COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN BẢN TIN GIÁO HỘI SỐ 83 (Năm II) (TUẦN TỪ 13.05 ĐẾN 20.05.2008) |
Trong số nầy.
1. TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO
2. GIỚI THIỆU
► TÀI LIỆU THẦN HỌC & MỤC VỤ
TẠO DỰNG và TIẾN HOÁ (1/2)
(ĐHY Christoph Schonborn)
► ĐỌC & SUY GẪM
MUỐI CHO ĐỜI
► T̀M HIỂU KINH THÁNH.
TƯƠNG QUAN GIỮA NGƯỜI LĂNH ĐẠO VÀ
CỘNG ĐOÀN: MỘT BÀI HỌC CỤ THỂ
► VẤN ĐỀ HÔM NAY
CÁC NẠN NHÂN NHỮNG VỤ LẠM DỤNG T̀NH DỤC
◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA BA NGÔI(Năm A)
◙ PHỤ TRANG:
VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO |
ĐỨC TGM CANTERBURY VIẾNG THĂM ĐỨC GIÁO HOÀNG
(CWNews 05.05) Ngày 05.05, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă tiếp kiến Đức TGM Canterbury,Tiến sĩ Rowan Williams. Đây là cuộc gặp lần thứ hai giữa Đức giáo hoàng và người cầm đầu Cộng Đoàn Hiệp Thông Anh Giáo. Cuộc thăm viếng đến vào lúc các quan hệ giữa Giáo HộI Công giáo và giáo hội Anh giáo có những căng thẳng nghiêm trọng. Mặc dù các dây ràng buộc đại kết vẫn thân thiện, các nhà lănh đạo Vatican đă cảnh báo rằng các hoạt động Anh giáo nhằm truyền chức linh mục cho các phụ nữ đầu tiên và sau đó là cho những người đồng tính làm giám mục, đang khép lại cánh cửa tái hiệp nhất giữa Roma và Canterbury. Tháng ba vừa qua, Đức hồng y Jean-Louis Tauran,chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về ĐốI Thoại Liên Tôn, đă công khai chỉ trích tiến sĩ v́ đă gợi ư rằng luật HồIigiáo nên được đưa vào trong hệ thống luật pháp nước Anh. Tuy nhiên một phát ngôn nhân của Vị lănh đạo Anh giáo nói với các phóng viên rằng cuộc trao đổi dài 20 phút của Đức TGM với Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă rất niềm nở và thân thiện. Vatican không đưa ra ngay tuyên bố nào về cuộc gặp. Trước cuộc gặp nầy, tiến sĩ Williams đă cho Radio Vatican biết rằng Ngài dự định “ cập nhật cho Đức Thánh Cha về các chương tŕnh Hội nghị Lambeth, một đại hội được tổ chức mười năm một lần, quy tụ các nhà lănh đạo Anh giáo từ khắp nơi trên thế giới, sẽ bộc lộ những chia rẽ sâu sắc trong chính cộng đồng Anh giáo.
PHÁI MORMONS BỊ NGĂN CẤM KHÔNG ĐƯỢC NHẬN CÁC SỔ SÁCH GIÁO XỨ CÔNG GIÁO
(CWNews 05.05) Hăng tin CNS cho biết : Vatican đă chỉ thị các giới chức giáo phận không được cung cấp thông tin về sổ sách giáo xứ cho giáo hội Chúa Giêsu Kitô Các Thánh Ngày Nay – quen gọi là giáo phái Mormon. Nội dung chỉ thị của Vatican trong một bức thư gửi ngày 04.05 phản ảnh những quan ngại rằng các tín đồ phái Mormon sẽ sử dụng sổ sách của giáo xứ như là nền tảng cho “việc rửa tội lại sau khi chết” của các tín hữu Công giáo. Giáo Hội Công giáo chống lại việc thực hành “tái rửa tội” của người Mormon v́ hai lư do : trước hết v́ phép rửa tội là vĩnh viễn và không thể lập lại; thứ hai là v́ “phép rửa’ do người Mormon thực hiện không có hiệu lực, v́ các tín đồ phái nầy không được rửa tội “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Quyết định của Vatican có thể tạo nên những cănh thẳng giữa các giới chức Công giáo và Mormon. Các nhà lănh đạo phái nầy luôn tự hào về việc họ cho phép các thành viên mọi tuyên tín được sử dụng thoải mái các dữ liệu căn bàn về nghiên cứu phả hệ khổng lồ của họ.
CHÍNH THỨC PHÊ CHUẨN CÁC CUỘC ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI PHÁP
(CWNews 05.05) Đức giám mục người Pháp Jean-Michel di Falco giáo phận Gap đă chính thức phê chuẩn những cuộc hiện ra của Đức Maria xảy ra vào thề kỷ 17 ở tỉnh Laus trong dăy Alpes. Ngài cho biết rằng sau một cuộc điều tra tỉ mỉ cẩn thận, Ngài tin chắc rằng các thị kiến mà Benoite Rencurel nh́n thấy giữa các năm 1664 và 1718 có “nguồn gốc siêu nhiên”. Vị giám mục nói rằng Giáo HộI “muốn chính thức nói vớI những người đi hành hường : ‘Qúy Vị có thể hoàn toàn an tâm tin tưởng khi đến nơi đây’. Ngài khuyến khích những người hành hương đi đến linh địa Đức Bà ở Laus ‘và t́m được sự canh tâm tâm hồn’. BENOITE RECUREL bắt đầu được thị kiến Đức Trinh Nữ Maria khi cô 17 tuổi. Là một cô gái mù chữ trong một gia đ́nh nông dân, Cô tỏ lộ cho biết rằng Đức Trinh Nữ đă yêu cầu xây dựng một thánh đường trên vùng đất nầy và đă nhấn mạnh ḷng xót thương của Chúa đối với những người tội lỗi. Những cuộc hiện ra chiếm đươc sự tán thành của giáo phận sở tại vào năm 1665 và thánh đường Đứv\c Bà ở Laus đă được xây dựng. Rât nhiều phép lạ đă xảy ra và ngày nay mỗi năm có khoảng 120.000 tín hữu đi hành hương đến thánh đường nầy. Kể từ sau sự phê chuẩn chính thức các cuộc hiện ra ở Lộ-Đức, th́ đây là sự công nhận chính thức từ các giớI chức Giáo Hội ở Pháp.
VIỆT NAM VÀ VATICAN TIỀN TỚI CÁC QUAN HỆ NGOẠI GIAO?
(CWNews 05.05) Hăng tin AsiaNews d9ưa tin: Một phái đoàn của vatican được trông đợi trong ‘tương lai gần’ ở Việt-Nam trong một cuộc viếng thăm có thể dẫn tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ ngoại giao sẽ có thể đem lại lợi ích cho cả Việt Nam, một đất nước đang mở cửa với thế giới, và Toà Thánh, có thể đề cập các vấn đề như là tự do tôn giáo và ácc quyền con người căn bản. Kể từ năm 1989, các phái bộ Vatican đă đều đặn thăm viếng Việt Nam nhằm các thương thuyết công khai với tổng cộng tất cả 14 chuyến hành tŕnh. Các cuộc thương thuyết đă đem lại một số nhượng bộ từ Hà Nội, với việc chính phủ bớt căng thẳng trong việc bổ nhiệm các giám mục và việc tuyển sinh các chủng viện ở Việt Nam. Tiến tŕnh có vẻ được đẩy nhanh vào năm 2007 vớI cuộc thăm viếng Vatican của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tiếp kiến.
VỊ LINH MỤC NGƯỜI MỄ-TẬY-CƠ BỊ ĐÁNH ĐẾN CHẾT
(CWNews 05.05) Thư sáu,ngày 02.05,Cha Julio Cesar Mendoza Acuna, 33 tuổI, được t́m thấy bị trói và bị đánh đập trong pḥng tắm nhà hiệu trưởng của Ngài ở Mexico City. Ngài được đưa tới một bệnh viện gần đó. Cảnh sát vẫn chưa đưa ra được động cơ tội ác nầy.
ỦY BAN HOA KỲ VỀ TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ (USCIRF) XẾP VIỆT NAM VÀO CÁC QUỐC GIA CPC
(US Commission 05.05) USCIRF thông báo các khuyến cáo của Ủy Ban tới Ngoại Trưởng Condoleezza Rice về “các quốc gia cần đặc biệt quan tâm” (CPCs). Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 1998 yêu cầu Hoa Kỳ chỉ rơ như là CPCs các quốc gia mà chính phủ dấn thân vào hoặc dung thứ cho những vi phạm có hệ thống và quá đà đến quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Hôm nay Uỷ Ban cũng đệ tŕnh Bản Báo Cáo 2008 với những khuyến cáo về chính sách Hoa Kỳ cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc Hội liên quan đến CPCs cũng như các quốc gia mà Hoa Kỳ có thể giúp thúc đẩy tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Trong các quốc gia CPC năm nay có Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Eritrea, Iran,Pakistan, Trung Quốc, Ả rập Xê-Út, Suđăng, Turkenistan, Uzbekistan và Việt Nam. Uỷ ban nầy nêu tên Việt-nam như là người vi phạm tự do tôn giáo nặng nhất thế giới, v́ các lư do : hoạt động tôn giáo độc lập vẫn bị coi là bất hợp pháp và việc chính phủ bênh vực các tổ chức tôn giáo được chính phủ tán thành.
VAI TR̉ GIÁO DỤC CỦA GIA Đ̀NH KHÔNG THỂ THAY THẾ
(CAN 06.05) Ông Eduardo Hertfelder, chủ tịch Viện Chính Sách Gia Đ́nh, bênh vực vai tṛ giáo dục không thể thay thế được của gia đ́nh giữa sự khan hiếm trợ giúp công cộng Viện tiếp nhận và những ‘mưu toan du nhập các khuôn mẫu giao dục theo Xtalin”. Theo hăng tin AVANA, ông tố giác chính phủ Tây Ban Nha v́ đă sử dụng họat động lập pháp như “một dụng cụ chủ chốt, không thể đảo ngược” để cho phép nhà nước “ban các quyền khi mà con người đang có chúng qua chính bản chất của nó”. Ông cũng chỉ trích việc loại bỏ tất cả các tham chiếu đạo đức bên cạnh nhà nước, tự ư xác định “cái ǵ là tốt, cáci ǵ là xấu” và lập luận rằng “cái ǵ hợp pháp đều là tốt”, khi ám chỉ đến nạo phá thai, nhân bản vô tính và cái gọI là “hôn nhân đồng tính”. V́ thế mà nhà nước coi Giáo HộIiCông giáo, như một người hướng dẫn đạo đức, và gia đ́nh như người truyền tải các giá trị mà nhà nước đang t́m cách loại bỏ”như vật cản chính. Ông nói :”Chính trong ḷng gia đ́nh,nơi người ta sinh ra và phát triển, nơi chúng ta được chăm sóc và bảo vệ, nơi chúng ta t́m thấy các khuôn mẫu,nơi chúng ta sống các gia trị, mới cho phép chúng ta lớn lên như những con ngườI”.
SỢ SINH ĐẺ LÀ MỘT SỰ DỮ LÀM CHÙNG TA MẤT TÍNH NGƯỜI
(CAN 04.05) Trong các lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tê Trẻ Em 02.05, Đức TGM Chavez Botello giáo phận Antequera – Oaxaca nói việc có con cái không nên bị coi là một cản trở cần vượt qua trong cuộc đời, v́ “không có lư do ǵ một bà mẹ không thể là một phụ nữ thành công. C̣n thành công nào lớn lao hơn cho bằng ban sự sống?”. Ngài kêu gọi các phụ huynh đừng sợ, v́ “giải pháp không phải là đừng có con để không phải gánh vác trách nhiệm’, mà đúng ra là phải trưởng thành để hiểu rằng trách nhiệm nầy sản sinh những sự vùa ḷng toại ư. Sau khi nhắc lại các trẻ em chưa sinh bị đe doạ do nạo phá thai, Đức TGM kêu gọi suy tư về các giải pháp xă hội, luật pháp và nhân đạo cần thiết để ‘sửa chữa và giải quyết những vấn nạn mà hàng ngàn trẻ em không có được một gia đ́nh lành mạnh và ổn định cung cấp cho chúng cơ hộI thật sự để được sống với t́nh thương và phẩm giá, phải đương đầu”.
“MỘT MÙA XUÂN MỚI “ VỚI CHUỖI MÂN CÔI
(Zenit 07.05) Đức Thánh Cha đă tuyên bố như vậy khi Người chủ tŕ vào ngày 03.05, thứ bảy đầu tiên Tháng Đức Bà, buổi lần hạt mân côi ở Đền Đức Bà Cả, trước tượng Đức Maria “Cứu Độ Dân tộc Roma”. Người gợi lại “truyền thống đẹp đẽ” Người đă sống từ hồi niên thiếu :”Trong kinh nghiệm những người thế hệ Ta, các buổi tối Tháng Năm nhắc lại những kỷ niệm êm đềm gắn liền với những giờ kinh tối dâng kính Đức Trinh Nữ Maria. Quả thật tại sao lại không nhắc nhau lần hạt Mân Côi trong giáo xứ, trong các gia đ́nh và làng mạc?”. Đức Thánh Cha cũng nêu ra ba ư chỉ cấp bách nhất : Hoà b́nh trên thế giới – Hiệp nhất Kitô giáo – Đối thoại giữa mọi nền văn hoá.
ÔNG BÀ LOUIS VÀ ZÉLIE MARTIN TRÊN ĐƯỜNG ĐƯỢC PHONG CHÂN PHƯỚC
(Zenit 07.06) Song thân của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu có khả năng sớm được phong chân phước : trong khuôn khổ án phong chân phước, thi hài các Ngài sẽ phải được khai quật để di chuyển về hầm mộ Vương Cung Thánh Đường Thánh Nữ Têrêxa. Đức Cha Bernard Lagoutte, phụ trách Vương Cung Thánh Đường , giám đốc hành hương Lisieux, dẽ họp báo về vấn đề nầy vào ngày 19.05 tại Lisieux. Được tuyên bố “Đấng Đáng Kính” vào năm 1944, song thân Thánh Nữ rất được sùng mộ. Mừng kỷ niệm 150 năm ngày ai Vị kết hôn, cuộc hành hương Lisieux chờ mong hai Ngài được phong chân phước. Thánh Bộ Phong Thánh đă công bố sắc lệnh do Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI phê chuẩn công nhận hai Ngài đă sống các nhân đức đối thần một cách anh hùng. Việc chữa lành một em bé sơ sinh ở Monza, Ư, nhờ lời cầu bầu của hai Ngài, được coi là phép lạ.
GIÁO DÂN GOA LẬP HỘI ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI ‘CÁC CHA QUẢN XỨ “KIÊU CĂNG”
(UCAN 07.05) Các linh mục “độc tài” ở bang Goa, Ấn Độ, có lẽ phải thay đổi cách sống của các vị sau khi một số giáo dân thành lập một hội “để đưa mọi sự vào trật tự” trong Giáo Hội. Cố vấn Hội,S.B.Faria cho biết: AGPA (Hội Giáo Dân Toàn Bang Goa) sẽ đề cập đến “thái độ độc tài của các linh mục quản xứ, riêng biệt với việc đấu tranh chống tham những và thiếu tự do tôn giáo trong Giáo Hội. Ông cũng là công tố viên đặc biệt của Văn Pḥng Điều Tra Trung Ương, cơ quan điều tra đọc lập đâu tiên của Ấn Độ, là một trong 200 người Công giáo hội họp nhau tại Margao ngày 18.04 để thành lập HộI nầy. Một số linh mục không ban các bí tích cho những ngườI dám thách thức các Vị, Faria buôc tội, nói rằng một linh mục trong một trường hợp nọ đă từ chốI xức dầu cho một bệnh nhân và những người thân của người ấy đă giữ im lặng về điều đó, v́ họ nghèo. Ông cũng kể ra những trường hợp trong đó các linh mục đăa quản lư các qũy giáo xứ một cách tùy tiện. Ông nói :”chúng tôi muốn đem mọi sự vào trật tự”. Nhiều linh mục từ chối b́nh luận mặc dù UCAN đă cố gắng nhiều lần moi ra quan điểm của các Vị về tổ chức mới mẻ nầy. Cha Joaquim Loiola Pereira, thư kư Đức TGM Filipe Neri Ferrao giáo phận Goa và Daman, nói :”Tôi thật sự không biết nói ǵ”. Cha Kyriel D’Souza,một linh mục nỗI tiếng trong tổng giao phận nói rằng Ngài nghe biết không nhiều về hội mới nầy và không hiểu rơ các giáo dân nầy “đang ṇi về điều ǵ”.
THƯ ỦNG HỘ CỦA CÁC NHÀ LĂNH ĐẠO BẢY GIÁO HỘI KITÔ-GIÁO GỬI TỔNG THỐNG
(Fides 06.05) Đại diện bảy Giáo Hội Kitô-giáo (Anh giáo, Giáo Hội tông đồ Armênia, Gíao Hội Thánh Tẩy, Giáo HộI Chính Thống Hy Lạp, Giáo HộI Maronite, Giáo Hội Thánh Linh) đă gửi một bức thư tới tổng thống Uruguay, Tabare Vázquez, để bày tỏ sự ủng hộ triệt để của họ đối với “qiyết định cấm chỉ cái gọi là ‘luật về sứ khoẻ sinh sản’ chẳng những vi hiến, mà c̣n đi ngược với nguyên tắc đạo đức rằng người ta không thể từ chối bảo vệ sự sống”. Theo những người đă kư vào thư nầy, “cuộc bút chiến về việc ban hành luật nạo phá thai chứ đựng một sự chống đối sai lầm giữa lợi ích của người mẹ và lợi ích của đứa bé sẽ sinh ra”. Cả hai lợi ích - của bà mẹ và của đứa bé – “không loại trừ nhau, nhưng là cần thiết cho nhau”. V́ thế “người ta không thể bênh vực lợi ích thật sự của người mẹ mà lại không bảo vệ lợi ích thật sự của con bà; cũng như người ta không thể bênh vực lợi ích của đứa bé mà bỏ qua lợi ích của mẹ nó”. Đồng thời các nhà lănh đạo nầy cũng yêu cầu thành lập hoặc củng cố những trung tâm trợ giúp các phụ nữ có thai. Một đề nghị khác liên quan đến việc ‘cảI tổ và mau chóng thực hiện quy định về việc nhận con nuôi mới sinh”.
THÁCH THỨC CÁC QUYỀN CON NGƯỜI “ĐƯỢC BỊA RA’.
(CWNews 07.05) Hăng tin CAI – Prensa cho biết : ĐHY Juan Luis Cipriani giáo phận Lima,Pêru, đă cảnh cáo chống lại một sự tăng nhanh của những cái giả thiết là quyền con người được bịa ra do các tổ chức quốc tế. Trong bài nói chuyện trên phát thanh hằng tuần, ĐHY Cipriani nhận định rằng những quyền con người đích thực có”nền tảng trên luật tự nhiên, một luật được khắc ghi trong tâm hồn con ngườI”. Những quyền nầy, Ngài nói thêm, không được tạo thành do một chỉ thị của LHQ hoặc từ bất cứ tổ chức nhân loại nào. ĐHY tiếp tục cảnh giác người nghe đề pḥng các tổ chức chính trị thúc đẩy việc nh́n nhận các h́nh thức mới về các quyền con người, gồm cái bị cho là quyền nạo phá thai hoặc định rơ quyền chọn giới tính riêng của một người nào. Trích dẫn diễn từ của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI trong cuộc tông du Hoa Kỳ, F9HY nhấn mạnh các quyên con người phải được bênh vực trên căn bản viện dẫn luật tự nhiên bảo đảm và bất biến, vốn tồn tại vượt ranh giới thời gian và nơi chốn.
PHONG TRÀO KIỂM SOÁT DÂN SỐ LÀ “KẺ VI PHẠM SỐ MỘT CÁC QUYÊN CON NGƯỜI”
(CAN 07.05) Một số nhà lư luận về dân số cảnh báo rằng thế giới, với sự gia tăng liên tục về dân số,cuối cùng sẽ không thể chống đỡ nỗi dân số. Steve Mosher, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Dân Số, lập luận trong cuốn sách vừa đưa ra rằng phong trào nầy đưa ra quan điểm ấy là không hiểu ǵ về mặt nhân khẩu học và là “kẻ vi phạm số một các quyên con người”. Cuốn sách của ông “ Kiểm soát dân số - Chi Thật,Lời Ảo” tŕnh bày tỉ mỉ phong trào kiểm soát dân số làm hại hàng trăm triệu phụ nữ, trẻ em và các gia đ́nh ra sao với các chính sách của nó. Cuốn sách nầy là kết quả của niềm say mê suốt đời về nhân khẩu học mà ông đă lao đầu nhằm đưa ra một lập luận có tính khuất phục chíông lại việc kiểm soát dân số. Theo ông, “thặng dư dân số chỉ là một thần thoại. Thực tế, chứng cứ hiển nhiên cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách và kiểm soát dân số, với hàng tỷ đồng có sẵn trong tay, đă không biết đựơc những thất bại rất nhiều của riêng họ”. Ông gạt bỏ mọi thứ khái niệm vụ lợi vế các quyến, rằng “các lạm dụng những quyền căn bản như là quyền sinh con, không thể bị xoá đi bằng việc tham chiếu bất kỳ một tính toán chi phí nào chống lại các lợi ích, cũng như những vi phạm tượng tự các quyền con người căn bản khác không thể được giải thích, bào chữa hoăc biện minh bằng việc tham chiếu về một phúc lợi xă hội lớn hơn”.
THIÊN CHÚA LÀM CHO NHỮNG TẠO VẬT TIỀN NHÂN LOẠI TRỞ THÀNH CON NGƯỜI
(CNS 08.05) Một bài viết trong Osservatore Romano số ra ngày 5 – 6/05, do nhà sinh học về thuyết tiến hoá Fiorenzo Facchini, viết : Dù linh trưởng tiến hoá một cách tự nhiên thành những tạo vật tiền-nhân-loại, th́ đó là ư chí và mong muốn của Thiên Chúa làm cho chúng nên con người. “Việc h́nh thành các hữu thể con người cần phải có sự góp phần đặc biệt của Thiên Chúa, những điều kiện sinh học cần thiết để truyền sức cho một hữu thể có được khả năng tư duy đă đạt được, th́ ư muốn của thiên Chúa, Đấng tạo Hoá cũng mong muốn đều ấy và con người được h́nh thành”. Bài viết đặt vấn đề : Có phải điều nầy có nghĩa là con người tiến hoá từ loài vượn? “Không đúng, tốt hơn nên nói rằng ở một điểm nào đó Thiên Chúa muốn một tia trí khôn thắp sáng lên trong tâm trí một hữu thế có dáng con người chưa phải là người và từ đó con người ra đời,như một hữu thể, như một chủ thể có khả năng tư duy và có khả năng quyết định một cách tự do”.
TOÀN CẦU HOÁ VÀ ĐA NGUYÊN VĂN HOÁ, NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO HỘI Ở NAM Á
(AsuaNews 07.05) Thách thức cho Giáo Hội đến từ toàn cầu hoá, đa nguyên văn hoá và chủ nghĩa dân túy và các nền văn hoá và tôn giáo địa phương đầu sức sống, câu trả lời của Giáo Hội bằng việc rao gỉang Tin Mừng cho các nền văn hoá và dấn thân vào đối thoại liên văn hoá, là những vấn đề trọng tâm được đặt ra cho một hội nghị giữa Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hoá và các trung tâm văn hoá Nam Á. diễn ra lần đầu tiên ở Nêpal, tại trung tâm linh hoạt mục vụ Thánh Gioan Vianney ở Katmandu kéo dài 4 ngày và kết thúc vào ngày 02.05 vừa qua với 37 chuyên gia – giám mục, inh mục,tu sĩ và giáo dân - từ các quốc gia Nam Á khác nhau cùng đến để nghiên cứu vần đề nầy. Tuyên bố kết thúc cho biết : Mục tiêu trước nhất là nhận dạng sứ mệnh và vai tṛ mà các trung tâm văn hoá Công giáo phải đảm nhận như những pḥng thí nghiệm ở đó Tin Mừng đáp ứng các giá trị văn hoá. ĐGM Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng, trong một thông điệp do ĐGM Pedro Lopez Quintana, khâm sứ Toà Thánh tại Ấn Độ,đọc lại, đă lưu ư rằng ngày nay nhân loại đang khát sự sống và chân lư,hoà b́nh và hạnh phúc, những cái có thể được Chúa Giêsu làm cho hết khát v́ Người là Đường,là Sự Thật và là Sự Sống. Những ngườI tham dự nh́n nhận vấn đề nầy rằng “chúng ta có thể bị cám dỗ đưa ra những giảI pháp vộI vàng hấp tấp cho các vấn nạn hiện tại của chúng ta, mà có thể trong một thời gian dài có rthể có tác dụng ngược lại”. Hội nghị kết thúc với việc trích dẫn lời Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II nói rằng “vấn đề to lớn mà Gáio Hội phải đương đầu ngày nay ở Á Châu là làm thế nào chia sẻ với các anh chị em Châu Á chúng ta những ǵ chúng ta coi trọng như là quà tặng của mọi quà tặng, ấy là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội phải mở ra cho những cách thế mới mẻ và gây ngạc nhiên trong đó khuôn mặt Chúa Giêsu có thể được tŕnh bày ở Châu Á”.
TOÀ PHÊ CHUẨN VU KIỆN CỦA NHẬT BÁO CÔNG GIÁO VỀ VIỆC DÙNG TỪ “ALLAH”.
TRUNG QUỐC T̀M CÁCH ĐẨY NHANH QUAN HỆ VỚI TOÀ THÁNH
(CWNews 0.05) Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Quốc đă cho biết Bắc Kinh hy vọng chuẩn bị có những bước tiếp theo trong việc cải thiện các quan hệ với Toà Thánh. Ông đưa ra lời b́nh luận nầy sau một buổi hoà nhạc do Dàn Giao Hưởng Trung Quốc tŕnh diễn tại thính pḥng Vatican ngày 7.05, như một cử chỉ thân thiện trong việc cải thiện quan hệ giữa Roma và Bắc Kinh.
LINH ĐỊA PADRE PIO CÓ THỂ CÓ SỨC HÚT MẠNH HƠN LỘ-ĐỨC
(AP 09.05) Tờ tạp chí kinh tế Ư Economy tiên đoán rằng trong tương lai sẽ có 9 triệu người hành hương linh địa Padre Piô ở San Gioavanni Rotondo hằng năm. Nếu lời tiên đoán nầy chính xác, th́ linh địa Padre Pio sẽ vượt qua linh địa Thánh Mẫu Lộ-Đức, hiện thu hút hằng năm khoảng 8 triệu người hành hương. Chỉ có Vatican thu hút khách du lịch tôn giáo nhiều hơn mà thôi. Tờ Economy c̣n dự báo rằng sự nỗi tiếng của linh địa nầy c̣n bay cao khi mà thi hài của Padre Pio được trưng bày (cho đến tháng 9.2009 theo lời khẩn nài của dân chúng).
ĐỨC HỒNG Y BERTONE THĂM VIẾNG UCRAINA
(CWNews 09.05) ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, sẽ viếng thăm Ucraina vào cuối tháng năm, dừng chân ở Lviv và Kiev. Trong cuộc hành tŕnh nầy của Ngài, từ 23 đến 26.05, ĐHY sẽ chủ toạ hai lễ phong chân phước, cho Nữ tu Marta Vetskaya và Bohdan Khmelnytskyi. ĐHY cũng sẽ hội kiến với tổng thống Viktor Yushchenko. Trong khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tỏ ra khá miễn cưỡng du hành ra nước ngoài thường xuyên, th́ ĐHY Bertone đă có nhiều cuộc hành tŕnh ra nước ngoài.
LUẬT VỐN CÓ THỂ ĐĂ HỢP PÁHP HOÁ NẠO PHÁ THAI Ở BA-TÂY, ĐĂ BỊ ĐỒNG THANH BÁC BỎ
(CAN 09.05) Ngày 07.05, Uỷ Ban An Toàn Xă Hội và Gia Đ́nh của Ba-Tây đă đồng thanh bỏ phiếu loại bỏ một luật mới đă có thể hợp phá hoá nạo phá thai ở quốc gia nầy. Tất cả 33 thành viên của uỷ Ban đều bỏ phiếu chống lại luật nầy. Các nhà làm luật muốn tiếp tục tranh luận về luật mới nầy trong ṿng thứ tư đă rút lui khỏi phiên tranh tụng sau khi không có đủ đa số.
CÁC TỜ BÁO NÓI RẰNG ĐỨC THÁNH CHA SẼ XIN LỖI CÁC NẠN NHÂN BỊ LẠM DỤNG T̀NH DỤC
CÁC NHÀ THẦN HỌC ĐỀ NGHỊ GIÁO HỘI BỎ ĐI THÁI ĐỘ “BIẾT HẾT MỌI SỰ”
(UCAN 09.05) Các nhà thần học Ấn Độ nói rằng Giáo Hội đứng tự giớI thiệu ḿnh như “thầy dạy thông suốt mọi sự”,song chỉ nên hoạt động trong việc thay đổi xă hội ngày nay mà không đ̣i hỏi một quy chế đặc biệt nào. Các nhà thần học đề xuất điều nầy trong một tuyên bố họ đưa ra vào cuối hội nghị thường niên lần thứ 31 từ 26 đến 30 tháng 4, với chủ đề : Một Cách Thế MớI Làm Kitô-hữu Ngày Nay. Hội nghị quy tụ 64 nhà thần học gồm 5 giáo dân và bảy nữ tu trong một chủng viện ở Aluva,gần Kochi, cách New Delhi 2.595 cây số về phía nam.“Sự đệ tŕnh khiêm nhường của chúng tôi là Giáo Hội giữ một vai tṛ thích hợp bằng việc dấn thân vào xă hội dân sự như một trong những người ngang hàng và như một tác nhân cho sự hợp tác mang tính tiên tri với tất cả những ai cấu thành xă hội dân sự”. Họ muốn Giáo Hội đưa vào những tác nhân và tổ chức khác “không phải như một bậc thầy thông suốt mọi sự, nhưng là một người bạn khiêm nhường” đối xử tôn trọng và yêu thương với các đối tác bằng việc hưởng ứng các vấn đề xă hội.
CÁC GIÁM MỤC BA-LAN CHỐNG LẠI NGHỊ QUYẾT CHÂU ÂU VỀ NẠO PHÁ THAI
(Genetique.org 10.05) Các giám mục Ba-Lan đă “phản đối quyết liệt” chống lại nghị quyết do Nghị Viện Hội Đồng Châu Âu thông qua ngày 16.04 vừa qua. Kế hoạch nầy nhắm hợp pháp hoá nạo phá thai và bảo đảm “quyền” phụ nữ được tiếp cận với phá thai không nguy hiễm và hợp pháp” trong toàn bộ 47 quốc gia của Hội Đồng Châu Âu”. Các giám mục, trong một thông tư chính thức, bày tỏ sự chống đối kiên vững của họ trước mưu toan áp đặt bằng con đường hành chính những nguyện tắc ngược lạI sự nhạy cảm căn bản của lương tâm con người”.
TÁC GIẢ NỖI TIẾNG PHÊ B̀NH GAY GẮT CÁC TÍN HỮU CÔNG GIÁO “TRƯỞNG THÀNH”
(CAN 10.05) Vittorio Messori, nhà văn Công giáo người Ư nỗI tiếng nhất đă phê b́nh gay gắt những kẻ được gọi là người Công giáo “trưởng thành” muốn giảm thiểu vai tṛ của Đức Trinh Nữ Maria, mấy ngày trước khi ông giới thiệu cuốn sách mới của ḿnh “Giả Thuyết về Đức Maria” ở Tây Ban Nha. Cuốn sách mới nầy đă được dịch sang tiếng Anh. Messori thú nhận đă nhiều năm qua ông được đề nghị viết một cuốn sách về Đức Maria,nhưng đề xuất “xem ra quá sức”. Tuy nhiên dần dần ông nhận ra rằng “Người Mẹ được khám phá ra về sau, khi người ta đă thiết lập quan hệ với NgườI Con.. Sau đó chúng tôi nhận thức rằng sự hiện diện kín đáo của Đức Maria là chủ yếu”. Theo ông, việc một số tín hữu Công giáo “xấu hổ” về Đức Maria phát xuất “trên hết từ một ảnh hưởng Tin Lành trên đạo Công giáo. Thần học cải cách đă luôn thuyết phục rằng những ǵ được ban cho Mẹ Thiên Chúa là rút ra từ Chúa Con. Thực tế, sự thật ngựơc lại : bất cứ khi nào Đức Maria bị lu mờ, th́ Chúa Giêsu cũng biến mất, hoặc là trước đó hoặc sau đó. Gần năm thế kỷ kinh nghiệm cho thấy, đức tin đă được ǵn giữ tốt hơn nơi người Công giáo và Chính Thống, những người đă cho Mẹ vai tṛ đúng với của Mẹ”.
(CNS 10.05) ĐGM William F.Murphy Trung Tâm Rockville,New York, đă ra lệnh chấm dứt việc cho rước lễ ngày thường trong tuần ngoài bốic cảnh Thánh Lễ kể từ ngày 1 tháng 7. Trích dẫn các chỉ dẫn về việc phân phát rước lễ trong Những Chỉ Thị Chung Sách Lễ Roma, ĐGM Murphy nói trong một thư mục vụ gửi ngày 9.05 rằng quyết định của Ngài sẽ đem giáo phận “vào đúng với các tiêu chí phụng vụ của Giáo Hội”. Lệnh nầy áp dụng cho các giáo xứ, trường học, các tổ chức xă hội và từ thiện vốn đă làm theo thực hành “suy tôn Lời Chúa” với việc cho rước lễ khi không có thánh lễ trong ngày, thường là do giáo dân, nữ tu hoặc các sư huynh thực hiện. Việc ban rước lễ cho bệnh nhân ngoài Thánh Lễ được cho phép chừng nào nghi thức thích hợp c̣n được tuân thủ. ĐGM Murphy nói quyết định của Ngài được đưa ra sau khi đă hỏi ư kiến của Ủy Ban Cố Vấn giáo phận về Những Vấn Đề thuộc Giáo Luật và Hội Đồng linh mục giáo phận.
PHÁI ĐOÀN TOÀ THÁNH THĂM VIỆT-NAM VÀO THÁNG SÁU
(Zenit 10.05) Theo tin của EDA (hăng tin Hội Thừa Sai Paris) Một phái đoàn Toà Thánh sẽ đến Việt-Nam trong tuần thứ hai tháng sáu để đàm phán với chính quyền dân sự. Nguồn tin biết được từ Roma cho thấy phái đoàn Ṭa thánh sẽ thực hiện chuyến viếng thăm thường niên từ ngày 9 đến 16 tháng 6 và sẽ là chuyến đi thứ 16 của phái đoàn nầy tính từ năm 1989, thời điểm mà ĐHY Roger Etchegaray hoàn tất chuyến thăm đâu tiên. Ở Hà Nội, người Công giáo thành thạo tin nhấn mạnh rằng chuyến thăm nầy trước đó ấn định vào tháng ba vừa qua,nhưng đă hoăn lại v́ những cuộc “biểu t́nh cầu nguyện” diễn ra tại Hà Nội.
CHÚC MỪNG LỄ VESAK PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(Vietcatholic 10.05) Nhân dịp Đại lễ Vesak, Đức cha Giuse Nguyễn chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt nam và Đức Tổng Giám Giuse Ngô quang Kiệt, Tổng thư kư đă đại diện cho Hội đồng Giám mục Việt nam thăm đă đến chùa Quán Sứ thăm và chúc mừng các vị chức sắc và đồng bào Phật tử. Hai đức cha cũng trao thư chúc mừng của Hội đồng Giám mục Việt nam gửi các vị chức sắc và tín đồ Phật giáo tại Việt nam, cùng với sứ điệp của Hội đồng Đối thoại Liên tôn của Ṭa Thánh gửi các Phật tử trên thế giới nhân dịp đại lễ này. [Năm nay Việt-Nam được LHQ chọn tổ chức lễ Phật đản - lần thư 2552 theo Phật lịch - vào trung tuần tháng 5 Dương Lịch]
Đức Hồng Y Christoph Schonborn
Chú thích: Chúng tôi để ư thấy nội dung bài giáo lư đầu tiên của ĐHY Schonborn đă bị báo cáo sai trong tờ báo nói tiếng Anh nầy như lấy lại một cách nào đó từ bài tiểu luận của Ngài trên tờ The New York Times. Như vậy là sai, v́ toàn văn sẽ cho thấy rơ điều đó. Để làm sáng tỏ sự hiểu lầm, chúng tôi xin đưa ra bản thảo nguyên thủy của một bản dịch tiếng Anh.
Với tấm ḷng chân thành, tôi xin bắt đầu các bài thuyết tŕnh giáo lư cho năm làm việc nầy về đề tài mà tôi đă quyết tâm đánh vật với nó, tức là TẠO DỰNG và TIẾN HOÁ. Tôi không có ư nghiên cứ sâu vào các chi tiết khoa học, trong lănh vực mà chẳng c̣n nghi ngờ ǵ là tôi không có đủ tŕnh độ chuyên môn. Tôi sẽ xem xét mối liên hệ giữa niềm tin vào Tạo Dựng và sự tiếo cận khoa học với thế giới, vớI thực tại. V́ thế, tôi bắt đầu với những lời đầu tiên của Kinh Thánh:
“Lúc khởi đầu,Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1,1)
Đây cũng là những lời dạy đầu tiên. Niềm tin vào Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá, niềm tin rằng Người đă tạo dựng trời đất, là khởi đầu cho đức tin. Niềm tin khai trương kinh tin kính như là điều khoản thứ nhất của nó. Nó bao hàm rằng đây là căn bản của mọi sự, là nền tảng trên đó mọi niềm tin Kitô-giáo khác đặt lên. Tin vào Thiên Chúa và, đồng thời, không tin rằng Người Đấng Tạo Hoá, có nghĩa là, như lời Thánh Tôma Akinô, “chối bỏ hoàn toàn Thiên Chúa hiện hữu”. Thiên Chúa và Đấng Tạo Hóa không thể tách rời nhau được. Mọi xác tín Kitô-giáo khác tùy thuộc vào điều ấy: rằng Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ, rằng có Chúa Thánh Thần, rằng có sự sống đời đời. Tất cả những điều nầy giả định niềm tin vào Đấng Tạo Hoá.
V́ lư do đó, Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo (GLGHCG) nhấn mạnh ư nghĩa nền tảng của niềm tin vào tạo dựng. Trong điều 282,GLGHCG nói với chúng ta rằng ở đây chúng ta giải quyết những vấn đề mà bất cứ con người nào sống một cuộc sống con người sớm muộn ǵ cũng sẽ phải đặt ra: “ Tôi từ đâu đến? Tôi đang đi về đâu? Đâu là đích, là cội nguồn, là ư nghĩa cuộc sống của tôi?”. Niềm tin vào tạo dựng cũng liên hệ một cách chủ chốt với căn bản của đạo đức học, v́ ẩn tàng đức tin ấy là sự thừa nhận rằng Đấng Tạo Hoá nầy có điều ǵ đó nói với chúng ta - thông qua cuộc tạo dựng của Người, thông qua Công Tŕnh của Người - về việc sử dụng đúng đắn công tŕnh tạo dựng nầy và về ư nghĩa đích thực cuộc đời chúng ta. Bởi đó, ngay từ những thời gian đầu của Giáo Hội, Giáo lư về tạo dựng đă luôn là căn bản của mọi giảng dạy về tín lư. Nếu chúng ta xem xét lời giáo huấn của các Thánh Phụ dạy các tân ṭng đầu tiên, chúng ta sẽ thấy rằng lời giảng dạy nầy . đă có mặt ngay từ ban đầu. Suốt năm nầy, chúng ra sẽ cố gắng suy nghĩ về vấn đề nầy.
Nếu đúng thực rằng vấn đề nguồn gốc ( chúng ta đến từ đâu?) không thể tách rời với vấn đề đích của cuộc sống (chúng ta đi đâu?), tiếp theo vấn đề tạo đựng cũng liên quan đến vấn đề mục đích và kết thúc của đới sống. “Việc Thiết kế” kế hoạch cũng có liên hệ như thế. Thiên Chúa không chỉ là Đấng Làm Nên tất cả. Người c̣n là Đấng ǵn giữ công tŕnh tạo dựng của Người, hướng dẫn nó tiến về đích của nó. Đó cũng sẽ là một chủ đề của những bài học nầy, v́ vấn đề nầy hẳn là một phần chủ yếu của những xác tín căn bản Kitô-giáo. Thiên Chúa không chỉ là một Đấng tạo hoá ngay ban đầu làm cho công tŕnh chuyển động, giống như một người chế tạo đồng hồ tạo thành một chiếc đồng hồ rồi nó chạy măi. Đúng ra, Người giữ ǵn và hướng dẫn nó hứong về đích của nó. Đức tin Kitô-giáo c̣n dạy thêm nữa rằng công cuộc tạo dựng chưa hoàn hảo, rằng nó đang trong t́nh trạng đang tiến đi. Thiên Chúa với tư cách Đấng Tạo Dựng thế giới, cũng chính là người dẫn đường cho nó. Chúng ta gọi điều nầy là “Quan Pḥng”. Chúng ta xác tín rằng toàn bộ những điều nầy - rằng có một Đấng tạo Hoà và là người dẫn đường – chúng ta có thể cảm thấy và nhận thức được. Niềm tin Kitô-giáo bám chặt khả năng của con người trong việc phân biệt cả hai khía cạnh nầy của Thiên Chúa một cách rơ ràng và bền vững, cho dù chắc chắn không phải là trong toàn thể hoặc trong mọi chi tiết.
Làm sao chúng ta biết được điều đó? Một đức tin mù quáng, một đức tin mà chỉ đơn thuần yêu cầu một cú nhảy vọt vào trong một khoảng trống hoàn toàn của sự mơ hồ không chắc chắn, th́ không phải là đức tin của con người. Nếu niềm tin vào Đấng Tạo Hoá hoàn toàn không có được sự hiểu biết sâu sắc, không có sự hiểu biết về những ǵ nó đ̣i hỏi, th́ niềm tin ấy giống như không phảI của con người. Bởi vậy, Giáo Hội đă luôn luôn bác bỏ “chủ nghĩa duy đức tin” (fideism) - loại đức tin mù quáng ấy.
Niềm tin không có chiều sâu hiểu biết, không có khả năng cảm nhận nào về Đấng Tạo Hoá, về khả năng hiểu thấy bằng lư trí bất cứ điều ǵ đă được Người làm nên, th́ không phải là niềm tin Kitô-giáo. Đức tin theo Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô-giáo luôn xác tín rằng chúng ta không chỉ nên hoặc có thể tin vào Đấng Tạo Hoá: c̣n có rất nhiều về Người mà chúng ta có khả năng hiểu bằng sử dụng lư trí con người.
Cho phép tôi trích ra một đoạn khá dài từ chương 13 của Sach Khôn Ngoan, một văn bản Cưu Ước từ khoảng cuối của phần thứ hai hoặc bắt đầu thế kỷ thứ nhất trước CN: “Hết những ai không chịu nh́n nhận Thiên Chúa,tự bản chất là những kẻ ngu si. Từ những vật hữu h́nh tốt đẹp chúng không đủ khả năng nhận ra Đấng hiện hữu, và khi chiêm ngắm bao công tŕnh, chúng cũng không nhận biết Đấng Hoá Công. Thế mà, lửa với gió,hay làn khí thoảng qua,hay tinh tú bầu trời, hay nước cuồn cuộn chảy, hay đèn trời thắp sáng,chúng lại coi là thần,là những bậc cai quản hoàn vũ. Nếu chúng say mê những vẻ đẹp đó mà coi là thần minh, th́ cũng phải biết rằng,Chúa tể của những vật đó c̣n đẹp hơn biết mấy, v́ chính Đấng sáng tạo mọi loài là tác giả của muôn vẻ đẹp.Nếu quyền năng và sức mạnh của những vật kia làm chúng kinh ngạc, th́ chúng phải hiểu rằng Đấng làm nên những vật đó c̣n mạnh mẽ hơn biết nhường nào, v́ các thọ tạo càng lớn lao đẹp đẽ, th́ càng giúp nhận ra Đấng tạo thành. Tuy vậy,chúng cũng chỉ đáng trách phần nào thôi, v́ đă cố t́m và mong thấy Thiên Chúa,nhưng có thể chúng bị lầm lạc. Bị ch́m ngập giữa bao nhiêu công tŕnh của Chúa, chúng ra sức t́m ṭi, nhưng đă để cho cái vỏ bên ngoài mê hoặc v́ vẻ đẹp mà chúng nh́n thấy. Tuy nhiên,không v́ thế mà chúng đựôc thứ tha, v́ nếu chúng có đủ khả năng hiểu biết, để có thể nghiên cứu các sự vật trên đời, th́ sao lại không sớm nhận ra Đấng chủ tể của những sự vật đó?” (13, 1 –9; tham khảo Rm 1).
Bản văn kinh điển nầy là một trong các căn bản cho xác tín, sau đó trở thành tín điều, được khẳng định như là một nguyên tắc đức tin minh nhiên như Gíao Hội đă dạy, trong Công Đồng Vatican I năm 1870 : rằng ánh sáng trí tuệ con người có thể giúp ta nhận biết có một Đấng Tạo Hó và rằng Đấng Tạo Hóa nầy dẫn dắt thế giới (Công Đồng Vatican I, Con Thiên Chúa, Chương 2, GLGHCG 36).
Từ bản văn nầy, trước tiên tôi có thể đem lên phía trước điều sau đây : Kinh Thánh quở trách Dân Ngoại v́ họ không thờ phương Thiên Chúa đích thực, v́ đă thần thánh hoá thế giới nầy và Thiên Nhên nầy, v́ đă kiếm t́m sức mạnh thần bí, ma thuật đàng sau Thiên Nhiên và các hiện tượng thiên nhiên. Họ biến các tinh tú, lửa, ánh sáng và không khí thành các vị thần. Họ tự cho phép bị lừa gạt. Sự say mê tạo vật đă dẫn họ đến chỗ tôn súng thần thánh hoá tạo vật. Trong ư nghĩa nầy, Thánh Kinh là sứ giả soi sáng tiên khởi. Bằng cách thế riêng ḿnh, Kinh Thánh làm tan ảo tưởng về thế giới, tước đoạt thế giới khỏi quyền lực ma thuật ,huyền bí, bằng việc “phi thần thoạI hóa” và “phi thần thánh hoá” thế giới.
Chúng ta có nhận thấy rằng không có sự phi thần thánh hoá nầy, khoa hoc hiện đại sẽ không có thể có? Rằng thế giới nầy đă được tạo dựng và không phải là thần thánh, rằng nó có giới hạn, rằng nó - để đặt vào ngôn ngữ triết học – “ngẫu nhiên” và không cần thiết, nó [thế giới] cũng có thể không hiện hữu, chỉ có niềm tin nầy làm cho nó nên có thể cho chính thế giới nầy nên được nghiên cứu – nó gồm có những ǵ và ai cư ngụ nó – cũng như một kết thúc nơi chính nó. Ở đó chúng ta chạm trán vớ những thực tại giới hạn được tạo dựng chứ chẳng có thần thánh nào cả. Trong sự tan ảo tưởng về Thiên Nhiên nầy, dĩ nhiên có một cái ǵ đó khiến ta đau ḷng. Đàng sau cây cối, đàng sau giếng nước, không c̣n những nữ thần hoăc các vị thần, các quyền lực thần bí,ma thuât, nhưng đúng ra là nhhững ǵ Đấng Tạo Hóa đă phú cho và trí khôn con người có thể khám phá ra được. Cũng vậy, trong Cựu Ước, Sách Khôn Ngoan, với một cách thức lạnh nhạt và điềm đạm một cách kinh ngạc mà Thiên Chúa đă dựng nên mọi sự theo chiều đo, con số và trọng lượng. Đó là nền tảng của mọi nỗ lực khoa học tự nhiên muốn hiểu được thực tại.
Đàng sau mọi sự trên thế giới nầy ngự trị Trí khôn siêu vời của Đấng tạo Hoá. Mọi sự đều do Người tạo dựng, chứ không phải tự chúng mà có. Chúng được tạo dựng theo thánh ư Người và đó là mầu nhiệm vĩ đại của học thuyết về tạo dựng. Chúng được đặt để tự do trong chính sự hiện hữu riêng của chúng. Chúng có được không phải tự chính ḿnh, nhưng đúng ra là v́ Đấng Tạo Hoá trong khi thực thi ư muốn tối cao của người đă định ra chúng như thế. Trong chiều hướng nầy, như chúng ta sẽ thấy trong bài tiếp theo, chúng có tự chủ, có luật lệ riêng, độc lập và sự tồn tạ riêng. Đó là niềm tin trong giáo lư tạo dựng làm cho nó có thể hiểu thấu được điều nầy.
Trong khi thời cổ ngoại giáo phần lớn c̣n “thần thánh hoá” thế giới nầy, biến nó thành một vị thần, th́ một phong trào triết học phản ứng chống lại ư tưởng nầy, cùng lúc ấy Kitô-giáo cũng xuất hiện, là cái được gọi là “Ngộ thuyết”gièm pha bôi nhọ thế giới nầy. Thế giới nầy, trên hết mọi sự, là sản phẩm của một “ngẫu nhiên”(unfall), một “sự suy vi” (Abfall). Trên thực tế, chẳng có điều ǵ tốt lành hết. Chẳng có một cái ǵ đó được định ra như thế, phải hiện hữu. Chỉ là tính chất phủ định đơn thuần. Kitô-giáo bác bỏ một cách dứt khoát quan diểm của Ngộ thuyết như đă làm với sự thần thánh hoa thế giới. Đó chính là v́ thế giới nầy đă được tạo dựng, mà Kitô giáo ngay từ đầu đă nhấn mạnh không chút mảy may mập mờ rằng vật chất cũng được tạo dựng, rằng nó tốt đẹp, rằng nó có ư nghĩa và nó không đơn thuần – như là kết quả của một sự “ngẫu nhiên” bên trong Thượng Đế - chỉ là “đồ phế thải rác rến” từ cái vốn từ khởi thủy là một hữu thể đơn độc, thần thánh theo thuyết nhất nguyên, một cái ǵ đó xuyên qua một sự “bài tiết thải ra” vào trong khoảng không nầy. Vật chất không phải là một cái ǵ đó hoàn toàn vô nghĩa, có thể chiến thắng, để sang một bên. Vật chất được tạo dựng. “Thiên Chúa thấy rằng nó tốt đẹp” (St 1,10).
Con người ở trong thế giớI vật chất nầy đă không rơi vào một miền u tối, như là Ngộ thuyết dạy, một tia lửa thần linh đă rơi vào trong rác rưởi từ đó nó phải tự giải thoát bằng cách trở về với nguồn gốc thần linh của ḿnh. Đúng ra, nó cùng dự phần việc tạo dựng.Chúa đă định nó theo ư Người, như là một vật chất, song cũng là hữu thể mang cả tính thể chất lẫn tinh thần, như một tiểu vũ trụ, như một h́nh ảnh của đại vũ trụ, như một hữu thể ở ranh giới giữa hai lĩnh vực, pha trộn cái tinh thần và cái vật chất. Cuộc tạo dựng trong Sách Sáng Thế cho ta biết :”Và Thiên Chúa thấy rằng nó rât tốt lành” St 1,13).
Con người thuộc về tạo dựng nhưng lại vượt lên nó. Chúng ta sẽ lấy điều nầy làm một chủ đề thảo luận khi tới vấn đề : Có phải con người là chóp đỉnh của tạo dựng chăng?
Cả những quan điểm Ngộ thuyết và thần thánh hoá đều không tương thích với giáo lư về tạo dựng của Kinh Thánh. Chướng ngại vật lớn nhất cho thời xưa chắc chắn là niềm tin rằng Thiên Chúa tạo dựng không từ cái ǵ hết, không có điều kiện tiên quyết: từ hư không (ex nihilo). Tôi cho rằng vấn đề nầy ngày nay vẫn là vấn đề chủ chốt trong toàn bộ cuộc tranh luận về tạo dựng và tiến hoá. Nói rằng Thiên Chúa tạo dựng là muốn nói ǵ? Khó khăn nhất mà chúng ta gặp phải, cái điểm – tôi xác tín và cũng sẽ chứng minh cho thấy - mà Darwin ngập ngừng và thất bại, là chúng ta không có một khái niệm,một cái nh́n,một ư tưởng nào về cái muốn nói rằng Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá. Đó là v́ mọi sự chúng ta biết chỉ là một vấn đề các thay đổi,biến đổi. Những người thợ làm nên cái nhà thờ chính toà nầy không xây dựng từ không có cái ǵ. Họ đẽo gọt thành h́nh đá,gỗ theo h́nh dáng tuyệt diệu. Tất cả những thần thoại và sử thi về tạo dựng nằm ngoài Kinh Thánh coi như được ban tặng việc một hữu thể thần linh làm nên thế giới trong một khung suờn đă có sẵn.
Tạo dựng từ hư vô, hành vi tạo dựng tuyệt đối tối cao, như Kinh Thánh chứng thực, là – và tôi tin ai cũng có thể nói điều nầy trong ngôn ngữ lịch sử các tôn giáo - một cái ǵ đó độc nhất vô nhị. Chúng ta sẽ thấy điều nầy xét về căn bản quan trọng dường nào để hiểu được viêc tạo dựng như là cái ǵ đó mà Thiên Chúa muốn độc lập. Đó sẽ là đề tài thảo luận tiếp theo của chúng ta. Hôm nay Tôi mong chỉ rơ ra rằng tôi không phải là người duy nhất xác tín diều nầy. Niềm tin vào tạo dựng ở đó giống như người cha đỡ đầu bên cạnh cái nôi của khoa học hiện đại. Tôi sẽ không chứng minh chi tiết điều nầy, nhưng tôi xác tín về nó và v́ nhiều lư do đúng đắn. Copernic,Galilêô và Newton đă chắc chắn rằng công tŕnh khoa học có nghĩa là đọc trong cuốn sách tạo dựng. Thiên Chúa đă viết cuốn sách nầy và Người đă ban cho con người năng lực dể hiểu biết và để có thể giảI mă được nó. Thiên Chúa đă viết nó dưới h́nh thức có thể đọc được, như một văn bản có thể hiểu được. Đó là vấn đề ai cũng phải thừa nhận là chẳng dễ dàng để hiểu và không dễ dàng ǵ để giải mă, nhưng là có thể. Toàn bộ công việc khoa học là khám phá ra cái trật tự, các luật lệ, những mối liên lạc và các mối quan hệ. Ta hăy dùng phép ẩn dụ của cuốn sách để nói: Đây là vệc khám phá những từ ngữ, ngữ pháp, cú pháp và cuối cùng là khám phá chính văn bản mà Thiên Chúa đặt để vào bên trong cuốn sách tạo dựng nầy. Tuyên bố nói rằng quan hệ giữa Giáo Hội và Khoa học là một tuyên bố dỡ, rằng đức tin và khoa học, kể từ thời xa xưa, đă luôn ở trong một t́nh trạng xung đột liên lĩ, thuộc về những chuyện thần thoại lâu dài của thời đại chúng ta, quả thật, tôi có thể nói là thuộc về những thành kiến thu được của thời đại chúng ta. Và tất nhiên, khái niệm thường đi kèm với nó, giống như một hoà âm bản nhạc, là khái niệm rằng Giáo Hội đă hành động giống như một chất ức chế khổng lồ, và khoa học là một người giải phóng dũng cảm. Trên hết, vụ việc Galilêô thường đươc mô tả trong lối giải thích phổ biến theo cách thức làm sao để ông ta được nh́n như một nạn nhân của Toà Dị Giáo độc ác. Cái như thế thuộc về chương “huyền thoại đen” (Legende noire), triển khai ưu tiên trog Thế Kỷ Ánh Sáng,nhưng nó không tương ưng hoàn toàn vớ các tài liệu lịch sử. Thực tế không giống như vậy. Nhiều ví dụ lịch sử chứng minh cho thấy đức tin vào tạo dựng được dùng làm nền tảng lư trí cho nghiên cứu khoa học. Trong những người nầy, có Gregor Mendel, nhà khoa học ở Brunn, chỉ là một trong nhiều người mà các cố gắng của họ vẫn không xoá nhoà được với chúng ta hôm nay. Đúng thực là niềm tin vào Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa không hề cản trở tiến bộ khoa học! Hoàn toàn ngược lại! Làm sao niềm tin rằng vũ trụ có một Đấng làm ra lại có thể đứng vững trong con đường khoa học? Tại sao nó phải là một trở ngại cho khoa học nếu nó hiểu rằng nghiên cứu của nó, các khám phá của nó, việc xây dựng các giả thuyết, việc nó hiểu những mối liên lạc và quan hệ như là “một nghiên cứu cuốn sách tạo dựng”? Quả thực, trong các nhà khoa học tự nhiên có rất nhiều nhân chứng không hề dấu diếm đức tin của họ và công kha tuyên xưng nó, nhưng họ cũng tuyệt đối không thấy xung đột nào giữa đức tin và khoa học. Lần nữa, hoàn toàn ngược lại. Sự việc các xung đột tuy thế vẫn hiện hữu và tiếp tục hiện hữu, là một vấn đề đ̣i phải được nghiên cứu giải quyết riêng rẽ.
ĐHY Christoph Schonborn
BTGH chuyển ngữ (c̣n tiếp một kỳ)
ĐỌC & SUY GẪM
MUỐI CHO ĐỜI
Ratzinger, Joseph
Benediktus XVI:
Salz der Erde: Christentum und katholische
Kirche an der Jahrtausendwende
Bản dịch tiếng Việt:
Muối Cho Đời: Ki-tô giáo và GH Công giáo trước thềm ngàn năm mới.
Trao-đổi với Peter Seewald
Phạm Hồng-Lam & Trần-Hoành
Thưa Hồng-y, ngài nghĩ ǵ về ư-tưởng này: Chúng ta bước vào đời, và những ǵ muốn biết th́ ta đă biết, và ta đă có mặt nơi ta muốn ở?
Xa-vời quá. Tôi không biết câu đó xuất-phát từ đâu. Nhưng theo tôi, con người bước vào đời như là một kẻ ḍ đường. Aristoteles* đă nói - và cả Tôma đất Aquino cũng đă nói - về một thứ bảng trống (tabula rasa), có nghĩa là cả hai cho rằng con người sinh ra tâm-trí vốn như một tấm bảng trắng, chưa sẵn có kiến-thức nào và tâm-trí con người thoạt-tiên chỉ biết thu-nhận mà thôi. Tôi không thoả-măn lắm với tư-tưởng này. Nhưng vẫn cho rằng con người trước hết bước vào đời như một kẻ ḍ đường, sẵn-sàng ghi-nhận tất-cả những chỉ-dẫn của đời.
Tôi hơi ngă theo Platon *. Nghĩa là cho rằng con người sinh ra đă vốn sẵn có một trí nhớ, có thể nói vốn sẵn có một hoài-niệm về Chúa, nhưng hoài-niệm này phải được đánh thức dậy. Con người chẳng biết ḿnh phải biết ǵ, và con người cũng chưa hắn là đă có đó toàn-vẹn, nhưng nó đang trên đường h́nh thành.
Tôn-giáo trong Cựu và Tân-ước nói nhiều về h́nh-ảnh một dân Chúa đang lữ hành, đúng thế Is-ra-en (Do-thái) quả thực là một dân-tộc lữ-hành. Đây là h́nh-ảnh về chính sự hiện-hữu của con người. H́nh-ảnh này nói lên con người là một một kẻ đang trên đường và đây không phải là con đường giả-tưởng, nhưng trên đường đó thực sự sẽ có chuyện xẩy ra lien-quan đến nó và nó có thể truy-t́m, phát-hiện ra và cũng có thể không nhận ra.
Ngài thường dùng từ „quan-pḥng“. Từ đó có nghĩa ǵ?
Tôi xác-tín rằng Chúa nh́n thấy chúng ta thật-sự và Ngài để cho chúng ta tự-do – nhưng đồng thời Ngài cũng hướng-dẫn chúng ta. Tôi đă từng thấy nhiều điều thoạt-tiên xem ra không hay đẹp, nguy-hiểm, khó chịu nhưng tới một lúc nào đó lại đâu ra đấy. Ḿnh đột-nhiên ngẫm ra như thế là tốt, là đúng đường. Với tôi, điều đó có nghĩa là đời ḿnh không phải là ngẫu-nhiên, song do một kẻ nào đó đă dự-liệu trước, có thể nói đi trước và sắp-đặt cho ḿnh. Tôi có thể chối-từ mà cũng có thể chấp-nhận những điều đó, và rồi th́ tôi nhận ra rằng đời ḿnh đă được một ánh sáng „quan-pḥng“ dẫn lối.
Điều đó không có nghĩa là con người hoàn-toàn bị an-bài, nhưng sự quan-pḥng kia chính là một thách-đố đối với tự-do của con người. Cũng giống như dụ-ngôn năm nén bạc. Người nhận bạc đồng thời nhận được một nhiệm-vụ nào đó, nhưng người đó có thể thi-hành cách này mà cũng có thể thi-hành cách khác. Dù sao mỗi người đều mang một sứ-vụ, đều có một khả-năng, không ai là kẻ dư-thừa, vô ích. Mỗi người phải cố nhận ra đâu là ơn-gọi của ḿnh và đáp-ứng theo sức ḿnh ơn-gọi đó một cách tốt-đẹp nhất.
Ngài sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại làng Marktl bên bờ sông Inn thuộc vùng Oberbayern. Vào ngày thứ bảy tuần thánh. Một ngày thích-hợp với ngài?
Đúng thế. Tôi thấy ngày đó quả là tốt, chiều hôm trước lễ Phục-sinh, đang tiến dần tới Phục-sinh nhưng Phục-sinh c̣n đang ẩn mặt, chưa tới. Tôi thấy đó là một ngày ư-nghĩa, một cách nào đó nó hé cho thấy h́nh-ảnh lịch-sử và hoàn-cảnh của tôi: Đứng trước cửa Phục-sinh, nhưng chưa bước vào.
Cha mẹ ngài tên là Giuse và Maria. Mới bốn giờ sau khi sinh, lúc 8 giờ 30 phút sáng sớm, ngài được rửa tội. H́nh như hôm đó có băo tuyết lớn?
Hẳn nhiên tôi chẳng biết chi-tiết đó. Chỉ nghe anh chị tôi kể là hôm đó trời đổ tuyết nhiều và rất lạnh. Dù đă là ngày 16 tháng 4, nhưng thời-tiết Bayern th́ ông cũng chẳng lạ ǵ.
Tuy-nhiên rửa tội mới 4 giờ sau khi sinh không phải là chuyện b́nh-thường.
Dĩ nhiên. Chuyện là v́ đó là ngày thứ bảy tuần thánh – và đó chính là cái làm tôi thích-thú. Thời đó chưa có tục mừng lễ Phục-sinh vào nửa đêm. Phải đợi sáng hôm sau mới có lễ, trong đó nước được làm phép để dùng cho nghi-thức rửa tội suốt cả năm. Và v́ có nghi-lễ phụng-vụ rửa tội trong thánh-lễ nên cha mẹ tôi nói: „Đàng nào thằng bé cũng đă chào đời“, nên được ông bà cho rửa tội luôn trong giờ phút trọng-đại đó. Thế là tôi là người được rửa tội đầu tiên bằng nước thánh mới làm phép trong năm. Được sinh ra và rửa tội trong đêm chờ Phục-sinh là một sự-kiện quả thật ư-nghĩa cho tôi.
Ngài lớn lên ở miền quê và là em út trong ba anh chị em. Cha ngài làm cảnh-sát, gia-đ́nh chẳng khá-giả ǵ. Có lần ngài kể, mẹ ngài phải tự làm lấy xà-bông để giặt.
Cha mẹ tôi cưới nhau trễ, và một trưởng đồn cảnh-sát ở Bayern như cha tôi th́ lương không khá. Với đồng lương đều-đặn đó th́ chúng tôi không đến nỗi nghèo, nhưng phải sống tiết-kiệm và đơn-bạc. Tôi rất cám ơn cuộc sống này, v́ nhờ vậy mà chúng tôi có được những niềm vui mà nếu sống trong sung-túc th́ đă không có được. Tôi thường nghĩ về quá-khứ đó; nó đẹp làm sao, v́ chúng tôi đă có thể mừng-vui v́ những cái rất nhỏ-nhặt và đă luôn cố-gắng sống cho nhau, với nhau. Cuộc sống đơn-bạc về tài-chánh đă liên-kết chặt-chẽ chúng tôi với nhau.
Cha mẹ tôi đă phải tằn-tiện lắm khi lo cho ba anh chị em chúng tôi ăn học. Chúng tôi đă cảm-nhận được điều đó và cố gắng đáp lại, chính qua đời sống thật đạm-bạc đó mà chúng tôi biết đùm-bọc nhau và yêu-thương nhau. Chúng tôi hiểu được nỗi ḷng hi-sinh và yêu-thương của cha mẹ đối với chúng tôi.
Chuyện làm xà-bông là một trường-hợp hi-hữu. Không phải v́ nghèo mà phải làm, nhưng v́ lúc đó đang chiến-tranh, không phải cái ǵ cũng có thể mua được. Mẹ tôi có học nghề làm bếp và bà là một tay thành-thạo đủ thứ việc, nên đă biết công-thức làm xà-bông. Cũng nhờ tài cán và sáng-kiến của mẹ mà dù sống trong thời buổi khan-hiếm chúng tôi vẫn luôn có được những bữa ăn ngon.
Mẹ tôi rất giầu từ tâm và có nội-tâm rất vững-mạnh. C̣n cha th́ khá duy-lí và cả-quyết, vững tin, cái ǵ cũng biết rơ trước và có những quyết-định đúng khác thường. Khi Hitler lên nắm quyền, ông bảo: Chiến-tranh sẽ tới, nay là lúc chúng ta phải có một mái nhà!
Có một người tên là Georg Ratzinger, đă đóng một vai-tṛ trong lịch-sử đất Bayern.
Đó là ông bác, anh của cha tôi. Ông là một nhà tu, đă đậu tiến-sĩ thần-học. Khi làm dân-biểu tiểu-bang và dân-biểu liên-bang ông đă ra sức tranh-đấu cho quyền-lợi giới nhà nông và b́nh-dân. Đọc lại biên-bản Quốc-hội tiểu-bang tôi thấy ông chống lại nạn lao-động trẻ con, quan-điểm này thời đó đă chẳng ai nghe và c̣n coi đó là chuyện lếu-láo. Bác quả là một tay sừng-sỏ. Tất-cả chúng tôi hănh-diện về việc làm và uy-tín chính-trị của Bác.
Cuộc sống của ngài trong gia-đ́nh như thế nào?
Thứ nhất, v́ nghề cảnh-sát của cha, nên chúng tôi luôn phải dời chỗ ở. Chính tôi cũng chẳng c̣n ư-niệm ǵ về nơi sinh-quán, làng Marktl. Chúng tôi rời Marktl lúc tôi tṛn hai tuổi. Chúng tôi dời về Tittmoning, trú trong một cơ-quan cảnh-sát, trước đây là một nhà-xứ cũ đă xuống cấp ngay giữa phố. Nhà bên ngoài rất đẹp nhưng ở chẳng thoải-mái tí nào. Chúng tôi ngủ trong pḥng trước kia là pḥng họp, c̣n các pḥng khác th́ quá chật. Khá đủ chỗ, nhưng khổ cho mẹ tôi hàng ngày phải khệ-nệ mang củi và than đi lên hai cái cầu thang lớn. Về sau, ở Aschau, chúng tôi sống trong một ngôi nhà đẹp do một nông-dân xây và cho cảnh-sát mướn. So với tiện-nghi của ngày hôm nay th́ nhà đó cũng chả thấm vào đâu. Không có bồn tắm, nhưng có nước máy.
Để chuẩn-bị về hưu, cha tôi mua lại căn nhà cũ đơn-sơ của một nông-gia ở Hufschlag gần Traunstein. Thay v́ nước máy chúng tôi có một cái giếng rất là lăng-mạn. Một bên nhà là rừng sồi xen lẫn dẻ gai c̣n một bên là núi, mỗi sáng mở mắt chúng tôi thấy núi trước mặt. Trước nhà chúng tôi trồng táo, mận và mẹ trồng nhiều thứ hoa trong vườn. Đó là một chốn thần-tiên, đất rộng cảnh đẹp. Chúng tôi dệt bao mộng-mơ và đùa nghịch trong nhà kho cũ.
Đó là một thế-giới c̣n tinh-sơ, chưa bị ai khám-phá. Có cả một pḥng dệt cũ, v́ người sở-hữu trước chúng tôi là thợ dệt. Pḥng-ốc rất đơn-sơ – tôi nghĩ căn nhà được xây năm 1726 – và nhà cần phải sửa-chữa v́ nước mưa dột vào khắp nơi. Với chúng tôi, đây là một căn nhà mơ-ước của trẻ con, dù thiếu tiện-nghi. Nhưng với cha và mẹ tôi th́ chẳng thú-vị lắm, v́ phải lo tiền sửa và hàng ngày phải nặng-nhọc kéo nước từ giếng lên. Nhưng chúng tôi đă trải qua những ngày thiên-đàng ở đó. Chỉ cần đi bộ độ nửa tiếng là tới phố. Cũng nhờ vậy mà chúng tôi luôn có dịp di-động luôn. Chúng tôi chẳng cảm thấy thiếu-thốn tiện-nghi ǵ, trái lại được hạnh-phúc, tự-do và phiêu-lưu trong căn nhà cũ nhưng ấm t́nh người này.
Giáo-dục của cha mẹ khá nghiêm-nhặt?
Phải, quả có nghiêm-nhặt trong một khía-cạnh nào đó. Cha tôi là một người trực tính nhưng rất nghiêm-khắc. Nhưng chúng tôi luôn cảm-nhận được là ông nghiêm v́ thương-yêu, và v́ vậy chúng tôi dễ-dàng chấp-nhận cái khắt-khe đó. Đối lại chúng tôi có cái dịu-dàng và ấm-cúng của mẹ để cân bằng. Hai bản-tính trái ngược, nhưng bù-đắp cho nhau. Dù khắt-khe nhưng chúng tôi đă đùa-giỡn trong ấm-cúng, và cha mẹ cũng chơi chung với chúng tôi. Lại nữa chính âm-nhạc dần-dần đă trở thành lực nối-kết mọi người trong gia-đ́nh.
Ngài hâm-mộ Mozart*?
Đúng thế! Dù lúc nhỏ chúng tôi đổi chỗ ở luôn nhưng cũng chỉ thay-đổi trong vùng giữa sông Inn và Salzach. Và đoạn đời tuổi trẻ lâu, quan-trọng và đẹp nhất của tôi là ở Traunstein, nơi thấm-nhiễm không-khí Salzburg*. Tâm-hồn chúng tôi được thấm-đượm Mozart và cho tới nay nhạc của ông vẫn đánh động tận đáy hồn tôi, v́ nhạc đó thật tỏa sáng mà cũng thật sâu đậm. Nhạc đó không chỉ để chơi, nhưng nó hàm-chứa toàn-thể bi-kịch của kiếp người.
Nghệ-thuật là nền-tảng. Chỉ lí-trí khoa-học không thôi không thể diễn-tả hết câu trả lời của con người trước thực-tại, và nó cũng không nói lên được những ǵ con người có thể diễn-tả, muốn diễn-tả và phải diễn-tả. Mà phải cần nghệ-thuật. Tôi nghĩ nghệ-thuật là cái mà Chúa đă đặt-để trong con người. Nghệ-thuật và khoa-học là hai tặng-phẩm lớn nhất mà Chúa đă trao cho con người.
Cha mẹ ngài đă gởi cả ba người con vào nội-trú. Tại sao?
Thời ấy, đó là cách duy-nhất để có được „học cao“. Miền quê có rất ít trường trung-học. Và muốn vào trung-học xa th́ chỉ có cách là ở nội-trú. Chị tôi học trung-học cùa ḍng Phan-sinh nữ, trường cách nhà 5 cây-số nên chị đạp xe hàng ngày tới trường. Sau một thời-gian, chị muốn vào nội-trú và cha mẹ đă cho chị vào. Anh tôi là người đầu-tiên lên trung-học và phải vào nội-trú chứ chẳng có cách nào khác. Tôi hai năm đầu trung-học vẫn ở nhà, nhưng sau đó phần v́ là đứa con duy-nhất c̣n lại trong nhà, phần nghĩ rằng giáo-dục nội-trú sẽ giúp ḿnh sửa-đổi tâm-tánh – đây quả là điều khá khổ-sở đối với tôi – nên cũng xin vào nội-trú luôn. Nội-trú dạy cho tôi cách sống liên-đới và kỉ-luật. Nhưng chỉ được hai năm, v́ sau đó tất-cả các trường trung-học ở Traunstein đều bị biến thành trạm-xá quân-y, và chúng tôi phải về lại nhà.
Có thể nói được gia-đ́nh ngài rất đạo-đức?
Phải, có thể nói như thế. Cha tôi rất đạo-đức. Mỗi sáng chủ-nhật ông đi lễ sáng lúc 6 giờ, sau đó lại dự lễ chính lúc 9 giờ và chiếu tối lại đi lễ lần nữa. Mẹ lại càng đạo-đức hơn. Tôn-giáo là điểm chung của hai ông bà, dù mỗi người đạo-đức mỗi vẻ.
Việc giáo-dục tôn-giáo trong gia-đ́nh như thế nào? Ngày nay nhiều cha mẹ gặp khó-khăn trong vấn-đề này.
Tôn-giáo là một phần của cuộc sống, chỉ qua những buổi đọc kinh chung cũng thấy điều đó. Mỗi bữa ăn đều có cầu-nguyện. Ngày nào không bị giờ lớp ngăn-cản chúng tôi đều đi lễ và cùng nhau tham-dự lễ chủ-nhật. Sau này, khi cha tôi về hưu, chúng tôi thường lần chuỗi; ngoài ra chúng tôi c̣n được học giáo-lí trong trường. Cha tôi cũng mua sách đạo cho chúng tôi, chẳng hạn như mua báo đạo nhân dịp rước lễ lần đầu. Nhưng ông bà không trực-tiếp dạy chúng tôi về đạo, mà chỉ qua những buổi đọc kinh và đi lễ thường ngày.
Lúc c̣n trẻ cái ǵ làm ngài say-mê về đạo?
Tôi ngay từ đầu đă rất say-mê phụng-vụ - cả anh chị tôi h́nh như cũng thế. Khi học lớp hai, cha mẹ đă mua cho tôi cuốn sách lễ đầu-tay. Tôi thích-thú lạ-lùng khi khám-phá ra thế-giới nhiệm-mầu của nghi-lễ la-tinh, được đọc và hiểu những ǵ diễn-ra trong thánh-lễ. Bắt đầu từ cuốn sách lễ trẻ con đó chúng tôi từng bước với những cuốn đầy-đủ hơn tiếp-tục cuộc hành-tŕnh khám-phá của chúng tôi.
Sách lễ là ǵ?
Đó là cuốn sách linh-mục dùng khi dâng lễ. Cũng có ấn-bản dịch ra tiếng Đức cho giáo-hữu thường.
Những lễ-nghi phụng-vụ, âm-nhạc, những tượng-ảnh và mọi thứ trang-hoàng trong nhà thờ đều làm cho chúng tôi thích-thú. Đó là một mặt. Mặt khác, ngay từ đầu, xét về khía-cạnh lí-trí, tôi cũng đă say-mê tôn-giáo v́ những ǵ được nghe, được đọc. Đầu óc tôi như thể được hướng-dẫn để tiến lên từng bước. Đấy là điều có lợi cho tôi rất nhiều, đặc-biệt v́ trong thời vô-thần Quốc-xă chúng tôi phải chín-chắn trong suy-nghĩ. Người ta đóng ấn ḿnh là công giáo, hay đi nhà thờ và nhất là lại muốn làm linh-mục, chuyện đó lại càng bắt ḿnh phải chuẩn-bị tư-thế tự-vệ.
Tôi cảm-thấy thích-thú khi t́m ra được những lí-lẽ biện-hộ và thấu hiểu những lí-lẽ đó, nó trở thành cuộc phiêu-lưu lí-trí càng ngày càng mở rộng chân trời cho tôi. Sự hoà-nhập giữa phụng-vụ long-trọng với việc t́m-hiểu lí-trí đă là cơ-hội đặc-biệt giúp tôi, một con người vẫn cố-gắng t́m-hiểu thế-giới, đơm đầy cuộc sống ḿnh.
Rơ-ràng ở đây có sự liên-hệ với quê-hương Bayern, đặc-biệt của tinh-thần công giáo xứ Bayern của ngài. Ngài vẫn luôn nhấn mạnh, ḿnh muốn bảo-vệ niềm tin khiêm-tốn của những kẻ đơn-sơ chống lại cái tự-cao của các nhà thần-học và cả của những người dân giàu trong các thành-phố lớn vẫn tự cho ḿnh là sáng-suốt.
Chúng tôi cố-gắng sống đức tin công giáo một cách đơn-giản. Nhưng sắc-thái của niềm tin đó chúng tôi đă nhận được trước hết là ở miền quê và sau đó là ở thành-phố nhỏ Traunstein, ở những nơi đó đạo Công giáo đă hoà quyện với văn-hoá cuộc sống và lịch-sử đất-đai. Có thể gọi đó là một thứ hội-nhập văn-hoá đức tin khuôn-đúc nên do lịch-sử của chúng tôi.
Chất địa-phương của người Bayern đă thấm-đượm từ trong gia-đ́nh chúng tôi. Cha tôi là người miền Niederbayern, và như ông biết đó, chính-trị Bayern trong thế-kỉ 19 có hai luồng: Một luồng hướng về quốc-gia dân-tộc Đức, một luồng nặng về khuynh-hướng Bayern-Áo và về khuynh-hướng công giáo thân Pháp. Gia-đ́nh chúng tôi theo luồng thứ hai rất nặng óc địa-phương và hănh-diện về lịch-sử Bayern này. Mẹ tôi xuất-thân từ vùng Tirol, cũng là miền đượm chất công giáo miền Nam. Chúng tôi đồng-hoá ḿnh với lịch-sử nơi đây và ư-thức rằng lịch-sử này mang nét kiêu-hănh đặc-biệt nào đó. Lịch-sử này hoàn-toàn khác với lịch-sử quốc-xă, loại đă đẩy nước Đức vào thảm-hoạ 1933 - 1945. Vả lại, cũng nhờ nạn Quốc-xă mà chúng tôi càng xác-tín hơn với lịch-sử riêng của ḿnh.
Ngài có gặp khó-khăn ǵ với thân-sinh ngài không?
Dĩ-nhiên không tránh khỏi hoàn-toàn. Dù vậy tôi và cha tôi rất gần nhau, nhờ nhiều ḱ nghỉ bệnh ở nhà của ông trong những năm cuối đời làm việc. Chế-độ quốc-xă khiến ông ớn tận cổ nên đă t́m mọi cách để xin được về hưu sớm. Trong những tháng nghỉ đó hai cha con chúng tôi đi dạo với nhau nhiều, nên cảm-thấy rất gần nhau. Lại nữa cả ba anh chị em chúng tôi đều được ăn học, mà tiền hưu của cha chẳng bao nhiêu, nên mẹ lại phải đi nấu bếp theo mùa ở Reit vùng Winkl, và v́ vậy ở nhà chỉ c̣n lại hai cha con chúng tôi mà thôi. Ông kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện, ông có tài kể chuyện. Nghe chuyện và đi dạo đă gắn-bó hai cha con chúng tôi với nhau. Và ḷng đạo lẫn thái-độ chống-đối chế-độ quyết-liệt của ông làm chúng tôi vững tin. Khả-năng thuyết-phục đơn-giản của ông đến từ sự thẳng-thắn tâm-hồn. V́ thế chúng tôi coi thái-độ của ông là gương-mẫu, dù thái-độ đó ngược lại với dư-luận của thiên-hạ thời đó.
Ông đă tỏ thái-độ ra như thế nào đối với chế-độ?
Ông làm công-chức cho tới năm 1937. Ở Tittmoning chúng tôi chứng kiến cái gọi là “thời đấu-tranh“, thời-ḱ cuối của chế-độ cộng-hoà Weimar (1919-1933). Lúc đó tôi c̣n rất nhỏ, nhưng đă hiểu được cái đau của cha tôi. Ông đọc báo „Con đường chính-trực“ (Der gerade Weg), một tờ báo chống lại Quốc-xă, tôi c̣n nhớ những biếm-hoạ chống Hilter trên báo đó. Giọng-điệu chống-đối của ông rất sắt-đá. Khi thấy chế-độ Hitler đang tới gần, ông quyết-định dời nhà về vùng quê. Miền quê t́nh-h́nh tương-đối dễ thở hơn, dù rằng đám đông nông-dân đă ngă theo Hitler. Ông không chống ra mặt, v́ ở quê cũng không thể ăn-nói dễ-dàng được. Nhưng ở nhà mỗi khi đọc báo tôi thấy ông điên-tiết. Ông thường nói ra nỗi tức-giận của ông sau đó với những người mà ông có thể thố-lộ được. Dù là một công-chức, ông đă chẳng tham-gia vào hội-đoàn nào cả.
Ngài có vào Đoàn thanh-niên Hitler?
Thoạt-tiên chúng tôi không vô. Nhưng khi có luật buộc vào Đoàn năm 1941 th́ anh tôi phải tham-gia. Tôi lúc đó c̣n quá trẻ, nhưng về sau, khi c̣n đang trong chủng-viện, tôi đă ghi tên vào Đoàn. Nhưng sau khi ra khỏi chủng-viện, tôi không bao giờ tới Đoàn nữa. Nhưng thật khó cho tôi, là v́ nếu không có chứng-nhận của Đoàn, tôi không được hưởng chế-độ giảm học-phí. Nhưng mà Chúa thương giúp tôi có được một thầy dạy toán tốt.Chính thầy là một đảng-viên quốc-xă, nhưng thẳng-thắn, thầy bảo tôi: «Hăy tới đó một lần, để có được cái giấy »Nhưng khi thấy tôi không muốn tới, thầy nói: Thôi được, tôi hiểu, để tôi thu-xếp“.Nhờ đó tôi may-mắn thoát chuyện lui-tới Đoàn.
Khi c̣n nhỏ ngài muốn sau này lớn lên làm ǵ? Ai là thần-tượng của ngài?
Tôi không thể nói được ai là thần-tượng của ḿnh. V́ nhận-định trẻ-con thường thay-đổi bất thường. Có lần bị ấn-tượng do một người thợ sơn tường nên muốn được trở thành như ông. Về sau, khi thấy hồng-y Faulhaber mặc áo đỏ tía tới vùng tôi ở, tôi lại bị hớp hồn và mong được như ngài.
Thợ sơn tường và hồng-y, hai h́nh-ảnh chẳng ăn-nhập ǵ với nhau cả.
Đúng vậy, ông nói đúng, thế mới biết trẻ con chẳng cần cân-nhắc, chỉ xét dựa trên những ǵ chúng thấy mà thôi. Khi đang ngồi ghế tiểu-học, tôi cũng đă mong được làm thầy dạy học. Mẫu-gương đó thật hợp với mong-ước làm linh-mục về sau này. Song tôi có thể nói rằng việc dạy học, việc truyền-đạt kiến-thức và việc viết-lách đă dấy động hồn tôi rất sớm. Khi đang ở tiểu-học tôi đă bắt đầu viết văn, làm thơ v.v..
Làm thơ loại nào?
Đụng ǵ viết nấy; làm thơ về những chuyện xẩy ra hàng ngày, về Giáng-sinh, về thiên-nhiên. Cái đó đơn-giản là dấu-chỉ rằng tôi thích được diễn-đạt và nhất là được truyền-đạt những ǵ tôi có. Nghĩa là khi tôi học được ǵ, tôi muốn truyền tiếp cái đó cho người khác.
Ngài chẳng bao giờ muốn lập gia-đ́nh? Và đă có mối t́nh với một cô nào không? Người ta biết giáo-chủ Gio-an Phao-lô II thời thanh-niên cũng rất si-t́nh.
Tôi có thể nói rằng trong tôi đă không có một dự-án gia-đ́nh nào cả. Nhưng những t́nh bạn với nhiều xúc-động th́ dĩ-nhiên là có.
Ơn-gọi đi tu đến với ngài như thế nào? Ngài nhận ra nó bao giờ? Ngài đă có lần nói: „Tôi biết chắc, nhưng không hiểu bằng cách nào, rằng Chúa muốn nơi tôi một điều ǵ đó, mà tôi chỉ đạt tới bằng cách làm linh-mục“.
Tôi đă không nhận được sự soi-sáng bất-thần nào của Chúa bảo tôi làm linh-mục. Trái lại mầm gọi linh-mục đă lớn dần lên trong tôi, và đă phải suy đi nghĩ lại, phải nỗ-lực nhiều. Tôi cũng không biết ḿnh chấp-nhận tiếng gọi đó bắt đầu lúc nào. Nhưng tôi sớm có ư-thức rằng mỗi người mang một ư-định của Chúa. Và với thời-gian tôi dần-dà nhận ra là Chúa muốn tôi sẽ làm linh-mục.
Về sau có giây-lát nào ngài gặp được một thứ tạm gọi là ngộ - hay được soi-sáng về tiếng gọi đó không?
Ngộ theo nghĩa cổ-điển, kiểu nửa thần-bí chẳng hạn, th́ không có. Tôi trước sau chỉ là một người công giáo b́nh-thường. Nhưng theo nghĩa rộng th́ đức tin dĩ-nhiên như tia sáng. Và, nói như Heidegger, vừa tin vừa suy-tư ta có thể nh́n thấy vùng trời sáng đó từ trong các nẻo đường rừng.
Có lần ngài viết: „Tất-cả cái hiện-hữu đều là những tư-tưởng đă cô-đọng. Tinh-thần Tạo-dựng là gốc và là nền của mọi sự. Mọi thứ hiện-hữu đều hợp lí ngay từ nguồn-cội của chúng, v́ chúng đến từ lí-trí sáng-tạo“.
Đó là những câu tôi dùng để thử diễn-tả những ǵ giáo-lí về tạo-dựng vũ-trụ của Ki-tô giáo đă khai-triển và hàm chứa trên phương-diện triết-học. Mọi thứ mọi loài trong vũ-trụ không phải tự dưng mà có, song chúng đă được một lực sáng-tạo dựng nên, và lực này không phải là một lực chết nào đó, nhưng chính là lí-trí và t́nh yêu – và như thế th́ mọi vật được tạo-dựng rốt cuộc đều hợp lí. Tôi tin đó là triết-lí tạo-dựng của Ki-tô giáo. Khi ta tin và suy-tư, ta sẽ được soi-sáng, nhưng bảo đó là „ngộ“ theo nghĩa thông-thường th́ không phải.
Sau khi chọn con đường làm linh-mục, có bao giờ ngài cảm-thấy ngờ-vực, bị cám-dỗ hay thử-thách?
Có. Chính trong sáu năm thần-học tôi phải đối diện với rất nhiều vấn-đề và câu hỏi liên-quan tới con người. Sống độc-thân có phải là con đường của ḿnh không? Làm quản xứ có hợp với ḿnh không? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời. Tôi vẫn luôn nhắm thẳng đi tới, nhưng khủng-hoảng đă không thiếu.
Khủng-hoảng nào, ngài có thể kể ra một thí-dụ?
Trong những năm học thần ở München tôi phải tranh-đấu với hai câu hỏi. Tôi mê-say môn thần-học như một khoa-học. Tôi thấy tuyệt-vời quá khi ḿnh được bước vào thế-giới mênh-mông của lịch-sử niềm tin; những chân trời suy-tư và đức tin mở rộng trong tôi, và tôi bắt đầu suy-nghĩ về câu hỏi uyên-nguyên của nhân loại và câu hỏi về chính cuộc đời ḿnh. Nhưng càng ngày tôi càng nhận rơ chỉ vui với khoa thần-học mà thôi th́ chưa đủ cho một linh-mục, và công việc ở xứ đạo nhiều khi có thể đưa ḿnh xa thần-học, nó bao gồm những đ̣i-hỏi khác. Tôi không thể học chỉ để làm giáo-sư, mặc dù đó ước-nguyện thầm-kín của tôi. Nhưng chấp-nhận làm linh-mục với tôi có nghĩa là chấp-nhận trọn-vẹn nghĩa-vụ, chấp-nhận làm cả những chuyện-đơn-giản nhất.
Tôi hơi nhút-nhát và chẳng thực-tế chút nào, không chơi thể-thao và không có khiếu tổ-chức lẫn quản-trị. V́ vậy mà tôi phải tự hỏi: Ḿnh có làm nổi phó xứ không, có hướng-dẫn và động-viên được thanh thiếu-niên không, có dạy giáo-lí cho trẻ nổi không, có biết cách quan-hệ với người già-cả, tật-bệnh không, tôi có thể hiến cả đời cho những chuyện đó không và đó có phải là ơn-gọi của đời ḿnh không.
Thêm vào đó dĩ-nhiên là các câu hỏi, ḿnh có thể giữ độc-thân khước-từ hôn-nhân cả đời được không. V́ đại-học bị hư-hại không có chỗ cho phân-khoa thần nên chúng tôi phải tạm-trú trong lâu-đài Fürstenried ở ngoại-ô thành-phố hai năm. Cuộc sống hàng ngày ở đây không những có sự gần-gũi giữa sinh-viên và giáo-sư mà cả sự chung-đụng giữa nam và nữ sinh-viên. Do đó những câu hỏi trong tôi trở thành thực-tế. Nỗi băn-khoăn đó thường bám sát tôi trong những lúc thả bộ trong công-viên và những khi bước vào nhà nguyện, cho đến khi tôi có thể xác-tín thưa „Vâng“ trong ngày lănh chức phó-tế vào năm 1950.
Ngài có phải nhập ngũ vào khi chiến-tranh kết-thúc?
Có. Từ 1943 tất-cả chủng-sinh ở Traunstein phải nhập ngũ thành một nhóm pḥng-không ở München. Lúc đó tôi 16 tuổi, phải thi-hành nghĩa-vụ quân-sự hơn một năm, từ tháng 8 năm 43 tới tháng 9 năm 44. Chúng tôi được đóng trong trường trung-học Max ở München. Bên cạnh công-tác, chúng tôi c̣n được học chữ, chương-tŕnh tuy rút gọn nhưng cũng khá đủ. Thời-gian nhập ngũ chẳng thú ǵ, nhưng đă có dịp cho những t́nh bạn nảy-nở.
Ngài làm ǵ trong thời-gian ấy?
Một pháo-đội thường gồm hai ban chính, ban bắn và ban đo-đạc. Tôi được xếp vào ban đo. Thời đó đă có máy điện-tử và quang-học để ḍ đo những máy bay đang tới gần và chuyển dữ-kiện đo được sang cho ban bắn. Ngoài những buổi thực-tập đều-đặn, chúng tôi phải có mặt bên máy những lúc có báo động. Cái chán là càng lúc càng có nhiều báo động đêm và có nhiều đêm bị mất trắng.
Ngài đă chứng-kiến cảnh München bị dội bom?
Có. Sau đó tôi được chuyển sang ban thứ ba là ban điều-hướng toàn-bộ hệ-thống điện-thoại. Chúng tôi đóng ở Gilching gần hồ Ammersee, một vị-trí quan-trọng, v́ phi cơ Mỹ bay vào München từ phía nam qua hướng hồ này. Gần chỗ chúng tôi cũng là xưởng chế phi-cơ Oberpfaffenhofen, nơi những phi-cơ phản-lực đầu tiên được chế-tạo. Chúng tôi là những người được thấy những máy bay phản-lực đầu tiên của Đức cất cánh. Nhiều cuộc tấn-công không-quân đă xẩy ra và chúng tôi đă sống cảnh chiến-tranh thật sự.
Mùa thu năm 44 chúng tôi rời quân-dịch và được chuyển sang lao-dịch. Hai tháng dài tôi đóng ở biên-giới Áo Hung, đúng vào lúc quân Hung đầu-hàng quân Nga. Thời đó người ta đắp nhiều lũy lớn để chống chiến-xa. Cuối cùng tôi được chuyển sang bộ-binh, may thay được về đóng tại Traunstein. Được thế là nhờ ông sĩ-quan trách-nhiệm phân-bổ, ông này là người chống lại Quốc-xă, đă cố-gắng t́m cách giúp-đỡ những ai ông có thể giúp được. Ông cho tôi về Traunstein nên thời-gian lao-công bộ-binh của tôi thành ra tương-đối vô hại. Tôi bị bắt ở Traunstein và được giải về Ulm, nơi quân-đội Mỹ đang giữ 40 tới 50 ngàn tù-binh Đức. Ngày 19 tháng 6 năm 1945 tôi được trả tự-do.
Ngài c̣n nhớ ǵ về giai-đoạn chiến-tranh chấm dứt?
Lúc đó chúng tôi đang ở phi-trường Aibling. Suốt 6 tuần bị bắt chúng tôi phải nằm trên đất ngoài trời, chuyện chẳng thú-vị ǵ. Quân Mỹ đă không thể dựng lều hay làm nhà cho một khối-lượng tù-binh đông đến như thế. Chúng tôi không có lịch, không có chi hết, cứ cố moi óc mà đoán từng ngày. Cũng chẳng nghe được tin-tức. Chỉ biết là vào ngày mồng 8 tháng 5, quân Mỹ thay v́ cứ bắn đạn chiếu sáng lên trời, bỗng dưng bắn pháo bông như điên-cuồng. Và đâu-đó có tiếng đồn là chiến-tranh đă chấm dứt, Đức đă đầu hàng. Dĩ-nhiên chúng tôi đă thở ra nhẹ-nhơm, với hi-vọng nay mai sẽ được thả về và sẽ chẳng có ǵ xẩy ra cho ḿnh nữa. Nhưng lại có ngay tiếng đồn bảo chúng tôi đừng vội mừng v́ Mỹ giờ đây lại chuẩn-bị đánh Nga, và chúng tôi sẽ được tái vơ-trang để gởi đi chiến-trường chống Nga. Tôi đă không thể tưởng-tượng và tin được cái liên-minh kia có thể vỡ nhanh như vậy. Tôi chỉ biết mừng là chiến-tranh đă dứt và tôi sẽ không bị giữ lâu.
(c̣n tiếp nhiều kỳ)
PS: Trong các số trước từ BTGH 80, BTGH thấy MUỐI CHO ĐỜI chiếm khá nhiều không gian, nhưng nhiều Vị lại muốn đọc dài hơn. V́ thế BTGH thử trích đăng thêm trang. Nếu không thích hợp, sẽ trở lại như cũ. Đa tạ.
T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH |
ĐỀ TÀI 61
TƯƠNG QUAN GIỮA NGƯỜI LĂNH ĐẠO VÀ CỘNG ĐOÀN:
Đọc phần đầu chương 4 thư thứ I gửi tín hữu Côrintô, chúng ta thấy thánh Phaolô khai triển thêm đề tài liên hệ giữa giới lănh đạo và cộng đoàn, đă được đề cập tới trong phần đầu chương 3, nhưng lần này với mục đích rút tỉa ra một bài học cụ thể cho tín hữu. Đây là một thí dụ điển h́nh cho thấy kiểu suy tư thần học của thánh nhân: tŕnh bầy cùng một đề tài, nhưng dưới một khía cạnh khác và với mục đích khác.
Trong 13 câu đầu chương 4 thánh Phaolô đ̣i buộc các tín hữu Côrintô thừa nhận vai tṛ của các thừa sai là tôi tớ phụng sự Chúa Kitô và là các người quản nhiệm chương tŕnh của Chúa, và từ đó noi gương cuộc sống khiêm tốn khổ đau của các ngài. Phaolô đặc biệt đ̣i buộc tín hữu thừa nhận các thừa sai và giới lănh đạo cộng đoàn trong tương quan với Chúa Kitô và Thiên Chúa. Các vị là tôi tớ của Chúa, được Chúa tuyển chọn làm trung gian và dụng cụ hiện thực chương tŕnh cứu độ, nên có trách nhiệm trung thành tuân hành sứ mệnh nhận lănh. Nghĩa là các vị có trách nhiệm trước mặt Chúa Kitô và trước mặt Thiên Chúa nên phải tính sổ với Thiên Chúa và với Chúa Kitô trong ngày sau hết, chứ trong hiện tại không tín hữu nào có quyền lượng định cuộc sống và xét xử các vị. Và sự phân xử của Thiên Chúa sẽ vô cùng trung thực, v́ không bị điều kiện hóa bởi bất cứ hào nhoáng bên ngoài nào của thực tại, cũng không bị hạn hẹp bởi cảnh tranh sáng tranh tối trong cái nh́n bất toàn của loài người. Trái lại sự phán xử đó chỉ dựa trên ánh sáng sự thật, công việc làm và ḷng trung thành của mỗi người, khi không ai và không ǵ có thể lấp liếm che đậy bất cứ việc ǵ, v́ mọi sự được phơi bầy rơ ràng. Chính v́ xác tín như thế nên Phaolô khước từ tính chất hợp pháp và và chuyên môn của mọi người. Hiện tại không phải là lúc kiểm điểm chung kết cuộc sống con người. Do đó không ai có quyền yêu sách được phán xử kẻ khác. V́ vậy yêu sách của tín hữu Côrintô tự đ̣i cho ḿnh quyền phán xử và chỉ trích thánh Phaolô là điều vô lối. C̣n hơn thế nữa, chính thánh Phaolô cũng không chấp nhận cho ḿnh và lương tâm của ḿnh xét xử ḿnh. Không phải v́ ṭa án lương tâm không có gía trị. Nhưng thánh Phaolô coi nó chưa khách quan đủ để có thể triệt để biện minh cho thánh nhân và cho hoạt động tông đồ của ngài. Sự kiểm điểm của lương tâm chỉ có gía trị trong hiện tại như là nguồn mạch giúp chủ thể hiểu biết chính ḿnh mà thôi. Chỉ có lời phán xử của Chúa Kitô mới tạo dựng ra t́nh trạng vô tội đích thực và vĩnh viễn cho con người trước mặt Thiên Chúa. Sự phán xét sau hết không phải là một nhận định thuần túy về con người thật của kẻ bị xét xử, dù nhận định đó có trong sáng và chính xác đi nữa. Nhưng nó là việc Thiên Chúa xót thương tiếp nhận con người, qua đó khiến cho con người được trở nên vô tội và tuyên bố con người vô tội. Lời thánh Phaolô khẳng định với tín hữu Côrintô: ”Đấng xét xử tôi là Thiên Chúa” tiềm ẩn trực giác nói trên. Nghĩa là theo thánh Phaolô, phân tách cho cùng, th́ con người chỉ trở thành công chính trước mặt Thiên Chúa, nghĩa là được cứu rỗi chỉ v́ được Chúa thi ân chấp nhận mà thôi, chứ không phải v́ con người vô tội hay có công lao ǵ trước mặt Chúa.
Sự kiện trên đây giúp chúng ta nhận ra t́nh trạng cụ thể trong cộng đoàn: thánh Phaolô đă bị giáo đoàn Côrintô phản đối. Chính những tín hữu khoe khoang ḿnh đă trưởng thành và được soi sáng lại là những người chống đối Phaolô. Họ yêu sách đ̣i được quyền xét xử mọi người mọi vật, và tạo thành bè nhóm gây chia rẽ trong cộng đoàn. Thánh Phaolô không phiền trách sự kiện phân hóa của cộng đoàn, mà phiền trách thái độ kiêu căng tự đề cao của tín hữu, làm sai lạc cuộc sống ḷng tin kitô. Sống như thế là họ không hiểu biết cái nhưng không của ḷng tin và đặc sủng phong phú họ đă nhận lănh được. Tệ hơn nữa họ không hiểu biết tính chất lịch sử của kinh nghiệm kitô, khi ảo tưởng cho rằng ḿnh đă đạt đỉnh cứu rỗi, được tham dự vào vinh quang của Chúa phục sinh, được tự do khỏi mọi hạn hẹp và gịn mỏng của cuộc sống trần gian, và không bị nhục nhă v́ thập giá Chúa Kitô nữa.
Việc xác định vai tṛ giới lănh đạo trong cộng đoàn không chỉ có gía trị đối với các thừa sai, mà trái lại cũng có ư nghĩa đối với tín hữu trong cộng đoàn. Họ phải noi gương sống của chính các vị lănh đạo cộng đoàn, cụ thể ở đây là Phaolô và Apollo. Là những người khiêm tốn phục vụ Tin Mừng của Chúa Kitô, hiệp nhất trong sứ mệnh cộng tác với Thiên Chúa để xây dựng cộng đoàn lớn mạnh: các vị là bài học sống động cho các tín hữu Côrintô kiêu căng. V́ kiêu căng các tín hữu này đă biến các giáo đoàn thành cớ tự nâng ḿnh lên và thành các nhóm xung khắc với nhau. Họ đă lấy cớ được đặc sủng phong phú để yêu sách cho ḿnh được có địa vị tôn giáo đặc quyền đặc lợi. Thái độ sống của họ trái nghịch với thái độ sống của Phaolô, Apollo và các tông đồ. Sự trái nghịch này vượt giới hạn khung cảnh lịch sử thời đó, để trở thành một kiểu mẫu giải thích và sống ḷng tin kitô, có gía trị vượt không gian và thời gian. Các tín hữu Côrintô là hiện thân của một thứ kitô giáo hứng khởi, trốn chạy về phía trước, hướng tinh thần lên các miền thiên linh xa vời, và tự biến ḿnh trở thành lạ lẫm với lịch sử và các mâu thuẫn của nó. Trái lại trong cuộc sống mâu thuẫn của ḿnh là tông đồ bị sỉ nhục và nói xấu, thánh Phaolô đại diện cho một thứ Kitô giáo thực tế, hàng ngày phải đương đầu với các hạn hẹp, khổ đau, và hổ nhuc của t́nh trạng sống trên trần gian này, một thứ Kitô giáo nhập thể trong cảnh huống buồn thương của thế giới hiện tại, đắm ch́m trong bóng tối của ngày thứ sáu tuần thánh.
Hai đại danh từ ”anh chị em” và ”chúng tôi” diễn tả hùng hồn t́nh trạng đối chọi đó. Các tín hữu Côrintô đă là những người đạt đích toàn thiện cuối cùng, no đủ thỏa măn, giầu có, và đang thống trị. Nghĩa là họ đang chiếm hữu được ơn cứu độ, đă vượt thắng được sự khác biệt giữa hiện tại và tương lai, lịch sử và cánh chung. Cái ”đă tới” hủy bỏ cái ”chưa tới”. Nhưng đây chỉ là ảo tượng mà thôi. Thánh Phaolô cũng muốn cho họ đạt t́nh trạng đó lắm chứ, v́ như thế th́ ngài cũng sẽ được cùng họ chia sẻ vinh quang nước Thiên Chúa. Nhưng thực tế phũ phàng phản lại yêu sách và ảo tưởng đó của họ. Chỉ cần mở lớn mắt nh́n vào t́nh trạng sống cụ thể của các người được Chúa Kitô gửi tới loan báo Tin Mừng cho họ th́ đủ biết! Các vị là những kẻ rốt hết, bị kết án tử, và trở thành tṛ cười cho mọi người. H́nh ảnh một lũ nô lệ bi ném vào hí trường chiến đấu với thú dữ diễn tả được t́nh trạng sống tuyệt vọng của các thừa sai loan báo Tin Mừng của Chúa. Nhưng đây không phải chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên, mà thuộc chương tŕnh của Thiên Chúa. Đấng đă chọn gọi họ và trao phó cho họ sứ mệnh loan báo Tin Vui Nước Trời không giảm trừ cho họ các khó khăn gian khổ và các chống đối thù nghịch trong cuộc sống trần gian. Tín hữu Côrintô th́ được sự khôn ngoan, mạnh mẽ và vinh dự. C̣n các vị th́ phải hứng chịu sự khờ dại, yếu đuối và khinh rẻ. Ở đây chúng ta lại t́m thấy cái phản đề của sự điên dại, yếu đuối khinh rẻ của thập gía (x. 1,18-2,5), nhưng đó mới là sự khôn ngoan, quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa (x. 1,26-28). Và thánh Phaolô nêu bật rằng tất cả ”chỉ v́ Chúa Kitô” (c. 10). Nghĩa là các thừa sai không yêu thích sự điên dại, yếu đuối và khinh rẻ v́ t́nh yêu huyền bí nào, mà chỉ v́ muốn ư thức chia sẻ số phận của Chúa Kitô chịu đóng đinh, xỉ nhục, bất lực và bị khinh rẻ. Trái lại các tín hữu Côrintô th́ hướng tới sự khôn ngoan, hướng tới một thứ Kitô giáo quyền năng và an ninh, hướng tới vinh quang và xa lạ với thập gía của Chúa. Trên thực tế th́ họ chối bỏ thập giá Chúa, để chỉ bám vào Đấng phục sinh rạng ngời vinh hiển.
Ba câu 11-13 của chương 4 tŕnh bầy cuộc sống bị đóng đinh của các tông đồ: bị đói khát, trần truồng, hành hạ, lang thang nay đây mai đó không nơi trú ẩn chắc chắn. Nhưng các vị có cung cách hành xử ra sao? Bị xỉ nhục các vị chúc phúc, bị bắt bớ các vị vẫn can đảm vững tâm, bị vu khống các vị vẫn sống t́nh bạn. Toàn cuộc sống và cung cách hành xử của các vị là dấu chỉ sống động của thập gía Chúa Kitô. Điều kiện và kiểu sống đó bẻ gẫy cái ṿng luẩn quẩn của bạo lực, đàn áp và bất công. Trước thế giới ham hố quyền lực và vinh quang này, Phaolô so sánh tột đỉnh cuộc sống của ḿnh và của các thừa sai với rác rưởi và đồ uế thải.
Dĩ nhiên những ǵ được tŕnh bầy trên đây không diễn tả cuộc tử đạo đích thực của Phaolô. Mà nếu có là tử đạo đi nữa, th́ đây là một cuộc tử đạo không có ǵ là anh hùng hay hứng khởi siêu phàm. Nó không phải là kinh nghiệm của các siêu nhân can đảm và không hề bại trận. Trái lại, nó tŕnh bầy cho chúng ta thấy sự yếu đuối, hèn hạ và hổ nhục. Thiên Chúa không miễn trừ cho các sứ giả của Ngài các kinh nghiệm tàn ác của những người bị bỏ rơi. Sự điên dại và gương mù của thập gía in đậm dấu trên cuộc đời của họ. Chính v́ không phải là siêu nhân anh hùng nên các vị không là một luật trừ. V́ thế cuộc sống của các vị là luật sống b́nh thường cho mọi tín hữu bởi v́ thập gía của Chúa Giêsu là ch́a khóa giúp giải thích cuộc sống của mọi tín hữu và là tiêu chuẩn đối kháng với mọi kiểu sống ḷng tin chỉ tập trung vào ánh sáng rạng ngời của buổi sáng ngày phục sinh. Đây cũng là lư do giải thích tại sao Phaolô lại lấy ḿnh làm gương cho tín hữu, mà không hề có ư tôn ḿnh lên làm thần tượng khi nói: ”Anh chị em hăy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Chúa Kitô” (11,1). Chúa Kitô chịu đóng đinh là Đấng duy nhất tín hữu phải noi gương bắt chước. Không phải như lập lại kiểu sống của người khác trên b́nh diện luân lư, mà là chia sẻ sâu đậm con đường thập gía của chính Chúa Giêsu.
Linh-Mục Linh-Tiến-Khải
TRONG SỐ TỚI ĐỀ TÀI 62 : GIÁO HỘI GIỮA L̉NG ĐỜI
VẤN ĐỀ HÔM NAY
CÁC NẠN NHÂN NHỮNG VỤ LẠM DỤNG T̀NH DỤC
Olan Horne, 48 tuổi, người c̣n sống từ vụ các giáo sĩ lạm dụng t́nh dục, tin rằng cuộc tông du Hoa Kỳ của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI đánh dấu một bước ngoặt trong cách thế các nạn nhân bị lạm dụng t́nh dục được đối xử trong Giáo Hội Công giáo. Horne ,một trong sáu người c̣n sống đă gặp Đức giáo hoàng vào thứ Năm (17.04), cho biết :”Tôi thấy điều ấy trên khuôn mặt Người, tôi đă nghe giọng nói của Người. Người thấu hiểu hết”. Ông nói với Người Dẫn Đường Thánh Lu-i từ văn pḥng dịch vụ lương thực Đại Học Massachusettes: “Người thấu hiểu hết”
ĐỨC GIÁO HOÀNG BIỂN-ĐỨC XVI
Chính Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă đem vấn đề đáng xấu hổ nầy ra ở ba thánh lễ tại Công Viên Quốc Gia Washington và các sân vận động Yankee và Nhà Thờ Chính Toà Thánh Patrick, tại một chủng viện ở New York và trong một cuộc họp báo trong chuyến bay Mục Tử Số Một (Shepherd One). NgườI cũng đă thảo luận vấn đề nầy với các giám mục ở Washington.
Horne nói :” Đức Biển-Đức nói với các giám mục gặp gỡ với các nạn nhân c̣n sống sót như Người đă gặp; Vị Giáo Hoàng nầy làm được điều ấy. Tôi thích nói rằng tôi đến từ Missouri và cac Vị sẽ phải chỉ cho tôi thấy. Đức Biển Đức đă chỉ cho tôi thấy”.
Horne chẳng có liên hệ ǵ với Missouri cả, nhưng từ nhiều năm nay anh ta coi khẩu hiệu của bang nầy như của riêng ḿnh. Horne đă không ngừng yêu cầu rằng Giáo Hội Công giáo “chỉ cho tôi thấy” Giáo Hội đă coi vấn đề lạm dụng t́nh dục trẻ bị thành niên một cách nghiêm chỉnh thế nào một cách công khai.”Tôi đă không bỏ cuộc. Tôi luôn có hy vọng. Đức tin tôi chẳng nhiều nhặn ǵ, nhưng tôi đă luôn có hy vọng”. Horne không tham dự thánh lễ từ nhiều năm qua. Ông vẫn rửa tội cho con cái nhưng không bao giờ đem chúng tới nhà thờ hoặc cho phép chúng rước lễ lần đầu.
Bernie McFaid,52 tuổi, một người sống sót ở Boston là một người thầu sơn ở Boston, đă cố gắng kể lại câu chuyện của anh ta cho Đức Gioan-Phaolô vào năm 2003. Ông đi sang Roma nhưng chỉ gặp các giới chức Vatican, ông kể với Người Dẫn Đường từ một công trường ở Boston. Lần nầy th́ khác biệt.
HỘI KIẾN VỚI ĐỨC GÍAO HOÀNG
Khoảng hai tuần trước cuộc tông du của Đức giáo hoàng, Horne và McDaid được mời gặp riêng Đức Giáo Hoàng cùng với những người c̣n sống khác ở thủ đô Washington, tại dinh của Đức TGM Pietro Sambi, nhà ngoại giao của Vatican tại Hoa Kỳ. Sáu người c̣n sống của vụ lạm dụng t́nh dục thời thơ ấu chấp nhận lời mời nầy, cũng được mời tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha dâng tại sân vận động quốc gia mới trước khi gặp gỡ. Sau đó họ được đem ra mau trong một chiêc xe do cảnh sát hộ tống đến nơi gặp mặt. Đức Thánh Cha bước vào ngôi nhà nguyện nhỏ 5 x 8 thước của dinh Đức TGM và lập tức qùy gối trong cầu nguyện im lặng. Sau đó Người nói chuyện với những người c̣n sống nầy trong khoảng 20 phút,theo như Horne nhớ lại. Rồi mỗI người trong sáu người nầy có cuộc tiếp chuyện riêng diện đối diện với Đức giáo hoàng.
Một phụ nữ trong ban trợ gíup các nạn nhân thuộc Tổng giáo phận Boston trao cho Đức giáo hoàng một cuốn sách với 1.600 danh tính đầu tiên viết trong các trang sách. ĐHY Sean O’Malley giải thích vớI Đức Giáo Hoàng rằng danh sách nầy là tất cả nạn nhân của các vụ lạm dụng t́nh dục do các giao sĩ ở Tổng giáo phận Boston.mà TGP yêu cầu các giám mục trong TGP chăm sóc mục vụ cho họ. ĐHY O’Malley giải thích : Những trang để trắng tượng trưng những nạn nhân không bao giờ lên tiếng về những lời than oán của họ.
Horne nói :” Đức Thánh Cha choáng váng về con số nầy. Bạn có thể nh́n thấy sự thành thật của cú sốc trên gương mặt của Người. Đức Biển-Đức XVI chưa bao giờ biết rằng có nhiều [nạn nhân] đến thế ở Boston. Người choáng váng sững sờ. Đức TGM Pietro Sambi,Khâm Sứ Toà Thánh, cũng thế”. ĐHY O’Malley xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân liệt kê trong cuốn sách nầy và Đưc Thánh Cha hứa sẽ làm như thế.
Đức giáo hoàng có thể biết về lạm dụng t́nh dục trong Giáo Hội Công giáo hơn phần đông các giám mục Hoa Kỳ. Khi Người c̣n đứng đầu Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, Người đă duyệt lại tất cả các ‘ca’ loại bỏ các linh mục lạm dụng của các giám mục. Sau cuối năm 2002,các trường hợp ở Mỹ chảy như thác vào hộp thư của người.
Horne và McDaid nói : Đức Giáo Hoàng nói khoảng 20 phút, xin tha thứ và bày tỏ sự xấu hổ cá nhân về những linh mục sa đoạ đă làm tan nát sự trong trắng vô tội của các trẻ em.
Thời khắc đang nhớ nhất của buổi gặp gỡ đến khi đến lượt một phụ nữ nạn nhân duy nhất vàogặp riêng Đức giáo hoàng. Với những cái đầu của tất cả những người khác quay lại để giữ kín đáo riêng tư cho bà, Bà đứng đối diện với Vị giáo hoàng đang đứng. Bà khóc v́ không nói thành lời được. Horne nói: “Những âm thanh của bà đầy ắp phiền muộn,như môt khúc nhạc buồn. Đau buồn là thế, nhưng âm thanh dịu dàng nầy.như thể nó được trút ra. Khắp cả pḥng đều kính trọng. Không một ai làm gián đoạn. Không một ai noi điều ǵ như là ‘rồi mọi sự sẽ ổn thôi mà’. Những tiếng thổn thức của bà bàng bạc trôi khăp gian pḥng, lắng xuống chung quanh tất cả chúng tôi trong căn pḥng. Sau đó mới tan dần. Các bạn nh́n thấy đau khổ trên gương mặt của Đức Biển-Đức”. Horne nói : Lệ ứa trên mắt rất nhiều người trong căn pḥng.
CÂU CHUYỆN CỦA HORNE : GẶP ĐỨC GIÁO HOÀN VỚI TÂM HỒN RỘNG MỞ
Chính Horne cũng ngạc nhiên về những ǵ ông đă nói với Đức giáo hoàng sau những năm kêu gọi những cuộc hội kiến giữa Đức giáo hoàng và các nạn nhân c̣n sống. Từ khi đă thành một người lớn, ông hiêm khi đi lễ. Vài giờ trước cuộc thăm viếng, ông đi dự lễ với cô con gái đang học trung học tại Sân vận động quốc gia (Nationals Stadium). Ông nói : “Tại Thánh Lễ, tôi nhận ra rằng tôi đă không cho con gái tôi đức tin,nhưng tôi đă có thể cho con gái tôi một điều ǵ đó. Tôi đă có thể chỉ cho cháu thấy đừng bao giờ bỏ cuộc. Có Đấng cầm đầu toàn thể Hội Thánh Công giáo. Và trong một giờ nữa Người được chuẩn bị để gặp gỡ với tôi và vơi những người c̣n sông khác. Tôi đă không bao giờ từ bỏ hy vọng rằng rồi mọi sự có thể thay đổi. Đôi khi đức tin bị từ bỏ,nhưng hy vọng th́ không bao giờ”.
Mười phút trước khi Đức giáo hoàng đến, Horne xin một linh mục ban cho ông bí tích Hoà Giải, thường gọi là xưng tội. Tín hữu Công giáo tin rằng trong bí tích nầy Chúa Giêsu trực tiếp ban ơn phúc chữa lành và tha thứ.
Khi Horne đối diện với Đức Thánh Cha, ông kể với Người về sự chuẩn bị tự phát của ḿnh: “Tôi nói với Người rằng tôi đă không xưng tội suốt 35 năm rồi, nhưng tôi vừa xưng tội 10 phút trước khi đến gặp Người để xin tha thứ, v́ tôi đă thù ghét Người nhiều năm qua. Tôi đă thù ghét Giáo Hội. Tôi đă thù ghét Thiên Chúa của tôi. Tôi nói với Người là tôi muốn sự tha thứ đến nỗi tôi có thể ở ngay chỗ mà Người đă ở khi tôi gặp Người. V́ vậy tôi đă có thể có tâm hồn cởi mở”.
Nỗi đau buồn hằn sâu trên gương mặt Đức giáo hoàng giống như một người đang đứng trước một ban bồi thẩm. Nhưng khi ông nói xong, th́ Đức Biển-Đức XVI mỉm cười và vồ lấy tay ông. Horne xin Đức Giáo Hoàng hoạt động để bảo vệ các trẻ em: ” Đă từ lâu tôi đă nói rằng Giáo Hội có thể cho thế giới thấy phải giảI quyết như thế nào việc ấy, làm thế nào để bảo vệ các trẻ em khỏi bị lạm dụng. Đức giáo hoàng, Đấng cầm đầu toàn thể Giáo Hội, đă nói thẳng ư kiến của Người”. Ngay từ năm 2002, Đức TGM Wilton D.regory, bấy giờ là giám mục giáo phận Belleville và là chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, đă cố gắng đề cập vụ tai tiếng. Dưới thời ĐGM Gregory, HĐGM đă ủy thác các nghiên cứu về lạm dụng t́nh dục trẻ vị thành niên và thuê các vị hàn lâm và các chuyên gia luật để thiết kế và giám sát các chương tŕnh bảo vệ trẻ em khắp các giáo phận. Một số trong các chương tŕnh nầy đă được các tổ chức ngoài Công giáo sử dụng. Horne nói :”Tôi nghĩ rằng Đức giáo hoàng sẵn sàng để chỉ đạo vấn đề nầy.Tôi đă từng nói như vậy nhiều năm qua”.
CÂU CHUYỆN CỦA McDAID : MỘT LỜI CÁM ƠN CHÂN THÀNH.
McDaid nhắc lại từ nhiều ngày qua về những ǵ ông sẽ nói với Đức Thánh Cha. Thế rồi ông bỏ phần nhiều các ư tưởng sang một bên và chỉ nói rằng với tư cách là một chú giúp lễ 11 tuổi, một linh mục đă lạm dụng t́nh dục ông trong nhà mặc áo nhà thờ giáo xứ của ông. Ông nói :”Trong nơi mà tôi cầu nguyện,tôi bị lạm dụng tinh dục”. Sự lạm dụng nầy không chỉ ở thân xác,mà là ở tâm hồn ông, v́ nó đến từ một người mà đứa bé giúp lễ nh́n thấy như là một quyền bính tinh thần. McDaid nói với Đức Giáo Hoàng rằng, vào thời khắc ấy, ông mất hệ thống niềm tin và sự kính trọng đố với mọi quyền bính, kể cả cha mẹ ông. Trong nhiều năm ông đấu tranh chống lại sự chán nản ngă ḷng, những nghiện ngập cũng như những ước mong của cha mẹ ông.
McDaid nói : “Đức Giáo Hoàng trông hết sức buồn bă.Người nh́n tôi mắt trong mắt, nh́n xuống sàn nhà, nh́n tôi và nắm tay tôi, và không buông ra. Tôi nh́ thấy ngôn ngữ thân thể của Người, cặp mắt của Người, nghe nỗi buồn với tiếng Anh mang âm sắc Đức của Người. Tôi đă không phải nói, bạn hiểu điều nây chứ?” McDaid cảm thấy Đức Thánh Cha Biển-Đức đă làm trọn mọi điều khi lắng nghe câu chuyện của họ. Ông chỉ ân hận là một cuộc gặp gỡ như thế đă không xảy ra sớm hơn những năm trước đây. Mc Daid nói : Thay v́ chống đối nhau, các giám mục, linh mục, giáo dân Công giáo và các nạn nhân nay bắt đầu làm việc với nhau: “Chúng tôi phải làm việc với tinh thần tập thể, để giúp đỡ những ai đă bị lạm dụng và để bảo vệ các trẻ em khỏi sự lạm dụng xảo trá cướp đi mất đời sống thiêng liêng của bạn.
McDaid háo hức với sự đánh giá cao của ông đến nỗi ông gửi cho Đức Thánh Cha một bức thư khi Người đang ở trên máy bay trước khi máy bay cất cánh. La thư của McDaid chỉ nói một cách đơn giản :”Cám ơn Đức Thánh Cha từ tận con tim và tâm hồn con”.
Mẹ ông,năm nay đă 81 tuổi, mừng rỡ v́ sau bao năm rối ren và nghi nan, nay con trai bà đă được Đức Giáo Hoàng an ủi.
NHỮNG NẠN NHÂN C̉N SỐNG KHÁC VẪN ĐANG GIẬN DỮ
Không phải tất cả mọi người đều bị ấn tượng bởi các nỗ lực của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đối với những người c̣n sống sau các vụ lạm dụng. David Clohessy ở St Louis, một phát ngôn nhân của Mạng Những Người C̣n Sống của những kẻ bị các linh mục lạm dụng ấy, nói với Người Hướng Dẫn rằng ông không trông đợi cuộc gặp gỡ của những người c̣n sống với Đức giáo hoàng “sẽ thay đổi được điều ǵ”. Một số người c̣n sống đă phê b́nh nhóm sáu người v́ đă gặp Đức giáo hoàng. Horne hiểu sự thất vọng của họ.”Hai phần ba các giám mục (làm nhiệm vụ năm 2002) đă bênh vực các linh mục”. Horne coi trọng một số giám mục v́ sự lănh đạo của các Ngài, gồm Đức TGM giáo phận Minneapolis Harry Flynn. Tuy nhiên, những lời cảnh cáo từ Đức TGM Flynn và ĐGM Gregory cũng như các chương tŕnh của HĐGM Hoa Kỳ có thể bị các giám mục không thèm để ư, bỏ qua.Horne nói : Nay khi mà Đức giáo hoàng Biển-Đức đă nói với họ và nay khi mà ăng-ten của Sambi [Đức khâm sứ Toà Thánh tại Mỹ. BGTH] đă được đặt trong t́nh trạng báo động,th́ thay đổi phải đến.
BTGH chuyển ngữ.
◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA BA NGÔI(Năm A)
Không cần phải là những triết gia lớn, tất cả chúng ta một ngày nào đó cũng đă đặt ra cho ḿnh câu hỏi :”Thiên Chúa là ai? Hàng trăm thế hệ đă đặt câu hỏi nầy trước chúng ta.
Mọi con người là một mầu nhiệm mà không
một ai có thể nắm bắt được trọn
vẹn. Điều đó c̣n đúng hơn về Thiên Chúa,
vốn vựơt qua tất cả mọi giới hạn
hiểu biết và tưởng tượng một cách vô
tận. Những ngườI Do Thái cổ đă có lư khi
không bao giờ xưng tên Người v́ sợ sẽ áp
đặt những giới hạn của chúng ta vào Danh
của Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn mọi hữu thể
và mọi sự sống, là Đấng mà không một con
người nào có thể hiểu được.
Con của Người, khi đến trong thế gian, biết rằng không thể đem cho một mô tả khả dĩ thoả măn được về Thiên Chúa. Biết các giới hạn của các môn đệ, Chúa Giêsu đă bảo đảm ban tặng cho họ Chúa Thánh Linh là Đấng duy nhất có thể dẫn đắt họ tới chân lư trọn vẹn. Đó chính là muốn nói với chúng ta rằng mọi con người trần phải tăng triển trong sự hiểu biết của ḿnh về Thiên Chúa và rằng sự khám phá nầy phải kéo dài đến hết đời.
Nhưng làm thế nào nhờ Chúa Thánh Thần dẫn
đắt mà đạt đến chân lư trọn vẹn
nầy? Không được bỏ qua bất cứ
phương tiện nào được đặt trong
tầm tay chúng ta.
Các tŕnh thuật Kinh Thánh là nguồn đầu tiên của đức tin và chúng phản ánh kinh nghiệm của hàng trăm thế hệ. Tuy vậy, dù người ta có đọc hàng trăm lần Thiên Chúa yêu thương chúng ta thế nào, th́ cũng chỉ có kinh nghiệm về t́nh thương nầy mới có thể giúp chúng ta hiểu được nó và hiểu thật sự. Thực tại trần thế về t́nh yêu thường nhật soi sáng các tŕnh thuật Lời Thiên Chúa.
Giáo huần của Giáo Hội là một kim chỉ nam vững vàng. Các tín ư và tín điều đặt rất nhiều thjứ vào lại đúng vị trí. Dù vậy, để biết được t́nh thương của Thiên Chúa, th́ không có ǵ có thể thay thế thực tại kinh nghiệm của chúng ta về t́nh yêu trong ḷng cuộc sống chúng ta. Chỉ lúc ấy chúng ta mới nhận ra Thiên Chúa là Đấng nào.
Phải biết nh́n nhận Đấng Thiên Chúa Hằng Sống và Chân Thật qua hàng ngàn cử chỉ, hàng ngàn cách thế mà Người dùng để tỏ cho thấy sự hiện diện của Người trong cuộc đời chúng ta : đó là một người bạn dành thời giờ để lắng nghe chúng ta nói; đó là người khách ngoại kiều báo tin cho chúng ta hoặc đến giúp đỡ chúng ta; đó là một em bé lao vào ṿng tay chúng ta vô điều kiện.
Được Chúa Thánh Linh dẫn dắt, chúng ta sẽ nhận ra qua các cử chỉ hằng ngày và mang tính người của chúng ta, dấu cởi và khuôn mặt của Thiên Chúa. Chỉ khi đó, chúng ta sẽ bắt đầu trả lời câu hỏi chúng ta đặt ra : Thiên Chúa là Đấng nào? Bởi v́ những ǵ có t́nh thương, sự trao ban nhưng không, vẻ đẹp và sự bền vững trong con người đều là theo h́nh ảnh của Người.
Bernard Lafreńere, C.S.C
◙ PHỤ TRANG:
VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA
+ (VnEconomy 06.05) Ngành ngân hàng thiếu 30.000 nhân viên. Theo Hiệp hội Ngân hàng, xuất phát từ việc mở nhiều chi nhánh của các ngân hàng cổ phần giành thị phần bán lẻ nên số nhân sự cũng phải tăng tương ứng trong giai đoạn 2008-2010. Ước tính, ngành ngân hàng đang thiếu lượng nhân lực khoảng 30.000 người. Hiệp hội Ngân hàng cũng đưa ra dự báo, ngay trong năm 2008, trung b́nh mỗi ngân hàng cổ phần sẽ mở thêm 5-10 chi nhánh và pḥng giao dịch mới nên số nhân lực cần có là rất lớn. Chính v́ thế, sự cạnh tranh trong thị trường nhân lực ngân hàng sẽ khốc liệt hơn.
+ (HTV 06.05) Sẽ sửa đổi quy định mua nhà ở đối với Việt kiều. Bộ Xây dựng vừa yêu cầu sở xây dựng các tỉnh, thành phố báo cáo số lượng nhà ở mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài đă được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thông qua các h́nh thức mua bán, tặng, cho hoặc thừa kế đến hết quí I/2008; nêu vướng mắc trong quá tŕnh thực hiện và đề xuất giải pháp. Thời gian báo cáo trước ngày 10-5-2008. Số liệu thống kê cho thấy kể từ năm 2001 (cho phép Việt kiều mua nhà ở và gần đây là Luật nhà ở có hiệu lực từ 1-7-2006) đến nay mới có khoảng 140 trường hợp được mua nhà, tập trung chủ yếu ở TP.HCM, trong khi nhu cầu c̣n rất lớn. Lư do là các quy định về thủ tục khá rắc rối và chưa được cơ quan chức năng hướng dẫn.
+ (TTXVN 06.05) Việt Nam yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ kế hoạch thị sát khu vực quần đảo Trường Sa. Ngày 5-5, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin người đứng đầu cơ quan quân sự Đài Loan có kế hoạch đi thăm đảo Ba B́nh thuộc quần đảo Trường Sa , Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch thị sát khu vực quần đảo Trường Sa".
+ (SGGP 07.05) Giá thuốc lại tăng. Đầu tháng 4-2008, Bộ Y tế đă có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm ngừng xem xét hồ sơ của các đơn vị dược phẩm trên địa bàn xin kê khai lại giá thuốc theo hướng tăng lên đến hết 30-6. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều mặt hàng vẫn tăng giá. Khảo sát tại Trung tâm Dược phẩm quận 10 TPHCM chiều 5-5 cho thấy, các mặt hàng thuốc ngoại nhập không tăng nhưng một số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước tăng 5% - 25%. Cụ thể các mặt hàng của Công ty Dược phẩm Hà Tây, Dược phẩm Đông Nam gồm: Calcin Plus (tăng 5%), Hemovit (5%), Oravita (7%), Fokids (7%); các mặt hàng của Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmedic cũng tăng 5% – 25% như: Aspartam, Carbomin, Far 90, Far 200, Far 500, Malox.
+ (HanNoi Moi 06.05) Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ N đă phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nh́n đến năm 2050 nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội thành một đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Theo trang tin ĐT của Chính phủ, đến năm 2050, vùng Thủ đô Hà Nội sẽ là một trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo dục - đào tạo và du lịch lớn của cả nước. Vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Ḥa B́nh trải rộng trên diện tích khoảng 13.436 km2, bán kính ảnh hưởng từ 100 - 150 km. Như vậy, vùng Thủ đô Hà Nội sẽ rộng gấp khoảng 13 lần Thủ đô Hà Nội hiện nay (diện tích 920,97 km2).Dân số toàn vùng vào năm 2050 vào khoảng 18 - 18,2 triệu người, trong đó, dân số đô thị tăng nhanh, từ 4,1 - 4,5 triệu người (năm 2010) lên 8,1 - 9,2 triệu người (năm 2020) và 14,4 - 15,4 triệu người (năm 2050). Năm 2050, b́nh quân diện tích đất đô thị là 115 m2/người.
+ (TTXVN 07.05) Sản xuất vắcxin H5N1-Thành tựu mới của y học VN. Thành công bước đầu trong việc nghiên cứu sản xuất vắcxin pḥng cúm H5N1 của Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế) đang mở ra triển vọng cho khả năng pḥng loại bệnh nguy hiểm này một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn. Theo kế hoạch, cuối năm 2009, Công ty sẽ chính thức cho ra đời vắc xin H5N1 với tên là Fluvax, giá xuất xưởng chỉ 30.000 đồng/liều và thời gian bảo hộ đối với người tiêm pḥng là 1 năm. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm bùng phát từ năm 1997, hiện đă lan rộng và trở thành nguy cơ toàn cầu. Tính đến đầu tháng 4/2008, toàn thế giới có 379 người nhiễm cúm A/H5N1, trong đó có 239 người đă tử vong. Quan tâm lớn nhất của WHO hiện nay là làm sao đối phó với loại bệnh có thể lây truyền xuyên quốc gia này bằng vắcxin hữu hiệu. Riêng ở Việt Nam, người nhiễm H5N1 đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/2003 và đến nay đă có 106 người nhiễm, trong đó có 52 người đă tử vong, đứng thứ hai thế giớI sau Indonesia
+ (Khanh Hoa 08.05) Tàu hải quân Hoa Kỳ sẽ cập cảng Nha Trang. UBND tỉnh Khánh Ḥa vừa họp bàn việc chuẩn bị đón tàu Bệnh viện USNS Mercy của hải quân Hoa Kỳ, dự kiến cập bến và lưu tại cảng Nha Trang từ ngày 18 - 28.6 tới. USNS Mercy gồm 900 sĩ quan, thủy thủ, trong đó có hơn 300 chuyên gia y tế quân sự, dân sự và chuyên gia xây dựng Hoa Kỳ. Theo kế hoạch, trong 10 ngày ở Nha Trang, các chuyên gia của USNS Mercy sẽ thực hiện một số hoạt động y tế nhân đạo như: khám chữa bệnh, cấp thuốc, chữa răng tại một số trường học, trạm y tế ở TP Nha Trang và huyện Diên Khánh; phẫu thuật chuyên ngành và đa khoa; sửa chữa trang thiết bị y tế, hỗ trợ xây dựng cơ bản với quy mô nhỏ; trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn y tế...
+ (VnExpress 08.05) Việt Nam không bán phá giá hàng dệt may. Ngày 6-5, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khẳng định không có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra bán phá giá đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. DOC cho biết, trong đợt xem xét thứ hai về dữ liệu của năm nhóm sản phẩm dệt may của Việt Nam gồm quần dài, áo sơ-mi, đồ lót, quần áo bơi và áo len nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian sáu tháng, từ tháng 8-2007 đến tháng 1-2008, DOC nhận thấy cả năm nhóm sản phẩm này đều không có dấu hiệu bán phá giá, do vậy không đe dọa sự cạnh tranh của các công ty dệt may nội địa Mỹ. Giá các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Việt Nam đều ngang với mức giá của các nhóm hàng hóa tương tự nhập từ các bạn hàng khác của Mỹ và trong nhiều trường hợp thậm chí c̣n cao hơn. DOC sẽ tiếp tục thực hiện cam kết kiểm tra hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam để bảo đảm rằng hàng dệt may không bị bán phá giá vào thị trường Mỹ và đe dọa khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ.
+ (TTXVN 08.05) Việt Nam cam kết chống chủ nghĩa khủng bố và chống phổ biến vũ khí hủy diệt. Phát biểu ư kiến tại phiên thảo luận mở về báo cáo của Chủ tịch các ủy ban Chống khủng bố (theo Nghị quyết 1373), Trừng phạt các cá nhân và tổ chức liên quan Al Qaeda và Taliban (Nghị quyết 1267) và Chống phổ biến vũ khí (Nghị quyết 1540) tại Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) ngày 6-5, Đại sứ Hoàng Chí Trung, Phó Phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại LHQ, khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện nghĩa vụ của ḿnh trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia và các nghị quyết của HĐBA về chống chủ nghĩa khủng bố và chống phổ biến vũ khí hủy diệt. Việt Nam chia sẻ báo cáo của ba Chủ tịch Ủy ban và đánh giá cao nỗ lực của ba ủy ban thời gian qua
+ (Nguồn S & P 08.06) Standard & Poor's hạ định mức tín nhiệm với Việt Nam. Đầu tháng 5 vừa qua, Standard & Poor's đă công bố bảng xếp hạng định mức tín nhiệm của 118 quốc gia và lănh thổ trên thế giới, VN tụt từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực". Trong bảng xếp hạng này, S&P đă đánh giá định mức tín nhiệm nợ trong nước của Việt Nam là BB+ và tín nhiệm nước ngoài là BB. S&P cũng cho rằng, Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ về kinh tế và tài chính, một phần do t́nh trạng tăng trưởng tín dụng nhanh và bội chi ngân sách. Theo tiêu chí xếp hạng của S&P, BB biểu thị t́nh trạng nền kinh tế có yếu tố đầu cơ. Những nền kinh tế có định mức tín nhiệm nợ ở mức này thường đang có điều kiện kinh doanh và tài chính bất lợi. Theo tờ Washington Post, đây là lần đầu tiên một tổ chức quốc tế chính thức thể hiện sự lo ngại về việc kiểm soát nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng của Việt Nam.
+ (SGGP 09.05) TPHCM, 4 tháng đầu năm 2008: 117 vụ đ́nh công. Chỉ trong hơn 4 tháng đầu năm 2008, toàn TP xảy ra 117 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến ngừng việc - nhiều hơn tổng số vụ đ́nh công trên địa bàn TP của cả năm 2007, tập trung ở các doanh nghiệp dệt may, da giày thuộc khu vực DN ngoài quốc doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài các vấn đề chủ yếu như bức xúc về lương, thưởng, chế độ lao động, điều kiện lao động, nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng đ́nh công đột ngột tăng cao trong thời gian vừa qua là do lương công nhân không theo kịp tốc độ trượt giá” - Tại buổi giám sát, các đại biểu cho rằng mức xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật lao động hiện c̣n quá thấp (tối đa 20 triệu đồng) nên không có tác dụng răn đe; nhiều vấn đề luật pháp quy định chưa chặt chẽ đă tạo điều kiện cho DN lách luật, gây thiệt tḥi cho người lao động; tổ chức công đoàn cơ sở, đặc biệt trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động c̣n hạn chế…
+ (Thanh Nien 09.05) Lao động nhập khẩu ngày càng tăng. Tổng cục Dạy nghề đă tổ chức Hội nghị tuyển sinh dạy nghề toàn quốc 2008. Hội nghị đă đề cập đến một nghịch lư: Trong khi không ít người lao động Việt Nam thất nghiệp th́ số lao động là người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam ngày càng lớn đến mức ngạc nhiên. Thực tế cho thấy, Việt Nam thành lập hàng loạt khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị; người nông dân ở đó mất đất, chưa được chuẩn bị nghềà, dẫn đến thất nghiệp. Doanh nghiệp cần chuyên gia, công nhân kỹ thuật tay nghề cao nên buộc phải “nhập khẩu” từ bên ngoài.
+ (Nguoi Lao Dong 09.08) Virus EV 71 gây bệnh có thể đă biến đổi về độc lực. Cục Y tế dự pḥng và môi trường , cho biết từ đầu năm 2008 đến nay cả nước có hơn 2.000 bệnh nhân bị hội chứng tay chân miệng, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Nam. Theo nghiên cứu của Viện Pasteur TPHCM, trong số những ca mắc tay chân miệng th́ nguyên nhân do EV 71 chiếm khoảng 20%. Đây là loại virus nằm trong số độc lực cực mạnh, virus gây bệnh chủ yếu cho trẻ em với các biểu hiện sốt cao trên 37oC, nổi mụn đỏ ở chân, tay, miệng và biến chứng nặng nhất là sốt li b́, ảnh hưởng đến năo với nguy cơ tử vong rất cao. Hiện chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh.
+ (TTXVN 09.05) Sắp có dự án 10 tỷ USD đầu tư vào Phú Quốc. Dự án do liên hợp các nhà đầu tư Mỹ và Canađa góp vốn nhằm đầu tư vào các hạng mục như xây dựng đường, cảng ở đảo Phú Quốc và đường bộ từ các khu vực lân cận kết nối với Phú Quốc. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4 tháng đầu năm nay, đă có thêm gần 7,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào VN, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong dố đó, có 210 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng kư trên 7,2 tỷ USD và 64 lượt dự án tăng thêm vốn với tổng vốn đăng kư trên 371 triệu USD.
+ (VnNet 09.05) Cả nước có gần 50 triệu thuê bao di động. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong quư I có khoảng 8 triệu thuê bao di động phát triển mới, nâng tổng số thuê bao cả nước đạt gần 50 triệu tương đương với khoảng nửa triệu dân số VN.Trong số này có khoảng 43,9 triệu thuộc về ba nhà khai thác di động có cùng công nghệ GSM, gồm MobiFone với 14,5 triệu, VinaPhone 12,4 triệu và Viettel với 17 triệu. Số c̣n lại là của các mạng di động sử dụng công nghệ CDMA.Tính đến cuối tháng 4/2007, toàn quốc có xấp xỉ 33, 5 triệu thuê bao điện thoại, trong đó 24 triệu thuê bao di động. Như vậy số thuê bao phát triển trong quư I/2008 đă vượt xa dự đoán của giới chuyên môn rằng đến năm 2010 VN mới đạt được con số 50 triệu.
+ (NLĐ 09.05) Lạm phát năm 2008 có thể đến 22,3%.“Báo cáo kinh tế VN 2007 và triển vọng 2008” do Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế TW (Ciem) công bố sáng nay , 8-5, cho thấy mục tiêu tăng trưởng 8,5-9% và kiềm chế lạm phát ở mức 11-12% năm 2008 như Chính phủ đă đề ra là bất khả thi và lạm phát có thể lên đến 22,3% nếu kinh tế thế giới tiếp tục bất lợi . Thứ nhất, nền kinh tế VN đang dựa vào vốn nước ngoài v́ tỉ lệ đầu tư chiếm đến 44% GDP. Trong đó tỉ trọng đầu tư tư nhân giảm từ 37% năm 2006 xuống 31%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng từ 17% năm 2006 lên 21% và đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chiếm 27% tổng đầu tư toàn xă hội. Thứ hai, năm 2007 cũng ghi nhận sự bùng phát của các thị trường vốn nhưng khu vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm vẫn chưa chiếm tới 2% GDP (trong khi năm 2004-2005 đă đạt mức 1,9%). Con số đó chứng tỏ sự bùng phát này chỉ là cách chuyển của những khoản tiền ảo chứ không phải chuyển hóa sang nền kinh tế thực để tạo ra hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc gia nhập WTO càng làm lộ rơ hơn những yếu kém, bất cập cố hữu của nền kinh tế VN, nhất là đối với việc bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững. yếu kém thể hiện ở 3 nút “thắt cổ chai” là thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực. Báo cáo đề ra 3 kịch bản cho kinh tế VN năm 2008: Kịch bản cơ bản: GDP tăng 7,2%, lạm phát trung b́nh 19,4%, thâm hụt thương mại tương đương 17,3% GDP. Kịch bản xấu: GDP tăng 6,6%, lạm phát trung b́nh 22,3%. Thâm hụt thương mại cao hơn mức 17,3% GDP. Kịch bản tốt: GDP tăng 7,6%, lạm phát trung b́nh 16,7%. Thâm hụt thương mại thấp hơn mức 17,3% GDP. Trong đó, kịch bản xấu có nhiều khả năng trở thành hiện thực nhất
+ (TTXVN 10.05) Ixraen hỗ trợ Việt Nam đào tạo về an ninh mạng.Đại sứ quán Ixraen tại Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam sẽ tổ chức khóa đào tạo về an ninh mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 12 đến ngày 16/5. Tham gia giảng dạy tại khóa đào tạo là 7 chuyên gia của Viện Hợp tác quốc tế và xuất khẩu Ixraen, Bộ Y tế Ixraen và 5 công ty hàng đầu Ixraen trong lĩnh vực này.Những khái niệm cơ bản về an ninh mạng như an ninh thông tin, quản lư truy cập, quản lư ứng dụng, mă hóa, an ninh vật lư, an ninh vận hành; những chính sách, giải pháp, công nghệ, thiết bị bảo đảm an ninh an toàn mạng sẽ được giới thiệu tại khóa học này
+ (VnExpress 10.05) Người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng.Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai vừa tậu chiếc máy bay hạng thương gia loại 12 chỗ, trị giá khoảng 7 triệu USD. Dự kiến, chiếc máy bay sẽ về VN ngày 14/5.Chiếc máy bay mà bầu Đức, ông chủ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai đặt hàng là loại tàu bay 12 chỗ mang tên Beechcraft King Air 350, số seri FL-417 do hăng Raytheon Aircraft (Mỹ) sản xuất; động cơ Pratt & Whitney PT 6-60 A (Canada). Giá bán vào khoảng 7 triệu USD. Hiện thuế nhập khẩu đối với máy bay và các phụ tùng máy bay hiện tại là 0%. Luật Hàng không cho phép bất cứ cá nhân nào cũng có thể sở hữu một chiếc máy bay tư nhân, miễn là phải đảm bảo các điều kiện về độ an toàn, chứng chỉ bay...
+ (Nhan Dan 10.05) Trước 31-5, kiện toàn bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đ́nh. Thủ tướng Chính phủ vừa ra Công điện số 695CĐ-TTg yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định thành lập tổ chức, bổ nhiệm và bố trí cán bộ làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đ́nh các cấp xong trước ngày 31-5-2008. Công điện số 695CĐ-TTg yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định thành lập tổ chức, bổ nhiệm và bố trí cán bộ làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đ́nh các cấp xong trước ngày 31-5-2008 theo quy định như sau: Thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đ́nh trực thuộc Sở Y tế; thành lập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đ́nh ở cấp huyện; chuyển cán bộ chuyên trách công tác dân số, kế hoạch hóa gia đ́nh cấp xă về trạm y tế và áp dụng các chế độ, chính sách hiện hành đối với cán bộ chuyên trách công tác dân số, kế hoạch hóa gia đ́nh cấp xă như các viên chức khác của trạm y tế; tiếp tục duy tŕ đội ngũ cộng tác viên dân số để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và áp dụng các chế độ, chính sách hiện hành đối với đội ngũ cộng tác viên dân số ở tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, ấp, phum, sóc, bản, mường. Bàn giao nguyên trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc Ủy ban Dân số, Gia đ́nh và Trẻ em trước đây cho ngành y tế, thực hiện các nhiệm vụ nêu trên trước ngày 5-6-2008.
+ (Thanh Nien 11.05) 99% bệnh nhân hen xem nhẹ việc điều trị.Với tổng chi phí điều trị khoảng 1,5 triệu đồng và chịu khó đến viện đúng định kỳ, 93% người bị hen sẽ trị dứt bệnh. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhiều bệnh nhân hen lại xem nhẹ căn bệnh có thể gây tử vong này.Thông tin vừa được Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM báo cáo sáng 10/5, thông qua kết quả khảo sát của Tổ chức chuyên nghiên cứu thực trạng quản lư hen tại châu Á Thái B́nh Dương GINA (Global Initiative For Asthma).Tại Việt Nam có khoảng 8 triệu người mắc bệnh hen. Hậu quả của việc tầm soát kém dẫn đến 25% bệnh nhân hen phải nhập viện cấp cứu trong t́nh trạng lên cơn cấp tính; 42% bệnh nhân phải nghỉ học và 29% người lao động phải nghỉ làm, trong đó giáo viên chiếm một tỷ lệ lớn. Chỉ cần đến khám lần đầu, sau đó 2 tuần tái khám, c̣n lại, cứ 3 tháng vào viện một lần, bệnh nhân có thể chữa trị khỏi hẳn bệnh hen. Thậm chí có những ca, chỉ điều trị trong một tháng đă không c̣n có biểu hiện bệnh.
+ (TTXVN 10.05) Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển ấn tượng. Kim ngạch hai chiều năm 2007 đạt 13 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2006. Hoa Kỳ trở thành bạn hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam và cũng là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn nhất.Bộ Công Thương cũng cho biết hiện các doanh nghiệp xuất khẩu hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang tập trung vào 18 nhóm mặt hàng, trong đó có 3 mặt hàng đầu bảng là dệt may, đồ gỗ-nội thất và giầy dép, chiếm tỷ lệ cao (năm 2007 là 6,6 tỷ USD, chiếm 63,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này
+ (SSGP 11.05) Vi phạm thu chi ngân sách quá lớn. Chỉ tính riêng nợ đọng thuế nhập khẩu và thuế nội địa đă lên đến hơn 7.000 tỉ đồng Sử dụng ngân sách không hiệu quả, lăng phí là điều khó chấp nhận “Trong khi nhân dân cả nước đang sống trong giai đoạn rất khó khăn, người lao động vất vả đối mặt với cơn băo giá, ai cũng thắt lưng buộc bụng... nhưng không ít lănh đạo các bộ, ngành, địa phương – những người được giao quản lư ngân sách Nhà nước (TPHCM) lại sử dụng ngân sách không hiệu quả, gây lăng phí lớn, đó là điều khó chấp nhận”. Đại biểu (ĐB) Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) đă bày tỏ bức xúc khi Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về quyết toán NSNN năm 2006, vào sáng 10-5. Sau khi trích dẫn con số năm 2006, các doanh nghiệp Nhà nước đă vay 48.500 tỉ đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nhưng làm ra chỉ 42.000 tỉ đồng, ĐB Kiên nói: “Họ được Nhà nước rót vốn và chiếm đến 60% tổng đầu tư xă hội, nhưng làm ăn thua lỗ, do đó cần nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp này”.
+(NLĐ 11.05) Khởi công dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Dự án có vốn đầu tư 6 tỉ USD. Đây là dự án lọc dầu thứ hai lớn nhất nước, khi hoàn thành sẽ bảo đảm 60% nhu cầu năng lượng của VN .Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn được thành lập giữa bốn đối tác là PVN, Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI/KPE), Công ty Idemitsu Kosan - Nhật Bản (IKC) và Công ty hóa chất Mitsui - Nhật Bản (MCI) với số vốn đầu tư khoảng 6 tỉ USD, trong đó PVN đóng góp 25,1%, KPE 35,1%, IKC 35,1% và MCI 4,7%. Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2013, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm và toàn bộ khối lượng dầu thô phục vụ cho liên hợp hóa dầu được cung cấp từ Kuwait. Công nghệ của liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là công nghệ tiên tiến thế giới và khi đưa vào hoạt động sẽ cho ra đời các sản phẩm: LPG, xăng không ch́ (92,95) nhiên liệu diesel, dầu hỏa, poly-propylen, para-xylene...
+ (Thanh Nien 12.05) Quốc hội thảo luận một loạt nội dung quan trọng. Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XII bước vào tuần làm việc thứ 2 với những nội dung được đánh giá là rất "nóng". Hôm nay QH sẽ thảo luận những nội dung c̣n có ư kiến khác nhau của các dự luật: quản lư và sử dụng tài sản nhà nước; trưng mua, trưng dụng tài sản; ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngày mai 13.5, Chính phủ sẽ chính thức tŕnh QH về việc điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội và một số tỉnh. Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, QH thảo luận ở tổ về nội dung này vào buổi sáng 14.5. Cũng trong ngày này, QH sẽ có một phiên họp kín để nghe tờ tŕnh của Chính phủ và thảo luận về vấn đề thí điểm cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà có thời hạn ở VN. Hai ngày cuối tuần, QH thảo luận những nội dung chưa được thống nhất trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và dự Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
+ (Dan Tri 12.05) Chỉ có 3% nước thải đô thị được xử lư. Trong khi đó, mục tiêu đề ra trong chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn th́ đến năm 2010 là 70% và đến năm 2020 là 100% số hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia cũng đưa ra mục tiêu đến 2010 cần phải đạt tỷ lệ 40% các khu đô thị có trạm xử lư nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong nhiều năm tới, chúng ta vẫn phải chịu cảnh vừa thiếu trầm trọng nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn cũng nước thải ở đô thị không được xử lư, gây ô nhiễm nặng cho cả thành thị lẫn nông thôn.