Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 72 (Năm II) (TUẦN TỪ 26.02 ĐẾN 04.03.2008)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong số nầy.

 

1.     TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

2.     GIỚI THIỆU

       TÀI LIỆU THẦN HỌC

            GIÁO HỘI NÓI VỀ XA-TAN

      T̀M HIỂU KINH THÁNH.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

            ĐẶC THÁI CÁC LỜI GIẢI ĐÁP CỦA THÁNH PHAOLÔ TRONG I COR.                                                                                                                          

      VẤN ĐỀ HÔM NAY                                                                                                       

1.      Ư NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ

2.      ĐỨC THÁNH CHA NÓI VỀ HOẢ NGỤC                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

PHỤ LỤC :

   GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY (Năm A)

    

  PHỤ TRANG:         

    VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

ĐỌC THÊM BÀI LIÊN QUAN VỀ ÁN PHONG THÁNH ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

CÁC TU SĨ MỄ-TÂY-CƠ MỪNG KỶ NIỆM 100 NĂM TÔN THỜ THÁNH THỂ KHÔNG GIÁN ĐOẠN

(CNA 19.02) Các nữ tu Ḍng Thánh Giá Thánh Tâm Chúa Giêsu, được thành lập ở Mễ-Tây-Cơ năm 1897, mừng kỷ niệm 100 năm việc tôn thờ Thánh Thể không gián đoạn CẦU CHO SỰ THÁNH THIỆN CỦA CÁC LINH MỤC, bằng một Thánh Lễ đặc biệt, do Đức TGM Mauro Piacenza, thư kư Thánh Bộ Giáo Sĩ chủ tế. Ngài nêu cao tính độc nhất vô nhị của đặc sủng Vị sáng lập Ḍng nhận được, Conception Cabrera de Armida (1862 – 1937), một bà mẹ người Mễ Tây Cơ, người cũng đồng thời sáng lập Hội cho linh mục “Các Thừa Sai Thánh Linh”. Đặc sủng của các nữ tu Ḍng là cầu nguyện cho sự thánh thiện của các linh mục và ơn gọi linh mục. Từ khi thành lập đến nay, các nữ tu đă tôn thờ Thánh Thể trong suốt 100 năm không gián đoạn.

BÁCH HẠI CỦNG CỐ THÊM ĐỨC TIN CỦA CÁC KITÔ-HỮU

(CNA 18.02) Đức TGM giáo phận Kirkuk miền bắc Iraq,Luis Sako, cho biết rằng cuộc hách hại mà Kitô-hữu Iraq phải hứng chịu từ tay những người Hồi giáo cực đoan, củng cố hơn là làm suy yếu đức tin của họ.Ngài kể chuyện ba sinh viên Kitô-hữu vừa bị người Hồi giáo quá khích bắt cóc đă nói với những người bắt họ: “Chúng tôi muốn được chết v́ đức tin của chúng tôi”. May thay vụ việc không nên thảm kịch, v́ cả ba người đều được thả. Kể cả ba sinh viên nầy, th́ tuần trước ở Baghdad có 40 người bị bắt cóc. Đức TGM lưu ư rằng một uỷ ban liên tôn đă được lập ra trong thành phố để giúp người Hồi giáo hiểu hơn về các Kitô-hữu và vai tṛ của họ trong việc xây dựng Iraq tương lai. Sáng kiên nầy đă được tŕnh lên tổng thống Iraq Jalal Al Talibani, khi ông đến thăm Kirkuk và ông bày tỏ sự ủng hộ và khuyến khích của ông đối với ủy ban nầy.

CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG PHÓNG ĐẠI  VIỆC ĐƯA TIN VỀ LẠM DỤNG T̀NH DỤC

(CNA 19.02) Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ, ĐHY Claudio Hummes, nói rằng ấu dục là một trong những vấn nạn nghiêm trọng nhất về hành vi t́nh dục không đúng đắn, nhưng Ngài khẳng định rằng các phương tiện truyền thông phóng đại con số các linh mục dính vào những “ca” như thế, mà thực tế chưa đến 1% số linh mục dính líu vào. Phát biểu với khoảng 450 người tham dự Hội Nghị Linh Mục Toàn Quốc lần thứ 12, ĐHY lưu ư rằng khắp thế giới có 406.000 linh mục trong đó 18.000 là ở Ba Tây. Được hỏi về luật độc thân linh mục, ĐHY Hummes nói rằng đó là một quà tặng từ Thiên Chúa chứ không nên bị coi là một sự áp đặt, mà đúng ra là một cái ǵ đó “chúng ta ôm lấy để đáp lại như một cử chỉ t́nh yêu”. Ngài nhắc lại rằng Giáo Hội không cho phép các linh mục kết hôn và không có ư định “phục hồi những linh mục đă kết hôn vào lại thừa tác vụ”, ngay cả khi một số đă bày tỏ ước ao của họ muốn tiếp tục lại những công việc mục vụ.

GIÁO SƯ ĐẠI HỌC LA SAPIENZA HỐI TIẾC V̀ ĐĂ THAM GIA CUỘC PHẢN ĐỐI

(CWNews 19.02) Một trong các giáo sư đă tham gia phản đối sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng tại Đại học La Sapienza,Roma, đă bày tỏ hối tiế về vai tṛ của ông trong vụ việc nầy. GS Andrea Frova, một trong 67 giáo sư (trong số 4.500 người thuộc ban giảng dạy và điều hành trường. BTGH) đă kư vào một tuyên bố chống lại cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI, đă phát biểu :”Nếu thấy trước được kết cục của vụ việc, chúng tôi đă không bao giờ viết lá thư ấy”, lư do khiến Đức Thánh Cha hủy bỏ chuyến thăm. Sự việc nầy kéo theo sự chỉ trích lan rộng đối với các thành viên của Khoa đă kích động chống đối. Tổng thông Ư cũng như thị trưởng Roma đều coi vụ việc là “xấu xa đối với dân chủ và tự do”, trong khi cựu thủ tướng nói đó là một “ngày ô nhục” cho toàn nước Ư.

ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC GIA TĂNG VỚI TRIỀU ĐẠI ĐỨC GIÁO HOÀNG BIỂN-ĐỨC XVI

(Zenit 19.02) Kể từ khi bầu Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI, - mới hơn 2 năm rưỡi – đă có 577 vị Thánh và Chân Phước mới được công bố, tức là gần 1/3 con số đă được công bố trong 27 năm triều đại Đức Gioan-Phaolô II.  ĐHY José Sariva Martins đă bác bỏ những đồn đại rằng có sự sụt giảm các án phong chân phước từ khi Đức Biển-Đức XVI được bầu làm giáo hoàng, khi giới thiệu tại văn pḥng báo chí Toà Thánh Chỉ Thị “Giáo Hội, Mẹ Các Thánh “ (Sanctorum Mater), một sổ tay tham khảo (vademecum) cho các giám mục trên thế giới liên quan đến những tiến tŕnh phong chân phước. Trong 40 nghi lễ phong chân phước,th́ ĐHY Saraiva Martins chủ tŕ 31; trong khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI chủ tŕ 4 nghi lễ phong Thánh (3 tại Roma và 1 tại Ba Tây). Đức Thánh Cha quay lại với truyền thống không chủ tŕ các vụ phong chân phước đă có từ nhiều thế kỷ trước nhưng gián đoạn năm 1971 do Đức Phaolô VI, sau đó là Đức Gioan-Phaolô II, và giao cho một giám mục hoặc một hồng y đại diện cho Đức Thánh Cha. Đức Giáo Hoàng chỉ chủ tŕ nghi lễ phong Thánh.

“ SỰ IM LẶNG” CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII KHÔNG PHẢI LÀ MỘT “SỰ THẬT LỊCH SỬ”

(Zenit 19.02) “ Sự im lặng nỗi tiếng của Đức giáo hoàng Piô XII trước việc lên án chủ nghĩa Đức quốc xă không phải là một sự thật lịch sử”. Đó là lời khẳng định của ĐHY José Saraiva Martins, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh. Vị HY người Bồ-Đào-Nha  đă tuyên bố khi giới thiệu Huấn Thị “Giáo Hội,Mẹ Các Thánh” tại văn phóng báo chí Toà Thánh :”Hơn cả sự im lặng, tôi muốn nói đến sự thận trọng”. Ngài xác định rằng án phong chân phước cho Đức Piô XII “chắc chắn không bị đ́nh hoăn và càng không bị bỏ qua một bên”. Ngài giải thích rằng năm nay là năm kỷ niệm 50 năm ngày Đức Piô XII băng hà và sẽ có nhiều sáng kiến nhằm giúp hiểu biết hơn về con người và linh đạo của Đức Cố Giáo Hoàng.

ANH GIÁO GIÀNH LẠI QUYỀN BỔ NHIỆM CÁC GIÁM MỤC TỪ THỦ TƯỚNG

(CNA 20.02) Trong một bước đi hướng tới sự tự trị tôn giáo lớn hơn, Thượng hội đồng chung Giáo hội Anh giáo nước Anh quyết định gạt bỏ sự phê chuẩn của thủ tướng Anh về việc bổ nhiệm ccác giám mục. Khi Vua Henri VIII quyết định tách Giáo hội nước Anh khỏi Giáo Hội Công giáo, ông ta thiết lập truyền thống Thượng hội đồng Anh giáo các giám mục giới thiệu hai ứng viên với nữ hoàng, để từ đó hoàng gia chọn lấy một người vào toà giám mục trống ngôi. Khi nước Anh trở thành chế độ quân chủ lập hiến, trách nhiệm nầy rơi vào thủ tướng. Trong cuộc họp nầy, các giám mục Anh giáo đă thảo luận xem họ có nên ủng hộ một kiểu mẫu giáo hội phân cách hơn với chế độ chính trị hay là sự liên kết nầy nên duy tŕ đề giữ lại căn tính của “Giáo Hội nước Anh” hoan toàn phân biệt với Giáo Hội Công giáo La Mă.

PHẢN ỨNG CỦA ÔNG BILL CLINTON VỚI NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ SỰ SÔNG BỊ CHỈ TRÍCH

(CAN 19.02) Tại một chiến dịch tranh cử về đêm ngày 17.02 cho vợ ông ở Steubenville,Ohio,cựu TT Clinton được đón chào bởi các sinh viên bảo vệ sự sống phản đối việc nạo phá thai được hợp pháp hóa. Đáp lại, ông đưa ra hàng loạt lư lẽ rằng lập trường bảo vệ sự sống đ̣i hỏi bỏ tù những phụ nữ nạo phá thai. Sau những tiếng la hét từ những người phản đối, ông Clinton trả lời một cách giận dữ. Một băng h́nh ghi lại trả lời của ông và chuyển cho YouTube: “Các bạn muốn kết tội các phụ nữ và các thầy thuốc của họ và chúng tôi không đồng ư. Tôi đă giảm thiểu nạo phá thai. Hăy nói thật đi, hăy nói thật đi, nếu các bạn thật sự là những người bảo vệ sự sống, hẳn các bạn sẽ có thể đẩy mọi bác sĩ và mọi người mẹ như một kẻ ṭng phạm tội sát nhân vào tù. Và các bạn sẽ không nói các bạn muốn làm chuyện ấy v́ các bạn biết, rằng các bạn không có được một sự ủng hộ về chính trị”. Giáo sư Francis Beckwith nói lập luận của cựu TT là sai lầm thiếu sót: “lập luận nầy không biết tới các luật và h́nh phạt cho nạo phá thai bất hợp pháp trước khi có sự hợp pháp hóa và những lư do tại sao chúng đă được đặt ra. Cho dù rơ ràng là những luật nầy xem xét về những nhân mạng chưa sinh ra, th́ trong hầu hết các bang, phụ nữ đều được miễn khỏi bị truy tố; trong những bang c̣n lại th́ h́nh phạt cũng hết sức nhẹ nhàng”. Cha Frank Pavone, chủ tịch Hội các Linh mục bảo vệ sự sống, nói :” Phong trào bảo vệ sự sống không nhằm phạt các phụ nữ. Mục đích của chúng tôi, thay v́ thế, là chấm dứt việc giết hại trẻ em. Bỏ tù các phụ nữ có đạt đuợc mục tiêu chăng? Con cái họ đă chết, trong khi những kẻ chủ trương nạo phá thai tiếp tục sát hại hàng trăm và hàng ngàn trẻ khác”. Ngài cho rằng việc đặt ra câu hỏi nầy là tín hiệu đáng mừng.

 

BIỂU TRƯNG (LOGO) CHO HỘI NGHỊ THẾ GIỚI VỀ GIA Đ̀NH 2009 ĐƯỢC GIƠI THIỆU CÔNG KHAI

(CNA 20.02) Các nhà tổ chức Hội Nghị Gia Đ́nh Thế Giới (WMF) 2009 sẽ diễn ra ở Mễ-Tây-Cơ từ 13 – 18 tháng Giêng 2009, đă công khai logo chính thức cho sự kiện nầy với chủ đề “GIA Đ̀NH THẦY DẠY CÁC GIÁ TRỊ NHÂN BẢN VÀ KITÔ-GIÁO”.Nghi thức do thư kư ban trù bị WMF, Cha Enrique Glenne Graue và Enrique Gomez, phụ trách quan hệ công cộng của Hội Nghị, hướng dẫn. LOGO chính thức nầy chỉ ra một loạt bóng người tượng trưng cho một gia đ́nh. Họ cho biết: “Từ gia đ́nh sinh ra t́nh yêu được biểu tượng bằng ba trái tim và được đức tin ngự trị, được tượng trưng bằng một thập giá ở phía trên”. Thập giá tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa như nâng đỡ cho sự hiệp nhất của gia đ́nh và ba trái tim liên kết hoặc tượng trưng gia đ́nh được hiệp nhất bằng t́nh yêu và các mốiu liên hệ t́nh cảm. Thái độ của các thanh viên trong gia đ́nh là thái độ tin cậy và hân hoan trong Chúa. Bóng người mẹ đang mang thai chỉ về vấn đề sự sống, giá trị căn bản được gia đ́nh thăng tiến, bảo vệ và tôn vinh. Màu xanh lá cây chỉ hy vọng vào tương lai của gia đ́nh, cũng là màu của Mễ-Tây-Cơ. Hội Nghị sẽ mời gọi các gia đ́nh suy tư về chính bản thân, về những t́nh h́nh họ đang trải qua, để có được một đánh giá Kitô-giáo về hôn nhân”.

CÓ THỂ HÀN GẮN QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI CUỘC CÔNG DU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CNA 20.02) Tờ Times đưa tin: Những cuộc thương thuyết giữa Trung Quốc và Vatican để thiết lập quan hệ ngoại giao đă tăng lên trong những tháng vừa qua, với những đề xuất một cuộc công du của Đức giáo hoàng đang được thảo luận. Liu-Bá-Niên, người đứng đầu Hội Công giáo Yêu nước do chính phủ điều hành đă nói trong nhiều dịp rằng ông rất  vui được đón chào Đức giáo hoàng đến tại Trung Quốc khi đă đạt được một thoả thuận. Sự công nhận lẫn nhau giữa Toà Thánh và Trung Quốc và một cuộc công du của Đức giáo hoàng được thông báo sẽ là một quảng cáo to lớn cho danh tiếng của Trung Quốc. Những hội nghị giữa các đại diện Vatican và Trung Quốc được đưa tin là diễn ra trong các toà nhà chính phủ ở Bắc Kinh và theo những nuồn tin mà tờ Times Luân Đôn có được, th́ hai bên đă đạt được một giai đoạn chi tiết và thực tế. Một giới chức Vatican cho biết họ ‘lạc quan’ về những thảo luận với chính phủ Trung Quốc và cho nói rằng mọt cuộc công du của Đức Than1h Cha trước Thế Vận Hội (08.08.2008 ) là không có cơ sở thực tế, nhưng một thông báo về một thoả thuận và một cuộc công du tương lai sẽ là một món quà cho các nhà lănh đạo Trung Quốc.

CON SỐ CÁC VỤ TRỪ TÀ (QỦY) TĂNG Ở VÙNG DUYÊN HẢI VÀNG, ÚC

(CNA 20.02) Tờ Courier Mail đưa tin: Sự quan tâm thích thú đối với việc thờ cúng ma qủy và sự huyền bí đang gia tăng đă dẫn tới một sự tăng về số lượng những vụ trừ tà (trừ qủy) trong Bang Queensland nước Úc. Một linh mục xin không nêu danh tính cho biết hiện Ngài thực hiện những vụ trừ qủy ít nhất hai tuần một lần, Ngài nói : ”Bị qủy ám th́ thật đáng kinh hăi trong đời sống tâm lư và t́nh cảm.  Một số trong các biểu hiện nầy hết sức mạnh mẽ, làm cho con người bị liên tục quấy nhiễiu. Họ nghe những giọng nói và nh́n thấy những  tạo vật ghê tởm trong giấc ngủ. Đă có một cuộc tuyển mộ cho những thực hành ngoại đạo va đó hoàn toàn là độc dược”. Đức GM Brian Finnigan, quyền TGM giáo phận Brisbane, nói Giáo Hội cần phải thực hiện những vụ trừ qủy. Có quá nhiều những giám mục xem nhẹ việc nầy và không ủy thác các linh mục của ḿnh chiến đấu chống lại ma qủy (linh mục trừ tà phải được giám mục đồng ư chỉ định)

CÁC SINH VIÊN TỪ CHÂU MỸ VÀ CHÂU ÂU CANH THỨC VỚI ĐỨC THÁNH CHA

(CNa 20.02) Sinh viên đại học từ khắp nơi trên thế giới sẽ hội kiến với Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI vào Thứ Bảy, ngày 01.03 để tổ chức một đêm canh thức cầu nguyện nhằm đánh dấu Ngày Châu Âu về Các Đại Học. Năm nay các sinh viên đến từ Hoa Kỳ và Nam Mỹ cũng sẽ tham dự cuộc canh thức mà chủ đề sẽ là :”CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ CÙNG CHUNG XÂY MỘT NỀN VĂN MINH T̀NH THƯƠNG”. Các sinh viên tụ họp trong đại sảnh Phaolô VI sẽ được nối cầu truyền h́nh với các sinh viên khác trong các thành phố hâu Âu và Mỹ Châu: Naples ((ư), Bucharest (Rumani), Toledo (Tây Ban Nha);Avignon (Pháp); Minsk (Belarus), Washington DC (Mỹ);Mexico City (Mễ Tây Cơ);Havana (Cuba);Aparecida (Ba Tây) và Loja (Ecuador). Vào 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha sẽ sẽ hướng dẫn lần chuổi Mân Côi, sau đó nói vài lời với những người tham dự trước khi phân phát những bản in Tông Thư “Spe Salvi” cho một số đại diện các sinh viên. Một hội nghị cũng sẽ diễn ra ở Học viện giáo hoàng Grêgôriô từ 28.02 đến 01.03 về chủ đề :”Châu Âu và Châu Mỹ cùng hướng về một sự phát triển toàn vẹn và đoàn kết”.

CON SỐ CÔNG GIÁO TĂNG TRƯỞNG KÉO THEO VIỆC THIẾU LINH MỤC

(CWNews 20.02) Trả lời phỏng vấn của nhật báo Standard, Chưởng ấn giáo phận Hong Kong, Cha Lawrence Lee, cho biết giáo phận đang thiếu linh mục, bắt nguồn từ con số tín hữu Công giáo tăng trưởng. Hiện có 300 linh mục phục vụ 250.000 tín hữu Công iáo trong giáo phận Hong Kong và mỗi năm tăng thêm 2.500 người, trong khi con số các linh mục vẫn ổn định. B́nh quân tuổi các linh mục ở Hong Kong là trên 60. Trong 7 năm qua, chỉ có 7 người được truyền chức linh mục.Cha Lee gán việc thiếu ơn gọi linh mục cho ảnh hưởng văn hoá trần tục và sự kiện đa số các gia đ́nh có ít con.

CHỈ TRÍCH VÀ ỦNG HỘ THÁNH ĐƯỜNG CÔNG GIÁO ĐẦU TIÊN Ở QATAR

(AsiaNews 20.02) Một toà nhà được dâng hiến cho Đức Maria sẽ sớm hoàn tất kịp Lễ Phục Sinh, nhưng nó làm phát sinh những tranh luận công khai, bị chia rẽ giữa nhửng tín đồ Hồi giáo ôn hoà ủng hộ và những tín đồ Hồi giáo chính thống cho sự cởi mở nầy là “đáng ghét”. Nhà thờ không có tháp chuông hoặc thánh giá. Không thiếu bất đồng trong một bộ phận trí thức Hồi giáo chống đối mănh liệt ngôi nhà thờ mới, giữ ư kiến rằng phải đưa ra trưng cầu dân ư. Trong một lá thư gửi Al-Watan, kỹ sư Rashed al-Subaie giữ ư kiến rằng các Kitô-hữu có quyền thực hành đức tin của họ, nhưng không nên được cấp phép xây dựng các nơi thờ phượng. Luật sư nguyên bộ trưởng tư pháp Najib al-Nuaimi cũng phát biểu tương tự, nhấn mạnh rằng Qatar là một quốc gia Hồi giáo, không phải một quốc gia thế tục và giữ nguyên ư kiến rằng một cuộc trưng cầu dân ư là cách duy nhất để bảo đảm nhà thờ có thể chấp nhận về mặt xă hội. Những ư kiến ôn hoà ủng hộ đến từ Abdul Hamid al-Ansari, nguyên khoa trưởng luật lệ Hồi giáo (sharia) đại học Qatar, hoan nghênh Giáo Hội Công giáo tại Doha :”những nơi thờ phượng cho các tôn giáo khác nhau là một quyền con người cơ bản được Hồi giáo bảo đảm”. Với việc khánh thành nhà thờ Đức Maria, Ả Rập Sê-út sẽ là quốc gia Vùng Vịnh duy nhất vẫn cấm xây các nhà thờ bên trong biên giới quốc gia nầy.

SỰ THỐNG TRỊ CỦA CASTRO ĐÁNH DẤU NHỮNG QUAN HỆ SÓNG GIÓ VỚI GIÁO HỘI CUBA

(CNS 20.02) Trong gần 50 năm cai trị, Fidel Castro đă có những quan hệ thường là sóng gió với Giáo Hội Cuba. Là người được Ḍng Tên giáo dục, Castro không băn khoăn xoa dịu Giáo Hội Cuba như một thế lực có tổ chức trong những năm đầu cuộc cách mạng của ông vào thập niên 1980 như ông nói đùa với Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II trong chuyến tông du Cuba của Người năm 1998. Vị lănh tụ 81 tuổi thông báo vào ngày 19.02 rằng ông rút lui khỏi chức vụ lănh đạo quốc đảo nầy và tạm thời giao cho người em trai Raul Castro, như ông đă làm vào tháng 7.2006 khi ông phải nhập viện giải phẫu xuất huyết đường  ruột.

PHẢI CÔNG NHẬN QUY CHẾ PHÁP LƯ CHO TRẺ CHƯA SINH RA

(CNA 21.02) ĐHY TGM giáo phận Paris, Anré Vingt-Trois, đă bày tỏ sự ủng hộ của Ngài đối với một quyết định của Toà Án Pháp trao quy chế pháp lư cho những trẻ em chưa sinh. Quyết định nầy,vốn khiến cho những tổ chức nữ quyền và ủng hộ nạo phá thai ở Châu Âu giận dữ, tuyên bố rằng những phôi thai dưới 22 tuần tuổi và cân nặng hơn 450 grammes là những con người theo luật pháp. Phán quyết đến sau khi ba đôi vợ chồng mà bào thai bị sẩy ở dưới mức 22 tuần tuổi trước đó, yêu cầu đăng kư chúng như thành viên gia đ́nh và chôn cất con cái họ. Toà Án đồng ư rằng các hạn mức không ràng buộc về mặt pháp lư và đă cho phép đăng kư. Quyết định nầy nay nằm trong tay Toà Thượng Thẩm. ĐHY André Vingt-Trois nói: “lập trường của Giáo Hội là phôi thai phải được đối xử như một con người. Chúng ta phải tôn trọng sự sống cả tư khi nó khởi đầu cho đến khi nó kết thúc” [Luật pháp Pháp cho phép nạo phá thai vào năm 1975.BTGH]

ĐỨC THÁNH CHA CÓ THỂ TÔNG DU TỚI CUBA

(CAN 20.02) Tờ International Herald Tribune đưa tin: ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcicio Bertone đă ám chỉ rằng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI có thể viêng thăm nước Cuba trong tương lai. ĐHY Bertone sẽ rời Roma đi Havana ngày 27.02 với cuộc viếng thăm kéo dài một tuần nhằm kỷ niệm 10 năm chuyến hành hương sang đất nước Cuba theo chủ nghĩa cộng sản của Đức Gioan-Phaolô II. Phát biểu với tờ nhât báo Công giáo nước Ư Avvenire, ĐHY nói về khả năng một cuộc tông du của Đức Thánh Cha sang Cuba. “Ngay bây giờ th́ không thể. Trong tương lai, chúng tôi sẽ xem lại”. Ngài cũng cho biết Ngài mang phép lành của Đức Thánh Cha đến với mọi người dân Cuba và mô tả các quan hệ giữa Vatican và Cuba là “tương đối tốt đẹp”, nói rằng Giáo Hội ở Cuba có “sức sống mănh liệt” mặc cho có “những khó khăn được biết đến”. Cuba chính thức là vô thần,nhưng chính phủ chưa bao giờ chấm dứt quan hệ ngoại giáo với Vatican và năm 1992 đă rút bỏ mọi tham hiếu về chủ nghĩa vô thần khỏi hiến pháp.

NHỮNG NGƯỜI PHÁI DUY TRUYỀN THỐNG NGƯỜI PHÁP YÊU CẦU CÓ GIÁO XỨ RIÊNG Ở PARIS

(CWNews 21.02) Tờ nhật báo La Croix đưa tin: Hơn 1.500 tín hữu Công giáo ở Paris đă kư một đơn thỉnh nguyện đề nghị ĐHY André Vingt-Trois lập “một giáo xứ riêng” cho những người phái duy truyền thống, do các linh mục thuộc Viện Chúa Chiên Lành phụ trách. Viện nầy do Vatican thiết lập vào tháng 9.2006 như một “Hội đời sống tông đồ” có trụ sở chính ở Bordeaux. Các linh mục của Viện được phép dâng thánh lễ sử dụng phụng vụ truyền thống – “h́nh thức đặc biệt” - .Các linh mục thành viên ban đầu của Viện, tất cả trước kia đều là thành viên của Hội Thánh Piô X, nhóm duy truyền thống ly khai. Dù ĐHY Vingt-Trois đă cho phép sử dụng h́nh thức đặc biệt trong các nhà thờ hiện có ở Paris, nhưng những người kư đơn thỉnh nguyện nầy lập luận rằng việc lập ra một giáo xứ riêng sẽ giúp họ thiết lập những chương tŕnh trong giáo dục tôn giáo, trong các sinh hoạt giới trẻ, trong chuẩn bị hôn nhân, trong hướng đạo va trong các việc từ thiện.

VIỆN TRƯỞNG ĐẠI HỌC LA SAPIENZA HỘI KIẾN VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CAN 22.02) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI khá bận rộn với các buổi triều yết,nhưng đáng lưu ư nhất là cuộc hội kiến với giáo sư Renato Guarini, chủ tịch đại học La Sapienza. Theo các nguồn tin Vatican, giáo sư Guarini mang theo những món quà mà người ta nghĩ là ông định tặng cho Đức Thánh Cha ngày 17.01, ngày cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Trường đại học lớn nhất nước Ư nầy  bị hủy bỏ. Theo văn pḥng báo chí Vatican, cuộc hội kiến kéo dài 30 phút, trong thời gian đó hai vị nói về “vai tṛ của Đại Học trong xă hội đương thời” và sự cống hiến của nó “nhằm xây dựng một chủ nghĩa nhân bản mới”. Giáo sư Guarini tặng Đức Thánh Cha hai món quà: một huy chương với huy hiệu của Trường và một bản sao sắc lệnh của Đức giáo hoàng Bônifaciô VIII thành lập “Viện Nghiên Cứu Thành Phố” về sau trở thành đại học La Sapienza.

CÁC QUAN CHỨC  CAO CẤP CUBA HIỆN DIỆN KHI ĐHY BERTONE TỚI

(CAN 22.02) Máy bay chở ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone tới phi cảng quốc tế Jose Marti lúc 9: 30 giờ địa phương, ở đó Ngài được bộ trưởng bộ ngoại giao Felipe Perez Roque, Trưởng Ban tôn giáo Caridad Diego,Eumelio Caballero,phó chưởng ấn và Raul Roa Kouri, đại sứ Cuba tại Toà Thánh, đón tiếp. Cùng đến đón có ĐHY Jaime Ortega y Alamino giáo phận Havana và Khâm Sứ Toà Thánh Đức TGM Luigi Bonazzi cùng nhiều giám mục khác. Sáng thứ năm 21.02, ĐHY Bertone hội kiến với các giám mục thuộc HĐGM Cuba và trao thông điệp của Đức Thánh Cha  gửi nhân dân Cuba. Ca ngợi di sản Kitô-giáo, Người cũng kêu gọi người dân Cuba đổi mới nỗ lực rao giảng Tin Mừng. Người viết :”Cha cảm thấy Cha đang ở giữa các con một cách thiêng liêng,như được chứng minh bằng sự hiện diện của Đức hồng y Tarcisio Bertone”. Kết thúc thư, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc nhở người dân Cuba phải lưu tâm trông cậy vào tôi tớ Chúa Felix Varela và José Marti, “người truyền bá t́nh yêu htương giữa người Cuba và cho tất cả mọi người”.

ĐỨC GIÁO HOÀNG THÚC GIỤC SERBIA HƯỚNG TỚI H̉A GIẢI VỀ VẤN ĐỀ KOSOVO

(CWNews 22.02) Trong cuộc hội kiến với tân đại sứ Serbie tại Toà Thánh,Vladeta Jankovic, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI kêu gọi “thận trọng và ôn hoà” liên quan đến sự độc lập của Kosovo và “hoà giải với nhau” giữa  các dân tộc vùng Balkans. Vị đại sứ nhấn mạnh trường hợp của nước ông chống lại một Kosovo độc lập: “Đức Thánh Cha biết hơn bất cứ ai khác, rằng bất công vẫn cứ luôn là bất công” Chính phủ Sernie lập luận kiên định rằng nh́n nhận độc lập của Kosovo là vi phạm luật pháp quốc tế, v́ Serbie vẫn tuyên bố quyền lănh đạo trên vùng đất tranh chấp nầy. Tránh không trả lời câu khẳng định của vị đại sứ, thay vào đó, Đức Thánh Cha lưu ư rằng các Kitô-hữu và các quốc gia Kitô-giáo phải “nhận thức ḷng can đảm để tha thứ và chấp nhận tha thứ, hoa giải với người lân cận và cùng nhau xây dựng một nền văn minh t́nh thương. Người cón đi tới chỗ cho rằng các xung đột ở vùng Balkans đă bị đổ dầu vào lửa bởi “việc mất sự hiệp nhất Kitô giáo qua cả ngàn năm trước” khiến luôn căng thẳng giữa tín hữu Chính Thống va Công giáo ở Serbia,một quốc gia đa số theo Chính Thống.

ƠN GỌI PHẢI ĐƯỢC GIEO VÀO L̉NG TRẺ EM VÀ NGƯƠI TRẺ TUỔI

(CNA 23.02) Vatican công bố sứ điệp của Đức Thánh Cha cho NGÀY CẦU NGUYỆN THẾ GIỚI  CHO ƠN GỌI lần thứ 45, diễn ra ngày 13.04, tuần thứ 4 mùa Phục Sinh năm nay, có chủ đề “Ơng Gọi Phục Vụ Giáo Hội trong việc Truyền Giáo”. Trong sứ điệp nầy, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh rằng các cộng đ̣an Kitô-giáo phải chuẩn bị cho trẻ em và thanh thiếu niên về Ơn Gọi bằng chính đời sống làm chứng nhân cho Thiên Chúa. Khởi đầu sứ điệp, Người nhắc lại Lệnh Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ (Mt 28, 19 – 20 ) phải đem sứ điệp Tin Mừng đến tận cùng thế giới. Sau đó Người vạch lại nguồn gốc của sứ mệnh trong lời Chúa kêu gọi các ngôn sứ. Theo Đức Thánh Cha , cách mà Tin Mừng được truyền đi ngày nay cũng giống như thời các Tông Đồ và không ai được miễn trừ việc rao giảng Tin Mừng, tuy nhiên “chiều kích truyền giáo được liên kêt một cách đặc biệt và thân thiết với ơn gọi linh mục”.

LỄ KÍNH THÁNH CẢ GIUSE NĂM 2008 ĐƯỢC VATICAN DỊCH CHUYỂN

(CNA 23.02) Thánh Bộ Phương Tự và Kỹ Luật Bí Tích đă dời lễ kính  trọng thể Thánh Cả Giuse lên ngày 15.03 (v́ ngày 19.03 trùng với Thứ Tư Tuần Thánh). Các tiêu chí hoàn vũ của Năm và Lịch Phụng Vụ  quy định các cử hành Tuần Than1h phải ưu tiên hơn bất cứ cử hành, lễ mừng và kính trọng thể nào. V́ lư do nây, lễ kính trọng thể  lễ Truyền Tin b́nh thường được giữa vào ngày 25.03, đă được chuyển vào ngày 31.03, ngày thứ hai đầu tiên sau Bát Nhật Phục Sinh.

CÁC NHÀ LÀM LUẬT VÀ LĂNH ĐẠO NGƯỜI BA-TÂY KƯ VÀO BẢN TUYÊN NGÔN BẢO VỆ SỰ SỐNG

(CNA 23.02) Các nhà lănh đạo Ba Tây tụ họp tại Thính pḥng Petronio Portela của Thượng nghị viện cho Hội Nghị lần thứ nhất các nhà làm luật và các nhà lănh đạo người Ba-Tây v́ Sự Sống, đă kết thúc với việc kư vào một tuyên ngôn sẽ được tŕnh lên tổng thống Lula da Silva. Hội Nghị nầy được Mặt Trận Nghị Sĩ Bảo Vệ Sự Sống – chống Nạo Phá Thai với ư định “thiết lập một trục quốc gia và vận động các nhà lănh đạo chính trị cùng bảo vệ sự sống kể từ thời khắc thụ thai”. Trong các vấn đề được thảo luận tại Hội nghị có đề cập các chính sách  quốc tế kiểm soát dân số và các chiến lược bảo vệ sự sống ở Ba Tây, gồm cả những nỗ lực kháng cự trong Quốc hội và do những tổ chức dân sự nhắm tới việc hợp pháp hóa nạo phá thai. Kết thúc sự kiện nầy, một tuyên bố được phên chuẩn sẽ tŕnh lên tổng thống và chủ tịch Hạ viện,Arlindo Chinaglia và chủ tịch Thượng viện Garibaldi Alves Filho. Những người tham dự gồm các giới chức từ địa phương cho đến hạ và thượng nghị sĩ.

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ LÊN KẾ HOẠCH CHỐNG LẠI BẠO LỰC BÀI KITÔ-GIÁO

(CAN 23.02) Tại một hội nghị khoáng đại HĐGM Ấn Độ, các giám mục đă tổ chức hai cuộc họp ngoài chương tŕnh để nghiên cứu về những vụ tấn công các Kitô-hữu vừa qua. Các GM cũng thảo luận các đề xuất phối hợp các hoạt động dân dự và hính trị của Giáo Hội để đối phó với bạo lực bài Kitô-giáo ngày càng tăng ở Ấn Độ. ĐHY Telesphore P. Toppo, TGM giáo phận Ranchi vừa măn nhiệm chủ tich HĐGM, cho biết những kẻ tấn công đă cướp phá và đốt cháy các thánh đường và nhà cửa các Kitô-hữu: “cái ǵ không mang được th́ chúng xếp đống lại và đốt”. Ngài mô tả việc phá hủy nầy là “độc ác xấu xa”. Đức TGM Raphael Cheenath thúc giục các giám mục Ấn Độ đừng xử lư bạo lực như là những vụ việc biệt lập, nhưng phải lên kế hoạch đối phó với bạo lực và tuyên truyền bài Kitô-giáo: “Hăy cảnh giác! Nay là Orissa; ngày mai có thể là bất cứ nơi nào khác…Một giáo phận hoặc một Ḍng Tu không để đơn độc đương đầu  với cuộc tấn công của bọn quá khích. Có quá nhiều giáo phận trong Giáo Hội Ấn Độ, thêm phức tạp v́ địa dư, ngôn ngữ, nghi lễ”. Một dự thảo kế hoạch của HĐGM Ấn kêu gọi Giáo Hội đưa ra lập trường và phổ biến chúng qua các tuyên bố và các phương tiện truyền thông. C̣n có những đề xuất vận động hành lang các nhà lănh đạo chính trị và dân sự thiết lập những đội phối hợp quốc gia và vùng miền và liên lạ qua mạng với các tổ chức khác, kể cả các tổ chức quốc tế.

NHỮNG ĐIỀU GIÁO-HỘI NÓI VỀ XA-TAN

 

1. SỰ DỮ ĐƯỢC GỌI TÊN LÀ « MA QỦY » NẦY

Phần chủ yếu bài nói chuyện của Đức Phaolô VI về sự cần thiết phải tự bảo vệ chống lại ma qủy

( trong buổi triều yêt chung ngày 15.11.1972)

2. SATAN : MỘT THỰC TẠI MÀ NGƯỜI TA KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT

Những trích đoạn một văn kiện Vatican năm 1975 về đức tin và khoa nghiên cư1u ma qủy

3. « THẦY ĐĂ THẤY XA-TAN TỪ TRỜI RƠI XUỐNG »

Phần chủ yếu trong hai buổi triều yết của Đức Gioan-Phaolô II

4. CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI XA-TAN VÀ CÁC VIỆC NÓ LÀM

Phần chủ yếu trong thư mục vụ các giám mục vùng Toscane năm 1994 về phép thuật và khoa ngiên cứu ma qủy

5. MÊ TÍN, PHÁP THUẬT VÀ THỜ CÚNG MA QỦY
Extraits d'une lettre des évêques de Campanie de 1995 sur la superstition, la magie et le satanisme.

6. NÓI VỀ NGHI THỨC TRỪ TÀ MỚI

Văn bản nghi thức trừ tà mới, công bố năm 1999.


------------------- + + + ---------------------

 

1. SỰ DỮ ĐƯỢC GỌI TÊN LÀ « MA QỦY » NẦY

 

Dẫn nhập

Đức giáo hoàng Phaolô VI, trong buổi triều yết chung này 15.11.1972, đă phát biểu về sự cần thiết phải tự vệ chống lại ma qủy, mà người ta nói rất ít về nó vào thời đó, nhưng theo Đức giáo hoàng, nó luôn hiện diện và hoạt động trong thế giới. Xin giới thiệu tóm tắt phần chủ yếu rất hay được trích dẫn trong các tài liệu sau nầy của Giáo Hội về Xa-tan.

 

Tóm lược.

Cái nh́n Kitô-giáo về con người, có sự dự phần của mầu nhiệm cứu chuộc, dứt khoát là lạc quan, nhưng không v́ thế mà nó không biết sự hiện diện của sự dữ trong thế giới. Các Kitô-hữu nhạy bén với những biểu hiện của sự dữ nầy trong thiên nhiên và nơi con người, nhất là qua tội lỗi, liên hệ chặt chẽ với sự can thiệp của ma qủy mà sự hiện hữu là không c̣n ǵ để nghi ngờ nữa. Phúc Âm nói với chúng ta rất nhiều điều về ma qủy và về việc nó làm. Mọi Kitô-hữu đều được kêu gọi chiến đấu chống lại nó và những thụ tạo hư hỏng đe doạ quân b́nh của con người, nhất là quân b́nh đạo đức của con người. V́ ảnh hưởng của Xa-tan trên thế giới ngày nay, sẽ rất tốt nếu nghiên cứu lại giáo huấn của Giáo Hội về đề tài ma qủy. Lập một danh sách thấu đáo những dấu hiệu hoạt động của ma qủy trong thế giới, dù đôi khi chúng hiển nhiên, chẳng dễ chút nào. V́ vậy phải thận trọng. Về phần cách thức tốt nhất để tự vệ chống lại Xa-tan, th́ trước hết phải mở ḷng đón nhận ân sủng Chúa và nương tựa vào Chúa

 

Viễn cảnh.

Nhăn quan Kitô-giáo về vũ trụ và về sự sống. Văn bản nầy triển khai một số ư tưởng mà Đức Phaolô VI đă phát biểu trước đó mấy tháng về hành động của Xatan trong trần gian – và những hậu quả của nó trên Giáo Hội. Bốn năm sau buổi triều yết của Đức giáo hoàng, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă kéo dài suy tư của Giáo Hội về vấn đề nầy trong văn kiện « Đức tin Kitô giáo và khoa nghiên cứu ma qủy ».

 

 

2. SATAN : MỘT THỰC TẠI MÀ NGƯỜI TA KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT

(Những đoạn trích từ một bản văn được tờ Osservatore Romano công bố năm 1975, được Thánh Bộ Tín

Lư Đức Tin đồng ư và nói về đức tin Kitô giáo và khoa nghiên cứu ma qủy)

 

Dẫn nhập

Một bài về chủ đề « Đức Tin Kitô-giáo và khoa nghiên cứu ma qủy », do một chuyên gia được Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin giao cho phụ trách nghiên cứu đề tài nầy soạn thảo, đă được công bố trên tờ Osservatore Romano tháng 6.1975. Thánh Bộ giới thiệu bài viết như nền tảng vững chắc để suy tư về vấn đề nầy.

 

Tóm lược.

Ngaỳ nay, rất nhiều người tự đặt câu hỏi về Xa-tan. Một số người khẳng định rằng Sách Thánh không tuyên bố điều ǵ rơ ràng về vấn đề sự hiện hữu của nó. Ngay ở thời Chúa Giêsu, các ư kiến chia rẽ : lấy ví dụ người Sađucêô khác với người Biệt Phái, không chấp nhận sự sống lại hoặc sự hiện hữu của các thiên thần cũng như của ma qủy. Về phần Chúa Giêsu, Người nói một cách tự nhiên về sự hiện hữu của ma qủy, và khi cần th́ Người xua đuổi chúng. Vào những thời khắc quyết định trong công việc của Người, Chúa Giêsu công khai xung đột với Xa-tan. V́ vậy khó ḷng mà ủng hộ ư kiến cho rằng ma qủy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Cả Thánh Phaolô cũng làm chứng về sự hiện hữu của ma qủy. Và sách Khải Huyền làm chứng về trận chiến của Chúa Kitô chống lại Xa-tan, mạc khải vĩnh viễn căn tính của Xa-tan. Các Giáo Phụ dựa trên Sách Thánh cũng khẳng định sự hiện hữu của Xa-tan. Giáo Hội khi đề cầp vấn đề nầy và khẳng định sự hiện hữu của Xa-tan, th́ trung thành với các nguồn cội đức tin

Viễn cảnh.

Sự tŕnh bày cách thức mà Chúa Giêsu giữ tư thế đối với Xa-tan và với các thần dữ,phản ảnh những ư kiến về vấn đề nầy mà người ta có thể t́m thấy trong tổng thể các văn kiện tài liệu về khoa nghiên cứu ma qủy. Thái độ của Chúa Giêsu tạo thành một trong các lư do chính của sự khẳng định sự hiện hữu của Xa-tan.

 

3. « THẦY ĐĂ THẤY XA-TAN TỪ TRỜI RƠI XUỐNG »

 

Dẫn nhập

Trong những buổi triều yết chung ngày 13 & 20 tháng 8 năm 1986, Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đă đề cập đến vấn đề hiện hữu của Xatan. Người nói về t́nh trạng “lời nói dối hiện sinh” của nó và về cách thức mà Xa-tan t́m cách lôi kéo con người chối từ Thiên Chúa, đồng thời nhấn mạnh rằng con người không cần phải sợ hăi, bởi v́ Chúa Kitô đă chiến thắng thần dữ.

 

Tóm lược.

Theo truyên thống, Xa-tan từ khởi thủy là một thiên thần. Nó trở nên xấu xa v́ chối bỏ Thiên Chúa. Và nếu nó không được tha thứ cho tội nầy, đó là v́ nó không đặt lại vần đề tội đă phạm và v́ thế vứt bỏ chân lư. Nó t́m cách áp đặt bằng lời dối trá, thái độ bóp méo sự thật của nó, hầu phá hủy sự sống đích thật mà Chúa đă ban. Do hậu qủa tội của ông bà nguyên tổ của chúng ta, ma qủy đă có được một sự thống trị nhất định trên con người. Nó t́m cách làm cho con người quay lưng lại với luật Chúa bằng tác động trên tưởng tượng, trí khôn và thân thể con người. Nhưng các biểu hiện của nó đôi khi cũng được che đậy ẩn dấu. Nhờ đó mà nó thành công trong việc làm cho người ta nghĩ rằng nó không hiện hữu. Quyền lực của Xa-tan tuy vậy lại bị hạn chế. Ngay dù nó hành động một cách hủy diệt, nó cũng không thể nào chấm dứt việc xây dựng Nước trời.  Thực tế, trọn lịch sử nhân loại phải được vạch ra theo chiên thằng của Chúa Kitô trên sự chết, chiến thắng làm cho Xa-tan nên bất lực. Trong khi chờ ngày quang lâm, Kitô-hữu được gọi chiến đấu chống lại Xa-tan.

 

Viễn cảnh

Những ư kiến nầy nằm trong một loạt dài những suy tư, khởi đầu từ ngày 8.01.1986, về sự tạo dựng, về sự tự chủ của các tạo vật, về con người theo h́nh ảnh Chúa, về Ơn Quan Pḥng và sự tự do của con người, về vấn nạn sữ dữ, về sự tạo dựng các hữu thể vô h́nh ( các thiên thần), về sự tự do của các hữu thể nầy, về công việc của họ…và cho tới sự sụp đổ của một số trong họ.

 

4. CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI XA-TAN VÀ CÁC VIỆC NÓ LÀM

 

Dẫn nhập

Vào tháng 4 năm 1994, HĐGM Vùng Toscane (gồm 18 giáo phận với các tổng giáo phận Florence,Pise và Sienne) dă công bố một thư mục mụ có tựa đề « Pháp thuật và Khoa nghiên cứu ma qủy ». Trong thư nầy, các giám mục phân tích « những phương hướng tư duy và hành xử làm hại đến cội rễ đức tin và ư nghĩa đích thực của nó ». Ở đây chúng ta đề nghị xem chương thứ ba : « Những lời nguyền, những vụ qủy ám và sự can thiệp của Giáo Hội »

 

Tóm lược.

Ma qủy có thể can thiệp vào đời sống của một cá thể bằng cách cám dỗ nó, bằng cách tác động trên môi trường ngươi đó sinh sống hoặc bằng cách tạo ra những rối loạn thể chất, những ám ảnh,etc...Cũng xảy đến cả việc nó chiếm thân thể con người. Tuy nhiên, Giáo Hội vốn đă nhận lănh sứ mạng chống lại tất cả mọi h́nh thức sự dữ, có thể can thiệp một cách hiệu quả chống lại thần dữ muốn làm hại con người. Dù cho ma qủy có thể « chiếm hữu » thân xác con người, th́ nó vẫn không thể thống trị linh hồn con người. Tên Qủy cũng không thể phá hủy tự do của con người, dú cho nó có khả năng bằng quyến rũ, sợ hăi,kinh hoàng,vv... đẩy con người vào chỗ muốn những ǵ nó muốn. Theo đức tin Kitô giáo, Chúa Kitô đă vĩnh viễn chiến thắng Xa-tan. Người Kitô-hữu v́ vậy có thể chống trả lại. Mặc dù thảm bại, ma qủy tiếp tục hành động chống lại con người. Giáo Hội công nhận những hành động của ma qủy trong thế gian và phản ứng theo những phương thế của ḿnh ; trong các phương thế đó, có nghi thức trừ tà mà Giáo Hội chỉ dùng sau khi đă phân tích thận trọng

Viễn cảnh

Trong kết luận, các giám mục đặt suy tư của các Ngài vào trong bối cảnh một cuộc tân phúc âm hoá nhằm « pḥng ngừa những hiện tượng được tố giác và đề xuất một cách tích cực một Kitô-giáo trưởng thành, có khả năng dùng khôn ngoan để phân tích và rao giảng « Tin Mừng cứu độ » đích thực, sống bác ái và sống đời cầu nguyện đối với những t́nh huống đau khổ »

 

 

5. MÊ TÍN, PHÁP THUẬT VÀ THỜ CÚNG MA QỦY

 

Dẫn nhập

Một năm sau khi công bố thư các giám mục Toscane, các giám mục HĐGM Campanie (gồm 25 giáo phận với Tổng giáo phận là Naples,Benevento và Salerne) đă công bố một thư mục vụ có tựa đề « mê tín – pháp thuật - thờ cúng ma qủy ».

 

Tóm lược

Trong thế giới chúng ta, ư nghĩa tôn giáo của con người được diễn tả đôi lúc dưới những h́nh thức lệch lạc có thể làm hại những kẻ tin. Trước hết có mê tín : người ta tin rằng các thế lực siêu nhiên ảnh hưởng trên cuộc sống của con người và rằng một số người có thể sử dụng theo ư những quyền năng nầy. Kế đến có ma thuật :thầy pháp cho là có thể bắt các lực huyền bí phục vụ ḿnh. Người ta nói đến những nghi lễ của phát thuật trắng, đỏ hoặc đen. Sự thực hành các nghi lễ nầy gợi ư thù lao thường là rất cao cho thầy pháp. C̣n bói toán gồm việc đoán trước tương lai vớ việc nhờ đến một đồn cốt hoặc một thần linh ma qủy. Cuối cùng, thờ cúng ma qủy hàm ư rằng những cá thể đặt cuộc đời của họ dưới sự thống trị của Xa-tan, được quan niệm như một vị thần quyền uy. Các tín đồ tham dự vào những lễ đen. Người ta chỉ có thể tự hỏi về cách thức mà một số người dùng truyền h́nh để quảng bá các thực hành nầy.

 

Viễn cảnh

Khác với thư mục vụ của các giám mục vùng Toscane được gửi cho tất cả mọi tin hữu, thư nầy được dành cho « các linh mục,các phó tế, các giáo lư viên và tất cả những người đang làm việc mục vụ trong các cộng đoàn ». Tiếp sau mô tả của các Ngài về mê tín,ma thuật,thờ cúng ma qủy,vv...,các giám mục cho những tiêu chí để lượng giá các hiện tượng phức tạp nầy, nhắc lại phán quyết đạo đức của Giáo Hội và chỉ ra một số hướng dẫn hành động mục vụ.

 


6. NÓI VỀ NGHI THỨC TRỪ TÀ MỚI

 

Dẫn nhập

Ngày 22.01.1999, Đức hồng y Jorge Arturo Medina Estévez, Tổng trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Kỹ Luật Bí Tích, đă giới thiệu ở Roma, trong văn pḥng báo chí Toà Thánh, nghi thức mới trừ tà.

 

Tóm lược.

Chúa Kitô đến giải thoát con người khỏi tội lỗi và khỏi Ác Thần để làm cho con người có khả năng đón nhận Thiên Chúa. Ngày nay Giáo Hội tiếp tục sứ mệnh giải phóng nầy. Chính trong bối cảnh nầy mà ta phải xếp mọi h́nh thức trừ tà : những vụ trừ tà đơn giản, khi chịu bí tích thanh tẩy, hoặc long trọng, tức là nhữn nghi thức được thực hiện theo những nguyên tắc nghiêm nhặt (do một thừa tác có chức thánh, được giám mục cho phép) và chỉ làm sau khi đă phân tích thận trọng khôn ngoan. Cuốn Nghi Thức Roma mới gồm nghi thức trừ tà, cũng như những lời cầu nguyện “chung” và “riêng”. Tên ma qủy, Tên Nói Dối có hạng, chủ yếu dùng lời dối trá để đánh bẫy và lừa phỉnh những người trưởng thành cũng như trẻ em trong quan niệm của họ về hạnh phúc, sự sống, Thiên Chúa, tội lỗi,vv... Cứ vậy mà nó tạo ra một thế giới bất an và ngờ vực: cân lư biến mất. Do hành động của ma qủy trong thế giới, sự sống đối với con người trở nên một cuộc chiến đấu, nhưng chiến thắng cuối cùng thuộc về Chúa Kitô.

 

Viễn cảnh

Nghi thức trừ tà mới, cấu thành chương cuối của « Sách Nghi Thức Roma », gồm khoảng 50 trang. Cho tới nay vẫn chỉ mới có bản tiếng la-tinh, nhưng các HĐGM khác nhau đang chuyển ngữ sang tiếng địa phương.

 

(BTGH chuyển ngữ )

 

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

ĐỀ TÀI 51

 

ĐẶC THÁI CÁC LỜI GIẢI ĐÁP CỦA THÁNH PHAOLÔ

TRONG THƯ THỨ NHẤT GỬI TÍN HỮU CÔRINTÔ

 

 

 Đọc các giải đáp thánh Phaolô đưa ra cho tín hữu trong thư thứ I gửi tín hữu Côrintô, chúng ta nhận ra ngay một số yếu tố phản ánh các điều kiện văn hóa có tích cách tôn giáo xă hội đặc thù thời đó. Chẳng hạn như vấn đề phụ nữ thoát ly trong chương 11,2-16, hay vấn đề phóng thích nô lệ trong chương 7,7-24. Trong cộng đoàn xă hội và tôn giáo thời đó, nữ giới bị khinh rẻ, không có quyền lợi, không có tiếng nói và phải gánh chịu nhiều thiệt tḥi. V́ thế nhân danh Tin Mừng tự do của Chúa Giêsu Kitô, có một số chị em phụ nữ lên tiếng đ̣i quyền b́nh đẳng với nam giới. Bên cạnh đó là các anh chị em nô lệ theo Kitô giáo. Họ cũng nhân danh Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô đứng lên đ̣i tự do và quyền lợi là người và là con cái Chúa. Cả hai giai tầng xă hội này đều có lư. Nhưng cả hai vấn đề đều liên quan tới xác tín ngày tận thế gần kề. Và đó là lư do giải thích tại sao thánh Phaolô không ủng hộ việc thăng tiến phụ nữ, cũng không chủ trương cách mạng giải phóng nô lệ và thay đổi xă hội. Bởi v́ nếu ngày thế mạt sắp tới, th́ tất cả những đổi thay đó đâu có c̣n ư nghĩa ǵ nữa. Do đó điều quan trọng duy nhất trong thời gian ngắn ngủi c̣n lại này là mỗi người phải sống gắn bó kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô phục sinh và trung thành với bổn phận hiện tại của ḿnh. Xem ra đây không phải là một giải pháp, nhưng nó lại là phương thế giải quyết vấn đề hữu hiệu nhất. Bởi v́ khi sống Tin Mừng yêu thương đại đồng của Chúa Giêsu và chân thành thực hành nó mỗi ngày, kitô hữu hủy bỏ mọi khác biệt và xung khắc giai tầng xă hội. Ngoài ra cũng chính bầu khí nôn nóng chờ đợi ngày thế mạt trên đây giải thích cho ảo tưởng của nhiều kitô hữu và của cả thánh Phaolô, hy vọng sẽ thuộc đoàn ngũ những người c̣n sống sót khi ngày tận thế xảy ra, như viết trong chương 15,51-52. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau đó, kitô hữu tiên khởi và thánh Phaolô nhận ra tính chất hăo huyền của niềm hy vọng này.

 Một số vấn đề khác của giáo đoàn Côrintô và các giải đáp của thánh Phaolô c̣n phản ánh vài thói quen của thời bấy giờ: thí dụ như việc ăn thịt đă cúng bái cho các thần linh. Tất cả đều chứng minh cho thấy thư thứ I thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, không phải là một khảo luận trừu tượng liên quan tới các vấn đề đại đồng của con người hay của kitô hữu, mà là một câu trả lời cụ thể cho các t́nh trạng cụ thể và lịch sử của một cộng đoàn kitô tất định thuộc thế kỷ thứ I, sống trong một thành phố lớn của đế quốc hy lạp roma thời đó.

 

Những nhận xét trên đây cũng giúp chúng ta hiểu rằng thánh Phaolô không phải là một ”nhà thần học bàn giấy”, ngồi tưởng tượng ra các vấn nạn rồi đưa ra lời giải đáp, cũng không phải là một học giả nghiên cứu các vấn đề trong thư viện, nhưng là một chủ chăn sáng suốt, biết lưu tâm tới các tín hữu và lo lắng cho phần rỗi của họ, biết âu lo cho cuộc sống ḷng tin cụ thể, đích thực và tinh tuyền của tín hữu trong giáo đoàn. Tuy nhiên cần phải ghi nhận điều này: đó là Phaolô không phải là một nhà thuyết giảng luân lư đạo đức, khuyên răn điều này cảnh cáo điều nọ, nhưng là một người trung thành phục vụ Lời Chúa, rao truyền, giải thích và áp dụng Tin Mừng. Các giải pháp thánh Phaolô đưa ra đều dựa trên ”kerygma”, tức giáo lư ṇng cốt tiên khởi, mà các tông đồ rao giảng, liên quan tới cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô (15,3-5). Chúng được tham chiếu với các dữ kiện chính yếu của truyền thống giáo hội liên quan tới việc cử hành bí tích Thánh Thể (11,23-27), bí tích Rửa Tội (1,13), liên quan tới lời giảng dậy của Chúa Giêsu về t́nh yêu thương huynh đệ (6,7) và về tính chất bất khả phân lư của hôn nhân (7,10-11). Chúng dựa trên các công thức tóm lược ḷng tin (8,6; 12,12,3) và trên các lời chúc lành trong phụng vụ (1,3; 16,23). Ngoài kho tàng giáo lư và truyền thống bí tích phụng vụ trên đây của Giáo Hội thời khai sinh, Thánh Phaolô cũng hay viện dẫn quyền giáo huấn của Kinh Thánh Cựu Ước, như khi trưng dẫn thí dụ của dân Israel trong chương 10. Thánh nhân cũng hay đưa ra các lời trích dẫn Kinh Thánh Cựu Ước một cách ngắn gọn (1,19.31; 2,9.16; 3,19-20; 5,13; 6,16; 9,9; 10,26; 14,32; 15,54b-55) và giải thích chúng theo phương pháp của các rabbi do thái. Chẳng hạn như khi giải thích tại sao phụ nữ lại phải đội khăn, c̣n nam giới lại để đầu trần trong chương 11,7-12, hay khi nói về sự tham dự của các tín hữu vào cuộc sống phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô trong chương 15,21-22.45-49. Phaolô cũng không từ chối kiểu giải thích chắp vá như khi trưng dẫn luật Môshê cấm chủ treo rọ trước mơm ḅ đạp lúa trong chương 9,9-10, để giúp tín hữu hiểu rằng tại sao ngài và các cộng sự viên truyền giáo có quyền được tín hữu chu cấp các nhu cầu vật chất. Đến ḅ đạp lúa kia mà cũng c̣n được chủ cho phép thỉnh thoảng ăn lúa, v́ công lao khó nhọc của nó giúp chủ, huống ǵ thánh nhân và các cộng sự viên của ngài lại không có quyền được hưởng sự trợ giúp của các tín hữu v́ công tác rao giảng Tin Mừng cho họ hay sao. Tuy nhiên Phaolô và các cộng sự viên từ chối quyền đó, và tự lực cánh sinh để không trở thành gánh nặng cho họ.

 

Trong các đoạn có giọng văn khuyến dụ, thánh Phaolô bắt chước các danh sách kê khai các tật xấu của môi trường xă hội thời đó, nhưng nêu bật chiều kích xă hội của chúng. Chẳng hạn trong chương 5 thánh nhân căn dặn tín hữu đừng giao du với các người mang danh là kitô hữu, mà sống dâm dật, hà tiện, thờ tà thần, nói xấu nói hành, say sưa và trộm cắp (5,10.11), bởi v́ những người sống như thế sẽ không được vào Nước Thiên Chúa (6,9-10). Thánh Phaolô cũng mời gọi tín hữu hăy biết dùng trí thông minh mà tự phán đoán lấy, để biết đâu là phải đâu là quấy (10,15;11,13). Nhưng thánh nhân đặc biệt nêu bật nền tảng giải thích lư do tại sao ngài lại không ngừng khuyến khích tín hữu sống theo tinh thần cuộc sống mới (x. 5,7-8). Chính v́ thế những ǵ thánh nhân nói đều có mục đích giáo dục, nhằm chứng minh cho tín hữu thấy con đường đời sống nảy sinh từ ḷng tin vào biến cố Chúa Kitô chết và sống lại. Tuy nội dung luân lư đôi khi mang ảnh hưởng luân lư do thái và của trường phái khắc kỷ hy lạp, nhưng chính lư do ḷng tin khiến cho giáo huấn của thánh Phaolo có đặc thái riêng.

 

Đi vào chi tiết từng câu trả lời, trước hết chúng ta nhận thấy thánh Phaolô đối chọi Chúa Giêsu Kitô, vị thầy duy nhất quy tụ toàn cộng đoàn, với các vị lănh đạo tinh thần những nhóm tín hữu nhỏ trong giáo đoàn. Lư do là v́ chính Chúa Kitô tử nạn phục sinh là Đấng trao ban ơn cứu độ cho tín hữu, chứ không phải các vị lănh đạo tinh thần. Ơn cứu độ ấy tín hữu nhận được qua bí tích Rửa Tội. Xa hơn chút nữa, thánh Phaolô lột mặt nạ thái độ tôn thờ lănh tụ của tín hữu Côrintô và coi đó là dấu chỉ t́nh trạng ḷng tin ấu trĩ của họ. Đồng thời thái độ này cho thấy cái luận lư của chủ trương đề cao cái tôi và và lệ thuộc vào các vị thầy nhân loại (3,1-4). Theo thánh Phaolô cộng đoàn kitô là một đồn điền có sức lớn mạnh tùy thuộc Thiên Chúa. Nó cũng giống như một ngôi nhà được xây trên nền tảng vững chắc là Đức Kitô. Các vị rao giảng Tin Mừng là những người phục vụ sáng kiến và hoạt động của Thiên Chúa (3,5-17). V́ thế cần phải tôn trọng các vị (4,1). Tuy nhiên, trong chương 4 thánh Phaolô cũng đánh đổ việc thần thoại hóa các vị, trong đó có cả thánh nhân, khi viết: ”Thật ra, tôi nghĩ Thiên Chúa đă đặt chúng tôi là Tông Đồ vào chỗ rốt hết, như là những kẻ bị kết án tử h́nh. Chúng tôi đă trở thành tṛ đùa cho thế gian, cho các thiên sứ và cho loài người. Chúng tôi điên dại v́ Chúa Kitô, c̣n anh chị em th́ khôn ngoan trong Đức Kitô, chúng tôi yếu đuối, trái lại anh chị em hùng mạnh. Anh chị em được trọng kính, c̣n chúng tôi th́ bị khinh rẻ. Cho đến bây giờ chúng tôi đă đói khát, trần truồng, bị bạc đăi và không nơi trú ngụ vững chăi. Chúng tôi c̣n vất vả đôi tay làm việc để sinh sống. Họ nguyền rủa chúng tôi ư? Chúng tôi chúc phúc. Họ bắt bẻ chúng tôi ư? Chúng tôi vẫn vui chịu. Họ vu khống chúng tôi ư? Chúng tôi trả lời trong t́nh bằng hữu. Cho tới nay chúng tôi trở thành như rác rưởi của thế gian và cặn bă của nhân loại” (4,9-13). Qua vài câu trên đây thánh Phaolo không chỉ nói đến những khốn khó ngài và các cộng sự viên phải chịu trong cuộc đời thừa tác, mà c̣n muốn khẳng định vơi tín hữu rằng các ngài chỉ là những kẻ đáng thương, thật không có ǵ đáng để tôn thờ và thần thoại hóa. V́ thế thánh Phaolô xin Chúa Kitô giải thoát tín hữu và các cộng đoàn khỏi rơi vào ách thống trị của các vị lănh đạo nhân loại và các bậc thầy của trần gian này. V́ chỉ có Chúa Kitô mới là Đấng Cứu Tinh đích thực và duy nhất mà thôi.

 

Sự thật này quan trọng tới độ thánh Phaolô không ngần ngại khẳng định với tín hữu rằng: nếu các ngài hay cả các thiên thần mà có rao giảng một thứ Tin Mừng nào nữa, khác với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đanh, mà họ đă nhận lănh, th́ cũng đừng có tin. Trong cuộc sống ḷng tin, việc duy tŕ tinh tuyền giáo lư đă nhận lănh được từ các Tông Đồ bảo đảm cho tính chất trung thực của giáo huấn lịch sử, như được truyền tụng lại trong các cộng đoàn kitô thời khai sinh.

 LM Linh-Tiến-Khải

 

NĂM THÁNH THÁNH PHAOLÔ

29.06.2008 - 29.06.2009

NHẰM HỖ TRỢ CÔNG TÁC T̀M HIỂU THÁNH PHAOLÔ VÀ NỀN TẢNG THẦN HỌC KITÔ-GIÁO

QUA CÁC THƯ CỦA THÁNH NHÂN

BẢN TIN GIÁO HỘI SẼ CỐ GẮNG TẬP HỢP NHỮNG BÀI VIẾT CỦA LM. LINH-TIẾN-KHẢI

     GỒM : - 50 BÀI ĐĂ GỬI  &  NHỮNG BÀI SẼ GỬI

DƯỚI MỘT HOẶC CẢ HAI H̀NH THỨC: 1. TẬP TIN (File) GỬI QUA E-MAIL

                                                                            2. PHOTO THÀNH TẬP THEO CHỦ ĐỀ

QÚY CHA, QÚY TU SĨ, Q ÚY ANH EM MUỐN NHẬN MỘT TRONG HAI H̀NH THỨC

 - MIỄN PHÍ - KÍNH XIN VUI L̉NG CHO BIẾT DANH TÍNH

BTGH SẼ XIN KÍNH CHUYỂN QUA E-MAIL hoặc ĐỊA CHỈ TOÀ GIÁM MỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VẤN ĐỀ HÔM NAY

- MỘT –

 

Ư NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ.

 

Trong các môi trường Kitô-giáo, những học thuyết đẹp đẽ về “ư nghĩa” của đau khổ được đưa ra có

phần hơi dễ dăi. Những người đang chịu đau khổ không thể chấp nhận những bài diễn văn nầy. Nếu

muốn nói về đau khổ  - Maurice Bellet của báo Croire Aujourd’hui giải thích – th́ phải nói “với một

ḷng kính trọng vô cùng”.

 

  Có một hành vi trơ trẻn khi bàn luận về đau khổ không thể chấp nhận được. Sự trơ trẻn nầy, đáng buồn thay, người ta gặp thấy nơi cả những Kitô-hữu,khi họ cho rằng trong đức tin của ḿnh họ có những ǵ đủ để “trả lời” cho vấn nạn nầy. Nhưng đau khổ không phải là một vấn nạn. Sự đau khổ đang chịu đựng.Và những người trong cuộc, tôi tin rằng điều đầu tiên họ trông đợi là được người ta giúp làm nhẹ,chứ không phải là t́m giải thích cắt nghĩa. Chúa Giêsu,khi gặp các bệnh nhân,liền chữa lành họ; Người không thao thao bất tuyệt về ư nghĩa của bệnh tật với họ. Vậy nếu người ta dám nói về đau khổ,th́ phải nói với hết ḷng tôn kính. Người ta chỉ có thể được cảm thông, nếu trong những ǵ người ta nói,có thể giúp cho một ai đó thấy được nâng đỡ. Nhưng như vậy là quá kỳ vọng.

   Sự đau khổ là một khía cạnh của đời sống con người gắn bó với chính sự sống. Bệnh tật,chết chóc, đói khát, bất hoà, hấp hối…càng bị dấu diếm, th́ càng tàn nhẫn. Sự cô đơn. Thiếu t́nh yêu thương. Cảm tưởng bế tắc. Sự chán nản khủng khiếp. Những đau đớn liên miên đáng buồn. Và dù vậy., có thay đổi, ít là trong cách thế mà nó được nh́n nhận ngày nay. Tôi nh́n thấy hai điểm trong việc nầy.

   Trước hết sự đau khổ hết c̣n câm nín nữa. Điều tự nó đ̣i buộc và phổ biến ngày một hơn, đó là khả năng được trao cho người đang chịu đau khổ nói lên được đau khổ của họ,nghĩa là không bị nhốt kín như trong bốn bức tường trong nó. Vai tṛ chủ yếu của lắng nghe.

   Không c̣n nghi ngờ nữa,việc lắng nghe phải có được sự cảm thông, song không phải là thương hại: nó nh́n nhận tha nhân, dù đau đớn, qué quặt,bất lực, dị dạng đến đâu, như là chủ thể. Nó đem cho tha nhân cái phẩm giá đầu tiên nầy cho phép tha nhân đối diện với khổ đau của họ, thay v́ ch́m ngập bên trong.

 

PHẢI ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI ĐAU KHỔ

   Chúng ta nối kết với chủ đề thứ hai: đau khổ cần  phải bị đấu tranh chống lại, một cách tuyệt đối. Có một quyết tâm chăm sóc và quyết tâm chăm sóc để chữa trị, song cũng có một ư chí,ngày càng tỏ ra có hiệu quả, đó là loại bỏ đau khổ: bây giờ có những thầy thuốc chuyên chữa đau đớn và người ta biết rơ sự phát triển của các săn sóc chữa trị giảm đau.  Vấn đề đă vượt quá lĩnh vực y tế. Người ta muốn chấm dứt các đau khổ của chiến tranh, của sự làm nhục, và tất nhiên của nạn đói, của lao động quá nặng nề…hoặc của nạn thất nghiệp.  Chiến tranh chống lại đau khổ dưới tất cả mọi h́nh thức của nó.

    Nhưng điều cũng bị loại trừ, là mọi ngôn ngữ (hoặc thực hành) tỏ ra như là chấp nhận đau khổ. Đă hẳn, phải biết chấp nhận những ǵ người ta không cởi bỏ đi được; nhưng thái độ chấp nhận tức th́ tỏ ra đáng chê ghét và bất công. Ví dụ, nhất là nơi các Kitô-hữu, chủ đề sự đau khổ cứu chuộc, sự đồng hoá đau khổ với Đấng Cứu Thế, vác thập giá ḿnh,v…v... Ngôn ngữ ấy có thể đi đến chỗ lấy làm vui sướng về đau khổ, nh́n thấy ở đau khổ dấu hiệu của việc Chúa đặc biệt yêu thương  - bởi v́ Thiên Chúa đă dẫn Con Một Người đến thập giá.  “Và người ta tự nhủ:”Chúa phải yêu thương ta lắm th́ mới thử thách ta nhiều nhường ấy”.

    Đó là một ngôn ngữ “không thể thông qua được nữa’, hoặc là khó cảm thông, kể cả nơi các Kitô-hữu. Người ta muốn đau khổ phảI chấm dứt và nếu Thiên Chúa cho , như người ta vẫn nói, điều ấy không chấm dứt chút nào, th́ đó không c̣n phải là một lời an ủi hoặc chí ít một lư do để đầu hàng, mà đúng hơn đó là nguyên do của một sự khó khăn về tương quan với Thiên Chúa.

 

PHẦN TỐI CỦA NHỮNG G̀ ĐANG SỐNG .

Dù vậy, đau khổ vẫn làm một phần trong đời sống con người. Việc bàn luận về ư nghĩa của đau khổ càng nghi ngờ bao nhiêu, càng thấy là sự từ chối đau khổ đơn thuần và có hệ thống chắc chắn dẫn tới ngơ cụt bấy nhiêu. Không thể có hiện hữu con người mà không có sự hy sinh từ bỏ, kể cả sự “cắt xén” đau đớn, như lời của Francoise Dolto, khi gợi lên những đoạn nầy rằng cái nhỏ mọn của con người phải làm để đến được với chính nó.

   Và ai có thể không biết rằng không có công tŕnh, không có sáng tạo đích thực nào mà không có đau đớn kèm theo? Người phụ nữ có thể sinh con không đau. Nhưng người mẹ nào, phụ huynh nào đă có thể nuôi dạy những đứa con mà chẳng có những lúc những đứa con nầy nên đau khổ cho họ?  Không có tương quan con nguời, kể cả tương quan t́nh thương yêu, - nhất là t́nh yêu-  mà có thể tránh được những căng thẳng, những ngộ nhận và cả những tan nát tâm can.

   Trong xă hội chúng ta, quả là có một khuynh hướng loại bỏ chính điều đó. Nhưng, một cách nghịch lư, tất cả những ai cật lực chống lại đau khổ, - những người chăm sóc, những người điều trị, những người dấn thân trong cuộc chiến đấu chống lại bất công, chiến tranh,v..v.. đều biết sự hiện diện của những đau khổ nầy. Và trong chính cuộc đời của họ.  Khởi đầu là đau khổ v́ không thể làm ǵ hơn [ trong cuộc đấu tranh chống đau khổ]. Nhưng, nếu tôi có thể nói, th́ đó là những đau khổ ở ngay bên trong cuộc sống; chúng như một BÓNG TỐI không thể tránh thoát được của những ǵ có sự sống. Vậy mà có những đau khổ thuộc bản chất khác, chỉ nhằm hủy diệt, chỉ là những thất bại quy mô, chỉ tàn phá đời sống.  Tôi mô tả chúng là những thứ không thể giảI quyết được: bởi v́ không có lốI thoát, bởI v́ người ta bị lún sâu trong cái khôn thể đạt được, trong cái không thể tránh né được.

 

NHỮNG VÙNG MÀ LỜI NÓI ĐĂ CHẾT.

   Không phải chỉ có cái nầy hoặc cái nọ, v́ luôn trong tương quan với kẻ nhào nặn tính cách con người, lịch sử, sự tin chắc hoặc cảnh khốn cùng nội tâm của nó : cũng sự thất bại ấy đối với người nầy là một giai đoạn, c̣n có thể là một cái làm đà nhún, th́ đối với người khác lại là một sự lao xuống trong bóng tối không đáy.

  Kẻ nào có chút kinh nghiệm, sẽ biết “nhà trị liệu” có thể bất lực đến độ nào: việc của mỗi người là ra được khỏi vực sâu, nếu bị rơi vào đó và không ai có thể phán xét  hoặc  quyết định thay cho người khác ở đây. Hơn nữa, có những t́nh huống đầy tính bạo lực (giết chóc, những nỗi kinh hoàng nội chiến, tra tấn, nạm đói,…) đến nỗi người ta tự hỏi tại sao có những con người có thể “chịu đựng, cầm cự’” với những điều ấy. Họ đáng để chúng ta thán phục. Nhưng những người khác th́ sao? Tất cả nhữ ngườI, ngay cả khi được lôi ra khỏI đó, vẫn giữ măi một vết thương sâu thẳm đến mức cuối cùng bóng tối đă chiến thắng, như là ngườI tu sĩ Bra-xin nọ, bị tra tấn trong xứ sở ḿnh, tỵ nạn tại Pháp giữa các huynh đệ trong Ḍng  - và tự sát?  Ai dám nói một lời nào về ông ta? Ai có thể nói bất cứ điều ǵ về các trại hủy diệt?  Đó là vùng của sự im lặng, của sự im lặng bao la. Ở đây, lời nói đă chết.

   Chính v́ vậy việc cho rằng cái phần c̣n lại có sức kháng cự với đau khổ  - mà sự chăm lo và đấu tranh để có công bằng không với tớI được – có thể là chỗ mà cuối cùng ta nghe được một lời dám nói ra ư nghĩa của điều mà chúng ta chẳng có quyền lực trên nó. Ư tưởng ấy có nguy cơ tỏ ra đặc biệt không thể chịu đựng nỗi đối với những người đương thời với chúng ta.

 

ĐỨC TIN, NƠI BỊ THỬ THÁCH.

   Và nếu bây giờ với tư cách là Kitô-hữu, là ngườI có đức tin, tôi tự đặt ḿnh vào trong đó, th́ tôi sẽ nói ǵ? Tôi sẽ làm ǵ? Bất luận thế nào cũng có một điều ǵ đó tôi không nên làm: đó là nói và hành động như thể chúng ta không hề ở đó, như thể việc lập lại ngôn ngữ Kitô-giáo đă được coi là kinh điển (có thật vậy không?) sẽ miễn cho chúng ta khỏi phải cảm nhận những ǵ mà người thời nay cảm nhận. Người ta sẽ nói đó là mở ra một viễn cảnh cam go, v́ đức tin, thay v́ ngay tức khắc là niềm an ủi, th́ lạI trở thành chỗ bị thử thách. Nhưng có ai đă nói đức tin không chịu khổ đau chứ?

(BTGH chuyển ngữ)

 

 

-          HAI –

 

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN- ĐỨC XVI  NÓI VÈ HOẢ NGỤC

 

Tại buổi đặt câu hỏi và trả lời cho các linh mục thuộc giáo phận (Roma )của Người, một giáo sĩ nói với Đức giáo hoàng rằng Ngài quan ngại khi thấy giáo lư của HĐGM Ư không hề nhắc đến hoà ngục hoặc luyện ngục và chỉ nói về thiên đang một lần duy nhất. Vị linh mục hỏi “ Với những phần chính yếu của kinh Tin Kính bị bỏ sót như thế, theo Đức Thánh Cha khác nào ơn cứu chuộc của Chúa Kitô rơi xuống từng mănh?”. Đáp lại, Đức giáo hoàng gọi thiên đàng,hoả ngục và luyện ngục là “những chủ đề căn bản mà bất hạnh thay lại xuất hiện một cách hiếm hoi trong lời giảng dạy của chúng ta”. Đức Thánh Cha Biển-Đứ XVI gợi ư rằng tín hữu Công giáo đă bị ảnh hưởng một cách quá mức bởi những lời phản đối của chủ nghĩa Mác, rằng Các Kitô-hữu tập trung vào thiên đàng nhiều đến mức không nh́n thấy sự quan trọng của thế giới. Việc lơ là bỏ qua không nói về thiên đàng,luyện ngục và hoả ngục, - theo Người – có thể là do một mong ước cho thấy Kitô-hữu lo lắng về những sự vật trần thế.

 

Sự quan trọng của sự sống đời sau, tuy thế, không được xao nhăng.

Đức Thánh Cha nói: “ Giờ đây, mặc dù việc chứng minh rằng Kitô-hữu hoạt động nhân danh thế giới là đúng đắn – và tất cả chúng ta được mời gọi một cách rơ ràng làm việc sao cho thế giới nầy thật sự nên môt thành của Chúa và cho Chúa – chúng ta cũng không được quên chiều kích thứ hai nầy. Không tâm niệm trong ḷng điều nầy, chúng ta sẽ không làm việc tốt nhân danh thế giới”. Người cho biết Tông thư vừa công bố Spe Salvi một phần nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cứu rỗi: “Khi một người không biết đến sự phán xét của Thiên Chúa, khi một người không công nhận có hoả ngục, sự thất bại căn cơ và dứt khoát của sự sống, th́ người ấy cũng chẳng thừa nhận khả năng và sự cần thiết của thanh luyện”. Đức Thánh Cha lưu ư rằng các ư thức hệ,như là chủ nghĩa cộng-sản, vốn tự phụ về những hoạt động trần thế có thể sửa chữa mọi bất công, với việc hứa hẹn “xây dựng thế giới theo cách giả định nó đáng được”, th́ lại phá hủy thế giới. Trách nhiệm đối với trái đất và đối với những con người sống hôm nay trên thực tế dựa vào sự hiểu biết Thiên Chúa và khả năng phạm tội của con người. Đức Thánh Cha nói :”chúng ta phải nói cụ thể và rành mạch về tội lỗi như là khả năng tự hủy diệt va v́ thế cũng hủy diệt những phần khác của trái đất”.Người cho biết Tong Thư của ngươi cố gắng chứng minh cho thấy rằng”chính phán xét cuối cùng của thiên Chúa mới bảo đảm sự công bằng”. Thiên Chúa công bằng đối với hết thảy chúng ta, kể cả người đă chết, và chỉ có sự sống lại thân xác mới có thể tạo nên sự công bằng ấy. Đức giáo tông đúc kết một cách tiếp cận hiện đại với tội lỗi vốn chối bỏ tầm quan trọng của tội: “Ngày nay chung ta thường suy nghĩ: Tội lỗi là ǵ? Thiên Chúa là Dấng quyền uy. Thiên Chúa hiểu biết chúng ta, v́ thế tội lỗi chẳng đáng quan tâm, v́ cuối cùng Thiên Chúa cũng sẽ nhân từ đối với mọi người”.

   Đáp lại lối suy nghĩ nầy, Đức Thánh Cha trả lời: “Đây là một hy vọng dễ thương. Song có công bằng và có trách nhiệm đích thực về những sai sót.Những ai đă phá hủy con người và trái đất, th́ không thể nào ngồi ngay vào bàn ăn của Thiên Chúa, cùng với các nạn nhân của họ”.

  Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI suy đoán rằng những kẻ bị kết án có lẽ sẽ không đông đảo, với việc mô tả chúng hoàn toàn sẽ phải tiêu diệt nhau ra sao : “Có lẽ không có nhiều người tiêu diệt nhau một cách hoàn toàn như thế, những kẻ không bao giờ có thể sửa chữa lại được, những kẻ không c̣n nhân tố nào để t́nh yêu Chúa có thể ở lại, nhữnh kẻ không c̣n khả năng mong manh nhất để yêu thương chính ḿnh. Đó sẽ là hoả ngục”.

  Đức Thánh Cha nói : Luyện ngục đưa cho con người hy vọng “một ước muốn cuối cùng” được sống theo Thiên Chúa “Chúng ta cần được chuẩn bị, cần được thanh luyện. Đó là hy vọng của chúng ta : cho dù với rác rưỡi trong tâm hồn đầy dẫy như thế, cuối cùng Đức Chúa sẽ ban cho chúng ta khả năng. Người sẽ rửa sạch ta với ḷng nhân hậu của Người đến từ thập tự gía. Người sẽ làm cho chúng ta có thể sống v́ Ngươi măi măi”.

  Cuộc sống được chúc phúc trên thiên đàng, mà Đức Thánh Cha gọi là “ công bằng rốt cuộc được thể hiện”, không phải là một sự sao nhăng các hoạt động trần thế, nhưng là biện pháp giúp nó thành công. “Khi con người sống theo những tiêu chuẩn nầy, một chút thiên đàng xuất hiện trên thế giới nầy”.

   Hy vọng Thiên Đàng - Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói – chính là hy vọng vào sự phục hồi của chúng ta trong Chúa Kitô.

“Khía cạnh đổi mới, phục hồi hữu thể của chúng ta sau bao lỗi lầm, sau bao tội lỗi như thế, là một lời hứa vĩ đại, một quà tặng lớn lao mà Giáo Hội đưa ra… Những linh hồn bị thương tích và bệnh tật, mà ai ai cũng đều trải qua, không những cần lời chỉ bảo, mà c̣n cần đến một sự đổi mới thật sự; sự đổi mới nầy chỉ có thể đến từ quyền năng Thiên Chúa, từ quyền năng của T́nh Yêu Bị đóng dinh trên thập giá”.

 

 

 

PHỤ LỤC :

   GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY (Năm A)

   Ga 9, 1 – 41

 

HĂY ĐI TẮM Ở HỒ TẮM SILOÉ


Cứ mỗi bận hành xử quyền năng chữa bệnh, Đấng Thiên Sai thực hiện và tỏ lộ sứ mệnh của Ngài là thiết lập lại nhân loại trong phẩm giá ban đầu của nó. Hôm nay Người cúi xuống trên nắm đất mà chúng ta đă được rút ra từ đó (St 2,7). Người làm lại cử chỉ ban đầu của Đấng Tạo Hoá và thêm vào đó một vị thuốc của thời đại nầy : những thương tích sẽ mau lành hơn, theo tục lệ b́nh dân, nếu người ta bôi vào đó nước bọt.

  Người nhào bùn với nước bọt của Người, đem bôi lên mắt cho người mù và gửi anh ta đến một nguồn nước sự sống : « Hăy đi rửa ở hồ Siloê ». Người mù thừa nhận anh ta cần đuợc chữa lành bệnh, đi rưả mặt nơi nguồn nước theo chỉ dẫn, t́m lại được thị giác như ở những ngày đầu cuôc tạo dựng.

   Câu chuyện tiếp theo đó giống như một vở  mỉa mai châm biếm về sự phi lư của những kẻ chống lại lương tri và ḷng tin nới Đức Kitô. Dù vậy người mù đă t́m thấy nơi Chúa Giêsu nguồn ánh sáng độc nhất.

   Những lời nói của những kẻ tự cho ḿnh là khôn ngoan rời rạc đến nỗi nhiều lần con người bực ḿnh muốn nói với mọi người : «  Cút xéo đi và để tôi yên ». Nhưng Thánh Gioan nhất quyết giữ nhân vật của Ngài trên sàn diễn : diễn tiến sự việc cho thấy rơ ràng việc chối bỏ Chúa Giêsu vá các môn để của Người. Hành động phản ảnh cách đặc biệt những khó khăn của các Kitô-hữu tiên khởi, vốn thự sự bị đuổi khỏi hội đường v́ đức tin của họ, vào những năm 80, sau cuộc họp nỗi danh của các biệt phái diễn ra ở Jamnia.

Như rất nhiều Kitô-hữu thời bấy giờ, cha mẹ của anh mù từ thuở mới sinh lẫn tránh : họ liên kêt với những người mù tự nguyện do sợ bị loại ra như những kẻ liên kết với Đức Kitô. Về phần ḿnh, các nhà cầm quyền vốn tự cho là đă biết hết về Lời Thiên Chúa và tự cho là ḿnh đă vững vàng trong chân lư, đă tự nhắm mắt bịt tai lại. Họ vứt bỏ sự thật hiển nhiên trong khi người mù được chữa lành một ḿnh tiếp tục con đường để cuối cùng nhận ra được Chúa Giêsu. Anh ta có thể luôn tự hỏi đâu là vấn đề, nếu không phải là ở trong đầu óc của những kẻ chống đối anh ta.

   Chúng ta  tiếp tục con đường đi lên về Lễ Vượt Qua. Người mù gi nhập vào nhóm môn đệ,nhấn mạnh các nhu cầu được chữa lành của chúng ta. Chúng ta có nhận ra những nhu cầu ấy chăng ? Chúng ta sẽ đặt những cử chỉ mà Đấng Thiên Sai mong muốn như anh ta chăng ? Và nhất là chúng ta sẽ phơi bày phần nào trong chúng ta cho quyền năng chữa lành của Người ?

          Bernard Lafrenière, C.S.C


 
 
╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦╩╦

 

  PHỤ TRANG:         

    VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

+ (VietNamNet 18.02) Lùi thời gian phóng vệ tinh Vinasat - 1 vào ngày 10-4. Theo dự định ban đầu, Vinasat - 1 sẽ được phóng vào quỹ đạo ngày 29/3 và sau đó lùi lại vào ngày 2/4. Việc lùi thời gian phóng vệ tinh Vinasat - 1 là cần thiết nhằm đảm bảo cho việc phóng vệ tinh được thành công hoàn toàn. Vinasat -1 là vệ tinh địa tĩnh phục vụ viễn thông, với hệ thống truyền dẫn đường trục cung cấp hai loại dịch vụ chính là dịch vụ thông tin cố định và phát thanh quảng bá. Vệ tinh thuộc cỡ trung b́nh, có khả năng cung cấp hơn 200 kênh truyền h́nh số (quy đổi) hoặc hàng chục ngh́n kênh điện thoại, truyền dữ liệu internet.Vệ tinh Vinasat, có giá trị 180 triệu USD (gồm cả chi phí phóng lên quỹ đạo), dự kiến sẽ có vùng phủ sóng khá rộng, tại Việt Nam, Lào, một số nước Đông Á, Ấn Độ và Ôxtrâylia. Vệ tinh này có tuổi thọ 15 năm

+ (TTXVN 18.02) Lào Cai: 90 trẻ được phẫu thuật dị tật miễn phí. Từ ngày 17/2 đến ngày 24/2, Bệnh viện Đa khoa số 1 tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức đợt phẫu thuật nụ cười cho gần 90 trẻ em bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt của 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.Nguồn kinh phí phục vụ đợt phẫu thuật này do tổ chức Operation Smile kêu gọi từ gần 100 vận động viên của Giải việt dă Quốc tế Racing The Planet tài trợ (khoảng 45.000 USD). Gần 100 vận động viên này sẽ đi bộ hành tŕnh gần 250 km tại Sa Pa trong 6 ngày, bắt đầu từ ngày 18/2 và quyên góp tiền cho đợt phẫu thuật.Từ nguồn tài trợ này, các bệnh nhân của 3 tỉnh sẽ được khám, sàng lọc, phẫu thuật tạo h́nh miễn phí. Các bệnh nhân c̣n nhận được tài trợ từ 250 – 300 ngàn đồng tiền sinh hoạt và ăn uống cùng các vật dụng sinh hoạt như chăn bông, đồ chơi

+ (TTXVN 19.02) Công ty Mỹ muốn đầu tư vào dự án du lịch 10 tỷ USD. UBND tỉnh Quảng Nam vừa chính thức có văn bản đệ tŕnh Thủ tướng Chính phủ cho phép tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ đầu tư vào dự án du lịch tại Quảng Nam với tổng số vốn kỷ lục hơn 10 tỷ USD. Đây là dự án du lịch lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên, có tên gọi Khu du lịch Băi biển Rồng gọi tắt là Dự án DBCR.Khu liên hợp du lịch biển cao cấp gồm các khách sạn, ṣng bài, trung tâm thương mại-hội nghị quốc tế, các khu vui chơi giải trí... sẽ được xây dựng trên diện tích 460 ha

+ (Thanh Niên 19.02) Nhập siêu 2008 có thể đạt kỷ lục mới. Nhập siêu năm 2007 đă lên đến 12,443 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay; tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu lên đến 25,7%, cao nhất trong 10 năm qua. Năm nay, nhập siêu có thể xác lập kỷ lục mới.Theo tính toán và dự báo của Bộ Công thương th́ nhập siêu năm 2008 có thể lên đến trên 17 tỉ USD; c̣n theo các chuyên gia kinh tế th́ mức nhập siêu không những đạt kỷ lục mới mà c̣n có thể cao gấp rưỡi năm trước, tức là lên tới 18-19 tỉ USD! Trên thực tế, mới tháng 1 năm 2008 đă nhập siêu 1 tỉ USD, cao gấp đôi cùng kỳ năm trước.Nguyên nhân là do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước c̣n thấp, hoặc là hậu quả của việc bảo hộ cao trong nhiều năm qua.

+ (Dân Trí 20.02) Một thanh niên Kon Tum bảo vệ luận án tiến sĩ xuất sắc tại Pháp. Ngày 24/1 vừa qua, Trần Hùng Lâm đă bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành nha khoa, xếp loại xuất sắc tại khoa nha Marseille, Trường Đại học Méditerranée, Cộng ḥa Pháp. Đây là tiến sĩ trẻ nhất và là tiến sĩ thứ hai của tỉnh Kon Tum, sau tiến sĩ Nguyễn Sĩ Thư - hiện Giám đốc Sở GD-ĐT của tỉnh.Trần Hùng Lâm năm nay 30 tuổi, trú tại số nhà 101A đường Hùng Vương, phường Quang Trung, TX Kon Tum. Năm 2002, Lâm tốt nghiệp ngành bác sĩ răng - hàm - mặt tại trường Đại học Y Dược TPHCM đạt loại giỏi. Năm 2004 anh hoàn thành học vị thạc sĩ. Và ngày 24/1/2008 vừa qua Lâm đă bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành nha khoa tại Pháp.

+ (TTXVN 19.02) Sự trùng hợp lạ.Tại Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào Cai, hai chị em ruột là Vũ Thị Thu Giang và Vũ Thị Hương Lan (phường Duyên Hải, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) sinh hai bé trai cùng giờ, cùng ngày (17-2), cùng có số cân nặng (3,7kg). Hai bé đều bụ bẫm và khỏe mạnh.

+ (VOV 20.02) Việt Nam trong nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ. Hăng tin tài chính Bloomberg của Mỹ cho biết, trong năm 2007, với việc vượt Chile, Colombia, Philippines và Tây Ban Nha, Việt Nam đă lọt vào tốp 30 nước xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Mỹ. Theo Giám đốc điều hành Pḥng Thương mại Mỹ tại Hà Nội vị trí nói trên của Việt Nam có khả năng tiếp tục tăng, do việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đă thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2007, chủ yếu là quần áo, đồ gia dụng, thiết bị điện và cà-phê, tăng 25%, lên 10,54 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc tăng 36%, đạt tổng giá trị 4,29 tỷ USD. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ nhiều gấp 10 lần năm 2001. Xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam tăng 84%, với tổng giá trị 1,82 tỷ USD

+ (VietnamNet 20.02) 2.100 tỉ đồng và khoảng 900 ngày xây Bảo tàng Hà Nội. Theo UBND TP, đến nay dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội - công tŕnh trọng điểm dịp Đại lễ ngh́n năm; nơi sẽ lưu giữ, trưng bày các di sản văn hóa phản ánh quá tŕnh tồn tại và phát triển của Thủ đô, địa chỉ văn hóa trong tương lai của dân Thủ đô, cả nước và cả du khách quốc tế - đă cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư. Với tổng diện tích 5,4ha (gồm 4,8ha khu bảo tàng và 0,53 ha mặt nước), Bảo tàng Hà Nội theo phương án đă được lựa chọn của liên danh GMP - International GmbH-Inrosslackner AG (Đức) sẽ cao 4 tầng và có 2 tầng hầm, diện tích xây dựng 7.000m2, diện tích sàn 30.208m2. Là công tŕnh có yêu cầu cao về kiến trúc, thẩm mỹ; có kết cấu, hệ thống kỹ thuật công nghệ cao, phức tạp, nhiều chi tiết kết cấu thép có thể phải nhập khẩu từ nước ngoài; áp dụng tiêu chuẩn thiết kế của CHLB Đức - dự án này dự kiến "ngốn" khoảng 2.100 tỉ đồng tổng vốn đầu tư.

+ (Người Lao Động 20.02) Chính phủ đồng ư hỗ trợ 1 triệu đồng/con trâu, ḅ chết. Chính phủ vừa kư quyết định hỗ trợ nông dân giảm thiểu thiệt hại và phục hồi sản xuất do đợt rét đậm, rét hại đang diễn ra ở miền Bắc. Theo đó, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 50% giá giống lúa theo cơ cấu giống và thời vụ sản xuất vụ đông xuân ở từng địa phương để khôi phục sản xuất. Hỗ trợ b́nh quân 1 triệu đồng/con trâu, ḅ, bê, nghé chết do rét. Nguồn dự pḥng Trung ương hỗ trợ 30%, nguồn dự pḥng địa phương hỗ trợ 70%. Hộ nông dân được khoanh nợ vay trong thời gian 12 tháng đối với số dư nợ đến ngày 29-2 của các khoản vay mà các hộ nông dân vùng bị thiệt hại do rét đậm, rét hại đă vay vốn các ngân hàng thương mại Nhà nước để chăn nuôi trâu, ḅ. Đến ngày 19-2, ước tính đă có 55.000 con trâu, ḅ chết do rét, tăng 2.000 con so với ngày hôm trước. Lượng lúa giống cần bổ sung để các địa phương gieo cấy lại lên tới 21.000 tấn.

+ (NLĐ 20.02) TPHCM thiếu khoảng 4.000 bác sĩ. Ngày 18-2, Sở Y tế TP, cho biết hằng năm dân số đều tăng trong khi số lượng đào tạo bác sĩ lại không tăng làm TP luôn thiếu bác sĩ. Hiện TP chỉ có tỉ lệ 6 bác sĩ/10.000 người dân, trong khi mức chuẩn cần phải có 9-10 bác sĩ/10.000 người dân. Như vậy, hiện TP đang thiếu khoảng 4.000 bác sĩ. Để bù đắp sự thiếu hụt này, bác sĩ Châu cho biết, trong năm 2008, ngành y tế TP sẽ xây dựng mô h́nh viện trường giữa Trường Đại học Phạm Ngọc Thạch (trước đây là Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế) và Bệnh viện 115, xây dựng thêm một viện trường y khoa ở Củ Chi để đào tạo bác sĩ. Ngoài ra, ngành y tế cũng sẽ kêu gọi sự liên kết, đầu tư để xây dựng một trường đại học y khoa quốc tế đào tạo những bác sĩ đạt chuẩn quốc tế.

+ (Website Chính phủ 21.02) 78 tỷ đồng hoàn thiện mạng lưới dự báo động đất. Viện Vật lư Địa cầu đă tŕnh Chính phủ dự án nâng cấp và trang bị lại các trạm địa chấn, có tổng kinh phí 78 tỷ đồng, nhằm phủ kín hệ thống báo tin động đất trong cả nước. Theo dự án, sẽ có 29 trạm đo xa được lắp đặt mới tại các địa phương, trong đó riêng TP. Hồ Chí Minh có 5 trạm. Hệ thống báo tin động đất của Việt Nam hiện nay có 9 trạm đo xa và 9 trạm độc lập, chủ yếu tập trung tại khu vực Tây Bắc. Tại khu vực phía Nam mới chỉ có 2 trạm. Các chuyên gia thuộc Trung tâm cũng cho biết, khu vực Tây Bắc chính là vùng trọng điểm xảy ra động đất ở Việt Nam, với gần 10 trận động đất lớn, nhỏ kể từ năm 2001 đến nay. Nguyên nhân chính là do đới đứt găy địa chất Điện Biên - Lai Châu và Sông Mă - Sơn La.Trận động đất mạnh nhất được ghi nhận từ năm 2001 đến nay là vào đêm 19-2-2001 tại vùng ḷng chảo Điện Biên Phủ với cường độ mạnh tới 5,3 độ Richte, làm 80% nhà cửa và các công tŕnh xây dựng tại đây bị rạn nứt, gây thiệt hại 30 tỷ đồng. Mới đây nhất, vào ngày 17-2, một trận động đất mạnh khoảng 2,5 độ Richte đă xảy ra tại vùng ḷng chảo Mường Thanh của Điện Biên.

+ (Nhân Dân 21.02) Vịnh Hạ Long đứng thứ nhất trong b́nh chọn bảy kỳ quan thế giới. Thông tin từ trang web new7wonders.com cho biết, tính đến 12 giờ trưa nay (tức 5 giờ GMT), kỳ quan vịnh Hạ Long của Việt Nam đă vươn lên vị trí số 1 trong danh sách b́nh chọn bảy kỳ quan tự nhiên thế giới của tổ chức NewOpenWorld. Cũng trong danh sách này, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giành vị trí thứ 4. Núi Phan Xi Păng đă có sự bứt phá từ vị trí thứ bảy của ngày hôm qua để lọt vào top 5 của ngày hôm nay. Top 10 kỳ quan thiên nhiên của thế giới được lựa chọn nhiều nhất gồm: 1.Vịnh Hạ Long (VN); 2. Băi biển Cox's Bazar (Bangladesh); 3. Rừng Sundarbans, (Bangladesh - Ấn Độ)  4. Vườn quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng (VN); 5. Núi Phan Xi Păng (VN);  6. Quần đảo Cocos (Costa Rica)  7. Sông Hằng (Bangladesh/ Ấn Độ);  8. Núi Everest (Nepal)  9.  Sông Amazon (Nam Mỹ)  10. Hồ Atitlan (Guatemala - Bắc Mỹ)

+  (VietBao 22.02) Nhà xây không hợp pháp nhưng phù hợp quy hoạch vẫn được cấp sổ đỏ. Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp xét cấp chứng nhận quyền sở hữu cho công tŕnh xây dựng trên đất trong khuôn viên khu nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (mà chủ công tŕnh không phải là người đang có hợp đồng thuê nhà hợp pháp tại khuôn viên nhà ở này).Theo đó, đối với trường hợp này, nếu việc tự xây dựng trên đất trong khuôn viên khu nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng và không có tranh chấp th́ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho chủ công tŕnh. Tuy nhiên, người được cấp giấy chứng nhận phải nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất gắn liền với nhà ở đó theo quy định.

+ (Nhân Dân 22.02) Lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt 5,5 tỷ USD. Năm 2007, lượng kiều hối của bà con Việt  kiều gửi về Việt Nam qua các kênh chính thức đạt 5,5 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm 2006, chiếm 25% tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam.Trong năm 2007 có 29 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn là 89 triệu USD.Các dự án tập trung vào các lĩnh vực sản xuất phần mềm, bất động sản, may mặc và tư vấn. Trong đó, kiều bào tại Hoa Kỳ dẫn đầu về số dự án đầu tư vào Việt Nam với 11 dự án, trị giá 55 triệu USD, tiếp đó là các dự án của kiều bào ở Nhật Bản và Thụy Sĩ.

+ (TTXVN 22.02) Năm 2008, xuất khẩu gạo dự kiến ở mức từ 4 đến 4,5 triệu tấn. Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006 của Chính phủ. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ư tiến độ giao hàng phải được điều hành phù hợp với nguồn hàng, bảo đảm ổn định giá lương thực trong nước và an ninh lương thực quốc gia; tập trung giao dịch, kư hợp đồng hoặc đấu thầu bán gạo có hiệu quả đối với các thị trường truyền thống có khối lượng giao dịch lớn mà Thủ tướng Chính phủ đă có ư kiến chỉ đạo tại Công văn số 858/VPCP-QHQT ngày 7-9-2007 của Văn pḥng Chính phủ; phát triển thị trường mới trên cơ sở các hợp đồng thương mại có hiệu quả.

+ (TTXVN 22.02) VN tạo thuận lợi cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ngoài 6 tôn giáo với 16 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân trước đây, Ban Tôn giáo Chính phủ đă cấp giấy chứng nhận đăng kư hoạt động tôn giáo cho 13 tổ chức tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo mới. Về việc đào tạo chức sắc các tôn giáo, ngoài nhiều trường cơ bản Phật học, Trung cấp Phật học tại các địa phương, 4 học viện Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng hoạt động có hiệu quả. Trong năm 2007, theo thống kê của 40/64 tỉnh, thành phố, có hơn 4.300 người đă tốt nghiệp và hơn 9.000 người đang tiếp tục theo học các khóa đào tạo về tôn giáo. Năm 2007, Nhà xuất bản Tôn giáo đă xuất bản 620 đầu sách của các tổ chức tôn giáo với 1,2 triệu bản in và 180 xuất bản phẩm tôn giáo với 97.500 bản; hoàn thành in 30.000 cuốn kinh thánh bằng các tiếng Bana, Êđê, Giarai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của tín đồ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Việc in Kinh thánh bằng tiếng H'Mông cũng đang được nghiên cứu.

+ (TTXVN 22.02) Khởi công dự án tuyến metro đầu tiên tại TPHCM. Nhà ga tuyến đường sắt đô thị (metro) Bến Thành - Suối Tiên (Thành phố Hồ Chí Minh) đă được khởi công ngày 21/2, chính thức khởi động dự án metro đầu tiên của Việt Nam. Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (tuyến số 1) có tổng chiều dài 19,7 km, chạy qua địa bàn các quận 1, B́nh Thạnh, quận 2, Thủ Đức, quận 9 và huyện Dĩ An (tỉnh B́nh Dương). Toàn tuyến có 14 ga, trong đó 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 1,1 tỷ USD, trong đó 83% là vốn vay ODA của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, phần c̣n lại là vốn đối ứng của Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến đầu năm 2009, các bên sẽ thực hiện xong công tác đấu thầu, kư kết hợp đồng và tổ chức thi công 4 gói thầu này; đến giữa năm 2013 hoàn thành thi công toàn bộ tuyến metro, sau đó khai thác thử nghiệm trong ṿng 6 tháng và đến đầu năm 2014 đưa vào khai thác chính thức

+ (Thanh Nien 22.02) 80 - 85% số người đă cai nghiện ma túy tái nghiện. Sáng 21.02,  Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành luật pḥng, chống ma túy do Bộ Công an tổ chức. Báo cáo tại hội nghị nêu rơ phong trào phát hiện, tố giác các hành vi phạm tội nhất là việc trồng cây có chứa chất ma túy và tham gia triệt phá các loại cây này đă được triển khai mạnh mẽ ở các địa phương. Hiện nay, cả nước có 87 cơ sở cai nghiện của Nhà nước ở 59 tỉnh, thành phố và trong giai đoạn 2001-2006 đă tổ chức cai nghiện được 175.206 người . Nhưng sau 3 năm số người tái nghiện lại chiếm tới 80 - 85%. Trong 6 năm qua, lực lượng chức năng đă bắt giữ 76.443 vụ phạm tội về ma túy, triệt xóa 4.270 tụ điểm, xử lư 119.286 đối tượng, thu 1.281 kg heroin, 1.768 kg thuốc phiện, 7.056 kg cần sa, 800.000 viên ma túy tổng hợp, 257,9 kg và 1,19 triệu viên, ống tân dược gây nghiện

+ (ThanhNien 22.02) Ra mắt Cổng thông tin thủ tục hành chính. Với cước phí 500 đồng/phút, thông qua số điện thoại 19001715, người dân trên toàn quốc có thể nghe hướng dẫn và phản ánh những vướng mắc trong khi thực hiện các thủ tục hành chính 24/24 giờ. Đây là một trong những hoạt động của Cổng thông tin thủ tục hành chính Việt Nam do Tổ chức ActionAid Việt Nam, Bộ Nội vụ và Tập đoàn Markcom khai trương ngày hôm qua 20.2 tại Hà Nội. Ông Phan Văn Ngọc, Giám đốc Action Aid Việt Nam cho biết:  80 loại thủ tục hành chính cấp xă, phường bao gồm: các thủ tục liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu; chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản; thủ tục, quy định về đất đai, xây dựng nhà ở... được đăng tải trên Cổng thông tin do Bộ Nội vụ cập nhật và cung cấp bằng các ngôn ngữ: Kinh, Thái, Mông và sẽ tiếp tục mở rộng ra các ngôn ngữ khác như Tày, Nùng, Ê-đê, Khmer... trong thời gian tới.

+ (Tuoi Tre 23.02) Ṭa phúc thẩm New York bác đơn của các nạn nhân da cam VN. Ngày 22-2, Ṭa án tối cao New York đă quyết định duy tŕ phán quyết của Ṭa án quận Brooklyn bác đơn của các nạn nhân chất độc da cam kiện các công ty hóa chất Mỹ về việc sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh VN.Reuters trích phán quyết của các thẩm phán phiên ṭa cho biết "chúng tôi đồng ư với phán quyết mà ṭa án quận đă đưa ra về vụ này". Trong ṿng mười năm từ 1960-1970, không quân Mỹ đă trút 72 triệu lít chất diệt cỏ lên một diện tích gần 2 triệu ha rừng và ruộng lúa trong chiến tranh VN. Theo ước tính của Hội Nạn nhân chất độc da cam (VAVA), hiện VN có khoảng 3,5 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam với nhiều trường hợp bị các chứng bệnh như ung thư, sinh quái thai và nhiều bệnh khác.

+ (TTXVN 23.02) Xây dựng lại Nhà thờ Phủ Lư ở Hà Nam. Sáng 22/2, tại thị xă Phủ Lư, tỉnh Hà Nam, Nhà thờ Phủ Lư đă được khởi công xây dựng lại, trước sự chứng kiến của hơn 3.000 giáo dân trong tỉnh và khu vực.Khuôn viên nhà thờ rộng 3.725 m2, trong đó diện tích xây dựng là 1.050 m2 trên nền của nhà thờ cũ đă bị bom Mỹ phá huỷ năm 1967. Kinh phí xây dựng nhà thờ do giáo dân địa phương và giáo dân đang định cư ở nước ngoài đóng góp.Nhà thờ Phủ Lư được hoàn thành từ năm 1913 và đă bị hư hỏng gần như hoàn toàn, chỉ c̣n lại phần khung và tháp chuông do chiến tranh

+ (TTXVN 23.02) Khai mạc năm Du lịch Quốc gia Mê Công-Cần Thơ 2008. Năm Du lịch quốc gia Mekong-Cần Thơ 2008 với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long” đă khai mạc tối 21/2 tại thành phố Cần Thơ.6.000 quan khách và đại diện 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long, đại diện của 5 quốc gia có cùng chung ḍng Mê Công là Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào và Campuchia, cùng nhiều vị khách quốc tế đă đến tham dự buổi lễ. Năm Du lịch 2008 là dịp để thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu phát triển của vùng

+ (VnExpress 24.02) Khởi động chiến dịch giải tỏa đường bộ lớn nhất. Chiến dịch giải toả các công tŕnh chiếm dụng hành lang an toàn giao thông trên 4 cung đường dài gần 1.000km của quốc lộ 1A sẽ được tiến hành từ tháng 3 trong thời gian 6 tháng với kinh phí trên 3.000 tỷ đồng. Đây được coi là chiến dịch giải tỏa lớn nhất của ngành Đường bộ. 4 đoạn tuyến đă được lựa chọn là Hà Nội - Ninh B́nh, Vinh - Thanh Hóa, Đà Nẵng - Nha Trang, Ninh Thuận - TP. Hồ Chí Minh. Các công tŕnh nằm trong phạm vi 7m tính từ mép đường trên quốc lộ sẽ bị giải tỏa. Tại các đô thị, theo từng cấp đô thị mà vỉa hè được tính bao nhiêu mét sẽ là hành lang đường bộ và cũng được tiến hành phá dỡ phần vi phạm.Chiến dịch giải toả các công tŕnh chiếm dụng hành lang an toàn giao thông trên 4 cung đường dài gần 1.000km của quốc lộ 1A sẽ được tiến hành từ tháng 3 trong thời gian 6 tháng với kinh phí trên 3.000 tỷ đồng. Đây được coi là chiến dịch giải tỏa lớn nhất của ngành Đường bộ. Theo quy định, những công tŕnh vi phạm hành lang an toàn giao thông từ năm 1999 (khi Nghị định 172 ban hành) đến nay th́ không được đền bù, người vi phạm phải tự tháo dỡ. Với những nhà cửa thuộc đất thổ canh, thổ cư được cấp từ trước năm 1999 đang sử dụng th́ sẽ được thống kê, lập kế hoạch áp giá đền bù, di dời. Theo Nghị quyết 32, các tỉnh, thành phố giải tỏa dứt điểm trước 30-3-2009

+ (Pháp Luật TPPP.HCM 23.02) Tiếp tục thi công cầu Cần Thơ. Văn pḥng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ư kiến của Thủ tướng cho phép các đơn vị tiếp tục thi công gói thầu số một và số ba của cầu Cần Thơ (đường dẫn vào cầu chính phía Vĩnh Long và Cần Thơ). Riêng gói thầu số hai (thi công cầu chính đă bị sập nhịp dẫn), Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Nhà nước sớm có kết luận điều tra về nguyên nhân để Thủ tướng chỉ đạo cụ thể. Một số hạng mục của gói thầu này (phần không liên quan đến sự cố) vẫn được tiếp tục thi công. Tháng 9/2007, cầu Cần Thơ đang được xây dựng th́ bị sập nhịp dẫn cầu chính và toàn bộ công tŕnh đă bị đ́nh chỉ thi công từ đó đến nay.

+ (HaNoi Moi 23.04) Từ 1-3: Vietnam Airlines tăng giá cước nội địa. TCty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết từ 1-3 sẽ bổ sung giá cước mới trên các đường bay nội địa. Theo đó, bên cạnh những mức giá hiện đang áp dụng, Vietnam Airlines sẽ áp dụng thêm mức giá mới, sau khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định về khung giá cước vận chuyển hành khách nội địa ngày 31-1. Cụ thể, mức giá vé mới bổ sung trên đường bay Hà Nội - TP HCM và TP HCM - Hải Pḥng là 1.700.000 đồng; Hà Nội đi Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Nha Trang là 1.650.000 đồng; TP HCM - Vinh là 1.500.000 đồng; Hà Nội đi Đà Nẵng, Huế và TP HCM đi Đà Nẵng, Huế, Chu Lai là 1.100.000 đồng; TP HCM đi Rạch Giá, Ban Mê Thuột và Phú Quốc đi  Rạch Giá là 600.000 đồng. Các đường bay địa phương c̣n lại xuất phát từ Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng  cùng có mức giá mới là 800.000 đồng.

+ (VietnamNet 25.02) Lăi suất ngân hàng đă ở mức "cực kỳ nguy hiểm". Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 2/2008, các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải thực hiện đồng thời 4 quyết định thắt chặt điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. 

1. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% , mở rộng thêm phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc và NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Theo đó từ đầu tháng 2/2008 tổng cộng có gần 20.000 tỷ đồng các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm cho NHNN. 
2. Ngày 15/2/2008 NHNN công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Ba NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 - 500 tỷ đồng/ngân hàng. Khối Ngân hàng nước ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai ngân hàng liên doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng. Không chỉ những vậy, các NH phải mua 20.300 tỷ đồng trái phiếu cùng một lúc, gấp từ 20 đến 40 lần so với mức 500 tỷ - 1.000 tỷ đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thường kỳ. Kỳ hạn của tín phiếu lại khá dài tới  364 ngày, hay gần 1 năm.

3. Từ tháng 2/2008, các loại lăi suất chủ đạo của NHNN tăng cao hơn trước. Theo đó, lăi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lăi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lăi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm.

4. NHNN ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Trái với mong đợi của các NHTM, Quyết định 03 c̣n thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây.

 Tiếp theo, một phản ứng dữ dội hiếm thấy và cũng được coi là rất nguy hiểm khi lăi suất nghiệp vụ thị trường mở và lăi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lăi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm…

Lăi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lăi suất b́nh thường. Thị trường “căng“ đến mức ngày 22/2/2008 NHNN phải bơm thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM trú

 


+++++++++++++++++++++++++++++++

 

ĐỌC THÊM BÀI LIÊN QUAN VỀ ÁN PHONG THÁNH ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII

 

SỬ GIA MARTIN GILBERT

BÀO CHỮA CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII

Ngày 21 tháng 2 năm 2003, Ngài Martin Gilbert, người được xem như một trong các sử-gia vĩ đại nhất c̣n sống, nhân danh những người Do-Thái suốt thời kỳ Thế Chiến thứ II.đă ca ngợi những nỗ lực của Đức Thánh Cha Piô XII.

   Trong một cuộc phỏng-vấn phát ngày 02 tháng 02 trên kênh truyền h́nh C-Span, Ngài Gilbert được hỏi liệu Đức Giáo Hoàng Pio XII đă thụ-động trước chủ-nghĩa Quốc-Xă chăng? Ngài Gilbert trả lời: ”Xin vui ḷng đọc cuốn sách tôi mới viết ”NGƯỜI CHÍNH TRỰC”. Tôi đă viết một cách bao quát trong đó về Giáo Hội Công-Giáo. Một số vị lănh đạo Giáo Hội đă đóng một vai tṛ đáng kể trong việc cứu nguy dân Do-Thái; rất nhiều các linh mục và tín hữu Công-giáo đă đóng góp một phần đáng kể”. Bản thân Đức Giáo Hoàng đă bị  Goebbels, Bộ  trưởng bộ tuyên truyền Quốc Xă, tố cáo “đă đứng về phía người Do-Thái trong thông-điệp Kitô-giáo, tháng 12 năm 1942, trong đó Người phê-phán sự kỳ thị chủng tộc”. Ngài Gilbert tiếp-tục: ”Đức Giáo Hoàng cũng đă giữ một vai tṛ mà tôi mô tả trong một số chi-tiết, để cứu nguy cho hai phần ba người Do-Thái ở Roma, trong một thời hạn ngắn, khi bọn SS tràn vào và cố bố ráp vây bắt tất cả 5.000 người Do-Thái, th́ ít nhất 4.000 người đă t́m được chổ trú ẩn ngay trong Vatican và trong các địa-điểm Công-giáo khác…“V́ thế, tôi hy vọng rằng cuốn sách tôi viết, một cách nào đó, sẽ phục hồi sự thật và những thành-tích của người Công-giáo trong việc cứu giúp người Do-Thái suốt trong chiến tranh,dựa trên sự kiện lịch sử”

 Gilbert, một người Do-Thái, là một chuyên-gia về Thế Chiến Thứ II và về sự tàn sát hủy diệt khủng khiếp. Năm 1968, Ong được chỉ định là người chính thức viết tiểu sử của Ngài Winston Churchill. Ong là tác giả của 70 đầu sách, trong đó có ”Cuộc Tàn Sát Kinh Hoàng”, ”Auschwitz và Phe Đồng Minh”, ”Thế Chiến Thứ I”, ”Thế Chiến thứ II” và “lịch-sử Thế Kỷ XX”. Ngài Gilbert in cuốn sách “KHÔNG BAO GIỜ NỮA: LỊCH SỬ VỀ THẢM SÁT” đă ba năm. Được UPI phỏng vấn, nhà sử gia người Anh nói rằng: ”Các Kitô-hữu nằm trong số nạn nhân của Đức-quốc-xă…. Một trong những điều tôi gắng đưa ra trong tác phẩm, ấy là các nhà thờ Thiên-Chúa-giáo đă giữ lập trường rất kiên định mạnh mẽ…Ở mỗi giai đoạn của cuộc thảm sát, Giáo Hội Công-giáo đều không do dự….. Tất cả các giám mục vĩ đại của Pháp đều phản đối những vụ trục xuất… Ba-Lan có nhiều Người Công chính ngoài Đạo Do-Thái hơn bất cứ quốc gia nào”. Cũng trong tác phẩm ấy, Ngài Gilbert nói rằng không phải ông không biết một số Kitô-hữu vi phạm đức tin của họ, đă không chống lại Quốc-xă, nhưng Ong giải-thích rằng “họ làm như thế không phải v́ tôn-giáo của họ, mặc dầu họ là người có đạo. Điều ấy đặc biệt đúng đối với Giáo-Hội Công-giáo, mà luân-lư giảng dạy rơ ràng, là phải chống lại kỳ thị chủng tộc, bài-Do Thái và sát nhân”.

Ngài Gilbert nói thêm: ”tôi cố gằng chứng minh rằng Giáo Hội Công-giáo và các giáo-sĩ, cũng như bản thân Đức Pacelli (Giáo Hoàng Pio XII.  ND)  quả là đă hành động như thế. Cái để đánh giá Đức Pacelli, chính là khi Gestapo đến Roma để bố ráp người Do-Thái. Và Giáo Hội Công-giáo, dưới sự lănh đạo trực tiếp của Người, đă ngay tức khắc phân tán người Do-Thái khắp nơi, càng đông càng tốt”.

                                                                                                                                                (BTGH chuyển ngữ)