Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 92 (Năm II) (TUẦN T 15.07 ĐẾN 22.07.2008)

 

Trong số nầy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

GIỚI THIỆU

TÀI LIỆU PHỤNG VỤ & MỤC VỤ

      ĐỨC THÁNH CHA BIỂN- ĐỨC XVI VÀ CÁC   

                     PHONG TRÀO  VÀ CÁC CỘNG ĐOÀN MỚI  

T̀M HIỂU KINH THÁNH.

      VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ ĐỘC THÂN

                       TRONG THƯ THỨ I GỬI CÔRINTÔ                                                                      

ĐỌC & SUY GẪM

      MUỐI CHO ĐỜI

VẤN ĐỀ HÔM NAY

     B̀NH CA, MỘT PHƯƠNG THUỐC CHO TÂM HỒN                                                                                                                                                       

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI TN (Năm A)

 

  PHỤ TRANG:

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

“HĂY CHO BAO RỖNG,KHÔNG CÓ GẠO CŨNG ĐƯỢC, V̀ CÓ HUY HIỆU CỦA ĐỨC THÁNH CHA”

(Fides 05.07) “Hăy cho chúng tôi cái bao rỗng, không có gạo cũng được, v́ có h́nh huy hiệu của Đức Giáo Hoàng” : đó là lời cầu xin của các nạn nhân vụ động đất ở Tứ Xuyên cảm động v́ sự quan tâm ân cần của Đức Thánh Cha, với những người phụ trách và các t́nh nguyện viên Hội Bác Ái đang làm việc trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề trong tỉnh Tứ Xuyên. Món quà riêng của Đức Thánh Cha đă trở thành gạo được phát cho các nạn nhân. Khi nh́n thấy huy hiệu của Đức Thánh Cha in trên bao, tất cả đều lấy làm ngạc nhiên và cảm động. Chuyền tai nhau, họ xin các t́nh nguyện viên của Hội Bác Ái như thế :”Chúng tôi biết là không đủ gạo cho mọi người, nhưng chúng tôi có thể từ chối gạo, chúng tôi chỉ muốn có biểu tượng của Đức giáo hoàng và nh́n nó chúng tôi sẽ chịu được cơn đói. Chúng tôi sẽ lồng vào khung và truyền lại cho con cháu chúng tôi… để bày tỏ ḷng biết ơn của chúng tôi, để thấy được ḿnh gần gũi với Đức Giáo Hoàng”. Theo người phụ trách trang điện tử (www.jiinde-donor.asp?page=2) sau khi công bố tin nầy, điện thoại không ngừng reo và đă nhận được vô số lời kêu gọi, thư, fax từ người Công gíao và không Công giáo Trung Quốc, bày tỏ ḷng biết ơn của họ với Đức Thánh Cha và sự xúc động lớn lao khi cảm thấy Người gần gũi với họ đến vậy!

ƠN TOÀN XÁ CHO NGƯỜI THAM DỰ NGÀY THẾ GIỚI GIỚI TRẺ SYDNEY

(Zenit 07.07) Thông tư của toà cáo giải Vatican xác nhận: Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI khấng ban Ơn toàn xá cho những người tham dự Ngày Thế Giới Giới Trẻ Sydney từ 15 đến 20 tháng 07,miễn là xưng tội,rước lễ và cầu nguyện theo ư Đức Giáo Hoàng. Người cũng ban ơn tiểu xá cho tất cả những ai hiệp ư thiêng liêng với sự kiện nầy bằng lời cầu nguyện, bất kể là đang ở đâu, khi họ cầu xin Chúa thánh Linh “để Người thúc đẩy giới trẻ thực thi bác ái và ban cho giới trẻ sức mạnh loan báo Tin Mừng bằng chính cuộc sống của họ”.

 

 

CUỘC ĐỜI ĐÁNG ĐỂ SỐNG, KHI NGƯỜI TA SỐNG CHO MỘT LƯ TƯỞNG VĨ ĐẠI

(Fides 05.07) Ngày 03.07 là ngày bế mạc Ngày Toàn Quốc Giới Trẻ Lần Thứ Nhất ở Guayaquil với Thánh Lễ do ĐHY Giovanni Battista Re, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục,chủ tế cùng với Đức TGM giáo phận Guayaquil và chủ tịch HĐGM Ecuador, ĐGM Antonio Arregui Yarza, các giám mục phụ tá Marcos Pérez và Anibal Nieto và các linh mục trong tổng giáo phận. Hơn ba ngàn bạn trẻ từ cácc tỉnh trong nước đă về dự, với chủ đề “Hỡi các Bạn Trẻ, với sức mạnh của Thánh Linh Chúa, các con sẽ là chứng nhân của Ta”, cùng hoà hợp với Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ Sydney. Những người tham dự được hàng trăm gia đ́nh và các giáo xứ ở Guayaquil đón tiếp nồng nhiệt. Trong bài giảng, ĐHY Re nói với các bạn trẻ :”Chúng ta chỉ có một cuộc sống và thời giờ trôi đi rất nhanh. Và cuộc đời được sống với niềm tin vào Thiên Chúa là một cuộc phiêu lưu đầy quyến rũ”. Tuy vậy Ngài mời gọi giới trẻ “tin tưởng vào Giáo Hội, vốn vừa là thần linh vừa là nhân loại và trông cậy vào sự trợ giúp của Thiên Chúa. Mặc dù những giới hhn đặc trưng của con người, Giáo Hội tiếp tục truyền thông điệp của Chúa Kitô một cách đích thực và chắc chắn; Giáo Hội tiếp tục công tŕnh của Chúa Kitô trong thế giới ngày nay…”. Nhắc lại lời Đức giáo hoàng Gioan XXIII, ĐHY Re nhấn mạnh rằng “cuộc sống là sự thực hiện một giấc mơ được lam khi người ta c̣n trẻ” : “Các Bạn Trẻ thân mến, cuộc đời đáng để sống,khi người ta sống cho một lư tưởng vĩ đại. Chỉ duy nhất Chúa Giêsu-Kitô là lư tưởng đẹp đẽ và vĩ đại nhất có thể có. Người cho ta khuôn mẫu hoàn hảo nhất như là con người và một phong cách sống hiện sinh tṛn đầy”. Ngày Giới Trẻ Toàn Quốc Lần thứ  hai được thông báo sẽ tổ chức ở thành phố Cuenca vào năm 2009.

ĐOÀN XE CỦA TỔ CHỨC LINH MỤC V̀ HOÀ B̀NH TỚI CUBA

(TTXVN 07.07) Ngày 05.07, đoàn xe hữu nghị của Tổ chức Linh mục v́ Ḥa b́nh đă tới thủ đô La Habana, mang theo hơn 150 tấn hàng viện trợ, bao gồm thuốc men, thiết bị y tế và đồ dùng học tập, để giúp đỡ người dân Cuba. Đoàn xe hữu nghị với hơn 100 thành viên là người Mỹ và Canađa, bất chấp chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ đă đi qua 12 thành phố Canađa và 125 thành phố thuộc 47 bang của Mỹ để vận động quyên góp số hàng hoá trên.Khi đi qua Mêhicô, đoàn xe cũng nhận được sự ủng hộ của phong trào Mêhicô đoàn kết với Cuba. Linh mục Lucius Walker, người đứng đầu Tổ chức Linh mục v́ Ḥa b́nh, nhấn mạnh đây là biểu hiện t́nh đoàn kết của nhân dân Mỹ và Canađa với Cuba, đồng thời khẳng định chính sách bao vây cấm vận của Washington chống La Habana chỉ đại diện cho một nhóm thiểu số.

ĐẠI HỘI THÁNH MẪU HỌC LẦN THỨ 22

(Zenit 07.07) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă chỉ định ĐHY Paul Poupard, chủ tịch danh dự HĐ Giao hoàng đặc trách Văn Hoá, làm đặc phái viên để chủ tŕ Đại Hội Thánh Mẫu Học và về Đức Maria Quốc Tế lần thứ 22 sẽ diễn ra ở Lộ-Đức từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 09, trong khuôn khổ kỷ niệm lần thứ 150 ngày Đức Trinh Nữ Maria hiện ra ở Massabielle

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ BÁC BỎ BẢN DỊCH SÁCH LỄ ROMA ĐƯỢC ĐỀ XUẤT

(CWNews 08.07) Các giám mục Hoa Kỳ đă bác bỏ bản dịch tiếng Anh gần đây nhất được đề nghị về các lời nguyện phụng vụ từ Sách Lễ Roma. Trong một cuộc bỏ phiếu kín dưới h́nh thức thư tín, sự ủng hộ đối với bản dịch được đề xuất nầy không đủ hai phần ba số phiếu cần thiết để được phê chuẩn bởi HĐGM Hoa Kỳ. Cuộc bỏ phiếu kín theo h́nh thức thư nầy trở nên cần thiết, v́ một cuộc bỏ phiếu không ngă ngủ vào một hội nghị táhnh sáu của HĐGM Hoa Kỳ. Bản dịch được đề nghị là cho “những lời nguyện “dành riêng” cho Thánh Lễ : những lời nguyện cho các ngày mừng lễ và các mùa phụng vụ đặc biệt. Cuộc bỏ phiếu nầy đánh dấu sự bác bỏ dứt khóat lần đầu tiên đối với một bản dịch được tŕnh lên HĐGM để được phê duyệt. Uỷ Ban Phụng Vụ HĐGM sẽ phải có nhũng thay đổi trong bản văn và tŕnh lên một bản dịch được duyệt cho các giám mục ở hội nghị vào tháng 11 nầy. Những tranh luận về các bản dịch tiếng Anh  các văn bản phụng vụ vốn phổ biến bên trong HĐGM Mỹ từ hơn một thập niên qua.

ĐỨC GIÁO HOÀNG CÓ THỂ NÓI LỜI XIN LỖI VỀ VIỆC LẠM DỤNG T̀NH DỤC

(ABC Radio 07.07) Người đứng đầu Giáo Hội Công giáo ở Úc, ĐHY Tổng giám mục giáo phận Sydney, George Pell, nói rằng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă vận dụng “hết sức tốt đẹp” lời xin lỗi của người với các nạn nhân những vụ lạm dụng t́nh dục ở Hoa Kỳ đầu năm nay. ĐHY nói Đức Thánh Cha có thể dùng hành tŕnh tới Sydney  để bày tỏ sự xấu hổ và ân hận về những trường hợp lạm dụng t́nh dục dính líu tới Giáo Hội ở nước Úc trong thời gian Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ. Nhưng theo Herald.Sun, một nạn nhân cho biết lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng là vô nghĩa,khi mà ĐHY Pell vẫn cứ cố t́nh lấp liếm bao che cho các linh mục phạm tội.

THIẾU NIÊN NGƯỜI Ư MỘT BƯỚC GẦN HƠN ĐẾN ĐƯỢC PHONG THÁNH

(CAN 07.07) Thánh Bộ Phong Thánh đă công bố một sắc lệnh công nhận các nhân đức anh hùng của Chiara “Luce” Badano, một cô gái trẻ người Ư thuộc về phong trào Focolari và qua đời năm 1990 ở tuổi 18. Tân “Đấng Đáng Kính” Chiara nầy sinh tại Sassello,Liguria vào ngày 29.10.1971. Bố lái xe tải tên là Ruggero Badano và mẹ là Maria têrêxa Caviglia. Em có quan hệ gần gũi với người sáng lập phong trào Focolari,Chị Chiara Lubich, là người đă đặt cho em tên “Luce” (ánh sáng). Chẳng bao lâu, em bị chẩn đoán là bị ung thư. Chiara từ trần ngày 07.10.1990. Án phong chân phước của Chiara được mở năm 1999 do Đức giám mục Livio Maritano, lúc ấy đang la giám mục giáo phận Acqui. Ngài nói quyết định của Ngài đựa trên “cách sống của Chiara, nhất là gương sáng đặc biệt em nêu lên trong giai đoạn sống cuối cùng”. Đức Cha Maritano nói :” Tôi không nghi ngờ ǵ về việc xúc tiến án phong thánh cho Chiara”.

CÁC GIÁM MỤC VENEZUELA : TỔ CHỨC “CẢI CÁCH” KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG GIÁO

(CAN 07.07) Đức TGM Ubaldo Santana giáo phận Maracaibo và là chủ tịch HĐGM Venezuela đă kêu gọi các tín hữu “đừng để bị lừa gạt” bởi cái tự xưng là “ Giáo Hội Công giáo Cải Cách” vốn không phải là Công giáo và đang t́m cách “chiếm đoạt vai tṛ, các bí tích, tổ chức và y phục tương ứng” của Giáo Hội Công Giáo chân chính. Trong một văn kiện, Đức TGM Santana cảnh báo rằng những kẻ đề xướng giáo phái mới nầy đang t́m cách “gây lầm lẫn trực tiếp” và “chia rẽ các thành viên Đạo Công giáo trong toàn đất nước”. Ngài cũng chỉ rơ chúng “dự tính đặt lên những giám mục và linh mục trên toàn đất nước mà không có chỉ thị của Đức Thánh Cha”. Giáo phận Cabimas đưa ra tuyên bố riêng của ḿnh với việc chỉ ra rằng giám mục tương lai của tổ chức nầy, cựu linh mục Joh Jen Siu Garcia, đang rối đạo và ly giáo, là hai tội nặng bị Giáo Luật ra h́nh phạt, v́ tham gia vào một phong trào công kích sự hiệp thông của Giáo Hội Công giáo.

ĐỨC THÁNH CHA ĐÓN TIẾP THỦ HIẾN QUẦN ĐẢO SOLOMON

(CAN 04.07) Ngày 03.07, tại CastelGandolfo, Đức Thánh Cha đă tiếp đón Tổng Thủ Hiến Quần Đảo Solomon, Ngài Nathaniel Rahumaea Waena.Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha thảo luận về t́nh trạng các vấn đề của đất nước nầy, trong khi Thư Kư Các Quan Hệ với các Quốc Gia,TGM Dominique Mamberti, cám ơn ông v́ đă khuyến khích giới trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ sắp tới đây,cũng là công nhận tầm quan trọng của sự kiện nầy. Một tuyên bố từ văn pḥng báo chí Vatican mô tả các cuộc thảo luận như là “tập chú vào t́nh h́nh kinh tế chinh trị hiện tại của đất nước nầy và về sự cống hiến đầy ư nghĩa của Giáo Hội Công gíao,nhất là trong các lănh vực giáo dục,y tế và thăng tiến con người”.

TÂN CHỦ TỊCH PHONG TRÀO FOCOLARI : MARIA VOCE

Caption: NEW FOCOLARE PRESIDENT

(Zenit 08.07) MARIA VOCE,một trong những cộng sự thân cận nhất của Chị Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolari (qua đời ngày 14.03.2008) đă được bầu làm tân chủ tịch vào ngày 07.07.2008 vừa qua, gần như là nhất trí do Đại Hội Đồng Focolari, tụ họp ở Castel Gandolfo,Roma. Tân đồng chủ-tịch là Giancarlo Faletti, cho đến nay là đồng phụ trách Focolari ở Roma. Chị Chiara Lubich cũng đă nói rằng sẽ không phải là một cá nhân,mà là một “ban” thay thế Chị: Đại Hội Đồng với một nữ chủ tịch hiệp thông với nam đồng chủ tịch, nhằm duy tŕ đặc sủng hiệp nhất. Maria Voce sinh ở Ajello,vùng Calabre, Ư,ngày 16.07.1937, gia nhập Focolari nằm 1959. Có bằng thần học và Giáo Luật, những năm gần đây đă làm việc để đưa ra các quy chế tổng quát của Focolari. Đă sống 10 năm (1978 – 1988) ở Thổ Nhĩ Kỳ và có quan hệ chặt chẽ với Đức thượng phụ Chính Thống ở Constantinople và với Đức thượng phụ đương kim Bartôlômêô I, cũng như với các vị phụ trách các Giáo Hội khác và với thế giới Hồi giáo. C̣n Giancarlo Faletti th́ sinh ở Asti,vùng Píemont, ngày 14.09.1940. gia nhập Focolari từ năm 1965. Giám đốc một chi nhánh ngân hàng, phụ trách Gocolari ở Gênoa và trong vùng Latium, sau đó là ở Roma và thụ phong linh mục khi về phụ trách Focolari ở Roma. Cuộc bỏ phiếu đầu tiên nầy gồm 496 đại biểu đến từ 5 châu lục với quyền bầu phiếu. Đại Hội bầu các cố vấn vào ngày 14.07.

VATICAN LẤY LÀM TIẾC VỀ CUỘC BỎ PHIẾU CỦA GIÁO HỘI ANH GIÁO

(CWNews 08.07) Vatican đă lấy làm tiếc về cuộc bỏ phiếu của thượng hội đồng Anh giáo vào ngày 07.07. 2008, cho phép truyền chức nữ giám mục. Hơn 1.000 giáo sĩ đe doạ rời bỏ Anh giáo nếu họ bị ép buộc phải công nhận các nữ giám mục. Một số giám mục Anh giáo cho biết đă bàn với Vatican về việc gia nhập Giáo Hội Công giáo. Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc bỏ phiếu nầy, Hội Đồng Giáo Hoàng v́ Sự Hiệp Nhất Kitô Giáo nói rằng Giáo Hội nước Anh đang “cắt đứt quan hệ với truyền thống tông đồ được tất cả mọi Giáo Hội của thiên niên kỷ đầu tiên duy tŕ”. Bước đi đó tạo  “thêm một cản trở nữa cho việc hoà giải giữa Giáo Hội Công giáo và Giáo Hội nước Anh”. ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng nầy, trong dịp viếng thăm Anh giáo theo lời mời của Đức TGM Canterbury vào tháng 6.2006, đă cảnh báo các nhà lănh đạo Anh giáo rằng việc phê chuẩn các nữ giám mục sẽ gây nguy hại cho đối thoại “cho tới nay đă sinh  hoa trái”

ĐỨC THÁNH CHA NHẬN LỜI MỜI THĂM NƯỚC BELARUSSE

(Interfax 08.07) Tổng thống Alekxander Lukashenko đă đưa ra lời mời Đức Giáo Hoàng viếng thăm nước Belarusse, trong cuộc viếng thăm của ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone tới quốc gia nầy vào tháng sáu vừa qua. Tuy không trả lời ngay, nhưng ĐHY đă so sánh cuộc viếng thăm của Ngài với sứ mệnh của Thánh Gioan Tiền Hô,dọn đường cho Đức Giáo Tông. Đức TGM Tadeusz Kondrusiewicz giáo phận Minsk,thủ đô Belarusse, cho biết Đức Thánh Cha đă trả lời rất thuận lợi với lời mời, và trích dẫn lời của Đức Thánh Cha : “Nếu Chúa cho phép, tất nhiên rồi”. Thời gian cuộc thăm viếng chưa được thảo luận. Mặc dù Giáo Hội Chính Thống bao gồm khối tôn giáo lớn nhất ở Belarusse – và những chính sách tôn giáo hạn chế của chính phủ thân Nga nghiêng hẳn về Toà thượng phụ Mạc Tư Khoa – nhưng tín hữu Công giáo vẫn là  thiểu số lớn nhất.

NHỮNG CON SỐ VỀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NƯỚC ÚC TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI THẾ GIỚI GIỚI TRẺ

(CAN 08.07) Trùng hợp với cuộc tông du của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tới Sydney, Văn Pḥng Thống Kê Trung ương của Giáo Hội đă công bố thống kê về sự hiện diện của Giáo Hội Công giáo ở Úc. Số tín hữu Công giáo là 5.704.000 ( 27,56%), là tôn giáo đông nhất ở nước Úc. Cuộc Điều Tra Dân Số cũng cho thấy dù dân số Công giáo tăng 125.260 người giữa các năm 2001 – 2006,nhưng giảm nhẹ so với tỷ lệ dân số cả nước Úc. Cả nước có 1.390 giáo xứ, 63 giám mục; 3.125 linh mục;7.950 tu sĩ và 40 thành viên giáo dân các viện cùng vơi 8.192 giáo lư viên. Con số tiểu chủng sinh là 83 và đại chủng sinh là 244. Tổng cộng có 736.288 em nhỏ và thanh thiếu niên tham gia 2.252 trường học Công giáo, từ nhà trẻ cho đến đại học. Các cơ sở Công giáo khác cũng hoạt động tich cực ở Úc, gồm 58 bệnh viện, 5 nhà thương tư,407 nhà cho người già và người khuyết tật; 164 cô nhi viện và vườn trẻ; 210 trung tâm tư vấn gia đ́nh và các trung tâm bảo vệ sự sống khác; 480 trung tâm giáo dục và phục hồi xă hội, cùng những cơ sở các loại khác.

PHONG CHÂN PHƯỚC CHO CHA ALLEGRA VÀO KỲ THƯỢNG HỘI ĐỒNG VÀO THÁNG 10

(AsiaNews 08.07) Cha Gabriele ALLEGRA, một tu sĩ thừa sai Ḍng Phan Sinh ở Trung Quốc và Hồng Kông được biết đến như là “Thánh Jérôme của Trung Quốc” v́ đă dịch Kinh Thánh ra tiếng Hoa. Vatican biết rơ về một phép lạ được gán cho Ngài, nhưng án phong chân phước th  c̣n phải chờ đợi. Trong dịp đi viếng ad limina từ 25 – 27.06, ĐHY Joseph Zen cùng với Giám mục phó của Ngài John Tong đă thăm các giới chức Thánh Bộ Phong Thánh và lặp lại sự ủng hộ của các Ngài đối với việc tôn phong hiển thánh cho Cha Gabriele Allegra. Cha Allegra sinh ngày 26.12.1907 tại S.Giovanni La Putta, vùng Sicile, Ư. Trở thành linh mục Ḍng Phan Sinh vào năm 1930 và 01 năm sau rời đến Trung Hoa như một nhà thừa sai với mục đích dịch Kinh Thánh sáng tiếng Hoa và hoàn tất việc dịch toàn bộ Cựu Ước vào năm 1944 và thành lập Viện Kinh Thánh Ḍng Phan Sinh ở Bắc Kinh một năm sau đó. Do cuộc nội chiến dữ dội ở Trung Quốc vào cuối thập niên 1940, Ngài di chuyển sang Hồng Kông năm 1949. Năm 1968, giấc mơ của Ngài thành hiện thực với việc xuất bản Kinh Thánh bằng tiếng Hoa. Năm 1971,Ngài cho xuất bản Điển Ngữ Kinh Thánh tiếng Hoa. Ngài qua đời ở Hồng Kông vào năm 1976. Án phong chân phước cho Ngài khởi đầu vào năm 1984 và Ngài được tuyên bố “Đấng đáng kính” năm 1994. Công tŕnh của Cha Allegra vẫn là căn bản cho các nghiên cứu Kinh Thánh ở lục địa Trung Quốc, cũng như ở Hồng Kông, Đài Loan,Macao và Singapore.

NĂM PHAOLÔ, CƠ HỘI HIỆP THÔNG ĐẶC BIỆT VỚI ĐỨC THÁNH CHA VÀ GIÁO HỘI HOÀN VŨ

(Fides 09.07) Năm Thánnh Phaolô sẽ được liên kết không thể tách rời được với tiếng nói hoàn vũ đến từ Đền Thờ Thánh Phêrô: chính trong tinh thần nầy mà Giáo Hội Thái Lan chuẩn bị sống Năm Phaolô, nhấn mạnh sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và với Giáo Hội hoàn vũ; những sáng kiến hành động cấp quốc gia  và cấp giáo phận, mục đích chính là để suy tư về ư nghĩa Lời Chúa và tầm quan trọng của Lời Chúa trong cuộc sống mọi Kitô-hữu. Đặc biệt,các thư của Thánh Phaolô sẽ được đọc, học hỏi và b́nh luận, trong khi chú tâm tới giáo huấn và giáo lư mà Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đă ban cho các tín hữu suốt ba năm triều đại giáo hoàng của Người. Trong thánh lễ khai mạc Năm Phaolô 29.06, người ta đă nhắc nhở và cầu nguyện cho năm thứ ba triều đại giáo hoàng của Đức Biển-Đức XVI

NHÀ VUA NƯỚC BA-RANH MỜI ĐỨC THÁNH CHA THĂM NƯỚC ÔNG

(Zenit 09.07) Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI đă được Vua Harnad Bin Isa Al-Khalifa mời thăm nước Bahrin, một dịp để củng cố sự cộng tác giữa Kitô-hữu,người Hồi giáo và Do Thái giáo. Đức Thánh Cha đă tiếp đón vua nước Bahrin tại lâu đài CastelGandolfo. Thông tư Vatican cho biết các cuộc trao đổi diễn ra trong bầu khí thân mật và giới chức Vatican đă cám ơn nhà vua v́ đă đón tiếp nhiều người nhập cư Kitô hữu.

QUYÊT TOÁN KINH TẾ CHO TOÀ THÁNH NĂM 2007

(APIC 09.07) Quyết toán màu đỏ cho Toà Thánh về kinh tế. Sau ba năm liên tiếp có số dư, năm 2007 là số âm với hơn 9 triệu euros thâm hụt: thu 236.737.207 euros và chi 245.805.167 euros. Radio Vatican và nhật báo Osservatore Romano bỉ chỉ tay như là những người đầu tiên chịu trách nhiệm về thâm hụt nầy. Roêng Quốc Gia Thành Phố Vatican năm 2007 có quiyết toán tích cực với số thặng dư 6,7 triệu euros, trong đó một phần lợi thu nhập đến từ 4,3 triệu du khách tham quan các Viện bảo tàng Vatican. Phần lớn các chi tiêu của Toà Thánh là để

trả thù lao cho 2.748 người (778 linh mục;333 tu sĩ và 1637 giáo dân trong đó có 425 phụ nữ) và 929 Vị hưu dưỡng, trong khi về phần Quốc Gia Thành Phô Vatican có 1.795 nhân viên tính đên cuối năm 2007.

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI BỔ NHIỆM:

+ (Zenit 09.07) ĐHY José Saraiva Martins hưu dưỡng theo tuổi ấn định và Đức Thánh Cha đă bổ nhiệm ĐGM Angelo Amato kế nhiệm Ngài, cho tới nay là thư kư Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, làm Tổng Trưởng Thánh Bố Phong Thánh.

+ (Zenit 09.07) Linh mục Luis Francisco Ladaria Ferrer,Ḍng Tên người Tây Ban Nha,làm thư kư Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin. Từ năm 1984, Ngài là giáo sư thần học tín lư tại Đại Học Gáio Hoàng Grêgôriô và từ năm 2004, là thư kư Uỷ Ban thần học quốc tế. Đức Thánh Cha ban cho Ngài hiệu toà Tibica với chức vị Tổng giám mục. Đức TGM Ferre sinh năm 1944, tốt nghiệp nghành Luật ở đại học Madrid, vào Ḍng Tên năm 1966, thụ phong linh mục năm 1973 trước khi nhận bằng tiến sĩ thần học vào năm 1975.Từ năm 1995 là tư vấn Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin

GIÁM MỤC ANH GIÁO T̀M HIỆP NHẤT VỚI ROMA

(CWNews 10.07) Một giám mục Anh giáo đă biểu lộ ước ao gia nhập Giáo Hội Công giáo và có thể mang theo nhiều ngàn tín hữu với Ngài, sau khi thượng hội đồng Anh giáo phê chuẩn việc truyền chức cho các giám mục nữ giới. Trong một mục xuất hiện trên tờ tuần san Catholic Herald, Giám mục Anh giáo Andrew Burnham giáo phận Ebbsfleet nài xin “những động thái cao thượng từ những người bạn Công giáo của chúng tôi” để dàn xếp cho những tín hữu Anh giáo truyền thống muốn t́m gia nhập Hội Thánh Công giáo. Tờ tuần san Catholic Heral c̣n tiết lộ rằng giám mục Burnham vừa qua đă nói với các giới chức Vatican [ĐHY William Levada,Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin và ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô-giáo] về khả năng một số rất đông tín hữu Anh giáo bảo thủ sẽ gia nhập Giáo Hội Công giáo. Một giám mục Anh giáo khác, ĐGM Keith Newton giáo phận Richborough, được cho là cũng liên quan đến các trao đổi nầy.

NHỮNG VỤ GÂY HẤN MỚI Ở BANG ORISSA CHỐNG NGƯỜI CÔNG GIÁO

(Fides 09.07) HĐGM Ân Độ  xác nhận : Công đồng Công giáo ở Bang Orissa, Ấn Độ,lần nữa lại trở thành đối tượng cho những cuộc tấn công mới và nghiêm trọng của các tổ chức cực đoan Ấn giáo. Tổng kết những vụ bạo lực đầu năm nay là 4 Kitô-hữu bị giết chết,730 ngôi nhà và 95 nhà thờ bị san b́nh địa. Những ngày vừa qua,một ngôi nhà của các tu sĩ Ḍng Tên,một thánh đường và một cô nhi viện đă bị tấn công và phá hủy bởi một đám đông chiến binh Án giáo thuộc về tổ chức cực đoan “Vishwa Hindu Parishad”, nỗi danh v́ những vụ bạo lực. Những biến cố nầy tuy chưa gây ra những nạn nhân họăc người bị thương,nhưng các hành vi đe doạ và phân biệt đối xử tiếp tục,trong khi nhà chức trách và cảnh sát không ngăn chặn được.

GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG NGA CHỈ TRÍCH ANH GIÁO VỀ CÁC NỮ GIÁM MỤC

(RIA Novosti 10.07) Ngày 09.07, Giáo Hội Chính Thống Nga chỉ trích quyết định của Anh giáo cho phép truyền chức nữ giám mục, cho rằng điều đó có thể gây nên một sự ly giáo  trong giáo hội và làm hại các mối liên hệ với các giáo phái khác. Ban lănh đạo Anh giáo,Thượng Hội Đồng  Chung, đă bỏ phiếu thuận vào ngày 07.07 sau cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài một ngày, trong đó hơn 1.000 thành viên đe doạ rời bỏ Anh giáo. Cha Ogor Vyzhanov,một giơi chức quan trọng của toà thượng phụ Mạc-Tư-Khoa nói :” Quyết định nầy là một đ̣n đánh mạnh đối vào cộng đồng Anh giáo cũng như khoét sâu những bất hoà nội bộ đang có”. Cha nói phụ nữ chưa bao giờ ở trong lịch sử Giáo Hội được truyền chức giám mục. Truyền thống có cội rễ và một ư nghĩa thần học sâu xa không thể bi sửa đổi cho các mục tiêu xă hội Chúa Kitô chỉ chọn nam nhân làm tông đồ, mặc dù các phụ nữ đi theo Người và là những người đầu tiên được biết về sự Phục Sinh của người.[Anh giáo truyền chức linh mục cho nữ giới kể từ năm 1992;con số nữ linh mục nay chiếm một phần sáu. Nếu được Thượng hội đồng giáo hội [Anh] phê chuẩn, th́ nữ giám mục tiên khởi có thể được truyền chức sau năm 2012.BTGH].

GIÁO PHẬN NHATRANG CA NGỢI 300 NĂM PHỤC VỤ CỦA CÁC THỪA SAI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

(UCAN 10.07) Kỷ niệm 350 năm Hội Thừa Sai Paris (MEP) có ư nghĩa đặc biêt đối với Giáo Hội ở Việt-Nam,mà hai vị giám mục tiên khởi là những vị sáng lập Hội. Theo hồ sơ Giáo Hội, các thành viên MEP đă hoạt động ở những vùng nay là một phần của Giáo phận Nhatrang trong  hơn 300 năm, từ 1668 đến 1975. Các linh mục Francois Pallu và Lambert de La Motte, những Vị sáng lập MEP vào năm 1868, trở thành giám mục của hai tông toà tiên khởi của Việt-Nam là Đàng Ngoài (Bắc Kỳ) và Đáng trong (Nam Kỳ) do Đức Giáo Hoàng Alexandre VII thành lập năm 1659. Đức Ông Giuse Maria Trần Thanh Phong,Tổng đại diện, cho biết các thừa sai người nước ngoài thường đi lại bằng thuyền để rao giảng Phúc Âm và hoạt động mục vụ cho dân chúng đia phương giữa những cơn bách hại trong thời các vua chúa. Các Ngài xây cất rất nhiều thánh đường,trường học và tu viện ở vùng nầy.Theo Đức Ông, các Vị thừa sai đă cố gắng hội nhập vào xă hội sở tại bằng việc chọn cho ḿnh những tên gọi bằng tiêng Việt và sống cuộc sống rất đơn giản. Nhiều vị trong số đó qua đời và được mai táng trong các giáo xứ sở tại. Đức giam mục Marcel Piquet,tên Việt là LỢI trở thành giám mục tiên khởi Giáo phận Nhatrang vào năm 1958 và đă thành lập tiểu chủng viện Sao Biển, được nâng lên đại chủng viện vào tháng 4 năm 1975, bị chính quyền đóng cửa vào tháng 06.1979 và cho phép mở lại vào năm 1991. ĐGM Piquet cũng an tang tại Nhà Thờ Chính Toà Chúa Kitô Vua (Nhatrang). Các thừa sai MEP cũng xây dựng các kênh tưới tiêu cho hàng trăm hecta đất canh tác lúa và thuốc lá tại Ninh Thuận (LM Marie Louis de Gonzague bị chết đuối năm 1900 khi dang trông coi các con kênh tưới tiêu nầy, mà ngày nay vẫn c̣n dùng). Theo hồ sơ giáo phận, 34 vị thừa sai MEP đă làm việc trong giáo phận Nhatrang từ 1957 đến 1975,hiện chỉ c̣n 05 vị c̣n sống ở Pháp.

ĐỨC GIÁM MỤC JIN GIÁO PHẬN LIÊU NINH NGHỈ HƯU, GIÁM MỤC TRẺ PEI KẾ NHIỆM

(UCAN 09.07) ĐGM Jin cho biết qua điện thoại ngày 30.06 rằng Ngài rất hài ḷng với Vị kế nhiệm của Ngài và lưu ư rằng ĐGM Pei đă “bênh vực thẩm quyền Giáo Hội”. Vị giám mục 84 tuổi nói Ngài tuổi  cao và ót năng động hơn là Giám Mục PEI 39 tuổi, kể từ khi Đức Cha PEI đươc tấn phong phó giam mục vào ngày 07.05.2006 [khi Ngài được 37 tuổi. ĐGM Pei sinh năm 1969, vào chủng viện năm 16 tuổi và thụ phong LM năm 1992, cử nhân thần học và Kinh Thánh ở chủng  viện Thánh Barrômêo,Hoa Kỳ]. Đức Cha Jin cho biết Ngài đă được Đức Thánh Cha đồng ư cho hưu dưỡng vào cuối tháng tư. Đức Cha Pei hứa rằng với tư cách người kế nhiệm ĐGM Jin, Ngài sẽ cải thiện việc đào tạo linh mục, phát huy vai tṛ các tu sĩ và giáo dân, thành lập các ủy ban giáo phận. Giáo phận Liêu-Ninh có hơn 70 linh mục,150 nữ tu phục vụ 100.000 tín hữu Công giáo hạt.

TOÀ THÁNH VÀ NƯỚC ANH KÊU GỌI TÔN TRỌNG CÁC MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ

(Zenit 08.07) ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone và  thủ  tướng Anh Gordon Brown nhắc lại trong một trao đổi thông điệp :“Tôn trọng các mục tiêu thiên niên kỷ v́ sự phát triển – MGD – mà một trong các mục tiêu ấy là giảm thiểu quyết liệt nghèo đói từ nay tới 2015”. Ngày 23.05 vừa qua, thủ tướng Anh đă gửi một thông điệp đến Đức giáo hoàng báo trước cuộc họp của G8, khai mạc ngày 07.07.2008 ở Nhật và các cuộc gặp gỡ quốc tế quan trọng khác dự kiến diễn ra trong hậu bán năm 2008, cần đến sự ủng hộ của Người đối với một liên minh quốc tế nhằm thực hiện các Mục Tiêu nầy. Ông Gordon Brown đă nhắc lại những lời mạnh mẽ cứng rắn của Đức Biển-Đức XVI trong diễn văn của Người trước Đại Hội Đồng LHQ họp ngày 18.04 vừa qua, về “những thách đố mà thế giới chúng ta phải đương đầu và về trách nhiệm của các nguyên thủ cổ vũ các nỗ lực liên đới với những vùng miền dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh nầy”.

TÔNG THƯ SẮP TỚI CỦA ĐỨC THÁNH CHA SẼ LÀ VỀ HỌC THUYÊT XĂ HỘI

(Zenit 11.07 ) Tranh luận về đấu tranh chống nghèo đo`I, chống nạn mù chữ hoặc bảo tồn trái đất được đưa r a lại trong kỳ họp thượng đỉnh các quốc gia phát triển nhất thế giới (G8) khiên cho tông thư sắp tơi của Đức Thánh  Cha Biển-Đức XVI đặc biệt thời sự và quan trọng. ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone khẳng định ngày 27.05 trong một cuộc trao đổi vơi hăng tin APCOM rằng tông thư mới nầy có thể sẽ được công bô` vào mùa thu sắp tới đây, với tựa đề “Caritas in veritate” (T́nh Thương trong chân lư): “Lúc nầy đó chỉ là một giả thuyết. Tôi không nói thựa đề tông thư sẽ  phải như thế. Có thể luc nầy ư tưởng vẫn là vậy,nhưng một cảm hứng mới có thể sẽ đến”. Ngài nói :”Tông thư đang trong giai đoạn soạn thảo,liên tục đi qua bàn làm việc của Đức giáo hoàng vốn không muốb lập lại những điểm chung trong học thuyết xă hội của Giáo Hội,nhưng mong muốn mang đến những yếu tố độc đáo, đáp ứng được những thách đố thời đại chúng ta….”.Tông thư sẽ nhấn mạnh tới bổn phận các tín hữu “phải cải thiện t́nh đoàn kết liên đới với cá đồng hương và giữa họ với nhau và phải hành động với nền tảng là nguyên tắc bổ trợ, cổ vũ đời sống gia đ́nh, các đoàn thể t́nh nguyện, sáng kiến hành động cá nhân và trật tự công”.

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÁC MẸ BỀ TRÊN CỘNG ĐOÀN

(Fides 11.07) Từ nàgy 13 đến 22.07, Viên Cao Câp Khoa Học Tôn Giáo thuộc Câu Lạc Bộ  Giáo Hoàng Nữ Vương Các thánh Tông Đồ đă tổ chức một Hội Nghị Quốc Tế Các Mẹ Bề Trên Cộng Đoàn. Mục tiêu là để đem đến một trợ giúp thần học,mục vụ và thiêng liêng cho việc đào ạto các cộng đoàn ḍng tu lành ạnh, quân b́nh, yêu mến đặc sủng của ḍng họ và phục vụ các nhu cầu của Giáo Hội. 161 nữ tu tham dự, đến từ Ư,Tây Ban Nha,Pháp,Cộng Hoà Đôminica,Pêru, Anh,Hoa Kỳ. Trong ác diễn giả, có ĐHY Franc Rodé, Tổng trưởng Thánh Bộ Ḍng Tu và Tu Hội, vơi chủ đề : “Các thách đố đối với Mẹ Bề Trên cộng đoàn ở thế kỷ XXI” .Ngoài ra c̣n có Cha Pier Giordano Cabra,một trong những đại diện lớn nhất của thần học đời sống tận hiến.

 

TIN VẮN

+ (CWNews 11/07): Thủ tướng Anh Gordon Brown hoăn lại cuộc tranh luận ở quốc hội về đạo luật Thụ tai con người và phôi học trong một động thái gây ngạc nhiên,nhằm tránh các cử tri Công giáo đang chống đối. Đạo luật nầy sẽ nới rộng giới hạn hợp pháp nghiên cứu tế bào gốc phôi av2 cho phép ạto phôi người lai động vật, đồng thời cũng dễ dăi hơn về giới ạhn nạo phá thai hợp pháp.

+ (C-Fam 11.07) Chiền dịch Đan Mạch có thể sẽ gộp cả  nạo phá thai hợp pháp vào Các Mục Tiêu Thiên Niên Kỷ. Đan Mạch lợi dụng để cổ vũ một MDG (mục tiêu thiên niên kỷ mới) về sức khoẻ sinh sản. Năm 2000, các quốc gia thành viên LHQ đă thông qua 8 mục tiêu thiên niên kỷ kh6ong gây tranh căi,như là xoá đói giảm nghèo, phổ thông tiểu học và giả thiểu tỷ lệ tử vong trẻ em. Không có MDG nào nhắc đến sức khoẻ  sinh sản.

+ (The Telegraph 11.07) Giáo Hội Công giáo Úc đêm qua đồng ư mở lại hồ sơ vụ được coi là tấn công t́nh dục do một linh mục ở Sydney, hai nàgy sau khi ĐHY George Pell công nhận Ngài đă sai lầm khi xử lư tin nầy.

+ (CNS 11.07) Một linh mục và ba giáo dân đă bị đánh đập trong hai vụ việc liên quan đến công tŕnh xây dựng ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, mà chính quyền đă tịch thu của Giáo Hội Công giáo.

+ (CNS 11.07) Tín hữu Côngg íao va 2các tổ chức chống nạo phá thai đă reo mừng khi Ủy Ban Hiếp Pháo và Công Lư Ha Viện Ba Tây bác bỏ một đề xuất nhằm hợp pháp hoá nạo phá thai trong quốc gia đông người Công giáo nhất nầy. Kể từ năm 1991, những người ủng hộ nạo phá thai đă liên tục vận đợng hành lang,nhưng từ ngàuy 09.07, chủ tịch Uỷ Ban nói rằng đề xuất nầy vi hiến v́ vi phạm điều 5 Hiến Pháp Ba Tây.

+ ( UCAN 12.07) “Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá” là chủ đề của Hội Nghị Thánh Thể đầu tiên của Tổng giáo phận Semarang,Nam Dương,từ 27 đến 29.06, nhằm đào sâu hơn sự hiểu biết của tín hữu Công giáo về kính trong Thánh Thể, với khoảng 800 người tham dự gồm linh mục,tu sĩ,những người trẻ tuổi và cao niên, thanh thiếu niên, trẻ em đ5i diện cho 80 giáo xứ thuộc Tổng giáo phận.

+ ( UCAN 12.07 ) Tân Sứ Thần Toà Thánh ở Hàn quốc, Đức TGM người Phi-Luật-Tân Osvaldo Padilla (đựôc Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngày 12.04 và đến Hàn quốc ngày 13.06, nói Ngài hy vọng Giáo Hội đia phương có thể gửi nhiều thừa sai hơn đến Châu Á cũng như chia sẻ của cải với những kẻ kém may mắn hơn [GH Hàn quốc đă gửi hơn 131 linh mục,570 tu sĩ và 60 giáo dân phục vụ hải ngoại với tứ cách là những thừa sai].

 

ĐẠI HỘI THẾ GIỚI GIỚI TRẺ SYDNEY 2008

HIỆP NHẤT TRONG ĐỨC TIN - ĐỨC CẬY - ĐỨC MẾN

HĂY CẦU XIN CHÚA THÁNH LINH G̀N GIỮ - SÁNG SOI – CHÚC LÀNH

CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ TRỰC TIẾP

(HOẶC CHỈ CÓ THỂ THÔNG CÔNG)

ĐỂ CHÚA NGÔI BA ĐỔI MỚI GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI

 

 

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN- ĐỨC XVI

ĐỐI VỚI

 CÁC PHONG TRÀO  VÀ CÁC CỘNG ĐOÀN MỚI TRONG GIÁO HỘI

(Diễn văn cho các giám mục tham dự hội thảo nghiên cứu ở Roma,ngày 17.05.2008)

 

Với việc phê chuẩn Quy Chế Phong Trào Con Đường Dự Ṭng (Neocatechumenal Way) và quyết định dừng chân tại trụ sở của Opus dei trước khi chính thức lên đường đến Sydney tham dự Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ, Đức Thánh Cha Biển Đức muốn khẳng định ḷng tin tưởng của người đối với ácc phong trào av2 cộng đoàn mới và coi đó như những luồng giá mát mà Chúa Thánh Linh dùng để củng cố đức tin và truyền giáo torng Gíao Hội. Đức Thánh Cha hiểu thấu những gi ngại, do dự vả cả không thuận từ phía nhiều giám mục. V́ thế Người đă lên tiếng cong khai và rơ ràng về vân đề vốn khá nhạy cảm nầy.

 

Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI với các giám mục tham dự hội thảo nghiên cứu về các phong trào trong Giáo Hội và những cộng đoàn mới, do Hội Đồng giáo hoàng phụ trách Giáo Dân tổ chức. Đức giáo hoàng khuyến khích các giám mục “đón đầu các phong trào và những cộng đoàn mới với nhiều yêu thương”, bởi v́ điều đó “thúc đẩy chúng ta hiểu biết một cách thích hợp và đầy đủ về thực tế của chúng mà không có những ấn tượng nông cạn thiển cận hoặc những phán xét hạ thấp các phong trào và cộng đoàn nầy”.

 

*  *  *

 

Thưa chư vị hồng y,

Thưa chư huynh đệ đáng kính trong chức giám mục và linh mục,

Anh chị em thân mến,

Tôi vui sướng được gặp gỡ cùng Quư Vị nhân dịp hội nghị nghiên cứu do Hội Đồng Giáo Hoàng Phụ Trách Giáo Dân được uỷ thác suy tư về lo lắng mục vụ đối với những phong trào trong Giáo Hội và những cộng đoàn mới đứng ra tổ chức. Tôi xin cám ơn rất đông những vị giáo phẩm đến từ mọi vùng trên thế giới v́ sự hiện diện, sự quan tâm và sự tham gia tích cực của họ đă bảo đảm cho sự thành công trọn vẹn của các công việc nay đang tới hồi kết thúc. Tôi muốn nói với chư huynh đệ của tôi trong chức giám mục và với hết thảy những người hiện diện ở đây lời chào chân t́nh hiệp thông và b́nh an. Tôi gửi lời chào đặc biệt đến Đức hồng y Stanislaw Rylko và Đức Cha Josef Clemens, chủ tịch và thư kư của Hội Đồng nầy cùng những cộng sự của các Ngài.

  Đây là lần đầu tiên Hội Đồng đặc trách Giáo Dân tổ chức một hội nghị dành cho các giám mục về các phong trào giáo dân. Tôi nhớ lại hội nghị năm 1999, sự nối tiếp và mở rộng công việc mục vụ lư tưởng cuộc gặp gỡ của vị tiền nhiệm đáng kính Gioan-Phaolô II với những phong trào và cộng đoàn mới,diễn ra ngày  30.05 năm trước. Với tư cách là Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, tôi đă bị trực tiếp lôi kéo vào cuộc tranh luận. Tôi đă có dịp thiết lập một cuộc đối thoại trực tiếp với các giám mục, một cuộc trao đổi thẳng thắn và trong t́nh huynh đệ về rất nhiều vấn đề quan trọng.Cũng cách thức ấy, cuộc hội thảo ngày nay muốn là một tiếp nối của cuộc gặp gỡ mà chính tôi đă có được ngày 03.06.2006, với nhiều đại biểu giáo dân  thuộc về hơn 100 nhóm giáo dân quy tụ mới. Nhân dịp ấy, tôi đă chỉ ra trong kinh nghiệm các phong trào giáo hội và các cộng đoàn mới “dấu hiệu sáng chói vẻ đẹp của Chúa Kitô và của Giáo Hội, Hiền Thê của Người” (x. Thông điệp gửi  những người tham dự Đạo Hội ngày 22.05.2006). Trong khi nói với “các bạn hữu qúy mến trong các phong trào”, tôi khích lệ họ làm nhiều hơn nữa để biến các phong trào nầy thành “những trường học cho sự hiệp thông, đồng hành, trong đó người ta học cách sống trong chân lư và t́nh thương mà Chúa kitô đă mạc khải và truyền đạt cho chúng ta qua chứng từ của các tông đồ ngay trong ḷng đại gia đ́nh các môn đệ của người” (nt)).

Các phong trào giáo hội và các cộng đoàn mới là một trong những nét mới mẻ quan trọng nhất do Chúa Thánh Linh gợi ra trong Giáo Hội bằng việc thực hành Công Đồng vatican II. Quả thật chúng đă nhân lên nhờ những buổi hội nghị công đồng, nhất là trong những năm tiếp theo Công Đồng, trong một thời đại đầy những hứa hẹn hết sức phấn khởi,nhưng cũng bị mang dấu tích những thử thách gian nan. Đức Phaolô VI và Đức Gioan-Phaolô II đă biết đón nhận và phân tích, khích lệ và thúc đẩy sự xuất hiện bất chợt những thực tại giáo dân mới mẻ,mà dưới những h́nh thức đa dạng và gây ngạc nhiên, đă đem lại sức sống, niềm tin  và hy vọng cho toàn Giáo Hội. Quả thật, chính chúng đă làm chứng cho niềm vui, hạnh phúc và vẻ đẹp được nên Kitô-hữu, bằng cách tỏ cho thấy ḷng biết ơn v́ thuộc về mầu nhiệm hiệp thông tức là Giáo Hội. Chúng ta đă chứng kiến một sự thức tỉnh một đà truyền giáo mănh liệt, được hoạt động nhờ ước ao truyền cho mọi người cái cảm nghiệm qúy giá về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, được cảm nhận và được sống như là câu trả lời đầy đủ thích hợp duy nhất cho sự khát khao sâu thẳm chân lư và hạnh phúc của tâm hồn con người.

Làm sao lại không nhận thức cùng lúc rằng nét mới mẻ nầy c̣n cần phải được hiểu biết một cách đúng đắn dưới ánh sáng chương tŕnh của Thiên Chúa và sứ mệnh của Giáo Hội trong bối cảnh thời đại chúng ta? Chính là với cứu cánh nầy mà rất nhiều sự can thiệp nhắc nhớ và định hướng từ phía các Giáo Hoàng, những Vị đă khai mào một cuộc đối thoại và cộng tác ngày càng sâu xa ở cấp độ của nhiều Giáo hội đặc thù. Rất nhiều thành kiến, kháng cự và căng thẳng đă được vượt qua. C̣n lại là hoàn thành nhiệm vụ quan trọng cổ vũ một sự hiệp thông chín mùi hơn của tất cả những thành phần tạo thành Giáo hội, hầu cho mọi đặc sủng, trong sự tôn trọng nét đặc trưng, có thể cống hiên một cách tự do và trọn vẹn vào việc xây dựng Thân Thể duy nhất của Chúa Kitô.

  Tôi đánh giá rất cao việc chọn lựa lời hiệu triệu mà tôi đă gửi cho một nhóm các giám mục người Đức đi viếng ad limina, mà hôm nay tôi muốn đề nghị và giới thiệu lại cho các Vị, như nền tảng cho các công việc hội nghị của chúng ta :” Tôi cầu xin các Vị tiến tới gặp gỡ các phong trào vơi rất nhiều yêu mến” (18.11.2006). Tôi gần như dám nói rằng tôi chẳng c̣n ǵ để mà nói thêm nữa! Đức ái là dấu hiệu để phân biệt Người Mục Tử Tốt Lành : nó ban quyền bính và giúp cho việc thi hành nhiệm vụ được giao phó cho Ngài nên hiệu quả. Đi đón đầu các phong trào và các cộng đoàn mới với nhiều tâm t́nh yêu mến, thúc đẩy chúng ta biết được một cách đầy đủ và thích hợp thực tại của chúng, không bị ấn tượng hời hợt hoặc có những phán đoán hạ thấp. Điều đó cũng giúp cho chúng ta hiểu được rằng các phoing trào giáo hội  vá các cộng đoàn mới không phải là một vấn nạn hoặc là một mối nguy thêm nữa., chất thêm vào những trách nhiệm vốn đă rất nặng nhọc của chúng ta. Không! Chúng là một quà tặng Thiên Chúa ban, một tài nguyên qúy giá để làm phong phú toàn thể cộng đồng Kitô-giáo với những đặc sủng của chúng. V́ thế phải dành cho chúng một sự đón tiếp đầy tin tưởng, tạo cho chúng những khoảng không gian và đề cao gía trị những đóng io1p của chúng cho đời sống các giáo hội địa phương. Các khó khăn và những thiếu cảm thông về những vấn đề đặc biệt không cho phép chúng ta khép ḷng ḿnh lại. Ước ǵ cái “nhiều yêu thương” tạo trong chúng ta cảm hứng về sự thận trọng và kiên nhẫn. Chúng ta, các mục tử, phải theo sát với sự lo lắng của một người cha, một cách thân t́nh và khôn ngoan, các phong trào và cộng đoàn mới, để chúng có thể đem ra phục vụ lợi ích chung một cách quảng đại, một cách có lớp lang thứ tự và sinh sôi nẩy nở, rất nhiều những ân sủng mà chúng mang trong ḿnh và chúng ta đă học cách hiểu biết và đánh giá cao: sự thúc đẩy truyền giáo, những hành tŕnh thành lập Kitô giáo hiệu quả, chứng từ trung thành và vâng phục Giáo Hội, sự bén nhạy đối với sự nghèo túng của những người đói khổ, sự phong phú ơn gọi.

Tính xác thực của  các đặc sủng mới được bảo đảm bởi việc chúng sẵn sàng phục tùng sự phân tích sáng suốt của quyền bính Hội Thánh. Nhiều phong trào giáo hội và các cộng đoàn mới đă được Toà Thánh công nhận và chắc hẳn được coi như một ân sủng của Thiên Chúa ban cho toàn Giáo Hội. Những phong trào và cộng đoàn mới khác, đang ở giai đoạn nỗi lên, đ̣i hỏi phải được theo kèm tế nhị hơn và thận trọng hơn từ phía các mục tử các Giáo Hội địa phương. Kẻ nào được kêu gọi làm công việc phân tích sáng suốt và hướng dẫn th́ không được cố ư áp đặt luật lệ của ḿnh cho các đăc sủng, nhưng giữ cho chúng khỏi nguy hiểm bị bóp ngạt (x. I Tx 5m 19 – 21), bằng cách cưỡng lại cám dỗ đồng hoá nên giống nhau tất cả những ǵ mà Chúa Thánh Linh  muốn phong phú về h́nh thức để tham gia vào việc xây dựng và phát triển Thân Thể Duy Nhất của Chúa Kitô, mà chính Chúa Thánh Linh làm cho nên chắc chắn trong hiệp nhất. Được thánh hiến và trợ lực bởi Chúa thánh Linh, trong Chúa Kitô, là thủ lănh Giáo Hội, vị Giám Mục sẽ phải xem xét các đặc sủng và thử thách chúng, để công nhận và đề cao giá trị của những ǵ là chân - thiện -mỹ, cái ǵ giúp cho những con người và những cộng đoàn tăng trưởng về thánh thiện. Khi cần phải can thiệp để sửa sai, th́ luôn phải là những biểu lộ của cái “rất nhiều t́nh thương” ấy. Các phong trào và những cộng đoàn mới hănh diện về sự tự do liên kết của chúng, về sự trung thành của chúng với đặc sủng của ḿnh, nhưng cũng đă tỏ cho thấy họ biết rất rơ rằng sự trung thành và sự tự do được bảo đảm và chắc chắn là không bị hạn chế bởi Giáo hội, trong đó các giám mục hiệp nhất với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, là những thừa tác viên, những người canh giữ và những hướng đạo.

Chư huynh đệ thân mến trong chức giám mục, nhân kết thúc cuộc gặp gỡ nầy, tôi hô hào chư huynh đệ hăy làm sống lại trong ḿnh ân sủng mà chư huynh đệ đă lănh nhận khi được tấn phong ( x. II Tm 1,6). Ước ǵ Thần Khí Chúa giúp chư huynh đệ nhận biết và giữ ǵn những kỳ công mà chính Người gợi lên trong Gíao Hội dành cho tất cả mọi người. Tôi xin phó thác mỗi một trong các giáo phận của chư huynh đệ cho Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Mẹ các tông đồ và với hết tâm hồn tôi ban phép lành Toà Táhnh cho chư huynh đệ, và mong gửi đến các linh mục, tu sĩ,chủng sinh,giáo lư viên và tất cả mọi giáo dân,  đặc biệt, hôm ay, tới những thành viên các phong trào giáo hội và các cộng đoàn mới hiện diện trong các Giáo Hội được giao phó cho chư huynh đệ chăm nom.

BTGH chuyển ngữ từ Zenit

 

THÔNG BÁO

KỶ NIỆM 40 NĂM TÔNG THƯ HUMANAE VITAE

 (25.07.1968 – 25.07.2008)

BTGH XIN TẠM THỜI GÁC LẠI NHỮNG CHỦ ĐỀ KHÁC

ĐỂ  TẬP TRUNG GIỚI THIỆU CÁC BÀI VIẾT & TÀI LIỆU VỀ TÔNG THƯ NẦY

XIN VUI L̉NG THEO DƠI - GÓP Ư

ĐA TẠ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

ĐỀ TÀI  69

 

VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ ĐỘC THÂN

TRONG THƯ THỨ I GỬI GIÁO ĐOÀN CÔRINTÔ

 

 Sau khi khai triển đề tài ḷng tin và cuộc sống tính dục, trong chương 7 thư thứ I gửi giáo đoàn Côrintô thánh Phaolô đưa ra câu trả lời cho các thắc mắc của tín hữu liên quan tới vấn đề hôn nhân và độc thân. Nếu trong hai chương 5 và 6 chúng ta chỉ phỏng đoán là các tín hữu Côrintô tới thăm thánh Phaolô tại Êphêxô và thông tin cho thánh nhân biết một số vấn đề đă xảy ra trong cộng đoàn, th́ bắt đầu từ chương 7 trở đi chúng ta biết chắc chắn rằng những ǵ Phaolô tŕnh bầy chính là để trả lời cho các vấn nạn mà tín hữu Côrintô nêu lên trong một thư gửi cho ngài trước đó. V́ thế Phaolô mới mở đầu chương 7 như sau: ”Liên quan tới những ǵ mà anh chị em đă viết cho tôi, tôi xin nói...” Kiểu nói ”liên quan tới” được lập đi lập lại ở đầu một số các chương hay đoạn để dẫn nhập vào một đề tài riêng là bằng chứng cho phép chúng ta khẳng định rằng từ nay thánh Phaolô chỉ trả lời các vấn nạn do tín hữu nêu lên. Chẳng hạn: ”Liên quan tới các trinh nữ...” (7,25); ”Liên quan tới thịt đă cúng tế cho các thần linh...”(8,1); ”Liên quan tới các ơn của Thánh Linh...” (12,1); ”Liên quan tới cuộc lạc quyên cho các thánh....” (16,1); ”Liên quan tới anh Apollo...” (16,12). Kiểu dẫn nhập đề tài này không thấy có trong chương 11 đề cập tới các buổi hội họp của giáo đoàn, đặc biệt tới kiểu ăn mặc của phụ nữ và thói quen cử hành tiệc Thánh Thể, cũng như trong chương 15 khai triển đề tài sự sống lại của tín hữu. Tuy nhiên, trong chương 11,18 dẫn nhập đề tài Tiệc Thánh Thể của Chúa, thánh Phaolô khẳng định rằng ngài đă nghe nói tới các chia rẽ xảy ra giữa các tín hữu tham dự bí tích Thánh Thể. V́ thế nguồn tin chuyền miệng ở đây cũng chắc chắn. Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng những ǵ thánh Phaolô tŕnh bầy trong các chương từ chương 7-16 đều là các câu trả lời cho các vấn nạn do tín hữu Côrintô nêu lên trong thư gửi cho ngài, hay qua các tín hữu tới thăm ngài chuyển lại.

 

Liên quan tới cuộc sống hôn nhân và cuộc sống độc thân trong chương 7, phải nói ngay rằng đây không phải chỉ là chuyện ṭ ṃ tri thức, mà chúng phản ánh các kinh nghiệm, khó khăn cụ thể thường ngày, các thái độ cá nhân, các lư tưởng, các dốc quyết, các hướng sống và thực hành của tín hữu Côrintô. Do đó những ǵ thánh Phaolô tŕnh bầy trong chương 7 không phải là một giáo lư tổng quát hay một khảo luận thần học về đề tài ”hôn nhân và độc thân”, mà chỉ là các câu trả lời cho các vấn nạn khác nhau thuộc hai lănh vực này. Chúng có những thiếu sót, những hạn hẹp trong quan điểm và giải pháp phiến diện. Một điểm khác nữa cần ghi nhận ở đây đó là ảnh hưởng kinh nghiệm sống của thánh Phaolô trong các câu trả lời. Hơn một lần Phaolô đă lấy chính cuộc sống độc thân của ḿnh làm gương cho tín hữu. Nghĩa là người trả lời cho các vấn nạn của tín hữu Côrintô trong chương 7 là người độc thân, không có gia đ́nh, không bị ràng buộc và gắn bó với một phụ nữ.

 

Để có thể hiểu các câu trả lời của thánh Phaolô tưởng cũng nên tóm lược các quan điểm và kiểu sống của tín hữu Côrintô liên quan tới vấn đề hôn nhân và độc thân nói riêng và cuộc sống tính dục nói chung. Trong cộng đoàn Côrintô hồi đó có một nhóm tín hữu say mê lư tưởng độc thân tới độ họ chủ trương phải tuyệt đối kiêng cữ các giao hợp tính dục: ”Không đụng tới phụ nữ là điều tốt cho nam giới”. Sở dĩ họ chủ trương như thế là v́ họ nghĩ rằng cái tôi nội tâm của kitô hữu, đă được ơn thánh giải thoát để hiểu biết các mầu nhiệm sâu xa của Thiên Chúa và của con người cũng như để sống các kinh nghiệm đặc sủng lạ thường, nên không được để cho các đụng chạm giao hợp xác thịt làm vấy bẩn và tha hóa. V́ tinh thần được kêu mời sống tinh tuyền, tự do, không đụng chạm tới thực tại vật chất, mà tính dục là biểu tượng đặc thù nhất. Nghĩa là chúng ta đang đứng trước hiện tượng trốn chạy thế giới, hậu qủa của quan niệm nhị nguyên đối chọi thân xác vật chất với linh hồn thiêng liêng, đề cao linh hồn thiêng liêng và khinh rẻ thân xác vật chất như là thực tại tồi bại cần phải hăm dẹp và từ bỏ. Các tín hữu trên cho rằng khi sống như thế là họ đạt sự tự do toàn vẹn, v́ vậy nên họ chủ trương loại bỏ mọi giao hợp tính dục.

 

Kiểu sống này của tín hữu phản ánh chủ thuyết duy linh nhị nguyên của một vài trường phái triết lư hy lạp như trường phái Pitagore và tân Platon dậy phải khinh thường thế giới vật chất. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhận ra ảnh hưởng của chính thánh Phaolô đă từng sống tại Côrintô và rao giảng tại đây. Trong thư gửi tín hữu Galát Phaolô cũng tŕnh bầy chủ trương hứng khởi thiêng liêng không xa với Lập trường duy linh nói trên của tín hữu Côrintô, khi viết: ”Không c̣n do thái hy lạp, không c̣n nô lệ tự do, không c̣n nam giới nữ giới nữa. Mà anh chị em tất cả đều là một trong Đức Kitô Giêsu” (3,28). Đây hẳn cũng đă ít nhiều là kiểu lư luận và rao giảng của thánh nhân trong thời gian sống tại Côrintô. Thật ra trong chương 7 thư thứ I gửi tín hữu Côrintô chúng ta cũng nhận ra thái độ hướng tới thế giới mới, chẳng bao lâu nữa sẽ chấm dứt thực tại trần gian này. Và chắc hẳn tại Côrintô đă không thiếu người hiểu sát nghĩa đen lời rao giảng này của thánh nhân. Dầu sao đi nữa chúng ta cũng biết chắc rằng có một nhóm tín hữu Côrintô giải thích Kitô giáo theo khuynh hướng khải hoàn, cho rằng kitô hữu đă được tham dự vào vinh quang của Chúa Kitô phục sinh rồi, nên họ xa lạ với cuộc sống tính dục.

 

Đặc biệt các tín hữu Côrintô chủ trương duy linh chống lại hôn nhân, nhất là trong kiểu diễn tả tính dục của nó. Họ sống đời chồng vợ mà hoàn toàn kiêng cữ giao hợp tính dục với nhau, như thánh Phaolô gián tiếp cho chúng ta thấy trong các câu 2-5 khi khuyên họ phải chu toàn bổn phận vợ chồng trong giao hợp tính dục. Trong cuộc sống vợ chồng giao hợp tính dục chẳng những không phải là một tội, cũng không phải chỉ là điều được phép mà c̣n là một bổn phận phải chu toàn với tất cả ư thức và tinh thần trách nhiệm cao độ nữa. Tính cách bất khả phân ly của hôn nhân được Phaolô nhắc lại trong hai câu 10-11 cho phép chúng ta nghĩ rằng tại Côrintô có tín hữu lại c̣n dám tuyên bố tự do bằng cách bẻ gẫy giao ước hôn nhân để có thể sống như thiên thần, không bị bắt buộc phải giao hợp với nhau. Những tín hữu lập gia đ́nh trước khi theo Kitô giáo, mà vợ vẫn là người ngoại đạo, lại c̣n cảm thấy họ tự do hơn nữa, v́ họ coi hôn nhân đó như đă được tháo gỡ (cc.12-16). Đàng khác, ai c̣n tự do v́ chưa lập gia đ́nh th́ coi chừng đừng có lập gia đ́nh (cc.8-9). Nghĩa là tín hữu sống lư tưởng độc thân bắt buộc như là kiểu diễn tả đặc thù của ơn gọi kitô (cc.25 tt.). Cũng chính v́ quan niệm như thế nên cũng có người không sợ bẻ gẫy việc đính hôn để có thể sống tự do, khỏi bị tính dục ràng buộc (cc.36-38). Sự tự do kiêng cữ tính dục cũng có gía trị đối với các góa phụ (cc.39-40).

 

Ngoài ra cũng cần phải xác định thêm vài điều không kém phần quan trọng. Thứ nhất, chúng ta không biết tín hữu Côrintô đă đẩy mạnh luật độc thân trên đây cho tới mức độ nào trong cuộc sống cụ thể của họ, theo các viễn tượng của lư tưởng độc thân. Xem ra thánh Phaolô không phải chỉ đương đầu với các tư tưởng và đề nghị, mà c̣n phải đương đầu với một thói quen trong cộng đoàn nữa. Câu trả lời cho một trường hợp cụ thể chứng minh điều đó. Đây là một lập trường cứng cỏi không chấp nhận luật trừ, hay là một khuynh hướng chung? Đă có bao nhiêu tín hữu Côrintô say mê lư tưởng độc thân và cuộc sống thiên thần này?

 

Xác định thứ hai cần nêu bật ở đây. Đó là sự kiện tín hữu viết thư hỏi thánh Phaolô chứng minh cho thấy họ sống như thế, nhưng không phải là không có rất nhiều lưỡng lự, nghi hoặc và bất an. Như thế chúng ta phải giả thiết rằng lư tưởng cử hành bí tích Thánh Thể cũng tạo ra vấn nạn, đặc biệt trong một cộng đoàn có nhiều thành phần khác nhau như vậy. Bên cạnh các tín hữu tự coi ḿnh là ”toàn thiện” và “thiêng liêng” c̣n có các kitô hữu tâm linh, tuân giữ sứ điệp của Chúa một cách b́nh thường đơn sơ. Các chương 8-10 cho thấy có các kitô hữu ”mạnh mẽ” và các kitô hữu ”yếu đuối”, nghĩa là các kitô hữu tự do trước vấn đề ăn thịt đă cúng tế cho các thần linh và tham dự vào các lễ nghi cúng tế, và các kitô hữu lo lắng bối rối sợ hăi. Liên quan tới các kinh nghiệm đặc sủng lạ thường cũng thế. Có tín hữu nhận được các đặc sủng đó nên cảm thấy ḿnh cao hơn những người không nhận được đặc sủng. C̣n các anh chị em không có đặc sủng lại tự ti mặc cảm (c.ch.12-14).

 

Dĩ nhiên là không phải tín hữu Côrintô nào cũng cảm thấy cuộc sống độc thân hấp dẫn. Bằng chứng là có người không chỉ sống tính dục trong hôn nhân mà c̣n loạn luân, hay chủ trương sống tính dục rừng rú, không phân biệt ǵ nữa. Trong hai chương 5-6 thánh Phaolô đă phản ứng rất mạnh mẽ chống lại các chủ trương bệnh hoạn lệch lạc này. Nghĩa là chính những người chủ trương hoàn toàn kiêng cữ tính dục cũng không đồng ư với nhau nữa. Nói một cách chính xác hơn, có hai quan niệm tính dục đối chọi nhau. Cả hai đều theo đuổi lư tưởng tự do tuyệt đối. Nhưng một bên chủ trương tự do xử dụng tính dục, bên kia chủ trương tuyệt đối kiêng cữ tính dục.

  Đức Ông Linh-Tiến-Khải

 

 

 

ĐỂ CHUẨN BỊ TÀI LIỆU KINH THÁNH CHO NĂM THÁNH PHAOLÔ

BẢN TIN GIÁO HỘI

ĐĂ THÔNG BÁO VÀ GỬI ĐẾN TẤT CẢ QÚY VỊ CÓ NHU CẦU T̀M HIỂU – SUY GẪM - DẠY GIÁO  LƯ - PHỔ BIÊN

1. TÀI LIỆU VỀ THÁNH PHAOLÔ & THƯ THÁNH PHAOLÔ, do Đức Ông Lính-Tiến-Khải biên soạn     

          (mới gửi 69 đề tài trên tổng số 300)

2. “TRƯỜNG HỌC THÁNH PHAOLÔ”,tác giả LM Fichelle, được LM Lu-Y Nguyễn-Quang-Vinh,giao       

           sư ĐCV Huế, chuyển ngữ.

 

BTGH TIẾP TỤC HOAN NGHÊNH VÀ SẼ GỬI ĐẾN QÚY VỊ CẦN ĐẾN CÁC TÀI LIỆU QÚY NẦY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỌC & SUY GẪM

MUỐI CHO ĐỜI

 

Ratzinger, Joseph

Benediktus XVI:

Salz der Erde: Christentum und katholische

Kirche an der Jahrtausendwende

Bản dịch tiếng Việt:

Muối Cho Đời: Ki-tô giáo và GH Công giáo trước thềm ngàn năm mới.  Trao-đổi với Peter Seewald

 Phạm Hồng-Lam & Trần-Hoành

 

 

Chương II.   NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA GIÁO HỘI CÔNG-GIÁO

                     

VỀ T̀NH TRẠNG CỦA GIÁO HỘI (tiếp theo)

 

 

Giờ nh́n qua Tây-ban-nha.

Ở Tây-ban-nha khủng-hoảng vào thời kết-thúc chế-độ Franco và của cuộc chuyển-tiếp sang thể-chế dân-chủ đă trùng-hợp với khủng-hoảng hậu công-đồng (Vaticanô II). Chúng gây xáo-trộn lớn trên Giáo-hội nước này. Cho tới lúc đó, giáo-hội Tây-ban-nha, qua lối tổ-chức của giáo-hội này, đă đồng-hoá rất chặt-chẽ với xă-hội và ngay cả với nhà-nước. Nay người ta thấy điều đó là sai. Giáo-hội phải tách ra khỏi thể-chế xă-hội và phải đặt lại đường đi cho ḿnh. Cuộc đổi mới đột-ngột này đă làm giảm ơn gọi linh-mục và tu-sĩ, gây phân-hoá trong địa-hạt thần-học, làm nẩy-sinh nhiều trào-lưu thần-học nặng khuynh-hướng chỉ-trích. Đến nay hăy c̣n tồn-tại khuynh-hướng ki-tô giáo và thần-học nặng tính phê-b́nh chỉ-trích đó. Tuy nhiên một phong-trào sống đạo mới, sống-động, theo tinh-thần công-đồng cũng đă thành h́nh, tách ra khỏi truyền-thống cũ của giáo-hội nhà-nước.

 

Ở Pháp, theo một cuộc thăm-ḍ ư-kiến năm 1994, có 83% người có đạo chủ-trương chỉ cần tuân-phục lương-tâm. Chỉ 1% tín-hữu công giáo c̣n tin vào giáo-huấn chính-thức của Giáo-hội.

Phải, trên một b́nh-diện nào đó Pháp là nước bị tục-hoá mạnh nhất ở Âu châu. Vả lại ḷng kiêu-hănh của người Gô-loa xưa nay vẫn là một nét đặc-trưng trong Giáo-hội. Nhưng nên tin các con số thống-kê tới mức nào? Đúng là công giáo Pháp khá đa dạng, có những phong-trào rất nặng tính chỉ-trích, đọc báo "Golia" hay "Témoignage chrétien" là đủ thấy. Đối lại cũng có cánh đặt nặng truyền-thống. Phong-trào của giám-mục Lefrèvre hoặc các phong-trào khác đặt nặng truyền-thống trong Giáo-hội không đâu mạnh như ở Pháp. Do vậy Giáo-hội này mang những đối-kháng gay-gắt. Nhưng ở đây cũng nổi lên những luồng sống đạo tươi-mát và sinh-động. Chúng không được thống-kê lưu-ư tới, nhưng có giá-trị nhân-bản cao và tiềm-ẩn sức mạnh định-h́nh tương-lai.

 

Lúc này, thay-đổi lớn-lao nhất diễn ra ở Đông Âu. Các giáo-hội Đông Âu, trước đây dưới thời cộng-sản là những giáo-hội đề-kháng, nay hẳn phải nắm một vai-tṛ hoàn-toàn mới trong xă-hội.

Tôi không có được thông-tin chính-xác về những nước này, bởi v́ chúng tôi tại giáo-triều không thấy hoặc thấy rất ít những luồng thần-học nặng tính chỉ-trích phê-b́nh trổi lên từ các nước ấy. Hun-ga-ri có phong-trào Bokor do linh-mục Bulány thuộc ḍng Piariste sáng-lập. Đó là những xứ đạo nền-tảng nảy sinh qua kinh-nghiệm bị đàn-áp, họ chủ-trương hoà-b́nh triệt-để như một h́nh-thức diễn-tả khuynh-hướng sống Ki-tô giáo một cách cực-đoan và càng ngày càng mạnh-mẽ phê-b́nh những giám-mục bị gán cho tội đầu-hàng chế-độ. Tiếc rằng mọi cố-gắng giàn-hoà cho tới nay đều không thành-công. Thay vào đó phong-trào này trái lại hiện liên-kết chặt với các trào-lưu thần-học thích chỉ-trích và chống phẩm-trật ở các nước phương tây. Bất luận ai thuộc tôn-giáo nào cũng có thể gia-nhập Phong-trào, miễn là chấp-nhận bác-ái yêu-thương là qui-tắc sống quan-trọng nhất cho ḿnh. Ở Tiệp và Cộng-hoà Slô-vác nẩy-sinh từ nhóm các linh-mục "chui" một chiều-hướng thần-học cũng nặng phê-b́nh chỉ-trích, nhưng sự-kiện đó đă không có tiếng vang. Hiển-nhiên là sau thời-ḱ bị bách-hại các giáo-hội đó không dễ ǵ trở lại thời giáo-hội quốc-doanh như trước đây. Và từ căn-bản đó phải lập lại một cộng-đoàn tín-hữu mới có tinh-thần tự-do và phải xác-định lại tương-quan ḿnh với xă-hội. Nh́n thế đủ thấy c̣n nhiều vật-lộn nội-bộ. Nhưng nói chung gian-khổ đă khiến ḷng tin thêm can-cường và tạo nên một thứ kháng-chất đối với một số cám-dỗ.

 

Đặc-biệt ở Ba-lan có những biểu-hiện, mà ít là ở Tây Âu từ lâu ta không thấy nữa. Tôi muốn nói là khuynh-hướng gắn-bó giữa Giáo-hội với những trào-lưu đặc-biệt trong chính-trị và ngay cả với từng nhân-vật.

Đó là một con đường đặc-thù, mà tôi cũng không rơ lắm. Điều phải nhớ là lịch-sử Ba-lan đă trải qua những thăng trầm lớn và trong những thăng trầm lịch-sử đó yếu-tố công giáo đă hiện ra như nét bản-sắc chính của dân-tộc này. Công giáo đă ḥa-trộn một cách rất độc-đáo với ḷng yêu nước và t́nh-cảm dân-tộc của Ba-lan. Cả khi Ba-lan không hiện-hữu như một quốc-gia: Qua Giáo-hội Ba-lan vẫn tồn-tại là Ba-lan, qua Giáo-hội đất nước này vẫn giữ được mối liên-kết nội-tại chặt-chẽ mặc cho những chia-cắt đất-đai V́ thế Giáo-hội đă có thêm vai-tṛ chính-trị mà ngày nay cần phải được xét lại, phải được sống cách khác và chịu-đựng cách khác. Tiến-tŕnh đó đă được bắt đầu, nhưng nó không thể hoàn-tất trong ngày một ngày hai được.

 

Chỉ có công giáo Anh là xem ra mạnh hơn. Xưa nay đối với giáo-triều Rôma th́ Anh vẫn là đứa con cưng hoang-đàng?

Trong Anh-giáo vẫn c̣n rất nhiều yếu-tố công giáo. Nh́n như thế nước Anh với Anh-giáo là một mô-h́nh đặc-biệt, đứng lơ-lửng ở giữa. Một mặt, Anh tách khỏi Rôma và nhất quyết giữ khoảng-cách với Rôma. Chỉ cần nhớ lại lời ông Hobbes* th́ rơ: Một quốc-gia phải có tôn-giáo, và đặc-biệt hai thứ công-dân này phải loại đi: đó là đám vô-thần và bọn theo Giáo-chủ (Rôma), v́ bọn này qui-phục một vương-quyền ngoại-bang. Như vậy, một mặt có thái-độ dứt-khoát tránh xa, mặt khác lại có gắn-bó chặt-chẽ với truyền-thống công giáo. Trong Anh-giáo những trào-lưu muốn tăng-cường di-sản công giáo vẫn luôn sống-động. Luôn có hai đối-cực ḱ-lạ, một bên muốn diễn-tả tin-lành hơn, một bên lại muốn diễn-tả công giáo hơn. Khủng-hoảng hiện tại của giáo-hội Anh nói lên điều đó. Một t́nh-trạng mới đă phát-sinh do hai sự-kiện - mở rộng nguyên-tắc đa-số cho những vấn-đề về giáo-huấn và việc chuyển thẩm-quyền quyết-định về những vấn-đề giáo-huấn cho giáo-hội mỗi quốc-gia. Cả hai điểm này tự chúng đều vô lí, là v́ một giáo-huấn đúng hay không đúng không phải là do đa-số hay do giáo-hội quốc-gia ấn-định. Phải hiểu làn sóng chống truyền chức cho phụ-nữ và làn sóng trở lại đạo Công giáo diễn ra trong không-khí chống-đối đó. Nhưng dù sao đi nữa ngay cả giáo-hội nhà-nước cũng không muốn để mất các yếu-tố công giáo, và v́ thế đă chủ-ư chấp-nhận các giám-mục chống lại việc truyền chức cho phái nữ và qua đó dung-nạp những thành-phần thân Công giáo trong Anh giáo. Luôn có một tiềm-năng công giáo lớn trong Anh-giáo, như ta đă thấy rất rơ qua cuộc khủng-hoảng hiện nay.

 

Tại Nam Mỹ, các giáo-phái Tin-lành mới đă lôi-kéo được hàng triệu tín-đồ, tín-hữu công giáo đua nhau chạy theo họ. Ở Ba-tây, quốc-gia công giáo lớn nhất thế-giới, đang bùng lên những xung-đột tôn-giáo thật-sự giữa Công giáo và các giáo-phái. Phải chăng đó là hậu-quả của sự thất-bại của thần-học giải-phóng – hay ngược lại giả như Rôma đă khuyến-khích thần-học giải-phóng th́ cơ-sự đă không xẩy ra như thế?

  Ở đây có nhiều chẩn-đoán khác nhau, và chúng tôi cũng chưa có được những hiểu-biết cụ-thể. Rất nhiều người nói rằng thần-học giải-phóng đă chẳng bao giờ chiếm được ḷng những người nó quan-tâm nhất: thành-phần nghèo đói cùng-cực nhất. Chính thành-phần này bỏ nó, v́ họ không cảm được những hứa-hẹn đầy tri-thức tính của nó, mà chỉ thấy mất đi cái ủi-an và ấm-cúng của tôn-giáo. V́ vậy họ đổ theo giáo-phái. Dĩ-nhiên những người ủng-hộ thần-học giải-phóng không đồng ư với quan-điểm này. Những lối giải-thích trên cũng có phần khá lớn sự thật. Những hứa-hẹn về một thế-giới tươi-đẹp quá xa-vời đối với tầng lớp những người cùng-đinh, nên họ lại càng muốn ở lại với cái đạo vốn có, cái đạo đi vào đời sống của họ. Chính tầng-lớp này ùa theo giáo-phái, nơi cung-cấp cho họ những yếu-tố mà họ không c̣n t́m được trong những cộng-đoàn tôn-giáo sặc mùi chính-trị.

Cũng có những tố-cáo ngược lại cho rằng các giáo-phái đă dùng tiền và nhiều phương-thế mờ-ám khác để lôi-cuốn tín-đồ. Cái đó có phần đúng, nhưng không thể hoàn-toàn giải-thích được sự-kiện giáo-phái lan-tràn như hiện nay. Nói chung, chỉ có những phái thiên về đặc-sủng hoặc ngũ-tuần (Pentekoste), nghĩa là những giáo-hội Thánh-linh, là ăn-khách nhất. Song cả những giáo-phái gọi là duy-căn với giáo-huấn nghiêm-nhặt cũng thế. Sự thành-công của các nhóm đặc-sủng Ngũ-tuần cho thấy người ta chờ-đợi nơi giáo-hội một lối sống đạo thoải-mái tự-nhiên và nhiều gắn-bó cộng-đoàn cụ-thể hơn. Nghĩa là bớt đi giáo-điều, nhường chỗ cho cảm-nghiệm về niềm vui sống đạo trực-tiếp. Trào-lưu duy-căn th́ cho thấy người ta cần một điểm tựa niềm tin vững-chắc trước những thất-bại ở trần-thế.

Xét chung, sự vững-bền của các giáo-phái không đáng kể. Người ta thay-đổi giáo-phái như thay áo. Và những chuyển-đổi này thường cũng có nghĩa là bước đầu của bỏ đạo. Các diễn-biến này dĩ-nhiên cũng gắn liền với những biến-chuyển xă-hội, với tiến-tŕnh đô-thị-hoá ngày càng mạnh. Người dân bỏ xứ đổ vào những khu ổ chuột quanh các đô-thị, nơi đó chưa có mặt tôn-giáo có qui-cũ hoặc c̣n vắng bóng những cộng-đoàn tiếp-đón để giúp họ có được một quê-hương tinh-thần mới. Như vậy nguyên-nhân thật đa-diện, không nên có một chẩn-đoán quá đơn-giản.

 

    Tại Hoa-ḱ một số lớn giám-mục cho hay trong tương-lai sẽ bốp-chát trả lời giáo-triều Rôma bằng công-văn?

Không phải nhiều, chỉ có tối đa 30 vị. Tôi đă nói chuyện với một trong những vị cầm đầu và vị đó nhấn mạnh rằng đă có sự hiểu lầm. Ngài nói, chúng tôi là những tín-hữu công giáo tốt, trung-thành với Giáo-chủ, chúng tôi chỉ muốn đưa ra những phương-thức tốt hơn mà thôi. Tôi đă đọc kĩ bản văn liên-hệ và đă cho hay rất tán-đồng với nhiều điểm trong đó, nhưng cũng có vài điểm tôi cho là cần xét lại. Tôi có thể nói rằng, không có việc Hội-đồng Giám-mục Hoa-ḱ ḱnh-chống Rôma. Trong Hội-đồng có nhiều quan-điểm, điều này tốt, trong đó có một vài quan-điểm có lẽ thật hơi quá-khích. Sau 15 năm ở vị-trí của tôi hiện giờ, tôi có cảm-tưởng quan-hệ giữa Rôma và Hoa-ḱ đă khá hơn nhiều. Nói chung, chúng tôi có một tương-giao rất tốt với Hội-đồng Giám-mục Hoa-ḱ. Đó là một Hội-đồng với những đầu-óc trí-thức lớn, ḷng đạo sâu, với nhiều chủ chăn tuyệt-vời, có nhiều đóng-góp to-lớn về giáo-huấn cho Giáo-hội hoàn-vũ. Mỗi năm hai lần các đại-diện Hội-đồng sang thăm chúng tôi, các cuộc gặp-gỡ đều rất tâm-đắc.

 

Giáo-hội Bắc Mỹ có lợi-dụng được ǵ từ làn sóng đức tin đang nổi lên ở đó không?

Có. Tôi nghĩ là có. Mặc dù không nên đánh-giá quá cao một số diễn-tiến và những cuộc tụ-họp đông-đảo tín-hữu công giáo, nhưng xuyên qua các h́nh-ảnh đó, ta thấy được giới-trẻ đầy nhiệt-t́nh đạo-đức tại đây đang nh́n Giáo-hội như một nơi nương-tựa và họ xem Giáo-chủ (Rôma) như một mẫu-mực và là một "leader" tôn-giáo của họ. Đă có nhiều cởi-mở và phát-triển tốt-đẹp trong 15 năm qua. Ở đây không chỉ có phong-trào trở lại Công giáo của các mục-sư tin-lành, nhưng c̣n có cả sự tương-giao hoàn-toàn mới-mẻ với những người Anh giáo trước đây từng đả-kích kịch-liệt giáo-hội Công giáo. Trong nghị-hội quốc-tế ở Cairô * và Bắc-kinh * đă có sự xích lại gần nhau rất độc-đáo giữa Anh-giáo và Công giáo, chỉ v́ Anh-giáo nhận ra Công giáo không phải là một mối đe-doạ Kinh-thánh, như họ trước kia vẫn tưởng, và không bị quyền-hành của giáo-chủ lấn-át, nhưng là một bảo-đảm để Kinh thánh được coi trọng. Những gần-gũi mới-mẻ đó chưa nhanh-chóng đưa tới hợp-nhất, song chúng cho thấy Công giáo có thể là một lối sống « Mỹ » được.  

 

Cái ǵ làm bùng lên phong-trào đạo-đức mới ở Hoa-ḱ?

Chắc-chắn do nhiều yếu-tố mà tôi không thể phân-tích v́ không biết nhiều về nước Mỹ. Nhưng đă có một ư-muốn quay về với đạo-đức và khát-vọng t́m về tôn-giáo. Cũng có sự phản-kháng chống lại siêu quyền-lực của văn-hoá truyền-thông. Cả câu nói của bà Hillary Clinton: "Hăy tắt truyền-h́nh đi, đừng để nó lèo-lái nữa" cũng cho thấy có một làn sóng lớn đang muốn nói lên: Chúng tôi không muốn thần-phục văn-hoá này thêm nữa.

 

Châu Phi. Người công giáo da đen luôn cảm thấy bị Rôma đối-xử như con ghẻ và không ngừng đấu-tranh để được nh́n-nhận giá-trị. Trên chính lục-địa này Giáo-hội gặp nhiều khó-khăn trong việc dung-nạp những lễ-nghi và đặc-thù văn-hoá địa-phương. Chẳng hạn, trong thánh lễ có được phép gióng trống hay nhảy múa không, hay phải giải-quyết cách nào với tục đa thê. Có những người xác-nhận: "Tôi là một tín-hữu công giáo tốt, và ba người vợ của tôi cũng vậy". Đồng thời c̣n có cuộc chạy đua với Hồi giáo, một tôn-giáo xem ra hấp-dẫn hơn với dân châu Phi, v́ họ tin rằng văn-hoá của họ dễ hội-nhập vào đó hơn.

Người ta nói, châu Phi là một lục-địa của hi-vọng, nhưng ta cũng biết, đó cũng là lục-địa đầy vấn-nạn và căng-thẳng lớn. Thật hổ-thẹn cho chúng tôi, khi những cuộc tàn-sát rùng-rợn nhất lại xẩy ra trên hai nước công giáo Ruanda và Burundi. Điều đó khiến chúng tôi phải đặt vấn-đề làm sao để Tin mừng thấm sâu hơn vào đời sống xă-hội của lục-địa này.

Sau ḱ Thượng hội-đồng châu Phi và sau nhiều lần gặp-gỡ các giám-mục địa-phương, tôi không có cảm-giác châu Phi cảm thấy bị Rôma xử tệ. Thực ra, mọi người châu Phi đều hănh-diện được là thành-phần – và là thành-phần b́nh đẳng  - của một giáo-hội cao-cả như giáo-hội Công giáo. Một giám-mục hay hồng-y châu Phi cũng có giá như một vị người Ư, Tây-ban-nha hay Hoa-ḱ. Từ đáy ḷng rất nhiều người thực sự trung-thành với Rôma, yêu quí Giáo-chủ và vui-mừng với lí-lịch công giáo. Khi chúng tôi đề-cập tới những vấn-đề đó hay tới những tranh-luận thần-học, các giám-mục châu Phi luôn phát-biểu thế này: Nếu thật-sự có ai hành-động quá trớn th́ đó chính là các nhà thần-học Âu châu chứ không phải Phi châu. Nói như vậy có lẽ quá đơn-giản, nhưng quả thật những kẻ chỉ-trích gắt-gao thường là người Âu. Nói thế không có nghĩa là không có vấn-đề phải bận-tâm ; dĩ-nhiên ở đó cũng có rắc-rối. Nhưng không thể nói rằng có bầu khí bài Rôma trong thần-học Phi châu.

Ông đă đề-cập tới hai lănh-vực chính, hai khía-cạnh hội-nhập văn-hoá: Hôn-nhân và phụng-vụ. Tôi tin rằng chuyện đa thê đă bị Âu châu hiểu hơi sai. Đây không phải là vấn-đề t́nh-cảm, mà chủ-yếu là vấn-đề tài-sản và xă-hội. Làm sao có thể bảo-đảm được đời sống của những phụ-nữ ấy? Làm sao để họ có được một địa-vị yên-ổn trong xă-hội? Bởi v́ thật ra họ lấy nhau không phải v́ t́nh, mà đó là một cuộc hôn-nhân giữa hai bộ-tộc, một cuộc trao-đổi gia-sản. Nói chung, đây không phải là một vấn-đề t́nh-cảm, nhưng thực sự là câu hỏi, làm sao một phụ-nữ chẳng c̣n chồng và v́ vậy chẳng c̣n dây nương-tựa chắc-chắn nữa có thể vẫn có một chỗ đứng chính-đáng trong xă-hội. Như vậy đây thực ra là một vấn-đề thuộc cơ-cấu xă-hội, và là câu hỏi, làm sao t́m ra được những cơ-cấu trong đó chấp-nhận đơn thê là đơn-vị cơ-bản. Nhiều giám-mục Phi châu lạc-quan về chuyện này. Tôi không thể đánh-giá từng trường-hợp được.

Trong phụng-vụ có đủ không-gian tự-do cho những tập-tục và t́nh-cảm phi châu thể-hiện. Mặt khác, vấn-đề hệ-trọng là không để cho phụng-vụ trở nên quá rườm-rà và vẫn giữ được nét trong-sáng của nó. Nhiều người Phi cũng nghĩ như vậy. Họ cũng như chúng tôi cho rằng hội-nhập văn-hoá không nên bắt đầu ngay từ phép thánh-thể.

Hồi giáo tràn vào Phi châu như thác đổ, một phần cũng nhờ thế-lực tài-chánh, và họ tự coi ḿnh là đạo cao-cả thích-hợp với người châu Phi. Dĩ-nhiên người Phi phải vượt lên trên các tôn-giáo bộ-lạc của ḿnh, và Hồi giáo ghé vào tai họ: Chúng tôi là đạo cao-cả cho Phi châu v́ giáo-lí chúng tôi không rắc-rối và luân-lí chúng tôi lại hợp với các bạn. Lí-luận này có ăn-khách, nhưng không phải khắp nơi. Cũng không nên quên, trong phong-trào nô-lệ, Hồi giáo thuộc đội-ngũ đi tiên-phong và đă chẳng kính-trọng ǵ dân da đen. Nhất là Hồi giáo không có một nhượng-bộ nào hết cho việc hội-nhập văn-hoá. Hồi giáo là của người Ả-rập, và ai muốn vào Hồi giáo, phải mặc lấy lối sống ả-rập, không có chuyện hội-nhập ǵ cả. Như vậy đạo Hồi, cũng như đạo Kitô, chỉ mới tạo nên được một lớp kem trên mặt đời sống người Phi mà thôi, trong lúc chiều sâu của họ th́ vẫn là hoàn hỗn-thần. Cuộc tranh-giành tạo bộ mặt tôn-giáo cho Phi châu như vậy c̣n nhiêu-khê và lâu dài.

 

Á châu. Người ta tiên-đoán vùng Thái-b́nh dương sẽ nắm vai-tṛ kinh-tế và chính-trị quan-trọng trong thế-kỉ tới. Hậu-quả nào cho Giáo-hội?

Rất khó nói. Cho tới nay, trừ Phi-luật-tân ra, Giáo-hội chưa đặt chân vững được lên lục-địa này. Điều đó không có nghĩa là Ki-tô giáo ở đây không giữ vai-tṛ ǵ cả. Nó đă biến-đổi các tôn-giáo hiện có và đă bằng nhiều cách thấm sâu vào xă-hội địa-phương. Nhật-bản có rất ít công giáo, con số tín-hữu trước sau không thay-đổi. Nhưng người Nhật rất thích các tập-quán và văn-hoá Ki-tô giáo. Ki-tô giáo do vậy đă trở thành một thực-tế xă-hội, không phải trong ư-nghĩa là người Nhật chấp-nhận nó suốt đời, nhưng nó là một yếu-tố góp phần gây ảnh-hưởng trên xă-hội.

Ở Ấn-độ số tín-hữu công giáo rất ít, nhưng Tân ấn-giáo, một tôn-giáo hiện đang mở rộng tầm ảnh-hưởng trên thế-giới, đă thu-nhận nhiều yếu-tố Ki-tô giáo vào tôn-giáo tương-đối phóng-khoáng của họ. Tiếp đến Trung-quốc vẫn là một miền đất hoang-vu đối với ta, số tín-hữu không đáng kể nhưng có được ảnh-hưởng tinh-thần. Sở-dĩ chính-quyền cộng-sản rất quan-tâm đến Ki-tô giáo là v́ họ thấy nó có thực lực. Tuy nhiên, những chuyện đó rồi ra sẽ gây ảnh-hưởng ǵ trên vai-tṛ mới của Á châu trong cộng-đồng thế-giới, điều này tôi không dám quả-quyết.

 

Giáo-hội lâm vào t́nh-thế gay-go mới v́ tín-hữu càng ngày càng bị bắt-bớ khắp nơi.

Đúng, và dưới nhiều h́nh-thức. Ở Trung-quốc, dù đă có dấu-hiệu bao-dung, người ta vẫn đàn-áp Ki-tô giáo, nhất là Công giáo trung-thành với Rôma. Không chỉ ở Trung-quốc mới xẩy ra như thế, nhưng tại một loạt các nước khác cũng vậy. Đâu-đâu và thời nào đạo Chúa cũng bị bách-hại. C̣n thêm một mối nguy mới càng ngày càng lớn mạnh, đó là trào-lưu tân thời coi Ki-tô giáo hoặc đạo Công giáo là một ư-hệ thiếu bao-dung và phản tân-tiến nên t́m cách gây áp-lực lên nó. Theo tôi, mối nguy này đă khá lớn, dù nó chưa gần kề trước mắt. Tuy nhiên cái áp-lực xă-hội bắt Giáo-hội chủ-yếu phải thích-nghi với những tiêu-chuẩn hiện-hành th́ đă có rồi.

 

Như thế đă là bị bách-hại rồi sao? Giữa việc người công giáo bị các chế-độ độc-tài hoặc hồi giáo nhốt tù hoặc tra-tấn và việc họ bị các chế-độ chính-trị ở tây phương đẩy ra bên lề xă-hội phải có sự khác-biệt chứ?  

Dĩ nhiên đó chưa phải là bách-hại Ki-tô giáo. Từ này dùng ở đây không chỉnh. Nhưng hiện đă có không ít lănh-vực đời sống ngày nay đ̣i-hỏi phải thật can-đảm nếu muốn tuyên-xưng ḿnh là ki-tô-hữu. Nhất là mối nguy gia-tăng đến từ các loại Ki-tô giáo xu-thời. Thiên-hạ vui-mừng đón nhận họ, khen họ là thứ tốt đời đẹp đạo và đem họ ra để so-sánh mà gán cho thành-phần tín-hữu không xu-thời là thứ duy-căn quá-khích.  Mối nguy độc-tài tư-tưởng càng ngày càng tăng, và ai không theo nó th́ bị đẩy ra lề, khiến nhiều người tốt không dám xuất-hiện trong hàng-ngũ những kẻ không xu-thời. Nền độc-tài bài Ki-tô giáo trong tương-lai có lẽ tinh-vi hơn những ǵ ta biết tới ngày nay. Bề ngoài xem ra có thiện-cảm với tôn-giáo, nhưng với điều-kiện là không được đụng đến cách sống và lối nghĩ của nó.

(c̣n tiếp nhiều kỳ)

 

 

 

 

 

 

CÂU CHUYỆN HÔM NAY

 

B̀NH CA, MỘT PHƯƠNG THUỐC CHO TÂM HỒN

 

Nói đến B̀NH CA, chúng ta liên tưởng ngay đến những bài ca bất hủ như  Pie Pellicane, Pange lingua hoặc Tantum ergo thường được hát trong giờ Chầu Thánh Thể thập niên 1960 về trước. Nhạc b́nh ca cũng thường được hát trong các thánh lễ an táng. Ngoài ra b́nh ca c̣n là chủ đạo trong các bộ lễ mà chung ta quen gọi là Kyriale, chẳng hạn bộ lễ De Angelis du dương ngây ngất và hoàn hảo. Cùng với cải tổ phụng vụ sau Công Đồng Vatican II và việc tiếng la-tinh không c̣n được giảng dạy chủ yếu trong các chủng viện và ḍng nhạc “thương mại” lấn lướt và gần như độc tôn trong phụng vụ, nhạc b́nh ca dường như chỉ c̣n là một kỷ niệm, mà mỗi khi nghe dến - chứ chưa nói là dùng đến – gợi lên hoài niệm và ấn tượng xưa cỗ. Nhưng nhạc b́nh ca vẫn c̣n đó, âm thầm nhưng vẫn duy tŕ vẻ đẹp muôn thuở. Cùng với Tự Sắc Summorum Pontificum khôi phục dưới h́nh thức dặc biệt nghi thức thánh lễ Triđentinô và Sách Lễ Roma năm 1962, nhạc b́nh ca lại tái xuất để thích ứng với phụng vụ tiếng la-tinh. BTGH giới thiệu bài trao đổi sau đây để chúng ta nh́n lại giá trị của b́nh ca.

 

Cha Karl Wallner, ḍng Xitô , Viện trưởng Đại học giáo hoàng Biển-Đức XVI Heiligenkreuz,Đức đă tuyên bố : “Có một bản năng trong con tim bệnh tật của con người, thúc đẩy con người đi t́m một phương thuốc. Và b́nh ca [ nhạc grêgôriêng] là một phương thuốc cho tâm hồn con người”.

Trong cuộc trao đổi nầy với Zenit, nhân dịp ghi âm một CD do một nhóm thầy ḍng Xitô – CD hiện bán chạy nhất, đặc biệt là ở nước Anh – Cha Wallner, đồng thời phụ trách quan hệ công cộng của Hội Heiligenkreuz, nhấn mạnh: “B́nh ca truyên đi sự hài hoà,b́nh an và khuây khoả tận sâu thẳm tâm hồn”.

Ngài nói thêm :” Âm nhạc có thể dẫn tới Thiên Chúa, có thể mở rộng các con tim, nâng tâm hồn lên và kết hiệp với Thiên Chúa”. Dưới mắt Ngài, CD mới nầy là “một món quà thánh thiện nho nhỏ” cho mọi công chúng.

 

ZENIT (H). “Bài Hát - Nhạc cho Thiên Đáng” là tựa đề của CD mà ca đoàn Ḍng Xitô ở Heiligenkreuz thành công đặc biệt. Dường như đội hợp xương b́nh ca của Cha có thể được định nghĩa như là một “âm nhạc cho thế giới”. Cha giải thích thế nào về điều ấy?

Cha KARL WALLNER (Đ). Thành công của CD nầy, mà người ta có thể nghe lời cầu nguyện hằng ngày của chúng tôi dâng lên Thiên Chúa và chúng tôi hát trong những truyền thống thánh thiện của Giáo Hội và của Ḍng trên nền tảng những cải tổ của Công Đồng Vatican II, thật khá ngạc nhiên. Và thật đáng nạgc nhiên rằng t́nh ờ một thế giới đă bị tục hoá đến vậy lại thích thú vơi bài hát tiếng la-tinh, êm dịu và du dương và rằng CD của chúng tôi lại đứng hàng đầu trong thứ tự nhạc pop!

Ở Anh, CD nầy không chỉ là số một trong lănh vực nhạc cổ điển,mà c̣n là trong Top ten nhạc pop và những lạoi nhạc khác cùng loại. Ngay trong các siêu thị, những người bán hàng đă xếp CD nầy váo các quầy nhạc pop!

Tôi xin giải thích thế nầy: nhạc b́nh dân đă đạt đến một điểm chết; trong một thế giới lo lằng v́ trầm cảm và căng thẳng thần kinh, th́ nhạc thánh vả những bài b́nh ca luôn là những ốc đảo để xoa dịu tâm hồn. Và dường như rất nhiều người t́m kiếm ốc đảo nầy với nỗi niềm nhớ quê hương.

Chúng tôi quan sát thấy rằng từ nhiều năm nay, cả ở chỗ chúng tôi cũng thế, những bạn trẻ mà chúng tôi mời nghe hát, im lặng nghe và bị mê hoặc va sau đó họ thuật lại một cách phần khởi là nó “cool” [hết xẩy!] biết dường nào! Rơ ràng là trong con tim bệnh hoạn của con người, có một bản năng thuc đầy họ đi t́m một phương thuốc. Và nhạc b́nh ca là một phương thuốc cho tâm hồn.

 

(H). Đức Thánh Cha vừa qua có nói rằng âm nhạc và nghệ thuật đích thực nói chung, không làm con người xa cuộc sống thường nhật của họ, xa thực tại mỗi ngày. Điều đó cũng đúng vơi nhạc b́nh ca chứ?

(Đ). Tôi coi lời cầu nguyện được hát lên của chúng tôi, nghĩa là nhạc b́nh ca mà chúng tôi ngơi khen và tung hô Thiên Chúa, như một thời khắc thư giăn và nâng tâm hồn. Thánh Biển-Đức nói về “Công tŕnh của Thiên Chúa” (Oeuvre de Dieu), tiếng la-tinh là Opus Dei. Đó chẳng phải là một việc mất giờ,cũng không phải là một việc không có ư nghĩa ǵ, nhưng là một công tŕnh đầy ư nghĩa,một “tác phẩm”, một công tŕnh cho Thiên Chúa.

Và trong âm nhạc thật, không chỉ có một con người hát, mà có một chiều kích của Vĩnh Cửu tiến bước trong con người và tạo nên trong con người một sự lắng nghe. V́ sao hát b́nh ca đă luôn được gọi là “bài ca các thiên thần”? Là bởi v́ người ta ảcm thấy âm vang của một thế giới khác, một cái ǵ đó mà người ta không thể tính toán với những đơn vị đo lường chính xác như nhịp điệu, hoà âm và các dấu nhạc. Như vậy, h́nh thức âm nhạc nầy không xa lạ với đời thường, nhưng băng bó các vết thương đời thường và giúp vượt qua nó.

 

(H). Đâu là những đặc tính của h́nh thức cầu nguyện nầy vốn là thành phần “bánh hằng ngày” trong một ḍng tu?

(Đ). B́nh ca rất xa xưa. Nó sinh ra từ thiên niên kỷ đầu tiên và có niên đại từ thế kỷ thứ tư và nói với Đấng Tối Cao dưới nhiều khía cạnh.

Trước tiên,những bản văn thông thường nhất là những lời trích từ Kinh Thánh, do vậy là Lời Chúa từ môi miệng con người quay về lại Thiên Chúa dưới h́nh thức ca hát.

Thứ đến, các nhà sáng tác những điệu ca là những người đạo đức vô danh được hiến dâng cho Chúa, đa số là các thầy ḍng, đă tưởng tượng nhạc nầy không phải v́ mục đích để nổi tiếng, nhưng sau khi hoàn tất tác phẩm, lại quay về t́nh trạng vô danh hoàn toàn. Do vậy đó là  những con người trong khát vọng nên thánh của họ đă tạo nên một cái gi đó thánh thiện.

Sau nữa, bài hát ca đoàn rất quyền rũ bởi v́ nó nằm ngoài những kinh nghiệm âm nhạc kinh điển của chúng ta. Nó không có âm giọng của Đô trưởng và rê thứ; không có th́ hoặc nhịp được lập ra. Đó là một bài hát cho một bè duy nhất. V́ thế đó là một âm vang khác hẳn với mọi thanh âm khác mà ngày nay chúng ta gọi là âm nhạc. Và cùng lúc nó là cội nguồn của tất cả những ǵ phát triển tiếp theo sau đó như là âm nhạc.

Cuối cùng, bản hát ca đoàn trước hết là một lời cầu nguyện bằng hát. Chúng tôi hát cầu nguyện trước bàn thờ, v́ vậy không phải là cho dân chúng mà là cho Thiên Chúa. Do vậy chúng tôi không thể nào đi lưu diễn được, v́ đó luôn là một lời cầu nguyện. Ngay cả những ghi âm CD nầy cũng được lấy lại từ cầu nguyện.

 

(H). Trong tháng sáu ầy Đức Thánh Cha cầu nguyện, trong các lời nguyện khác, để các Kitô-hữu nuôi dưỡng một t́nh bạn cá nhân sâu xa với Chúa Kitô, làm chứng cho t́nh yêu Người. Cách nào âm nhạc và bài ca có thể tạo nên t́nh bạn nầy và củng cố nó?

(Đ). Khi c̣n trẻ, tôi đă học cầu nguyện nhờ chuỗi hạt. Khi tôi muốn gia tăng t́nh bạn của tôi với Chúa Giêsu, tôi quỳ gối trứơc Thánh Thể. Nhạc b́nh ca chính là một h́nh thức cầu nguyện như là bánh ăn hàng ngày. Như thế người ta có thể hát suốt đời!.

Trong cuộc gặp gỡ hàng tháng với các bạn trẻ với khoảng 200 – 300 người tham dự, chúng tôi bắt đầu bằng hát một bản b́nh ca để đem họ vào trong một không khí an b́nh. Sau đó chúng tôi hát những bản thánh ca mới hết sức hay nầy có sức mạnh khơi dậy trong tâm hồn các bạn trẻ  một tương quan cá nhân với Chúa Giêsu. Kế đến chúng tôi đọc một ít kinh mân côi và qùy gối im lặng thờ lạy Bí Tích Rất Thánh và chúng tôi dạy cho họ nói lên trong tâm hồn chữ “bạn” với Chúa Giêsu để khởi đầu cuộc đối thoại t́nh yêu nầy.

Trở lại với câu hỏi của anh: Đúng vậy. Âm nhạc có thể dẫn tới Thiên Chúa, có thể mở rộng những con tim, nâng tâm hồn lên và hiệp nhất lại với Chúa.

 

(H). Những lời cầu nguyện được hát, ngày nay có sẵn trên CD, có phải là một cách diễn tả cụ thể niềm vui như là Cha hiểu? Đâu là nguồn cội của niềm vui nầy?

(Đ). Đúng, CD “Ca Nhạc v́ Thiên Đàng” được sinh ra từ niềm vui và dẫn đến niềm vui, bởi v́ ca khúc của nó đặt nền tảng trên phụng vụ cho người qua đời của chúng ta. Trên CD nầy, người ta t́m thấy trọn vẹn bộ lễ Requiem, tức là thánh lễ an táng, cho người qua đời. Niềm vui ư? Đúng vậy, bởi v́ niềm vui thật sự là niềm vui đối với sự sống vĩnh cửu. Điều đó,chúng tôi sống năm nầy ở Heiligenkreuz khi chỉ trong thời gian 16 ngày mà ba người anh em chúng tôi đă từ trần, trong khi năm năm gần đây không có người nào qua đời. Một  trong ba anh em ấy đă 100 tuổi và vào thời Đức quốc xă từng bị nhốt trong một buồng giam tử thần…

Tuy nhiên,nhiều thầy trẻ gia nhập ḍng chúng tôi trong những năm vừa qua  và đă sống lấn dầu cái chết của các huynh đệ, đă bị ấn tượng sâu xa khi tham dự các bài hát của phụng vụ người quá cố. Trong đời sống một tu viện, không có một phụng vụ nào có tính xây dựng hơn là phụng vụ người qúa cố, bởi v́ một người trong chúng tôi đă đến được nơi mà mỗi người trong chúng tôi đều muốn đến: trong sự hiệp thông đời đời với Thiên Chúa. Đó là lư do tại sao CD có tựa đề “Am Nhạc v́ Thiên Đàng”.

 

(H). Một câu hỏi cuối cùng: nhạc b́nh ca có phải chỉ dành riêng cho những nhà chuyên môn hoặc là mọi người đều có thể thưởng thức nó? Cha chờ đợi ǵ từ việc phổ biến CD nầy?

(Đ). CD nầy dành cho mọi người, và theo tôi, cả cho các bạn trẻ nữa. Khi tôi vào ḍng năm 18 tuổi, nhạc b́nh ca nầy lúc đầu với tôi thật là lạ lẫm. Ngày nay, tôi thích nó vô cùng, bởi v́ đó không phải là loại âm nhạc “ḿ ăn liền” làm cho tâm hồn ra nặng nề lười biếng, nhưng là một thức uống đậm đặc và bổ dưỡng.

 

Nhạc b́nh ca làm lan toả trong tận sâu thẳm tâm hồn sự hài hoà, b́nh an, vững tin. Và tôi muốn nói thêm một suy nghĩ cá nhân nữa, bởi v́ với tư cách là nhà thấn học tín lư Công giáo, tôi cho rằng cái thánh thiêng có thể biểu hiện một cách thánh thiện trong thực tại trần thế: trong tu viện, chúng tôi sống một thời khắc ân sủng bởi v́ chúng tôi hiệp thông chặt chẽ với Giáo Hội, với Đức Thánh Cha và với Huấn quyền. Và tôi tin rằng người ta có thể cảm nhận được sự hoà hợp nội tâm nầy với cái tất cả,tức là trong tâm hồn của 17 ca viên. Âm nhạc nầy là một món quà thánh thiện bé nhỏ mà Thiên Chúa đă muốn trao ban cho thế giới qua chúng tôi.

Ghi lại : Dominik Hartig

BTGH chuyển ngữ từ Zenit số Chúa Nhật 22.06.2008

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI TN (Năm A)

Matthieu 13, 24-43

 

BA DỤ NGÔN KHÁC VỀ NƯỚC TRỜI

 

Ngồi trong một chiếc ghe, trên bờ hồ, Chúa Giêsu tiếp tục việc giảng dạy của người bằng dụ ngôn. Chúa Nhật vừa rồi, Người đă mô tả nguồn gốc Nước Trời: Người Gieo Giống đă gieo. Nay phải nh́n lúa ḿ lớn lên. Là những thành viên tích cực của Nước Trời, chúng ta sẽ t́m cách để hiểu sự lớn lên của lúa ḿ từ bên trong.

 

Một câu hỏi đầu tiên đặt ra như nó được đặt ra mạnh mẽ cho các Kitô hữu tiên khởi : Thiên Chúa chịu đựng việc bách hại Dân Người đến lúc nào? Tại sao lại có nhiều đau khổ dường ấy? Những kẻ làm điều ác rồi sẽ thắng thế chăng? Các môn đệ bấy giờ mới nhớ lại dụ ngôn cỏ lùng và hạt giống tốt. Ông Chủ đă lường trước rằng khi mọc lên, Nước Trời sẽ âm thầm như lúa ḿ nẩy mầm, khó nh́n thấy được, hiện diện ở khắp nơi nhưng không bao giờ trọn vẹn. Họ nhớ lại sự bất bạo động mà Con Thiên Chúa đă nói trước.

 

Đấng Tạo Hóa đă chọn lựa theo ư ban thời giờ cho các tạo vật của người, theo như trong bài đọc trích từ sách Khôn Ngoan: “Lạy Chúa, Người là Đấng dũng lực, Người xét xử với ḷng khoan dung, Người cai trị chúng con rất nương nhẹ”. Cuộc sống của các môn đệ, trong tất cả những điều ấy, sẽ chẳng bao giờ được nghỉ yên.

 

Người ta sẽ thường muốn nhổ cỏ lùng để làm cho chân lư và công b́nh được toàn thăng ngay tức khắc : điều nầy đă đem đến những cuộc thập tự chinh,những chiến tranh tôn giáo, một số vạ tuyệt thông. Dường như việc áp đặt những giá trị của chúng ta không phải là giải pháp tốt nhất để thiết lập Nước Chúa một cách vững chắc.

 

Hai dụ ngôn tiếp theo mời gọi phải hết sức khiêm nhường. Hạt cải trông có vẻ nhỏ bé trong bí mật của đất,như là Nước Trời trong thời ban đầu. Tuy nhiên nó sẽ trở thành rất to lớn đến nỗi một ngày nào đó tất cả mọi người đều được quy tụ lại dưới cành lá của một cây đủ lớn để quy tụ tất cả (x.Ez 17,23. 31,6).

 

Men c̣n khiêm nhường hơn nữa: nó mất hút hoàn toàn trong bột khi trộn với bột nhăo. Chính khi trộn lẫn vào trong bột mà men làm  biến đổi bột. Nước Thiên Chúa cũng như vậy.

Bernard Lafreńere, C.S.C

BTGH chuyển ngữ

 

(*) Từ ngữ parabolè trước tiên chỉ một so sánh,một minh hoạ,một ám tỷ. Thánh Mat-thêu cho nó cái nghĩa Kinh Thánh rộng hơn nhiều: mashal, theo tiếng Do Thái cỗ (Hebreu) khôn chỉ có nghĩa là Ch6m Ngôn, Meshalim, ma c̣n có nghĩa là những ám tỷ (Is 5, 1 – 7),những câu đố và những điều bí ẩn (Tl 14,12).

 

 

 

  PHỤ TRANG:

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

+ (SGGP 08.07) BV Mắt Sài G̣n giảm 60% chi phí điều trị Lasik và các dịch vụ khác. Từ hôm nay 8-7 đến ngày 16-7, Bệnh viện Mắt Sài G̣n (100 Lê Thị Riêng quận 1 TPHCM) sẽ thực hiện đợt hỗ trợ giảm 60% chi phí điều trị Lasik và các dịch vụ khác (gồm khám, phẫu thuật và mua kính). Bệnh nhân sẽ đến khám và tư vấn tại 100 Lê Thị Riêng hoặc 471-473 Cách Mạng Tháng Tám (P13 Q10). Lasik là phương pháp dùng tia laser Excimer điều trị các tật khúc xạ (cận-loạn-viễn thị) và lăo thị. Đây là phương pháp phẫu thuật an toàn, chính xác và hiệu quả nhất được sử dụng rộng răi ở các nước tiên tiến hiện nay (thời gian điều trị 5-10 phút, phục hồi thị lực sau 2 giờ…).

+ (TTXVN 08.07) Chỉ số minh bạch về bất động sản của VN được cải thiện. Hăng dịch vụ bất động sản Jones Lang LaSalle (JLL) ngày 7/7 đă công bố chỉ số minh bạch về bất động sản, trong đó nâng mức minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam từ "không rơ ràng" lên mức "thấp".JLL chia loại các nền kinh tế được điều tra ra 5 mức: cao - rơ ràng -  bán rơ ràng - thấp - không rơ ràng. Việt Nam được xếp thứ 11 trong danh sách 28 thị trường có sự thay đổi về tính minh bạch lớn nhất trong 2 năm qua. Tuy nhiên, xét về toàn cục, Việt Nam vẫn đứng thứ 77 trong tổng số 86 nền kinh tế mà JLL điều tra.

+ (HNM 08.07) Kỳ họp tới, Quốc hội dự kiến thông qua 8 dự án luật. Ngày 7-7, Văn pḥng Quốc hội (QH) làm việc với đại diện các cơ quan tŕnh dự án luật, pháp lệnh và các đơn vị thẩm tra bàn tiến độ chuẩn bị và các biện pháp bảo đảm triển khai thực hiện tốt Chương tŕnh xây dựng luật, pháp lệnh 6 tháng cuối năm 2008... Theo Chương tŕnh xây dựng luật, pháp lệnh của QH, tại kỳ họp thứ 4 (dự kiến diễn ra trong tháng 10-2008), QH sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật quan trọng, gồm: Luật Cán bộ, công chức; Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi); Luật Thi hành án dân sự; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Công nghệ cao; Luật Đa dạng sinh học; Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Cũng tại kỳ họp này, QH sẽ cho ư kiến vào 11 dự án luật khác và xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương tŕnh xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009

+ (Website Chính Phủ 07.07) Tập trung đầu tư 4 lĩnh vực để giảm nghèo bền vững cho 60 huyện nghèo nhất. Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương tŕnh mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 -2010  đă họp chiều 7/7.Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội (LĐTBXH),  tính đến cuối năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước c̣n khoảng 18%, nhưng vẫn c̣n có 58 huyện thuộc 19 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng B́nh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum) có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đến đầu năm 2007, bổ sung thêm 2 huyện do mới chia tách, nâng tổng số lên 60 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.

+ (Bộ NN & PTNT 08.07) Báo cáo diện tích đất trồng lúa hiện có. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2006, tổng diện tích đất trồng lúa của cả nước là 4,13 triệu ha, giảm 316.000 ha so với năm 2000. Các vùng giảm mạnh là đồng bằng sông Cửu Long với 175.000 ha, Đông Nam Bộ giảm 51.000 ha, đồng bằng sông Hồng giảm 36.000 ha. Bộ Nông nghiệp tính toán, để đảm bảo lương thực cho dân số đến năm 2020 là 98,6 triệu người th́ diện tích đất trồng lúa phải giữ ổn định là 3,9 triệu ha và tổng sản lượng lúa phải đạt 39,63 triệu tấn. Dự báo, với sự được mùa của cả miền Bắc và Nam, năm nay sản lượng lúa cả nước có thể đạt trên 36 triệu tấn. Năm 2007 là 35,9 triệu tấn.

+ (HNM 09.07) Mỹ có khả năng áp dụng GSP với Việt Nam từ mùa thu. Tin từ Washington cho hay có thể vào mùa thu tới, Mỹ sẽ thông báo áp dụng hệ thống ưu đăi thuế quan phổ cập (GSP) với Việt Nam. Đây là chương tŕnh đặc biệt mà Mỹ áp dụng với những nước bạn hàng nhằm giảm mức thuế đánh trên các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ. Thông thường, tiêu chuẩn để một nước được xem xét áp dụng GSP là nước đó phải là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Mỹ áp dụng với nước đó quy chế quan hệ mậu dịch b́nh thường vĩnh viễn (PNTR).Hiện nay, hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường Mỹ phải chịu nhiều mức thuế khác nhau. Nếu được hưởng quy chế ưu đăi GSP, các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ có những mặt hàng không phải đóng thuế, và gần như tất cả những mặt hàng khác sẽ được hưởng chế độ ưu đăi thuế quan.

+ (HNM 10.07) Việt Nam sẽ đăng cai cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010. Tối 9-7, tại KS Sheraton - TP HCM, bà Julia Morley, Chủ tịch Tổ chức Hoa hậu thế giới và ông Hoàng Kiều, Tổng giám đốc Công ty Rass (Hoa Kỳ) đă thực hiện lễ kư kết ghi nhớ việc tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2010 tại Nha Trang (Khánh Ḥa), xác nhận việc Công ty Rass sẽ tạm chi khoảng 10 triệu USD để được quyền tổ chức cuộc thi này tại Việt Nam. Vietnam Airlines sẽ là hăng hàng không chính thức tham gia vận chuyển cho cuộc thi này nếu diễn ra tại Việt Nam. Dự kiến các khoản thu từ cuộc thi sẽ được Công ty Rass làm từ thiện tại nước ta.

+ (Website Chinh Phu 10.07) Gần 300 ngàn tỷ đồng phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Gần 300 ngàn tỷ đồng phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt hôm nay (9/7), theo đó, sẽ dành tối thiểu 15% tổng diện tích đất thành phố cho kết cấu hạ tầng giao thông với tổng vốn đầu tư khoảng 287.800 tỷ đồng. Hà Nội sẽ dành khoảng 117.000 tỷ đồng cho các dự án đường bộ, 138.000 tỷ đ cho đường sắt, 13.700 tỷ đ cho đường thủy, 13.800 tỷ đ cho cảng hàng không quốc tế và sân bay.Từ nay đến năm 2010, Hà Nội cần tập trung đầu tư triển khai một số dự án trọng điểm nhằm giải quyết cơ bản t́nh trạng ách tắc giao thông và tôn tạo cảnh quan đô thị để phục vụ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

+ (TTXVN 10.07) VN sản xuất que giấy xác định vi khuẩn lao trên người. Một số nhà khoa học thuộc Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đă nghiên cứu chế tạo thành công que giấy thử nghiệm có tên gọi là Niacin để xác định vi khuẩn gây bệnh lao trên người.Đây là sản phẩm đă đoạt giải nh́ của Hội thi sáng tạo kỹ thuật thành phố năm 2007.Que giấy thử nghiệm này có các thông số kỹ thuật như ngưỡng thời gian đọc kết quả 10 phút (tương đương với phương pháp kinh điển và với sản phẩm ngoại nhập); độ nhạy 100% (so với phương pháp kinh điển); độ đặc hiệu 100% (so với phương pháp kinh điển); độ bền của sản phẩm là trên một năm (hiện đang tiếp tục theo dơi độ bền sản phẩm).Đặc biệt, que giấy thử nghiệm Niacin cho kết quả dương tính màu đỏ, dễ đọc kết quả, dễ sản xuất hơn so với que giấy ngoại nhập và giá thành chỉ khoảng 6.500đồng/que.

+ (TTXVN 11.07) Chiều cao thanh niên Việt Nam tăng 4,5cm. Chiều cao trung b́nh của thanh thiếu niên và người trưởng thành đă được cải thiện rơ rệt, trong đó chiều cao trung b́nh của thanh niên từ 18-19 tuổi tăng 4,5 cm và nữ tăng 4,5 cm so với lứa tuổi này cách đây 25 năm. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc về chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2007-2008, so với các nước có cùng điều kiện kinh tế xă hội, Việt Nam đă có những tiến bộ rơ rệt, xếp thứ 105/175 nước và đạt 0,733 điểm. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4 phần ngàn năm 1989 xuống c̣n 16 phần ngàn năm 2007; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 51,5%năm 1990 xuống c̣n 21,2% năm 2007.

+ (VOV 11.07) Mất cân bằng giới tính – SOS! Kết quả điều tra mới nhất về các vấn đề nóng của dân số Việt Nam của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho thấy, năm 2007 cứ 112 bé trai ra đời mới có 100 bé gái được sinh ra, cao hơn năm 2006 và hơn mức b́nh thường (tỷ lệ 107/103). Đáng chú ư, năm 2007 có tới 35 tỉnh có tỷ lệ giới tính khi sinh là 110 bé trai/100 bé gái trở lên, trong khi đó năm 2006 có 19 tỉnh. Khi tỉ lệ giới tính trai-gái ở mức 106/100 các chuyên gia về dân số đă bắt đầu lo ngại. Tuy nhiên khi đạt đến mức 110/100, th́ thực sự trở thành điều báo động v́ những tác hại tiềm ẩn về lâu dài. Số lượng bé trai ở nhiều vùng tại Việt Nam đă vượt số lượng bé gái đến 20%. Hậu quả của việc chênh lệch giới tính trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường khác.

+ (TTXVN 12.07) Brunei nhận giấy phép đầu tư 4,3 tỷ USD vào Phú Yên. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp, có tổng vốn đầu tư hơn 4,3 tỷ USD cho Công ty TNHH New City Properties Development (Brunei).Dự án thực hiện từ nay đến năm 2017 trên diện tích 565 ha thuộc địa bàn các xă An Phú, An Chấn và Khu đô thị Nam thành phố Tuy Ḥa.Theo Sở Kế hoạch và đầu tư Phú Yên, dự án bao gồm các khu nghỉ dưỡng, khu khách sạn cao cấp, khách sạn nổi trên biển, khu thể thao, với 4.300 pḥng khách sạn 5 sao; 8.900 pḥng khách sạn 4 sao, 160 biệt thự cao cấp, 1 sân golf 36 lỗ và nhiều công tŕnh dịch vụ khác.Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án mới và 2 dự án mở rộng với tổng vốn đầu tư gần 64 triệu USD.

+ (TTXVN 12.07) Vốn đầu tư nước ngoài có thể vượt 40 tỷ USD. Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm nay có thể vượt ngưỡng 40 tỷ USD. Với dự án xây dựng khu đô thị đại học của tập đoàn Berjaya Land Bhd (Malaysia) trị giá 3,5 tỷ USD vừa được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến đầu tháng 7, lượng vốn FDI vào Việt nam đă đạt 35 tỷ USD, bằng mức dự kiến cho cả năm 2008. Tuy vậy, sự gia tăng đột biến của ḍng vốn đầu tư nước ngoài cũng đang đặt ra cho cơ quan quản lư nhiều vấn đề cần giải quyết như nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, hành lang pháp lư.

+ (VnExpress 12.07) Hệ thống xử lư tiếng Việt tự động phân loại thông tin. Nhóm kỹ sư thuộc Công ty EPI Technologies (Hà Nội) đă nghiên cứu thành công hệ thống xử lư tiếng Việt tự động phân loại thông tin theo cách của người đọc, đáp ứng nhu cầu t́m kiếm thông tin tiếng Việt mới nhất trên mạng theo từng chủ đề mà độc giả quan tâm. Hệ thống xử lư tiếng Việt tự động EPI đă được ứng dụng trên website baomoi.vn, giúp website này có khả năng tự động phân loại bài báo vào một trong số hơn 40 chuyên mục nội dung có sẵn với độ chính xác hơn 90%. Nhờ có hệ thống EPI, người đọc có thể dễ dàng t́m kiếm các bài liên quan tới một từ khóa theo chuyên mục có nội dung riêng, cũng như tạo cho ḿnh những chuyên mục theo yêu cầu riêng và chia sẻ với mọi người.

+ (SGGP 12.07) 0 giờ ngày 1-4-2009: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kư ban hành Quyết định tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 vào thời điểm 0 giờ ngày 1-4-2009. Thời gian thu thập số liệu của cuộc Tổng điều tra là 15 ngày, bắt đầu từ ngày 1-4-2009. Số liệu sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 7-2009, số liệu điều tra chọn mẫu được công bố vào quư 4-2009, số liệu điều tra toàn bộ sẽ được công bố vào quư 3-2010. Cuộc điều tra này sẽ tiến hành điều tra toàn bộ dân số cả nước ở 3 nội dung: Dân số chia theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, thành thị, nông thôn; tŕnh độ học vấn; thực trạng về nhà ở. Điều tra trên phạm vi 15% tổng số dân cả nước đối với 6 nội dung: t́nh trạng di cư; t́nh trạng khuyết tật; t́nh h́nh lao động - việc làm; t́nh trạng hôn nhân; mức độ sinh, chết và phát triển dân số- và một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của các hộ dân cư.

+ (SGGP 12.07) Lần đầu tiên, Việt Nam đăng cai tổ chức Olympic Vật lư quốc tế 2008. Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Olympic Vật lư quốc tế lần thứ 39 (IPhO 2008 - diễn ra từ 20 đến 29-7 tại Hà Nội), với sự tham gia của 85 quốc gia và vùng lănh thổ với 390 thí sinh (TS) và 279 cán bộ. Tại IPhO 2008, nước chủ nhà Việt Nam cũng đă mời GS Friedman (giải Nobel Vật lư năm 1990) tham dự với tư cách khách mời. GS Friedman sẽ tham gia giao lưu và có buổi nói chuyện về vật lư hạt nhân và vật lư vũ trụ với các TS và các nhà khoa học vật lư vào tối ngày 25-7.

+ (Thanh Nien 12.07) Website hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh:  www.congan.com.vn. Người truy cập có thể t́m hiểu được các văn bản pháp luật về quản lư nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại VN; văn bản pháp luật về XNC của công dân VN; những hướng dẫn các thủ tục và cách khai hồ sơ đề nghị cấp, đổi hộ chiếu phổ thông cho công dân VN và đổi thị thực (visa), gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài, Việt kiều; tra cứu t́nh trạng hồ sơ đề nghị cấp, đổi hộ chiếu phổ thông của công dân VN và visa tạm trú, cấp thẻ tạm trú của người nước ngoài, Việt kiều nộp tại PA18; các quy định về phí và lệ phí liên quan đến XNC; các loại biểu mẫu, tờ khai (người dân có thể tải về và điền thông tin để nộp cho PA18)... Ngoài ra, các khách sạn, cơ sở lưu trú có thể thông qua website nhập trực tuyến thông tin về người nước ngoài và Việt kiều đang tạm trú với cơ quan quản lư XNC.

 



* Hobbes (1588-1679): triết-gia người Anh.

* Hội-nghị Liên-hiệp-quốc năm 1994 ở Cairô, thủ-đô Ai-cập, bàn về dân-số và phát-triển. Nghị-hội ở Bắc-kinh; Trung-quốc, năm 1995 bàn về phụ-nữ.