Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 86 (Năm II) (TUẦN TỪ 03.06 ĐẾN 10.06.2008)

 

Trong số nầy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

GIỚI THIỆU

TÀI LIỆU THẦN HỌC

      KITÔ HỌC Ở ĐẦU THẾ KỶ XXI (1/2)  

T̀M HIỂU KINH THÁNH.

      TINH THẦN TRÁCH NHIỆM VÀ LIÊN ĐỚI

                                                 TRONG CỘNG ĐOÀN

ĐỌC & SUY GẪM

      MUỐI CHO ĐỜI

VẤN ĐỀ HÔM NAY

                                                                           TỐ GIÁC TỆ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ                   

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT X TN (Năm A)

 

  PHỤ TRANG:

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

VĂN KIỆN MỚI CỦA VATICAN VỀ ĐỨC VÂNG LỜI TRONG ĐỜI SỐNG TU TR̀

(CWNews 29.05) Vatican đă đưa ra một văn kiện mới nhấn mạnh tầm quan trọng của đức vâng lời trong đời sống tu tŕ. Với tựa đề “The Service of Authority and Obedience’ (Sự Phục Vụ của Quyền Bính và Đức Vâng Phục), văn kiện dày 50 trang nầy của Thánh Bộ Các Tu Sĩ có h́nh thức của  Chỉ thị. Nó được giới thiệu với các bề trên ḍng nam tu và nữ tu vào ngày 28.05 tại một buổi họp ở Ḍng Salêdiêng tại Roma. Đức vâng lời, theo văn kiện nầy, phải được các tu sĩ hiểu như là “một con đường giúp cho cộng đoàn t́m kiếm và hoàn thành thánh ư Thiên Chúa”. Chỉ thị lưu ư : Căn bản cho đức vâng lời tu sĩ được t́m thấy “trong cuộc t́m kiếm Thiên Chúa và thánh ư Người”. Bằng việc dâng đức vâng lời của họ, các tu sĩ bắt chước “kinh nghiệm nền tảng của Chúa Kitô, Đấng v́ yêu thương, đă vâng phục cho đến chết trên thập giá”. Văn kiện nầy bàn đến một cách thẳng thắn về vấn đề “đức vâng lời khó khăn” nỗi dậy khi một tu sĩ thấy những đường lối của bề trên “đặc biệt khó để thực hiện được”. Văn kiện cũng xem xét các t́nh huống trong đó lệnh của bề trên có thể gây mâu thuẫn trong lương tâm của cá nhân. Văn kiện thừa nhận đức vâng lời có thể “gây ra những thời khắc khó khăn”. Tuy nhiên Chỉ Thị cũng nhận định rằng người tu sĩ phải phản ảnh vai tṛ căn bản của đức vâng lời như một lối đi để hiểu biết thánh ư Thiên Chúa. Việc thực thi quyền bính tu tŕ cũng có thề khó khăn đối với người bề trên. Mỗi người trong đời sống tu tŕ được mời gọi nhận đức vâng lời “không phải như một việc thực hiện thụ động và vô trách nhiệm, nhưng là một sự gánh vác các cam kết có ư thức trách nhiệm”.

NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ SỰ SỐNG CHUẨN BỊ PHẢN ĐỐI VIÊN THUỐC KIỂM SOÁT SINH ĐẺ

(CAN 27.05) Liên Minh Hoa Kỳ V́ Sự Sống (ALL) cho biết các chuẩn bị của họ cho ngày toàn quốc phản đối chống lại viên kiểm soát sinh đẻ đang được tăng cường sức mạnh, Những người bảo vệ sự sống dự định những cuộc phản đối vào ngày 07.06 bên ngoài các cơ sở phát viên thuốc nầy v́ nó được coi là có tính chất phá thai. ALL cùng với những người bảo vệ sự sống Wisonsin và Các Dược Sĩ Bảo Vệ Sự Sống Quốc Tế tổ chức các cuộc phản đối. Những nhà hoạt động cho quyền phá thai cho biết họ cũng đang chuẩn bị  chống lại phản đối.

CON SỐ LINH MỤC HÀN QUỐC TĂNG. NỖ LỰC KIÊN TR̀ ĐỂ CỔ VŨ ƠN THIÊN TRIỆU

(UCAN 27.05) Mặc dù con số linh mục và chủng sinh ở Hàn Quốc tăng từ năm 2006 đến 2007, các giới chức Giáo Hội cho biết những nỗ lực kiên định nhằm cổ vũ ơn thiên triệu c̣n quan trọng hơn các con số. Năm 2007, con số linh mục – theo thống kê do HĐGM Hàn Quốc đưa ra ngày 15,05 vừa qua - lần đầu tiên vượt ngưỡng 4.000, đạt 4.116 linh mục, tăng 142 vị so với năm 2006, không kể 32 giám mục. Con số chủng sinh cũng tăng sau 5 năm sụt giảm. Thống kê nầy cũng cho biết con số giáo dân Hàn Quốc năm 2007 là 4.873.447,tăng 2,2% so với năm 2006, bằng 9,7% của dân số 50.034.357 người. Con số nữ tu cũng tăng lên 9.861 (hơn 91 người so với năm 2006) và nam tu sĩ có 1.539 (tăng 95 vị). Tổng cộng co 1.511 giáo xứ và 1.084 điểm truyền giáo trong 15 Giáo phận và Nha Tuyên Úy Quân Đội.

TỔNG THỐNG UCRAINA MỜI ĐỨC GIÁO HOÀNG TÔNG DU

(CWNews 27.05) Tổng thống Ucraina Victor Yushchenco đă mời Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI thăm viếng Kiev một dịp nào đó trong năm nay và trao thư mời qua Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone (đến chủ tŕ phong chân phước cho nữ tu Marta Vetskaya và Bohdan) tới Đức Giáo Hoàng. Đối với tổng thống, cuộc tông du của Vị Giáo Tông La Mă có ư nghĩa rất lớn, khi mà ông đang t́m cách thống nhất các Giáo Hội Chính Thống ở Ucraina. Ba Nhóm biệt lập nhau đều muốn lănh đạo tín hữu Chính Thống của quốc gia nầy;  một trong các nhóm nầy - hiện đang trung thành với Toà thượng phụ Mạc Tư Khoa - phản đối quyết liệt việc thành lập một giáo phận Công giáo ở Kiev, trong khi một nhóm khác do Thượng Phụ Filaret giáo phận Kiev - tỏ ra thân thiện hơn với Roma. Đức TGM Giáo Hội Công giao Ucraina, ĐHY Lubomyr Husar giáo phận Kiev, đă đề nghị một Toà thượng phụ thống nhất duy nhất của Ucraina cho tất cả mọi Kitô-hữu, quy tụ tín hữu Công giáo và Chính Thống lại với nhau. Trong các cuộc mạn đàm với ĐHY Bertone, tổng thống đề nghị Thư Khố Mật Vatican giúp điều tra sổ sách về nạn đói đă giết chết hàng triệu người dân Ucraina dưới chế độ Staline.

HANS KUNG CA NGỢI CÁC NỖ LỰC [ĐỐI THOẠI] LIÊN TÔN CỦA ĐỨC THÁNH CHA

(CWNews 27.05) Trả lời phỏng vấn của hăng tin APCOM, nhà thần học chống đối Hans Kung đă mô tả cuộc đối thoại với Hồi giáo của Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI như một kết quả tích cực triều đại giáo hoàng của Người. Là một người thường xuyên chỉ trích Đức giáo tông, Kung nói rằng các nỗ lực của Đức giáo hoàng trong lănh vực nầy “nằm trong đường hướng xây dựng đạo đức học toàn cầu” (Chính Hans Kung rất nỗi bât trong nỗ lực  triển khai một học thuyết đạo đức học thống nhất vượt qua các ranh giới tôn giáo). Hans Kung nói rằng sau khi đă khuấy động sự tức giận của người Hồi với bài diễn văn Regensburg, Đức giáo hoàng “đă có khả năng tự sửa sai”: “Từ quan điểm Kit6o-giáo,Hồi giáo là một tôn giáo có tính bạo lực.Nhưng khi bạn nói với người Hồi, họ sẽ nói cho bạn rằng  chưa có quốc gia Hồi giáo nào đă tấn công một quốc gia Kitô-giáo bao giờ”.

ĐỨC HỒNG Y KASPER HỘI KIẾN VỚI THƯỢNG PHỤ CHÍNH THỐNG NGA

(CAN 27.05) Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô Giáo, ĐHY Walter Kasper, đang ở Nga để gặp gỡ cộng đồng Công giáo ở đó và hội kiến với Thương phụ Chính Thống Nga Alexis II. Toà Thánh cho biết mục đích của chuyến đi nầy,”cùng với một cuộc gặp gỡ cá nhân của ĐHY Kasper với cộng đồng Công giáo ở Mạc Tư Khoa và với các giới chức hàng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga, là để tiếp xúc với một số kho tàng tôn giáo và văn hoá của truyền thống Nga”.

GIÁO HỘI PAKISTAN KHAI MẠC NĂM KINH THÁNH,

(AsiaNews 27.05) Năm Kinh Thánh bắt đầu ở Pakistan ngày 25.05, với hy vọng rằng Lời Chúa “có thể trở nên một thách thức và một lời mời gọi suy tư cho tất cả mọi tín hữu Pakistan, làm cho đức tin của chúng ta vững mạnh hơn và cho cuộc sống chúng ta tṛn đầy hơn”. Cha Emmanuel Asi,thư kư Uỷ Ban Kinh Thánh của HĐGM Pakistan cho biết như thế nhân ngày tung ta sáng kiến nầy của Ngài,có tên là “Lời Thiên Chúa trong Đời Sống và trong Sứ Mệnh của Giáo Hội”. Chủ đề nầy, theo Ngài,”cũng giống như chủ đề cho Thượng hội đồng giám mục sẽ diễn ra tháng 10 tới đây ở Roma. Mục đích của Năm Kinh Thánh nầy là nhằm phổ biến rộng răi và cổ vũ Kinh Thánh, nhân dịp Năm Thánh Kỷ Niệm việc dịch lần đâu các văn bản Kinh Thánh ra tiếng Urdu năm 1958. Các tín đồ Tin Lành sẽ gia nhập với chúng tôi trong các lễ mừng”.

TRUYẾN CHỨC LINH MỤC ĐÂU TIÊN VỚI ĐỨC TGM Ở MẠC TƯ KHOA

(AsiaNews 25.05) Lễ truyền chức linh mục đầu tiên được cử hành bởi Đức GM Paolo Pezzi, được chỉ định năm ngoái làm TGM Giáo Phận Mẹ Thiên Chúa ở Mạc Tư Khoa, diễn ra ngày 24.05 tại Siant-Petersburg trong thánh đường Công giáo Đức Mẹ Mông Triệu, cho phó tế Nicolaj Vojtechovic, 31 tuổi, đến từ Belarus. Tân linh mục theo học tại chủng viện Đức Maria,Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ kể từ năm 2004. Năm 2007 đă  nộp luận án tú tài về Thánh Thể như nguồn gốc ḷng xót thương trong linh đạo Thánh Fuastina Kowalska. Hiện chủng viện c̣n có 19 ứng sinh linh mục và 12 thầy ḍng. Tính từ năm 1996, đă có 28 chủng sinh được truyền chức linh mục. Đức Cha Paolo Pezzi cũng là bề trên chủng viện hiện nay.

400.000 TẤM THIỆP CHỐNG AN TỬ

(Zenit 27.05) Ở Pháp,400.000 tâm thiệp chống lại trợ-tử thay cho lời kêu gọi của”Liên Minh V́ Các Quyền Sự Sống”. Chủ tịch Liên Minh,bác sĩ Xavier Mirabel,nhà ung thư học, cũng là điều phối viên y học của mạng điện tử “SOS Cuối Đời” mỗi năm đồng hành với hàng ngàn người đương đầu với thảm kịch bệnh tật và chết. Liên Minh đă tung ra một chiến dịch quy mô toàn quốc gửi bưu thiếp đến các nghị sĩ Pháp, nhằm chống lại mối đe doạ cho phép chích thuốc gây chết. Đa số các đại biểu,cũng như chính phủ, cho rằng phải áp dụng và làm cho hiểu biết hơn về luật cuối đời,nhưng cuộc vận động hành lang an tử đă gia tăng những can thiệp của các phương tiện truyền thông và chính trị để đạt được đ̣i hỏi của họ. Liên Minh V́ Các Quyền Sự Sống nhận được rất nhiều lời kêu gọi giúp đỡ của những người phải đương đầu với sự chuẩn bị ĺa đời của một người thân mà thiếu những nâng đỡ đặc thù. Thật không b́nh thường chút nào khi ở nước Pháp quyền được tiếp cận những điều trị rất tốt, nhưng những điều trị giảm đau lại không được thực hiện nhiều hơn. Lúc đầu Liên Minh chỉ in 200.000 thiệp,nhưng trước sự huy động khổng lồ, phải in thêm 200.000 nữa.

ROMA SẼ TIẾP ĐÓN MỘT HỘI NGHỊ THÊ GIỚI VỀ HIẾN PHỦ TẠNG

(Zenit 27.05) Huấn quyền Hội Thánh nói ǵ về việc hiến tặng phủ tạng? Đâu là vai tṛ các phương tiện truyền thông xă hội về vấn đề nầy? Làm sao đấu tranh chống nạn buôn bán phủ tạng? Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được tranh luận trong hội nghị quốc tế về hiến tạng và ghép phủ tạng sẽ diễn ra ở Roma vào mùa thu tới đây. Hội nghị có tên là “Một qùa tặng cho sự sống. Nhận định về hiến tặng phủ tạng”, sẽ tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 tại Thính Pḥng Conciliazione,gần kề Vatican, do Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng v́ sự sống, Liên Hiệp quốc tế các Hiệp hội y khoa Công giáo và Trung Tâm Quôc gia Ư về cây ghép đồng tài trợ. Chủ tịch Liên Minh, bác sĩ Josep Maria Simón Castellví,người Tây Ban Nha, nói: Hiến tặng phủ tạng là “một h́nh thức đặc biệt của t́nh liên đới con người và bác ái Kitô-giáo. Tạo thuận lợi cho các bệnh nhân dùng phủ tạng của ḿnh liên kết một cách rất rơ ràng con người với nhau…Việc hiến tặng phủ tạng là một quà tặng cho sự sống,nhưng bổn phận của chúng ta cũng phải nói về những lạm dụng cấy ghép và buôn bán phủ tạng trên thế giới”.

GIÁM MỤC CHÍNH THỐNG CHIA SẺ HIỆP LỄ VỚI TÍN HỮU CÔNG GIÁO

(CWNews 27.05) Một giám mục Chính Thông Rumani đă chia sẻ rước lễ với người Công giáo, gây xúc động mạnh mẽ trong một đất nước mà người Công giáo Byzantin và người Chính Thống có một lịch sử quan hệ căng thẳng. Trong nàgy dâng hiến thánh đường giáo xứ Nữ Vương Hoà B́nh ở Timisoara,25.05, Đức TGM Chính Thống Nicolae Corneanu giáo phận Banat đề nghị chia sẻ Hiệp Lễ. Vị TGM tiến lại bàn thờ và nhận Thánh Thể từ chính tay Ngài. Đức GM ông giáo Rumani Alexandru Mesian giáo phận Lugoj là vị chủ lễ Phụn Vụ Thánh trong Giáo hội Công giáo Byzantin; Đức TGM Francisco-Javier Lozano, sứ thần Toà Thánh, ũng có mặt. Mặc dù các giám mục Chính Thống và Công giáo thừong hợp nhau trong các việc đại kết va khi dịp th́ tham dự các củ hành phụng vụ của nhau, nhưng họ không chia sẻ Hiệp lễ - một dấu chỉ bất hoà trong sự hiệp thông hội thánh giữa các giao hội Chính Thống và Toà Thánh. Việc làm nầy của vị giám mục Chính Thống khiến Ngài sẽ phải đưa ra một lời giải thich hợp lư và văn kiện của Toà thượng phụ Chính Thống Rumani c̣n nói rằng những quan hệ đại kết với Giáo Hội Công giáo “vốn đă dễ vỡ,không thể dược giúp đỡ, mà c̣n bị làm cho thêm phức tạp” do việc làm ấy.

TỔNG THỐNG IRAN MUỐN HỘI KIẾN ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CWNews 28.05) Theo tờ nhật báo Ư La Repubblica: Tổng thống Mahmoud Ahmainejad hy vọng hội kiến Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI trong cuộc công du tới Roma để tham dự một hội nghị của Tổ Chức Lương Nông LHQ (FAO) từ ngày 3 đến 5 tháng 6.. Vatican không lộ ra bất kỳ một kế hoạch nào cho một cuộc hội kiến giữa Đức Giáo Tông và nhà lănh đạo gây tranh căi nước Iran. Trích dẫn một nguồn ngoại giao dấu tên, tờ La Repubblica nói rằng Ahmadinejad muốn tóm tắt cho Đức giáo hoàng về t́nh h́nh chính phủ của ông trong những tranh căi quốc tế hiện nay.  Chế độ Iran đă có nhiều nỗ lực để tranh thủ sự giúp đỡ của Toà Thánh trong các cuộc xung đột với Mỹ và các cường quốc Tây phương khác. Tờ nhật báo ư cho biết đại sứ Iran cạnh Toà Thánh đă khẩn thiết lập đi lập lại đề nghị cuộc hội kiến nầy.

GIÁO HỘI TĂNG TRƯỞNG Ở CHÂU PHI, SÚT GIẢM Ở CHÂU ÂU

(CWNews 27.05) Một ấn bản mới niên giám thống kê của Giáo Hội Công giáo cho thấy tỷ lệ Công giáo trên dân số thế giới vào khoảng 17,3%. Con số Công giáo ở Châu Phi tăng vọt từ 130 triệu vào năm 2000 lên 158,3 triệu vào năm 2006, trong khi đó tăng trưởng rất nhẹ tại Châu Mỹ và Châu Đại Dương và ổn định ở Châu Âu và Châu Á. Con số linh mục trên thế giới tăng nhẹ trong cùng thời kỳ đó, 2000 – 2006, từ 405.178 lên 407.262. Tuy nhiên sự tăng trưởng không trải đều qua các châu lục. Ở hâu Phi, con số linh mục vụ lên 23% và ở Châu Á là gần 18%; nhưng ở Châu Mỹ con số linh mục gần như không thay đổi, trong khi ở Châu Đại Dương giảm 4,4% và Châu Âu giảm 5,8%. Nam tu sĩ thế giới cũng tương tự, giảm sút 12% ở Châu Âu,không thay đổi ở Châu Mỹ, tăng ở Châu Á và nhảy vọt trên 30% ở Châu Phi. Nữ tu teên thế giới giảm sút từ 800.000 năm 2000 xuống c̣n 750.000 vào năm 2006, do con số nữ tu ở Châu Mỹ và Châu Âu giảm mạnh.

PHỤC HỒI NGÔI MỘ LỚN NHẤT CỦA HẦM MỘ

(CAN 28.05) ĐHY Angelo Comastri, phụ trách Đền Tḥ Thánh Phêrô ở Vatican, thông báo ngày 27.05 tại một cuộc họp báo:  Trong hâm mộ nằm dưới Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi có các ngôi mộ từ các thế kỷ đầu của Giáo Hội và một số gia tộc Roma, lăng lớn nhất đă được phục hồi lại. Lăng mộ nầy co niên đại từ thế kỷ thứ 2 trước CN và rất nỗi tiếng về các bài trí h́nh đắp nổi, đă bị hư hại do vi khí hậu không ổn định trong nghĩa trang nầy và do không sử dụng các nguyên vật liệu thích hợp ở lần phục hồi đầu tiên.

MA TÚY, BẠO LỰC VÀ PHÁ HOẠI  LÀ ĐẶC TRƯNG CUỘC  DIỄU HÀNH ĐỒNG TÍNH Ở SAO PAOLO

(CAN 28.05) Trộm cắp,ma túy,bạo lực, ưa phá hoại các công tŕnh văn hoá  là đặc trưng của cuộc diễu hành đồng tính hằng năm lần thứ 12 diễn ra ở Sao Paolo,Ba Tây, tuần vừa qua. Theo tin tức báo chí đưa, các nhà hoạt động đồng tính nam c̣n t́m cách chiếm một khoảng không gian dành cho các phóng viên. Một người bị thương do xe diễu hành va trúng,trong khi có 200 người nhập viện v́ dùng ma túy quá liều và uống rượu quá nhiều. Một nữ sinh viên bị tấn công. Cảnh sát cho biết đă lập biên bản 50 vụ trộm cắp, nhưng chỉ một người bị tạm giữ. Cuộc diễu hành đồng tính nam truyến thống hằng năm nầy đượ qũy công tài trợ, với chi phí 225.000 USD.

INDONESIA SẼ KHÔNG BAO GIỜ TRỞ THÀNH MỘT QUỐC GIA HỒI GIÁO

(UCAN 28.05) Abdul Modsith Ghazali, 37 tuổi,tiến sĩ nghiên cứu Hồi giáo năm 2007,điều phối viên nghiên cứu của JIL ( Mạng Hồi Giáo Cấp Tiến có trụ sở ở Jakarta),giảng viên về tôn giáo và triêt học tại Đại học Paramadina và đại học Hồi giáo quốc gia ở Jakarta do Hồi giáo điều hành, nói quan điểm của ông về thuyết đa nguyên ở nước ông: Tín đồ Hồi giáo tạo thành đa số dân Indonesia nhưng quốc gia nầy sẽ không bao giờ trở thành một quốc gia Hồi giáo, bởi v́ xă hội của nó mang tính đa nguyên tôn giáo. Ông chỉ ra rằng để cho thuyết đa nguyên triển nở, đặc biệt tín đồ Hồi giáo địa phương phải đối thoại với nhau. Vị học gỉa Hồi giáo nầy đă nghiên cứu Kitô-học tại Trường Triết học Driyarkara ở Jakarta do Ḍng tên điều hành và đă viết nhiều sách và bài báo, cũng như thỉnh thoảng được mời sát hạch luận văn của các nghiên cứu sinh ở Trường Thần Học ở Jakarta do Tin Lành điều hành. Luận văn tiên sĩ của ông có tựa đề : Plurality of Religious Believers in the Qur’an: A study on the Pluralistic and on-Pluralistic Verses (Tính đa nguyên của các tín hữu trong kinh Coran: Một Nghiên Cứu về các câu đoạn có tính đa nguyên và không đa nguyên).

TÔNG THƯ XĂ HỘI ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN-ĐỨC XVI  CÔNG BỐ VÀO MÙA THU?

(APIC 28.05) Tông thư thứ ba và là tông thư về xă hội đầu tiên của Đức Thánh Cha có thể có tựa  đề “Caritas in veritate”( Bác ái trong chân lư) sẽ không được công bố trước Mùa Thu. Đó là lời loan báo của ĐHY Tarcisio Bertone trong một cuộc phỏng vấn dành cho hăng tin Ư APCOM, ngày 27.05.2008 khi Ngài vừa trở về từ Ucraina. Tông thư đang trong giai đoạn soạn thảo. Đức Thánh Cha không muốn lập lại những điểm chung của họ thuyết xă hội Giáo Hội, mà muốn đem đến một số yếu tố độc đáo thích ứng với những thách đố của thời đại chúng ta: vần đề toàn cầu hoá và những vấn nạn đang khiến cộng đồng quốc tế lo âu, như là khủng hoảng lương thực, biến đổi khí hậu. Đó là những chủ đề mà Giáo Hội có thể tiếp cận và định hướng theo quan điểm đạo đức.

Ngày công bố tông thư nầy bị tŕ hoăn không ngừng, ban đầu là lễ Phục Sinh, sau đó là vào Mùa hè. Tông thư đ̣i hỏi rất nhiều công sức và khó mà tiên báo ngày công bố chính xác

CÁC BÁC SĨ PHỤ KHOA VÀ SẢN KHOA Ở ECUADOR BÁC BỎ NẠO PHÁ THAI

(CAN 29.05) Trong mộ văn kiện chứa đựng 15 kết luận từ một “hội thảo về Pḥng ngừa Nạo Phá thai” do Liên Minh các Hội Phụ Khoa và Sản Khoa Ecuador tổ chức tại Bệnh Viện Enrique Sotomayor ở Guayaquil, nơi mỗi ngày có 100 trẻ em được sinh ra, các bác sĩ nhất trí về sự cần thiết phải bác bỏ nạo phá thai như một cách thức giải quyết các vấn nạn liên quan đến sức khoẻ phụ nữ. Các kết luận nầy nhận định rằng những thành viên của Liên Minh không ủng hộ nạo phá thai bất cứ loại nào. Họ nói : “Sự sống không thể bị v phạm từ thời khắc thụ thai. Việc loại bỏ một sinh linh vô tội luôn luôn không thể chấp nhận được xét về mặt đạo đức và y học”..,.”Ai chồi bỏ rằng sự sống bắt đâu ngay khi thụ thai, th́ không có vấn đề với tôn gíao,mà là với khoa học. Chối bỏ điều chắc chắn về sinh học nầy không phải là tỏ ra thiếu đức tin,mà là thiếu hiểu biết căn bản về di truyền học con người và tệ hại hơn nữa, ấy là thiếu văn hoá đơn sơ tổng quát”. Họ tuyên bố : “Bác sĩ là tác nhân sự sống, chứ không phải là đại diện cho sự chết. Đừng quên rằng nạn nhân thứ hai của một vụ nạo phá thai là người mẹ nạo phá thai. Chúng ta phải nhớ rằng một bà mẹ bỏ con ḿnh khỏi bụng ḿnh dễ dàng hơn là khỏi tâm trí và con tim ḿnh”. Liên Minh dự tính gửi văn kiện nầy tới các cấp cao nhất trong chính phủ và tới các thành viên Hội Đồng Lập Pháp đang soạn thảo một hiến pháp mới và đang chịu áp lực từ nhóm ủng hộ phá thai

‘HÔN NHÂN’ ĐỒNG TÍNH LÀ CHỐNG LẠI CÁC GIỚI HẠN SINH HỌC CỦA CON NGƯỜI

(CAN 28.05) ĐHY Antonio Maria Rouco Marela,TGP Madrid, đă nói rằng ư thức hệ giới tính và các luật do nó gợi hứng, như là những kẻ bỏ qua cái gọi là ‘hôn nhân đồng tính” là một biểu hiện chống lại các giới hạn sinh học của con người. Các lời b́nh luận nầy của ĐHY ở trong một cuốn sách mới có tựa đề “Phỏng Vấn 12 Giám Mục Tây Ban Nha”, do Isidro Catela, mà tiền bán sách sẽ tặng cho công việc mục vụ ở Kenya. ĐHY nói luật về hôn nhân đồng tính “là một phiên bản mới của ước muốn nên giống Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá chứ không phải là các tạo vật của người, không chấp nhận luật của Chúa tỏ lộ những điều tốt lành căn bản của con người và của xă hội và do vậy bảo đảm phẩm giá,tự do và b́nh đẳng của nhân loại hơn bất cứ cấu trúc nào của con người”.

VATICAN ỦNG HỘ VẠ TUYỆT THÔNG TRONG VỤ St.LOUIS

(CWNews 30.05) Vatican ủng hộ một sắc lệnh do Đức TGM Raymond Burke giáo phận St. Louis,Bang Missouri, ra vạ tuyệt thông cho các ủy viên quản trị của một giáo xứ chống đối. Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă từ chối đơn chống án của các uỷ viên quản trị giáo xứ St Stanislaus Kostka. Trong một phán quyết ngày 15.05, được Đức TGM Burke thông báo trên trang điện tử của Tổng giáo phận, Thánh Bộ phán quyết rằng các ủy viên quản trị đă thất bại trong việc trao đơn chống án của họ trong thời hiệu ấn định. Vatican lưu ư: quan trọng hơn cả ấy là các ủy viên “đă phạm vào tội ly giáo” với việc từ chối không nh́n nhận quyền bính của Đức TGM đối với giáo xứ. Lệnh tuyệt thông được thông báo vào tháng 12, khi hội đồng giáo xứ nầy thuê một linh mục – Cha Marek Bozek - một linh mục vốn đă bị giám mục của Ngài treo chén, không đếm xủa ǵ lời Đức TGM. Quyết định của Vatican, do ĐHY William Levada,Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin kư, nói rằng các ủy viên quản trị đă từ chối “khuất phục quyền bính giáo hội được giáo luật quy định” và điều đó cấu thành một hành vi ly giáo, chứng minh cho thấy sắc lệnh vạ tuyệt thông là đúng.

SẮC LỆNH VẠ TUYỆT THÔNG CHO NHỮNG AI THAM GIA  TRUYỀN CHỨC LINH MỤC NỮ GIỚI

(CWNews 31.05) Vatican đă loan báo rằng bất cứ giám mục Công giáo nào ton tính truyền chức linh mục cho một người nữ và bất cứ phụ nữ nào tham dự vào một nghi lễ như thế, sẽ tức khắc bị vạ tuyệt thông tiền kết (Latae sententiae). Sắc lệnh nầy từ Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin được công bố trong Osservatore Romano số ra ngày 30.05 và có hiệu lực thi hành ngay tức khắc, áp dụng cho Giáo Hội toàn cầu. Văn kiện nầy do ĐHY William và Đức TGM Angelo Amato, Tổng Trưởng và Thư kư Thánh Bộ, kư. Sắc lệnh nầy trích dẫn Điều 1378 Bộ Gíao Luật quy định h́nh phạt vạ tuyệt thông cho bất cú ai ngụy tạo một bí tích (giáo luật chỉ nêu việc giả mạo Thánh Lễ và Xưng Tội; sắc lệnh 30.05 nầy mở rộng phạm vi vạ tuyệt thông với cả bí tích truyến chức).  Trong tông thư Ordinatio Scaerdotalis (Truyền chức linh mục), năm 1994, Đức Gioan Phaolô II đă tuyên bố rằng Giáo Hội “không có thẩm quyền” truyền chức nữ giới.

CẢNH SÁT ISRAEL ĐIỀU TRA VỤ ĐỐT HÀNG TRĂM SACH TÂN ƯỚC

(CNN 29.05) Một phát ngôn nhân của cảnh sát,Micky Rosenfeld, nói ngày 28.05 : Các điều tra viên dự định xem lại các h́nh ảnh và đoạn phim cho thấy một số rất lớn sách Tân Ước đang bị đốt trong thành phố Or – Yehuda. Những nguồn tin ở Israel dẫn lời Uzi Aharon, phó thị trưởng Or-Yehuda, nói rằng ông đă tổ chức các sinh viên đốt nhiều trăm cuốn Tân Ước. Tờ Bưu Điện Giêrusalem đưa tin: Ông đă cho đài phát thanh và truyền h́nh Israel phỏng vấn và sau đó nói với các đài truyến h́nh Nga, Ư và Pháp, “giải thích với thính giả bị xúc phạm nặng nề rằng ông ta không hề có ư định đốt các sách Kinh Thánh và cố gắng xóa đi sự bất lợi do tin tức rằng người Do Thái đốt Tân Ước”. Aharon nói với Hăng tin CNN rằng ông gom các sách Tân Ước lại nhưg không có ư định hoặc tổ chức đốt sách. Thay vào đó, ba thiếu niên đă châm lửa vào đống sách Tân Ước khi ông ta đi vắng.

VATICAN GIA NHẬP INTERPOL

(CWNews 30.05) Một nhật báo Chilê, tờ El Mercurio, đưa tin: Thành phố Vaticn sẽ sớm gia nhập Interpol (cảnh sát quốc tế). Tờ nhật báo nói rằng trong Hội Nghị Châu Âu lần thứ 37 của Tổ Chức Tộ Phạm Quốc Tế, -Interpol  - diễn ra ở Vilnius,Lithuania, sẽ thông báo việc Vatican trở thành thành viên thứ 187 của tổ chức nầy.

HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ GIÁO DÂN LẬP TRANG ĐIỆN TỬ VỀ NỮ GIỚI

(Zenit 30.05) Trang mới nầy (www.laici.org) là kết quả hội nghị “Người Nữ và Người Nam,con người trong toàn thể của nó”, do Hội Đồng Giáo Hoàng nầy tổ chức ở Roma từ ngày 7 đến 9 tháng 02 trong khuôn khổ mừng kỷ niệm 20 năm Tông thư “Mulieris Dignitatem” (Phẩm Giá Phụ Nữ) của Đức Gioan-Phaolô II. Rocio Figueroa Alvear, phụ trách mục “Phụ Nữ”  trong Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, khẳng định rằng tính chất mới mẻ nầy là hậu quả “sự quan tâm do 280 đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới bày tỏ”, cho thấy rơ ràng sự quan trọng của việc “theo đuổi suy tư nầy trong các hội thảo” và việc “xiết chặt các mối liên hệ giữa các phong trào, tổ chức và cá nhân cụ thể đang hoạt động để cổ vũ phẩm giá và sứ mệnh của nữ giới”. Ngài nói :” Đây là một diễn đàn mở và không chinh thức”, cho mọi người muốn đưa ra các đề nghị “những nội dung nghiên cứu và đào sâu : các giáo huấn Giáo Hội liê quan đến nữ giới, cũng như những t́m ṭi nghiên cứu và phân tích của các chuyên gia và các nhà trí thức”. Trang Web nầy  được dâng cho Đức Maria.

CÁC QUYỀN CON NGƯỜI CẦN THIẾT ĐỂ CÓ HOÀ B̀NH BỀN VỮNG

(CNS 30.05) Nói với 9 vị tân đại sứ bên cạnh Toà Thánh của các nước Tanzania,Uganda,Liberia, Chad, Bangladesh, Belarus,Guinea,Sri Lanca và Nigeria đến tŕnh ủy nhiệm thư, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói sự tôn trọng các quyền con người, giàn xếp các xung đột qua thương thuyết và cải thiện giáo dục là những yếu tố chủ yếu để củng cố hoà b́nh và thúc đẩy phát triển. Đức Thánh Cha trao cho mỗi vị đại sứ một thông điệp gửi cho quốc gia ấy.

CỬ HÀNH THÁNH LỄ ĐẶC BIỆT LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI

(CAN 31.05) Năm Thánh Phaolô đang đến mau và để chuẩn bị mừng Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, được phép cử hành Thánh Lễ kỷ niệm Sự Trở Lại của Thánh Phaolô, NGÀY 25.01.2009,vào một ngày Chúa Nhật. Thông thường các ngày lễ xảy đến trùng các ngày Chúa Nhật th́ bị dời lại vào một ngày thường trong tuấn, v́ Chúa Nhật dành để cử hành sự phục sinh của Chúa Giêsu. Sắc lệnh nầy được ĐHY Francis Arinze và Đức TGM Albert Malcolm Ranjith,Tổng trưởng và thư kư Thánh Bộ Phương Tự và Kỹ Luật Bí Tích,kư.

LUẬT DỰ ĐỊNH  HỢP PHÁP HOÁ NẠO PHÁ THAI Ở BA-TÂY BỊ NHẤT TRÍ BÁC BỎ.

(CAN 30.08) Uỷ Ban An Ninh Xă Hội và Gia Đ́nh Ba Tây đă nhất trí bỏ phiếu nhằm loại bỏ một luật mới định hợp pháp hoá nạo phá thai. Tất cả 33 thành viên Uỷ Ban đều bỏ phiếu chống lại luật nầy. Các nhà làm luật muốn cuộc tranh luận về luật nầy được tiếp tục ở ṿng bốn, đă rút lui sau khi không hội đủ sự ủng hộ. Tổ chức Defesa da Vida (Bảo Vệ Sự Sống) nói có hai đại biểu lúc đầu cho biết họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ luật [nạo phá thai], với lập luận rằng nếu hợp pháp hóa th́ con số nạo phá thai sẽ giảm. Defesa da Vida nói những lập luận kiểu ấy lừa dối và gây lầm lạc, v́ khi được hợp pháp hoá rồi, th́ con số nạo phá thai trong các quốc gia tăng vọt.

NHỮNG ĐỒN ĐOÁN THAY THẾ ĐHY LAVADA BẰNG ĐHY SCHONBORN LÀ VÔ CĂN CỨ

(CAN 31.05) Trả lời một tin trong tờ nhật báo Ư La Repubblica rằng ĐHY Christoph Schonboern có thể trở thành Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, người phát ngôn của TGP Vienne,Erich Leitenberger, cho biết lời đồn đoán nầy là vô căn cứ. Tờ nhận báo Đức Der Standard, lấy lại tin nầy từ tờ La Repubblica, nói rằng ĐHY Schonborn đang lên đường nhận chức và ĐHY Levada sẽ về lại Mỹ.

KITÔ HỌC Ở ĐẦU THẾ KỶ XXI (1/2)

 

Robert A. Krieg, chuyên gia về Kitô-học đương đại và là giáo sư thần học ở Đai học Đức Bà,Hoa Kỳ, kín múc trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu lâu dài để giải thích một cách rơ ràng sự vào cuộc của vấn đề Kitô-học đối với thế giới đương thời. Một dẫn nhập hết sức tốt cho Kitô-học. Bước vào Tháng Sáu, tháng Hội Thánh dâng kính tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, BTGH xin giới thiệu bài biết về Kitô-học, để đào sâu thần hoc T́nh Yêu nơi Chúa Giêsu Kitô – Con Người và Thiên Chú, cũng như hiểu v́ sao nhiều nhà thần học rơi vào những lập tường sai trái ngược vơi đức tin và giáo huấn Giáo Hội. Một đức tin vững mạnh phát xuất từ một Kitô-học vững vàng.

 

Cảnh tượng Kinh Thánh nầy rất quen thuộc : Chúa Giêsu quay về phía các môn đệ và hỏi : « Ngừơi ta bảo Thầy là ai ? ». Họ nói với Người : « Gioan Tẩy Giả ; người khác th́ cho là Êlia ; với những kẻ khác th́ là một trong các tiên tri ». Người hỏi họ : « Nhưng với các con, Thầy là ai ? ». Phêrô trả lời : « Thầy là Đấng Kitô » (Mc 8,29).

Mặc dù cuộc gặp gỡ đă diễn ra cách nay hơn hai ngàn năm, vấn đề vẫn luôn có tính thời sự. Với mỗi Kitô-hữu, bất kể ở vào thời kỳ nào, Đức Chúa Giêsu hỏi : « Nhưng với con, Thầy là ai ? ». Và chúng ta trả lời giống như Phêrô.

Môt bệnh nhân ở giai đoạn cuối sẽ xem xét một cách mới mẻ điều mà người đó tin thật sự về sự đau khổ,về cái chết và về sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Khi chuẩn bị kết hôn, một người nam và một người nữ sẽ trao đổi với nhau về cách thức họ quan niệm về cuộc sống lứa đôi trong tương quan với Đức Chúa phục sinh. Khi đưa tay giúp đỡ những người vô gia cư, một người nào đó sẽ cảm nhận được rằng chính giữa các phụ nữ,trẻ em và những người đàn ông người đó kề vai sát cánh trong căn pḥng được xây dựng lại nầy,mà người đó gặp được Chúa Kitô. Câu Chúa Giêsu hỏi – « C̣n các con,các con bảo Thầy là ai ? » - có rất nhiều câu trả lời, kể cả câu trả lời sau đây : « Thầy là Đấng Thiên Sai bị đóng đinh, là Chúa Kitô ở Cana và là Con Người giữa những người nghèo khó ». Cứ mỗi lần chúng ta thử nói Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta, th́ chúng ta đang làm Kitô-học. Kitô-học là nỗ lực người ta làm để hiểu được căn tính của Chúa Giêsu như là chính Chúa Kitô, hư là Đấng được Thiên Chúa xức dầu, như là Con Thiên Chúa và Ngôi Thứ Hai trong Ba Ngôi. Chúng ta không bao giờ đề cập đến câu hỏi nầy với tư cách là những khán giả. Như Thánh Phêrô hoặc Mác-ta (Ga 11,27), chúng ta đă dấn thân sâu xa với Đức Chúa Giêsu. Với chúng ta, suy tư về căn tính của Chúa Giêsu, tức là gợi lên đồng thời các quan hệ của Chúa Kit6o với chúng ta, với các môn đệ của Người và cả với những kẻ chưa hề nghe nói về Người. Những ǵ cấu thành đức tin của chúng ta  vào Chúa Giêsu Kitô là chính yếu cho đời sống cá nhân của chúng ta và của Hội Thánh. V́ vậy, chất lượng cuộc sống mọi ngày của chúng ta, chất lượng sự lưu tâm của chúng ta đối với nhau và chất lượng sự tham dự Thánh Lễ là tùy thuộc vào chiều sâu câu trả lời của chúng ta về căn tinh của Chúa Giêsu Kitô.

  Từ ngữ Kitô-học tất nhiên là một từ chuyên môn. Nó chỉ một lănh vực những chuyên biệt hoá thuộc hàn lâm thường tỏ ra ẩn khuất mập mờ, thừa thải một cách đáng thất vọng đối với nhiều Kitô-hữu. Tuy vậy, đó cũng là một đề tài mang tính sáng tạo và xung đột trong Hội Thánh ngày nay.

Như nhiều diễn giả của Commonweal biết rơ, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin (CDF) đă xem xét tính chính thống của một vài thần học gia Công giáo : trong những người nỗi trội nhất, hai tu sĩ Ḍng Tên Roger Haight và Jacques Dupuis. Những công tŕnh đặc trưng bị đặt lại vấn đề là Jesus Symbol of God [Chúa Giêsu Biểu tượng của Thiên Chúa] (Orbis 1999) của Haight và Vers une théologie chrétienne du pluralisme religieux [ Hướng tới một nền thấn học Kitô giáo  của chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo] (NXB Cerf, 1997) của Dupuis. ĐHY Joseph Ratzinger [ nay là Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI.BTGH] và CDF đă bày tỏ sự hồ nghi của các Vị về những nỗ lực do Haight và Dupuis thực hiện nhằm hoà giải giáo lư Kitô học truyền thống với những vấn nạn thúc bách nối liền với văn hoá đương thời và với các tôn giáo ngoài Kitô-giáo. Tôi sẽ trở lại với Haight và Dupuis, nhưng trước hết tôi muốn phác thảo toàn cảnh thần học được mở rộng của cuộc thảo luận.

 

KITÔ-HỌC TỪ TRÊN CAO và KITÔ HỌC TỪ DƯỚI THẤP

 

Những thập niên vừa qua đă nh́n thấy nỗi lên hai cách thức tách biệt nhau về suy tư mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Những ǵ được biết như là « Kitô-học từ trên cao » khởi đầu với Ngôi Thứ Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, với Ngôi Lời Thiên Chúa đă có từ trước, trong tương quan của Người với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh. Phương pháp luận nầy xuất phát một cách « đi xuống » cho tới Mầu Nhiệm Nhập Thể, cho tới biến cố trong đó Ngôi Lời, Ngôi Thứ Hai, trở thành người nơi Chúa Giêsu Kitô. Cuối cùng, bước tiếp cận Kitô học nầy lôi kéo sự chú ư của chúng ta về cách thức mà Ngôi Lời hoá thành nhục thể đă chịu đau khổ và đă chết v́ tội chúng ta, rồi sống lại từ kẻ chết và trở lại « bên hữu » Chúa Cha. Cách thức suy nghĩ nầy về Chúa Giêsu Kitô, cách truyền thống nhất, thường được gọi là Kitô-học « từ trên cao », do nó nhấn mạnh đến Thiên tính của Chúa Giêsu Kitô. Những ví dụ quan trọng của lối tiếp cận nầy có thể được t́m thấy trong Dẫn nhập vào Kitô giáo (Introduction to Christianity) của Joseph Ratzinger (1968), Đức Kitô (Le Christ. NXB Caillou Blanc,181) của Jean Galot,Ḍng Tên, trong Giáo Lư Giáo Hội Công giáo (Catéchisme de l’Église Catholique, 1994) và trong tuyên bố của CDF, Dominus Jesus (05.12.2000). Một Kitô học từ trên cao cũng thấm đẫm các bài viết của Romano Guardini và của Hans Urs von Balthasar.

  Cách suy tư thứ hai về mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô được gọi là « Kitô-học từ dưới thấp ». Các nhà thần học nào chọn cách tiếp cận nầy th́ khởi đi từ khuôn mặt nhân loại của Chúa Giêsu. Thông thường nhất, phân tích khởi sự hoặc từ việc xem xét tổng quát về những ǵ muốn chỉ một con người  hoặc từ việc tái cấu tạo nhân vật lịch sử Giêsu, người Do Thái ở Galilêa trong thời kỳ vua Hêrôđê Cả ( mất năm 4 trước CN) và con ông,Hêrôđê Antipas (mất năm 39). Loại tư duy thần học nầy tiến hành sau đó bằng phương pháp « đi lên », với một suy tư về sự kết hợp độc nhất của Chúa Giêsu với Thiên Chúa trong khi Người c̣n sống nơi dương thế, sự kết hợp toát ra một cách tỏ tường, trong lời Người cầu nguyện với Thiên Chúa mà Người gọi là « Abba », qua những lời Người giảng dạy, cũng như trong quyền uy cá nhân phi thường của Người và ḷng trắc ẩn của Người đối với những người khác, kể cả trong các phép lạ Người làm. Cuối cùng, Kitô-học « từ dưới thấp » nầy t́m cách thâm nhập vào mầu nhiệm đau khổ của Chúa Giêsu, cái chết và sự phục sinh của Người, vừa tự hỏi v́ sao Chúa Kitô c̣n hơn cả một người tử v́ đạo trong hnững kẻ khác và vừa cũng tự đặt nghi vấn về tính chất đặc thù của các lần Người hiện ra sau khi sống lại. Kitô-học « từ dứơi thấp » mang đặc thù của việc nó nhấn mạnh nhân tính của Chúa Giêsu Kitô. Chung chung và ở một mức độ nhất định,  nó dựa trên các kết quả những phân tích phê-b́nh lịch sử Kinh Thánh. Chúa Giêsu : Ḷng Trắc Ẩn của Thiên Chúa (1983) của Monika Helwig ; Chúa Giêsu trong Tiêu điểm (1983) của Gerard Sloyan, cũng như cuốn Chúa Giêsu : Một chân dung Tin Mừng (1992) của Donald Senior,cp và Kitô học (1995) của Gerard O’Collins,Ḍng Tên, là những ví dụ được thừa nhận rộng răi của cách tiếp cận nầy. Leonardo Boff, Gustavo Gutierrez,Hans Kung,Karl Rahner, Edward Schillebeeckx, Elisabeth Schussler Fiorenza và Jon Sobrino được đồng hoá với Kitô-học « từ dưới thấp ».

  Hai cách thế tư duy về Chúa Giêsu Kitô nầy đều dựa trên Kinh Thánh và Tín Lư. Kitô học « từ trên cao » lấy nguồn hứng từ lời mở đầu Phúc Âm Thánh Gioan : »Và Ngôi Lời đă hoá thành nhục thể và đă cư ngụ giữa chúng ta, (...)đầy ân sủng và chân lư » (Ga 1,14). Đối ngược, Kitô-học « từ dưới thấp » coi trọng chứng từ mà « Chúa Giêsu đă lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết và Người đă được nhậm lời v́ có ḷng tôn kính » (Dt 5,7).Hơn nữa,cả hai phương pháp nầy cắm neo trong giáo lư do Công đồng Cancêđôni (451) công bố, khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô là « Thiên Chúa thật » và là « người thật » trong « cùng một ngôi vị ». Nói cách khác, Kitô-học dạy chúng ta rằng Chúa Giêsu Kitô hợp lại tất cả những phẩm chất Thiên Chúa (như sự toàn năng) và tất cả những nét của hữu thể nhân loại (như là một nhận thức giới hạn và rơ ràng ). Hẳn nhiên, giáo lư (Công đồng ) Cancêđônia diễn tả nghịch lư ở ngay trung tâm đức tin Kitô-giáo vào Chúa Giêsu Kitô - sự hiện diện của hai bản thể trong cùng một ngôi vị - đă làm nẩy sinh hai Kitô-học, « từ trên cao » và « từ dưới thấp ».

Trong mỗi cách tiếp cận nầy đều có những điểm mạnh và những điểm yếu. Công trạng của Kitô-học « từ trên cao » là nó nhận thức được Chúa Giêsu Kitô trong ḷng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, từ đó mà đưa ra ánh sáng thiên tính của Người và tính chất duy nhất của Mầu Nhiệm Nhâp Thể : Ngôi Lời Thiên Chúa đă trở nên con người một cách tṛn đầy trong một cá nhân duy nhất,Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, do viễn cảnh cũng như những phạm trù « đi xuống » của nó, Kitô-học « từ trên cao » có nguy cơ không nói lên đủ về nhân tính tṛn đầy của Chúa Kitô. Một Kitô-học « từ trên cao » có thể mặc nhiên thông truyền một ảo thần thuyết (docetisme), lập trường theo đó Con Thiên Chúa chỉ có dáng vẻ bề ngoài của một hữu thể nhân loại trong khi Người sống trên trần gian mà thôi. Hơn thế, nó có khuynh hướng đọc Tân Ước hoàn toàn qua những cặp kính của lời mở đầu Phúc Âm theo Thánh Gioan hoặc các thư thời kỳ tù ngục của thánh Phaolô,như là thư gửi tín hữu Côlôxê, trong đó không đả động ǵ tới sự đa dạng – có người cho đó là những mâu thuẫn - của chứng từ của Giáo Hội sơ khai liên quan đến Chúa Kitô, và do vậy đến mức độ nào đó, bỏ qua sự phức tạp của căn tính Chúa Kitô.

Một trong các công trạng của Kitô học « từ dưới thấp » là nó nhấn mạnh đến sự liên đới của Chúa Kitô với chúng ta. « Người đă làm việc với đôi bàn tay con người ;Người đă tư duy với sự trí thông minh con người ; Người đă hành động với một ư chí con người » (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng,22). Kitô-học « từ dưới thấp » cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu đă « bị thử thách trong mọi sự, giống như chúng ta,ngoại trừ tội lỗi » (Dt 4,15). Một công trạng khác của cách tiếp cận nầy nữa, ấy là ngày nay nó nói với rất nhiều người. Bởi v́ khuynh hướng hiện tại là tư duy bằng các từ ngữ lịch sử, chúng ta muốn biết Chúa Giêsu đă sống thời kỳ nào, Người đă thâm nhập thế giới Do Thái thời đó ra sao và v́ sao Người tượng trưng cho mối đe doạ đối với người La Mă như vậy. Một Kitô-học “từ dưới thấp” tập trung vào khuôn mặt nhân loại của  Chúa Giêu Nazzaret mà không thờ ơ với Chúa Giêsu như là Đức Kitô, như là Con Thiên Chúa. Nguy cơ của cách tiếp cận nầy là nói quá ít điều về thiên tính của Chúa Kitô và sự phi thường duy nhất của Người trong ḷng lịch sử. Nói cách khác, Kitô học “từ dưới thấp” có thể tiến hóa hướng tơi nhất tính thuyết (Ebionisme), lạc giáo vốn quan niệm Chúa Giêsu đơn thuần chỉ là một con người được tràn đầy Thánh Linh khi chịu phép rửa mà thôi.

 

 

NHỮNG ĐIỀU TRA MỚI ĐÂY CỦA VATICAN

Chính nguy hiểm nầy, đánh mất tầm nh́n về thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, mà ĐHY Ratzinger [nay là Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI] đă muốn chống lại khi cho công bố Dominus Jesus, vào ngày 05.09.2000. Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă tuyên bố : Chúa Giêsu Kitô “đang gặp hiểm nguy ngày nay v́ những giả thuyết duy tương đối. V́ thế trên hết mọi sự, cần phải tái khẳng định tính chất vĩnh viễn và trọn vẹn  Mạc Khải của Chúa Giêsu Kitô”. Sáu tháng sau đó (26.02.2001), như là phần tiếp theo của Dominus Jesus, ĐHY Ratzinger đă loan báo rằng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă kết luận hai năm điều tra về cuốn sách của Jacques Dupuis.Từ nay, tất cả mọi bản in cuốn Vers une théologie Chrétienne du pluralisme religieux  (Hướng tới một thần học Kitô-giáo của thuyết đa nguyên tôn giáo) phải đính kèm một “thông báo phê b́nh” của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin nhắc nhở tám nguyên tắc thần học thích đáng,trong đó bốn nguyên tắc sau đây liên quan một cách đặc thù tới Chúa Giêsu Kitô:

1).” Phải tin vững vàng rằng Chúa Giêsu Kitô,Con Thiên Chúa làm người, chị đóng đinh và đă sống lại, là Đấng trung gian duy nhất và phổ quát của ơn cứu độ cho toàn nhân loại

2). “Do đó sẽ đi ngược vơi đức tin Công giáo không chỉ với việc khẳng định một sự tách rời giữa Ngôi Lời và Chúa Giêsu hoặc một sự tách rời giữa hành động cứu độ của Ngôi Lời và [hành động cúu độ] của Chúa Giêsu, mà cả việc ủng hộ luận đề một hành động cứu độ của Ngôi Lời trong thiên tinh, độc lập với nhân tính của Ngôi Lời nhập thể”.

3). “V́ thế trái với đức tin của Gáio Hội khi ủng hộ rằng Mạc Khải qua/trong Chúa Giêsu Kitô bị giới hạn, không trọn vẹn hoặc không đầy đủ”.

4). “Đúng với giáo lư Công giáo khi khẳng định rằng những mầm giống chân lư và ḷng nhân hậu có ở trong các tôn giáo khác tham dự một cách nhất định vào các chân lư chứa đựng qua/nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngược lại, cho rằng những yếu tố chân lư và ḷng nhân hậu nầy, hoặc một số trong các yếu tố ấy, không bắt nguồn một cách tối hậu từ sự trung gian - nguồn của Chúa Giêsu Kitô, là một quan niệm sai lạc”.

Theo Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, bản thông báo ấy cần thiết để “tránh vịêc khi đọc tác phẩm sẽ không du nhập vào những lời nói hai nghĩa và những hiểu sai”. Jacques  Dupuis đă trả lời rằng Ngài ủng hộ tám nguyên tắc thần học của Thánh Bộ TLĐT trong sách của Ngài, và những nhà phên b́nh cuốn sách cũng đồng ư với Ngài. Tuy vậy Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin muốn không c̣n chút nghi ngờ ǵ về những lời giảng dạy nầy. Dường như rơ ràng là ĐHY Ratzinger và Thánh Bộ TLĐT lo lắng về tính dễ hiểu của cuốn sách  do ĐHY và Thánh Bộ cảm thấy bất an khó chịu về Kitô-học “từ dưới thấp”.

Dupuis ủng hộ giáo lư {Công dđồng] Cancêđônia về Chúa Giêsu Ktô,như là Thiên Chúa thật và là người thật, bằng cách tŕnh bày về Người như là “điều phổ quát cụ thể”. Ngài muốn qua đó nói rằng Chúa Giêsu Kitô vừa là Ngôi Lời vừa là một nhân vật lịch sử hoàn toàn duy nhất. Vừ giới thiệu Chúa Giêsu Kitô như Ngôi Lời phổ quát của Thiên Chúa Vĩnh Cửu trở thành người nơi Chúa Giêsu Kitô, Dupuis cũng làm nỗi bật cá thể mang tính lịch sử đă ban những lời giảng dạy của Người và đă biểu lộ chính ḿnh một cách nhất quyết qua văn hoá xứ Galilêa và qua niềm tin Do Thái của Người.  Với những nét đặc thù mang tính lịch sử của Chúa Giêsu Kitô, Dupuis đă đề xuất rằng Ngôi Lời, cho dù đượ mạc khải trọn vẹn nơi Chúa Giêsu Kitô, luôn có tự do hành động trong nhiều biểu hiện khác cùng một lúc, tuy nhiên kém trọn vẹn hơn, qua lịch sử. Do tính chất phổ quát của Ngôi Lời, các truyền thống tôn giáo ngoài Kitô-giáo có thể tham dự vào sự trung gian của Chúa Giêsu Kitô. Mệnh đề nầy, có vẻ như bị tranh căi, đă được khích lệ trong tông thư của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II Redemptoris Missio (Sứ Mệnh Đấng Cứu Chuộc) ngày 07.12.1990. Tóm lại, với việc phối hợp Kitô-học “từ trên cao” và  Kitô-học “từ dưới thấp”, Dupuis đă khẳng định thiên tính của Chúa Giêsu Kitô và cùng lúc,nhân tính của Người.

(c̣n tiếp một kỳ)

BTGH chuyển ngữ và giới thiệu.

 

 

Leonardo Boff, Gustavo Gutierrez,Hans Kung,Karl Rahner, Edward Schillebeeckx, Elisabeth Schussler Fiorenza và Jon Sobrino , theo tác giả bài viết nầy, được đồng hoá với Kitô-học « từ dưới thấp ». Gần đây chúng ta có linh mục người gốc Việt-Nam Phan Đ́nh Cho,giáo sư đại học Georgetown,Hoa Kỳ, cũng đă mắc vào sai lầm trong thần học và Kitô-học, với cuốn sách « Being Religious Interreligiously » (tạm dịch : Sống Đạo theo cách thức Liên Tôn) đă khiến Ngài gặp rắc rối với Toà Thánh, khi Thánh Bộ Tin Lư Đức Tin và cả HĐGM Hoa Kỳ buộc Ngài phải đính chính và sửa  đổi. Trong danh sách các linh mục nêu trên, BTGH đă giới thiệu một số bài viết phê b́nh suy tư và lập trường sai lầm của các Vị, - trong đó có những vị chủ trương Thần Học Giải Phóng như L.Boff hoặc J.Sobrino; hoặc chống đối như Hans Kung, đă gây bao đau khổ khó khăn cho Giáo Hội và ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều Kit6o-hữu. Xin vui ḷng đọc lại trong BTGH số 9 ; 53 ; 54 ;v..v...và BTGH 76 (Tuyên Ngôn Dominus Jesus).

 

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

ĐỀ TÀI  63

 

TINH THẦN TRÁCH NHIỆM VÀ LIÊN ĐỚI TRONG CỘNG ĐOÀN

 

 Chương 5 thư thứ I gửi tín hữu Côrintô là một thí dụ điển h́nh minh chứng cho thấy t́nh trạng suy đồi luân lư trong cộng đoàn kitô tiên khởi. Đó là trường hợp loạn luân: một tín hữu sống như chồng với vợ kế của cha ḿnh. Chúng ta không biết rơ thánh Phaolô đă nhận được tin tức từ ai. Có thể là từ gia nhân của ông Cloe, là những người đă báo cho thánh nhân biết t́nh trạng chia rẽ trong cộng đoàn (1,11), hay cũng có thể từ các tín hữu tới thăm Phaolô tại Ephêxô như Stefana, Fortunato và Acaico (16,17-18). Văn bản cũng không cho biết người cha của tín hữu phạm tội loạn luân đó c̣n sống hay đă chết. Và người mẹ ghẻ ở đây chắc là người ngoại đạo. Như thế phải giải thích trường hợp này ra sao đây? Nội vụ chỉ là một trường hợp sa đọa luân lư, hay là loại hôn nhân tinh thần, trong nghĩa lấy nhau nhưng không giao hợp tính dục? Hoặc nó ám chỉ kiểu phô trương sự tự do tính dục, đựơc hiểu như dấu chỉ trưởng thành của cái tôi nội tại, không bị các diễn tả tính dục rừng rú làm tổn thương? Trước hết đó không phải là trường hơp hôn nhân tinh thần, bởi v́ ở đây thánh Phaolô khẳng định rằng lối sống vô luân đó cũng bị người ngoại giáo lên án nữa, chứ đừng nói tới kitô hữu. Tiếp đến nó cũng không phải là một trường hợp suy đồi luân lư, bởi v́ văn bản chương 6,12-20 có đề cập tới lập luận của những tín hữu tự coi ḿnh là những người mạnh mẽ được soi sáng, nên nghĩ rằng họ có phép làm mọi sự và áp dụng quan niệm đó vào trong cả lănh vực tính dục nữa (6.12). Do đó xem ra trường hợp loạn luân trên đây thuộc một phạm vi rộng lớn hơn. Nó là hậu qủa của chủ trương tự do tính dục, con đẻ của thuyết duy linh. Thuyết này chỉ đề cao con người nội tâm và coi mọi sự c̣n lại, kể cả cuộc sống tímh dục, chỉ là đồ vật, như đồ ăn thức uống để dùng không hơn không kém (6,13). V́ thế người chủ trương nó rao giảng qua lời nói và việc làm rằng các liên hệ tính dục là vô thưởng vô phạt đối với con người bị giản lược chỉ c̣n là tinh thần.

 

Phản ứng của Phaolô xem ra có thứ tự và phức tạp. Trước hết thánh nhân cho thấy sự phiền trách rơ ràng của ngài. Đây là tội vô luân trầm trọng tới độ cả nền luân lư buông thả ngoại giáo cũng không dung thứ. Tiếp đến thánh nhân phiền trách thái độ của cộng đoàn dung thứ và thờ ơ đối với một tội nặng như vậy. Thực là vô ư thức và mâu thuẫn biết bao! Các tín hữu kitô Côrintô dám tự cao tự đại là những người trưởng thành và toàn thiện, mà lại thờ ơ không hề bầy tỏ lập trường hay can thiệp dứt phép thông công người anh em phạm tội vô luân nặng như vậy. Tuy nhiên, thánh Phaolô không chỉ giới hạn trong việc phiền trách tội cố ư bỏ quên đó của tín hữu. Trái lại ngài ra lệnh cho họ triệu tập phiên họp, và ngài sẽ hiện diện trong tinh thần để xét xử vụ này.

 

Đây là một hành động thánh thiêng ra vạ tuyệt thông và chúc dữ tín hữu phạm tội loạn luân nói trên. Nói cách khác, nó là một lễ nghi phụng vụ lên án hữu hiệu. Giáo đoàn tụ tập nhau không được mời gọi tuyên án, mà chỉ là ṭa án chứng kiến vụ phán xử thánh thiêng mà thánh Phaolô đ̣i buộc thôi, bởi v́ chính thánh Phaolo từ xa đă tuyên án tín hữu nói trên rồi. Tất cả xảy ra ”nhân danh Chúa Giêsu”, và ”với quyền của Đức Giêsu Chúa chúng ta”, như thánh nhân viết. Phaolô tự giới thiệu như là dụng cụ sự quyết định của Thiên Chúa, hiện thực một cách bí tích ngay trong lời nói của thánh nhân. Và trong lễ nghị phụng vụ này thánh nhân tuyên đọc lời ra vạ tuyệt thông và chúc dữ cho kẻ phạm tội: ”Anh chị emh hăy khử trừ kẻ gian ác khỏi cộng đoàn”.

 Đối với chúng ta lời phán xử có tính cách thánh thiêng này xem ra tối nghĩa, v́ nó là đặc điểm của một nền văn hóa cổ xưa mang sắc thái phù phép và có các lược đồ diễn tả sự chúc dữ của các thần linh, được tín hữu kêu cầu qua các lễ nghi thánh như là sét đánh trên các kẻ gian ác. Thế rồi số phận của người bị vạ tuyệt thông c̣n khó hiểu hơn nữa. Hắn bị nộp cho Satan, để cho ”thân xác bị hủy diệt” và cho ”tinh thần” được cứu rỗi trong ngày Chúa Kitô quang lâm. Ngoài việc nới tới Satan như dấu chứng của tâm thức coi thế giới là nơi ở của các thần dữ, như h́nh ảnh linh động diễn tả các lực lượng của sự dữ và của cái chết, nghĩa là một h́nh ảnh vô hại, lời nói liên quan tới sự hư mất của ”thịt xác” và ơn cứu rỗi của ”tinh thần” không có nghĩa như chúng ta thường hiểu, nghĩa là phần vật chất và phần linh thiêng nơi con người. Thật ra chúng ta biết rằng trong nền văn hóa semít hai từ thịt xác và tinh thần ám chỉ toàn con người trong hai khía cạnh đặc thù của nó, tức cái gịn mỏng và thực tại được Thiên Chúa làm cho sống động. Vậy sự hư mất của thịt xác ám chỉ cái chết của kẻ bị vạ tuyệt thông, bị bỏ mặc cho sức hủy hoại của các lực lượng ma qủy hoạt động bên ngoài không gian được che chở là Giáo Hội. Thế c̣n ơn cứu rỗi của tinh thần th́ ám chỉ cái ǵ? Có người nghĩ rằng nó ám chỉ viễn tượng của một ơn cứu rỗi đời đời của người bị vạ tuyệt thông. Như thế th́ án phạt giống như một liều thuốc có mục đích chữa bệnh. Phân tích cho cùng, th́ có lẽ thánh Phaolô nhắm tới mục đích tích cực chung kết đó. Nhưng cũng có người khác từ chối kiểu giải thích lạc quan lời phán xử của thánh Phaolô, mặc dầu vẫn chấp nhận tính cách bí hiểm của kiểu nói ”để cho tinh thần được cứu rỗi trong ngày của Chúa”. Có lẽ nó có nghĩa là sau cùng th́ tinh thần của kẻ bất xứng ấy bị lấy đi. Phải công nhận rằng chúng ta không thể luôn luôn hiểu thấu tư tưởng của thánh Phaolô và giải thích được các kiểu diễn tả bí ẩn của ngài. Kiểu nói trên đây là một trường hợp điển h́nh. Dầu sao đi nữa, xem ra văn bản không chứa đựng viễn tượng cứu rỗi cho người phạm tội loạn luân đă bị ném ra khỏi cộng đoàn và rơi vào ṿng tay của Satan. V́ sự hư mất của hắn ta lại không phải là điều mà vạ tuyệt thông và lời chức dữ muốn tạo ra hay sao? Phản đối để bênh vực trong trường hợp này có thể là nhiệm vụ của thần học giải nghi của các nhà luân lư, nhưng không phải là của thánh Phaolô. Phaolô không quan tâm đến số phận của kẻ loạn luân cho bằng muốn bênh vực cộng đoàn khỏi bị ảnh hưởng nguy hại của tội lỗi. Thật thế, v́ sau khi giải quyết vụ loạn luân này, thánh nhân chú ư tới bản chất của cộng đoàn giáo hội. Lời lẽ của thánh nhân có tính cách khuyến dụ, khích lệ và nêu bật chủ đề phục sinh. Nó không chỉ là các lời dậy bảo có tính cách luân lư và mời gọi thiện chí của tín hữu, mà đưa ra các lư lẽ thần học sâu sắc. Kitô hữu đă được ơn thánh Chúa hoạt động thánh hóa. Chính Phaolô đă nhọc công giật họ thoát khỏi qúa khứ nô lệ tội lỗi, và tạo ra cho họ một chân trời mới của cuộc sống tự do. T́nh trạng sống mới và tự do đó đ̣i buộc tín hữu phải có trách nhiệm chiến đấu cam go, không để cho các lực lượng tiêu cực của qúa khứ trở lại thống trị họ. Cuộc sống của họ hiện nay là cuộc sống tự do, đúng, nhưng một sự tự do thường xuyên bị đe dọa, v́ các lực lượng sự dữ không ngừng đánh phá để cướp tín hữu trở lại dưới ách thống trị của chúng. Cuộc sống kitô giữa ḷng Giáo Hội là cuộc sống có ơn thánh giải thoát của Chúa và nỗ lực chống lại các lực lượng xâm lăng của tội lỗi.

 

Thánh Phaolô đă dùng các h́nh ảnh trong lễ nghi vượt qua do thái để khai triển đề tài này. Chiên vượt qua bị sát tế là chính Đức Giêsu bị đóng đanh chết trên thập gía để đền tội thay cho nhân loại. Chính cái chết cứu chuộc đền bù đó đă mở ra một không gian mới của cuộc sống tự do, mà tín hữu được dẫn vào tham dự. Họ trở thành bánh không men hay bột mới, nghĩa là bánh không dậy men được dùng trong các ngày của tuần bắt đầu từ lễ vượt qua (x. Xh 12,15-20; 13,3-7). Men mà người do thái phải vứt ra khỏi nhà trong tuần bánh không men, ám chỉ thực tại sống tội lỗi, mà tín hữu đă được giải thoát, và họ phải dấn thân chiến đấu chống lại thực tại sống tội lỗi đó để khỏi bị nó tái xâm nhập. Kiểu giải thích ám tỷ của thánh Phaolô xem ra không luôn luôn mạch lạc, bởi v́ trong khi bánh không men vừa ám chỉ các kitô hữu vừa ám chỉ thái độ sống họ cần có, th́ men lại ám chỉ cung cách sống gian ác.

 

Lời khuyến dụ của thánh Phaolô dựa trên thực tại cứu độ Thiên Chúa đă hiện thực qua cái chết trên thập giá của Đức Giêsu Kitô. Các khẳng định của thánh Phaolô vừa ở thể vị biến (infinitivo) vừa ở thể sai khiến (imperativo). Loan báo và khuyến du, tín lư và luân lư, hiện hữu và hoạt động, gắn liền nhau như hai khía cạnh của cùng một thực tại làm thành bản chất cuộc sống của tín hữu. Khẳng định điều tín hữu ”là” (essere) sẽ không trung thực, nếu không đồng thời khẳng định điều tín hữu ”phải là” (deve essere) và ngược lại. Thật thế, bí tích rửa tội giải thoát tín hữu khỏi tội lỗi khiến họ được tự do, nhưng đàng khác tín hữu cũng phải tự giải thoát ḿnh khỏi tội lỗi. Sự tự do như là t́nh trạng được ơn thánh chiếm hữu, là sự cao cả sinh động, v́ thế nó đích thực trong sức bắn vọt hoạt động của việc dấn thân tự giải thoát. Nghĩa là theo thánh Phaolô, một đàng Thiên Chúa ban cho tín hữu ơn được tự do khỏi ách thống trị của tội lỗi, nhưng đàng khác tín hữu cũng phải tích cực hoạt động để tự giải thoát, đừng để cho ḿnh phải rơi trở lại vào ṿng kiềm tỏa của tội lỗi. Ơn tự do không phải là một đồ vật bất động, mà là một hạt giống qúy được gieo vào ḷng cuộc sống người tín hữu. Do đó cần phải nỗ lực tưới bón, chăm sóc, vun trồng nó mỗi ngày. Nếu không, ơn thánh Chúa có thể chết đi mà không sinh hoa trái. Nói cách khác, Phaolo nêu bật phần trách nhiệm của mỗi một tín hữu trong cuộc sống ḷng tin. Ơn cứu độ Chúa ban không phải là một thứ bùa chú tự động, mà là hạt giống có sức phát triển nẩy nở và sinh hoa trái thiêng liêng tùy thuộc sự cố gắng tiếp nhận và cộng tác đầu tư của mỗi người. Điều Phaolô muốn nhấn mạnh với tín hữu Côrintô ở đây là tinh thần đồng trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm. Mỗi tín hữu đều có trách nhiệm đối với ơn cứu rỗi của chính ḿnh, và ơn cứu rỗi của người khác, trong nghĩa không ai có thể khoán trắng tương lai cứu độ của ḿnh cho người khác, và cuộc sống tội lỗi hay thánh thiện của mỗi người đều có ảnh hưởng tới ơn cứu độ của tha nhân.

 

 

THÔNG BÁO NĂM

THÁNH PHAOLÔ

 

 

CHUẨN BỊ SỐNG NĂM THÁNH THÁNH PHAOLÔ

29.06.2008 – 28.06.2009

CŨNG LÀ HỌC HỎI VÀ ĐÀO SÂU  TÍN LƯ - THẦN HỌC - MỤC VỤ

QUA CÁC THƯ CỦA THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ.

V̀ THẾ

BẢN TIN GIÁO HỘI

VỚI SỰ CHO PHÉP CỦA TÁC GIẢ LINH MỤC LINH-TIẾN-KHẢI

SẴN SÀNG KÍNH GỬI TÀI LIỆU VỀ THÁNH PHAOLÔ ĐẾN

TẤT CẢ NHỮNG AI MUỐN CÓ TÀI LIỆU QUƯ BÁU NẦY.

 

Text Box: MUỐI CHO ĐỜI
 

 

 


ĐỌC & SUY GẪM

MUỐI CHO ĐỜI

 

Ratzinger, Joseph

Benediktus XVI:

Salz der Erde: Christentum und katholische

Kirche an der Jahrtausendwende

Bản dịch tiếng Việt:

Muối Cho Đời: Ki-tô giáo và GH Công giáo trước thềm ngàn năm mới.  Trao-đổi với Peter Seewald

 Phạm Hồng-Lam & Trần-Hoành

 

Chương I

 

VỀ CON NGƯỜI

 

Ta có thể dùng thần-học như một tṛ chơi không, như nhà văn Hermann Hesse* đă viết trong tác-phẩm “Glasperlenspiel”(Nhạc-cụ thủy-tinh) của ông?

Như vậy không đủ. Tôi muốn nói rằng cũng có yếu-tố tṛ chơi trong đó. Nhưng thần-học không nhằm dựng lên một thế-giới giả-tạo, không phải là một loại suy-nghĩ toán-học như trong “Glasperlenspiel”, mà nó thực-chất là một cuộc đụng-độ với thực-tại, với mọi khía-cạnh và đ̣i-hỏi của nó. Như vậy yếu-tố tṛ chơi là một phần của thần-học, v́ tṛ chơi cũng đúng là một thành-tố của cuộc sống con người, nhưng nó không đủ để luận-bàn về thần-học.

 

Ngài cũng ưa một tác-phẩm khác của Hesse, cuốn “Steppenwolf” (Sói miền thảo-nguyên). Tiểu-thuyết này được coi là một trong những tài-liệu quan-trọng nhất nói về sự bi-quan văn-hoá và chủ-nghĩa hiện-sinh trong giai-đoạn ban đầu. Trong đó Hesse tả một con người tâm-bệnh quá nhạy-cảm. Những dằn-vặt nội-tâm của nhân-vật này cũng là một thứ chẩn-đoán cơn bệnh thời-đại. Mô-tả của Hesse có liên-hệ ǵ với con người ngài không?

Không. Lối chẩn-đoán và tiên-đoán của cuốn sách quả là một khám-phá đối với tôi. Một cách nào đó cuốn sách loan-báo tất-cả những vấn-đề mà chúng ta phài đối diện trong những thập niên 1960’, 1970’. Sách tả chỉ một nhân-vật, nhưng nhân-vật đó đă tự phân thành nhiều dạng h́nh để cuối cùng dẫn đến sự tự huỷ ḿnh. Việc cường-điệu cái Tôi trong đó cũng có nghĩa là sự huỷ-hoại chính nó. Nghĩa là không có hai hồn trong một quả tim, mà chỉ là con người đă bị huỷ-diệt. Tôi đọc không phải để qui-chiếu vào ḿnh, nhưng dùng nó như một ch́a khoá để thấu hiểu trước và vạch trần vấn-nạn của con người cô-đơn và muốn tự thu ḿnh vào cô-đơn trong thời hiện-đại.

 

Quan-niệm về đa dạng nhân-cách, nghĩa là người ta cho rằng con người không nên giữ nguyên một bản-sắc, nhưng nên tạo cho ḿnh nhiều nhân-cách, hôm nay có thể khoác cho ḿnh bộ mặt này, mai có thể mang một bộ mặt khác. Quan-niệm đó bắt đầu rộ nở thật sự trong thời-đại chúng ta. Mọi chuyện đều có thể. Cá-nhân không c̣n bị buộc chặt vào một khuôn nào nữa, cuộc sống v́ thế là một cuộc chơi không cùng với muôn cảnh muôn tṛ.

Chính cái thay-đổi tuỳ-tiện đó làm cuộc sống trở nên trống-rỗng. Cuộc đời không chỉ đơn-thuần là một cuộc chơi. Nó quá quan-trọng, v́ trong đó ta phải đối diện với sự chết và đau-khổ. Con người có thể để mất bản-sắc, nhưng không thể trốn chạy khỏi trách-nhiệm, và quá-khứ cuộc sống sẽ luôn mang nó về với trách-nhiệm đó.

 

Và rồi ngài nghiễm-nhiên là một giáo-sư, ngài đă dạy ở Bonn, Münster, Tübingen và Regensburg. Nội-dung giảng-dạy của ngài mang chất cải-cách. Hồng-y Joseph Frings ở Köln cuối cùng đă mời ngài làm cố-vấn riêng. Thế rồi có chuyện lạ xẩy ra. Công-đồng đă được chuẩn-bị xong mọi chi-tiết từ lâu. Nhưng sau khi hồng-y Frings đọc bài diễn-văn nẩy lửa do cố-vấn ḿnh viết, th́ mọi dự-thảo công-đồng bỗng-nhiên được thảo lại và các phiên họp dự-trù phải được sắp-xếp lại. Chuyện thật xẩy ra như thế nào?

Như Karl Rahner thường nói, không nên đánh-giá quá cao vai-tṛ cá-nhân. Công-đồng là một tập-thể lớn, trong đó cá-nhân có thể đưa ra những đóng-góp có tính-cách quyết-định, nhưng chúng chỉ có thể thành h́nh khi tập-thể muốn điều đó. Có thể những người khác cũng đă nẩy ra những ư như thế nhưng chưa diễn ra được, tập-thể cũng đang chờ-đợi cái ǵ đó.

Hoàn-cảnh của Công-đồng lúc đó là : các nghị-phụ không đến dự chỉ để thông qua những văn bản đă soạn sẵn hoặc, có thể nói, để làm công-việc chưởng-bạ. Nhưng, thể theo chức-vụ ḿnh, các ngài đến để cùng nhau gắng sức t́m cho ra từ-ngữ cần nói lên trong thời-điểm đó. Ư-tưởng chung của các ngài lúc đó là chính các ngài phải ra tay thực-hiện nghĩa-vụ của ḿnh, không phải để gây đảo-lộn đức tin, nhưng trái lại để phục-vụ đức tin một cách đúng-đắn. Theo cái nh́n đó th́ diễn-từ khai-mạc của hồng-y Frings (cũng như diễn-từ của hồng-y Liénart/Lille) thực ra chỉ là nói lên điều các nghị-phụ đang ư-thức.

 

Ngài đă viết ǵ trong diễn-từ đó?

Trước hết nó không phải do tôi viết, đó cũng chẳng phải là một diễn-văn. Chuyện thế này, Rôma lúc đó đă có sẵn những danh-sách đề-nghị người vào các bộ và các uỷ-ban. Nhiều vị thấy như vậy chưa được. V́ thế hồng-y Frings và cả hồng-y Liénart đưa tay góp ư là chúng ta nên triển-hạn việc bầu, v́ cần phải gặp nhau trước để biết ai hợp với lănh-vực nào đă. Đó quả là tiếng nổ đầu tiên khi Công-đồng bắt đầu. Nếu nghĩ lại th́ đấy là chuyện chẳng gay-gắt ǵ cho cam. Việc t́m ra ứng-viên thích-hợp là chuyện thường-t́nh. Cái ư bất-chợt của hai hồng-y cũng là ư của toàn hội-nghị.

Chuyện thứ hai xẩy ra khi bản văn về mạc-khải được đưa ra để thảo-luận – câu chuyện tôi kể có thể gồm nhiều biến-cố trong đó. Lúc đó hồng-y Frings tuyên-bố - tôi có góp tay trong lời tuyên-bố này -  rằng bản văn soạn sẵn không thích-hợp để làm việc, nó cần phải được các nghị-phụ soạn lại từ đầu. Đúng là một quả bom. Kết-quả kà các nghị-phụ phát-biểu chính các ngài sẽ viết lại các văn-kiện từ đầu.

Bài diễn-từ thứ ba, một diễn-từ trở thành nổi tiếng, là chuyện hồng-y Frings yêu-cầu Thánh-bộ đức tin phải cải-tổ các phương-pháp làm việc và công-việc này phải được tiến-hành một cách trong-sáng. Đó là ba phát-biểu đă gây tiếng vang trong dư-luận.

 

Trái bom đă được chuẩn-bị trước? Và ngài đă không ngạc-nhiên về kết-quả của bài phát-biểu?

Có lẽ nó đă làm nhiều người ngạc-nhiên, nhưng nó cũng hợp với mong-đợi chung. Hồng-y Frings trước đó đă tiếp-xúc với một số cá-nhân và biết được họ cũng mong chuyện đó. Có thể nói, điều hồng-y Frings nói ra hợp với mong-đợi của nghị-hội.

 

Ngài được kể là một nhà thần-học tiến-bộ. Đă là một ngôi sao sáng lúc c̣n là giáo-sư, các giờ giảng bài của ngài đầy ắp sinh-viên. Ngài thảo-luận công-khai về sự thẳng-thắn và khoan-dung. Ngài cũng chống lại cung-cách tân kinh-viện cứng-nhắc của Rôma và đổ cho các vị trách-nhiệm ở đó làm ngưng-trệ Giáo-hội. Là một nhà thần-học trẻ ngài lúc đó đă phàn-nàn là Giáo-hội đưa ra “quá nhiều luật-lệ, nhiều cấm-đoán quá cứng-nhắc, nhiều thứ trong đó đă khiến người ta chẳng c̣n màng ǵ tới chuyện mất niềm tin của thế-kỉ này, thay v́ ra công giúp con người trở về với ơn cứu-độ”. Có thể nói rằng, không có sự dấn-thân của ngài th́ những cải-cách của Vatican II đă không có được.

Người ta nói quá lời về tôi.  Nếu lúc đó đă không có nhiều người cùng nghĩ như thế th́ làm sao một cá-nhân, nhất nữa tôi là một nhà thần-học chưa có tiếng-tăm quốc-tế nào, lại có thể tạo được những biến-chuyển, cho dù nhà thần-học ấy nói ra nhờ cửa miệng của một hồng-y có tiếng.

Sau khi giáo-chủ Gio-an XXIII triệu-tập Công-đồng và đưa ra khẩu-hiệu “Aggiornamento” (Cập-nhật với thế-giới hôm nay) th́ trong các nghị-phụ cũng có ư-muốn mạnh-bạo phải t́m cái ǵ mới, cần phải ra khỏi sách-vở khuôn-sáo cũ, cần phải mạnh-dạn với một tự-do mới. Không-khí đó lan từ Nam Mỹ tới Úc châu. Lúc đó Phi châu đă có không-khí đó chưa th́ tôi không biết. Nhưng chắc-chắn là đại đa-số các giám-mục đă mang tâm-trạng đó.

Tôi không c̣n nhớ từng câu mà ông đă trưng, nhưng đúng là tôi lúc đó quan-niệm rằng thần-học kinh-viện, như nó vẫn đóng khung như bấy giờ, đă không c̣n là dụng-cụ thích-hợp nữa để nói chuyện đức tin với thế-giới ngày nay. Phải thoát ra khỏi vỏ cứng đó, phải đương-đầu với t́nh-trạng ngày nay bằng ngôn-ngữ mới, bằng sự cởi-mở mới. V́ thế trong Giáo-hội cũng phải có bầu khí tự-do lớn hơn. Có lẽ một phần cũng do nhiệt-huyết tuổi trẻ mà tôi đă mạnh-dạn với ư-nghĩ đó. Nhưng nói chung trong ḷng Giáo-hội lúc bấy giờ, song-song với không-khí tưng-bừng lạc-quan của thời hậu chiến, đă mang tâm-thức và niềm hi-vọng là chúng ta có thể bắt đầu một thời-điểm mới cho Ki-tô giáo.

 

Ngài vẫn thường nhấn mạnh luôn cố-gắng trung-thành với công-đồng Vatican II  và “chẳng muốn quay về cái quá-khứ hôm qua không thể trở lại” nữa. Nhưng đàng khác, chỉ ít năm sau Công-đồng, ngài lại kể ra những tiêu-cực và “t́nh-trạng phản Công-đồng ». Người ta chờ thay v́ một bước nhảy-vọt đi tới th́ lại chứng-kiến một “tiến-tŕnh suy-sụp”. Cái ǵ đă trệch đường?

Đó là vấn-nạn lớn nhất đă đặt ra cho hết thảy chúng ta. Ta có thể kê ra các mong-chờ đă không được thực-hiện. Và ngày nay, những kẻ “cấp-tiến” đang lớn tiếng về một t́nh-trạng “mùa đông của Giáo-hội”. Chúng ta đă không chứng-kiến được một thời-điểm mới cho Ki-tô giáo, mà lại thấy nhiều bất-cập - bên cạnh một số thành-công, dĩ-nhiên –, điều đó chẳng cần phải dấu-diếm. Tại sao thế? Tôi thử nêu lên hai điểm: Thứ nhất là v́ chúng ta đă trông-mong nhiều quá. Chúng ta dĩ-nhiên không thể tự tạo ra Giáo-hội. Chúng ta có thể thi-hành công-việc của ḿnh, nhưng thành bại không tuỳ ở hành-động của ta. Những biến-chuyển lớn lịch-sử có hướng riêng của chúng, mà một số biến-chuyển đó chúng ta đă không lường trước được đúng-đắn. Đó là điểm một, chúng ta đă chờ nhiều quá, và nhiều khi chờ những điều không phải, ta muốn Giáo-hội phải bành-trướng ra, nhưng thời-điểm của Giáo-hội có thể lại không phải như thế.Điểm thứ hai là có một khoảng-cách lớn giữa những ǵ các nghị-phụ muốn và những ǵ chúng ta nắm được do truyền-thông cung-cấp và đă ảnh-hưởng lên ư-thức chung. Các nghị-phụ đă muốn cập-nhật đức tin - và qua đó muốn tạo sức bật cho đức tin. Nhưng ta th́ lại nghĩ cải-cách của Công-đồng là nhằm trút đi những ǵ không cần-thiết để ta bớt đi được một số gánh nặng. Và như vậy cải-cách rốt cuộc xem ra không phải là sống đức tin cách triệt-để, nhưng chỉ là một cách làm loăng đức tin.  Càng ngày ta càng thấy những giản-lược, những thích-ứng và nhượng-bộ không phải là h́nh-thức đúng-đắn để làm nhẹ, đào sâu và cô-đọng đức tin. Nghĩa là tựu-trung có hai quan-điểm về cải-cách. Một quan-điểm nhắm tới việc bỏ bớt quyền-lực và yếu-tố bên ngoài để tập-trung vào đời sống đức tin. C̣n quan-điểm kia có thể nói chỉ nhắm tới việc làm sao bỏ bớt ràng-buộc để sống cho thoải-mái. Như vậy th́ lạc lối là cái chắc.

 

Rơ-ràng lối cắt-nghĩa trên vẫn tồn tại cho tới hôm nay. Thật lạ-lùng, phe cải-cách cũng như phe truyền-thống ai cũng bảo ḿnh làm theo Công-đồng. Từ năm 1975 ngài đă tiên-tri là di-sản của Công-đồng “chưa được tỏ-hiện. Nó đang chờ thời-điểm của nó và tôi tin chắc rằng thời-điểm đó sẽ tới”.

Phải, đúng, có hai lối giải-thích Công-đồng. Tuy nhiên càng ngày càng rơ là các văn-kiện Công-đồng hoàn-toàn đặt nền-móng vào hướng liên-tục của đức tin. Hiện nay có nhiều người bảo các văn-kiện Công-đồng mới chỉ là đà khởi đầu, qua đó ḿnh phải chọn lấy một hướng đi mà không cần phải bám sát vào các văn bản. Nói như vậy th́ đâu c̣n ǵ là Công-đồng nữa. Dĩ-nhiên ta không để bị trói vào những từ-ngữ chết, nhưng ư-nghĩa đích-thực của các bản văn có thể nhận ra nếu được diễn-giải đúng-đắn; đó là di-sản lớn của Công-đồng. Chính từ đó mà ta phải đón-nhận, giải-thích và am-hiểu. Chính nhờ thế mà ta có được muôn vàn sáng-kiến đặc-biệt trong tương-quan mới đối với thế-giới, với sự giải-thích về tự-do tôn-giáo v.v.Trong đó, dĩ-nhiên, cũng đầy-dẫy những chỉ-dẫn giúp đào sâu và khuyến-thích đức tin mà ta cần khai-thác. Đây là điều tôi muốn nhấn mạnh đặc-biệt: Di-sản thật của Công-đồng nằm nơi các văn-kiện của nó. Khi ta diễn-dịch chúng một cách trung-thực và đúng-đắn, ta sẽ tránh được thái-độ quá-khích của cả hai phía; và chúng sẽ mở ra cho chúng ta con đường tương-lai sáng-lạn.

 

 Đánh gía của ngài về sự lạm-dụng Công-đồng có liên-quan ǵ đến bước khởi đầu cuộc nổi loạn của sinh-viên ở Âu châu (cuối những năm 1960’. ND)? Rơ-ràng có một chuyển hướng trong thời-gian ngài dạy học ở Tübingen. Từ một giáo-sư thần-học cấp-tiến ngài bổng dưng bị sinh-viên coi là kẻ thù. Họ giật mi-crô không để cho ngài nói. Biến-cố đó đă như một chấn-động đối với ngài. Về sau ngài tâm-sự: “Trong những năm đó tôi học được đến lúc nào th́ phải chấm dứt thảo-luận, nếu không nó sẽ biến thành láo-khoét, và tới lúc nào phải ra tay chống-cự để bảo-toàn tự-do”

Người ta không bao giờ giật mi-crô của tôi. Tôi cũng đă không bao giờ gặp khó-khăn ǵ với sinh-viên, chỉ có vấn-đề với những nhân-viên tạm gọi là thuộc cấp trung của đại-học mà thôi. Các buổi lên lớp rất trôi-chảy và việc tiếp-xúc với sinh-viên không có vấn-đề ǵ. Nhưng đúng, tôi thấy đây-đó len-lỏi vào một tinh-thần mới, người ta sử-dụng các phương-tiện ki-tô giáo một cách ư-hệ quá-khích và tôi thấy những giả-dối ở đây. Đây là thời-gian tôi thấy và chứng-kiến hai quan-điểm khác nhau về cải-cách. Tôi thấy có sự lạm-dụng về Giáo-hội và đức tin, được người ta dùng như những phương-tiện quyền-lực, nhưng để thoả-măn những mục-tiêu riêng với những tư-tưởng và ư-niệm khác hẳn. Chẳng c̣n ư-hướng đồng-nhất phục-vụ cho đức tin nào nữa. Thay v́ phục-vụ đức tin, người ta biến nó thành phương-tiện bởi những ư-hệ độc-đoán, tàn-bạo, man-rợ. Từ đó tôi hiểu rằng muốn thực-thi Công-đồng th́ phải chống lại khuynh-hướng này. Như đă nói, tôi không có vấn-đề nào với sinh-viên. Nhưng tôi đă thấy sự độc-đoán, kể cả dưới h́nh-thức tàn-bạo, đă thực-sự được mang ra sử-dụng như thế nào.Để cụ-thể-hoá những chuyện xẩy ra lúc đó, tôi kể về một cuốn sách của Beyerhaus vừa in. Beyerhaus là đồng-nghiệp tin-lành gắn-bó nhiều năm với tôi. “Thánh-giá Giê-su, phải chăng đó là một h́nh-thức vinh-danh bạo dâm và khổ-dâm?”. Và “Tân-ước là một tài-liệu về sự bất-nhân, một cuộc lừa-đảo tập-thể lớn !”. Hai khẩu-hiệu đó không xuất-phát từ truyền-đơn của đám bôn-xê-vích vô-thần, nhưng từ truyền-đơn của đại-diện sinh-viên phân-khoa “Thần-học tin-lành” của đại-học Tübingen trong mùa hè 1969 và được phân-phối trong sinh-viên. Tiêu-đề của truyền-đơn là: “Chúa Giê-su – Ông du-kích rởm”. Người ta dựa vào phê-b́nh tôn-giáo mác-xít để qui Giáo-hội vào tội đồng-loă với tư-bản để bóc-lột dân nghèo, để gán cho khoa thần-học truyền-thống vai-tṛ củng-cố tư-bản. Giáo-sư dạy môn Kinh thánh Tân-ước ở Tübingen cũng phụ-hoạ vào tuồng kịch này. Trong một cuộc họp toàn sinh-viên giáo-sư Ulrich Wickert và tôi đă làm mọi cách yêu-cầu ban đại-diện phân-khoa thần-học tin-lành tuyên-bố đứng ngoài những lời-lẽ phạm-thượng đó, nhưng vô-ích. Người ta khẳng-khái trả lời truyền-đơn chỉ nhắm vào những hậu-quả chính-trị mập-mờ, cần phải nêu chúng lên để t́m cho ra sự thật. Giáo-sư Wickert tha-thiết kêu-gọi hăy vứt câu “Giê-su đáng nguyền-rủa!” ra khỏi tập-thể này, lời kêu-gọi đă tan vào khoảng không. (P. Beyerhaus, Der kirchlich-theologische Dienst des Albrecht-Bengel-Hauses, in trong: Diakrisis 17, số tháng ba 1969, trang 9 tt.). Bên đại-diện phân-ban thần-học công giáo đă không xẩy ra chuyện tới mức như thế, nhưng luồng tư-tưởng căn-bản tương-tự cũng đă ập vào. Lúc đó tôi chợt hiểu ra vấn-đề: ai muốn tiếp-tục là cấp-tiến ở đây, kẻ đó phải bán nhân-cách ḿnh.

 

Và giáo-tŕnh „Nhập-môn Ki-tô giáo“ nổi tiếng của ngài đă bắt đầu không hẳn một cách t́nh-cờ với câu chuyện chú Hans hạnh-phúc?*

Phải, đúng thế. Thời đó, sau khi trải qua những năm sôi-động, tôi chợt nhớ tới câu chuyện này. Cả Ki-tô giáo lúc khởi đầu cũng bị coi là một gánh nặng, y như thỏi vàng trong câu chuyện. Và càng ngày tôi càng rơ ra là nếu cứ tiếp-tục diễn-giải theo nhu-cầu giai-đoạn (như trong câu chuyện chú Hans) th́ t́nh-h́nh càng thêm tệ hơn. Câu chuyện thần-thoại diễn-tả đúng t́nh-trạng thời đó. Song cần nhớ là tôi đă viết giáo-tŕnh này vào năm 1967, nghĩa là trước khi những lộn-xộn xẩy ra.

 

Có người đoán nhân-vật Hans trong giáo-tŕnh của ngài ám-chỉ Hans

Không, hoàn-toàn không phải Hans Küng (linh-mục, nhà thần-học đương-thời người Thuỵ-sĩ). Tôi cực-lực minh-xác điều đó. Tôi hoàn-toàn không có ư tấn-công Hans Küng.

 

Ngài có thể đă là một nhà phê-b́nh lớn trong truyền-thống phản-kháng Giáo-hội ở Đức. Cái ǵ đă cản bước ngài? Hans Küng đoán là Phao-lô  VI đă đem những chức-vụ lănh-đạo ra để cầm chân một số đầu-óc chỉ-trích.

 Tôi hoàn-toàn không biết chuyện đó. Phao-lô  VI đă không nói ǵ với tôi về chuyện đó. Tôi chỉ gặp ngài vào năm 1977, nghĩa là sau lễ phong giám-mục của tôi. Chuyện tôi được phong tổng giám-mục giáo-phận München năm 1977 là cả một ngạc-nhiên và là một  chấn- động cho tôi, hoàn-toàn chẳng phải là chuyện đền-đáp cho những nhượng-bộ xu-thời nào cả. Dù ở trong hoàn-cảnh nào, dù tư-tưởng của tôi có phát-triển và thay-đổi theo tuổi-tác, sức thúc-ép căn-bản đối với tôi, cả lúc c̣n làm việc cho Công-đồng, vẫn là làm sao tháo-gỡ hạt nhân đức tin khỏi những lớp vỏ xơ-cứng để đem lại cho nó sức mạnh và sự linh-động. Sức thúc-ép này rất kiên-định suốt đời tôi. Nó giữ tôi không sa vào hướng chống lại Giáo-hội. Dĩ-nhiên trách-vụ giám-mục có một số sắc-thái khác với vai-tṛ một giáo-sư. Nhưng điều quan-trọng là tôi không bao giờ đi trệch khỏi sự kiên định đó, nó đă ghi dấu trên cuộc đời tôi (kiên-định đó tôi đă thấm-nhuần từ thủa thiếu-thời) và tôi luôn trung-thành với hướng đi chính này của đời ḿnh.

 

Chính ngài vẫn luôn công-khai tuyên-bố đặt mhiệm-vụ lên trên con người cá-nhân và không bao giờ làm ngược lại. Rơ-ràng thái-độ đó phù-hợp với ư-niệm của ngài về nhiệm-vụ, vâng-lời và phục-vụ. Chính những ư-niệm này đă bị những đợt biến-chuyển văn-hoá làm giảm giá.

 Nhưng trước sau ǵ rồi con người cũng phải trở lại với những ư-niệm đó. V́ nếu không có sự sẵn-sàng qui-phục ḿnh vào một toàn-thể với giá-trị ta đă nhận ra và chính ḿnh không chịu phục-vụ th́ làm sao có được tự-do chung. Tự-do con người luôn là tự-do được chia-sẻ. Nó phải được cùng nhau gánh-vác và v́ thế nó đ̣i-hỏi phục-vụ. Các đức-tính đó, nếu ta muốn gọi chúng là đức-tính, hẳn nhiên có thể bị lạm-dụng bằng cách xếp chúng vào một hệ-thống sai-lạc. Thuần h́nh-thức, chúng có thể không tốt, mà chỉ tốt khi gắn liền với mục-đích nó phục-vụ. Trong trường-hợp của tôi, mục-đích đó là đức tin, là Chúa, là đức Ki-tô và v́ vậy tôi biết chắc ḿnh đă đặt chúng đúng chỗ.

 

Vào một lúc nào đó ngài bắt đầu chống lại các nhà thần-học và càng ngày càng to tiếng đối với các chỉ-trích trong nội-bộ thần-học. Một trong những câu chủ-chốt của ngài: „Đó là Giáo-hội của Chúa chứ không phải là chỗ thử-nghiệm cho các nhà thần-học“.

Tôi không muốn chống lại các nhà thần-học, v́ như vậy là tôi chống chính ḿnh. Thần-học là một dụng-cụ rất quan-trọng và cao-cả, và nhà thần-học cũng làm một công-việc trọng-đại. Cả phê-b́nh và tự phê-b́nh là một phần của thần-học. Tôi chỉ chống lại cái thần-học mất khuôn-thước và v́ vậy không c̣n phục-vụ đúng-đắn được nữa. Vả lại, chúng ta là những người phục-vụ chứ đâu phải là kẻ có quyền bảo Giáo-hội phải thế này thế nọ. Đối với tôi đó là điểm quyết-định. C̣n câu „đó là Giáo-hội của Chúa chứ không phải của chúng ta“ là tôi muốn nói rằng không phải chúng ta là người bắt Giáo-hội phải ra thế này thế kia, nhưng ḿnh là những người tin rằng chính Chúa đă lập nên Giáo-hội và v́ thế phải cố-gắng để nh́n ra ư Ngài về Giáo-hội và sẵn-sàng phục-vụ cho Giáo-hội đó.                                                                                                                   (c̣n tiếp nhiều kỳ)

VẤN ĐỀ HÔM NAY

 

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI

TỐ GIÁC NHỮNG H̀NH THỨC CŨ VÀ MỚI VỀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NỮ GIỚI

 

Ngày 25.05.2008, Nhóm Nữ Nghị Sĩ Việt-Nam với 127 thành viên đầu tiên đă chính thức ra mắt. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một tổ chức nữ Nghị sĩ, nhằm nâng cao hoạt động lập pháp và giám sát về vấn đề b́nh đẳng giới  và thể hiện vai tṛ ra quyết định ngày càng lớn hơn của phụ nữ Việt Nam nhất là trong vấn đề b́nh đẳng giới, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống luật pháp cũng như đưa vấn đề b́nh đẳng giới lồng ghép với các chương tŕnh phát triển kinh tế xă hội. Thực chất mục đích liền kèm là để chuẩn bị cho hội nghị Phụ Nữ Thế Giới 2008 do Việt-Nam đăng cai tổ chức từ ngày 5 – 7 tháng 6.2008 với khoảng 1.000 người từ 100 quốc gia đến tham dự. Qua chương tèinh nghị sự các lần hội nghị phụ nữ trước đây đều cho thấy mục tiêu đấu tranh b́nh đẳng giới luôn được đặt lên hàng đầu, song quanh quẩn vẫn chỉ là dấu tranh để hợp pháp hoá nạo phá thai , ly dị va ‘hôn nhân đồng tính’. BTGH xin giới thiệu bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Biển- Đức XVI ngày 10.02.2008, mong có thể giúp ích cho cái nh́n đúng đắn về nữ giới.

(bài do Jesús Colina ghi lại trong Zenit,số ngày 10.02.2008)

 

Đức Thánh Cha  Biển-Đức XVI đă tố giác những h́nh thức phân biệt đối xử cũ và mới chống lại phụ nữ đi từ những lạm dụng thiên nam giới cho tới việc sử dụng phụ nữ như đồ vật trong quảng cáo.

Ngoài ra Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă khuyến khích một cuộc nghiên cứu nhân loại học đổi mới về nữ giới – nhưng cũng về nam giới nữa - một mặt lưu tâm đến truyền thống Kitô-giáo,mặt khác hợp nhất những tiến bộ khoa học và sự bén nhạy về văn hoá.

Đó là những ǵ Người giải thích trong buổi triều yết dành cho những người tham dự hội nghị quốc tế về « Người Nữ và Người Nam, Con Người trong sự toàn vẹn của nó » , được tổ chức từ 7 – 9 tháng hai do Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân tổ chức,nhân kỷ niệm 20 năm Tông Thư « Mulieris Dignitatem » (Phẩm giá phụ nữ) của Đức Gioan-Phaolô II. Trong bài diễn văn với những người tham dự hội nghị, đa số là nữ giới, Đức giáo hoàng nh́n nhận là một « năo trạng duy thiên về nam giới (*)không màng đến sự mới mẻ của Kitô giáo công nhận và công bố phẩm giá b́nh đẳng và trách nhiệm của nữ giới so với nam giới », « vẫn c̣n dai dẵng ».

Đức Thánh Cha nói thêm : « Có những nơi và những nền văn hoá ở đó người phụ nữ bị phân biệt đối xử và bị đánh gía thấp chỉ v́ họ là phụ nữ, ở đó người ta c̣n viện dẫn cả những lập luận tôn giáo và những áp lực gia đ́nh,xă hội và văn hoá để ủng hộ sự bất b́nh đẳng giới tính, ở đó những hành vi bạo lực đối với phụ nữ vẫn xảy ra, biến họ thành một đối tượng để hành hạ và bóc lột trong quảng cáo và trong kỹ nghệ tiêu thụ và giải trí ».

Trong bối cảnh nầy,Ngài nói tiếp, « chắc chắn chúng ta cần phải có một nghiên cứu nhân học đổi mới,trên nền tảng truyền thống Kitô-giáo vĩ đại, hợp nhất những tiến bộ mới của khoa học với những dữ liệu liên quan đến những sự bén nhạy văn hoá ngày nay, và như vậy sẽ góp phần vào việc đào sâu không chỉ căn tính nữ giới mà cả của nam giới cũng thường là đối tượng cho những suy tư thiên vị và mang tính ư thức hệ ».

Với việc giới thiệu truyền thống Kitô-giáo và nhất là sự đóng góp của Đức Gioan-Phaolô II, Đấng đă suy tư về chủ đề tinh duy nhất – tính hai mặt của người nam và người nữ, Đức Thánh Cha khẳng định : « Tính duy nhất – hai mặt nầy của người nam và người nữ dựa trên nền tảng phẩm giá của mọi con người, đươc dựng nên theo h́nh ảnh và giống như Thiên Chúa là Đấng « đă dựng nên người nam và người nữ », như sách Sáng Thế nhấn mạnh (St 1,27).

« Đối diện với những trào lưu văn hoá và chính trị đang t́m cách loại bỏ hoặc chí ít cũng che phủ và làm cho lẫn lộn những sự khác biệt giới tính được khắc ghi trong bản tính con người, xem chúng như một khía cạnh văn hoá », Đức Thánh Cha nhắc lại « kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng đă tạo dựng hữu thể nhân loại nam và nữ, với một tính duy nhât và trong cùng một lúc một sự khác biệt nguyên thủy và bổ sung cho nhau»

Người giải thích : « Bản tính con người và chiều kích văn hóa hợp nhất với nhau trong một quy tŕnh phong phú và phức tạp cấu thành sự h́nh thành của căn tính, ở đó hai chiều kích, chiều kích của nữ giới và chiều kích của nam giới, tương ứng với nhau và bổ khuyết cho nhau ».

Trong bối cảnh nầy, Đức Thánh Cha đ̣i hỏi quyền của các trẻ em « có thể cậy trông vào người cha và người mẹ chăm sóc chúng và cùng theo chúng trong bước trưởng thành » và Người nhắc nhở rằng « nhà nước phải ủng hộ bằng những chính sách xă hội phù hợp, tất cả những ǵ khuyến khích sự ổn định và sự hiệp nhất của hôn nhân, phẩm giá và trách nhiệm của những người phối ngẫu, quyền và bổn phận không thể thay thế được của họ làm những người giáo dục con cái họ ».

Để kết thúc, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă cầu chúc « rằng nữ giới cũng có khả năng cộng tác vào việc xây dựng xă hội, với việc đề cao ‘thiên tư nữ giới’ đặc thù ».

BTGH chuyển ngữ và giới thiệu

 

(*) Machist[macho] (danh từ : Machisme) :là một từ gợi lên một sự đề cao tính chất đàn ông nhất định đến mức thái quá, có thể đi tới chỗ ghét phụ nữ và chế độ nam trị.

 

 

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT X TN (Năm A)

Mt 9, 9 - 13

 

CỘI NGUỒN LUẬT LỆ: CHỌN LỰA SỰ SỐNG

 

Không thể nào t́m thấy lại bài giảng nối kết với Bài Phúc Âm của Chúa Nhật X thường niên Năm A, người phụ trách mạng xin gợi ư với các bạn bài Tin Mừng Chúa Nhật VI thường niên Năm A.

“Một nhà hiền triết trong Cựu Ước,Ben Sirac, khẳng định sáng hôm nay rằng mỗi người có tự do tuân giữ Luật Lệ: “Nếu ngươi  muốn, ngươi có thể giữ  các giới răn”. Ông mời gọi độc giả của ông tự do chọn giữa nước và lửa, giữa sự sống và sự chết,như một người mẹ chỉ có cho con ḿnh một lời ủy thác :”Hăy làm những ǵ con muốn. Con được tự do”.  Hăy nhớ rằng tác giả sách Đệ Nhị Luật đă nói thêm: “Vậy hăy chọn sự sống” (Đnl 30,19).

  Bài giảng trên núi tỏ ra mơ hồ rối rắm chẳng kém. Không chỉ có Chúa Giêsu bắt buộc chúng ta phải tuân giữ luật, mà để chọn lựa sự sống, chúng ta phải tự điều chỉnh với các trực giác căn bản đă linh ứng cho chúng ta luật ấy trong kế hoạch vĩ đại ban đầu của Đấng Tạo Hoá.

Vượt qua Luật Lệ : “Nếu sự công chính của các ngươi không hơn sự công chính của các luật sĩ và biệt phái, các ngươi sẽ không vào được Nước Trời”. Và Chúa Gêsu hôm nay cho chúng ta bốn luật làm ví dụ: hai điều cấm đoán chính thực của Đấng Tạo Hoá, giết người và ngoại t́nh, đồng thời hai cam kết tự do ưng thuận: lời thề và hôn nhân.

   Khôn ngoan b́nh dân quanh ta luôn chỉ cho chúng ta thấy những phương thế để thoát ra khỏi những luật lệ đó: “Tôi có một ư tưởng khác. Các điều kiện đă thay đổi tiến hoá rồi. Chính nó là đứa tấn công tôi. Chính cô ta đă thay đổi..”. Bởi v́  năo trạng nệ luật, hoặc lư lẽ ngụy biện của những người khéo xoay xở không thích hợp với tinh thần Bát Phúc. Sự tự do mà Thiên Chúa trao cho chúng ta đ̣i hỏi chúng ta phải vượt qua mọi h́nh thức luật lệ để vươn lên tới các trực giác của Đấng Tạo Hoá.

  Những ǵ hợp pháp không hẳn đă là đạo đức và các luận điểm bất công rất nhiều trong mọi xă hội. Chúng ta biết những kẻ mạnh và đầy quyền lực ở thế gian nầy lợi dụng những kẻ hở trong các luật lệ chúng ta biết dường nào, bởi v́ không bộ luật nào là hoàn chỉnh toàn vẹn cả. Trước tất cả những sự ấy, con cái nam nữ của Nước Trời sẽ làm ǵ?

Bài giảng trên núi, mà chúng ta suy tư từ ba tuần nay, mời gọi chúng ta nghiêm chỉnh xem xét quyền và  các giá trị của xă hội. Phải vào trong Nước Thiên Chúa. Đâu là luật mới nầy nay phải cai quản hết mọi quan hệ của chúng ta trong thế giới, nơi mà Thiên Chúa trở thành vua để bảo đảm hạnh phúc cho mọi con cái của Người, nhất là những kẻ bé mọn?

Bernard Lafreńere,C.S.C



 

 

  PHỤ TRANG:

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

+ (VnExpress 25.05) Khởi công khu du lịch phức hợp lớn nhất Việt Nam. Ngay sau khi vừa được cấp phép đầu tư, chiều 24/5 Công ty Asian Coast Development Limited (Canada) đă khởi công xây dựng khu du lịch phức hợp lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam – khu du lịch Hồ Tràm tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, rộng 157 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án lên đến 4,2 tỷ USD. Giai đoạn 1 của dự án gồm khách sạn 5 sao với 1.100 pḥng, sân golf 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực tṛ chơi có thưởng. Giai đoạn 2 của dự án gồm có khu nghỉ mát sang trọng 1.300 pḥng, 10 nhà hàng, các hộp đêm, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm... Dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2011, sau khi hoàn thành sẽ có tổng cộng 9.000 pḥng sang trọng, trung tâm hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế với quy mô gấp 3 lần Trung tâm hội nghị Quốc gia cùng nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm.

+ (TTXVN 25.05) Ra mắt Nhóm nữ Nghị sĩ Việt Nam.  Sáng ngày 25/5, Nhóm nữ Nghị sĩ đầu tiên của Việt Nam với 127 thành viên, đă chính thức ra mắt, nhằm nâng cao hoạt động lập pháp và giám sát về vấn đề b́nh đẳng giới cũng như đẩy mạnh công tác đối ngoại của Quốc hội. Việc thành lập Nhóm nữ Nghị sĩ Việt Nam là thể hiện vai tṛ ra quyết định ngày càng lớn hơn của phụ nữ Việt Nam nhất là trong vấn đề b́nh đẳng giới, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống luật pháp cũng như đưa vấn đề b́nh đẳng giới lồng ghép với các chương tŕnh phát triển kinh tế xă hội. Hiện tại, trong Quốc hội, số đại biểu nữ chiếm hơn 25%, và là một tỷ lệ thấp nhất trong 15 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam vẫn đứng thứ 3 ở khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương sau New Zealand và Đông Timor.

+ (ThanhNien 35.05) Phương pháp xác định nhanh H5N1. Kit chuẩn đoán nhanh, là phương pháp vận dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp, gọi tắt là phản ứng SSIA, dưới dạng trắc nghiệm xê dịch. Phương pháp này dựa trên một cặp chế sẵn, gồm dung dịch kháng thể: Gama-globulin và huyền dịch hồng cầu, được lấy từ huyết thanh của thỏ và ngan, đă gắn các Protein virus cúm A, cho hiệu giá ngưng kết ổn định trên dăy lỗ khay vi chuẩn độ 96 lỗ. Bệnh phẩm thích hợp cho phản ứng SSIA là dịch họng và dịch ở khí quản gia cầm. Bước tiến này là hết sức quan trọng, bởi nó vừa giúp cho các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và người chăn nuôi phát hiện dịch một cách nhanh chóng, khẩn trương khống chế dịch, nhưng đồng thời cũng cho họ nhiều giải pháp để lựa chọn, chứ không đơn thuần là tiêu huỷ cả đàn, khi kết quả xét nghiệm dương tính với H5N1 như lâu nay. Theo đó, mức độ thiệt hại về kinh tế sẽ giảm đi rất nhiều.

+ ( VnEconomy 26.05) Người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam. Ngày 22-5, với 87,63% số phiếu tán thành, Quốc hội đă chính thức thông qua nghị quyết cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Chính sách mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2009. Có 5 đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền lợi này, gồm cá nhân có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam hoặc người được doanh nghiệp tại Việt Nam thuê giữ chức danh quản lư; người có đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng huân, huy chương hoặc Thủ tướng quyết định; người làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xă hội có tŕnh độ đại học trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; người kết hôn với công dân Việt Nam và doanh nghiệp FDI không có chức năng kinh doanh bất động sản và có nhu cầu nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó. Nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại. Cá nhân nước ngoài được sở hữu 1 căn hộ với thời hạn tối đa 50 năm, doanh nghiệp FDI được sở hữu 1 hoặc một số căn hộ cho những người làm việc trong doanh nghiệp theo thời hạn tương ứng với thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp. Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi hết thời hạn sở hữu, người sở hữu phải bán hoặc tặng, cho nhà ở đó.Chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức nước ngoài nh́n chung có những quyền, nghĩa vụ về mua, bán, tặng, cho, thừa kế, thế chấp, bảo tŕ, cải tạo nhà ở tương tự như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, là cá nhân nước ngoài phải là người được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên, không thuộc diện được hưởng quyền ưu đăi, miễn trừ ngoại giao, nhà ở chỉ được dùng để ở, không được cho thuê, làm văn pḥng hoặc sử dụng vào mục đích khác, khi không sử dụng có thể ủy quyền cho người khác quản lư nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ḿnh.

+ (TTXVN 25.05) Việt Nam sẽ sớm giải quyết bệnh mù ḷa. Ban chỉ đạo Pḥng chống mù ḷa toàn quốc Bộ Y Tế , cho biết Việt Nam đang xây dựng kế hoạch "Pḥng chống mù ḷa" có định hướng đến năm 2009 và dài hơn nữa nhằm sớm trở thành một trong những nước giải phóng mù ḷa cho tất cả những người bị khuyết tật về mắt, phối hợp với tổ chức phi chính phủ Atlantic Philanthropies (Mỹ). Việt Nam hiện có khoảng 84 triệu người, trong đó có 400.000 người bị mù cả hai mắt, hơn 1 triệu người thị lực kém và 200.000 người bị mù 1 mắt. Ước tính trung b́nh mỗi năm có khoảng 2 triệu người cần được điều trị các bệnh về mắt.

+ (Tuoi Tre 26.05) Một người chi 246.000 đồng thuốc chữa bệnh/năm. Theo đại diện Cục Quản lư dược, năm 2007 b́nh quân mỗi người VN sử dụng 13,4 USD tiền thuốc/năm, gấp đôi so với năm 2000. Đến hết năm 2008, chi phí cho thuốc chữa bệnh b́nh quân đă tăng lên 15,2 USD. Cũng trong năm nay, thị trường dược phẩm VN đạt 1,34 tỉ USD, tăng trưởng 16,5%, cao hơn so với dự tính của các tổ chức quốc tế là 1 tỉ USD.

+ (TTXVN 27.05) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng gần 4%. Theo Tổng cục Thống kê, sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có dấu hiệu giảm nhiệt ở tháng 4 (2,2%) th́ tháng 5 CPI lại tăng cao, tăng 3,91% so với tháng 4. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, CPI tăng 15,96%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2007; chỉ số giá tiêu dùng b́nh quân 5 tháng qua so với b́nh quân 5 tháng 2007 tăng 19,09%; chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với tháng 5/2007 tăng 25,2%.

+ (TTXVN 27.05) Kim ngạch xuất khẩu đạt 23,4 tỷ USD. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tháng 5, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 5,15 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước 5 tháng qua lên 23,4 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước.Đa số các mặt hàng xuất khẩu đều có kim ngạch tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như sản phẩm nhựa tăng hơn 30%; hàng điện tử, vi tính và linh kiện tăng hơn 25%; sản phẩm gỗ tăng 21%, dệt may tăng 19%.Từ đầu năm đến nay đă có 8 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, than đá, hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, gạo và cà phê.

+ (Hanoi Moi 27.05) Tháng 10-2008: Hăng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên. Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ư cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Cty cổ phần hàng không Tăng tốc (Air Speed Up Corporation) do nhạc sĩ Hà Dũng làm chủ. Trước đó, vào tháng 3-2008, Đề án thành lập hăng đă được Cục Hàng không VN thông qua. Nhạc sĩ Hà Dũng, chủ của hăng hàng không này  cho biết, dự kiến chuyến bay đầu tiên sẽ thực hiện vào cuối tháng 10/2008. Trong thời gian đầu, Air Speed Up sẽ tập trung vào các đường bay trục nội địa Hà Nội – TP.HCM – Đà Nẵng. Vé được chia ra thành 2 hạng: phổ thông và thương gia với giá vé theo đúng khung mà Bộ Tài chính phê duyệt có mức trần là 1,7 triệu cho chặng nội địa.

 

+ (NLĐ 27.05) Chính thức tuyển lao động Việt Nam đi Mỹ làm việc. Sau một thời gian khá dài âm thầm t́m hiểu thị trường và được Bộ Lao động - thương binh và xă hội cho phép thí điểm, năm doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) VN đă đưa được hơn 20 lao động VN đầu tiên đến Mỹ. Để đưa được lao động đến Mỹ làm việc với mức thu nhập 1.300 - 3.500 USD/người/tháng, doanh nghiệp và bản thân người lao động phải qua rất nhiều thủ tục khắt khe. Đặc biệt lao động phải có tay nghề cao, tiếng Anh vững (cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ phỏng vấn trực tiếp) và phải chứng minh ḿnh có "những ràng buộc" ở quê nhà để qua Mỹ không bỏ trốn... Lao động vào Mỹ làm việc theo nhiều loại visa khác nhau. Thứ nhất, visa H1 dành cho lao động tŕnh độ cao (trong đó H1A dành cho lao động nghề y tá. Để được nhập cảnh vào Mỹ làm nghề y tá, người lao động phải có bằng y tá được Mỹ công nhận và tŕnh độ tiếng Anh đạt TOEFL 550. Thời hạn hợp đồng ba năm và được gia hạn thêm. Visa H1B dành cho lao động có tŕnh độ cao, có thể làm việc ở Mỹ tối đa sáu năm). Thứ hai, visa H2A, H2B dành cho lao động tay nghề thấp, làm việc trong ngành nông nghiệp và một số ngành phi nông nghiệp, thời hạn hợp đồng dưới một năm. Thứ ba, visa H3 dành cho người nhập cảnh vào Mỹ theo chương tŕnh tu nghiệp sinh. Thứ tư, visa L1 dành cho người nước ngoài vào Mỹ làm công tác quản lư chi nhánh doanh nghiệp

+ (NLĐ 29.05) VN đủ nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân. Bộ Tài nguyên - Môi trường đă hoàn thành đề án thăm ḍ quặng urani cho nhà máy điện hạt nhân. Cục Địa chất - Khoáng sản cho biết VN có tiềm năng trung b́nh trên thế giới về quặng urani, đủ khả năng đáp ứng cho phát triển điện hạt nhân. Kết quả điều tra của ngành địa chất cho thấy quặng urani ở nước ta tồn tại trong nhiều cấu trúc địa chất, phân bố chủ yếu ở Tây Bắc và Trung Bộ, trong đó có triển vọng nhất là quặng urani trong cát kết ở miền Trung. Theo xác định sơ bộ, các mỏ quặng urani này có thể khai thác được bằng phương pháp lộ thiên kết hợp hầm ḷ.

+ (TTXVN 30.05) Phấn đấu kiềm chế lạm phát ở mức 22% trong năm nay. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nếu thực hiện chặt chẽ, hiệu quả chính sách tiền tệ và 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ th́ lạm phát năm nay có thể khống chế được ở mức thấp nhất khoảng 22%. 

+ (TTXVN 30.05) Ṿng 13 đối thoại nhân quyền giữa VN-Hoa Kỳ. Ngày 29/5, Việt Nam và Hoa Kỳ đă tiến hành “Ṿng 13 đối thoại nhân quyền” giữa hai nước tại Hà Nội. Đoàn Hoa Kỳ do ông David Kramer, Trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về Nhân quyền, Dân chủ và Lao động dẫn đầu. Đoàn Việt Nam do ông Đoàn Xuân Hưng, trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao làm trưởng đoàn. Đoàn Việt Nam đă thông báo cho phía Hoa Kỳ những thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống xă hội, đặc biệt trong phát triển kinh tế - văn hoá - xă hội, cải cách pháp luật, tự do tôn giáo, đảm bảo và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của người dân.
+ (NLĐ 31.05) Tháng 5, VN-Index mất 108,26 điểm. Ngày 30-5, ngày đầu tiên sàn TPHCM giao dịch b́nh thường trở lại sau sự cố kỹ thuật, Chỉ số VN-Index giảm thêm 6,41 điểm, chỉ c̣n 414,1 điểm. Tương tự, chỉ số HaSTC-Index trên sàn Hà Nội cũng giảm 1,41 điểm, c̣n 119,31 điểm. Đây cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5. Với 17 phiên giao dịch, tổng số điểm mà VN-Index bị lấy đi trong tháng này lên tới 108,26 điểm. Đáng lưu ư, trong khi các nhà đầu tư trong nước vẫn ồ ạt tháo chạy khỏi thị trường trong ṿng hơn một tháng qua th́ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đều đặn mua vào v́ họ cho rằng đây là cơ hội để mua được những thương hiệu lớn với giá rẻ.

+ (Thanh Nien 31.05) Đám cưới 1 triệu USD. Từ ngày 24-29.5 tại khách sạn Nam Hải (Hội An, Quảng Nam) đă diễn ra một lễ cưới đặc biệt. Cô dâu là chị Marina Nacheva (người Nga, 36 tuổi) và chú rể là Richard Andrew (tỉ phú người Mỹ, lớn hơn cô dâu 6 tuổi), cả hai đều làm nghề đầu tư tài chính tại Nga. Để tổ chức đám cưới này, hai vợ chồng đă thuê bao toàn bộ pḥng cho khách, với giá từ 750-2.000 USD/pḥng/ngày. Trước khi đám cưới diễn ra, đôi vợ chồng này c̣n tổ chức thả lồng đèn bay lên trời phố Hội. Đám cưới có khoảng 200 khách quốc tế, đến từ các quốc gia Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc... với chi phí lên đến 1 triệu USD

+ (Hanoi Moi 30.05) Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội. Cuối phiên họp chiều nay, Quốc hội đă biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh B́nh Phước và tỉnh Đồng Nai, đạt  tỷ lệ 96,75%; Quốc hội cũng đă biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội với tỷ lệ tán thành đạt 92,9%.Về thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, tiếp thu ư kiến của đại biểu Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội từ ngày 1/8/2008.

+ (Nhan Dan 31.05) Vi phạm bản quyền ở Việt Nam: sẽ giảm đến 7%, nếu ... Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đă giúp tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam năm 2007 giảm 3% từ 88% xuống 85%. Nhưng Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) cho biết, tỷ lệ vi phạm c̣n có thể giảm xuống 4% nữa, nếu tăng trưởng máy tính ở Việt Nam năm qua không quá nhanh. Tại châu Á, những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất gồm Bangladesh (92%), Trung Quốc (82%), Indonesia (84%), Pakistan (84%) và Sri Lanka (90%). Những nước có tỷ lệ vi phạm thấp nhất là Australia (28%), Nhật Bản (23%) và New Zealand (22%). Việt-Nam xếp hạng 10 trong 20 quốc gia có tỷ lệ vi phạm cao nhất.

 

 



* H. Hesse (1877-1962): nhà văn người Đức, giải Nobel văn-chương năm 1946.

* Câu chuyện thần-thoại của Đức, tả anh làm công Hans được chủ trả lương bằng một thỏi vàng lớn. Trên đường về nhà, để khỏi phải khệ-nệ mang thỏi vàng nặng, Hans đă lần-lượt đổi nó để lấy nhiều thứ nhằm thoả-măn cho nhu-cầu trước mắt của ḿnh và cuối cùng vui-vẻ về tới nhà với tay không.