Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 80 (Năm II) (TUẦN TỪ 22.04 ĐẾN 29.04.2008)

 

Trong số nầy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.     TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

2.     GIỚI THIỆU

  TÀI LIỆU THẦN HỌC & MỤC VỤ

      NGƯỜI TA NÓI NHIỀU VỀ AN TỬ,

                                      NHƯNG AN TỬ LÀ G̀ ? (2/2)

ĐỌC & SUY GẪM

      MUỐI CHO ĐỜI

T̀M HIỂU KINH THÁNH.

     SỰ KHÔN NGOAN CAO VỜI

     CỦA NHỮNG ”NGƯỜI TOÀN THIỆN

VẤN ĐỀ HÔM NAY

     Ở TẬN CĂN CÁC LẠM DỤNG TRONG PHỤNG VỤ,

   CHÍNH LÀ ĐÁNH MẤT Ư NGHĨA THỰC SỰ CỦA THÁNH LỄ

 

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH (Năm A)

 

  PHỤ TRANG: BÀI ĐỌC THÊM

    PHẬT GIÁO VA VẤN ĐỀ AN TỬ

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

 

SẢN XUẤT VIDEO ĐỂ CHỈ CHO THẤY SỰ GHÊ TỞM CỦA NẠO PHÁ THAI

(CAN 14.04) Trong một cố gắng nhằm làm cho sự tàn bạo của nạo phá thai được biết đến rộng răi hơn, Cha Frank Pavone, chủ tịch Hội các linh mục bảo vệ Sự Sống đă  phát hành một video trong đó Ngài tả lại những ǵ mà Ngài nói là một quy tŕnh chung được dùng trong nạo phá thai. Chỉ cho thấy cái kẹp thai (forceps) được dùng trong nạo phá thai, Cha Pavone giải thích các phương pháp của người thục hiện nạo phá thai: “Những ǵ xảy ra trong một vụ nạo phá thai bằng làm căng ra và tống khứ đi chỉ đơn giản như sau: Sau khi cổ tử cung bị nong giăn ra, người ta đưa cái kẹp thai vào trong tử cung. Ở đây người thực hiện nạo phá thai ḍ dẫm thao tác . Anh ta không nh́n thấy đứa bé. Anh ta chỉ làm theo cảm giác và  những cái kẹp thai được dùng để tóm lấy một trong các chi chân tay của đứa bé. Tiếp đó anh ta lôi chúng ra khỏi, theo nghĩa đen từng chữ một, đó là một vụ nạo phá thai cắt đứt chân tay. Chân bị lôi ra khỏi người đứa bé, tay bị kéo ra khỏi phần c̣n lại của thân thể được rứt ra từng miếng một và kế đến cái đầu bị nghiền nát và những ǵ chứa trong đầu cũng theo ra ngoài”. Người thực hiện nạo phá thai tên Martin Haskell mô tả quy tŕnh  như sau:  “Khi bắt đầu quy tŕnh [nạo phá thai] nầy, chúng tôi biết rơ bào thai hăy c̣n sống, hoặc v́ chúng tôi có thể cảm nhận bào phai động đậy….hoặc thậm chí chúng tôi c̣n nghe cả tiếng tim thai…Không thông thường lúc khởi sự các quy tŕnh làm gĩan nỡ và tống khứ mà t́m thấy được ngay một chi người và đem nó ra ngoài qua cổ tử cung…Khi bạn đang thực hiện một ca cắt  đứt chân tay bằng việc làm cho giản nỡ và tống khứ ra, thông thường phần cuối cùng được lấy đi chính là hộp sọ và nó nổi lềnh bền trong khoang tử cung…giống như một quả bóng bàn nỗi chung quanh…Nhà phẫu thuật dùng cái kẹp thai của ḿnh để với tới và tóm chặt bất cứ ǵ trôi lênh bềnh tự do…Một cách đặc trưng như thế, cho nên rất nhiều lần bị trệch hướng và hụt tay khi tóm bắt. Cuối cùng ở một điểm nào đó hoặc các dụng cụ được xoay xở làm sao để đặt được quanh hộp sọ hoặc một cái cặp được đặt vào một vùng nào đó của hộp sọ cho phép nó bắt đầu giảm sức ép. Và sau đó một khi điều nầy xảy ra, sọ sẽ bị mang ra ngoài bằng từng miếng nhỏ hơn là như một mảnh thống nhất..”. Cha Pavone cho biết những biểu đồ và lời mô tả về các quy tŕnh nạo phá thai được ghi lại từ các sách giáo khoa nghành y và những người thực hiện nạo phá thai có thể đọc được trong trang Web của Hội Các Linh Mục Bảo Vệ Sự Sống (www.priestsforlife.org). Ngài nói :”Một số người nghĩ rằng v́ tôi là một linh mục đang nói những điều nầy, rằng đó là toàn bộ niềm tin tôn giáo. Tôi vừa mô tả cho các bạn thế nào là một vụ nạo phá thai. Nếu tôi cất đi cổ áo ḍng của ḿnh và mô tả cho các bạn thấy một vụ nạo phá thai là ǵ, tôi cũng vẫn nói chính xác những ǵ tôi vừa nói”. Cha Pavone nói : “Chân và tay đứa bé bị rứt xé ra khỏi người và cái đầu bị nghiền nát. Đây không phải là về tôn giáo, đây là về những ǵ thực tế là một vụ nạo phá thai”. Trong băng video, Cha Pavone cũng trưng ra những quảng cáo từ những trang vàng trong danh bạ điện thoại kinh doanh đăng quảng cáo thực hiện nạo phá thai trên 26,thậm chí trên 28 tuần tuổi thai kỳ. Ngài nói có một số ngừơi thực hiện nạo phá thai được biết đến là đă thực hiện các vụ nạo phá thai 32 tuần tuổi và muộn hơn nữa” Cha nói: “Nếu chúng tôi nói về nạo phá thai trong đất nước nầy, hăy chắc chắc rằng chúng tôi biết ḿnh đang nói về điều ǵ. Và hăy hành động để chấm dứt điều nầy”.

ĐỨC HỒNG Y SCOTLAND THÚC GIỤC CAM KẾT NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC HỢP ĐẠO ĐỨC

(CWNews 15.04) ĐHY Keith O’Brien giáo phận Edinburgh đă gợi ư Scotland phải giữ vai tṛ lănh đạo trong các h́nh thức nghiên cứu tế bào gốc hợp với đạo đức. Vị hồng y, người đă nói thẳng sự chống đối của Ngài đối với sự lan rộng của nghiên cứu tế bào gốc phôi, đề xuất thành lập một kho cho các mô lấy từ cuống rốn của tất cả các em bé sơ sinh sinh ở Scotland. Mô tế bào nầy, - Ngài giải thích – có thể được dùng trong tương lai để gặt hái được những tế bào gốc hỗn hợp mă di truyền của các cháu bé nầy.Là người chống đối kiên quyết việc hợp pháp hóa  có thể dẫn tới việc mở rộng nghiên cứu sử dụng phôi người, ĐHY O’Brien nói thẳng trong thư gửi thủ tướng Scotland Alex Salmond rằng các nhà nhgiên cứu đă cho ra những kết quả rất khích lệ từ thử nghiệm dùng máu lấy từ cuống rốn. Do nghiên cứu nầy không gây ra những chống đốI đạo đức nghiêm trọng, vị giáo phẩm người Scotland khuyến khích nhà nước nên giữ vai tṛ chủ chốt trong lănh vực nầy.

ĐỨC THÁNH CHA KHÔNG CHẤP NHẬN THIẾT KẾ LỄ PHỤC PHỤNG VỤ NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

(CWNews 15.04) Tờ Người Uc (The Australian) đưa tin:  ĐTC Biển-Đức XVI đă từ chối mặc các lễ phục phô bày các biểu tượng quốc gia Úc trong khi xuất hiện ở Ngày Thế Giới Giới Trẻ (WYD) ở Sydney. Đức Giáo Hoàng gạt bỏ những lễ phục được đề nghị sẽ phô bày Thánh Giá Hướng Nam, ngôi sao thấy rơ trên bầu trời bán cầu nam và  được vẽ trên là cờ nước Úc. Các áo lễ cũng sẽ mô tả “Chim của Marjorie”, một mẫu thiết kế tượng trựng cho những hy vọng của các thổ dân bản địa Úc. Đức Giáo Tông nhấn mạnh rằng các lễ phục phụng vụ phải cho thấy duy nhất các biểu tượng Kitô-giáo mà thôi. Jim Hanna, một phát ngôn nhân của các nhà tổ chức  WYD ở Sydney, phủ nhận các tin tức cho rằng việc Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh các tiêu chí phụng vụ Giáo Hội đă làm dấy lên những căng thẳng trong các giáo sĩ người Úc. Ông nói :”Tôi không thấy chứng cứ nào tranh căi về phụng vụ”.

PHẬT TỬ Ở SRI LANKA MUỐN LINH ĐỊA THÁNH MẪU ĐUỢC PHỤC HỒI

(CWNews 15.04) Các nhà lănh đạo Phật giáo ở Sri Lanka đă khích lệ các anh em Công giáo mang bức tượng Đức Trinh Nữ Maria  được mến chuộng về lại linh địa Thánh Mẫu nỗi tiếng ở Madhu. H́nh ảnh Đức Bà Madhu lôi kéo khách hành hương trên 400 năm qua đă  đuợc cất đi v́ lư do an toàn đầu tháng nầy, sau khi linh địa bị trúng đạn trọng pháo. Các giới chức Giáo Hội cất bức tượng đi sau khi những phiến quân Con Hổ Tamil thiết lập một căn cứ quân sự gần đó, khiến linh địa gặp nguy hiểm và bức tượng có thể bị hư hại trong các cuộc giao tranh giữa phiến quân và quân đội chính phủ.

ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM ĐẠI DIỆN TẠI ĐẠI HỘI THÁNH THỂ QUEBEC

(CWNews 15.04) ĐHY Jozef Tomko, nguyên chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng về Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế, đă nghỉ hưu, nay được bổ nhiệm làm đại diện cá nhân của Đức Thánh Cha tại Đại Hội thánh Thể Quốc Tế sẽ diễn ra ở Quebec vào tháng 6. Các nhà tổ chức Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49, do ĐHY giáo phận Quebec Marc Ouellet đă hy vọng đích thân Đức Giáo Tông sẽ tham dự sự kiện tổ chức nầy. Tuy nhiên hy vọng một cuộc tông du của Đức Thánh Cha bị lu mờ, khi Vatican thông báo chuyến tông du của ĐTC tới Mỹ tháng nầy.

ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI MỘT “CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN MỚI” ĐỂ CHIẾN THĂNG BẠO LỰC

(CAN 15.04) Công khai chống lại sự phun trào của bạo lực trên khắp thế giới, Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI kêu gọi một “chủ nghĩa nhân bản mới” bao gồm sự phát triển đạo đức và tinh thần, để chiến đấu chống lại sự lan rộng của chiến tranh. Thông điệp của Đức Thánh Cha được công bố ngày 12.04, đến non một tuần trước khi Người phát biểu ở LHQ, nơi nhiều người trông đợi Người sẽ đề cập đến bạo lực và nhu cầu phải củng cố gia đ́nh khắp trên thế giới. ĐHY Renato Martino và những người tham dự một hội thảo có chủ đề :”giảI trừ quân bị, phát triển và hoà b́nh: những viễn cảnh cho cuộc giải trừ quân bị toàn diện” diễn ra ở Roma hai ngày 11 và 12 tháng 4, đă nhận được thư của Đức Thánh Cha. Người bắt đầu thông điệp của người với việc lưu ư chủ đề của hội thảo thích hợp ra sao với t́nh h́nh nhân loại hiện tại. [..] “Chắc chắn rằng các hành động chung ở mức độ chính trị, kinh tế và luật pháp là cần thiết, nhưng ngay trước đó, vần phải cùng nhau suy tư về một mức độ đạo đức và tinh thần. Điều sống c̣n hơn hết, ấy là xúc tiến một “chủ nghĩa nhân bản mới”.Người cảnh cáo :” Tuy nhiên, chúng ta không thể nghĩ về “chủ nghĩa nhân bản mới” nầy theo một cách làm cho phát triển giảm lại thành “một sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần”, đúng hơn,”nó phải bao gồm chiều kích đạo đức và tinh thần. Một chủ nghĩa nhân bản thực sự toàn diện phải đồng thời cũng biểu lộ t́nh đoàn kết”. [..].Đức Giáo Hoàng kết luận: “Tương lai của nhân loại phụ thuộc vào sự cam kết phần của mọi người. Chỉ có theo đuổi một chủ nghĩa nhân bản đoàn kết toàn diện, trong đó viêc giải trừ quân bị mang chiều kích hợp đạo đức và tinh thần, th́ nhân loại mới có thể tiến tới hoà b́nh đích thực và lâu bến, mà nhân loại hằng mong mỏI”.

KHÔNG HIỂU BIẾT VỀ Ư NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ DẪN TỚI CHẤP NHẬN AN TỬ

(CAN 15.04) Giám đốc Bộ phận Đạo Đức Sinh Học ở Đại Học Anahuac ở Mễ Tây Cơ, Bác sĩ Oscar Martinez Gonzales, nói “sự bất lực trong việc khám phá ư nhĩa là giá trị của sư chịu đau khổ và nh́n thấy được bộ mặt thật sự của cái chết làm cho việc hiểu các lập luận chống lại an tử trở thành khó khăn để hiểu”. Trong một Hội Nghị Đạo Đức Sinh Học ở Acapulco, ông Martinez nói luật mới của đất nước nầy về các nguyện vọng sống có hiệu lực năm nay,”hợp pháp hóa an tử thụ động” theo yêu cầu của bệnh nhân. Giết người khuyết tật – ông nói – “chấm dứt việc chịu đau khổ và đau đớn, nhưng cũng chấm dứt sự sống của con người”. Một xă hội không có khả năng chăm sóc người khuyết tật là một xă hội đă lạc đường”.

CÁC GIÁM MỤC BA-TÂY TIẾT LỘ NHỮNG LỜI ĐE DOẠ SÁT HẠI CHỐNG LẠI BA VỊ GIÁO PHẨM

(CAN 15.04) Trong Phiên Họp Khoáng Đại lần thứ 46, HĐGM Ba-Tây tố giác những lời đe doạ sát hại chĩa vào ba thành viên HĐGM là ĐGM Erwin Kraulter giáo phận Xingu, ĐGM Jose Luis Azcona Hermoso giáo phận Marajo và ĐGM Falvio Giovenale giáo phận Abaetetuba, trong những ngày vừa qua và yêu cầu điều tra và tăng cường an ninh. Các Ngài bày tỏ t́nh đoàn kết với các vị GM nầy và nói :”Bất cứ cuộc gây hấn nào đối với ba vị đểu đụng đến tất cả chúng tôi, những huynh đệ của các Vị trong chức giám mục và những người phục vụ không sợ hăi với nhiệt tâm”. Các Ngài cũng yêu cầu chính quyền mở những cuộc điều tra nghiêm chỉnh và cung cấp sự bảo vệ cho các giám mục bi đe doạ.

13.000 NGƯỜI ĐƯỢC RỬA TỘI Ở TRUNG QUỐC TRONG ĐÊM PHỤC SINH

(CAN 13.04) Thánh Bộ Phúc Âm hoá Các dân Tộc đưa tin rằng trong đêm vọng Phục sinh có hơn 13.000 người được rửa tội ở Trung Quốc. Hăng tin Fides đưa tin rằng trong 80 giáo phận ở Trung Hoa Lục địa,13.608 người được rửa tội trong đêm vọng Phục Sinh 2008. Các tân ṭng được nhận ba bí tích khai tâm (Phuc Sinh năm 2007 là 8.000 người). Đây chỉ là kết quả của một nghiên cứu tạm thời do trang Web Công giáo “Đức Tin” thực hiện.

ĐIỀU TRA ƯỚC ĐỊNH L̉NG TIN, ĐI DỰ LỄ, NHẬN CÁC BÍ TÍCH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO HOA KỲ

(CNS 14.04) Lúc Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ chuẩn bị để chào đón Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI, một cuộc điều tra mới do Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng trong công tác Tông Đồ của Đại Học Georgetown ở Washington thực hiện theo sự Uỷ quyền của ban Truyền Thông thuộc HĐGM Hoa Kỳ,cho thấy một sự khác biệt lớn lao trong các tín hữu Công giáo thuộc các thế hệ khác nhau về tầm quan trọng của các Bí Tích trong đời sống của họ. Được hỏi Bí tích nào có ư nghĩa nhất trong cuộc đời, 39% nêu Bí Tíh Rửa TộI;26% nói là bí tích hôn phối và 25% cho là bí tích Thánh Thể. Trong những người nói là đi dự lễ hàng tuần hoặc thường xuyên hơn nữa, có 35% nói bí tích thánh thể có ư nghĩa nhất trong cuộc sống của họ. Cuộc điều tra chia nhữn người trả lời ra làm bốn thế hệ liên quan với Công Đồng Vatican II: Thế hệ tiền CĐ gồm những người sinh trước năm 1943; thế` hệ CĐ Vatican II vớI những người sinh các năm từ 1943 đến 1960; thế hệ hậu Vatican II, sinh từ 1961 đến 1981 và các tín hữu Công giáo thiên niên kỷ sinh sau 1981. Trong khi những người thuộc ba thế hệ đầu chọn bí tích Thánh Thể làm bí tích quan trọng nhất trong cuộc đời, th́ 43% tín hữu Công giáo thiên niên kỷ nói là bí tích hôn phối. Một báo cáo dài 178 trang về các kết quả được công bố ngày 13.04.

100 TRIỆU NGƯỜI CÓ NGUY CƠ NGHÈO ĐÓI: HIỂM HOẠ NẠN ĐÓI VÀ CHIẾN TRANH

(AsiaNews 15.04) Ngân Hàng Thế Giới  (WB) và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) báo động: gạo tăng giá đă khiến nhiều người bị dói. Nếu không được trợ giúp kịp thời, sẽ có nguy cơ phản đối tập thể và xung đột vũ trang. Hơn 100 triệu người trong các quốc gia nghèo có nguy cơ rơi lại vào khó nghèo do giá lương thực tăng mạnh. Theo các số liệu chính thức, từ 03.2007 đến 03.2008, lúa bộ ḿ tăng 130%, đậu nành tăng 87%, lúa gạo tăng 74% và bắp tăng 31%. Các nguyên nhân tăng giá nầy được quy cho nhu cầu tăng, điều kiện khí hậu ở nhiều nước rất tồi tệ và việc dùng nhiều đất đi canh tác để trồng những loại cây làm nhiên liệu sinh học.

NHÀ NGOẠI GIAO GIÁO HỘI NGƯỜI Á CHÂU ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM KHÂM SỨ Ở HÀN QUỐC

(UCAN 15.04) Các giới chức Giáo Hội địa phương và các tín hữu Công giáo Phi-Luật-Tân ở đây chào mừng việc Đức Thánh Cha  bổ nhiệm một sứ thần Toà Thánh  ở Hàn quốc từ Phi-Luật-Tân, Đức TGM Osvaldo Padilla, với hy vọng Ngài sẽ quan tâm đặc biệt đến người lao động nhập cư và biết phải làm thế nào để giúp đỡ họ. Ngài là người thứ hai giữ vị trí nầy sau ĐHY người Ấn Độ Ivan Dias năm 1987. Cha Peter Pai Young-ho, thư kư điều hành HĐGM Hàn Quốc cho biết rằng mặc dù Đức TGM Padilla được đào tạo ở Phương tây, nhưng “Ngài có thể gần gũi hơn với các tín hữu Hàn quốc và tiếp tục bước đi với họ đơn thuần là v́ Ngài là một ngườI Châu Á như chúng ta’. “Để được là một Giáo Hội Châu Á thật sự, tôi hy vọng Đức TGM Padilla có thể kích thích và cổ vũ các tín hữu của chúng tôi khám phá ra một cái ǵ đó thật sự là Hàn quốc hoăc Châu Á trong Giáo HộI sở tại. Đó sẽ là một đóng góp riêng của Giáo Hội chúng tôi cho Giáo Hội Hoàn Vũ”.

KHÁM PHÁ SÁU BÀI GIẢNG CỦA THÁNH AUGUSTINÔ

(Zenit 15.04) Tờ Osservatore Romano tiếng Ư đưa tin: Sáu bài giảng của Thánh Augustinô đă được t́m thấy lại trong một sách chép tay thế kỷ XII bởi ba nhà nghiên cứu Viện Hàn Lâm Khoa Học Áo, là Isabella Schiller, Dorothea Weber và Clemens Wiedmann. Các bài giảng nầy được chính thức giới thiệu ngày 15.04.

CHÍNH PHỦ THỔ-NHĨ-KỲ SẼ CHO PHÉP NGƯỜI HỒI GIAO ĐƯỢC CẢI ĐẠO

(CWNews 16.04) Văn Pḥng Vụ Tôn Giáo Thổ Nhĩ Kỳ đă loan báo rằng các tín đồ Hồi giáo có thể từ bỏ đạo Hồi và theo một tôn giáo khác. Quyết định nầy dựng lên xung đột giữa chính phủ, vốn khẳng định một đặc t́nh thế tục mạnh mẽ và đạo Hồi vốn dạy rằng bội giáo có thể bị án tử h́nh. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng để đạt được một thế quân b́nh tế nhị giữa các đ̣i hỏi tự do tôn giáo lớn hơn - nhất là khi muốn làm thành viên Liên Minh Châu Âu – và thiện cảm đang gia tăng trong dân chúng đối với Hồi giáo tranh đấu.

TÍN HỮU CÔNG GIÁO PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI “CACH MẠNG VĂN HOÁ “ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA

(CAN 16,.04) Đức TGM Hưu Dưỡng Fernando Sebastian giáo phận Pamplona nói rằng tín hữu Công giáo ở Tây Ban Nha phải đương đầu với “cách mạng văn hoá” do Đảng Xă Hội chủ nghĩa thực hiện bằng việc tuyên xưng Thiên Chúa. Trong một cuộc phỏng vấn trên Radio COPE, Ngài nói : “Ngày nay tín hữu Công giáo ở Tây Ban Nha cần phải cảnh giác rằng chúng ta có khả năng chấp nhận một cuộc thảo luận tay đôi với thông điệp văn hoá của đảng xă hội chủ nghĩa vốn đang làm mọi cách để vận động một “cuộc cách mạng văn hoá”. Ngài nói: “Chúng ta không phải là đảng đối lập, nhưng đúng ra là Giáo Hội Chúa Giêsu”. May mắn là đức tin của chúng tôi không lệ thuộc vào chính trị. Các chính khách phải được “đặt vào vị trí” và không được phép đặt ra luật về bất cứ những ǵ họ muốn”. “Thế giới bị thống trị bởI nguyên lư khoái lạc” và để đương đầu với nó và sống trong chân lư, chúng ta phải ư thức rằng “chúng ta không hiện hữu một ḿnh, nhưng đúng ra là chúng ta hiện hữu trong thế giới”. Vấn đề nầy có nguồn gốc trong sự “không công nhận Thiên Chúa’. Đức TGM Sebastian nói : “Chúng ta cần tuyên xưng Thiên Chúa, phục hồi ư niệm tạo dựng. Tôi không hiểu làm thế nào mà một người có thể hạnh phúc mà không có được cái nh́n tổng thể’

KHÔNG CÓ GIÁO HỘI, THẾ GIỚI SẼ CHÊT

(CAN 16.04) Đức Hồng Y TGM giáo phận Madrid, Antonio Maria Rouco Varela nói : “Nếu thiếu các linh mục trong Giáo hội, Giáo Hội sẽ chết và nếu Giáo HộI không hiện diện trong thế giới, th́ thế giớI sẽ chết”. ĐHY đưa ra những lời b́nh luận của Ngài trong Ngày Cầu Nguyện Cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 46 ở Tây Ban Nha. Ngài lưu ư rằng Giáo Hội “cần có các linh mục và tu sĩ”, v́ không có “những ngườI thay thế cho chức linh mục thừa tác hoặc các công thức có thể coi như những lựa chọn khác cho thừa tác vụ tấn phong các giám mục, linh mục và phó tế’. Cũng vậy, Ngài kêu mời “giới trẻ đáp lại lời mời gọi của Chúa để đi theo Người trong chức linh mục và trong đời sống tu tŕ”, sao cho “Giáo Hội có thể tiếp tục chu toàn sứ mệnh như là Bí Tích Cứu Độ”.

LINH MỤC ĐIÊU HÀNH TRANG WEB ĐỂ GIÚP NGƯỜI CÔNG GIÁO T̀ M ĐƯỢC BẠN ĐỜI

(UCAN 16.04) Cha Anil Puthuparambil không chỉ chúc lành cho các đôi hôn phối, mà c̣n giúp giới trẻ t́m được bạn đời qua trang điện tử của Ngài. Vị linh mục 31 tuổi nầy bắt đầu trang web www.amalamatrimony.com được một năm. Cộng Đoàn Carmelite Đức Maria Vô Nhiễm phụ trách các Trung Tâm Văn Hoá Chavara, đặt theo tên của ngườI sáng lập, hân Phước Kuriakose Alias Chavara, trong nhiều thành phố ở bang Kerala miền Nam Ấn Độ. Văn pḥng hôn nhân của Ḍng có ba chi nhánh ở Kerala và một chi nhánh ở Bangalore, thủ phủ bang Karnataka bên cạnh. Tất cả các văn pḥng chia sẻ các dữ liệu trực tuyến. Cha Puthuparambil cho biết “mục tiêu duy nhất của Cha là nuôi dưỡng các gia đ́nh Kitô-giáo”. Ngài lưu ư: “Xă hộI đă trở nên phức tạp hơn và hôn nhân cũng trở nên đầy rủi ro”. Cá bậc phụ huynh thấy thật vất vả để t́m ra được những hôn nhân cho con cái họ, “v́ thế mà tôi muốn ch́a bàn tay ra giúp đỡ họ”.

10 GIÁM MỤC PÊRU KÊU GỌI CẢNH GIÁC VỚI MỘT NHÓM LINH MỤC VÀ TU SĨ CHỐNG ĐỐI

(Fides 15.04) Trong một bức thư gửi cho các tổ chức Công giáo trợ giúp quốc tê chủ chốt, 10 Vị giám mục thuộc chín giáo phận ở Trung và Nam ăy Andes ở Pêru đă khẳng định không tán thành việc khai sinh “ISAIA”, một hiệp hội các linh mục và tu sĩ chống đối gây ra hỗn loạn trong các giáo dân những vùng nghèo nhất nước. Các Ngài đă tố giác rằng “mây tháng trước,trong vùng Nam dăy Andes, có một hiệp hội tên là “Isaia” đă bắt đầu h́nh thành, khẳng định là họ muốn “góp phần vào việc tăng trưởng đức tin cho các cộng đồng Kitô-giáo sinh sống ở vùng nam dăy Andes”. Cac giám mục cho biết rơ rằng các nhóm hội kể trên “được sinh ra từ sáng kiến của một vài linh mục,tu sĩ nam nữ và gáio dân đến từ nhiều cơ sở giáo hội miền Nam và trung Pêru, nhưng không có pháp nhân giáo hội và đă không báo cho các giám mục liên quan về việc thành lập hội”. Theo như những ǵ các giám mục có thể nhận biết, tổ chức mang tên “Isaia” tự đặt ḿnh bên lề Giáo hội địa phương và “t́m cách làm sống măi một ḍng đào tạo thần học và mục vụ mang trong ḿnh một viễn cảnh bất đồng với Huấn Quyền Hội Thánh”.Các giám mục mời gọi các tổ chức khác nhau không tài trợ íac hoạt động của nhóm nầy v́ đi ngượ với tư tưởng và việc làm của các mục tử hợp pháp”.

LĂNH ĐẠO CHÍNH THỐNG NGA TRIỆU TẬP CÔNG ĐỒNG VÀO THÁNG SÁU.

(CWNews 17.04) Hăng tin KAI đưa tin: Thượng Phụ Alexei II ở Mạc Tư Khoa dự tính triệu tập tất cả các giám mục Gíao HộI Chính Thống Nga bằng một công đồng vào tháng sáu. Công đồng, tổ chức tại Thánh Đường Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc từ 24 đến 29 tháng sáu, sẽ tập chú ưu tiên vào việc hiệp nhất Giáo Hội. Các giám mục Chính Thống sẽ được yêu cầu xác nhận một “đạo luật hiệp thông giáo luật” gom vá sat nhập Toà thượng phụ Mạc Tư Khoa lại với Giáo Hội Chính Thống Nga bên ngoài Nga. Trong chương tŕnh nghị sự hội nghị tháng sáu nầy cũng có việc phong thánh cho các vị thánh mới. Giáo luật của Giáo Hội Chính Thống Nga phán quyết rằng một công đồng các giám mục nên được tổ chức ít nhất bốn năm một lần. Công đồng gần đây nhất là vào năm 2004.

ĐỨC THÁNH CHA GẶP GỠ VỚI CÁC NẠN NHÂN BỊ LẠM DỤNG T̀NH DỤC

(CWNews 17.04) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă tổ chức một cuộc gặp mắt không báo trước với các nạn nhân bị lạm dụng t́nh dục tại toà khâm sứ ở Washington. Cuộc gặp sau trưa của Đức giáo tông vớI 5 nạn nhân bị các linh mục Công giáo lạm dụng t́nh dục đă không được báo trước hoặc ghi trên thời khoá biểu chuyến tông du. Nhưng các nguồn Vatican xác nhận sau sự kiện nầy rằng đă có cuộc gặp mặt nầy. Đức Giáo Hoàng đă gặp riêng mỗi cá nhân trong ít phút. ĐHY Giáo phận Boston Sean O’Malley được cho là người đứng ra thu xếp cuộc gặp mặt nầy, sau khi Ngài thất bại trong việc vận động Đức Thánh Cha ghé thăm Boston.

ĐỨC HỒNG Y PÊRU NGƯNG VIỆC RƯỚC LỄ BẰNG TAY

(CWNews 18.04) Một Hồng Y Pêru cho biết Ngài đă cấm việc thực hành rước lễ bằng bàn tay. Phát biểu với trang web Ư Petrus, ĐHY Juan Luis Cipriani Thome, giáo phận Lima,Pêru, nói rằn để bảo vệ chống lại các lạm dụng, ”cách tốt nhất là cho rước lễ bằng lưỡi”. Ngài cho biết Ngài ngưng việc rước lễ bằng bàn tay để cổ vũ ḷng tôn kính lớn lao hơn đối với Thánh Thể. Trong một số trường hợp, xảy ra những lạm dụng trắng trợn. Tổng quát hơn, Ngài nêu lên “thái độ lơi lỏng của nhiều linh mục” như là nguyên nhân cho việc suy giảm trong sự tôn kính.

CHÂU ÂU THẾ TỤC GÂY NÊN CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI KITÔ-GIÁO

(CWNews 18.04) ĐHY Sean Brady giáo phận Armagh, Ái Nhĩ Lan, đă kêu gọi các nhà lănh đạo Châu Âu thừa nhận các quan ngại của các nhà đạo đức Kitô-giáo, nói rằng sự thù nghịch với đức tin đang đe doạ sự hiệp nhất Châu Âu. Vị hồng y người Ái Nhĩ Lan nói rằng nhiều Kitô-hữu đă dần trở nên hoài nghi về Liên Minh Châu Âu, v́ “một dự tính rằng một tiềp cận thế  tục, theo thuyết tương đối và vị lợi thống trị những vấn đề thuộc đạo đức”.Ngài nói rằng các nỗ lực để thay đổi định nghĩa pháp lư hôn nhân đă như đổ thêm dầu cho chủ nghĩa hoài nghi nầy, làm cạn sự phấn khởi mà các Kitô-hữu có thể cảm thấy đối với Liên Minh Châu Âu. Ngài đề xuât những nỗ lực để phát triển “một Châu Âu của các giá trị”.

GIÁO HỘI KHÔNG THAY ĐỔI LẬP TRƯỜNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ CỦA VỊ GIÁM MỤC

(CAN 18.04) Toà khâm sứ ở Paraguay đă công bố một văn kiện ngắn chỉ ra rằng “lập trường GH Công giáo được biểu lộ trong các tài liệu từ Toà Thánh và từ HĐGM Paraguay liên quan đến quy chế giáo luật và hoạt động đảng phái chính trị của ĐGM Fernando Lugo, không hề thay đổi”. Trong tuyên bố ngày 14.04, Ṭa khâm sứ nói văn kiện mới đưa ra nhằm “đáp lại những tuyên bố xuất hiện trên các phương tiện truyền thông gần đây”, khẳng định rằng Vị GM đă nhận được sự miễn trừ để trở thành một ứng cử viên tổng thống trong các cuộc bầu cử, vốn không phải là trường hợp nầy. Toà khâm sứ lưu ư rằng “biện pháp kỹ luật của một sự đ́nh chỉ khỏi các việc thiêng liêng” là một h́nh phạt,chứ không phảI là một quyền pháp.

HÀNG NGÀN NGƯỜI DIỄU HÀNH CHỐNG NẠO PHÁ THAI Ở SAO PAOLO

(CAN 18.04) Hàng ngàn người dân Ba-Tây xuống đường tại Sao Paolo vừa mới đây để phản đối một luật có khả năng cho phép nạo phá thai ở Ba-Tây và để tái khẳng định rằng đa số người dân Ba-Tây bảo vệ sự sống. Cuộc phản đốui nầy do Phong Trào Quốc Gia Bảo Vệ Sự Sống Không có nạo phá thai, tổ chức và diễn ra cuối tháng ba với hàng ngàn người dân Ba-Tây thuộc đủ lứa tuổi. Các tổ chức bảo vệ sự sống nhắc cho chính phủ về bổn phận phải thăng tiến các chính sách công bảo vệ gia đ́nh, con cái và thanh thiếu niên và không hoạt động để hợp pháp hóa nạo phá thai.

PHÁP LẠC QUAN VỀ SỰ HIỆP THÔNG TRỌN VẸN GIỮA TÍN HỮU CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG

(Zenit 19.04) Theo đánh giá của ĐGM Minnerath,giáo phận Dijon: Sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu Công giáo và Chính Thống có thể không c̣n quá xa nữa. Tám thành viên Uỷ Ban Hỗn Hợp Quốc Tế v́ đối thoại thần học giữa GH Công giáo và GH Chính Thống đă họp nhau lại từ 07 đến 11.04 ở tu viện Xitô theo lờI mời của ĐGM Roland Minnerath, TGM TGP Dijon và là thành viên uỷ ban nầy. Lạc quan đă xuất hiện sau những ngày họp kín nầy, nơi vấn đề then chốt về vị trí số một của ĐGM Giáo phận Roma ở thiên niên kỷ đầu được thảo luận. ĐGM Minnarath không che dấu rằng người ta đă đi đến một sự đồng quy cá quan điểm. Giai đoạn kế tiếp là cuộc họp Uỷ Ban Khoáng Đại ở Chypre vào năm 2009.

ĐỨC THÁNH CHA KHẲNG ĐỊNH LUẬT TỰ NHIÊN TẠI LIÊN HIỆP QUỐC

(CWNews 19.04) ĐTC Biển-Đức XVI đă nói với các nhà lănh đạo thế giới trong bài diễn văn ngày 18.04 tại Đại Hội Đồng LHQ: Các quyền con người phải được thiết lập trên những nguyên lư vững chắc và bất biến của luật tự nhiên. Sau nhiều đoạn nói bằng tiếng Pháp, ĐTC chuyển sang tiếng Anh, nhấn mạnh tầm quan trọng rằng Người rất gắn bó với việc công nhận luật tự nhiên như là nền tảng cho các quyền con người. Đây chắc chắn là bài diễn văn quan trọng nhất trong chuyến tông du nầy, v́ kế hoạch tông du chỉ thành h́nh sau khi Toà Thánh chấp nhận lời mời đến nói chuyện tại Đại Hội Đồng LHQ. Để kết thúc bài tŕnh bày dài của Người, ĐTC ỉai thích liên hệ giữa tự do tôn giáo và tất cả mọi quyền con người.

ĐƯC THÁNH CHA GẶP GỠ CÁC NHÀ LĂNH ĐẠO LIÊN TÔN

(CNS 19.04) ĐTC Biển-Đức XVI khích lệ các nhà lănh đạo liên tôn hăy hoạt động không chỉ v́ hoà b́nh, mà c̣n để khám phá chân lư. Đức giáo hoàng nói với khoảng 200 đại biểu Hồi giáo,Jaini,Phật giáo, Ấn giáo và Do Thái giáo tụ họp ở Trung Tâm Văn Hoá Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ở Washington vào này 17.04 “để kiên tŕ trong hợp tác của họ” nhằm phục vụ xă hội và làm cho đời sống công cộng nên phong phú. Trong một nghi thức diễn ra ở trung tâm văn hoá nầy, ĐGM phụ tá giáo phận Milwaukee Richard J. Sklba, chủ tịch Uỷ Ban cáa Vấn Đề Đại Kết và Liên Tôn thuộc HĐGM Hoa Kỳ, giới thiệu Đức Giáo Hoàng với các nhà lănh đạo liên tôn mang các y phục truyền thống để nhận diện tín ngưỡng của họ. Ở bên phải của Đức giáo hoàng là năm biểu tượng hoà b́nh được dâng lên Người vào cuối nghi thức.

CÁC GIÁM MỤC TẶNG ĐỨC THÁNH CHA NGÂN PHIẾU 870.000 USD

(CNS 19.04) Các giám mục Hoa Kỳ dâng lên Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI một món quà mừng sinh nhật từ tín hữu Công giáo khắp đất nước, một ngân phiếu trị giá 870.000 USD để ủng hộ các công việc từ thiện của người. Sau giờ Kinh Chiều ở Vương Cung Thánh Đường Linh Địa Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm, ĐHY Francis E. George giáo phận Chicago, chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, nói với Đức Thánh Cha là các giám mục có đặc ân được chia sẻ sinh nhật thứ 81 với Người và dâng tặng tấm ngân phiếu.

NƯỚC PHÁP:  DIỄU HÀNH V̀ SỰ SỐNG (La Life Parade) CHUẨN BỊ RA QUÂN LẦN THỨ 4 VÀO NGÀY 17.05

(Zenit 19,04) “Hoan hô t́nh yêu bền vững và t́nh dục hợp t́nh hợp lư”: Đó là lời kêu gọi mà cuộc Diễu Hành V́ Sự Sống gửi toàn thể xă hội dự tính tung ra trong cuộc biểu t́nh sắp tới vào ngày 17.05 ở Paris. Diễu Hành V́ Sự Sống (La Life Parade) là một hiệp hội văn hoá phục vụ đời sống và t́nh đoàn kết, từ bốn năm qua luôn đặt ra mục tiêu tổ chức, vận động và sản xuất những biến cố văn hoá để khuyến khích tôn trọng Sự Sống. Với một thời sự to lớn về các chủ đề cha mẹ đồng tính, an tử, quy chế phôi thai, Life Parade đă nhiều lần được mời nói chuyện trên báo chí và truyền h́nh. Năm nay, Hội đề xuất một tấm h́nh lớn chụp từ máy bay ở Công Viên Saint-Cloud, sau đó sẽ được gửi cho tất cả mọi phương tiện truyền thông và tất cả các chính khách để làm chứng rằng một nhúm nhỏ thanh niên vẫn tin là có thể làm cho thế giới nầy lại say mê vui thích.  TIFO 2008, tên của sinh hoạt hoạt náo đám đông nầy, nhắm tới ba mục tiêu: Khích thích mỗi người dấn thân vào một t́nh yêu và một t́nh dục tôn trọng bản thân và tha nhân; Đề xuất những giải pháp cho sự phát triển bền vững t́nh yêu trong sự trung thành và trao ban cho nhau; Cho phép giới trẻ dấn thân nhờ một ư niệm độc đáo và đổi mới. Ảnh hưởng của Life Parade nầy đă vượt qua các biên giới: năm nay, dân Thụy Sĩ, Bỉ và Uruguay cũng hoạt động để tổ chức một Life Parade tương tự trong đất nước họ.

HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU YÊU CẦU HỢP PHÁP HOÁ NẠO PHÁ THAI TRONG MÔI QUỐC GIA THÀNH VIÊN

(CNA 18.04) Nghị Viện Hội Đồng Châu Âu đă phê chuẩn một nghị quyết yêu cầu 47 quốc gia thành viên « hợp pháp hóa nạo phá thai nếu như họ chưa làm », bảo đảm cái gọi là « quyền » giết  chết trẻ  chưa sinh ra và băi bỏ những hạn chế chống lại nạo phá thai. Theo hăng tin EFE, nghị quyết nầy được phê chuẩn bằng một cuộc bỏ phiếu với 102 thuận trên 69 chống và 69 phiếu trắng. Nghị quyết cũng yêu cầu tọn trọng « quyền chọn lựa của nữ giới » và phụ nữ được tạo mọi điều họ cần cho một « sự chọn lựa tự do và rơ ràng » để tiếp cận được với « nạo phá thai an toàn » và ngừa thai tốt nhất. Nhà làm luật người Áo đảng xă hội chủ nghĩa Gisela nói rằng mục tiêu của nghị quyết là làm sao để “xă hội có thể bảo vệ các phụ nữ vốn không muốn tiếp tục với việc mang thai”. Nhà làm luật người Hoà Lan Christine McCafferty nói trong nước Bà “nạo phá thai hợp pháp dẫn đến kết quả là chỉ số nạo phá thai tự nguyện thấp nhất thế giới”. Nhà làm luật người Malte Leo Brincat lại nói : “Không thể hớp pháp hóa nạo phá thai” ở Malta và rằng những người đảng xă hội ở nước ông phản đối thực hành nầy.

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI TẠI LIÊN HIỆP QUÔC.

(ZENIT 20.04) “Kính thưa Đức Thánh Cha, chào mừng Người đến tại ngôi nhà cung của của chúng ta”. Đó là lời ông TTK LHQ Ban Ki-moon. Ông nhấn mạnh: LHQ sử dụng sáu ngôn ngữ chính, song không có tôn giáo chính, không có nhà nguyện nhưng có một pḥng suy niệm. Hiện nay LHQ có 192 thành viên.

AN TỬ

NGƯỜI TA NÓI NHIỀU VỀ AN TỬ, NHƯNG AN TỬ LÀ G̀ ? (2/2)

Trao đổi của Zenit với ĐGM Suaudeau

(các số từ ngày 04.03 đến 07.03.2008)

 

Đức Giám Mục Suaudeau nhận xét như thế trong cuộc trao đổi.

« An Tử, phi nhân bản hoá cái chết và sự trốn tránh dấn thân cá nhân đối diện với cái chết » : đó là tựa đề một bản báo cáo do Marguerite A. Peeters, tổng biên tập « Dịch Vụ Thông Tin Tương Tác », một dịch vụ thông tin chuyên biêt về nghiên cứu toàn cầu hoá, về những khái niệm – khóa và những động cơ vận hành (x. IIS 274, ngày 25.02.2008) thiết lập.

   Trong cuộc trao đổi nầy, vốn là một phần của báo cáo, Bà Peeters hội kiến ĐGM Jacques Suaudeau, thuộc Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng v́ Sự Sống, nhân dịp hội nghị toàn thể lần thứ 14 diễn ra ở Vatican trong hai ngày 25 và 26 tháng 02 chung quanh các vấn đề kết thúc sự sống ; »Bên cạnh người bệnh nan y và người hấp hối : những định hướng đạo đức và hành động »

Bà  nhấn mạnh :  «  ‘Đau đớn’, ‘chịu đau khổ’ và ‘chết’ là thành phần của nhữn thực tại cho hết mọi người trên thế giới nầy mà văn hoá phương Tây hiện tại trong thời kỳ toàn cầu hoá, đang t́ cách để chối bỏ. An tử ‘tạo cái chết cho cái chết’. Nó biểu lộ nỗ lực thoát khỏi sự sáng suốt cần thiết vào những thời khắc cuối cùng của cuộc đời để sống cái chết của ḿnh một cách nhân bản – nói cach khác, là sự trốn tranh dấn thân của cá nhân ».

Marguerite A.Peeters đă yêu cầu ĐGM Suaudeau nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội Công giáo về An-tử :

 

- tiếp theo và hết -

 

(H). Việc vận động hành lang ủng hộ an tử có được tổ chức ở cấp độ thế giới, như những cuộc vận động hành lang khác chăng ?

(Đ). Các cuộc vận động hành lang đều có liên hệ với nhau. Nhưng hăy đồng ư với nhau là an tử được nền văn hoá cưu mang đến độ các vận động chỉ có việc nhấn mạnh những ǵ đă sẵn có. Như ụao phá thai được văn hoá mang, chính sách vận động hành lang luôn là để dùng tới,  khi gặp một trường hợp giới hạn khó khăn (luôn luôn có những trường hợp như thế) cần tổng quát hoá. Trường hợp Vincent Humbert ở Pháp, trở thành tàn phế sau một vụ tai nạn giao thông đă viết thư cho tổng thống, là điển h́nh về vần đề nầy.

 

(H). Hăy nói về địa dư của hiện tượng an tử : người ta có thể nói  đó là một hiện tượng phương Tây chăng ? Hoặc nó hiện diện cả ở những châu lục khác ?

(Đ). Dưới một h́nh thức khác, bởi v́ trong một số quốc gia không phải phương Tây, có một truyền thống về tự tử, như là ở Nhật. Nhưng điều làm nước Nhật ngày nay lo sợ, chính là sự gia tăng con số vụ tự tử, nhất là trong giới trẻ, cho thấy một khía cạnh hiện đại hơn nhiều nối liền với sự mất hy vọng. Khi cuộc sống con người thực sự bị đe doạ và khi các t́nh huống cuộc đời nên nghiệt ngă, người ta không tự tử và không nghĩ đến an tử. Trong thế chiến, con số các vụ tự tử đă giảm rất mạnh… Khi cuộc sống bạn bị đe doạ, bạn có bản năng sinh tồn, bạn cảm thấy gia trị cuộc sống là ǵ và bạn kháng cự lại [việc tự sát]. An tử phát sinh trong những t́nh huống « êm dịu », trong các t́nh huống mà những khó khăn thật ra không hiện hữu và người ta mất cảm thức hy vọng và đặt mọi sự trên vật chất, trên hiện tại. An tử được nối kết với một sự phi nhân bản hóa  nhất định. Phong trào tỏ ra có những dáng vẻ triết lư khi nói về quyền tự quyết, nhưng thực ra nó đi ra khỏi truyền thống triết lư, là cái đối chất con người là ǵ, tức là  nhân loại học. Phong trào an tử từ chối thực tại, sự đau khổ, cái chết. Nó giả chết với cái chết.

 

(H). Thời hậu hiện đại tự ví chính ḿnh như chống lại triết học.

(Đ). Đúng vậy, không nên nghĩ ngợi, nhất là tránh nghĩ ngợi. Không nên gọi tên « Cái chết », tất nhiên rồi. Nhưng con người ở trong một t́nh huống khó khăn, cần được giúp đỡ. Câu trả lời của Giáo Hội Công giáo với an tử là nói rằng con người ở cuối cuộc đời phải được giúp đỡ một cách nhân bản.

 

(H). Đó phải chăng là những ǵ các điều trị giảm đau đề xuất ? Nhưng h́nh như Ngài muốn nói là thỉnh thoảng chúng bị giữ làm con tin ?

(Đ). Sáng kiến điều trị giảm đau thật là tuyệt vời. Nhưng dù vậy vẫn phải ư thức một mối nguy, khi nói : người ta đă tổ chức những điều trị giảm đau và v́ vậy không cần phải lo lắng về người hấp hối nữa, v́ có Nhà Nước lo cho người ấy. Không ! Sự trợ giúp cho người bệnh, người hấp hối, liên quan đến mọi người.Người ta có thể ủy thác công việc nầy qua các điều trị giảm đau. Những điều trị nầy không phải là một thứ thuốc bách bệnh. Cái chết lư tưởng, đó quả thực là cái chết ở nhà ḿnh, trong gia đ́nh ḿnh, đi kèm với sự trợ giúp tinh thần và nhân bản.Người ta có thể đau khổ, nhưng sự đau khổ sẽ ít hơn khi bạn có con cháu ở bên cạnh bạn. Các điều trị giảm đau liên quan tới những trường hợp không có gia đ́nh, và phải vào bệnh viện để nhận được những chăm sóc.  Nhưng vẫn c̣n nguy cơ là phải giải quyết một vấn đề con người bằng một khía cạnh kỹ thuật. Nếu trong các điều trị giảm đau,  thiếu mất một tổ chức trợ giúp tốt cho cái chết về mặt thể lư, th́ những điều trị giảm đau trở thành những cái làm cho người ta chết. Các chính phủ và các nhà chức trách ư thức rất rơ điều đó. Họ nh́n thấy sự cần thiết phải đào tạo những nữ y tá một cách đặc biệt cho việc giúp đỡ giai đoạn cuối cuộc đời. Phải nói rằng nước Anh là khuôn mẫu. Từ rất lâu rồi,Cecilia Saunders đă mở đường cho chúng ta, với những nhà tế bần và hệ thống làm việc  tự nguyện nầy ở nước Anh . Những người tự nguyện lo việc chăm sóc thân thể và điều nầy giúp các y tá có thời giờ để lo cho người hấp hối, theo sát cho đến khi bệnh nhân qua đời.

 

(H). Và từ một quan điểm tinh thần, người ta có thể nói ǵ về tầm quan trọng của những giây phút cuối cùng cuộc đời ?

(Đ) Câu hỏi nầy rất chính xác. Đức giáo hoàng Piô XII rất có tinh thần đổi mới. Người đă nhấn mạnh rằng không nhất thiết buộc phải chịu đựng đau khổ đến cùng. Rất tốt cho Kitô-hữu khi họ muốn đối diện với đau khổ của họ theo gương Chúa Giêsu hiệp thông với đau khổ của thế giới và để giúp đỡ người khác, nhưng không buộc phải đi trọn con đường nầy. Cũng vậy việc tử v́ đạo không bao giờ là bắt buộc cả. Người ta không đ̣i hỏi con người phải chứng tỏ ḿnh anh hùng. Mặt khác, Giáo Hội nhấn mạnh sự cần thiết phải sáng suốt vào một thời khắc nào đó : hăy để cho người hấp hối ít nhất có ư thức nhất định để bệnh nhân có thể sống cái chết của ḿnh. Công việc phải làm để sống cái chết của ḿnh một cách nhân bản cần phải được tôn trọng : đối diện với cái chết, chuẩn bị bản thân, thu xếp mọi công việc sau cùng, làm hoà với một đứa con đến từ xa, suy nghĩ, suy gẫm, nh́n thấy cái chết nầy, nh́n thấy cuộc đời của ḿnh, và chuẩn bị tinh thần cho đời sau. V́ vậy phải có thể tạo cho bệnh nhân những thời khắc không có đau đớn,không có khổ đau và sáng suốt để bệnh nhân được tương đối tự do và để những thời khắc cuối cùng nầy người bệnh không c̣n chịu đau đớn nữa. Khi bạn chịu đau đớn, bạn không có tự do : bạn ở dưới sự thống trị của đau đớn và không thể suy nghĩ ǵ hết. Nhưng khuynh hướng ngày nay là đánh cắp cái chết đặc biệt nơi những người cao niên bằng việc thực hiện làm cho mất hết đau đớn ở cuối đời. Người ta nói : khi con người chịu đau đớn, người ta sẽ cho người ấy một chế phẩm nho nhỏ để làm dịu cơn đau cho người ấy. Nhưng người ta lại không thu xếp giai đoạn sáng suốt và có ư thức cần thiết cho người ấy.

 

(H). An tử là một hoa trái của nền văn hoá thế giới về « chất lượng cuộc sống », vốn có khuynh hướng loại bỏ đau đớn, đau khổ và cái chết. Nhưng sự loại bỏ nầy có phải duy nhất là kết quả của một quá tŕnh thế-tục hoá chống lại mầu nhiệm Cứu Cuộc nhờ thập giá Chúa Kitô, hoặc nó cũng có thể là một phản ứng lành chống lại chủ nghĩa đau khổ của một nền văn hoá từ lâu đă bị ghi dấu bởi phái Jansen ? Đâu là thái độ đúng đắn đối diện với sự chịu đau khổ ? [Chủ nghĩa Jansen, phái Jansen, dị thuyết do C.O. Jansen 1585-1638, chủ trương ư chí con người thực sự không có tự do nội tại, mà chỉ là chịu ảnh hưởng thiết thân giữa 2 đối lực: ham muốn và ân sủng Đức Kitô.BTGH].

(Đ). Phái Jansen là một cái ǵ đó đă xa vời với ngày nay, nhưng người ta luôn trở lại với nó. Đúng là dưới ảnh hưởng của đạo Tin Lành và phái Jansen, đă có ư tưởng phải chịu đau khổ để đền tội. Đây là một sự trệch hướng. Sự đau khổ, các thử thách là những phần của cuộc sống ; bằng việc chấp nhận chịu đau khổ nhân Danh Chúa, người ta có thể không những chính ḿnh hoà giải qua đau khổ cùng chịu với Chúa Kitô, nhưng nhất là có thể gián tiếp qua ân sủng đem đến cho tha nhân một an ủi tựa nương nào đó : các thánh thông công là vậy. Kẻ nào gánh vác đau khổ của ḿnh, không phải v́ thích thú muốn chịu đau khổ, nhưng trong cái nh́n muốn bước theo chân Chúa Kitô và trong ơn cứu chuộc được dự phần, th́ người ấy đă đi một bước hoàn toàn có giá trị :không phải ước ao chịu đau khổ v́ chính đau khổ (đau khổ tự nó là một sự dữ), nhưng là ước ao được gánh lấy đau khổ nầy v́ một giá trị cao cả hơn, đó là để cứu chuộc thế gian. Về vấn đề nầy,Giáo Hội rất thận trọng. Có thể có những cái vượt qua giới hạn, đôi khi là một bệnh tâm lư khá ṭ ṃ, trong việc t́m kiếm đau khổ. Nhưng thỉnh thoảng cũng có một số người cho ḿnh là mạnh mẽ hơn trong khi thực tế không như thế. Họ từ chối một thuốc giảm đau và sau đó họ phải chịu đau khổ một cách dễ sợ. Và rồi cuối cùng họ lại cầu xin được an tử. V́ vậy chớ đánh giá ḿnh quá cao. Hăy chấp nhận những thuốc giảm đau, mà người ta đem cho ḿnh và chấp nhận được điều trị.  Và dù sao, thử thách cái chết, bạn sẽ có. Không có chủ nghĩa đau khổ, không t́m kiếm đau khổ chỉ v́ đau khổ, muốn sống hoàn toàn cái chết của ḿnh.

 

(H). Trong tương quan thầy thuốc - bệnh nhân, quyết định an tử là do « đồng thuận » ?

(Đ). Trong việc thực hiện an tử, trong hai quốc gia mà an tử được chấp thuận [Bỉ và Hoà Lan.BTGH], th́ an tử hoặc đúng ra là tự tử có trợ giúp, là do một bác sĩ thực hiện. Ở đó có cả một vấn đề vế tương quan thầy thuốc - bệnh nhân. Trong các quốc gia như Canada hoặc Tây-Ban-Nha, thầy thuốc phải nghe theo ư muốn người bệnh : người ta nhận ra ở đó tính chất bắt buộc, chẳng hạn như của các chỉ dẫn lường trước được. Ở Pháp, người ta công nhận giá trị của nó, song chỉ tương đối mà thôi, bởi v́ người ta biết rất rơ là dân chúng thay đổi ư kiến : những ǵ viết ra hôm nay chưa chắc ngày mai vẫn c̣n giá trị. Trong những trường hợp đó, thầy thuốc phải tự biến đổi thích nghi  khi thi hành. Trên thực  tế, nếu người bệnh xin được chết th́ thầy thuốc phải đi lấy thuốc ngủ mạnh cho người bệnh.

 

(H). Vậy là một hợp đồng xấu xa sai trái ?

(Đ). Quan hệ giữa thấy thuốc và bệnh nhân phải vượt qua bên kia hợp đồng và trở thành một quan hệ tin tưởng hỗ tương và một quan hệ trong đó người thầy thuốc cũng đặt ra những điều kiện trước, với tư cách là thầy thuốc. Người thầy thuốc không thể ban cho cái chết : đó là lời thề Hyppocrate. Chính v́ điều ấy mà ngày nay người ta muốn thay đổi các sự việc. Người thầy thuốc được làm ra cho sự sống. Ông không buộc phải suy tŕ sự sống bất cứ giá nào, song ông ta lại không thể cho cái chết. Chẳng hạn, có cả một cuộc thảo luận để sử dụng các thầy thuốc tiêm những mũi chích gây chết người trong các vụ xử tử ở Hoa Kỳ. Hiệp hội các thầy thuốc đứng lên chống lại việc thực hành nầy : người thầy thuốc không thể tham dự vào một cuộc xử tử kiểu đó. Do ơn gọi nghề thầy thuốc của ḿnh, ông ta không có quyền tham dự vào đó. Các việc phải rơ ràng minh bạch. Đối với nhà nước, điều đó thuộc thành phần những lời phản kháng lương tâm. Chính từ quan điểm nầy, các thầy thuốc đă tuyên bố họ không thể đem cái chết v́ chính ơn gọi thầy thuốc của họ. Hơn nữa, cái khả năng thầy thuốc đem cái chết rất nghiêm trọng, v́ ngay tức khắc, một nỗi hồ nghi khủng khiếp sẽ được đặt  nơi những con người và thực sự là nó đang hiện hữu nơi một số người cao tuổi : tôi đi bệnh viện, nhưng điều ǵ sẽ xảy ra ở bệnh viện ? Tôi có thể thực t́nh tin tưởng nơi các cô y tá, nơi các thầy thuốc chăng ? Người ta sẽ tiêm cho tôi một mũi thuốc ngủ nào đó mà không cần biết tôi có ưng ư hay không ? Sự đoạn tuyệt quan hệ tin tưởng trong thế giới y khoa quả là đáng sợ.

 

(H). Ngài có thể cho một ư tưởng về tỷ lệ thực hành an tử ở Tây Phương không ?

(Đ). Các con số rất khó để đem ra, bởi v́ không được thống kê. Trong các quốc gia mà an tử không cho phép, người ta không nói về nó.Nhưng hăy nh́n vào các con số ở Hoà Lan, phải có đến hàng ngàn mỗi năm. H́nh như các con số thực c̣n vượt xa các con số được tuyên bố. Trong một quốc gia như nước Pháp, người ta cũng có thể đưa ra con số 5.000 hoặc con số 10.000 . Tôi không cho rằng các con số vượt quá số nầy, v́ dù sao đa số người chết tại nhà ḿnh, trong những điều kiện b́nh thường, trong những cơn bệnh nặng lên mà chẳng có lư do ǵ để làm nó tiến triển mau hơn nữa. An tử liên quan đến một số bệnh nhân và không thể áp dụng cho tất các bệnh nhân : điều đó giảm số « ca » một cách bắt buộc. Con số « ngưng thụ thai bằng ca thiệp y khoa » do Vụ Y Sinh học đưa ra trong báo cáo năm 2006 là 6.441 cho cả năm 2005, trong khi con số cuối cùng nạo phá thai ở Pháp do INED là 206.3000 cho chính cùng năm ấy. Ta cũng sẽ hiện tượng tương tự đối với an tử. Người ta sẽ ó một con số nhất định, không phải không đáng kể, nhưng dù sao đó cũng là một con số giới hạn, bởi v́ dù sao đi chăng nữa, đa số các thầy thuốc từ chối thực hiện. Ngay ở  Hoà Lan, người ta vẫn c̣n gặp khó khăn khi t́m những bác sĩ chịu làm việc ấy kia mà !

BTGH chuyển ngữ và giới thiệu.

 

 

Text Box: MUỐI CHO ĐỜI
 

 

 

 


ĐỌC & SUY GẪM

MUỐI CHO ĐỜI

 

Ratzinger, Joseph

Benediktus XVI:

Salz der Erde: Christentum und katholische

Kirche an der Jahrtausendwende

Bản dịch tiếng Việt:

Muối Cho Đời: Ki-tô giáo và GH Công giáo trước thềm ngàn năm mới.

Trao-đổi với Peter Seewald

Phạm Hồng-Lam &Trần-Hoành

 

(KỂ TỪ SỐ 80, BTGH KHỞI ĐĂNG CUỐN “MUỐI CHO ĐỜI”. KÍNH MONG ĐÓN ĐỌC VÀ GÓP Ư)

LỜI MỞ ĐẤU

 

Rôma mùa đông. Những người trên công-trường Phêrô ḿnh khoác áo choàng tay cầm dù. Trong các quán cà-phê, khách uống trà. Tôi ở lại nghĩa-trang Campo Santo để xem thêm một ngôi mộ nữa. Thời-tiết dạo này chán đến lũ mèo ở đây cũng phải ngêu-ngao thảm-thiết.

 

Ngày thứ bảy, như b́nh-thường, Hồng-y vẫn c̣n làm việc trong pḥng của Bộ. Chúng tôi hẹn nhau sau đó đi về vùng Frascasti, tới Villa Cavalleri nguyên là một ngôi trường của ḍng Tên. Ngoài đường, người tài-xế đang ngồi đợi trong chiếc Mercedes mà Bộ tín-lí đă mua lại ở Đức cách đây vài năm. Tôi đứng đợi với một cái rương khổng-lồ như đang chuẩn-bị một chuyến viễn du. Cuối cùng cánh cửa mở, một người đàn ông khiêm-tốn, hơi mảnh-khảnh với mái tóc trắng xoá, bước ra bằng những bước nhỏ. Ông bận bộ âu-phục màu đen cổ cồn, tay xách một chiếc cặp tí-hon, đơn-giản.

 

Tôi đă ra khỏi Giáo-hội từ lâu lắm rồi. Do khá nhiều nguyên-do. Thời đó, cứ mỗi lần ngồi xuống ghế nhà thờ, tín-hữu lại bị dội lên đầu bao nhiêu là mảnh vụn tín-lí cũ mèm hàng trăm năm. Mọi thứ xưa chắc-chắn nay đă thành khả-nghi, truyền-thống cổ-xưa nay đă hết sinh-lực. Một số người cho rằng đạo phải uyển-chuyển cho phù-hợp với nhu-cầu con người. Một số khác lại bảo Ki-tô giáo đă lỗi thời, hết lí-do tồn-tại. Ra khỏi Giáo-hội là chuyện không đơn-giản. Lại càng không đơn-giản khi muốn quay trở vào lại. Có Chúa thật không? Và nếu có thật th́ chúng ta có cần một giáo-hội nữa không? Bộ mặt của nó sẽ như thế nào và làm sao người ta có thể tái nhận-diện được nó ?

Hồng-y không bao giờ hỏi tôi về quá-khứ hoặc địa-vị ḿnh. Ông không đ̣i biết trước các câu hỏi và cũng không yêu-cầu thêm hay bớt một chữ nào vào đó. Không-khí buổi trao-đổi khá căng và đứng-đắn, dù vậy thỉnh-thoảng "ông hoàng giáo-hội" cũng ngồi vắt một chân lên thành ghế khiến tôi tưởng như đang tṛ-chuyện với một cậu sinh-viên. Có lần ông ngừng nói để ch́m vào thế tĩnh-tâm hay cũng có thể là để cầu xin Chúa Thánh-thần giúp t́m ra những từ thích-hợp. Tôi chẳng biết, chỉ đoán vậy thôi.

 

Hồng-y Joseph Ratzinger là một giáo-sĩ ưa tranh-luận song cũng bị lắm chỉ-trích, đặc-biệt nơi quê-hương ông. Tuy nhiên, nhiều nhận-định và phân-tích trước đây của ông giờ đây đă thành sự thật, đúng cả tới những chi-tiết. Và hiếm có ai đau ḷng ư-thức về những mất-mát và thảm-kịch của Giáo-hội trong thời hiện tại cho bằng vị Hồng-y thông-minh xuất thân từ vùng đồng ruộng bang Bayern này.

Một lần tôi hỏi ông, có bao nhiêu con đường dẫn tới Chúa. Tôi thật-sự không biết ông sẽ trả lời như thế nào. Có thể câu trả lời của ông sẽ là: chỉ có một - hoặc nhiều - con đường. Không cần suy-nghĩ lâu, Hồng-y b́nh-thản trả lời: Có bao nhiêu con người th́ có bấy nhiêu con đường.

Munich, ngày 15 tháng 8 năm 1996

Peter Seewald

 

 

ĐỨC TIN CÔNG GIÁO : DẤU-CHỈ VÀ LỜI NÓI

 

Thưa Hồng-y, nghe nói Giáo-chủ đă có lần sợ ngài. Giáo-chủ đă phải đăm-chiêu và thốt lên: Chà, không biết hồng-y Ratzinger có ư-kiến như thế nào đây!

(Hồng-y cười): Có lẽ Người nói thế cho vui thôi. Chứ sợ th́ chắc-chắn không.

 

Những buổi trao-đổi làm việc với Giáo-chủ có phải diễn ra trong nghi-thức nào không?

Không.

 

Các ngài đọc kinh trước khi bắt tay làm việc?

Không, tôi phải thú thật là không. Chúng tôi ngồi ngay vào bàn.

Chỉ việc bước vào pḥng, bắt tay, rồi...?

Phải. Tôi đứng chờ đến khi Giáo-chủ tới, bắt tay nhau, ngồi vào bàn, rồi bắt đầu với những chuyện riêng-tư, chẳng chút liên-quan tới thần-học. Thường th́ tôi nêu ra vấn-đề trước, Giáo-chủ đặt câu hỏi và rồi cứ thế buổi làm việc bắt đầu.

 

Giáo-chủ cho những ư-kiến cụ-thể?

Tuỳ đề-tài. Có những đề-tài ngài chủ-yếu ngồi nghe. Chẳng hạn chuyện các mục-sư Anh-giáo muốn trở lại Công giáo. Đây là lănh-vực chưa có giải-đáp pháp-lí phù-hợp. Ngài góp ư rất ít, và chỉ nói: „Ḿnh nên độ-lượng“. Và rồi chẳng quan-tâm ǵ nữa tới chuyện sau đó vấn-đề được giải-quyết như thế nào. Nhưng những đề-tài liên-quan tới luân-lí, đạo-đức sinh-học, đạo-đức xă-hội hoặc tất-cả những ǵ có liên-hệ với triết-học th́ ngài lại đặc-biệt say-sưa tham-gia. Và cả giáo-lí và tín-lí, là những lănh-vực ngài rất quan-tâm. Cuộc trao-đổi về những đề-tài này thường rất sâu sắc.

 

Hồng-y bận đồ ǵ khi làm việc?

Áo ḍng đen. Đó là trang-phục truyền-thống mỗi khi gặp giáo-chủ.

 

Và Giáo-chủ?

Áo ḍng trắng.

 

Thảo-luận bằng tiếng ǵ?

Chúng tôi nói với nhau bằng tiếng Đức.

 

Không phải bằng tiếng La-tinh?

Không.

 

Một tín-hữu sùng đạo thuộc cộng-đoàn tin-lành Hutterer có lần gặp ngài và chào: „Chào anh Giuse“. Câu chào nghe có chói tai và thiếu lịch-sự không? Theo lối xưng-hô nhà đạo th́ phải là „Thưa đức Hồng-y...“ ?

Không. „Anh Giuse“ tôi thấy rất hay. Lối xưng-hô này không đúng như cách của người Công giáo, nhưng khi đă là anh chị em ki-tô-hữu với nhau th́ tôi thấy hợp. Đây là chuyện tôi đă quan-tâm từ rất lâu, năm 1960 tôi đă viết một cuốn sách nhỏ về đề-tài t́nh huynh-đệ ki-tô giáo.

 

Một hồng-y có bị đ̣i-hỏi nhiều hơn một linh-mục hay giám-mục không?

Hồng-y là một tín-hữu Kitô, là một linh-mục, một giám-mục. Ông là người trong Giáo-hội mang trách-nhiệm làm sao cho Tin-mừng được rao-giảng và các bí-tích được cử-hành. Tôi không muốn nói là “bị đ̣i-hỏi” nhiều hơn, nhưng chỉ muốn nói hồng-y có những đ̣i-hỏi riêng. Ngay cả một linh-mục b́nh-thường miền quê cũng đă có những đ̣i-hỏi nặng-nề, là phải hiểu biết kẻ khác và phải ở bên cạnh họ trong lúc họ đau bệnh, trong những dịp cưới-hỏi  tang-chế, lúc khủng-hoảng cũng như khi hoan-lạc hay buồn-khổ. Ông phải nỗ-lực cùng họ sống đức tin và ǵn-giữ con thuyền hội-thánh.

 

Mỗi ngày cứ phải bận tâm với Chúa, như thế có nhàm-chán, có mỏi-mệt lắm không?

Bận-tâm với Chúa, đối với tôi, là một nhu-cầu. Cũng như ta mỗi ngày phải thở, phải có ánh sáng, phải ăn uống, phải cần t́nh bạn, cần gặp-gỡ một người nhất-định nào đó, tất-cả những cái đó là những cái không có không được cho cuộc sống. Nếu như bổng dưng không c̣n có Chúa nữa th́ tinh-thần tôi sẽ khó thở. V́ thế không có chuyện nhàm-chán ở đây. Nhàm-chán có thể xẩy ra khi tôi làm một số việc đạo-đức hay đọc sách tu-đức, nhưng với Chúa th́ không.

 

Phải chăng cứ bận-tâm với Chúa, với Giáo-hội th́ tự-nhiên con người trở nên công-chính, khiêm-tốn, khôn-ngoan và đạo-đức hơn ?

Tiếc rằng không. Ngay cả đọc sách thần-học cũng không làm cho người ta đương-nhiên trở nên tốt hơn. Nó có thể chỉ giúp ḿnh khá hơn, khi ḿnh ngoài chuyện đọc lí-thuyết, c̣n cố-gắng dùng nó để hiểu ḿnh, hiểu tha-nhân và thế-giới hơn và đem áp-dụng vào cuộc sống của ḿnh. Thần-học tự nó là một sinh-hoạt tinh-thần, nhất là khi nó được thực-hành một cách khoa-học và nghiêm-túc. Nó có thể ảnh-hưởng lên cách hành-xử và thái-độ của con người, nhưng tự nó không hẳn làm cho con người tốt hơn.

 

Có đ̣i-hỏi nào của Đức Giê-su xem ra khó thi-hành cho một hồng-y không ?

Hẳn nhiên là có, bởi v́ hồng-y cũng yếu-đuối như những người khác, và có lẽ ông ta c̣n gặp khó-khăn nhiều hơn v́ địa-vị và đủ thứ trách-nhiệm của ông. Tôi có thể nói, có lẽ cả cuộc đời ông cũng chẳng bao giờ thực-thi được đầy-đủ mười điều răn của Chúa, được tóm lại trong một điều chính là đức bác-ái. Nhiều khi thật khó mà mến Chúa yêu người như Chúa dạy. Điều đó quá rơ. Và lịch-sử cũng nhiều lần cho thấy sự yếu-đuối của các hồng-y trên phương-diện này.

 

Như vậy phải chăng một hồng-y thỉnh-thoảng cũng cảm thấy khó mà yêu người?

Như ông biết đó, yêu một cách chung-chung th́ chẳng bao giờ có. Dĩ-nhiên có những người thật khó thương, khiến ḿnh đôi lúc phải nghi-ngờ tính bản-thiện nơi họ và phải tự hỏi có phải Tạo-hoá đă lỏng tay để tạo vật này rơi vào hoàn-cảnh càng ngày càng trở nên nguy-hiểm và hết đáng thương chăng. Nhưng rồi th́ ḿnh cũng phải tự nhủ, có những người tôi không biết nên tôi không dám xét-đoán, với những người khác, bản-tính họ thế nào tôi phải chấp-nhận như vậy. C̣n những người tốt mà tôi biết th́ lại làm tôi vững dạ rằng Tạo-hoá biết rơ việc Ngài làm.

 

Ngài có xưng tội không, có linh-mục giải tội riêng không?

Có. Tôi nghĩ, điều này cần-thiết cho tất-cả mỗi chúng ta.

 

Như vậy hồng-y cũng làm chuyện bất công?

Như người ta vẫn thấy.

 

Ngài có đôi lúc cảm thấy, cũng như bao người khác, lúng-túng, bất-lực và cô-đơn?

Có. Chẳng hạn như trong vị-trí của tôi lúc này, lực của tôi quá nhỏ so với vai-tṛ. Và càng già th́ ḿnh lại càng cảm thấy không đủ sức để hoàn-thành những ǵ phải làm, càng cảm thấy yếu, lúng-túng và chẳng c̣n đáp-ứng nổi với hoàn-cảnh nữa. Và v́ thế tôi phải nói với Chúa, Chúa phải giúp con, nếu không th́ con không thể tiếp-tục được nữa. Cũng có khi cảm thấy cô-đơn. Nhưng cám ơn Chúa v́ trong đời tôi Ngài đă gởi rất nhiều người tốt tới giúp nên tôi chưa bao giờ phải cảm thấy hoàn-toàn cô-đơn.

 

Từ 1981 ngài là chủ-tịch Bộ giáo-lí đức tin. Bộ này không chỉ là cơ-cấu lâu đời nhất của Vatican mà c̣n là chỗ đáng sợ nhất. Nhiều thế-kỉ dài cơ-cấu này mang danh là „Toà thẩm-tra thánh“. Nhiệm-vụ của ngài là giữ đức tin công giáo được tinh-tuyền, bảo-vệ Giáo-hội trước nguy-cơ lạc đạo và chế-tài những vi-phạm giáo-huấn đức tin nếu cần. Như vậy, tất-cả những ǵ ông chủ-tịch nói đương- nhiên đều là giáo-huấn của Giáo-hội ?

Dĩ-nhiên là không. Tôi không bao giờ dám ép đẩy những quan-điểm thần-học ḿnh vào các quyết-định của Bộ. Thành-thật mà nói, tôi cố-gắng tự chế và coi ḿnh như là người điều-hợp của một tập-đoàn lớn với nhiều cộng-tác viên mà thôi.

Chúng tôi làm việc trong nhiều ủy-ban lớn. Có một mạng lưới các nhà thần-học khắp năm châu làm cố-vấn. Chúng tôi liên-lạc với các giám-mục và các tổ-chức của họ. Và ở Rôma chúng tôi có những nhóm nhà thần-học làm việc chung với nhau trong các Uỷ-ban thần-học, Uỷ-ban Kinh-thánh, ngoài ra c̣n có Uỷ-ban cố-vấn riêng và cuối cùng là thẩm-quyền quyết-định gồm các hồng-y. Tất-cả mọi quyết-định đều thông qua các quy-tŕnh làm việc đó.

Trong cuộc họp hồng-y chúng tôi không bao giờ quyết-định điều ǵ khi chưa có một sự đồng-thuận rộng-răi giữa các cố-vấn, bởi v́ chúng tôi cho rằng: Sự ǵ chưa có được ư-kiến chung giữa các nhà thần-học có thẩm-quyền th́ chúng tôi không thể nại vào một nguồn sáng nào cao hơn để bảo rằng chỉ có một ư-kiến này hay ư-kiến nọ giá-trị mà thôi. Chỉ khi nào có sự đồng-thuận rộng-răi của đoàn cố-vấn th́ lúc đó chúng tôi mới quyết-định theo.

 

Nhưng cũng có những điều mang quan-điểm của riêng ngài?

Dĩ nhiên. Tôi đă dạy học khá lâu và đă cố-gắng trong khả-năng ḿnh theo-dơi những cuộc tranh-luận thần-học. Tôi cũng đă nói lên quan-điểm thần-học riêng của ḿnh qua các sách tôi xuất-bản.

 

Có khi nào hồng-y Ratzinger phải hành-động ngược lại điều ḿnh nghĩ không? Nghĩa là với tư-cách cá-nhân ngài phát-biểu thế này nhưng với cương-vị trưởng Bộ ngài lại thấy quan-điểm đó khó có thể thực-thi được?

Hăy nói như vầy, với thời-gian cũng có thể có những sửa sai. Qua trao-đổi tôi biết được có những điều trước đây ḿnh nghĩ không đúng. Nhưng tôi không thể phủ-nhận một xác-tín hiện tại mà tôi đă nhận-thức được qua các khả-năng và cơ-hội của ḿnh. Không thể làm khác thế được. Nhưng bằng học-hỏi ḿnh vẫn có thể tiếp-tục phát-triển và nhờ đó có thể sửa sai những lầm-lỗi dĩ-văng.

 

 

(c̣n tiếp nhiều kỳ)

 

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

ĐỀ TÀI 58

 

SỰ KHÔN NGOAN CAO VỜI CỦA NHỮNG ”NGƯỜI TOÀN THIỆN

 

 Đọc chương 2 câu 6 tới 16 thư thứ I gửi tín hữu Côrintô chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy thánh Phaolô trước đó mới đối chọi giữa cái khôn ngoan của loài người với thập gía điên dại của Chúa Kitô, mà giờ đây lại nói về sự khôn ngoan một cách tích cực. Đó là sự khôn ngoan cao vời của một nhóm người ưu tú bao gồm cả thánh nhân, như có thể nhận ra trong từ ”chúng tôi”. Sư khôn ngoan đó được Thánh Thần Chúa mạc khải cho một thiểu số những người toàn thiện. Văn bản cho chúng ta cảm tưởng thánh Phaolô thay đổi hoàn toàn giọng nói và dẫn chúng ta vào một thế giới mới với các quan điểm và từ ngữ mang màu sắc của nền văn chương khải huyền và khôn ngoan. Các từ như ”mầu nhiệm (en mysteríôi), ”dấu ẩn” (apokekrymménên), ”mạc khải” (apekálypsen), ”các sự sâu thẳm kín ẩn của Thiên Chúa” (ta bathê tou Théou), ”được đặt định trước” (prôrisen), ”sự khôn ngoan” (sophía), ”hiểu biết” (gignôskô), và ”tư tưởng” (nous). Giáo lư được tŕnh bầy cũng mang mầu sắc lạ lẫm. Sư khôn ngoan được đề cập tới ở đây chỉ được trao ban cho một thiểu số người ”toàn thiện”, ”thiêng liêng” chứ không phải tín hữu kitô nào cũng có. Thiêng liêng ở đây trong nghĩa đối chọi với ”tâm thần” c̣n thuộc lănh vực thể xác. Thế rồi trong toàn văn bản, người ta nhận ra vai tṛ chủ chốt của Chúa Thánh Thần, Đấng trao ban cho thiểu số tín hữu nói trên sự khôn ngoan này. Qua đó chúng ta cũng thấy thánh Phaolô, từ người rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh trở thành vị thầy rao giảng giáo thuyết khôn ngoan và mạc khải các bí mật vô cùng kín nhiệm của Thiên Chúa. Phải giải thích sự kiện này thế nào đây?

 

Lư do duy nhất giúp chúng ta hiểu việc thay đổi lập trường trên đây, đó là chiến thuật thánh Phaolô dùng để đối chất với tín hữu Côrintô. Như đă biết trong giáo đoàn Côrintô có một số tín hữu tự cho họ là những người có sự hiểu biết cao vời, phát xuất từ việc thấu triệt sâu thẳm được Thiên Chúa mạc khải liên quan tới thế giới thiên linh và số phận đời đời của con người. Ít nhất đó là điều họ tưởng nghĩ. Họ cho ḿnh là những ”người toàn thiện”, nghĩa là được tập tành huấn luyện để có sự hiểu biết tôn giáo liên quan tới sự cứu rỗi. Do đó họ là những người ”thiêng liêng”, tức là những người được Thiên Chúa soi sáng. Nhóm thiểu số này khinh rẻ các tín hữu khác và gọi họ là những người ”tâm thần” thường t́nh thôi, nghĩa là vẫn c̣n gắn bó và luẩn quẩn trong lănh vực cuộc sống của thân xác và trí tuệ, chứ chưa đạt miền linh thiêng. V́ họ không có ánh sáng thông hiểu phát xuất từ Chúa Thánh Thần, nghĩa là không được Thiên Chúa soi sáng cho hiểu biết các bí mật nhiệm mầu của Ngài. Sự khinh rẻ này cũng nhắm tới con người của thánh Phaolô, v́ tại Côrintô thánh nhân đă không giảng dậy như bậc thầy của giáo thuyết khôn ngoan, mà như là người rao truyền Đức Giêsu Kitô chịu đóng đanh và sống lại. Ngoài ra, nhân danh sự hiểu biết sâu thẳm và khôn ngoan đó, thiểu số tín hữu nói trên yêu sách được quyền phán xử mọi người mọi vật. Họ lấy con người thiên quang luận làm lư tưởng mẫu mực. Con người thiên quang luận ấy có thể xét đoán mọi người, nhưng không ai có thể xét đoán nó. Đứng trước các lập luận sai lầm này, thánh Phaolô đă dùng chiến thuật ”nhập hổ huyệt” để ”đắc hổ tử”, bước vào hổ huyệt để bắt hổ con. Nghĩa là để có thể thuyết phục nhóm tín hữu thiểu số kiêu căng hợm ḿnh trên đây một cách hữu hiệu hơn, thánh Phaolô bước vào trong thế giới lư tưởng họ nhắm tới và dùng chính thứ ngôn ngữ của họ. Hiểu được như thế chúng ta sẽ không ngạc nhiên trước sự kiện thánh nhân thay đổi lập luận và giọng nói khi tŕnh bầy sự khôn ngoan của các tín hữu này.

 Thật ra thánh Phaolô đang tranh luận với họ về sự khôn ngoan và không chấp nhận lập trường cũng như kiểu cách suy tư của họ. Nhưng ngài khôn khéo dùng lại viễn tượng lư tưởng khôn ngoan của họ và giải thích nó một cách mới mẻ. Phaolô mặc lớp áo của một bậc thầy của sự hiểu biết cao vời và là người mạc khải các bí mật kín nhiệm thẳm sâu của Thiên Chúa. Nghĩa là thánh nhân dùng chính lập luận sai lầm của nhóm thiểu số tín hữu Côrintô nói trên để dậy dỗ họ. Sự khôn ngoan mà ngài nói tới ở đây không phải là sự khôn ngoan của thế gian kiêu căng ngạo mạn thù nghịch Thiên Chúa và chối bỏ Thiên Chúa. Nó cũng không khải sự khôn ngoan của các siêu nhân dẫn đưa nhân loại bước đi trên con đường khước từ Đấng Tạo Hóa và tự măn với thứ tôn giáo do ḿnh tưởng tượng ra. Ở đây xem ra Phaolô chấp nhận một quan điểm huyền thoại cho rằng giữa Thiên Chúa và con người có các sinh linh trung gian ảnh hưởng trên cuộc sống nhân loại. Chính các sinh linh đó có trách nhiệm trong thế giới sự dữ và cái chết này. Trong văn bản của chúng ta các lực lượng ma quái này được miêu tả như có sự một sự khôn ngoan nhằm đánh lạc hướng con người và không thông biết cái khôn ngoan cao vời, mà thánh Phaolô là thầy dậy và là người lănh nhận được từ Thiên Chúa. Chính v́ thế nói cho cùng sự khôn ngoan lầm lạc đó đă là nguyên do biến cố đóng đanh Đức Kitô là Chúa hiển vinh. Khi con người kiêu căng ngạo mạn tin tưởng nơi các khả năng hạn hẹp của trí óc và sức lực của ḿnh cũng như quan niệm của ḿnh về thế giới, th́ nó rơi vào con đường lầm lạc và tự dẫn ḿnh tới vận mệnh cuối cùng là sự hủy diệt (x 1 Cr 15,24).

 

 Phải nghĩ ǵ về lập luận trên đây của thánh Phaolô? Dĩ nhiên có thể thánh nhân đă chịu ít nhiều ảnh hưởng của các huyền thoại phổ thông thời đó, nhưng khẳng định của ngài vẫn có gía trị trường tồn. V́ nó phơi bầy ra ánh sáng thảm cảnh sống của con người mù quáng, lấy lư trí hạn hẹp của chính ḿnh làm mẫu mực tuyệt đối để đo lường và định đoạt mọi sự, kể cả vận mệnh cuối cùng của cuộc đời con người. Sự dữ đen tối lẩn lút trong lịch sử thế giới và lịch sử loài người để tiêu diệt con người. Biến cố Đức Kitô chịu đóng đanh là bằng chứng hùng hồn nhất. Nhưng càng không ư thức được sự thật này, con người càng trở thành nạn nhân đáng thương của sự dữ.

 Sau khi khước từ sự khôn ngoan theo tâm thức của con người trần gian thánh Phaolô rao giảng sự khôn ngoan của Thiên Chúa, tỏ lộ trong chương tŕnh cứu độ đời đời, mà Thiên Chúa đă chuẩn bị trước khi tạo thành vũ trụ. Chương tŕnh đó đạt điểm thành toàn với biến cố các tín hữu được Thiên Chúa cho tham dự vào vinh quang thiên linh của Ngài. Thánh Phaolô đă trưng dẫn Kinh Thánh để nêu bật khía cạnh cuối cùng này. Không ai biết được những ǵ Thiên Chúa đă chuẩn bị cho những kẻ yêu mến Ngài. Qua khẳng định này thánh nhân đề cao sáng kiến và ơn cứu độ nhưng không cũng như t́nh yêu thương quan pḥng của Thiên Chúa đối với loài người. Do đó muốn được ơn cứu độ con người cũng phải t́m cách lănh nhận nó trên cùng làn sóng cường độ yêu thương của Thiên Chúa. Chương tŕnh bí ẩn kín nhiệm ấy của Thiên Chúa giờ đây được thánh Phaolô và các thừa sai là những người được Chúa Thánh Thần mạc khải soi sáng, loan báo cho mọi người cùng biết. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa như thế là hoa trái của ơn thánh, chứ không phải là kết qủa do sức lực của trí tuệ con người t́m ra hay có thể chiếm hữu được. Do đó con người không có lư do ǵ để khoe khang tự măn. Nó là ơn của Thần Linh Chúa. Ai có được ơn ấy có thể thấu hiểu được các bí nhiệm thâm sâu của Thiên Chúa. Nếu thánh Phaolô có được nó cũng là nhờ ơn Chúa ban, chứ không do công lao hay tài cán của thánh nhân. Và ngay giữa các người tự cho là toàn thiện chỉ những ai nhận được ơn đó mới hiểu biết được các bí ẩn nhiệm mầu ấy mà thôi. Xác định này của thánh nhân là câu trả lời sắc bén lật ngược thế cờ, khiến cho yêu sách của nhóm tín hữu thiểu số nói trên trở thành vô nghĩa, v́ nó lột mặt nạ những kẻ khôn ngoan và toàn thiện giả hiệu. Nếu họ đă thực sự hiểu biết cái khôn ngoan theo chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa, th́ họ đă hiểu được những ǵ thánh nhân nói với họ. Bởi v́ những ǵ thánh nhân nói với họ phát xuất từ sự mạc khải và soi sáng của Thiên Chúa. Đây là điều Phaolô không ngừng lập đi lập lại trong văn bản.

 

Thánh Phaolô cũng khẳng định rằng chính sự hiện diện và soi sáng của Chúa Thánh Thần giúp phân biệt tín hữu ”tâm thần” với tín hữu ”thiêng liêng”, giữa những người không hiểu biết các bí mật nhiệm mầu của Thiên Chúa và các người thấu hiểu được chúng. Những ai tin tưởng nơi sức lực nhân loại, nơi khả năng trí tuệ hạn hẹp của loài người sẽ không bao giờ hiểu biết được các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chỉ những ai tín thác nơi Chúa Thánh Thần và để cho Ngài soi sáng hoạt động nơi ḿnh mới đạt tới sự hiểu biết đó mà thôi. Ai không hiểu biết cũng không có quyền và không có khả năng phán đoán kẻ khác. Qua đó thánh Phaolô đặt ḿnh ngoài phạm vi phán đoán xét xử của nhóm tín hữu thiểu số nói trên, hay ít nhất không c̣n là đối tượng của các lời chỉ trích và lượng định tiêu cực của họ nữa. Sau cùng Phaolô trích lời ngôn sứ Isaia để xác quyết rằng loài người yếu hèn hạn hẹp không thể nào thấu hiểu và đạt được thế giới thiên linh của Thiên Chúa. Nhưng đồng thời thánh nhân cũng khẳng định rằng người có được tư tưởng của Chúa Kitô. Tư tưởng của Chúa Kitô ở đây chính là tinh thần của Ngài. Điểm mới mẻ ở đây đó là xác định kitô học về Chúa Thánh Thần, Đấng trao ban sự khôn ngoan cao vời đó cho con người. Khẳng định này liên quan tới Đức Giêsu và ư nghĩa hành động của Ngài. Cuộc đời Chúa Giêsu do Thần Linh Thiên Chúa hướng dẫn. Nhưng chính Chúa Kitô trao ban Thần Linh cho kitô hữu. Thánh Thần Chúa phát xuất từ Chúa Kitô để đến với tín hữu và dẫn đưa tín hữu tới với Chúa Kitô.

Linh-mục Linh-Tiến-Khải

 

TRONG SỐ TỚI:

ĐỀ TÀI 59:

L̉NG TIN KHÔNG TRƯỞNG THÀNH

 

Kính báo lần 2 : BTGH đă photo 42 đề tài đầu tiên về Thánh Phaolô và Thư gửi Thêxalônia

                           Và đă gửi tại các Toà Giám Mục dịp Phục Sinh, theo yêu cầu của các Vị đăng kư nhận tài liệu.

BTGH sẽ tiếp-tục kính gửi đến Quư Vị TÀI LIỆU NẦY và các đề tài tiếp theo qua h́nh thức e-mail.

Quư Vị có nhu cầu, xin vui ḷng cho biết để phục vụ.

Trong Chúa Kitô và để sáng Danh Thiên Chúa.

BTGH

VẤN ĐỀ HÔM NAY

 

Ở TẬN CĂN CÁC LẠM DỤNG TRONG PHỤNG VỤ,

CHÍNH LÀ ĐÁNH MẤT Ư NGHĨA THỰC SỰ CỦA THÁNH LỄ.

Trao đổi với người phụ trách một cộng đoàn ở Ba Tây vẫn duy tŕ nghi lễ cũ.

 

Vị giám mục của một cộng đoàn ở Ba Tây cử hành Thánh Lễ theo nghi lễ cũ (h́nh thức phụng vụ cũ của nghi lễ Roma được gọi là Triđentinô hoặc của Thánh giáo hoàng Piô V) đánh giá rằng những lạm dụng hiện tại trong phụng vụ là do “thiếu tính chất linh thiêng, thiếu linh đạo nghiêm chỉnh”. Trong một cuộc trao đổi với Zenit, ĐGM Rifan nói về vẻ đẹp và sự phong phú của Thánh Lễ xưa. Qua tự sắc “Summorum Pontificum”, công bố ngày 07.07.2007, Đức Thánh Cha  đă mở rộng ra  khắp Giáo Hội khả năng cử hành Thánh Lễ theo nghi lễ nầy.

 

ZENIT (H). Trong Tông Toà, người ta cử hành Thánh Lễ theo nghi lễ Roma cũ (có trước cuộc cải tổ năm 1970). Đâu là những đặc tính của Thánh lễ nầy?

ĐGM Fernando Rifan (Đ). Những lư do giải thích người ta thích hoặc chuộng hơn h́nh thức phụng vụ cũ của nghi lễ Roma, th́ rất đa dạng. Ngày 13.07.1988, ĐHY Joseph Ratzinger, Đức giáo hoàng hiện nay của chúng ta, khi phát biểu với các giám mục người Chilê ở Santiago, đă nói về đề tài nầy: ” Mặc dù nhiều lư do đă dẫn một số rất dông tín hữu t́m ẩn náu trong phụng vụ truyền thống, th́ sự kiện họ t́m thấy được ở đó một giá trị thật của sự linh thánh vẫn c̣n nguyên vẹn, là điều quan trọng nhất”.

Trên thực tế, do bởi sự phong phú, vẻ đẹp, sự cao cả, sự qúy phái của nó và tính chất long trọng của các nghi thức, v́ cảm thức của nó về tính chất linh thánh, sự tôn kính của nó, cảm thức của nó về mầu nhiệm, quan tâm của nó  đến sự chính xác và khắt khe, tất cả vốn là cái bảo đảm và bảo vệ chống lại những lạm dụng, do vậy đẩy xa mọi khả năng hiểu lầm mập mờ, tự do, sáng tạo, thích nghi, giảm thiểu và công cụ hoá (như Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đă phàn nàn trong tông thư “Ecclesia de Eucharistia -Giáo Hội từ Thánh Thể”) và với chúng ta là sự diễn đạt phụng vụ tốt nhất các tín lư về Bí Tích Thánh Thể và là một lương thực tinh thần chắc chắn, phụng vụ nầy cấu thành một trong những sự phong phú của phụng vụ Công giáo, với nó chúng tôi bày tỏ ḷng yêu mến và hiệp thông của chúng tôi với Hội Thánh. Và Toà Thánh nh́n nhận sự gắn bó của chúng tôi như là hoàn toàn chính đáng.

 

(H). Tự Sắc “Summorum Pontificum” cho phép sự hiện diện quan trọng nhất của việc cử hành Thánh Lễ theo nghi lễ cũ trong đời sống Giáo Hội. Sự hiện diện nầy theo Đức Cha, sẽ có lợi chăng?

(Đ). Trong Tự Sắc “Ecclesia Dei adflicta” công bố ngày 02.07.1988 của Người, Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đă bày tỏ ước ao nầy khi nói: “Với tất cả các tín hữu Công giáo cảm thấy ḿnh gắn bó với một số h́nh thức phụng vụ và kỹ luật có trước đây của truyền thống la-tinh, Ta cũng mong muốn bày tỏ ư muốn của Ta,  yêu cầu các giám mục và tất cả những ai có một thừa tác mục vụ trong Giáo Hội liên kết với ư muốn nầy, để Tạo thuận lợi cho họ trong việc hiệp thông với Giáo Hội nhờ những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm sự tôn trọng đối với các nguyện vọng của họ… hơn nữa, người ta sẽ phải tôn trọng khắp mọi nơi những tâm t́nh nội tâm của tất cả những ai cảm thấy gắn bo với truyền thống phụng vụ la-tinh và việc sử dụng Sách Lễ Roma theo ấn bản đặc trưng năm 1962”.

Lới cầu chúc nầy nay được củng cố và mở rộng khắp thế giới bởi Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI với Tự Sắc “Summorum Pontificum”.

Những lợi ích của việc tái du nhập và phổ biến trong đời sống Giáo Hội h́nh thức đặc biệt của nghi lễ Roma nầy đă đựơc Đức giáo hoàng đương kim nêu ra trong Tự Sắc của người, khi Người nói rằng trong cử hành Thánh Lễ theo Sach Lễ Đức Phaolô VI, người ta sẽ có thể bày tỏ một cách mănh liệt hơn trước, tính cháât linh thánh nầy vốn lôi cuốn biết bao tín hữu về truyền thống cũ. Đó chính là những ǵ là ĐHY George giáo phận Chicago đă nhấn mạnh : “…Chính Đức Thánh Cha mới cách nay một thời gian, đă lôi kéo sự chú ư của chúng ta về vẻ đẹp và sự sâu xa của Sách Lễ Thánh Giáo Hoàng Piô V…phụng vụ năm 1962 là một nghi lễ được Giáo Hội Công giáo cho phép và là một nguồn qúy giá để hiểu biết phụng vụ đối với tất cả các nghi lễ khác…Phụng vụ nầy thuộc về toàn thể Giáo Hội để chuyển tải tinh thần mà người ta cũng cần phải làm toả  lan trong cử hành ấn bản thứ ba đặc trưng của Sách Lễ Roma hiện tại” (x. ĐHY Francis  George, TGM Chicago, Mỹ, “La Liturgie et le Sacré”,NXB Ciel).

   Tháng 8.2007,khi tôi tham dự hội nghị Oxfors được quy tụ để giảng dạy việc cử hành thánh lễ dưới h́nh thức đặc biệt cho khoảng 60 linh mục triều ở Anh, Đức TGM Birmingham,  Đức Cha Vincent Nichols, đă nói với các linh mục trong thánh lễ khai mạc rằng với việc học dâng thánh lễ trong h́nh thức cũ của nó, họ sẽ học dâng Thánh Lễ tốt hơn nhiều trong giáo xứ của họ, ngay cả khi họ cử hành theo nghi lễ hiện tại của Đức Phaolô VI.

  Tôi cho rằng đó là lợi ích mà Đức Thánh Cha mong có được trong tự sắc “Summorum Pontificum” của Người.

 

(H). Ngài sẽ có những lời khuyên nào cho các tín hữu đang phàn nàn về một sự “tầm thường hoá’ phụng vụ trong các cộng đồng của họ?

(Đ). Với việc gợi lên những lạm dụng theo sau cuộc cải tổ phụng vụ, ĐHY Joseph Ratzinger lấy làm tiếc khi nh́n thấy phụng vụ bị thoái hoá biến chất thành cuộc tŕnh diễn (show), ở đó mọi cái  được thực hiện để thử làm cho tôn giáo trở nên thích thú nhờ vào những yếu tố thờI thượng, với những thành công tức thờI trong nhóm những “nhà chế tạo” phụng vụ (lời dẫn nhập cuốn sách “CảI Tổ Phụn Vụ”, của ĐGM Klaus Gaber, trg 6 & 8).

ĐHY Edouard Gagnon cũng cùng quan điểm: “Người ta không thể không biết rằng cuộc cải tổ [phụng vụ] đă làm dịp cho rất nhiều lạm dụng và rằng trong một mức độ nào đ̣, nó đă dẫn tớI sự biến mất ḷng kính trọng đối với điều linh thánh. Khốn thay, sự việc nầy phải được chấp nhận và biện hộ cho một số khá đông những người xa ĺa Giáo Hội chúng ta hoặc xa ĺa cộng đồng giáo xứ cũ của họ” (..) (“integralisme et Conservatisme”, - Chủ Nghĩa Duy Nguyên và Chủ Nghĩa Bảo Thủ - Trao đổi với ĐHY Gagnon). Tôi nghĩ rằng điểm chủ chốt của các lạm dụng nầy đă được đưa ra ánh sáng do chính ĐHY Ratzinger : Đó là cánh cửa rộng mở cho một tính sáng  tạo sai lầm của những chủ sự (trao đổi với tập san “Con Người Mới”, số 7,tháng 10 2001).

   Núp phía sau việc đó là một sự thiếu nghiêm chỉnh ở mức độ linh đạo, như thể là muốn lôi kéo dân chúng th́ phải sáng chế  những điều mới mẻ vậy. Thánh Lễ lôi cuốn v́ những ǵ nó là, v́ tính chất linh thiêng và mầu nhiệm của nó. tận sâu xa đó là một sự mất dức tin vào các mầu nhiệm Thánh Thể, mà người ta cố gắng bổ khuyết bằng việc nại đến những điều mới mẽ và tính sáng tạo. Ngay lúc vị chủ sự t́m cách để trở thành người giữ vai chính trong hành vi phụng vụ, th́ bắt đầu có những lạm dụng. Người ta quên rằng trung tâm Thánh Lễ là Chúa Giêsu Kitô.

Vị thư kư hiện tại của thánh Bộ Phượng Tự, ĐGM Albert Malcolm Ranjith, khẳng định: “ Thánh Lễ là một hy lễ, một qùa tặng, một mầu nhiệm, độc lập với linh mục cử hành nó. Cần thiết, - và tôi cho là nền tảng nữa - vị linh mục đứng sang một bên: Người giữ vai chính trong Thánh Lễ là Chúa Giêsu Kitô. Do vậy tôi không hiểu được nhửng cử hành Thánh Thể bị biến thành những cuộc biểu diễn, với cá vũ điệu, các bài hát và những tràng pháo tay, như điều đó đang xảy ra – đáng buồn thay -  khá thường xuyên với Novus Ordo – Sách Lễ Mới”.

 Giải pháp cho tất cả những lạm dụng nầy được t́m thấy trong những tiêu chí do Huấn Quyền Giáo Hội ra lệnh, nhất là trong văn kiện “Redemptionis Sacramentum” (Bí Tích Ơn Cứu Chuộc) ra ngày 25.03.2004, có nói rằng “theo khả năng của mỗi người, tất cả có bổn phận phải chú tâm đặc biệt để làm sao cho Bí Tích Thánh Thể Cực Thánh phải được  bảo vệ khỏi mọi sự thiếu tôn kính và mọi biến dạng, và sao cho tất cả mọi lạm dụng phải được sửa chữa hoàn toàn. Bổn phận nầy, vô cùng quan trọng, được trao phó cho mọi người và cho mỗi một thành viên của Giáo Hội, phải được chu toàn trong khi loại trừ mọi sự chấp thuận con người”.

Nhưng như ĐGM Ranjith nói : “có một số lượng lớn văn kiện (chống lại các lạm dụng) đáng tiếc thay vẫn nằm chết một xó, bị bỏ quên trong các hiệu sách và bị phủ bụi hoặc tệ hơn nữa là bị vứt vào giỏ rác như là giấy má xưa cũ”.

BTGH chuyển ngữ từ Zenit số ngày 31.03.2008

 

Tông Toà Cá Nhân Thánh Gioan-Maria Vianney là một địa hạt giáo hội tương đương với các giáo phận trực thuộc Toà Thánh, áp dụng Giáo Luật số 368 và sắc lệnh “Amimarum Bonum”.

 

 

 

MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ PHỤNG VỤ

VÀ TỰ SẮC SUMMORUM PONTIFICUM

 

Stt

ĐỀ BÀI

T̀M TÀI LIỆU

Ghi chú

01.

Lời hiệu triệu của Đức Thánh Cha

BTGH 19

 

02.

Thư của 3 Giám Mục Pháp về Tự Sắc

BTGH 48

 

03.

Đức Thánh Cha kư hoà ước phụng vụ

BTGH 43

 

04.

Huấn Thị Redemptionis Sacramentum

 

Bản dịch HĐGM.VN

05.

Vẻ đẹp của Phụng Vụ

BTGH  24

 

06.

Canh Tân Phụng Vụ

 

 

07.

Nghi thức mớI về Thánh Lễ

BTGH 46

LM Ngô Tôn Huấn

08.

Phản ứng trước Tự Sắc Summorum Pontificum

 

 

09.

Đức Thánh Cha giảI thích Tự Sắc

 

LM Linh Tiến KhảI

 

 

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH (Năm A)

Ga 14, 15 - 21

 

CHÚA CHA SẼ BAN MỘT ĐẤNG PHÙ TRỢ KHÁC


Chúa Giêsu là [Đấng Phù Trợ] đầu tiên, như lời hát của kinh tiền tụng thứ ba Lễ Phục Sinh : » Chúa Kitô, phục sinh của chúng ta… măi là Đấng Phù Trợ chúng con bên cạnh Người ».

Nhưng « Đấng kia », Đấng mà Chúa Cha sắp gửi đến, trước tiên là Đấng Bảo Vệ Chúa Kitô trong ḷng các tín hữu. Người sẽ làm tan đi sự nguội lạnh ơ hờ và sự hoài nghi, để mở ḷng chúng ta biết được Con Thiên Chúa một cách trọn vẹn.

Choáng váng khi nh́n thấy Đấng Thiên Sai bị đóng đinh, các môn đệ đă học cách đi một con đường dài khó khăn. Nhưng « mọi sự đếu có thể đối với người tin » (Mc 9,23) và được nâng đỡ bởi « Thần Chân Lư », họ sẽ không c̣n thấy ḿnh cô đơn lẽ loi trên con đường. Bởi v́ một Đấng Phù Trợ được Chúa Cha gửi đến bên cạnh họ.

Vai tṛ đầu tiên của Người là làm cho họ nh́n thấy và biết Chúa Kitô : « Một ít nữa, các con sẽ thấy Ta vẫn sống và các con cũng sẽ được sống ». Nhưng c̣n hơn thế nữa. Chúa Giêsu nói với chúng ta : « Nếu các con yêu mến Ta, các con sẽ trung thành giữ các giới răn Ta truyền dạy ». Nh́n thấy, biết và tin tưởng thôi chưa đủ : đức vâng phục mà Chúa Kitô đă minh chứng khi đi đến tận cùng cái chết và chết trên thập tự giá, cũng là con đường mà các môn đệ phải đi theo. Được thánh tẩy trong Chúa Giêsu, chúng ta chấp nhận, cả trong tư cách cộng đồng, được nhúng với Người vào trong cái chết để sống lại với Người trong tín trung.

Cái làm say mê quyến rũ nhất của sứ điệp ngày nay là sự cần thiết phải cầu nguyện. « Thầy sẽ cầu xin với Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác ». Cũng như thế với những người được rửa tội mới ở Samaria : « Khi tới nơi, Phêrô và Gioan cầu nguyện cho những người Samaria, để họ nhận được Chúa Thánh Linh ».

 Như thể Thánh Linh chỉ có thể được truyền đạt cho loài người qua lời cầu nguyện của một người khác đă nhận lănh Thánh Linh, Chúa Giêsu cũng cầu xin Thánh Linh cho các Tông Đồ và các tông đồ cầu cho những người được rửa tội. Đến lượt chúng ta phải cầu xin cho những người nhận phép rửa mới, cho những người ở quanh chúng ta, cho Giáo Hội và cho thế giới. Hơn nữa, Chúa Giêsu đă chẳng nói : « Phươg chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao » ?

  Bernard Lafreńere,C.S.C

                     Paraklètos đến từ  para: một bên, bên cạnh và từ  klètos: được gọi, được mời hoặc được chào đón 

 

 

  PHỤ TRANG:  BÀI ĐỌC THÊM

 

ĐẠO PHẬT VỚI VẤN ĐỀ AN TỬ

 

Thay cho những tin tức Việt-Nam trong tuần qua, BTGH muốn giớI thiệu một bài viết liên quan đến chủ-đề

quan trọng mà chúng ta đang đề cập: AN TỬ. Đạo Phật nghĩ ǵ về an-tử? Khá nhiều tài liệu của các học giả

Phật giáo viết về đề tài nầy, vớI những sắc thái có nhiều dị biệt. BTGH nhận thấy bài của Hạo Nhiên, - dù

ông chỉ là một nhà văn hơn là nhà nghiên cứu đạo Phật– có những suy tư và nhận định khá rơ ràng và thẳng thắn. Xin giớI thiệu để Quư Vị đọc thêm.

 

An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”.
Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không c̣n cơ hội chạy chữa, chỉ c̣n sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ư nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày ṿ triền miên.

Sau chín năm thực hiện, Kevorkian đă giúp cho 130 bệnh nhân giă từ cuộc sống bằng “mercitron”. Năm 1998, Jack Kevorkian đă gởi tới hăng truyền h́nh CBS đoạn băng video quay lại cảnh thực hiện cái chết cho bệnh nhân có tên Thomas Youk, 52 tuổi, bị xơ hóa cơ trên, dưới sự trợ giúp của ông.

Sau đó, đoạn băng này đă được phát trên đài truyền h́nh ABC News với sự chứng kiến của 16 triệu người Mỹ, và rồi cả thế giới bắt đầu biết đến một “công nghệ” mới trong ngành y học: “công nghệ an tử”! Chính đoạn băng video này đă làm bằng chứng kết án Kevorkian tội “giết người cấp độ hai”, và bị xử 10-25 năm tù.

Hôm 1-6 vừa qua, “bác sĩ tử thần” Jack Kevorkian đă được tạm tha sau tám năm ngồi tù. Trong khoảng thời gian tám năm đó, mặc dù Kevorkian ngồi tù, nhưng việc “trợ giúp cái chết” vẫn được tiếp tục, và chắc chắn sẽ c̣n tiếp tục trong tương lai, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực giết người của “mercitron”, mà cả trong cuộc đấu tranh của những người, những tôn giáo ủng hộ hoặc chống đối vấn đề an tử.

Bằng chứng là nhiều tôn giáo, không chỉ tại Mỹ, mà khắp nơi trên thế giới, đă thẳng thừng tuyên bố là họ sẽ dùng mọi cách để ngăn chặn không cho việc an tử trở thành hợp pháp. Trong khi đó, bang Oregon, bang đầu tiên của nước Mỹ, đă thông qua luật cho phép những người mắc bệnh nan y không thể sống quá sáu tháng nữa, được yêu cầu bác sĩ hỗ trợ để được chết nhẹ nhàng. Từ năm 1998 đến 2006, đă có 292 người Oregon chọn cái chết này.
Rơ ràng, vấn đề an tử đă và đang trở thành mối quan tâm của thời đại. Vấn đề trở nên thật “có lư” khi một người phải sống trong cảnh đau đớn triền miên không sao tránh được, họ hoàn toàn có quyền lựa chọn cho ḿnh một cái chết “an lành” hơn là quằn quại trong đau khổ. Quả thật, có những trường hợp, những căn bệnh, những cảnh đời,… chỉ có cái chết mới là sự giải thoát - giải thoát cho chính bản thân ḿnh và cho cả người thân bớt đi gánh nặng, lo âu! Do đó, “mercitron” không chỉ được bệnh nhân chấp nhận mà c̣n được “tri ân”.

Nhưng cũng không ít người từ chối nó, thậm chí chống đối, bởi v́ nó quá “tàn nhẫn” và “phi đạo đức”.

Vậy th́, trước thực trạng đó, đạo Phật vốn nh́n cuộc đời như mộng, như huyễn, xem tử sinh như tṛ huyễn hóa, hết thảy đều mộng mị, vô thường, vô ngă… đối diện vấn đề an tử như thế nào?

Hồi Đức Phật c̣n tại thế, khi Ngài đang ngụ tại Tỳ Sá Li (Vaisàli), có một Tỳ kheo bị bệnh nặng, điều trị lâu ngày vẫn không lành. Thầy Tỳ kheo nuôi bệnh nói với Tỳ kheo bị bệnh dai dẳng ấy rằng: “Tôi không thọ tŕ, đọc tụng kinh điển hay tư duy hành đạo ǵ được hết. Hàng ngày phải đi đến nhà người ta t́m kiếm những thức ăn, thức uống, thuốc thang phù hợp với người bệnh khiến thiên hạ đều chán ngấy tôi. Tôi không bệnh mà cũng khổ sở chẳng kém”.
Thầy Tỳ kheo bệnh nói: “Thế th́ phải làm sao? Tôi cũng chán ngán nỗi đớn đau này, không thể chịu đựng được nữa. Nếu thầy giết tôi th́ tốt lắm”.

Tỳ kheo nuôi bệnh nói: “Thầy không nghe Đức Thế Tôn chế giới không được tự tay giết người hay sao?”.

Tỳ kheo bệnh nói: “Nếu vậy th́ thầy v́ tôi đi gọi giúp người cầm dao đến đây”.

Tỳ kheo nuôi bệnh lại nói: “Thầy không nghe Đức Thế Tôn chế giới không được đi t́m người cầm dao về giết người hay sao”.

Tỳ kheo bệnh nói: “Thế th́ thầy bảo phải làm sao?”.

Tỳ kheo nuôi bệnh đáp: “Thầy chỉ cầu được sống không muốn chết, chứ nếu muốn chết th́ có thiếu ǵ cách để chết”. Sau đó, Tỳ kheo bị bệnh v́ không cần ǵ và khát khao ǵ nữa khi phải chịu đớn đau quằn quại, khổ ḿnh, khổ người, nên đă tự sát (Luật Ma-ha Tăng-kỳ, ĐTK/ĐCTT 22, No 1.425).


Đức Phật biết được sự việc ấy, Ngài cho gọi thầy Tỳ kheo nuôi bệnh đến và quở trách: “Ông không từng nghe Như Lai dùng vô số phương tiện khen ngợi những người sống phạm hạnh, có thân từ ái, miệng từ ái, tâm từ ái, và khuyên cúng dường cung cấp cho họ những thứ cần thiết là ǵ? Nay v́ sao ông lại ca ngợi sự chết? Điều đó là phi pháp, phi luật, không đúng lời Ta dạy, không thể dùng việc này để nuôi lớn thiện pháp”.
Đức Phật quở trách vị Tỳ kheo nuôi bệnh đă tác động vị Tỳ kheo bị bệnh kia t́m đến cái chết (tức gợi ư, khuyên bảo hoặc xúi giục người khác nên t́m đến cái chết hơn là sống trong giày ṿ khổ đau của bệnh tật, như trường hợp an tử), cũng có nghĩa là Đức Phật không đồng t́nh việc t́m đến cái chết, dù trong bất cứ trường hợp nào và bằng phương cách ǵ.

Trong giới luật của Phật giáo, tự ḿnh sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Theo đó, người tạo ra cổ máy “mercitron”, những người đồng t́nh với việc làm này, kể cả bệnh nhân, đều không phù hợp với tinh thần và giới luật Phật giáo.

Đức Phật đă bằng vô số phương tiện để chỉ cho chúng sinh thấy rằng, có được thân người là rất khó, do đó được làm kiếp người là vô cùng quư báu. Hăy thử tưởng tượng, dưới đáy đại dương có một con rùa mù sinh sống. Cứ một ngàn năm nó nổi lên mặt nước một lần để lấy không khí. Lần nọ, khi nó vừa nổi lên th́ đầu của nó chui lọt vào trong một bộng cây đang dật dờ trôi trên mặt biển! Một sự việc vô cùng hiếm có, nhưng được làm thân người, theo Phật giáo, c̣n hiếm có hơn vậy nữa.

Thân người khó được như thế nhưng lại dễ mất, bởi sự chi phối mạnh mẽ của định luật vô thường, và một khi mất rồi th́ khó có được trở lại. V́ vậy, mạng sống của con người thật quư giá biết bao. Đặc biệt, chỉ có làm kiếp người, trong tấm thân thể h́nh hài này, dù xấu hay đẹp, dù sang hay hèn, dù mạnh khỏe hay ốm đau… nó cũng là phương tiện hay công cụ duy nhất làm thuyền bè đưa ta vượt thoát biển khổ đau sinh tử luân hồi.

Trong các loài chúng sinh, chỉ duy nhất chúng sinh làm người mới có đầy đủ điều kiện tu tập pháp giải thoát. Kinh điển ghi lại vô số những pháp thoại của Đức Phật cảnh tỉnh chúng ta hăy ư thức về sự vô thường của cuộc đời để nỗ lực tu tập giải thoát không để mất cơ hội là vậy.

 Hơn nữa, với giáo pháp của Đức Phật, nếu chúng ta thật ḷng tu học, chắc chắn thành tựu đạo quả, không những chỉ thoát khỏi kiếp sống khổ đau hiện tại này, mà vĩnh viễn xa ĺa các nẻo khổ đau trong ba cơi, đời đời sống an vui, giải thoát, dù thời gian tu học chỉ c̣n lại một ngày, thậm chí chỉ c̣n một hơi thở.
Đức Phật khẳng định: “Nay Ta nói cho các ông biết, trong hàng Thanh văn của Ta, có người tâm ngay thẳng, không siểm trá, không huyễn ngụy; Ta đă giáo hóa người này mười năm. Do nhân duyên này, người ấy có thể trong ṿng trăm, ngàn, vạn năm chỉ một mực hỷ lạc, tâm lạc, phần nhiều trụ thiền định. Điều này chắc chắn là có.
Lại nữa, thôi, không tính mười năm, mà chín năm, tám năm, cho đến một năm, mười tháng, chín tháng, cho đến một tháng; mười ngày, chín ngày, cho đến một ngày một đêm, nếu đă được Ta giáo hóa, th́ đến sáng hôm sau họ có thể tiến bộ vượt bực. Sáng sớm đă được giáo hóa th́ đến chiều tối, có thể tiến bộ gấp bội. V́ nhân duyên này, nên trong ṿng trăm, ngàn, vạn năm chỉ một mực hỷ lạc, tâm lạc, phần nhiều trụ thiền định, thành tựu hai quả. Hoặc quả Tư-đà-hàm hay quả A-na-hàm” (Kinh Tạp A Hàm).

Như vậy, bằng kiếp sống này, chúng ta có thể đạt được giải thoát trong ṿng hai mươi bốn giờ tu học. Vậy tại sao chúng ta không tạo mọi điều kiện cho bản thân ḿnh, cho người thân của ḿnh được an vui măi măi mà chỉ t́m đến an tử?

Chúng ta chỉ nh́n thấy được những nỗi khổ đau của kiếp người do thiếu cơm, thiếu áo, thiếu tiền, hay bệnh tật ốm đau… mà không thấy được nỗi khổ đau lớn nhất của đời người là bị nhận ch́m trong ḍng thác huyễn mộng của cuộc đời, trôi lăn theo sáu nẻo luân hồi, tử sinh vô tận. Một khi chưa vượt thoát được ḍng thác hư huyễn ấy th́ sự t́m đến cái chết v́ nỗi khổ đau bệnh tật hiện tại nào có ích chi, nếu không muốn nói đó là cách mở cửa đi vào địa ngục. V́ thế, nhiệm vụ của người Phật tử khi đối diện với cận kề cái chết, hăy thực hành như lời Đức Phật dạy:
“Nếu ḿnh là một Phật tử trí tuệ, muốn đến chỗ một Phật tử trí tuệ khác đang bị tật bệnh khốn khổ, th́ đem ba pháp an tâm này mà truyền dạy cho họ; nói rằng: ‘Này bạn! Hăy thành tựu ḷng tin thanh tịnh bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, Tăng’.

 “Sau khi đem ba pháp an tâm này truyền dạy xong, lại nên hỏi rằng: ‘Bạn có quyến luyến cha mẹ không?’ Nếu người kia có quyến luyến cha mẹ, th́ nên dạy buông xả và nên nói rằng: ‘Nếu bạn quyến luyến cha mẹ mà được sống, th́ đáng quyến luyến. Đă không do quyến luyến mà được sống, th́ quyến luyến làm ǵ?’
Nếu người kia nói không có quyến luyến cha mẹ th́ nên tùy hỷ khuyến thiện và hỏi thêm rằng: ‘Đối với vợ con, nô bộc, tiền của cùng mọi vật bạn có quyến luyến không?’ Nếu nói quyến luyến th́ nên khuyên buông xả, như pháp xả sự quyến luyến cha mẹ. Nếu nói không quyến luyến, th́ tùy hỷ khuyến thiện và hỏi nữa: ‘Đối với ngũ dục thế gian bạn có luyến tiếc không?’ Nếu họ nói luyến tiếc, th́ nên giải thích là ngũ dục thế gian là chỗ xấu xa, bất tịnh, bại hoại, hôi hám, không giống như ngũ dục thắng diệu cơi trời. Hăy khuyên kia ĺa bỏ ngũ dục thế gian và quyết mong ngũ dục cơi trời.

Nếu người kia nói tâm đă xa ĺa ngũ dục thế gian và trước đă nghĩ đến dục thắng diệu cơi trời, th́ tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với họ rằng: ‘Ngũ dục thắng diệu cơi trời, là pháp vô thường, khổ, không, biến hoại. Chư Thiên cơi trời có thân tướng thù thắng hơn ngũ dục cơi trời’.

Nếu kia nói đă bỏ nghĩ đến dục cơi trời và chỉ nghĩ đến thân tướng hơn ngũ dục, th́ cũng tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với rằng: ‘Dục của hữu thân cũng lại là pháp vô thường, biến hoại, chỉ có sự an lạc của xuất ly, là Niết-bàn với sự diệt tận của các hành. Nhân giả nên ĺa bỏ sự mê luyến nơi hữu thân, mà nên vui cái vui Niết-bàn vắng lặng, tối thượng, thù thắng” (Kinh Tạp A Hàm).

Đó là cách thăm bệnh và nuôi bệnh của người Phật tử. Một cách tổng quát, khi có một người không may mang bệnh nan y, chúng ta phải t́m mọi cách để “khai thị” cho người đó thấy được bản chất không thật, hư dối, tạm bợ của cuộc đời như trăng nơi đáy nước, bóng ḿnh trong gương, như ánh lửa khí nhiệt bốc, như tiếng vọng của lời gọi, như mây nổi trong bầu trời, như đám bọt nước… và khuyên họ hăy buông xả tất cả mọi tâm niệm chấp thủ cái tôi, của tôi; hướng họ về cảnh giới an lành của Tịnh độ A Di Đà, khuyên họ phát nguyện văng sinh về đó bằng cách niệm hay phát khởi ư tưởng về Đức Phật A Di Đà và cơi giới của Ngài, th́ không cần cổ máy “mercitron”, người mang bệnh nan y đến mấy, nếu thật sự không qua khỏi, cũng nhẹ nhàng ra đi.

Hạo Nhiên

(báo Giác Ngộ 04.01.2008)