Toâi tin Hoäi Thaùnh

DUY NHAÁT – THAÙNH THIEÄN

COÂNG GIAÙO – TOÂNG TRUYEÀN

BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 94 (Năm II) (TUẦN T 29.07 ĐẾN 05.08.2008)

 

Trong số nầy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG-GIÁO

 

GIỚI THIỆU

TÀI LIỆU THÂN HỌC MỤC VỤ

      HUMANAE VITAE, BỐN MƯƠI NĂM SAU (2/2)

T̀M HIỂU KINH THÁNH.

      QUYỀN BÍNH TÔNG ĐỒ VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT

                CÁC VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ ĐỘC THÂN                                                                    

ĐỌC & SUY GẪM

      MUỐI CHO ĐỜI

                                                           VẤN ĐỀ HÔM NAY

                                                                 GIÁO HỘI  & VẤN ĐỀ NGỪA TRÁNH THAI:

                                                                               LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI ĐƯỢC

                                                                                                       T̀NH TRẠNG KHÓ CHỊU NẦY?

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVII TN (Năm A)

 

  PHỤ TRANG:

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

 

VÀO NGÀY KỶ NIỆM NĂM THỨ 40, ‘HUMANAE VITAE’ BẮT ĐẦU ĐƯỢC CHÚ Ư HƠN

(CNS 20.07) Tông thư “Humanae Vitae” của Đức giáo hoàng Phaolô VI về ngừa tránh thai nhân tạo và vai tṛ truyền sinh trong hôn nhân, bước sang tuổi 40 và dường như t́m được sức sống mới trên khắp thế giới. Từ những sáng kiến kế hoạch hóa gia đ́nh tự nhiên cho tới các chương tŕnh tiết chế t́nh dục cho tuổi thanh thiếu niên, các giáo xứ và các giáo phận ngày càng chọn làm theo nhăn quan của Đức Phaolô VI v́ một thế giới được xây dựng trên sự chung thủy trong hôn nhân và t́nh yêu được vợ chồng chia sẻ với nhau, như là những đá tảng cho một thế giới ổn định. Dù tông thư dài 7.000 từ nầy hiếm khi được đề cập từ bục giảng trước đây, những người thực hành thừa tác vụ trong Giáo Hội vốn t́m cách để chặn tránh t́nh dục tuổi vị thành niên, việc sống chung, tỷ lệ ly dị cao, nay hy vọng đưa ra được một thông điệp tích cực về t́nh dục con người. Bà Janet Smith, giáo sư thần học luân lư tại Đại chủng viện Thánh Tâm, tổng giáo phận Detroit,người đă giới thiệu cuốn “Ngừa Tránh Thai,tại sao không” ở khắp Hoa Kỳ và Canada, thấy rằng dù những con số có thể không áp đảo, nhưng một con số đang tăng lên những người bắt đầu hiểu ra sự kết nối giữa tự do t́nh dục nỗi lên vào thập niên 1960 và bạo lực ngày nay, giữa việc coi phụ nữ như những đối tượng t́nh dục và tác động mạnh của ly dị.

CẢNH  BÁO VỀ CÁC TỪ NGỮ “GÂY LẦM LẪN” ĐƯỢC DÙNG KHI THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ SỰ SỐNG

(UCAN 19.07) Đức TGM Jesus Dosado giáo phận Ozamis cảnh báo trong bài giáo lư Chúa Nhật hằng tuần sắp tới : Ngôn ngữ “mơ hồ tối nghĩa” đang được dùng trong các cuộc thảo luận về sự sống và gia đ́nh. Ngài cũng kêu gọi cầu nguyện cho các nhà lập pháp đang thúc ép phê chuẩn các dự lụât về kiểm soát dân số và sức khoẻ sinh sản. Bài giáo lư tuân trước của Ngài thảo luận về khả năng từ chối không cho các nhà làm luật ủng hộ nạo phá thai được rước lễ, đă kéo theo chỉ trích từ Hạ Viện và các tổ chức hoạt động nhằm thông qua các luật về sức khoẻ sinh sản và kiểm soát dân số. Ngài cho biết có người đă gọi cho HĐGM Phi Luật Tân ở Manila phàn nàn về bài giáo lư ấy và HĐGM đă gọi cho Ngài để hỏi. Ngài nói Ngài chỉ trích dẫn Worthiness to Receive Holy Communion – General Principles (Sự xứng đáng để được rước lễ - những nguyên tắc chung), một bức thư mà ĐHY Joseph Ratzinger,nay là Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI, đă viết cho các giám mục Hoa Kỳ vào năm 2004, với tư cách là Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin. Đức TGM Dosado nói Ngài đă chọn tài liệu nầy cho ngày kỷ niệm 40 năm tông thư Hamanae Vitae.

ĐỨC THÁNH CHA TỪ CHỐI LỜI MỜI NÓI CHUYỆN TẠI NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU

(CWNews 21.07) Tờ The London Times đưa tin : Vatican đă từ chối một lời mời Đức Biển-Đức XVI nói chuyện với Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg. Theo tờ báo nầy, điều đó phản ảnh “việc Vatican báo động với những ǵ được coi như là một khuynh hướng dẫn tới chủ nghĩa thế tục đấu tranh”. Nhưng tờ Times đưa tin rằng trong một thông điệp gửi các nhà lănh đạo ở Strasbourg, Vatican chỉ nêu ra thời khoá biểu bận rộn của Đức giáo hoàng cũng như Người mong cắt bớt các chuyến du hành quốc tế do tuổi tác. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho năm nay mà thôi; có thể Người sẽ nhận lời mời vào một năm nào đó trong tương lai. Đức Biển-Đức XVI dă được mời nói chuyện tại Strsbourg hai lần: vào tháng 04.2006 và tháng 03.2007 (Đức Gioan-Phaolô nói chuyện với Nghị Viện Châu Âu vào năm 1988).

GIÁO HỘI NƯỚC ANH ĐE DOẠ LÀM TỔN HẠI CÁC MỐI LIÊN LẠC VƠI VATICAN

( Guardian 21.07) Một trong các giới chức cao nhất của Vatican, ĐHY Tarcisio Bertone, cảnh báo rằng những vấn nạn đang như dịch bệnh gây hại cho Anh giáo, đặt ra một thách thức nghiêm trọng trong tương lai cho sự hiệp nhất trọn vẹn với Roma. Ngài đưa ra những b́nh luận nầy trong một bức thư không được phổ biến gửi cho các đại biểu tham dự Hội nghị Lamberth, một hội nghị thượng đỉnh mười năm một lần của các giám mục Anh giáo toàn thế giới. Các giới chức Vatican được báo động về khuynh hướng không ngừng phát triển của Anh giáo, đặc biệt ở nước Anh, nơi tháng vừa qua đă bỏ phiếu xác nhận việc truyền chức giám mục cho nữ giới mà chỉ gặp rất ít chống đối. Quyết định nầy dẫn tới đe doạ hàng loạt bỏ sang Công gíao La Mă và nhiều giám mục  Anh giáo đă xác nhận họ sẵn sàng rời bỏ Anh giáo, đem theo với họ các cộng đ̣an của họ. Quan ngại về những rạn nứt xuất hiện trong Anh giáo, Vatican gửi một phái đoàn chưa từng có trước đây gồm các hồng y đến Canterbury để tập hợp quanh [Đức TGM, tiến sĩ]  Rowan William, do ĐHY Walter Kasper, chủ tịch hội đồng giáo hoàng về Hiệp Nhất Kitô giáo dẫn đầu và cả ĐHY Cormac Murphy O’Connor, đứng đầu Công giáo Anh.

ĐỨC HỒNG Y ROUCO LÀ GIÁM MỤC ĐẦU TIÊN ĐĂNG CAI HAI LẦN ĐẠI HỘI THẾ GIỚI GIỚI TRẺ.

CÁC GIÁM MỤC BA-TÂY MUỐN ĐĂNG CAI ĐẠI HỘI THÊ` GIỚI GIỚI TRẺ NĂM 2015

(CNA 21.07) Cùng với thông báo Madrid được chọn đăng cai tổ chức Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ 2011, ĐHY Antonio Maria Rouco giáo phận Madrid, chủ tịch HĐGM Tây Ban Nha, sẽ là người đầu tiên hai lần đăng cai tổ chức. Lần đầu tiên tổ chức ở Santiago vào năm 1989, lúc đó Ngài là TGM giáo phận Santiago de Compostela. Năm nay 71 tuổi, Ngài được Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm TGM Madrid năm 1989.

   Trong khi đó, HĐGM Toàn Quốc Ba Tây đă phát hành một tập sách nhỏ trong đó các Ngài đề nghị ĐHTGGT năm 2015 tổ chức tại quê hương các Ngài, với các thành phố có khả năng đăng cai như Belo Horizonte, Brasilia hoặc Rio de Janeiro. ĐHTGGT tổ chức ba năm một lần, lẽ ra là vào năm 2014, nhưng các giám mục xin dời sang năm 2015, v́ năm 2014 Ba Tây đăng cai Cúp Bóng Đá Thế Giới (2014 World Cup), mà nếu chọn 2013 th́ không thực tế, do các chuẩn bị cho World Cup sẽ thu hút mọi nỗ lực. Tổng thống Ba Tây  ủng hộ ư tưởng nầy.

“MẬT MĂ MICHEL ANGE” CHO LÀ CÓ THỂ KHÁM PHÁ CÁC “BÍ MẬT” CỦA VATICAN

(Zenit 21.07) Chẳng thể tránh được! Sau Dan Brown, người đă giàu sụ nhờ “bán” Chúa Giêsu, với việc thêm vào đó một chút Maria- Mađalêna và Léonard Vinci, th́ chỉ c̣n là vấn đề thời gian trước khi một tác giả khác chú ư đến Michel Ange. Nhưng khác với “Mật Mă Da Vinci”, tác phẩm mới nầy không có cả sự đứng đắn để thừa nhận đó là một cuốn tiều thuyết hư cấu. “Các Bí Mật của Suxtine : Các Thông Điệp Bị Cấm của MichelAngelo ở Trung Tâm Vatican” của giáo sĩ Do Thái Benjamin Blech và của hướng dẫn viên du lịch Roy Doliner cho là có thể khám phá làm thế nào Mihcel Ange đă có thể len vào những thông điệp được dấu kín các tư tưởng thuộc về pháp thuật Do Thái và những tâm t́nh bài giáo hoàng, đang khi vẽ Nhà nguyện Sixtine. Cuốn sách nầy là một loại “Mật Mă Michel Ange” và cũng như cuốn tiểu thuyết của Dan Brown, không cung cấp được bằng chứng ǵ có hồ sơ hoặc một nhận xét nào xác nhận các luận đề của nó.

CÂY CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG TRỔ HOA : MỘT PHÉP LẠ.

(The Earth Times 21.07) Một cây được Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II chúc lành cách nay tám năm, khi Người hành hương Thánh Địa, và đến viếng thăm vùng Bắc Israel, gần Biển Galilêa, là cây duy nhất trong mảnh đất sản xuất dầu ô-liu năm nay cho hoa trái. Yosa Karni, giới chức của Qũy Do Thái Toàn Quốc (JNF) noi :” Đây là một phép lạ”. Karni lưu ư rằng tất cả các cây trên mảnh đất ấy đều được xử lư giống như nhau, nhưng những cây không nhận được phép lành th́ năm nay không cho trái . Ông nói thêm rằng một số cây c̣n bắt đầu tàn héo nữa, điều mà ông không tài nào giải thích được. Khi được hỏi ông sẽ làm ǵ với dầu ô-liu ấy, Karni cười gượng, nói rằng Kênh Truyền H́nh 10 của Israel có thể tiếp thị “dầu thánh” của họ.

SÁCH KINH THÁNH TÂN ƯỚC XƯA NHẤT VÀO KHÔNG GIAN ĐIỀU KHIỂN HỌC

(Reuters 22.07) Hơn 1.600 năm sau khi được viết bằng tiếng Hy Lạp, một trong các bản sách Kinh Thánh xưa nhất trở thành có thể tiếp cận trực tuyến lần đầu tiên. Theo Đại Học Leipzig, một trong bốn người quản lư bản văn xưa khắp thế giới, nói : Từ ngày 23.07.2008, các tiết đoạn trong Bản Quy Chuẩn Sinai chứa đựng cuốn Tân Ước đầy đủ xưa nhất sẽ có thể t́m thấy trên Internet. Những h́nh ảnh Phúc Âm Thánh Mác-cô với độ phân giải cao, nhiều quyển Cựu Ước và ghi chép về công tŕnh nầy được thực hiện hàng thế kỷ qua sẽ xuất hiện trên www.codex-sinaiticus.net như là bước đầu tiến tới việc công bố toàn bộ bản chép tay trực tuyến vào khoảng tháng bảy năm tới, sẽ giúp cho những ai muốn nghiên cứu một công tŕnh có tầm quan trọng “nền tảng” đối với các Kitô-hữu. Sẽ có các bản dịch chọn lọc bằng tiếng Anh và tiếng Đức cho những ai không thành thạo tiếng Hy Lạp cỗ. Có niên đại từ quanh năm 350, các nhà chuyên môn tin rằng văn kiện nầy là bản văn Kinh Thánh cỗ xưa nhất, cùng với Bản Quy Chuẩn Vatican, một phiên bản Kinh Thánh cỗ xưa khác.

HỘI ĐỒNG GÍAO HOÀNG TẬP CHÚ VÊ VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG VÀ TỤC HOÁ Ở CHÂU PHI

(CNA 22.07) Các thành viên người Châu Phi thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng (HĐGH) về Văn Hoá cũng như các giám mục phụ trách chăm sóc mục vụ về các nền văn hoá, triệu tập một hội nghị ở Bagamoyo,Tanzania ngày 23 – 26 tháng bảy, nhằm thảo luận về việc rao giảng Tin Mừng và ảnh hưởng của tục hoá ở Châu Phi. Hội nghị do Đức TGM Gianfranco Ravasi, chủ tịch HĐGH về Văn Hoá triệu tập, sẽ tập chú vào chủ đề :”Viễn Cảnh Mục Vụ đối với Việc Rao Giảng Tin Mừng trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa và các Ảnh Hưởng của nó trên các Nền văn Hoá Phi Châu”.Hội nghị sẽ là một phần trong một loạt những sáng kiến được thiết kế nhằm cổ vũ “bước tiếp cận mục vụ với văn hoá trong mọi vùng miền trên thế giới”. Cuộc luận đàm sau cùng, “Giáo Hội, Gia Đ́nh của Chúa, Đáp lại Thách Thức do sự phổ biến các kiểu mẫu văn hoá của Toàn Cầu Hoá xa lạ với các nền văn hoá hâu Phi đặt ra”, được ĐHY Polycarp Pengo, một thành viên HĐGH về Văn Hoá và là chủ tịch Hội Nghị Liên Hội Đồng Giám Mục Phi Châu và Madagascar, hướng dẫn. Bagamoyo trước dây là một trong các cảng biển quan trọng của buôn bán nô lệ, được mang đến từ Trung hoặc Nam Châu Phi để bán cho các chợ nô lệ ở Zinzibar. Khi chọn chủ đề nầy, các nhà tổ chức đă không bỏ qua sự việc rằng tục hoá cũng là một h́nh thức chế độ nô lệ hiện đại, không kém phần làm phẩm giá con người bị áp bức và gây hại.

“NHỮNG THIÊN ĐÀNG Ư THỨC HỆ” LUÔN DẪN TỚI HỦY DIỆT XĂ HỘI

(CNA 22.07) ĐHY Agustin Garcia-Gasco,TGM Valencia,Tây Ban Nha, nói rằng con người bẩm sinh đă ham muốn sống trong tự do,nhưng Ngài cũng cảnh báo về các lời hứa những điều không tưởng thuộc ư thức hệ, mà kết thúc luôn là hủy diệt phẩm giá con người và xă hội. Trong thư mục vụ vừa qua về tự do và phẩm giá, Đức hồng y nhắc lại rằng Tuyên Ngôn Hoàn Vũ về Các Quyền Con Người cảnh báo rằng sự không biết hoặc coi khinh các quyền nầy “đă đưa đến những hành vi hành động man rợ xúc phạm đến lương tâm nhân loại”. Ngài chỉ rơ ra rằng mặc dù kinh nghiệm có tính tàn phá của chế độ chuyên chế, nhưng loài người vẫn luôn “bị phơi bày trước nguy cơ rời bỏ sự  khôn ngoan và ư thức đạo đức của ḿnh và bị sự hấp dẫn của một sức mạnh tập thể hứa hẹn những điều không tưởng có tính ư thức hệ lôi cuốn theo”,mà rút cuộc sẽ tiêu diệt con người. Ngài nói : ”Khi chính trị t́m cách thay thế Thiên Chúa, th́ nó dẫn đến những thực hành xă hội quái dị tàn ác hủy diệt phẩm giá con người”…Ngài khích lệ tín hữu Công giáo t́m kiếm Chúa Kitô, Đấng “giải phóng con người khỏi cuộc sống vô trật tự” vốn là nguồn sự coi khinh người lân cận “và gốc của những quan hệ biểu thị bằng sự thống trị tha nhân”.

GIÁM MỤC PHI LUẬT TÂN CHO BIẾT NHẬN LỜI ĐE DOẠ CẢI SANG ĐẠO HỒI

(CNS 22.07) Một gíam mục miền Nam Phi Luật Tân cho biết đă nhận được một lá thư đe doạ sẽ làm hại Ngài nếu Ngài không cải sang đạo Hồi hoặc nộp “các thuế Hồi giáo”. Đức Cha Martin Jumoad giáo phận Isabella cũng cho biết Ngài có những tin tức từ các tín hữu Công giáo nói rằng họ cũng nhận được những lá thư đe doạ tương tự. Đức Cha Jumoad cho biết một sinh viên trường Cao Đẳng Clart ở Isabela, thủ phủ tỉnh Basilan, nói đă đưa cho viên thư kư trường bức thư để chuyển cho Đức giám mục. Đức Cha đă gửi một bản sao vào ngày 19.07 cho Đài Tiếng Nói Veritas do Giáo Hội điều hành. Những người viết thư tự giới thiệu là “chiến binh Hồi giáo”. Chúng nói Đức Cha Jumaod phải chọn lựa hoặc cải đạo sang Hồi giáo hoặc nộp thuế Hồi giáo “jizya” cho tổ chức của chúng để đổi lấy sự bảo vệ trong những nơi của người Hồi.

ĐẠI HỘI QUỐC TẾ 40 NĂM SAU HỘI NGHỊ CHUNG MEDELLIN LẦN THỨ  HAI

(Fides 22.07) Từ ngày 03 đến 05 tháng tám tới đây sẽ diễn ra một đại hội quốc tế để kỷ niệm 40 năm Hội Nghị chung các Ṭa Giám Mục Nam Mỹ họp nhau trong thành phố Medellin,Colombia. Đây sẽ không chỉ đơn thuần là gợi lại quá khứ, nhưng là dịp để suy tư về con đường đă đi qua và về những thách đố lộ ra ở buổi đầu thế kỷ XXI. Suy tư lịch sử nầy sẽ giúp lượng giá công việc giáo hội được thực hiện từ năm 1968 đến nay. Mục tiêu chính của biến cố nầy là quy tụ trong một đại hội quốc tế các đại diện của Giáo Hội Nam Mỹ,Colombia và địa phương, để có suy tư lịch sử và mục vụ về các h́nh thức truyền giáo  mới mà thế giới đương thời đ̣i hỏi. Các đề tài hội thảo gồm:  ”Linh hứng thần học của Văn Kiện Medellin” và “Con người và Kinh Tế dưới ánh sáng Medellin và Aparecida”; “Linh hứng thần học văn kiên Aparecida”; “ Các thuật tŕnh và giai thoại về sự triển khai Hội nghị Medellin”; “Thần học hy vọng trong bối cảnh Văn kiện Medellin”;  “Phê b́nh các ư thức hệ trong các văn kiện Medellin và Aparecida”; “Một cách hiểu triết học văn kiện Medellin”; “Giáo xứ như là một cộng đồng của các cộng đồng, từ Medellin đến Aparecida”.

LÀM SAO ĐỂ GIỮ VÉ DỰ CÁC BUỔI TRIỀU YẾT VÀ CÁC THÁNH LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA Ở ROMA

(Zenit 23.07) Một trang web được đề nghị với khach àhnh hương trên toàn thế giới nhằm giúp họ giữ trước vé tham dự các buổi triều yết chung hoặc các thánh lễ do Đức giáo hoàng chủ tŕ. Một dịch vụ mới được Bộ phủ Giáo Hoàng đưa ra, mà vị tổng trưởng là Đức TGM người Mỹ James Harvey. Muốn giữ vé phải gửi một công thức đăng kư có sẵn trên trang web (www.vatican.va ), [ theo các hướng dẫn tiếp theo] điền vào và gửi qua fax theo số chỉ định ( + 39 06. 698. 85863). Vé hoàn toàn miễn phí và phải rút ở văn pḥng đặc biệt nằm gần “Cửa bằng Đồng” (hàng cột bên phải quảng trường Thánh Phêrô).

CÁC THƯỢNG PHỤ CHÍNH THỐNG HÀNG ĐẦU GẶP NHAU Ở UCRAINA

(CWNews 23.07) Hai nhà lănh đạo quyền lực nhất của thế giới Chính Thống - Thượng phụ Bartôlômêô I của Constantinople và Alexei II của Mạc-Tư-Khoa - sẽ có mặt ở Kiev để tham dự lễ mừng 1.020 năm Kitô-giáo ở đó. “Phép Rửa Rus” được Toà Thượng phụ Mạc Tư Khoa xem như sự thành lập lịch sử của Giáo Hội Chính Thống Nga. Thượng phụ Alexei sẽ chủ toạ một buổi cử hành phụng vụ ngày 28.07. Thượng phụ Bartôlômêô I, người “ thứ nhất trong những kẻ ngang hàng” được thừa nhận của các thượng phụ Chính Thống trên thế giới, cũng sẽ có mặt ở Kiev để kỷ niệm sự kiện nầy, nhưng sự hiên diện của Ngài sẽ làm nỗi bật những căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và Constantinople và bên trong cộng đồng Chính Thống ở Kiev. Giáo Hội Chính Thống ở Ucraina trên thực tế bị chia rẽ từ năm 1992, khi thượng phụ Filaret vốn từng cầm đầu Giáo Hội Chính Thống Ucarian được Nga hậu thuẫn, cắt đứt với Mạc-Tư-Khoa để thành lập một Ṭa thượng phụ Kiev độc lập. Giáo Hội Chính Thống Nga từ chối công nhận tổ chức nầy, khẳng định rằng đó là ly giáo. Thay vào đó, Mạc Tư Khoa công nhận đối thủ Giáo Hội Chính Thống Ucraina – Toà thượng phụ Mạc Tư Khoa và nhấn mạnh những gắn bó lịch sử mạnh mẽ đă nối kết Đạo Chính Thống Ucraina và Nga. Tuy nhiên Thượng phụ Bartôlômêô đă tỏ cho thấy sẵn sàng công nhận Ṭa thượng phụ Kiev. Theo thông thường, các nhà lănh đạo Chính Thống khác chấp nhận các giáo hội đựơc sự thừa nhận theo giáo luật từ Thượng Phụ Constantinople. Nhưng Gáio Hội Chính Thống Nga đă kháng cự quyết liệt sự thừa nhận của Vị Thượng Phụ Đại Kết đối với một Giáo Hội Chính Thống Estonia tự trị và chống lại một cách c̣n dữ dội hơn việc công nhận tổ chức của Thượng phụ Filaret ở Ucraina. Một phát ngôn nhân ở Toà thượng phụ Mạc Tư Khoa nói rằng Giáo Hội Chính Thống Nga hy vọng cuộc hội kiến của hai Vị Thượng phụ Bartôlômêô và Alexei có thể giải quyết những căng thẳng về Ucriana. Hăng tin Interfax cho biết : Trong khi đó tại một hội thảo chuyên đề diễn ra ở Kiev, một nhà phân tích chính trị người Nga buộc tội rằng sự chia rẽ trong cộng đồng Chính Thống Ucraina chỉ làm lợi cho Vatican

TỔ CHỨC BẢO VỆ QUYỀN THÚ VẬT PHẢN ĐỐI VỀ ÁO LÔNG THÚ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

(AFP 22.07) Một trong các nhóm hàng đầu về bảo vệ quyền thú vật ở Ư nói họ đă đưa lên mạng lời thỉnh cầu Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI thôi khoác áo lông trong các nghi lễ tôn giáo tại Vatican. Lorenzo Croce, chủ tịch Hội Bảo Vệ Thú Vật và Môi Trường (AIDA) phủ nhận đă có ư khiêu khích hoặc muốn đưa ra một tuyên bố bài tôn giáo :”Chúng tôi chỉ muốn yêu cầu Người trong một thông điệp t́nh thương và hoà b́nh ban cho một dấu hiệu mạnh mẽ hướng tới việc bảo vệ thú vật và môi trường thông qua một hy sinh cá nhân rất nhỏ song rất có ư nghĩa”. Từ khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Biển-Đức XVI thích mang một số y phục tôn giáo truyền thống, trong đó có một cái áo choàng ngắn (không tay) nhỏ bằng nhung màu đỏ có viền lông chồn trắng, mà Người mặc vào mùa đông cùng với chiếc mũ cùng màu. Croce sẽ tŕnh thư thỉnh nguyện nầy lên Đức giáo hoàng vào tháng chín.

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ TUNG RA TUẦN LỄ NHẬN THỨC KẾ HOẠCH HOÁ GIA Đ̀NH TỰ NHIÊN

(CNA 23.07) HĐGM Hoa Kỳ (USCCB) đă tung ra “Tuần Lễ Nhận Thức Kế Hoạch Hoá Gia Đ́nh Tự Nhiên” nhằm cổ vũ giáo huấn Công giáo về t́nh dục con người, t́nh yêu hôn nhân và sinh con có trách nhiệm, để kỷ niệ 40 năm tông thư Humana Vitae.TUẦN LỄ NHẬN THỨC kéo dài từ 20.07 đến 26.07, với hai ngày cuối cùng trùng với kỷ niệm 40 năm tông thư Humanae Vitae năm 1968 của Đức Thánh Cha Phaolô VI, 25 THÁNG BẢY. Một khu vực dành riêng cho Tuần Nhận Thức Kế Hoạch Hoá Gia Đ́nh Tự Nhiên được công bố trong Website của HĐGM, giới thiệu các áp-phích, bài viết,lời cầu nguyện và các cử hành phụng vụ, những câu chuyện lứa đôi và giáo huấn thích hợp của Giáo Hội. Ap-phích Tuần NTKHHGĐ năm nay mang khẩu hiệu : ” TỰ DO – TRỌN VẸN – CHUNG THỦY”. Trang điện tử viết :” Giáo Hội dạy rằng bí tích hôn phối tượng trưng cho quan hệ của Chúa Kitô và  Hội Thánh Người.. Mối quan hệ đó là ǵ nếu chẳng phải là một t́nh yêu quảng đại, tràn đầy say mê tự hiến và sinh hoa kết trái! Khi các đôi vợ chồng sống ơn gọi của họ theo giáo huấn Gaío Hội, nhất là những ǵ liên quan đến truyền sinh, th́ hưởng được nhiều lợi ích”. Trang web khẳng định các cặp hôn nhân sử dụng KHHGD9TN cho biết họ hiệp thông và hiểu biết về thân xác nhau nhiều hơn, ngày càng tôn trọng quá tặng Chúa ban về khả năng sinh sản và con cái, ngày càng thêm kiên tŕ và trưởng thành.

VỚI GIÁM MỤC [ANH GIÁO] ĐỒNG TÍNH: “HĂY XIN TỪ CHỨC!”

(Virtue online) TGM Giáo Hội Tân giáo Sudan hôm nay tuyên bố rằng Gene Robinson, vị giám mục công khai đồng tính ở New Hampshirenên xin từ chức v́ lợi ích của giáo hội”. Trong một cuộc họp báo tại Hội Nghị Lamberth mười năm một lần, Tiến sĩ Daniel Deng Bul nói việc truyền chức linh mục cho người đồng tính “không hề được t́m thấy trong Kinh Thánh” và không phải là “tiêu chí trong thế giới Anh giáo”. TGM Bul là giám mục ở Juba và đứng đầu giáo hội Sudan, đại diện cho những nhóm thiểu số Kitô-hữu chịu nhiều bách hại nhất trên thế giới, gồm 24 giáo phận. Ngài nói Ngài trông đợi không chỉ thảo luận, mà là giải pháp: “Chúng ta không được phép tháo chạy, mà phải đối diện với thực tế. Chỉ “nghe” thôi là một chiến lựơc nghèo nàn khi mà Kinh Thánh đă rơ ràng về những vấn đề t́nh dục con người… Và chẳng c̣n không gian cho đối thoại về luân lư t́nh dục bên trong Giáo hội :” Kinh Thánh không thể bị thay đổi do văn hoá. Chính văn hoá mới phải được thay đổi do Kinh Thánh….Nếu Anh giáo khẳng định việc truyến chức cho các nhà lănh đạo giáo hội đồng tính, th́ “chúng ta đang nói rằng Thiên Chúa sai lầm”.

ĐỜI SỐNG CÔNG GIÁO HAI MẶT TẤT PHẢI DẪN ĐẾN TỰ HỦY DIỆT.

(CNS 21.07) Sống một cuộc sống hai mặt như một tín hữu Công giáo đi dự lễ nhưng không làm chứng nhân cho đức tin của ḿnh một cách công khai, tât sẽ dẫn đến thất bại. Đó là lời Đức TGM Charles J. Chaput giáo phận Denver nói với hơn 1.000  thanh thiếu niên Ái Nhĩ Lan tham dự các sinh hoạt Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ Sydney 2008. Ngài nói đi dự lễ ngày Chúa Nhật, nhưng lại chẳng muốn chia sẻ đức tin ở chốn công cộng với bạn bè và gia đ́nh hoặc tha nhân, là đi ngược với cuộc sống một môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Ngài so sánh nó chẳng khác nào “sống trong một t́nh trạng thực vât”. Ngài nói với đám đông rằng “Chúa Giêsu muốn hết thảy chúng ta và không chỉ vào những ngày Chúa Nhật. Chúng ta cần nắm lấy Chúa Kitô ở lời Người. Chúng ta cần yêu Người như là cuộc đời chúng ta tuỳ thuộc vào lời đó. Ngay lúc nầy. Và không có lư do bào chữa nào hết!”. Ngài nói yêu mến và tin nơi Chúa Kitô và tin Giáo Hội của Người là sứ mệnh trong đời của mọi Kitô hữu

THẢO LUẬN VỀ CĂN NGUYÊN XUNG ĐỘT  CÁC NHÓM CHỦNG TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở Á CHÂU

(UCAN 23.07) Những người tham dự một hội thảo chuyên đề vừa qua, diễn ra ở Séoul từ 17 đến 19.07, về chủ đề Các Xung Đột và Đối Thoại: Xây Dựng Hoà B́nh trong các Vùng Bất Họa và Vai Tṛ của Những Người Có Đạo, đă nêu bật sự cần thiết phải đề cập đến chủ nghĩa độc quyền và những điều kiện xă hội kinh tế nghèo nàn nhằm giảm thiểu xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo ở Á Châu. Các đại biểu, gồm khoảng 20 nhà lănh đạo từ Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ,Indonesia, Iraq, Nhật,Pakistan,Phi Luật Tân,Hàn quốc, thảo luận về các xung đột tôn giáo ở Afghanistan Iraq và Phi Luật Tân. Ryoo Jung-gil,một quan chức Hội Hoà B́nh  ở Hàn quốc, duy tŕ quan điểm rằng mọi bất hoà đều phát sinh từ những kẻ đ̣i kẻ khác “làm những ǵ tôi nói “ hoặc “ hăy giống như tôi”. Ông nói :” Ư tưởng cho rằng tôi đúng,c̣n anh sai  và đạo của tôi là tuyệt đối,c̣n đạo của anh th́ không, là khởi điểm của bạo lực”. Ustadz Exmael Ebrahim, giám đốc điều hành Trung Tâm Phát Triển Mạng cho rằng các điều kiện xă hội chính trị nghèo nàn ở vùng nam Phi Luật Tân là lư do chính cho các xung đột giữa tín hữu Công giáo chiếm đa số và thiểu số đạo Hồi …. Đức TGM Capalla nói với UCAN ngày 18.07 rằng các đại biểu người Á Châu đến từ các tôn giáo khác nhau tham dự một cuộc đối thoại liên tôn như thế là một  “dấu hiệu tích cực”.

ĐẠI HỘI TRẺ THẾ GIỚI VỚI GIỚI TRẺ FIJI : “MỘT CƠN SÓNG THẦN ĐỨC TIN VÀ HÂN HOAN”

(Fides 24.07) Cụm từ nầy xuất hiện liên tục ở giới trẻ Fiji, ngay khi vừa trở về quê hương sau kinh nghiệm tuyệt vời Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ Sydney(ĐHTGT),một kinh nghiệm mà họ chia sẻ với Giáo Hội địa phương,nhất là với bè bạn, để nên men truyền giáo và làm chứng cho sức mạnh của Chúa Thánh Linh mà họ nhận được trong dịp ấy. 596 bạn trẻ tham dự ĐHTGGT,một con số rất lớn nếu so với quần đảo nhỏ bé ở Thái B́nh Dương nầy và được các gia đ́nh công dân Fiji nhập cư Úc đón tiếp và được hưởng “Chương Tŕnh Hỗ Trợ và Hợp Tác  Hành Hương”, đồng hành có Đức TGM Peteri Macara giáo phận Suva và Cha tổng dại diện Beni Kaloudau và 12 chủng sinh (mang Sách Phúc Âm lên bàn thờ ngày Lễ Bế Mạc với các điệu nhạc vũ và y phục truyên thống).

HƠN 6.000 THANH NIÊN MỪNG ĐHTGGT Ở MIỀN BẮC IRAQ

(CAN 24.07) Mặc dù chỉ có mười hai thanh niên Itaq có thể tham dự ĐHTGGT ở Sydney, nhưng hơn 6.000 thanh niên đă tham dự ĐHTGGT riêng của họ ở miền Bắc Iraq, với việic dự các khoá giáo lư và chia sẻ đức tin trong một bầu khí hân hoan và phấn khởi. Cùng với các bạn trẻ đến từ Li Băng, Úc,Pháp, họ mừng ĐHTGGT trong các giáo phận Amadiyah và Arbil, có rước kiệu và Thánh Lễ khai mạc vào ngày 18.07. Sau cuộc rước kiệu, giới trẻ bày tỏ hy vọng “lần ĐHTGGT” tới đây sẽ được cử hành “trên toàn đất nước Iraq”,chứ không chỉ có ở Miền Bắc như lần nầy, “mà chẳng chút lo sợ bạo lực”. Đức TGM Louis Sako giáo phận Kirkuk nói : ”Chúng tôi theo cùng thời khoá biểu với Sydney,nhưng chuyển sang tiếng Ả Rập. Đây là một sự kiện lịch sử với chúng tôi, có lẽ c̣n ư nghĩa hơn là ĐHTGGT ở Sydney nữa, ví ở đây chúng tôi nh́n thấy quyết tâm của giới trẻ làm chứng cho đức tin của họ giữa muôn vàn khó khăn và đau khổ”. Ngài  hé cho biết Ngài hạnh phúc v́ sự kiện nầy, đến nỗi Ngài hy vọng sẽ tổ chức đươc “một cuộc hội ngộ giữa các Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo vào khởi đầu tháng Ramadan tháng chín, để cùng cầu nguyện cho Hoà B́nh và Hoà Giải”.

THƯ KƯ HĐGM NICARAGUA PHÊ B̀NH GAY GẮT LỜI TT. CHAVEZ TÁN DƯƠNG CASTRO

(CAN 24.07) ĐGM Rene Sandigo,thư kư HĐGM Nicaragua đă cùng các nhà lănh đạo Công giáo khác chỉ trích tổng thống Venezuela Hugo Chavez v́ đă so sánh Fidel Castro với Chúa Giêsu trong ngày mit-tinh 19.07 ở Managua, thủ đô Nicaragua, nhằm kỷ niệm Cách Mạng Sandinô. Ông Chavez dă nói :” Hỡi Fidel, cha chúng tôi ở dưới đất,trong nước và trên không trung”. ĐGM Sandigo nói :”Tôi nghĩ những thứ từ ngữ nầy có tính lăng mạ và bất kính đối với đức tin người Nicaragua, sự bác bỏ những nhận xét của TT Venezuela do các giáo sĩ là đồng nhất …Tôi bảo đảm rằng cả nước Nicaragua khó chịu với loại thao túng các khái niệm đạo đức nầy”. Vị giám mục gay gắt :” Vẫn chưa đủ để Chavez tranh thủ làm những tṛ phô diễn của ông ta trong đất nước của  ḿnh. Ông c̣n muốn mang chúng đến đây. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đa số dân chúng bác bỏ chúng”. Ngài vạch mặt việc Chavez mưu toan “tái tung ra thần học giải phóng, đă bị loại bỏ trong quá khứ và sẽ bị loại bỏ trong tương lai”: “Nicaragua chắc chắn chưa khi nào chấp nhân thần học giải phóng. Thần học đích thực là thần học trong đó Thiên Chúa là Đấng Giải Phóng hoàn toàn khỏi sự dữ”.

GIÁO XỨ VIỆT NAM DỰNG TƯỢNG  THÁNH TỬ V̀ ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG

(UCAN 25.07) 400 giáo dân và 50 lương dân hàng xóm tham dự nghi thức làm phép tượng Thánh GIUSE ĐẶNG Đ̀NH VIÊN ngày 12.07 tại Thánh đường Tiên Chu,tỉnh Hưng Yên (cách Hà Nội 50 cây số về hướng Nam) do Cha Phêrô Nguyễn-Thái-Văn cùng hai linh mục khác đồng tế :”Chúng ta đă nhận gia sản đức tin từ tổ tiên chúng ta, những vị đă anh dũng hy sinh cuộc sống v́ đức tin Công giáo. Tôi tin chắc rằng tổ tiên chúng ta cũng muốn chúng ta noi gương các Ngài và làm chứng đức tin trong cuộc sống thường nhật của chúng ta”. Thánh VIÊN sinh ở giáo xứ nầy năm 1784, thụ phong linh mục năm 1821 và bị xử trảm ngày 21.08.1838 ở Nam Định. Bức tượng cao 1,8 m, do ông Giuse Đặng Vân Tôn,82 tuổi,một người Công giáo ở Sàig̣n, dâng cúng chi phí dựng tượng 70 triệu đồng.

PHẠM THÁNH : GIÁO SƯ MYERS XÚC PHẠM THÁNH THỂ

(Catholic League 25.07) Theo lời tuyên bố của ông,”tôi đă đâm thủng [Bánh Thánh] với một cái đinh rỉ sét.[Tôi hy vọng những liều uốn ván nầy cho Chúa Giêsu đang xảy ra. Và rồi đơn giản tôi đă ném nó vào trong đám rác rến”. Giáo sư Paul Z. Myers, Đại học Minnoseta, xác nhận về lời cam kết của ông là sẽ báng bổ Thánh Thể hôm nay. Cho rằng ông không chỉ muốn “làm điều ấy với miếng bánh ḍn”,Myers cũng đă xé những trang sách từ cuốn Coran cùng với một ít trang trong cuốn sách “Sự lừa bịp của Thiên Chúa”(The God Delusion) và ghim chúng vào với Bánh Thánh. Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Bill Donohue đáp lại: “Một khiếu nại chính thức chống lại Myers đă được soạn ra. Những ǵ ông ta đă làm - lời nói cũng như hành động - tạo thành một vụ việc có ảnh hưởng xấu, như định nghĩa của đại học Minnesota:“Những từ ngữ có ảnh hưởng bất kính,căm thù, quấy rối và có thái độ thù nghịch chống lại một cá nhân,một tổ chức hoặc vật sở hữu của họ v́ lư do chủng tộc,màu da,tín ngưỡng,tôn giáo thực tế hoặc nghe biết của cá nhân hoặc tổ chức ấy…có thể là những h́nh thức phân biệt đối xử. Các cách diễn đạt thay đổi và có thể ở dưới h́nh thức ngôn ngữ,từ ngữ, dấu hiệu,vật tượng trưng, đe doạ và hành động có tiềm năng gây ra hoảng sợ, tức giận, sợ hăi hoặc phẫn uất nơi những người khác…cho dù chỉ được đem ra như là một tṛ cười”. “Viện đại học phải có hành động và áp dụng h́nh phạt thích đáng. Chúng tôi đang tiếp xúc với chủ tịch,hội đồng quản trị và các ban nghành trong Trường, cũng như ngài thống đốc bang Minnesota và cả hai viện quốc hội bang, và cả Cộng đồng Công giáo Minnesota. Ngoài ra chúng tôi cũng đang tiếp xúc với các tổ chức Hồi giáo toàn quốc. Người Công giáo cần được biết rơ rằng Đại học Minnesota sẽ không dung tha cho sự chủ tâm phá hoại Thánh Thể do một trong các cán bộ giảng dạy của nó…”.

BỔ NHIỆM VÀO ỦY BAN GIÁO HOÀNG ĐẶC TRÁCH NAM MỸ

(CAN 25.07) Hôm nay Đức Thánh Cha Biển-Đức bổ nhiệm hai ủy viên vào Ủy Ban  Giáo Hoàng đặc trách Nam Mỹ : Đức TGM giáo phận San Antonio,Jose Horacio Gomez (56 tuổi, sinh ở Mexico, một trong các giám mục cao cấp nhất người gốc Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ, ủy viên Uỷ Ban HĐGM Hoa Kỳ về các vấn đề Nam Mỹ, được tạp chí Times bầu chọn là một trong 25 người Mễ Tây Cơ ảnh hưởng nhất ở Châu Mỹ năm 2005) và Đức hồng y người Á-Căn-Đ́nh Leonardo Sandri (64 tuổi, hiện đang là Tổng trưởng Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương, thụ phong Linh mục năm 1967,tiến sĩ Giáo Luật)

NGÀY MỤC VỤ Y TẾ TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT Ở CHÍ-LỢI

(Fides 25.97) Diễn ra từ 06 đến 08.08 tại La Florida,Chí-Lợi, do Uỷ Ban Quốc Gia về Mục Vụ Y Tế thuộc HĐGM Chí-lợi tổ chức. Mục tiêu chung của đại hội là “ biết được những kinh nghiệm giáo phận về Mục Vụ Y Tế và điều phối công việc giáo phận theo Những Định Hướng Mục Vụ Mới 2008 – 2012, nhằm cải thiện và củng cố công tác Mục Vụ nầy; để làm cho t́nh yêu Chúa Giêsu nên hữu h́nh. Các giám đốc,cố vấn, điều phối viên Mục Vụ Xă Hội và Mục Vụ Y Tế của các giáo phận trong nước đều được mời đến hội nghị.

 

HUMANAE VITAE

TÔNG THƯ ĐĂ GÂY RA MỘT VỤ NỖ BẤT ĐỒNG TRONG GIÁO HỘI.

 

[….] Chủ yếu v́ tông thư cấm mọi h́nh thức ngừa tránh thai nhân tạo, cho nên tông thư đă là đề tài tranh căi. Văn kiện nầy thỉnh thoảng được mô tả như là có tính chất tiên tri bởi những người tin rằng những tiên báo của nó về các hậu qủa của ngừa tránh thai với xă hội là chính xác.

Đức Phaolô VI buồn bă v́ nhữn phản ứng đối với tông thư Huamanae Vitae, đă không ban thêm một tông thư nào nữa trong mười năm c̣n lại triều đại giáo hoàng của Người.

 

BỐN MƯƠI NĂM SAU (tiếp theo)

Janet Smith

 

Nếu bạn chưa sẵn sàng đón các cháu bé, bạn chưa sẵn sàng để giao hợp.

Khi chúng ta xem xét các lư do v́ sao ngừa tránh thai lại xấu xa, chúng ta hăy tham khảo một ít văn kiện Giáo Hội gợi ư sức mạnh giáo huấn kiên định của Giáo Hội chống lại ngừa tránh thai. Tông thư  Hôn nhân khiết tịnh” (Casti Connubii)hay c̣n gọi là “Về Hôn Nhân Kitô giáo” nhận định :

“Không có lư lẽ nào , dù nghiêm chỉnh, có thể được nêu ra để qua đó bất cứ sự ǵ tự bản chất ngựơc với tự nhiên lại có thể trở thành thích hợp với thiên nhiên và tốt lành về mặt luân lư đạo đức. Do đó v́ hành vi vợ chồng tự bản chất được chủ yếu dành riêng cho việc sinh ra con cái, cho nên những kẻ nào bằng việc thực hành điều đó một cách có chủ tâm chống lại sức mạnh và mục đích tự nhiên của nó, th́ phạm tội chống lại tự nhiên và phạm vào một hành vi đáng xấu hổ và đồi bại tự bản chất”.

Tông thư tiếp tục:

“Bất kỳ việc sử dụng hôn nhân thế nào, được thực hiện trong một cách mà hành vi nầy bị cố t́nh làm cho thất bại trong khả năng tự nhiên phát sinh sự sống của nó, là một sự xúc pham đến luật lệ của Chúa và luật tự nhiên và những ai vui thích như thế, sẽ bị quy là phạm một tội trọng”.

Tông thư Humanae Vitae diễn đạt điều đó theo cách nầy:

“ Nhưng Giáo Hội, người giải thích luật tự nhiên qua giáo lư bất biến của ḿnh, nhắc nhở những người nam nữ rằng các giáo huấn nầy dựa trên luật tự nhiên phải được tuân theo, và dạy rằng mỗi một và mọi hành vi vợ chồng cần phải tuân theo việc sinh ra sự sống con người”.

Xa hơn nữa,Tông thư nhận định :

“ Giáo Lư mà Huấn Quyền Giáo Hội thường giải thích là như sau : Có một liên kết không thể phá đổ đựơc giữa ư nghĩa hợp nhất nên một và ư nghĩa sinh sản của hành vi vợ chồng và cả hai vốn gắn liền với hành vi vợ chồng. Sự kết nối nầy do Thiên Chúa thiết lập và không thể bị con người tự ḿnh muốn mà phá đổ được”.

 Giáo Hội lên án ngừa tránh thai v́ nó vi phạm cả ư nghĩa truyền sinh và hợp nhất nên một của hành vi t́nh dục con người. Nó làm suy giảm một hành vi mà ngay bản tính nó đầy ư nghĩa quan trọng, ư nghĩa chỉ duy hành vi t́nh dục mới có được. Thực hiện một hành vi giao hợp đă bị ngừa tránh thai tức là làm một hành vi có tiềm năng tạo thành một sự sống mới và một hành vi có tiềm năng tạo thành những ràng buộc cảm xúc mạnh mẽ giữa nam và nữ, song đồng thời lại cắt ngang các tiềm năng ấy. T́nh dục là để có con và ràng huộc. Nếu người ta không sẵn sàng để có con hoặc ràng buộc,th́ cũng không nên thực hiện những hành vi giao hợp.

Thời đại chúng ta mau chóng bày tỏ sự đánh giá cao ư nghĩa kết hợp nên một của hành vi t́nh dục, nhưng lại ít hiểu biết về  ư nghĩa truyền sinh tinh túy của hành vi t́nh dục. Thời buổi hiện đại nầy có khuynh hướng coi con cái như những gánh nặng chứ không phải là những quà tặng. Nó có khuynh huớng xử trí khả năng sinh con như một điều kiện đáng sợ nào đó mà chúng ta cần phải dè chừng. Chúng ta thường nói “sợ có thai” - một câu nói hết sức kỳ lạ. Nói sợ nghèo đói, sợ tàn sát nguyên tử họăc độc tài th́ c̣n hiểu được, nhưng tại sao lại sợ có thai?

Chúng ta nói về “những vụ mang thai ngẫu nhiên” như thể việc có thai giống như là bị một chiếc xe húc phải - một tai nạn khủng khiếp nào xảy đến với chúng ta vậy! Nhưng sự thật là nếu việc có thai là kết quả của một hành vi giao hợp, điều đó có nghĩa là một cái ǵ đó như ư một hành vi giao hợp, chứ không phải là không theo ư muốn.

Trong xă hội chúng ta, chúng ta đă đánh mất cái nh́n về sự thật căn bản rằng nếu bạn không sẵn sàng để có con, th́ bạn cũng đừng sẵn sàng để giao hợp. Chúng ta đă đánh mất cái nh́n về sự kiện là giao hợp, làm t́nh và làm ra con được liên kết chặt chẽ . Trong thời đại chúng ta, các quan hệ t́nh dục được xử lư một cách rất t́nh cờ cẩu thả, chẳng mấy cam kết gắn bó khi giao hợp với người khác. Con cái bị coi như là một sự xâm phạm không được hoan nghênh trong hành vi t́nh dục. Giáo Hội chống lại thái độ nầy và nhấn mạnh rằng giao hợp và có con liên kết mật thiết với nhau; rằng giao hợp bao hàm một cam kết to lớn, rằng con cái là một phần vốn thuộc về cam kết ấy và rằng cả cam kết lẫn con cái là những món quà tuyệt vời.

KHẢ  NĂNG SINH SẢN LÀ MỘT ĐIỀU TỐT LÀNH VĨ ĐẠI

Thật là hay khi ghi nhớ rằng khả năng sinh nở là một điều thiện hảo vĩ đại: sinh đẻ là một trạng thái sức khoẻ đối với một người trưởng thành.  Chính những người trong chúng ta không có khả năng sinh để mới cần được giúp đỡ và t́m cách điều trị chứng vô sinh. Những phụ nữ ngày nay dùng một “viên tránh thai” để ngăn cản khả năng sinh sản của họ, như thể khả năng sinh đẻ là một thứ bệnh tật chống lại cái chúng ta cần một phương thuốc điều trị vậy. Ngừa tránh thai coi thân thể phụ nữ như thể là có cái ǵ đó không ổn.  Việc sử dụng ngừa tránh thai gợi lên rằng Thiên Chúa đă phạm một sai lầm trong cách mà Người làm nên thân thể nầy và rằng chúng ta phải sửa chữa lỗi lầm ấy. Trong một thời đại mà chúng ta đă trở thành rất cảnh giác với những tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường, th́ sẽ mỉa mai khi chúng ta lại muốn nhồi nhét những thứ gây ô nhiễm vào trong cơ thể của chúng ta.

Những nguy cơ về sức khoẻ do ngừa tránh thai đối vơi nữ giới là đáng kể - hăy cứ nh́n những trang in ngoài bao b́ th́ rơ ngay. Ṿng xoắn (IUD = intra uterine device) hiện ra bị đánh bật thị trường do các nhà bào chế bị kiện tụng rất nhiều. Tại sao phụ nữ lại đưa lưng ra chịu những nguy cơ như thế khi mà các phương pháp tự nhiên của kế hoạch hoá gia đ́nh vừa an toàn lại vừa có hiệu quả?

Chúng ta đừng quên nêu lên rằng nhiều h́nh thức ngừa tránh thai là những thuốc phá thai. Chúng hoạt động bằng cách tạo nên một tác dụng nạo phá thai ngay khi mới dùng. Thay v́ ngăn chặn sự rụng trứng, chúng hoạt động để ngăn ngừa trứng đă thụ tinh, sinh linh nhỏ bé mới, không để cho bám chặt vào vách tử cung.

Ṿng xoắn hoạt động trong kiểu cách nầy như đa số các h́nh thức viên tránh thai khác và thuốc cấy tránh thai Norplant. V́ vậy nbhững ai chống lại nạo phá thai và những ai quan tâm đến việc bảo vệ hạnh phúc nữ giới, chắc chắn sẽ không muốn sử dụng các h́nh thức ngừa tránh thai nầy.

Những h́nh thức khác có những hạn chế về mặt thẩm mỹ hoặc không đáng tin cậy lắm. Nhưng làm t́nh phải là một hành vi khẳng định tuyệt vời nhất, một lời nói ”có” mạnh mẽ với người kia, một cách thế để truyền đạt cho người kia biết rằng anh ta hay cô ta tuyệt diệu và chấp nhận hoàn toàn. Điều đó được truyền đạt bằng việc trao ban chính ḿnh như một món quà trọn vẹn cho người kia. Người t́nh sử dụng ngừa tránh thai nói tôi muốn trao hiến ḿnh cho em (anh), nhưng không phải trong phạm vi chia sẻ khả năng có con của tôi với em (anh); tôi muốn anh nhưng không muốn tinh trùng (hoặc trứng) của anh (em).

Hăy nghĩ về những từ ngữ nói về ngừa tránh thai. Ngừa tránh thai có nghĩa là “chống lại sự khởi đầu” - ở đây là chống lại sự khởi đầu của một sự sống mới. V́ thế một cặp vợ chồng sử dụng ngừa tránh thai đang tham dự vào một hành vi được chỉ định dẫn đến một sự sống mới và họ đang hành động chống lại sự sống mới ấy. Hoặc họ đặt vào chỗ những phương pháp ngăn cản - để “bảo vệ” – như thể họ đang gây chiến,chứ không phải là làm t́nh. Hoặc họ dùng một thứ thuốc diệt tinh trùng. Đây là một hành vi yêu đương ư?

Nhưng chúng ta quên rằng có thể sinh ra một con người mới, là một điều kỳ diệu biết dường nào. Thiên Chúa chọn sinh ra con người bằng t́nh yêu của các vợ chồng. Toàn thể thế giới đă được tạo dựng cho chúng ta và cho những ai giống như chúng ta. Thiên Chúa ao ước chia sẻ công tŕnh tạo dựng của Người với những sinh linh mới và đem vào thế giới những con người mới qua t́nh yêu mà  những người nam và những người nữ trao nhau.

Thiên Chúa tạo dựng thế giới như một hành vi t́nh yêu, và việc sinh ra sự sống con người mới, một cách hết sức thích đáng, là sản phẩm của một loại hành vi yêu đương khác. Khi một người nam và một ngừơi nữ có chung nhau một đứa con, đó là một hành vi làm thay đổi vũ trụ : một cái ǵ đó h́nh thành sẽ không khi nào chết nữa; mỗi người đều là bất tử và được tiền định cho sự sống bất diệt. Và bất cứ khi nào một sự sống con người mới sinh ra, th́ Thiên Chúa thực hiện một hành vi tạo dựng mới một cách trọn vẹn, bởi v́ chỉ duy nhất Thiên Chúa mới có thể tạo dựng một linh hồn bất tử.

- Trong giao hợp, các vợ chồng cung cấp cho Thiên Chúa một cơ hội để thực hiện àhnh vi tạo dựng của  Người. Như gịng chữ đầu tiên tông thư Humanae Vitae nhận định, Thiên Chúa ban sứ mệnh truyền sự sống con người cho các vợ chồng. Ngừa tránh thai nói không với Thiên Chúa. Nó nói những ai sử dụng ngừa tránh thai muốn có khoái lạc xác thịt t́nh dục, nhưng lại không muốn để Thiên Chúa thực hiện hành vi tạo dựng của Người.

- Nhưng ngừa tránh thai sai lầm không chỉ v́ nó vi phạm ư nghĩa sinh sản của hành vi t́nh dục, mà c̣n v́ nó vi phạm ư nghĩa kết hợp nên một của hành vi t́nh dục. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đă mạnh mẽ hơn cả trong việc giải thích làm sao các cặp hôn nhân không đạt được kết hợp vợ chồng đích thực trong giao hợp,khi họ sử dụng ngừa tranh thai. Người giải thích rằng hành vi t́nh dục có nghĩa là một hành vi trao hiến trọn vẹn và rằng với việc ngăn cản khả năng sinh sản của họ cho nhau, họ không trao hiến cho nhau trọn vẹn.

Người triển khai một ḍng lư luận đáng quan tâm khi nói về “ngôn ngữ thân xác”. Người khẳng định các hành động về  thân xác có ư nghĩa không thua ǵ những lời nói và rằng trừ phi chúng ta  định dùng những ư nghĩa ấy với các hành động của chúng ta, th́ chúng ta không nên thực hiện các hành động ấy hơn là chúng ta phải nói những lời chúng ta không muốn nói. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều đang nói dối. Sự kết hợp t́nh dục có một ư nghĩa rất quen thuộc, đó là “tôi thấy em (anh) hấp dẫn”; “tôi quan tâm đến em (anh)”; “tôi sẽ làm cho em(anh) được hạnh phúc”;”tôi ước mong gắn bó sâu xa với em (anh)”. Một số người khi giao hợp chỉ muốn đơn thuần sử dụng người khác cho khoái lạc của riêng ḿnh. Họ ăn nằm với thân xác của họ trong cùng cách thức mà một ai đó nói “tôi yêu em (anh)” với một người khác đơn giản chỉ v́ muốn có được sự chiếu cố ưng thuận của cô ta hoặc của anh ta.

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bênh vực giáo huấn Giáo Hội chống lại kiểm soát sinh đẻ nhân tạo và nói sự khôn ngoan của Gáio Hội đă trở nên sáng tỏ hơn trong ánh sáng các phát minh khoa học mới và các khuynh hướng xă hội mới .Người nói rằng tông thư Humanae Vitae là một “động thái dũng cảm”. Người thừa nhận rằng những lời dạy của tông thư đă gây ra tranh căi và khó khăn cho các tín hữu Công giáo, nhưng trong một thời đại mà sinh hoạt t́nh dục có thể trở nên như một liều ma túy, th́ người ta cần phải được nhắc nhở rằng t́nh yêu trong hôn nhân phải luôn bao gồm toàn thể con người và phải được mở ra cho sự sống mới.

Rất dễ với chúng ta khi muốn quan hệ t́nh dục với nhiều người;nhưng nói chung chúng ta chỉ muốn có con với một người mà thôi. Một người nói một điều ǵ đó hoàn toàn khác biệt khi nói “tôi chỉ muốn có khoái lạc t́nh dục với em (anh)” và khi nói “tôi muốn trở thành một ông bố (bà mẹ) với em (anh)”.

Trên thực tế, một trong những cách thế chắc chắn nhất để phân biệt sự hấp dẫn t́nh dục đơn thuần với t́nh yêu, đó là suy nghĩa xem tất cả những ǵ bạn muốn ở người khác là khoái lạc t́nh dục hoặc là bạn thực sự muốn có con với anh ta hoặc cô ta.

Nói chung chúng ta thật sự yêu người mà chúng ta muốn có những đứa con với họ. Chúng ta thật t́nh muốn gắn bó hoàn toàn cuộc đời chúng ta với họ. Chúng ta muốn nên một với họ trong cách thế mà việc có con làm cho chúng ta nên một với người kia – toàn vẹn cuộc sống của chúng ta bện chặt vào cuộc sống của họ. Chúng ta mua tả lót với họ, tổ chức những bửa tiệc sinh nhật và trả tiền học cũng như lập kế hoạch cưới xin. Một hành vi giao hợp không bị ngừa tránh thai lập lại lần nữa những ǵ chúng ta đă thề nguyền khi chịu bí tích hôn phối “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, cho đến khi cái chết chia cách chúng ta”. Có con với một người khác là chia sẻ một nỗ lực trọn đời với ngừơi đó.

Một hành vi tinh dục được mở ra cho khả năng sinh sản, tượng trưng một cách lư tưởng cho loại kết hợp mà hai vợ chồng cam kết với nhau. Những phương tiện ngừa tránh thai, do vậy, truyền đi thông điệp rằng khi ao ước giao hợp, không hề ước ao gắn bó lâu dài với người kia. Khả năng một gắn bó lâu dài đă bị chủ tâm lấy đi khỏi chính hành vi được chỉ định để diễn tả tốt nhất sự ước ao thực hiện một quan hệ như vậy. Nó biến hành vi tinh dục thành chỉ c̣n là một lời nói dối.

Ngừa tránh thai, v́ vậy,là một sự xúc phạm đối với thân thể của chính ḿnh,chống lại Thiên Chúa và chống lại mối quan hệ với người phối ngẫu của ḿnh.

 

Giáo Hội muốn cho các cặp vợ chồng được hạnh phúc.

Giáo Hội lên án ngừa tránh thai không phải v́ Giao Hội muốn chối bỏ khoái lạc t́nh dục của các cặp vợ chồng, nhưng là v́ muốn giúp họ t́m thấy được hạnh phúc trong hôn nhân và giúp cho họ có những mái ấm gia đ́nh hạnh phúc, mà nếu không có những sự nầy, th́ cá nhân chúng ta cũng như xă hội sẽ bị lâm nguy. Đoạn 18 tông thư Humanae Vitae nhận định : Không ngạc nhiên ǵ khi Giáo Hội thấy ḿnh là một dấu chỉ mâu thuẫn – như chính Chúa Kitô, Đấng lập nên Giáo Hội. Nhưng  đó không phải là lư do để Giáo Hội bỏ rơi trách nhiệm đă được ủy thác cho ḿnh, là rao giảng luật luân lư một cách kiên quyết và khiêm nhường, cả luật tự nhiên lẫn luật của Phúc Âm.

V́ Giáo Hội không làm ra một luật nào trong các luật nầy, cho nên Giáo Hội không thể thay đổi chúng. Giáo Hội chỉ có thể làm người canh giữ và giải thích các luật nầy, v́ vậy mà không bao giờ Giáo Hội có quyền tuyên bố có thể được cho phép xét về mặt luân lư đạo đức những ǵ không thật sự là như thế (được phép), bởi v́ những ǵ trái đạo đức th́ tự bởi bản chất của nó luôn chống lại điều thiện thật sự của Con Người.

Bằng việc ǵn giữ toàn thể luật luân lư hôn nhân, Giáo Hội biết ḿnh đang ủng hộ sự lớn lên của một nền văn minh đích thực giữa con người.Với việc dạy rằng ngừa tránh thai tự nó là trái đạo đức luân lư, Giáo Hội không phải đang áp đặt một luật lệ có tính răn đe và h́nh phạt cho tín hữu Công giáo. Giáo Hội chỉ đang giảng dạy những ǵ mà thiên nhiên và Phúc Âm rao giảng.

 

 

JANET SMITH là giáo sư Thần Học Luân Lư và giữ ghế giáo sư Đạo Đức Học Sự Sống tại Đại chủng viện Thánh tâm ở Detroit. Bà đă viết về các Giáo huấn Giáo Hội về luân lư, nhất là về sự dữ của ngừa tránh thai và nạo phá thai. Bài viết nầy được lấy từ bài của Bà :”Humanae Vitae: Một Thế Hệ Sau”.

BTGH chuyển ngữ

 

 

T̀M HIỂU KINH THÁNH . T̀M HIỂU KINH THÁNH .T̀M HIỂU KINH THÁNH

 

ĐỀ TÀI  71

 

QUYỀN BÍNH TÔNG ĐỒ VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT

CÁC VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ ĐỘC THÂN

 

 

Trong chương 7 thư thứ I gửi giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô trả lời cho các câu hỏi liên quan tới cuộc sống hôn nhân và độc thân. Phaolô đă dùng nhiều lược đồ khác nhau để giải đáp các nghi vấn của tín hữu. Trước hết là trả lời theo các giả thiết khác nhau cho cùng một vấn đề, như trường hợp chỉ có vợ hay chồng theo Kitô giáo và người bạn trăm năm muốn hay không muốn sống với tín hữu (cc. 12-16), hoặc trường hợp người đă đính hôn quyết định lập gia đ́nh với vị hôn thê hay ở vậy (cc.36-38) và trường hợp tái gía hay không tái giá khi chồng chết (cc.39-40). Thứ hai là đưa ra giải pháp theo nguyên tắc, cộng thêm một đề nghị có tính cách giả thiết với mục đích chỉ cho tín hữu một kiểu hành xử khác dựa theo các điều kiện sống cụ thể của họ. Chẳng hạn trường hợp các người độc thân và qủa phụ ở vậy th́ tốt, nhưng nếu không tiết dục được th́ cứ lập gia đ́nh (cc. 8-9), hay đă kết hôn th́ không được bỏ nhau, nếu sống ly thân thi phải ở vậy hay t́m cách mà làm ḥa với nhau (cc. 10-11), hoặc sống độc thân th́ tốt, nhưng nếu đă kết hôn thi đừng ly dị, nếu chưa kết hôn th́ đừng lo kiếm vợ. Nhưng nếu cưới vợ lấy chồng th́ cũng chẳng có tội ǵ, chỉ tự chuốc lấy gian truân mà thôi (cc. 26-28). Các câu từ 1-7 cũng theo cùng một lược đồ, nhưng thêm kiểu nói: ”Phải, như thế là tốt (hay là tốt hơn)... , nhưng nếu... ”; ”Tốt hơn là nam giới đừng động tới phụ nữ, nhưng để tránh các tội dâm dục th́ người nam hăy lấy vợ người nữ hăy lấy chồng” (cc.1-2); ”Tôi muốn rằng tất cả mọi người đều như tôi, nhưng mỗi người đều được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng: người cách này người cách khác” (c.7).

 

Xét trên b́nh diện h́nh thức cũng nên ghi nhận sự kiện thánh Phaolô luôn xác định quyền bính giải quyết vấn đề. Chẳng hạn trong câu 6 thánh nhân nói ngài đang cho phép (katá syggnômên) chứ không ra lệnh (kat'epitagên) cho tín hữu. Chỉ trừ khi nói tới tính cách bất khả phân ly của hôn nhân Phaolô mới nói ngài ra lệnh cho họ (paraggéllô). Nhưng thánh nhân xác định ngay rằng đó là lệnh truyền của Chúa, chứ không phải của ngài (c.10). Trong câu 12 khi đề cập tới các cặp vợ chồng khác đạo, Phaolô nói rằng ”Chính tôi nói thế, chứ không phải Chúa nói. Quyền lănh đạo cộng đoàn cũng được thánh nhân nhắc tới trong câu 17 khi đề cập tới t́nh trạng sống của mỗi tín hữu khi được Chúa kêu mời theo Ngài: ”Đó là điều tôi truyền dậy (diatássomai) trong mọi giáo đoàn”. Liên quan tới các trinh nữ và lư tưởng sống độc thân Phaolo nói ngài không nhận được giáo huấn nào của Chúa (epitagê) để truyền dậy lại cho họ, nhưng ngài chỉ đưa ra một ư kiến riêng (gnômê). Tuy nhiên đây không phải chỉ là một ư kiến thuần túy riêng tư, v́ Thiên Chúa đă khiến cho thánh nhân trở thành người đáng tin cậy (c.25). Cũng thế, ư kiến liên quan tới cuộc sống của các phụ nữ góa bụa là ư kiến của một người được Chúa Thánh Thần chấp nhận (c. 40).

 

Kết luận, trừ một trường hợp duy nhất liên quan tới lệnh truyền của Chúa Kitô, các giải pháp đưa ra đều dựa trên lời của thánh Phaolô. Ngay cả khi đó chỉ là ư kiến riêng của thánh nhân, nó luôn luôn có uy tín, bởi v́ ư kiến đó đến từ một người được Chúa Kitô giao phó cho nhiệm vụ giảng dậy tín hữu (v. 25), được Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn (v. 40) và là người có trách nhiệm đối với các giáo đoàn khác nhau (v. 17). Có thể nói rằng trong chương 7 thánh Phaolô phát biểu với quyền bính tông đồ. Khi nhắc tới sự kiện Chúa Kitô xót thương kêu gọi ngài và sự kiện Chúa Thánh Thần trao ban đặc sủng cho ngài Phaolo muốn tránh tŕnh bầy quyền b́nh tông đồ của ḿnh dưới kía cạnh pháp lư và luật lệ.

 

Chúng ta cũng có thể nhận ra tính chất quy tắc của các giải pháp thánh Phaolô đề ra cho các vấn nạn của tín hữu Côrintô trong các thể sai khiến lập đi lập lại nhiều lần trong chương 7. Nhưng cũng phải ghi nhận rằng thánh nhân đưa ra các lư chứng vững vàng và mở ra các viễn tượng thần học sâu rộng. Phaolô không xin các tín hữu Côrintô tin một cách mù quáng vào giáo huấn của ngài, nhưng t́m thuyết phục và gây ư thức cho họ. Ngài mưu cầu hạnh phúc và lo lắng cho ích lợi của họ (sưmphoron) v.35). Chính v́ thế thánh nhân không giải quyết vấn đề phức tạp liên quan tới hôn nhân và độc thân một cách trừu tượng hay chung chung, mà đề ra các giải pháp phù hợp với bản thể con người, theo cá tính riêng và các khả năng của từng người. Nhận xét này dẫn đưa chúng ta bước vào nội dung của các giải pháp đó.

 

Có thể tóm tắt yếu tố thường hằng thánh Phaolô dùng để giải quyết các nghi vấn phức tạp như sau: cuộc sống độc thân, cuộc sống tự do không bị hôn nhân ràng buộc và việc kiêng cữ các giao hợp tính dục là điều đáng qúy chuộng hơn, nhưng người không tiết dục được th́ được phép và phải lập gia đ́nh để sống các tương giao tính dục liên hệ trong đời sống hôn nhân. Tất cả mọi câu trả lời đều dựa trên giải pháp lư tưởng hai chiều nhưng đồng thời cũng rất thực tế này. Nói cách khác, đời độc thân là một đặc sủng, nhưng đặc sủng này không được ban cho tất cả mọi người (c.7), hay thánh Phaolô muốn cho mọi người đều có đặc sủng sống đời độc thân, nhưng đó là điều không thể được (cc. 7-8).

 

Giải pháp lư tưởng hay đáng mong ước hơn được diễn tả bằng nhiều cách: thường là với h́nh thức so sánh: ”Thật là điều tốt (kalón)... ” (cc.1.8.26); ”Nhưng tốt hơn th́ (kreittón)... “ (c.9); một đôi khi nó được diễn tả bằng một khuynh hướng hay một mong ước: ”Tôi muốn rằng (thélô)... ” (cc.7.32); trong một trường hợp nó được diễn tả với một lượng định ở thể so sánh: ”(đàn bà góa sống vậy th́)... hạnh phúc hơn” (c.40). Dầu sao đi nữa các kiểu diễn tả này đều cho thấy thánh Phaolô viện dẫn các lư chứng cá nhân. Các lư chứng đó không được nêu lên trong các câu 1.7.8.37-38.39-40, nhưng được tŕnh bầy chi tiết trong các câu 25-35. Có thể giản lược các lư chứng vào hai loại. Thứ nhất thánh Phaolô nhắc tới chân trời cánh chung rộng mở cho biến cố kitô: ”Thời gian đă rút ngắn” (c.29): (văn bản hy lạp dùng h́nh ảnh thủy thủ cuốn buồn lại khi thuyền đă tới bến); ”Bởi v́ thế giới này đang qua đi” (c.31); ”V́ cuộc khủng hoảng hiện nay” (c.26); ”họ sẽ gặp gian truân trần gian (thlípsis) phải chịu đựng” (c.28). Dưới ánh sáng của ḷng tin vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh là thực tại cứu độ định đoạt, là h́nh ảnh diễn tả trước tương lai cánh chung, thời gian lịch sử mà chúng ta đang sống mang một ư nghĩa hiện sinh mới. Nó không phải là một ḍng sông gồm các khoảnh khắc vô tận, cũng không phải là một tiếp nối vô tận gồm các giai đoạn lập lại bất biến nhàm chán, mà là một chuỗi ngày đổ dồn dập hướng về ngày tận thế. Thế giới này không có được cái vững chắc bền bỉ của thực tại vĩnh cửu. Trái lại, nó phù du, mau qua, và đang bị thế giới mới của nước Thiên Chúa nuốt trửng. Do đó thế giới này tương đối và các thực tại của nó như các cơ cấu, các kinh nghiệm trần gian, các t́nh trạng xă hội và tính dục cũng tương đối. Như thế thời gian hiện tại là thời gian của khủng hoảng, của khó khăn (thlíptis), anágkê).

 

Giờ đây tín hữu được kêu mời sống hiện tại trong cái căng thẳng không tránh được giữa cuộc sống trên trần gian này và mong ước thế giới tương lai, trong thế gọng ḱm của một biện chứng pháp không thể nào loại bỏ được. V́ thế họ không thể ảo tưởng rằng ḿnh đă được tự do ngay tự bây ǵơ trong thế giới này, như chủ trương lầm lẫn của các tín hữu Côrintô theo khuynh hướng duy linh. Cũng không được quên đi tính chất bèo bọt mau qua của cuộc sống, để lựa chọn trần gian này như nơi ở thường hằng cố định, làm như thể là không có hy vọng vào cuộc tạo dựng trời mới đất mới. Đây là lư do giải thích tại sao trên nguyên tắc thánh Phaolô lại thích sự tự do không bị mối dây hôn nhân nào ràng buộc và không liên lụy tới tính dục hơn. V́ theo thánh nhân chỉ như thế tín hữu mới có thể đương đầu với thời buổi khó khăn này một cách hữu hiệu nhất, trong khi đợi chờ ngày tạo dựng mới gần kề. Một cách khách quan mà nói, cuộc sống độc thân là t́nh trạng sống thích hợp hơn cả cho tín hữu trước viễn tượng tương lai cánh chung này. Trái lại t́nh trạng hôn nhân xem ra là một sự què quặt. Dĩ nhiên quan niệm này của Phaolo gắn liền với t́nh trạng tâm lư đợi chờ ngày tận thế gần kề, ngày Chúa Kitô quang lâm để thiết lập thế giới mới ( 1 Ts 4,13-18; 1 Cr 15,51-52). Nó khiến cho tư tưởng của thánh nhân cũng tương đối, nhưng không v́ thế mà mất đi gía trị nền tảng của nó.

 

Kiểu lư chứng thứ hai thánh Phaolô đưa ra trong các câu 25-35 có tính chất luân lư đạo đức. Đề tài lo lắng (merimnán) là từ ch́a khóa thần học được lập đi lập lại để diễn tả hai thái độ sống của tín hữu: lo lắng cho chuyện của Chúa và lo lắng cho chuyện của trần gian, lo lắng sống đẹp ḷng Chúa và lo lắng làm vui ḷng người bạn đường trăm năm của ḿnh. Kiểu diễn tả mang sắc thái tâm thức khải huyền hay nhị nguyên, đối chọi thế giới hiện tại bao gồm cơ chế hôn nhân và sinh hoạt tính dục với thế giới tương lai của Thiên Chúa. Kết qủa luận lư là người sống đồng trinh ở trong t́nh trạng tốt hơn giúp duyệt xét ơn gọi thuộc về Chúa của ḿnh, v́ họ không bị các bận bịu của cuộc sống hôn nhân chi phối phân tâm. Họ chỉ lo cho chuyện của Chúa, để thánh thiện trong thân xác và trong tinh thần (c.32.34). Trái lại, tuy hôn nhân không phải là điều xấu, nhưng nó khiến cho người sống đời gia đ́nh bị phân tán tâm trí, không thể hoàn toàn tận hiến cho Chúa và bị chia rẽ trong chính ḿnh, v́ phải lo lắng làm đẹp ḷng chồng hay vừa ḷng vợ (cc.33-34). Và thánh Phaolô nêu rơ lư do tại sao ngài khẳng định như vậy. Đó là để cho các tín hữu sống liêm chính và dành trọn trái tim của họ cho Chúa (c.35). Đồng thời cũng để nói rằng sự thánh hóa hoàn toàn trong thân xác và trong tinh thần là mục đích tích cực của cuộc sống độc thân (c.34).

Đức Ông Linh-Tiến-Khả

 

ĐỌC & SUY GẪM

MUỐI CHO ĐỜI

 

Ratzinger, Joseph

Benediktus XVI:

Salz der Erde: Christentum und katholische

Kirche an der Jahrtausendwende

Bản dịch tiếng Việt:

Muối Cho Đời: Ki-tô giáo và GH Công giáo trước thềm ngàn năm mới.  Trao-đổi với Peter Seewald

 Phạm Hồng-Lam & Trần-Hoành

 

Chương II.   NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA GIÁO HỘI CÔNG-GIÁO

 

CÁC NGUYÊN NHÂN SUY TÀN

 

Tại sao khủng-hoảng của Giáo-hội lại có thể trở nên nghiêm-trọng đến thế? Tôi muốn hỏi về những nguyên-nhân, rất có-thể phải t́m từ bên ngoài Giáo-hội?

Kể từ thời Ánh-sáng đă h́nh thành một phong-trào lớn coi Giáo-hội là lỗi thời. Lối suy-nghĩ tân-thời càng mạnh th́ khuynh-hướng này càng trở nên cực-đoan. Dù trong thế-kỉ 19 có những trào-lưu quay ngược lại, song nh́n chung, phong-trào chống Giáo-hội vẫn tiếp-tục đi lên. Những ǵ chứng-minh được bằng khoa-học đă trở thành chuẩn-mực tối cao. V́ thế, thế-giới tân-thời đă đề ra một chỉ-thị - rất rơ nét nơi nhà thần-học Bultmann – mang tính-cách cực-ḱ giáo-điều và loại-trừ mọi tác-động của Chúa vào trần-thế cũng như mọi phép lạ và mạc-khải. Theo đó, con người có thể có tôn-giáo, nhưng tôn-giáo là chuyện chủ-quan và v́ thế không mang nội-dung khách-quan, không mang tính giáo-điều bó-buộc cho mọi người; cũng thế, tín-điều là thứ ǵ mâu-thuẫn với lí-trí con người. Giáo-hội đang đứng trước cơn gió chướng lịch-sử đó - nếu muốn nói như thế - và cơn gió đó vẫn thổi không ngừng.

Nhưng quan-điểm cực-đoan của thời Ánh-sáng cũng không tránh khỏi một chiều, v́ một tôn-giáo, khi bị hạn-chế vào cái thuần-túy chủ-quan, sẽ mất sức sáng-tạo, mà chỉ c̣n là chủ-thể tự xác-định chính ḿnh. Cái lí-trí thuần-tuư bị giới-hạn bởi khoa-học thực-nghiệm cũng không thể trả lời được những câu hỏi cơ-bản: Ta từ đâu tới, tôi là ai, tôi làm sao để sống cho ra sống, tôi sinh ra đời để làm ǵ? Những câu hỏi đó nằm trên một b́nh-diện khác ngoài lí-trí. Và cũng không thể để mặc cho chủ-quan thuần-tuư hoặc sự phi-lí trả lời những câu hỏi đó. V́ vậy, trước mắt, Giáo-hội sẽ chẳng c̣n đơn-giản là mẫu sống cho cả một xă-hội; trong tương-lai gần, sẽ không có một thời Trung-cổ* nữa. Giáo-hội sẽ luôn là một phong-trào bổ-túc, nếu không nói là luồng gió chướng chống lại vũ-trụ-quan hiện-hành, nhưng đồng thời Giáo-hội sẽ luôn chứng-tỏ vai-tṛ cần-thiết và có lí của ḿnh, nh́n dưới con mắt người đời.

Vào cuối thời Ánh-sáng, trước cuộc cách-mạng Pháp, người ta cũng đă hô: này là lúc Giáo-chủ, Đạt-lai Lạt-ma của thế-giới Ki-tô giáo, phải biến đi, để cho thời-đại lí-trí bắt đầu. Quả thật ngài đă vắng đi trong thời-gian ngắn khi lưu-đày ở Pháp. Nhưng ngai vị giáo-chủ trong thế-kỉ 19 đă mạnh hơn như chưa bao giờ thấy. Và Ki-tô giáo thế-kỉ 19 dù không có sức mạnh và bộ mặt của thời Trung-cổ, nhưng đă trở nên đẹp hơn rất nhiều qua các công-tác xă-hội vĩ-đại đem lại những hậu-quả lớn-lao.  Trong nhăn-quan đó, sẽ luôn tồn-tại hai trào-lưu và lực mạnh, biệt-lập nhau, nhưng luôn phải t́m đến nhau. Hoàn-cảnh mới của thế-giới làm đức tin thêm phức-tạp và quyết-định tin Chúa có tính-cách cá-nhân hơn và khó-khăn hơn, nhưng hoàn-cảnh đó không thể bỏ qua Giáo-hội, coi nó như đồ cổ được.

 

Ngày nay Giáo­-hội có thêm nhiều đối-thủ cạnh-tranh, người ta so-sánh cân-nhắc và t́m những nơi nương-tựa mới. Đối với những thế-hệ trước đây có lẽ việc duy-tŕ sức mạnh niềm tin dễ-dàng hơn, v́ họ coi đạo của họ là đạo của tiền nhân, đă được thử-thách, không cần thắc-mắc thêm. Ngày nay một nỗi dè-dặt tận nền-tảng đă nhập vào mối tương-quan này. Một loại tín-điều thời mới và trần-tục xuất-hiện, cho là Giáo-hội đặt nền trên sự áp-bức và quyền-hành. Ngày nay con người được khai-hoá và nhà-nước được tục-hoá, vậy ngôi sao Giáo-hội bắt đầu lặn đi là điều hoàn-toàn hợp lí.

Ở đây tôi muốn nói hai điều: Trước hết, kinh-nghiệm trong các hệ-thống áp-bức cho thấy rằng Giáo-hội không để bị đồng-hoá vào một vũ-trụ quan nhất-thống, vẫn tồn-tại như một đối-lực và là một cộng-đồng hoàn-vũ, một sức mạnh chống lại sự áp-bức. Chưa thời nào cho thấy Giáo-hội tạo được một lực đối-kháng chống lại mọi guồng máy thế-tục, chính-trị và kinh-tế áp-bức như trong thế-kỉ 20 này. Nó cung-ứng cho con người một không-gian tự-do và dựng rào cản cuối cùng chống lại đàn-áp. Các vị tử-đạo đă luôn nêu gương chịu-đựng những thử-thách đó v́ tha-nhân. Giáo-hội là một yếu-tố của tự-do, điều này thấy rơ ở Đông Âu cũng như ở Trung-quốc, nhưng cũng cả ở Nam Mỹ và Phi châu. Giáo-hội là một thành-tố của tự-do, chính v́ Giáo-hội có h́nh-thức cộng-đoàn, nghĩa là có sự nối-kết cộng-đoàn với nhau. Bởi thế, nếu tôi đứng lên chống lại độc-tài, tôi không chỉ hành-động với tính-cách cá-nhân, mà c̣n làm v́ một lực bên trong vượt trên cái tôi riêng-tư và cái chủ-quan của tôi.

Điều thứ hai. Có một ư-thức hệ cho rằng mọi chuyện trên đời đều qui về thái-độ quyền-lực. Ư-hệ này đang làm hỏng nhân loại và phá-hoại Giáo-hội. Lấy một thí-dụ cụ-thể: Nếu tôi nh́n Giáo-hội dưới khía-cạnh quyền-lực, th́ bất cứ ai không có chức-phận đều là kẻ bị đàn-áp. Từ đó suy ra th́ việc truyền chức cho phụ-nữ, chẳng hạn, trở thành một vấn-nạn nóng-bỏng, v́ nó là chuyện quyền-lực, cần phải có chức phẩm để có quyền. Tôi nghĩ ư-hệ nh́n đâu cũng nghi có dính-dáng tới quyền-lực đang phá vỡ sự đoàn-kết không những trong Giáo-hội mà của cả cuộc sống con người. Nó c̣n đưa tới một lối nh́n hoàn-toàn sai, rằng quyền-lực là mục-tiêu tối-hậu trong Giáo-hội; rằng quyền-lực là yếu-tố duy-nhất cắt-nghĩa cho sự h́nh thành và tồn-tại của thế-giới, của cộng-đồng. Chúng ta không  hiện-diện trong Giáo-hội để thi-thố quyền-lực trong một tổ-chức. Nếu việc tham-gia Giáo-hội có một ư-nghĩa, th́ đó chỉ v́ nó cho ta sự sống đời-đời và một cuộc sống chân-chính đích-thực. Mọi thứ khác đều là thứ yếu. Nếu không phải thế th́ cả cái "quyền-lực" trong cái « hội » Công giáo cũng chỉ là thứ tuồng chèo hoàn-toàn phi lí. Tôi nghĩ chúng ta phải thoát ra khỏi ư-hệ quyền-lực và sự giản-lược này, nó thoát-thai từ thái-độ nghi-ngờ của chủ-nghĩa mác-xít.

 

Giáo-hội đă tạo ra vô số những cấm-đoán, như một loại luật-lệ giao-thông, để điều-tiết vận-tốc cuộc sống. Trong khi đó Đợt sống mới (Lifestyle) th́ lại ra hiệu cho ta tại các ngă tư đường : « Mày được phép nhấn ga, tăng tốc ». Trong cơn say cảm-giác khoái-lạc vội-vă này tôn-giáo chỉ c̣n được xă-hội chấp-nhận như một giấc mơ hạnh-phúc không có khổ-đau, như một phù-thủy huyền-bí. Có lẽ Giáo-hội đă bị chỉ-trích nặng-nề và đă không lợi-dụng được luồng sóng tâm-linh này v́ Giáo-hội đưa ra đ̣i-hỏi, v́ Giáo-hội nói tới tội-lỗi, khổ-đau, phải sống sao cho công-chính.

Chỉ cần một thí-dụ cho tương-quan lạ-lùng đó: Trên b́nh-diện quốc-gia, mỗi khi hành-động phạm pháp gia-tăng và xă-hội cảm thấy an-ninh bị đe-doạ th́ người ta đ̣i phải ra thêm luật. Đối với Giáo-hội th́ ngược lại, người ta đ̣i phải thả lỏng thêm, dù rằng luật giáo-hội chỉ có tính-cách luân-lí.

Trong cái nh́n về thế-giới hôm nay có hai tư-tưởng đă trở thành chỉ-đạo, đó là tự-chủ và chống quyền-bính. Hai tư-tưởng này trổi-vượt không kém quan-điểm quyền-lực trên đây. Cả hai hoà-quyện làm một với nhau tác-động thực-sự lên cuộc sống cộng-đoàn của con người. Hậu-quả thật rơ-ràng: Khi một chủ-thể tự-chủ có tiếng nói quyết-định tối-hậu, th́ đương-nhiên nó sẽ có thể muốn mọi sự. Nó sẽ muốn ôm tối-đa những ǵ có thể vơ vào trong cuộc sống. Tôi nghĩ đó là vấn-nạn rất lớn cho cuộc sống hôm nay. Người ta nói, cuộc sống quá phức-tạp và ngắn-ngủi, nên tôi phải bằng mọi cách hưởng-thụ tối đa, không ai được cản-ngăn tôi. Trước hết, tôi phải giật cho được cái phần của tôi trong cuộc sống, phải có thể thực-hiện được chính cái tôi và không ai được phép dây ḿnh vào đó. Ai cản tôi trong việc chiếm-hữu cuộc sống, kẻ đó là thù của tôi.

Các tài-liệu của hai hội-nghị liên-hiệp-quốc ở Cairô và Bắc-kinh hé cho ta thấy cái vũ-trụ-quan trên. Con người ở đây được quan-niệm hoàn-toàn như một cá-thể, nó chỉ là ḿnh nó thôi. Mối tương-giao giúp con người trở thành người đă bị tước-đoạt. Con người ngày nay đ̣i tự ḿnh quyết-định cho chính ḿnh, đ̣i chiếm-hữu tối-đa cuộc đời bằng mọi cách, và không muốn để cho ai cản-ngăn cả. Quan-niệm như thế th́ dĩ nhiên câu "Mày không được làm thế" - "Mày phải tuân-phục những mực-thước bên ngoài mày nữa" trở thành một thứ đ̣n tấn-công từ ngoài và con người t́m cách chống lại. Rốt cuộc ở đây lại nổi lên câu hỏi căn-bản cần thảo-luận: Con người làm sao để hạnh-phúc? Nó phải sống ra sao cho phải lẽ? Có thật nó sẽ hạnh-phúc khi chỉ có nó được phép, khi chỉ có nó là chuẩn-mực cho chính nó?

Mới đây tôi có nói chuyện với bạn-bè về chuyện dân vùng Fracasti này đang bước vào mùa tỉa nho. Nho chỉ cho trái nhiều khi chúng được tỉa cành mỗi năm. Việc tỉa cành như thế là điều-kiện đem lại thu-hoạch cao. Qua Tin-mừng Gio-an đoạn 15 ta thấy rơ sự so-sánh h́nh-ảnh này với đời sống con người và cộng-đồng Giáo-hội. Không có can-đảm tỉa, nho mọc chỉ toàn lá. Nếu áp-dụng h́nh-ảnh đó cho Giáo-hội th́ rồi chỉ có giấy và giấy, chẳng sự sống nào nảy-sinh được. Nhưng ta hăy lấy lại lời của đức Kitô, Ngài nói : Quả thật, nếu ngươi cho rằng, ngươi phải chiếm-hữu chính ngươi và ngươi tự bảo-vệ ngươi, th́ ngươi tự làm ngươi hư-hỏng. Bởi ngươi không được tạo nên như một ḥn đảo cho riêng ḿnh, chỉ tựa trên chính ḿnh, nhưng ngươi được dựng nên để yêu, để cho, để từ-bỏ, để bị tỉa cái tôi của ngươi đi. Chỉ khi ngươi từ-bỏ, chịu để mất cái tôi của ngươi như đức Ki-tô nói, lúc đó ngươi mới được sống.

Quyết-định nền-tảng này phải được nêu lên rơ-ràng, nó được gắn liền với tự-do con người. Nhưng cũng cần phải ư-thức rơ rằng sống mà chỉ yêu-sách không thôi là một công-thức sống sai-lầm. Chối-bỏ khổ-đau và chối-bỏ tính thụ-tạo, nghĩa là không chấp-nhận một mực-thước trên đầu ḿnh, rốt cuộc là chối-bỏ chính t́nh yêu và điều này sẽ huỷ-hoại con người. Bởi nhờ chấp-nhận đ̣i-hỏi, chịu để cắt tỉa, con người mới có thể trưởng-thành và đơm hoa kết trái.

Một điểm thường gặp nơi giới trẻ là họ cảm-thấy họ bị yêu-sách quá ít. Việc họ gia-nhập các giáo-phái cực-đoan phần nào có thể giải-thích là họ đi t́m sự an-toàn, muốn được đùm-bọc; nhưng mặt khác cũng có nghĩa là họ muốn được đ̣i-hỏi. Đâu đó ẩn-tàng trong mỗi con người cái nhu-cầu nó biết chắc: Tôi cần được đ̣i-hỏi, tôi muốn nâng tôi lên một mức cao hơn nữa, tôi muốn tự cho đi và học chấp-nhận bị mất-mát.

 

Sự bất đồng giữa đức tin và xă-hội cũng bởi tại xă-hội ngày nay t́m cách khảo-xét xem Giáo-hội, lịch-sử Giáo-hội và giáo-huấn Giáo-hội có c̣n khả-tín không. Việc làm đó có ngược đời không?

Chẳng ngược đời ǵ, nếu người ta cố-gắng đạt tới một sự hiểu-biết thấu-đáo nào đó về đức tin. Ngay từ đầu đó cũng là một phần của việc rao-giảng thông-điệp Ki-tô giáo. Đức tin đă chỉ đi vào được trần-thế qua các nhà truyền giáo, v́ người ta có thể hiểu được nó và thấy nó rơ-ràng. Phao-lô  đă có thể giảng trong các đền thờ không chỉ cho những người Do-thái mà cả cho những kẻ gọi là biết kính-sợ Thiên-chúa, nghĩa là những người ngoại nhưng đă nhận ra Thiên Chúa thật trong tôn-giáo độc-thần Do-thái. Ngài đă soi-sáng họ bằng luận-chứng rằng chỉ với đức Ki-tô th́ đạo Do-thái và các tôn-giáo độc-thần có ảnh-hưởng từ Do-thái giáo mới đạt được sự hợp lí. Xem như thế th́ cố-gắng của Ki-tô giáo làm cho câu trả lời trở nên sáng-tỏ quả là căn-bản. Tuy nhiên, nếu hiểu ư-niệm khả-tín một cách quá hẹp, đến độ chỉ giữ lại những ǵ trong Ki-tô giáo phù-hợp với những tập-quán hiện thời của ta trong cuộc sống, th́ như thế là ta quá coi nhẹ Ki-tô giáo và chính chúng cũng không c̣n giá-trị ǵ.

 

NHỮNG SAI LẦM CỦA GIÁO-HỘI

Hồng-y König đă có lần nhận-định về hiện-t́nh Giáo-hội hoàn-vũ như sau: „Xét cho cùng, đây là một tiến-tŕnh kéo dài cả thế-kỉ, dẫn đến sự phân-li giữa Giáo-hội và thế-giới. Đây là sự sai-biệt lớn dần giữa t́nh-trạng ư-thức của con người thời-đại và giáo-lí Ki-tô giáo ». Và ngài tiếp: „Chính Giáo-hội cũng phải biết phê-b́nh tự hỏi, đâu là phần lỗi của ḿnh trong việc bế-tắc cảm-thông đó, để t́m cách khắc-phục“.

Rơ-ràng có sự bế-tắc cảm-thông, như Hồng-y König nói, và tôi nghĩ Giáo-hội chắc-chắn cũng có phần lỗi. Một đàng v́ chúng tôi đă không t́m được ngôn-ngữ phù-hợp với nhận-thức thời nay. Có lẽ chúng ta sẽ bàn sau về những ư-niệm như tội tổ-tông, ơn cứu-chuộc, tội-lỗi, sám-hối v.v. đó là những từ nói lên một sự thật, nhưng trong ngôn-ngữ hiện-đại chúng không c̣n ư-nghĩa ǵ nữa đối với đa-số tín-hữu. Làm thế nào để ư-nghĩa những ư-niệm này lọt tai thiên-hạ được là bổn-phận hiển-nhiên phải lưu-ư của chúng tôi. Tuy nhiên, điều đó có thể thành-công chỉ khi nào chính chúng tôi sống những ư-niệm đó từ nội-tâm. Có sống những ư-niệm này th́ mới hiểu và mới có thể diễn-tả ra được. Tôi cũng cần nói thêm, là truyền-thông về Ki-tô giáo chưa bao giờ là một truyền-thông chỉ để mà hiểu. Nó bao-trùm toàn-thể con người và tôi chỉ hiểu được nó khi tôi gia-nhập cộng-đoàn những kẻ đồng-hành. Như thế có hai đ̣i-hỏi: Trước hết là sống Ki-tô giáo thực-sự và nhờ đó hiểu-biết nó, thêm vào đó là tạo được cách diễn-tả mới qua cuộc sống thiết-thực trong cộng-đoàn những người đồng-hành.

 

Dư-luận thường nh́n Giáo-hội như một thẩm-quyền đe-doạ, chai-cứng. Tại sao giáo-quyền lại khắt-khe như thế? Lẽ ra Mẹ giáo-hội phải dịu-dàng với con-cái hơn chứ?

Đúng, nhiều người coi giáo-huấn Giáo-hội rốt cuộc chỉ là một chuỗi những cấm-đoán luân-lí – đặc-biệt trong lĩnh-vực tính-dục – và v́ thế họ có cảm-tưởng Giáo-hội chỉ kết-án và o-ép cuộc sống mà thôi. Có lẽ cũng tại v́ chúng tôi đă lắm lúc lắm lời trong lănh-vực này, và lời nói nhiều khi không đi đôi với sự thật và t́nh yêu. Nhưng tôi nghĩ một phần nữa cũng tại việc chọn đề-tài của truyền-thông. Bởi những cấm-đoán như thế là những tin-tức dễ ăn-khách và dễ hiểu. Nếu như thay vào đó người ta luận-bàn về Chúa, về đức Ki-tô hay về quá nhiều những điều căn-bản trong đức tin th́ những đề-tài này có thể lại quá xa-lạ với ngôn-ngữ thế-tục, có thể khó mà tiếp-thu được. V́ thế, thay v́ ngồi đó trách-cứ truyền-thông, Giáo-hội phải tự hỏi ḿnh có thể tŕnh-bày thế nào với dư-luận cho đúng mức. Khi rao-giảng cái cốt-lơi của đức tin, những chi-tiết riêng-rẽ sẽ được đặt đúng trong tương-quan với nhau, lúc đó những cấm-đoán nêu lên cũng có chỗ đứng trong một toàn-cảnh rộng lớn hơn và tích-cực hơn. Nhưng khi muốn đưa hết mọi thứ ra cho dư-luận biết, th́ sự quân-b́nh sẽ mất. V́ thế Giáo-hội cần cân-nhắc nội-dung thông-đạt nội-bộ về giáo-lí chung với những ǵ muốn đưa ra bên ngoài, nơi nội-dung thông-tin của ḿnh chỉ được thiên-hạ chọn-lọc tiếp-nhận một phần mà thôi.

Dư-luận nhiều khi có cảm-tưởng Giáo-hội chỉ biết phản-ứng cố-chấp, nghiêm-khắc viện vào các giới-răn và tin rằng Chúa không để Giáo-hội sụp-đổ. Chung-quanh Giáo-hội là thế-giới linh-động, nhưng Giáo-hội xem ra không có khả-năng thay-đổi lối suy-tư, cứ khư-khư bảo-vệ quan-điểm ḿnh. Giáo-hội tỏ ra không có bộ mặt cực-đoan, nhưng có vẻ thiếu uyển-chuyển, đóng khung kiên-cố như một pháo-đài. Sứ-điệp của Giáo-hội v́ thế trống-rỗng.

Mỗi quốc-gia dân-tộc đương nhiên có cái nh́n rất khác nhau. Dưới thời áp-bức cộng-sản, người có đức tin, kể cả những kẻ không tin và người đang trên đường t́m đến đức tin như Vaclav Havel* chẳng hạn, có cái nh́n hoàn-toàn khác. Họ thực-sự thấy Giáo-hội rao-truyền sứ-điệp tự-do, coi Giáo-hội là một đối-lực chống lại độc-tài, coi đó là một nguồn lực có thể cung-cấp một cái ǵ đó cho cả kẻ không tin và giúp họ vững tin rằng những chế-độ độc-tài toàn-trị sẽ không bao giờ hoàn-toàn làm chủ được t́nh-h́nh.

Cả ở châu Phi, nơi Giáo-hội, dưới nhiều h́nh-thức, thường đụng-độ với nhà-nước và với tham-nhũng là quốc-nạn lớn của châu lục này, người ta không có cảm-tưởng Giáo-hội chỉ biết khư-khư bảo-vệ ḿnh, nhưng đó là một lực năng-động, sẵn-sàng bảo-vệ cho cả các nước thuộc thế-giới đệ-tam và luôn đưa ra sáng-kiến giải-quyết t́nh-h́nh. Họ thấy Giáo-hội không chủ-trương một chính-sách viện-trợ phát-triển chỉ dựa trên vật-chất, song luôn hỗ-trợ những nỗ-lực trao-đổi sinh-động. Cả Nam Mĩ cũng có cái nh́n hoàn-toàn khác. Như vậy, Giáo-hội có thực-sự là một sức đẩy giúp tiến tới hay không, cái này tuỳ nơi sự cảm-nhận của mỗi nước. Sở dĩ Đức, một nước nằm ở Trung Âu, xem Giáo-hội chỉ là lực cản của tiến-bộ và chỉ biết lo bảo-vệ chính ḿnh, theo tôi, phải nh́n ngược lại, là v́ người ta không muốn Giáo-hội lên tiếng chống lại nhiều cái ta coi là thoải-mái và thích-hợp.

(c̣n tiếp nhiều kỳ)

 

 

********************************************************************************************

 

VẤN ĐỀ HÔM NAY

 

GIÁO HỘI  & VẤN ĐỀ NGỪA TRÁNH THAI:

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI ĐƯỢC T̀NH TRẠNG KHÓ CHỊU NẦY?

 

Các tín hữu Công-giáo có thể hài ḷng về sự kiện có một đa số trong họ không c̣n đếm xỉa đến những ǵ Giáo Hội nói về ngừa tránh thai chăng? Trong một cuốn sách vừa xuất bản, một nhóm Kitô-hữu trí thức công khai yêu cầu Giáo Hội xem xét lại giáo huấn Giáo Hội về vấn đề nầy.

 

 

Lỗ hổng kiến thức,hiểu lầm. Về vấn đề ngừa tránh thai,một số đông tín hữu Công giáo không c̣n theo giáo huấn Giáo Hội nữa. Sự đoạn tuyệt có niên đại từ ngày công bố tông thư Humanae Vitae, năm 1968. Một văn bản phong phú ca mừng t́nh yêu Thiên Chúa như là cội nguồn t́nh yêu hôn nhân, nhắc lại rằng sự truyền sinh phải luôn là nền tảng của mọi liên hệ t́nh dục. Chính từ sự kiện nầy, sẽ ngược với phẩm giá con người và v́ thế việc nại đến các phương pháp ngừa tránh thai “không tự nhiên”, như dùng viên tránh thai, bao cao su hoặc ṿng xoắn là trái đạo đức. Một cấm đoán rơi xuống như một con dao to và tức khắc làm quên mất những ǵ văn bản nầy có thể có tính chất tiên tri trong bước tiếp cận nhân loại học về t́nh yêu của con người.

Kể từ đó, giáo huấn nầy luôn được huấn quyền xác nhận. Các cặp vợ chồng đă chọn tuân theo giáo huấn nầy tương đối ít. Catherine và Jean-Michel, cả hai 32 tuổi, có một con 3 tuổi, lại thuộc nhóm người nầy. Catherine giải thích : “Chúng tôi đă học một phương pháp điều hoà sinh sản tự nhiên đặt người nam và người nữ b́nh đẳng nhau”.

Ngược lại, như ta biết, tông thư Humanae Vitae đă dẫn không ít cặp vợ chồng xa rời Giáo Hội, đôi khi không c̣n có thể thay đổi được nữa. Một số khác, sau một giai đoạn nỗi loạn, nhiều người đă chọn trở về lại với lương tâm đạo đức của riêng ḿnh về các vấn đề nầy. Marie-Thérèse,54 tuổi, một người dấn thân hoạt động trong giáo xứ, giải thích : “Từ đầu cuộc sống lứa đôi của ḿnh, chúng tôi đă cố gắng một cách trung thực sử dụng các phương pháp tự nhiên.Nhưng phải kéo dài việc nầy th́ rơ ràng là không thể được. Theo các phương pháp nầy đ̣i hỏi rất nhiều thời giờ và chú ư. Đời sống gia đ́nh và những trách nhiệm phức tạp ngoài gia đ́nh không cho chúng tôi có nhiều giờ giấc và chú tâm được”.

Thực tế, theo ḍng thời gian, sự hờ hững của các cặp vợ chồng Công-giáo đối với Giáo huấn Giáo Hội ngày càng tăng. Một nghiên cứu của INED (Viện quốc gia nghiên cứu dân số) trong hai tháng 7 -8 năm 2002 nhận định : “Nếu vào năm 1988, viên ngừa thai tương đối ít được các phụ nữ tuyên bố coi trọng tôn giáo sử dụng hơn, th́ ngày nay không c̣n như vậy nữa”.

MỘT TIẾN HOÁ KHẢ DĨ VỀ CHỦ ĐỀ NẦY.

Như vậy câu hỏi nầy được đặt ra : Có cần điều tiết lổ hỗng kiến thức giữa giáo huấn của huấn quyền Giáo Hội và thực hành thực tế của các tín hữu Công giáo chăng? Xem xét rút cuộc có phải Giáo Hội giữ trọn vai tṛ của ḿnh là nhắc nhở một lư tưởng nên thánh cho cặp hôn nhân và v́ thế chẳng ngạc nhiên ǵ khi lư tưởng nên thánh nầy bị đón tiếp lạt lẽo? Trong cuốn sách họ vừa viết,nhân danh một nhóm Kitô-hữu trí thức,”Giáo Hội và Vấn Đề Ngừa Tránh Thai: Phải có thay đổi cấp bách”, nhà xă hội học Catherine Grémion và giáo sư tâm lư học Hubert Touzar trả lời rơ ràng  là “không”.

Catherine Grémion giải thích :”Hố sâu giữa những ǵ các tín hữu sống và những ǵ Giáo Hội nói gây đau đớn cho mọi người: Đối với các tín hữu Công giáo, quan tâm sâu xa để thực hành theo các luật lệ của Huấn Quyền Gáio Hội và tự cho ḿnh có tội khi không đạt được,và với Giáo Hội, trong tổng thể, thấy ḿnh bị phân cách xa rời thực tế”.

Nghiêm trọng hơn,theo Bà : “Sự hiểu lầm làm cho những ǵ Giáo Hội nói về các đề tài liên kết với luân lư t́nh dục, như là các nghiên cứu đạo đức sinh học, sinh sản có trợ giúp y khoa hoặc nạo phá thai,trở nên mong manh yếu ớt, cho dù rất cần có những giảng dạy ấy”. Các tác giả cho rằng tất cả những điều ấy càng đáng tiếc khi thực sự không có ǵ chống lại những ǵ mà giáo huấn Giáo Hội có thể tiến hoá về vấn đề nầy.

Làm thế nào người ta đă đạt tới đó ? Vào tháng 03.1963, Đức giáo hoàng Gioan XXIII thành lập một uỷ ban với nhiệm vụ suy tư về vấn nạn hạn chế sinh đẻ. Sau khi Người băng hà, Đức Phaolô VI khuyến khích các công việc nầy. Những cuộc tranh luận sôi nỗi, nhưng rồi mọi người nhất trí có sự mềm dẽo trong giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề đạo đức luân lư t́nh dục. Khái niệm « khả năng sinh sản của cặp hôn nhân », theo các nhà chuyên môn, có thể hiểu như là kế hoạch toàn bộ sự sống,chứ không buộc phải nối kết với mỗi hành vi t́nh dục. Khi bỏ phiếu lần cuối, vào ngày 24.06.1966, ủy ban xét thấy ngừa tránh thai phù hợp với giáo lư và « nằm trong ḍng Thánh Truyền và các tuyên ngôn của Huấn Quyền tối cao ».

Thế nhưng, hai năm sau đó, Humanae Vitae đi ngược lại nhữn kết luận nầy. Trong thời gian hai năm ấy, Đức giáo hoàng Phaolô VI đă hết sức do dự và đă hỏi ư kiến rất nhiều vị hồng y, trong đó có Đức giáo ḥang tương lai Gioan-Phaolô II, bấy giờ là Tổng giám mục giáo phận Cracovie, mà người ta biết là r61t quan tâ dến những vấn đề nầy. Đối với các vị hồng y nầy, có một mối liên hệ không thể t1ch rời, theo ư muốn của húa, giữa t́nh dục và truyền sinh. Ngừa tránh thai, không tự nhiên, do vậy sẽ là một sự vi phạm  đến phẩm giá của quan hệ t́nh dục. Chính ư kiến nầy đă được Đức Phaolô VI giữ lại khi Người soạn thảo tông thư Humanae Vitae.

Với các tác giả, việc mở lại tranh luận là chính đáng. Bối cảnh ngày nay không c̣n y như vào năm 1968, khi sự đe doạ các chính sách « ngừa tránh thai » độc đoán đè nặng trong một số quốc gia trên thế giới. Ngoài ra sự cấm đoán dùng các phương pháp ngừa tránh thai không tự nhiên khó có thể đụa trên nền tảng Kinh Thánh. Và chẳng thấy nơi nào trong Kinh Thánh nói đến « một mối liên hệ không tach rời được giữa sự kết hợp nên một và truyền sinh », là điều mà các tín hữu Công giáo nhận thức được một cách dễ dàng.

Hơn nữa, việc phân biệt giữa các phương pháp tự nhiên, theo kiểu Billings, và các phương phap nhân tạo, như là triệt sản và viên ngừa thai, dường như « giả tạo ». Đó cũng là điều mà uỷ ban giáo hoàng năm 1966 đă phân tích. Vậy nhưng sự hoà giải giữa các giáo dân sống đạo, nay là lực lượng mạnh mẽ sống động của các cộng đoàn Kitô-giáo, và Huấn quyền lại chủ yếu vào cuộc. Sự việc Tông thư năm 1968 chưa bao giờ được dân chúng Kitô-hữu  thật sự « đón tiếp », chấp nhận, do họ không nhận thức được mối liên hệ giữa sự cấm đoán nầy và luân lư Phúc Âm, phải như những lời chất vấn mà các mục tử Gáio Hội hoàn vủ phải trả lời.

 

Ngày nay, trong thực tế bổ sung mục vụ,mỗi người ít nhiều cũng phải nh́n lại lương tâm ḿnh và một quan niệm Kitô-giáo về t́nh yêu hôn nhân,hơn là cứ đi phân loại các phương phap ngừa tránh thai. Với những người đă đính hôn mà bà đón tiếp trong những khoá dự bị hôn nhân, Hélène Chavanne, cố vấn hôn nhân tại văn pḥng tư vấn Kitô-giáo Raphael, tŕnh bày tông thư Humanae Vitae như sau : Chúng tôi giáio thích cho họ rằng Giáo Hội ủng hộ các phương pháp tự nhiên về ngừa tar1nh thai ; chúng tôi độn viên họ nói về những phương pháp ấy,nhưng chúng tôi cũng nói vơi họ rằng phương pháp tốt ngừa tránh thai nhất luôn là phương páp do chính họ cùng quyết định ».

Cha Charles-Henri O’Neill, người đă đón tiếp các thanh niên đính hôn trong 20 năm, th́ lại phân tích : « Qua tông thư nầy, Giáo Hội mong muốn nhắc lại rằng quan hệ t́nh dục phải mang một ư nghĩa. Phải hiểu văn bản nầy như một lời mời gọi, hơn là một sự cưỡng bách ».

Với Catherine Grémion, Giáo Hội ngày nay rất nhạy bén với sự cân thiết có sự mềm dăo linh động nầy : « Tông thư đầu tiên của Đức giáo hoàng Biển-Đức không kết án các cặp vợ chồng không sống được trọn t́nh yêu của họ trong khi vẫn nghiêm giữ các giáo huấn của Giáo Hội. Đó là dấu hiệu quan trọng ».

Isabele Vial
BTGH chuyển ngữ

 

 

PHỤ LỤC :

GỢI Ư SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVIII TN (Năm A)

Matthieu 14, 13-21

 

CHÚA GIÊSU CHO DÂN CHÚNG ĂN Ở HOANG MẠC

 

Vào thời xảy ra nạn đói, ở thế kỷ thứ IX, tiên tri Êlisê đă cho phân phát 20 chiếc bánh lúa mạch cho 100  người.Bản văn kết luận: “Họ đă ăn và c̣n dư,như lời Đức Chúa” ( 2 V 4, 42 – 44)

 

Quyền năng của Đấng Messia vượt xa quyền năng của Êlidê: với chỉ năm chiếc bánh,Chúa Giêsu đă cho năm ngàn người ăn no nê. Đây là một phép lạ lớn lao, ỏơ đó Chúa tỏ rơ quyền uy của Người. Hơn nữa đây cũng là phép lạ duy nhất của Chúa Giêsu được cả bốn thánh sử ghi lại.

 

Tuy nhiên người ta lại không chú ư đến chính hiện tượng hoá bánh ra nhiều. Không  ai ngạc nhiên về điều đó cũng chẳng ai nhấn mạnh khía cạnh vẻ vang của phép lạ. Bản văn nhắm xa hơn nhiều và ư nghĩa rơ ràng là ám chỉ Thánh Thể. Như thế, bánh được phân phát không giới hạn ở cơn đói khát vật chất

 

Trước tiên đó la một quà tặng nhưng không và tuyệt diệu của Thiên Chúa được phơi bày  ra ánh sáng, với sự dồi dào của Bánh Hằng Sống.

 

Trong Phúc Âm theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với các nhân chứng :”Các ngươi t́m ta không phải v́ các ngươi đă thấy những dấu lạ, mà v́ các ngươi đă được ăn bánh no nê” (Ga 6,26). Nói cách khác, nếu các ngươi không nắm bắt được những ǵ ở trọng tâm biến cố nầy, th́ các ngươi không hiểu ǵ hết!

 

Sự việc nhắc lại trước hết  việc ban tặng manna trong sa mạc. Dân Israel ngày xưa sống “ngồi kề bên nồi thịt” ở đất Ai Cập, bây giờ thấy đói. Họ sợ cho sự sống ḿnh sau khi đă đi theo Môsê (Xh 16). Nhưng Thiên Chúa luôn ở đó trông nom họ. Người là Thiên Chúa tín trung và chắc chắn mà dân Israel dần dần sẽ học biết.

 

Chính như vậy mà tiên tri Isaia đă giải thích: “Các ngươi tất cả đang khát, đây là nước! Dù không có tiền bạc, hăy cứ đến mà mua uống” (Is 55,1). Ở đây tấ cả nói lên sự nhưng không và nhất là ḷng ân cần của Thiên Chúa,nguồn mạch và đá tảng Giao Ước.

Cuối cùng, hành động của Chúa Giêsu áp dụng tiếp theo các thời đại. Sự dồi dào tràn dư nói lên lời mời cho dân Israel, sau đó cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất.

Bernard Lafreńere,C.S.C

BTGH chuyển ngữ

 

 

********************************************************************************************

  PHỤ TRANG:

VIỆT-NAM 7 NGÀY QUA

 

+ (VDC 21.07) Xăng lên giá 19.000 đồng/lít. Giá nhiều mặt hàng xăng, dầu được điều chỉnh tăng thêm để phần nào giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.Cụ thể, giá xăng A92 tăng từ 14.500 lến 19.000 đồng/lít, dầu diesel tăng từ 13.950 đồng lên 15.950 đồng/lít. Dầu hoả tăng từ 13.900 đồng lên 20.000 đồng/lít. Dầu mazut tăng từ 9.500 đồng lên 13.000 đồng/lít. Các mức giá này áp dụng từ 10 giờ ngày 21-7-2008.Đây là đợt tăng giá xăng dầu lần thứ hai trong năm 2008. Lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất là ngày 25-2-2008, khi giá xăng ở quanh mức 120 USD/thùng. Khi đó, giá xăng đă được điều chỉnh với mức tăng 1.500 đồng/lít, từ 13.000 đồng lên 14.500 đồng/lít. Giá dầu Diesel 0,25%S và Diesel 0,05%S được điều chỉnh tăng từ 10.200 đồng/lít lên 13.900 đồng/lít. Giá dầu mazut được điều chỉnh tăng 8.500 đồng/kg lên 9.500 đồng/kg.

 + (Nhân Dân 21.07) Ra mắt Tạp chí Tuyên giáo điện tử. Ban Tuyên giáo Trung ương vừa chính thức cho ra mắt Tạp chí Tuyên giáo điện tử. Đây sẽ là kênh thông tin, là công cụ hiện đại góp phần thực hiện phương châm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác tuyên giáo trong t́nh h́nh mới. Có thể truy cập vào Tạp chí Tuyên giáo điện tử tại địa chỉ: www.tuyengiao.vn; Ngoài 2 chuyên mục giới thiệu các số của Tạp chí in hàng tháng, Chuyên san hàng tháng, nội dung của website Tạp chí Tuyên giáo c̣n được chia thành nhiều nội dung, như: Tư tưởng (gồm những vấn đề lư luận và thực tiễn); nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu những tác phẩm mới trong mục Văn hóa, văn nghệ.

+ (VTV 20.07) Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm một tỉnh. Đó là mức tăng dân số “kỷ lục” được báo cáo tại Hội nghị Công tác dân số - Kế hoạch hoá gia đ́nh toàn quốc tổ chức sáng 18/7 tại Hà Nội.Cứ 6 phụ nữ có 1 người sinh con thứ baTheo thống kê, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Trong khi đó, mỗi năm lại thêm khoảng 1 triệu dân được sinh ra, nên mật độ dân số nước ta tuôn ở mức cao, khoảng 237người/m2, gấp 1,8 lần mật độ Trung Quốc, gấp 5 lần mật độ dân số trung b́nh của thế giới.Đáng nói, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở nước ta luôn ở mức báo động đỏ. Trong hai năm 2003, 2004, tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh trở lại. Theo kết quả điều tra, cứ 6 phụ nữ sinh con th́ có một người sinh con thứ 3 trở lên, chiếm 16,7%. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao gấp đôi thành thị. Cách đây 10 năm tỉ lệ giới tính ở VN ngang bằng với mức độ trung b́nh của thế giới là cứ 100 bé gái th́ có 105-107 bé trai, nhưng trong vài năm trở lại đây, số lượng bé trai nhiều hơn bé gái, với tỷ lệ chênh lệch là 112/100. Đặc biệt, tỷ lệ này ở 16 tỉnh, thành phố là rất cao, từ 115 đến 118.

+ (SGGP 23.07 ) Vịnh Hạ Long đă tụt xuống thứ 3. vịnh Hạ Long của Việt Nam đă xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng 77 kỳ quan có tổng số phiếu bầu cao nhất do NewOpenWorld tổ chức bầu chọn thông qua trang web www.new7wonders.com. Trước đó, vào ngày 30-6, vịnh Hạ Long đă bị tụt từ vị trí thứ nhất xuống thứ 2 trong bảng xếp hạng sau gần 4 tháng đứng ở vị trí thứ nhất. Tính đến thời điểm này, kỳ quan chiếm lại vị trí số 1 là băi biển Cox’s Bazar của Bangladesh và thứ 2 là sông Hằng của Ấn Độ.

+ ( TinTuc Online 22.07) Phát hiện bộ trang phục vỏ cây gần 100 tuổi. Ngày 19-7, pḥng Văn hóa Thể thao Du lịch huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết: "Trong khi khảo sát và sưu tầm trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, đoàn cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Kon Tum và Pḥng Văn hóa Thể thao Du lịch huyện đă phát hiện bộ trang phục (áo choàng và váy) người dân tộc Xê Đăng, được làm bằng vỏ cây gió bầu gần 100 tuổi." Chủ nhân của nó là ông A Xế (dân tộc Xê Đăng), hiện đang sinh sống tại thôn Măng Cành, xă Măng Cành (Kon Plông - Kon Tum). Riêng chiếc váy của bộ trang phục vỏ cây này được trang trí hoa văn rất đẹp. Đây là một hiện vật rất quư được gia đ́nh ông A Xế lưu giữ trên 100 năm qua. Hiện Pḥng Văn hóa Thể thao Du lịch huyện Kon Plông đă liên hệ mua về và trưng bày tại Pḥng Truyền thống của huyện.

+ (TTXVN 23.07) Vốn nước ngoài vào TPHCM đạt mức cao kỷ lục. Từ đầu năm đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đă cấp chứng nhận đầu tư cho 271 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng kư hơn 7,7 tỷ USD, gấp 12 lần so với cùng kỳ năm 2007 và là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư mạnh vào nhiều lĩnh vực quan trọng như bất động sản, công nghệ thông tin, công nghiệp, xây dựng. Trong đó, riêng đầu tư vào bất động sản và dịch vụ tư vấn đă chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư. Những dự án bất động sản qui mô lớn mới được thành phố trao giấy phép đầu tư như các dự án xây dựng khu Đại học quốc tế Beryaya ở huyện Hóc Môn có qui mô khoảng 1.000ha với tổng vốn đầu tư lên 3,5 tỷ USD; dự án công viên phần mềm TECO có vốn 1,2 tỷ USD; dự án xây dựng cao ốc văn pḥng cho thuê với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD của Công ty TNHH TA, Associates Việt Nam.

+ (TTXVN 24.07) ADB: VN phải hành động dứt khoát để tránh suy thoái. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo năm nay tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại c̣n 6,5%, nhưng năm tới sẽ tăng lên 6,8% so với tốc độ 8,5% của năm ngoái và 7,3%/năm trong thập kỷ trước. Lạm phát năm 2008 của Việt Nam sẽ tăng lên 19,4%, sau đó sẽ hạ xuống 10,2% vào năm tới so với 8,3% trong năm 2007. Trong báo cáo "Giám sát Kinh tế Châu Á" được công bố định kỳ 6 tháng một lần, ADB lưu ư Việt Nam cần phải hành động dứt khoát để tránh cuộc suy thoái kinh tế như đă từng xảy ra ở Thái Lan, nơi khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997/98. Trong bối cảnh lạm phát hàng năm ở Việt Nam đang hướng tới mức 30% và thâm hụt thương mại ngày càng ph́nh to, ADB nói rằng nỗi lo ngày càng gia tăng về khả năng nền kinh tế này có thể đối mặt với những khó khăn rất lớn. Trong tháng 6, lạm phát ở Việt Nam đă tăng 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái và là một trong những nước có lạm phát cao nhất ở châu Á do chịu tác động mạnh của sự lên giá dầu mỏ và lương thực. Trong khi thâm hụt mậu dịch trong 6 tháng đầu năm nay của Việt Nam cũng tăng gấp 3 lần lên 16,9 tỷ USD

+ (VOV 24.07) Điều chỉnh hơn 35.000 tỷ đồng vốn ngân sách để chống lạm phát. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 15/7, tổng số dự án sử dụng vốn ngân sách trên cả nước đă được hoăn khởi công, ngừng thực hiện và giăn tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, là gần 3.000 dự án, với tổng giá trị hơn 35 ngh́n tỷ đồng. Theo số liệu công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số công tŕnh, dự án thuộc các địa phương quản lư được điều chỉnh là 1884 dự án, với tổng giá trị 5662 tỷ đồng. Số dự án thuộc các bộ ngành là 84 dự án, bằng 330 tỷ đồng. Trong đó, số dự án hoăn khởi công, ngừng triển khai thực hiện của các bộ ngành và địa phương là 1203 dự án, với số vốn đă bố trí là 1881 tỷ đồng. Số dự án giăn tiến độ thực hiện là 765 dự án, với tổng vốn 4111 tỷ đồng.Đối với các tập đoàn và tổng công ty đă rà soát cắt giảm, hoăn khởi công và giăn tiến độ thực hiện là 1003 dự án, với tổng vốn 29.366 tỷ đồng.

+ (NLĐ 24.07) 6 trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời ở bệnh viện Huế.Bệnh viện (BV) Trung ương Huế, chiều 23-7 cho biết 6 trẻ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên vừa ra đời tại BV này, gồm 4 gái, 2 trai, cân nặng từ 2 - 3,5 kg (ảnh). Từ tháng 11-2007, BV Trung ương Huế đă triển khai thành công kỹ thuật TTTON. Đến nay, BV đă thực hiện 79 trường hợp TTTON với tỉ lệ có thai ổn định khoảng 40% (đây là tỉ lệ cao so với các cơ sở TTTON ở VN). Đến cuối tháng 8-2008, BV Trung ương Huế sẽ tiếp tục đón 3 trẻ TTTON - chuyển phôi trữ đầu tiên ra đời và đến cuối năm 2008, BV sẽ tiếp tục đón thêm hơn 15 trẻ TTTON.

+ (VnExpress 25.07) Hơn 45 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 7 tháng. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay, tính chung vốn cấp mới và tăng thêm đạt 45,28 tỷ USD, tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm trước. Vốn FDI của năm 2007 là 20,3 tỷ USD. Tính riêng tháng 7, có thêm 167 dự án mới, với 13,5 tỷ USD, đưa tổng vốn cấp mới của 7 tháng đầu năm lên 44,49 tỷ USD. Một phần lớn nguồn vốn FDI trong thời gian này dồn vào lĩnh vực dầu khí, chiếm gần 22% vốn đăng kư, với 2 dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) và tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) mới được cấp phép. Tuy nhiên, dịch vụ vẫn đang là ngành hút nhiều vốn ngoại nhất trong 7 tháng đầu năm, với 22,8 tỷ USD, tương ứng 51,34% tổng vốn.Vốn FDI thời gian này "đội" lên so với năm trước một phần v́ nhiều dự án được cấp phép có quy mô lớn. Riêng 27 dự án có quy mô 100 triệu USD trở lên đă có tổng vốn trên 40 tỷ USD. Số dự án có giá trị trên 3 tỷ USD cũng khá nhiều, đáng chú ư là dự án của tập đoàn Formosa tại Hà Tĩnh với 7,87 tỷ USD, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn 6,2 tỷ USD, dự án khu đô thị mới tại Phú Yên của New City (Brunei) 4,3 tỷ USD, dự án Hồ Tràm (Canada) 4,23 tỷ USD.

+ (Thanh Nien 25.07) Giá tiêu dùng tháng 7 tiếp tục chững lại.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này chỉ tăng 1,13%, trong đó nhóm lương thực, thực phẩm nhích lên chưa đến 1%. Tuy nhiên số liệu này chưa bao gồm tác động của đợt điều chỉnh giá nhiên liệu hơn 30% vừa qua.Theo Tổng cục thống kê, CPI 7 tháng đầu năm tăng 19,78% so với năm 2007. C̣n nếu theo phương pháp trung b́nh kỳ mới được áp dụng, giá tiêu dùng của 7 tháng đă tăng 21,28% so với trung b́nh của 7 tháng đầu năm trước.

+ (VnExpress 25.07) Cấp phép tổ hợp hóa dầu thứ ba tại Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tổng công ty Hóa chất (Vinachem) và 2 doanh nghiệp Thái Lan sẽ rót trên 3,7 tỷ USD để xây dựng tổ hợp hóa dầu thứ ba tại Việt Nam, sau các nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay, dự án này đă được cấp phép giữa tháng 7 vừa qua, với tổng vốn 3,77 tỷ USD. Hiện các bên tham gia đă thống nhất thành lập Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn để thực hiện dự án tại Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn, TP Vũng Tàu. Tổ hợp sẽ sản suất và tiêu thụ các hóa chất cơ bản, khí công nghiệp, nguyên liệu nhựa, các sản phẩm từ dầu khí và các sản phẩm hóa dầu khác. Dự án cũng bao gồm cảng, cầu cảng chuyên dùng và các kho băi phục vụ tổ hợp.

+ (VnNet 25.07) Đổi số điện thoại cố định trên toàn quốc .Từ 5/10 các thuê bao điện thoại cố định của VNPT trên 53 tỉnh, thành phố sẽ bị đổi số. Cụ thể VNPT sẽ nâng dải số từ 6 lên 7 cho 53 tỉnh, thành phố và lên 8 số đối với Hà Nội và TP HCM. Tại cuộc họp sáng 24/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đă đồng ư cho các doanh nghiệp viễn thông được đổi số điện thoại cố định nhằm tăng thêm kho số, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng. Theo đó, các nhà cung cấp phải thêm vào trước các thuê bao hiện có của ḿnh những chữ số mà Bộ Thông tin và Truyền thông quy định: VNPT số 3, Viettel số 6, EVN số 2, Saigon Postel số 5, FPT số 7 và VTC số 4.VNPT là đơn vị chiếm thị phần lớn nhất nên được tiến hành đổi số trước, sau đó sẽ đến lượt các doanh nghiệp c̣n lại. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông Tính đến hết năm 2007, cả nước có khoảng 11,5 triệu thuê bao cố định. Trong đó, VNPT chiếm 78,6% thị phần, tiếp đến là EVN Telecom với 15,4%, Viettel đứng vị trí thứ 3 với 4,8%, c̣n l,3% của Saigon Postel.

+ (TTXVN 25.07) Chưa phát hiện thấy hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Vấn đề pḥng chống rửa tiền hiện được quy định trong nhiều văn bản pháp lư của Việt Nam như điều 251 của Bộ luật H́nh sự năm 1999, điều 19 của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Nghị định của Chính phủ về pḥng chống rửa tiền năm 2005. Tuy nhiên, theo ông Ric Power, các quy định này chưa rơ ràng, nhiều quy định chưa được cụ thể hóa trong hoạt động của các cơ quan pháp luật nên chưa phát huy được năng lực và thẩm quyển của các cơ quan thi hành luật. Để nâng cao hiệu quả pḥng chống rửa tiền, ông Ric Power khuyến cáo Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp về pḥng chống rửa tiền theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng hệ thống pḥng chống rửa tiền hiệu quả, góp phần ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, tội phạm, bảo đảm sự an toàn cho hoạt động của các định chế tài chính và tăng thêm niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài. V́ Việt Nam là thành viên của nhóm các nước khu vực châu Á-Thái B́nh Dương về pḥng chống rửa tiền (APG), nên vào tháng 11 tới, một đoàn chuyên gia của APG sẽ đến Việt Nam để điều tra và đánh giá về hoạt động pḥng chống rửa tiền.

+ (SGGP 26.07) TPHCM: Chênh lệch tiền lương cao nhất so với mức trung b́nh: 109 lần. Báo cáo của Tổng Liên đoàn cho thấy, mức thu nhập b́nh quân của công nhân lao động đang làm việc trong DNNN và DN có vốn nước ngoài từ 1,2-1,4 triệu đồng/người/tháng, công nhân tại các khu vực kinh tế ngoài nhà nước khoảng từ 900.000 - 1,1 triệu đồng/người/tháng. Có sự chênh lệch lớn giữa người có tiền lương cao nhất so với mức trung b́nh, ở HN là 42 lần (42 triệu đồng/tháng) và ở TPHCM là 109 lần (hơn 100 triệu đồng/tháng).

+ (Hanoi Moi 26.07) 14 tỉnh có dịch heo tai xanh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ giữa tháng 5 đến nay đă có 90 xă, phường, thị trấn của 30 huyện, thị ở 14 tỉnh trên khắp 3 miền phát dịch heo tai xanh làm 16.677 con heo nhiễm bệnh, trong đó đă tiêu hủy 14.799 con.. 14 tỉnh hiện đang có dịch, gồm Sóc Trăng, Quảng Ninh, B́nh Định, Phú Yên, Quảng Nam, Hải Dương, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Bạc Liêu, Lào Cai, Gia Lai và Hà Nam.

+ (VOV 28.07) Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ .Ngày 25/7, lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ chết trong chiến tranh ở Việt Nam diễn ra tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, Việt Nam.Tham dự buổi lễ có đại diện Cơ quan Việt Nam t́m kiếm người mất tích, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak cùng đại diện của Lực lượng hỗn hợp kiểm kê tù binh và mất tích Mỹ (JPAC).Sau khi kư vào biên bản, đại diện Chính phủ Việt Nam đă bàn giao cho đại diện Chính phủ Mỹ 5 ḥm đựng hài cốt và di vật thu được trong đợt hoạt động t́m kiếm chung lần thứ 92 tại Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7. Đây là đợt trao trả hài cốt lần thứ 107 kể từ năm 1973.

+ (VnExpress 27.07) Chạy thử ḷ hơi đầu tiên nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ban quản lư Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất cùng với nhà thầu chính Technip đă cho chạy thử ḷ hơi B cung cấp hơi để thông thổi, làm sạch đường ống và sản xuất điện phục vụ công tác chạy thử một số phân xưởng công nghệ quan trọng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.Theo thiết kế, nhà máy có tổng cộng 4 ḷ hơi (A,B,C và D) - mỗi ḷ hơi có công suất 196 tấn hơi siêu cao áp/giờ. 4 ḷ hơi này có nhiệm vụ chính là cung cấp hơi để chạy 4 tuabin phát điện, mỗi máy phát điện có công suất 27MW cung cấp điện cho nhà máy hoạt động. Để phục vụ cho việc chạy thử các ḷ hơi, Ban Quản lư dự án đă nhập 5.000 tấn dầu diesel.

+ (NLĐ  28.07) 1.200 trại sinh tham dự hội trại “Tuổi trẻ - Phật giáo”.Sáng 26-7, tại chùa Vĩnh Nghiêm - TPHCM, 1.200 thanh niên Phật tử, sinh viên, học sinh đến từ TPHCM, Long An, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nội, Đắk Lắk, Tiền Giang, Lâm Đồng, Hải Pḥng, Nghệ An, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp... làm lễ xuất phát về Khu Du lịch thác Giang Điền (Đồng Nai) tham dự hội trại “Tuổi trẻ - Phật giáo” với chủ đề “Niềm tin cuộc sống” Ban Tổ chức hội trại, cho biết đây là một hoạt động của Báo Giác Ngộ được tổ chức hằng năm mỗi khi mùa hè đến và đối tượng tham gia là các thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có độ tuổi từ 14 đến 30. Mục đích hội trại nhằm góp phần cùng xă hội giải quyết những vấn đề bức xúc đặc biệt là giáo dục giới trẻ sống lành mạnh, hướng thượng; mở ra một sân chơi bổ ích cho giới trẻ sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng.

+ (Hanoi Moi 28.07) Tuyển IPhO Việt Nam đạt 4 HCV. Các thành viên đoàn chủ nhà tham dự cuộc thi Olympic Vật lư Quốc tế (IPhO) 2008 đều giành giải, với 4 huy chương vàng (HCV) và 1 huy chương đồng. Đây là thành tích cao nhất của Việt Nam tại các kỳ thi Vật lư Quốc tế.Xếp thứ nhất là đoàn Trung Quốc, tiếp theo là Đài Loan. Các thành viên của hai đội này đều đạt HCV.  Trong đó, thí sinh đạt điểm cao nhất và thí sinh có điểm thi lư thuyết cao nhất đều thuộc về Trung Quốc, thí sinh có điểm thực nghiệm cao nhất thuộc đội Đài Loan.Năm 2009, IPhO lần thứ 40 được tổ chức tại Mexico. 

+ (SGGP 27.07) TP.HCM sẽ có 4 tuyến đường trên cao. Công ty CP tư vấn xây dựng Bách Khoa đang lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao số 2 (TP.HCM). Tuyến đường chia làm 3 đoạn. Bề rộng mặt đường trên cao đề xuất là 19m, dăy an toàn mỗi bên là 7m, tổng bề rộng tuyến là 33m. TP.HCM sẽ c̣n có 3 tuyến đường trên cao nữa

+ (Tuoi Tre 26.07) Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa là 6% tiền lương. trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội (cơ quan thẩm tra) vẫn bảo lưu quan điểm quy định mức tối đa đóng BHYT bằng 6% tiền lương, tiền công (hiện tại là 3%).

Giải thích về việc này, Ủy ban Các vấn đề xă hội cho biết, mức đóng BHYT là 3% đă kéo dài liên tục trong những năm qua, trong khi quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng dẫn đến gây mất cân đối quỹ BHYT hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, hiện nhiều nước trên thế giới đă quy định mức đóng BHYT từ 8-12% tiền lương, tiền công để đáp ứng nhu cầu chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng do nhiều thiết bị y tế hiện đại và các loại thuốc đắt tiền được đưa vào sử dụng.

 

 



* Thời Trung cổ ( khỏang từ 700 tới 1500): là  thời Ki-tô giáo cầm cân nẩy mực ở Âu châu.