COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN BẢN TIN GIÁO HỘI SỐ 75 (Năm II) (TUẦN TỪ 18.03 ĐẾN 25.03.2008) |
ĐỨC KITÔ ĐĂ SỐNG LẠI THẬT ! HALLÊLUYAH !
Trong số nầy.
1. TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO
2. GIỚI THIỆU
1. CHỨNG CỨ HIỂN NHIÊN VỀ SỰ PHỤC SINH
2. NHỮNG LƯ LUẬN CÓ VẺ KHOA HỌC VỀ GIA Đ̀NH CHÚA GIÊSU
◙ PHỤ LỤC : (thay mục gợi ư suy niệm Lời Chúa)
GẶP GỠ ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO |
THỨ BA TUẦN THÁNH: MỘT PHÚT CẦU NGUYỆN VÀ IM LẶNG CHO GIÁO HỘI BỊ BÁCH HẠI
(Zenit 11.03) Hội Trợ Giúp Giáo Hội Ngặt Nghèo (AED : Aide à l’Église en Détresse) đề nghị một phút cầu nguyện và im lặng vào THỨ BA, NGÀY 18.03, LÚC CHÍNH NGỌ, cho tất cả các Kitô-hữu đang chịu đau khổ v́ đức tin, nhất là cho các Kitô-hữu ở Iraq. Năm 2007, có 21 Vị Thừa Sai bị sát hại v́ đức tin. Châu Á với 4 linh mục, 3 phó tế và 01 chủng sinh, là châu lục có nhiều nạn nhân nhất và Iraq ở hàng đầu. Trong khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI mời gọi cầu nguyện trong tháng Ba cho các Kitô-hữu bị bách hại trên thế giới v́ ḷng trung thành với Chúa Kitô và Hội Thánh, th́ AED mời gọi tất cả các cộng đồng Kitô-giáo ở Pháp hiệp nhất với nhau trong cầu nguyện và im lặng vào THỨ BA TUẦN THÁNH, 18.03, LÚC CHÍNH NGỌ, hiệp thông với tất cả các Kitô-hữu đang chịu đau khổ v́ đức tin và tưởng nhớ đến tất cả các Vị tử v́ đạo năm vừa qua. Họ nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI : “ Họ không đi t́m tử v́ đạo, nhưng sẵn sàng trao mạng sông ḿnh để trung thành với Phúc Âm. Tử v́ đạo Kitô-giáo chính là một hành vi t́nh yêu cao vời đối với Chúa và anh em”
NGƯỜI KHUYẾT TẬT GỌI NẠO PHÁ THAI V̀ LƯ DO SINH KHUYÊT TẬT LÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
(CAN 11.03) Uỷ Ban các Đại Biểu Người Khuyết Tật Tây Ban Nha đă gọi một quy chế cho phép nạo phá những phôi thai có khuyết tật là “có tính phân biệt đôi xử” và “chống lại các quyền con người”, nhấn mạnh rằng “một trong các quyền của người khuyết tật chính là quyền được sinh ra”. Roser Romero, thành viên ủy ban, nói : ”Nếu như không ai phải chịu phân biệt đối xử và chính quyền hiện tại nói về b́nh đẳng rất nhiều, th́ quy chế nầy đang phân biệt đối xử”. Ông nói nạo phá thai là một “ vần đề tế nhị liên quan tới những xác tín đạo đức và niềm tin tôn giáo” và nói thêm rằng vấn đề không phải là “khi nào th́ sự sống bắt đầu”. – “Nhiều phụ nữ không chọn lựa nạo phá thai một ách tự do, như đúng ra họ ở trong một t́nh huống mà họ không biết xoay xở thế nào, đôi khi chẳng hiểu biết ǵ “ và “đôi lúc họ bị các người trong gia đ́nh hoặc các bác sĩ đẩy tới nạo phá thai”. Ông nhấn mạnh rằng một người khuyết tật tiến bộ hoặc thụt lùi trong phát triển, là tùy thuộc vào loại chăm sóc mà anh ta nhận được và những phương tiện mà người ta cho anh.
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH GIỮA ROMA VÀ MẠC-TƯ-KHOA SẮP DIỄN RA
(CWNews 11.03) Trở về từ chuyến du hành tới Azerbaijan, nơi Ngài viếng thăm nhà thờ chinh toà Chính Thống Nga ở Baku, ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone đă nói với hăng tin ANSA, Ư, rằng Ngài nghĩ thời gian sắp đến khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI có khả năng hội kiến với Thượng phụ Chính Thống Nga Alexei II. ĐHY thừa nhận vẫn c̣n “những khó khăn” trong quan hệ giữa Toà Thánh và Toà Thượng Phụ Mạc-Tư-Khoa, nhưng chỉ ra rằng đă có những tiến bộ để vượt qua những khó khăn nầy. Vatican đă nỗ lực nhiều nhằm dàn xếp một “hội nghị thượng đỉnh”. Trong mỗi một trường hợp, các kế hoạch rút cuộc bị trôi qua mất khi các phát ngôn nhân Chính Thống Nga nhấn ạnh rằng Vatican phải từ bỏ việc cho gia nhập Công giáo ở Đông Âu như là một điều kiện tiên quyết cho hội nghị nầy.
CHIẾN ĐẤU CHỐNG THẾ-TỤC-HÓA QUA VĂN HÓA
(CWNews 11.03) Trong bài nói chuyện ngày 08.03 với các thành viên Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của “đối thoại giữa nam giới và nữ giới cùng dấn thân t́m kiếm chủ nghĩa nhân bản đích thực, vượt qua và vượt lên những khác biệt tách biệt họ”. Người nói : Giáo Hội phải đi vào văn hoá thế giới, để chống lại ảnh hưởng của thế-tục-hoá, vốn thường tạo ra ấn tượng rằng “Thiên Chúa thực sự vắng bóng, một cách hoàn toàn hoặc một phần, khỏi đời sống và lương tâm con người”. Quan điểm thế tục nầy, theo Người, “không chỉ là một mối đe doạ bên ngoài đối với các tín hữu, mà một đôi lúc nào đó đă rành rành bên trong tâm trạng của chính Giáo Hội”. Ư thức hệ chủ nghĩa thế tục thuyết phục người ta tin rằng “ Nay không c̣n cần đến Chúa chút nào nữa để nghĩ về Chúa hoặc trở về với Người”. Người nói rằng để chống lại khuynh hướng thế tục hoá, Kitô-giáo phải lôi kéo được công chúng chú tâm tới “những giá trị cao thượng của sự hiện hữu có thể đem ư nghĩa cho cuộc đời và thoả măn sự bất an trong tâm hồn con người”.
DI HÀI CHÂN PHƯỚC PIER GIORGIO ĐƯỢC MANG TỚI ĐẠI HỘI GIỜI TRẺ THẾ GIỚI Ở ÚC
(CAN 13.03) Hăng tin SIR cho biết : Giới trẻ tham dự Ngày Thế Giới Giới Trẻ 2008 sẽ có thể sùng kính di hài Chân Phước Pier Giorgio Frassati, một trong 10 thánh bổn mạng của đại hội, ở nhà thờ chính toà thành phố. Di hài được mang đến Úc theo đề nghị của ĐHY George Pell, TGM Giáo phận Sydney, theo ư tưởng của ban tổ chức. Chân Phước Pier Giorgio Frassati sinh tại Turin, Ư,ngày 06.04.1901 trong một gia đ́nh Công giao rất giàu có. Thân phụ Ngài là người sáng lập và làm tổng biên tập tờ nhật báo La Stampa; thân mẫu là một họa sĩ sùng đạo. Lúc tuổi thơ, Ngài có cuộc sống đạo đức sâu xa và trở thành thành viên tích cực của Công Giáo Tiến Hành, tông đồ cầu nguyện, Liên Minh va Hiệp Hội sinh viên đại học tôn thờ Thánh Thể. Ngài sống cuộc đời khắc khổ và cho người nghèo phần lớn tiền bạc mà cha mẹ Ngài cho để chi tiêu riêng. Ngài là một vận động viên leo núi và trượt tuyết gan dạ. Ngài mất ngày 04.06.1925 ở tuổi 24 v́ bệnh nan y và được mai táng ở nhà thờ chinh toà Turin. Đức Gioan Phaolô II gọi Ngài là :Người của 8 Mối Phúc Thật”. Ngài được tôn phong chân phước năm 1990 và được coi là một khuôn mẫu “đức tin và bác ái”.
ĐẤU TRANH CHỐNG NẠO PHÁ THAI VÀ AN TỬ BẤT KỂ KẾT QUẢ BẦU CỬ
(CAN 13.04) ĐHY Antonio Canizares, TGM giáo phận Toledo và Chủ Tịch HĐGM Tây Ban Nha, nói Giáo Hội sẽ tiếp tục bảo vệ “các giá trị đang gặp hiểm nguy”, một cách cụ thể là “chống lại việc nới rộng luật nạo phá thai và an tử”.ĐHY Canizares đă ra tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Ư Il Corriere Della Sera, hai ngày sau khi đảng xă hội ở Tây Ban Nha tổ chức bầu cử. Ngài nói :” Chúng tôi không chống lại nền dân chủ;chúng tôi ủng hộ nó. Bất cứ ai chối bỏ quyền sự sống là chống lại dân chủ và dẫn xă hội tới thảm hoạ”, và cảnh báo rằng lúc nầy “một cuộc cách mạng văn hóa đang diễn ra không chỉ ở Tây Ban Nha,mà khắp trên Tâu Âu”, trong đó “sự chuyên chế của thuyết tương đối” đang ngự trị, điều mà Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI đă tố gíác ngay từ khi mới lên ngôi. Trong bối cảnh nầy, “Tây Ban Nha tượng trưng cho điểm vượt trội nhất của cuộc cách mạng nầy”,nhất là sau khi chính phủ Ông Zapatero thông qua các luật “chối bỏ bằng chứng của tự nhiên và lư trí, giao phó cho nhà nước việc đào tạo đạo đức giới trẻ và đề nghị lập ra một văn hoá mới dựa trên một sự hiểu biết sai lạc về tự do”. Liên quan đến vân đề nạo phá thai, ĐHY giải thích rằng Giáo Hội sẽ kêu gọi “việc áp dụng đầy đủ luật hiện hành” mà nếu được thực hiện, “sẽ ngăn ngừa rất nhiề trong số 100.000 vụ nạo phá thai xảy ra ở Tây Ban Nha …Nạo phá thai là sự thoái hoá biến chất xấu xa nhất trong lịch sử nhân loại”.
CÁC TỔNG GIÁM MỤC PÊRU ỦNG HỘ NHAU TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG VẬN ĐỘNG PHÁ THAI
(CAN 23.03) Đức TGM Jose Antonio Eguren giáo phận Piura ở Bắc Peru đă bày tỏ đoàn kết với Đức TGM giáo phận Arequipa nhằm đối phó những nỗ lực của những người ủng hộ nạo phá thai đưa vào các tiêu chí mới cho phép nạo phá thi trong các bệnh viện công, nhấn mạnh rằng “một đứa bé chưa sinh không phải là một vấn đề c̣n đưa ra tranh căi” mà phải được bảo vệ ngay từ giây phút thụ thai. Ngài nói :” Đây không chỉ là một điều răn của đức tin Kitô-giáo, mà c̣n là một luật tự nhiên được viết tận sâu thẳm tâm hồn mỗi một người và có hiệu lực cho cả kẻ tin lẫn những người không tin. Một trẻ chưa sinh ra không phải là một vấn đề đem ra tranh căi, hoặc có ư nghĩ kỳ quặc và càng không phải là cái để tống khứ vứt bỏ hoặc giết chết. Một đứa bé chưa sinh ra cũng chính là con người như đứa bé đă sinh ra”. Đức TGM Eguren tuyên bố: “ Từ Piura, tôi gửi t́nh đoàn kết và ủng hộ của tôi tới người anh em của tôi là Đức GM Javier del Rio,giáo phận Arequipa, lúc nầy đang đối mặt với những lợi ích kinh tế đầy quyền lực của nền văn hoá sự chết quốc tế. Chúng tôi muốn nói với Ngài rằng Ngài không cô độc trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự sống”.
THỐNG ĐỐC BANG PHẢN ĐỐI MỘT LUẬT MỚI CHỐNG CẢI ĐẠO
(AsiaNews 13.02) Thống đốc bang Gujarat phía Tây đă bác bỏ một dự thảo luật về tự do tôn giáo được phê chuẩn năm 2006 và đề tài cho cuộc tranh căi kịch liệt bởi v́ nó “phân biệt đối xử” với các thiểu số tôn giáo. Quốc hội phải đưa vào lại phiên bản trước dó, được phê chuẩn năm 2003. Đức TGM giáo phận Gandhinagar và là thư kư HĐGM Ấn Độ, Đức GM Stanislaus Fernndes nói :”luật nói ra đây hoàn toàn không thể chấp nhận được, trên hết là v́ nhằm vào chia rẽ các quan hệ bên trong các tôn giáo khác nhau, nhưng đây là một dấu hiệu cải thiện lớn lao cho tất cả chúng ta”. Theo bản văn nầy th́ tín đồ đạo Giai-na và đạo Phật được phối hợp thành cac giáo phái của Ấn giáo, trong khi Tin Lành và Công giáo là những giáo phái của Kitô-giáo. Mặc cho điều nầy, vấn nạn chống cải đạo vẫn c̣n. Đây là một cuộc tấn công vào tự do tôn giáo, thay vào đó họ tuyên bố họ muốn bảo vệ và như thế nó thành một sự vi phạm trực tiếp các quyền được Hiến Pháp chúng ta bảo đảm”.
ĐỨC GIÁO HOÀNG GIẢI THÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BOECE,CASSIDORE.
(CWNews 13.04) Phát biểu trước tiên về BOECE, Người nhắc lại rằng triết gia nầy sinh trong một gia đ́nh qúy tộc vào năm 480 và khát khao theo đuổi nghiên cứu triết học trong khi vẫn là một quan chức chính phủ, là người có những nỗ lực sớm nhất đem triết học cổ điển Hy Lạp và Rôma hoà hợp với mạc khải Kitô-giáo. Đức Thánh Cha nhận xét :” Chính v́ lư do nầy mà Boece được gọi là ngườ đại diện vĩ đại cuối cùng của nền văn hoá Roma và người đều tiên trong các trí thức Trung Cổ”. Là nạn nhân của một âm mưu chính trị, ông bị bắt giam và sau cùng bị hành quyết. Trong thời gian ở tù, ông viết tác phẩm lớn nhất của ḿnh, Sự An ủi của triết Học (The Consolation of Philosophy) Đức Thánh Cha sy nghĩ về sự phi lư và bât công mà những người như Boèce phải đối mặt, chiụ khổ và chết “không ví lư do nào ngoài các lư tưởng chính trị và tôn giáo của họ”. Sau đó Người nói về CASSIDORE, một người đương thời với Boèce. Ông dành cuộc đời “để tái kham phá, bảo toàn và truyền cho hậu thế di sản văn hoá đồ sộ của các tiền nhân” và đă sáng lập một cộng đoàn tu viện toàn tâm cho việc nầy. Tinh thần nầy rất cần đối với thế giới ngày nay.
HỘI THÁNH KHÔNG THÍCH THÚ G̀ VIỆC CÁC LINH MỤC LÀM CHÍNH TRỊ
(CAN 13.03) Khâm sứ Toà Thánh tại Mễ-Tây-Cơ, Đức TGM Christophe Pierre, nói rằng Hội Thánh không quan tâm việc có các linh mục được bầu vào các chức vụ chính trị,”v́ Hội Thánh muốn các linh mục của ḿnh thực sự là linh mục và giám mục thực sự là giám mục. Hội Thánh không muốn họ dính líu trực tiếp vao chính trị”. Ngài nói :”Chúng ta không đấu tranh để có một linh mục làm thị trưởng, bởi v́ chúng ta có một sứ mệnh khác. Vai tṛ của các linh mục là về tôn giáo một cách hết sức rơ ràng.Không có lư do ǵ để phun phí thời giờ cho việc ấy, chúng ta không đấu tranh cho điều đó; chúng ta biết rơ chúng ta phải chu toàn vai tṛ nào”.
GIÁM MỤC CÔNG GIÁO BỊ TỐ CÁO “CHỦ NGHĨA CỰC ĐOAN” TÔN GIÁO
(Reuters 14.03) Một giám mục Công giáo La Mă bị buộc phải giải thích với các dân biểu vể những lo sợ rằng Ngài đang áp đặt “chủ nghĩa cực đoan” tôn giáo trên các trẻ em. Đức GM giáo phận Lancaster,Patrick O’Donoghue, sẽ bị xét hỏi về việc Ngài cấm những ǵ Ngài gọi là giáo dục giới tính “tiêu chuẩn - tự do” trong các trường Công giáo trong giáo phận của Ngài và việc Ngài ra lệnh gắn Thánh Giá trong mỗi lớp học. Giấy triệu tập Ngài đến trước ủy ban đặc biệt về trẻ em,trường học và gia đ́nh của Hạ Viện theo sau một văn kiện dày 66 trang Ngài đưa ra năm trước khiến một số nghị sĩ nỗi giận, v́ đường lối nghiêm khắc về đạo đức t́nh dục của văn kiện, trong đó Ngài viết :”Quan điểm thế tục về t́nh dục ngoài hôn nhân, ngừa thai nhân tạo, bệnh lây qua đường t́nh dục, gồm cả HIV/Aids và nạo phá thai, không thể được tŕnh bày như một thông tin trung lập… Cái được gọi là an toàn t́nh dục được đặt nền tảng trên “giả thuyết bị lừa dối rằng bao co su có thể cung cấp sự bảo vệ thoả đáng chống lại Aids..Các trường trung học và đại học không được ủng hộ các hội từ thiện và tổ chức cổ vũ hoặc tài trợ cho các chính sách chống lại sự sống..”
GIỚI CHỨC VATICAN CHO RẰNG NHÀ LĂNH ĐẠO ANH GIÁO NGÂY THƠ VỀ LUẬT SHARIA
(Reuters 14.03) Nhân vật hàng đầu Vatican về quan hệ với Hồi giáo đă chỉ trích TGM Canterbury là lầm lẫn và ngây thơ v́ đă gợi ư rằng một số khía cạnh luật Sharia Hồi giáo ở Anh là tất yếu. ĐHY Jean-Louis Tauran, trong một cuộc thảo luận mở rộng với các phóng viên về các quan hệ giữa Kitô-giáo và Hồi giáo, cũng đă nói Ngài tin rằng một ban thường trực mới giữa Vatican và người Hồi giáo sẽ giúp xoa dịu các hiểu lầm trong tương lai. Ngài nói :”Tôi nghĩ rằng đó là một sai lầm, một sai lầm v́ trên hết, phải hỏi xem là loại Sahria nào. Và sau đó, là khá ngây thơ”. TGM Canterbury Rowan Williams [Anh-giáo] đă châm ng̣i một cơn băo tôn giáo và chính trị ở Anh suốt tháng vừa qua khi Ngài nêu lên triển vọng luật Hồi giáo tại Vương quốc Anh. Sharia dựa chủ yếu trên kinh Coran, và những lời nói và việc làm của tiên tri Mohammad, bị nhiều người Tây phương đă kích v́ những đối xử với phụ nữ và h́nh phạt do ngoại t́nh và bỏ đạo. ĐHY Tauran nói : “Đây không phải là vấn đề thiện chí. Có những khía cạnh pháp lư không thể dung hoà được [ với luật Sahria]”. TGM Williams sau đó đă t́m cách thanh minh lập trường của Ngài, nhưng cho biết không ân hận v́ đă nêu ra vấn đề nầy.
ĐỨC THÁNH CHA MỜI THƯỢNG PHỤ THAM DỰ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
(AsiaNews 11.03) Tin tức về lời mời nầy, chưa được các nguồn tin Vatican đưa ra, đến từ kết luận về chuyến viếng thăm của Thượng Phụ Bartôlômêo tới Roma nhân kỷ niệm 90 năm Viện Giáo Hoàng Đông Phương, và trong chuyến đi nầy Ngài đă được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến. Lời mời được đưa ra trong giờ ăn trưa. Tự nó, sự hiện diện các đại diện của các giáo hội và tuyên tín Kitô giáo khác là một thông lệ b́nh thường đối với những kỳ họp thượng hội đồng, kể từ khi Vatican II mời các “phái đoàn anh em”. Điều làm cho sự kiện nầy mang nhiều ư nghĩa chính là lời mời cá nhân, sự long trọng dành riêng cho việc nầy và bầu khi của lời mời. Văn kiện kết thúc cuộc hội kiến - mặc dù do một uỷ ban công bô và v́ thê không có tính chất ràng buộc - được ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô-giáo, mô tả như “một bước tiến quan trọng về phía trước”, dù rằng “con đường hiệp nhất trọn vẹn c̣n rất dài”. Bước tiến quan trọng là lần đầu tiên Giáo Hội Chính Thống thừa nhận có cấp độ phổ quát trong Giáo Hội và cùng giám mục đoàn, hồng y đoàn và thẩm quyền ở cấp độ hoàn vũ. Điều nầy có nghĩa là cũng có một vị trí đứng đầu : theo thông lệ của Giáo Hội thời xưa, vị giám mục thứ nhất là giám mục Roma. Không có nghi ngờ ǵ về điêu nầy.[ Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ diễn ra tại Vatican từ ngày 05 đến 26.10.2008].
CÁC THỪA SAI ĐƯỢC THƯỞNG V̀ NHỮNG NĂM CỐNG HIẾN CHO NGƯỜI NGHÈO
(Fides 08.03) Đó là những tu sĩ người Ư sinh sống ở Thái Lan từ nhiều thập kỷ và đă tận hiến cho việc truyền giáo trên vùng đất nầy trong phần lớn cuộc đời các Ngài: các nữ tu Esterina Prando và Nadia Ferro, Nữ Tữ Đức Maria Phù Hộ; Cha Giovanni Contarin, Ḍng Camilô. Họ đă được nướ cộng hoà Ư trao tặng huy chương trong một buổi lễ tổ chức tại Bangkok. Đại sứ Ư tại Thái Lan,ngài Ignzio Di Pace, đă nhấn mạnh việc cá vị thừa sai nầy hiến dâng cuộc đời v́ thiện ích của dân tộc Thái-Lan, không phân biệt giới tính, chủng tộc,văn hóa,tôn giáo. Họ hành động v́ kính trọng phẩm giá con người, nhất là với người nghèo, những kẻ bị bỏ rơi và những kẻ ngặt nghèo và đă góp phần cải thiện cuộc sống cho hàng ngàn người.
VATICAN LIỆT KÊ “CÁC TỘI MỚI”, GỒM CẢ VIỆC GÂY Ô NHIỄM
(Reuters 11.03) Ngươi không được làm ô nhiễm Trái Đất. Ngươi phải coi chừng việc vận dụng di truyền học. Thời hiện đại mang theo nó những tội hiện đại. V́ thế Vatican noói với các tín hữu phải ư thức về những tội “mới” như là làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Sự chỉ đạo đến khi Đức TGM Gianfranco Girotti, nhân vật số hai Vatican trong lănh vực đôi khi tối tăm của tội lỗi và sám hối, nói về các sự dữ thời hiện đại. Được hỏi những cái ǵ Ngài tin là “những tội mới” ngày nay, Đức TGM nói vơi tờ Osservatore Romano rằng khu vực hiểm nguy lớn nhất đối với linh hồn thời hiện đại là thế giới đạo đức sinh học chưa được thăm ḍ khám phá trên quy mô lớn . Ngài nói: “Bên trong đạo đức sinh học, có những lănh vực mà chúng ta tuyệt đối phải tố giác một số vi phạm các quyền căn bản của bản tính con người qua các cuộc thí nghiệm và vận dụng di truyền học mà đầu ra rất khó đón trước và kiểm soát”. Vatican chống lại nghiên cứu tế bào gốc phôi v́ nó dẫn đến sự hủy diệt các phôi thai và đă cảnh báo chống lại viễn tượng nhân bản vô tính người. Trong những tháng vừa qua, Đức Thánh Cha Biển Đức nhiều lần lên tiếng mạnh mẽ kêu gọi bảo vệ môi trường, nói rằng các vấn đề như là thay đổi khí hậu đă trở nên quan trọng cho toàn thể loài người.
PHIM DO D̉NG PHAOLÔ NH̀N PHẢN ỨNG CON NGƯỜI TRƯỚC THẢM KỊCH.
(CNS 14.03) Hăy tưởng tượng mất một người yêu dấu v́ chết bất ngờ. Trong một cuộc giết người, có thể là giết người hàng loạt. Hoặc một vụ nổ bom. Bạn có thấy điều đó trong bạn để tha cho kẻ sát nhân, cả khi kẻ sát nhân không t́m cách để được tha thứ? Đó là một vấn đề lớn. Nó cũng là đề tựa của một bộ phim mới hỏi về vấn đề nầy. Linh mục Ḍng Phaolô Frank Desiderio, đứng đầu Haăng Phim Ḍng Phaolô và chủ nhiệm sản xuất phim tài liệu dài 63 phút “ Câu Hỏi Lớn” nầy nói Ngài đă rất muốn làm một bộ phim về sự tha thứ. Sau đó Ngài được mời dự một cuộc tĩnh tâm ở Hội Templeton về sự phối hợp giữa tôn giáo và khoa họv. Những người thuộc nhiều khoa ngành, gồm cả các nhà khoa học và linh hướng, cũng được mời. Cuộc tĩnh tâm nầy là nguồn gốc của bộ phim. Cha nói :” Đây là một hành tŕnh thiêng liêng đối với tôi”. Bộ phim được tŕnh chiếu trong Liên Hoan [các nhà làm] Phim Độc Lập tại Washington.
CHÍNH PHỦ CAM-BỐT TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LIÊN TÍN QUỐC GIA LẦN ĐẦU
(UCAN 08.03) Khoảng 600 lănh đạo và các đại biểu khác đại diện cho 42 giáo phái hoặc cộng dồng tôn giáo cư trú và làm việc ở Cam-bốt cùng đến dự hội nghị liên tín toàn quốc lần đầu. Bộ Thờ Phượng và Tôn Giáo đă tổ chức hội nghị và ngày 20.02 tại Hội Trường Chakto Mok ở Nam-Vang để thúc đẩy các nhà lănh đạo tôn giáo cùng làm việc trong tinh thần cộng tác và hiệp nhất. Thủ tướng Hun Sen, người chủ toạ Hội nghị, đă ca ngợi các nhà lănh đạo về những cống hiến cho đất nước và khuyến khích họ tiếp tục công việc của họ.Các tổ chức tôn giáo và các cá nhân ở Cam-bốt “đă chung sức trong lănh vực phát triển, hoà b́nh và an toàn. Để thăng tiến và thực hành đạo một cách hiệu quả, các tổ chức tôn giáo phải tránh các xung đột với quốc gia”. Bộ tôn giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống chung hài hoà trong xă hội Cam-Bốt. Hơn 90% trong số 14 triệu dân Cam-bốt thuộc về Phật giáo Ter Viet (Theravada), quốc giáo, với 55.583 sư săi và 4.307 ngôi chùa. Có 320.167 tín đồ Hồi giáo với 227 đền Hồi giáo. Công giáo có 25 nhà thờ và 52 chỗ hội họp cầu nguyện khác với 18.584 tín hữu. [Các giáo hội và giáo phái Kitô-giáo khác ó 193 nhà thờ với 155.207 tín hữu]. Phía Công giáo có 22 giáo dân, 4 linh mục, hai giám mục và hai nữ tu.
CÁI CHẾT CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC IRAQ LÀ “HÀNH VI BẠO LỰC VÔ NHÂN ĐẠO”
(CNS 14.03) Đức Thánh Cha Biển-Đức gọi vụ bắt cóc và cái chết của Đức TGM Iraq là “một hành vi bạo lực vô nhân đạo lăng mạ phẩm giá con người và làm tổn hai nghiêm trọng đến sự sống chung giữa những người dân Iraq yêu qúy”. Đức TGM Công giáo Can-đê PAULOS FARAJ RAHHO giáo phận Mosul, 65 tuổi, bị bắt cóc ngày 29.02 trong một vụ tấn công làm thiệt mạng tài xế và hai vệ sĩ của Ngài. Đức Thánh Cha đă nhiều lần kêu gọi công khai trả tự do cho Ngài. Cá nhà lănh đạo Công giáo ở Iraq nói hôm 13.03 rằng các Vị đă t́m thấy thi hài của Đức TGM sau khi bọn bắt cóc nói chúng đă côn Ngài. Trong một điện văn gửi ngày 13.03 tới ĐHY Emmanuel-Karim Delly giáo phận Baghdad, thượng phụ Giáo Hội Công giáo Can-đê, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói rằng khi hay tin “cái chết thảm khốc” của Đức TGM, mà Người gọi là “vị mục tử nhiệt thành”, Người muốn để tín hữu Công giáo Can-đê và mọi Kitô-hữu ở Iraq biết Người gần gũi với họ.
KHỞI ĐẦU HÀNH HƯƠNG ĐẾN LINH ĐỊA THÁNH GIUSE
(Fides 13.03) Tháng Ba, tháng kính Thánh Cả Giuse theo truyền thống Công-giáo, linh địa Trung Quốc dâng hiến cho Thánh Nhân trên núi Pin Yin, thuộc tỉnh Shan Dong, đón các khách hành hương và những người sùng mộ đến từ khắp mọi miền Trung Quốc. Dân Trung Quốc rất sùng mộ Thánh Giuse, không chỉ v́ đó là Cha Nuôi Chúa Giêsu và Hôn phu của Đức Trinh Nữ Maria, mà c̣n v́ Thánh Giuse là quan thầy công cuộc Truyền Giáo ở Trung Quốc, biểu tượng Đức Khiêm Nhường, Đơn Sơ, Khôn Ngoan, Vâng Phục, tất cả những giá trị mà văn hoá và truyền thống Trung Quốc coi là hết sức quan trọng. Các thế hệ Công giáo Trung Quốc luôn giữ ḷng sùng mộ sốt sắng với Thánh Giuse. Theo người phụ trách văn pḥng tiếp đón ở linh điạ nầy, “chúng tôi đón tiếp mỗi ngày hàng ngàn người hành hương, cả những người Công giáo với tư cách là du khách muốn đến xem ngọn núi đẹp đẽ nầy, nhất là khi các núi chung quanh trọc cây cối trong khi núi nầy vẫn xanh ŕ…Từ lối đi với Đàng Thánh Giá tới nhà thờ trên đỉnh núi, các người hành hương đủ lứa tuổi đến đầy trong thời gian nầy”.
CHIARA LUBICH, NGƯỜI SÁNG LẬP PHONG TRÀO FOCOLARE, QUA ĐỜI Ở TUỔI 88
(CWNews 15.03) Bà qua đời tại nhà riêng ngay ngoại vi Roma. Sinh ở Trent, năm 1943, ở tuổi 23, Bà dâng những lời khấn riêng và bắt đầu công việc tạo dựng một phong trào giáo dân mới.. Phong trào FOCOLARE, từ tiếng Ư có nghĩa là “L̉ SƯỞI, TỔ ẤM” được dành cho việc canh tân trong cac gia đ́nh và trên khắp thế giới, qua việc tôn sùng Đức Maria, được hướng dẫn bởi châm ngôn “mọi người v́ một người”. FOCOLARE lan rộng mau chóng trong thế kỷ XX, được Toà Thánh công nhận năm 1962. Này nay có hàng trăm ngàn hội viên trên toàn thế giới và Chiara Lubich trở thành một nhân vật có uy tín trong Giáo Hội. Bà là cố vấn thân cận của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Vị đă bổ nhiệm Bà tham dự với tư cách quan sát viên tại nhiều Thượng Hội Đồng Giám Mục. Vừa nghe tin Bà từ trần, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói về “ḷng yêu thương không mệt mỏi đối với Giêsu bị bỏ rơi” của Bà và nghị lực hoạt dộng của Bà v́ “sự hiệp thông trong Giáo Hội, v́ đối thọai đại kết và v́ t́nh huynh đệ giữa mọi dân tộc”. Từ năm 2007, Bà sức khoẻ đă suy yếu và nhập viện tuần trước khi Bà thấy khó thở. Khi thấy thuốc không c̣n hiệu nghiệm, Bà chọn trở về nhà để dọn ḿnh. Tang lễ của Chiara Lubih sẽ được cử hành tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành ngày 18.03. Phong trào Focolare sẽ phải chọn một thủ lănh mới mà theo hiến chương của phong trào, phải là một phụ nữ.
TÔNG THƯ THỨ BA CỦA ĐỨC THÁNH CHA SẼ CÓ TỰA ĐỀ “T̀NH YÊU TRONG CHÂN LƯ”
(CAN 15.03) Tông thư thứ ba của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ đề cập giáo huấn xă hội Công giáo, đụng đến các vấn đề đa dạng như nghèo đói, hoà b́nh, chiến tranh, hợp tác quốc tế, các nguồn năng lượng và toàn cầu hóa. Tờ La Repubblica đưa tin: Tông thư nầy sẽ có tựa đề “Đức Ái trong Chân Lư”. Tông thư gồm 4 chương nầy sẽ không được công bố vào ngày 01.05 như dự tính trước đây nữa, mà sẽ bị hoăn sao cho các bản dịch, nhất là bản dịch tiếng Hoa, hoàn tất. Quyết định có một phiên bản tông thư nầy bằng tiếng Hoa đến khi Đức Thánh Cha t́m cải thiện quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Thánh sáu vừa qua, Người gửi một lá thư đề nghị đối thoại với nhà cầm quyền Trung Quốc. Vào tháng chín, linh mục người Hoa Joseph Li Shan được đặt làm giám mục Bắc Kinh với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha, một sự kiện chưa từng xảy ra trong 50 năm qua.
CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SAI LẦM VỀ 7 TỘI XĂ HỘI
(CAN 14.05) ĐHY TGM Giáo phận Guadaljara,Juan Sandoval Iniguez, đă trả lời thông tin không chính xác trong các phương tiện truyên thông về cái gọi là “những tội mới” mà Vatican đă vạch ra tuần nầy. Ngài nói: “Các tội th́ vẫn như thế; cái thay đổi là nay chúng được áp dụng như thế nào”. ĐHY nói :” Điều răn vẫn là điều răn ấy: ngươi không được giết người và ngày nay có rất nhiều cách để giết người, nếu chúng ta áp dụng điều nầy vào lănh vực đạo đức sinh học và các thí nghiệm khoa học”, trong đó phôi người thường bị hủy diệt. ĐHY Sandocal nhấn mạnh rằng các tội xă hội không phải là một ngăn trở đạt đến thiên đàng, nhưng Ngài lưu ư rằng “việc đi về thiên đàng không dễ dàng, con đường nầy không phải là một con dốc xuống”. Chúa Giêsu nói cửa vào th́ hẹp và chỉ có ít người vào được”. Ngài cũng nhận định rằng giàu có thừa thải đi ngược với công bằng xă hội, các tài sản trên trái đất nầy là cho mọi người” và Ngài giải thích rằng “học thuyết xă hội của Giáo Hội dạy rằng của cải phải được phân phối lại giữa chủ và thợ”.
TIN VẮN
+ (CWNews 11.03) KHÔNG THAY ĐỔI NỮA TRONG LỜI NGUYỆN THỨ SÁU TUẦN THÁNH. ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Uỷ Ban Quan hệ với người Do Thái, tiết lộ với truyền h́nh Đức ARD : Mặc cho sự thất vọng mà một số nhà lănh đạo Do Thai bày tỏ về bản văn Lời Nguyện Thứa Sáu Tuần Thánh được rà soát lại, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI không có kế hoạch có thêm bất cứ thay đổi nào nữa trong bản văn nầy. Ngài nói : ” Sẽ không có thay đổi nào sau nầy nữa, v́ Lời Nguyện hoàn toàn đúng từ quan điểm thần học”. Tháng hai, Đức Thánh Cha đă đưa ra văn bản đă duyệt sửa về lời nguyện cho dân Do Thái vẫn dùng trong Sách Lễ Roma 1962. Bản văn được duyệt sử đă loại bỏ một ám chỉ đến “sự mù quáng” của người Do Thái, song giữ lại một lời cầu nguyện cho họ ăn năn trở lại.
+ (CWNews 11.03) ÔNG TONY BLAIR GIẢNG DẠY VỀ TÔN GIÁO TẠI ĐẠI HỌC YALE. Nguyên thủ tướng Anh Tony Blair, người vừa trở lại Công giáo, sẽ giảng dạy tại Đại học Yale vào năm tới. Chủ tịch ĐH Yale Richerd Levin đă thông báo việc bổ nhiệm Ông Blair, hiện đang là đặc phái viên tại Trung Đông, như một thành viên tại Yale. Ông sẽ hướng dẫn một hội thảo về ảnh hưởng của đức tin tôn giáo trong một kỷ nguyên toàn cầu và khóa học sẽ có thể “ thăm ḍ khám phá làm sao các giá trị tôn giáo có thể được thông chuyển hướng về hoà giải hơn là phân cực”.
+ (CWNews 11.03) ĐỨC THÁNH CHA GIẢI TỘI CHO GIỚI TRẺ ROMA?Theo tin từ Hăng ANSA Ư: Đức Thánh Cha Biển-Đức sẽ giải tội cho nhiều bạn trẻ tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Vatican không xác nhận các chương tŕnh Đức Thánh Cha giải tội, nhưng Đức Thánh Cha dự tính sẽ hướng dẫn một buổi xét ḿnh thống hối cho giới trẻ Rôma và sẽ có cơ hội cho việc xưng tội cá nhân. Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đă xuất hiện đều đặn ở Đền Thờ Vatican vào Thứ Sáu Tuần Thánh mà không báo trước, để giải tội cho các hối nhân b́nh thường.
+ (Zenit 14.03) BÀY TỎ KÍNH TRỌNG TRƯỚC CÁI CHẾT CỦA BÀO ĐỆ ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG GIOAN-PHAOLÔ I . Đức Biển-Đức XVI đă bày tỏ kính trọng đối với bào đệ vừa từ trần của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô I, Eoardo Luciano, qua đời ngày 11.03, thọ 91 tuổi. Đức Thánh Cha đă gửi một điện tín phân ưu tới Đức TGM Giuseppe Andrich, giáo phạn Belluno-Feltre, sau khi ông Luciano từ trần, trong đó Người gợi lại cuộc gặp với bào đệ Cố giáo hoàng. Đức Thánh Cha ca ngợi “những nhân đức nhân bản và Kitô-giáo lớn lao “ của ông và sự “gắn bó của ông với gia đ́nh và Giáo Hội”.
+ (Zenit 14.03) BỔ NHIỆM PHÓ CHỦ TỊCH VÀ THƯ KƯ .Đức Thánh Cha XVI đă bổ nhiệm Đức Cha Camille Perl (đến nay là thư kư) và Đức Cha Mario Marini (đến nay là phó thư kư), làm phó chủ tịch và thư kư cho ủy ban giáo hoàng Ecclesia Dei.
+ (AFP 09.03) MỘT TU SĨ NGƯỜI ĐỨC BỊ BĂT VỚI 230 PHIM CON HEO. Tờ báo địa phương Abendzeitung đưa tin: Một tu sĩ Ḍng Biển-Đức đă bị bắt cùng với khoảng 230 phim đồi trụy trong pḥng tại một tu viện ở Tây Đức. Việc xảy ra sau khi vị tu sĩ bị bắt quả tang khi đan địn đánh cắp bốn DVD đồi trụy về đồng tính trong một cửa hàng sex ở thành phố Wuerzburg vùng Bavière. Khi bị bắt quả tang đang ăn trộm phim, vị tu sỉ 49 tuổi nầy bỏ trốn, ném đồ ăn cắp và thùng rác. Vị tu sĩ nầy sống trong tu viện Maria Laach 900 năm tuổi.
+ (CAN 15.03) CON SỐ THAM DỰ NGÀY THẾ GIỚI GIỚI TRẺ SYDNEY 2008 TĂNG LÊN 125.000. Các nhà tổ chức đang trông đợi có ít nhất 125.000 người không phải dân Úc tham dự Ngày Thế Giới Giới Trẻ 2008. Theo hăng tin SIR, chỉ riêng Hoa Kỳ đă có 21.000 . Ban Tổ chức cũng hé lộ cho biết ba đề tài giáo lư do Hội Đồng giáo hoàng về Giáo Dân chọn cho đại hội nầy. ĐGM phụ tá giáo phận Sydney, Anthony Fisher, tổng điều phối viên đại hội, giải thích: “Những bài dạy giáo ly là trung tâm điểm của Ngày Thế Giới Giới Trẻ. Tôi khuyến khích giới trẻ tham dự đai hội hăy bắt đầu suy gẫm ngay bây giờ về các đề tài nầy để chuẩn bị một cách thích hợp cho sự kiện tổ chức nầy”.
+ (CAN 15.03) CÔNG KHAI CHỈ TRÍCH “ÂM MƯU TO LỚN” VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CHO ĐỒNG TÍNH. Nói chuyện tại Trường Cao Đẳng Thánh Lu-I ở Glasgow, ĐGM Joseph Devie, giáo phận Motherwell, cảnh báo rằng việc vân động hành lang đồng tính nam, mà Ngài đặt tên cho là “ sự chống đối” – đă dựng lên một âm mưu to lớn” nhằm định hướn chính sách công cộng. Ngài nói : “chúng ta liều mạng khi làm ngơ cho phong trào đồng tính”. Ngài nhận định họ là một nhóm rất nhỏ, song rất năng động và có tổ chức – cũng như rất đam mê. “Nhóm chống đối” nầy biết chính xác họ đang làm ǵ. Chúng ta th́ không”.
+ (CAN 13.03) Tờ Telegraph đưa tin: It nhất 50 người ở Ấn Độ đă bị mù sau khi nh́n chăm chăm vào mặt trời với hy vọng nh́n thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra.Những người sùng một đă lũ lượt kéo đến nhà một viên quản lư khách sạn ở Erumelli, gần nơi đồn là có hiện ra. Nghành y quận Kottayam đă cố gắng xua tan những lời đồn đại về h́nh ảnh kỳ lạ trong mặt trời và cảnh báo nguy hiểm khi nh́n trực tiếp mặt trời. Có 47 trường hợp bị mù, có khả năng là v́ nguyên nhân ấy. Hàng giáo sĩ đă không nhận sự hiện ra nầy.
+ (CWNews 15.03) Các nhà lănh đạo trên thế giới lên án việc bắt cóc dẫn đến cái chết của Vị giáo phẩm Can-đê. Các nhân chứng cho biết không có dấu hiệu thương tích do đạn bắn trên thi thể Đức TGM.nhưng có nhũng dấu chỉ rằng Ngài bị chết một thời gian trước khi thi hài Ngài được t́m thấy. Nhưng cho dù Ngài qua đời v́ các vấn đề bệnh tim hoặc bị bọn bắt cóc hành quyết, các nhà lănh đạo trên thế giới đồng ư rằng bọn bắt cóc phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức về cái chết của Ngài.
+ (CWNews 15.03) Vạ tuyệt thông cho các phụ nữ khẳng định việc truyền chức. Đức TGM Raymond Burke giáo phận St.Louis đă chính thức thông báo vạ tuyệt thông cho 3 phụ nữ tham dự vào một nghi lễ mà họ mô tả là truyền chức linh mục Công giáo. Bất chấp những lời cảnh cáo của Đức TGM, hai phụ nữ ở Missouri, Rose Marie Hudson và Elsie McGrath - khẳng định lễ truyền chức trong tháng 11 thực hiện tại môt gội đưồng Do Thái. Một phụ nữ Đức quả quyết Bà là giám mục,Patricia Fresen, thực hiện nghi lễ.
+ (CWNews 15.03) 60% Công giao Hoa Kỳ tuân phục giữ chay Mùa Chay. Việc kiêng thịt ngày Thứ Sáu là bắt buộc dối với người Công giáo trưởng thành, nhưng Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng ụng về Việc Tông Đồ (CARA) ở đại học Georgetown t́m thấy rằng 40% những người tự xưng ḿnh là Công giáo không theo chỉ dẫn của Giáo Hội. 45% chịu xức tro này Thứ Tư Lễ Tro và 45% cam đoancó nỗ lực thiêng liêng đặc biệt như là từ bỏ một cái ǵ hoặc làm một điều tích cực trong Mùa Chay. Điều tra những người tham dự thánh lễ mỗi Chúa Nhật, 89% kiêng thịt ngày Thứ Sáu và 8% có cố gắng đặc biệt trong mùa sám hối.
+ ( CWNews 15.03) Luật pháp Đức đặt ngoài ṿng pháp luật thú dâm. Quốchội nước Đức đă đồng thành phê chuẩn luật đặt ngoài ṿng pháp luật sự dâm ô vơi thú vật. Luật do nghị sĩ Đảng Lao Đông Evert Waalkens đề xuất, cũng cấm chỉ việc buôn bán các băng h́nh mô tả quan hệ t́nh dục giữa người và thú vật.
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU THẦN HỌC - MỤC VỤ
Tác giả: Josh McDowell
Lời ngỏ: Chúng ta đă nghiên-cứu,học hỏi hoặc đọc nhiều sách báo,tài liệu, nghe nhiều vị giáo-sĩ
giảng dạy về sự phục-sinh BẰNG LỜI DẠY RẤT THÁNH THIỆN, CHÍNH XÁC của Giáo-Lư Công-
giáo. BTGH số đặc-biệt về Phục-Sinh muốn giới thiệu một tài-liệu có tính cách “hộ-giáo”của một mục-
sư học-giả Tin-Lành,để thấy sự “đồng nhất”trong cái nh́n của các Kitô-hữu mọi nơi,mọi lúc,về sự
Phục-sinh vinh-hiển của Chúa Giêsu.
Từ hàng thế kỷ,rất nhiều triết-gia lỗi lạc công-kích Kitô-giáo cho là phi-lư, mê tín và lố bịch.Rất nhiều triết-gia đă chọn đơn giản bác bỏ vấn đề phục-sinh. Một số khác cố-gắng xuyên tạc điều ấy bằng nhiều giả thuyết khác nhau. Nhưng sự hiển nhiên lịch sử không thể bị coi nhẹ. Một sinh viên trường Đại-học ở Uruguay đă nói với tôi: ”Thưa giáo sư McDowell,tại sao Ngài không thể bác lại Kitô-giáo?”.Tôi trả lời:”chỉ v́ một lư do đơn giản: tôi không thể nói khác đi một sự kiện trong lịch sử: sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô”.
Chúng ta có thể cắt nghĩa mồ trống ra sao?
Nó có khả năng được giải thích bằng một nguyên nhân tự nhiên chăng?
MỘT VẤN ĐỀ CỦA LỊCH SỬ.
Sau hơn 700 giờ để tâm nghiên cứu đề tài nầy,tôi đă đi đến kết luận là sự phục-sinh của Chúa Giêsu Kitô hoặc là một trong những tṛ lừa bịp xấu xa,tinh quái,nhẫn tâm nhất được nhồi nhét vào trí óc con người,hoặc đó là sự kiện phi thường nhất của lịch sử. Sau đây là một vài sự kiện thích hợp về sự phục sinh: Giêsu Nazaret,một tiên tri người Do Thái đă tự xưng ḿnh là Đấng Kitô được loan báo trong các Sách Thánh Do-Thái,đă bị bắt giữ, bị tuyên án là một tên tội phạm chính trị và đă bị đóng đinh. Ba ngày sau cái chết và mai táng của Người,một vài phụ nữ đi đến mộ và không thấy xác. Trong những tuần liền sau đó,các môn đệ của Người tuyên bố rằng Thiên Chúa đă cứu Người khỏi chết và Người đă hiện ra với họ nhiều lần trước khi lên trời. Từ nền tảng nầy,Kitô-giáo đă lan truyền khắp Đế-quốc Roma và tiếp tục ảnh hưởng lớn lao qua các thế kỷ.
NHỮNG NHÂN CHỨNG SỐNG.
Những giải thích của Tân Ước về sự phục sinh đă được lưu-hành suốt cả đời của những đàn ông và phụ nữ c̣n sống cùng thời với sự phục-sinh. Những người nầy đă có thể xác nhận hoặc chối bỏ mức độ chính xác của những lời giải thích như thế.Chính các tác giả của bốn Phúc Âm vừa là nhân chứng vừa thuật lại những điều mắt thấy tai nghe về những sự việc hiện tại lúc ấy.Biện hộ trường hợp của họ cho phúc âm -từ có nghĩa là ”Tin Mừng”- các tông-đồ kêu gọi tới sự hiểu biết của mọi người liên-quan đến các sự kiện của phục-sinh (ngay cả khi đương đầu với các đối thủ nghiêm khắc nhất). F.F.Bruce,Rylands giáo-sư khoa phê-b́nh và chú-giải Kinh Thánh ở Đại học Manchester nói về giá trị của những ghi ghép Tân Ước như là nguồn nguyên thủy:”Nếu có bất cứ khuynh hướng nào đi lệch những sự kiện về phương-diện tài liệu ,sự hiện diện của những nhân chứng thù địch trong thính giả chắc chắn đă sử dụng nó để phản bác rồi”.
TÂN ƯỚC CÓ ĐÁNG TIN CẬY CHĂNG?
Bởi v́ Tân Ước cung cấp nguồn sử liệu đầu tiên cho biết tin về sự phục-sinh, cho nên nhiều nhà phê-b́nh trong thế kỷ 19 đă tấn công vào độ xác-thực của những tài liệu Kinh Thánh nầy.Dầu vậy,cuối thế kỷ 19,những khám phá khảo cổ đă thừa nhận độ chính xác của các bản viết tay Tân Ước. Những khám phá các cuộn giấy (papyrus)rất sớm,đă lấp cái hố ngăn cách giữa thời đại Chúa Kitô và những các bản văn ghi chép hiện có.Những phát hiện ấy làm tăng thêm một cách uyên bác sự tin tưởng vào sự xác thực của Kinh-Thánh.William F. Albright, nhà khảo cổ Kinh-Thánh lỗi lạc nhất thế giới thời của ông,đă nói:”chúng ta đă có thể nói dứt khoát rằng không có lâu hơn nữa một nền tảng chắc chắn để xác định ngày tháng của bất cứ cuốn sách nào trong Tân Ước sau năm 80 Công-nguyên,trọn hai thế hệ trước niên đại giữa 130 – 150 mà những nhà phê b́nh Tân Ước cấp tiến nhất ngày nay đưa ra”. Trùng hợp với những khám phá các cuộn giấy,rất nhiều những bản viết tay khác được đưa ra ánh sáng (hơn 24.000 bản sao những bản chép tay đầu tiên được biết đến ngày nay).Sử gia Luca đă viết về “một sự hiển nhiên xác thực”liên quan đến sự phục sinh.Ngài William Ramsay,người đă bỏ 15 năm để thử đánh đổ uy tín của Luca như là một sử gia và bác bẻ sự xác thực của Tân Ước,cuối cùng đă phải kết luận: ”Luca là một sử gia hàng đầu…Tác giả nầy đáng được đặt cùng với những sử gia vĩ đại nhất”.
*************************************************************************************************************
Tôi cho ḿnh là một sử-gia.Sự
tiếp xúc của tôi với các cổ-văn Hy-La có liên quan
đến lịch sử. Và tôi xin nói với các bạn
rằng sự hiển nhiên về sự sống,cái
chết và sự phục sinh của Chúa Kitô được
chứng minh xác thực hơn đa số những sự
kiện của lịch sử cổ xưa…
E.M Blaiklock,Giáo sư Cổ-văn,Đại-học Auckland.
*************************************************************************************************************
BỐI-CẢNH LÚC ẤY.
Các nhân chứng Tân Ước hoàn toàn ư thức về bối-cảnh trong đó sự phục sinh xảy ra.Thân xác của Đức Giêsu, theo tục lệ chôn cất của người Do Thái, được bọc trong vải lanh.Khoảng 1.500 grams hương liệu trộn chung lại thành một chất dính,được đắp vào vải quanh thân thể. Sau khi xác đă được đặt vào một huyệt đá chắc chắn,một ḥn đá rất lớn được lăn chắn ngang cửa mồ. Những tảng đá to lớn cân nặng khoảng 2 tấn thường được lăn bằng đ̣n bẩy. Một lính canh Roma trong những lính chiến đấu rất kỷ-luật được cắt canh giữ mồ. Anh lính canh nầy đóng dấu niêm-phong Roma lên mộ,điều đó có nghĩa là để”ngăn ngừa mọi cố-gắng phá hoại nấm mồ”.Bất cứ ai thử di chuyển tảng đá khỏi cửa mồ,đều phải bẻ niêm ấn và như thế là chịu sự trừng phạt vô cùng nghiêm khắc của luật lệ Roma.
Nhưng ba ngày sau,ngôi một trống rỗng.Những kẻ đi theo Đức Giêsu nói Người đă chỗi dậy từ kẻ chết.Họ thuật lại rằng Người đă hiện ra với họ trong thời gian 40 ngày,tỏ ḿnh ra cho họ qua nhiều “chứng cứ không thể sai lầm được”. Thánh Phaolô tông đồ kể lại rằng Đức Giêsu đă hiện ra cùng một lúc với hơn 500 kẻ đă theo người, đa số bọn họ vẫn c̣n sống và có thể chứng nhận điều Phaolô đă viết.Quá nhiều những biện pháp an toàn đă được đưa ra cùng việc xét xử,đóng đinh,mai táng,chôn cất trong mộ đá, niêm phong và canh giữ mồ Chúa Kitô, đến nỗi nó trở thành khó khăn cho những nhà phê-b́nh bảo vệ lập trường của họ rằng Chúa Giêsu đă không sống lại từ kẻ chết.Hăy xem những sự kiện sau đây:
SỰ KIỆN # 1: DẤU NIÊM PHONG ROMA BỊ BẺ GĂY.
Như chúng ta đă nói,sự kiện hiển nhiên đầu tiên là việc bẻ găy dấu niêm phong thay thế cho quyền lực của đế quốc Roma.Hậu quả của việc bẻ hăy dấu niêm phong cực kỳ nghiêm trọng.Đội điều tra đông đảo của đế quốc Roma sẽ vào cuộc,để t́m xem người nào hay những người nào là thủ phạm.Nếu bị bắt,họ sẽ tức khắc bị xử đóng đinh lộn ngược.Người ta sợ việc phá vỡ dấu niêm phong.Các môn đệ của Chúa Giêsu đă tỏ dấu hiệu nhát đảm khi bỏ trốn.Phêrô,một trong các môn đệ,đă chối Chúa ba lần.
SỰ KIỆN # 2: MỒ TRỐNG
Như chúng ta đă thảo luận,một sự kiện tỏ tường khác sau phục sinh là ngôi mộ trống.Các môn đệ của Chúa Kitô đă không đi ra tận Athène hay Roma để rao truyền rằng Đức Kitô sống lại từ kẻ chết.Trái lại,họ đi ngay về thành đô Jerusalem,ở đó,nếu những ǵ họ rao giảng mà giả dối,th́ sự giả dối ấy tất sẽ hiển nhiên.Ngôi mộ trống đă”quá rành rành để có thể bị chối gạt”. Paul Althaus phát-biểu rằng sự phục sinh”đă chẳng thể trụ vững ở Jerusalem được lấy một ngày,một giờ,nếu việc ngôi mộ bị trống đă không được thiết lập như một sự kiện liên quan tới tất cả”.Cả hai nguồn và truyền thống Do-Thái và Roma đều thừa nhận một ngôi mộ trống.Những nguồn nầy xếp loại từ Josephus cho đến tài liệu sưu tập những bản văn Do Thái thế kỷ thứ 5 được gọi là “Toledoth Jeshu”.Tiến Sĩ Paul Maier gọi đó là”chứng cứ hiển nhiên tích cực từ nguồn thù địch,là loại chứng cứ lịch sử rơ ràng nhất.Tự bản chất,điều đó có nghĩa là nếu một nguồn chấp nhận một sự kiện mà dứt khoát không phải v́ ủng hộ nó,th́ sự kiện nầy phải là chân thật”. Gamaliel,một thành viên của Toà Thượng Thẩm Do Thái (Sanhedrin),đă nêu ra một gợi ư rằng sự nỗi lên của hoạt-động Kitô-hữu là việc làm của Chúa;ông ta đă không thể làm điều ấy,nếu như ngôi mộ vẫn c̣n nguyên thân xác Đức Giêsu, hoặc nếu Toà Thượng Thẩm biết được nơi có thể t́m thấy thân xác Đức Kitô.Paul Maier lưu ư rằng”….nếu sự hiển nhiên được cân nhắc cẩn trọng và ṣng phẳng,điều ấy quả thật có thể biện minh được,dựa theo quy-tắc của sự nghiên cứu lịch sử,để kết luận rằng ngôi mộ của Giuse Arimathia, trong đó Đức Giêsu được mai táng,đă hoàn toàn trống rỗng vào buổi sáng của ngày Phục-sinh đầu tiên.Và không hề có một vụn nhỏ chứng cứ nào trong văn chương,trong các nguồn tư liệu,chữ khắc hoặc khảo cổ,có thể bác bỏ lời tuyên bố nầy”.
SỰ KIỆN # 3: TẢNG ĐÁ TO LỚN BỊ DỊCH CHUYỂN.
Trong buổi sáng ngày Chúa-nhật hôm ấy,việc đầu tiên đánh động những người tới gần một đá,là tư thế bất thường của tảng đá nặng từ 1,5 đến 2 tấn vốn đă được lăn bít miệng hang đá.Tất cả các tác giả Tin Mừng đều nêu ra điều ấy.
*************************************************************************************************************
Trong thế giới cổ
đại,không hề có một tài-liệu nào
được chứng thực bởi một
tập-hợp những bằng chứng đúng nguyên
văn và lịch sử tuyệt vời như thế…. Hoài
nghi những chứng từ lịch sử của Kitô-giáo
chỉ c̣n là dựa vào thành kiến vô lư”
Clark Pinnock,Đại Học Macmaster
*************************************************************************************************************
Những người đă quan sát tảng đá sau
phục-sinh,mô tả tư-thế của nó như là
được lăn ra không chỉ khỏi cửa ngôi
mộ,mà ra hẳn khỏi huyệt đá to lớn. Nó
ở trong một tư thế mà giống như đă
được nhặt lên và bị mang đi.Bây giờ,tôi
hỏi bạn: nếu các môn đệ đă muốn vào bên
trong ấy,đi nhón chân ṿng quanh các lính gác đang ngủ và
lăn tảng đá đi,rồi cướp lấy xác
Đức Giêsu, vậy làm sao họ có thể làm
điều đó mà không đánh thức bọn lính gác?
SỰ KIỆN # 4: LÍNH GÁC ROMA KHÔNG ĐƯỢC NGƯNG NGHỈ.
Những lính canh Roma đă rời vị trí.Họ bỏ nhiệm sở. Làm sao sự mệt mỏi của những lính gác nầy có thể giải thích được,khi mà kỷ luật quân đội Roma vốn đặc biệt dường ấy?Justin,trong Digest số 49,đă nêu lên những vi phạm dẫn tới tử h́nh.Sự sợ hăi trước cơn phẫn nộ của các cấp trên và khả năng bị xử tử buộc họ phải chú tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của công việc.Có một cách một lính canh bị xử tử,ấy là bị lột hết y phục ra và thiêu sống trong ngọn lửa từ chính quần áo của anh ta bị đốt cháy. Chắc chắn rằng cả đơn vị đă không thiếp ngủ với loại sợ hăi đe doạ ám ảnh trong đầu ,v́ nếu cả đơn vị để sơ sẩy nhiệm vụ,th́ sẽ rút thăm chọn một người lănh h́nh phạt thay cho cả đơn vị.Tiến sĩ George Currie,một người nghiên cứu về kỷ luật quân đội Roma,đă viết rằng nỗi sợ hăi h́nh phạt ấy “khiến họ hết sức chú tâm hoàn tất nhiệm vụ,đặc biệt là khi gác đêm”.
SỰ KIỆN # 5 : KHĂN LIỆM KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
Theo một nghĩa đen,ngược với tất cả những nhận định ngược lại,rằng ngôi mộ hoàn toàn trống - bởi v́ có một hiện tượng kỳ thú. Gioan,một môn đệ của Đức Giêsu,nh́n vào chổ mà Đức Giêsu đă nằm và thấy vải liệm,có h́nh dáng cơ thể,bẹp dúm và trống rỗng,giống như là cái vỏ trống rỗng của kén một con sâu. Việc đầu tiên khắc ghi vào tâm trí các môn đệ,không phải là ngôi mộ trống,mà là vải liệm trống trơn,vẫn nguyên h́nh dáng và tư thế mà không bị xáo trộn.
SỰ KIỆN # 6: NHỮNG CUỘC HIỆN RA CỦA ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC CHỨNG THỰC.
Đức Kitô đă hiện ra c̣n sống trong nhiều dịp sau những biến cố chấn động của Phục-sinh đầu tiên ấy.Khi nghiên cứu một biến cố trong lịch sử, điều quan trọng là phải biết có đủ những kẻ đă tham dự hoặc mục kích biên cố ấy,xem họ có c̣n sống khi các sự kiện của biến cố ấy được công bố chăng?Biết điều ấy sẽ gúp ích rơ-rệt trong việc xác-định tính chuẩn xác của bản tường thuật được công bố.Nếu con số những người mục-kích là lớn lao, th́ biến cố có thể được nh́n nhận như là được xác minh một cách hoàn toàn tốt đẹp.Ví dụ,nếu tất cả chúng ta làm chứng về một vụ giết người và một biên bản cảnh sát sau đó cho đó là ngụy-tạo và dối trá,th́ với tư cách là những người đă mục kích,chúng ta có thể bác bẻ lại.
HƠN 500 NHÂN-CHỨNG.
Nhiều nhân tố rất quan trọng thường bị coi nhẹ khi bàn về những cuộc hiện ra sau phục-sinh với các cá nhân.Trước hết là con số đông đảo các nhân chứng của Đức Kiô sau buổi sáng phục sinh ấy.Một trong những ghi nhận sớm nhất về việc Đức Kitô hiện ra sau phục sinh là từ Phaolô. Thánh tông đồ kêu gọi tới sự hiểu biết của thính giả về sự kiện là Đức Kitô đă được hơn 500 người nh́n thấy cùng một lần. Phaolô nhắc cho họ rằng đa số những ngườinầy vẫn c̣n sống và sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Tiến sĩ Edwin M.Yamauchi,phó giáo sư môn sử học ở Đại-học Miami,ở Oxford,Ohio,nhấn mạnh:”điều cho danh sách (các nhân chứng)một uy tín đặc biệt như là một sự hiển nhiên lịch sử,là việc nhắc đến đa số trong 500 anh em vẫn c̣n sống. Thánh Phaolô nói:”nếu các ông không tin tôi,các ông có thể hỏi họ”.Một lời tuyên-bố như thế trong một bức thư phải thừa nhận là rất chân thành,được viết trong khoảng 30 năm sau biến cố,th́ gần như là một sự hiển nhiên rơ-rệt mà mọi người có thể hy-vọng về một sự xăy ra cách nay đă 2000 năm. Hăy lấy hơn 500 nhân chứng đă thấy Đức Giêsu c̣n sống sau cái chết và sự mai táng của Người và đặt họ trong một một pḥng xử.Bạn có h́nh dung được rằng nếu mỗi một người trong 500 người nầy khai ra 6 phút thôi, kể cả kiểm tra chéo,th́ bạn sẽ có một bản khai mắt thấy tai nghe rất lư thú dài 50 giờ chăng?Hăy cộng vào đó bản khai của những nhân chứng mục-kích khác và bạn sẽ có được một cuộc xét xử vĩ đại và bất cân đối nhất trong lịch sử.
NHỮNG NHÂN CHỨNG THÙ ĐỊCH.
Một nhân tố chủ chốt khác để làm sáng tỏ những cuộc hiện ra của Đức Kitô,đó là Người cũng đă hiện ra với những kẽ chống báng và hoài nghi.
Nhiều lần,tôi đă đọc hoặc nghe nhiều người phê b́nh rằng Đức Giêsu được thấy c̣n sống sau khi chết và mai táng chỉ bởi bạn hữu và những người đi theo Người mà thôi. Với lập luận nầy,họ cố gắng làm giảm đi tác động có ảnh hưởng quá mạnh của bản tường thuật của nhiều nhân chứng. Nhưng lối suy luận ấy quá thiển cận,để có thể xứng với một lời phê b́nh.Không có tác giả hoặc cá thể biết được t́nh h́nh lại có thể coi Saul de Tarse như là một người đi theo Đức Kitô.Các sự kiện chỉ ra sự trái ngược hoàn toàn: Saul khinh miệt Đức Kitô và lùng bắt ngược đăi những kẻ đi theo Đức Kitô. Dẫu cho lúc ấy ông ta không phải là một môn đệ,sau đó ông đă trở thành tông-đồ Phaolô,một trong những nhân-chứng vĩ-đại nhất về chân-lư phục-sinh.
*************************************************************************************************************
Nếu Tân Ước là một sựu
tập những bài viết thế tục,th́ tính xác thực
của chúng đă chung chung được coi là vượt
ngoài mọi nghi ngờ. F.F. Bruce,Đại học Manchester
*************************************************************************************************************
Những người vẫn suy nghĩ rằng những lần hiện ra của Đức Kitô chỉ có những người đi theo Người thấy, thường là xuất phát từ thái độ im lặng bác bỏ và thái độ ấy có thể rất nguy hiểm. Nó tương đương với việc cho rằng những ai Đức Giêsu hiện ra với, th́ trở thành những kẻ đi theo Người. Các Kitô-hữu tin rằng Đức Giêsu được sống lại cả thân xác trong thời gian và không gian bởi quyền năng siêu nhiên của Thiên Chúa. Những khó khăn của niềm tin có thể là to lớn,nhưng những vấn đề gắn liền với sự không tin c̣n gặp những khó khăn gay go to lớn hơn nhiều.Những lư-thuyết cố gắng giải thích sự phục-sinh bằng “những nguyên nhân tự nhiên”th́ rất yếu ớt. Chúng thỉ giúp người ta thêm tin cậy vào chân lư phục-sinh.
LẦM MỘ ?
Một giả thuyết do Kirsopp Lake đề xuất,cho rằng các phụ nữ đă thuật lại việc xác bị mất,đă lầm lẫn một ngôi mộ khác.Nếu như vậy,các môn đệ đi kiểm tra lại những lời của các bà,cũng đă đi xem sai mộ.Dù vậy,chúng ta có thể chắc chắn rằng những thế lực Do-Thái đă xin lính Roma đến gác mộ để pḥng-ngừa xác của Đức Giêsu bị đánh cắp,cả họ nữa cũng bị lầm chổ?
Nếu lời xác-nhận phục sinh chỉ đơn thuần là do một sự lầm lẫn địa dư, th́ những thế lực Do-Thái đă chẳng thèm mất thời giờ để tŕnh ra cái xác từ ngôi một đúng đắn ,để ḥng dập tắt mọi thời bất cứ tin đồn phục sinh nào.
ẢO GIÁC?
Một lối t́m cách giải thích khác cho rằng những cuộc hiện ra của Đức Giêsu sau phục-sinh,chỉ là những ảo ảnh hoặc ảo giác.Không được ủng hộ bởi những nguyên-tắc tâm-lư-học chi phối những dáng vẽ của ảo giác, giả thuyết nầy cũng không trùng hợp với hoàn cảnh lịch sử.Lần nữa,cái xác thực tế đă ở đâu? Và tại sao nó đă không được tŕnh ra?
CÓ PHẢI ĐỨC GIÊSU BẤT TỈNH?
Một giả thuyết khác được phổ biến nhiều thế kỷ qua bởi Venturini, ngày nay vẫn c̣n được trích dẫn.Đó là lư thuyết sự bất tỉnh,cho rằng Đức Giêsu đă không chết.Người chỉ bị ngất xỉu do bị kiệt sức và mất máu. Mọi người nghĩ rằng Người đă chết,nhưng sau đó Người đă sống lại và các môn đệ cho đó là sự phục-sinh. David Friedrich Strauss là người theo chủ nghĩa hoài nghi, hẳn không phải là người tin ở sự phục sinh, đă giáng một cú đánh chết người cho những ai vẫn nghĩ rằng Đức Giêsu đă hồi sinh sau khi bị bất tỉnh: “Không thể có chuyện một con người giở sống giở chết bị cướp đi khỏi ngôi mộ, liệt lào ốm yếu,cần săn sóc thuốc men,đ̣i hỏi sự băng bó,làm cho mạnh sức và ḷng xót thương,lại có thể cho các môn-đệ cái ấn tượng Người là một Đấng chiến thắng cái chết và âm ty,là Hoàng Tử của sự sống,một ấn tượng nằm ở đỉnh điểm chủ chốt của nhiệm vụ rao giảng của họ.
*************************************************************************************************************
Trong Công-Vụ Tông-Đồ,tràn
ngập sự chứng thực tính chất lịch sử.
Bất cứ cố gằng nào nhằm gạt bỏ tính
chất lịch sử căn bản của nó,ngay cả
trong từng chi tiết,bây giờ cũng tỏ ta lố
bịch.Các sử gia Roma từ lâu đă coi đó như
đă được thừa nhận.
A.N. Sherwin-White,Sử Gia Cổ-đại Roma
*************************************************************************************************************
XÁC ĐĂ BỊ CƯỚP ĐI?
Bây giờ ta xét đến giả-thuyết cho rằng xác Đức Giêsu đă bị các môn đệ trộm mất trong khi lính gác đang ngủ. Sự thất vọng và nỗi nhát sợ của các môn đệ cung cấp một đ̣n đánh mạnh vào việc đột nhiên họ trở nên can đảm và dám đối đầu với một phiên-đội lính gác ở tại mộ,để rồi cướp đi được xác của thầy ḿnh. Họ chẳng có tâm trạng để thử làm một chuyện như thế. Giả thuyết cho rằng những thế lực Do-Thái hay Roma đă chuyển xác Đức Kitô cũng chẳng giải thích về mộ trống hơn ǵ việc các môn đệ đánh cắp xác. Nếu những thế lực nầy có trong tay xác Đức Giêsu hoặc biết xác ở đâu, th́ tại sao khi các môn đệ rao giảng sự phục sinh ở ngay Jerusalem, họ lại đă chẳng giải thích:”Khoan đă! Chính chúng tôi đă di chuyển cái xác. Ong ta đâu có sống lại từ cơi chết”? Và nếu một sự bác bỏ như thế không thành công,tại sao họ không chỉ ra hiện xác Đức Giêsu nằm ở đâu? Nếu việc ấy thất bại,tại sao họ lại đă chẳng thu lại cái xác,đặt nó lên xe và cho chạy ra giữa trung tâm Jerusalem? Một hành động như thế đă có thể diệt Kitô-giáo, không phải ở trong nôi,mà ngay khi mới lọt ḷng.
PHỤC-SINH LÀ MỘT SỰ KIỆN.
Giáo-sư Thomas Arnold,hiệu-trưởng ở Rugby trong 14 năm,tác giả của cuốn sách lừng danh,LỊCH SỬ ROMA và được bổ nhiệm làm giáo sư môn lịch sử cận đại ở Oxford,rất quen thuộc với giá trị của sự xác thực khi xác định các sự kiện lịch sử.Nhà thông thái vĩ đại nầy đă nói: ”Đă nhiều năm tôi có thói quen nghiên cứu lịch sử của nhiều thời kỳ khác nhau và xem xét,cân nhắc độ tin cậy của những người viết về chúng và tôi biết rằng không có một sự kiện nào khác trong lịch sử loài người được hứng minh bằng một sự hiển nhiên tốt hơn và đầy đủ hơn,đối với sự hiểu biết một người điều tra thẳng thắn,bằng dấu hiệu vĩ đại mà Thiên Chúa ban cho chúng ta,ấy là Đức Kitô đă chết và đă sống lại từ kẻ chết”.
CHỨNG CỚ ĐÍCH THỰC: CUỘC SỐNG CỦA CÁC MÔN ĐỆ.
Nhưng lời chứng mạnh mẽ nhất phải là cuộc sống của các Kitô Kitô-hữu thời kỳ đầu nầy.Chúng ta phải tự hỏi: Điều ǵ đă khiến họ đi rao giảng khắp nơi sứ điệp Đức Kitô phục sinh?
Nếu có những lợi lộc tỏ tường đem lại cho họ từ những cố gắng của họ - ví dụ: uy tín,sức khoẻ,địa vị xă hội và các lợi lộc vật chất- chúng ta có thể thử một cách lô-gíc giải thích hành động của họ,sự trung thành toàn tâm toàn lực của họ đối với việc “Đức Kitô sống lại” nầy.Nhưng phần thưởng cho những nỗ lực ấy chỉ mang lại cho họ đ̣n vọt,ném đá cho đến chết,bị ném cho sư tử cắn xé,bị tra tấn và đóng đinh. Người ta đă áp dụng mọi phương cách để ắt họ phải im tiếng.Họ hy sinh mạng sống để chứng minh sự tin cậy hoàn toàn của họ vào chân-lư sứ điệp của họ.
(BTGH chuyển ngữ)
Ngày 04.03.2007, James Cameron, đạo diễn lừng danh phim “Titanic” đă cho ra mắt giới truyền thông
và công chúng về một bộ phim “tài liệu”, trong đó ông nói ông và các nhà khảo cổ đă khám phá ra huyệt mộ gia đ́nh Chúa Giêsu, với những b́nh đựng các hài cốt có khắc tên “Giêsu” và những người liên hệ với Người trong gia đ́nh và cả trong…hôn nhân. Tất nhiên là tin tức và tập phim đă gây chấn động lớn và cũng giúp những người thực hiện nó thu về những món tiền lớn, giống như những tin tức, tác phẩm văn học hoặc điện ảnh mà nhiều người đă làm trong thời gian qua (và vẫn không ngừng thực hiện). Đă qua một năm và giống như những tin tức giật gân khác, phim và sách ‘NGÔI MỘT THẤT LẠC CỦA CHÚA GIÊSU’ dần bị quên lăng. Tuy nhiên, vẫn cần những cái nh́n khoa học để vạch ra những lư luận có vẻ khoa học trong các công ténh nầy. V́ thế BTGH giới thiệu bài viết của Sphie Laurent trong Pelerin.info, để làm rơ lần cuối vấn đề nầy.
Một phim tài liệu do James Cameron sản xuất khẳng định rằng một b́nh đựng hài cốt xưa được khắc tên “Giêsu con ông Giuse” được khám phá ở Giêrusalem năm 1980, có lẽ chứa đựng di hài của Chúa Giêsu Nazaret. Ông đưa ra để làm bằng chứng, rằng trong các b́nh hài cốt khác trong cùng ngôi một nầy, nhiều tên khác của gia đ́nh Chúa Giêsu được t́m thấy. Nhưng lư luận của ông có nhiều sơ hở, theo các chuyên gia khảo cổ của thời ấy: 1). Có hàng trăm b́nh đựng di hài khắc tên Giêsu 2). Tên “Maria Mađalêna” không hiện hữu vào thế kỷ thứ I 3) Trong ngành khảo cổ, cái xác xuất không phải là một bằng chứng.
Xin giới thiệu
phần điểm tin trong Pelerin.info
Một tin tức gây ầm ỉ đă làm xúc động các Kitô-hữu từ thứ hai ngày 26.02 : Chúa Gêsu đă không phục sinh và di hài của Người được t́m thấy trong một hộp bằng đá, khám phá ra ở Talpiot, một khu phô ở Giêrusalem ! It ra th́ đó là những lời khẳng định trong một cuộc họp báo của James Cameron, đạo diễn phim « Titanic » và cũng là người sản xuất một phim tài liệu về chủ đề « Ngôi Mộ Thất Lạc của Chúa Giêsu », sẽ được Kên Discovery công chiếu vào ngày 4 tháng 3 sắp tới, dành cho khán giả Mỹ, trước khi đem phat tại Nam Mỹ vào ngày 18.03.
Trong thư viện công cộng đồ sộ ở New York, mặ đồ đen rất thanh lịch, James Cameron đặt bên cạnh một b́nh đựng hài cốt bằng đá vôi mà ông giới thiệu như là mộ táng thật sự của Chúa Giêsu : « Đây là câu chuyện khảo cổ học quan trọng nhất thế kỷ -. Ông hồ hởi tuyên bố. - Và tôi nghĩ nó là đúng thật ».
Vụ việc bắt đầu vào năm1980 ,nhà khảo cổ người Do Thái Shimon Gibson và hai đồng nghiệp được gọi đến trợ giúp : một xe ủi được giao đào móng cho một toà nhà ở Talpiot, vừa làm lộ ra một ngôi mộ. Các nhà khảo cổ đă thành công cứu được hai b́nh đựng hài cốt khỏi thảm hoạ và nghiên cứu ngôi mộ mà ngay sau đó đă vĩnh viễn bị phá hủy. Các b́nh đựng di hài đáp ứng với một tục lệ rất thịnh hành ở miền Giuđê vào thế kỷ thứ I công nguyên, gồm việc cải táng một thi thể đă được chôn cất từ một thời gian nhất định và đặt di hài trpng một ḥm nhỏ bằng đá mà người ta khắc tên người chết lên và đặt trong lăng mộ gia đ́nh. Các nhà khảo cổ nhận ra thời đó tên « Giêsu con ông Giuse » bằng tiếng aramê trên một trong các b́nh đựng di hài ; tẹn « Maria » viết bằng tiếng Do Thái cổ trên một b́nh khác ; tên « Mathhêu », « Yosê » cũng bằng tiếng Do Thái cổ ; tên « Mariamene e Mara » bằng tiếng Hy Lạp ; và tên « Giu-đa con của Giêsu » bằng tiếng Aramê. Họ không rút ra một kết luận nào và lư do là v́ : « trên 900 ngôi mộ cùng thời kỳ, được t́m thấy trong bán kính 4 cây số quanh thành phố Giêrusalem cũ, cái tên Giêsu hoặc Yeshu đă được t́m thấy 71 lần và tên « Giêsu con ông Giuse » cũng đă được t́m thấy ». Đó là lời giải thích với hăng tin Pháp của ông Amos Kloner, nhà khảo cổ người Israel, chuyên gia lớm về lịch sử mai táng của thời ấy.
Nhưng theo nhà làm phim Simcha Jacobovici, các nhà khảo cổ đă không lưu tâm tới một thông tin khác : sự việc Mariemene có thể là tên đặt cho Maria-Mađalêna trong các văn bản thế kỷ IV. Từ sự liên kết lại gần nầy, nếu người ta có thể tin các tác giả của cuốn phim tài liệu, th́ mọi có vẻ sự ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo : theo một xác xuất mạnh 600 ăn một, ngôi mộcó khả năng là của gia đ́nh thật sự của Chúa Guẹsu Nazaret, mà người bố có tên là Giuse. Yose có thể là một trong bốn người anh em được nêu tên trong các Phúc Âm và Maria Mad0alêna là vợ anh ta. Tại sao ư ? Là v́ Chị được đặt trong một lăng mộ gia đ́nh, trong khi không có liên hệ máu mủ ǵ với Chúa Giêsu ! Đoàn làm phim bảo đảm việc ấy bằng cách cho tiến hành xét nghiệm ADN. Và chính sự minh chứng nầy, được họ cho là « khoa học », mà họ họ đem ra cho các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới.
Chỉ có điều, những yếu kém si lạc của cách lư luận th́ vô số và bắt đầu bị các chuyên gia vạch rơ ra, và v́ họ hơi lấy làm ngạc nhiên bởi một sự nhanh nhậy dường â1y đối với thông tin nầy. Jean-Sylvain Caillou, nhà khảo cổ và tác giả một luận án về các lăng mộ ở Palestine, tóm tắm những nghi ngờ của cá nhà khảo cổ : « Muốn gán ngôi một cho gia đ́nh Chúa Giêsu, James Cameron và bạn bè ông phải giải thích sự hiện diện các hài cốt của một « Giu-đa con của Giêsu ». Để làm được điều ấy, phải t́m thấy một người vợ cho Giêsu. Mria đưộc coi là mẹ của Chúa Giêsu,chỉ c̣n lại người phụ nữ thứ hai được kể tên trên các binh đựng di hài « Mariamene de Mara ». Song để cho điều này có thể tin được, th́ phải t́m một sự phù hợp với các Phúc Âm và Maria Mađalêna hiện ra với họ là người thich hơ6p nhất và vậy là là thiết lập ngay một sự nó6 lại giữa hai cái tên nầy và đă thực hiện những phân tích ADN để cố gắng chứng minh hôn nhân. Nhưng nếu cái tên Mariemene chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ IV để chỉ Maria-Mađalêna, th́ làm sao có thể ám chỉ vè nhân vật nầy khi nó được dùng ở trên một b́nh đựng di hài thế kỷ thứ I được? Và làm thế nào việc không có liên hệ máu mủ giữa người phụ nữ nầy và « Giêsu » cho phép kết luận về hôn sự của họ ? Không có những phụ nữ khác trong các b́nh [đựng di hài] vô danh ư ? »
Quan trọng hơn nữa : « Nếu những nhà làm phim Kênh Khám Phá (Discovery Channel) có các phương tiện để làm các xét nghiệm ADN, tại sao họ lại không thử t́m lại một cách có hệ thống những liên hệ gia tộc giữa tất cả những người nầy, v́ điều nầy hẳn sẽ giúp soi sáng cho chúng ta ? Và tại sao đă không nói tại cuộc họp báo nầy về tuổi của những người chết mà người ta có thể xác định theo các hài cốt của họ ? Những hai cốt của Giêsu nầy có mang những dấu vết đinh đóng chăng ? D0iều ǵ trong nghiên cứu lăng một nầy cho phép xác định về niên đại của nó đủ để chắc chắn nó phù hợp với thời kỳ Chúa Giêsu chịu chết ? ». Những câu hỏi như vậy đặt vấn đề một cách nặng nề tính nghiêm chỉnh của công việc thực hiện nầy.
Song cuối cùnh, đó là về các chi tiết. Với ông [Jean-Sylvain Caillou], vấn đề hơn hết là ở chỗ sự thiếu vắng chuẩn đạo đức khoa học : « Trong khảo cổ học, bao lâu anh chưa có thể nói 100% rằng một ngôi mộ là của một nhân vật lịch sử, th́ anh không được khẳng định bất cứ sự ǵ . Chỉ một cái không được biết và đă là có nguy cơ sai lầm rồi ! ». Nhất là Jean-Sylvain Caillou ước lượng rằng đạo diễn phim quay ṿng ṿng, bỏ đi mọi lô-gic : »Bạn có thể sử dụng một khám phá khảo cổ học minh nhiên để xác nhận hoặc chối bỏ một văn bản, nhưng nếu bạn sử dụng một văn bản để xác nhận một khám phá là đúng thật và rằng khám phá nầy cho thấy rằng văn bản sai, th́ điều đó đặt ra một vấn nạn nghieêm trọng về phương pháp ».
Trong lănh vực rất nhạy cảm của khoa khảo cổ các địa điểm Kinh Thánh, thường xả ya việc người ta muốn chứng minh, cho tới tận chi tiết mang tính kỹ thuật nhất, sự hiện diện vậy chất của một sự việc mà các văn bản thuật lại. Chẳng hạn, họ t́m kiếm trong đất cát dấu vết của những tai ương tự nhiên được mô tả trong Kinh Thanh về 10 dịch bệnh ở Ai Cập, cho dù một nghiên cứu văn bản kỹ càng cho thấy rằng danh sách nầy là một bản cô đọng những tai ương tệ hại nhất mà con người phải kinh sợ, hơn là một mô tả những biến cố lịch sử chính xác.
Các nhà chú giải và thần học Do Thái và Kitô-giáo đa số cũng xác tín từ lâu về điều đó : ư nghĩa phải giải mă đằng sau một mô tả như thế sẽ làm phong phú hơn rất nhiều sự suy niệm của tín hữu hơn là chỉ đọc bản văn.
Bộ phim [tài liệu] « Ngôi Mộ Thất Lạc của Chúa Giêsu » và cuốn sách kèm theo phim, dường như đă được xây dựng trướ hết chung quanh ư tưởng kích thích ṭ ṃ của công chúnh bằng một vụ tai tiếng giả tạo. Không c̣n nghi ngờ ǵ chúng mang lại cho các nhà phát hành rất nhiều tiền bạc, những kẻ vốn đă biết tiền thu về từ [sách và phim. BTGH] « Mật Mă Da Vinci » (Da Vinci Code).
Sophie Laurant
BTGH chuyển ngữ từ Pelerin.info
◙ PHỤ LỤC : (thay mục gợi ư suy niệm Lời Chúa)
GẶP GỠ ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
LM Gerard Joubert,O.P.
(BTGH chuyển ngữ từ “Lord,Teach Us to Pray”)
Chúng ta là người của Phục-Sinh.Giữa muôn muôn người trên trái đất, chúng ta là người diễm phúc.Như Thánh Phêrô đă diễn tả:”không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc,mà anh em đă được cứu thóat khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại.Nhưng anh em đă được cứu chuộc nhờ Bửu Huyết của Con Chiên vẹn toàn,vô tỳ tích,là Đức Kitô.Người là Đấng Thiên Chúa đă biết từ trước,khi vũ trụ chưa được dựng nên,và Người đă xuất hiện v́ anh em trong thời cuối cùng nầy.Nhờ Người,anh em tin vào Thiên Chúa,Đấng đă cho Người chỗi dậy từ cơi chết,và ban cho Người được vinh hiển,để anh em đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa” (1P 1: 18 – 21)
Chúng ta là người của phục sinh.Chúng ta là những người thuộc về thiên giới. Sự chỗi dậy từ cơi chết của Chúa Kitô đă đóng ấn thần t́nh trên mọi lời nói và việc làm của Ngài.Chúa Giêsu đă chiến thắng trên sự dữ,sự dữ của tội và của cái chết.Chiến thắng của Ngài cũng là chiền thắng của chúng ta và chúng ta sống trong niềm hy vọng hợp nhất với Ngài trong sự sống viên măn mai sau.
Bài Tin Mừng của Thánh Luca (24: 13 – 35) thuật lại biến cố Chúa Giêsu hiện ra với hai môn đệ sau khi phục sinh.Đây là một trong những câu chuyện thú vị nhất được thánh Luca kể lại.Thánh nhân cũng là tác giả của câu truyện dụ ngôn nổi tiếng về người con hoang đàng.Cách tŕnh thuật thật tỉ mỉ,rơ ràng,đầy đủ đến nỗi không cần giải thích thêm.
Câu truyện thuật lại hai người môn đệ trên hành tŕnh trở về Emmaus. Họ rời Giêrusalem,ḷng đầy hoang mang,trĩu buồn.Họ tuyệt vọng v́ cái chết của Đức Kitô.Chúa là trung tâm điểm của đời sống họ. Được ở bên Ngài là cả một sự sống động,tràn đầy niềm vui hoan lạc và hy vọng tương lai rực sáng.Mới tuần trước đây,Ngài hiên ngang tiến vào thành Giêrusalem giữa muôn tiếng reo ḥ của dân chúng.Chắc chắn Ngài là Đấng Cứu Thế, Đấng phải đến trong thế gian.Ngài có thể lật đổ đế quốc La Mă và giải phóng dân Israel.Thế mà mấy ngày vừaq qua, Ngài bị kết án tử,chết treo trên thập tự do chính dân riêng Ngài,với sự giúp đỡ của quân đội Rôma. Giêrusale, giờ đây chẳng c̣n ǵ để quyến rũ,nên hai môn đệ quyết định ra đi.hai ông cho chúng ta một h́nh ảnh những ǵ sẽ xăy ra cho những người theo Chúa Giêsu, nếu Ngài đă không chổi dậy từ cơi chết.Ngài sẽ sớm lu mờ trong tâm trí nhân lọai.
Hai môn đệ đang bàn luận với nhau về những ǵ đă xăy ra trong những ngày qua.Chúa Giêsu tiến đến và cùng đi với các ông.Ngài hỏi thăm họ đang bàn tán những ǵ? Họ kể lại cho Ngài nghe những ǵ đă xảy ra tại Giêrusalem. Nghe xong,Chúa Giêsu bắt đầu dẫn giải cho họ về những ǵ viết trong Kinh Thánh.Ngài mở mắt họ nhận ra kho tàng các tiên tri để lại,đó là; Đức Kitô phải chịu đau khổ,chịu chết,rồi mới bước vào vinh quang.Khởi từ ông Mai-Sen cho đến các tiên tri,Ngài cho họ thấy các lời Kinh Thánh đă được ứng nghiệm nơi Đấng Cứu Thế.Thật là một kinh nghiệm đáng nhớ! Và hai môn đệ nhận biết điều nầy.Khi mọi diễn biến qua đi.họ phải thốt lên:”ḷng chúng ta lại đă không cháy bừng bừng.lúc dọc đường Ngài ngỏ lời với chúng ta và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó sao?”.
Họ đă lầm lẫn khi suy nghĩ theo lối con người thường hay suy nghĩ. Họ nghĩ đến mục đích trần tục hơn là thiêng liêng.Nhưng Chúa Giêsu đến soi chiếu cho họ.Ngài tuôn đổ thần trí của Thiên Chúa váo tâm trí họ. Ngài nhắc nhở họ về Ư Định ngàn đời của Thiên Chúa.Trong ư định nầy, Ngài chính là “Người Tôi Trung Đau Khổ của Yahvê”mà tiên tri Isaia đă minh họa trong Cưu Ước.Qua cách thế đó mà những tội ghê tởm lớn lao của con người mới được chuộc đền.Chỉ có thế,th́ cửa trời mới mở ra cho tất cả những kẻ tin vào Ngài…
Từ mẫu truyện của hai môn đệ,chúng ta có thể rút ra nhiều bài học qúy báu. Điều hệ trọng là chúng ta rút từ đó khái niệm thế nào nếu Chúa Giêsu không chỗi dậy từ cơi chết: cuộc sống sẽ vô nghĩa,vô vị,không có niềm vui,tràn ngập âu lo,đau thương và phiền muộn.Kế đến,sự chết là một thảm trạng bế tắc cùng cực,là kết liễu tận tuyệt của lư trí,của t́nh yêu, t́nh thân và nguồn vui,NẾU CHÚA KHÔNG PHỤC SINH.
Thế nhưng Chúa Kitô đă sống lại.Sự chết đă không khống chế nỗi Ngài. Ngài đă rút nọc độc ra khỏi sự chết. Ngài hứa rằng những ai tin vào Ngài sẽ không phải chết,nhưng sẽ hưởng phúc đời đời.
Là Kitô-hữu,chúng ta cũng được kêu mời để cảm nhận sự gặp gỡ giữa Đức Kitô Phục Sinh và các môn đệ Ngài.Chúa Giêsu đang đồng hành để giải thích Lời Ngài đă mạc khải trong Kinh Thánh cho chúng ta.Như lời Chúa phán: ở đâu có hai hoặc ba người hop lại nhân Danh Chúa,Chúa sẽ hiện diện ở giữa và biểu lộ cho thấy t́nh yêu vô biên hải hà của Ngài.
Lần đó tại Emmaus,khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh,tạ ơn và bẻ ra là Ngài đang cử hành nghi thức Thánh Thể. Chúng ta được diễm phúc,không chỉ một lần,mà nhiều lần,gặp gỡ Đức Kitô trong Thánh lễ vô giá.Chúng ta nhận ra Ngài qua việc “bẻ bánh”,v́ Ngài đă nuôi dưỡng ta bằng Bánh Hằng Sống.
CHÚNG TA LÀ NGƯỜI CỦA PHỤC SINH. Giữa muôn người trên trái đất,chúng ta là người diễm phúc,v́ được hưởng nhờ ơn Chúa Phục Sinh.Vậy chúng ta hăy cùng cầu nguyện:”Lạy Chúa,ước chi niềm vui cao cả Ngài dành cho chúng con ở đời nầy,sẽ đạt tới mức viên măn đời sau trên quê trời”
BTGH sẽ kính gửi đến Quư Cha, Quư Tu Sĩ và Quư Vị đă cho biết danh tính vào dịp tuần thánh 2008 tập TÀI KIỆU T̀M HIỂU KINH THÁNH THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ (tập I & II). Kính mong Quư Cha và Qúy Vị liên-lạc và nhận ở các Toà Giám Mục |
THÔNG BÁO