Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 70 (Năm II) (TUẦN TỪ 29.01 ĐẾN 05.02.2008)

 

 

NGÀY 06.02.2008 : THỨ TƯ LỄ TRO. MÙA CHAY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong số nầy.

 

1.     TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

2.     GIỚI THIỆU

       TÀI LIỆU PHỤNG VỤ MỤC VỤ

            KHÁM PHA VÀ SỐNG MÙA CHAY         

      T̀M HIỂU KINH THÁNH.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

           ĐIỀU KIỆN  XĂ HỘI KINH TẾ

       CỦA TÍN HỮU TRONG GIÁO ĐOÀN CÔRINTÔ                                                                                                                      

       VẤN ĐỀ HÔM NAY

                                                                                 TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA NGƯỜI VÔ THẦN (2)                                                                          

                                                                                                                                                                                                                                                                                            

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV TN. A

    

  PHỤ TRANG:         

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

 

CHÍNH PHỦ VIỆT-NAM T̀M CÁCH XOA DỊU CĂNG THẲNG VỚI NGƯỜI CÔNG-GIÁO HÀ-NỘI

(CWNews 25.01) Một phái đoàn chính phủ Việt-Nam đă đến thăm viếng Đức TGM Giuse Ngô-Quang-Kiệt, chắc chắc là hy vọng làm giảm các căng thẳng từ vụ tranh căi công cộng về tài sản Giáo Hội. Bà Ngô-Thị Thanh-Hằng, phó chủ tịch UBND thành phố Hà-Nội dẫn đầu một nhóm đông đảo quan chức bất ngờ đến thăm Đức TGM. Họ cho biết đây chỉ là một cuộc gặp mă6t đơng giản mừng năm mới (dù năm mới là ngày 7.02). Bà đ4 làm cho tín hữu sở tại nơi giận v́ lời tuyên bố ngày 14.01, trong đó Bà tố cáo Đức TGM “đă sử dụng tự do tôn giao để gây ra những chống đối chống lại chính quyền” và v́ thế mà “làm hại các qun hệ giữa Việt-Nam và Vatican”. Bà không xin lỗi và rút lại những tố cáo nầy, cũng như không rút lại lời ám chỉ rằng chính phủ có thể thẳng tay đàn áp các tín hữu Công-giáo phản kháng đă biểu t́nh bên ngoài toà nhà cũ của Toà Khâm Sứ ở Hà Nội. Tuy vậy sự xuất hiện của Bà ở văn pḥng Toà TGM được coi như một động thái hoa giải.

       Ghi chú: Bà Hằng cũng là người kư “tối hậu thư”,thông báo chính quyền Hà Nội sẽ có biện pháp mạnh

     nếu giáo dân Công giáo vẫn tiếp tục cầu nguyện sau 17g ngày 16.01.2008. Nhưng vẫn  không xảy ra điều ǵ.

LĂNH ĐẠO THÀNH PHỐ CHÚC MỪNG THƯỢNG THỌ HỒNG Y PHẠM Đ̀NH TỤNG.

(Hanoi Mới 23.01) Chiều 22-1, Đoàn đại biểu lănh đạo thành phố do đồng chí Phạm Lợi, Chủ tịch UBMTTQ TP dẫn đầu đă thăm, chúc mừng thượng thọ 90 tuổi cụ Hồng y Phạm Đ́nh Tụng. Nhân dịp đón Xuân Mậu Tư, đồng chí Phạm Lợi chúc cụ Hồng y măi khỏe mạnh, minh mẫn cùng bà con giáo dân tiếp tục đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng Thủ đô, thiết thực hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.Nhân dịp này, đồng chí Phạm Quang Nghị, UVBCT, Bí thư Thành ủy cũng đă gửi thiếp chúc mừng thượng thọ 90 tuổi cụ Hồng y Phạm Đ́nh Tụng.

CÁC LĂNH ĐẠO D̉NG ĐA MINH KHIỂN TRÁCH CÁC NHÀ THẦN HỌC HÀ-LAN

(CWNews 25.01 ) Tờ báo Pháp La Croix đưa tin: Các lănh đạo thế giới Ḍng Đa-Minh đă đưa ra một hiệu chỉnh sửa sai đối với ba nhà thần học Ḍng Đa Minh người Hà-lan, những người đă phổ biến một tập sách nhỏ nỗi tiếng lập luận rằng các cộng đồng giáo xứ có thể cử hành Thánh Lễ mà không cần phải có một linh mục. Các giới chức Ḍng Đa-Minh phê phán các nhà thần học Hà-Lan v́ khuyến khích một quan điểm đi ngược với các giáo lư căn bản của Giáo Hội. Nhưng báo cáo từ Roma không cho biết kỹ luật áp dụng đối với các nhà thần học dính líu vào cuốn sách nầy. [BTGH đă đưa tin và các bài phân tích khá rơ về vấn đề nầy]. Bản tường tŕnh từ Roma, đề ngày 23.01 không nói tới kỹ luật chống lại các tu sĩ Ḍng Đa-Minh chịu trách nhiêm về tập sách ấy, nhưng hướng dẫn các tu sĩ Ḍng Đa Minh nầy phải công khai phổ biến câu trả lời trong mọi giáo xứ mà bản gốc của tập sách nhỏ nầy được lưu hành năm trước – không dưới 1.500 giáo xứ.

TÂN BỀ TRÊN CẢ D̉NG TÊN TR̀NH DIỆN VỚI BÁO CHÍ

(Radio Vatican 26.01) Không hề có căng thẳng hoặc chống đối nào giữa Đức Giáo Hoàng và Ḍng Tên, giữa các tu sĩ Ḍng Tên và Vatican và cũng chưa bao giờ có. Cũng không có khoảng cách thần học giữa Tân bề trên cả và Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI. Cha tân Bề Trên Cả Ḍng Tên Nicolas đă họp báo ngày 25.01 để dập tắt những đồn đoán gợi lên từ việc bầu Ngài các nay một tuần. Cuộc gặp gỡ diễn ra ở Tổng Ḍng gần quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đă đọc một tuyên bố nhưng không trả lời câu hỏi của các phóng viên. Ngài cho biết quan hệ giữa các tu sĩ Ḍng Tên và Đức Thánh Cha rất gần gũi và điều b́nh thường là thỉnh thoảng xảy ra một vài lục đục nhỏ. Cha Adolfo Nicolas là người Tây Ban Nha 71 tuổi, với 46 năm sống ở Nhật Bản.

KITÔ-HỮU THUỘC MỌI TUYÊN TÍN ĐƯỢC MỜI TỚI RÔMA CHO NĂM THÁNH PHAOLÔ

(AsiaNews 22.01) Các cử hành phụng vụ và họp mặt cầu nguyện, và cả những vật triển lăm, các buổi hoà nhạc và biểu diễn, phát hành những bộ tem và tiền đúc đặc biệt: đó là một số trong các sáng kiến hành động “luôn mang dấu ấn mạnh mẽ của một chiều kích đại kết rơ rệt”, được lên kế hoạch cho Năm Phaolô, được Đức hồng y Andrea Cordero Lanza di Mantezemolo, phụ trách đền thờ giáo hoàng Thánh Phaolô Ngoại Thành, giải thích ngày hôm nay. Ngoài ra c̣n có khả năng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ đi hành hương đến những nơi có liên kết với Thánh Phaolô. Đức hồng y cũng cho biết rằng “Đức Thánh Cha sẽ sớm  ban một văn kiện khai mạc Năm Phaolô, thiết lập các mục đích và các lợi ích tinh thần cho các tín hữu”. Tính chất đại kết mà Vatican muốn truyền đạt tới việc mừng kỷ niệm hai ngàn năm ngày sinh của Thánh Phaolô, được xác định bởi lời mời sẽ được gửi đến tất cả đại diện hàng đầu của mọi tuyên tín Kitô-giáo khác. Thánh Phaolô cũng làm dấy lên sự quan tâm bên ngoài thế giới Kitô-giáo.

ĐỨC THÁNH CHA ĐẶT THÁNH PHAOLÔ LÀM “BỔN MẠNG” THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ KINH THÁNH

(CNA 22.01) Vào lúc đón tiếp những người tham dự Hội Đồng Thường Kỳ lần thứ sáu của Văn Pḥng Tổng Thư Kư Thượng Hội Đồng, đang chuẩn bị cho hội nghị sắp tới về Kinh Thánh, Đức Thánh Cha đă nhắc nhủ rằng sự kiện nầy trùng với Năm Thánh Phaolô. Đức Thánh Cha lưu ư rằng Thượng Hội Đồng diễn ra vào tháng 10 năm nay, ‘sẽ suy tư về Lời Chúa trong Cuộc Sống và Sứ Mệnh của Hội Thánh’. Những nhiệm vụ lớn lao đối diện với cộng đồng giao hội trong thế giới hiện đại nầy (và giữa rất nhiều [nhiệm vụ] Cha đặc biệt nhấn mạnh về việc rao giảng Phúc Âm và đại kết) được tập trung vào Lời Chúa và cùng lúc, rút ra từ đó sự biện minh và ủng hộ của chúng”. Hội nghị nầy cũng tạo cho các chủ chăn Giáo Hội một cơ hội suy tư về “chứng từ của Vị Tông Đồ Vĩ Đại và Sứ Giả của Lời Chúa… Mong cho gương sáng của Ngài nên một khích lệ đối với mọi người để đón nhận Lời Cứu Độ và truyền đạt nó trong đời sống hằng ngày, trong niềm tin môn đệ của Chúa Kitô”.

25.000 NGƯỜI THAM DỰ CUỘC ĐI BỘ BẢO VỆ SỰ SỐNG Ở MIỀN TÂY DUYÊN HẢI

 (CNA 21.01)  Sau khi nghe hai bài diễn văn từ cháu gái của Cố mục sư Luther King và một phụ nữ sống sót sau một vụ nạo phá thai, một đoàn người đi bộ ước tính 25.000 đă đi 2,5 dặm dọc theo bờ biển San Francisco nhằm ủng hộ các phụ nữ có thai và phản đối việc hợp pháp hóa nạo phá thai. Họ mng theo những khẩu hiệu và biểu ngữ mang ḍng chữ “Nạo Phá Thai làm tổn thương phụ nữ” và “Nữ Giới Đáng Được Đối Xử Tốt Hơn”. Alveda King,cháu gái mục sư Luther King, nói với những người tham gia diễu hành, so sánh phong trào Bảo Vệ Sự Sống với những nỗ lực bảo đảm quyền công dân của Cậu cô :”Chúng ta quan tâm đến sự sống từ trong ḷng mẹ cho đến khi chôn cất trong huyệt mộ. Cậu tôi nói bất công ở một nơi nào đó cũng là bất công ở mọi nơi. Tiến sĩ King cho rằng người Da Màu không thể chiến thắng nếu sẵn sàng hy sinh tương lai các con cái họ  v́ sự an toàn và tiện nghi cá nhân. Vậy chúng ta có mặt nơi đây nhân danh các cháu bé, thế hệ tương lai”. Tám vị giám mục Công giáo từ nhiều vùng miền ở California hiện diện để bày tỏ sự ủng hộ của các Ngài.

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN TỔNG THỐNG CÁC NƯỚC TOGO VÀ ĐÔNG TIMOR

( CNA 22.01)  Hội kiến với Faure Gnassingbe, tổng thống Công Hoà Togo, Dúc giáo tông đă thảo luận về những quan hệ vững chắc “hiện hữu giữa Toà Thánh và Togo, và đặc biệt nhấn mạnh về những cống hiến của tín hữu Công giáo cho sự phát triển toàn diện của Togo, sự cần thiết phải hoàn tất hoà giải đất nước cũng như cần kíp cứu trợ đông đảo các nạn nhân và người tỵ nạn của những lũ lụt thánh 10 vừa qua”. Với tổng thống Đông Timor, Jose Manuel Ramos – Horta, Người thảo luận về “sự cộng tác giữa Giáo Hội Công giáo và Nhà Nước Đông Timor trong các lănh vực giáo dục, y tế và đấu tranh chống lại nghèo đói.

 

 

KÊU GỌI CÁC QUỐC GIA CÓ TRACH NHIỆM VỚI NGƯỜI NGHÈO Ở DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI

(CAN 21.01) Tổng thư kư Caritas Quốc Tế Lesley-Anne Knight đă loan báo rằng tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tổ chức tại Davos,Thụy Sĩ , Bà dự định có được một tái cam kết từ các nhà lănh đạo kinh tế chính trị trên thế giới để đối phó với t́nh trạng khó khăn của người nghèo với việc phục hồi xung lực đàng sau Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ,một loạt những mục tiêu chống lại nghèo đói mà các quốc gia thành viên LHQ nhất trí thanh toán vào năm 2015. Caritas cho rằng các mục tiêu nầy đa số sẽ thất bại,một phần do các nước giàu nhất thế giới không giữ lời hứa góp qũy. Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) Hằng Năm quy tụ các nhà lănh đạo kinh doanh, các chính trị gia và nguyên thủ quốc gia, cùng với các nghệ sĩ, các Viện Sĩ Hàn Lâm, các lăng đạo tôn giáo và đại diện các tổ chức dân sự khác.

CÙNG THAM GIA CẦU NGUYỆN VỚI LINH MỤC CÔNG GIÁO

(CWNews 22.01) BBC đưa tin: Tiến sĩ Ian Paisley, Mục Sư Cả Bắc Ái Nhĩ Lan, người đă nhiều năm nỗi tiếng là bài-Công-giáo rất hiểm độc, đă tham gia một buổi cầu nguyện do một linh mục Công giáo tổ chức. Ông là người sáng lập Giáo Hội Trưởng Lăo Tự Do ở Ulster và dành trọn đời để đấu tranh chống lại “những mê tín dị đoan kinh tởm và những lạm dụng thờ ngẫu tượng” của Giáo Hội Công-giáo. Năm 1988, ông đă làm gián đoạn một bài diễn văn của Đức Gioan-Phaolô II đọc tại Nghị Viện Châu Âu và tố giác Đức giáo tông là Phản Kitô. Nhưng Paisley đă tham gia buổi cầu nguyện do Cha Paul Symonds hướng dẫn, tôn vinh 100 năm phong trào hướng đạo. Ông nói rằng ông biết là buổi cầu nguyện là cuộc gặp gỡ đại kết.

GIÁO PHẬN Ở ĐỨC ĐÓNG CỬA 20% CÁC GIÁO XỨ

(CWNews 22.01) Hăng tin KNA cho biết: Giáo phận Hildesheim,nước Đức, dự định đóng cửa 80 trong số 438 thánh đường giáo xứ trong một chiến dịch củng cố triệt để. Giáo phận Hildesheim ở miền Bắc đă chứng kiến một sự giảm thiểu rơ rệt về con số tín hữu Công giáo thực hành, sẽ cố t́m những chủ nhân mới cho các tài sản Giáo Hội. Các giới chức giáo phận đă chỉ ra rơ rằng họ sẵn ḷng nghĩ đến các nhóm Hồi giáo để thế chỗ cho các giáo xứ.

TỐI HẬU THƯ CHO CÁC KITÔ-HỮU Ở ORISSA: “TRỞ LẠI HOẶC CHẾT”

((UCAN 22.01) Các Kitô-hữu trong bang Orissa phía Đông Ấn Độ ô nhục v́ bạo lực cho biết những tín đồ Ấn giáo quá khích đă gửi cho họ một “tối hậu thư “trở lại đạo hoặc bị giết chết”. Sumant Digal,một tín đồ Tin Lành noí với UCAN: “Chẳng c̣n cách nào khác ngoài việc trở lại Ấn giáo”. Tín đồ Ấn giáo cực đoan đă đe doạ giết anh và đốt nhà anh nếu anh không trở thành tín đồ Ấn Giáo. Năm ngày bạo lực bài Kitô-giáo ở Kandhamal khởi đầu Đêm Vong Giáng Sinh đă lấy đi sinh mạng của năm người và hàng trăm người khác bị thương, đốt cháy khoảng 400 ngôi nhà. Các thánh đường và cơ sở Kitô-giáo bị tấn công và phá hủy.

TÂN BỀ TRÊN CẢ THÚC GIỤC CÁC TU SĨ D̉NG TÊN CỦN CỐ VIỆC PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO

(CNS 21.01) Tân Bề Trên Cả Ḍng Tên người Tây Ban Nha vừa được bầu, Cha Adolfo Nicolas, kêu gọi hơn 19.000 tu sĩ Ḍng củng cố việc phục vụ của họ với người nghèo và những kẻ không được hưởng lợi của việc toàn cầu hoá kinh tế. Là bề trên tỉnh Ḍng Đông Á và Châu Đại Dương, Ngài được bầu làm Bề Trên Cả ngày 19.01 và dâng thánh lễ tạ ơn ngày 20.01 ở Roma. Trong bài giảng, Ngài nói:” Đây không phải là một thông điệp cho thế giới, mà chỉ là một suy tư đơn sơ: là Kitô-hữu, với tư cách là tu sĩ Ḍng Tên, là Dân Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi phục vụ. Càng phục vụ, chúng ta càng làm đẹp ḷng Thiên Chúa”.

HY VỌNG CHUYẾN CÔNG DU CỦA ĐỨC HỒNG Y CỦNG CỐ ĐỨC TIN

(CNS 22.01) Một th65p niên sau chuyến công du lịch sử của Đúc giáo hoàng Gioan-Phaolô II đến Cuba, các giới chức Giáo Hội Cuba hy vọng chuyến thăm từ 22 đến 26 tháng 02 của Đức hồng y Quốc Vụ Khánh Toà Thánh Tarcisio Bertone, sẽ giúp củng cố đức tin các tín hữu Công giáo của ḥn đảo nầy. Lịch tŕnh dự tính cũng tương tự như lịch tŕnh của Đức Cố giáo hoàng vào tháng 01.1998. Đức Giám mục phụ tá giáo phận Havna Juan de Dios Hernancez Ruiz, tổng thư kư HĐGM Cuba, cho biết:” Đây là một cuộc viếng thăm rất được mong đợi từ chính phủ Cuba, cho thấy mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc viêng thăm đều được tạo ra”.

GIỚI CHỨC VATICAN HÀNG ĐẦU THAM DỰ HỘI NGHỊ VỀ GIÁO LUẬT

(CWNews 23.01) Các chuyên gia Giáo Luật từ khắp trên thế giới đă tụ họp về Roma tuần nầy để tham dự một hội nghị cấp cao đánh dấu kỷ niệm 25 năm Bộ Giáo Luật Mới. Tại cuộc họp báo ngày 22.01, các phóng viên được nghe tóm tắt về các đề tài của toàn hội nghị, do Đức TGM Francesco Coccopalmiero, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về các Văn Bản Luật – ban ở Vatican nầy được giao giải thích Giáo Luật – tŕnh bày. Bộ Giáo Luật mới được Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II chính thức ban hành ngày 25.01.1983. Tuy nhiên, -Ngài lưu ư - Bộ Luật, “cũng giống như các công tŕnh khác do con người làm” có thể được cải tiến luôn luôn và hội nghị tuần nầy là nhằm “nhận diện một sô điểm đang cần được sửa đổi ít nhiều”.

TỶ LỆ NẠO PHÁ THAI Ở HOA KỲ HẠ THẤP KỂ TỪ 1974.

(US Today/ AP 23.01) Con số nạo phá thai ở Mỹ rơi xuống 1,2 triệu năm 2005, hạ 25% so với tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1974. Viện Guttmacher khảo sát các nhà cung cấp về nạo phá thai trên cả nước, cho biết có khả năng có nhiều lư do về sự sút giảm các vụ ngừa tránh thai, việc mang thai ngoài y muốn giảm thấp hơn và khó khăn hơn trong việc nạo phá thai ở một số nơi trên nước Mỹ. Chủ tịch Viện Sharon Camp lưu ư rằng mặc cho sự giảm sút nầy, vẫn c̣n có hơn một trên năm trường hợp mang thai kết thúc bằng nạo phá trong năm 2005. Tỷ lệ nạo phá thai 19,4 trên 1.000 phụ nữ tuổi từ 15 đến 44 của năm 2005 là thấp nhất kể từ 1974.

TRUYỀN H̀NH TRUNG QUỐC DÀNH 15 PHÚT TR̀NH BÀY ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO

(Fides 23.01) Kênh quốc tế đài truyền h́nh quốc gia Trung Quốc đă dành 15 phút trong phần thứ hai tối 21.01, để tŕnh bày đời sống cộng đồng Công-giáo, kể cả cử hành thánh lễ. Phóng sự đă mô tả đời sông tôn giáo thường nhật trong cộng đoàn Công giáo ở Bắc Kinh,Thượng Hải. Những h́nh ảnh buổi cử hành Thánh Thể, ca đoàn giáo xứ và những người rước lễ được phát đi. Các điệp khúc do ca đoàn hát cũng được ghi lại và đời sống của chủng viện cùng với cuộc  phỏng vấn một giáo sư mà nay là giám mục phụ tá Ning Xia, Đức Cha Li Jing, được tấn phong ngày 21.12.2007 với sự phê chuẩn của Đức giáo hoàng. Cuối cùng phóng sự cũng giới thiệu Nhà In Công Giáo ở Thượng Hải.

KẾT THÚC CUỘC GẶP GỠ CỦA CÁC LINH MỤC OCSHA

(Fides 23.01) Tuần qua, tại La Havana, Cuba, đă diễn ra cuộc gặp gỡ của các linh mục thuộc OCSHA (Công tŕnh Hợp Tác linh mục Mỹ-Tây Ban Nha). 103 linh mục người Tây Ban Nha đang làm việc với tư cách thừa sai trong 27 quốc gia Nam Mỹ đă tham dự, nhiều vị trong số đó đă làm việc 50 năm ở các vùng nầy. Cuộc họp do chủ tịch Uỷ Ban Giám Mục Các Xứ Truyền Giáo và Hợp Tác giữa các Giáo Hội, Đức GM Ramon del Hoyo, tháp tùng có thư kư Uỷ Ban Don Anastasio Gil và chủ tịch tổ chức phi chính phủ “Misión America” Juan Robles, khai mạc.  Trong lễ khai mạc, Đức hồng y Jaime Ortega Alamino, TGM giáo phận La Havana đă nhắc lại rằng các nhà truyền giáo đầu tiên ở Cuba là người Tây Ban Nha.

LỄ TÔN PHONG CHÂN PHƯỚC SẮP TỚI Ở VENEZUELA

(Fides 23.01)  HĐGM Venezuela đă loan báo lễ phong chân phước đầu tiên cho một người con gái Giáo Hội Venezuela,Madre Candelaria de San Jose, sáng lập Nữ Tu Carmelitaine ở Venezuela vào ngày 27.04.2008. Đối với cac Giám mục, việc phong chân phước nầy là một dịp “để đổi mới đức tin của chúng ta và bảo vệ nó khỏi những lệch lạc; tái khẳng định niềm tin cậy của chúng ta vào sự hiện diện của Chúa giữa dân tộc Venezuela; đánh giá cao sự lớn lao của đạo chúng ta và của Hội Thánh Công giáo; tính hiệu quả và lợi ích của các Ḍng Tu và tầm quan trọng của ơn gọi linh mục và tận hiến”. Các GM nói tiếp: “Gương của Ngài, lúc nầy hơn bao giờ hết, là một lời nhắc nhở mọi người dân Venezuela sống đoàn kết và huynh đệ”.

BA-LAN CHỨNG KIẾN SỰ SỤT GIẢM ƠN GỌI LINH MỤC VÀ TU SĨ

(CWNews 24.01) Hăng tin KAI đưa tin có một sự xuống dốc trong con số các ơn gọi linh mục và tu sĩ ở Ba Lan. Năm trước có 186 người vào chủng viện, it1 hơn 10% so với năm 2006. Số nam ự tu từ 797 người vào năm 2006 xuống c̣n 708 trong cùng năm. Số ứng viên nữ tu từ 468 xuống c̣n 424.  Các ḍng nam tu ở Ba-Lan có nhiều người gia nhập nhất là Ḍng Salediêng với 153; Ḍng Phan Sinh với 238; Ḍng Tên với 116; Các Cha Pallotin với 110 và các Ḍng khổ tu là 100 người.

TÍN HỮU CÔNG GIÁO KHÔNG CHÙN BƯỚC TRƯỚC NHỮNG TẤN CÔNG TỪ CHỦ NGHĨA THẾ TỤC

(CAN 24.01) Đức TGM giáo phận Valencia,Tây Ban Nha, Đức hồng y Agustin Garcia-Gasco, đă kêu gọi các tín hữu phải kiên vững khi đối mặt với những tấn công từ chủ nghĩa thế tục, theo gương Thánh Tử V́ Đạo Vincent mà chứng từ “là một dấu chỉ hùng hồn trong việc bác bỏ việc thờ ngẫu tương của quóc gia”. Ngài nói :” Để là một Kitô-hữu ngày nay, trong một xă hội sản sinh ra những tác dộng ây rối loạn v́ sự chống đối Thiên Chúa và nền văn hoá Kitô-giáo của nó, đ̣i hỏi một thái độ tương tự (như là của thánh Vincent Tử V́ Đạo), ngay cả cho dù họ tố cao chúng ta với đủ thứ mạ lỵ, hèn hạ và dối trá”. Theo hăng tin AVAN, Đức hồng y đă tố giác sự trống rỗng đạo đức mà xă hội được xây bên trên và nó hợp pháp hoá mọi thứ đang tấn công phẩm giá con người, như là “nạo phá thai, chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, không chung thủy, tuyệt vọng và phản bội”. Ngài cũng chỉ trích “toan tính phi-Kitô-giáo-hoá xă hội” và chủ nghĩa cá nhân. Loại chủ nghĩa thế tục cực đoan nầy chống lại con người và chống lại xă hội v́ nó “chẳng đưa ra sự ǵ mới mẻ: nó kéo lê mọi mặc cảm và sự thù ghét mà v́ nó các đấng tử v́ đạo mọi thời trở thành nạn nhân”. Ngài c̣n đi tới việc tố giác những nỗ lực định biến tôn giáo, nhất là Công giáo, trở nên không tương thích với nền dân chủ, “và v́ thế mà kích động ḷng ác cảm đối với những ǵ thuộc Kitô-giáo”.

ĐỨC THÁNH CHA ĐƯA RA LỜI KHUYÊN VỀ “T̀NH TRẠNG KHẨN CẤP CỦA GIÁO DỤC”

(CAN 24.01) Một bức thư từ Đức giáo hoàng gửi các nhà quản lư,giáo viên,phụ huynh và học sinh sinh viên Công-giáo được công bố hôm nay, liên quan đến tầm quan trọng sống c̣n của giáo dục và sự cân bằng tự do và kỹ luật của nó. Lá thư gửi đi sau khi một số chính khách người Ư thử lợi dụng [cho ư đồ]chính trị các lưu ư ban đầu của Đức Thánh Cha về một “t́nh trạng khẩn cấp trong giáo dục”. Trong thư gửi ngày 21. 01, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI lưu ư rằng giáo dục ngày nay “dường như trở nên khó khăn hơn… Từ đây có chuyện bàn ra tán vào về “một t́nh trạn khẩn cấp trong giáo dục”, được xác định bởi những thất bại rất thường khi quá đề cao các nỗ lực của chúng ta nhằm đào tạo những cá thể tṛn trĩnh dễ thương, có khả năng cộng tác với những người khác và làm cho cuộc sống họ có ư nghĩa”. Đức giáo tông chỉ ra rằng các nhà giáo dục có thể cảm thấy “cám dỗ đầu hàng” về giáo dục và ngay cả có nguy cơ “không hiểu được vai tṛ của họ là ǵ” và Người vạch một “một năo trạng và một loại h́nh văn hoá dẫn người ta đến chỗ nghi ngờ giá trị con người, ư nghĩa chân lư và sự thiên và trong phân tích cuối cùng, sự tốt lành của chính sự sống”. Những khó khăn nầy “không phải là không vượt qua được”[..] Kết thúc thư, Đức Thánh Cha viết rằng hy vọng là “linh hồn của giáo dục”, và chỉ ra rằng “hy vọng của chúng ta ngày nay đang bị đe doạ từ nhiều phía và giống như người ngoại giáo xưa kia, chúng ta cũng có nguy cơ biến thành những người không có hy vọng và không có Chúa trên thế gian”.

CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG CẦN ĐẠO ĐỨC HỌC

(CNS 24.01) Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI nói: Trong một thế giới mà các phương tiện truyền thông ngày càng bóp méo xuyên tạc các sự kiện và thao túng ư thức con người, th́ kỷ nghệ truyền thông cần có một bộ quy tắc đạo đức học. Cũng giống như đạo đức sinh học hướng dẫn những người làm việc trong lănh vực y khoa và khoa học bảo vệ phẩm giá con người, “rất nhiều người ngày nay nghĩ rằng cần phải có trong lănh vực nầy (truyền thông) về “thông tin - đạo đức học”. Đức Thánh Cha đă nói như thế trong thông điệp của Người cho Ngày Thế Giới Truyền Thôngg sẽ được mừng vào ngày 04.05 trong hầu hết các quốc gia. Đức Thánh Cha kêu gọi giới truyền thông phải nên những nhân chứng dũng cảm và trung thực với chân lư, phải phục vụ con người và công ích, khích lệ việc đào tạo đạo đức con người.

THĂM D̉ MỚI CHO THẤY ĐA SỐ ÁP ĐẢO NGƯỜI DÂN BA-TÂY BÁC BỎ NẠO PHÁ THAI

(CAN 25.01) Một cuộc thăm ḍ mới do hăng Datafolha ở Ba-Tây cho thấy 87% người dân Ba-Tâu nghĩ rằng nạo phá thai là “sai lầm về mặt luân lư”. Một đa số những người được khảo sát cũng nói rằng họ sẽ ủng hộ một đứa con trai hay con gái đáng đối phó với việc có thai ở tuổi vị thành niên, hơn là chọn việc nạo phá thai. 82% cho biết họ thích con gái vị thành niên của họ giữ đứa bé đến khi sinh hơn là nạo phá thai. Chỉ có dưới 1% tán thành nạo phá thai v́ bất cứ lư do ǵ. Đây là gáo nước lạnh đối với chiến lược ủng hộ nạo phá thai của chính phủ và cho thấy một khuynh hướng rơ rệt được  thấy trong những cuộc thăm ḍ vừa qua. Các chiến dịch ủng bộ nạo phá thai của chính phủ xung đột với nước Ba-Tây đích thực. Người dân Ba-Tây chống lại nạo phá thai. Đây không chỉ là một ư kiến, mà là một sự kiện được ghi lại về mặt thống kê từ một cuộc thăm ḍ ư kiến.

ĐỨC HỒNG Y NGƯỜI MỄ-TÂY-CƠ PHÊ B̀NH GAY GẮT LHQ V̀ ỦNG HỘ NẠO PHÁ THAI

(CAN 25.01) Đức Hồng Y Juan Sandoval Iniguez, TGM giáo phận Guadaljara đă kêu gọi tín hữu Công-giáo bác bỏ việc hợp-pháp-hóa nạo phá thai và nhất là việc phổ biến nó khá8p Mễ-Tây-Cơ dưới áp lực từ các tổ chức quốc tế như là LHQ. Ngài nhấn mạnh rằng “các phương tiện truyền thông đưa tin đă mấy ngày rồi rằng một quan chức cao cấp của LHQ ca ngợi hai bang và Hạt Liên Bang v́ đă hợp pháp hóa nạo phá thai”. Ngài viết:” Bà ta ca ngợi họ và đồng thời thúc giục tất cả các bang trong nước làm như vậy, đến độ khá8p cả Mễ-Tây-Cơ việc giết người chẳng hề bị trừng phạt […] Trước hết mọi sự phải nói rơ rằng nạo phá thai là một tội ác. Nó chống lại con người và sự sống, vốn rất linh thánh. Thiên Chúa Đức Chúa chúng ta đă để lại cho chúng ta một giới răn :”Ngươi không được giết người” và v́ thế chúng ta phải tôn trọng sự sống của người khác, cũng như sự sống của trẻ chưa sinh ra, v́ chúng là sinh linh và có quyền được sống”. Ngài cũng cảnh báo về việc người dân có thể bị thuyết phục do các lư lẽ mà những người ủng hộ nạo phá thai đưa ra, như: quyền người nữ định đoạt về thân xác ḿnh; thai bị dị dạng.

VỚI CHIẾN DỊCH KÉO DÀI BA NĂM, GIÁO HỘI Ở ĐỨC CỔ VŨ GIA Đ̀NH VÀ HÔN NHÂN

(CAN 25.01) Giáo Hội ở Đức đă tung ta một chiến dịch mới nhằm vổ vũ gia đ́nh dưới chủ đề “Cùng Sống Yêu Thương”. Chiến dịch nầy sẽ diễn ra kéo dài hơn ba năm và sẽ cung cấp tư vấn tinh thần, đào tạo và tiếp cận các bí tích cho các gia đ́nh và các đôi hôn phối. Đức hồng y Georg Sterzinsky,TGM Berlin, giải thích rằng chiến dịch nầy nhằm đề cập đến vấn đề sa sút trong các hôn nhân tôn giáo trong khoảng thời gian 18 năm qua. Ngài cho biết việc rời bỏ đức tin Công giáo, việc tăng các đôi hôn phối khác tuyên tín và sự thiếu mở ra cho hôn nhân giữa giới trẻ, là lư do của sự sa sút nầy. Chủ đề cho chiến dịch năm nay là “Chuẩn Bị Cho Hôn Nhân”. Đề tài năm 2009 sẽ là “Con Đường từ Lứa Đôi đến Gia Đ́nh” và năm 2010 sẽ có chủ đề “T́nh Yêu và Quan Hệ Hôn Nhân sau khi con cái rời khỏi nhà”. Lúc nầy chính phủ Đức đang tung ra lại chiến dịch để các cặp vợ chồng sinh nhiều con hơn, “Các Bạn là nước Đức”, khởi đầu năm 2005 và năm nay hướng tới việc khích lệ các gia đ́nh sinh nhiều con hơn bằng  videos và mọi nguồn khác.

UỶ BAN PHỤNG VỤ MONG ĐỢI HOÀN TẤT BẢN THẢO SÁCH LỄ ROMA NĂM 2008

(CAN 25.01) Uỷ Ban Quốc Tế về Anh ngữ trong Phụng Vụ (ICEL) đă hội họp tại Mumbai, dự kiến sẽ hoàn thành bản thảo đă được duyêt của Sách Lẽ Roma trong hội nghị lần tới vào tháng chín. Hội nghị 14 – 18 tháng 01 duyệt lại các bản dịch từ ấn bản năm 2002 của Sách Lễ Roma (tiếng la tinh), sau khi nhận được những góp ư nhận xét của các HĐGM nói tiếng Anh và từ Thánh Bộ Phương Tự Vatican. ICEL dự tính họp mặt lần tới ở Vancouver,Canada và sau khi hoàn tất sẽ giao cho các HĐGM để in ấn.

WCC HY VỌNG HIỆP THÔNG TRỌN VẸN TRONG THẾ KỶ XXI

(CWNews 26.01) Tổng thư kư WCC (Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội),mục sư Kobia, nói với tờ Ossservatore Romano rằng ông hy vọng tiến bộ đại kết sẽ cho phép Kitô-hữu sớm chia sẻ Hiệp Lễ. Ông nói :” Theo nh́n nhận của tôi về phong trào đại kết th́ khoảng giữa thế kỷ XXI chúng ta sẽ đạt được một mức độ hiệp nhất đến nỗi Kitô-hữu mọi nơi bất kể tuyên tín của họ ra sao, sẽ có thể cầu nguyện và làm việc thờ phương chung nhau và chia sẻ Ban Tiệc Thánh ở bất kỳ nhà thờ nào”.Nhà lănh đạo WCC đă ở Roma để tham dự một giờ Kinh Tối đại kết ngày 25.01,bế mạc Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô hữu cùng với Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI. Ông không đưa ra lời giải thích về việc làm thế nào mà các nhóm Kitô-giáo khác biệt lại có thể vượt qua những bất đồng thần học,nhấn là về bản thể của Thánh Thể, nhưng ông đưa ra bằng chứng cho thầy tiến bộ đạt được trong thế hệ đă qua. Ông nói:  “Ở đầu thế kỷ vừa qua, ai có thể nghĩ rằng chỉ sau mấy thập niên cuối thế kỷ, tín hữu Chính Thống, Anh giáo, Tin Lành phái Luther, phái cải cách, phái trưởng lăo, Phái Thanh Tẩy và các giáo hội thuộc các truyền thống khác có thể làm việc cùng nhau trong HĐ.TG Các Giáo Hội”?

TUYÊN BỐ VẠ TUYỆT THÔNG VỚI NGƯỜI CHO LÀ THẤY ĐỨC MẸ HIỆN RA

(CNS 26.01) Đức TGM Hàn Quốc Andrea Choi Chang-mou giáo phận Quang-Du cho biết một phụ nữ được cho là thị nhân Đức Mẹ hiện ra và những người theo bà đă bị vạ tuyệt tông. Ngài đă công bố sắc lệnh vào ngày 21.01, viết rằng “ V́ đời sống đức tin lành mạnh của các Kitô-hữu và v́ sự hiệp nhất và hiệp thông của Hội Thánh, tôi tuyên bố như thế, dù tâm hồn tôi đau buồn”. Sắc lệnh được gửi đến tât cả mọi giáo phận và phương tiện truyền thông vào ngày 23.01. Vào các năm 1998,2003 và 2005, Tổng GP Quang-Du đă ra chỉ thị cấm tín hữu Công giáo không được đi viếng và tham dự vào các nghi thức ở Naju,Hàn Quốc. HĐGM Hàn Quốc ủng hộ Tổng GP. Đức TGM nói Ngài đă tiếp kiến Julia Youn, 60 tuổi và chồng bà vào năm 2003 để cảnh báo họ không được cổ vũ những lần được cho là Đức Mẹ hiện ra và cảnh cáo lần cuối vào năm 2005,nhưng họ không chịu sửa đổi hành vi của họ. Vạ tuyệt thông không được đưa ra do phát xét,mà là TỰ ĐỘNG (latae sententiae, chiếu theo các điều khoản số 1336 và 1364 của Bộ Giáo Luật)”. Ngài cho biết :” Họ nói như thể là Đức Thánh Cha đă chuẩn y cho họ. Họ bôi nhọ tôi,các giám mục Hàn Quốc qua những bài viết và trên Internet”.

CÁC GIÁM MỤC PHI LUẬT TÂN GỌI Ư NÂNG TUỔI KẾT HÔN

(CWNews 26.01) Đức TGM Oscar Cruz giáo phận Lingayen nói với các nhà làm luật rằng nhiều cặp hôn phối kết hôn sớm trong đời sống “không được chuẩn bị tốt về mặt tâm lư và không ổn định về t́nh cảm”. Ngài đề nghị nâng tuổi tối thiểu hiện nay là 18. Ở tuổi 18, rất nhiều người chưa trưởng thành và “không có khả năng xây dựng một gia đ́nh”. Ngài không đưa ra một mức tuổi tối thiểu nào để chọn lựa. Luật hiên hành ở Phi-Luật-Tân cho phép nam nữ thanh niên tuồi 18 (nữ) và 21 (nam) chỉ được kết hôn với sự đồng ư của vha mẹ. Chỉ khi ở tuổi 22 th́ một người mới được kết hôn mà không cần cha mẹ ưng thuận.

CÁC GIÁM MỤC CHÂU ÂU CHỈ TRÍCH CÁC CHÍNH SÁCH HÔN NHÂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

(CWNews/C-Farm 26.01) Viện Gia Đ́nh Công giáo và Nhân Quyền đưa tin: Uỷ Ban Liên HĐGM Châu Âu (COMECE) đă chỉ trích Liên Minh Châu Âu v́ đă xâm phạm chủ quyền quốc gia liên quan đến các luật hôn nhân. Một văn kiện vừa đưa ra do cac giám mục Châu Âu kêu gọi Liên Minh Châu Âu tập chú vào cái mà họ xem như là nhu cầu thực thụ của các gia đ́nh ở Châu Âu và kêu gọi Liên Minh Châu Âu tôn trọng các luật quốc gia về hôn nhân của các nước thành viên.

PHONG TRÀO V̀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN « SILSILAH » PHI-LUẬT-TÂN VÀ BAN ĐIỀU HÀNH MỚI

(Fides 27.01) Ban điều hành mới « SILSILAH », sự hiện diện lịch sử nhận thức văn hoá, đào tạo và chia sẻ v́ đối thoại giữa Kitô giáo và Hội giáo ở Miền Nam Phi-Luật-Tân, đều là phụ nữ : Aninda Sano, Công giao, chủ tịch và Hadja Zenaida Lim, phó chủ tịch, Hồi giáo, lănh đạo cộng đồng « Muslimah »,một tổ chức các phụ nữ Hồi giáo dấn thân vào đối thoại và hoà b́nh. Từ 1984, năm thành lập, Silsilah do Cha Sebastiano d’Ambra điều hành.  Ở Phi-Luật-Tân, tín đồ Hồi giáo chiếm 6 triệu,luôn là chỗ bạo lực và căng thẳng,có sự hiện diện của những tay khủng bố, quan hệ giữa Kitô-hữu và tín đồ Hồi giáo đôi khi rất khó khăn.[SILSILAH là một từ ngữ Hồi giáo, có nghĩa là « sợi xích » nối con người vào Thiên Chúa]

T̀NH TRẠNG BỆNH CÙI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2006.

(Fides 27.01) Theo WHO (Tổ chức Y Tế Thế Giới), những ca bệnh phong cùi mới khám phá trên thế giới vào năm 2006,là : Châu Phi 27.902 (so với 54.602 năm 2000) ; Châu Mỹ 47.612 (so với 44.786)  Đông Nam Á 174.118 ( so với 606.703 năm 2000) ; Vùng Đông Địa Trung Hải 3.261 (so với 5.565 năm 2000) ; Châu Đại Dương –Thái B́nh Dương 6.124 (so với 7.563 năm 2000).

 

 

 

THÔNG BÁO.

 

BẢN TIN GIÁO HỘI SỐ 71

SẼ ĐƯỢC GỬI ĐI NGÀY 19.02.2008

 

TRONG THỜI GIAN ẤY, SẼ CÓ HAI (2) SỐ PHỤ TRANG BTGH 70A và BTGH 70B

(với TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO và GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG HẰNG TUẦN)

Chân thành cám ơn và Kính mong đón đọc.

Đa tạ

 

XIN CHÚA CHÚC LÀNH CHO CHÚNG TA VÀ CHO CHÚNG TA KIÊN VỮNG TRONG ĐỨC TIN

MỘT NĂM MỚI B̀NH AN VÀ TRÀN ĐẦY PHÚC LỘC CHÚA XUÂN BAN XUỐNG

 

 

 

 

CÙNG NHAU KHÁM PHÁ và SỐNG MÙA CHAY.

                                                                                     Đức hồng y Lustiger Cố Tổng giám mục Paris,Pháp.

 

Đức Cha Lustiger mời gọi tín hữu  Công-giáo trong giáo phận sống tṛn đầy Mùa Chay. Để giúp chúng ta trong 40 ngày nầy,Ngài cho chúng ta những trang viết đầy khích lệ để suy gẫm.

“Người ta biết rơ Mùa Chay là ǵ rồi mà!”. Đối với những người cao tuổi nhất, chung chung đó là thời kỳ ăn cá, “người ta ăn chay, “làm cho ḿnh gầy bớt”. Ngày nay đám nhóc vùng ngoại ô sẽ nói với bạn:” Đó là lễ ramadan  - tháng ăn chay của Hồi giáo - của người Kitô-hữu”. Những người khác sẽ so sánh Mùa Chay với lễ Yom Kippour (lễ hội Do Thái) hoặc ăn chay của người Ấn Giáo. So sánh không phải là không có lư . Trong nhiều thế kỷ, các Kitô-hữu đă có thể đặt dấu chấm trên các việc thực hành hiện hữu trong các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau mà không cảm thấy cần thiết phải nhắc lại ư nghĩa của chúng. Nhưng ngày nay, chúng ta phải khám phá lại ư nghĩa của Mùa Chay.

“Bốn mươi ngày”. Quả thật, theo nghĩa tiếng Pháp,”Mùa Chay”(Carême) đến từ tiếng la-tinh “Quadragesima”, nghĩa là “thời gian 40 ngày” trước Phục Sinh. Thời gian nầy chuẩn bị cho ta vào Lễ Phục Sinh, vào Tuần Thánh. Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá, trong đó chúng ta mừng ngày Cbúa Giêsu vào Thành Giêrusalem. Rồi đến Thứ Năm Tuần Thánh chúng ta cử hành Lễ Dầu, Tiệc Ly của Chúa Giêsu với các tông đồ. Ngày thứ Sáu Tuần Thánh kỷ niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Thứ Bảy Tuần Thánh đến sáng Lễ Phục Sinh, mừng Chúa Sống Lại. Thời kỳ Phục Sinh kéo dài cho tới lễ Lên trời và Lễ Hiện Xuống.

 

TẠI SAO LẠI LÀ 40 NGÀY ?

  Bốn mươi ngày nhắc cho ta 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu nơi hoang mạc để chiến đấu lần đầu chống lại Tên Cám Dỗ. Và cũng là 40 năm Xuất Hành ở Sa mạc trước khi vào Thánh Địa. Khi Chúa Giêsu lên Giêrusalem để đi tới cuộc khổ nạn, Người kêu gọi các môn đệ đi theo Người với cái mà Thánh sử Luca gọi là “cuộc xuất hành”của Người (Lc 9,31). Người đi đầu; họ lưỡng lự tiến lên, bởi sợ hăi. Sau ngày Rước Lá và bửa ăn vượt qua,khi đến giờ ấn định cho cuộc chiến đấu quyết định chống lại Tên Cám Dỗ (x. Lc 4,13),Chúa Giêsu đi tới Vườn Giệtsimani với các môn đệ. Ngài nói với Phêrô,Giacôbê và Gioan:” Hăy tỉnh thức và cầu nguyện với Thầy”. Ba lần liên tiếp,Ngài thấy họ đang ngủ và phải lay để đánh thức họ dậy (x. Mt 26, 36 – 46). Khi Chúa Giêsu bị bắt, tất cả môn đệ của Ngài bỏ Ngài mà trốn hết. Nhưng một trong những lời cuối cùng mà Chúa Giêsu nói với Phêrô sau khi Ngài sống lại, lại là:”C̣n con,hăy theo thầy”(Ga 21,19). Ngày nay đến lượt chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo Ngài, đi với Ngài lên Giêrusalem,chia sẻ thời gian Khổ Nạn của Ngài.

   Toàn thể Giáo Hội bước vào Mùa Chay ngày Thứ Tư Lễ Tro. Dấu chỉ của tro than có nguồn gốc trong Kinh Thánh (x.Gr 6,26; Is 22,12; Đn 9,3).”Mặc áo nhặm – cái bị” tức là tang phục và “xức tro trên đầu và ngồi trong tro” là dấu chỉ thống hối và ăn năn trở lại. Như dân cư và nhà vua thành Ninive đă làm như thế để đáp trả lời tiên báo của ngôn sứ Giona,kẻ giao cho họ phải sám hối tội lỗi trong 40 gày (Gn 3,5-8).Như Chúa Giêsu nhắc lại điều ấy với dân chúng thành Betsaiđa và Côrozain:”Nếu các phép lạ làm ở nơi các ngươi mà đă xảy ra ở Tia và Siđôn, th́ từ lâu họ đă sám hối và mặc áo nhặm,xức tro lên đầu”(Mt 11,21). Tất cả các Kitô-hữu được kêu gọi để nh́n nhận ḿnh là tội nhân,do đó là hối nhân. Vậy hối hân là ǵ? – Là một người tự biết ḿnh bất xứng với T́nh yêu của Thiên Chúa do tội lỗi ḿnh phạm và đoạn t́nh; một đứa con hoang đàng ở ngoài, ở xa,tuy thế vẫn mong được Cha ḿnh tiếp đón; một người con khi c̣n ở ngoài cửa đă biết ḿnh được mời gọi để coi ḿnh luôn như là “con cái trong nhà”. Mặc cho nó là một người con bị thương tổn hay là một đứa con lạc mất, nó vẫn là một người con được yêu thương luôn phải tin tưởng vào t́nh yêu, kể cả khi nó ở tận đáy vực thẳm và tận cùng cô đơn. Hối nhân,chính là tội nhân cầu xin ơn tha thứ. V́ vậy ta hiểu v́ sao các Kitô-hữu được mời gọi lănh nhận dấu chỉ sám hối và ăn năn trở lại nầy.

 

 “Hăy sám hối và tin vào Phúc Âm”.

Lúc vị linh mục ghi dấu trên trán bạn với tro, Ngài có thể nói:”Hăy nhớ ḿnh là bụi tro và sẽ trở về tro bụi”. Lời nầy, Kinh Thánh cho ta biết (St 3,19) là lời Thiên Chúa đă nói với Adong sau khi ông phạm tội. Tất cả chúng ta, con cháu của Adong, chiụ thử thách cái chết.Tuy nhiên,Thánh Phaolô dạy chúng ta rằng Adong đầu tiên nầy “là h́nh ảnh của Đấng phải đến”(Rm 5,14). Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai,Adong mới,ban cho chúng ta sự sống Thiên Chúa nhờ sự phục sinh của Ngài. Như thế con đường Mùa Chay được vạch ra dẫn tới Phục Sinh, con đường làm cho ta vượt qua cái chết của tội lỗi vào đời sống của con cái Thiên Chúa. Ăn chay, cầu nguyện, bố thí với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc Thề giới, chính là cùng làm việc với Ngài trong việc cứu độ hết mọi người. Những thực hành truyền thống và đầy ư nghĩa nầy t́m thấy ư nghĩa của chúng từ lúc chúng được sống kết hiệp với Chúa Kitô, Đấng tự trao ban ḿnh v́ yêu Chúa Cha của Ngài và v́ yêu hết thảy mọi người. Sự ăn năn trở lại của chúng ta v́ thế làm cho ta được dự phần vào công cuộc Cứu Chuộc mà “Đấng xoá tỗi trần gian” đă hoàn tất.

    Thứ Tư Lễ Tro,chủ sự có thể dùng một câu khác trong Kinh thánh khi ghi dấu trên trán bạn:” Hăy sám hối và tin vào Phúc Âm”. Thực chất đó là một tóm tắt lời rao giảng của chính Chúa Giêsu trước khi Người chịu khổ nạn và phục sinh và cũng là lời rao giảng của các Tông Đồ sau lễ Ngũ Tuần (Hiện Xuống). Câu nầy hướng chúng ta về một chiều kích khác của Mùa Chay, mà chúng ta khám phá tṛn đầy hơn tính chất độc đáo của nó :

việc chuẩn bị cho người lớn chịu pháp rửa,những kẻ mà  một khi đă « ăn năn trở lại », « quay về với Thiên Chúa", được đón nhận Tin Mừng. Những Kitô-hữu đă được rửa tội đuợc kêu gọi canh tân bản thân trong ân sủng đầu tiên của Phép Rửa mà họ đă nhận trước kia. V́ Phép Rửa làm cho họ được tham dự vào cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. V́ thế mà Phép Rưả được làm trong phụng vụ phục sinh. Ngày xưa, Giáo Hội cử hành phép rửa người lớn - nhưng cũng cho cả các trẻ em nữa -  trong đêm Phục Sinh. Ngày nay, truyền thống nầy sống lại trong các quốc gia Châu Âu ; nhưbg c̣n nhiều hơn thế trong các « Giáo Hội non trẻ », những giáo hội vừa được thành lập trong các châu lục khác. Phép rửa v́ thế nói lên lần nữa một cách mạnh mẽ thời gian Mùa Chay và Phục Sinh. V́ Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta tái khám phá niềm vui của Bí Tích nầy và vị trí của nó trong mầu nhiệm Kitô-giáo. Đức giáo hoàng Piô XII, cách nay nửa thế kỷ, đă chỉ cho thấy con đường với việc canh tân phụng vụ thứ Bảy Tuần Thánh. Trong qúy ông bà, những kẻ cao niên hẳn c̣n nhớ phụng vụ Thứ Năm, Thứ Sáu,Thứ Bảy Tuần Thánh được cử hành rất sớm vào ban sáng, với sự tham dự rất hạn chế của các tín hữu ! Chỉ có các tu viện sống các việc nghi thức phụng vụ ấy đầy đủ. Ngày nay, tất cả các tín hữu có thể tham dự vào phụng vụ Thứ Năm,Thứ Sáu,Thứ Bảy Tuần Thánh và khám phá sự lộng lẫy và đẹp đẽ của các nghi thức. Đêm Vọng Phục Sinh, nghĩa là « canh thức Phục Sinh », được cử hành trong đêm thứ Bảy Tuần Thánh. Nó chủ yếu là lễ mừng Phép Rưả trong Chúa Kitô Phục Sinh của chúng ta. Nhưng, các Vị sẽ nói với tôi : điều ǵ sẽ xảy đến, khi trong một giáo xứ không có người lớn hoặc thanh niên xin chịu phép rửa, cũng như không có phụ huynh nào đem con đi rửa tội trong dịp lễ nầy ? Đây là trường hợp thường xảy ra. Ngay cả như thế, th́ tất cả phụng vụ cũng đặt trọng tâm nơi Phép Rửa. Bằng cách nào ?

 

«Ta gọi mỗi người bằng tên nó ».

Hăy nhớ lại Đêm Canh Thức Phục Sinh diễn ra như thế nào.

- Canh Thức khởi đầu bằng « nghi thức chiếu sáng ». Chủ tế ban phép lành cho cây nến phục sinh được thắp lên ở lửa mới, biểu tượng Ánh Sáng Chúa Kitô. Tiếp đó, sau cuộc rước kiệu, một phó tế, khi có thể, xướng bài Mừng Vui Lên (Exultet), bài hát tuyệt với nầy có niên đại từ những thế kỷ đầu tiên. Sự tưng bừng hân hoan của Giáo Hội đối với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Sự huy Hoàng của Chúa Cha ! Sự Tưng Bừng Hoan Hỉ : chính đêm nay ban cho Mẹ Hội Thánh của chúng ta niềm vui được thấy nhiều con cái, những kẻ mới được rửa tội, sinh ra.

- Bảy bài đọc Cựu Ước dẫn chúng ta đi trong kinh nguyện những lời loan báo và những lời hứa của t́nh yêu Thiên Chúa đối với con cái Người, mà Chúa Kitô đă sống lại để ban cho họ Sự Sống. Bài đọc thứ tám (Rm 6, 3 – 11) nói rơ cho chúng ta điều ấy, trước khi đọc bài Tin Mừng Phục Sinh.

-  Phụng vụ Phép Rửa bắt đầu với việc làm phép trọng thể nước « rửa tội », không phải chủ tế rửa tội lại những người đă được rửa, nhưng vị chủ lễ sẽ rảy nước trên họ, để hồi tưởng lại phép rửa mà họ đă nhận lănh. Và vị chủ lễ yêu cầu họ, v́ t́nh yêu mà họ có thể bày tỏ và lời cầu khẩn riêng tư mà họ có thể dâng  lên Chúa, xin họ hăy đón nhận lần nữa, t́m lại được sự tṛn đầy của ân sủng mà phép rửa đă  đem lại cho họ.

- Vị chủ lễ lúc ấy mời gọi các Kitô-hữu lập lại sự từ bỏ Xa-tan và tội lỗi, rồi tự do tuyên xưng đức tin mà họ đă lănh nhận khi chịu phép rửa tội.

- Anh chị em có tin Thiên Chúa là Cha không ? – Tôi tin

- Anh chị em có tin Chúa Giêsu Kitô không ? –    Tôi tin

- Anh chị em có tin Chúa Thánh Linh không ? –   Tôi tin.

Trong phụng vụ phép rửa cho những người « đă được rửa tội » nầy, trước hết là  lễ rửa tội cho  « các dự ṭng », nghĩa là « những kẻ sắp được rửa tội », những nam và nữ đă được chuẩn bị trong Mùa Chay cho cuộc gặp gỡ nầy với Chúa Kitô, Đấn liên kết họ với cái chết và sự phục sinh của người, Đấng ban cho họ sự sống và làm cho họ trở nên con cái Thiên Chúa.

 Được hiểu như thế dưới ánh sáng đêm canh thức và ngày lễ phục sinh, Mùa Chay xem ra như là sự chuẩn bị cho giai đoạn cuối nầy : bí tích rửa tội cho những người sắp được rửa tội và sự đổi mới cho tất cả các  Kitô-hữu.

Như vậy đây là một con đường, một lộ tŕnh bắt đầu vào Thứ Tư Lễ Tro và, đối với các dự ṭng, nó khởi đầu vào ngày thứ bảy trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Ngày hôm ấy, chúng ta cử hành một phụng vụ mà có rất ít người trong chúng ta đă tham dự, lư do là v́ không có nhà thờ đủ rộng ở Paris : Đức giám mục gọi tên dứt khoát những người nam và nữ sẽ được rửa tội vào lễ Phục Sinh trong giáo phận của Ngài. Từ khi tôi làm giám mục, đây là một trong những nghi thức phụng vụ đẹp đẽ nhất mà tôi được sống. Mỗi lần như thế, trong tính chất đơn giản của nó, nghi thức phụng vụ nầy làm tôi sững sờ. Những người trưởng thành xin được nhận phép rửa và đă được chuẩn bị để đón nhận phép rửa, có mặt đó cùng với các Kitô-hữu đă giúp đỡ họ khám phá ra Chúa Kitô, cùng với cha mẹ đỡ đầu tương lai của họ, cùng với những ngựi thân nhất vây quanh. Sau khi công bố và suy niệm Lời Chú, tôi gọi mỗi người bằng tên của hô. Người đó đến tận bàn thờ và ghi tên ḿnh vào danh sách. Từ nay, người nấy được kể vào số những kẻ sẽ nhận phép rửa vào lễ Phục Sinh. Nười đó nhận một giải khăn tím, dấu chỉ địa vị phụng vụ của họ trong Giáo Hội cho tới ngày nhận phép rửa, lúc ấy họ sẽ nhận áo trăng của người được sống lại. Tôi trao phó danh sách các dự ṭng nầy cho các cộng đoàn chiêm niệm của Giáo phận và xin họ cầu nguyện cho những người nầy. Con đường dài mà các dự ṭng trải qua, thường là nhiều năm, thông thường cùg hành tŕnh với cộng đoàn giao xứ tiếp nhận họ. Trong Mùa Chay, từ chúa nhật tới chúa nhật, phụn vụ tiên liệu những giai đoạn mà các dự ṭng có thể tham dự khi họ đă đuợc gọi dứt khoát. Những giai đoạn nầy theo thông lệ thường đưộc cử hành chung cùng với cộng đoàn Kitô-giáo vốn cầu nguyện và chia sẻ với những người sẽ được rửa tội nầy, vây bọc và đỡ nâng họ bằng lời cầu nguyện và t́nh thân của cộng đoàn. Hơn thế nữa, mỗi một người đă được rửa tội được kêu gọi cùng đi con đường ấy cho phần ḿnh. Như vậy, Đêm Phục Sinh, người đó sẽ tham dự vào việc lập lại những lời hứa khi chịu phép rửa, với sự tươi trẻ của ơn tha thứ đă lănh nhận được.

 

"Chén mà Ta sắp uống, các con sẽ được uống »

  Theo Chúa Kitô đi lên Giêrusalem, đó là sống lại và sống những ǵ Người giải thích cho các môn đệ Người, đang khi trên đường chịu Khổ Nạn (Mc 10, 35 – 40). Giacôbê và Gioan, con Ông Zêbêđê, được bà mẹ hối thúc, xin với Chúa Giêsu : « Xin chấp thuận cho chúng con được ngồi hai bên tả hữu với Người trong vinh quang của Người ». Chúa Giêsu trả lời với họ : « Các ngươi không biết ḿnh xin ǵ hết ! Các ngươi có thể uống nỗi chén mà Ta sắp uống và được rửa bằng phép thanh tẩy mà ta sắp chịu chăng ? ». – « Chúng con làm được ». – « Chén mà Ta sắp uống, các ngươi sẽ được uống. Phép rửa mà ta sắp chịu, các ngươi sẽ được chịu. C̣n việc ngồi hai bên tả hữu của Ta, điều ấy được Chúa Cha dành cho những ai Người muốn » (Mt 20,23). Chén cứu độ nầy là chén ǵ vậy, nếu không phải là Chén Thánh Thể cũng đồng thời là chén đắng cuộc Khổ Nạn ! Phép rửa nầy là ǵ, nếu không phải là phép rửa Cuộc Khổ Nạn mà các môn đệ của Chúa Kitô tham dự khi Người chịu chết và sống lại ! Như thế chung ta đón nhận ân sủng Ơn Cứu Chuộc dưới danh nghĩa « phép rửa » do chính Chúa Giêsu ban cho. Phép rửa của người, phép rửa của chúng ta. Mùa Chay là cuộc hành tŕnh của những người đă được rửa tội bước đi trong sự trung thành với ân phúc rửa tội mà họ lập lại trong Đêm Vọng Phục Sinh, với những người sẽ đón nhận phép rửa và tuyên hứa lần đầu, ở cuối cũng một con đường ăn năn trở lại.

Thoạt tiên, bước đi nầy dành cho một phạm trù Kitô-hữu đặc biệt, « những hối nhân », nghĩa là những người nam và người nữ mà do hoàn cảnh của họ, không thể tham dự đầy đủ vào đời sống của Giáo Hội,nhưng họ thuộc  về Giáo Hội và có một vị trí được thừa nhận tai đó. Ví dụ, ngày nay vẫn thế, trong một số dân tộc Châu Phi vừa mới được giảng đạo, trong khi nền văn minh đă thiêt lập chế độ đa thê hợp pháp trong hôn nhân, một người ước ao được rửa tội và không thể cũng như không muốn chọn lựa trong số đông đảo các bà vợ - dù chỉ là vấn đề công bằng để không phải đuổi họ đi tay trắng và  làm tổn thương sự quân b́nh gia đ́nh – th́ được xem theo cách của một « hôn nhân » hoặc của một « dự ṭng vĩnh viễn ».Người đó ở trong Giáo Hội ; nhưng anh ta chỉ được đón nhận trọn vẹn vào các bí tích, nhất là rước Ḿnh Máu Chúa, từ khi mà đời sống anh ta có thể thích hợp với những ǵ Thiên Chúa đ̣i hỏi. Trong khi chờ đợi, không v́ thế mà anh ta bị loại ra khỏi Giáo Hội ; anh ta thuộc đoàn hối nhân mà ở Châu Phi tương ứng với những danh xưng khác ( ví  dụ  như «bạn các Kitô-hữu »). Thuở xưa không ít Kitô-hữu tự đặt ḿnh vào phạm trù nầy do tinh thần cứu chuộc, để chia sẻ thân phận tội nhân, như Chúa Giêsu đă làm điều đó : « Đấng không biết đến tội lỗi, th́ Thiên Chúa đă v́ chúng ta mà đồng hoá Người vơi tội hầu nhờ Người mà chúng ta nên sự công chính của Thiên Chúa « ( 2 Cor 5,21). Một cách nào đó, một h́nh thái đời sống tôn giao biểu hiện điều đó.

 

Không có dự bị cho mầu nhiệm Chúa Kitô.

  Đối với chung chung các Kitô-hữu, nhận tro dấu chỉ sám hối cũng là một lời mời gọi đón nhận bí tích tha tội, « phép rửa thứ hai », phép rửa mới, sự tha thứ tội lỗi mới cho những ai đă được rửa tội,trong thời gian Tuần Thánh hoặc trong Mùa Chay để được đi vào trọn vẹn trong lễ Phục Sinh : « xưng tội và rước lễ Phục sinh ». Chẳng những không phải là một quy tắc h́nh thức, cử chỉ nầy ghi khắc vào trong bước tiến tập thể của các dự ṭng, của các hối nhân và ngay cả trong lô-gic của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc mà các Kitô-hữu được mời gọi tham dự vào ngày càng xác thực hơn.

   Toàn bộ Mùa Chay là một thời kỳ đặc biệt và độc đáo. Nó không chỉ biểu thị bằng những thực hành như ăn chay, nhưng chủ yếu là nhờ mầu nhiệm Chúa Kitô. Các Kitô-hữu, những kẻ đang trong t́nh trạng xá cách hoặc doạn tuyệt so vơi ân sủng đă được đón nhận, những kẻ chuẩn bị để đón nhận phép rửa, những kẻ tự coi ḿnh là tội nhân và cầu khẩn ḷng Chúa xót thương, tất cả họ sẽ cùng chung bước theo nhịp « mẫu mực » của những người sẽ được nhận phép rửa. Gọi là « mẫu mực » là v́ đó là con đường mà mỗi người, hằng năm, được kêu gọi hành tŕnh bằng việc cử hành mầu nhiệm Phục Sinh. Trước mầu nhiệm ngày lễ Phục Sinh, mầu nhiệm Thứ Năm Tuần Thanh, Thứ Sáu Tuần Thánh, qủa thật, không một Kitô-hữu nào có thể nói : « tôi, tôi biết ; tôi dă sống điều ấy năm ngoái, tôi là tay kỳ cựu ». Như xưa người ta hẳn đă nói : « Tôi, tôi đă làm nghĩa vụ quân sự. Tôi nay là lính dự bị ». Klhông có « dự bị » cho mầu nhiệm Chúa kitô. Ngay cả Phêrô, người đầu tiên được Chúa giêsu gọi, cũng đă phải đi lại con đường mầu nhiệm phục sinh nầy, như mỗi một trong các tông đồ cũng phải làm theo ḍng năm tháng. Và các Ngài đă truyền lại cho chúng ta thực tại nầy nhờ nó mà dân Kitô-giáo thành h́nh, vơi việc không ngừng tham dự vào hành vi cứu chuộc cứu thoát nó và cho phép nó nên kẻ cứu thoát con người với Chúa Kitô là Đấng Cứu Thoát duy nhất. V́ thế thời gian trước Lễ Vượt Qua nầy là một thời gian không ngừng canh tân tinh thần, « trở về » của tâm trí và con tim. Một thời khắc thuận lợi để thay đổi cuộc sống, làm chủ sự hiện hữu của ḿnh và đặt nó vào tring bàn tay Chúa, dập tắt hận thù và đón nhận ơn tha thứ từ Chúa Cha, quảng đại ban phát, làm chứng về t́nh yêu với người lân cận. Nói cách khác, biểu hiện mầu nhiệm Chúa Kitô hằng sống nơi anh em ḿnh và trong Giáo Hội của ḿnh.

   Ư nghĩa của Mùa Chay là như thế. Các bạn thấy đó, sẽ làm giảm thiểu và không đầy đủ nếu chỉ coi Mùa Chay như một đợt chữa trị cho gầy bớt trước những tiệc vui liên hoan ngày lễ Phục Sinh. Chúa Kitô kêu gọi chúng ta đi và trong mầu nhiệm phục sinh của Người, Người là Đấng  đến cầm tay chúng ta để dẫn chúng ta đi đến nơi Người muốn, hầu đến lượt ḿnh, chúng ta cũng trở nên chứng nhân cho con đuờng nầy với những người tiến về đó lần đầu tiên, hoặc những ai do dự tiến về đó. Tôi xác tín rằng rât nhiều người không bao giờ nhận thức Mùa Chay dưới góc độ nầy, cũng không khi nào đo lường sự dấn thân thật t́nh của ḿnh.

   Chính v́ lư do ấy mà tôi thấy cần thiết phải có một cố gắng tái khám phá thật sự hoặc khám phá Mùa Chay, cuộc khám phá căn cơ ân sủng được làm cho chúng ta và cuôc kham phá tính chất độc đáo Kitô-giáo của thời gian chuẩn bị cho lễ Phục Sinh nầy. Mỗi năm, Thứ Tư Lễ Tro, với những ai muốn ăn năn tội, lời kêu gọi dứt khoát nầy cho những người xin nhận phép rửa, sẽ là việc lên đường của Một Giáo Hội mà từ đó, trong các quốc gia Tây Phương xưa cũ của chúng ta, không thể coi rằng phép rửa phải nhận từ lúc mới sinh « mà thôi », cứ như thể là một quốc tịch vậy .

  Với những người « đă được rửa tội » cũng như với những người lớn « sắp được rửa tội », Mùa Chay là một con đường tiến bộ thiêng liêng và màu mỡ tính chất tông đồ, một lời kêu gọi để thức tỉnh chúng ta, để tiến bước, để thay đổi một điều ǵ đó. Mùa Chay, đó là ngược với thái độ « để làm ǵ chứ ? », « cần ǵ kia chứ ? ». Các bạn không biết yêu để làm ǵ, nhưng lại cứ phải yêu và điều đó làm cuộc sống đảo lộn. Tha thứ để làm ǵ, nhưg lại cứ phải tha thứ và điều đó thay đổi thế giới. Hăy đừng nói : «  Chẳng thể làm ǵ ». Các bạn có thể theo Chúa Kitô. Và lúc ấy, một cái ǵ đó sẽ nhúc nhích động đậy ; có thể chúng ta không nh́n thấy được, song Thiên Chúa nh́n thấy.  Và có thể đó là điều quan trọng nhất thế giới.

 Hồng y Jean-Marie LUSTIGER

 

 

 

MỘT VÀI NÉT VỀ

ĐỨC HỒNG Y JEAN-MARIE LUSTIGER

 

Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger qua đời ngày 5-8-2007, hưởng thọ 81 tuổi. Đức Hồng Y Lustiger sinh ngày 17-7-1926 trong một gia đ́nh Do Thái Ba Lan tại Pháp với tên gọi Aaron. Vào những năm chiến tranh, người Đức và cả người Pháp lùng bắt người Do Thái. Gia đ́nh phải sống trốn tránh, cụ thân sinh và người em gái phải vội vă bỏ Paris. Lustiger đưa cụ thân sinh xuống Toulouse và giấu cụ trong một trường canh nông do các cha ḍng Tên điều khiển, cụ được nhận làm công với giấy tờ giả. C̣n cụ bà, v́ tiếc nuối cửa tiệm nên chần chừ không muốn bỏ Paris, cụ đă bị bắt và sau cùng bị giải về trại Drancy, và theo chứng thư cấp cho ông cụ ngày 3 tháng 3 năm 1952, th́ bà cụ bị đầy qua trại thiêu Auschwitz. Năm 14 tuổi, Aaron trở lại Công Giáo và chọn tên thánh Jean-Marie. Thầy Jean-Marie Lustiger thụ phong Linh Mục năm 1954 lúc 28 tuổi. Năm 1979, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II bổ nhiệm Cha Lustiger làm Giám Mục giáo phận Orléans và năm sau đó bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Paris rồi thăng Hồng Y vào tháng 2 năm 1983. Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger cai quản Tổng Giáo Phận Paris trong ṿng 25 năm cho đến khi về hưu hồi tháng 2 năm 2005

 

Ngay từ gặp gỡ đầu tiên, vị hồng y tương lai Lustiger đă lôi kéo sự chú ư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II v́ sức mạnh thiêng liêng của gài. Có mối ḥa điệu tinh tế giữa hai vị. Hai vĩ nhân gặp và nhận ra nhau trên b́nh diện thiêng liêng của lịch sử Giáo Hội Công Giáo và lịch sử Israel. Nếu Đức Hồng Y Lustiger có đủ các đức tính nhân bản th́ chính linh đạo của ngài dệt nên mối liên hệ thân hữu với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II. Đức Hồng Y Lustiger trải qua lộ tŕnh tuyệt diệu giống như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

 

Trong khi đó, Đức Gioan Phaolo II gặp thấy nơi Đức Hồng Y Lustiger một mẫu người xác tín, dám dấn thân và không sợ làm mất ḷng người khác. Đức Hồng Y Lustiger vừa táo bạo vừa kiên tŕ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Hồng Y Lustiger là hai viên đá tảng. Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II là đá tảng nơi thân h́nh c̣n Đức Hồng Y Lustiger là đá tảng nơi sức mạnh thành tín.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

ĐỀ TÀI 49

 

 ĐIỀU KIỆN  XĂ HỘI KINH TẾ

CỦA TÍN HỮU TRONG GIÁO ĐOÀN CÔRINTÔ

 Để có thể hiểu kiểu cách thánh Phaolô giải quyết vấn đề sống chung giữa thiểu số kitô hữu giầu và đa số kitô hữu nghèo trong cộng đoàn Côrintô chúng ta cần t́m hiểu thêm các điều kiện xă hội kinh tế của tín hữu cộng đoàn này. Thật ra, cũng không thiếu các dữ kiện giúp chúng ta h́nh dung ra điều kiện sống của các anh chị em Côrintô.

 

Trước hết trong chương 1 câu 26 thánh Phaolô ghi nhận rằng giữa các tín hữu Côrintô, trên b́nh diện nhân loại mà nói, không có nhiều người thông thái, không có nhiều người quyền thế, cũng không có nhiều người gốc thượng lưu. Điều đó có nghĩa là đa số kitô hữu trong cộng đoàn Côrintô không phải là những người học sâu hiểu rộng, thông minh xuất chúng, cũng không phải là những người có địa vị cao và quan trọng trong cuộc sống chính trị xă hội, lại càng không phải là những người thuộc các gia đ́nh quyền qúy thượng lưu. V́ thế họ không đáng kể ǵ trong thành phố cảng sầm uất này của đế quốc Roma. Tuy nhiên giữa họ có một thiểu số tín hữu thuộc hàng qúy tộc hay trung lưu trong xă hội. Tên tuổi của họ được ghi lại trong Kinh Thánh Tân Ước. Chẳng hạn như Aquila và Pricilla là cặp vợ chồng khá giả đă có đủ phương tiện tiếp đón cả cộng đoàn Êphêxô như thánh Phaolô cho biết trong chương 16,19 thư thứ I gửi tín hữu Côrintô. Hai người cũng đă tiếp đón Phaolô và đi đây đó lo các việc thánh nhân nhờ họ như kể trong sách Công Vụ 18,2.3.18.

 Bên cạnh đó có một người khác tên là Erasto, mà trong chương 16,23 thư gửi giáo đoàn Roma thánh Phaolô gọi là ”người giữ kho tàng của thành phố”. Chắc hẳn ông là quan quản khố sở tại. Ông Gaio, mà thánh Phaolô đă ban bí tích Rửa tội cho tại Côrintô, hẳn cũng phải là người giầu có, v́ ông đă có thể tiếp đón thánh Phaolô và toàn cộng đoàn Côrintô đông đảo như ghi trong chương 16,23 thư gửi giáo đoàn Roma. Ông Crispo, từng là trưởng hội đường do thái tại Côrintô, đồng thời là công dân tự nguyện của thành phố, chắc hẳn cũng là người khá giả và có ảnh hưởng lớn, bởi v́ gương theo Kitô giáo của ông đă lôi kéo nhiều người khác như viết trong sách Công Vụ chương 18,8. Ngoài ra chúng ta c̣n có thể kể tên một số người giầu có khác như các bà Febe (Rm 16,1-2) và Cloe (1 Cr 1,1; Cv 18,17), ông tổng trưởng hội đường do thái Côrintô Sostene (1 Cr 1,11) và ông Stefana (1 Cr 16,15).

 

Sự kiện cộng đoàn Côrintô tổ chức lạc quyên giúp giáo đoàn mẹ Giêrusalem như được nhắc tới trong chương 16,1-4, và có khả năng tài chánh trợ giúp các thừa sai và cả thánh Phaolô nếu các vị muốn, như được nhắc tới trong chương 9,1-7 cũng chứng minh cho thấy trong các kitô hữu có một số người giầu thuộc giới thượng lưu và trung lưu. Ngoài ra sự khác biệt giữa các nhóm tín hữu giầu nghèo trong các buổi cử hành phụng tự như viết trong chương 11,17 tt. là một bằng chứng khác nữa cho thấy sự hiện diện của lớp người có khả năng tài chánh trong cộng đoàn. Bên cạnh đó là các anh chị em nô lệ thuộc lớp cùng đinh trong bực thang xă hội thời đó, và vấn đề giải phóng họ khỏi t́nh trạng thấp kém này như đề cập tới trong chương 7,21 tt. Tất cả cho phép chúng ta kết luận rằng sự chênh lệch xă hội kinh tế giữa thiểu số thượng lưu, trung lưu và đa số người nghèo túng bần cùng trong xă hội thành thị Côrintô cũng lập lại trong cộng đoàn kitô với cùng một tỉ lệ đó.

 

Thế cộng đoàn kitô đă giải quyết vấn đề chênh lệch giai tầng xă hội kinh tế này ra sao? Phong trào tự do chủ trương giải phóng các giai tầng xă hội th́ cho rằng cần phải triệt để thắng vượt các chênh lệch đó. Các tín hữu thuộc phong trào này xác tín rằng Tin Mừng giải phóng mà Chúa Kitô đă rao giảng khiến cho các khác biệt thuộc mọi lănh vực không c̣n lư do tồn tại nữa. Chúng ta có thể coi đó là một hướng đi cách mạng với các lư do tôn giáo. Nhưng thánh Phaolô chống lại khuynh hướng này và chủ trương duy tŕ các trật tự và cơ cấu xă hội trần gian. Những ǵ Phaolô viết trong chương 7,17-24 có thể khiến cho nhiều người tố cáo thánh nhân là bảo thủ, không nhậy cảm trước vấn đề b́nh đẳng xă hội, không thức thời và không triệt để sống và áp dụng các gía trị Tin Mừng tự do và giải phóng do Chúa Kitô đem lại cho loài người. Lư do là v́ thánh Phaolô khuyên mọi tín hữu tiếp tục sống trong điều kiện xă hội họ đang sống khi được kêu mời lănh nhận ḷng tin, mà đừng thay đổi điều kiện đó. Thật ra không hẳn như thế. Cần phải hiểu lập trường của thánh Phaolô trong kinh nghiệm của cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh. Đối với thánh nhân sự giải phóng chỉ có gía trị đích thực, nếu nó được thực hiện ”trong Chúa Kitô”, nghĩa là trên b́nh diện ơn cứu độ và trong khuôn khổ của kinh nghiệm tôn giáo. Tuy nó chưa có hóa trị xă hội và lịch sử, nhưng những ǵ thánh Phaolô khuyên nhủ cho chúng ta thấy thánh nhân không tin tưởng nơi các cuộc cách mạng cơ chế bề ngoài, hời hợt kiểu đấu tranh giai cấp thường tạo ra các xung khắc, căng thẳng và bất công mới, mà không giải quyết được tận gốc rễ vấn đề b́nh đẳng và công b́nh. Phaolô nhắm tới một cuộc cách mạng sâu rộng và cụ thể hơn, bắt đầu tự tâm ḷng và quan niệm sống của con người. Cụ thể trong lúc này đây là mọi tín hữu phải sống t́nh liên đới huynh đệ với nhau. Các tín hữu giầu, có phương tiện và khả năng tài chánh, không được trốn tránh bổn phận của t́nh yêu thương huynh đệ, mà phải trợ giúp các anh chị em bần cùng nghèo túng hơn một cách cụ thể. Học giả Troeltsch gọi kiểu sống kitô giáo thời khai sinh là chế độ tộc trưởng hay khunh hướng phụ hệ của t́nh yêu thương. Giải pháp xă hội thủ cựu này cho phép người giầu và người nghèo sống chung trong cùng một cộng đoàn, mà không gây ra các căng thẳng thái qúa.

 

Trong nghĩa này chúng ta có thể khẳng định rằng thánh Phaolô không biết tới hóa trị cách mạng của phong trào cứu thế, gắn liền với lịch sử và các vấn đề công bằng và ḥa b́nh trong b́nh đẳng như đă được báo trước trong Cựu Ước (Is 11,1-9; Tv 72), và đă được Đức Giêsu thành Nagiarét lấy lại và thực hành, khi sống liên đới với các người bị xă hội thời Ngài kỳ thị và gạt ra bên lề.

 

Nhưng có lư do sâu xa hơn khiến cho Phaolô không chủ trương thay đổi các cơ cấu và giai tầng xă hội, đó là kinh nghiệm cuộc đổi đời tận gốc rễ mà Tin Mừng của Chúa Kitô đă gây ra nơi con người của thánh nhân: từ t́nh trạng bị hư mất mà lại được Thiên Chúa ban ơn đón nhận và cho tái sinh trong liên hệ với Ngài. Đó là một cuộc cách mạng nội tâm. Và cái nh́n của Phaolô vượt xa lịch sử của trần gian này, lịch sử mà thánh nhân thấy là sẽ mau chóng kết thúc trong tương lai rất gần như thánh nhân khẳng định trong chương 7,29.31. Trong viễn tượng thời cánh chung gần kề đó, trước cảnh lịch sử thế giới này sắp kết thúc để mở ra một thế giới mới trong tương lai, th́ t́nh trạng và điều kiện xă hội kinh tế trong cuộc sống trần gian sắp kết liễu này đâu có c̣n ư nghĩa ǵ nữa. Do đó đổi thay nó mà làm ǵ? Cũng chính v́ suy tư và lư luận như thế nên thánh Phaolô thiếu nhậy cảm đối với nỗ lực của con người phải dấn thân tạo dựng một thế giới mới nhân bản hơn và với các điều kiện xă hội xứng đáng hơn với phẩm gía con người. Tuy nhiên lư do chính yếu vẫn là xác tín của thánh nhân cho rằng chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng duy nhất thực sự cứu thoát được loài người và giải phóng nó khỏi tất cả mọi h́nh thức tha hóa nô lệ của thế giới này mà thôi. Thời gian và thế giới hiện nay không phải như là một ḍng nước trôi chảy chậm chạp và bất định như trong quan niệm của người hy lạp nữa, mà là một thác nước đổ mau xuống ngày chung kết (7,29). Chẳng bao lâu nữa thế giới sẽ được giải phóng hoàn toàn và đó sẽ là thời tạo dựng mới (Rm 8,18-25). Trong khi chờ đợi ngày cánh chung sằp tới đó, tín hữu tiếp tục sống trong các khung cảnh và cơ cấu cũ, nhưng với sự hiểu biết mới phát xuất từ ḷng tin. Họ biết rằng họ thuộc về Chúa Kitô, sống tuân theo ư của Ngài, là Chúa tuyệt đối duy nhất và hoàn toàn tự do, không c̣n lệ thuộc bất cứ chủ nhân ông nào trên trần gian này nữa. Đây là lư do giải thích tại sao thánh Phaolô đă không chủ trương cách mạng các cơ cấu và điều kiện sống xă hội của tín hữu, mà chỉ nêu bật thái độ sống mới theo tinh thần kitô, là hiện thực t́nh liên đới yêu thương giữa mọi giai tầng xă hội.

 

Dĩ nhiên, tư tưởng thần học trên đây của thánh Phaolô có các hạn hẹp hiển nhiên của nó, có thể được giải thích do khung cảnh tôn giáo và văn hóa thời đó. Nhưng chúng ta phải thừa nhận công lao của thánh nhân trong việc quyết liệt chống lại khuynh hướng lệch lạc của các tín hữu Côrintô muốn giải thích cuộc sống ḷng tin theo nhăn quan cá nhân chủ nghĩa và duy linh. Theo ngài, kitô hữu sống và phải sống trong hiện tại giữa ḷng lịch sử nhân loại, ”đầu đội trời, chân đạp đất”, và phải chia sẻ các thảm cảnh, các âu lo và thất bại của gia đ́nh nhân loại, chứ họ không phải là những người đă được đặc ân sống trong thế giới thiên quốc. Lại càng không được lấy bất cứ lư do ǵ để khinh đời, trốn đời và sống trong ảo tưởng mộng mị cho rằng ḿnh đă được ơn siêu thoát, để biện minh cho các cung cách hành xử lệch lạc của

ḿnh.

VÔ TRI BẤT MỘ

KHÔNG BIẾT hoặc KHÔNG ĐỂ TÂM TỚI NHỮNG G̀ XẢY RA HẰNG NGÀY

TRONG HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

1. KHÔNG CHỈ LÀM TÍN HỮU CÔNG GIÁO ĐỨNG NGOÀI CUỘC, BÀNG QUAN, VÔ CẢM VÀ VÔ TRÁCH NHIỆM

2. MÀ C̉N TẠO CHO XA-TAN VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ NGHỊCH TUNG HOÀNG PHÁ HOẠI MÀ KHÔNG GẶP CẢN TRỞ NÀO

3. KHÔNG GIÚP ANH EM TIN HỮU KHAC CẢM THÔNG, YÊU MẾN,CẦU NGUYỆN,SÁT CÁNH ĐOÀN KẾT VÀ VÂNG PHỤC ĐỨC THÁNH CHA VÀ CÁC CHỦ CHĂN GIÁO HỘI

 

ĐÓ CHÍNH LÀ MỤC ĐÍCH DUY NHẤT CỦA BẢN TIN GIÁO HỘI :

CÙNG MỌI NGƯỜI YÊU MẾN MẸ HỘI THANH VÀ MỘ MẾN ĐƯC THÁNH CHA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA NHỮNG NGƯỜI VÔ THẦN (2/2)

Sau khi đă khách quan đưa ra hai nhận định về chủ nghĩa vô thần, táv giả Wurmbrand tấn công mạnh

mẽ và vạch ra sai lầm của cuốn Kim Chỉ Nam Vô Thần và thẳng thắn chỉ mặt những kẻ thù nghịch

chống đối Kitô-giáo. BTGH tiếp tục giới thiệu phần thứ hai của bài TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA NGƯỜI

VÔ THẦN.

 

III. QUAN ĐIỂM SAI LẦM CỦA CUỐN KIM CHỈ NAM VÔ THẦN

 

Các tác giả vô thần ở Moscow đă cùng nhau ngồi lại viết một quyển sách về những vấn đề vĩ đại nhất trong cuộc sống, vấn đề mà những bộ óc siêu việt nhất đă suy ngẫm kể từ khi tư duy bắt đầu: Thượng Đế hiện hữu hay không, ư nghĩa của cuộc đời, hy vọng và buồn tủi trong cuộc đời, vai tṛ của tôn giáo, v.v.

Các tác giả nầy là những người nào? Biết họ th́ quan trọng hơn rất nhiều so với biết nội dung của cuốn sách họ.

Biết người thầy giáo th́ giá trị hơn rất nhiều so với biết giáo huấn của họ. Kiến thức luôn luôn bắt đầu từ câu hỏi: "Tôi là ǵ?" Nếu tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này, làm sao tôi biết được những tư tưởng của cái "Tôi" đáng để chia sẻ với người khác hay không? Nếu cái "Tôi" này không có giá trị ǵ, tất cả những ǵ "Tôi" cho ra chẳng gây hiệu ứng ǵ hết.

Các tác giả của cuốn Kim Chỉ Nam Vô Thần nầy quả quyết rằng họ chẳng do Thượng Đế nào tạo dựng nên cả. Trong quá tŕnh ngẫu nhiên mà vật chất đă tạo nên họ, không có một thiết kế nào cả. Có thể nào các nguyên tử xoay vần kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên để sản xuất ra một bộ óc có thể kết tủa thành chân lư?  

Hồi c̣n nhỏ, nhà tôi rất nghèo. Tôi rất yêu học nhạc, nhưng cha mẹ không có đủ tiền. Do đó tôi viết các nốt nhạc một cách ngẫu nhiên lên khuôn nhạc nhưng chúng nó không bao giờ tạo thành một bản nhạc được.

Trong tṛ chơi roulette, có hai khả năng để một số xuất hiện: hoặc màu đỏ, hoặc màu đen. Do đó, khả năng mà một số xuất hiện cùng một màu bốn mươi lần liên tiếp trong cùng một hàng có lẽ là 1 phần của một trăm triệu. Đó là chỉ tính với hai màu mà thôi. 

Một máy tính hoàn chỉnh như bộ óc con người có thể được h́nh thành do sự kết hợp ngẫu nhiên của các điện tử và nhân tử với khả năng là bao nhiêu? Tôi, tác giả của cuốn sách này nói được nhiều thứ tiếng và biết được khoảng chừng một triệu chữ nếu tôi có thể đếm tất cả danh từ và động từ. Giống như những người văn minh khác, tôi có và sử dụng được hàng triệu bít kiến thức về toán, địa lư, khoa học, nghệ thuật, v.v.  Vậy mà bất cứ lúc nào trí óc tôi vẫn có thể t́m ra được một cách chính xác một chữ thích hợp, với nhấn giọng đúng, thích hợp với thái độ của tôi trong hoàn cảnh đó. Về mặt toán học, xác xuất để cho sự lựa chữ này xảy ra một cách ngẫu nhiên, là bất khả, đừng kể đến nguyên cả vũ trụ kết thành một cách ngẫu nhiên từ các hạt cơ bản.

Giả thử một thế kỷ có ba thế hệ và bắt đầu tính từ cha và mẹ, bốn ông bà nội ngoại, tám ông bà cố, v.v...th́ tôi có thể tính được cơ cấu di truyền trong tôi là kết quả của cả chục triệu tổ tiên. Tôi là kết quả của sự sinh tồn của cả triệu người bà con sống trước tôi. Nhưng tôi có biết ǵ về các bậc tổ tiên của tôi không? Không. Tôi có biết ǵ về những điều mà tổ tiên của tôi đă di truyền lại không? Tôi đă lớn lên trong môi truờng ngôn ngữ mà tổ tiên tôi để lại. Ấy vậy mà tôi không biết họ. Tôi cũng không biết thủa ấu thơ của ḿnh, mặc dầu đấy là giai đoạn quyết định của một người để trở nên vô thần hay hữu thần trong tương lai.

Tôi sống trong một thế giới quá tí hon đi. Quả địa cầu chúng ta đang ở chỉ là một phần của hạt bụi trong vũ trụ này. Đối với chúng, ta con người đặt chân lên mặt trăng tí hon là một chuyện phi thường. Trên quả địa cầu tí hon của chúng ta, sinh giới chỉ là một điều nhỏ nhoi; và nhân loại đang sống trong đó cũng nhỏ nhoi như vậy. Phần tôi chỉ là một cá nhân nhỏ nhoi bên cạnh hàng tỉ cá nhân khác.

Trong số mười ngàn người, hiếm có một người biết đến tên của các cuốn sách nỗi tiếng nhất từ trước đến nay. Trong số một triệu người không có được một người đă từng đọc tác phẩm đó. Có bao nhiêu người đă nghe tiếng về một giám mục đáng kính nhất hay một thành viên của Hàn Lâm Viện Sô-Viết, là đồng tác giả của quyển Chỉ Nam Vô Thần?

Có lần tôi quên tên tác giả của quyển "Tội Ác và H́nh Phạt," tôi phải hỏi đến người thứ 20 mới biết tên của tác giả là Dostoievski.

Con người rất bé nhỏ. Khả năng phân biệt về đa vũ trụ hay đơn vũ trụ của chúng ta giống như kiến thức của một con kiến về chủ nghĩa Marx khi nó ḅ trên cuốn sách của Marx.

Ta thích nghe tiếng chim hót, nhưng không biết con chim nào sắp làm mồi cho các loài chim ưng ngày hôm nay. Khi ta nghe tiếng gió ŕ rào qua các cành lá, ta không biết cây nào đang bị sâu ăn. Ta thích chạy theo danh, quyền, tiền, hoan lạc, kiến thức. Những người đeo đuổi theo các điều này hai chục năm về trước bây giờ chỉ là bụi đất. Phần đất phía dưới gót dày của bạn có lẽ trước đây là bộ mặt đẹp đẽ của một cô gái.

Bukharin từng là một lư thuyết gia vĩ đại nhất của chủ nghĩa cộng sản vô thần. Trong tác phẩm Duy Vật Biện Chứng của ông, Bukharin đă dẫn nhập với lời ca tụng chủ nghĩa nầy, v́ theo ông, chủ nghĩa vô thần có thể giúp ông nh́n thấy tương lai. Điều duy nhất mà Bukharin không thấy trước là sau nầy ông bị chính các đồng chí của ḿnh tra tấn và ám sát ông.

Thật là cả gan mới dám viết một cuốn sách để trờ thành một thế gian sư . Nhưng có tác giả nào biết được rằng độc giả tương lai của ḿnh đang vui hay đau khổ và tác phẩm của ḿnh sẽ giúp ích được ǵ cho độc giả trong những lúc thử thách?

Có ai biết được rành rẽ về một trong số hàng tỷ tế bào đă cấu tạo ra bộ năo? Chỉ cần một sự lệch lạc nho nhỏ trong các tế bào đó cũng đủ làm tác giả viết ra những điều ngu xuẩn. Điều này đă xảy ra cho các bậc nổi tiếng rồi. Điều nầy có thể xảy ra cho bạn không? Bạn có nhận thấy các điều điên dại trong tác phẩm của người khác. Nhưng bạn có chắc không có điều điên dại nào trong các tác phẩm của bạn không ? Các bạn không biết ǵ về cơ thể của ḿnh. Bạn biết ǵ về thế giới vô thức của ḿnh không? Về phần tôi ngày nào tôi cũng ngạc nhiên về chính ḿnh.

Đời sống của chúng ta đầy bí hiểm trong một thế giới đầy bí hiểm mà chúng ta chỉ biết một chút. Chúng ta bị giam tù trong giới hạn của giác quan ḿnh.

Nếu trên trái đất có những sinh vật phát ra những quang tuyến nằm ngoài quang phổ có thể thấy được; nếu chúng nó có thể liên lạc với nhau qua những làn sóng mà chúng ta không thể nghe hay hiểu được, th́ chúng nó có thể quan sát chúng ta và chúng ta sẽ không bao giờ biết chúng nó hiện hữu, cũng như chúng ta đă sống hàng thiên kỷ mà không biết ǵ về ảnh hưởng của vi khuẩn trên đời sống của chúng ta. C̣n nếu thiên thần hiện hữu và chúng ta không thể nhận ra họ th́ sao?

Các bạn vô thần quả quyết không có Thượng Đế. Làm sao các bạn có thể chắc chắn như vậy?

Tôi thai nghén cuốn sách này trong ngục tù. Công an giữ ngục thường khám tù mỗi ngày để tịch thu những vật cấm như cờ tướng, dao, kim, sách và giấy. Nhưng họ không t́m được ǵ hết v́ tù nhân chờ lúc công an đi rồi mới lấy những thứ đó ra. Bạn lục soát một pḥng ngục để t́m một vật nhưng bạn không t́m ra. Nhưng bạn có đúng khi cho rằng nó không có ở đó? Ai đă từng lục lọi hết vũ trụ vô hạn này để quả quyết rằng không có Thượng Đế?

C̣n các tác giả vô thần, các bạn có biết chắc về những điều các bạn quả quyết không ?

Măi cho đến gần đây người ta c̣n chủ trương các nguyên tố đơn thuần không thể thay đổi. Chủ trương nầy dựa trên kinh nghiệm hàng ngàn năm nay. Nhưng chủ trương nầy sai lầm. Có những người thông minh uyên bác đă chắc rằng nguyên tử không thể chia cắt được và con người không thể thám hiểm cung trăng. Kinh nghiệm của các vị này quả thật là lớn lao. Nhưng họ đă sai. Các bạn vô thần thân mến, xác xuất các bạn có lư là bao nhiêu?

Một giáo sư Cơ Đốc tên là Tertulian đă từng bị chế nhạo v́ câu nói :"Credo quia impossible" (Tôi tin v́ nó không thể tin được). Ngày nay khoa học đă khám phá ra những điều mà trước đây có vẽ kỳ cục và không thể lư giải được.

Con người rất bé nhỏ và vô giá trị. Con người không biết ǵ hết. Kinh Thánh dạy: "Ai tự nghĩ ḿnh hiểu biết nhiều là người chưa biết đủ những điều đáng phải biết" (1 Côrintô chương 8 câu 2).

 

IV. NHỮNG NGƯỜI CHỐNG LẠI CHÚNG TÔI LÀ AI?

 

Khi một người mặc thường phục tới hỏi giấy tôi th́ phản ứng đầu tiên của tôi là hỏi ông ấy là ai. Ông ta phải chứng tỏ cho tôi biết ông ta là cảnh sát. Nếu không, ông ta không có quyền hỏi hạch tôi.

Khi tôi  tới trước con Nhân Sư mà hỏi nó về những điều khó hiểu của vũ trụ rằng: "Ngươi là ai? Có phải người là Thần không? Có phải người nghệ sỹ tạo ra ngươi hay ngươi hiện hữu từ trong cơi đời đời?" Nó có thể trả lời tôi rằng: "Cho ta biết người là ai, cậu bé tí hon. Ngươi có xứng đáng để được ta mặc khải những huyền nhiệm tối hậu này không ? Nếu ta chia sẻ với ngươi liệu ngươi có khả năng để hiểu và chấp nhận những sự thật ngay cả khi chúng đi ngược lại sự yêu thích và những điều ngươi tin và ôm ấp bao lâu nay không?"

Các tác giả Cẩm Nang Của Người Vô Thần chối bỏ sự hiện hữu của Thượng Đế. Nhưng chính họ có hiện hữu không? Họ là ai? Họ có khả năng minh chứng sự hiện hữu của chính họ?

Để cho một người vô thần hiện hữu mà đặt những câu hỏi táo bạo của ḿnh ông ta phải hiện diện trong sự hiện hữu của các ngân hà và bụi vũ trụ có trước khi ông sinh hàng tỉ năm. Phải có sự bắt đầu của các động cơ vũ trụ và mặt trời để điều hoà chuyển động của trái đất, nếu không sự sống không thể có được. Người vô thần có thể đặt những câu hỏi táo bạo v́ nước, cây cỏ, muôn vật và thế giới vi sinh đă có rồi, và những thực thể như điện, sức nóng, bánh ḿ ḍn, và rượu nồng, tia vũ trụ, mưa rơi và nhân cách đă hiện diên. Ông ấy cần phải có ông bà tổ tiên, trong đó có gịng sữa mẹ ông với tấm ḷng yêu thương của bà.

Nếu những điều người vô thần tin là đúng, nghĩa là cả người vô thần và tín đồ Cơ Đốc là sản phẩm của quá tŕnh ngẫu nhiên trong hàng tỉ năm tạo thành th́ chính họ là ai? Tại sao lại là họ?

Bạn hiểu về những điều này như bạn hiểu trái đất và cả hệ Thái Dương liên tục di chuyển về một chùm sao như đă có hẹn. Chúng nó thu hút lẫn nhau. Nhưng thu hút vũ trụ là ǵ ? Danh từ thu hút được chúng ta thỉnh thoảng dùng cho sự đáng yêu. Vậy ai yêu? Ai được yêu?

Cả người vô thần lẫn kẻ truyền đạo giảng. Nhưng họ có thể tạm gác những lời nói lộn xộn để lắng nghe tiếng của lá cây, suối nước, gió, chim, và trẻ em? Những âm thanh này có thể nói lên nhiều lời dạy dỗ hơn chử nghĩa của chúng ta.

Người sống hoà hợp với thiên nhiên có đức tin. Chủ nghĩa vô thần bắt nguồn trong tâm trí méo mó của những kẻ sống sau những bức tường hiểu theo nghĩa đen lẫn theo nghĩa xă hội.

Có thể chúng ta lắng nghe tiếng của im lặng không? Hay vẻ đẹp của bông tuyết, hoa lá, một thứ một vẻ như từng miếng vải thêu? Hay sự sắp xếp kỳ diệu của các hạt cơ bản trong nguyên tử?

Làm sao các điện tử quay chung quanh hạt nhân hàng trăm triệu lần trong ṿng một phần của một giây để cho chúng ta có vật rắn để sử dụng?

Các bạn có nghe một máy có tám mươi ngàn tỉ tế bào điện chưa? Một phần của nó nặng năm mươi ounce mà chứa tới mười tỉ tế bào, để sản xuất, ghi nhận và di chuyển năng lượng. Cái máy kỳ diệu này là thân thể của bạn. Bạn cảm ơn không ngớt nếu có người cho bạn chiếc xe. Nhưng bạn có một cái máy tốt hơn nhiều. Ai cho bạn máy này?

Làm sao sự thay đổi của các chất hoá học trong hệ thần kinh của năo bộ biến thành ư tưởng? Làm sao một người nói chữ yêu hay nói ra những lời đem lại sự sống vĩnh cửutrong khi nhả ra chất độc carbon dioxide?

Làm sao mỗi khi bạn muốn làm điều ác th́ h́nh như có bàn tay vô h́nh ngăn cản bạn lại? Bàn tay của ai đây? Ngay cả khi lương tâm bạn không đủ mạnh để làm bạn phải bỏ đi một ác ư th́ sau đó chính lương tâm bạn làm bạn phải hối hận và ăn năn.

Bạn là ai mà dám hạch hỏi căn cước của thực hữu? Nếu sự thực hữu trả lời bạn như thế này th́ làm sao: "V́ trong sự ngu muội, ngươi cho nhà ngươi có quyền, làm ơn cho ta biết ngươi là ai ?" Bạn có thể trả lời một trong hàng ngàn câu hỏi sự thực hữu hỏi bạn? Trong khi khoa học tiến bộ và trả lời đươc nhiều câu hỏi, nó cũng t́m ra những câu hỏi mới mà chúng ta cần phải giải đáp.

 Bạn thắc mắc về sự huyền nhiệm của sự thực hữu, về ư nghĩa của nó, về sự thiết kế, về sự hiện hữu của Đấng Tạo Hóa. Hiện thực nên trả lời cho ai đây? Và bằng ngôn ngữ nào? Khi những giáo sỹ đầu tiên tiếp xúc với những bộ lạc man khai, thấy rằng những người này không có danh từ nào để diễn đạt các quan niệm về "t́nh yêu", "đức tin", "tha thứ", "linh hồn", "thánh khiết", "huấn luyện". Các nhà giáo sỹ này bị hạn chế trong khả năng truyền đạt những sứ điệp của họ hay để chia sẻ những thực tế về quốc gia của họ. Bạn hiểu được ngôn ngữ của sự thực hữu tối cao?

Lần nữa, sự thực cao nhất này nên nói với ai ? Bạn chỉ công nhận suy luận. Nhưng theo ư thức hệ duy vật của bạn, suy luận là cách mà năo bộ làm việc. Năo bộ của con voi cấu tạo khác. Hoạt động của nó gọi là bản năng. C̣n năo bộ của bạn có tên đẹp hơn một chút. Ấy vậy mà tho bạn bộ năo của cả hai là kết quả bất ngờ của quá tŕnh tiến hóa, nghĩa là sự tụ hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử qua thời gian thật lâu mà không có một nhà thiết kế dự phần. 

Các bạn cho rằng chủ nghĩa vô thần là chân lư. Nhưng trước khi gán chữ "chân lư" vào chủ nghĩa vô thần, bạn phải định nghĩa như thế nào là "chân lư".

Ông Pilate hỏi: "Chân lư là ǵ?" Bất kỳ ai không biết trả lời câu hỏi đó đều không có cơ sở nào để quyết định cái ǵ là đúng đắn.

Người hoài nghi cho rằng "chân lư là sự nghi ngờ đă được thời gian gạn lọc" hay "ảo giác được đa số đồng ư". Nhưng những ǵ họ chế nhạo là ảo giác, có thể là những sai sót nhưng chỉ đúng hướng. Khoa luyện kim và bói sao là những sai lầm nhưng là tiền thân cho hoá học và vũ trụ học.

 

Định nghĩa chân lư của bạn là ǵ ?

Một người Mác-xít cho rằng chân lư tùy thuộc vào giai tầng xă hội. Điều kiện kinh tế quyết định điều một người tin.

Trong một bức thư cho Cluss ngày 7 tháng 12 năm 1852 Mác mô tả điều kiện kinh tế của chính ông. Ông ta nói rằng ông sống như bị giam tù v́ ông thiếu áo khoác, giày và rằng gia đ́nh ông đang bị nguy cơ sạt nghiệp. Chúng ta cảm thấy buồn cho ông. Nhưng rồi thuyết Mác-xít là năo trạng của những người không có áo và giày. Ngày nay, giai cấp công nhân trong các nước Tây phương có áo và giày và có nhiều hơn một đôi. V́ vậy chủ nghĩa Mác không thích hợp cho chúng ta. Chúng ta phải có chân lư cho chính chúng ta.

Chủ nghĩa Mác cho rằng chính nó là chân lư nhưng nó không có định nghĩa đúng đắn cho chân lư.

Điều đáng chú ư rằng chủ nghĩa Mác, tự cho rằng là chủ nghĩa của giai cấp công nhân, gạt bỏ tư tưởng gia công nhân khỏi chân lư. Mác viết thư cho Sorge ngày 19 tháng 10 năm 1877: "Công nhân khi bỏ lao động và trở nên người có học , luôn luôn đẻ ra các lư thuyết sai lầm , và luôn luôn sẵn sàng tham gia vào đám óc trâu." Các phong trào học sinh cũng không thể có chân lư. Mác viết về "cái vô lư ngu xuẫn vô giá trị của đám học sinh Nga đang xung phá". Như vậy, đối với người Mác xít chỉ có một định nghĩa duy nhất cho chân lư: "Chân lư là điều bạn nghĩ khi bạn không có áo và giày". Do đó, đôi giày dường như ngăn cản chân lư đến với một người.

Chúng tôi cung ứng cho những người chống đối chúng tôi một định nghĩa: "Chân lư là sự nhất quán giữa đối tượng của sự tư duy (tức là hiện thực) với phó sản của nó, tức là năo trạng của chúng ta". Tuy nhiên, sự nhất quán này không có nghĩa là chúng ta đă hiểu hết hiện thực đúng đắn . Nếu không, làm sao bạn giải thích được sự hiện hữu của sai lầm ? Bạn nói chắc rằng tôn giáo là sai lầm . Nhưng tôn giáo là sự nhất quán giữa hiện thực và năo trạng của một người . Một người có thể chắc chắn về tư duy của ông ta nhưng vẫn có thể sai lầm . Nếu bạn là nạn nhân của sự sai lầm đó th́ sao ?

Giả thử một Cơ Đốc nhân trở thành một người vô thần . Anh ta khi đó tuyên bố dư duy trước của anh là sai lầm . V́ tư duy của anh ta khả ngộ, anh ta đón nhận ư thức hệ mới của các bạn vô thần . Làm sao anh ta biết chắc rằng anh ta không rơi vào một sai lầm mới ? Anh ta có thể cảm nhận rằng tư tưởng của anh ta bây giờ thích hợp với hiện thực . Nhưng điều đó cũng là điều anh nghĩ khi anh c̣n trong tôn giáo . Bạn có thấy cần có một ánh sáng có đủ thẩm quyền đứng trên hiện thực và giống -như -hiện thực, đứng trên chân lư và gần -giống -chân lư, để cho chúng ta biết đâu là thực đâu là giả ? Ngay cả niền tin vô thần có thể hiện hữu nhất quán (thật hiếm khi tư duy của con người được nhất quán) chỉ bằng cách công nhận Ánh Sáng này , mà chúng tôi yêu trọng trong tôn giáo .

Đấng Tối Cao có nên nói chuyện với các bạn bằng ngôn ngữ của lư luận không? Nhưng lư luận hiểu được những ǵ? Lư luận hợp thức hóa chế độ nô lệ, quân chủ chuyên chế, mê tín dị đoan. Nó giúp chúng ta hoan nghên các chế độ độc tài, hợp lệ hoá chiến tranh thế giới đă tàn sát tập thể nạn nhân vô tội. Mephistopheles nói :"Một người dùng lư luận để trở nên thú tính hơn là con thú ". Con người luôn luôn hợp lư hóa , khái niệm hóa, và thông minh hóa .

Hai thế kỷ trước đây Goethe đă nói rằng "trái đất của chúng ta là bệnh viện tâm thần của vũ trụ". Là một giống ṇi thỉnh thoảng sản xuất ra những nhân tài và một số chân lư , chúng ta có lư nhưng cũng dần dà chứng tỏ ḿnh điên loạn . Ngay cả đối với những người thông thái nhất trong ṿng chúng ta , sự hữu lư của họ cũng sống hoà đồng với những sự vô lư khác .

Lư luận khi không chịu ảnh hưởng bởi t́nh cảm hạ đẳng và phải được kích động bởi ḷng ham muốn quí phái th́ mới sản xuất ra kết quả đúng đắn được.

Tại sao bạn đi t́m kết quả đúng đắn khi bạn không có một sự đam mê chân lư ? V́ vậy, đam mê , là một t́nh cảm mạnh mẽ, nhiều khi là trở lực, nhưng khi khác là động cơ để cho suy nghĩ đúng đắn . Đam mê là điều kiện tiên quyết cho sự suy nghĩ đúng đắn .

Làm thế nào chúng ta biết được tam đoạn luận dẫn đến tư duy đúng ? Chà, chúng ta chỉ cảm nhận vậy thôi . Chúng ta cảm nhận vậy trong chuyện nhỏ lẫn chuyện lớn . Einstein nói về một lư thuyết nỗi tiếng của ông trước khi nó được đem ra chứng nghiệm rằng ông chỉ cảm nhận là nó đúng . Cảm nhận là ǵ ? Nó không thuộc về lư luận . Trực giác cũng vậy . Nhưng nó làm một người như Einstein thoả măn .

Bằng chứng không chỉ nằm phía ngoài. Cũng có những bằng chứng nội tại mà nhiều khi gần như mâu thuẫn với cảm quan của chúng ta. Chính sự cảm quyết nội tại này, hay đức tin chính nó là một trong những sự thật vĩ đại của vũ trụ. Nó phải được kính trọng và giải thích như những sự thật khác trong thiên nhiên.

Tư duy của Einstein được dựa trên giả định nằm ngoài sự hữu lư .

Chủ nghĩa vô thần cũng là một niềm tin. Nó cũng có nhiều giả định. Nó cho rằng đời sống có ư nghĩa khi sống để chối bỏ Đấng Vô H́nh. Nietzche nhà tiên tri vĩ đại của kẻ chống đấng Christ đă thành thật công nhận điều này. Ông viết: "Ngay cả niềm tin của chúng ta, là những tín đồ của kiến thức, là những người vô thần, chống siêu h́nh, cũng chống nghịch một đức tin có sẵn cả ngh́n năm; đó là đức tin Cơ Đốc, cũng là đức tin của Plato, rằng Thượng Đế là chân lư, và chân lư đó là thánh". Nietzche đă hối hận về điều nay, nhưng ông ta vẫn cho rằng ông ta "ngoan đạo".

Nếu vai tṛ của cảm tính quan trọng như vậy, đối với với niềm tin của tín nhân cũng như vô tín nhân, tại sao Đấng Tối Cao phải nói chuyện với bạn, là kẻ hănh diện về lư luận, mà lại không nói với những cảm tính này ?

Lenin trong tập san Triết Học nói rằng vật chất có khả năng tự phản chiếu. Nó phản chiếu chính nó trong tư duy. Trong tư duy của ai? Trong tư duy của một người. Bây giờ, nếu tất cả những ǵ chúng ta suy nghĩ là sự phản chiếu của hiện thực và nếu tất cả những điều chúng ta suy nghĩ là riêng tư th́ sự thật mà chúng phản ảnh đó phải là một Nhân Vị mà chúng ta hiểu một cách rơ ràng hay mờ ảo, hay méo mó, hay ngay cả không biết chúng ta hiểu ai. Chúa Giê-su nói rằng Chân Lư là một Nhân Vị, đó là chính Chúa. Thử dùng tam đoạn luận để diễn đạt điều này bạn sẽ đến một kết luận rằng điều Chúa Giê-su phán là chân lư, một chân lư huyền nhiệm.   Nếu bạn không có cảm tính về sự huyền nhiệm, bạn không thể đạt được chân lư.Tại sao bạn tin vào những ǵ trí óc nói? Bạn biết nó không khả tín mà. Bạn mới trỗi dậy từ một giấc ngủ hàng giờ mà trong đó chính trí óc của bạn đă gạt bạn với nhiều mộng mị và ảo giác. Trí óc bạn nói láo với bạn hàng đêm mà. Nó nói láo với bạn trong những giấc mộng tưởng ban ngày. Có hữu lư khi bạn dựa hoàn toàn vào trí óc?

Hàng triệu người, dựa vào lư trí, hoan nghên Hitler và Stalin như những nhân tài vỹ đại. Cũng những bộ óc này sau đó luận tội các ông ấy như những người sát nhân hàng loạt. Bạn đă từng khám phá ra rằng trí óc bạn có nhiều sai sót. Nó cũng không cần phải giả bộ để nói cho bạn biết chân lư. Nó là cô gái điếm chỉ nói cho bạn biết những ǵ bạn muốn nghe. Nó bảo những kẻ vô thần rằng không có Thượng Đế; nó bảo với kẻ có tôn giáo những ǵ người ấy cảm thấy thoải mái; nó bảo với những thành viên đảng phái chính trị chính sách của họ là tốt nhất.

Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm. Toàn bộ lịch sử của con người là một băi tha ma của ư tưởng mà v́ nó con người có thể sẳn sàng chết cho. Bạn có chắc có một ngày mà ư tưởng của bạn không bị cho là ngu xuẩn như ư tưởng cho rằng trái đất được thần Atlas?      

Khi dựa hoàn toàn vào trí óc, chín mươi phần trăm nhân loại, ngay cả thế kỷ này, tin vào giá trị tuyệt đối của định luật nhân quả. Nhưng Heisenberg là đúng cùng với một số người rất ít hiểu được quả quyết của ông rằng: "Lối giải quyết nghịch lư của vật lư nguyên tử có thể được hoàn chỉnh khi người ta chối bỏ những ư tưởng cũ đă được hoan nghên. Ư tưởng quan trọng nhất trong các ư tưởng này là các hiện tượng tự nhiên một cách chính xác tuân theo định luật nhân quả."

Có khi nào bạn viếng thăm một trại tỵ nạn? Biên giới giữa đời sống tỵ nạn và đời sống b́nh thường ở đâu? Nó có thể là con vi trùng bệnh lậu nằm trong bộ năo của một nhân tài, hay là một t́nh cảm khó chịu đă phân hủy một bộ óc sáng chói. Các tác giả của cuốn Sách Chỉ Nam Vô Thần có biết rằng bệnh lậu bắt đầu công việc phá hủy trong đầu óc của họ không? Khruschev đă diễn tả chế độ Stalin như là địa ngục trong đó ngay cả các nhà lănh đạo cộng sản phải run sợ cho mạng sống của ḿnh. Như vậy các tác giả của cuốn Chỉ Nam Vô Thần phải chịu đựng cảnh khốn khổ đó. Họ có thể chắc rằng đầu óc họ sáng sủa hoàn toàn không? Có ai trong chúng ta không? Chúng ta thuộc về một chủng tộc trong đó, trong khi sống trên trái đất phong phú, t́m không ra lời giải đáp cho vấn nạn của ḿnh thay v́ cứ ba mươi năm một lần giết người hàng loạt. Như vậy đầu óc chúng ta có ǵ hư hỏng rồi. Các bạn vô thần có dám chắc đầu óc của ḿnh là chổ duy nhất để dựa không?

Cái ǵ để con người không bị phân loại vào hạng bị các bệnh tâm thần, rối loạn? Trí óc hoàn chỉnh, b́nh thường nằm ở đâu?

Trí óc, mầy là ai? Xin tŕnh giấy tùy thân! Quyền tối thượng của mi là ǵ để có thể cho mầy biết sự thật về thực hữu và mặc khải cho mầy biết về những bí mật sau cùng?

Trên mặt đại dương của thực thể, sự hiện hữu của tôi như một giọt nước. Giọt nước đó không thể rời mặt biển được một giây. Thực thể của tôi là một phần của biển, bị dày ṿ v́ sóng gió của nó.

Khi mà bản ngă của tôi trở nên ông vua và ước muốn phán xét thực hữu, thay v́ khiêm nhường mà sống dựa vào nó, th́ tôi không c̣n là một thực hữu nữa mà là một phi thực hữu, một ảo giác.

Có tồn tại một thực hữu duy nhất - Thượng Đế. Người đă tạo dựng nên tất cả, chỉ để ở trong Ngài. Trong Ngài chúng ta có được bản ngă, sự sống, và di động. Ngài bao phủ tất cả những ǵ Ngài tạo ra.

Như hàng tỉ tế bào, tất cả đều là những cơ quan hoàn hảo, có các chức năng của sự sống, nhận lănh sự hiện hữu từ thân thể, sống bởi nó và qua nó, chúng ta cũng vậy là các phần của một thân thể cao hơn. Chúng ta sống trong Thượng Đế. Khi chúng ta chống đối Ngài th́ sự hiện hữu của chúng ta mất đi ư nghĩa.

Người thông thái biết cách nghe nhận chuyện cười ngay cả khi họ là đối tượng của chuyện cười đó. Không có ư xấu, chúng tôi muốn kể cho các bạn vô thần một chuyện cười:

Đảng Bộ Trung Ương Đảng Cộng Sản Sô Viết bàn về vấn nạn Khrushchev, Brezhnev và các người khác, nói rằng: "Nó là thằng ngu, chúng ta hăy dẹp bỏ nó." Podgornyi chen vào: "Nhưng bây giờ người ta biết lắp ráp cơ quan người rồi. Chúng ta hăy cho hắn một bộ óc của người thiên tài." Các người khác đồng ư. Người ta cho vời một bác sỹ giải phẩu. Cuộc phẩu thuật thành công. Nhưng nó không cho kết quả mong ước. Họ quên đi rằng bộ óc của thiên tài đó chối bỏ thân thể của Khruschhev. Hăy nghe chuyện cười này! Một người được Thượng Đế soi dẫn và sống hài ḥa với Ngài chối bỏ chủ nghĩa vô thần. 

 

-          HẾT –

 

flower

 

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV TN. A

 Mt 5, 1 – 12a   

 

PHÚC CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ TINH THẦN NGHÈO


Đối với hàng ngàn con người, trang sách các mối phúc nầy như là một tượng đài được dựng lên trên thế giới chúng ta, trang sách đáng ca ngợi nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Nhưng nh́n vào thực tế đời sống chúng ta và những chứng cứ hiển nhiên phổ biến nhất, th́ trang nầy cũng minh họa mặt trái thế giới nầy.

 Khi đoạn phúc âm nầy được đọc cho chúng ta nghe vào lễ Các Thánh, nó hiện ra trong một bầu khí kết thúc, đó là sự thành công vĩnh viễn công tŕnh của Đức Chúa. Ngày nay, đoạn phúc âm nầy hiện ra như một khởi đầu. Đó là lời loan báo Vương Quốc trong cội rễ và trong mầm sống của nó.

  Trong Thánh Luca, Chúa Giêsu đi xuống núi sau khi đă qua một đêm cầu nguyện. Người nói với các môn đệ và với đám đông dân chúng tụ họp “trong đồng bằng”. Trong phúc âm Thánh Mat-thêu, ngược lại, Chúa Giêsu leo lên núi, ở đó Người nói với đám đông.

  Trong cả hai trường hợp, Người xuất hiện như Môsê mới, đến để tái tạo sự hiệp nhất của Dân Thiên Chúa. Người công bố luật của Vương Quốc. Nhũng kẻ nghe Người t́m thấy nơi ấy một thông điệp chủ yếu: phải thay đổi cuộc sống; phải sám hối, phải nh́n sự vật một cách khác, bởi v́ Nước trời đang ở giữa chúng ta.

  Từ bao thế kỷ nay, bài giảng trên núi đă mê hoặc nhiều thế hệ với việc đáp ứng sự rung động những sợi tế bào con người mật thiết nhất của hữu thể chúng ta. Tất cả những ǵ rung động trong chúng ta v́ những khát vọng và ước ao về sự quảng đại đều bị đụng đến ở đó.

   Cùng lúc ấy, tất cả những ǵ cuộc sống chúng ta mang nặng khổ đau và không thể chịu đựng nổi, cuối cùng đều được hé lộ, nhận ra, chữa lành. Sự lầm than khốn khó có vẻ như luôn giáng xuống trên cũng những người ấy, sự loại trừ các bệnh nhân và người tật nguyền, sự nghèo đó và đau đớn trở thành nguồn cơn và động cơ của niềm vui. Đây rồi Đấng Giải Thoát.

   Đă nhiều phen chúng ta thử theo đuổi và thực hiện những ǵ  thanh khiết nhất trong chúng ta, nhưng bao giờ cũng vậy : dường như chúng ta không có được tự do, như thể là những thế lực chống đối cấm cản chúng ta vậy. Dường như tiến bộ mà các mối phúc thật loan báo cứ lẫn tránh chúng ta và không tài nào nắm bắt được, và người ta không bao giờ có thể đạt đến, và càng không thể hưởng nếm  nó nếu không được Thiên Chúa cứu giúp.

   Bởi v́ đó là một cuộc lật nhào tận căn những năo trạng và giá trị, một sự thay đổi sâu xa đến nỗi nó không thể xảy ra nếu không có sự biến đổi hoàn toàn những ǵ không tương ứng  với kế hoạch ban đầu của Đấng Tạo Hóa.

 Bernard Lafrenière, C.S.C

 

 

 

 

  PHỤ TRANG:         

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

+ (TTXVN 23.01) Cộng đồng Hồi giáo khẳng định tinh thần ḥa nhập và đoàn kết dân tộc. 69 đại biểu đại diện tín đồ thuộc 16 khu vực Hồi giáo tại TP Hồ Chí Minh đă tham dự Đại hội đại biểu Cộng đồng Hồi giáo thành phố nhiệm kỳ IV (2008-2012) khai mạc sáng 21-1 tại Thánh đường Jamiul Muslimine. Đánh giá hoạt động nhiệm kỳ III (2001-2007), Phó Ban thường trực Cộng đồng Hồi giáo TP Hồ Chí Minh Idris Smael cho biết, chương tŕnh hoạt động tôn giáo của toàn cộng đồng đă phát triển khá toàn diện. Các dịp lễ như Maulid (kỷ niệm ngày sinh Nabi Muhammad), Tết cổ truyền Raya Idil Adha, Tháng Ramadan, hành hương Haji tại Merca đều được tổ chức chu đáo với sự hỗ trợ thiết thực của chính quyền các cấp. Hoạt động phân phối, tái bản kinh sách, tổ chức các khóa học trang bị kiến thức Hồi giáo cơ bản, mở các lớp dạy chữ Chăm (Nam Bộ), dạy Kinh Koran và cơ bản giáo lư... diễn ra thuận lợi tại các khu vực. Trong nhiệm kỳ, năm Thánh đường Hồi giáo tại các quận 10, 1, 8, Phú Nhuận và B́nh Thạnh đă được xây cất mới và tu bổ khang trang với tổng kinh phí gần năm tỷ đồng; cộng đồng đă được chính quyền thành phố hỗ trợ đất và kinh phí để có được khu vực nghĩa trang riêng cho người Hồi giáo.

+ (VnExpress 23..01) Ai là người giàu nhất trên sàn chứng khoán 2007?Chợ chứng khoán hai miền rơi vào cảnh buồn tẻ, song tính chung cả năm Vn-Index và Hastc-Index đều lên điểm do tăng tốc rất mạnh trong hơn nửa đầu năm. Vậy hôm nay ai là người nắm giữ nhiều vốn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam? Tiếp nối công việc tương tự đă làm một năm trước, VnExpress tiến hành điều tra, thống kê và chuẩn bị công bố Danh sách 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2007. Tính đến cuối năm 2007, có tất cả 253 công ty niêm yết ở hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM, với tổng giá trị vốn hóa của thị trường đạt gần 487.300 tỷ đồng, tương đương 30,5 tỷ USD, chiếm gần 43% GDP.

+ (BR-VT 22.01) Hơn 80% kết quả xét nghiệm máu sai số. Cùng xét nghiệm 5 mẫu huyết thanh, nhưng 41 trong 50 pḥng chức năng tại các bệnh viện cho đáp án sai lệch nhau. Kết quả trên đưa ra sau đợt khảo sát t́nh h́nh xét nghiệm máu tại các bệnh viện trên địa bàn do Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm Y tế TP HCM thực hiện.Một số xét nghiệm cho ra mẫu sau tốt hơn mẫu trước nhưng những xét nghiệm khác lại có sai số tăng dần. Tuy nhiên, theo một cán bộ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm Y tế, do Bộ Y tế chưa có biện pháp chế tài nên trung tâm chỉ đưa ra thực trạng khảo sát để nhắc nhở các bệnh viện tự chấn chỉnh.Cũng theo đại diện Trung tâm, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sai số trên là do máy móc chưa đúng chuẩn; thiết bị pḥng xét nghiệm tuyến huyện lạc hậu; các xét nghiệm kư sinh trùng thực hiện bằng tay... Chỉ có hơn 45% pḥng dùng máy bán tự động và gần 22 % dùng máy tự động để thực hiện xét nghiệm.Hóa chất sử dụng trong xét nghiệm máu chất lượng không cao, có loại hết hạn nhưng vẫn dùng. Công tác chống nhiễm khuẩn nhằm đảm bảo vệ sinh, vô trùng tại các pḥng xét nghiệm tư ít được quan tâm đúng mức

+ (VnExpress 23.01) Năm 2009 cắt giảm 2.000 ḍng thuế. Theo cam kết WTO, năm 2009, VN tiếp tục cắt giảm khoảng 2.000 ḍng thuế của hơn 20 nhóm mặt hàng. Mức giảm tối đa khoảng 2%. Các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật, thịt chế biến, rau quả tươi, kim loại, hóa chất... tiếp tục nằm trong danh sách giảm thuế cho năm tới.Cam kết WTO ràng buộc biểu thuế nhập khẩu của VN gồm 10.600 ḍng thuế. Theo đó, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 ḍng thuế ngay tại thời điểm một năm sau gia nhập WTO (từ 11-1-2007). Sau 5-7 năm (đến năm 2013), VN hoàn thành việc cắt giảm thuế cho hầu hết mặt hàng, với mức giảm khoảng 4%.

+ (Website Chính phủ 23.01) Chính phủ phê duyệt Đề án"Tổ chức luật sư toàn quốc".Tổ chức luật sư toàn quốc là tổ chức xă hội-nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác. Tổ chức luật sư toàn quốc là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức luật sư toàn quốc lấy tên gọi là Liên đoàn luật sư Việt Nam; trụ sở đặt tại Hà Nội; thành viên gồm các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư tham gia Tổ chức luật sư toàn quốc thông qua Đoàn luật sư địa phương nơi ḿnh là thành viên

+ (ThanhNien 23.01) Việt Nam - Hoa Kỳ kư thỏa thuận về hồi hương. Người có quốc tịch Việt Nam đến Mỹ bất hợp pháp kể từ thời điểm 12.7.1995 trở đi sẽ buộc phải trở về Việt Nam, đó một trong những nội dung chính của thỏa thuận vừa được kư kết giữa Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22.1 tại Hà Nội. Thỏa thuận này nhằm tạo khung pháp lư cho việc hồi hương nhanh chóng và hiệu quả của người có quốc tịch Việt Nam được Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu phải trở về nước. Đây là một thỏa thuận được đánh giá là mang tính lịch sử, được kư kết sau một quá tŕnh đàm phán kéo dài gần một thập kỷ giữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của quan hệ đối tác và hợp tác ngoại giao giữa hai bên.

+ (NLĐ 23.01) Số sản phụ sinh mổ ngày càng tăng. Năm 2007, Bệnh viện (BV) Từ Dũ TPHCM tiếp nhận 47.790 sản phụ, tăng 7% so với năm trước Trong đó có 20.198 ca sinh thường (chiếm hơn 42%), c̣n lại số ca sinh mổ chiếm gần 58%. Số trường hợp mổ lấy thai tăng cao vào 6 tháng cuối năm 2007 v́ trước đó tổng kết 6 tháng đầu năm 2007, các bác sĩ của BV Từ Dũ ghi nhận chưa đến 50% trường hợp mổ lấy thai. Có nhiều lư do như trẻ nặng cân, song thai, ngôi bất thường và có cả trường hợp sinh mổ v́ lư do con quư.

+ (Hanoi Mới 23.01) Lănh đạo thành phố chúc mừng thượng thọ Hồng y Phạm Đ́nh Tụng. Chiều 22-1, Đoàn đại biểu lănh đạo thành phố do đồng chí Phạm Lợi, Chủ tịch UBMTTQ TP dẫn đầu đă thăm, chúc mừng thượng thọ 90 tuổi cụ Hồng y Phạm Đ́nh Tụng. Nhân dịp đón Xuân Mậu Tư, đồng chí Phạm Lợi chúc cụ Hồng y măi khỏe mạnh, minh mẫn cùng bà con giáo dân tiếp tục đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng Thủ đô, thiết thực hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.Nhân dịp này, đồng chí Phạm Quang Nghị, UVBCT, Bí thư Thành ủy cũng đă gửi thiếp chúc mừng thượng thọ 90 tuổi cụ Hồng y Phạm Đ́nh Tụng.

+ (ThanhNien 22.01) Sẽ có trên 3.000 khách du lịch quốc tế đón giao thừa năm nay tại đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), cao hơn giao thừa năm trước gần 20%.Các chương tŕnh văn hóa - nghệ thuật đón Xuân năm nay tại đô thị cổ sẽ diễn ra rộng khắp từ ngày 1.2 đến 11.2.2008 để phục vụ du khách và người dân. Trong đó, có các hoạt động chính sau đây: Hội thi trang trí: từ tối 1.2 đến 11.2.2008 (tức 25 tháng Chạp đến mồng 5 tết); Hội hoa xuân Mậu Tư (từ ngày 1 đến ngày 6.2.2008) tổ chức trên đường Trần Hưng Đạo và đường Nguyễn Huệ; Chương tŕnh tạp kỹ đón giao thừa 2008 và bắn pháo hoa vào đêm giao thừa tại Quảng trường Sông Hoài...

+ (TTXVN 24.01) Hệ thống chợ và siêu thị lớn nhất Việt Bắc hoạt động.  Tại Trung tâm thành phố Thái Nguyên đă tổ chức khánh thành chợ Thái và khai trương hệ thống bán buôn, bán lẻ siêu thị Do's Mart. Đây là một trong 10 công tŕnh trọng điểm chào mừng Năm Du lịch Quốc gia Thái Nguyên 2007.Hệ thống công tŕnh chợ Thái được khởi công xây dựng từ tháng 11-2006, sau 14 tháng thi công, công tŕnh đă hoàn thành và chính thức đi vào sử dụng. Công tŕnh có tổng vốn đầu tư gần 150 tỷ đồng, được thiết kế, tổ chức mặt bằng phân khu chức năng mạch lạc, không gian sống động, kết hợp giữa chợ cổ truyền và chợ hiện đại, kế thừa và phát huy vốn có để đạt được bản sắc văn hoá riêng độc đáo của vùng Việt Bắc. Toà nhà được xây dựng 4 tầng và tầng trệt trên diện tích 40.000 m2, đáp ứng cho hơn 1.000 hộ kinh doanh. Đến thời điểm này đă có 700 hộ kinh doanh hoạt động tại chợ. Công tŕnh này được đánh giá có quy mô lớn và hiện đại nhất tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh vùng Việt Bắc nói chung.

+ (TuoiTre 24.01) Gia tăng nạo phá thai. Báo cáo tổng kết hoạt động Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Sinh Sản ngày 23.01 cho biết: Tại TP HCM năm 2007 có 110.862 ca nạo phá thai . Đáng lưu ư là có 2.235 ca dưới 18 tuổi (2,1%). Đ ây là con số thống kê được, thực tế cao hơn nhiều

+ (Nhân Dân 25.01) Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 24-1-2008, trả lời câu hỏi của phóng viên NHK (Nhật Bản) đề nghị cho biết b́nh luận về việc ngày 21-1-2008, Đài Loan đă cho máy bay quân sự C-130 chạy thử nghiệm trên đường băng mới được xây dựng tại một đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng cho biết:Việt Nam yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt ngay việc làm trên đây và không tiến hành những hành động xâm phạm tương tự ở khu vực này. Vừa qua, VN cũng phản đối việc Trung Quốc thành lập Tỉnh Tam Sa trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trư ờng Sa của Việt-Nam.

+ (Nhân Dân 25.01) 20 năm, Việt Nam thu hút gần 100 tỷ USD đầu tư nước ngoài. 20 năm qua, Việt Nam đă thu hút 9.500 dự án của 82 quốc gia và vùng lănh thổ với tổng vốn đầu tư đăng kư khoảng 98 tỷ USD. Hoạt động ĐTNN đă góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH; kết nối kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên việc thực hiện c̣n rất chậm, mới chỉ khoảng 43 tỷ USD, lư do được quy cho sự yếu kém của hạ tầng cơ sở về giao thông và các văn bản luật liên quan.

+ (Hà Nội Mới 25.01) Hơn 2 triệu trẻ em VN bị suy dinh dưỡng. Theo Ban Chỉ đạo Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2007, với những nỗ lực và các giải pháp hiệu quả, Việt Nam đă giảm được 150.000 trẻ suy dinh dưỡng, hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em từ 23,4% xuống 21,3%, ước tính c̣n tới 2 triệu trẻ suy dinh dưỡng trong cả nước, tập trung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam dù đă giảm mạnh nhưng vẫn c̣n ở mức cao so với các nước trong khu vực. Đặc biệt ở Việt Nam, suy dinh dưỡng thể thấp c̣i c̣n rất nghiêm trọng, năm 2007 tỷ lệ này là 33,9%.Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam c̣n là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng của suy dinh dưỡng về chiều cao. Đây là mối nguy hiểm lớn bởi gắn liền với các bệnh măn tính không lây và những ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ trong cả cuộc đời.

+ (TTXVN 25.01) Giám mục giáo phận Thái B́nh chức Tết Mặt trận Tổ quốc. Nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tư, chiều 24/1, Giám mục giáo phận Thái B́nh Nguyễn Văn Sang đă đến thăm và chúc mừng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban Huỳnh Đảm đă tiếp Giám mục và các thành viên trong đoàn.Giám mục Nguyễn Văn Sang khẳng định luôn động viên giáo dân tham gia vào các phong trào, các cuộc vận động do Nhà nước và Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động như xóa đói giảm nghèo, an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm.Giám mục cũng cho biết, giáo phận Thái B́nh đă tổ chức chương tŕnh “Năm hồng đào” để đón chào năm mới, đồng thời động viên giáo dân thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xă hội, sống “tốt đời đẹp đạo”.

+ (VietnamNet 25.01) Thiệt hại hàng chục triệu USD do ô nhiễm. Năm  2005 con số tổn thất do thiệt hại ô nhiễm giao thông ở Hà Nội thiệt hại khoảng 22 triệu USD và TP HCM 52 triệu USD...  Số liệu trên được nêu ra tại  hội thảo "Kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tại các thành phố lớn ở VN" do Cục Đăng kiểm Việt Nam  tại TP.HCM tổ chức vào ngày 24/1.Hiện cả nước có khoảng 20 triệu mô tô và xe máy.Dự báo năm 2010, lượng xe máy lưu hành trong cả nước sẽ khoảng 24 triệu xe. Đến năm 2015, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe.Tại nhiều nút giao thông lớn trong các đô thị ở Việt Nam, nồng độ khí CO và NO2 đă vượt tiêu chuẩn cho phép. Phát thải do môtô, xe máy có sự độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân: mỗi năm có 626,8 người chết và 1547,6 người bị mắc bệnh hô hấp do nồng độ nhiều chất gây ô nhiễm trong không khí ngoài trời vượt quá TCVN: 5937-1995 và gây nhiều thiệt hại lớn về kinh tế cho các thành phố lớn.

+ (HàNội Mới 25.01) 13.150 người chết v́ tai nạn giao thông năm 2007. Đó là con số mà Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đă công bố trong Hội nghị ATGT toàn quốc được tổ chức ngày 24.01 tại Hà Nội. Theo báo cáo của UBATGT Quốc gia, năm 2007 cả nước đă xẩy ra 14.624 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13.150 người và bị thương 10.546 người. So với năm 2006 giảm 77 vụ TNGT (0,52%), giảm 740 người (bằng 6,56%), nhưng số người chết v́ TNGT lại tăng 411 (tăng 3,23%). Số vụ TNGT đường bộ xảy ra nhiều nhất (13.989 vụ); đường sắt có 397 vụ, và đường thủy là 260 vụ. Riêng số người chết v́ TNGT đường bộ đă là 12.800 người, chiếm hơn 96% số người chết v́ TNGT. Số người chết v́ TNGT tăng nhiều nhất vào 3 tháng đầu năm 2007.

+ (TTXVN 25.01) Một người ở Tuyên Quang tử vong do H5N1. Cục Y tế Dự pḥng Việt Nam cho biết bệnh nhân Trần Văn Đông phát bệnh ngày 16/1, sau đó chuyển đến Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia trong t́nh trạng viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng với các diễn tiến lâm sàng điển h́nh cúm A (H5N1), đă tử vong do bệnh quá nặng. Trước đó, bệnh nhân đă ăn thịt gia cầm bị chết.Đây là bệnh nhân thứ hai nhiễm cúm A (H5N1) tại Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay. Trước đó, bệnh nhi 4 tuổi ở xă Chiềng Khoa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đă tử vong tại bệnh viện Nhi Trung ương. Như vậy, tính từ trường hợp mắc cúm A (H5N1) đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 26/12/2003, đến nay đă ghi nhận 102 trường hợp mắc tại 34 tỉnh, thành phố, trong đó có 48 trường hợp tử vong. Việt-Nam đứng sau Indonesia về số người chết do H5N1 nhiều nhất trên thế giới.

+ (Website Chính phủ 26.01) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đă thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao, góp phần nâng cao niềm tin của toàn xă hội vào hệ thống ngân hàng qua việc bảo vệ người gửi tiền và giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng, đồng thời thúc đẩy quá tŕnh huy động vốn cho đầu tư phát triển.

+ (Website Chính phủ 26.01) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Năm 2008 phấn đấu khai thác 16 triệu tấn dầu thô, 7,5 tỷ m3 khí. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:- Đạt mức doanh thu lớn nhất từ trước đến nay 213.400 tỷ đồng, chiếm gần 19% GDP. - Nộp ngân sách nhà nước 85.950 tỷ đồng, chiếm 29,8% tổng thu ngân sách. - Gia tăng trữ lượng 40 triệu tấn qui dầu, kư 13 hợp đồng dầu khí mới. - Tổng sản lượng khai thác: 22,77 triệu tấn qui dầu. Trong đó khai thác dầu thô 15,91 triệu tấn; khai thác khí 6,86 tỷ m3 khí; xuất khẩu 15,72 triệu tấn. - Vận hành nhà máy Đạm Phú Mỹ với sản lượng đạt 767 ngh́n tấn phân urê.

+ (Dân trí 27.01) - Việt Nam: Mỗi giờ có 3 trẻ tử vong .Theo con số thống kê của UNICEF, trung b́nh mỗi năm ở Việt Nam có hơn 26.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong. Các nguyên nhân chính được liệt kê gồm: nguyên nhân sơ sinh (36%), viêm phổi (19%), tiêu chảy (15%), sốt rét (8%), sởi (4%) và AIDS (3%).Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn c̣n ở mức cao, khoảng 30% trẻ em dưới 5 tuổi bị c̣i cọc và 37% phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Đại bộ phận các gia đ́nh ở nông thôn không có điều kiện vệ sinh môi trường và không có những hành vi vệ sinh cá nhân phù hợp dẫn đến t́nh trạng trẻ em bị tiêu chảy và bị nhiễm giun, góp phần gây tử vong ở trẻ em.