Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 73 (Năm II) (TUẦN TỪ 04.03 ĐẾN 11.03.2008)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong số nầy.

 

1.     TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

2.     GIỚI THIỆU

       TÀI LIỆU & SUY NIỆM THẦN HỌC

             AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM

                        VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÚA KITÔ?

      T̀M HIỂU KINH THÁNH.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

            CHÚA KITÔ NHƯ ĐIỂM THAM CHIẾU

          CÁC LỜI GIẢI ĐÁP CỦA THÁNH PHAOLÔ

TRONG THƯ THỨ NHẤT GỬI TÍN HỮU CÔRINTÔ                                                                                                                                        

     VẤN ĐỀ HÔM NAY                                                                                                       

NGHỊCH LƯ THẦN HỌC KHONG CÓ THIÊN CHÚA                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

PHỤ LỤC :

   GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT V MÙA CHAY (Năm A)

    

  PHỤ TRANG:         

   + VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

   + TÀI LIỆU ĐỌC THÊM :

1. BIỂU TƯỢNG THẬP GIÁ QUA CÁC THỜI ĐẠI

2. NHÂN VỤ TRANH BIẾM HỌA, NGHĨ G̀ VỀ TỰ DO?

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

ĐỨC THÁNH CHA TÁI KHẲNG ĐỊNH LẬP TRƯỜNG GIÁO HỘI CHỐNG LẠI AN TỬ

(CAN 26.02) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă tiếp đón những người tham dự một hội nghị quốc tế có tựa đề : “Gần gũi với Người Bệnh Nan Y và Người Hấp Hối: Những Khía Cạnh Khoa Học và Đạo Đức” và lập lại rằng Giáo Hội chống lại mọi h́nh thức an tử. Sự kiện đem những chuyên gia đến Vatican được Viện Hàn Lâm giáo hoàng v́ Sự Sống xúc tiến như một phần phiên họp khoáng đại của họ. Các chuyên gia sẽ quy tụ về Vatican trong những ngày sắp tới. Suy niệm về thời khắc cái chết đến, Đức giáo hoàng nói rằng “nó kết thúc kinh nghiệm cuộc đời trần thế, nhưng qua cái chết mở ra cho chúng ta, vượt ra ngoài thời gian, đời sống tṛn đầy và vĩnh viễn…Đối với cộng đồng những kẻ tin, sự chạm trán giữa người đang hấp hối và Nguồn Mạch Sự Sống và T́nh Yêu tượng trưng một món quà có giá trị hoàn vũ và làm cho cộng đoàn các tín hữu được phong phú. Thời khắc cuộc chạm trán nầy, - Đức Thánh Cha nhấn mạnh,-  nên lôi kéo cộng đoàn cùng với những người thân đến quanh người hấp hối để nâng đỡ họ khi họ đối diện với những phút giây cuối cuộc đời. Không nên để một tín hữu nào chết một ḿnh và bị bỏ rơi”. Đức Thánh Cha cũng nói về chiều kích rộng lớn hơn thuộc xă hội về việc kính trọng những người bị đau ốm hoặc đang hấp hối. Mọi xă hội “đều được kêu gọi kính trọng sự sống và phẩm giá của người ốm nặng và hấp hối. Dù ư thức sự kiện rằng ‘không phải khoa học cứu chuộc được con người’, nhưng mọi xă hội, đặc biệt là những lănh vực liên kết với y khoa, buộc ḷng phải bày tỏ t́nh đoàn kết yêu thương, bảo vệ và kính trọng sự sống con người ở trong mọi thời khắc nó phát triển trên trần thế, đặc biệt là khi con người bị đau ốm hoặc ở giai đoạn cuối. Noí cụ thể hơn, điều đó có nghĩa là phải bảo đảm rằng mọi con người khi cần , t́m thấy được sự nâng đỡ cần thiết thông qua những điều trị và những thủ tục y khoa thích hợp […]. Trong bối cảnh nầy, Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại “ việc kiên định lên án về mặt đạo đức mọi h́nh thức an tử trực tiếp, phù hợp với lời giáo huấn kéo dài nhiều thế kỷ của Giáo Hội”.

ĐỨC THÁNH CHA CUNG CẤP “QUY TẮC NGỮ PHÁP CHUNG”MỚI CHO CUỘC CẢI TỔ HỒI GIÁO

(CAN 25.02) Nhà tư tưởng và người viết tiểu sử Đức Gioan-Phaolô II,George Weigel, đọc một bài thuyết tŕnh ở Đại học Colorado tại Boulder, do Viện Aquinas về Tư Duy Công giáo, về tôn giáo và chính sách thế giới trong đó ông lập luận rằng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă cung cấp một kiểu mẫu độc nhất vô nhị cho sự hiểu biết tổng thể giữa giáo lư Kitô giáo, chủ nghĩa thế tục Tây phương và Hồi giáo. Trong bài thuyết tŕnh, Ông cũng kêu gọi các nhà lănh đạo Hồi giáo dấn thân vào đối thoại liên tôn để thừa nhận và lên án mạnh mẽ những lạm dụng đặc trưng các quyền con người và tự do tôn giáo t́m thây trong một số quốc gia Hồi giáo. Ông nhăc lại bài diễn văn Đưc Thánh Cha đọc tại Đại học Regensburg trong đó Đức Thánh Cha nói rằng bạo lực tôn và sự cưỡng bách tôn giáo bén rễ trong ư tưởng cho rằng Thiên Chúa là ư chí thuần túy thay v́ là một hữu thể có lư trí và yêu thương. Ông nói rằng niềm tin của Đạo Kitô nơi một Thiên Chúa yêu thương, có lư trí đă giúp cho cac Kitô-hữu hoà giải với các giá trị tự do tôn giáo và quyền con người của thời đại Khai Sáng, trong khi nhữngg khía cạnh của thần học Hồi giáo đă cản trở cuộc cải cách như vậy nơi người Hồi giáo. Ông cho rằng trong bài diễn văn đó, Đức Thánh Cha cung cấp một “quy tắc ngữ pháp” cho các nhà lănh đạo thế giới giúp họ hiểu và cải tổ cả thuyết tương đối của phương Tây thế tục lẫn bạo lực của  chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Chẳng những không phải là một lời phê b́nh gay gắt mà các phương tiện truyền thông mô tả như một sự lăng mạ đối với Mohamed, mà bài diễn văn ấy c̣n là một suy tư quan trọng xem xét các vấn đề hệ trọng đối với  các đường lối hành động trên thế giới ngày nay. Ông cho rằng không ai khác ngoài Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI có thể đóng khung cuộc thảo luận trong một cách như vậy. Ông nói :”không có tổng thống, thủ tướng,vị vua,hoàng hậu hoặc vị tổng thư kư nào có thể đưa các câu hỏi nầy đi vào thực tiễn ở cấp độ tinh tế nầy trước một cử toạ thế giới”. Bài diễn văn đă cho cộng đồng chính trị thế giới “môt quy tắc văn phạm khi đề cập đến các vấn đề nầy, một quy tắc văn phạm xuyên văn hóa một cách chân thành về sự hợp lư và sự phi lư”. Ông cũng chỉ trích một số phản ứng đối với bài diễn văn Regensburg. Dù công nhận rằng những phê b́nh chỉ trích của Hồi giáo về phương Tây thường “không phải không xứng đáng’, nhưng ông lập luận rằng bức thư gửi tháng 10.2007 của 138 nhà lănh đạo Hồi giáo “lăng tránh” những câu hỏi Đức Thánh Cha nêu lên trong bài diễn văn. Các học giả gửi lá thư có tựa đề “Một Thế Giới Chung giữa chúng tôi và Qúy Vị” cho các nhà lănh đạo Kitô-giáo trên toàn thế giới nhằm theo đuổi đối thoại liên tôn. Nhiều nhà quan sát xem là thư như một sự chọc thủng pḥng tuyến. Ông nói thư của 138 nhà lănh đạo Hồi giáo đề cập nhiều về “Hai Điều Răn Lớn” yêu Chúa và yêu người lân cận như chính ḿnh. Tuy nhiên, - Weigel khẳng định – lá thư chẳng nói đến sự ǵ có thể áp dụng cho những vấn đề liên quan tới “đức tin, tự do và cai trị xă hội”, như là đe dọa giết những tín đồ Hồi giáo cải đạo theo Kitô-giáo hoặc cấm việc thờ phượng Kitô- giáo ở Ả Rập Xê-út. Ông kêu gọi các nhà lănh đạo Hồi giáo phải trở nên rành mạch cụ thể hơn trong đối thoại tương lai. Ông cũng chỉ trích “luận điểm về tục hoá” vốn khẳng định rằng các quốc gia ngày càng trở nên ít đạo đức hơn theo thời gian. Ông lập luận rằng thực ra sự tục hoá phương Tây là một ngoại lệ, chứ không phải là một quy luật. Luận điểm về tục hoá làm vẫn đục phân tích của các nhà tư tưởng và các chính trị gia phương Tây, những người không thể hiểu nền tảng tôn giáo của nhiều phong trào trên thế giới, kể cả chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

CÁC HỌC GIẢ THỔ NHĨ KỲ DUYỆT SỬAVĂN BẢN HỒI GIÁO CĂN BẢN

(CWNews 27.02)  BBC đưa tin: Các quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ cho một cuộc duyệt sửa cuốn Hadith, cuốn sách Hồi giáo quan trọng thứ hai chỉ sau kinh Coran. Được sự thúc đẩy của Ban Tôn giáo, các học giả đạo Hồi ở đại học Ankara đang chuẩn bị một ấn bản mới hoàn toàn cuốn Hadith. Các nỗ lực của họ có thể dăn tới những thay đổi ấn tượng trong việc giải thích tư duy đạo Hồi. Cùng lúc, sự sửa đổi một bản văn mà người Hồi giáo coi là thánh, có thể gây nên một phản ứng dữ dội trong người Hồi giáo cho rằng việc duyệt sửa nầy chẳng kkác nào phạm thượng. Sách Hadith là một tập hợp cá tư tưởng được gán cho tiên tri Mohammed, là nền tảng cho việc giải thích kinh Coran (Qu’ran). Các học giả lập luận rằng một số trong các tư tưởng không phải là của Mohammed, nhưng đă được thêm vào về sau. Bằng cách sử dụng một bước tiếp cận có tính chất phân tích giống như phương pháp phê b́nh sử học, họ đề xuât một bước tiếp cận mới để giải thích sách Hadith, và v́ thế, sẽ giúp hiểu Hồi giáo như một tổng thể. Chính phủ Thổ-Nhĩ-Kỳ hiển nhiên hy vọng cuộc duyệt sửa sách Hadith nầy sẽ là một cơ hội để cải tổ và cập nhật tư tưởng và thực hành đạo Hồi, đem đức tin hoà hợp vớio thời hiện đại nầy. Những nhà lănh đạo Hồi giáo khác thù nghịch với sự hiện đại, coi nỗ lực nầy là đang ghét.

CUBA CẦN ĐẾN NHỮNG TU SĨ CHIÊM NIỆM

(CAN 26.02) Trong một Thánh Lễ cử hành tại Tu Viện Thánh Têrêxa của Các Tu Sĩ Carmel Đi Chân Đất tại Havana, ĐHY Tarcisio Bertone kêu gọi các nữ tu chiêm niệm giúp mang hoà giải cho Cuba qua lời cầu nguyện của các Chị, v́ theo Ngài “dân Cuba cần đến Thiên Chúa”. Trong bài giảng, Ngài nói Giáo Hội hy vọng đối với các nữ tu chiêm niệm là “một cuộc sống được biến đổi nhờ tuyên thệ các lời thề hứa Phúc Âm tạo nên sự hiệp thông trong cả cộng đồng lẫn trong Giáo Hội và trên thế giới”. Noí về các nhà cầm quyền chính trị Cuba, ĐHY cũng kêu gọi các nữ tu cầu nguyện “không ngừng để Chúa soi sáng lương tâm những người có trách nhiệm trong việc tạo ra cho công dân một cuộc sống tử tế tốt đẹp, phục hồi hoà b́nh và công lư, thúc đẩy t́nh đoàn kết với những người đang bị thiếu thốn. Sốt sắng cầu cho sự tăng cường các giá trị nhân bản, đạo đức và tôn giáo, mà giới trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi không có những gía trị nầy.

ĐHY BERTONE KÊU GỌI CÁC TÍN HỮU CUBA KHÔNG SỢ HĂI TUYÊN XƯNG CHÚA GIÊSU

(CAN 26.02) Trong một Thánh Lễ ngoài trời khánh thành một khu tượng đài Đức Gioan-Pholô II tại thành phố Santa Clara, ĐHY Tarcisio Bertone khuyến khích người dân Cuba, nhất là giới trẻ, hăy làm chứng cho Chúa Giêsu trong xă hội: “Chính tại nơi nầy vào  ngày 22.01.1998, Đức giáo tông đáng kính đă cử hành Thánh Lễ đầu tiên của Người trên đất Cuba để cầu nguyện cho các gia đ́nh của quốc gia nầy. Cùng chung một ḷng chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa tiếp tục ban ân phúc đỡ nâng sự từ bỏ chính ḿnh và công việc rao giảng Phúc Âm đồ sộ mà các mục tử và các gia đ́nh đang thực hiện trong mảnh đất nầy […] Các t́nh huống có thể thay đổi, nhưng những ǵ vẫn luôn không thể thay đổi đó là việc chúng ta đồng hoà với các tâm t́nh và thái độ của Chúa Giêsu. Sau đó được ân sủng của Chúa trợ giúp, chúng ta sẽ có thể xây dựng một nần văn minh trong đó lời dối trá bất công, đàn áp và bạo lực bị phá đổ bởi sức mạnh của tha thứ và chân lư”. Khi làm phép khu tượng đài, ĐHY nói :”Kể từ nay, tượng đài nầy sẽ nhắc các Kitô-hữu đến đây về một sự kiện đánh dấu một mốc trong lịch sử của Giáo Hội và đất nước Cuba, chỉ rơ cho Giáo Hội và đất nước Cuba về việc sốt sắng làm nhân chứng cho chân lư Tin Mừng và chuyển nó cho các thế hệ mới”.

HĂY CHẤM DỨT CẤM VẬN CUBA

(CWNews 27.02) Trong một cuộc họp báo chung với bộ trưởng bộ ngoại giao Cuba Felipe Perez Roque, ĐHY Tarcisio Bertone kêu gọi chấm dứt cấm vận thương mại Hoa Kỳ với Cuba và thúc giục chính phủ Cuba thả các tù nhân chính trị. Trích dẫn lời Đức Cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II trong chuyến tông du cách nay 10 năm, ĐHY nói rằng cuộc cấm vận Cuba là “không thể chấp nhận dược về mặt đạo đức”. “Việc thiếu thương mai – theo Ngài – là một sự áp bức nhân dân Cuba và đó không phải là cách để giúp họ có phẩm giá và độc lập”. ĐHY lưu ư rằng chuyến viếng thăm của Ngài vào một thời khắc đặc biệt trong lịch sử chính trị của đất nước Cuba. Ngài tới Cuba ngay sau khi Fidel Castro thông báo từ giă quyền lực sau 49 năm. Ngài đă hội kiến với tân chủ tịch nước Raul Castro.

CÁC LINH MỤC TRẺ ĐẠO VĂN TRÊN INTERNET

(CNS 27.02) Một linh mục Ba Lan,Cha Wieslaw Przyczyna, đồng tác giả cuốn “cưỡng đoạt hay không cưỡng đoạt” cho biết các linh mục trẻ thường sử dụng Onternet để sao chép ư lời các bài giảng Thánh Lễ. Ngài nói : ”Nếu một linh mục lấy bài viết của người khác và tŕnh bày nó như là của riêng ḿnh từ toà giảng, không nói rơ ra Ngài có được nó từ đâu, đó là không đúng nguyên tắc xử thế và chống lại luật bảo vệ quyền tác giả. Thật không may thay, việc làm nầy đă thành quen thuộc ở nơi đây”. Ngài cho biết Ngài bị lên án là đă quấy rối các linh mục và phơi bày điểm yếu của họ, bằng việc lôi kéo chú ư về vấn đề đạo văn. Tuy thế Ngài nói thêm rằng ngày càng có nhiều tín hữu Công giáo Ba-lan phàn nàn về các linh mục đọc các bài giảng đă chép lại từ Internet

BỐN VỊ CHÂN PHƯỚC SẮP ĐƯỢC TÔN VINH HIỂN THÁNH

(Zenit 26.02) Ngày 01.03, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ dự hội nghị hồng y về việc tôn vinh hiển thánh cho bốn vị chân phước: Geatano ERRICO,linh mục người Ư và sáng lập Ḍng Thừa Sai Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria [1791 – 1860, chân phước năm 2002]; Maria-Bernarde BUTLER, đồng trinh, người Thụy Sĩ, sáng lập Ḍng Thưa Sai Phan Sinh Đức Bà Phù Hộ [1848 – 1924[; Alphonse Mẹ Vô Nhiễm [ Anna MUTTATHUPADATHU], nữ tu người Ấn Độ bang Kerala, thuộc Ḍng Ba Clara của Thánh Phanxicô [1910 – 1946; chân phước năm 1986]; Narcisse Giêsu Martillo MORAN, giáo dân nước Equateur [ 1832 – 1869; chân phước năm 1992].

HĂY GIẢI THOÁT CHÂN LƯ KHỎI NHỮNG LỜI DỐI TRÁ VÀ XUYÊN TẠC  CỦA XĂ HỘI

(CAN 26.02) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă tiếp kiến các gia đ́nh, các giáo viên và thanh niên tại Quảng Trường Thánh Phêrô và giới thiệu với họ lá thư Người viết ngày 21.01 cho giáo phận và thành phố Roma liên quan đến tầm quan trọng của giáo dục. Người nói với các bạn trẻ rằng họ phải giải phóng chân lư khỏi “ rất nhiều những lời dối trá và xuyên tạc của nền văn hóa với sự giúp đỡ của thầy giáo và cha mẹ họ: “Giáo dục không bao giờ là dễ dàng và ngày nay dường như khó khăn hơn bao giờ hết’.Do những dè dặt về văn hoá,nhiều phụ huynh và giáo viên “không chịu t́m hiểu bản tính đích thực của sứ  mệnh được giao phó cho họ. Quả thật có quá nhiều sự mơ hồ, quá nhiều nghi ngờ đang lưu hành trong xă hội và trong nền văn hóa chúng ta, quá nhiều những h́nh ảnh bị các phương tiện truyền thông xă hội bóp méo xuyên tạc”. Người kêu gọi các bậc phụ huynh phải kiên vững trung thành yêu thương nhau,làm chứng cho cuộc sống để giúp các thế hệ mới phân biệt rơ rệt được cái thiện vá cái ác, để đến lượt chúng xây dựng những nguyên tắc vững chắc cho cuộc sống hầu giúp chúng vượt qua các thử thách tương lai. Người cũng kêu gọi con cái và thanh thiếu niên giữ một vai tṛ trong sự phát triển của nền văn hóa.

NHẬT BÁO VATICAN VẠCH RA NHĂN QUAN “TUYỆT VỌNG” CỦA HOLLYWOOD

(CWNews 27.02) Một bài tiểu luận đăng trong tờ Osservatore Romano lập luận rằng các giải thưởng Oscar năm nay  được trao cho những bộ phim mô tả Hoa Kỳ như một xă hội “không có hy vọng”.  Người viết là Gaetano Vallini đă chỉ trích các phim đoạt giải  Oscar  như “không có đất cho những người già” (No country for Old Men) và “Sẽ có đổ máu” (There will be blood). Những bộ phim nầy và các bộ phim khác được nêu danh cho Gỉi Hàn Lâm Viện đều “đầy chết chóc, tràn đầy bạo lực và trên hết là không có hy vọng”. Vallini đặc biệt phê phán gay gắt phim No country for Old Men, cho rằng bộ phim bị làm hư bởi “những hành vi bạo lực phi lư và vô tâm”. Dù ca ngợi sự khéo léo của anh em nhà Coen, ông nói rằng h́nh ảnh của họ cho thấy một “sự thiếu lương tâm đạo đức”. Thông điệp của bộ phim dường như để “phá hủy giấc mơ của người Mỹ”. Tệ hơn nữa, nhà phê b́nh của tờ Osservatore Romano tiếp tục: “quan điểm bi quan yếm thế minh nhiên nầy mà Hoa Kỳ tŕnh ra về ḿnh qua phim ảnh” đă được xác nhận bởi các giải Oscar, trong đó  kỹ nghệ phim ảnh tôn vinh những bộ phim có nội dung và h́nh ảnh tàn nhẫn nầy. Vallini chỉ ra rằng các nhà làm phim độc lập. làm việc ngoài qũy đạo của Hollywood, chọn lựa tôn vinh các phim có một thông điệp tích cực hơn, như là Juno (chuyện một phụ nữ trẻ đương đầu với cái thai không được chờ đợi) hoặc B́nh lặn và con bướm (The Divind Bell and the Butterfly), như là bộ phim “đi ngược với khuynh hướng thịnh hành, mô tả vẻ đẹp của cuộc sống”

GIÁO HỘI CAM-BỐT THAM GIA CHIẾN DỊCH HIẾN TẶNG MÁU

(Zenit 28.02) Tại Nam Vang, Giáo Hội Công giáo tham gia vào chiến dịch hiến tặng máu. Uỷ ban mục vụ y tế của Tông Toà Nam-Vang tổ chức ba ngày hiến tặng máu năm 2008. Paola Maiocchi, nữ giáo dân và là chủ tịch Uỷ Ban giải thích rằng việc thu thập máu được tổ chức cứ bốn thánh một lần trong giáo xư Boeung Tumpun, là dịp để mỗi người cảm tạ Thiên Chúa ban cho được khoẻ mạnh và có thể cứu giúp được cho các bệnh nhân. Ở Cam-bốt, cho máu không phải là một hành vi làm an tâm v́ nhiều người cho rằng việc mất máu sẽ làm giảm sức và làm cho cuộc đời c̣n lại cơ thể nên yếu ớt. Lớp trẻ không đến nỗi như thế, nhưng c̣n cần phải thuyết phục họ về sự cần thiết của hiến tặng máu. Ngày đầu có 31 người đến cho máu.

ĐỨC HỒNG Y NGƯỜI ANH SA THẢI HẦU NHƯ TẤT CẢ CÁC GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN CÔNG GIÁO

(CNS 27,02) ĐHY Cormac Murphy-O’Connor giáo phận Wesminster đă cách chức gần như toàn bộ các giám đốc một bệnh viện Công giáo đă tiếp nhận nạo phá thai và thuốc ngừa thai cbo cac bệnh nhân. Ngài buộc từ chức 10 trong 13 giám đốc Bênh Viện Thánh Gioan và Thánh Elizabeth Luân Đôn. Quyết định của Ngài tiế[ theo việc bổ nhiệm Ngài Guthie, nguyên  thủ trưởng không quân Anh, làm tân chủ tịch ban điều hành vào đ62u tháng hai. Một phát ngôn nhân của ĐHY cho biết trong môt tuyên bố ngày 22.02 :” Đó là v́ muốn tân chủ tịch có thể tự do bắt đầu bảo đảm công việc tốt đẹp của bệnh viện Công giáo nầy. ĐHY chân thành cám ơn ban điều hành cũ v́ sự quăng đại của họ và v́ tất cả những ǵ họ đă làm cho bệnh viện trong quá khứ”.

LINH MỤC LÀ GIÁO LƯ VIÊN ĐẦU TIÊN CỦA GIÁO XỨ

(Zenit 27.02) Linh mục là giáo lư viên đầu tiên của giáo xứ và các GLV cần Ngài hiện diện để hướng dẫn họ. Đó là đánh giá của Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ, ĐHY Claudio Hummes,OFM, khi Ngài nói chuyện tại một hội nghị dược tổ chức tại phân khoa thần học Thánh Đamasô ở Madrid. Nhấn mạnh rằng “khá nhiều linh mục quản xứ không cùng đi với các giáo lư viên của ḿnh, trong khi chính các Vị phải thấy bổn phận coi ngó sự định hướng nền tảng cho công việc dạy giáo lư”. ĐHY đă liệt kê một số trong các đặc tính của công tŕnh dạy giáo lư vốn phải là “một quá tŕnh khai tâm vào một đời sống dức tin”, “một đời sống đức tin trong cộng đồng”,”một quy tŕnh giáo dục đức tin lâu dài và thường xuyên” và là “một sợi dây dẫn tới Chúa Giêsu Kitô”.

THÔNG BÁO ĐƯC HỒNG Y BERTONE VIẾNG THĂM ARMÊNIA VÀ AZERBAIDJAN

(Zenit 27.02) Văn pḥng báo chí Toà Thánh thông báo : ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone sẽ đi Azerbaidjan và Armênia từ ngày 02 đến ngày 09 tháng 03 và nhấn mạnh các mục tiêu đại kết và liên tôn của chuyến thăm viếng nầy. Đây là dịp để ĐHY chuyển lời chào của Đức Thánh Cha đến các cộng đoàn Kitô-giáo địa phương, song cũng để lập lại cam kết của Giáo Hội trong đối thoại đại kết và liên tôn. Phần đầu của hành tŕnh từ 02 đến 06.03, ĐHY gặp các nhà cầm quyến dân sự và tôn giáo Armênia, đặc biệt là Thượng phụ tối cao và Công giáo của tất cả dân Armênia,KARÉKINE II, Vị mà ĐHY phải trao một lá thư do đích thân Đức Thánh Cha viết, trong đó Người “xác nhận sự kính trọng của Người và ước mong của Giáo Hội Công giáo cùng bước trên con đường đại kết với Giáo Hội các thanh tông đồ ở Armênia”. Phần thứ hai từ 06 đến 09.03 là ở Azarbaidjan, nơi Ngài sẽ gặp thủ lănh Hồi giáo vùng Caucase, tiểu vương ul-Islam Allashukur Pashazade , bày tỏ “ư muốn của Giáo Hội Công giáo cùng hợp tác v́ hoà b́nh,hoà hợp giữa các dân tộc và thiện ích của gia đ́nh nhân loại”. Tại Bakou, ĐHY Bertone sẽ khánh thánh một tân giao đường Công giáo xây trên một thuở đất được tổng thống Heydar Aliyev, thân phụ của vị đương kim nguyên thủ quốc gia, tặng cho Đức Gioan-Phaolô II khi Người tông du Azerbaidjan tháng 5.2002.

GIÁO HỘI Ở MỄ-TÂY-CƠ HY VỌNG LẬT NGƯỢC LUẬT NẠO PHÁ THAI

(CAN 26.02) Phát ngôn nhân Tổng giáo phận Mexico City, Cha Hugo Valdemar, nói hôm Chúa Nhật rằng tiếp sau cái chết của một thiếu nữ 15 tuổi từ một vụ nạo phá thai hợp pháp vụng về, luật nầy phải được toà án phán quyết là không phù hợp. Cha lưu ư rằng một cuộc thăm ḍ do Uỷ Ban Quôc Gia về Quyền Con Người thực hiện, cho thấy 70% người dân Mễ-Tây-Cơ chống lại nạo phá thai: “Do đó đây không phải là một luật được nhiều người ưa thích và nên hủy bỏ” […] Giáo Hội đau buồn trước cái chết của người mẹ trẻ và “cái chết của sáu ngàn bé thơ bị nạo phá trong năm qua kể từ khi luật có hiệu lực. Những cái chết nầy gây bất b́nh lớn lao, ưu tư sâu xa, và nhữn ǵ chúng ta sẽ làm, là cầu nguyện cho cô gái cũng như cá cháu bé đă chết […] Giáo Hội cất cao tiến nói lương tâm, tiếng nói đạo đức của ḿnh, để nói rằng không được phép giết trẻ em trong các bào thai của mẹ chúng”. Cha cũng bênh vực quyền tự do phát biểu của các mục tử Giáo Hội.

CHÍNH THỐNG NGA MỞ RA CHO ĐỐI THOẠI VỀ QUY CHẾ CÁC ĐỊA PHẬN CÔNG GIÁO Ở NGA

(CAN 28.02) Vụ tranh căi về quy chế các địa phận Công giáo nằm trong cá lănh địa Chính Thống cũng như quy chế các địa phận Chính Thống trong các quốc gia có truyền thống Công giáo dường như đă có một bước ngoặt hứa hẹn tốt đẹp hơn với Đức GM Hilarion Alfeyev, Đại Diện Gío Hội Chính Thống Nga tại các Trụ Sở Cơ Quan Châu Âu, khi Ngài kêu gọi “một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh và sâu sắc” về vấn đề nầy. Ngài nói với hăng thông tấn Interfax: “Nhiều người Tây Âu nghĩ rằng khái niệm “một lănh thổ theo giáo luật” đă mất ư nghĩa trong t́nh h́nh hiện đại v́ cá tín hữu Chính Thống cùng sống chung bên cạnh các tín hữu Công giáo, Tin Lành và đại diện của những tuyên tín khác”. ĐHY Walter  Kasper, đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô-giáo cũng cho biết thật khó khăn để phân biệt một sự khác biệt đặc trưng giữa các điạ phận Công giáo ở Nga và các địa phận Chính Thống ở Tây Âu. Ngài kêu gọi Giáo Hội Chính Thống Nga hăy cho thấy sự cởi mở giống như người Công giáo đă chứng minh cho thấy trong liên hệ với các giáo xứ Chín Thống ở Tâu Âu và ở Hoa Kỳ. Năm 2002, Vatican quyết định nâng quy chế các lănh thổ Công giáo ở Nga lên hàng địa phận. Sự thay đổi nầy dẫn tới những phản đối từ Giáo Hội Chính Thống Nga v́ họ cho rằng Giáo Hội Công giáo xâm phạm lănh dịa của họ. ĐHY Kasper cũng hé lộ việc Chính Thống Nga đề nghị Đức Biển Đức XVI hủy bỏ các địa phận Công giáo Nga do Đức Gioan-Phaolô II thành lập “là quá ngạc nhiên và bất ngờ”.

ÁI-NHĨ-LAN CẠN KIỆT LINH MỤC

(The Times 27.02)  Vốn là một đất nước thường xuất khẩu các giáo sĩ Công giáo ra khắp thế giới, Ái Nhĩ Lan  đang cạn kiệt linh mục khi tỷ lệ giảm sút đến hai phần ba trong 20 năm tới đây, dể lại các giáo xứ trống vắng. Sự xuống  dốc của nước Ái Nhĩ Lan Công giáo, thành tŕ đức tin được yêu thích nhất của Đức giáo hoàng ở Châu Âu trong nhiều thập niên, đă được dự báo một cách đều đặn khi các thánh công về kinh tế của Con Hổ Celtic mang lại sự tục hóa ngày càng tăng. Nhưng các con số mới đă cho thấy một cách rơ ràngg số phận của chức linh mục Ái Nhĩ Lan nếu Giáo Hội không hành động kịp thời để lật ngược khuynh hướng nầy: Năm 2007, 160 linh mục từ trần trong khi chỉ truyền chức được 9 tân linh mục; trong khi số nữ tu qua đời là 228, mà chỉ có 2 nữ tu khấn trọng. Căn cứ trên các số liệu nầy, Tờ nhật báo Công giáo Ái Nhĩ Lan tiên báo rằng con số các linh mục sẽ giảm từ 4.752 hiện tại xuống chỉ c̣n 1.500 vào năm 2028 (20 năm nữa). Tuổi b́nh quân là 61. Sự sụt giảm ơn thiên triệu được gán cho việc Giáo Hội mất uy tín sau một chuỗi tai tiếng lạm dụng t́nh dục.Số người dự lễ là 90% những năm đầu thập niên 1990, đă sụt giảm nặng, đă có tăng lên một phần trong các năm vừa rồi nhờ con số lao động người Ba lan chảy vào. Thậm chí một cựu linh mục Công giáo, Cha Dermot Dunne, trở thành Trưởng Nhà Thờ Chính Toà Giáo Hội Kitô tại Dublin của Giáo Hội TIN LÀNH Ái Nhĩ Lan. Ông ôm hôn vợ lúc đứng trên các bậc nhà thờ khi nhận nhiệm sở mới. Các nhà b́nh luận tôn giáo kêu gọi các chức trách Giáo Hội triệu tập một thượng hội đồng quốc gia để bàn về khủng hoảng nầy.

XÁC NHẬN TÔNG THƯ VỀ XĂ HỘI ĐANG H̀NH THÀNH

(CAN 29.02) Trong một cuộc phỏng vấn của tờ nhật bao Ư “La Repubblica”,ĐHY Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh Tarcisio Bertone đă xác nhận rằng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sắp hoàn thành Tông Thư về các vấn đề xă hội, mà theo Ngài, sẽ ảnh hưởng đáng kể trên những vấn đề kinh tế xă hội trong thế giới hiện nay, nhất là liên quan đến thế giới thứ ba và thế giới thứ tư. Khái niệm “thế giới thứ tư” do Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đặt ra trong Tông Thư về xă hội “Sollicitudo Rei Socialis”, nhắc đến người nghèo và người bị bỏ rơi đang sinh sống trong các quốc gia phát triển. ĐHY không cho biết khi nào Tông Thư được công bố, nhưng các nguồn tin dấu tên từ  Vatican do nhật báo “Il Messaggero” trích dẫn cho biết tông thư sẽ được kư vào lễ Kính Thánh Giuse và được công bố trong dịp lễ Phục Sinh.

GIÁO PHẨM CÔNG GIÁO, CÁC NHÀ LĂNH ĐẠO HỒI GIÁO TỐ GIÁC CÁC HÍ HOẠ ĐAN MẠCH

(CWNews 28.02) Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn,Jean-Louis Tauran, đă cùng với một lănh đạo hàng đầu Hồi giáo, tiểu vương Abdel Fattah Alaam, chủ nhà đăng cai hội nhị liên tín ngưỡng kéo dài hai ngày tại Đại học Al Azhar,Cairo (Ai Cập) ra một tuyên ngôn phê b́nh công khai việc tái xuất bản các bức hí hoạ Đan Mạch chế nhạo Vị tiên tri Hồi giáo Mohammed. Tuyên bố chung nói rằng tự do ngôn luận không được khai thác như một “cớ để xúc phạm các tôn giáo, các xác tín, những biểu tượng tôn giáo và mọi thứ được coi là linh thánh”. ĐHY gốc Pháp cho biết Ngài không có những gặp gỡ với các nhà lănh đạo Hồi giáo chủ chốt bên ngoài phạm vi hội nghị. Ngài xác nhận rằng đề tài quan trọng đưa ra thảo luận là sự oán giận mà người Hồi giáo cảm nhận trước sự nhạo báng mà họ cho rằng họ hứng chịu trong một số nền văn hoá Châu Âu. Trong một tuyên bố riêng, họ muốn được hưởng sự bảo vệ của các luật lệ cấm xúc phạm các vấn đề tôn giáo trong các quốc gia Châu Âu; nhưng bản tuyên bố lại không chỉ ra hội nghị ở Al Azhar có đề cập vấn đề bảo vệ các Kitô-hữu trong các quốc gia Hồi giáo hay không.

CÔNG THỨC THEO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH NỮ QUYỀN LÀM CHO PHÉP RỬA VÔ HIỆU

(CWNews 01.03) Vatican đă cảnh báo rằng Phép Rửa không thành khi chủ sự sử dụng công thức b́nh dân mới. Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă đưa ra tuyên bố ngày 29.02 cho biết rằng một phép rửa “nhân danh Đấng Tạo Hoá và Đấng Cứu Chuộc và Đấng Thánh Hoá” không phải là một Bí Tích Kitô giáo thành sự. Công thức nầy xuất phát từ ư thức hệ đấu tranh nữ quyền và một cách để tránh phải dùng các từ Cha và Con, bị coi là có tính bá quyền (sô-vanh). Trích dẫn Tin Mừng Thánh Mát-thêu, Thánh Bộ lưu ư rằng Chúa Giêsu ra lệnh cho các tông đồ của Người rửa tội “nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần” và công thức nầy là một “cụm từ thích hợp cho đức tin vào Chúa Ba Ngôi” và đáp ứng lệnh truyền của Chúa Kitô. Do đó, những công thức gần giống đều không thể chấp nhận được. Tuyên bố của Thánh Bộ được Đức Thánh Cha tán thành.

 

 

NIÊN GIÁM VATICAN CHO THẤY GIA TĂNG DÂN SỐ CÔNG GIÁO VÀ CON SỐ LINH MỤC

(CWNews 03.01) Vatican công khai ấn bản 2008 Niên Giám thống kê của Giáo Hội, cho thấy một số tăng 1,4% dân số Công Giáo. Được tŕnh lên Đức Thánh Cha ngày 29.02. Niên giám cho thấy rằng dân số Công giáo đă tăng từ 1,115 tỷ lên 1,131 tỷ trong hai năm 2005-2006. Thống kê cũng chỉ ra những tăng trưởng khiêm nhường về con số linh mục (0,215) và chủng sinh (0,9%).Kết thhúc năm 2006 có 407.242 linh mục Công giáo và 115.480 chủng sinh. 8 địa phận được  thành lập cùng với một Tông Toà, hai Tổng giáo phận. Năm 2006 có 169 cuộc bổ nhiệm giám mục.

 

TIN VẮN.

+ (UCAN 28.02) Lănh đạo Phật-giáo Việt-Nam (không được nhà nước thừa nhận) Thượng Toạ Thích Không Tánh, hậu thuẫn việc Công giáo đ̣i lại đất đai tài sản ở Hà Nội. Sau khi chính phủ hứa trả lại, th́ một tổ chức Phật giáo được nhà nước thừa nhận đă khẳng định chủ quyền của họ trên vùng đất nầy và đỗ tội cho chính quyền thực dân Pháp đă tịch thu của các Phật tử vào năm 1883. TT Thích Không Tánh cho rằng chính phủ dùng Phật tử để đối đầu với người Công giáo giúp họ.Theo Thượng Tọa,80% Phật tử đang sống ở Việt-Nam thuộc Hội Phật Giáo không do nhà nước chấp nhận. Ông nói rằng việc Công giáo sở hữu hợp pháp tài sản tranh căi ở Hà Nội chẳng c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Chúa Báo Thiên , theo TT, hiện đă ở một nơi tách biệt khác rồi và đă bị phá hủy năm 1426, hơn 4 thế kỷ trước khi Giáo Hội Công giáo được giao chủ quyền đất nầy.

+ (UCAN 27.02) Nhiều tín hữu Công giáo miền Nam gia nhập các tín đồ Phật giáo đi lễ hội hằng năm ở Núi Bà Đen và CẦU XIN BÀ CHÚA chúc lành cho gia đ́nh và công ăn việc làm của họ, cho rằng Bà Chúa nầy luôn bảo vệ và giúp đỡ họ. Có người nói họ không thắp hương cúng vái thần,nhưng cầu nguyện cho được sống b́nh an và con cái học hành chăm ngoan. Người Công giáo từ tỉnh Đồng Nai cho biết viẹc họ cầu nguyện ở chùa là điều tự nhiên, giống như người ngoài Công giáo cũng đi hành hương và cầu nguyện tại các linh địa Đức Maria và Mẹ cũng vẫn nhận lời họ. Có người c̣n xem Bà Chúa cũng giống như Đức Mẹ Maria.

+ (CWNews 28.02) Phái viên của Đức giáo hoàng, TGM Antonio Franco, hy vọng về kết quả các cuộc thương thuyết giữa Vatican và Israel. Các nhà ngoại giao Vatican đă bày tỏ sự mất kiên nhẫn gia tăng khi không có tiến triển trong các thương thuyết dẫn đến một thoả thuận sơ bộ về pháp lư và kinh tế có thể bảo đảm quyền của các cơ sở Giáo Hội ở Israel. Đức TGM cho biết Vatican không thể chấp nhận những đề xuất cụ thể gần đây nhất từ phía các nhà thương thuyết Israel, nhưng Ngài hy vọng vào viễn cảnh các cuộc thương thuyết.

+ (CNA 29.02) Cuộc tông du của Đức Thánh Cha tới Thánh Địa tùy thuộc t́nh h́nh các Kitô-hữu phải đối diện trong vùng miền nầy. Đức Khâm Sứ tại Thánh Địa,Antonio Franco, tuần nầy đă cho biết như thế trong cuộc phỏng vấn với www.terrasanta.net : “Hy vọng của chúng tôi là ngày ấy sẽ đến và tôi tin vững vàng rằng chuyến du hành nầy sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. Nhưng những ǵ các nhà thương thuyết của chúng ta lập đi lập lại là Đức Thánh Cha phải có thể tông du trong một bầu khí tích cực. Nếu cộng đồng Công giáo đang phải chịu những khó khăn và trong một t́nh trạng thường xuyên căng thẳng, th́ sẽ khó khăn hơn cho việc Đức Thánh Cha đến thăm chúng ta”.

+ (CWNews 29.02) Giới chức Vatican nói chuyện tại Đại học La Sapienza. Đức TGM Granfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng giáo hoàng về Văn Hoá, đă diễn thuyết tại đại học La Sapienza, trước nhiều trăm sinh viên, về chủ đề :”B́nh Đẳng và Phẩm Giá Con Người”. Bài diễn văm của giới chức Vatican diễn ra ở ngay đại sảnh mà Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI  đă  dự tính đọc diễn văn của Người ngày 17.01.

+ (CWNews 28.02) Thúc giục Iran về h́nh phạt tử h́nh cho những người bỏ đạo Hồi. Liên Minh Châu Âu kêu gọi các nhà làm luật Iran bác bỏ một đề xuất có thể áp đặt h́nh phạt tử h́nh đối với những người bỏ đạo Hồi. Nghị viện Iran đang xem xét một đề xuất như thế đối với đàn ông; trong khi phụ nữ bỏ đạo sẽ bị những án tù dài hạn. Liên Minh Châu Âu cho rằng chính sách nầy có thể “vi phạm một cách rơ rệt các cam kết của nước Iran với các công ước quyền con người”. Iran chỉ đứng sau Trung Quốc về sử dụng án tử h́nh, với con số 250 người bị xử tử trong hai năm 2005 và 2006.

+ (CNA 01.03) Đức TGM giáo phận Mosul,Iraq,bị bắt cóc. Đức TGM Paulos Faraj Rahho (Công giáo Can-đê) bị bắt cóc ngày 29.02 do những tay súng đă sát hại lái xe và hai người bảo vệ của Ngài. Đức Thánh Cha đă ké6t án hành vi nầy là “đă suy tính trước” và “hèn hạ” và kêu gọi toàn thể Giáo Hội Công giáo cầu nguyện cho + (CNA 01.03) Đức Thánh Cha khuyến khích dân Mỹ bảo vệ Hôn Nhân và Gia Đ́nh Truyền Thống. Trong diễn văn đáp lời Bà tân đại sứ Hoa Kỳ tại Ṭa Thánh,Mary Ann Glendon, Đức Thánh Cha Biển-Đức khuyến khích dân Mỹ bảo vệ quyền sự sống từ khi thụ thai cho đến khi kết thúc tự nhiên, cùng bảo vệ hôn nhân và gia đ́nh truyền thống. Người bày tỏ sự đánh giá cao Bà Tân đại sứ, một giáo sư Khoa Luật ở Đại học Luật Harvard và từ năm 2004 trở thành Nữ chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Xă Hội Vatican đầu tiên.

+ (CNA 01.03) Bổ nhiệm nhà cải tổ hàng không Ư làm kiểm soát viên tài chánh quốc tế của Vatican. Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă bổ nhiệm chủ tịch Hàng Không Ư Maurizio Prato làm kiểm soát viên tài chính quốc tế của Vatican. Ông Prato được coi là một trong những nhà doanh nghiệp Ư có chuyên môn cao nhất. Kể từ khi ông lănh đạo Công ty Alitalia, ông bắt đầu một loạt những cải tổ nhằm cứu văn công ty đang thua lỗ nầy.

 

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÚA KITÔ?

Christophe Héry

 Trong tâm thức b́nh thường của nhiều Kitô-hữu, trong một số bài nguyện ngắm , -  đặc biệt vào Mùa

Thương Khó, -  h́nh ảnh những người Do Thái lợi dụng và hùa theo người La Mă để giết chết Chúa

Giêsu nhằm thỏa ḷng ghen tức, đă in đậm vào tâm trí. V́ thế chẳng lạ ǵ khi họ quy cho người Do Thái

tội”giết Thiên Chúa” qua cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, nhất là thái độ chối bỏ trách nhiệm của người

Do Thái mọi thời đại.  Bởi vậy, việc phân định rơ ràng trách nhiệm về cái chết của Chúa Kitô là cần

thiết và đ̣i hỏi sự b́nh tâm, sáng suốt trong nhận định, suy luận và lắng nghe ư kiến chính thức của

Giáo Hội. BTGH giới thiệu bài viết nầy của Christophe Héry, tuy ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ và căn bản.

 

ĐỂ BIẾT THÊM

Ai là người chịu trách nhiệm về việc đóng đinh Chúa Giêsu trên thập tự giá? Mặc cảm tội lỗi và phim ảnh từ các phương tiện truyền thông đan xen, trên nền tảng Phuc Âm, trong câu hỏi trở nên đáng sợ nầy. “Người ta” muốn làm cho các Kitô hữu tin rằng sự thờ kính Thập Giá của họ thấm vào mạch máu họ từ hai ngàn năm thuốc độc “sự hận thù” đối với “người Do Thái”. Để tham khảo, chúng ta hăy mở cuốn Giáo Lư Công Đồng Triđentinô nỗi tiếng, được công bố dưới triều đại Đức giáo hoàng Piô V vào năm 1566 để trả lời cho Luther. Với câu hỏi vốn ở số nhiều :” Những nguyên nhân cai chết của Chúa Giêsu-Kitô”, sau một trang tuyệt vời suy niệm về Cuộc Khổ Nạn của Đấng Cứu Độ và t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người, sách Giáo Lư truyền thống nầy trả lời:

   “Tiếp theo phải tŕnh bày những nguyên nhân Cuộc Khổ Nạn, hầu để đánh động thêm về sự cao cả và sức mạnh t́nh yêu Thiên Chúa đối vơi chúng ta. Thế nhưng, nếu người ta muốn t́m nguyên do đă đem Con Thiên Chú đến chỗ phải chịu một cuộc Khổ Nạn đau đớn nhường ấy, th́ người ta sẽ t́m thấy rằng ngoài tội  cha truyền con nối của tổ tiên chúng ta, th́ đó chính là các tội lỗi và những tội ác mà con người đă phạm từ khởi nguyên thế giới cho đến nay, những tội lỗi và tội ác mà con người sẽ c̣n phạm cho tới ngày thế mạt (...). Chính các tội nhân là tác giả và như những dụng cụ của mọi cực h́nh mà Chú Giêsu Kitô đă trải qua”

 

CÁO TRẠNG SAI VỀ TỘI “GIẾT THIÊN CHÚA”

  Không một dấu vết, không một lên án người Do Thái ở đây. “Họ” không hiện diện trong việc đặt vấn đề của Công Đồng (và sách Giáo Lư) Triđentinô. Từ Thánh Phaolô, nguyên nhân cuộc đóng đinh Chúa Giêsu, xét về phương diện những người thế như chúng ta, chính là những tội lỗi của tất cả mọi người” mọi người đều là thủ phạm; người Hy Lạp, người Do Thái hoặc dân ngoại: mọi người đều phải chịu trách nhiệm. Xét về quan điểm Thiên Chúa, Giáo Lư Triđentinô xác định “Chúa Giêsu Kitô đă chịu chết do Chúa Cha và do chính Người”. T́nh yêu Thiên Chúa là hàn đầu và mạnh hơn các hận thù con người. Chúa Giêsu tự nuyện gánh lấy tội lỗi thế gian và nhận trên ḿnh, để tự nguyện đền chuộc tội, ttất cả những đau đớn từ những điều đó.

  “Sự sống của Ta, không ai lấy đi được. Chính Ta trao ban nó”. Người tự nguyện chấp nhận khổ h́nh và vai tṛ đáng ghét của ‘vật tế thần’,tha thứ cho các ly h́nh của người và phó cuộc đời v́ những kẻ Người yêu thương. Chúng ta hăy dẫn thêm Giáo Lư nầy, để hiểu thấu hơn sự thật đắng cay đụng chạm sự cứu chuộc và số phận đời đời của chúng ta: “V́ thế chúng ta phải coi như thủ phạm của tội kinh khủng nầy [ tội giết Thiên Chúa] những ai tiếp tục để rơi lại vào trong tội lỗi của họ. Bởi v́ chính các tội ác của chúng ta đă làm Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, phải chịu khổ h́nh thập giá”. Người ta lưu ư chỉ một lần duy nhất nhắc đến “những người Do Thái” trong bốn trang của bài viết then chốt nầy của sách Giáo Ly Thánh Piô V: nó nhắm vào việc giảm nhẹ sự tham dự của họ vào mầu nhiệm cái chết của Chúa Giêsu, so sánh với các Kitô-hữu vốn biết rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa: “Phải nhận biết điều đó, tội ác của chúng ta trong trường hợp nầy c̣n lớn lao hơn tội ác của người Do-Thái, bởi v́ họ, theo lời chứng của Thánh Tông Đồ [Thánh Phaolô, giáo sĩ Do Thái trở lại]:” Nếu họ đă biết Vị Vua Vinh Quang, th́ họ đă không khi nào đóng đinh Người” (I Cor 2,8), c̣n chúng ta trái lại, chúng ta tuyên xưng nhận biết Người. Và khi chúng ta chối bỏ Người bằng những hành vi của chúng ta, th́ một cách nào đó chúng ta đă đặt những bàn tay giết Thiên Chúa lên Người...”.Những bàn tay Kitô-hữu của chúng ta cũng mang tội giết Thiên Chúa. Đó là thần học chính xác được Giáo Hội lưu hành ở Công Đồng Triđentinô và truyền lại từ hai mươi thế kỷ về cái chết của Chúa Kitô: được gỡ bỏ hết mọi cáo buộc và mọi biện chứng liên quan đến “dân Do Thái” […]. Nếu so sánh, rơ ràng chính là các nhà cầm quyền Hy Lạp ở Athènes phải chịu trách nhiệm về cái chết của Socrate, bị xử chết với thuốc độc rắn. Sẽ vô lư nếu ngày nay lại quy cho dân tộc Hy Lạp phải chịu trách nhiệm về cái chết của Socrate. Với Chúa Kitô cũng vậy: sẽ vô lư nếu quy cái chết của Người cho toàn dân tộ Do Thái, từ năm 30 cho đến tận thế. Theo nghĩa đen và lịch sử các Phúc Âm, Công Đồng Vatican II tuyên bố không chút lập lờ:

  Như Sách Thánh làm chứng, Giêrusalem đă không nhận biết thời kỳ nó được viếng thăm (Lc 19,44); Người Do Thái, phần đông, không chấp nhận Phúc Âm; chẳng những thế, mà rất nhiều người c̣n chống lại sự phổ biến của Phúc Âm (x. Rm 11,28).[…]. Các nhà đương cục Do Thái, cùng với những kẻ theo phe họ, đă đẩy Chúa Kitô tới cái chết ((x. Ga 19,6), những ǵ đă phạm trong cuộc khổ nạn của Người không thể quy cho tất cả người Do Thái sống thời bấy giờ một cách mập mờ, cũng không thể quy tội cho những người Do Thái thời chúng ta.  Nếu quả Giáo Hội là dân tộc mới của Thiên Chúa, th́ người Do Thái không thể v́ thế mà bị tŕnh bày như những kẻ bị Thiên Chúa quở trách hoặc bị chúc dữ, cứ  như thể là điều đó xuất phát từ Sách Thánh  vậy” (Nostra Aetate, s.4).

 

GIÁO SĨ SAUL VÀ DO THÁI GIÁO.

Giáo sĩ Saul, trở thành Tông Đồ dân ngoại, mau chóng vấp phải những bạo lực của đạo Do Thái mà Ngài đă ra tay trước đó (ném đá dă man phó tế Stêphanô). Bị truy đuổi, bị bắt bỏ tù, bị đánh đập, chỉ sống sót nhờ vào quốc tịch La Mă, Ngài sẽ chiến đấu bằng miệng và ng̣i bút để thuyết phục các Kitô hữu tiên khởi phải cắt dứt ngay - nếu ta có thể nói như vậy – cách giải thích theo nghĩa đen Kinh Torah và những tập tục Do Thái giáo hoá, trở thành vô nghĩa. Công Đồng Giêrusalem sẽ phán quyết rạch ṛi dứt khoát ủng hộ Ngài.

  Tiếp đó, Giáo Hội đă phải đương đầu về mặt tín lư với Đạo Do Thái mới, tôn giáo được khôi phục lại sau khi Thành Giêrusalem bị phá hủy, do những người kế tục các Biệt Phái. Theo sử gia André Paul, giữa Kitô-giáo và Do Thái giáo thế kỷ thứ I, có một sự “đoạn tuyệt” một cách nghịch lư. Với việc lên án chủ nghĩa bài Do Thái, Đức giáo hoàng Piô XI đă tuyên bố năm 1938 rằng những người đă rửa tội là “những người Do Thái về mặt thiêng liêng”. Điều đó chẳng hề có ư nghĩa chút nào rằng các Kitô-hữu có thể tiếp tục “Do Thái giáo hóa” (Gal 4), nhưng phải chỉ được hiểu theo nghĩa những người đă được rửa tội là những con cái đích thực của Abraham, thừa kế Giao Ước nhờ ḷng tin vào Chúa Kitô Đâng Thiên Sai. Thánh Phaolô đă giải thích : “V́ không phải những ai từ Israel là Israel”. Israel mới, chính là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô.

  Trừ phi chối bỏ lịch sử và gạch bỏ khỏi Tân Ước các thư của Thánh Phaolô (ở hàng đầu là thư gửi Galata), phải tuyệt đối phân biệt những tranh luận Kitô-giáo nhằm vào đạo Do Thái thưa kế từ các Biệt-phái, với chủ nghĩa bài Do Thái, học thuyết hiện đại một cách quái gỡ về sự khinh thị, sự chúc dữ jhoặc sự hận thù có hệ thống chống lại các dân tộc du mục (Do Thái, Ả Rập, Syri, Palestine,vv...), xét về căn bản là bài Kitô-giáo và đă bị Giáo Hội lên án.

   Hăy nghe Thánh Phaolô kêt luận : “Quả vậy, giả như v́ anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa ĺa Chúa Kitô, th́ tôi cũng cam ḷng. Họ là người Israel, họ đă được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước,lề luật,một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ và sau hết, chính Đức Kitô,xét theo huyết thống, cũng cùng một ṇi giống vơi họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vưọt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen!... (Rm 9, 3 – 5) Tôi thật ḷng ước ao và cầu xin cùng Thiên Chúa cho họ, để họ được cứu độ...V́ vậy tôi nói : Thiên Chúa đă chối bỏ Dân của người ư ? Không bao giờ ! ».

(BTGH chuyển ngữ)

 

 

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

ĐỀ TÀI 52

 

CHÚA KITÔ NHƯ ĐIỂM THAM CHIẾU

CÁC LỜI GIẢI ĐÁP CỦA THÁNH PHAOLÔ

TRONG THƯ THỨ NHẤT GỬI TÍN HỮU CÔRINTÔ

 Đọc các giải đáp thánh Phaolô đưa ra cho tín hữu Côrintô trong thư thứ I gửi cho họ, chúng ta nhận ra ngay yếu tố ṇng cốt này: đó là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đanh và phục sinh là vị thầy duy nhất và là điểm tham chiếu mọi sự.

 

Trong nhăn quan đó Phaolô đối chọi sự khôn ngoan của Thiên Chúa với sự khôn ngoan mà tín hữu Côrintô t́m kiếm. Cái khôn ngoan của Thiên Chúa tỏ lộ ra trong biến cố Chúa Giêsu Kitô bị đóng đanh, mà người do thái cho là gương mù gương xấu, và người hy lạp coi là điên dại (1,23-24). Biến cố thập gía biểu tượng cho cái bất lực của con người không thể tự cứu thoát ḿnh và quyền năng của Thiên Chúa cho sống lại từ cơi chết. Việc rao giảng Tin Mừng vén mở cho con người thấy chương tŕnh phi thường đó của Thiên Chúa, mời gọi tín hữu tin tưởng nơi Ngài, khước từ thái độ tôn giáo tự măn, kiêu căng và thừa nhận rằng chỉ trong Thiên Chúa nó mới được vinh quang mà thôi. Chính v́ thế nên thánh Phaolô không mệt mỏi lập lại với tín hữu Côrintô rằng: ”Việc rao giảng thập gía là điên loạn đối với những kẻ hư mất, nhưng đối với những người ở trên con đường cứu rỗi, đối với chúng tôi, th́ đó là quyền năng của Thiên Chúa” (1,18); ”Thiên Chúa quyết định cứu rỗi những người có ḷng tin nhờ cái điên dại của lời giảng dậy” (1,21). Ngoài ra chỉ cần nh́n vào cộng đoàn Côrintô để nhận ra rằng Thiên Chúa theo cái luận lư kỳ quái lựa chọn những kẻ bị khinh rẻ, rốt hết cho hoạt động cứu độ của Ngài (1,26). Chính con người thánh Phaolô là một thí dụ sống động điển h́nh (2,1-5): kiểu cách nói năng đơn sơ không trau chuốt, nội dung lời rao giảng tập trung nơi Chúa Kitô bị đóng đanh, nơi sự yếu hèn, trong thái độ sợ hăi và run rẩy của thánh nhân, khi phải tự giới thiệu ḿnh với tín hữu cộng đoàn Côrintô. Tất cả những thứ đó chắc chắn đâu có thể đảm bảo cho ngài được thành công. Thế mà lạ lùng thay, lời rao giảng của Phaolô đă làm nảy sinh ra một giáo đoàn sống động. Nó là dấu chỉ quyền năng của Thiên Chúa hiện diện trong sự yếu hèn và khiêm tốn của người rao giảng Tin Mừng.

 

Tuy nhiên, khước từ sự khôn ngoan của loài người không phải là thái độ từ bỏ thuần túy. Khi tín thác nơi hoạt động của Chúa Thánh Thần, tín hữu có thể bước vào chiều sâu vĩnh cửu và nhiệm mầu của chương tŕnh cứu độ Thiên Chúa đă hiện thực trong Đức Giêsu Kitô, và qua đó đạt được sự khôn ngoan cao vời. Thánh Phaolô đă có thể hướng dẫn tín hữu Côrintô bước đi trên con đường toàn thiện kitô đó, nhưng rất tiếc là tín hữu giáo đoàn tỏ ra xa lạ với cái luận lư trên đây của Thiên Chúa, và chỉ nghĩ tới cái tôi chủ nghĩa và tin tưởng vững mạnh nơi các bậc thầy trần gian mà thôi (2,6-16; 3,1-4). Ḷng tin vào Tin Mừng có thể trưởng thành và lớn lên tới độ trở thành sự khôn ngoan kitô, có khả năng rộng mở trí tuệ con người cho một cái nh́n sâu thẳm về các con đường nhiệm mầu, hướng dẫn con người từng bước tới thế giới phục sinh, được nh́n và lượng định gía trị với chính đôi mắt của Thánh Thần Thiên Chúa. Nói cách khác, trước nỗi khát khao hiểu biết của thế giới hy lạp, thánh Phaolô không chỉ trả lời bằng cách khước từ các nỗ lực quảng đại nhưng mang nặng cái tôi chủ nghĩa và cá nhân chủ nghĩa, mà nhất là bằng cách giúp con người nhận ra các chân trời vô cùng rộng răi của việc kiếm t́m và suy niệm sự thật nhiệm mầu của con người, sáng ngời trong cuộc đời gương mẫu của Chúa Giêsu thành Nagiarét bị đóng đanh và phục sinh.

 

Khi trả lời cho trường hợp loạn luân trong chương 5, Phaolô tỏ ra là người rất chính xác và cứng rắn. Nhất là thánh nhân quở trách giáo đoàn Côrintô, v́ đă không can thiệp và ra vạ tuyệt thông cho tín hữu phạm tội đó. V́ thế thánh nhân phải nhân danh quyền của Chúa để làm việc đó từ xa và đưa ra lời phán đoán và kết án. Bởi v́ giáo đoàn không được để cho ḿnh bị tiêm nhiễm kiểu sống trụy lạc loạn luân đó. Phải xa lánh các kẻ như vậy. Phaolô cũng không tán thành sự kiện các kitô hữu bất ḥa đem nhau ra kiện trước ṭa án đời, thay v́ giải quyết êm thắm với nhau qua trung gian của các vị hữu trách trong giáo đoàn (6,1-11). Không phải thánh nhân muốn đ̣i cho các kitô hữu một quyền riêng, nhưng v́ kiểu hành xử đó là dấu chỉ sự căi cọ bất ḥa chia rẽ giữa ḷng cộng đoàn. Và đó là điều trái nghịch với Tin Mừng của t́nh yêu thương hyunh đệ, là nét đặc thù của các giáo đoàn kitô.

 Liên quan tới chủ trương tự do phóng khoáng tính dục của một số anh chị em trong cộng đoàn Côrintô (6,12-20), thánh Phaolô đối chọi lại bằng các khẩu hiệu ngắn gọn: “Tôi được phép làm mọi sự”: đúng, nhưng không phải mọi sự đều lợi ích cho tôi. ”Tôi được phép làm mọi sự”: phải, nhưng tôi không muốn anh chị em nô lệ bất cứ sự ǵ. Tự do hành động không thể được đ̣i hỏi một cách cá nhân cũng không thể trở thành cớ che dấu kiểu sống nô lệ của con người. Muốn làm ǵ th́ làm không phải là tự do. Phaolô cũng phủ nhận kiểu lư luận coi hoạt động tính dục và việc ăn uống ngang nhau. Không thể giản lược hoạt động tính dục thành một việc vô thưởng vô phạt, bởi v́ hoạt động tính dục diễn tả và liên hệ tới thân xác con người và bản vị con người. V́ thế nên ai đă bước vào sự hiệp thông gắn bó với Chúa Kitô trong ḷng tin, và chấp nhận quan niệm sống tận hiến liên bản vị, không thể ”xử dụng” phụ nữ măi dâm. Sự giao hợp nam nữ không phải như là một đồ vật để tiêu thụ, mà là kinh nghiệm cao độ của nhân vị, cần phải sống theo cái luận lư của sự trao ban chính ḿnh. Mỗi cuộc gặp gỡ t́nh dục mà không có t́nh yêu và v́ thế chỉ là xử dụng, đều là tội xúc phạm tới con người, tới thân xác con người, là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Xem thế đủ biết câu trả lời của thánh Phaolô vượt cao hơn b́nh diện luân lư thường t́nh, để đạt tới một nhận định sâu sắc về tính dục trong chiều khóa bản vị con người.

 

Đối với những tín hữu ca tụng cuộc sống thiên thần, không tính dục, thánh Phaolô chỉ cho thấy khuynh hướng thực tế lành mạnh của cuộc sống. Ngài nhắc nhắc họ đừng quên chiều kích cụ thể của cuộc sống con người (7,1 tt.). Cuộc sống độc thân là một ơn Thiên Chúa ban cho người này mà không ban cho người khác. Do đó không thể biến sự độc thân trở thành luật lệ chung cho mọi tín hữu. Thật ra thánh Phaolô cũng muốn cho mọi người sống độc thân như ngài, tự do không bị hôn nhân ràng buộc (7,7.32) để hoàn toàn tận hiến cuộc đời phụng sự Chúa (7,32-34). Và trong thời gian ngắn ngủi đợi chờ ngày Chúa quang lâm và thế giới của các kẻ phục sinh như hiện nay, th́ nếp sống độc thân là t́nh trạng thích hợp nhất đối với các tín hữu (7,26). Nhưng tốt hơn hết là cứ tùy theo từng cá nhân và t́nh trạng sống cụ thể của họ. Trong chiều hướng đó, đối với thánh Phaolô, hôn nhân cũng là t́nh trạng sống b́nh thường thôi (7,2). Do đó thánh nhân khuyên các tín hữu không có khuynh hướng sống đời độc thân hăy lập gia đ́nh (7,). Ngài cũng cho phép tín hữu sống ly thân với vợ ngoại giáo, nếu vợ họ từ chối, không muốn sống chung với họ. Và dĩ nhiên trong trường hợp này họ có thể tái hôn, bởi v́ Thiên Chúa đă kêu mời các tín hữu sống trong an b́nh (7,15). Phaolô cũng cởi lời hứa của thanh niên nào, v́ hăng hái muốn sống đời độc thân nên tôn trọng trinh tiết của cô gái đă hứa hôn với ḿnh, nhưng giờ đây cảm thấy bị tính dục thúc đẩy, không giữ đựơc lời hứa nữa. Họ có thể yên tâm lấy nhau, không có tội lỗi ǵ. C̣n đối với các bà góa, thánh nhân không ngăn cản họ tái lập gia đ́nh (7,8-9.39-40).

 Thánh Phaolô không chủ trương giải thoát các kitô hữu khỏi cơ cấu trần gian của hôn nhân cũng như của thực tại tính dục và các t́nh trạng xă hội của thế giới này. Trái lại, theo thánh nhân các tín hữu được sát nhập vào các cơ cấu đó và tùy thuộc các cơ cấu đó. V́ vậy một nô lệ, trong ḷng tin đă được giải thoát khỏi tội lỗi rồi và phụng sự Chúa, nhưng vẫn không tự do trên b́nh diện xă hội (7,17-24). Tuy nhiên, ư nghĩa hiện sinh sự hiện diện của kitô hữu trong thế giới này thay đổi. Đó là điều thánh Phaolô muốn nêu bật khi viết: ”Tôi xin nói với anh chị em điều này: thời gian đă rút ngắn rồi. V́ thế nên những ai có vợ hăy sống như người không có vợ; những ai khóc than hăy sống như người không than khóc; những ai vui mừng hăy sống như người không vui mừng; ai mua hăy kể như ḿnh không chiếm hữu ǵ; ai dùng của cải trần gian này, hăy làm như không dùng ǵ, bởi v́ thế giới này đang qua đi” (7,29-31). Cái tuyệt đối của cuộc sống con người không c̣n gắn liền với t́nh trạng trần gian này hay t́nh trạng trần gian khác nữa. Các thực trạng trần gian c̣n đó với gía trị của chúng, nhưng chúng được tương đối hóa trước các thực tại vĩnh viễn và toàn hảo trong thế giới mới của những kẻ phục sinh, thế giới, mà lịch sử hiện nay đang bay tới.

 Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng đối với thánh Phaolô, con người, nh́n dưới ánh sáng của Chúa Kitô, là công dân của thế giới này, nhưng hướng tới việc kiếm t́m một kinh thành tương lai, nơi con người sống ḥa giải với Thiên Chúa, với tha nhân và với thế giới như viết trong chương 13,14 thư gửi tín hữu Do thái.

 

Text Box: VẤN ĐỀ HÔM NAY. VẤN ĐỀ HÔM NAY. VẤN ĐỀ HÔM NAY

 

 

 

CÁI NGHỊCH LƯ CỦA TRÀO LƯU THẦN HỌC KHÔNG CÓ THIÊN CHÚA

 
             Ngày nay, một điều không thể chối căi là trào lưu vô thần đă t́m được chỗ đứng ở một nơi mà người

ta thực sự không bao giờ ngờ tới: Ở trong các phân khoa thần học – Và đương nhiên, các hậu quả tai hại           

gây ra thật vô cùng khủng khiếp!  
 

Piep, piep, piep, wir haben uns alle lieb“ (Chíp, chíp, chíp, chúng ta cùng khắng khít thương yêu nhau). Đây là một “Kinh Ăn Cơm“ mà tôi đă nghe được cách đây chưa lâu tại một viện đại học Kitô giáo Đức trong giờ cơm trưa của một nhóm sinh viên. Và cách bày tỏ đức tin Kitô giáo hay cách cầu nguyện lố lăng như thế đă dẫn tới một cuộc tranh căi rất sôi nổi tiếp liền sau đó, và trong cuộc nói chuyện, vị Tuyên úy c̣n quả quyết là rất có thể ngài sẽ đưa áp dụng h́nh thức cầu nguyện như thế vào cả trong việc cử hành Phụng Vụ nữa. Khi nghe thế, tôi đă tự hỏi ḿnh là phải chăng tôi đă quá cổ hủ và lạc hậu? Bởi v́, không phải những cuộc bàn căi đầy triết lư, chẳng hạn về Hegel hay Nietzsche, nhưng là những Lời Kinh đơn sơ trước khi dùng bữa như thế sẽ gây nên những hậu quả nguy hại khôn lường của một khuynh hướng thần học tự xưng một cách mâu thuẩn là „thần học Thiên-Chúa-chết“ hay là thần học vô thần, tức thần học không có Thiên Chúa. 

Dĩ nhiên, trào lưu thần học loại này đă không khởi đầu một cách sai trái như khi nó kết thúc như thế, nhưng nay nó đă bước vào vũng lầy đó. Vị Tuyên úy mà mọi người gọi là Mục Sư kia đă phát biểu như thể để tự biện hộ cho cách cầu nguyện kỳ quặc trên: „Ở đâu có t́nh yêu và sự an ḥa, ở đó có Thiên Chúa ngự trị“. Khi nghe thế tôi đă trả lời: „Thế tại sao ngài lại không nói rơ ràng ra như thế trong lời Kinh của ḿnh?“ Câu trả lời là: „Không! Bởi v́, cũng giống như Đức Giêsu, tôi không đánh giá chút nào việc kinh kệ và các lễ nghi phụng vụ rườm rà.“ Tôi hỏi lại: „Nhưng cũng rất có thể là ngài đang gặp phải khó khăn trong vấn đề đức tin?“  

Chắc hẳn rằng con đường dẫn thẳng trực tiếp từ h́nh thức tránh né hay coi thường tâm t́nh tôn kính nghiêm chỉnh đối với Thiên Chúa ngay chính trong khi cầu nguyện như thế đi vào sự bế tắc đầy mâu thuẩn sẽ khó tránh khỏi.  
 

HEGEL và NIETZSCHE, HAI KẺ MỞ ĐƯỜNG CHO TRIÊT HỌC VÔ THẦN

Trong số những học giả mở đường cho triết học vô thần đương nhiên phải kể tới Hegel và Nietzsche: Một người là một thần học gia được đào tạo tại đại học Tübingen, c̣n người kia là con của một vị Mục Sư Tin Lành. Cả hai đều lớn tiếng khai tử Thiên Chúa. Hai triết gia này coi việc khai tử Thiên Chúa là hậu quả đương nhiên của phong trào tục hóa (sécularisation), v́ qua đó Thiên Chúa hoàn toàn mất hết chỗ đứng trong vũ trụ và trong sự tự do của con người; một sự tự do cho phép con người thay thế Thiên Chúa nắm giữ việc điều khiển lịch sử. Những đồ đệ của Các Mác đă công khai cho thấy điều đó đă đi về đâu. Cả các nhà thần học khai tử Thiên Chúa cũng phê b́nh chủ nghĩa hữu thần (Théisme: Tin vào Thiên Chúa), bởi v́ họ cho rằng chủ nghĩa hữu thần phủ nhận trách nhiệm của con người. 

Khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ hay cũng được gọi là „thần học không có Thiên Chúa“, xuất hiện vào năm 1968 của thế kỷ trước. Đó là một trào lưu thần học của thế hệ lúc bấy giờ, và con tàu dẫn đầu là cuốn sách của bà Dorothee Sölle-Steffẹnsky (1929-2003), thần học gia Tin Lành, với tựa đề: „Atheistisch an Gott glauben“ – Tin Thiên Chúa một cách vô thần (1968). Cuốn sách tóm tắt tất cả một chuỗi toàn những kích động từ trước tới nay. Mục đích nhắm tới là việc thay đổi toàn bộ những cách thực hành đức tin hiện hành. Cũng v́ thế, nhà thần học Ernst Käsemann, chuyên gia Kinh Thánh Tân Ước và là đồ đệ của Karl Barth (1886-1968, giáo sư thần học người Thụy Sĩ), luôn luôn tuyên bố rằng mục đích thần học của ông là t́m cách tẩy trừ luôn ḷng mộ đạo cuối cùng tại vùng Württemberg, thuộc Nam Đức. 

Nhưng người ta thắc mắc tự hỏi: Tại sao lại có những hiện tượng kỳ lạ như thế? Câu trả lời của Käsemann: Tất cả mọi tôn giáo đều là sản phẩm do con người chế biến ra, và trước hết ḷng mộ đạo là một tội phạm chống lại Thiên Chúa. Những kẻ đạo đức chỉ muốn dùng sự cầu nguyện của ḿnh để điều khiển Thiên Chúa, chỉ muốn biến Thiên Chúa thành dụng cụ cho ư riêng ḿnh. V́ thế, lễ nghi phụng vụ chỉ là tṛ ảo thuật và cầu nguyện là chuyện chiêm tinh bói toán. 

Một sắc thái của khuynh hướng thần học vô thần này đă sản sinh ra bộ môn thần học ở đại học Marburg ở Đông Đức, mà cánh khuynh tả của nó đă kết nạp tư tưởng trên của Käsemann. Do đó, những kiểu tŕnh bày hay phát biểu phụng vụ của nhóm này về Thiên Chúa hoàn toàn có tính cách xa lạ, không c̣n trung thực nữa và mất hết tính cách nguyên thủy của phụng vụ. Khuynh hướng thần học đó mang tính cách „thần thoại“, v́ coi Thiên Chúa như một điều vĩ đại trong các điều vĩ đại trong vũ trụ. Chính Rudolf Bultmann (1884-1976), giáo sư thần học Tin Lành tại đại học Marburg, cũng không xa lạ ǵ với loại „Kinh Ăn Cơm“ kỳ cục như thế, bởi v́ – có lẽ do khinh suất – ông cũng nhấn mạnh việc loại bỏ tính cách huyền thoại về Ngôi Vị Thiên Chúa và trong việc cầu nguyện. Trong khi đó những học tṛ của ông thuộc cánh tả, như Herbert Braun và Dorothee Sölle, lại có cái nh́n hoàn toàn khác. 

Nhưng, nếu người ta muốn tránh loại ngôn ngữ huyền thoại được hệ thống hóa, người ta cũng phải loại bỏ việc huyền thoại hóa Thiên Chúa như một ngôi vị, và thay thế vào đó chẳng hạn bằng „t́nh yêu“. Nếu vậy, lại đưa tới hậu quả là cho tới ngày nay người thường xuyên phải đối mặt với công thức „Thiên Chúa là t́nh yêu“. Thực ra, công thức đó được lấy từ Thư I Thánh Gioan, nhưng nếu được trích dẫn một cách riêng rẽ, th́ công thức đó sẽ trở thành một suy luận thần học đầy nguy hiểm. Bởi v́, nếu thực sự Thiên Chúa chỉ là „t́nh yêu“, chứ không ǵ khác hơn nữa, th́ người ta đă hóa giải được bản thể và yếu tính của Người, cũng như quyền năng và những mầu nhiệm của Người. Trong khi đó, yếu tính và bản thể của Thiên Chúa là một điều bất khả tri; bất khả tri như chính Thiên Chúa là Đấng bất khả tri vậy

 Quả vậy, nếu Thiên Chúa chỉ là t́nh yêu, th́ không c̣n là đối tượng, mà người ta có thể xưng là ngôi vị thực hữu. Một vị Thiên Chúa như thế được sản sinh qua những cuộc thân giao giữa con người với nhau, nghĩa là một sản phẩm của t́nh thân hữu của con người sản sinh ra. Nếu vậy, dung nhan Thiên Chúa bấy giờ - như người ta nói – sẽ có thể nhận ra được như thể dung nhan của một kẻ nào đó đang hiện hữu bên cạnh tôi. Sự giảm thiểu hay thu nhỏ Thiên Chúa toàn năng lại trong các tương giao của cuộc sống và trong chiều kích luân lư như thế, th́ ngay từ đầu đă luôn chứa đựng trong ḿnh một khuynh hướng phản phụng vụ và phản tâm t́nh thờ phượng. Chúng ta hăy nghe một trong những nhà thần học đó phát biểu: „Cuối cùng Đức Giêsu đă thắng dẹp được cái khuynh hướng phàm tục và phản phụng vụ, tư duy và hành động mang tính cách thờ phượng – như việc rửa tay, các giới luật về thức ăn, luật ngày thứ bảy, việc ăn chay và cầu nguyện – và như thế, những chuyện đó hoàn toàn dư thừa trong chương tŕnh rao giảng của Đức Kitô. Người ta sẽ không c̣n gặp được Thiên Chúa trong ngôi nhà tôn giáo nữa; người ta cũng không cần phải làm cho Thiên Chúa hiện diện một cách đạo đức, v́ Người đang hiện diện; chẳng bao lâu nữa, Người sẽ không c̣n là Vua và Đấng Thống Trị“ (D. Sölle). 

Chúng ta thấy rằng sự đề cập đến Đức Giêsu và phần Kinh Thánh Tân Ước ở đây hoàn toàn mang tính cách ư thức hệ và xuyên tạc. Sự sai lầm này đă dẫn tới việc nhận định rằng, Kinh Lạy Cha rất có thể không xuất phát từ Đức Giêsu, bởi v́ Đức Giêsu luôn chống lại mọi lễ nghi phụng vụ mang tính cách h́nh thức. Bởi vậy, ở đây một lần nữa lại cho thấy rằng: Thái độ cương quyết đề cao và bảo vệ chương tŕnh phụng vụ của Đức Bênêđíctô XVI không chịu ảnh hưởng bởi cách thức thực hành ồ ạt tập thể của những người Công Giáo thuộc Tiểu bang Bayern, quê hương của ngài, như một số người nghĩ, nhưng đụng chạm tới vấn đề trọng tâm của nền thần học hiện nay, tức vấn đề phẩm cách của Thiên Chúa. Bởi v́ khuynh hướng của trào lưu thần học „Thiên-Chúa-chết“ này đă được bành trướng rộng răi ra và biến thần học chỉ c̣n có tính cách đạo đực hiện sinh hay mang tính cách phủ nhận thuần tuư.

 V́ thế chúng ta đọc nơi W. Hamilton (1961): „Nếu chúng ta nói Thiên Chúa chết, th́ chúng ta không có ư nói cách đơn giản đến cái chết của một thiên thể đă được khách thể hóa một cách sai lầm thành thần tượng. Nhưng chúng ta nói đến cái chết của những khả năng trong chúng ta muốn t́m cách khẳng định những h́nh ảnh truyền thống về Thiên Chúa mà thôi.“ Và mỗi hậu quả của quan niệm lầm lạc này đều gây nên một mất mát cho đức tin. Nghĩa là sẽ gây nên hoang mang nơi ḷng người: „Không c̣n có Thiên Chúa nữa, th́ không có nghĩa nào khác hơn là thực sự không c̣n có Thiên Chúa nữa.“ 

Chúng ta có thể giải thích cách vắn tắt bốn hậu quả quan trọng phát sinh từ chủ trương đó: 

• Sự qui chiếu sai lầm về khoa thần bí học Kitô giáo. 

• Các suy tư và các động thái như thế chỉ là tṛ múa rối trước vấn nạn hoàn toàn bế tắc của thần luận (Théodicée). 
• Phủ nhận sự bất tử của từng cá nhân. 

• Nhắm mục đích thiết lập một tân môn phái Phật giáo Âu Châu. 

Cũng v́ thế, sự phát biểu của Meister Eckhart (1260-1328), một nhà thần bí học Ḍng Đa-minh, là ngài rất có thể bỏ việc chiêm ngắm Thiên Chúa Ba Ngôi để đi làm việc bác ái giúp đỡ kẻ khác, đă được khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ lợi dụng một cách triệt để ngay hầu có thể biện minh cho khuynh hướng thần học của họ. 

Nhưng người ta tự hỏi là: Phải chăng Meister Eckhart đă thực sự hiểu Kitô giáo như một cách thức sống không cần tới Thực Thể thần linh tối cao? Nhóm thần học gia này quan niệm thế nào về thần bí học? Câu trả lời là họ phủ nhận hoàn toàn khoa thần bí học. Bởi v́ các nhà thần bí học đă ư thức được sự căng thẳng hệ ở chỗ, là những bất đồng trong các phát biểu về điều được nêu lên th́ luôn luôn lớn hơn sự tương đồng. Tuy nhiên, các nhà thần bí đă làm chủ được sự căng thẳng giữa những kiểu nói có tính cách biểu tượng „tích cực“ cần thiết về Thiên Chúa và về phẩm tính tuyệt đối của Người – trong hai phương diện: Kinh Thánh cũng như Giáo Hội.  


 NHỮNG HẬU QUẢ CỦA KHUYNH HƯỚNG THẦN HỌC “THIÊN-CHÚA-CHẾT

 Và để giải tỏa được sự căng thẳng này v́ sợ phải đối mặt với sự khách thể hóa, và để thoát ra khỏi được sự căng thẳng đó, người ta đă rơi vào một mâu thuẩn khác: Họ t́m cách loại bỏ ngay sự hiện hữu của Thiên Chúa như của một đối tượng thực hữu. Nhưng thái độ đó là một sự chạy trốn nguy hiểm, đánh mất chính sự cứu rỗi. Thiên Chúa hiện hữu không như các sự vật khác. Thiên Chúa không phải là một cái ǵ khác. Người luôn luôn ủng hộ và nâng đỡ chúng ta. Cũng v́ thế, Thiên Chúa là đối tượng thực hữu của sự cầu nguyện của con người.

 Trong tác phẩm „De non aliud“, Đức Hông Y Nikolaus Casanus (hay Nikolaus Von Kues), tên thật là Nikolaus Krebs (1401-1464), một triết gia và chính trị gia thời danh người Đức, đă cho rằng Thiên Chúa không thể là đối tượng của nhận thức con người được, v́ Thiên Chúa luôn luôn bất khả tri đối với trí năng con người và v́ thế Người là chủ thể, chứ không phải là đối tượng của tri thức con người.  

Điều đó muốn khẳng định rằng có Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện hữu và tự hữu. Sự hiện hữu của Thiên Chúa không bị lệ thuộc vào phạm trù thời gian và không gian; nói cách khác, sự hiện hữu của Thiên Chúa không có bắt đầu và không có chấm tận. Nếu vậy, những ai cho rằng „không có Thiên Chúa“, quả thực là những kẻ thiếu trí năng và thiếu hiểu biết lành mạnh b́nh thường, đúng như lời cảnh Thánh Vịnh 14(13),1: „Kẻ ngu si tự nhủ: ‚Làm chi có Chúa Trời’“. Trong truyền thống Do-thái giáo người ta thường coi kiểu nói „không có“ như thế là ngôn từ Ca-in, kẻ đă giết em ḿnh là A-ben (x. St 4,1-16). Và điều đó cũng đồng nghĩa với sự khẳng định: Nếu đă không có Thiên Chúa, th́ cũng không có luật lệ hay án phạt ǵ cả, và như thế mọi tội lỗi và hành vi gian ác đều được thả lỏng và tùy tiện. 

Người Việt Nam ta cũng thường nói: „Không thương th́ ngọt như đường cũng đắng“, hay: „Không ưa th́ đổ thừa cho xấu“. Và đó là sự thật. Cánh thần học „Thiên-Chúa-chết“ đă chủ quan coi nền thần học Kitô giáo đă tŕnh bày sai lạc và thiếu cân nhắc về ḷng nhân hậu của Thiên Chúa, và luôn luôn quên rằng trong lịch sử đă có một thánh Gióp gặp đủ thử thách và một Đức Giêsu gánh đầy khổ đau. Khuynh hướng thần học vô thần này c̣n lợi dụng cả câu than thở của Đức Giêsu trên thập giá: „Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ rơi con“ (Mt 27,46) làm luận cứ để phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhưng cái vô lư và buồn cười nằm ngay trong chính luận cứ của cánh thần học vô thần này, v́: Phải chăng Đức Giêsu đă than thở và cầu nguyện trên thập giá như thế với một vị Thiên Chúa không hề hiện hữu sao? Không! Trái lại, chính lời cầu nguyện đó của Đức Giêsu đă chứng minh có Thiên Chúa, Thiên Chúa hiện hữu và Người vẫn lắng nghe tiếng kêu xin của chúng ta.  

Vâng, cả trong các trại tập trung rùng rợn, các trại cải tạo man rợ của các chết độ độc tài - (như Đức Quốc Xă của Hít-le, chế độ cộng sản Liên Sô của Stalin, của Mao Trạch Đông ở Trung Cộng hay của Nicolae Ceausescu ở Rumenie, v.v...), - những nơi con người bị đối xử như những con vật hạ đẳng, Thiên Chúa vẫn sống, Thiên Chúa vẫn hiện hữu, chứ Người không chết. Chẳng qua chỉ v́ Thiên Chúa không lên tiếng hay chưa lên tiếng mà thôi. Nhưng nếu Thiên Chúa không lên tiếng hay chưa lên tiếng, th́ không có nghĩa là Người không hiện hữu! Chính tại những nơi đó, nơi mà một số người nắm quyền hành sinh sát trên đồng loại với những hành động cực kỳ vô nhân đạo, cực kỳ dă man, th́ đức tin Kitô giáo vẫn quả quyết cho tôi biết rằng con người luôn luôn chỉ là tạo vật, chứ con người không bao giờ trở thành Thiên Chúa, con người vẫn không thể tranh dành được địa vị của Thiên Chúa, dù họ cứ tự cho ḿnh có toàn quyền sinh sát trên kẻ khác, và dù Thiên Chúa vẫn giữ thái độ thinh lặng trước những hành vi tàn ác của họ! Thiên Chúa th́ cô cùng vĩ đại, muôn phần vĩ đại hơn cả những đại tội ác bậc nhất mà con người có thể thực hiện được. 

Một trong những hậu quả khờ dại và nguy hiểm của khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ là việc họ phủ nhận chính cả sự khao khát tự nhiên và sự khả hữu về một cuộc sống kéo dài sang cả bên kia biên giới sự chết. Như thế, vấn đề không chỉ động chạm tới bản thể Thiên Chúa, nhưng động chạm tới bản thể của con người nữa.  Theo cánh thần học vô thần th́ người ta không cần t́m kiếm cho ḿnh „một sự an toàn nằm trong cuộc sống bên kia biên giới sự chết.“ Nhưng trong thực tế, người ta tự hỏi: Con người có cần đến sự cứu thoát khỏi cái chết không? Đây là vấn nạn trọng tâm của Kính Thánh Tân Ước. V́ thế, ai phủ nhận sự cứu rỗi, th́ cũng chẳng nên tiếp tục bận tâm tới Kitô giáo nữa. Và ai sống như thể hoàn toàn không có Thiên Chúa, th́ đối với người ấy kiểu nói đầy tính cách tín ngưỡng: „tử quy“ (chết là được đưa về với Đấng Sinh Thành), chỉ có nghĩa là một sự huỷ diệt sự sống của bản thân, chứ không phải là cảnh „lá rụng về cội“, là trở về cùng Đấng Tạo Thành.  

Nếu thế, ở đây người ta lại hiểu sai và sử dụng không đúng khoa thần bí học Kitô giáo, khi coi sự kết hiệp thân thiết giữa Thiên Chúa và con người là một sự biến thành vô ngă theo kiểu Niết-bàn (Nirvana) của Phật giáo. Nếu Gerhard Tersteegen (1697-1769), thi sĩ và Mục Sư Tin Lành người Đức thuộc hệ phái mộ đạo, cầu nguyện: „Lạy Chúa, xin loại trừ tính cách đặc thù tư riêng, xin xoá tan những tính cách tư riêng nơi con. V́ trở nên hư không quả là một giáo lư chí cao“, th́ không có nghĩa là sự loại bỏ nhân thân con người (kể cả trong sự chết cũng không). Nhưng nghĩa của sự „hư không“ ở đây được trích dẫn theo ư nghĩa trong Thư Thánh Phaolô gửi Côrinthô: „Những ǵ thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, th́ Thiên Chúa đă chọn để hủy diệt những ǵ hiện có...“ (1Cr 1,28). Điều đó muốn nói đến những người chẳng giàu sang, chẳng khôn ngoan thông giỏi và cũng chẳng thuộc tầng lớp quư phái, nhưng chỉ là những người hoàn toàn tay trắng. Những con người cụ thể như thế sống tại Côrinthô. Những con người ấy không biến tan vào trong „Niết-bàn“ của Thiên Chúa, để rồi từ cơi Niết-bàn đó họ sẽ trở thành như mưa, như gió hay như sương tuyết cứ theo tứ thời xuất hiện rồi lại tan đi vào trong vũ trụ, và họ sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi vỏng „luân hổi“ nghiệt ngă đó nữa. 


MỘT TÂN LẠC GIÁO CÔNG GIÁO TRÊN ĐƯỜNG H̀NH THÀNH 

 Đúng vậy, ở Âu Châu nói chung và ở Đức nói riêng, một tân lạc giáo thuần túy Công Giáo đang trên đường h́nh thành với những tên tuổi quen thuộc như Wiligis Jäger OSB, Gotthold Hasenhüttl và Hubertus Halbfas hay E. Pagels với cuốn sách về „Phúc Âm thánh Tôma“ nặc mùi lạc giáo. Tất cả họ vốn là những Linh Mục giáo sư thần học Công Giáo, nhưng đức tin của họ đă trở nên phôi phai, đă mất dần bản sắc Công Giáo của ḿnh. Nơi các tác phẩm của họ, những tác giả này đă cho thấy rơ ràng khuynh sai lầm của họ hơn nữa, khi họ cho những giáo huấn Đức Giêsu là phù hợp với Phật giáo và ai muốn canh tân Giáo Hội, th́ cần đến „Phật giáo hơn nữa“. Trong khi đó, chúng ta đă biết rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó, bởi v́ Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của các thần linh cũng như sự hiện hữu của chính Thiên Chúa, nhưng là một khuynh hướng triết học, hay nói đúng là một siêu h́nh học, nhằm đạt tới sự trống rỗng tuyệt đối như mục đích. Điều đó muốn nói lên rằng sự xác tín của mỗi người phật tử đă rơ: Một khi đă không tin có Thiên Chúa, th́ số phận mong đợi của mỗi con người là cuộc sống được nhẹ nhàng tan biến vào trong Niết-bàn, vào trong cơi hư không vô tận. Trong khi đó, theo đức tin Kitô giáo, mỗi cá nhân đều cần phải và có thể được giải thoát, nhưng không phải giải thoát khỏi chính bản ngă của ḿnh để tan biến vào trong cơi „sắc không“, nhưng khỏi tất cả những ǵ làm cho con người mất an b́nh và mất tự do. 

Nói tóm: Chủ nghĩa vô thần trong thần học chủ trương:

• phủ nhận Thiên Chúa như bản thể hữu ngă;

• thù nghịch với những lễ nghi phụng vụ và các h́nh thức thờ phượng; 

• Phủ nhận phẩm cách của bản thể Thiên Chúa và cả đến sứ mệnh của nhân phẩm con người. 
Và kết quả sau cùng của khuyh hướng đó là hướng về Phật giáo như một tôn giáo của tương lai, mà sự khởi đầu chỉ là một thái độ hay một hành động hết sức tầm thường, vô thưởng vô phạt, như lời kinh „Ăn Cơm“ đă được nói đến ở trên. Một điều đáng buồn phát sinh từ hậu quả đó, là trên con đường đó chúng ta đánh mất đi toàn bộ gia sản Kitô giáo cao quư của ḿnh về phương diện tín ngưỡng, tinh thần, văn hóa, mà chúng ta từng được thừa hưởng từ bao thế kỷ qua.


                                                                                           LM Nguyễn Hữu Thy (VietCatholic News 09.02.2008)

 

 


Trong SỐ 51, BẢN TIN GIÁO HỘI (tuần 14 – 21.09.2007) đă giới thiệu bài phân tích rất sâu xa của PIERRE ODON, có tựa  đề THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU CHĂNG? Xin vui ḷng xem lại để đối chiếu và bổ sung cho bài viết nầy.

 

 

 

 

PHỤ LỤC :

   GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT V MÙA CHAY (Năm A)

   Ga 11, 1 – 45

 

HỠI LAZARÔ, HĂY ĐI RA NÀO!


Đây là h́nh ảnh sống động nhất của Mùa Chay : một người đă được mai táng bốn ngày, sống lại và đi ra khỏi mồ, chân tay hăy c̣n quấn băng chôn cất và mặt c̣n bọc trong một tấm khăn liệm. H́nh ảnh đập mạnh đến độ người hoạ sĩ trong một giáo xứ được giao cho vẽ lại, đă muốn làm cho vui nhộn hết sức có thể, nhằm tránh cho trẻ em và cả người lớp gặp ác mộng.

   Nhưng Lazarô sống và đi ra khỏi mộ không phải chỉ là một thông điệp đánh động, mà nó c̣n nối kết đức tin của các nhân chứng. Xa hơn một chút trong tŕnh thuật nầy, Thánh Gioan viết : ”Bấy giờ các thượng tế quyết định  giết luôn cả Lazarô, …v́ nhiều ngướ Do Thái tại v́ anh mà bỏ họ và tin theo Chúa Giêsu” (Ga 12, 10 – 11). Sự cứng đầu cứng cổ của các đối thủ sẽ đạt đỉnh điểm trước sức mạnh ngày càng tăng của kỷ niệm mà những chứng nhân lưu giữ về chuyện nầy. Đó là v́ chỉ cần một Lời  Nói của Chúa Giêsu là đủ. Một quyền uy dường ấy trên sự chết, được biểu lộ một cách rơ rệt không đầy mấy tuần trước những biến cố Lễ Vượt Qua, sẽ kéo theo sự đồng t́nh của rất nhiều người.

  Từ ba tuần qua, Thánh Gioan nói về sự lựa chọn mà tất cả mọi người phải làm giữa đức tin và từ chối tin. Người nói lên điều đó bằng việc dùng những tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái khát và nước hằng sống, giữa sự mù loà và t́m lại được thị giác, giữa sự đón tiếp và vứt bỏ Lời Chúa. Hôm nay, tŕnh thuật cuộc sống lại của Lazarô tóm tắt tổng thể các lời giảng dạy của Người.

Chúa Giêsu hiện ra ở ánh sáng Phục sinh . Người nói với Mác-ta: « Ta là sự sống lại và là sự sống.Ai tin Ta, th́ dù có chết cũng sẽ được sống ; và mọi kẻ sống và tin vào Ta, th́ sẽ không chết bao giờ”.

   Việc Lazarô quay về sự sống buộc đánh thức ḷng tin nơi rất nhiều chứng nhân ; nhưng có những  kẻ khác đă

bắt dầu lên kế hoạch giết chết Bậc Thầy Sự Sống. Bên kia mọi cử chỉ chối từ và chống đối mănh liệt nhằm vào Chúa Kitô, cũng như nhằm vào thế hệ Kitô-giáo tiên khởi, Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta một cách rơ ràng rằng cái chết sẽ không có tiếng nói cuối cùng.

                   Bernard Lafrenière, C.S.C



 

 

 

 

  PHỤ TRANG:

    VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

+ (ND) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 3,56%. Ngày 27-2, Tổng cục Thống kê chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 năm nay tăng 3,56% so với tháng 1-2008. Như vậy, chỉ số gía cả tiêu dùng hai tháng đầu năm 2008 đă là hơn 6%, bằng 70% chỉ tiêu do Quốc Hội và chính phủ đề ra (tối đa 8,5%)So với tháng 1-2008, CPI tháng 2 tăng ở cả 10 nhóm hàng hóa, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với mức tăng 6,18% (tháng 1 là 3,76%), riêng lương thực tăng 3,25% và thực phẩm tăng 7,53%, cao hơn hai lần so với tháng 1. Tiếp đến nhóm đồ dùng và dịch vụ khác có mức tăng lớn thứ 2 với 3,4%. Tăng thấp nhất là nhóm hàng giáo dục với mức 0,1%.Trong tháng 2, hầu hết các thành phố lớn đều có mức tăng giá tiêu dùng kỷ lục và vượt xa mức tăng giá chung của cả nước như: Hà Nội tăng 3,92%; TP Hồ Chí Minh tăng 3,83%; Hải Pḥng tăng 4,49%...Cũng trong tháng 2, giá vàng tăng kỷ lục với mức 5,91% so với tháng 1-2008, đưa giá vàng hai tháng đầu năm tăng 37,85% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá USD tháng 2 lại tiếp tục giảm 0,12% so với tháng 1-2008 và giảm 0,12% so với cùng kỳ.

+ (Thanh Nien 27.02) Phát hiện 11.600 tỷ đồng thu chi 'nhầm'. Kết quả sơ bộ năm 2007 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, khoảng 11.600 tỷ đồng, tương đương trên 2,5% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế cùng năm, bị thu chi "nhầm". Riêng tại Dự án hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Tŕ, Hà Nội, đă có ít nhất 80,7 tỷ đồng bị chi sai nguyên tắc. Số tiền bị thu chi không đúng quy định và sử dụng lăng phí này tăng 25% so với năm 2006. Đây là kết quả từ 105 cuộc kiểm toán mà cơ quan này hoàn thành trong năm 2007. Dự kiến trong năm nay, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán 20 bộ, cơ quan trung ương và 35 tỉnh thành. Bên cạnh đó, một loạt dự án xây dựng cơ bản lớn cũng sẽ được cơ quan này “soi” đến, như cầu Thanh Tŕ, Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ, Dự án thoát nước tại Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy, quốc lộ 5 kéo dài. Trong đó, phần lớn các cuộc kiểm toán những dự án đầu tư hạ tầng có vốn vay ODA được thực hiện theo yêu cầu của các nhà tài trợ nước ngoài.

 

+ (NLĐ 26.02) Thành lập trường đại học đầu tiên dạy bằng tiếng Anh. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân vừa đồng ư về nguyên tắc việc thành lập Trường Đại học (ĐH) Việt - Đức, trường ĐH đầu tiên ở Việt Nam thí điểm dạy bằng tiếng Anh. Theo Phó Thủ tướng, Trường ĐH Việt - Đức phải là cơ sở giáo dục ĐH đạt chất lượng cao theo chuẩn mực quốc tế của Việt Nam, tập trung đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ tiên tiến và kinh tế, quản trị kinh doanh. Chương tŕnh đào tạo chủ yếu là của Đức và một số môn cần thiết của Việt Nam. Theo dự kiến, trường sẽ có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh.

+ ( TTXVN 26.02) Y án sơ thẩm đối với bốn bị cáo tuyên truyền chống phá Nhà nước. Ngày 25-2, tại TP Hồ Chí Minh, Ṭa án Nhân dân tối cao đă xét xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Diên và đồng bọn phạm tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định bác kháng cáo xin giảm án, tuyên y án sơ thẩm. Theo bản án sơ thẩm do TAND tỉnh Đồng Nai tuyên vào ngày 10-12-2007, bốn bị cáo trên đă cấu kết với các phần tử cầm đầu các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài để chống phá Nhà nước ta.

+ (ND 26.02) Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM tiến hành ca ghép gan thứ năm. Theo Giáo sư Trần Đông A, cháu Hiền 16 tháng tuổi, nặng 8 kgs, bị teo đường mật bẩm sinh, có tiền căn suyễn nhi, xơ gan giai đoạn cuối, chỉ có ghép gan mới có thể được cứu sống. Từ tháng 11-2007, em được chuẩn bị ghép gan và người cho gan là ba ruột Trịnh Văn Thành, 43 tuổi, nhưng do lúc đó em bị suyễn cơn kèm viêm phổi nên cuộc phẫu thuật phải hoăn lại.Sáng nay, ê kíp ghép gan của Bệnh viện Nhi đồng do Giáo sư Trần Đông A phụ trách đă phối hợp cùng hai Giáo sư bác sĩ đến từ Viện Trường Saint-Luc, Bỉ là J.B. Otte và R.Reading tiến hành ca ghép.

+ (TTXVN 26.02) Hội Nạn nhân chất độc da cam VN tuyên bố tiếp tục kháng án. Trước việc Ṭa Phúc thẩm lưu động số 2 Hoa Kỳ bác đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam/điôxin, ngày 25/2, Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam đă ra tuyên bố khẳng định tiếp tục kháng án lên Ṭa án Tối cao Mỹ. Hội nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam cho rằng trong khi chính phủ Mỹ vẫn phải trợ cấp hàng tỷ USD mỗi năm cho các nạn nhân của họ, th́ những người Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của chất độc da cam/điôxin. Các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác là tiếp tục đấu tranh đ̣i công lư, tiếp tục kháng án lên Ṭa án tối cao Hoa Kỳ, tiếp tục vận động dư luận trong và ngoài nước, kể cả dư luận Mỹ, đ̣i công lư, công bằng cho nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam và nạn nhân ở nhiều nước khác

+ (Vneconomy 27.02) Tạm dừng kư hợp đồng xuất khẩu gạo. Hiệp hội Lương thực Việt Nam ra thông báo yêu cầu các đơn vị thành viên chưa giao dịch kư tiếp hợp đồng xuất khẩu gạo trắng các loại có thời hạn giao hàng từ tháng 3-2008 trở đi. Theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Viefood và các tỉnh xuất khẩu gạo đồng bằng sông Cửu Long, lúa gạo xuất khẩu trong năm 2008 được điều hành ở mức khoảng từ 4 triệu đến 4,5 triệu tấn quy gạo các loại.. Chính phủ cũng lưu ư tiến độ giao hàng phải được điều hành phù hợp với nguồn hàng, bảo đảm ổn định giá lương thực trong nước và an ninh lương thực quốc gia, tập trung giao dịch, kư hợp đồng hoặc đấu thầu bán gạo có hiệu quả đối với các thị trường truyền thống có khối lượng giao dịch lớn, phát triển thị trường mới trên cơ sở các hợp đồng thương mại có hiệu quả.

+ (HaNoi Moi 27.02) Thêm một người tử vong do nhiễm cúm A H5N1. Kết quả xét nghiệm từ viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đă xác nhận thêm 1 ca tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 tại Viện các Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, Hà Nội.Bệnh nhân tử vong là nữ giáo viên, 23 tuổi . Bệnh nhân đă tử vong vào lúc 2h sáng 25/2. Như vậy, tính từ truờng hợp mắc cúm A H5N1 đầu tiên tại Việt Nam ngày 26/12/2003, đến nay cả nước đă có 105 trường hợp bị mắc bệnh này. Từ đầu năm 2008 đến nay đă có 6 trường hợp mắc cúm gia cầm và 5 trong số này đă tử vong tại các bệnh viện.

+ (Khanh Hoa 28.02) Lễ hội nhảy dù nghệ thuật quốc tế tại Nha Trang. Lễ hội nhảy dù nghệ thuật quốc tế 2008 diễn ra tại TP. Nha Trang từ ngày 1 đến 6-3.Lễ hội nhảy dù quốc tế 2008 do Công ty Dịch vụ Du lịch quốc tế Bà Rịa - Vũng Tàu ( Vungtau Intourco) phối hợp với Hiệp Hội nhảy dù quốc tế tổ chức. Tham gia lễ hội có  97 vận động viên (VĐV) nhảy dù của 15 nước, các VĐV này đều đă có hơn 200 lần tham gia nhảy dù nghệ thuật. Việc tổ chức lễ hội này nhằm mục đích giới thiệu với công chúng và người yêu thể thao Việt Nam một môn thể thao mạo hiểm mới đang được yêu thích trên toàn thế giới và đặt nền móng để phát triển môn thể thao này tại Việt Nam góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch .

+ (Ha Noi Moi 29.02) Một kênh truyền h́nh mới về sức khỏe sắp ra đời. Đài Truyền h́nh Việt Nam (VTV) và Bộ Y tế đă kư biên bản thỏa thuận hợp tác về việc phối hợp thực hiện các chương tŕnh tuyên truyền mang tính chuyên sâu về y tế, sức khỏe trên một kênh truyền h́nh cáp mới - VCTV10 ("Sức khỏe và Cuộc sống"), dự kiến là 1-6-2008. Bộ Y tế mong muốn tăng cường nhiều hơn cho hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nâng cao tŕnh độ hiểu biết và ư thức cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe, pḥng chống dịch bệnh, cải thiện môi trường sống, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân

+ (VTV 28.02) Thuốc miễn dịch thương hiệu Việt đầu tiên. Các nhà khoa học Việt Nam đă nghiên cứu thành công thuốc tăng cường khả năng miễn dịch, phối hợp điều trị ung thư, kéo dài tuổi thọ cho người bị ung thư. Đây là sản phẩm thuốc miễn dịch đầu tiên được sản xuất thành công tại Việt Nam từ trước đến nay. Công tŕnh nghiên cứu bào chế thành công thuốc ASLEM đă được tiến hành trong 38 năm. V́ là thuốc tăng cường khả năng miễn dịch nên  ngoài tác dụng hữu hiệu với các bệnh nhân ung thư, ASLEM c̣n có thể sử dụng được cho các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như bệnh gan măn tính, suy thận, phổi, HIV. Những trường hợp phải dùng kháng sinh cũng có thể kết hợp dùng kèm Aslem đrút ngắn được thời gian phải dùng kháng sinh.. Hiện tại, giá thành của một hộp thuốc tiêm, 10 ống là 250.000đ, tiêm được trong 20 ngày.

+ (Khanh Hoa 29.02) Hầm đường bộ qua đèo Cả: Hơn 8.804,6 tỷ đồng xây dựng. Dự án Hầm đường bộ qua đèo Cả được Chính phủ cho chủ trương từ năm 2005. Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá, các cơ quan chức năng thống nhất phương án xây dựng Hầm đèo Cả theo h́nh thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và BT (xây dựng - chuyển giao). Tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 6.097 tỷ đồng, giai đoạn II gần 2.708 tỷ đồng. Dự kiến vị trí và phạm vi dự án: Điểm đầu tại lư tŕnh km1353+500 (cách cầu Sông Ván trên Quốc lộ 1A khoảng 1 km về hướng Hà Nội) thuộc địa phận tỉnh Phú Yên; điểm cuối tại lư tŕnh km1373+500 trên Quốc lộ 1A thuộc xă Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh - Khánh Ḥa. Tổng chiều dài đoạn tuyến được nghiên cứu dài 20 km; trong đó, tổng chiều dài đoạn tuyến sẽ được xây dựng mới hơn 11,1 km (chiều dài đường hầm đèo Cả gần 5,5 km, hầm đèo Cổ Mă dài 350 m, chiều dài đường dẫn hơn 4 km, tổng chiều dài các cầu gần 1,3 km…).

+ (TTXVN 29.02) B́nh Dương chấp thuận dự án y tế-giáo dục 1 tỉ USD. Ngày 28/2, UBND tỉnh B́nh Dương đă chấp thuận chủ trương dự án giáo dục-y tế do Công ty TD LINK Hồng Công liên doanh với Công ty Cổ Phần Đầu tư-Kinh doanh Bất động Sản Thành Nguyên đầu tư, với số vốn 1 tỉ USD. Dự án này được xây dựng trên diện tích 45ha tại phường Chánh Nghĩa, thị xă Thủ Dầu Một. Công tŕnh bao gồm nhiều hạng mục, trong đó có một Trường đại học tầm cỡ quốc tế chuyên đào tạo ngành y và chuyên sâu về y khoa và một bệnh viện, khu nghỉ dưỡng cao cấp.

+ (ND 01. 03) Triển khai công tác hiến máu nhân đạo toàn quốc. Ngày 29/2 ,Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai công tác hiến máu nhân đạo toàn quốc lần thứ ba.Trong năm 2008, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế và các ban, ngành, đoàn thể, phấn đấu huy động được 610.000 đơn vị máu, trong đó có 70% do người hiến máu t́nh nguyện.Hội cũng đặt mục tiêu đến năm 2010 vận động được 1% dân số cho máu và năm 2015 đạt 100% người cho máu t́nh nguyện một cách bền vững ở hầu hết các địa phương trên cả nước và đạt 2% dân số cho máu. (Năm 1994 - năm đầu tiên thực hiện phong trào, cả nước vận động được 138.000 đơn vị, và đến năm 2007 mức huy động đă là 457.734 đơn vị máu).

+ (TTXVN 03.01) Dịch cúm gia cầm có nguy cơ lan rộng. Phát biểu tại hội nghị triển khai công tác pḥng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2008 tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, ngày 29.02 ở Quảng Ngăi, Bộ NN & PTNT cho biết  cả nước đă phát hiện 15 ổ dịch cúm tại 9 tỉnh với tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 21.863 con.Ngoài ra, đă có 3 người tử vong, trong số 5 trường hợp nhiễm cúm A H5N1.

+ (TTXVN 03.01) Phú Quốc đứng đầu trong 5 băi biển đẹp nhất thế giới. Băi biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang của Việt Nam vừa được hăng tin ABC News b́nh chọn đứng đầu trong số 5 băi biển đẹp và sạch, nhưng c̣n ít người biết tới trên thế giới.Đứng sau Băi Dài của Phú Quốc trong danh sách trên là băi Wildcat Beach ở Caliphoócnia Mỹ, Pink Beach ở Bácbuđa, một đảo có nhiều băi cát rất đẹp thuộc Đại Tây Dương, Cayo Costa State Park phía Nam Phloliđa và Majahuitas Cove của Mêhicô

+ (Thanh Nien 03.01) Khánh thành nhà máy bia hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngày 1.3, tại huyện Củ Chi (TP.HCM), Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài G̣n (SABECO) khánh thành Nhà máy bia Sài G̣n - Củ Chi. Đây là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á với công suất 200 triệu lít/năm và có thể tăng lên 300 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo. SABECO hiện là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành đồ uống Việt Nam với những thương hiệu nổi tiếng như: bia Sài G̣n, bia 333, rượu B́nh Tây, nước ngọt Chương Dương... Từ năm 1997 đến nay, SABECO đạt mức tăng trưởng b́nh quân 20%/năm; năm 2007 doanh thu đạt 9.172 tỉ đồng, lợi nhuận 1.100 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 2.850 tỉ đồng.  

+ (Interex.fr/ TunisieComex 03.01) Lượng tiêu thụ bia ở Việt-Nam đạt con số b́nh quân đầu người 28 lít/ năm vào năm 2010 (tức là tổng cộng 2,7 tỷ lít), trong khi con số đó vào năm 2006 là 18 lít/người/năm (hoặc 1,7 tỷ lít). Hiện ở Việt-Nam có 30 hăng bia vào cuối năm 2007, và vừa đây khởi công nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á. Các hăng bia lớn ngoại quốc đă dành thị phần đáng kể ở Việt Nam, có : Keineken, Carsberg và Tiger. Riêng Bia Sàig̣n và Bia 333 chiếm 30% thị phần, muốn tăng gấp đôi sản lượng, lên 1 tỷ lít vào năm 2010

+ (ThanhNien 03.01) Ngân hàng tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam. Ngày 1.3 tại Hà Nội, Công ty cổ phần Hóa dược phẩm Mekophar và Công ty CordLabs (Singapore) đă kư kết hợp đồng thương mại chuyển giao công nghệ phân lập và bảo quản tế bào gốc màng dây rốn. Theo Công ty Mekophar th́ từ ngày 2.3, ngân hàng tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam sẽ đi vào hoạt động. Nhiều căn bệnh nan y như: ung thư máu, tiểu đường, thiếu máu bẩm sinh... sẽ được chữa trị nhờ tế bào gốc.Ngoài lưu trữ cuống rốn phục vụ cho công tác nghiên cứu và điều trị bệnh, ngân hàng sẵn sàng tiếp nhận các mẫu cuống rốn trẻ sơ sinh nếu cha mẹ có nhu cầu để chữa trị bệnh cho chính những người thân trong gia đ́nh hoặc những người có cùng chỉ số sinh học. Bước đầu, ngân hàng này có khả năng lưu trữ 3.600 mẫu tế bào gốc/năm và tế bào gốc sẽ được lưu giữ tại ngân hàng từ 19-21 năm.

 

 

 

BÀI ĐỌC THÊM

 

 

1.         BIỂU TƯỢNG THẬP GIÁ QUA CÁC THỜI ĐẠI trong Kitô Giáo

 

Trong Mùa Chay Thánh, tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta xem lại một số biểu tượng của thập giá qua các thời đại và đă được du nhập chính thức vào Kitô giáo. Dấu chỉ chữ thập, được hiểu là một cam kết khẳng định trong một giao ước, đă trở thành dấu của Phép Rửa khi ta chịu bí tích Thánh Tẩy, biểu hiện giao ước của Thiên Chúa với con người: Thiên Chúa chính thức là Cha của người nhận Phép Rửa, và người đó là con của Thiên Chúa. Ta có thể hiểu mối liên kết giữa Phép Rửa và Thập Giá mà thánh Phaolô đề cập (Rm 6: 5-6). Việc cầu nguyện giang tay cũng gợi lên h́nh ảnh của thập giá. Và cầu nguyện cũng đem lại cho chúng ta sự sáng và sự sống từ nguồn sống vĩnh cửu của Chúa Giêsu.

 

1. Thập giá h́nh tṛn thường dùng trong ma thuật.

2. Thập giá ch́a khóa, tên la-tinh là crux ansata, biểu tượng cho sự sống và sinh lực của người Ai cập; được Kitô hoá vào trước năm 391.

3. Thập giá Hy lạp, c̣n gọi crux quadrata.

4. Thập giá của Thánh An-rê (cũng như thập giá Hy lạp để nghiêng), c̣n gọi crux decussata, thấy xuất hiện trong nghệ thuật của Do thái.

5. Thập giá La-tinh, gọi là crux immissa; vào cuối thế kỷ thứ IV, được vẽ thêm các trang trí h́nh vỏ ṣ ở các đầu cạnh (xem h́nh 11)

 

6. H́nh chữ thập, hoặc c̣n gọi (tuy không chính xác) là crux monogrammatica, có lẽ là biểu tượng Kitô giáo cổ xưa nhất. Gồm hai chữ cái Hy lạp rhotau chồng lên nhau, thoạt tiên được coi là viết tắt của người ngoại đạo, nhưng sau đó được đưa vào các thủ bản Tin Mừng tiếng Hy lạp vào khoảng năm 200. Được coi là một dấu thánh, nomen sacrum.

7. Thập giá của thánh An-tôn, c̣n được gọi là thập giá tau hay crux commissa, lấy chữ Hy lạp tau, và được cho là có dạng của thập giá ở Golgotha (sách giáo phụ Justin Martyr 91.2)

8. Thập tự xoắn thường thấy trong các văn bản.

9. Thập giá của người Malta, biểu tượng của trật tự.

10. Thập giá có h́nh chiếc nĩa, c̣n gọi thập giá mang bệnh dịch, phổ thông vào cuối thời Trung Cổ. Nó nhấn mạnh đến vẻ đau khổ của thập giá, c̣n khi vẽ có các nhành lá, th́ mang biểu tượng của Cây Sự Sống.

11. Thập giá h́nh giọt nước mắt, như mở rộng cánh tay, biểu tượng tính chiến thắng của thập tự.

12. Thập giá Giêrusalem, mang 5 dấu thương tích của Chúa Giêsu. 

13. Thập giá kép, c̣n gọi là crux gemina, sau này trở thành thập giá của các thượng phụ, trên thanh ngang có thêm gạch đầu; nếu có ba thanh ngang là thập giá của giáo hoàng.

14. Thập giá bên nước Nga, có thêm gạch dưới để chân.

15. Thập giá ánh sáng, c̣n gọi crux radiata, có màu vàng, hay 4 tia sáng chiếu ra.

16. Thập giá có hoa văn, c̣n gọi crux florida, hay thập giá cây mang sự sống, gợi ư về thiên đàng (Khải Huyền 22: 2)

17. Thập giá kết hợp hai chủ đề của Tân Ước là ánh sáng (ΦωC / phōs) và sự sống (ΖωH / zōē; xem Tin Mừng Gioan 8:12), kết hợp được hai thập giá 15 và 16.

18. Thập giá kết hợp hai chữ Hy lạp chi (X) và rho (P) viết chồng lên nhau. Thật ra không phải là thập giá theo đúng nghĩa, v́ đó là dấu chỉ tên của Chúa Giêsu, chứ không mang nghĩa phải thập giá●

(St)

 

 

 

 

 

 

 

 

2.     NHÂN VỤ TRANH BIẾM HỌA, NGHĨ G̀ VỀ TỰ DO?

 

Ngày 14.2.2008, 17 tờ báo Đan Mạch đă đăng lại những bức hí hoạ nổi tiếng về nhà tiên tri đạo Hồi

Mohammed, chấp nhận nguy cơ tái diễn những hỗn loạn nẩy ra do các tín đồ Hồi Giáo giận dữ sau khi

những tranh biếm hoạ xuất hiện lần đầu vào tháng 9.2005. Lư do tái bản là v́ cảnh sát chặn đứng âm

mưu sát hại người hoạ sĩ đă vẽ chúng, Kurt Westergaard của tờ Jyllands Posten ( bị Al Qeda treo giá

100.000 đô-la ). Khúc mắc giữa những người Tây phương đề cao tự do ngôn luận và những tín đồ Hồi giáo có cái nh́n riêng của họ, không dễ ǵ hoá giải. BTGH giới thiệu một bài viết về vấn đề nầy khi mới phát sinh lần đầu.

 

Năm Tuất vừa tới đă mang theo nhiều biến động và đe dọa. Lực lượng cảm tử Hamas chiếm đa số phiếu của Palestine đă làm cho Tây Phương e ngại. Hamas vẫn không công nhận Israel, trong khi phe Bill Laden lại tung ra những lời lẽ đe dọa sẽ tấn công Tây Phương, đại diện là nước Mỹ. Riêng tuần lễ vừa qua, có lẽ là thời gian biến động nhất của năm mới với tai nạn trên biển làm ch́m chiếc tầu phà Ai Cập, gây tử vong cho gần 1,000 người v́ sự bất cẩn của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, khiến dân chúng nổi giận, xuống đường đập phá tan nát cơ sở chủ tầu. Nhưng, trên hết là vụ phổ biến 12 bức tranh biếm họa về Tiên Tri Mohamed gây xung đột, tranh luận gay gắt giữa những người Hồi Giáo cực đoan và những người tôn trọng Tự Do tuyệt đối của báo chí Phuơng Tây, đại diện là Đan Mạch. T́nh h́nh nghiêm trọng không những về việc vẽ biếm họa về một đấng Tiên Tri của một tôn giáo mà c̣n là cuộc chiến giữa phe bênh vực Tự Do Tuyệt Đối và phe Bảo vệ Giá Trị Của Một Tín Ngưỡng.

Người tạo ra nguyên nhân xung đột là tờ báo Jyllands-Posten của Đan Mạch trong ngày 30 tháng 9 đă tung ra những bức tranh hí họa kèm theo việc lên án sự kiểm duyệt của báo chí Đan Mạch. Ngày 20 tháng 10, nhiều đại sứ của các quốc gia Hồi Giáo phê phán sự châm biếm này. Nhận thấy việc phê phán đă động chạm đến quyền Tự Do Báo Chí, Na Uy nhẩy vào cuộc bằng cách in lại những bức tranh trên. Quốc gia Hồi Giáo Saudi Arabia nổi giận, triệu hồi đại sứ của họ tại Đan Mạch về nước. H́nh thức này chưa thỏa măn những người cực đoan, nên ngày 30 tháng 1, 2006, một nhóm người bịt mặt xông vào trụ sở của Aâu Châu, đ̣i xin lỗi. Báo Đan Mạch lên tiếng xin lỗi vào ngày 31 tháng 1. Tưởng như vậy đă yên, không ngờ Báo chí Pháp, Đức, Ư và Tây Ban Nha, để bênh vực quyền Tự Do của ḿnh, đă đồng loạt đăng lại những bức h́nh hí họa trên. Tới đây, sự việc nổ lớn bằng việc người Syria tấn công ṭa Đại Sứ Đan Mạch và Na Uy ở Damacus vào ngày 4 tháng 2. Ngày hôm sau, những người cực đoan đă đập phá toàn bộ ṭa Đại Sứ Đan Mạch ở Beirut. Tiếp đó, làn sóng phẫn nộ lan qua tới Á Châu, tại Philippine, Afganistan và Indonesia. Các cuộc tấn công vào các ṭa Đại sứ không c̣n ôn ḥa nữa. Máu đă đổ ra. Cho tới nay đă trên chục người chết và nhiều chục khác bị thương cùng với nhiều ṭa Đại sứ bị phá. Để làm dịu cơn giận, Thủ Tướng Đan Mạch lên tiếng ân hận về sự việc nhưng vẫn bênh vực quyền Tự Do Phát Biểu và tuyên bố không can thiệp vào Tự Do của báo chí ở nước này.

Như vết dầu loang, các cuộc biểu t́nh phản đối đă lan tới Bắc Châu Phi và có nguy cơ nổ lớn khắp toàn cầu.  Nước Mỹ không can dự vào việc này nhưng vài căn cứ Mỹ trên thế giới cũng bị tấn công, v́ các tổ chức quá khích đổ lỗi cho Tây Phương mà nước Mỹ là người đại diện đă kỳ thị tôn giáo. Cùng lúc, tại Alabama, 9 nhà thờ Baptist đột nhiên bị đốt cháy, nhà chức trách chưa biết có phải đây là hănh động trả thù của nguời Hồi quá khích hay không, và cố đưa ra những lời b́nh luận thận trọng, coi như một hành động cá nhân, để vụ việc khỏi bùng nổ trên nước Mỹ. Tuy nhiên, các nhân vật lănh đạo tôn giáo và quốc gia phải vội vă lên tiếng. Đức Giáo Hoàng đă gửi thư phê phán những ai lạm dụng quyền Tự do để đụng chạm đến tín ngưỡng của người khác. Tổng thư Kư Liên Hiệp Quốc vừa chỉ trích những người lạm dụng đồng thời kêu gọi mọi người tự chế, không để đổ thêm máu nữa. Tổng Thống Pháp Chirac tuyên bố: „Quyền Tự Do phát biểu phải được hành xử với tinh thần trách nhiệm“ trong khi, ngược lại, Tổng Thống Mỹ gửi thư chia xẻ với Đan Mạch về những điều không hay đă xẩy ra.

Tới đây, cuộc xung đột gây ra từ một trang biếm họa đă chuyển hướng. Trong khi trên khắp các xứ sở Hồi Giáo, các cuộc biểu t́nh liên tiếp diễn ra chống đối Tây Phương kỳ thị tôn giáo, một số nhà văn, nhà báo, nhà giáo dục lại đặt nặng vấn đề Tự Do Phát Biểu và biến cuộc chiến thành hai khuynh hướng: một bên quyết bênh vực quyền Tự Do tuyệt đối và một phía kêu gọi hạn chế Tự Do nếu quyền Tự do đó động chạm đến người khác.

Bên bảo vệ Tự Do Phát Biểu cương quyết không nhận lỗi và cho rằng các nước Tự Do phải có trách nhiệm hướng dẫn những người sống trong Tự Do hạn chế phải học tập quyền sống Tự Do của văn minh Âu châu. Họ viết những bài báo với tựa đề: „Tại sao ta lại phải xin lỗi?“ và cho rằng mấy nước Hồi Giáo thủ cựu kia quá khắt khe với chính dân tộc của ḿnh, hay làm to chuyện một việc „b́nh thường“ vẫn xẩy ra trong các quốc gia văn minh. Tại đây, từ Tổng Thống, Quốc Trưởng, hay Giáo Hoàng đều có thể bị châm biếm mà không ai phàn nàn cả. V́ quyền Tự Do Phát Biểu (Freedom of Express) là quyền tối cao của Con Người nên không một ai có thể trù dập. Phải bảo vệ quyền này cho đến cùng, cho dù phải hy sinh, đổ máu. Họ c̣n kêu gọi thế giới phải nh́n kỹ vào các nước Hồi Giáo là nơi vẫn thường thủ tiêu, tra tấn, đánh đập dă man đồng bào của ḿnh, và đưa ra các con số chứng minh hàng triệu người đă bị chết chỉ v́ một nền tôn giáo cực đoan. Thủ Tướng Đan Mạch th́ bênh vực nhẹ nhàng hơn. Ông cho rằng đây chỉ là một sự va chạm giữa hai nền văn hóa (a clash of cultures) mà thôi. Ông cũng nói: „chúng ta đang đối diện với một khủng hoảng toàn cầu về văn hóa.“ Dĩ nhiên, ông muốn: „chúng ta nên đối thoại với nhau chứ không nên dùng bạo lực.“ Ngoài ra, ông xác nhận rằng: „Chúng tôi không phải kẻ thù của Hồi Giáo. Chỉ những kẻ cực đoan và bảo thủ là những người đi t́m sự đối đầu giữa hai nền văn hóa và tôn giáo mới đẩy cuộc xung đột sâu rộng thêm.“ Cùng với việc phân trần, ông lại đổ lỗi cho Iran chịu trách nhiệm về việc ṭa Đại Sứ Đan Mạch bị tấn công mà không dám nói đến việc Iran đă cấm nhập cảng hàng hóa từ Đan Mạch khiến cho Châu Âu cũng bị ảnh hưởng. (Đan Mạch có trao đổi với Iran 11.8 tỷ Euro, Liên Hiệp Châu Âu có 170 triệu Euro, tương đương với 204 triệu đôla Mỹ.)

Đối lại với những lư luận trên, một số nhà nghiên cứu đă về phe với Tổng Thống Pháp và cho rằng Tự Do Phát Biểu không có nghĩa là Tự Do Vô Trách Nhiệm. Giáo sư Hileh Avshan, giảng dậy môn Chính Trị và Nghiên Cứu về Phụ Nữ của đại học York University, cho rằng không thể xử dụng Tự do để tấn công vào Tín Ngưỡng của người Hồi Giáo. Nhiều nhà nghiên cứu và sử học khác nói rằng muốn cho Tự Do được trường cửu, người xử dụng Tự Do phải biết tôn trọng người khác. Mỗi con người có quyền Tự Do chọn lựa tín ngưỡng và niềm tin của ḿnh. Không ai có thể chế diễu họ được, cho dù đó là một tín ngưỡng mà người Âu châu cảm thấy quái dị. Trường hợp một tín ngưỡng kêu gọi tiêu diệt tín nguỡng khác, th́ sự việc không c̣n là Tôn Giáo nữa mà lại thuộc về vấn đề an ninh công cộng. Lúc đó, chính quyền mới có thể can thiệp để bảo vệ sinh mạng của dân chúng. Đặc biệt với người theo đạo Hồi, cần phải thận trọng v́ những tín đồ Hồi Giáo có một niềm tin rất vững mạnh. Bất cứ sự chống đối, diễu cợt nào cũng đều đưa lại những kết quả không tốt, mặc dầu Kinh Coran không hề có đoạn nào kêu gọi giết người vô tội. „Người Chiến Sĩ Hồi Giáo không được giết kẻ đă rơi gươm, không được giết đàn bà và trẻ con...Phải tha thứ cho kẻ thù“. Nhưng đă có ít nhất hai nhà văn, một nam một nữ đă phải bỏ chạy khỏi quê hương của ḿnh v́ nhận bản án Tử H́nh khi viết bài đụng chạm đến niềm tin Hồi giáo. Ngoài ra, những người cầm bút phải biết nhận thức về những ảnh hưởng có thể xẩy ra một khi bài viết, hay tranh vẽ của ḿnh sẽ gây tranh luận hay xung đột.

Thực sự, những bức tranh biếm hoạ đă vẽ ǵ? Sau khi một nhà báo Đan Mạch Kare Bluitgen viết bài phàn nàn là ông ta không thể t́m ra một bức h́nh về Tiên Tri Mohamed cho cuốn sách trẻ em của ông ta, v́ không ai muốn đụng chạm đến việc cấm kỵ vẽ về vị Tiên Tri này. Lập tức tờ báo Jyllands-Posten kêu gọi các họa sĩ biếm họa hăy vẽ về vị Tiên Tri như người ta vẫn quan niệm về ông ta. Sau đó, tờ báo đă chọn bức tranh chính giữa vẽ về vị Tiên Tri đứng giữa một hàng người mặc y phục cổ truyền với khăn bịt đầu và một người nhân chứng nói rằng: „Tôi không thể biết ông ta là người nào trong hàng người này!“ Điều muốn nói là trong hàng người này, có cả Chúa Giêsu, và nhân vật cực hữu Đan Mạch Pia Kjaersgaard và chính tác giả. Mười một bức khác xoay quanh chủ đề chính trong nhiều h́nh thức châm biếm khác nhau. Có h́nh vẽ vị Tiên Tri có tai và mơm heo.  Một bức vẽ Tiên Tri lang thang trong sa mạc với mặt trời lặn đàng sau. Bức khác vẽ vị Tiên Tri nổi lên với sao và ánh sáng.. Những bức gây phẫn nộ nhất là h́nh vị Tiên Tri với bộ mặt dữ dằn, đội cái mũ chùm có h́nh trái bom. H́nh khác vẽ Mohamed cầm gươm đứng trước mấy người phụ nữ và đang chuẩn bị tấn công. Một hàng chữ viết: „Ông Tiên Tri ơi! Ông là một người khùng! Ông giữ hết đàn bà trong cái ách của ông rồi!“ Tấm hí họa khác th́ vẽ Tiên Tri đang đứng trên một đám mây, giữ một chùm bom tự sát đang cố lên Thiên Đàng, và nói: „Ngừng lại! Ngừng lại! Chúng ta sắp hết trinh nữ rồi!“

Thực tế, nếu đọc báo Âu Châu và báo Mỹ, chúng ta thấy những bức h́nh diễu cợt các nhân vật lănh đạo c̣n độc địa hơn nữa, mà những người bị đem ra làm đề tài diễu cợt không có phản ứng ǵ. Thảng hoặc, có vài lời phàn nàn là người vẽ hí họa đă quá đáng. Thế thôi. Tuy nhiên, về tranh biếm họa của báo Đan Mạch, người viết nhận xét một cách thô thiển rằng, người họa sĩ biếm họa ấy đă không nhận thức được rằng kẻ vẽ tranh và nhân vật trong tranh đă đại diện cho hai nền văn minh khác nhau, cho hai dân tộc không có chung mầu da, tín ngưỡng. Hai người đại diện đó thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác nhau, hai niềm tin hoàn toàn xung khắc nếu không muốn nói là thường xuyên xung đột. Lịch sử của các cuộc xung đột đă kéo dài vài trăm năm, và vẫn c̣n âm ỉ nặng nề trong đời sống, như một ngọn lửa đă tàn nhưng c̣n ngút khói. Chỉ một hơi gió thổi qua, ngọn lửa sẽ bùng lên khủng khiếp. Trong khi toàn cầu vẫn đang căng thẳng với việc Mỹ (đại diện văn minh Phương Tây) xâm chiếm Iraq (đại diện thế giới Hồi Giáo), với bao nhiêu sinh mạng bị hủy diệt hàng ngày, những bức biếm họa kia, không phải là biểu hiện của quyền Tự Do Phát Biểu nữa, mà là quyền Tự Do Tấn Công, (v́ Tự Do Phát Biểu chỉ có giá trị trong phạm vi chung một đất nước, một Tổ quốc, một Dân Tộc mà thôi) đă khơi dậy một cuộc chiến Ư thức hệ một các vô ư thức.. Khi một người trong gia đ́nh anh A thóa mạ tín nguỡng của thân phụ anh hàng xóm B, anh A đă tước đoạt quyền tự do sinh hoạt, tự do tư tưởng của anh B rồi. Khi người của nước A không cùng một xứ sở với bên B, nếu bên A đăng bài chửi xéo bên B, tức là bên A đă tấn công bên B rồi. Anh A không thể viện dẫn quyền Tự Do Phát Biểu mà tối ngày chửi „mất gà“ làm nhức đầu bên B, v́ bên B cũng có quyền Tự do hưởng sự Thinh Lặng của họ. Nền Tự Do của Nhân loại chỉ có thể có giá trị vĩnh cửu nếu mọi người trên thế giới này biết tôn trọng Tự Do của nhau.

 

                                                                                                                                                         Chu Tất Tiến.