CHỈ C̉N HAI TUẦN LỄ NỮA - vào ngày 27/04/2014 - TOÀN THỂ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ THẾ GIỚI
VUI MỪNG TẠ ƠN THIÊN CHÚA TRONG NGÀY TÔN PHONG HIỂN THÁNH HAI VỊ CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG:

 
+ ĐỨC CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII
+ ĐỨC CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN - PHAOLO II.

 
XIN KÍNH GỬI LẠI LẦN CUỐI BẢN "HÀI TỘI" VỊ CHA CHUNG CỦA "NHÀ THẦN HỌC" HANS KUNG.

 

Ngày 17.04.2010, Hans Kung đă gửi cho các giám mục trên thế giới một bức thư mở, lần nầy con người muôn thuở bất măn ấy lại tấn công Đức Thánh Cha Biển-Đức, Đấng kế nhiệm Đức Gioan-Phaolô II, vị giáo hoàng đă chẳng nương tay trước sai trái lầm lạc của ông và đă băi nhiệm chức giáo sư thần học của ông. Khi Đức Biển-Đức XVI lên ngai giáo hoàng,Hans Kung tràn đầy hy vọng,nhất là lúc nhận được thư mời gặp Tân giáo hoàng,một người mà Hans Kung không phải không ngán sợ v́ ‘bảo thủ’ và là một trong những người thân cận,được Đức Gioan-Phaolô II kính nể nhất. Chúng ta sẽ thấy – ngay trong phần mở đầu bức thư nầy của ông – lư do v́ sao ông hy vọng, rồi lại thất vọng và chờ thời cơ để tấn công Đức Biển-Đức XVI đương kim hiển trị. Một con người mà người biên tập cũ của ông phê b́nh là “thiếu “đức bác ái” và không đem lại ‘bất cứ đóng góp nào hiệu quả hơn cho Giáo Hội vốn đang chịu đau khổ v́ những yếu đuối của con cái ḿnh”, quả là không xứng để chúng ta mất thời giờ.Nhưng v́ vẫn c̣n một số người bán tín bán nghi, nhất là với cái nhăn ‘nhà thần học” thâm niên của Hans Kung, cho nên BTGH muốn kính gửi bài viết ‘hài tội” Đức Thánh Cha  Gioan-Phaolô II của Hans Kung. Qúy Vị đă nhận bài nầy vào than1g 02.2007, mong cảm thông.

 

-------------------------------------------------------------------

 

HĂY LẮNG NGHE

HANS KUNG “HÀI TỘI” VỊ CHA CHUNG GIÁO-HỘI

 

ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II ĐĂ KHÔNG NHẬN RA CÁC THỜI ĐIỀM

và ĐĂ DẪN GIÁO-HỘI CÔNG GIÁO TỚI KHỦNG-HOẢNG.

                                                                                                                                                             Hans  Kung


 

 

Lời dẫn: năm 1979,Nhà thần học HANS KUNG ( người ta dùng từ “ưa gây gỗ,hiếu chiến” đối với Ong) đă bị Đức Gioan-Phaolô II lên án và băi nhiệm chức giáo sư Tín Lư và Thần Học Đại Kết ở Đại Học Tubingen, sau lọat bài của ông, như “Thiên Chúa có hiện hữu không?” (Dieu existe-t-il?),nhất là bài viết “Infaillible?” (Vô Ngộ?)  đặt vấn đề về tín điều Bất Khả Ngộ trong Giáo Hội (mà Công Đồng Varican I đă tuyên tín). Sinh năm 1928, Hans Kung đă nhận đựoc rất nhiều tước hiệu danh dự và vừa qua,ông nhận được bằng tiến-sĩ danh dự về “Thần Học Đại Kết” ở Detroit,Mỹ. BTGH kính gửi đến  BÀI VIẾT CủA HANS KUNG,biểu lộ sự bất măn tột độ của ông đối với Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II. BTGH xin phép lưu-ư: việc đánh giá thuộc trách nhiệm của mỗi người sau khi đọc (những) bài viết .


 

 

  Ngày 17 tháng 10 năm 1979,tôi (Hans Kung) đă xuất bản một cái nh́n tổng quan năm đầu tiên về triều đại giáo hoàng của Đức Gioan-Phaolô II. Chính bài viết nầy xuất hiện trong nhiều tờ báo trên thế giới đă dẫn đến việc hai tháng sau lệnh rút giấy phép giảng dạy của tôi trong chức vụ nhà thần học và nhân danh Giáo Hội.

   25 năm triều đại giáo hoàng (của Đức Gioan Phaolô II) đă củng cố lời phê b́nh của tôi.Đối với tôi,vị giáo hoàng nầy không phải là giáo hoàng lớn nhất thế kỷ XX,nhưng là nhiều mâu thuẫn nhất. Một giáo hoàng có nhiều tiềm năng lớn lao và chịu trách nhiệm về những quyết định sai lầm. Để gom tất cả về một công thức đơn giản: “chính sách đối ngoại” của Ngài đ̣i buộc cả thế giới sự trở lại,sự cải cách và đối thoại,trong khi “chính sách đối nội”của Ngài lại tương phản rơ rệt,khi nhắm vào việc phục hồi t́nh trạng trước Công Đồng Vatican II và chối từ đối thoại trong ḷng Giáo Hội.

 

1. Cũng chính con người nầy tŕnh bày nhân quyền với thế giới bên ngoài, lại từ chối nhân quyền bên trong Giáo Hội đối với các giám mục, các nhà thần học và nhất là đối với nữ giới. Vatican không thể kư một cách hợp pháp Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được Hội Đồng Châu Âu ủng hộ,v́ như vậy trước tiên phải thay đổi một số quá lớn các quyết định của Giáo Luật Rôma mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa chuyên chế thời Trung Cổ. Sự tách biệt cá quyền hành đă được Giáo Hội Công-giáo nh́n nhận. Trong trường hợp có tranh chấp, cũng chính quyền lực ấy can thiệp để làm luật,để tố cáo và xét xử.

    Các hậu quả: một giám mục đoàn bị quy phục một cách hèn hạ và một t́nh trạng pháp lư không thể chấp nhận được. Bất cứ ai có chuyện xung đột pháp lư với những cơ chế  tối cao của Giáo Hội, sẽ khó mà thấy các quyền của họ thắng thế.

 

2. Đó là một con người có ḷng tôn sùng lớn lao đối với Đức Trinh Nữ Maria, giảng dạy một lư tưởng cao thượng về nữ giới,nhưng đánh giá thấp nữ giới và từ chối không truyền chức linh mục cho họ. Vừa tạo được thiện cảm của phụ nữ Công-giáo truyền thống,vị giáo hoàng nầy lại đẩy lùi các phụ nữ hiện đại,mà Ngài muốn lọai trừ “một cách bất khả ngộ” muôn đời khỏi các chức thánh và xếp việc ngừa thai vào hàng đại biểu cho một “nền văn hóa chết chóc”.

     Các hậu quả: một sự ly dị giữa chủ nghĩa tuân-thủ ở bên ng̣ai và sự tự trị của lương tâm bên trong Giáo Hội,ví dụ trong những trường hợp cố vấn cho phụ nữ đang trong t́nh trạng xung đột,nó cũng làm cho các giám mục cùng phe Rôma xa lánh họ và như vậy dẫn tới việc  những kẻ cho tới nay vẫn trung thành với Giáo Hội, phải bỏ chạy hàng lọat ngày càng đông.

 

3. Một con người rao giảng chống sự nghèo đói của đám đông và sự lầm than trên thế giới,nhưng bằng thái độ đối với hạn chế sinh đẻ và sự bùng nổ dân số,Ngài tự biến ḿnh thành đồng lỏa của sự lầm than nầy. Vị giáo ḥang nầy,trong rất nhiều chuyến công-du và đối diện với Hội Nghị Dân Số của Liên Hiệp Quốc ở Cairo, đứng về phe những kẻ chống lại thuốc ngừa thai và các thuốc pḥng chống,chắc chắn cũng chịu trách nhiệm hơn bất cứ nguyên thủ quốc gia nào,về sự gia tăng dân số không kiểm soát được trên hơn  một đất nước và sự lan tràn của bệnh sida ở Châu Phi.

   Các hậu quả: ngay trong các quốc gia Công-giáo truyền thống như Ai-Nhĩ-Lan,Tây Ban Nha và Ba Lan,càng ngày người ta càng khước từ luân lư t́nh dục của Đức Giáo Hoàng và nỗi dậy chống lại chủ nghĩa khắt khe của Công giáo La Mă về vấn đề phá thai.

 

4. Một người mà sự tuyên truyền đề cao h́nh ảnh của một linh mục nam giới và độc thân,nhưng cũng chính tự biến ḿnh thành nguyên nhân của sự thiếu hụt linh mục một cách thê thảm,của sự sụp đổ về mục-vụ trong nhiều quốc gia và những vụ tai tiếng mà người ta không c̣n có thể dùng mặt nạ che đậy được nữa khi có những linh mục bị kết án là xâm hại t́nh dục trẻ em. Sự ngăn cấm luôn áp đặt cho hàng giáo sĩ không được kết hôn, chỉ là một ví dụ về cách mà vị giáo hoàng nầy,do ủng hộ giáo luật thế kỷ thứ 9, tự đặt ḿnh ra ngoài học thuyết Kinh Thánh và truyền thống vĩ đại Công giáo vốn không biết bất cứ luật nào trong thiên niên kỷ thứ nhất áp đặt luật độc thân cho các thừa tác viên.

   Các hậu quả: những ṇng cốt hiếm hoi dần và lớp thay thế không có, một nửa số giáo xứ trong một thời gian ngắn nữa sẽ không có chủ chăn được phong chức và không có các cử hành Thánh Thể đều đặn,điều mà không phải việc các linh mục từ Ba Lan,từ Ấn Độ hay từ Châu Phi nhảy dù xuống,cũng không phải việc gộp các giáo xứ lại thành những “đơn vị mục vụ”to lớn mà người ta bị buộc phải gia nhập, có thể che đậy được nữa.

 

5. Một con người say sưa phong thánh với một số lượng thừa thải,nhưng đồng thời lại kích động với quyền bính của một nhà độc tài sự điều tra của ḿnh theo đuổi các nhà thần học,các linh mục,các tu sĩ và các giám mục không được ḷng: nạn nhân chủ yếu là các tín hữu nỗi bật về tinh thần phê phán và ư chí cải cách kiên cường của họ.Giống như Đức Piô XII đă làm đối với các nhà thần học quan trọng nhất thời kỳ của Ngài (Chenu,Congar,de Lubac,Rahner,Teilahrd de Chardin), Đức Gioan-Phaolô (và viên điều tra Ratzinger vĩ đại của Ngài) đă theo đuổi Schillebeckx, Balasuriya,Boff,Balànyi,Curran cũng như Đức giám mục Jacques Gaillot (Evreux) và Đức Tổng giám mục Huntington (Seatle)

  Các hậu quả : một Giáo Hội gồm các giám-thị,trong đó lan rộng sự mách lẻo,sự sợ hăi và  sự quy phục nô lệ.Các giám mục tự xem ḿnh như là các quan chức của Roma,chứ không như những tôi tớ của Dân Hội Thánh và các nhà thần học rập khuôn theo những lập trường chính thức để viết ra hoặc là im lặng.

 

6. Một người luôn tôn vinh đại kết,nhưng lại là một cái gông cùm cho những liên hệ với các Giáo Hội Chính Thống, cũng như với các Giáo Hội năy sinh tử Cải Cách ;một người ngăn cản sự nhận thức về thừa tác vụ và sự hiệp thông với nhau giữa những người tin lành và Công-giáo trong cử hành tiệc ly. Phù hợp với những kế họach thường xuyên của các ủy ban chuyên gia về đại kết và sự thực hành địa phương trong nhiều giáo xứ, Giáo Ḥang có thể công nhận các thừa tác vụ của những giáo hội ng̣ai Công-giáo và các cử hành tiệc ly của họ và cũng có thể cho phép đặt Ḿnh Thánh.Ngài c̣n có thể thu gọn quyền bính quá mức theo cách làm ở thời Trung Cổ đối với các Giáo Hội Đông Phương và của các Giáo Hội khởi nguồn tử cuộc Cải Cách. Nhưng,chính Ngài,Ngài quyết tâm duy tŕ những cơ cấu quyền  bính của Roma.

   Các hậu quả : hiệp ước thân thiện về mặt đại kết đă bị ngưng lại sau Công Đồng Vatican II. Ḥan ṭan giống như ở thế kỷ XI và XVI,chế độ Giáo Ḥang biểu hiện như là ngăn trở lớn lao nhất cho sự hiệp nhất các Giáo Hội Kitô-giáo trong tự do và đa dạng.

 

  7. Một người tham dự Công-Đồng Vatican II,lại coi khinh tính tập thể giữa Giáo hoàng và các giám mục như nó đă được quyết định và là người không bỏ lỡ cơ hội nào để tôn vinh quyền bính tuyệt đối của ngôi giáo hoàng. Thay v́ những khẩu lệnh như « đổi mới,đối thọai,tính cộng đồng,cởi mở cho đại kết »,th́ bây giờ những câu như « chuyển động phục hồi,quyền giáo huấn,sự tuân phục,trở về phong cách Rôma » trỗi vượt trong các tuyên bố và trong các cam kết.

   Các hậu quả : Đừng nh́n những đám đông ào đến khi thấy Đức Giáo Ḥang xuất hiện mà lầm tưởng : có hàng triệu người khác,dưới triều đại giáo ḥang nầy,đă “trốn chạy” khỏi Giáo Hội hoặc rút lui. Sự oán thù của nhiều mảng lớn dư luận quần chúng đối với sự kiêu ngạo do phẩm trật giáo hội tỏ lộ đă lớn mạnh lên với một tầm mức đe dọa đáng sợ.

 

  8. Một đại biểu của đối thoại với các tôn giáo trên thế giới,lại đồng thời hạ thấp những tôn giáo nầy vào hàng những h́nh thức cụt ngủn của đức tin. Đức Giáo Ḥang thích quy tụ quanh Ngài các chức sắc của những tôn giáo khác.Nhưng Ngài mau chóng tỏ ra Ngài bận tâm khía cạnh thần học các động cơ mà các tôn giáo nầy tượng trưng. Đúng hơn,ngay cả dưới dấu hiệu của đối thọai,Ngài coi ḿnh là “nhà truyền giáo”theo kiểu cũ.

   Các hậu quả: sự dè chừng đối với chủ nghĩa đế quốc La Mă luôn lan rộng khắp. Và điều đó không chỉ giữa các Giáo Hội Kitô-giáo,mà c̣n ở trong Do Thái giáo,Hồi Giáo và tất nhiên là ở An Độ và Trung Quốc.

 

9.  Một trạng sư có sức thuyết phục dấn thân cách hăng say nhân danh một nền luân lư riêng tư và công cộng v́ ḥa b́nh,nhưng đồng thời lại tự đánh mất sự đáng tin của ḿnh trong tư cách là thẩm quyền luân lư chỉ v́ tính khắt khe không thực tế.Những cố gắng hợp pháp của Giáo ḥang về luân lư phần lớn không thành công v́ những cách nh́n khắt khe của Ngài trong những vấn đề liên quan đến đức tin và luân lư.

    Các hậu quả: vị giáo hoàng nầy dưới mắt những người Công-giáo truyền thống cũng như những người thuộc thế giới vô thần như là một siêu minh minh,đă bằng sự độc đoán của Ngài đẩy sự vụ của Ngài tới sụp đổ do chính quyền lực của ḿnh.Mặc dù trong các công-du Ngài là một người có sức lôi cuốn đặc biệt về truyền đạt được các phương tiện truyền thông đề cao (trong khi không có khả năng đối thoại và biểu hiện sự hăng hái giải quyết tất cả),th́ chính là sự đáng tin cậy của Đức Gioan XXIII mà Ngài thiếu.

 

10. Năm 2000,Giáo Ḥang  cố gắng đạt được một lời xưng thú công khai, nhưng Ngài đă chỉ tha cho “những con trai và con gái Giáo Hội”, chứ không cho “các Đức Thánh Cha” và “bản thân Giáo Hội”.

     Các hậu quả: sự xưng thú nửa vời nầy đă không có phần tiếp theo: đó không phải là một sự cải đổi,nhưng chỉ là những lời nói không đi đôi với việc làm.Thay v́ sử dụng những tiêu chí của Phúc Am chỉ đường dẫn lối để họ biết đi tới tự do,thấy được ḷng nhân từ và sự quan tâm nồng nhiệt đối với con người,khi đứng trước những sai lạc của sự tiến hóa hiện tại,th́ tại Rôma,người ta dùng để làm tiêu chuẩn một bộ luật thời trung cổ không truyền ra một sứ điệp vui mừng, nhưng bằng những nghị quyết, những câu giáo lư hỏi đáp,bằng những h́nh phạt,chỉ lăm le những lời dọa nạt.

    Không thể không chú ư đến vai tṛ của vị giáo hoàng người Ba-Lan trong sự sụp đổ của đế quốc sô-viết. Nhưng không phải giáo hoàng nầy đă gây ra sự sụp đổ,đó chính là những sự mâu thuẫn về kinh tế và xă hội gắn liền với chính chế độ sô-viết. Điều làm nên bi kịch cá nhân và sâu xa của giáo hoàng nầy,đó là mô h́nh Công giáo Ba-Lan của Giáo Hội (vừa mang tính chất trung-cổ,vừa ghi đậm dấu chống cải cách và chống sự duy tân) đă không thể truyền mô h́nh nầy cho « phần c̣n lại »của ṭan thể Công-giáo. Hơn thế nữa : ngay ở Ba-Lan Ngài bị nhận ch́m do sự tiến hóa của thế giới hiện đại.

    Phân tích kỹ,triều đại giáo ḥang nầy tỏ ra là một sự thất bại cho Giáo Hội,mặc cho những diện mạo tích cực. Một giáo hoàng bị các sự việc sự kiện vượt qua,không từ bỏ quyền bính của ḿnh dù là có thể,th́ đối với nhiều người, là biểu tượng của một Giáo Hội mà phía sau cái mặt tiền rực rỡ, đă bị xơ cứng và suy yếu trên những năm tháng xưa cũ.

   Nếu vị giáo hoàng kế tiếp muốn theo đuổi triều đại giáo ḥang nầy, Vị đó sẽ c̣n phải củng cố cả một mớ khổng lồ các vấn đề và sẽ dẫn sự khủng hoảng cơ cấu của Giáo Hội Công-giáo tới một ngơ cụt đúng theo nghĩa đen.

  Không,một vị giáo hoàng mới phải quyết định để sửa chữa hướng đi và thổi vào Giáo Hội sự can đảm cần thiết cho những khởi đầu mới trong tinh thần của Đức Gioan XXIII và trong dăy liên tiếp các cuộc canh tân, mà Công Đồng Vatican II đă cho cú hích.


 

 

                                                                                                                                                            (trích từ báo Đức « SONNTAGSZEITUNG »,Zurich 12.10.2003

 

                                                                                                                                                                                                                                                                   

LỜI B̀NH:

   Người Việt-Nam có tuổi không thể không liên tưởng đến cảnh vô luân của những cuộc ĐẤU TỐ  đầu thập niên 1950, khi những người ăn kẻ ở và CẢ NHỮNG ĐỨA CON NGỖ NGHỊCH “hài tội” ông bà chủ nhân đức và cha mẹ ḿnh, “kê khai” mọi điều xấu xa có thể tưởng tượng ra,mà ai cũng biết là bịa đặt hoặc do thành kiến,hận thù, mà sai lạc. HANS KUNG C̉N HƠN NHƯ THẾ và thật đáng sợ nơi một người “trí thức”!

    Sau 24 năm bị Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II rút phép giảng dạy tại các Trường Công-giáo,qua bài viết trên đây của nhà thần học HANS KUNG, chúng ta thấy mức độ thù hận đă làm Hans Kung quên mất vị trí của ḿnh, nhưng điều quan trọng,là tính chất cay độc trong bài viết của và lối dùng chữ của Ong. Tác dụng của bài viết ḥan ṭan ngược lại và người ta thấy h́nh ảnh của một người kiêu căng,ngạo mạn và cố chấp. Sự ti tiện của một người đă từng nổi danh,làm chúng ta thương hại,nhưng không làm chúng ta ngạc nhiên. Với một nền tảng giáo dục và đạo đức như của Hans Kung,th́ phải đặt vấn đề tất cả những ǵn ông đă nói,đă viết và đă truyền đạt cho nhiều thế hệ. Au cũng là bài học cho mỗi người, đúng như lời cha ông Việt-Nam dạy : TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN. Hans Kung,một nhà trí thức tầm cở,đă không « học lễ » !thái độ  « no mất ngon, giận mất khôn » ấy đă tự phơi bày sự ấu trĩ và thiếu căn bản giáo dục làm người. Đọc bài viết nầy,ta có cảm tưởng như đọc bài viết của Voltaire hoặc của Jean-Paul Sartre,nhưng chỉ giống về sự chua cay độc địa,mà thua xa về luận lư !

    Sau khi Đức Thánh Cha Gioan-Phaol ô II băng hà và khi Đức Thánh Cha Biển- Đức XVI kế nhiệm,thái độ của Hans Kung khiến cho người ta không thể không nh́n Ông với con mắt thương hại và chán ngán: một sự thiếu trưởng thành tâm lư, đạo đức nhân bản (và căn bản làm người cần phải có). Ông vội ca ngợi Đức Tân Giáo Hoàng và không hề cho thấy dấu hiệu nhận ra lỗi lầm, sai lạc của ḿnh.

     Chúng tôi không lầm lẫn khi xếp Hans Kung vào hạng chống phá Giáo Hội, v́ thái độ,các bài viết công khai [chỉ trích với thái độ hận thù không cần che đậy] và ảnh hưởng xấu của Ông không hề thua sút - nếu không muốn nói là vượt xa - những ǵ mà một số Nhóm,Hội,Phong Trào gây ra cho Giáo Hội trong thời gian thập kỷ cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI.   

 

 

__._,_.___