COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN BẢN TIN GIÁO HỘI SỐ 82 (Năm II) (TUẦN TỪ
06.05 ĐẾN 13.05.2008)
|
Trong số nầy.
1.
TIN TỨC HỘI
THÁNH CÔNG-GIÁO
2.
GIỚI THIỆU
► TÀI LIỆU THẦN
HỌC & MỤC VỤ
TẠO
DỰNG VÀ TIẾN HOÁ
► ĐỌC & SUY GẪM
MUỐI CHO ĐỜI
► T̀M
HIỂU KINH THÁNH.
KHÔN NGOAN
THẬT
LÀ CÓ ĐƯỢC CÁI NH̀N CỦA THIÊN CHÚA
► VẤN ĐỀ HÔM NAY
1. NH̀N LẠI LIÊN HỆ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
BIỂN-ĐỨC XVI VỚI GIÁO HỘI Ở CHÂU Á
2. PHẢI LÀM G̀ TRƯỚC
VẦN ĐỀ THIẾU LINH MỤC
◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ư SUY
NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN
XUỐNG (Năm A)
◙ PHỤ TRANG:
VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA
TIN TỨC
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO |
THƯ MỤC VỤ CỦA CÁC GIÁM MỤC ÚC NÊU BẬT SỰ
AN TOÀN CỦA INTERNET
(CWNews 29.04) Các Giám
Mục Công giáo Úc đă đưa ra một thư mục
vụ cảnh báo các tín hữu về những nguy hiểm
của việc sử dụng internet,nhất là đối
với các trẻ em. Thư được công bố cùng
với một thông điệp ghi băng h́nh, do Đức
Giám Mục Peter Ingham giáo phận Wollongong, được
đưa lên YouTube. Internet đă đem lại những
lợi ích hết sức to lớn cho xă hội hiện
đại, làm cho thông tin luôn sẵn sàng trong những cách
thế khác nhau không sao đếm xuể. Tuy nhiên,
phương tiện truyền thông nầy cũng có khả
năng quyến rũ người ta, nhất là giới
trẻ, vào những cám dỗ nguy hiểm. Thư mục
vụ kêu gọi những hạn chế thận trọng
về việc sử dụng internet. Thư được
gửi đến mọi giáo xứ Công giáo ở Úc,
nhấn mạnh sự cần thiết đố với
các bậc phụ huynh phải bảo đảm an toàn cho
con cái khi sử dụng internet, cài các phần mềm
“lọc” các trang web.
CÁC SỬA ĐỔI PHỤNG VỤ
CỦA VATICAN II LÀ “KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC”
(CWNews 29.04)
Đức TGM Piero Marini, nguyên nhà phụng vụ
đứng đầu của Vatican, cho Osservatore Romano biết như
vậy. Hiện nay là chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng
về các Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế,
Đức TGM nó với tờ nhật báo Vatican :
“Cuộc cải tổ
phụng vụ là cần thiết v́ nó đặt nền
tảng trên những nguyên tắc thần học sâu xa”. Ngài
nói thêm rằng các sửa đổi nầy tiếp sau Công
Đồng “có giá trị vĩnh viễn”. B́nh luận
về Tự Sắc cho phép sử dụng rộng răi
hơn phụng vụ truyền thống tiếng La-tinh,
Ngài chỉ ra rằng văn kiện của Đức Thánh
Cha Biển-Đức XVI không kèm theo bất cứ thay
đổi nào trong Sách Lễ
Roma khi dùng trong “h́nh thức thông thường”. Hơn
nữa trong việc cho phép “h́nh thức ngoại Lệ”
nầy, Đức giáo hoàng không có ư “xét đoán một cách
tiêu cực các cải tổ phụn vụ mà Công
Đồng mong muốn”. Ngài nói : Tự Sắc nầy tiên
vàn có ư kêu gọi các tín hữu Công giáo vốn có một liên
lạc đặc biệt với phụng vụ tiền
Công đồng. Do đó văn kiện nầy chỉ là
một cử chỉ phục vụ sự hiệp nhất”.
VATICAN GẠT BỎ TIN TỨC CỦA
TỜ BÁO PHÁP RẰNG SỨC KHOẺ ĐỨC THÁNH CHA SUY
YẾU
(CNS 29.04) Cha Federico
Lombardi Ḍng tên, phát ngôn nhân của Vatican nói : “Chắc chắn Đức giáo
hoàng là một người 81 tuổi, nhưng Người
khoẻ mạnh và chu toàn mọi nhiệm vụ của Người,
như mọi người có thể nh́n thấy ở trên
truyền h́nh trực tiếp”. Cha Lombardi nói tin tức của tờ
nhật báo Le Figaro gây ngạc nhiên hết sức, v́ nó
đến ngay sau chuyến tông du thành công của
Đức giáo hoàng.Chính tờ Le Figaro đă đưa ra
những b́nh luận trước chuyến tông du, cho
rằng sẽ bị vướng vào chính trị, v́ ở
Hoa Kỳ đang là mùa vận
động tranh cử, nhưng điều đó đă
không hề xảy ra, th́ nay cũng tờ báo nầy lại
tung tin Đức giáo hoàng có vấn đề về
sức khoẻ.
KHÔNG
CÓ QUYỀN GIẾT HẠI MỘT TRẺ EM.
(CAN 29.04) Giám
đốc văn pḥng quốc tế Fundacion Vida (Tổ
Chức Sự Sống), Paulina Sada, nhấn mạnh rằng
“một phụ nữ có thai”không có quyền giết hại
một ngườI khác”, trong trường hợp nầy
là con của riêng bà, bởi v́ cháu là “một con
người, chứ không phải là một vi khuẩn”. Trong
quá tŕnh hợp pháp hoá nạo phá thai ở Mê-Tây-Cơ và
cuộc tranh căi hiện đang diễn ra ở Toà Án
Tối Cao quốc gia, Sada đă tŕnh bày một loạt
những lập luận rơ ràng nhằm lập lại
việc bảo vệ sự sống con người
đối diện với đe dọa nạo phá thai.
Giải thích rằng phôi người “ có những
đặc tính về cấu tạo và chức năng làm
cho nó nên một con người biệt lập với
người mẹ, Sada nhấn mạnh rằng di
truyền học chứng minh rằng “từ thời
khắc thụ thai, kể cả trong giai đoạn
hợp tử, chúng ta có một tế bào hoàn toàn có khả
năng tự phát triển và c̣n có cả khả năng xác
định giới tính của ḿnh qua ác nghiên cứu di
truyền học, v́ tất cả các đăc tính của
con người đều được khắc ghi tron
bộ gen di truyền của nó”. Ở Thành phố Mexico, Bà
lưu ư, “cùng với 7.000 trẻ vô tội, có 8 phụ
nữ đă mất mạng”.Những con số nầy cho
thấy rằng nạo phá thai “không phải là một quy
tŕnh đơn giản,an toàn và nguy cơ tử vong cho
người mẹ luôn hiện diện”. Sada nhắc
lại rằng hội chứng hậu nạo phá thai “có
thể hủy diệt một con người” và c̣n có
thể dẫn một người đến chỗ
tự tử. Bà cũng cho biết Fundacion Vida tin vấn
đề nạo phá thai không nên đem ra tranh luận v́
hiến pháp Mễ-Tây-Cơ bảo vệ sự sống của
các trẻ chưa sinh ra. Bà nói :” Chúng ta không thể dành
ưu tiên cho một sự tự do giả định theo
chủ nghĩa khoái lạc, cho trạng thái rối rắm
dối trá của quyền một phụ nữ trên chính con
ḿnh, trên quyền được sống, vốn là
nguồn gốc của mọi quyền khác. Sự ích
kỷ cá nhân không thể được đặt lên trên
sự sống của một con người khác”.
ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐỌC BÀI
GIẢNG BẾ MẠC ĐẠI HỘI THÁNH THỂ
(Zenit 30.04) Để
bế mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế
lần thứ 49 ở Quebec, bài giảng sẽ
được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI trực
tiếp qua vệ tinh từ Roma vào ngày 22.06.2008 trên
“Những Cánh Đồng Bằng Abraham” (les Plaines d’Abraham),
đối diện với Viện Bảo Tàng Mỹ
Thuật Quốc Gia Québec. Ở trung tâm và đỉnh
điểm Đại Hội Thánh Thể 2008, cụm
từ “Statio Orbis” ,theo giải thích của mạng Internet
của Đại Hội Québec, có nghĩa là “sự
hiệp thông Giáo Hội Hoàn Vũ ở củng một
nơi chốn duy nhât”. Những người tham dự có
thể theo dơi bài giảng của Đức Thánh Cha nhờ
truyền lại bằng vệ tinh và được
chiếu qua các màn ảnh khổng lồ. Thánh Lễ sẽ
bắt đầu vào khoảng 11 giờ với cuộc
rước kiệu dẫn nhập của 1.200 hồng y,
giám mục,linh mục và phó tế, do ĐHY Josef Tomko,
đại diện cho Đức Thánh Cha, chủ tŕ vơi
ước lươ5n 50.000 người sẽ đến
tham dự.
TỔNG THỐNG IRAN CA NGỢI CÁC
NỖ LỰC V̀ CÔNG LƯ CỦA VATICAN
(CNS 30.04) Theo ấn bản 29.04 của
tờ Osservatore Romano, Tổng thống Iran ahmoud Ahmadibejad ca
ngợi các nỗ lực của Vatican nhằm sửa
chữa cá bất công trên khắp thê giới. Ông nói: V́
tổng số tín hữu Công giáo và Hồi giáo cộng
lại đă bằng một phần ba dân số thế
giới, cả hai tín ngưỡng phải thấy trách
nhiệm đối với tương lai của nhân
loại. Ôn cho biết chính phủ Iran đánh giá cao cam kết
của Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI và của
Vatican chống lại các bất công như chiến tranh,
nghèo đói và chà đạp các quyến con người.
Những người nầy được ông nói ra trong
một nghhi thức ngày 06.04 tại dinh tổng thống
ở Teheran, trong đó Đức TGM Jean-Paul Gobel tŕnh
ủy nhiệm thư như là khâm sứ Ṭa Thánh ở Iran.
Iran đang cần sự ủng hộ của Vatican
để chống lại áp lực và sự cô lập
từ phía Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu.
1793 KITÔ-HỮU “TÁI TRỞ LẠI”
ẤN GIÁO
(CWNews 30.04) Gần
1.800 người trở lại Kitô-giáo đă “tái trở
lại” đức tin Ấn giáo ban đầu trong một nghi thức tập
thể diễn ra ở Mumbai ngày 27.04. Swai Narendra Maharaj,
ngườI tực hiện nghi lễ, khẳng
định đă có hơn 42.000 tín đồ Ấn giáo quay
về đức tin của họ sau khi tin chắc
rằng “họ bị các thừa sai quyến rũ và
lừa dối” để theo Kitô-giáo. Những nhà hoạt
động Ấn giáo buộc tội các Kitô-hữu đă
có một chiến dịch có hệ thống để
đạt được những sự trở lại
đạo bằng những phương tiện lén lút trong
các vùng bộ lạc nghèo. Đức GM Perciva
Fernamdez,một giám mục phụ tá Tổng giáo phận
Mumbai, bác bỏ những khẳng định những
vụ trở lại dạo do ép buộc và thách thức
những nhà hoạt động Ấn giáo đưa ra
được một ai với lời khiếu nại
đáng tin rằng anh ta trở lại Kitô-giáo “v́ vũ
lực hoặc bị lừa gạt”.
ĐIỀU TRA CHO THÂY NGƯỜI Ư
RẤT KÉM HIỂU BIẾT VỀ KINH THÁNH
(CWNews 30.04) Một cuộc điều tra trên 13.000 ngườI thuộc 9 quốc gia do Viện Nghiên Cứu Hfk-Eurisko đă cho thấy rằng người Ư,88% xưng ḿnh là Công giáo, lại rất kém hiểu biết về Kinh Thánh. Người Ư không chắc chắn các sách Phúc Âm có thuộc về Knh Thánh chăng và Mosê và Thánh Phaolô có xuất hiện trong Cựu Ước chăng. chỉ có 27% người Ư trả lời điều tra chỉ cho thấy họ đă đọc một đoạn Kinh Thánh ít nhất một lần trong năm vừa qua. Đa số người Ư được hỏi đều ủng hộ vi65c giáo dục con cái về Kinh Thánh ở nhà trường. Dân Ba Lan vốn cho thấy hiểu biết về Kinh Thanh khá hơn trong số những người được hỏi, tuy vậy đă cho thây một sự không hiểu biết chung v́ chỉ có 20% người Ba Lan trả lời đúng các câu hỏi. Hai quốc gia khác là Pháp và tây Ban Nha nằm ở cuối danh sách giống như nước Ư. Chỉ có 11% người Pháp và 8% người Tây Ban Nha được điểm cao.
THƯỢNG
PHỤ ALEXY II KÊU GỌI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ GIỮA CÔNG
GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG
(Interfax 29.04)
Thượng phụ Alexy II giáo phận Mạc-Tư-Khoa và
Toàn Nga đă kêu gọi phát triển quan hệ giữa tín
hữu Chính Thống và Vông giáo tại một cuộc
gặp gỡ vớI Đức TGM giáo phận Salzburg Alois
Kothgasser, trong chuyến Đức TGM viếng thăm
Mạc Tư Khoa cùng một phái đoàn các giáo sĩ và tín
hữu Salzburg. TP Alexy II nói: “MốI quan hệ nầy
đặc biệt quan trọng cho việc xúc tiến các
giá trị đạo đức truyền thống, các ư
tưởng Kitô-giáo về quan hệ xă hội và gia
đ́nh, các quyền và phẩm giá con người trong Châu Âu
hiện đại”. –“ Chúng tôi cho là có một ư nghĩa to
lớn trong việc phát triển các quan hệ huynh
đệ với giáo phận Công giáo Salzburg. Đó không
phải chỉ v́ thành phố các bạn có một tầm
quan trọng về văn hóa và lịch sử”. Ngài xác
nhận các quan hệ tốt đẹp giữa Giáo Hội
Công giáo tại Áo và giáo phận sở tại của Giáo
Hội Chính Thống Nga.
NGƯỜI ĐẢNG XĂ
HỘI CHỦ NGHĨA MUỐN LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA
KHỎI CÁC BỆNH VIỆN
(CAN 30.04) ĐGM Demetrio Fernandez giáo phận Tarazona ở Tây Ban Nha đă bênh vực quyền của các tuyên úy Công giáo làm việc trong các bệnh viện, cho rằng việc chăm sóc phần tinh thần là một quyền của người ốm yếu chứ không phải là một đặc quyền của Giáo Hội, như đảng xă hội chủ nghĩa t́m cách mô tả nó. Trong một thông điệp, ĐGM Fernandez nói mưu toan loại trừ các vị tuyên úy ra khỏi các bệnh viện địa phương phát xuất từ ước ao “loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống công cộng”, v́ sự hiện diện của các linh mục” là sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong thế giới chăm sóc y tế, để đáp ứng quyền và nhu cầu của người đau ốm. Loại bỏ các vi tuyên úy và chúng ta loại trừ Thiên Chúa ra khỏi các bệnh viện”. Ngài tiếp tục :” Các Cha tuyên úy gây trở ngại cho các kế hoạch chống lại sự sống đang và sẽ được thực hiện. Tôn trọng sự sống từ khi thụ thai cho đến cái chết tự nhiên là một vấn đề lương tri, mà các cha tuyên úy không ngừng lập đi lập lại”. Cũng vậy, công việc của các cha tuyên úy không phải là làm cho trở lại đạo, v́ “các vị nầy không chăm sóc những người thuộc các tôn giáo khác”. Ngài nói : “Nếu người bệnh là tín đồ Do Thái giáo hay Hồi giáo, họ có quyền được thăm viếng và chăm sóc bởi những vị phụ trách của tôn giáo họ”. V́ lư do nầy, ĐGM kết luận, chiến dịch chống lại các tuyên úy “được buông ra một cách cố ư” và do đó, sự can thiệp của bộ tư pháp đă được thỉnh cầu.
CÁC GIÁM MỤC PHÁP THÔNG BÁO
ĐỨC THÁNH CHA THĂM PARIS VÀ LỘ ĐỨC
(CNS 30.04)
Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ tông du
nước Pháp từ 12 đến 15 tháng 9, qua hai ngày
ở Paris trước khi đi đến
Lộ-Đức để tham dự các cuộc tổ
chức kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện
ra vớI Thánh Nữ Beranadette Soubirous. Hôm 28.04, các giám
mục Pháp đă loan báo
rằn Đức Thánh Cha sẽ tới Paris ngày 12.09,
được các quan chức hàng đầu chính phủ
chào đón, sau đó nói chuyện với một hội
nghị các nhà trí thức và nghệ sĩ đại
diện cho “thế giới văn hoá”. Cuối ngày hôm
ấy, Người dự trù sẽ chủ tŕ một
buổi kinh chiều với các linh mục, phó tế, tu
sĩ và chủng sinh tại Vương Cung Thánh
Đường Notre Dame, sau đó sẽ nói chuyện
với giới trẻ tụ họp ở quăng
trường bên ngoài thánh đường. Ngày 13.9,
Người sẽ cử hành Thánh Lễ trên băi cỏ Les
Invalides, một khu liên hợp
thoạt đầu được xây vào thế kỷ XVII
làm một bệnh viện và nhà cho các cựu chiến binh
bị thương tật. Các giám mục cũng cho
biết Đức thánh Cha hy vọng gặp gỡ tại
Paris với đại diện các Giáo HộI Kitô-giáo khác và
với thành viên các cộng đồng Do Thái giáo và Hồi
giáo Pháp.
D̉NG TU ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC ĐÂY
ĐƯỢC NÂNG LÊN HÀNG TỈNH D̉NG NGÔI LỜI
(UCAN 30.04) Các thành viên của tỉnh Ḍng
Ḍng Ngôi Lời mới nhất, khởi sự là một ḍng
tu địa phận ở Miền trung Việt-Nam, hy
vọng quy chế mới của họ sẽ gíup cho
việc tuyển sinh, đào tạo và việc rao giảng
Tin Mừng được thuận lợi. Ḍng Ngôi Lời
(SVD) được nâng cấp thành một tỉnh ḍng
tại một Thánh Lễ đặc biệt ngày 31.03 ở
trụ sở chính của Ḍng tại thành phố Nhatrang.
Đức GM phó Giuse Vơ Đức Minh giáo phận Nhatrang
chủ tŕ nghi lễ. Bề Trên Tổng Quyền Ḍng Ngôi
Lời, Cha Antonio M.Pernia hiện diện cùng với các huynh
đệ ḍng gồm cả Cha William Burt người Úc và
Cha John O’Mahony người Ph uật Tân, và các tu sĩ sở
tại. Cha Pernia chính thức thành lập tỉnh ḍng
Việt-Nam và bổ nhiệm Cha Gia-sin-tô Vơ Thành Châu làm
bề trên tỉnh ḍng tiên khởi. Ngài đọc công
bố bằng tiếng Anh và một linh mục tu sĩ Ḍng người Việt dịch
lại. tân tỉnh ḍng ở Việt-Nam có 155 tu sĩ,
gồm 17 linh mục hiện làm việc ở Châu Phi, Châu Úc, Paraguay và Thái Lan.
DÀN NHẠC TRUNG QUỐC HOÀ TẤU KÍNH
TẶNG ĐỨC THÁNH CHA
(Zenit 30.04) Radio Vatican thông báo: Dàn hoà tấu
Trung Quốc có một buổI biểu diễn kính tặng
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại đại
sảnh Phaolô VI ở Vatican vào ngày 07.05, dưới sự
chỉ huy của nhạc trưởng Long Yu. Một tác
phẩm tôn giáo, Thánh Lễ “Requiem” của W.A. Mozart, hợp
tác với Dàn Đồng Ca của Nhà Hát Thượng
Hải. Radio Vatican b́nh luận: “Với việc tổ
chức biểu diễn một tác phẩm cổ
điển lớn của nền âm nhạc Châu Âu thuộc
ḍng tôn giáo ở Vatican. Âm nhạc nên như một ngôn
ngữ và một trung gian rất qúy giá cho đối
thoại giữa các dân tộc và các nền văn hoá”. Năm
2006, nhân dịp Năm Mozart, dàn nhạc nầy đă
biểu diễn lần đầu bản “Requiem” trong nhà
thờ Công giáo Wang Fujing ở Bắc Kinh.
LĂNH
ĐẠO HỒI GIÁO SHI-AI CÙNG HỢP VỚI VATICAN TRONG VIỆC
BÊNH VỰC ĐỨC TIN, LƯ TRÍ.
(CWNews 01.05) Trong một cuộc gặp gỡ
ngày 30.04, Vatican và các lănh đạo người Iran đă
nhất trí rằng đức tin và lư trí “tự bản
chất là bất bạo động”. Tiếp sau buổi
triều yết thứ tư, Đức Thánh Cha nói với
những người tham dự hội nghị do Vatican và
Iran đồng tài trợ. Phái đoàn Vatican do ĐHY
Jean-Louis Tauran,chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng
về Đối Thoại Liên Tôn, dẫn đầu. Các nhà
lănh đạo tôn giáo phái Shi-ai từ Iran do Mahdi Mostafavi,
chủ tịch Tổ Chức Văn Hoá Hồi Giáo và các
Quan Hệ ở Teheran dẫn đầu. Cuộc gặp
gỡ là một phần trong những trao đổi
giữa Vatican và Iran, khởi đầu khi bộ
trưởng ngoại giao Iran Manoucher Mottaki đề
xuất những đàm phán giữa các lănh đạo tôn
giáo như là phương thế để làm dịu các
căng thẳng giữa tín đồ Công giáo và Hồi giáo
sau bài diễn văm Regensburg. Trong một tuyên bố chung
được đưa ra sau cuộc gặp, Các giớI
chức Vatican và Iran đồng ư với một đột
phá quan trọng trong bài diễn văn của Đức
giáo hoàng tại Regensburg, rằng : ” Đức tin và Lư trí
không mâu thuẫn nhau”. Tuyên bố nầy nhận
định: “Cả đức tin lẫn lư trí đôi khi
bị lạm dụng để gây ra bạo lực”. Nhưng
sự lạm dụng nầy khôn được làm suy
yếu niềm tin cậy cả ở đức tin
lẫn lư trí. Cả hai phía đồng ư tiếp tụ các
đàm phán, với hy vọng rằng sự hợp tác
nầy sẽ thúc đẩy ḷng tin tôn giáo thật sự.
CÁC
GIÁM MỤC NHẬT BẢN KÊU
GỌI VATICAN KHÔNG THUẬN VỚI NEOCATECHUMENATE
(CWNews 01.05) Hăng tin UCAN cho biết : Một phái
đoàn các giám mục Nhật Bản thăm viếng Vatican
tuần nầy, hy vọng giải quyết được
một xung đột với NeoCatechumenal Way, vốn
đang điều khiển một chủng viện ở
Nhật. Cuộc viếng thăm nầy của bốn giám
mục Nhật là chuyến hành tŕnh thứ ba đến
Roma. Đức TGM Okada giáo phận Tokyo, chủ tịch
HĐGM nói vớI UCAN: “Chúng tôi ghét việc đến
thường xuyên thế nầy, nhưng chúng tôi phải
coi trọng bản chất sự việc cần
được giải quyết”. Đức TGM nói rằng
NeoCatechumenate đă gây ra “sự chia rẽ và xung đột
gây đau khổ nặng nề bên trong Giáo Hội ở
nước Nhật”. Ngài mô tả phong trào gío dân nầy
như một tổ chức dấn thân vào “hoạt
động đầy thế lực giống như
một giáo phái” đang làm hại dến sự hiệp
nhất của cộng đồng Công giáo bé nhỏ ở
Nhật Bản.
(CWNews 01.05) Giáo phận Honolulu tiết lộ:
Các cố vấn thần học Vatican đă công nhận một
phép lạ được gán cho Chân phước Damien ở
Molokai. Audrey Toguch nh́n thấy bướu ung thư biến
mất khỏi các lá phổi sau khi Bà cầu xin cùng Chân
Phước Damien, đă tiết lộ rằng một
giới chức Vatican nói với bà việc lành bệnh
đă được công nhận như một phép lạ. ĐGM
Larry Silva giáo phận Honolulu xác nhận rằng các cố
vấn thần học của Thánh Bộ Phong Thánh đă phê
chuẩn phép lạ và phép lạ nầy cũng sẽ
đáp ứng đ̣i hỏi cho việc phong thánh Chân
Phước Damien. Cha Damien gốc người Bỉ
mất năm 1889 tạI Hawai v́ lây bệnh hủi từ
những bệnh nhân Ngài chăm sóc ở Molokai. Ngài
được Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô phong Chân
Phước vào năm 1995.
ƠN GỌI TU TR̀ TĂNG 40% Ở BA-TÂY
(CWNews 01.05) Radio Vatican đưa tin rằng
hơn một thập niên qua, con số ơn gọi
đồi sống linh mục
và tu tŕ tăng 40% ở Ba-Tây. Tuổi b́nh quân các chủng
sinh ở Ba-tây là 22. Chỉ riêng trong bảy năm gần
đấy nhất, các ơn gọi Opus Dei tăng gấp
năm lần.
THỤY SĨ CÔNG NHẬN NHỮNG
QUYỀN CHƯA HỀ CÓ CHO CÂY CỐI VÀ THÚ VẬT
(CAN 30.04) Thụy Sĩ nay trở thành một
quốc gia trong đó những trẻ chưa sinh ít quan
trọng hơn thảo mộc và thú vật. Uỷ Ban
Đạo Đức Liên Bang của quốc gia nầy
đang khuyến khích bảo vệ “phẩm giá” của
thảo mộc và Nghị Viện đă chấp thuận
một luật thừa nhận các quyền chưa hề
có của thú vật. Theo một báo cáo trên LifeSiteNews.com, Nghị Viện
Thụy Sĩ thuần trước đă thông qua một
luật đ̣i các chủ nuôi chó phải hoàn thành một khóa
về đối xử với chó gồm cả nhữnmg
yếu tố lư thuyết
lẫn thực hành. Do sự quan tâm về các nghiên cứu
mới đây gợi ư cá bị đau đớn,
người câu cá nay phải qua một khóa dự bị
về việc câu cá có tính nhân đạo. Các luật
mới cũng ra lệnh cho các chủ trại đối
xử thế nào với gia súc của họ và cả
việc chăm sóc tê giác thích hợp.
ĐỨC
THÁNH CHA BIỂN-ĐỨC XVI GẶP BA ĐẠI DIỆN
PHẬT-GIÁO
(Zenit 01.05) Radio Vatican cho biết: Sau
buổI triều yết chung ngày 30.04, Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI đă đàm đạo một ít phút
với ba đại diện Phật-giáo, trong đó có 2
người mặc áo truyền thống màu đỏ và
cam. Họ hiện tham gia hội nghị chuyên đề
Kitô-giáo và Phật giáo lần thứ ba diễn ra ở
Castel Gandolfo. Hội Đồng Giáo Hoàng về đối
thoại liên tôn vừa gửi một thông điệp cho
các Phật tử trên thế giới về chủ
đề bảo vệ tạo dựng nhân dịp lễ
Vesakh [Tam hợp :lễ tưởng nhớ các biến
cố chính trong đời Đức Phật là Phật
đản, Thành đạo,Nhập Niết Bàn.BTGH] sắp
tới, đựơc tổ chức giữa các ngày 12 và
18 tháng 5.
BURUNDI BIẾT ƠN VỀ NHỮNG LỜI NÓI CỦA
ĐỨC THÁNH HA BIỂN-ĐỨC XVI
(Zenit 01.05) “Những lời của
Đức Thánh Cha là một kích thích để cộng
đồng quốc tế quan tâm hơn đến Burundi”. Đó
là lời Đức khâm sứ Toà Thánh tại Burundi, ĐGM
Paul Richard Gallager, nói với Fides:”Chúng tôi hết
sức biết ơn Đức Thánh Cha v́ lời kêu
gọi của Người cho Burundi. Đó là một cách
thức nhắc lại t́nh h́nh của đất
nước nầy cho cộng đồng quốc tế
biết, để đóng góp nhiều hơn vào việc
ổn định t́nh h́nh của quốc gia
nầy…Những lời của Người là một an
ủi cho dân chúng đă chịu nhiều thử thách từ
một thập niên qua v́ chiến tranh, để cộng
đồng quốc tế góp phần nhiều hơn vào
việc tái văn hoà b́nh cho đất nước Burundi” [ trong
những ngày qua, toà khâm sứ đă bị trúng một viên
đạn pháo kích của phiến quân. Đức khâm
sứ cho là lầm lẫn mà
thôi,tuy vậy Ngài cám ơn chính quyền địa
phương đă bày tỏ chia sẻ thiện cảm].
DIỄU
HÀNH V̀ QUYÊN ĐẦU TIÊN TRONG CÁC QUYỀN CON NGƯỜI
(Zenit 01.05) “ Tôn trọng quyền sự
sống: bước đầu
hướng về một cuộc canh tân văn hoá
cần thiết”. Đó là chủ đề thông
điệp của Tổ Chức Công giáo Canada Bảo
Vệ Sự Sống và Gia Đ́nh (OCVF), nhân Cuộc
Diễu Hành Toàn Quốc diễn ra ở Ottawa ngày 08.05. “Năm
nay, nhân Cuộc Diễu Hành bảo vệ Sự Sống
nầy, OCVF mời gọi người Canada đang tin vào
sự ton trọng sự sốn con ngườii, hăy cùng
diễu hành để ủng hộ quyến đầu tiên
trong các quyền con người: QUYỀN ĐƯỢC
SỐNG - quyền được Tuyên Ngôn Thế Giới
về Nhân Quyền - kỷ
niệm 60 năm vào năm 2008) công nhận. Tổ chức
nầy mời gọi “một cuộc canh tân văn hoá”:”
Đất nước chúng ta cần không chỉ một
cuộc cải tổ luật pháp, mà c̣n cần đến
một cuộc canh tân văn hoá gắn với ư thức
mới về giá trị và phẩm giá của mỗi sự
sống con người, kể từ khi thụ thai cho
tới cái chết tự nhiên”. Thông điệp xác dịnh
vẻ đẹp của thiên chức làm mẹ và làm cha,
từ đó sự cần thiết của một giáo
dục có tính sư phạm đúng đắn đối
với giới trẻ, ư nghĩa và sự cao trọng
của t́nh dục, sinh sản và gia đ́nh.
THĂM D̉ Ở HOA KỲ TRƯỚC VÀ SAU CHUYẾN
TÔNG DU CỦA ĐỨC THÁNH CHA
(trích Vietcatholic 01.05) Cuộc
thăm ḍ 1013 người lớn (trên 18 tuổi) với sai
số 3.1%, được Hội Hiệp sĩ Columbus)
tổ chức, và tiến hành do Viện Đại học
Maria về Công luận (Marist College Institute for Public Opinion)
trong thời gian từ 22 đến 24 tháng 4 năm 2008. Những
điểm chính yếu trong kết quả cuộc thăm
ḍ: + 65% người Mỹ có cái nh́n tích
cực hơn về Đức giáo hoàng Bênêđictô do
kết quả những ǵ họ thấy và nghe
được trong cuộc tông du của Người + 52% có cái nh́n tích cực hơn
về Giáo hội Công giáo.Tỷ lệ người
Mỹ có cái nh́n tích cực về Đức giáo hoàng
Bênêđictô từ 58% trước cuộc tông du, nhẩy lên
tới 71% sau đó. +
Tỷ lệ người mô tả tích cực về
Đức giáo hoàng, coi ngài như một nhà lănh đạo
tinh thần, tăng từ 53% (trước) lên 62% (sau) + Tỷ
lệ người mô tả Người là một nhà lănh
đạo thế giới giỏi giang hoặc xuất
sắc, tăng từ 41% (trước) lên 51% (sau) + Tỷ lệ người
nhận thấy Người giỏi giang hoặc xuất
sắc trong khả năng thúc đẩy các mối liên
lạc tốt đẹp giữa Giáo hội Công giáo và các
tôn giáo khác, tăng từ 40% (trước) lên 56% (sau) + Hơn
một phần ba (35%) số người cho biết nay
họ theo dơi các giá trị tâm linh của ḿnh nhiều
hơn trước do kết quả cuộc thăm
viếng của Đức giáo hoàng. + Quan
trọng hơn nữa, gần một nửa số
người (49%) nay hiểu biết nhiều hơn về
lập trường của Giáo hội Công giáo đối
với những vấn đề quan trọng, và do đó,
một tỷ lệ đáng kể những người
Mỹ sẵn sàng thay đổi thái độ cá nhân
của ḿnh.
TÂN CHỦNG VIỆN Ở HAVANA SẼ
ĐÀO TẠO HƠN 100 CHỦNG SINH
(CAN 02.05) Hăng tin Ư SIR đă đưa tin
rằng hơn 100 chủng sinh sẽ có thể học trong
tân chủng viện của Tổng giáo phận Havana,
chủng viện đầu tiên được xây trong 50
năm qua ở Cuba. Khởi công xây từ tháng 7.2006, cách
thủ đô Havana khoảng 10 dặm. Chủng viện
cũ sẽ được biến thành một trung tâm
văn hoá dâng kính Tôi Tớ Chúa là Cha Felix Varela.
PHÁI [TIN LÀNH]GIÁM LƯ ỦNG HỘ
LẬP TRƯỜNG VỀ HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG.
(CAN 02.05) Các đạI biểu Tổng Hội
Nghị Phái Giám Lư (Methodist) Thống Nhất đă không
những khẳng định
rằng hôn nhân là giữa một người nam và
một người nữ, mà hôn nhân là một “thoả
ước về hôn nhân một vợ một chồng và
t́nh dục giữa hai người khác giớI”, một
vấn đề được coi như một trong
những vấn đề gây tranh căi nhất bên trong Giáo
Hội [Tin Lành]. Theo Viện Tôn Giáo và Dân Chủ (IRD), các
đại biểu bỏ phiếu bác báo cáo của uỷ
ban có thể làm thay đổI Sách Kỹ Luật nhằm
bỏ qua một cách minh nhiêm thự hành đồng tính dục
bằng một cuộc bỏ phiếu 501 trên 417. Các
đại biểu khác tại hội nghị nhấn
mạnh rằng “bản báo cáo đa số” bị thất
bại đă công nhận rằng các thành viên Giáo Hội Giám
Lư Thống Nhất “bất đồng với nhau sâu xa”
về vấn đề đồng tính dục. Giám
đốc điều hành Uỷ Ban nầy của IRD,Mark
Tooley, lưu ư rằng cuộc bỏ phiếu nói lên quan
điểm của giáo hội Giám Lư: Hôn nhân truyền
thống tượng trưng cho ư muốn của Giáo
Hội Giám Lư Quốc tế Thống Nhất
HÀN QUỐC: PHỤ
NỮ GIỮ VAI TR̉ CHỦ CHỐT TRON MỤC VỤ
CỦA GIÁO HỘI
(Fides 01.05) Đó là khẳng định của
Uỷ Ban Giáo Dân thuộc HĐGM Hàn Quốc vừa mới
tổ chức một hội thảo dành riêng cho chủ
đề “làm thế nao để sử dụng các
khả năng của nữ giới trong cộng
đồng Giáo Hội?”. Uỷ Ban nầy gồm một
nhóm công tác đặc trưng dành riêng cho sự hiện
diện của nữ giới trong mục vụ, đă
lưu ư rằng chủ đề nầy dù cho đă
được thảo luận trong quá khứ, cũng không
đựôc bỏ quên, xét thấy nhiều khi người
ta chứng kiến cảnh gạt phụ nữ sang bên
lề trong những tiến tŕnh có tính quyết dịnh
của các cộng đồng Giáo Hội. Hội thảo
cũng lưu ư rất nhiều phụ nữ bằng
cấp địa vị cao muốn có cơ hội
phục vụ Mẹ Hội Thánh,nhưng rất hiếm
khi có được khả năng ấy. Phong trào lấy
cảm hứng từ Tông thư “Mulieris Dignitatem”
(Phẩm giá người nữ) của Đức Thánh Cha
Gioan-Phaolô II và nhấn mạnh vai tṛ nữ giới trong Giáo
Hội. Mục đích không chỉ để chấp
nhận và đánh giá cao nữ giới, mà cho phép đặc
sủng và sự cống hiến của họ
được biểu lộ nhiều hơn trong cuộc
sống và trong toàn thể xă hội, gia tăng khả
năng tham gia của nữ giới vào đời sống
và sứ mệnh của Gío Hội Hàn Quốc
VATICAN KHÔNG HỀ KHÓ CHỊU V̀
ĐỨC GIÁO HOÀNG BỊ GẠT RA KHỎI DANH SÁCH TOP-100
(CWNews
03,05) Giám đốc văn pḥng báo chí Vatican cho biết Cha
không mất tinh thần khi thấy ĐTC
Biển-Đức XVI bị gạt khỏi danh sách Top-100
những nhân vật có ảnh hưởng nhất trên
thế giới, theo cách đánh gía của tờ Times.Cha
nói :” Tôi vui mừng v́ Đức Thánh Cha không có trong danh sách
nầy, bởi v́ họ đă dùng các tiêu chí tuyệt
đối không có ǵ để đánh giá về thẩm
quyền tôn giáo và đạo đức của Đức
Giáo Hoàng”. Cha chỉ ra rằng tờ Times đem các
nhân vật ra “so sánh với những đặc điểm
khác nhau: có các diễn viên, vận động viên quần
vợt, v..v..”. Hai nhân vật tôn giáo xuất hiện trong
danh sách là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và
Thượng phụ Bartôlômêô.
CÁC LUỐNG TƯ TƯỞNG CHỦ
NGHĨA TỤC HOÁ Ở NAM MỸ LÀ ĐẾN TỪ
TÂY-BAN-NHA
Một giáo dân Công giáo nỗI tiếng
ở Tây-Ban-Nha vừa được bổ nhiệm vào
Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, và là chủ tịch Mạng Châu Âu
của Viện Chính Sách Gia Đ́nh,Bà Lola Velarde, nói rằng
chương tŕnh nghị sự theo chủ nghĩa tục
hoá của tổng thống tây Ban Nha, José Luis Rodriguez Zapatero
là bước đệm cho những cố gắng xúc
tiến chủ nghĩa tục hoá ở Châu Âu và Nam Mỹ. Bà
nói Tây Ban Nha đă trở thành một phần trong mảnh
đất thí điểm, bởi v́ “nếu chương
tŕnh nghị sự theo chủ nghĩa tục hoá nầy có
thể được thực hiện trong một quốc
gia có truyền thống Công giáo [như Tây Ban Nha], th́ sẽ
dễ dàng hơn nếu ‘xuất
khẩu’ nó sang các quốc gia khác như là các
nước thuộc Nam Mỹ”. Bà nói Bà không suy ra rằng có
một âm mưu rộng khắp thế giới hoặc
một “chương tŕnh hành động của chủ
nghĩa tục hoá có tổng hành dinh ở Tây-Ban-Nha”,
nhưng đúng ra có một” luồng tư tưởng
thuộc loại có nền tảng ư-thức-hệ theo
chủ nghĩa tục hoá và thuyết tương
đối, có nhiều nhân vật chủ chốt và trong đó Tây Ban Nha giữ một
vai tṛ chính”.
Đạo-Đức Sinh-Học (từ genetique.org)
CÓ PHẢI CHẤP NHẬN AN TỬ
KHÔNG?
Trên trang điện tử của giáo phận,
ĐHY Ricard, TGM giáo phận Bordeaux, trở lại vấn
đề “bi kịch con người của bà Chantal Sébire”
và câu hỏi được đặt ra cho các nhà chính
trị và công luận :” Ngày nay có phải đi xa hơn
[luật Leonetti được bỏ phiếu đồng
thanh năm 2005] bằng việc phó mặc cho một
quyền lực cao khả năng cho phép các bác sĩ giúp
chpo chết những người mà t́nh h́nh thể chất
và tâm lư có vẻ đặc biệt có vấn đề
chăng?”. Đối với ĐGM Ricard, hợp pháp hoá
sự việc làm cho chết sẽ gây ra một sự
đảo lộn sâu xa, bởi v́ mọi luật của
chúng ta và đạo đức y học đều
đặt nền tảng trên sự tôn trọng sự
sống. Theo Ngài, nếu cứ đi vào con đường
hợp pháp hoá hành vi làm cho chết, dù là hạn chế,
người ta có nguy cơ sẽ tiến mau tới
việc tổng quát hoá hành động nầy, như
trường hợp của nạo phá thai. Ngài kêu gọi phát triển các liệu
pháp giảm đau.
HOÀ LAN : NGÀY CÀNG NHIỀU CA
AN-TỬ
Theo
những con số chính thức, Hoà Lan ghi nhận 2.120 ca an
tử năm 2007, so vớI 1.923 ca năm 2006. Trong bốn
năm, con số an tử thực hiện ở Hoà Lan
tăng 17%. Nên nhớ rằng Hoà Lan là nước
đầu tiên trên thế giới hợp pháp hoá an tử
vào tháng 4.2002. Có thể an tử đối với các
nạn nhân những đau đớn không thể chịu
được do một bệnh mà y học chẩn
đoán là nan y và có yêu cầu được an tử khi c̣n
hoàn toàn tỉnh táo. Mỗi lời yêu cầu sau đó
được chuyển cho một uỷ ban gồm
một bác sĩ,một luật gia và một chuyên gia các
vấn đề đạo đức. Uỷ ban nầy
được giao trách nhiệm xác minh các tiêu chí do luật
ấn định.
HỢP
PHÁP HÓA NGHIÊN CỨU TRÊN PHÔI THAI Ở ÁI-NHĨ-LAN?
(Genetique.org
03.05) Trong báo cáo về các điều trị bằng tế
bào, HộI Đồng Ái Nhĩ Lan về Đạo
Đức Sinh Học (Irish Council for Bioethics) biện
hộ để giỡ bỏ lệnh cấm hiện hành
đang đè nặng lên việc nghiên cứu trên phôi
người và các tế bào gốc phôi ngườI ở
Ái-Nhĩ-Lan. Hội Đồng nầy tuyên bố ủng
hộ việc sử dụng các phôi thai “thặng dư” vào
việc nghiên cứu, nhưng chống lại việc
tạo ra phôi để nghiên cứu,nhằm tránh một
“sự công cụ hoá” các phôi thai và nữ giới.
NƯỚC
BỈ : MỘT “TẤM THẺ PHẨM GIÁ CUỐI
ĐỜI”
(Genetique.org 03.05) Một “tấm thẻ phẩm giá vào cuối đời” vừa được tung ra ở Bỉ qua Viện Đạo Đức Sinh Học Châu Âu. Tấm thẻ nầy cho phép những người muốn bày tỏ ư muốn vào cuối đời của họ, bằng việc miiễn các điều trị giảm đau không vất vả cố gắng chữa trị. Tấm thẻ nầy cũng có mục tiêu “mời gọi mỗi người hăy suy tư cá nhân”. Sáng kiến nầy dường như để dung hoà một sự thiếu ư chí chính trị nhằm cổ vũ một văn hoá giảm đau hơn là một văn hoá an tử. [Bỉ và Hoà Lan là 2 quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hoá an tử.BTGH]
Đây là các kết
luận được công bố từ hội thảo
“Ratzinger Schulkreis”từ ngày 01 đến 03 tháng 9.2007.
Chỉ sau khi đi hành
hương thánh địa Manoppello ở Ư, vào đầu
tháng chín, Đức Thánh Cha mới đến gặp
khoảng 30 môn sinh cũ của người tụ họp
lại quanh Người tại Castel Gandolfo. Trung thành
với truyền thống được lập ra từ
khi Người c̣n là giáo sư thần học ở
Ratisbonne, Đức Thánh Cha đă gặp lại một nhóm
môn sinh cũ, nhóm “Ratzinger Schulkreis”, để hội
thảo riêng về Tạo
Dựng và Tiến Hoá.
Tập thể trường Đại học Mùa Hè
họp kín nầy không phải làm cho có, vô thưởng vô
phạt. Nó đề cập đến những vấn
đề then chốt đối với vị lănh
đạo Giáo Hội Công giáo. Nó như câu lạc bộ suy
tư cho một vị Giáo Hoàng vốn thích lắng nghe [người
khác nói] để bồi dưỡng suy tư của
Người. Một năm trước đây, hội
thảo nầy đă nghiên cứu về Hồi giáo. Năm
nay Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI và các cựu môn
sinh cúi người trên vấn đề « Tạo
Dựng và Tiến Hoá ».
Bốn bài thuyết tŕnh nầy do các chuyên gia tụ
họp quanh Đức Thánh Cha đă đọc ra và theo yêu
cầu của Người, chúng phải được
công khai hóa, như hiện nay vậy. Đây là lần
đầu,như chuyên gia người Ư về Vatican Sandro
Magister nêu ra trong nhật kư điện tử « Settimo
Cielo ». Năm trước, các thảo luận của
nhóm « Ratzinger Schulkreis » về Hồi giáo đă
được giữ kín.
Bốn người thuyết tŕnh chính trong cuộc hội thảo chuyên đề nầy là Peter Schuster, chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học nước Áo, một người ngoài Kitô-giáo chuyên gia về sinh học phân tử [có xu hướng] tiến hóa ; Robert Spaemann, triết gia về khoa học chính trị, một trong những chuyên gia vĩ đại người Đức hiện nay, Tu sĩ Ḍng Tên Paul Erbrich, giáo sư triết học tự nhiên ở Munich và Đức hồng y Christoph Schonborn. Bài thuyết tŕnh của họ bằng tiếng Đức, được thảo luận tiếp theo sau của khoản 39 người tham dự hội nghị.
Đức hồng y Schonborn đă cho hăng tin Áo Katpress biết : « Đó là một cuộc gặp gỡ quan trọng ở cấp độ hàn lâm cao nhất (..). Tôi đánh giá rằng chủ đề ‘Tạo Dựng và Tiến Hoá » được thúc đẩy do cuộc tranh luận diễn ra từ nhiều tháng nay về đề tài nầy ».
Thảo luận về đề tài nầy
được đưa ra lại khi Đức TGM Vienne,
hồng y Christoph von Schonborn công bố ngày 07.07.2005 trong
tờ New York Times, một diễn đàn khẳng
định rằng người ta không thể giải thích
diễn văn của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II như
là một sự thừa nhận thuyết tiến hoá. Vị
tiền nhiệm của Đức giáo hoàng
Biển-Đức XVI đă khẳng định vào tháng 8. 1996 : « học
thuyết tiến hóa c̣n hơn cả một giả
thuyết ».
Đối
diện với các tín đồ thuyết tạo dựng,
Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă ủng
hộ Đức Gioan-Phaolô II : » Khi Đức giáo
hoàng nói điều nầy, Người có các lư lẽ
của Người », bởi v́ « vấn đề
đặt ra là : sự giống thật (học
thuyết của Darwin) nằm ở cấp độ
nào ? » ( Những « người theo thuyết
tạo dựng » không phải là những
người tin rằng Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa
vũ trụ [điều mà mọi Kitô-hữu tin,bằng
không họ không phải là Kitô-hữu]. Đây là những tín
đồ giáo phái coi tŕnh thuật Sáng Thế sát nghĩa
từng chữ. Từ đó mà họ phạm những sai
lầm ngớ ngẫn !).
Tiếp đó Đức
hồng y Schonborn về phần Ngài đă làm công việc thú
tội. Ngài đă giáng một cú rất mạnh
trước 7.000 ngưới trẻ tụ họp nhau
ở Rimini, Ư, tại hội nghị hằng năm của
phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng : « Những
trang đầu của Sách Sáng Thế không phải là
những trang sách khoa học’. V́ thế « việc
giảng dạy khoa học của Darwin thật là chính
đáng và hữu ích, nhưng không phải là thuyết Darwin
ư thức hệ » vốn chối từ sự hiện
hữu của Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá.
Nếu không có một kết luận nào được rút ra từ suy tư của ba ngày nầy, như Cha Joseph Fessio, một tu sĩ Ḍng Tên đă tham dự các cuộc thảo luận, đă tâm sự với hăng tin Reuters, là v́ Nhóm đă quyết định, cùng hiệp ư với Đức Thánh Cha, là công bố các văn bản của Nhóm, nhằm cho thấy rằng các nhà thần học Công giáo không nh́n thấy sự mâu thuẫn giữa niềm tin vào việc Tạo Dựng của Thiên Chúa và học thuyết khoa học về tiến hoá.
Quả thật phải cổ vũ một cuộc đối thoại giữa đức tin và khoa học về các nguồn gốc sự sống. Theo Cha Fessio, Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI đă tham gia vào các cuộc thảo luận, nhưng đă không nói điều ǵ khác với các tuyên bố công khai gần đây nhất của Người về vấn đề nầy, trong các tuyên bố đó Người đă công nhận Tiến hoá như một sự kiện khoa học, song đă lập luận về sự việc rằng Thiên Chúa đă dựng nên thế giới và mọi sự sống trong Người.
Ngày 02 tháng chín, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă tham gia vào các cuộc thảo luận. Sau khi đă nghe tóm tắt các bài thuyết tŕnh ngày hôm trước, Đức giáo hoàng đă nghe ư kiến của Đức hồng y Schonborn về vấn đề nầy. Ngày 3 tháng chín, Đức giáo hoàng đă dâng thánh lễ với các cựu môn sinh của Người, tạI Trung Tâm Mariapoli.
Đức Thánh Cha đă kết luận sau hai ngày thảo luận giữa các nhà thần học,các triết gia và các nhà sinh học: “Vấn đề không phải là chọn lựa giữa một thuyết tạo dựng loại bỏ thằng thừng khoa học và một học thuyết Tiến Hoá che dấu những ng̣i nổ của nó và không muốn nh́n thấy những vấn nạn đặt ra bên kia những khả năng phương pháp luận của khoa học tự nhiên”.
Cuộc tranh luận nầy chỉ đụng chạm nhẹ nhàng đến Châu Âu, nhưng ở Hoa Kỳ, cuộc bút chiến hoành hành giữa “những người theo thuyết Darwin”(Darwinism) và “những người theo thuyết tạo dựng” (Creationism). Những người nầy lấy sát nghĩa đen của tŕnh thuật Kinh Thánh về việc tạo dựng thế giới. Nếu “con người đi xuống từ khỉ”, th́ Adam sẽ không phải là một tạo vật của Thiên Chúa. Không thể nào. Họ tranh căi và không thừa nhận học thuyết của Darwin (1809 – 1882) chứng minh rằng loài người là kết quả một sự tiến hoá lâu dài. Bên kia Đại Tây Dương, những phong trào Kitô-giáo cực đoan t́m cách áp đặt vào trong chương tŕnh giảng dạy nhà trường học thuyết về “kế hoạch thông minh của Thiên Chúa”.
Trong công bố những suy tư
đầu tiên của Người được đào
sâu về tiến hóa, Đức Thánh Cha Biển-Đức
XVI khẳng định rằng thuyết Darwin (Darwinism)
không thể được chứng minh như phương
sách và rằng khoa học đem đến cho việc
tạo dựng nhân loại một khái niệm bị
hạn chế, nhưng Người không đi đến
chỗ ủng hộ thuyết duy tạo dựng của
Kế Hoạch thông minh. “Thuyết Tiến Hoá không thể
chứng minh được một cách thực ngiệm, v́
nó không thể đưa vào pḥng thí nghiệm 10.000 thế
hệ”
MỖI
NGƯỜI CHÚNG TA LÀ HOA TRÁI MỘT TƯ TƯỞNG
CỦA THIÊN CHÚA.
Sau khi đă đấu tranh lâu dài chống lại Darwin, Giáo Hội Công giáo ngày nay cân nhắc với một ít dè dặt, rằng thuyết tiến hoá không phải là không tương thích với giáo huấn Giáo Hội. Dù vậy Giáo Hội vẫn e ngại ảnh hưởng của thuyết Darwin xă hội và các lư thuyết về thuyết tiến hoá kinh tế xét về mặt đạo đức xă hội và y học. “Sự chọn lọc tự nhiên” là không thể chấp nhận được đối với học thuyết xă hội của Giáo Hội.
Trong tác phẩm mới nầy,
Đức Thánh Cha ca ngợi những tiến bộ
của khoa học, nhưng đánh giá rằng tiến hóa
làm dấy lên những vấn đề triết học mà
nếu chỉ một ḿnh nó th́ khoa học không thể nào
trả lời được. Đức Thánh Cha khẳng
định: “Không phải là vấn đề chọn
lựa giữa một
thuyết tạo dựng, vốn loại trừ
thẳng thừng khoa học và một thuyết Tiến Hoá
che dấu các ng̣i nổ của nó vá không muốn nh́n
thấy những vấn đề đặt ra
vượt ngoài những khả năng phương pháp
luận của khoa học tự nhiên”.
Ngay từ thánh lễ đầu
tiên của triều đại Giáo hoàng,ngày 24.04.2005,
Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă công khai
đề cập vấn đề nầy. Con người
không phải là “sản phẩn ngẫu nhiên và không có ư
nghĩa của tiến hoá”. Người đă giải thích
như thế, đồng thời nêu chính xác rằng
“mỗi người trong chúng ta là hoa trái của một
tư tưởng của Thiên Chúa”. Tháng 04.2006, trước
những người trẻ giáo phận Roma, Đức
Giáo Tông đă giải thích do đâu Kitô-giáo đă “lựa
chọn sự ưu tiên của lư trí có tính sáng tạo
trước mọi sự và là nguyên lư của mọi
sự”. Như vậy Người đă bác bỏ khả
năng lự chọn thứ hai, lựa chọn “sự
ưu tiên của cái phi lư trí theo đó tất cả
những ǵ hoạt động trên trái đất và trong
cuộc sống chúng ta chỉ là ngẫu nhiên và là sản
phẩm của cái phi lư tri”. Chiều ngày vọng phục
sinh, íưc Giáo Ḥang lại khẳng định sự
Phục Sinh của Chúa Kitô là “một bước ưu tú
mang tính dưt khoát nhất trong lịch sử tiến hoá”.
Người ta có
thể đọc trong sách của Đức Thánh Cha: “Tôi
rất cần nhấn mạnh rằng thuyết Tiến
Hoá bao hàm những vấn đề phải cầu
đến triềt học và chính chúng sẽ dẫn qua bên
kia lănh vực khoa học”.
Cùng lúc, Đức
Thánh Cha chào mừng những tiến bộ có
được nhờ khoa học: “Khoa học tự nhiên
đă mở ra những chiều kích to lớn cho lư trí hăy
c̣n bị khép kín đến lúc ấy và đă truyền
lại cho chúng ta những hiểu biết mới mẻ”. Chúng
đặt ra những vấn đề “phải
được nói với lư trí và người ta không nên phó
mặc cho tâm t́nh đạo đức”.Những lư lẽ
khoa học và triết học ngược lại, phải
liên hợp với nhau trong một
hành tŕnh không loại trừ đức tin”
BTGH chuyển ngữ(Nguồn: Thư
khố E.S.M)
[tài liệu nhằm thông tin, không
được coi là tài liệu chính thức]
ĐỌC và SUY GẪM
MUỐI CHO ĐỜI
Ratzinger, Joseph
Benediktus XVI:
Salz der Erde: Christentum und
katholische
Kirche an der Jahrtausendwende
Bản dịch tiếng
Việt:
Muối Cho Đời: Ki-tô giáo
và GH Công giáo trước thềm ngàn năm mới.
Trao-đổi
với Peter Seewald
Phạm Hồng-Lam &
Trần-Hoành
(tiếp
theo)
Sự thật về con người và
về Chúa nói ra nhiều khi có vẻ buồn và khó hiểu. Phải
chăng chỉ có những người vững-mạnh
mới gánh nổi đức tin? Đức tin
thường được xem là chuyện quá lớn.
Như vậy làm sao để có được niềm vui
trong đức tin?
Tôi muốn nói ngược lại: Đức tin cho chúng ta niềm vui. Nếu không có Chúa, thế-giới sẽ hoang-sơ, sẽ chỉ c̣n là nỗi buồn chán, và sẽ hoàn-toàn là thiếu-thốn. Điều này ta đang chứng-kiến nơi thế-giới vắng Chúa hôm nay, nó đang càng ngày càng cạn dần sinh-lực và trở nên tẻ-nhạt. Có niềm vui lớn là v́ có t́nh yêu lớn hiện-diện, đó là cốt-lơi của đức tin Ki-tô giáo. Bạn là người chắc-chắn được yêu. Cũng nhờ vậy mà ngay từ đầu Ki-tô giáo đă chiếm được trái tim của đa-số những người yếu-đuối và đau-khổ.
Dĩ-nhiên ngày nay người ta có thể dùng luận-điệu Mác mà cho rằng đạo chỉ là một thứ an-thần chứ chẳng phải là cách-mạng. Nhưng tôi tin, ở mặt nào đó, chúng ta đă vượt qua những phê-b́nh này. Ki-tô giáo đă đưa chủ và nô-lệ lại gần với nhau, đến nỗi thánh Phao-lô đă có thể nói với một ông chủ: Đừng ngược-đăi nô-lệ của anh, v́ nó đă là bạn của anh rồi.
V́ vậy có thể nói yếu-tố căn-bản của Ki-tô giáo là niềm vui. Vui đây không có nghĩa là chút vui-nhộn tầm-phào ló lên từ màn đêm tuyệt-vọng. Chúng ta biết rằng vui-nhộn ồn-ào thường là mặt nạ của tuyệt-vọng. Nhưng đây là một niềm vui đúng nghĩa. Đây là niềm vui gắn chặt với một thân-phận nghiệt-ngă và làm cho thân-phận đó đáng sống. Lịch-sử khởi đầu với tin mừng được Thiên-thần nói với Maria: Hăy vui lên! Trong đêm giáng-sinh, Thiên-thần lặp lại: Ta báo cho các bạn một tin vui lớn. Và đức Giê-su nói: Tôi loan-báo cho anh em một sứ-điệp vui. Tắt lại, cốt-lơi vẫn là: Tôi loan cho anh em một tin vui lớn, Thiên Chúa hiện-diện, anh em là những kẻ được yêu, và đó là điều nắm chắc.
Dù vậy, thông-thường không tin
vẫn dễ hơn tin. Thật nghịch lí: Một
đàng đức tin có đó, con người là một
sinh-vật tín-ngưỡng, đàng khác th́ con người
lại phải chiến-đấu để giữ
đức tin.
Bảo không tin dễ hơn cũng chỉ là tương-đối. Dễ ở đây có nghĩa là tự để ḿnh thoát ra khỏi những ràng-buộc của tin và nói: Tôi chả cố-gắng nữa, mệt quá, hăy cho qua một bên. Sự dễ-dăi này là bước đầu của việc không tin. Nhưng sống như thế đâu phải dễ. Sống không tin có nghĩa là ḿnh lơ-lửng trong một t́nh-trạng hư-vô và rồi trước sau ǵ ḿnh cũng sẽ t́m-kiếm những điểm tựa. Sống trong t́nh-trạng không tin quả không đơn-giản. Cứ đọc triết-lí không tin của Sartre và Camus* th́ rơ.
Hành-vi tin xét như một cuộc lên đường và sự chấp-nhận có lẽ không đơn-giản, mặc dầu cái giây phút tin thực-sự đến với tôi - „mày có quyền sung-sướng rồi đấy“ – có thể diễn ra vô cùng nhẹ-nhàng. V́ thế không được phép nhấn mạnh một chiều đến cái cực-nhọc của tin. Cái dễ của không tin và cái khó của tin nằm trên nhiều b́nh-diện khác nhau. Theo tôi, cái gánh nặng của không tin c̣n lớn hơn. Tin cũng làm con người trở nên nhẹ-nhàng. Các giáo-phụ, đặc-biệt trong thần-học đan-viện, thường nói lên điểm đó. Họ nói: Tin có nghĩa là ḿnh trở thành thiên-thần. Ḿnh có thể bay bổng v́ không c̣n thấy ḿnh nặng-nề nữa. Tin có nghĩa là thoát ra khỏi tŕ lực níu-kéo để du ḿnh vào t́nh-trạng bay bổng của đức tin.
Cái ǵ làm một người công giáo tốt
khác với những người khác?
Người công giáo cũng là người như bao kẻ khác. Cũng có đủ loại xấu tốt. Trong mọi tôn-giáo đều có những người với tâm-hồn rất trong-trắng, mà thần-thoại các tôn-giáo đó bảo là họ đă chạm tới được cái bí-ẩn lớn-lao và đă t́m ra cách-thức sống làm người tốt-đẹp. Tôi nghĩ không nên lập bảng thống-kê người tốt nhất ở đâu. Song có một điểm ta dám nói: Ai kiên-nhẫn sống đức tin và để cho đức tin uốn-nắn ḿnh, người đó, mặc cho bao thất-bại và yếu-đuối, cũng sẽ được tinh-luyện và trở nên tốt.
Người công giáo hạnh-phúc hơn
những người khác?
Hạnh-phúc là một khái-niệm đa diện. Ông chỉ cần đọc bài giảng trên núi th́ biết, bài giảng mở đầu với những chúc phúc. Có thể nói Chúa đă mở ra một trường dạy hạnh-phúc, Ngài giới-thiệu cho nhân loại trường hạnh-phúc: „Tôi chỉ đường cho quư vị“. Nhưng nếu đọc kĩ những lời dạy, ta thấy quan-điểm hạnh-phúc của Ngài khác xa với quan-niệm con người vẫn có.
Đối
với ta, có lẽ hạnh-phúc là những ai có của,
những ai có phương-tiện làm đẹp cuộc
đời ḿnh, những ai sống an-vui thoải-mái và
gặp nhiều may-mắn trong cuộc đời. Nhưng
Chúa th́ lại bảo: Hạnh-phúc cho những kẻ
đau-buồn. Nghĩa là bài học hạnh-phúc của Ngài
thật mâu-thuẫn, ít là khi đem so với những ǵ ta
nghĩ về ư-niệm này. Hạnh-phúc của Ngài không
đồng nghĩa với dễ-dàng thoải-mái. Có
vậy mới hiểu thấu được chữ „quay
trở về“ của Ngài. Ta phải rời bỏ
những chuẩn-mực thông-thường - „hạnh-phúc là
tiền-tài, của-cải, quyền-lực“. Đi trên
đường đó là ta đang lạc đường.
Ngài không hứa-hẹn cho người theo Ngài một
hạnh-phúc „bên ngoài“, nhưng là một bảo-đảm
an-lành tâm-hồn qua việc kết-hợp với Ngài. Dĩ-nhiên
ở đây cũng phải hiểu chính Ngài là tia sáng
hạnh-phúc tối-hậu trong cuộc đời
tín-hữu Công giáo.
Nhưng Chúa ở đâu, t́m Ngài ở
đâu? Ngài ẩn mặt? H́nh như Chúa rất ít khi
xuất-hiện. Con người thất vọng nghĩ
rằng Chúa không trả lời họ, chẳng có
tín-hiệu nào cho thấy họ đang gặp Ngài trên
một làn sóng phát tuyến nào đó.
Ngài không ồn-ào, Ngài không nhất thiết tỏ-hiện chẳng hạn như qua những vụ thiên-tai - dù rằng đó có thể cũng là một lối lên tiếng của Ngài. Ngài không ồn-ào, nhưng vẫn luôn phát sóng. Vấn-đề là ta có mở máy sẵn để ḍ bắt tín-hiệu đó hay không. Trong cuộc sống và lối nghĩ thường ngày của ta có quá nhiều sóng nhiễu khiến ta khó bắt được đài. Và chúng ta cũng quá xa-lạ với ngôn-ngữ của đài đó nên không nhận ra tiếng của Ngài. Nhưng tôi có thể nói, hễ bất cứ ai quan-tâm đều có thể cảm-nhận được rằng chính Ngài đang nói với tôi lúc này. Và làm quen được với Ngài là cả một may-mắn cho tôi. Ngài có thể xuất-hiện đột-ngột ngay trong những hoàn-cảnh tai-ương, nếu như tôi tỉnh-thức hoặc nếu như có ai đó giúp tôi mở được mật-mă th́ chắc-chắn sẽ nhận ra tín-hiệu. Hẳn nhiên Ngài không lớn tiếng, nhưng Ngài nói qua dấu-chỉ và qua các biến-cố cuộc đời ta, qua tha-nhân. Chỉ cần một chút tỉnh-thức và đừng đa mang để bị vướng-mắc vào tất-cả những cái hời-hợt.
Tín-hữu công giáo có được phép
ngờ-vực không? Hay họ lại bị coi là đồ
giả-h́nh hay là tên lạc-đạo? Cái lạ-lùng khó
hiểu nơi tín-hữu ki-tô là họ phân-biệt hai
loại chân-lí, chân-lí khoa-học và chân-lí tôn-giáo. Họ
vừa nghiên-cứu lí-thuyết Darwin*
vừa đi nhà thờ. Có thể tách hai cái đó ra
được không? Bởi v́ chỉ có một chân-lí
duy-nhất mà thôi, hoặc thế-giới được
tạo-dựng trong ṿng sáu ngày, hoặc là nó h́nh thành sau hàng
triệu năm tiến-hoá.
Sống trong thế-giới rối-rắm hiện nay con người không thể không ngờ-vực. Ngờ-vực không nhất thiết phải gắn liền với việc bỏ đạo. Tôi vừa có thể thành-thực nêu lên những câu hỏi thôi-thúc tôi đi t́m lời giải, vừa bám vào Chúa và vào nội-dung cơ-bản của đức tin. Một mặt tôi nỗ-lực t́m lời giải cho những vấn-đề xem ra mâu-thuẫn, nhưng mặt khác tôi cũng tin rằng tôi sẽ chẳng bao giờ t́m được câu trả lời cho hết mọi chuyện, và dù vậy, thế nào rồi những chuyện đó cũng sẽ được giải-quyết. Trong lịch-sử thần-học thỉnh-thoảng cũng có những sự-kiện không thể lí-giải ngay và người ta cũng không nên gượng-ép giải-thích cho qua chuyện.
Đức tin cần kiên-nhẫn và thời-gian. Đề-tài ông nêu ra - Darwin, sự tạo-dựng vũ-trụ, thuyết tiến-hoá - là đề-tài của một cuộc luận-bàn cho tới nay và với phương-tiện ta hiện có vẫn là câu chuyện chưa có kết-thúc. Vấn-đề tạo-dựng trong 6 ngày không phải là điểm cấn-cái nan-giải giữa khoa-học tân-tiến về việc h́nh thành vũ-trụ và chuyện đức tin. Bởi v́ tŕnh-thuật Tin-mừng chỉ mang tính thần-học, chứ không phải nhằm kể lại lịch-sử cấu-tạo vũ-trụ. Kinh thánh Cựu-ước cũng có những tŕnh-thuật khác về tạo-dựng. Những câu chuyện tạo-dựng trong sách Gióp và sách Khôn-ngoan cũng cho thấy tín-hữu thời đó đâu có nghĩ là tiến-tŕnh tạo-dựng được ghi lại rơ-ràng như những tấm h́nh chụp. Những h́nh-ảnh Kinh thánh đó chỉ muốn cho ta thấy một điều cơ-bản: vũ-trụ này h́nh thành do quyền-lực của Chúa và nó là sản-phẩm của Ngài. C̣n tiến-tŕnh h́nh thành của nó ra sao th́ lại là một vấn-đề khác, Kinh thánh hoàn-toàn để ngỏ chuyện này. Riêng thuyết tiến-hoá, trái lại, c̣n chất-chứa quá nhiều giả-thuyết và thường bị trộn lẫn với những triết-thuyết thần-bí nên c̣n cần rất nhiều nghiên-cứu luận-bàn.
Nhiều người không vượt qua
được giai-đoạn trẻ con để
trưởng-thành trong đức tin. Làm sao để
một người, sau khi đă đọc những
tài-liệu phê-b́nh Kinh-thánh, có thể trở lại với
đức tin tinh-ṛng?
Người đó phải hiểu rằng câu chuyện lịch-sử tạo-dựng rắc-rối trong Kinh thánh không phải là nội-dung đức tin. Song có một cái ǵ khác hơn, lớn hơn đang chiếu sáng xuyên qua câu chuyện đó. Nhưng trái lại, qua câu chuyện tạo-dựng phức-tạp đó, dĩ-nhiên vẫn chỉ mang tính giả-thuyết, ta có thể thấy được những lời viết ra và những thực-tế - những thứ mà con người đă không dễ tự nghĩ ra được - đă thấm-nhập lên tâm-trí con người sâu-đậm tới chừng nào. Tôi tin rằng, chính khi ta làm quen với yếu-tố con người trong lịch-sử Kinh-thánh, ta càng thấy rằng ở đó không chỉ có yếu-tố con người mà thôi, nhưng c̣n có một sự hỗ-trợ khác nữa. V́ vậy, cứ an-tâm để những ǵ thuộc lănh-vực kĩ-thuật cho khoa-học t́m hiểu. Và khoa-học chắc-chắn sẽ mở ra những soi-sáng giúp ta trở về lại với hành-vi đức tin đơn-giản. Khoa-học sẽ giúp ta thấy rằng trong toàn-bộ câu chuyện lịch-sử có một không hai đó không những có phần đóng-góp của con người, mà c̣n có một cái ǵ lớn hơn đă xẩy ra trong đó.
Có bao nhiêu con đường tới Chúa?
Bao nhiêu người th́ bấy nhiêu con đường. Bời v́, ngay cả giữa những người cùng chung một niềm tin, mỗi người sống mỗi khác. Chúa Ki-tô nói: Tôi là đường. Như vậy rốt cuộc cũng chỉ có một đường mà thôi, và kẻ nào lên đường t́m Chúa, kẻ đó thế nào rồi cũng bước vào con đường của Ngài. Nhưng không phải tất-cả mọi con đường đều như nhau theo ư-thức và ư-muốn chủ-quan của ta. Song trái lại, v́ con đường độc-đạo của Chúa quá rộng nên nó biến thành đường riêng cho mỗi người và trong mỗi người.
Tertulliano * nói câu
thật khó nghe: „Tôi tin điều đó, v́ nó vô lí“. Thánh
An-tịnh (Augustinus) th́ lại tin „để mà hiểu“. C̣n
tại sao hồng-y Ratzinger tin?
Tôi ngả hẳn về trường-phái An-tịnh. Vũ-trụ được tạo-dựng từ lí-trí và nó hợp lí. Cũng thế đức tin có thể nói được là sự hoàn-thành của công-cuộc tạo-dựng nên nó là cửa-ngơ đi vào hiểu. Tôi xác-tín điều đó. Tin như vậy có nghĩa là bước vào hiểu và (nhận) biết. Câu của Tertulliano - ông này vẫn thích những kiểu nói quá đáng - dĩ-nhiên phản-ảnh toàn-bộ suy-tư của ông. Ông ta muốn nói rằng việc Chúa làm thường trái ngược với những ǵ thế-gian nghĩ. Và Ngài tỏ ra là Chúa qua những trái ngược đó. Nhưng ông này hơi ác-cảm với triết-học, nên tôi không chia-sẻ quan-điểm của ông, nhưng theo quan-điểm của thánh An-tịnh.
Và ngài
cũng đă có cho ḿnh một khẩu-hiệu tuyên xưng
đức tin giống như thế?
Tôi chẳng cần một khẩu-hiệu mới nào cả. Tôi nghĩ câu nói của An-tịnh, mà về sau được Tôma Aquino* lấy lại, là tư-tưởng định hướng phải đi. Tôi tin! Và chính trong hành-vi tin này đă hàm-chứa yếu-tố: Hành-vi tin đến từ một đấng mà chính Ngài là lí-trí. Khi tôi tạm lấy đức tin để tùng-phục trước một đấng mà tôi không hiểu, th́ tôi biết rằng chính qua đó tôi mở cửa bước vào một sự hiểu-biết đích-thực hơn.
Đa-số người thời nay không
thể tin những ǵ họ biết, và họ chẳng
biết những ǵ nên tin. Trong con người của ngài có
sự thống-nhất giữa nghĩ và tin, đồng
thời cũng có một kết-hợp toàn diện mà chúng
tôi – những người tân-tiến thời nay, những
kẻ hay nghi-ngờ, những kẻ sa vào mê-lộ - không
thể có được. Ngài nghĩ thế nào?
Tôi không dám luận-xét chung-chung về con người tân-tiến thời nay mà bảo rằng tất-cả họ đều bị xâu-xé hay đă không bằng cách này hay cách khác t́m ra cho ḿnh được một sự hài-hoà tâm-hồn. Tâm mỗi chúng ta đều bị dằng-co giữa nhiều cực.
Điều này cũng đúng cho tôi, cho một linh-mục hay một giám-mục. Bởi v́ sở-thích cá-nhân, sở-trường, sở-đoản, biết và không biết… không đơn-giản tự-nhiên hoà lẫn với đức tin Ki-tô giáo. Do đó tâm của mỗi người, trong đó có tôi, luôn ở trong t́nh-trạng căng-thẳng. Nhưng tôi không coi đó là sự xâu-xé. Đối với tôi, việc đồng-hành với Giáo-hội trong niềm tin và biết rằng ḿnh có quyền tin vào cái hiểu-biết ḿnh đang có và rằng những cái hiểu-biết khác đều nhận được ánh sáng từ nó mà ra hoặc ngược lại, tất-cả hẳn đều kết chặt với nhau. Nhất là việc tin vào đức Ki-tô và qua đó cố-gắng t́m cho cuộc sống ḿnh một sự nhất-thống đă giúp tôi kết-hợp được các mối căng-thẳng, để chúng không bị căng quá mà đứt dây.
Khi bàn về một cuộc truyền-bá
Tin-mừng mới ngài đă nói đến những
gặp-gỡ mới, thậm-chí nói đến nhu-cầu
một cuộc cách-mạng ki-tô giáo. Bởi v́ không phải
những hiểu-biết tinh-vi có thể tạo nên
được “nền văn-hoá ktiô-giáo mới
sống-động”, nhưng
chuyện cần hơn là phải làm sao tái giới-thiệu
đức Ki-tô cho con người. Tôi nghĩ, nhiều
người ngày nay rất muốn tin, nhưng
vấn-đề là họ không thể tin được. Xem
ra chuyện tin ngày nay không c̣n đơn-giản như
trước đây.
Cái đó rơ-ràng. Một đàng chúng ta ngày nay sở-hữu được quá nhiều nhận-thức và kinh-nghiệm, đàng khác đức tin lại được tŕnh-bày quá tỉ-mỉ và hệ-thống khiến không t́m ra lối vào. Tôi nghĩ cần phải có một thứ cách-mạng đức tin về nhiều mặt. Trước hết, đó là có gan chống lại những quyết-đoán chung hiện nay của thiên-hạ. Con người thời nay đang bị một thứ chủ-nghĩa (ư-hệ) vừa-phải ám-ảnh. Chủ-nghĩa này dạy họ phải bằng mọi cách đạt cho được một mức sống nào đó, phải làm sao để có thể tự đạt đích, nghĩa là phải đạt được cái ḿnh ước, ḿnh thích. Với cái chủ-nghĩa đó Thiên Chúa rút cục là một thực-thể xa-lạ, chẳng chút liên-hệ ǵ tới cuộc sống họ nữa cả. Thêm vào đó, chủ-nghĩa đó cũng coi luân-lí chỉ là kết-quả của những t́nh-cờ hay những tính-toán mưu-cầu hạnh-phúc.
Như đă nói, cái chủ-nghĩa vừa-phải này đang dồn-ép ta hàng ngày và đẩy ta vào t́nh-trạng tự cách-li với những ǵ quan-trọng nền-tảng của cuộc sống. Một mặt con người không nhận-thức được cái chủ-yếu cuộc đời nữa, mặt khác nó lại cảm thấy như đang thiếu một cái ǵ đó trong cuộc sống. Đó là căn bệnh tập-thể thời-đại mà ta đang rơi vào, căn bệnh của cảm-giác c̣n thiếu một thứ ǵ đó trong cuộc sống, rằng cuộc sống thế này chưa đủ. V́ thế ta phải có can-đảm phá tung những cái mà con người vào lúc kết-thúc thế-kỉ XX đang cho là “b́nh-thường” và tái khám-phá ra đức tin trong dạng-h́nh nguyên-tuyền của nó.
Sự khám-phá này trước hết đơn-thuần là gặp đức Kitô. Nhưng không phải gặp Ngài qua dáng một anh-hùng lịch-sử, nhưng gặp một Chúa đă xuống thế làm người. Và chỉ khi nào cuộc gặp-gỡ này được thực-hiện trong cuộc sống, th́ cuộc sống mới có hướng đi khác.Và từ đó bắt đầu một văn-hoá đức tin, tôi xác-tín như vậy. Điều quan-trọng là một quyết-định như thế không bao giờ mang tính cá-nhân riêng-lẻ, nhưng nó phải được chia-sẻ, phải gây-dựng nên cộng-đoàn. Và trong chừng-mực nó được sống, nó sẽ tạo nên một cách sống và và đem lại văn-hoá.
Nhiều người nóng-ḷng chờ
tương-lai, lao đầu tin-tưởng vào một ngày
mai đầy hứa-hẹn nhưng không biết rồi ra
như thế nào. Chưa bao giờ có nhiều kết-thúc
và bắt đầu như ngày nay. Thỉnh-thoảng
người ta có cảm-tưởng nhiều chuyện
rồi ra cũng sẽ trở nên tốt-đẹp. Mặt
khác, thế-giới hiện tại xem ra như là một
nhà thương điên lớn, trong đó xă-hội
lạc-thú và hưởng-thụ bên cạnh đói nghèo,
chiến-tranh, thiên-tai càng ngày càng tăng, trong đó
nhiều dấu-hiệu cho thấy văn-hoá suy-vi,
mất-mát trầm-trọng về sự sáng-suốt và
khôn-ngoan. Chưa bao giờ có nhiều người mất
hướng, nhiều nghiện-ngập, nhiều t́nh-duyên
đổ-vỡ, nhiều trẻ lệch-lạc, nhiều
kẻ khốn-cùng v́ quá thiếu-thốn cũng như v́
quá dư-thừa như hiện nay.
Thưa Hồng-y, ngài có lần nói, cái mà thế-giới chúng ta hôm nay thiếu, không phải là khả-năng đau-buồn, nhưng là khả-năng vui. Nhưng ngài có biết không, càng ngày con người càng khó mà vui được?
Tôi nhận thấy niềm vui thanh-thản càng ngày càng trở nên hiếm. Niềm vui hôm nay ngày càng bị gánh nặng luân-lí và ư-hệ chi-phối. Khi tôi vui, cũng là lúc tôi lo v́ nghĩ ḿnh thiếu liên-đới với những kẻ đang đau-khổ. Người ta nghĩ rằng, tôi không được phép vui trong một thế-giới đầy-dẫy đau-khổ và bất-công như thế này.
Tôi có thể hiểu được điều đó. Ở đây cũng là quan-điểm đạo-đức, nhưng dù vậy thái-độ đó là một lầm-lẫn. Bởi v́ thế-giới không trở nên tốt hơn v́ mất vui, cũng như ngược lại việc không-được-phép-vui v́ cái đau của kẻ khác cũng chẳng ơn-ích ǵ cho những người đau-khổ. Trái lại, thế-giới cần những người khám-phá ra cái thiện, qua đó họ vui-mừng, có đà và can-đảm vươn tới nó. Niềm vui này không triệt-tiêu t́nh liên-đới. Khi niềm vui đúng-đắn, không do từ ích-kỉ, khi nó đến từ việc khám-phá ra cái thiện, th́ niềm vui đó muốn được cảm-thông và loan-truyền. Có điều tôi để ư là trong các khu nghèo-đói ở Nam Mỹ chẳng hạn có nhiều nụ cười và nhiều con người sung-sướng hơn tại đất-nước chúng ta. Rơ-ràng là trong nỗi cùng-cực họ vẫn c̣n cảm-nhận được cái thiện, bám lấy nó để điều-chỉnh ḿnh và tạo lực sống cho ḿnh.
Như vậy, chúng ta lại cần cái niềm tin phó-thác cội-nguồn kia mà chỉ có đức tin mới cung-cấp cho ta được. Đó là niềm tin vào tính bản-thiện của thế-giới, vào sự hiện-hữu của Chúa và Ngài là đấng tốt-lành. Tin rằng cuộc đời đáng sống, rằng sinh ra làm người là một may-mắn. Từ đó ta sẽ có can-đảm vui, từ đó dấn-thân làm cho kẻ khác cùng vui và đón nhận Tin-mừng.
Giờ nói đến khía-cạnh hai mặt của thế-giới hiện tại, như ông đă mô-tả trên đây. Đó là một ư-thức mới về t́nh liên-đới, về trách-nhiệm đối với nhân loại nói chung và về trách-nhiệm đối với tạo-vật. Có những phong-trào tạo đoàn-kết, những nỗ-lực liên-đới t́m cách dập tắt những ḷ lửa khủng-hoảng để giúp tái tạo hoà-b́nh, vượt qua thống-khổ. Đó là những người mà ta phải chân-nhận họ như những công-dân thời-đại và phải cám ơn họ. Qua đó ta thấy rơ-ràng là tính thiện trong con người không thể bị dập tắt được.
Mặt khác, ông đă nói tới một nhà thương điên khổng-lồ với những khốn-cùng ghê-gớm. Ai cũng rơ điều đó. Tôi tin rằng chính xă-hội đoàn-lũ và những khả-năng nẩy sinh nhờ sự làm chủ thế-giới bằng phương-tiện kĩ-thuật đă tạo nên những phẩm-chất mới, kể cả sự ác. Ta không thể không thấy những hiện-tượng đó.
Những thách-đố lớn đặt ra cho chúng ta là phải làm sao chống lại việc đoàn-lũ-hoá con người kia - nó vừa dồn con người vào đàn-lũ vừa đẩy họ vào t́nh-trạng cực-ḱ đơn-độc - và t́m lại khả-năng liên-đới lành-mạnh cho con người. Việc này đ̣i-hỏi sự dấn-thân hết ḿnh của tất-cả mỗi chúng ta, nhưng chỉ với biện-pháp kĩ-thuật và với nỗ-lực của ta mà thôi th́ vấn-đề cũng không thể giải-quyết được.
Tôi muốn nói ở đây hai điều đă được ghi-nhận: Con người là một sinh-vật có luân-lí đạo-đức, có trách-nhiệm với ḿnh và với toàn-thể nhân-loại, đồng thời nó cũng là tạo-vật có thể múc nguồn năng-lực duy-nhất từ Thiên Chúa để đi tiếp.
(c̣n
tiếp nhiều kỳ)
T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU
KINH THÁNH |
Trong
phần hai của chương 3 từ câu 18 tới 23
thư thứ I gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô khai
triển thêm đề tài sự khôn ngoan kitô đích
thực. Phaolô không lặp lại các lư lẽ sâu xa đă
tŕnh bầy trong chương 1 câu 18 tới chương 2
câu 16, mà chỉ đưa ra lời khích lệ tín hữu
đừng tự lừa dối ḿnh. Nếu ai nghĩ ḿnh
là khôn ngoan theo kiểu thế gian này, th́ hăy trở thành
điên dại để khôn ngoan thật và đừng khoe
khoang về loài người. Phaolô đang đứng trên
cương vị của một chủ chăn vạch ra
cho tín hữu một hướng sống. Điều thánh
nhân muốn nhắn nhủ tín hữu ở đây là hăy
biết sống trung thực theo cái luận lư của ḷng
tin vào Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và phục sinh. Thật
ra ước muốn sống khôn ngoan của tín hữu
Côrintô tự nó là điều đáng mừng và đáng
khuyến khích. Nhưng Phaolô khuyên họ đừng
để cho cái hào nhoáng khôn ngoan theo tâm thức con
người trần gian làm lóe mắt và đánh lạc
hướng. Bởi v́ cái khôn ngoan theo tâm thức trần
gian là cái khôn ngoan khước từ Thiên Chúa để
chỉ dựa trên sức lực của con người
muốn kiểm soát chính ḿnh và kiểm soát mọi sự. Trái
lại sự khôn ngoan mà Phaolô cổ vơ ở đây là cái
khôn ngoan của những người biết tin
tưởng nơi hoạt động cứu độ
của Thiên Chúa, tin tưởng nơi Đức Kitô
chịu đóng đanh hổ nhục, nhưng đă
phục sinh vinh hiển.
Đối
với tâm thức trần gian lời thánh Phaolô khuyến
khích tín hữu hăy trở nên ngu dại xem ra thật là
điên khùng. Thật ra thánh nhân không cổ vơ tín hữu
khước từ lư trí. Thánh nhân cũng không khuyến khích
họ đừng xử dụng các khả năng trí
tuệ của ḿnh. Nghĩa là Phaolô không chủ trương
một thứ thần bí vô lư, hay ca tụng thế giới
của người điên khùng. Mục đích Phaolô
nhắm tới là khiến cho tín hữu được tham
dự vào sự khôn ngoan đích thực theo cái luận lư
của Thiên Chúa, nghĩa là giúp họ có được cái
nh́n như chính cái nh́n của Thiên Chúa. Để
được như thế cần phải tin nhận và
hiểu biết sâu xa sứ điệp thập gía Chúa Kitô.
Do đó nếu phải nói tới việc từ bỏ th́
không phải là từ bỏ các quyền của lư trí con
người, nhưng là từ bỏ cái yêu sách tự tôn
ḿnh làm nguyên lư, làm tiêu chuẩn độc lập và tự
đủ cho chính ḿnh. Cái điên dại mà Phaolô nói tới
ở đây là thái độ biết chấp nhận
sự bất lực của con người không thể
tự cứu lấy ḿnh bằng các khả năng của
lư trí nhân loại. Hay nói cách khác, Phaolô khuyên chúng ta hăy
nhận chân ra các hạn hẹp và bất toàn của loài
thụ tạo để mở rộng tâm ḷng đón
nhận ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho chúng ta. Và
dĩ nhiên đối với những ai chỉ biết
sống cậy dựa trên lư trí loài người, th́ đó
là sự điên rồ. Sức lực và khả năng
của chính ḿnh đây mà c̣n chưa tin, th́ tin vào quyền
năng của ai bây giờ? Nhưng đó mới chính là
sự lựa chọn quyết liệt, mà thánh Phaolô
muốn đặt để trước mắt tín
hữu Côrintô. Ngài khuyến khích họ đoạn tuyệt
hoàn toàn với tâm thức và cung cách hành xử của con
người trần gian, để làm một cuộc cách
mạng đổi đời, để chấp nhận
và lựa chọn sống theo sự khôn ngoan của
thập gía Chúa Kitô. Phaolô không thôi thúc tín hữu chắp vá
hướng đi con đường cuộc sống
của họ, mà cách mạng và hoán cải nó, nghĩa là hoàn
toàn đổi hướng, đi ngược lại
với kiểu cách họ đă sống cho tới nay. Ở
đây thánh nhân nhắc lại cái phản đề trong
luận lư của nền thần học thập gía Chúa
Kitô. Chính v́ thế nếu muốn đạt sự khôn
ngoan đích thực, sự khôn ngoan trong chương tŕnh
cứu độ của Thiên Chúa, kitô hữu phải
chấp nhận sống cái điên dại của thập
gía Chúa Kitô, từ bỏ yêu sách tự xây dựng cuộc
đời ḿnh dựa trên sức lực gịn mỏng
của con người, để hoàn toàn tín thác nơi
quyền năng của Thiên Chúa là Đấng cho kẻ
chết sống lại.
Tưởng
cũng nên nhắc lại điều này. Đó là sự
lựa chọn ở đây không phải là quyết
định chấp nhận sự khôn ngoan hay điên
dại một cách chung chung vô thưởng vô phạt, mà là
một lựa chọn có tính cách dứt khoát đoạn
tuyệt: chọn một bỏ một. V́ thánh Phaolô
nhận ra rằng quyết định tin nhận thập
gía Chúa Kitô là một kiểu sống thực sự khôn
ngoan, cả khi nó đi ngược lại cái khôn ngoan theo
tâm thức của con người trần gian. Chính v́
thế thánh nhân coi những ai chấp nhận sự khôn
ngoan theo cái luận lư của thập gía Chúa Kitô là nhận được
một khả năng được soi sáng mới mẻ.
Người chấp nhận Chúa Kitô bị đóng đinh
nhận được ơn thánh giúp soi sáng và đọc
hiểu được ư nghĩa thẳm sâu về con
người, về thế giới và về Thiên Chúa. Có
thể nói rằng ḷng tin trao ban cho tín hữu một lư tính
cao vời siêu nhiên hơn. Nói cách khác, thập giá Chúa Kitô là
ch́a khóa giúp giải thích cuộc sống con người và
giải thích thế giới thiên linh. Khi ném con người
vào ṿng tay điên dại của Chúa Kitô chịu đóng
đanh, thánh Phaolô ném nó vào trong một thế giới ánh
sáng giúp con người nh́n thấy thực tại với
chính cái nh́n của Thiên Chúa.
Để
củng cố lập luận trên đây của ḿnh thánh
Phaolô trích các văn bản Kinh Thánh Cựu Ước
chứng minh cho thấy Thiên Chúa đối nghịch
với thái độ sống tự măn kiêu căng của
con người. Văn bản thứ nhất là sách ông Gióp
chương 5,13: Thiên Chúa để cho kẻ thông thái sa
lầy và mắc bẫy sự khôn lanh của chính họ. Nói
một cách nôm na Thiên Chúa không ban ơn soi sáng cho kẻ kiêu
căng ngạo mạn. V́ thế họ thông minh mà lại
hóa đần, nên cái ngu dại của những kẻ thông
minh th́ cũng vô cùng tận. Văn bản thứ hai là Thánh
Vịnh 94,11: dưới ánh sáng và cái nh́n thấu suốt
tâm can của Thiên Chúa các chương tŕnh của những
kẻ thông minh mà kiêu căng ngạo mạn đều
chỉ là ảo tưởng vô ích, chẳng sinh lợi cho
ai mà cũng không làm lợi cho chính họ. Cũng v́ vậy
thánh nhân khuyên tín hữu đừng khoe khoang tài khéo và
khả năng của con người và cũng đừng
có thái độ tôn thờ lănh tụ, để làm cớ cho
các người lănh đạo cộng đoàn rơi vào thái
độ kiêu căng tự măn, ”mèo khen mèo dài đuôi”, cho dù
người lănh đạo đó có là Phaolô hay Apollo hoặc
bất cứ thừa sai nào khác đi nữa. Thái
độ của tín hữu Côrintô chia thành các nhóm nhỏ,
khoe khoang lập trường của ḿnh và chạy theo
vị lănh đạo này vị lănh đạo nọ,
lấy ho làm nền tảng cho kinh nghiệm ḷng tin kitô
của ḿnh, là thái độ hoàn toàn lệch lạc và nguy
hại cho sự hiệp nhất và t́nh đoàn kết
của cộng đoàn dân Chúa.
Trước sứ điệp
của Chúa Kitô chịu đóng đinh mọi yêu sách,
mọi khoe khoang chính ḿnh hay khoe khoang người khác, mà ḿnh
khâm phục và chọn làm thần tượng, đều
sụp đổ. Tại sao vậy? Ở đây thánh Phaolô
chỉ đơn sơ lật ngược liên hệ tùy
thuộc, do các tín hữu hứng khởi của cộng
đoàn Côrintô đưa ra. Không phải tín hữu tùy
thuộc các người lănh đạo cộng đoàn, mà
trái lại chính các người lănh đạo cộng
đoàn tùy thuộc các tín hữu. C̣n hơn thế nữa,
mọi sự: thế giới, sự sống và sự
chết, tương lai và hiện tại đều tùy
thuộc các tín hữu. Đây là kiểu diễn tả con
người khôn ngoan lư tưởng theo trường phái
khắc kỷ hy lạp. Nhưng sự kiện từ
ngữ giống nhau không hủy bỏ được
sự khác biệt giữa người khôn ngoan trong quan
niệm khắc kỷ và người khôn ngoan theo tinh
thần kitô. Theo quan niệm khắc kỷ, người
khôn ngoan là người đă đi sâu vào chính nội tâm
ḿnh, nên không bị thực tại bên ngoài nào đụng
chạm tới và chi phối họ. Họ sống trong tháp
ngà của cái tôi ư thức và độc lập của
họ. Trái lại đối với thánh Phaolô, sự
kiện tín hữu làm chủ được mọi
thực tại một cách vô điều kiện và không
giới hạn, bắt nguồn từ việc họ tùy
thuộc Chúa Kitô. ”Mọi sự là của anh chị em,
nhưng anh chị em là của Chúa Kitô”. Qua khẳng
định này Phaolô phê b́nh thái độ kiêu căng của
tín hữu Côrintô tưởng rằng họ có thể
lấy cái tôi được soi sáng của họ làm tiêu
chuẩn tuyệt đối để làm chủ mọi
người và mọi sự một cách ích kỷ. Phải
nói ngay rằng thánh nhân không chối bỏ lư tưởng
sống của con người khôn ngoan, tự do và làm
chủ mọi sự, nhưng nh́n sự hiện thực lư
tưởng đó trong thái độ tận hiến hoàn
toàn cho Chúa Kitô. Tín hữu được tự do dùng
mọi sự, miễn là họ sẵn sàng phục vụ
Chúa Kitô. Tín hữu là chủ của mọi sự, khi
trở thành ”tôi tớ” của Chúa Giêsu. Sự tùy thuộc
vào Chúa Kitô giải thoát họ khỏi mọi sự tùy
thuộc vào người và vật khác. Kiểu tự do và
làm chủ như tín hữu Côrintô yêu sách đóng kín họ
trong việc đề cao cái tôi tư duy và hoạch
định chương tŕnh của họ và thật ra
biến họ trở thành nô lệ cho khuynh hướng
lấy cái tôi làm trung tâm điểm. Trái lại ai chấp
nhận tùy thuộc thập gía Chúa Kitô không chỉ
được giải thoát khỏi ṿng nô lệ cái tôi
tư duy của chính ḿnh, mà tâm trí họ c̣n được
rộng mở cho các chân trời mênh mông sâu thẳm hơn. Và
nhất là họ được giải thoát khỏi
sự tùy thuộc tư tưởng kẻ khác, đă
biến thành thước đo thực tại và con số
giải thích mọi sự. Thập giá Chúa Kitô bẻ
gẫy cái ṿng kiềm tỏa huyền hoặc trong đó
cái tôi tư duy tự giam hăm ḿnh một cách kiêu căng
ngạo mạn.
Kiểu nói ”Anh chị em là
của Chúa Kitô” không chỉ có tính cách khẳng định,
mà c̣n có tính cách độc quyền nữa. Nó có nghĩa ”anh
chị em chỉ thuộc Chúa Kitô mà thôi”, chứ không tùy
thuộc ai khác. Qua đó thánh Phaolô hủy bỏ mọi
lệ thuộc vào người và vật trong cuộc
sống của kitô hữu. Kitô hữu là con người
hoàn toàn và tuyệt đối tự do, v́ chỉ tùy
thuộc Chúa Kitô mà thôi. Và để kết luận tư
tưởng của ḿnh, thánh Phaolô khẳng định Chúa
Kitô tùy thuộc Thiên Chúa. Thế là kim tự tháp đạt
đỉnh tự nhiên của nó. Mọi người
mọi sự tùy thuộc cộng đoàn kitô, cộng
đoàn kitô tùy thuộc Chúa Kitô và Chúa Kitô tùy thuộc Thiên
Chúa. Khung cảnh liên hệ nối liền giữa thế
giới, con người và Thiên Chúa như vậy là trọn
vẹn. Thánh Phaolô không bao giờ để cho tư
tưởng của ngài ở lưng chừng, nhưng
đẩy nó đạt đỉnh cao tột độ,
nghĩa là luôn quy hướng nó về Thiên Chúa Cha. Trong suy
tư thần học của ḿnh thánh Phaolô bao giờ
cũng lấy Thiên Chúa Cha làm nguyên lư tối cao của hành
động cứu độ và Chúa Kitô làm Đấng trung
gian của chương tŕnh cứu độ đó.
Linh-Mục
Linh-Tiến-Khải
VẤN ĐỀ
HÔM NAY . MỘT
NH̀N
LẠI LIÊN HỆ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
BIỂN-ĐỨC XVI
VỚI GIÁO HỘI Ở CHÂU Á
Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI đánh
đấu năm thứ ba ngày Người đắc
cử Giáo Hoàng vào 19.04 với việc cử hành một Thánh
Lễ long trọng tại Nhà Thờ Chính Toà nỗi
tiếng Thánh Patrick, Thành phố New York, trong ngày áp chót
cuộc tông du hết sức thành công của Người
tới Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc.
Khi bước vào năm
thứ tư của triều đại Giáo Hoàng, quan
hệ hoặc ảnh hưởng của Đức Giáo
Hoàng Biển-Đức XVI thế nào đối với Giáo
Hội và các quốc gia ở Châu Á đến khi đó?
Điềy nầy đ̣i
hỏi phải có một phân tích chi tiết từng
quốc gia môt - điều không thể thực hiện
được ở đây - để đánh giá việc
Người chọn lựa các tân giám mục hoặc
ước định ảnh hưởing của các bài
viết của Người đối với Giáo Hội
và các tín hữu ở Châu Á.
Những bài viết nầy
gồm hai Tông Thư – Deus Caritas Est (Thiên Chúa là T́nh Yêu)
và Spe Salvi (nhờ hy vọng mà chúng ta được
cứu độ); một lời hiệu triệu về
Thánh Thể; cuốn sách Jesus of Nazareth (Chúa Giêsu Nazaret)
và một Tự Sắc Summorum Pontificum lập lại
phụng vụ Triđentinô như ‘một h́nh thức
ngoại lệ” của nghi lễ Roma.
Không có ǵ nghi ngờ
rằng các tín hữu Công giáo Á Châu đặc biệt chào
đón các sắc lệnh của Đức Thánh Cha phê
chuẩn việc tôn phong hiển thánh Nữ Tu Alphongsa ở
Kerala, Ấn Độ và việc tôn phong chân phước
cho các Đấng tử v́ đạo ngườI Nhật,
sẽ diễn ra vào cuối năm nầy.
Tuy nhiên,khi nh́n lại ba
năm triều đại Giáo Hoàng của Người
từ một viễn cảnh đặc biệt Á Châu,
người ta khám phá thấy được bao nhiêu lần
NgườI đă thực sự lôi kéo sự chú ư của
thế giới đến t́nh h́nh Gíao Hội hoặc
thực tại chính trị xă hội trong một quốc
gia Á Châu nào.
Khi Người tiếp
đón các nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ
từ Phi-Luật-Tân, Hàn Quốc, Đông Timor và Việt-Nam,
Đức Thánh Cha b́nh luận vể cả t́nh h́nh chính
trị lẫn Giáo Hội trong từng quốc gia nầy. Người
cũng đă nói về các vấn đề ấy khi
Người chào đón các tân đại sứ tại Toà
Thánh của các nước Ấn Độ,Indonesia (Nam
Dương), Nhật Bản, Kyrgyztan, Nêpal, Pakistan,
Singapore,Hàn Quốc,Thái Lan và Đông Timor.
Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI đă khá mạnh mẽ trong việc
kêu gọi các chính phủ ở Châu Á t́m cho được
những giải pháp hoa b́nh cho các vấn nạn chính
trị,xă hội và nhân đạo nghiêm trọng hoặc
kuyến khích họ xúc tiến đối thoại, dân
chủ và hoà giải trong các vùng lănh thổ của họ. Trong
bối cảnh nầy,Người tập trung chú ư vào
Afghanistan, Sri Lanka và Đông Timor. Thỉnh thoảng
Người cũng kêu gọi cộng đồng quốc
tế giúp đỡ các quốc gia đối phó với
những vấn đề nầy.
Người không ngừng
khích lệ những nỗ lực hoà giải ở bán
đảo Triều Tiên và kêu gọi loại trừ vũ
khí nguyên tử khỏi bán đảo nầy. Kể cả
môt việc nỗ trội: Trung Quốc và Giáo Hội ở
Trung Quốc đă và đang tiếp tục là những
ưu tiên hàng đầu của Người. Không có Giáo
Hội hoăc quốc gia nào khác ở Châu Á nhận
được nhiều chú ư của Người
đến vậy. Sự tập chú nầy đă hiển
nhiên từ buổi sáng sau khi Người đắc
cử. Phát biểu với các hồng y trong Nhà Nguyện
Sixtine ngày 20.04.2005,Tân Giáo Hoàng bày tỏ ước ao của
Người rằng các quốc gia chưa có quan hệ
ngoại giao với Toà Thánh sẽ sớm thoả thuận
để thiết lập quan hệ ngoại giao. Mặc
dù không nêu tên một quốc gia nào, nhưng các nguồn tin
Vatican xác nhận rằng Trung Quốc đứng
đầu trong danh sách của Đức Thánh Cha, với
Việt-Nam không xa lắm ở phía dưới. Trong phiên
họp hội đồng Giáo Chủ đầu tiên
của Vị Giáo Hoàng người Đức, vào tháng
3.2006, Ngừơi trao mũ hồng y cho Đức GM Joseph
Zen Ze-kiun, vị GM trực tính và dũng cảm của giáo
phận Hong Kong và quan tâm việc Giáo Hội ở Trung
Quốc thông báo quyết định nầy một cách
chắc chắn.
Cũng một quan tâm
như vậy đă dẫn Người tới việc
triệu tập một hội nghị thựơng
đỉnh các Giới Chức hàng đầu Toà Thánh và các
giám mục Trung Quốc từ Hong Kong, Đài Loan và Ma Cao vào
tháng Giêng 2007. Hội nghị thượng đỉnh
tại Vatican nầy nh́n lại chiến lược
của Toà Thánh đề giúp Giáo Hội và tín hữu Công
giáo trong lục địa TQ và xem xét làm sao để
hoạt động cho sự cảm thông với chính
quyền Bắc Kinh nhằm giải quyết những
vấn nạn hiện hữu và mở cửa cho các quan
hệ ngoại giao.
Áp dụng các nhắn
nhủ từ hội nghị thượng đỉnh
ấy, Đức Giáo Hoàng Biển-Đức đă viết
một lá thư cho tín hữu Công giáo ở lục
địa Trung Quốc và thiết lập một ủy ban
thường trực cho Giáo Hội ở Trung Quốc. Ủy
Ban gồm cả các giới chức Vatican, các giám mục
Trung Quốc từ Hong Kong, Đài Loan và Ma Cao và các chuyên gia
về Trung Quốc từ các Ḍng Tu có liên hệ với
lục địa Trung Quốc. Uỷ Ban họp lần
đầu vào tháng 03.2008 để
nh́n lại các phản ứng đố với lá
thư của Đức Thánh Cha công bố ngày 30.06.2007 và
để suy tư về những cáh thức tiến
về phía trước.
Trong thư Người
viết, Đức Thánh Cha cũng kêu mời các tín hữu
Công giáo trên toàn thế giới cùng hợp nhau trong một
Ngày Cầu Nguyện Cho Giáo Hội ở Trung Quốc VÀO
24.05,lễ kính ĐỨC BÀ PHÙ HỘ KẺ CÓ ĐẠO,
được tôn sùng đặc biệt tại Linh
địa Thánh Mẫu Sheshan ở Thượng Hải.
Một cách đầy ư nghĩa, trong thư nầy và
trong các dịp khác, Đức Thánh Cha bày tỏ ươc
mong và thiện chí của Toà Thánh cho “đối thoại có
tính xây dựng” với Trung Quốc. Các phái đoàn từ
cả hai phía đă gặp nhau nhiều dịp trong ba
năm vùa qua nầy và các đàm phán tiếp tục, mặc
dù có lẽ không “được xây dựng” lắm như
ước mong của Ṭa Thánh.
Việc t́m cách để làm cho quốc tế chú ư
đến Giáo HộI ở trung Quốc và trấn an tín
hữu Công giáo rằng họ luôn có vị trí thường
xuyên trong tâm hồn Người, Đức Thánh Cha
đề nghị Đức hồng y Zen viết các suy
tư cho nghi thức đi Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu
Tuần Thánh năm nay tại Đấu Trường Côlidê
ở Roma.
Các nguồn tin Vatican xác
nhận rằng Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI
duy tŕ một quan tâm trực tiếp,cá nhân với toàn
bộ vấn đề Trung Quốc và được tóm
tắt đầy đủ trong các triển khai.
Một địa chỉ
quan tâm lớn với Đức Giáo Hoàng, đó là t́nh h́nh
Giáo HộI ở Việt-Nam và các quan hệ đang cải
tiến giữa Toà Thánh và Hà Nội.
Một cột mốc
đến vào ngày 25.01.2007,khi thủ tướng chính
phủ nước Việt-Nam Nguyễn-Tân-Dũng thăm
viếng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tại
Quốc gia – Thành Phố Vatican và mạn đàm với
ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone. Cả hai bên
đồng ư thăm ḍ con đường thiết lập
quan hệ ngoại giao.
Từ khi trở thành Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI đă phát biểu với tư cách cá
nhân với nhiều vị hồng y và giám mục
người Á Châu và phát biểu với HĐGM Nhật
Bản,Mông Cổ,Cambốt và Lào, thu được rất
nhiều hiểu biết sâu xa của các Giáo Hội đó. Người
sẽ tiếp kiến các giám mục Miến-Điện
vào tháng 5 và trong hai năm tới đây sẽ đón chào các
giám mục đến từ những nơi khác.
Thượng Hội
Đồng Giám Mục năm 1998 về Châu Á đă
đưa tới một sự quốc tế hoá lớn
hơn cho Giáo Triều La Mă và yêu cầu có nhiều Vị người
A Châu hơn được bổ nhiệm. ĐHY quá
cố Stephan Fumio Hamao của Nhật Bản, Vị
ước mong có nhiều hồng y người Á Châu
hơn, đấu tranh cho đề xuất nầy. Đến
nay, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă không thay
đổi về bản chất t́nh trạng Người
thừa hưởng từ Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.
Vào tháng 04.2005,mới chỉ có hai Vị người Á
Châu nắm giữa các vị trí quan trọng ở Vatican,
th́ ngày nay con số ấy vẫn như vậy. ĐHY Humao
khi ấy cầm đầu Hội Đồng Giáo Hoàng
về Dân Di Cư và Lữ Hành, trong khi ĐGM người
Ấn Độ Felix Machado (nay là TGM giáo phận Nashik, Ân
Độ) là phó thư kư tại HộI Đồng Giáo
Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn. Hiện tại
ĐHY người Ấn Độ Ivan Dias là Tổng
trưởng Thánh Bộ Phúc Âm hoá các dân tộc, trong khi
Đức TGM người Sri Lanka Malcolm Ranjith là thư kư
Thánh Bộ Phượng Tự và Kỹ Luật Bí Tích.
Hơn nữa, cho dù
Đức Biển-Đức XVI đă phong 38 tân hồng y
trong đó có 5 vị từ Châu Á (Hong Kong,Manila, Mumbai,
Séoul,Syri), Người cũng không thay đổi đáng
kể cán cân địa lư trong các hồng y có quyền
bầu cử, những vị dưới 80 tuổi
với quyền bầu trong Mật Nghị.
117 vị hồng y có
quyền bầu cử trong Mật Nghị năm 2005
gồm có 58 vị người Âu Châu, 35 vị từ Châu
Mỹ, 11 vị người Phi Châu, 11 Vị người Á
Châu và 2 vị từ Châu Đại Dương. Hiện
nay, có 118 vị có quyền bầu cử: 60 là người
Châu Âu; 36 từ Châu Mỹ, 8 từ Châu Phi, 12 Vị
người Châu Á và 2 Vị từ Châu Đại
Dương.
Dù Hồng Y Đoàn những
Vị có quyền bầu cử gần đạt con
số 120, Đức giáo hoàng Biển Đức XVI không
nghĩ đến việc triệu tập một hội
nghị giáo chủ trước cuối năm 2009.
Về những ǵ liên quan
đến các cuộc du hành nước ngoài, vị Giáo Tông
81 tuổi đă làm 8 cuộc đến 7 quốc gia,
nhưng chỉ có ba ở ngoài Châu Âu - đến
Ba-Tây,Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Vào tháng bảy,
Người sẽ đi tới Sydney, Úc, để tham
dự Ngày Thế Giới Giới Trẻ và vào tháng 9 sẽ
đi Pháp để dự kỷ niệm 150 năm Đức
Mẹ hiện ra ở Lộ-Đức,
Các nguồn tin cho biết
trong khi không có kế hoạch du hành nào sang Châu Á,
điều nầy có thể thay đổi trong hai năm
tới khi các khả năng đươc mở ra và
Người đă nhận đươc những lời
mời.
VẤN ĐỀ
HÔM NAY . HAI
Mặc dù các Đức Giáo Hoàng, Thánh Bộ
về Giáo Sĩ cũng như nhiều giới chức
Vatican hàng đầu đă khẳng định lập
trường của Giáo Hội về luật độc
thân linh mục đối với các giáo sĩ Công giáo La-Mă
và tuyệt đối không có vấn đề truyền
chức cho nữ giới và đă nhiều lần giải
thích cặn kẽ các lư do đưa ra dưới nhiều
h́nh thức (hội nghị, văn bản), nhưng
vẫn có nhiều người đặt lại vấn
đề nầy, có khi chỉ là những thắc mắc
chưa được khai thông, nhưng cũng không
thiếu những trường hợp ẩn dấu ít
nhiều ư xấu, nhằm bôi nhọ hoặc chỉ trích
Hội Thánh Công giáo. BTGH giới thiệu một bài viết
của Kent Barber để cho thấy những suy nghĩ
nầy ở nhiều quan điểm khác nhau.
PHẢI
LÀM G̀ TRƯỚC VẦN ĐỀ THIẾU LINH MỤC
ĐỨC GIÁO HOÀNG CHỐNG
LẠI VIỆC MỞ RỘNG TỰ DO CÁC LUẬT LỆ
NHƯNG
NHIỀU TÍN HỮU CÔNG GIÁO KHÔNG ĐỒNG Ư
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1997, ĐHY Joseph Ratzinger nước Đức, nay là Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI, được hỏi về sự sụt giảm hàng ngũ giáo sĩ Công giáo. Người phỏng vấn hỏi : “Chẳng phải nên bỏ luật độc thân [linh mục] chỉ v́ lư do đơn giản rằng nếu không th́ Giáo Hội sẽ không có linh mục nữa sao?. ĐHY Ratzinger lưỡng lự. Ngài nói: “Tôi không cho rằng lập luận nầy có cơ sở thật sự” và lưu ư rằng khuynh hướng nầy kh ông có vấn đề với các luật lệ nghiêm nhặt cho bằng với việc gia đ́nh ít con hay đông con và những điều nên xét ưu tiên. Ngài đưa ra lư lẽ :”Nếu ngày nay con số con cái trung b́nh là 1,5, th́ vấn đề linh mục có thể được đảm nhận một vai tṛ rất khác biệt với những ǵ nó đang là trong các thời kỳ, khi mà các gia đ́nh đông con đáng kể hơn nhiều. Ngài lập luận : ”Ngăn trở chính là các bậc làm cha là mẹ có những chờ đợi rất khác biệt đối với con cái họ”.
Một thập niên sau, thách thức lôi kéo các linh mục tiếp tục làm Giáo Hội Công giáo La Mă điêu đứng. Cuộc tông du vừa qua của Đức Giáo Hoàng có ư nghĩa một cách rơ rệt như một sự kích thích đối với giáo dân người Mỹ của Người và ngoài vết nhơ v́ tai tiếng vụ lạm dụng t́nh dục ra, có thể không c̣n quan ngại tức th́ nào trong các lănh đạo Công giáo cho bằng mối lo về khả năng lănh đạo Giáo Hội tương xứng. Các giáo đoàn thường bỏ rơi các truyền thống và mất các phương hướng v́ không có sự hướng dẫn từ các linh mục. Các giáo xứ, trong một số trường hợp, đă khoanh lại.
Theo thống kê, con số linh mục Hoa Kỳ bắt
đầu giảm sút trong thập niên 1970 và sự sút
giảm đă tăng tốc kể từ đó. Vào năm
1975, Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng trong Việc Tông
Đồ của Đại Học Heorgetown cho biết có
36.005 linh mục triều ở Hoa Kỳ. Năm 1995,
tổng số giảm xuống chỉ c̣n 32.300. Năm 2005,
con số đứng ở 28.700. Thống kê mới
nhất, năm 2007, cho thấy con số 27.971. Sự sút
giảm c̣n có vẻ mau hơn khi nó bao gồm cả các linh
mục Ḍng, các thành viên của những ḍng tu có khuynh
hướng sống bên trong cộng đoàn linh mục. Tổng
cộng, con số các linh mục
Công giáo ở Hoa Kỳ giảm từ gần 59.000
năm 1975 xuống c̣n khoảng 41.5000 vào năm 2007.
Nguyên nhân của sự sụt giảm nầy th́
rất nhiều. Như Đức giáo hoàng đă nói, sự
thay đổi các cơ cấu gia đ́nh và các giá trị xă
hội là một vấn nạn; ít con hơn có nghĩa là ít
linh mục tiềm năng hơn và các bậc cha mẹ có
vẻ ít khuyến khích ơn thiên triệu hơn. Cùng lúc
ấy, nhiều người Công giáo trẻ - và chung chung là
thanh niên – đi học và vộ vă đi làm, phớt lờ
những quan tâm suy xét về linh mục. Đàng sau các khuynh
hướng nầy là một sự lôi kéo văn hoá
mạnh mẽ: Xă hội Mỹ đánh giá cao không chỉ
sự giàu có và chọn lựa, như cả tính chất
biến đổi nhanh ngày càng tăng (Theo Bộ Lao
Động Mỹ, ngườI Mỹ trung b́nh thay
đổi công việc 10 lần giữa các tuổi 18 và 38)
- một đặc quyền không bắt nhịp với cam
kết trọn đời đ̣i hỏi nơi các linh
mục.
Và tất nhiên, có một vấn nạn luật
độc thân. Trong nước Mỹ của hậu cách
mạng t́nh dục, nơi mà nhà tiểu thuyết Tom Wolfe
viết trong cuốn sách Hooking Up
(Bị móc lên)của ông vào năm 2000 “Những tác dụng
kích thích t́nh dục đă tấn công tới tấp giới
trẻ không ngơi nghỉ và chúng được kích
dộng mănh liệt bằng một ước muốn dâm
đăng rất lâu trước khi đến tuổi
dậy th́”, việc thực thi luật dộc thân hầu
như bị làm cho chzán nản, nếu không phải là
bị nh́n với nghi ngờ. Vụ tai tiếng lạm
dụng t́nh dục vốn làm GiáoHội rung chuyển trong
những năm đầu thập niên nầy càng hạ
thấp thái độ của người dân Mỹ
đối với đời sống độc thân.
Nhưng phải làm ǵ?
Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI, cũng giống
như Vị tiền nhiệm Gioan-Phaolô II của
Người, chống lại việc mở rộng tự
do các luật lệ hiện hành cấm các linh mục
lập gia đ́nh và truyền chức cho nữ giới. Có
chia rẽ trong những kẻ theo Người. Một
điều tra năm 2001 do HĐM Hoa Kỳ cho thấy 56%
các linh mục cho rằng đời sống độc thân
linh mục phải là “một vấn đề lựa
chọn cá nhân”. Một cuộc Thăm Ḍ của Viện
Gallup năm 2005 thực hiện ngay sau khi Đức
Gioan-Phaolô băng hà, cho thấy 63% tín hữu Công giáo Mỹ
ủng hộ việc cho phép các linh mục lập gia
đ́nh; 55% cho biết phụ nữ nên được cho
phép trở thành linh mục.
Điều
thú vị là những số người nầy rơi vào
những người sốt sắng nhất : Trong
những người Công giáo đi nhà thờ hằng
tuần, chỉ có 48% nói rằng các linh mục nên
được phép lập gia đ́nh và chỉ 44% muốn
phụ nữ trở thành linh mục. Monica Kolf,24 tuổi,
tham dự Thánh Lễ tại Công Viên Quốc Gia vào Thứ
Năm 17.04 [do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
chủ tế.BTGH] đă nói : « Giáo Hội luôn
dạy rằng các linh mục là nam giới. Đó là cách mà
Chúa Giêsu đă thiết lập trong Bửa Tiệc Ly. Phụ
nữ cũng có những vai tṛ quan trọng để làm
trong Giáo Hội và tất nhiên họ trong ư nghĩa nầy
vị trí của họ hoặc phẩm giá của họ
chẳng kém cạnh chút nào. Dĩ nhiên. Đức
Maria,Mẹ Thiên Chúa, là một phụ nữ. Không có
người nào cao cả hơn ».
Trong 10
đến 20 năm qua, đă có mạn đàm về
cải tổ. Năm 2003, hơn 150 linh mục đă kư vào
một lá thư gửi HĐGM Hoa Kỳ, kêu gọi cho
tự do chọn lựa đới sống độc thân
trong « sự đánh giá cao ngày càng tăng về hôn nhân
và nhiều ơn lành của nó ». Nhưng với sự
chống đối kiên định từ Vatican và những
người phản đối trong nước, không
một đề xuất nào trong thư được
thông qua và trong khi chờ đợi, một số giáo
phận trở nên sáng tạo, chẳng hạn bằng
việc phân công các giới chức Giáo Hội tập chú duy
nhất vào việc tuyển mộ các tân linh mục. Một
số giáo xứ giờ đây chia sẻ lnh mục với
các giáo xứ khác, thuê các linh muc lưu động hoặc
cho phép giáo dân đảm nhận các chức vụ
truyền thống.
Một nguồn tiềm năng làm
dịu bớt t́nh h́nh, cho dù là nhỏ, có thể đến
từ dân nhập cư nước ngoài, bổ sung hàng
nũ tín hữu Công giáo Hoa Kỳ với những con số
rất lớn. Những
năm cuối thập niên 1990, gần 20% các linh mục
ở Hoa Kỳ có gốc
nước ngoài và với họ các rào cản văn hoá khi
gia nhập đời sống giáo sĩ có lẽ thấp hơn
là đối với người Mỹ (Trên toàn thế
giới, tổng số các linh mục đă tăng nhẹ
vào cá c thập niên gần đây, từ khoảng 403.000 vào
năm 1990 lên khoảng 406.000 vào năm 2005, cha dù ở các
vùng đặc trưng như Tâu Âu, đang chịu hoàn
cảnh tương tự như ở Mỹ).
Các tín
hữu Công giáo bảo thủ đă lập luận rằng
ơn thiên triệu, nếu là để tiếp tục lôi
kéo các ứng sinh có chất lượng, th́ phải là
đặc ân, đặc biệt và biệt lập -
giống như Hải Quân tuyển quân vậy (qúy hồ
tinh,bất qúy hồ đa). Về phần Người,
Đức giáo hoàng dường như nh́n vấn
đề linh mục như là một chuyện thuộc
về nhận thức hơn là một điều ǵ đó
đ̣i hỏi những phương thuốc thực hành. Như
Người đă nói vào năm 1997 : »Vấn
đề trước nhất…là : Họ có phải là
những người tin thật sự không ? Và chỉ
sau khi đó mới đến vấn đề thứ
ai : Có những linh mục phát xuất từ họ
không ? ».
Kent Garber
US News and World Report(18.04.2008)
VẬN ĐỘNG 15 PHÚT và 10 KINH MÂN CÔI VÀO LÚC 19 GIỜ NGÀY CUỐI THÁNG HOA CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC THÁNH CHA vả
CẦU NGUYỆN THEO Ư NGƯỜI |
◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ư SUY
NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN
XUỐNG (Năm A)
Đó là buổi tối Phục Sinh, theo như tŕnh
thuật tuyệt diệu Thánh Gioan để lại. Sau
những biến cố gây choáng váng những ngày vừa
rồi, khi Chúa Giêsu bị bắt, bị kết án vá bị
đóng đinh thập giá, rồi được Thiên Chúa
cho sống lại, các môn đệ vẫn c̣n bị
sốc. Khi màn đêm ngày đầu buông xuống, họ
đă t́m ra được chỗ trú ẩn chung nhau vớ
những cửa nẻo đóng chặt, vững chắc và
khoá cẩn thận.
Đây là giai đoạn
đầu của tŕnh thuật lễ Ngũ Tuần.
Hơi Thở quyền năng của Đấng Tạo
Hoá chuẩn bị đi vào một lần nữa trong
thế giới, nhưng sự đe doạ bàng bạc trên
các môn đệ không liên quan ǵ đến việc Yahvê
hiện ra với ông Môsê trên núi Sinai, khi ấy “khói dâng cao
như một ḷ lửa cháy và toàn bộ ngọn núi rung
chuyển dữ dội” (Xh 19,24)
Chẳng hề báo trước,Chúa Giêsu ở đó. Nay
đă được vinh thăng, Người xuất
hiện ở đó và lúc nào Người muốn,
bước đi như trên băo tố (Mc 6,47 – 50).
Người trấn an các môn đệ bằng Lời
Người: “B́nh an ở cùng các con”. B́nh an đến ngay
tức th́, như là sự yên tĩnh ở giữa giông
tố trên mặt hồ (Mc 4,39).
Cơn sợ hăi biến mất, Người mới
tỏ ḿnh cho họ :” Người chỉ cho họ
thấy các bàn tay và cạnh sườn Người”.
Đấng Messia chịu đau khổ được các
tiên tri loan báo, Đấng Messia chịu sỉ nhục,
bị loài người loại bỏ và nghiền nát, chính
Chúa Giêsu ấy mà họ [các môn đệ] đă biết và
nay ban cho họ sự sống dồi dào từ khi Thiên Chúa
cho Người sống lại và tôn vinh Người.
Đây là giai đoạn hai của bài tŕnh thuật.
“Các môn đệ ḷng tràn niềm vui” trong đức tin.
Nhưng không được dừng lại ở đó.
Người nó với họ lần nữa :” B́nh an ở
cùng các con! Cũng như Chúa Cha đă sai Thầy, Thầy
cũng sai các con đi”.
Giai
đoạn ba là việc gửi đi truyền giáo. Sứ
mệnh nầy kéo dài sứ mệnh phán xét mà Chúa Giêsu đă
nhận lănh từ Chúa Cha (5,22) để đền tội
lỗi. Người thở hơi của Người trên
các môn đệ mà nói :”Hăy nhận lấy Thánh Thần ! Các
con tha tội cho những ai, th́ họ được tha; cá
con cầm buộc những ai, th́ họ bị cầm
buộc”. Bản năn phản ảnh một việc loại
trừ theo các tội đă phạm,trong cộng đoàn
Thánh Gioan. Vai tṛ phán xét nầy nằm ở trung tâm sứ
mệnh được trao hôm nay cho các môn đệ.
Bernard Lafrenière, C.S.C
◙ PHỤ TRANG:
VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA
+ (Nhân Dân 2.04) Chế tạo thành công
bóng đèn diệt khuẩn. Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện
năng và Dung dịch hóa, điện hóa Hà Nội vừa
sản xuất thành công bóng đèn ô-dôn có khả năng
diệt khuẩn, khử mùi, khử khói thuốc lá...Đây là
loại bóng đầu tiên ở Việt Nam sản xuất
thành công có nhiều tác dụng làm sạch môi trường.
Với các tác dụng này, bóng đèn ô-dôn có thể sử
dụng trong các bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, nhà máy
chế biến thực phẩm. Cũng có thể sử
dụng bóng đèn ở pḥng ăn, pḥng vệ sinh,
chuồng nuôi gia súc, gia cầm, trồng hoa, cấy mô,
chế biến thủy sản, nhất là pḥng hút thuốc,
nơi có nhiều mùi, khói.
+ (Tuoi Tre 29.04) Sân bay Cam Ranh chuẩn bị hoạt động cả ban đêm. Ngày 24-4, Cụm cảng hàng không miền Trung đă cho phép sân bay Cam Ranh thực hiện bay hiệu chuẩn. Hiện nay, Cảng hàng không Cam Ranh đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thi công hoàn thiện hệ thống đèn chiếu sáng và các công tŕnh phụ trợ để sân bay Cam Ranh có thể hoạt động cả ban đêm từ tháng 6-2008.. Riêng hệ thống đèn chiếu sáng cho máy bay lên xuống ban đêm được khởi công xây dựng từ cuối tháng 8-2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỉ đồng.
+ (TTXVN 2.04) Chuẩn bị san lấp mặt bằng cho Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.UBND tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN vừa thống nhất một số điều kiện cần thiết để đến ngày 10-5-2008 sẽ khởi công san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia).Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư giai đoạn 1 là 6 tỉ USD do Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN góp 25,1%, Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait góp 35,1%, Công ty Idemitsu (Nhật Bản) góp 35,1% và Công ty hóa chất Mitsui (Nhật Bản) góp 4,7%.
+ (Tuoi Tre 30.04) Giá tiêu dùng tăng tới 11,6%, trong đó giá lương thực tăng 25,12%.Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 4 tăng 2,2% so với tháng 3. Tuy tốc độ tăng đă thấp hơn tốc độ tăng của các tháng trước (tháng 1 tăng 2,38%, tháng 2 tăng 3,56%, tháng 3 tăng 2,99%), nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng của tháng 4 năm trước (0,49%); hơn thế nữa, c̣n là tốc độ tăng cao nhất tính từ năm 1992 đến nay, gần bằng tốc độ tăng của cả năm 2007 (12,63%).Trong 8 tháng c̣n lại, dự đoán có 3 khả năng xảy ra: Khả năng thứ nhất, nếu tăng bằng với tốc độ tăng giá b́nh quân trong 8 tháng c̣n lại của 16 năm qua (tăng 2,96%), th́ cả năm 2008 sẽ tăng 14,9%.Khả năng thứ hai, nếu tăng bằng tốc độ tăng giá b́nh quân trong 8 tháng c̣n lại của 3 năm từ 2004 đến 2006 (tăng 3,72%), th́ cả năm 2008 sẽ tăng 15,75%.Khả năng thứ ba, nếu tăng bằng với tốc độ tăng giá b́nh quân trong 8 tháng c̣n lại của 4 năm từ 2004 đến 2007 , th́ cả năm 2008 sẽ tăng tới 17,2%. Nếu không có giải pháp quyết liệt và đồng bộ th́ lạm phát cả năm sẽ tăng theo phương án thứ ba và có thể cao hơn
+ (TTXVN 30.04) Trần lăi suất huy động VND lên 12%/năm. Ngày 28.4, Hiệp hội Ngân hàng đă chính thức thông báo việc các hội viên đă đồng thuận tăng mức trần lăi suất (LS) huy động VND kỳ hạn trên 6 tháng lên 12%/năm và kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống là 11,5%/năm. Mức trần LS huy động USD là 6%/năm. Thời hạn bắt đầu mức LS trần mới là ngày 29.4.
+ (Tuoi Tre 30.04) Uống nước an toàn miễn phí. Sáng 29-4, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây dựng và cấp nước Thừa Thiên - Huế (Cowasu) đă tổ chức lễ khánh thành và đưa và sử dụng 14 điểm cấp nước an toàn miễn phí tại TP Huế. Điểm đặt những ṿi và bễ uống nước này là nơi có nhiều du khách và tiện cho người dân như Ngọ Môn (đại nội Huế), Phú Vân Lâu, các công viên Thương Bạc, 3/2, Kim Đồng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Trỗi... Dự kiến sáu điểm cấp nước tương tự cũng sẽ sớm đưa vào sử dụng như tại Sân bay Phú Bài, Ga Huế, Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh... Tổng đầu tư các công tŕnh này khoảng 200 triệu đồng, thuộc một phần chương tŕnh cấp nước an toàn tại TP Huế với sự tài trợ của tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA.Giám đốc Cowasu Trương Công Nam cho biết, các điểm cấp nước trên chỉ phục vụ uống, quản lư các công tŕnh là các đơn vị chủ quản trên địa điểm đặt, nếu bị sử dụng ngoài mục đích uống hoặc sử dụng quá hai khối nước/tháng th́ Cowasu sẽ thu tiền.
+ (TTXVN 30.04) Việt Nam không gia hạn Hiệp định kư với Mỹ về nuôi con nuôi. Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp cho biết: Chính phủ Việt Nam đă ra quyết định không gia hạn Hiệp định nuôi con nuôi (kư với Mỹ từ năm 2005) và từ ngày 1-7 tới sẽ ngừng việc nhận các hồ sơ mới từ phía Mỹ để xin con nuôi. Việc không gia hạn Hiệp định này dựa trên cơ sở điều 25 của Hiệp định và đề nghị của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 1-2 tại Công hàm số 0135/08. “Phía Việt Nam sẽ chỉ giải quyết những hồ sơ nhận trước ngày 1-7 và đáp ứng đủ yêu cầu trước ngày 1-9. Những hồ sơ không có trẻ trước ngày 1-9 sẽ được hoàn lại phía Mỹ” Tuy nhiên, sau khi Hiệp định này chấm dứt, Việt Nam và Mỹ vẫn có thể hợp tác về vấn đề này thông qua thỏa thuận mới hoặc thông qua cơ chế của Công ước La Hay về nuôi con nuôi mà Việt Nam có thể sẽ tham gia trong thời gian tới đây. Được biết, kể từ năm 2005 đến nay đă có 1.640 trẻ em người Việt được các gia đ́nh ở Mỹ nhận làm con nuôi; trong đó, không có trường hợp trẻ em nào bị ngược đăi hoặc xin v́ mục đích khác.
+ (Hanoi Moi 01.05) Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Đại lễ Phật đản. Lănh đạo UBND TP Hà Nội và Giám đốc Công an TP đă chủ tŕ cuộc họp với các đơn vị về các phương án bảo vệ trong các ngày lễ 30.4, 1.5, kỳ họp thứ 3 QH khóa XII, và triển khai công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 được tổ chức từ ngày 13-18.5 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đ́nh, Hà Nội. Dự kiến tham dự Đại lễ Phật đản có 140 đoàn Phật giáo của gần 100 quốc gia với khoảng 5.160 đại biểu. Ban tổ chức dự kiến sẽ mời Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, nguyên thủ một số quốc gia Phật giáo và Đại sứ quán các nước, đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
+ (Nhan Dan 01.05) Gia Lai đầu tư xây dựng trường
phổ thông đa cấp. Công tŕnh do Công
ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà
Sài G̣n thi công trên khuôn viên 11,3 ha với quy mô và năng
lực đào tạo cùng lúc 4.000 học sinh thuộc ba cấp
học phổ thông (tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông; nội trú và bán nội trú)
với tổng kinh phí đầu tư 80 tỷ
đồng (gồm 70 tỷ đồng cho xây dựng và 10
tỷ đồng cho trang thiết bị). Dự kiến,
tháng 6-2009 công tŕnh sẽ được đưa vào
sử dụng
+ (VnExpress 01.05) 'Thâm hụt thương
mại là nguy cơ đối với kinh tế VN'.
Chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered (Anh) đưa ra
nhận định này sau chuyến công tác tới Việt
Nam mới đây. Standard Chartered cho rằng, nguy cơ này
đang song hành cùng mối lo về lạm phát, và cảnh
báo nó có thể gây ra khủng hoảng thanh toán cho nền
kinh tế. Theo dự báo của Standard Chartered, năm nay
thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ
ở mức cao, vào khoảng 25% tổng thu nhập quốc
nội (GDP). Song có khả năng tỷ lệ này sẽ
được điều chỉnh trong những quư
tới. Riêng trong quư I năm nay, Việt Nam nhập siêu 7,4
tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ là
1,7 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu vẫn giữ
được mức tăng ổn định, song
nhập khẩu đă "nhanh chân" hơn, tăng
đến 66%. Kết thúc tháng 4, số liệu của
Tổng cục Thống kê cho thấy một kỷ lục mới: trong 4 tháng
đầu năm, nhập siêu đă đội lên 11,1
tỷ USD. Một chuyên gia cho hay, lượng ngoại
tệ bù đắp cho nhập siêu của Việt Nam
hiện phần nhiều được huy động
từ kiều hối, vốn đầu tư nước
ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FII).
+ (Tuoi Tre 30.04) Nha Trang: Cuộc “hội ngộ” xe hai bánh cổ. Sáng nay 30-4, tại TP Nha Trang đă diễn ra cuộc diễu hành của gần 400 xe hai bánh "cổ", gồm Honda 67, Vespa và các loại xe Mobylette… Cuộc "hội ngộ" xe hai bánh cổ đông nhất tại phố biển (*) đă qui tụ hơn 500 bạn trẻ là những “tay chơi” thuộc các câu lạc bộ xe cổ tại 13 tỉnh, thành phố lớn ở các miền của đất nước.
+ (Tuoi Tre 01.05) 50 tỉ đồng xây dựng bệnh viện tâm thần tại Lâm Đồng. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng vừa chấp thuận cho ngành y tế triển khai dự án đầu tư xây dựng một bệnh viện tâm thần trên khu đất rộng 5ha tại một ngọn đồi ở xă Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng. Theo đó, Lâm Đồng sẽ đầu tư khoảng 50 tỉ đồng để xây dựng bệnh viện tâm thần với qui mô 100 giường bệnh cùng đầy đủ trang thiết bị chuyên biệt và hiện đại. Dự kiến dự án xúc tiến ngay trong quí 2-2008.
+ (Tuoi Tre 01.05) Ngày 29-4, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đă thành lập thêm khoa thận nhân tạo với 10 giường bệnh/10 máy lọc thận. Chi phí điều trị là 580.000 đồng/ca lọc chưa tính tiền thuốc. Giám đốc bệnh viện cho biết Bảo hiểm xă hội TP Cần Thơ đă thống nhất tiếp nhận bệnh nhân dùng thẻ bảo hiểm y tế đến điều trị lọc thận tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long.
+ (HaNoi Moi) 01.05) Cả nước xuất khẩu 1,38 triệu tấn gạo. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết trong 4 tháng đầu năm, cả nước đă xuất khẩu 1,38 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 593 triệu USD. Theo TTXVN, do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu và chi phí sản xuất tăng nên giá gạo trên thế giới tăng liên tục trong những tháng đầu năm nay. Trong tháng 2 vừa qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức 370 USD/tấn, đến tháng 3 đă ở mức 500-600 USD/tấn, vào tháng 4 lên 600-850 USD/tấn và hiện nay ở mức khoảng 1.000 USD/tấn. Tính chung giá gạo xuất khẩu b́nh quân của Việt Nam đạt hơn 430 USD/tấn. Dự báo đến tháng 9, lượng gạo xuất khẩu của cả nước có thể đạt 3,2 triệu tấn gạo và đến cuối năm có thể đạt 3,5 -4 triệu tấn gạo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định với mức xuất khẩu này, đất nước vẫn đảm bảo an ninh lương thực và tiêu dùng.
+ (Tietkiemnangluong.vn 02.05) Tăng mua điện của Trung Quốc. EVN chấp nhận chi 160 triệu USD mua điện Trung Quốc để bù đắp lượng thiếu hụt, nhưng chưa chắc đă mua nổi v́ bên bán cũng không dư dả.Lượng điện sẽ mua theo kế hoạch là 3,5 tỷ kWh, nhiều hơn năm ngoái 31%. Năm ngoái EVN đă mua 2,67 tỷ kWh từ tỉnh Vân Nam. EVN nói, giá mua trung b́nh 4,5 cent cho mỗi kWh. Tập đoàn này đang bán điện cho người dùng trong nước với giá từ 5,6 đến 11 cent (khoảng 895 đến 1.770 đồng). Tập đoàn điện lực đang tiếp tục triển khai chương tŕnh 45 nhà máy điện mới với tổng công suất 14.589 MW từ nay tới năm 2010, phần lớn là nhiệt điện. Mức tăng sản lượng năm nay có thể đạt khoảng 15%.
+ (Tuoi Tre 02.05) Nha Trang: Chợ Đầm sẽ được xây dựng lại hiện đại hơn.Khu nhà lồng chợ sẽ có 5 tầng, bao gồm các khu: siêu thị và vui chơi giải trí; nhà lồng chợ bố trí khoảng 300 lô sạp; khu vực ki-ốt; hệ thống giao thông nội bộ, cây xanh v.v… Dự kiến tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng lại chợ Đầm như đă nêu là khoảng 150 tỷ đồng. Chợ Đầm xưa kia nằm cạnh một khu đầm lầy. Sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn thiêu cháy cả chợ vào năm 1969, chính quyền Sài G̣n trước đây đă cho san lấp cả khu đầm, tạo ra mặt bằng rộng khoảng 7ha để tái thiết, xây dựng lên khu chợ tṛn cùng hai dăy chung cư h́nh ṿng cung, ba tầng có tổng cộng 300 căn hộ để tái định cư cho dân. Hiện tại chợ Đầm - Nha Trang là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Khánh Ḥa và là một trong những chợ hàng đầu ở khu vực miền Trung. Các công tŕnh chính được đầu tư xây dựng vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước vẫn c̣n cho đến nay.
+ (VNN 02.05) Sét đánh 8 cầu thủ đang thi đấu trên sân Vĩnh Long. Vào khoảng 15 giờ 35 ngày 2-5, khi trận đấu bóng giữa hai đội bóng Kiên Giang và Vĩnh Long trên sân vận động Vĩnh Long diễn ra được khoảng 10 phút th́ sét đánh thẳng vào sân. Cú sét đánh này đă khiến cho 8 cầu thủ của cả hai đội nằm lăn lộn sóng xoài trên mặt sân. Một số cầu thủ bất tỉnh nhân sự, một số khác th́ lồm cồm ḅ dậy sau đó. Lực lượng y tế, cầu thủ, lănh đạo hai đội nhanh chóng lao vào sân hồi sức cấp cứu các cầu thủ, đồng thời điều xe cấp cứu chở những cầu thủ bị nặng vào ngay bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.
+ (TTXVN 04.05) TPHCM: Xuất khẩu 7.400 con cá sấu trong 4 tháng. Trong 4 tháng đầu năm, Công ty cá
sấu Hoa Cà, Tồn Phát và Công ty Forimex ở Thành phố
Hồ Chí Minh đă xuất khẩu được 7.400 con
cá sấu sống sang Trung Quốc.Ngoài ra, các công ty này c̣n
xuất khẩu trên và 5.600 tấm da cá
sấu các loại sang các thị trường như
Nhật, Italia, Trung Quốc, Xinhgapo, Hàn Quốc, Thái Lan,
Ôxtrâylia, Hồng Công.Hiện tổng đàn cá sấu
của TpHCM có hơn 150.000 con, tập trung tại địa bàn các huyện
Củ Chi, B́nh Chánh, quận 12 và quận
9.
+ (Dân Trí 04.05) Sắp khởi công “siêu” dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Pḥng. Đây là công tŕnh trọng điểm quốc gia và cũng là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đường cao tốc Hà Nội - Hải Pḥng dài 105 km, có 6 làn xe cơ giới, bắt đầu từ cầu Thanh Tŕ (Hà Nội), điểm cuối tại cầu Đ́nh Vũ (Hải Pḥng). Mặt cắt ngang đường là 70m. Tốc độ tối đa thiết kế của đường cao tốc đạt 120km/giờ. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 14.800 tỷ đồng-17.500 tỷ đồng, với sự góp mặt của bốn nhà đầu tư là: Ngân hàng Phát triển VN (VDB), Ngân hàng Ngoại thương VN (VCB), Bitexco và Cty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM).Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010
+ ( Nhan Dan 03.05)Triển khai sớm hai dự án khai thác bôxit và alumin tại Lâm Đồng. Ngày 2-5, Văn pḥng Chính phủ đă có Công văn số 2728/VPCP-QHQT, cho phép Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam tập trung triển khai sớm hai dự án khai thác bôxít và sản phẩm alumin tại Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng) và Nhân Cơ (tỉnh Đác Nông). Theo đó, đồng ư nâng công suất của dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ lên 600.000 tấn/năm; cho phép Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam thành lập công ty cổ phần với sự tham gia của công ty alumin nước ngoài với mức cổ phần không quá 40%, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam giữ 51%, bán cổ phần ra công chúng 9%. Theo nguyên tắc nêu trên, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam có thể mời Tập đoàn Alcoa (Mỹ) tham gia cổ phần vào Dự án Nhân Cơ (Đác Nông) với tỷ lệ đến 40%; mời Tập đoàn luyện kim Vân Nam (TQ) tham gia vào Dự án Tân Rai (Lâm Đồng) với tỷ lệ không quá 20%.
+ (VietnamNet 04.05) Báo động nạo phá thai tuổi vị thành niên. Tại TP Cần Thơ và các tỉnh cân cận, chỉ 3 tháng đầu năm 2008, tổng số ca nạo hút thai là 2.568 ca (71 ca dưới 19 tuổi). Hội Kế hoạch hoá gia đ́nh Cần Thơ đang t́m các biện pháp giáo dục t́nh dục, sinh sản với bạn trẻ. Trong năm 2007, số người đến nạo phá thai tại các cơ sở y tế công lập thống kê được là 10.137 ca, trong đó, có 238 trường hợp dưới 19 tuổi. Riêng 3 tháng đầu năm 2008, tổng số ca nạo hút thai là 2.568 ca, dưới 19 tuổi là 71 ca, có cả những trường hợp đến từ các tỉnh lân cận TP Cần Thơ. Riêng pḥng khám của Hội KHHGĐ, năm 2007 nạo phá thai cho 615 trường hợp, 3 tháng đầu năm 2008 là 252 trường hợp. Các bác sĩ tư vấn tại đây cho biết, số người trong độ tuổi vị thành niên đến khám thai trung b́nh chiếm khoảng 25%. Riêng khảo sát từ đầu năm nay cho thấy, lứa tuổi này chiếm trên 30%, số liệu rất đáng báo động cho vấn đề sức khỏe sinh sản, chất lượng dân số.
+ (Thanh Nien 04.05) Lănh đạo 23 tập đoàn hàng đầu Mỹ đến Việt Nam. Hôm qua 3.5, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Asean cho biết, từ ngày 5 - 7.5, đoàn 50 quan chức cao cấp của 23 tập đoàn, công ty hàng đầu Mỹ sẽ đến VN gặp gỡ các nhà lănh đạo cấp cao và t́m hiểu cơ hội kinh doanh ở đây. Năm nay, đoàn doanh nghiệp Mỹ có sự góp mặt của những tên tuổi hàng đầu như: General Electric, Boeing, Chevron, ConocoPhillips, The Dow Chemical Company, ExxonMobil, Fedex, Ford, Glaxo-Smith Kline, IBM, Johnson & Johnson, Qualcomm, UPS... Đoàn được dẫn đầu bởi Chủ tịch Hội đồng ông Matthew P.Daley và ông Stuart Dean - Chủ tịch General Electric Đông Nam Á đồng thời là Chủ tịch Ủy ban kinh doanh Mỹ - Việt. Đoàn sẽ có các buổi làm việc với các lănh đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng như một loạt các bộ, ngành.
+ (TTXVN 03.05) Hoàn thành giai đoạn 1 đường Hồ Chí Minh. Bộ Giao thông vận tải cho biết: Đến ngày 30.4, giai đoạn 1 của tuyến đường Hồ Chí Minh từ Ḥa Lạc (Hà Tây) đến Tân Cảnh (Kon Tum) đă cơ bản hoàn thành và bàn giao cho Cục Đường bộ Việt Nam quản lư, khai thác. Hiện nay, Ban quản lư dự án đường Hồ Chí Minh đang khẩn trương triển khai giai đoạn 2 nối thông toàn tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau.Đường Hồ Chí Minh có tổng chiều dài khoảng 3.167 km, đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố. Tuyến đường được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Ḥa Lạc (Hà Tây) đến Tân Cảnh (Kon Tum); giai đoạn 2 nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
+ (Nguoi Lao Dong 04.05) Một
người Thụy Sĩ vận động làm 40 cầu
tại Bến Tre. Trong 5 năm gần đây
(2003-2008), ông Tony Rutimann - người Thụy Sĩ đă
trực tiếp tham gia cùng Hội Khoa học kỹ
thuật cầu đường tỉnh Bến Tre xây
tặng nhân dân địa phương 40 cây cầu dây
văng với tổng trị giá hơn 12 tỉ
đồng, từ nguồn vốn ông vận động
bạn bè và các mạnh thường quân quốc tế
đóng góp Đây là
kết quả trong tổng số trên 50 tỉ đồng
Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường
tỉnh Bến Tre đă trực tiếp vận
động được để xóa cầu khỉ và
xây cầu, làm đường giao thông nông thôn. Từ
nguồn kinh phí này, hội đă trực tiếp xóa
được 610 cây cầu khỉ, thay bằng cầu bê
tông cốt thép vĩnh cửu hoặc cầu dây văng; làm
65 km đường bê tông xi măng.
* Sartre và Camus :Hai
triết-gia hiện-sinh hiện-đại người
Pháp.
* Darwin :
Nhà khoa-học chủ-trương thuyết cho rằng con
người là kết-quả của một quá-tŕnh
tiến-hoá từ loài vô-cơ mà thành.
* Tertulliano :
Sống vào khoảng 160-225, văn-sĩ la-tinh, viết
nhiều để biện-hộ Ki-tô giáo.
* Thánh Tôma ở vùng đất Aquino,
1225-1274, người Ư, nhà thần-học lớn nhất
của truyền-thống Kinh-viện thời trung-cổ.