de Dieu của Cha Roger Haight, Ḍng Tên, có thể dễ dàng nhận thấy những SUY NGHĨ - LẬP LUẬN và LẬP TRƯỜNG về tín lư như là ơn cứu độ, giá trị nguồn ơn cứu độ của Hội Thánh Công giáo và các tôn giáo khác, sự trung gian của Chúa Kitô, vv…gần như trùng lặp: không chỉ là sự nghi ngờ, mà là những sự công kích, chối bỏ và nhiều khi mang tính ngạo mạn. Điều đáng suy nghĩ nhất, không chỉ là sự sai lạc của họ, mà chính là sự cố chấp bảo vệ lập trường sai lạc của họ và liên kết với nhau như một “trục Xa-tan” (cụm từ đă được dùng trong chính trị), bất chấp lời cảnh cáo của Toà Thánh, qua Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin. Theo yêu cầu của một số Vị, BTGH xin giới thiệu văn kiện của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin về trường hợp của Cha Roger Haight,Ḍng tên.

 

Giới thiệu

Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, sau khi xem xét cẩn thận, đă thấy rằng cuốn sách Chúa Giêsu Biểu Tượng của Thiên Chúa (Jesus Symbol of God, Maryknoll,Orbis Books,1999) của Cha Roger Haight,s.j.,chứa đựng những sai lầm tín lư nghiêm trọng liên quan đến một số chân lư đức tin căn bản. Do đó quyết định phải in phê phán về vấn đề nầy, kết luận thủ tục phê phán liên quan.

Sau khi trước hết được chuyên gia đánh giá , quyết định nầy được giao phó trưc tiếp cho Đức giám mục đă truyền chức cho tác giả cuốn sách. Ngày 14.02.2000, một loạt những nhận định đă được chuyển tới Cha Peter-Hans Kolvenbach, Bề Trên Tổng Quyền Ḍng Tên, mời gọi Ngài cho tác giả biết những sai lầm chứa đựng trong sách của tác giả và yêu cầu tác giả phải đệ tŕnh những điều làm sáng tỏ và những đinh chính cần thiết lên để  được Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin xem xé t(x. Quy tắc xem xét các tín lư,Ch II).

Câu trả lời của Cha Roger Height,s.j., được tŕnh lên ngày 28.06.2000,không làm sáng tỏ mà cũng chẳng đính chính một sai lầm nào trong số những sai lầm đă được phê phán V́ lư do ấy, trong khi lưu tâm đến sự kiện là cuốn sách được phổ biến khá rộng, cho nên quyết định tiến hành thủ tục để xét xử về mặt tín lư,với việc chú ư đặc biệt tới phương pháp thần học của tác giả.

  Sau khi các nhà thần học cố vấn của thánh Bộ Tin Lư Đức Tin đă đánh giá, phiên họp thường kỳ ngày 13.02.2002 xác định rằng cuốn CGBTCTC chứa đựng những khẳng định sai lầm, mà việc phat tán ra có thể làm hại trầm trọng cho các tín hữu. Và “thủ tục khẩn cấp” được quyết định tiến hành.

  Về vấn đề nầy, chiếu theo điều 26 của Quy Tắc Phê Phán các Tín Lư, ngày 22.07.2002, danh sách các điều khẳng định sai lầm và một đánh giá chung về cai nh́n theo khoa chú giải Kinh Thánh của cuốn sách được chuyển cho Cha Bề Trên Tổng Quyền Ḍng Tên, đề nghị với Ngài yêu cầu Cha Roger Haight phải nộp một bản giải thích về phương pháp của Cha và một bản sửa chữa các sai lầm chứa đựng trong cuốn sách ấy, theo đúng giáo huấn Giáo Hội, trong thời hạn hai tháng.

  Phúc đáp của tác giả được đệ tŕnh ngày 31.03.2003, được phiên họp thường kỳ của Thánh Bộ xem xét vào ngày 8.10.2003. H́nh thức văn chương của văn bản làm dấy lên những ngờ vực về tính chất xác thực của nó, nghĩa là về sự kiện đó là câu phúc đáp cá nhân của chính Cha Roger Haight hay không. Cha được yêu cầu nộp một bản trả lời do chính Cha kư.

  Thư trả lời có mang chữ kư nầy đến vào ngày 07.01.2004. Ngày 05.05.2004, phiên họp thường kỳ của Thánh Bộ nghiên cứu thư và tái khẳng định rằng cuốn CGBTCTC chứa đựng những khẳng định ngược với các chân lư của đức tin thiêng liêng và công giáo trích từ điều thứ nhất của bản Tuyên Xưng Đức Tin,liên quan đến sự đồng hiện hữu của Ngôi Lời, Thiên Tính của Chúa Giêsu, giá trị cứu độ của cái chết Chúa Giêsu, sự duy nhất và tính phổ quát của sự trung gian cứu độ của Chúa Giêsu và của Hội Thánh và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ư kiến thụ động c̣n muốn dùng đến một phương pháp thần học không thích hợp.Việc phổ biến một Bản Lưu Ư Phê Phán về vấn đề nầy được cho là cần thiết.

 

VII.            Phương pháp thần học.

   Trong lời tựa cuốn CGBTCTC, tác giả khẳng định rằng ngày nay thần học phải được hành sử trong đối thoại với thế giới hậu hiện đại,nhưng cũng phải “giữ trung thành với mạc khải nguyên thủy và với truyền thống thường hằng” (trg xii), theo nghĩa các dữ liệu đức tin tạo thành tiêu chí và tiêu chuẩn của môn chú giải Kinh Thánh thần học. Tac giả cũng khẳng định rằng phải thiết lập một “tương quan phê phán” (trg 44-47) giữa các dữ liệu nầy với các h́nh thức và nét đặc biệt của tư duy hậu hiện đại, được tiêu biểu một phần bằng một tính chất lịch sử triệt để và một ư thức đa nguyên (trg 24). “Truyền thống phải được đón nhận theo cách phê phán trong t́nh h́nh ngày nay” (trg 40).

Tuy nhiên, “tương quan phê phán”nầy thực tế được thể hiện bằng một sự lệ thuộc những nội dung đức tin vào tính cách hợp lư và có thể hiểu được trong nền văn hoá hậu hiện đại nầy (trg 49 – 50). Chẳng hạn khẳng định rằng do ư thức đa nguyên ngày nay,mà ‘người ta không thể tiếp tục khẳng định nữa [….]rằng Kitô-giáo là một tôn giáo cao hơn hoặc rằng Chúa Kitô là trung tâm tuyệt đối mà mọi sự trung gian lịch sử khác phải quy chiếu về […]. Trong nền văn hoá  hậu hiện đại nầy, không thể nào suy nghĩ […] rằng một tôn giáo có thể tự cho ḿnh là trung tâm mà mọi tôn giáo khác phải được chỉ dẫn lại con đường đi tới tôn giáo đó” (trg 333).

   Đặc biệt về những ǵ liên quan đến giá trị các công thức tín điều, nhất là về Kitô-học, trong bối cảnh văn hoá và ngôn ngữ hậu hiện đại, khác với bối cảnh trong đó các công thức tín điều được soạn thảo, tác giả khẳng định rằng không được lơ là với các công thức tín điều ấy, nhưng cũng không được lập đi lập lại chúng một cách không chấp nhận phê phán, bởi v́ “trong nền văn hoá chúng ta, chúng không có cùng ư nghĩa như khi chúng được soạn thảo.[…]. V́ thế, phải tham chiếu các Công đồng kinh điển và cũng phải giải thích chúng một cách rơ ràng cho thời hiện tại của chúng ta” (trg 16). Nhưng,thực chất, giải thích nầy không được cụ thể hoá bằng các định đề tín lư truyền đi ư nghĩa không thay đổi của các tín điều như đức tin Giáo Hội muốn, mà cũng chẳng làm sáng tỏ chúng bằng việc làm phong phú sự hiểu biết các tín lư ấy. Cách giải thích của tác giả,ngược lại, cho thấy một cách đọc và giải thích không chỉ khác biệt,mà c̣n đi ngược với ư nghĩa thật sự của các tín điều.

Đặc biệt hơn nữa, với những ǵ liên quan đến Kitô-học, tác giả khẳng định rằng nhằm vượt qua một “chủ nghĩa thực chứng ngây thơ về mạc khải” (trg 173), Kitô-học phải được viết trong bối cảnh một “lư thuyết tổng quát tôn giáo bằng các thuật ngữ của nhận thức luận tôn giáo” (trg 188). Một yếu tố căn bản của lư thuyết nầy sẽ là biểu tượng, với tư cách là công cụ lịch sử cụ thể: một thực tại được tạo nên (ví dụ một con người,một đồ vật hoặc một biên cố) làm cho ta biết một thực tại khác và làm cho nó hiện diện, thực tại khác nầy cùng lúc ở bên trong và phân biệt với chính công cụ, như thực tại siêu việt của Thiên Chúa. Ngôn ngữ biểu tượng, xét về mặt cơ cấu đầy thi vị, giàu tưởng tượng và giàu h́nh ảnh”,sẽ diễn đạt và đưa ra một kinh nghiệm được xác định về Thiên Chúa, nhưng không cung cấp những tư liệu khách quan về chính Thiên Chúa.

   Những lập trường có tính phương pháp luận nầy dẫn đến một cách giải thích làm giảm thiểu và ngụy biện một cách nghiêm trọng các tín lư đức tin, làm dịp cho những khẳng định sai lạc. Đặc biệt, việc chọn lựa nhận thức luận lư thuyết biểu tượng,như những ǵ tác giả muốn nói, phá hoại tận gốc tín điều Kitô-học vốn khởi đi từ Tân Ước,tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Nazaret là ngôi vị của Người Con/ Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người.

 

II. Ngôi Lời có từ trước.

  Lập trường giải thích Kinh Thánh từ khởi đầu tiên vàn dẫn tác giả tới chỗ không nh́n nhận trong Tân Ước căn bản cho tín lư Ngôi Lời có từ trước, cả trong phần mở đầu của Thánh Gioan, ở đó, theo tác giả, Lời (Logos) phải được hiểu theo nghĩa hoàn toàn ẩn dụ. Ngoài ra,tác giả đọc thấy trong Công Đồng Nicêô duy nhất mục đích khẳng định “rằng chẳng ǵ hơn là Thiên Chúa đă và đang hiện diện và hành động nơi Chúa Giêsu”, với việc đánh giá rằng việc nại đến biểu tượng của “Logos” chỉ nên được xem như là một điều giả định trước và do vậy, không phải là một đối tượng để định tín, và cuối cùng th́ không đáng tin cậy trong văn hoá hậu hiện đại. Công đồng Nicêô, như tác giả khẳng định, “sử dụng Kinh Thánh theo một cách thức không thể chấp nhận được ngày nay, nghĩa là như một nguồn thông tin mang tính tượng trưng một cách trực tiếp của những sự kiện và những ữ liệu khách quan, về một thực tại siêu việt”. Tín điều Nicêô do vậy không dạy rằng Người Con hoặc Lời (Logos) có từ trước muôn đời là đồng bản thể với Chúa Cha và được Chúa Cha sinh ra. Tác giả đề xuất “một Kitô-học của sự nhập thể, trong đó hữu thể nhân loại được tạo thành và con người Giêsu Nazaret là biểu tượng cụ thể diễn đạt sự hiện hữu của Thiên Chúa trong lịh sử như là Lời (Logos)”.

   Cách giải thích nầy không phù hợp với tín điều Nicêô, vốn khẳng định một cách chủ định, bằng việc cũng  đối nghịch với tầm nhận thức văn hoá của thời đại ấy, về sự hiện hữu từ trước thật sự của Người Con/Ngôi Lời của Chúa Cha, đă nhập thể vào lịch sử để cứu độ chúng ta.

 

III. Thiên Tính của Chúa Giêsu.

  Lập trường sai lạc của tác giả về sự hiện hữu từ trước của Chúa Con/ Lời (Logos) của Thiên Chúa đă để lại hậu quả là một sự hiểu biết cũng hoàn toàn sai lạc về tín lư về Thiên tính của Chúa Giêsu. Thực ra, tác giả phải viện tới những cụm từ như là :” Chúa Giêsu “phải được coi như là thiêng liêng” (trg 283) và “Chúa Giêsu Kitô […] phải là Thiên Chúa thật” (trg 284). Tuy vậy đó là những khẳng định phải được trải ra dưới ánh sáng lập trường của tác giả về Chúa Giêsu với tư cách là “trung gian” tượng trưng: Chúa Giêsu là một “con người có hạn giới” (trg 205), “một con người nhân loại” (trg 296) và “một hữu thể nhân loại hoàn toàn như chúng ta” (trg 428). Theo tác giả: Vị “Thiên Chúa thật và người thật” do vậy phải được giải thích lại theo nghĩa rằng “người thật” có nghĩa là  Chúa Giesu là “một hữu thể nhân loại như tất cả mọi hữu thể nhân loại khác”, “một hữu thể nh6n loại và một tạo vật có hạn giới”, trong khi “Thiên Chúa thật” muốn nói rằng con người Giêsu, với tư cách là biểu tượng cụ thể, sẽ là và nên như người làm trung gian cho sự hiện diện mang tính cứu rỗi của Thiên Chúa trong lịch sử: chỉ duy nhất trong nghĩ nầy th́ Chúa Giêsu mới có thể được xem như “thật sự linh thiêng và đồng bản thể với Thiên Chúa”. Tác giả nói thêm: “T́nh trạng hậu hiện đại trong Kitô-học hàm ư một thay đổi trong cách giải thích vượt quá cách đặt vấn đề của Công Đồng Cancêđônia”, ngay chính ở nghĩa sự kết hợp thiên tính phải được hiểu như là “sự kết hợp không ǵ khác hơn là Thiên Chúa như Ngôi Lời với con người nhân loại Giêsu”. Cách giải thích về về thiên tinh của Chúa Giêsu ngược với đức tin của Hội Thánh, vốn tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Hằng Hữu của Thiên Chúa, đă làm người, như Người được tuyên xưng nhiều lần trong các Công Đồng đại kết khác nhau và trong lời rao giảng bất biến của Hội Thánh”

 

IV. Ba Ngôi Cực Thánh

Như là hậu quả của cách giải thich nầy về căn tính của Chúa Giêsu Kitô, tác giả triển khai một tín lư Ba Ngôi Thiên Chúa  sai lạc. Theo tác giả, “lời dạy của Tân Ước không nên được giải thích dưới ánh sáng của các tín lư tiếp theo về một Thiên Chúa Ba Ngôi ở khắp mọi nơi”. Những giáo lư nầy nên được coi như kết quả của một sự hội nhập văn hoá đến sau, có thể dẫn tới việc thần thánh hoá, nghĩa là coi những biểu tượng “Lời” (Logos) và “Thần Khí” như là những “thực thể đích thực” nơi Thiên Chúa. Với tư cách là “những biểu tượng tôn giáo”, “Lời” và “Thần Khí” là những ẩn dụ của hai sự trung gian mang tính lịch sự và cứu rỗi khác nhau của Thiên Chúa một và duy nhất: cái trung gian ở bên ngoài, mang tính lịch sử, qua biểu tượng Giêsu; cái trung gian ở bên trong, năng động, được hoàn tất nhờ sự liên lạc của Thiên Chúa như là Thần Khí. Một cái nh́n như thế, tương ứng với giả thuyết kinh nghiệm tôn giáo tổng quát, dẫn tác giả tới chỗ bỏ sự hiểu biết đúng đắn về chính Ba Ngôi Thiên Chúa được giải thích “như một sự mô tả một sự sống bên trong của Thiên Chúa bị phân biệt”. Từ đó, “một khái niệm về Thiên Chúa như là cộng đồng, ư tưởng thần thánh hoá những sự phân biệt chứa đựng nơi Thiên Chúa và gọi chúng là những ngôi vị, để làm sao cho những ngôi vị nầy ở trong tương quan hiệp thông đối thoại, mâu thuẩn với điểm chính yếu của chính giáo lư nầy”, nghĩa là “Thiên Chúa một và duy nhất”. Cách giải thích nầy về Ba Ngôi Thiên Chúa hoàn toàn sai lạc và ngược với đức tin Kitô-giáo về tính chất duy nhất của Thiên Chúa trong Ba Ngôi Nhất Thể, mà Hội Thánh đă tuyên xưng và xác nhận trong rất nhiều những tuyên ngôn long trọng”.

 

V. Giá trị cứu rỗi của cái chết của Chúa Giêsu.

   Trong cuốn Chúa Giêsu biểu tượng của Thiên Chúa, tác giả khẳng định rằng “cách giải thích có tính tiên tri” là phương tiện tốt nhất để cắt nghĩa cái chết của Chúa Giêsu. Ngoài ra,tác giả c̣n khẳng định rằng không cần thiêt việc “Chúa Giêsu tự coi chính ḿnh như một Đấng Cứu Thề phổ quát” và rằng ư nghĩ cho cái chết của Chúa Giêsu như “một cái chết hiến tế, đền tội và cứu chuộc” chỉ là kết quả của một lối giái thích phát triển dần của các môn đệ Người dưới ánh sáng Cựu Ước. Cả ngôn ngữ truyền thống của Hội Thánh ‘về Chúa Giêsu Đấng chịu đau khổ v́ chúng ta, hiến dâng ḿnh làm lễ tế lên Thiên Chúa, chấp nhận chịu h́nh phạt v́ tội lỗi chúng ta và chịu chết để làm hài ḷng công lư của Thiên Chúa “,đều không có ư nghĩa ǵ với thế giới ngày nay. Phải bỏ đi ngôn từ loại nầy, bởi v́  «các h́nh ảnh được liên kết với những cách nói nầy xúc phạm sự nhạy cảm hậu hiện đại và tạo ra một sự chối bỏ và một rào cản cho việc đánh giá tích cực về Chúa Giêsu Kitô”. Lập trường nầy của tác giả trên thực tế chống lại giáo lư của Hội Thánh, vốn luuôn nhận ra nơi Chúa Giêsu một ư muốn cứu chuộc phổ quát liên quan đến cái chết của Người. Hội Thánh nh́n thấy trong các khẳng định của Tân Ước, những khẳng định ám chỉ một cách đặc trưng ơn cứu độ, nhất là trong những lời thiết lập Bí Tích Thánh Thể, một quy tắc cho đức tin của Hội Thánh khi đó là vấn đề giá trị cứu rỗi phổ quát của hy tế thập giá..

 

VI. Tính duy nhất và tinh phổ quát của sự trung gian cứu rỗi của Chúa Giêsu và của Hội Thánh.

  Về những ǵ liên quan đến tính phổ quát của sứ mệnh cứu rỗi của Chúa Giêsu, tác giả khẳng định rằng Chúa Giêsu “có tính cách quy chuẩn” cho các Kitô-hữu, nhưng “không phải cấu tạo chủ yếu” cho các sự trung gian tôn giáo khác. Ngoài ra tác giả c̣n khẳng định rằng “chỉ có Thiên Chúa hành động việc cứu độ và sự trung gian phổ quát của Chúa Giêsu là không cần thiết” : Quả thật, “Thiên Chúa hành động trong đời sống con người bằng nhiều cách thức khác nhau vượt ra ngoài Chúa Giêsu và thực tại Kitô-giáo”. Tác giả nhấn mạnh về sự cần thiết phải vượt qua chủ nghĩa lấy Chúa Giêsu làm trung tâm sang chủ nghĩa lấy Thiên Chúa làm trung tâm, sẽ “loại bỏ sự cần thiết phải nối kết việc cứu độ của Thiên Chúa duy nhất vào Chúa Giêsu Nazaret”. Liên quan đến sứ mệnh phổ quát của Hội Thánh, tác giả đánh giá rằng cần phải có “khả năng nh́n nhận các tôn giáo khác như là những sự trung gian ơn cứu độ của Thiên Chúa ngang hàng với Kitô-giáo”. Ngoài ra,theo tác giả,”không thể hiểu được trong văn hoá hậu hiện đại lại có một tôn giáo tự cho ḿnh là trung tâm mà mọi tôn giáo khác phải được hướng dẫn lại quy về đó. Những thần thoại hoặc những khái niệm  có tính tŕnh thuật siêu h́nh đă lỗi thời rồi”. Lập trường thần học nầy chối từ một cách căn cơ sứ mệnh cứu rỗi phổ quát của Chúa Giêsu Kitô (x. Cv 4,12; I Tim 2, 4 -6; Ga 14,6) và do đó, chối bỏ cả sứ mệnh của Hội Thánh là loan báo và thông hiệp ân sủng của Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế cho mọi người (Mt 28,19; Mc 16,15; Ep 3, 8 – 11); điều mà Tân Ước đă làm chứng một cách rơ ràng và đă được công bố từ bao đời bởi đức tin của Hội Thánh, cho đến trong các văn kiện mới đây”.

 

 

VII. Sự phục sinh của Chúa Giêsu

   Tŕnh bày của tác giả về sự phục sinh của Chúa Giêsu được định hướng theo quan niệm của tác giả về ngôn ngữ Kinh Thánh và thần học như là « tượng trưng cho một kinh nghiệm vốn sản sinh từ một sự trung gian lịch sử » và bởi nguyên lư rằng « thông thường, người ta không nên giả định một điều không thể có ngày nay, lại xảy ra trong quá khứ ». Hiểu như vậy rồi, th́ sự sống lại được tŕnh bày như sự khẳng định theo đó « Chúa Giêsu xét về bản thể học là hằng sống, như cá thể trong vũ trụ của Thiên Chúa [...], lời tuyên bố của Thiên Chúa rằng cuộc đời Chúa Giêsu là một mạc khải thật của Thiên Chúa và một sự hiện hữu con người đích thực ». Sự phục sinh được mô tả như « một thực tại siêu việt chỉ có thể nhận ra trong giá trị của nó bằng một thái độ đức tin và hy vọng » (trg 126). Các môn đệ, sau khi Chúa Giêsu đă chết, chẳng đă nhớ lại và đă suy gẫm về cuộc sống và thông điệp của Người, nhất là về mạc khải Thiên Chúa như là nhân hậu, hay thương xót, lo lắng cho con người và sự cứu rỗi của con người đó sao. Việc hồi tưởng nầy – phát xuất từ việc « những ǵ Thiên Chúa đă khởi sự trong t́nh yêu, do tính chất vô hạn của t́nh yêu nầy, tiếp tục hiện hữu trong t́nh yêu nầy bằng việc tiếp tục sống qua được quyền lực và tính chất quyết định của sự chết » - cũng như một sự can thiệp của Thiên Chúa như là Thần Khí, làm cho đức tin mới nầy được sinh ra một cách tiệm tiến trong sự phục sinh, nghĩa là Chúa Giêsu vẫn sống và được tán dương trong quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa. Ngoài ra, theo cách giải thích của tác giả, « tính lịch sử của ngôi mộ trống và các tŕnh thuật các lần hiện ra không phải là thiết yếu choo đức tin – đức cậy vào sự phục sinh ». Những tŕnh thuật nầy đúng hơn là những « cách diễn tả và giảng dạy nội dung một đức tin đă được h́nh thành ».

  Cách giải thích của tác giả dẫn đến một lập trường không tương thích với giáo lư của Hội Thánh. Lối giải thích nầy được soạn thảo  từ nền tảng những thành kiến sai lạc, chứ không phải trên nền tảng những chứng từ của Tân Ước, theo đó những lần hiện ra của Đấng Đă Sống Lại và ngôi mộ trống là  nền tảng đức tin của các môn đệ vào sự phục sinh của Chúa Kitô, chứ không phải ngược lại.

 

Kết luận.

  Với việc công khai bản lưu ư phê b́nh nầy, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin tự thấy có bổn phận phải tuyên bố rằng những lời khẳng định được nêu ra trên đây chứa đựng trong cuốn Chúa Giêsu Biểu Tượng Của Thiên Chúa của Cha Roger Haight, Ḍng Tên, phải được giới thiệu như là những sai lạc tín lư nghiêm trọng ngược với đức tin thiêng liêng và Công giáo của Hội Thánh. V́ thế, tác giả bị cấm không được giảng dạy thần học Công giáo bao lâu chưa sửa chữa các lập trường của ḿnh, hầu cho phù hợp hoàn toàn với giáo lư của Hội Thánh.

 

Đức Giáo Tông Gioan-Phaolô II, trong buổi triều yết dành cho Đức Hồng Y Tổng Trưởng, đă phê chuẩn bản lưu ư phê phán nầy, được quyết định trong phiên họp thường kỳ của Thánh Bộ [Tín Lư Đức Tin] và đă ra lệnh công bố bản lưu ư.

Roma,từ trụ sở Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, ngày 13.12.2004, ngày lễ kính Thánh Luxia, Đồng Trinh Tử Đạo.

Joseph Hồng Y Ratzinger

Tổng Trưởng

Giám Mục Angelo Amato,s.d.b

Tổng giám mục hiệu toà Sila

Thư kư 

THÁNH BỘ TÍN LƯ ĐỨC TIN

PHÊ B̀NH CUỐN SÁCH CỦA CHA JACQUES DUPUIS, Ḍng Tên

   Sau khi đă xem xét tác phẩm của Cha Jacques Dupuis,S.J., « Hướng tới một thần học Kitô-giáo về thuyết đa nguyên tôn giáo » (NXB Cerf,Paris 1997), Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă quyết định đào sâu nghiên cứu tác phẩm theo tiến tŕnh thông thường, như đă ấn định trong chương III về Quy Tắc Xem Xét các [điều về]Tín lư.

   Trước hết phải nhấn mạnh rằng tác giả đề xuất trong cuốn sách nầy một suy tư dẫn vào một nền thần học Kitô-giáo về thuyết đa nguyên tôn giáo. Đây không chỉ là về một thần học các tôn giáo, mà là về một thần học đa nguyên tôn giáo, muốn nghiên cứu dưới ánh sáng đức tin, ư nghĩa bao trùm tính đa nguyên của các truyền thống tôn giáo bên trong kế hoạch của Thiên Chúa trên nhân loại. Ư thức được tính cách đặt vấn đề của ḿnh, chính tác giả không dấu diếm rằng những vấn đề được nêu lên do giả thuyết của tác giả có thể cũng nhiều như các giải pháp mà tác giả đề nghị.

  Điều may mắn là sau khi nhận được những Lưu Ư Phê Phán từ Toà Thánh, Cha Dupuis đă nh́n nhận các sai lầm của Ngài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRONG SỐ TỚI :

NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỨC TIN CỦA GIÁO LƯ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

TẠO DỰNG CON NGƯỜI

Trong sách Sáng-Thế có nói HAI LẦN về việc Thiên Chúa tạo dựng con người: cuộc tạo dựng được

mô tả ở trong St 1 thiêng liêng, hoàn hảo,nói về con người là h́nh ảnh của Thiên Chúa; trong khi St 2

lại mô tả con người xác thịt, có thể chết và xấu xa. Đâu là sự tạo dựng đích thực?

Con người theo màu sắc của Thiên Chúa.

    Kinh Thánh nói về con người một cách tuyệt vời,nhưng những người nam và những người nữ trong Kinh Thánh giống như chúng ta, bởi cùng một thứ vật chất…hoặc từ một thứ đất sét. Và nếu phải không chọn lựa giữa hai tŕnh thuật tuyệt với nầy của Kinh Thánh,như hữu thể nhân lọai đă giữ trọn hỉnh ảnh Thiên Chúa mà chúng ta mang trong ḿnh trong sự phức tạp mà tất cả chúng ta đều biết.

Những lối mở rộng.

Hai tŕnh thuật Kinh Thánh đầu Sáng Thế (St 1 và St 2) là hai bản văn từ nguyên thủy vốn độc lập với nhau.

   Kinh Thánh mở ra trên một tŕnh thuật trong bảy ngày,tŕnh bày như một phụng vụ lớn của việc Tạo dựng (St 1). Trong Kinh Thánh hiện hữu một luồng tư tưởng đặc biệt lần lên măi tới thời kỳ Lưu Đày (587 – 538 trước CN) và chọn số bảy,mà nó làm thành con số của Thiên Chúa. Như vậy,nói rằng thế giới được dựng lên trong bảy ngày, tức là nói  nó ḥan ṭan là công tŕnh của Thiên Chúa. Cũng vậy, những người đi ṿng quang Jericho trước khi vào trong thành ở sách Josué, thổi kèn suốt bảy ngày. Việc vào thành kỳ diệu nầy, mở ra cho họ vùng Đất Hứa,cũng trọn vẹn là công tŕnh của Thiên Chúa. Đó là điều mà các bản văn nầy ca hát.

   Vào lúc mà Israel mất tất cả: đất đai của ḿnh,vua của ḿnh,và có thể ngay Chúa của ḿnh nữa,bởi v́ Đền thờ bị thiêu hủy,th́ con số bảy, con số ngày sabbat,đánh dấu thời gian như là khỏang không gian bảo đảm cho con người ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa,lúc mà mọi dấu vết về Thiên Chúa và lời hứa của Người dường như bị mất hết. Cũng là thời đại mà việc cắt b́ đánh dấu xác thịt con người như dấu hiệu thuộc về. Biên giới bị mất trên trái đất do vậy như được khắc ghi trên chính con người,và như dấu hiệu thuộc về Thiên Chúa. Ngày Sabbat là như thế: ngày thứ bảy đặt dấu chấm cho công tŕnh của Thiên Chúa.Và trong bức phù điêu mênh mông nầy, con người hẳn nhiên ở vị trí trung tâm của công cuộc tạo dựng.Nó là trái tim của cuộc tạo dựng (x. TV 8),h́nh  ảnh của Thiên Chúa,được dựng nên là người nam và người nữ và do vậy cả hai là h́nh ảnh  của Thiên Chúa.

Từ đất sét và từ hơi thở.

   Tŕnh thuật thứ hai cổ xưa hơn,và nó có một bài thi ca cụ thể hơn. Có thể nó có niên đại từ thế kỷ thứ 10 hoặc thứ 9 trước CN, Nó đặt con người vào vườn địa đàng,giữa bốn con sông gần như thần-thọai trông rất giống với một địa lư rất nhân bản và thực tế.Nói theo ngôn từ kỹ thuật th́ nó rất mang hơi-hướng con người: nó nói về Thiên Chúa dưới những nét rất con người. Nói người nữ được rút ra từ xương sườn người nam,là nói sự gần gụi và giống hệt giữa người nam và người nữ:”người nữ nầy là xương bởi xương tôi,thịt bởi thịt tôi” – Adam – cái tên vốn chỉ có nghĩa là “đất sét” – kêu lên. Ong được gọi  như vậy bởi v́ thiênChúa đă nhào nặn ông từ đất.

   Đó là con người,được làm ra từ đất sét nhưng được hơi thở của Chúa thổi vào. Người ta thấy gần gũi với quê hương con người biết bao trong văn bản nầy. Chỉ cần đọc một chút các h́nh ảnh: sự mỏng ḍn và vẻ đẹp của chúng ta sáng rực trong đó. Và chúng ta đọc lại các văn bản nầy măi măi,chính là v́ vẻ đẹp của chúng.

Từ chối chọn lựa.

  Thật đáng ngạc nhiên! Thường thường người ta bảo:”phải chọn lựa”. Ở đây,có lẽ không phải chọn lựa,mà nhận ra ḿnh trong bản văn nầy hoặc trong bản văn kia. Ḥan ṭan là h́nh ảnh của Thiên Chúa,không có chút bóng tối nào,con người cũng là hoặc biết ḿnh được nắn ra từ đất sét,được Thiên Chúa phà hơi thổi vào.

  Hăy đọc bản văn nầy hoặc bản văn kia, dường như cũng chính một bài ca của Thiên Chúa ghi dấu con người,như bản chất sâu xa của nó: con người mỏng ḍn,nhưng trong sự mỏng ḍn nầy nó mang trong ḿnh dấu vết,cả sự hiện diện của Thiên Chúa.

   Phải đọc lại những bản văn nầy,ngạc nhiên về chúng,vu mừng phấn khởi về chúng.Và trở thành trong những hữu thể sẽ bảo vệ ngay từ lúc đó mọi sự sống bị đe dọa,mọi sự sống biến dạng,mọi hiện hữu có dấu của sự mỏng ḍn.

Kho tàng được mang trong những b́nh bằng đất sét.

   Thánh Phaolô dùng  những từ nầy để nói về Phúc Am được người môn đệ hoặc người tông đồ mang trong ḿnh,bị phơi bày cho những cơn gió tàn độc của con người (2 Cor 4,7). Chính bằng cách nầy mà Phúc Am được mang từ hai ngàn năm,bởi những người phụ nữ và những người nam nghèo khó và rạng rỡ,cũng như là chính chúng ta. Và điều đó tượng trưng cho một cột nước đích thực phun cao niềm hy vọng,không bao giờ cạn!

   Như Chúa Giêsu,nhận lấy những nét của “người tôi tớ đau khổ” mà Isaia hát ca (Is 53) đi đến tận cùng sự biến dạng mặt mày,để đem đến tận cực điểm nầy sự chữa lành cho con người,từ nay mở ra cho b́nh minh của Thiên Chúa.

                                                                                           Jacques Neuviat (BTGH chuyển ngữ từ Croire.com)

VẤN ĐỀ HÔM NAY

 

CHỦ NGHĨA VÔ THẦN CHO TRẺ EM

                                                                                                   Pete Vere (The Washington Times 25.10.2007)

 

J.K. Rowling đă khuấy động các hàng tít lớn báo chí với việc tuyên bố rằng đặc điểm chủ yếu trong loạt sách Harry Potter của cô ta là đồng tính. Các nhà phê b́nh Kitô-giáo, trong lúc đó, lại đang chú tâm hơn đến tác giả viết cho trẻ em nỗi tiếng thứ hai của nước Anh. Tên ông ta là Philip Pullman, mà tác phẩm được biết đến nhiều nhất là tam phẩm “Những Nguyên Liệu Tối Tăm của nó” (His Dark Materials), được  đánh giá cao, nhưng các nhà phê b́nh Pullman lên án rằng những cuốn sách nầy hủy hoại đức tin Kitô-giáo và cổ vũ chủ nghĩa vô thần.

  Cuốn đầu tiên “Chiếc la bàn bằng vàng” (nguyên thủy mang tựa đề “Ánh Sáng Phí Bắc” (Northern Lights), đă đoạt Huy Chương Carnegie của Anh và Giải Tiểu Thuyết của Guardian. Hiệp Hội Thư Viện Hoa Kỳ đánh giá nó thuộc Top Mười các sách hay nhất dành cho Thanh Niên. “Chiếc La Bàn Bằng Vàng” cũng lối kéo được sự chú ư của Hollywood. Một bộ phim chuyển thể do Daniel Craig, Nicole Kidman và Dakota Richrds thủ vai đă công chiếu ngày 5.12.

   Những nhà phê b́nh Phullman nói câu chuyện đảo nghịch h́nh Kitô-giáo được C.S. Lewis sử dụng trong “Tin Tức Hằng Ngày Narnia”,miêu tả Hội Thánh Công Giáo như là sự dữ và tả Thiên Chúa của Đạo Do Thái và Kitô giáo như một tên lừa dối xấu xa.

   Sophia A. Sproule, trợ lư tổng biên tập tạp chí This Rock, một tờ nguyệt san Công giáo có trụ sở ở San Diego, sững sốt khi Cô đọc tác phẩm của Pullman lần đầu. Cô Sproule, có bằng thạc sĩ văn chương tiếng An, mô tả tác giả là người rành rơi về truyền thống văn học tưởng tượng tiếng Anh khởi đầu với “Alice trong xứ sở kỳ diệu”, tiếp tục với “Chúa tể Những Chiếc Nhẫn” của J.R.R. Tolkien và loạt sách Narnia của Mr Lewis và vừa mới đây là tập sách “Trường học cho các phù thủy”của Bà J.K. Rowling.

   Sproule nói: “Giống những kẻ đi trước ông ta như là Lewis Carroll,J.R.R.Tolkien và C.S Lewis, Pullman là một người xuất thân từ đại học Oxford làm chủ dễ dàng huyền thoại cổ điển, ám chỉ văn học và thuật ngữ đầy sáng tạo. Nhờ một chuyện thần thoại do những tác phẩm của John Milton và William Blake gợi ư, ông ta tạo ra được một thế giới– hoặc những thế giới, như trường hợp nầy - táo bạo và hồi hộp đ̣i hỏi cả óc tưởng tượng lẫn kiến thức sâu rộng. Việc ông kín đáo nhắc đến các sách Narnia rơ ràng là nhằm quấy động sự công nhận của độc giả, trẻ cũng như già, đă từ lâu các sách kinh điển của trẻ em”.

  Cô Sproule nh́n thấy “Chiếc La Bàn Bằng Vàng” và các cuốn khác trong tam phẩm “His Dark Materials” của Pullmann như là nguồn quan ngại đối với các phụ huynh Công giáo, cho thấy việc miêu tả Thiên Chúa và Hội Thánh một cách tiêu cực của các cuốn sách có khả năng làm hại tinh thần của các độc giả trẻ. Cô nói: “Pullman, một kẻ theo chủ nghĩa vô thần và phê b́nh tôn giáo thẳng thừng đă dùng các tiểu thuyết nầy để lăng mạ chua cay thâm độc đức tin tôn giá nói chung, đặc biệt là đức tin Kitô-giáo và chỉa thẳng nhất vào Hội Thánh Công giáo”; “Dù có ai tin hay không rằng “chuyện hư cấu chẳng đáng kể ǵ”nầy phải nên lư do báo động, sự thật đơn giản là vào trong lănh vực văn chương tưởng tượng là chấp nhận thế giới được tŕnh bày theo những từ ngữ riêng của nó”, Cọ Sproule nói thêm rằng các sách của Pullmann tượng trưng “không chỉ là một sự loại bỏ tôn giáo ở quy mô lớn, mà đó là một lời mời gọi loại bỏ Thiên Chúa”.

  Chủ nhân Blog Seattle Mark Shea (markshea blogspot.com), một trong những người Công giáo bênh vực “Harry Potter”được trích dẫn nhiều nhất, đă thường xuyên chỉ trích những ai không có khả năng phân biệt giữa việc sử dụng ma thuật tưởng tượng trong Harry Potter với điều huyền bí. Nay ông ta cũng tỏ ra quan ngại với tác phẩm của Pullman, cũng như là cách tiếp thị nó cho trẻ em. Ông Shea nói :” Pullman là một người theo chủ nghĩa vô thần hăng hái, và ăn cây nào rào cây đó. Không giống như Rowling, Pullman không khôn khéo. Ông tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng ông đang viết một loạt sách chống lại Narnia”.

  Ông Shea nói: “Giống như phần nhiều công tŕnh của Mr Lewis, Narnia tŕnh bày các chủ đề và h́nh ảnh ẩn dụ về Kitô-giáo một cách nặng nề. Những ǵ Pullman muốn làm là làm cho người ta theo chủ nghĩa vô thần. Pullman viết sách với một chương tŕnh hành động. Ông là một nhà văn giỏi, đó là điều khiến cho sách ông viết ra trở nên qủy quyệt hơn”.

  Quan ngại đặc biệt của Ông Shea là việc Pullman sử dụng văn chương dành cho trẻ em. Ông Shea nói :  Phần lớn những người vô thần xúc tiến các ư tưởng của họ thông qua những chuyên luận có tính hàn lâm khô khan, “nhưng quần chúng không chú ư tới điều đó. Họ để ư tới truyện và tiểu thuyết hư cấu. Và đó là lư do tại sao Pullman nguy hiểm – ông ta cổ vũ chủ nghĩa vô thần qua truyện trẻ em”.

Cô Kidman [ Nicole Kidman.BTGH]nói trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Tuần Báo Giải trí (Entertainment Weekly) rằng cô bảo đảm nhữn ng yếu tố bài Công giáo của các cuôn sách đă được làm dịu đi trong bộ phim. Nữ diễn viên nầy nói :”Tôi được nuôi dạy là tín hữu Công giáo. Hội Thánh là một phần bản chất cua tôi. Tôi đă không làm bộ phim nầy, nếu tôi nghĩ rằng nó bài Công giáo”.

    Người viết kịch bản ở Hollywood Barbara Nicolosi nói không thể nào làm bớt gay gắt những yếu tố bài Kitô-giáo của cốt truyện mà không làm thương tổn tác phẩm của Pullman. Cô Nicolosi là nữ chủ tịch của Act One (Hành Động Một), một tổ chức huấn luyện và  cố vấn cho các Kitô-hữu khởi nghiệp ở Hollywood và là đồng tổng biên tập tờ “ Phía Sau Bức Màn: Những Người trong Cuộc ở Hollywood về Đức Tin,Phim và Văn Hoá”.

Cô Niclosi thoạt tiên ư thức về tác phẩm của Pullman đă ít năm, khi người ta đề nghị chuyển thể tác phẩm “Chiếc La Bàn Bằng Vàng”thành phim. Nhân viên của một người bạn đề nghị cô hỗ trợ dự án. Người bạn nầy muốn biết xem dự án nầy có thể dung hoà với đức tin Kitô-giáo của cô chăng. Cô Nicolosi, người đă mô tả vũ trụ thần thoại của Pullman như là theo chủ nghĩa hư vô và bén rể trong hỗn độn, nói :”Chúng tôi đă đọc [tác phẩm] và không có cách ǵ có thể nào làm được. gười ta không thể viết lại sửa chữa nó mà không thay đổi câu truyện mà Pullman muốn kể - đó là một câu truyện mang tính chất vô thần, chọc tức và đôi lúc châm biếm. Sẽ không ṣng phẳng với Pulmann nếu rút ruột câu truyện của chính ông và tŕnh bày nó dưới cùng ánh sáng với cuốn [sách và  phim]“Chúa tể Những Chiếc Nhẫn”.

 

 

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

 

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHEP RỬA

Mt 3, 13 – 17

 

TÔI ĐĂ THẤY THẦN KHÍ NGỰ TRÊN NGƯỜI

 

 Ngay cả trong những ngày u tối nhất mùa đông, chúng ta cũng thưởng thức những cánh cửa sổ để lọt vào ánh sáng mà vẫn giữ được hơi ấm. Và khi đêm về, chúng ta chỉ có việc nhấn một cái nút để có được ánh sáng chan hoà.
   Thời tiên tri Isaia th́ không được như thế. Sau khi mặt trời lặn, người ta chỉ có ánh sáng lờ mờ của bếp lửa hoặc ánh sáng lung linh của cây đèn dầu. Chính trong bối cảnh nầy mà Thiên Chúa hứa làm cho Người Tôi Tớ của Người trở thành “ánh sáng cho các dân”.
V́ thế đó là một  cảnh vĩ đại.

Ba bài đọc hôm nay muốn cho chúng ta biêt rơ hơn về Đấng Thiên Sai vừa xuất hiện. Thánh Gioan Tẩy Giả, khuôn mặt lớm những ngày chúng ta chuẩn bị Giáng Sinh, đă hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh của Ngài. Nay Ngài chuẩn bị rút khỏi sân khấu để cho các ánh sáng hướng về Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa.

   Trong Phúc Âm theo Thánh Gioan, Hai lần Ngài nói Ngài không biết Chúa Giêsu. Than1h Gioan Tẩy Giả tuy nhiên là con Bà Isave, một người « bà con »(*) của đức Maria. Thánh Gioan không biết rơ căn tính đích thực của «  người bà con » của Ngài vốn chưa được mấy ai biết đến. Đó chính là v́ đă nh́n thấy Thần Khí Thiên Chúa xuống và ngự trên Chúa Giêsu,  mà Thánh Gioan Tẫy Giả nhận ra sứ mện và lư lịch của Đấng Thiên Sai. Ngay khi nhận ra Người, Ngài đă loan báo Người cho thế gian.

   Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri nỗi tiếng nhất thời Ngài. Ngài đă gâty lên một phong trào sá hối rộng lớn bên bờ sông Gio-đan, rồi sau đó công khai chống lại ông vua Hêrôđê đầy thế lực. Tất cả chú ư hướng về Ngài th́ Ngài đều quay nó về Con Thiên Chúa. Ngài đă hiểu rơ rằng vai tṛ của Ngài là tự làm lu mờ làm sao để mọi cái nh́n từ nay gắn chặt vào Đấng vừa mới mở đầu Triều Đại Thiên Chúa.

  Trong thế giới chúng ta nơi mà những sự tự do cá thể là căn bản và nơi mà sự triển nở cá nhân là chúa tể, th́ Thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta một gương mẫu hiếm có về sự tự xoá và biến mất. Chúg ta có sẵn sàng để làm trọn những cam kết của chúng ta bằng việc làm cho chúng ta xoá nhoà trong niềm vui nh́n thấy sứ mệnh được hoàn tất tốt đẹp ?

Bernard Lafrenière,C.S.C

(*) Suggenis có nghĩa là thuộc cùng chi tộc, chứ không phải là bà con họ hàng, là anepsia
 
 
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

 

 

  PHỤ TRANG:         

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

+ (TTXVN 01.01.2008) VN sẽ tiếp tục phát triển nhanh nhất châu Á. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 30/12 đưa ra dự báo, năm 2008 Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á và có thể sẽ trở thành nơi cung cấp hàng chế tạo cho thế giới.  Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam năm 2007 đạt 2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2006. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đă tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng hơn và giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng về thu hút đầu tư nước ngoài tới 37%.

+ (TTXVN 01.01)Bệnh viện Huế thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Trung tâm Thụ tinh Ống nghiệm thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết trung tâm đă thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm và dự kiến 14 em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên sẽ chào đời trong năm 2008 (trong 34 ca thụ tinh in vitro). Theo những thống kê của Bệnh viện Trung ương Huế, khu vực miền Trung-Tây Nguyên hiện có khoảng 10% các cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn, cần hỗ trợ của thụ tinh trong ống nghiệm.

+ (Nhân Dân 01.01) Năm 2007: Cả nước ủng hộ 321 tỷ đồng giúp đỡ người nghèo. Quỹ V́ người nghèo cũng đă đầu tư, xây dựng và sửa chữa 52.800 căn nhà đại đoàn kết, nhà t́nh thương, nâng tổng số nhà t́nh thương lên 771.778 căn. Chương tŕnh “Áo ấm mùa đông” cũng đă nhận được hơn 12.000 bộ quần áo do dân trên khắp mọi miền Tổ quốc đóng góp, và đă được đưa đến tận tay bà con vùng lũ lụt vừa qua ở Hà Tĩnh và Quảng B́nh.

+ (VnExpress 02.01) Từ 1-1-2008 cắt giảm gần 2.000 ḍng thuế. Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật, thịt chế biến, rau quả tươi và nhiều mặt hàng khác nằm trong số hơn 1.700 ḍng thuế sẽ được cắt giảm thuế suất nhập khẩu trong ngày đầu năm mới 2008.Theo biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đăi do Bộ Tài chính vừa ban hành, có ít nhất 26 ngành hàng nằm trong diện được cắt giảm thuế quan theo ASEAN. Mức giảm phổ biến từ 1% đến 6% so với hiện hành. Đối với hàng dệt may, theo quy định hiện hành chỉ có hàng nhập khẩu từ EU, Mỹ, Australia được áp thuế suất ưu đăi đặc biệt. Tuy nhiên theo cam kết, kể từ thời điểm VN gia nhập WTO, mức thuế này phải được áp dụng cho tất cả các nước theo nguyên tắc ưu đăi MFN. Ngoài ra, các mặt hàng khác nằm trong danh sách cắt giảm thuế khi gia nhập WTO c̣n có vàng bạc, đá quư, thủy tinh, giày dép, đồ dùng gia dụng, hàng điện tử, điện lạnh, sắt thép, hợp kim, thiết bị lọc nước, máy hút bụi, rượu, bia, nước giải khát, thuốc... với mức giảm 10-25%.

+ (Hanoi Mới 02.01) Hà Nội bắt đầu đếm ngược 1.000 ngày. Một loạt đồng hồ đếm ngược sẽ cùng rung ngân 1.000 ngày từ 13/1/2008 tới ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long 10/10/2010 ven Hồ Hoàn Kiếm. Và từ 6 giờ sáng ngày 10/10 ấy, chuông đồng hồ sẽ ḥa cùng chuông nhà thờ, chuông chùa và tiếng trống trường học làm nên một bản giao hưởng b́nh minh đón chào Đại lễ.

+ (TuoiTre 02.01) "Thần đèn xứ Bắc" dời nhà 3.000 tấn. Sáng nay (2-1), "thần đèn xứ Bắc" Đỗ Quốc Khánh (giám đốc Công ty Xử lư lún - nghiêng VN) cùng các cộng sự chính thức khởi công di dời một ṭa nhà nặng đến 3.000 tấn tại Khu công nghệ cao Phù Cát (km27 Láng - Ḥa Lạc, Hà Tây). So với công tŕnh lớn nhất mà "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy di dời năm ngoái tại B́nh Thuận, ṭa nhà ở Hà Tây nặng hơn gấp đôi, và quăng đường di dời xa gần gấp năm lần!Công tŕnh cần di dời là ṭa nhà hai tầng có chiều ngang 65m, sâu 29m, với tổng diện tích sàn lên đến 3.800m2, tổng khối lượng khoảng 3.000 tấn của Liên hiệp Sản xuất công nghệ viễn thông tin học. Chi phí cho việc di dời là 300 triệu (19.000 USD).

+ (TuoiTre 02.01) Năm 2007, doanh thu bán dầu đạt 4,8 tỉ USD. Theo Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, do giá xăng dầu biến động tăng cao nên năm 2007 doanh thu từ bán dầu của Vietsovpetro đạt 4,8 tỉ USD, bằng 153% kế hoạch cả năm, nộp ngân sách và lợi nhuận phía VN là 3,31 tỉ USD và lợi nhuận phía Liên bang Nga là trên 795 triệu USD.Trong năm, Vietsovpetro đă hoàn thành kế hoạch khai thác dầu thô năm 2007 với sản lượng đạt 8,6 triệu tấn dầu.Ngày 6-12, Vietsovpetro đă hoàn thành kế hoạch cung cấp vào bờ 1,36 tỉ m3 khí đồng hành.

+ (TTXVN 03.01) Lăi suất cơ bản VND tiếp tục ở mức 8,25%/năm. Theo thông báo ngày 31-12 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 1-1-2008 lăi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8,25%/năm.Lăi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 6,5%/năm và lăi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 4,5%/năm.Các mức lăi suất bằng đồng Việt Nam kể trên đă được Ngân hàng Nhà nước duy tŕ ổn định kể từ tháng 12-2005.

+ (ThanhNien 03.01) Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Theo tin từ Phnôm Pênh, ngày 2-1, ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia đă kư Hiệp định hợp tác năng lượng nhằm xúc tiến dự án xây dựng hai tuyến đường dây tải điện do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.Với tổng chi phí ước tính khoảng 18 triệu USD, dự án sẽ được triển khai trong năm 2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Theo đó, một tuyến đường điện từ tỉnh Tây Ninh của Việt Nam tới tỉnh Công-pông Chàm của Cam-pu-chia và một tuyến đường từ tỉnh Champasak của Lào tới tỉnh Stung Treng của Cam-pu-chia sẽ được xây dựng. Hiện nay, một phần lượng điện tiêu thụ ở Cam-pu-chia được nhập khẩu từ Việt Nam và với dự án trên, Cam-pu-chia lần đầu sẽ sử dụng nguồn điện do Lào cung cấp.

+ (TTXVN 03.01) Quan hệ thương mại Việt - Mỹ năm 2007 được đẩy mạnh. Bộ Thương mại Mỹ và Pḥng Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho biết, quan hệ thương mại Việt - Mỹ trong năm 2007duy tŕ tốc độ tăng trưởng khá cao, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng khoảng 20%, nhập khẩu cũng tăng khá mạnh. Ước tính tổng kim ngạch hai chiều Việt-Mỹ cả năm 2007 đạt khoảng 12,2 tỷ, tăng 26,6% (khoảng 2,6 tỷ USD) so với năm 2006, trong đó Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ đạt 10,3 tỷ USD, nhập khẩu hàng hóa khoảng 1,9 tỷ USD, đạt thặng dư thương mại 8,4 tỷ USD với Mỹ. [Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt - Mỹ năm 2006 đạt 9,563 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đạt 8,463 tỷ USD, nhập khẩu hàng hóa 1,1 tỷ USD, thặng dư 7,363 tỷ USD].

+ (VNEconomy 04.01) USD tụt mốc 16.000 VND. Giá USD mua vào của các ngân hàng thương mại đă chính thức mất mốc 16.000 VND trong ngày 2-1-2008.Cụ thể, giá USD mua vào của các ngân hàng thương mại xuống mức 15.991 VND, bán ra c̣n 16.005 đồng. Trong khi tỷ giá b́nh quân trên thị trường liên ngân hàng theo công bố của Ngân hàng Nhà nước vẫn là 16.122 VND. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là mua vào 16.057 VND, bán ra 16.219 VND. Như vậy, theo mức giá mua vào của các ngân hàngthương mại, giá USD đă chính thức mất mốc 16.000 VND - mức được xác lập và duy tŕ từ cuối tháng 7-2006. Với xu hướng gần đây, nhiều khả năng giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại cũng sẽ phá mốc này.
+ (TTXVN 04.01)  Vùng núi cao Lào Cai xuất hiện băng giá. Theo Trạm khí tượng Lào Cai, tại các vùng cao trên 1.000m so với mặt biển, nhiệt độ mặt đất giảm xuống c̣n -1,2 0C, xuất hiện băng giá, sương muối. Sương muối dày đặc đă đóng băng trên mặt đất, mái nhà, ngọn cây, gây hại cho cây trồng, vật nuôi và gây khó khăn cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương.Nhiệt độ trung b́nh ở Lào Cai phổ biến từ 13,5-14,5 0C. Các huyện vùng cao như Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai nhiệt độ trung b́nh khoảng 7-8 oC.
+ (Thời Báo Kinh Tế 04.01) Việt Nam đầu tư ở 18 quốc gia và vùng lănh thổ. Phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 71,2% tổng vốn đăng kư) được "đổ" vào thị trường Lào với 23 dự án có tổng vốn đăng kư 162,1 triệu USD, 1 dự án thăm ḍ khai thác dầu khí tại Madagasca với vốn đầu tư 117,36 triệu USD. Tính trung b́nh, quy mô vốn đầu tư đăng kư cho một dự án đạt 6 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (17 dự án, vốn đầu tư 156,8 triệu USD), chiếm 35,9% về vốn dự án và 40% về vốn đầu tư đăng kư. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp (23 dự án, vốn đầu tư 147,1 triệu USD), chiếm 26% về số dự án và 37,6% về vốn đầu tư đăng kư. Số vốn c̣n lại đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.Như vậy, trong 20 năm qua (1988- 2007), đă có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đăng kư là 1,39 tỷ USD.

+ (TuoiTre 04.01) Chi 32.000 tỉ sắm "xế hộp độc". Hầu hết các loại xe mà các ngôi sao màn bạc, siêu sao bóng đá cho đến các tỉ phú trên thế giới đang sử dụng đều đang lăn bánh ở VN. Trong đó xe có giá trên 10 tỉ đồng đă vượt qua con số 10, kể từ cuối quí 3-2007. Tính trung b́nh mỗi tháng thị trường VN tiêu thụ hơn 2.000 xe nhập khẩu và riêng tháng 12-2007 đă có 5.000 ôtô các loại được nhập về. Trong quí 1-2008, một chiếc Rolls-Royce Phantom đời 2008 trị giá khoảng 1,5 triệu USD (sau khi áp thuế) được máy bay chở về VN thông qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Đây là chiếc xe đắt nhất VN và là chiếc Rolls-Royce thứ ba được nhập khẩu vào VN. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc năm 2007 đạt 523 triệu USD Nếu cộng cả tiền thuế phải nộp th́ số tiền mà người VN bỏ ra để sở hữu 28.000 ôtô nhập khẩu này lên đến gần 2 tỉ USD (trên 32.000 tỉ đồng). Số này chưa tính đến ôtô được lắp ráp trong nước. Ngoài ôtô, những người thành đạt c̣n "chơi" điện thoại di động. Một chiếc điện thoại chỉ có chức năng nghe, gọi và nhắn tin của Vertu đang bán ở VN giá thấp cũng phải 5.000 USD. Riêng ḍng điện thoại Signature Diamond phải đặt hàng mới sản xuất: Chiếc điện thoại mang tên Signature Yellow gần 100.000 USD được một doanh nhân tại Tp.HCM mua.

+(Nhân Dân 05.01) Mười vụ ma túy lớn nhất năm 2007. Trong năm 2007, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma túy toàn quốc đă bắt giữ 8.950 vụ, 13.568 đối tượng thu 160,22 kg heroin, 63,4 kg thuốc phiện, 666,8 g và 29.679 viên ma túy tổng hợp; 4,5 kg và 11.099 viên, ống thuốc tân gây nghiện, hơn tám tấn cần sa viên, kê biên, thu giữ tài sản hàng chục tỷ đồng. Sau đây là 10 vụ án ma tuư lớn nhất khám phá trong năm 2007 do Cục CSĐT tội phạm về ma túy lựa chọn.

+ (VnEconomy 06.01) Vinaxuki ra loạt xe thay thế công nông và xe tự chế. Ngày 3-1-2008, Xí nghiệp Tư doanh Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) đă cho ra mắt thị trường 5 mẫu xe tải nhẹ mới, thay thế cho hơn 100.000 xe công nông, xe tự chế bị khai tử theo chủ trương của Chính phủ. Theo công bố của Vinaxuki, mẫu xe 470TL tải trọng 470kg có giá bán 69 triệu đồng/chiếc, mẫu 1011 tải trọng 650kg có giá 80 triệu đồng/chiếc, mẫu 1021 tải trọng 860kg có giá 109 triệu đồng/chiếc, mẫu 1022 tải trọng 795kg có giá 104 triệu đồng/chiếc, mẫu 990T tải trọng 990kg có giá 115 triệu đồng/chiếc. Mức giá này đă bao gồm thuế VAT. Đây là mức giá được cho là khá phù hợp với khả năng tài chính của các hộ gia đ́nh. Trong 5 mẫu xe mới ra mắt có 2 mẫu 1011 và 990T được trang bị động cơ đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 2 đáp ứng được yêu cầu lưu hành tại các đô thị lớn có quy định nghiêm ngặt về khí thải.

+ (Thanh Nien 06.01) Hơn 50% sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại. Theo kết quả khảo sát từ đề tài trọng điểm cấp Bộ do ĐH Sư phạm TP HCM thực hiện, các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp, v́ không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Số liệu trên do Bộ Giáo dục đào tạo công bố tại Hội nghị toàn quốc chất lượng giáo dục ĐH, diễn ra ở TP HCM, ngày 5/1. Đơn cử trường hợp tuyển dụng của tập đoàn Intel. Giám đốc kỹ thuật Michael Lương cho biết, đầu năm 2007, tập đoàn này sử dụng bài test đối với 2.000 sinh viên năm cuối tại 5 ĐH lớn ở TP HCM. Kết quả, chỉ có 90 em đáp ứng trên 60% yêu cầu theo quy định tuyển dụng.

+ (TuoiTre 06.01) Khởi công xây dựng Trường ĐH Y dược Cần Thơ. Công tŕnh gồm các hạng mục: khoa y, dược, điều dưỡng, kư túc xá, thư viện, giảng đường, nhà nghiên cứu khoa học... là một quần thể kiến trúc trên diện tích hơn 43ha. Tổng kinh phí xây dựng trên 1.000 tỉ đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một có kinh phí hơn 400 tỉ đồng, sẽ ưu tiên xây dựng trước khoa y (diện tích 11.500m2, thời gian hoàn thành hai năm) để đáp ứng nhu cầu học tập trước mắt cho sinh viên.