Thiên Chúa & Chủ thuyết Vô thần mới
John F. Haught
Trần Hữu Thuần, PX 53 (Huế), dịch
Vài hàng giới thiệu tác phẩm và tác giả của người dịch:
Tại Hoa ḱ, hiện nay có một nhóm tự xưng là vô thần, phổ biến nhiều sách bán chạy nhất và bài báo, cả trên mạng,phi bác sự hiện diện của Thiên Chúa và tôn giáo, cách riêng Kitô giáo. Trong nhóm này phải kể đến Richard Dawkins, một giáo sư đại học, Sam Harris, Christopher Hitchens, Daniel Dennett, vv.
John F. Haught là Trưởng khoa và Giáo sư tại Phân khoa thần học Đại học Georgetown từ năm 1970 đến 2005. Ông là Thành viên thâm niên về Khoa học và Tôn giáo tại Trung tâm thần học Woodstock thuộc Đại học Georgetown. Về vị giáo sư tác giả của “Thiên Chúa và chủ thuyết vô thần mới” (God and the New Atheism) này, tôi xin mượn lời của Elia Delio trong bài nhận định của bà về tác phẩm mới nhất của John F. Haught “Làm cho tiến hóa có ư nghĩa” (Making Sense of Evolution): “John Haught không chỉ là một trong các nhà thần học hay nhất của thời đại chúng ta; ông, như Teilhard, là một tiên tri.”
Trong bản dịch này, chúng tôi cố gắng sử dụng từ thuần Việt, tránh dùng từ Hán Việt khi có thể được. Về tên riêng người và địa điểm, chúng tôi giữ lại gốc tiếng Anh trừ phi tên đă quá quen thuộc, ví dụ chúng tôi viết Frank, nhưng Phêrô, nước Sweden, nhưng nước Pháp. Theo ư kiến riêng, điều này sẽ dễ dàng cho bạn đọc trẻ đă quá quen thuộc với các ngoại ngữ Anh Pháp ngày nay, hơn là viết theo các phiên âm nhiều khi gây bối rối.
Trần Hữu Thuần
Dẫn nhập
Bất cứ ai theo dơi ngày nay sách bán chạy trong thế giới xuất bản không thể không chú ư đến sự bùng phát gần đây các luận giải vô thần đầy khiêu khích. Các sách bán chạy nhất của Richard Dawkins, Sam Harris, và Christopher Hitchens đă lôi cuốn một số lượng chú ư khác thường. Nhiều người đọc, kể cả các nhà khoa bảng, đă t́m thấy các sách đó không chỉ hấp dẫn mà c̣n, trong vài trường hợp, thuyết phục. Cuốn Ảo giác về Thiên Chúa (The God Delusion) của Dawkins viết hay tuyệt vời, cho dẫu không luôn luôn chính xác, những ǵ một số nhà khoa học và triết học đă từng suy nghĩ đến. Tương tự, trong cuốn Chấm dứt đức tin (The End of Faith) và Thư cho một quốc gia Kitô giáo (Letter to a Christian Nation), và Hitchens, trong cuốn Thiên Chúa không vĩ đại: Làm sao tôn giáo đầu độc mọi thứ (God Is Not Great: How Religion Poisons Everything), đă nêu lên rơ ràng và thích thú những ǵ mà nhiều người đọc của họ cũng cho tôn giáo là sai lầm. Tôi sẽ nói đến các tác phẩm đó cách chung là “chủ thuyết vô thần mới.”1
Một số sách có vẻ trí thức tương tự giờ đây đang cố gắng nhân danh khoa học vạch trần tôn giáo và cách riêng ư niệm về Thiên Chúa.2 Thoạt tiên tôi có ư muốn kể cả cuốn Phá vở lời nguyền: Tôn giáo như là một hiện tượng tự nhiên (Breaking the Spell: Religion as a Natural Phenomenon) của Daniel Dennett một cách tập chú hơn vào trong nghiên cứu của tôi về chủ thuyết vô thần mới, nhưng sách của Dennett là một lư luận dài ḍng vô ích về một vấn đề tương đối đơn giản, và dù cách nào cũng không là một phương cách ngoại lệ để tấn công tôn giáo.3 Hơn nữa, khi trả lời ba cuốn sách mà tôi đă chọn để đánh giá, tôi quả thực cũng đề cập đến tuyên bố chính yếu của Dennett, nói rơ ra là rằng tôn giáo nên được nghiên cứu theo tự nhiên, cách riêng theo cách nh́n của sinh vật học tiến hóa. Dù sao tên của Dennett cũng thường được nhắc tới, nhưng v́ các hạn chế của độ dày và phức tạp của cuốn sách này, tôi đă quyết định đề cập minh nhiên với ba tác giả kia, và với Dennett thỉnh thoảng hơn.
Quan điểm chính của Dennett là rằng khoa sinh vật tiến hóa cung cấp cách giải thích sâu sắc nhất về mọi hiện tượng, kể cả đạo đức và tôn giáo. Xem xét một nhận thức tiến hóa về tôn giáo, tôi có thể lư luận, không là điều thần học chống đối. Thực tế, thần học, như tôi nhận thức nó, không có đối kháng nào trong việc thúc đẩy các cách giải thích tiến hóa về mọi hệ thống sinh vật, kể cả tôn giáo, bao lâu nó có thể hữu lư và hiệu quả khoa học để làm như vậy. Với khoa học, nói cho cùng, các tôn giáo cũng là thành phần của thiên nhiên như tất cả mọi thực tế khác có thể quan sát được. Tuy nhiên, Dennett không ngừng lại với nhận thức rằng tôn giáo là một hiện tượng tự nhiên mà khoa học có đủ mọi quyền để nghiên cứu. Theo ông, cũng như theo Dawkins, một tri thức tự nhiên về tôn giáo không c̣n dành chỗ đáng kể nào nữa cho các tường tŕnh thần học đáng tin cậy về tại sao phần lớn con người có tôn giáo. Thần học theo Dennett, cũng như theo Dawkins, Harris, và Hitchens, giờ đây hoàn toàn thừa thăi. Chỉ một ḿnh khoa học có thể cho chúng ta biết mọi điều về tôn giáo thực sự là ǵ, và nó có thể cung cấp các giải đáp tốt hơn thần học có
thể cung cấp cho mọi câu hỏi quan trọng người ta hỏi đến. Theo Dawkins, khoa học thậm chí có đủ tư cách để quyết định liệu Thiên Chúa có hiện hữu hay không. Cho dẫu Dennett không hoàn toàn tự tin như vậy, ông chia sẻ sự tin tưởng rằng tầm bao quát nhận thức của khoa học là toàn vẹn, và từ đó rằng nó không để lại chỗ đáng kể cho giải thích thần học về tôn giáo.
Sự tin tưởng của Dennett rằng khoa học có thể cung cấp một tri thức đầy đủ về tôn giáo hiển nhiên không phải là một tuyên bố đă được khoa học chứng tỏ hay thậm chí có thể chứng tỏ được. Đó là một tín điều, một tuyên ngôn về đức tin. Không một tích lũy lớn lao nào về lời lẽ phỉ báng châm chọc hay rèn luyện trí tuệ có thể che đậy sự kiện này khỏi người đọc có tính phê phán. Hệ thống niềm tin mà Dennett và các người vô thần mới khác tán đồng được biết đến như là “chủ thuyết thiên nhiên khoa học” (scientific naturalism). Giáo điều trọng tâm của nó là rằng chỉ có thiên nhiên, kể cả nhân loại và các tạo dựng của chúng ta, là thực; rằng Thiên Chúa không hiện hữu; và rằng chỉ có
khoa học có thể cho chúng ta tri thức hoàn toàn và đáng tin cậy về thực tế. V́ Thiên Chúa không nằm trong phạm vi lănh vực của “chứng cứ” (evidence) mà khoa học cứu xét đến, bất cứ ai có lư trí, có giáo dục về khoa học phải do đó từ khước niềm tin vào Thiên Chúa. V́ phần lớn mọi điều Dennett viết về tôn giáo đều dựa trên niềm tin riêng của ông vào chủ thuyết thiên nhiên khoa học, tôi sẽ trả lời phê phán các bài viết của ông thậm chí nếu tôi không luôn luôn nêu đích danh ông.
Theo Dawkins và Dennett, người ta phải quyết định giữa các giải thích thần học và Darwin. Mỗi người đọc phải chọn lựa hoặc cái này hoặc cái kia. Không thể nào cả hai được. Khi phổ biến giáo điều này, Dennett và Dawkins đơn giản chỉ nêu lại một trong các giả định của phần lớn mọi chủ thuyết vô thần gợi hứng từ khoa học.
Carl Sagan, Michael Shermer, Steven Weinberg, Owen Flanagan, và Victor Stenger, ấy là chỉ kể ra một ít, đă tuyên bố tương tự,4 v́ thế ở đây không cần phải khảo sát riêng lẻ các tác giả này. Các tác giả mà tôi cứu xét đề cập đến cũng lănh vực đó và hơn thế nữa. Vô số cuốn sách, bài báo, và điểm sách hiện nay tán đồng giáo điều trọng tâm của chủ thuyết vô thần mới, nhưng tôi thấy rất ít điều trong các tác phẩm khác đó đă không được đề cập đến, nếu không muốn nói hay hơn, bởi ba tác giả mà tôi nêu bật trong bộ sách này.
Tuy nhiên, tôi phải thú nhận niềm thất vọng của tôi khi chứng kiến sự trỗi sinh gần đây mối quan tâm đến chủ thuyết vô thần. Đó chẳng phải mảy may v́ cuộc đời tôi như là một nhà thần học gặp nguy hiểm—cho dẫu các tác giả được bàn đến thiết tha ao ước như vậy. Cũng chẳng phải v́ xử lư về tôn giáo trong các tiểu luận này bao gồm phần lớn các khái quát quá mức hời hợt bỏ ra ngoài hầu hết mọi điều mà các nhà thần học có thể muốn nêu rơ lên trong cuộc thảo luận đương thời của chính họ về Thiên Chúa. Đúng ra, chủ thuyết vô thần mới không một chút thử thách nào về thần học. Việc dấn thân vào thần học của chủ thuyết này nằm gần như ở cùng một tầm mức với suy tư về đức tin mà người ta có thể t́m thấy trong văn chương của các người theo thuyết tạo dựng (creationist) và căn bản (fundamentalist) đương thời. Điều này không ǵ đáng ngạc nhiên v́ chính từ những người theo thuyết tạo dựng và người hữu thần theo thiết kế thông minh mà các người vô thần mới thu nhặt phần lớn nhận thức của họ về đức tin tôn giáo. Các nhà thần học ḍng chính, cũng như các sinh viên lịch sử trí tuệ, sẽ t́m thấy trong các sách báo đó quá ít những ǵ họ chưa từng được thấy trước đây. Hơn nữa, tôi có thể giả thiết nhiều người đọc cuốn sách này không có bối cảnh thần học để biết rơ cách làm sao đối xử với họ, và v́ thế không phải chỉ dành cho các chuyên viên, thầy cô giáo, và sinh viên học sinh, mà c̣n cho người đọc đại chúng mà tôi cống hiến trong các trang sách này một trả lời theo thần học.
Sử dụng từ “theo thần học” ở đây, tôi muốn chứng tỏ, trước hết, rằng suy tư của tôi phát sinh từ việc tôi tùy thuộc vào một truyền thống tôn giáo hữu thần, nghĩa là, một truyền thống tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa có tính con người (personal God5), một Thiên Chúa của quyền uy và t́nh yêu vô tận, Đấng tạo dựng và duy tŕ thế giới, và Đấng măi măi mở ra cho thế giới một tương lai mới và không có tiền lệ, một Thiên Chúa làm mới mọi sự.
Nhận thức Kinh thánh thiết yếu này về Thiên Chúa nói rằng huyền nhiệm siêu nhiên chỉ có thể xử lư bằng phương cách đức tin, tin tưởng, và hy vọng (các quan niệm gần như không thể phân biệt được trong văn chương Kinh thánh), không phải như là một sở hữu nhận thức hay tôn giáo. Hơn nữa, cho dẫu Thiên Chúa không thể được biết đến tách rời khỏi đức tin và hy vọng, đa số các nền thần học cho phép rằng đức tin và hy vọng hoàn toàn nhất quán với và tràn đầy nâng đỡ bởi lư trí con người, kể cả việc theo đuổi nhận thức khoa học.
Thứ hai, thần học, như tôi dùng từ đó, là một suy tư tán thưởng nhưng cũng phê phán, triết học về các tôn giáo tuyên xưng niềm tin vàoThiên Chúa. Từ đây trở đi, khi tôi nói đến “thần học,” tôi sử dụng từ này như là nhăn hiệu chung cho công việc của nhiều người tư duy về thông tin Kinh thánh, suy tư phê phán, và tôn giáo mà tôi đă t́m thấy hữu ích trong việc h́nh thành nhận thức của riêng tôi về đức tin và chủ thuyết vô thần. Cách riêng, tôi muốn nói đến các nhà tư duy như Paul Tillich, Alfred North Whitehead, Paul Ricoeur, Rudolf Bultmann, Edward Schillebeeckx, Bernard Lonergan, Karl Barth, John Bowker, Elizabeth Johnson, Karl Rahner, Jürgen Moltmann, Wolfhart Pannenberg, Ian Barbour, David Tracy, Dorothee Soelle, Sallie McFague, Henri de Lubac, Hans Konas,
Emil Fackenheim, và Seyyed Hossein Nasr, chỉ kể ra một ít.
Rơ ràng các người vô thần mới không quen thuộc với bất cứ ai trong các nhà tư duy tôn giáo, và sự thù địch với cái mà họ gọi là “thần học” gần như không dính líu ǵ đến nền thần học như tôi sử dụng từ đó. Thỉnh thoảng, phê phán của chúng tôi đến gần việc nghi ngờ rằng có thể có cả một thế giới khác về tư duy tôn giáo thích đáng ở ngoài đó, nhưng họ muốn làm cho mọi sự dễ dàng cho họ và các người đọc họ, v́ thế họ để thần học, ít nữa theo ư nghĩa của tôi với từ này, ra ngoài toàn bộ thảo luận của họ. Chiến thuật này là để chận đứng trên thực tế bất cứ tiếng nói thần học có ư nghĩa nào có thể mong muốn tham gia vào tṛ chuyện với họ. Kết quả của việc loại bỏ này, phẩm chất trí tuệ của chủ thuyết vô thần của họ bị giảm giá trị một cách không cần thiết. Nhận thức của họ về đức tin tôn giáo vẫn nhất quán ở cùng một tầm mức không uyên bác như tính tôn giáo không suy tư, mê tín, và theo nghĩa đen của những người mà họ chỉ trích. Hơn nữa, ở giữa tất cả nổi bất b́nh biện minh được của họ với các lạm dụng tôn giáo, họ không thể đo lường tính khả dĩ rằng tôn giáo nhân gian cũng thường lên đến độ cao của cao quí, can đảm, và đích thực mà không một học thuật công b́nh và vô tư nào có thể làm ngơ.
Một cách lư tưởng, tác giả các sách tôi sẽ đánh giá cũng sẽ liếc nh́n vào các trang sau đây, nhưng v́ các bài viết của họ cho đến nay cho thấy không quan tâm ǵ đến thần học, chắc chắn không c̣n trông mong rằng họ cũng sẽ ḥa điệu vào. Tôi cũng sẽ rất vui nếu các người hữu thần Do thái và Hồi giáo t́m thấy được điều ǵ đáng quan tâm trong nghiên cứu này, cho dẫu họ chắc chắn sẽ có câu trả lời độc đáo của riêng họ cho chủ thuyết vô thần mới.
TẠI SAO CÓ SÁCH NÀY?
(Why This Book?)
Tôi quyết định viết cuốn sách này nhằm để phơi bày các sai lầm và ngụy biện cơ bản làm cho chủ thuyết vô thần mới ít có ấn tượng hơn là nó thoạt xem ra như vậy. Tôi không thể xử lư từng tác giả với chi tiết, cũng không thể trả lời mọi quan điểm, nhưng không cần thiết phải làm như vậy nhằm để phơi bày tính không nhất quán họ cùng chia sẻ. Các người vô thần mới có biết bao nhiêu điều chung với nhau cũng như với các thể loại chủ thuyết vô thần trước kia cho đến nổi những ǵ tôi sẽ phải nói để phê phán một người này, ngoại trừ một vài khác biệt thứ yếu, thường thường cũng áp dụng cả cho các người khác. Kết luận này cách riêng đúng về quan điểm chung họ chia sẻ với nhiều nhà khoa học, triết học,và các nhà trí thức đương thời. Ở đây tôi dẫn chiếu đến viễn ảnh ảnh hưởng gia tăng của thực tế mà trước đây tôi đă gọi là chủ thuyết thiên nhiên khoa học. V́ sự quan trọng của nó trong việc h́nh thành định kiến của tất cả các người vô thần mới, kể cả nhiều người tôi không thể đề cập đến, tôi sẽ liệt kê ra đây các giáo điều chính của nó:
1. Ngoại trừ thiên nhiên, bao gồm cả hiện thân con người và các tạo dựng văn hóa của chúng ta, không có ǵ nữa cả. Không có Thiên Chúa, không linh hồn, và không có đời sống sau sự chết.
2. Thiên nhiên tự khởi sinh (self-originating), không phải Thiên Chúa tạo dựng
3. Vũ trụ không có quan điểm chung hay mục đích, cho dẫu các cuộc sống con người cá nhân có thể được sống với chủ đích.
4. V́ Thiên Chúa không hiện hữu, tất cả mọi giải thích và mọi nguyên ủy đều thuần túy tự nhiên và có thể được nhận thức chỉ bằng khoa học.
5. Tất cả mọi h́nh thái đa dạng của hiện thân sống động, kể cả trí thông minh và cách cư xử của con người, đều có thể cuối cùng được giải thích thuần túy bằng diễn giải tự nhiên, và ngày nay điều này thường có nghĩa là bằng diễn giải tiến hóa, cách riêng theo thuyết Darwin.
Các người vô thần mới có thể thêm các điều sau đây vào các giáo điều của chủ thuyết thiên nhiên khoa học:
6. Đức tin vào Thiên Chúa là nguyên ủy của vô số điều ác (evils) và phải bị từ khước trên nền tảng luân lư.
7. Luân lư không đ̣i buộc niềm tin vàoThiên Chúa, và người ta cư xử tốt không có đức tin hơn là có nó.
Các giả định cùng chia sẻ đó, căn bản trí tuệ của chủ thuyết vô thần mới, đ̣i buộc một trả lời nếu chúng ta phải đào sâu tận gốc rễ. Trong cuốn sách trước đây, Thiên nhiên đă đủ chưa? Ư nghĩa và sự thực trong thời đại khoa học (Is Nature Enough? Meaning and Truth in the Age of Science), tôi đă lư luận sâu rộng hơn rằng chủ thuyết thiên nhiên khoa học là một hệ thống niềm tin không mạch lạc và tự hủy hoại (incoherent and self-subverting), nhưng tôi không thể nhắc lại toàn bộ lư luận trong thảo luận ngắn ngủi hơn này. Tôi đề cập đến tác phẩm trước đây, và nhiều tính khoa bảng hơn, để trường hợp vài người đọc đang t́m kiếm một phiên bản tương đối mở rộng hơn của một số các lời phê b́nh tôi tŕnh bày ở đây khi áp dụng Dawkins, Harris, và Hitchens.
Tôi tiến hành như sau: Trong chương 1, tôi hỏi chủ thuyết vô thần mới mới đến chừng nào. Trong chương thứ nhất, tôi nhằm cung cấp một tóm lược ngắn về các tuyên bố của từng người trong ba tác giả của chúng ta, hỏi xem nếu có khía cạnh nào có thể xứng đáng được xem xét đặc biệt. Tôi nhận thấy rằng các tác phẩm được nghiên cứu cung cấp một phơi bày mới mẻ và đôi khi lư thú về các vấn đề quan trọng, nhưng chúng chủ yếu cũng giống như những điều đă ám ảnh các tôn giáo và các nền thần học nhiều thế hệ. Năm câu hỏi kiên định phát sinh từ bất cứ cuộc thảo luận nào về chủ thuyết vô thần, và các câu hỏi đó được dùng làm chủ đề cho các chương 3-7: Thần học có quan trọng ǵ không (chương 3)? Thiên Chúa có phải là một “giả thiết” (hypothesis) mà khoa học có thể xác nhận hay từ khước không (chương 4)? Tại sao con người lại nghiêng về niềm tin tôn giáo (chương 5)? Chúng ta có thể tốt mà không có Thiên Chúa không (chương 6)? Ư tưởng về một Thiên Chúa có tính con người có thể tin được không trong một thời đại khoa học (chương 7)?
Chương 2 chỉ hỏi chủ thuyết vô thần mới vô thần đến chừng nào. Một Nietzsche, Camus, hay Sartre nghĩ ǵ về Dawkins, Harris, và Hitchens? Ở đây tôi phân biệt giữa chủ thuyết vô thần “hạng nặng” (hard-core) của nhiều chỉ trích cổ điển về tôn giáo một bên, và bên kia là đặc tính “hạng nhẹ” (soft-core 6) đa dạng mới của các người vô thần mới. Rôi tôi hỏi các cách đo lường của nhóm sau hay ho chừng nào so với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của nhóm trước. Cuối cùng, trong chương 8, tôi cống hiến một câu trả lời cách riêng theo Kitô giáo cho các câu hỏi biện giải trong các chương 3-7. Với một số người đọc, chương cuối cùng sẽ xem ra như tùy chọn, cho dẫu với riêng tôi đó là chương quan trọng nhất. Bảy chương đầu của tôi tránh xử lư chủ thuyết vô thần mới theo quan điểm thuần túy Kitô giáo. Thay vào đó, phê b́nh của tôi theo thể loại thế nào để những người hữu thần không Kitô giáo (cách riêng người Do thái và Hồi giáo tin vào Thiên Chúa), cũng như những người vô thần và không thể biết được (agnostics7) có thể theo dơi dễ dàng. Chỉ trong chương kết luận tôi mới phác họa một đáp ứng theo thần học Kitô giáo. Tôi chứng tỏ trong chương 8 rằng những ǵ các người vô thần mới của chúng ta hiểu về “Thiên Chúa” gần như chẳng có ǵ liên quan đến những ǵ đức tin và thần học Kitô giáo ngày nay hiểu về tên gọi này.
Càng đi sâu vào việc viết sách này, càng có nhiều chứng cứ hơn cho tôi rằng tôi đang cống hiến một phê phán không chỉ về chủ thuyết vô thần mới mà c̣n về thể loại tư duy tôn giáo, đạo đức, và tâm linh mà cuốn sách này phản ứng chống lại. Tôi gợi ư rằng có các cách thay thế thần học đáng tin cậy và hấp dẫn cho cả hai. Tuy nhiên, cho dẫu các người vô thần mới từ khước Thiên Chúa của những người tin vào thuyết sáng tạo, cơ bản, khủng bố, và những người bảo vệ thiết kế thông minh, không phải không hấp dẫn khi thấy họ đă quyết định bàn căi với các người cực đoan đó hơn là với bất cứ nhà thần học chính yếu nào. Việc chọn lựa người đối kháng này phản bội sự tôn trọng vô ư thức của họ các phiên bản theo nghĩa đen và bảo thủ của tư duy tôn giáo trên các thể loại ḍng chính theo truyền thống hơn—điều họ hoàn toàn làm ngơ và ngấm ngầm từ khước v́ tính không chính thống của họ. Thực sự các người vô thần mới này đang nói nếu Thiên Chúa quả thực hiện hữu, chúng ta phải cho phép nhân dạng của vị Thiên Chúa này được những người theo thuyết cơ bản (fundamentalists) của các truyền thống tôn giáo Abraham chỉ định ra một lần dứt khoát. Tôi tin họ đă chọn chiến thuật này không chỉ để làm cho công việc hủy hoại của họ dễ dàng hơn mà c̣n bởi v́ họ thán phục khó che dấu nổi sự đơn giản của các quan điểm của phe đối lập với họ về thực tế. Chứng cứ rơ nhất việc họ bị thu hút vào một quan điểm thế giới không phức tạp có thể t́m thấy trong việc họ trung thành với giả định thậm chí đơn giản hơn của chủ thuyết thiên nhiên khoa học.
(Cước chú cuối bài là của tác giả trừ phi có ghi là của người dịch [nd])
1Richard Dawkins, The God Delusion (New York: Houghton Mifflin, 2006); Sam Harris, The End of Faith; Terror, and the Future of Reason (New York: W. W. Norton & Co., 2004); and Letter to a Christian Nation (New York: Knopf, 2007); Christopher Hitchens, God Is Not Great: How Religion Poisons Everything (New York: Hachette Book Group USA, 2007)
2 Victor J. Stenger, God: The Failed Hypothesis: How Science Shows That God Does Not Exist (Amherst, N.Y.: Prometheus Books, 2007); Carl Sagan, The Demon-Haunted World: Science as a Candle in the Dark (New York: Ballantine Books, 1997); Steven Weinberg, Dreams of a Final Theory (New York: Pantheon, 1992); Michael Shermer, How We Believe: The Search for God in an Age of Science (New York: W. H. Freeman, 2000); Owen Flanagan, The Problem of the Soul: Two Visions of Mind and How to Reconcile Them (New York: Basic Books, 2002).
3 Daniel Dennett, Breaking the Spell: Religion as a Natural Phenomenon (New York: Viking, 2006)
4 Xem số 2 trên
5 Personal God: Một quan điểm thần học về Thiên Chúa, không phải là con người nhưng có tính con người. Có các tài liệu khác được dịch là Thiên Chúa (Thượng đế) con người có thể gây hiểu lầm Thiên Chúa là một con người. Tôi dịch là Thiên Chúa có tính con người để tránh hiểu lầm (người dịch)
6 Hard-core; Soft-core: Xin tạm dịch. Hard-core: hạng nặng; Soft-core: hạng nhẹ (nd)
7 Agnostics: Thường dịch là bất khả tri. Trong bản dịch này, tôi sẽ dùng từ thuần Việt thay cho Hán Việt khi có thể được (nd)
1
Chủ thuyết vô thần mới mới chừng nào?
(How New Is the New Atheism?)
“Khi Con của Người đến, Người có sẽ t́m thấy đức tin trên quả đất không?”
—Luca 18, 8
Ngày sau khi tháp đôi của Trung tâm mậu dịch thế giới sụp đổ vào tháng chín 2001, vợ tôi và tôi tham dự một nghi lễ đặc biệt tại Thánh đường Công giáo Thiên Chúa Ba Ngôi gần Đại học Georgetown nơi tôi đă dạy học nhiều năm. Bill Byron, vị chánh xứ Ḍng Tên và nguyên viện trưởng Đại học Công giáo Mỹ, dâng Thánh Lễ và giảng một bài
giảng đầy ư cầu nguyện. Nếu quí vị muốn ḥa b́nh, ông nói, hăy thực hiện công b́nh. Người có đức tin phải không bao giờ từ bỏ hy vọng cải thiện phẩm chất cuộc sống khắp thế giới. Chúng ta cần tránh các giải pháp đơn giản hóa và kết án tổng quát các tôn giáo. Chúng ta tất cả phải làm cho thế giới công chính hơn không kể bao lâu, và không phải sử dụng bạo lực. Giữa nỗi kinh hoàng và đau đớn to lớn những ngày sau 11 tháng 9, khuyến khích tương tự về thực hiện khoan dung, t́nh yêu, và công b́nh ngân vang qua các nơi thờ phượng trên khắp thế giới.
Vào khoảng đồng thời với các nghi lễ đó đang tiếp tục, một nhà triết học và sinh viên khoa học thần kinh trẻ tuổi tại Đại học Standford, Sam Harris, đang sáng chế ra một giải pháp khác, cấp tiến hơn nhiều, cho vấn đề đang leo thang của chủ thuyết khủng bố toàn thế giới. Khoan dung và đồng cảm đơn giản sẽ không làm được ǵ, ông ta nghĩ. Quả thực, khoan dung của đức tin là một nguyên ủy chính yếu của vấn đề. Đề nghị của Harris, như được tŕnh bày trong các sách bán chạy nhất của ông Chấm dứt đức tin (The End of Faith) và Thư cho một quốc gia Kitô giáo (Letter to a Christian Nation), rơ như ban ngày.1 Chúng ta có thể loại bỏ đức tin khỏi thế giới không phải bằng bạo lực mà bằng lư trí và sự lan tràn của khoa học. Tự xem ḿnh như là một ông Phật mới, Harris quyết định chia sẻ với các người đọc của ông—và với toàn thế giới—một cái ǵ như một phiên bản mới của Tứ diệu đế (Four Noble Truths) của Đức Phật cũ. Richard Dawkins và Christopher Hitchens thiết yếu cũng tuyên bố tương tự.
CHỨNG ĐẾ THỨ NHẤT
(The First Evident Truth)
Nhiều người trên thế giới đang sống những cuộc sống bi thảm một cách không cần thiết, Harris ghi nhận, phảng phất dội lại Diệu đế thứ nhất của Đức Phật “mọi cuộc sống đều đau khổ.” Giả định về bối cảnh của Harris là rằng mục đích của cuộc sống con người là để t́m hạnh phúc. Ngược lại, triết gia Immanuel Kant và các nhà tư duy khôn ngoan và các bậc thầy tâm linh khác đă dạy rằng hạnh phúc chỉ đến như là một phó sản phẩm của việc t́m kiếm một điều ǵ vĩnh cửu. Nhắm trực tiếp đến hạnh phúc là một phương cách chắc chắn không t́m thấy nó. Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa không hiện hữu và vũ trụ là không cứu cánh, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là nỗ lực cho một thế giới trong đó hạnh phúc, “một h́nh thái sung túc là điều thay chỗ cho mọi chuyện khác,” được bảo đảm cho số đông các cá thể (Harris, 205)2. Harris không định nghĩa hạnh phúc, cũng không phân biệt nó với các thể loại khác của toại nguyện. Ông đơn giản giả định rằng tất cả chúng ta đều biết theo trực giác hạnh phúc là ǵ và rằng chúng ta phải lấy đó làm chủ đích của mọi hiện hữu đạo đức (170-71).
Rằng tất cả chúng ta chịu đau khổ và cuối cùng chết là không thể tránh khỏi, Harris nhận ra, v́ đó là cách làm sao thiên nhiên và tiến hóa hành động. Chúng ta có thể làm dịu một số ưu phiền tự nhiên và kéo dài cuộc sống của chúng ta thậm chí nếu chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ đau khổ. Tuy nhiên, nổi đau đớn vô nghĩa mà chủ thuyết khủng bố gây ra là một chuyện khác. Có thể chúng ta có thể làm điều ǵ đó với chuyện đó, một điều ǵ cấp tiến. Như với việc nhận ra đầu tiên của Đức Phật, chúng ta phải bắt đầu đối mặt hoàn toàn với sự kiện rằng thế giới thực tại chứng kiến nhiều nỗi khốn khổ không cần thiết, rơ nét nhất là các biến cố như cuộc thảm sát 11 tháng 9.
CHỨNG ĐẾ THỨ HAI
(The Second Evident Truth)
Harris tuyên bố, nguyên ủy của biết bao nhiêu phiền năo chính là đức tin, cách riêng dưới h́nh thái niềm tin vào Thiên Chúa. Đức tin là “niềm tin không chứng cứ” (belief without evidence) (58-73, 85), và theo Hitchens điều này chính là điều “đầu độc mọi thứ.” Dawkins đồng ư (308), và cả ba tác giả cố gắng thuyết phục người đọc của họ rằng các đức tin độc thần—Do thái, Kitô, và Hồi giáo—tạo cơ sở cho một phần đáng kể của điều ác mà hiện thân con người làm khổ nhau suốt ba ngàn năm qua. Nhưng không phải chỉ các ư niệm kinh hoàng về Thiên Chúa như các ư niệm của Al-Qaeda và những người cuồng tín khác gây ra biết bao khổ đau không cần thiết. Chính là đức tin, thuần túy và đơn giản.3
Tuyên bố này không hoàn toàn như Diệu đế thứ hai của Đức Phật, nói rằng nguyên ủy của đau khổ là tham vọng (tanha). Nhưng có sự tương đồng, trong trường hợp này v́ các ư kiến bệnh hoạn để thoả măn ước muốn h́nh như không đáy biết bao nhiêu con người có do ảo vọng (Harris 23, 26-27, 38-39, 58-73). Trong một công thức gần như ngắn gọn như của Đức Phật—nguyên ủy của đau khổ là đức tin—các người vô thần mới của chúng ta muốn tập chú sự chú ư một cách chính xác trên những ǵ cần bị tiệt trừ nếu hạnh phúc đích thực phải được thực hiện.
Ư kiến Thiên Chúa được làm thành (fabricated) bởi đức tin là “nguy hiểm cách nội tại” (intrinsically dangerous) (44) và ác độc về luân lư (morally evil), không kể nó được h́nh thành dưới h́nh thái nào trong trí tưởng tượng của chúng ta. Tại sao? Tại v́ không có chứng cứ nào về điều đó, và thực tế “không một chứng cứ nào thậm chí có thể quan niệm được” (no evidence is even conceivable) (23). Đặt căn bản nhận thức trên “chứng cứ” không chỉ là cần thiết về ư thức mà c̣n thiết yếu cả về luân lư. Thất bại thử nghiệm về chứng cứ, điều làm cho khoa học đáng tin cậy, “đức tin tôn giáo đại diện cho việc dùng sai quyền lực của tâm trí chúng ta cho đến nổi nó tạo thành một thể loại đơn biệt ngoan cố, văn hóa—một điểm ảo bên ngoài nó mà tiến tŕnh lư trí chứng minh là không có thể
được. Khi gán ép lại trên từng thế hệ, nó làm cho chúng ta không c̣n khả năng nhận ra thế giới của chúng ta đă nhượng bộ chừng nào cho một quá khứ đen tối và mọi rợ.” (25)
Các người vô thần mới muốn làm thật sáng tỏ rằng điều thực sự ác của các tôn giáo tin vào Thiên Chúa không những chỉ là các h́nh ảnh phỏng theo con người (anthropomorphic images) thô thiển của các thần chúa trỗi sinh từ “các điều tự nhiên tầm thường hơn—các lực như tham vọng, ghét bỏ, và sợ hăi” (15), mà c̣n rằng các thần chúa đó trỗi sinh từ “đức tin” hơn là từ “chứng cứ.” Cả “đức tin” và “chứng cứ” cần phải được hiểu cách cẩn thận. Ở đây từ “đức tin” có chức năng với các người vô thần mới gần như là “tham vọng” (greedy desire) với Đức Phật. Đức Phật đă gán nỗi đau khổ của chúng ta với xu hướng bám víu vào các sự vật một cách ám ảnh cho đến nỗi chúng ta tự làm
cho vướng phải thất vọng một khi chúng ta phải đối mặt với sự phù vân của mọi hiện thân. V́ thế nếu chúng ta muốn hạnh phúc, tốt hơn cả chúng ta đừng bám víu vào bất cứ thứ ǵ. Theo Đức Phật, “tham vọng” là nguồn gốc của đau khổ của chúng ta. Theo các người vô thần mới, đó chính là xu hướng của chúng ta tin vào bất cứ điều ǵ không có chứng cứ. Đức tin làm cho thế giới thành thảm hại hơn biết bao nhiêu so với việc cần đến nó.
Niềm tin vào Thiên Chúa là một phiên bản độc hại của đức tin. Chỉ cần xem đến mọi phương cách trong đó niềm tin vào Thiên Chúa và cuộc sống đời sau khuấy trộn thế giới ngày nay. Ví dụ, tôi đang viết các trang này vào ngày chết chóc nhất cho đến nay của việc thất bại hoàn toàn ở Iraq (15 tháng 8, 2007), khi những người cực đoan Hồi giáo giết chết nhiều đến năm trăm thành viên của giáo phái Yazidi. Mù quáng tin tưởng vào các định đề liên quan đến Thiên Chúa và cuộc sống đời sau, một nhóm những người tin vào tôn giáo tự làm nổ tung nhân danh Thiên Chúa nhằm để đồng thời cũng làm nổ tung những người tin vào tôn giáo khác. Chúng ta cần bằng chứng nào khác để nói rằng đức tin hữu thần không những đánh lừa mà c̣n là nguy hiểm? Đức tin vào Thiên Chúa xem ra ngây thơ vô tội với phần lớn chúng ta, nhưng theo Harris, đức tin có thể dẫn đến bất cứ thứ ǵ. Sự tin tưởng nhẹ dạ điên khùng dẫn người Kitô giáo đến tin tưởng, theo ngôn từ của Harris, rằng Giêsu “lừa dối sự chết, và nâng thân xác lên vào thiên đàng,” hoặc ư kiến hết sức phi lư về việc chuyển thể (transubtanstiation) cho phép người Công giáo tin rằng Giêsu có thể “bị ăn dưới h́nh thái một chiếc bánh cracker” và rằng người tin có thể uống máu ông ta nhờ uy lực của “vài từ Latin đọc bên trên rượu vang Burgundy ưa thích của quí vị,” xem ra cũng tàng tàng vô hại. Nhưng cánh cửa đức tin mở ra cho điều vô nghĩa thơ ngây như thế bất hạnh thay cũng cung cấp không gian cho các niềm tin không biện minh dẫn đến “các tội ác quỉ quái nhất chống lại nhân loại” (78-79). Các người vô thần mới đinh nghĩa đức tin là niềm tin không có chứng cứ (faith as belief without evidence).
“Chứng cứ” là một cụm từ sống c̣n, nêu lên vô số lần trong sách của Harris và tại các điểm ch́a khóa trong sách của Dawkins (282-83). Nhưng “chứng cứ” là ǵ? Các tác giả không bao giờ cẩn thận định nghĩa cụm từ đó có ư nghĩa ǵ, rơ ràng nó có nghĩa đối với họ là bất cứ những ǵ khả dĩ thử nghiệm, thực nghiệm, hoặc quan sát được cách công khai. Các tuyên bố khác thường như tuyên bố về tôn giáo, như Harris xác nhận, đ̣i buộc một “thể loại thử nghiệm khác thường,” nhưng chẳng có loại nào khả dĩ. V́ chỉ có khoa học mới chứng thực hay không thực các định đề của nhân loại, người ta phải kết luận rằng các ư niệm tôn giáo, thiếu bất cứ chứng cứ cụ thể nào, không thể tuyên bố là đúng sự thực một cách hợp pháp. Không trải qua một vài thể loại thử nghiệm thực nghiệm, gần như bất cứ thứ ǵ cũng có thể trở thành chấp nhận được trong tâm trí tôn giáo, kể cả niềm tin rằng tử đạo bằng nổ bom tự tử sẽ phóng người ta lập tức vào thiên đàng. V́ thế, chỉ có các tuyên bố có “đầy đủ chứng cứ” là chấp nhận được với những ai muốn chấm dứt sự thảm hại con người.
Các nhà thần học ngày nay hiểu đức tin như là sự cam kết trọn vẹn hiện thân của con người với Thiên Chúa (the commitment of one’s whole being to God). Nhưng các người vô thần mới, dội lại một nền thần học giờ đây đă thành cổ điển, nghĩ đến đức tin theo một nghĩa trí tuệ và định đề hẹp ḥi. Vị trí của đức tin theo họ không phải là một con tim dễ bị thương tổn mà là một trí tuệ yếu hèn. Harris, Dawkins, và Hitchens xem mọi h́nh thái đức tin là phi lư, và lạm dụng lư trí bằng cách chứa chấp đức tin trong tâm trí con người cũng là không đạo đức một cách kinh hoàng. Thật sai lầm theo luân lư để tin vào bất cứ điều ǵ không đủ chứng cứ. Theo quan điểm đó, các người vô thần mới nhận lấy những ǵ mà các người vô thần của thế hệ cũ hơn gọi là “đạo đức tri thức” (ethic of knowledge) làm nền tảng cho cuộc sống cả luân lư lẫn nhận thức.Vào các năm cuối 1960, nhà sinh hóa học đáng chú ư và vô thần Jacques Monod tuyên bố rằng “đạo đức tri thức” phải là nền tảng của mọi tuyên bố luân lư và trí tuệ. Ông tuyên bố thật là không đạo đức khi chấp nhận bất cứ ư kiến nào thất bại trong việc dính liền với “định đề về khách quan”
(postulate of objectivity). Nói cách khác, thực là sai lầm về luân lư khi chấp nhận bất cứ tuyên bố nào không thể chứng thực được trên nguyên lư bằng hiểu biết khoa học “khách quan.” Nhưng, thế th́, chính bản thân giáo điều đó th́ sao? Có ai có thể chứng tỏ một cách khách quan rằng định đề khách quan là chân thực? Ở đây Monod thành thực hơn các người vô thần mới rất nhiều. Ông thú nhận có một ngoại lệ cần thực hiện với định đề khách quan. Đạo đức tri thức chính tự bản thân là một chọn lựa “tùy tiện” (arbitrary), không phải là một tuyên bố đă từng có đầy đủ chứng cứ khoa học. Đức tin, h́nh như thế, cũng mở ra một cánh cửa đủ rộng cho chủ thuyết vô thần nữa.4
Dĩ nhiên, mọi hiểu biết phải khởi đầu ở đâu đó, và cái ở đâu đó được gọi cách đúng đắn là đức tin, thậm chí nếu các người chỉ trích của chúng ta bất b́nh về từ ngữ đó. Ở một vài tầm mức nền tảng, mọi hiểu biết bắt nguồn từ một tuyên ngôn về tin tưởng, trong một “ư nguyện để tin” (a “will to believe”). Ví dụ, chúng ta phải tin tưởng vũ trụ đă có một vài ư nghĩa nào đó thậm chí trước khi chúng ta có thể bắt đầu t́m hiểu về tính tri thức của nó. Các tuyên ngôn không tri thức được về đức tin cũng ủng hộ mọi tuyên bố các người vô thần đưa ra, kể cả việc chính thức loại bỏ đức tin. Trong một luận văn nhan đề “Ư nguyện để tin” (The Will to Believe), luận văn mà các người vô thần của chúng ta không tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ đă đọc, triết gia William James chỉ trích W. K. Clifford về việc đưa ra một tuyên bố đạo đức cách tùy tiện cho đến nổi thực là sai lầm nếu tin vào bất cứ điều ǵ mà không đầy đủ chứng cứ. 5 Tất cả những ǵ quí vị phải làm là đọc luận văn rất quan trọng của James để nhận ra rằng, ít nữa trong những ǵ chúng ta đă nh́n thấy cho đến nay, hoàn toàn chẳng có ǵ mới trong chủ thuyết vô thần mới. Nhưng xin để chúng ta tiếp tục xem xét.
CHỨNG ĐẾ THỨ BA
(The Third Evident Truth)
Phương cách để tránh nổi đau khổ vô ích của nhân loại ngày nay là loại bỏ đức tin ra khỏi bề mặt trái đất. Diệu đế thứ ba của Đức Phật nói rằng phương cách để vượt qua đau khổ là t́m cách xa rời khỏi bám víu vào ham muốn. Các người vô thần mới—cách riêng Harris, người ưa chuộng một phiên bản biên tập lại rất sát giáo lư Phật giáo—tin rằng xa rời khỏi ràng buộc với đức tin có thể loại bỏ đau khổ không cần thiết cho thế giới. Ở đây, “đức tin” là cái hầm không đáy trong ư thức tạo thành chỗ cư trú cho mọi thứ từ niềm tin vào đĩa bay, đến phù thủy, linh hồn, thiên thần, ma quỉ, thiên đàng, và Thiên Chúa. Đa phần các niềm tin đó xem ra cũng vô hại, nhưng nếu chúng ta cho phép người ta bỏ đi thậm chí các ví dụ vô tội nhất của đức tin, điều ǵ sẽ ngăn cản một người cấp tiến Hồi giáo khỏi tin tưởng rằng ư định của Thiên Chúa là hủy diệt Israel và Hoa kỳ, hoặc một người theo chủ thuyết Zion khỏi tin tưởng rằng Thiên Chúa muốn chúng ta sát hại những người Palestine vô tội, hoặc một người Kitô giáo khỏi tin tưởng rằng ư Thiên Chúa muốn bỏ bom các nơi phá thai? Một khi ư nguyện của Thiên Chúa bị tưởng tượng để chấp nhận các hành động bạo lực như vậy, lúc đó điều ǵ cũng có thể được—kể cả các điều kinh hoàng nhất không thể nghĩ tới.
Thông cảm được, lúc đó, các người vô thần mới hỏi làm cách nào chúng ta có thể chuyển hướng một thế giới nơi giết chóc và gây thương tật v́ kỳ thị nhân danh Thiên Chúa trở thành thực sự không thể nghĩ tới được. V́ một thế giới như vậy chưa hiện hữu, đ̣i buộc phải có một giải pháp cấp tiến: chúng ta phải gạt bỏ toàn bộ đức tin. Mọi người cần phải chấm dứt tin tưởng vào bất cứ khẳng định nào không thể được “chứng cứ” ủng hộ. Điều này cách riêng áp dụng cho tất cả mọi cuốn sách mà người theo tôn giáo đă từ bao đời cho là thiêng thánh. V́ loại văn chương cho là được cảm hứng của các tôn giáo tin vào Thiên Chúa là một sản phẩm của đức tin, không có một lí do nào để chấp nhận nó cách nghiêm chỉnh. Ngoại trừ một vài đoạn đây đó hấp dẫn cách thẩm mỹ, các Kinh thánh của mọi tôn giáo đều vô giá trị. Hơn nữa, những ǵ xem ra đúng về luân lư hay quyền rủ về thẩm mỹ trong các cuốn sách cho là thánh thiêng và các truyền thống của chúng ta có thể đến được bởi lư trí hoạt động độc lập với đức tin.
Việc chỉ trích đức tin cũng áp dụng cả cho thần học, điều mà các người vô thần mới tỏ ra tuyệt đối khinh khi, hoảng kinh với sự kiện rằng vào lúc này ở thời đại chúng ta thậm chí vẫn c̣n các điều lố bịch như là các phân khoa khoa bảng mang tên như vậy. Họ băn khoăn tại sao càng nhiều học giả và những người khác mà chúng ta trông mong họ là thông minh xem ra không chú ư đến việc thần học nguy hiểm đến thế nào cho thế giới. Thần học, nói cho cùng, dẫn phái Hồi giáo này giết chết phái khác nhân danh Thiên Chúa. Chính trong đầu óc của các nhà thần học mà các khích lệ về toà án dị giáo và tàn sát đă nẩy nở. Chứng cứ không thể chối căi được. Lịch sử của Do thái, Kitô, và Hồi giáo là một lê lết của vô số đau khổ và chết chóc gây ra bởi các cuộc tranh chấp thần học lố lăng. Đó là phán đoán của tất cả ba người chỉ trích của chúng ta. Xin thành thực nh́n vào gốc rễ của chủ thuyết khủng bố ngày nay, họ có thể khuyên bảo chúng ta như thế. Xin nh́n vào tất cả các vấn đề quốc gia và quốc tế gây ra bởi ư niệm về Thiên Chúa trỗi sinh từ các sản phẩm tưởng tượng thần học ăn bám vào xu hướng đáng khinh của chúng ta về đức tin. Mỗi một khi chúng ta tháo giày ra ở trạm kiểm soát an ninh của sân bay, người ta có thể thêm, cũng xin chỉ suy tư đến nguyên ủy cuối cùng của điều tuế toái này.
Các nguy hiểm không tiền lệ đe dọa chúng ta ngày nay, Harris nhấn mạnh, sẽ chỉ trở nên tệ hại hơn trừ phi một giải pháp kiên quyết có thể được t́m thấy. Người theo phái phóng túng và xă hội khờ khạo gợi ư rằng nếu chúng ta muốn có ḥa b́nh, chúng ta tất cả cần thực hiện công b́nh. Nhưng một giải pháp như vậy chưa đủ cực đoan cho các người vô thần mới. Nguyên ủy cội rễ của các h́nh thái rồ dại nhất của bạo lực dù sao cũng không phải là nghèo đói và bất công. Đúng ra, chính là đức tin và thần học. Đức tin và thần học có thể dẫn một số người đến các nghi lễ đầy nguyện cầu như người tôi đă nói ngay đầu chương này. Nhưng v́ kinh nguyện dựa vào tính phi lư của đức tin, bằng cách thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta chỉ đang kéo dài nổi đau khổ của con người về lâu về dài. Ngày sau ngày 11 tháng 9, thay v́ dự phần vào một nghi lễ tôn giáo, vợ tôi và tôi lẽ ra dùng thời giờ của chúng tôi tốt hơn, theo Harris, bằng cách làm việc t́m đến một chủ thuyết thế tục cấp tiến chối bỏ bất cứ t́nh trạng nào của đức tin của đủ mọi thể loại. Chỉ có “chấm dứt đức tin” nắm giữ bất cứ lời hứa nào về việc cứu thế giới.
Thay v́ chấp nhận Diệu đế thứ ba dịu dàng hơn của Đức Phật xưa cũ như là phương cách chấm dứt đau khổ, các người vô thần mới t́m cách đề ra cho chúng ta một thể loại khác cấp tiến nhưng, họ nghĩ, hữu hiệu hơn về tu khổ hạnh—đích danh là, xóa sạch đức tin khỏi tâm trí chúng ta. Môn học mới này về thanh tẩy, nếu thi hành theo các tiêu chuẩn khắc nghiệt của các người vô thần mới, sẽ dẫn đến việc loại bỏ mọi xu hướng ngây ngô tin tưởng mà không chứng cứ. Ư niệm về Thiên Chúa do đó phải được tẩy sạch vĩnh viễn khỏi nhận thức con người, nhưng điều này không thể xẩy ra riêng biệt với việc “chấm dứt đức tin.” Làm sạch thế giới khỏi những ǵ như là Osama bin Laden và Al-Qaeda bằng vũ lực sẽ không làm tṛn sự việc. Điều cần phải loại bỏ là đức tin dưới mọi h́nh thái, và tất cả các người vô thần mới của chúng ta nghĩ về chính họ như là tiên phong trong việc tẩy sạch trước sau chưa hề có này.
Đến lúc này, các người vạch trần sự thực của chúng ta h́nh như đă hoàn tất, nhưng họ chỉ mới khởi đầu. Ở đây họ bắt đầu cống hiến một điều ǵ đó mới mẻ đáng giật ḿnh, ít nữa ra ngoài tầm với của tính độc tài vô thần. Họ nói, không chỉ đức tin mà sự khoan nhượng lịch thiệp và văn minh của chúng ta về đức tin phải bị lật gốc rễ lên nếu tiến tŕnh đến hạnh phúc đích thực muốn thành tựu. Harris là minh nhiên nhất trong quan điểm này. Những người ôn ḥa tôn giáo và biện bác của họ về quyền đức tin, ông bực tức, chịu “phần lớn, trách nhiệm về sự đối kháng tôn giáo trong thế giới chúng ta…” (45). Dawkins hoàn toàn ủng hộ ông: Bao lâu chúng ta tôn trọng nguyên lư rằng đức tin tôn giáo phải được tôn trọng, đơn giản v́ nó là đức tin tôn giáo, khó mà rút sự tôn trọng khỏi đức tin của Osama bin Laden và những người ôm bom tự sát. Việc làm thay thế, một điều rơ ràng cho đến nổi không cần phải nhấn mạnh, là từ bỏ nguyên lư tự động tôn trọng đức tin tôn giáo. Đó là lư do tại sao tôi làm mọi điều có thể làm được trong quyền hạn của tôi để cảnh báo con người chống lại chính đức tin, không chỉ chống lại cái gọi là đức tin “cực đoan.” Việc giáo huấn của tôn giáo “ôn ḥa,” cho dẫu tự chúng không phải là cực đoan, là một mời gọi rộng mở cho chủ thuyết cực đoan. (306)
Khoan nhượng đức tin vẫn c̣n là một thành phần không thắc mắc của các xă hội dân chủ, nhưng ảo giác ác độc mà sự độ lượng này cho phép sẽ tiếp tục gây ra nổi khốn khổ vô cùng. Nếu chúng ta nuông chiều bất cứ thể loại đức tin nào, chúng ta tự đặt ḿnh thành nạn nhân hóa bởi “những người tin đích thực” đủ mọi thể loại. Tôn trọng không kỳ thị với đức tin đủ để làm cho mỗi một con người khoan nhượng giữa chúng ta thành một ṭng phạm trên thực tế (de facto) gây điều ác.
Thay v́ đồng cảm với đức tin tôn giáo theo phương cách dịu dàng mà những người ôn ḥa thế tục và tôn giáo đă làm trong quá khứ, các người vô thần mới muốn chúng ta từ bỏ sự tôn trọng như vậy cả với tự do đức tin lẫn với tư duy tôn giáo. Không có ǵ cản trở việc nắm bắt nh́n rơ vấn đề khẩn cấp nhất của thế giới ngày nay—chủ thuyết khủng bố cảm hứng từ tôn giáo—một cách kém tư duy hơn là thần học ôn ḥa và sự khoan nhượng thế tục phóng túng về đức tin. Cuối cùng, chúng ta phải nhận biết rằng sự khoan nhượng thần học, thế tục, cánh trái, sau hiện đại, và ḷng tốt cách đơn giản của chúng ta về đức tin tự nó đă trở thành không thể khoan nhượng được. Những người ôn ḥa tôn giáo, Harris viết, “tưởng tượng rằng con đường đến ḥa b́nh sẽ mở ra bằng phẳng một khi mỗi một người trong chúng ta đă học cách tôn trọng các niềm tin không biện minh được của người khác.” Nhưng “chính ư niệm về khoan nhượng tôn giáo—sinh ra từ khái niệm rằng mỗi hiện thân con người phải được tự do tin tưởng vào bất cứ điều ǵ người ta muốn về Thiên Chúa—là một trong các động lực chính yếu đẩy chúng ta tiến đến vực thẳm khôngđáy” (14-15). Từ bỏ bất cứ quan tâm về tính đúng đắn chính trị, Harris xem ra tuyệt đối nghiêm chỉnh trong lời tuyên bố của ông rằng chúng ta không c̣n có thể khoan nhượng được sự khoan nhượng phóng túng về đức tin. Như thế, ở đây, chúng ta gặp được một điều ǵ tương đối mới mẻ trong các bài viết của các người vô thần mới.
Cũng mới mẻ qua Dawkins, Harris, và Hitchens là sự không khoan nhượng chẳng những với thần học mà c̣n với sự điều chỉnh mềm mại, “Neville Chamberlain6,” mà gần hết những người đồng bạn của họ và những người theo chủ thuyết thiên nhiên khoa học đối xử với sự hiện hữu của đức tin (Dawkins 66-69). Trong nhiều năm nghiên cứu và bàn luận với các người thiên nhiên khoa học, tôi chưa hề gặp phải một sự không khoan nhượng hoàn toàn như vậy với ḷng khoan nhượng. Sự không khoan hượng với ḷng khoan nhượng (intolerance of tolerance) xem ra là một khía cạnh thực sự mới của giải pháp của các người vô thần mới đối với vấn đề khốn khổ của con người. Gần hết mọi
điều Dawkins, Harris, và Hitchens (và cố vấn triết học của họ Dennett) có ǵ để nói về tôn giáo, đức tin, và thần học đều đă được nói đến rồi. Chắc chắn việc từ khước phủ trùm vị trí nhận thức về đức tin tôn giáo không phải là mới mẻ, cũng không phải việc họ kết án tôn giáo trên cơ sở luân lư. Chủ thuyết thiên nhiên khoa học, mà các giáo điều của nó các người vô thần mới của chúng ta đă lập thành trường phái một cách có phương pháp, đă từ lâu cho rằng thiên nhiên là điều duy nhất có và rằng khoa học là con đường đặc quyền đi tới việc nhận hiểu thế giới. Tuy nhiên, đa phần những người trung kiên với chủ thuyết thiên nhiên khoa học trong giai đoạn hiện đại đă nhận ra rằng họ may mắn sống trong các nền văn hóa và các đất nước nơi đa số các đức tin được chấp nhận. Họ đă biết ơn v́ ḷngnhận hậu đó, v́ nếu khác đi, chủ thuyết thiên nhiên khoa học có thể không bao giờ được phép hiện hữu song song với các hệ thống niềm tin chống đối lại nó theo ư thức hệ. Quả thực, nếu nó tùy thuộc vào một cuộc bầu phiếu tại Hoa kỳ ngày nay, như các người vô thần mới chắc chắn đồng ư thế, chủ thuyết thiên nhiên khoa học sẽ bị bỏ phiếu đuổi khỏi địa bàn bởi đa số các công dân.
Các người vô thần mới đúng khi chỉ ra biết bao nhiêu hệ thống niềm tin khác với niềm tin của họ thường thường không khoan nhượng và man dă. Nhưng chắc chắn họ phải nhận ra rằng hệ thống niềm tin của chính họ, chủ thuyết thiên nhiên khoa học, sẽ không bao giờ tự nó được thành lập trong thế giới hiện đại này nếu không phải nhờ ḷng khoan nhượng trải ra cho những “người tư duy tự do” (freethinkers) bởi cũng chính các nền văn hóa tôn giáo đă cho khoa học trỗi sinh. Câu trả lời của họ là rằng trước tiên các nền văn hóa tôn giáo chính chúng nó không bao giờ là một biện minh thực sự luân lư hay hợp lư để hiện hữu. Đức tin, v́ nội tại là điều ác, một cách lư tưởng, phải không bao giờ được trao một chút quyền hiện hữu nào. Hơn nữa, khi sự thông minh con người thoạt xuất hiện trong tiến hóa, nó lẽ ra không cho phép chính nó bị kiềm hăm bởi đức tin, bất kể bằng cách thích nghi sinh học nào của tâm trí với không lư trí đă xẩy ra như thế.
Harris nghĩ ông có thể tránh được chuyện không khoan nhượng cực đoan này v́ theo mức ông liên hệ, nó dựa vào lư trí hơn là đức tin. Tuy nhiên, chủ thuyết khoa học (scientism) của chính Harris và Dawkins, cột sống trí tuệ của chủ thuyết thiên nhiên khoa học của họ, là một niềm tin cũng có thể không “đủ” “chứng cứ” khoa học hay thực nghiệm. Không có phương cách nào, nếu không suy nghĩ ṿng quanh, thiết lập thí nghiệm khoa học để chứng minh rằng mọi mệnh đề đúng phải đặt cơ sở trên chứng cứ thực nghiệm hơn là đức tin. Việc kiểm duyệt mọi trường hợp về đức tin, theo nghĩa hẹp ḥi của các người vô thần mới của cụm từ này, sẽ cũng phải kể cả việc loại bỏ chủ thuyết khoa học nữa. Người theo chủ thuyết thiên nhiên khoa học thực sự đầy đủ tư duy—Einstein là một ví dụ tốt—đă đủ
thành thực để thú nhận rằng đức tin, cách riêng đức tin rằng vũ trụ có thể được hiểu đầy đủ, đều đặt nền tảng cho chính công việc của khoa học. Hơn nữa, tuyên bố rằng sự thực chỉ có thể đạt tới bằng lư trí và khoa học hoạt động độc lập với bất cứ đức tin nào tự nó cũng là một tuyên bố về đức tin. Sự nhất quán hoàn toàn sẽ đ̣i buộc rằng thế giới tư duy của các người vô thần mới cũng phải bị tẩy sạch chủ thuyết khoa học và chủ thuyết thiên nhiên khoa học nữa.
CHỨNG ĐẾ THỨ TƯ
(The Fourth Evident Truth)
Phương cách để loại bỏ đức tin, và từ đó loại bỏ đau khổ, là đi theo con đường thánh thiêng của phương pháp khoa học. Đề xuất bởi Harris, và được các người vô thần mới khác ủng hộ, con đường khó khăn nhưng không thể thiếu này đi đến khai sáng đích thực là phiên bản Bát chánh đạo (the Eightfold Path) của các người vô thần mới như được
kê đơn cho Tứ điệu đế của Đức Phật. Đi theo con đường khoa học sẽ đem lại cho người ta một thể loại mới về “liên kết đúng” (right association)—nói rơ ra, với những ai đă nắm được tinh thần của khoa học—và “nhận thức đúng” (right understanding), một phương pháp thực nghiệm sẽ đem tâm trí chúng ta vượt khỏi những tưởng tượng và tầm thường của đức tin tôn giáo. Chúng ta có thể t́m thấy khai sáng đích thực chỉ nếu chúng ta đích thân tập sự với các bậc thầy đó, trong đó có Harris, Dawkins, Dennett, và Hitchens, những người đă đạt đến khai sáng bằng phương cách lư trí khoa học.
Giải pháp này chỉ ngang trang vừa lứa trong tính nông cạn của nó vớí chủ thuyết cơ bản tôn giáo mà nó phản ánh cho dẫu trong khi chống đối lại. Trong một thế giới hỗn loạn và không chắc chắn, sự hấp dẫn của một giải pháp đơn độc, đơn giản có thể không cưỡng lại được. Khi sự vật trở thành xấu đi, nó có xu hướng trở thành quỉ quái và xé toạc ra một trong vô số tao của mạng lưới phức tạp của đời người, trách cứ mọi điều chỉ riêng v́ tao đó. Ví dụ, một số Kitô hữu Mỹ mộ đạo ngày nay t́m thấy nguyên ủy chính duy nhất của tất cả mọi bệnh hoạn của thời hiện đại trong “chủ thuyết Darwin.” Loại bỏ chủ thuyết Darwin, như họ gọi thế, và mọi sự sẽ tốt đẹp hơn. Charles Darwin, nhà tự nhiên học khiêm tốn tại Downe, giờ đây thường bị nhiều người Kitô hữu chỉ danh như là nguyên ủy duy nhất hoặc chính yếu của thảm họa xă hội và đạo đức của chúng ta. Các ư niệm mới lạ của Darwin bị coi như là nguyên ủy cuối cùng của chủ thuyết vô thần, chủ thuyết quốc xă, chủ thuyết Công sản, và sự suy tàn của các giá trị tôn giáo và gia đ́nh. Như thế, giải pháp của người đề xuất thiết kế thông minh Phillip Johnson cho các bệnh hoạn đó là đem chủ thuyết Darwin ra khỏi tâm trí của con người, và phương cách để thực hiện điều đó là tŕnh bày các điều thay thế cho lư thuyết tiến hóa trong các trường trung học.7
Đức tin, với các người vô thần mới, tương đồng với những ǵ là chủ thuyết Darwin với những người thuyết tạo dựng. Loại bỏ đức tin và mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Với Dawkins, Harris, và Hitchens, việc loại bỏ tôn giáo khỏi tâm trí chúng ta và đời sống công cộng là liều thuốc bách bệnh sẽ chấm dứt đau khổ và gian ác, ít nữa đến chừng mực thiên nhiên cho phép. Và phương cách tốt nhất để hạ bệ đức tin không phải bằng bạo lực hay thậm chí hành động chính trị mà bằng cách làm đầy tâm trí với khoa học và lư trí. Các ông bạn vô thần của chúng ta tin tưởng chắc chắn vào sự hữu hiệu của chương tŕnh này. V́ thế có thể sẽ c̣n ít nhất một trường hợp của đức tin sót lại trên quả đất khi Con của Người trở lại.
Ư NGHĨA CỦA ĐỨC TIN
(The Meaning of Faith)
Nếu người đọc vẫn c̣n chưa rơ ràng, việc nhận thức “đức tin” mà các người vô thần mới cho là dĩ nhiên mang rất ít tương đồng với đức tin của thần học. Điểm khác biệt chính yếu là rằng các người vô thần mới nghĩ về đức tin như là một nỗ lực sai lầm về trí tuệ (an intellectual erroneous attempt) với một điều ǵ như nhận thức khoa học chẳng hạn,
trong khi thần học nghĩ về đức tin như là một t́nh trạng tự dâng nộp (self-surrender) trong đó toàn thể hiện thân con người, và không chỉ trí tuệ, kinh nghiệm qua việc được đưa đi vào trong một chiều kích của thực tại sâu thẳm hơn và thực sự hơn bất cứ thứ ǵ có thể được khoa học và lư trí nắm bắt. Đó là lư do tại sao rất thông thường đức tin đi kèm với nghi lễ. Nhưng định nghĩa của đức tin mà Dawkins, Dennett, Harris, và Hitchens tất cả chấp nhận lại là “niềm tin không chứng cứ.” Họ nghĩ về đức tin như là một loạt giả thiết—ví như giả thiết về Thiên Chúa hoặc giả thiết về linh hồn—thiếu chứng cứ khoa học hoặc thực nghiệm đầy đủ cho những người có lư trí chấp nhận. Họ cho phép rằng nếu thể loại đích thực của chứng cứ thực nghiệm có bao giờ sẽ bày tỏ ra, lúc đó những người có lư trí sẽ được phép đưa ra sự đồng thuận với giả thiết Thiên Chúa hoặc giả thiết linh hồn. Nhưng lúc đó sẽ không c̣n cần đến đức tin nữa. Tri thức sẽ thay thế nó.
Với thần học, tuy nhiên, mục tiêu là làm sâu thêm đức tin, không phải loại bỏ nó. Theo các truyền thống hữu thần, tinh túy của cuộc sống lư tưởng, ngay cả cuộc sống anh hùng, là sẵn sàng chờ đợi trong đức tin, tín nhiệm và hy vọng về sự hoàn thành rốt cuộc và sự giải thoát cuối cùng. Hậu quả, khi Harris và các người khác mời gọi mọi người từ bỏ đức tin của họ và sống chỉ bằng lư trí, họ không hề biết họ đang đ̣i hỏi điều ǵ. Lời mời gọi tham gia với họ vào một thế giới không có đức tin đối với phần lớn con người nghe như một khẩn nguyện thu nhỏ thế giới chúng ta thành một điểm nơi tất cả chúng ta đều có thể bị ngột ngạt. V́ thậm chí nếu vũ trụ gồm 300 tỉ hệ mặt trời, và nhiều vũ trụ, nếu nó hiện hữu, hàng tỉ nhiều hơn, người có học thức biết rằng thế giới vẫn là hữu tận và có thể tàn lụi. Và theo tính toán của bất cứ ai, một mầu nhiệm siêu nhiên vô tận vẫn nhiều ấn tượng hơn bất cứ sự bao la không gian và thời gian hữu tận dưới quyền của khoa học. Khuyên bảo người ta từ bỏ những ǵ họ cho là—dù đúng dù sai—đường đời của họ đến sự vĩ đại vô tận của mầu nhiệm siêu nhiên, và mời gọi họ rút nhỏ cuộc đời, tâm trí, và tâm hồn họ vào trong một thế giới tương đối nhỏ nhoi của việc mục tiêu hóa khoa học, sẽ không được tiếp đón nồng nhiệt ở khắp nơi. Dĩ nhiên, khoa học chẳng có ǵ sai cả. Nhưng nếu chúng ta được phép phỏng theo h́nh ảnh phi thời gian của Edwin Abbott, Harris, Dennett, Hitchens, và Dawkins xem như người đang ở một thế giới hai chiều, những người sau khi đă làm chủ được lănh vực sinh sống đó, giờ đây bận bịu mời gọi những ai đang chiếm giữ thế giới được thú nhận là mất phương hướng hơn của nhiều chiều kích vui ḷng đi xuống sống với họ trong vùng Đất phẳng (Flatland).8
1 Tôi khuyến khích người đọc cũng đọc “Atheist Manifesto” trên mạng http://www.truthdig.com/dig/item/200512_an_atheist_manifesto/ (truy cập ngày 14/10/2007)
2 Số trang dẫn chiếu cuốn End of Faith của Harris, trừ phi ghi chú khác.
3 Hitchens, God Is Not Great; Dawkins, God Delusion. Số trang của các tác giả này dẫn chiếu các sách đó, trừ phi ghi chú khác.
4 Jacques Monod, Chance and Necessity: An Essay on the Natural Philosophy of Modern Biology, Austryn Wainhouse dịch (New York: Vintage Books, 1972), 160-80.
5 William James, The Will to Believe and Other Essays in Popular Philosophy (New York: Dove Publications, 19560
6 Neville Chamberlain: Thủ tướng Anh (1869-1940) (nd)
7 Phillip E. Johnson, Darwin on Trial (Washington, D.C.: Regnery Gateway, 1991)
8 Edwinn Abbott, Flatland: A Romance of Many Dimensions (Amherst, N.Y.: Prometheus Books, 2005).
2
Chủ thuyết vô thần mới vô thần chừng nào?
(How Atheistic Is the New Atheism?)
Nếu có ai đă viết một cuốn sách chỉ trích đức tin tôn giáo nhiều hơn tôi đă viết, tôi không được biết đến.
—Sam Harris1
Trong nhiều năm, tôi dạy một khóa thần học nhập môn gọi là “Vấn đề về Thiên Chúa” (The Problem of God) cho các lớp cử nhân Đại học Georgetown. Làm ra một bản liệt kê thích hợp cho kinh nghiệm khoa bảng quan trọng này luôn luôn là một thách thức, nhưng các bạn đồng sự và tôi bị thuyết phục rằng sinh viên của chúng tôi phải được phơi bày ra với sự uyên bác nhất của các người không tin. Lư lẽ của chúng tôi là bất cứ một cam kết chín muồi nào mà giới trẻ thông tuệ có thể thực hiện với đức tin tôn giáo, nếu họ chọn lựa như thế, phải được thử nghiệm cách phê phán bằng các người chống đối mănh liệt nhất. Khóa học có lúc xáo trộn v́ vài sinh viên và cách riêng v́ các bạn trẻ họa hiếm đến từ bối cảnh thuyết tạo dựng hoặc nền giáo dục tôn giáo trước kia của họ đă không giải quyết cách thành thực với các khoa học tự nhiên. Nhưng đó cũng là một khóa học mở mắt cho các sinh viên đến từ các bối cảnh không tôn giáo hoặc vô thần. Họ phải đi qua tiến tŕnh học hỏi rằng tôn giáo mang vô tận sắc thái nhiều hơn họ đă từng tưởng tượng ra. Thêm vào đó, họ sẽ bị phơi bày cho các nền thần học có thể sẽ tàn bạo trong việc chỉ trích các khía cạnh quỉ quái và mọi rợ của tôn giáo con người hơn bất cứ người vô thần mới nào từng làm.
Tôi không thể nói thay cho các giáo sư đại học ngày nay, nhưng trong các lớp của chính tôi, các sách mới của Dawkins, Harris, và Hitchens không bao giờ nằm trong bản liệt kê các sách phải đọc. Các lời chỉ trích đó đơn giản sẽ tăng cường sự ngu dốt của sinh viên không chỉ về tôn giáo mà chua chát thay cả về chủ thuyết vô thần. Tột mức, các tŕnh bày của các người vô thần mới sẽ như là tài liệu hữu ích cho việc đọc ngoại khóa, các kế hoạch nhóm, hoặc các tŕnh bày trước lớp. Và quan điểm của các hoạt động bên ngoài đó có thể không phải để cung cấp bất cứ điều ǵ gia tăng sự khôn ngoan hay trí thức. Đúng hơn, nó được dùng để xem công việc tương đối nhẹ mà các người vô thần mới bày ra hay ho chừng nào so với sức nặng của một thế hệ xưa hơn và đầy tư duy hơn của những người chỉ trích tôn giáo.
Nhận thức “mới” nguyên thủy nhất trong sách của Hitchens, ví dụ, là rằng “tôn giáo do con người làm ra (religion is man-made) (8, 10, 17, 52, 54, 99-100, 115, 130, 151, 167-68, 181, 202, 229, 240). Điệp khúc này lách cách qua các trang sách của phê phán của ông với hết năng lực của một mặc khải đáng kinh hăi. Sinh viên của tôi sẽ thấy thích thú, ấy là nói ít nhất, làm sao một nhận thức sáo ṃn như vậy có thể trở thành trung tâm tổ chức của một cuốn sách bán chạy nhất. Sau khi quen thuộc với chủ thuyết vô thần cảm hứng bởi khoa học của Sigmund Freud hoặc Bertrand Russell và chủ thuyết lư tưởng nhân bản của Ludwig Feuerbach và Karl Marx, chủ thuyết vô thần mới xem ra nhiều phần phờ phạc v́ cung cấp ít ỏi nhận thức mới tại sao tôn giáo lại có thể nguy hiểm đến như vậy.
Liên quan đến quan tâm nâng cao tri thức về tôn giáo, các người vô thần mới chẳng làm ǵ nhiều hơn là cung cấp một danh mục mới mẻ các điều ác do các đức tin hữu thần chế tác ra. Cùng lúc, tâm trí người trẻ đích thực muốn t́m hiểu vẫn chưa yên t́m kiếm nhận thức sâu xa hơn. Thậm chí lư thuyết của Freud về nguồn gốc tôn giáo, cùng với các lư thuyết của Feuerbach và Marx, cho dẫu xem ra sai lầm đến thế nào với các sinh viên của tôi, ít nhất cũng lôi cuốn họ chú ư và làm cho họ bắt đầu suy tư liệu toàn bộ công chuyện về tôn giáo có thể là một tạo dựng của con người ảo tưởng hay không. So sánh với các bậc thầy ngày xưa của lư thuyết dự đoán, các sinh viên của tôi sẽ nhận thấy cuốn sách của Hitchens đúng ra là những ǵ tẻ nhạt. V́ trong khi Feuerbach, Marx, và Freud cung cấp các khung lư thuyết hấp dẫn cho các lư thuyết của họ, Hitchens chẳng cung cấp được thứ ǵ đại loại như vậy.
Mặt khác, tôi nghi ngờ các sinh viên của tôi sẽ bị kích thích bởi các bài viết gần đây của Dawkins, Dennett, và những người khác tuyên bố đưa ra một giải thích sinh học, tiến hóa về lư do tại sao người ta tin tưởng vào Thiên Chúa. Họ có thể đă học trong khóa học của chúng tôi rằng không có một lư do thần học hay ho nào để phản kháng bất cứ nỗ lực nào của khoa học về nhận hiểu tôn giáo, thậm chí theo cách tiến hóa. Khóa học đă nói rơ rằng tôn giáo có thể và quả thực phải được nghiên cứu như là một hiện tượng tự nhiên. Nói cho cùng, đây là phương cách duy nhất khoa học có thể nghiên cứu bất cứ điều ǵ, và các nhận thức của nó hoàn toàn phù hợp với bất cứ nền thần học chính đáng nào. Nhưng v́ các lư do tôi triển khai trong các chương 5 và 6, các sinh viên của tôi có quyền phân vân liệu lư thuyết tiến hóa, hoặc bất cứ khoa học tự nhiên hay xă hội nào, có thể đưa ra một nhận thức hoàn toàn và đầy đủ về tôn giáo hay không. Trong khóa học một học kỳ của chúng tôi, sinh viên đă gặp gỡ trong cuốn sách của Freud Tương lai của ảo giác (The Future of an Illusion) lời tuyên bố rằng một ḿnh khoa học là con đường đáng tin cậy để
nhận thức đích thực về bất cứ điều ǵ. Và họ có thể đă học được từ các sách đọc thêm khác rằng tuyên bố này là một tuyên ngôn về đức tin được biết đến như là chủ thuyết khoa học (scientism), một hệ thống niềm tin hiện đại đă có dấu ấn thêm vào của việc tự đối kháng.
Tại sao tự đối kháng? Bởi v́ chủ thuyết khoa học bảo chúng ta không chấp nhận thứ ǵ theo đức tin, thế nhưng đức tin đ̣i buộc phải có để chấp nhận chủ thuyết khoa học. Những ǵ đáng chú ư là rằng chẳng có ai trong các người vô thần mới xem ra đă mảy may chuẩn bị để thú nhận rằng chủ thuyết khoa học của ông ấy là một thú nhận tự hủy diệt về đức tin. Xin lắng nghe Hitchens: “Nếu người ta phải có đức tin nhằm để tin tưởng vào một điều ǵ, như thế việc xem ra cái điều ǵ đó nếu có sự thực hay giá trị nào đều xem như bị giảm giá trị” (71). Nhưng lời phát biểu này tự nó vô giá trị v́ nó cũng trỗi sinh từ đức tin vào các điều không nh́n thấy. Không có một tập hợp các thử nghiệm hữu h́nh hoặc các tŕnh bày có thể trông thấy đă từng chứng minh được bằng khoa học rằng lời phát biểu đó là chân thật. Nhằm đề xuất lời tuyên bố vừa dẫn chiếu cách tự tin như vậy, Hitchens đă phải chấp nhận tín điều (creed) vào một cộng đoàn đức tin (faith) mà chủ thuyết khoa học và chủ thuyết thiên nhiên khoa học cung cấp các căn bản giáo điều. Và Hitchens phải biết rằng hầu hết người ta không chấp nhận tín điều đó, có thể v́ không có “chứng cứ” nào cho nó cả.
“Chúa của chúng ta là logos2” (Our god is logos), Freud hănh diện tuyên bố trong Tương lai của ảo giác, thẳng thắn báo hiệu đặc tính tín điều của giáo điều trọng tâm được toàn bộ cộng đoàn những người theo chủ thuyết duy lư khoa học (scientific rationalists) tôn thờ.3 Lời tuyên bố là đề tài tốt cho việc thảo luận trong lớp, nhưng bất cứ khi nào tôi bảo các lớp của tôi đánh giá lời tuyên bố của Freud, họ không mất nhiều th́ giờ để nhận ra rằng chính lời tuyên bố đó tự đánh bại nó một cách logic v́ nó không bao giờ có thể được biện minh bởi bất cứ thực nghiệm khoa học nào có thể quan niệm được. Phần lớn các sinh viên của tôi không khó khăn ǵ nhận ra rằng chủ thuyết khoa học cũng là một tín điều tự hủy hoại cung cấp nền tảng ư thức bèo bọt cho toàn bộ công tŕnh mà chúng ta đề cao với nhăn hiệu “chủ thuyết vô thần mới.”
Giả sử họ đ̣i buộc phải đọc hai cuốn sách của Harris, các sinh viên năm thứ nhất của tôi khó mà thất bại chú ư đến việc biết bao nhiêu lần anh sinh viên cao học Standford hô hào người đọc của anh từ bỏ niềm tin vào Thiên Chúa v́ nó không dựa trên “chứng cứ.” Chứng cứ là một từ ngữ được nêu lên với tần số cao trong các tuyên ngôn của Harris, báo hiệu sự quan trọng của nó đối với người học giả trẻ tuổi này. Nhưng v́ rơ ràng với Harris rằng chứng cứ thực sự nghĩa là những ǵ khả dĩ cho khoa học nhận biết, chẳng có ǵ trong giả định đang tiến hành của ông mà các sinh viên của tôi có thể đă chưa gặp gỡ trong chủ thuyết thiên nhiên thực nghiệm (empiricist naturalism) mà Freud và Russell chấp nhận như là quan điểm chung họ chia sẻ.
V́ lư do đó, sau học khóa “Vấn đề về Thiên Chúa,” đa số các sinh viên cử nhân của chúng tôi có thể nghĩ chính là ngu xuẩn cho bất cứ ai duy tŕ rằng khoa học có thể quyết định vấn đề về Thiên Chúa. Thế nhưng đó chính xác là những ǵ Richard Dawkins, người tiến hóa danh tiếng nhất của thế giới, tuyên bố trong Ảo giác về Thiên Chúa (48, 58-66). Harris và Hitchens cũng đồng ư với khẳng định của Dawkins, thậm chí cho dẫu họ h́nh như quá thận trọng không dám bạo mồm bạo miệng thẳng thừng như vậy. Khoa học, Dawkins tin tưởng thế, có thể quyết định vấn đề về Thiên Chúa bởi v́ quyền điều khiển tiềm tàng của nó với mọi chứng cứ liên quan. Thế nhưng lời tuyên bố này h́nh như chẳng có ư nghĩa ǵ v́ lư do đơn giản rằng phương pháp khoa học theo định nghĩa chẳng có ǵ để nói về Thiên Chúa, ư nghĩa, các giá trị, hay cứu cánh. Phải mất một thời gian dài cho tư duy con người để đến được điểm nhận thức, vào các thế thứ 16 và 17, rằng không cần phải nói đến Thiên Chúa hoài măi khi giải thích làm sao các sự việc vận hành. V́ thế các nhà tư duy thiên tài vĩ đại đă đến với một phương pháp t́m hiểu ngày nay chúng ta gọi là “khoa học,” điều có thể cho chúng ta biết rất nhiều về thế giới bằng cách chỉ nh́n vào các nguyên ủy tự nhiên.
Nhưng ở đây chúng ta có Dawkins, người giữ chức Khoa trưởng Charles Simonyi về Nhận thức chung của khoa học (Charles Simonyi Chair for Public Understanding of Science) tại Đại học Oxford, bảo chúng ta rằng vấn đề về Thiên Chúa giờ đây cũng đă trở thành một chủ đề thích đáng cho cả khoa học. Chắc chắn Dawkins phải chú ư đến sự trớ trêu, nhưng điều đó chẳng làm rộn ǵ ông. “Có thể là,” ông thú nhận, “nhân loại sẽ không bao giờ vươn tới được sự tận cùng của nhận thức hoàn toàn, nhưng nếu chúng ta tới được, tôi đánh liều một lời tiên đoán vững vàng rằng chính khoa học, không phải tôn giáo, sẽ đưa chúng ta đến đó. Và nó nghe ra như là chủ thuyết khoa học, vậy càng
hay hơn cho chủ thuyết khoa học.”4 Trở thành minh bạch như vậy là một cải tiến trong việc cố gắng che đậy giả định nền tảng của chủ thuyết vô thần mới, nhưng nó chẳng làm được ǵ để làm vững chắc sự yếu kém logic của nền tảng không vững chắc đó. Tuy nhiên, logic không phải là vấn đề duy nhất mà khoa thần học nhập môn của chúng tôi đă xem xét đến.
Cũng bấp bênh là, nếu chúng ta xem chủ thuyết vô thần một cách nghiêm chỉnh là đúng sự thực, liệu nó có thay đổi nhiều cuộc sống và tự nhận thức của chúng ta hay không. Dĩ nhiên, các người vô thần mới sẽ trả lời rằng nó phải thay đổi lớn lao. Nhưng có thực không? Chúng ta đă thấy trong chương trước làm sao bốn chứng đế của họ có mục đích loại bỏ sự đau khổ không cần thiết và như thế đề cao hạnh phúc. Nhưng các cuốn sách phổ biến và hấp dẫn của họ không cống hiến một thảo luận sâu sắc về “hạnh phúc” nghĩa là ǵ.5 H́nh ảnh của sự thỏa măn của con người nổi lên từ các bài viết của họ là một sự thỏa măn trong đó nếp sống hiện tại của chúng ta vẫn giữ nguyên gần như như cũ, ngoại trừ sự bất tiện của chủ thuyết khủng bố và những người theo thuyết tạo dựng. Việc tự nhận thức của chúng ta sẽ được tạo h́nh theo khoa sinh vật Darwin, nhưng chúng ta có thể trông mong rằng bản năng luân lư và xă hội của chúng ta, bắt rễ trong sinh học vẫn như chúng vốn là thế, sẽ duy tŕ không thay đổi ngoại trừ một vài sửa chữa văn hóa chút ít cần phải h́nh thành sau khi tôn giáo biến mất.
Không như các t́nh huống được che chở mà chủ thuyết vô thần mới bảo thủ xă hội t́m cách cứu vớt, những người vô thần cổ điển, tác phẩm của họ các sinh viên của tôi đ̣i buộc phải đọc, nói chung đ̣i hỏi một chuyển hóa (transformation) cấp tiến hơn nhiều về văn hóa và ư thức con người. Việc chuyển hóa này trở thành hiển nhiên hơn khi chúng ta chuyển từ Freud, Feuerbach, và Marx đến những người không thần không chúa nghiêm trọng hơn trong tác phẩm của Friedrich Nietzsche, Albert Camus, và Jean-Paul Sartre, các người vô thần hạng nặng (hard-core) thực sự. Với họ, chủ thuyết vô thần, nếu người ta thực sự chấp nhận nó nghiêm chỉnh, sẽ làm cho thế giới thay đổi hoàn toàn, và sẽ cần đến một nổ lực siêu phàm để chấp nhận nó. “Chủ thuyết vô thần,” như Sartre ghi nhận, “là một công việc độc ác và lâu dài.”6 Cùng với Nietzsche và Camus, Sartre nhận ra rằng phần lớn con người sẽ quá yếu đuối để chấp nhận hậu quả kinh hoàng của cái chết của Thiên Chúa. Tuy nhiên, bất cứ điều ǵ ít hơn sẽ là chủ thuyết trốn chạy thực tại (escapism), hèn nhát, và đức tin xấu (bad faith).
Ngược lại, các sinh viên của tôi sẽ lập tức nhận ra rằng các tác giả mà tôi đang nghiên cứu trong cuốn sách này muốn chủ thuyết vô thần thịnh hành mà tổn phí ít nhất cho môi trường xă hội kinh tế dễ chịu từ đó họ thuyết giảng. Lợi ích của các người vô thần mới là ǵn giữ hơn là cải tổ cấp tiến môi trường văn hóa phản ánh một cách thiếu phê phán trong các ước muốn của họ về một thế giới an toàn hơn. Họ sẽ làm cho các Thiên Chúa giáo—Do thái, Kitô, và Hồi giáo—đơn giản biến mất đi, sau đó chúng ta vẫn có thể tiếp tục tận hưởng cũng một kiểu sống như trước, chỉ không có sự phiền toái của ôm bom tự sát và các nhà rao giảng phúc âm trên TV. Chúng ta sẽ có thể thu dọn những ǵ tốt đẹp nhất mà cuộc sống cống hiến ngay từ bây giờ, nhưng không phải lo lắng về việc bị nổ tung bởi những kẻ cuồng tín cảm hứng từ Thiên Chúa.
Không phải chủ thuyết vô thần mới, một khi đă thi hành, sẽ không đổi ǵ mới hết đâu. Nhưng sẽ có một sửa chữa mỹ phẩm so sánh với định nghĩa lại sự hiện hữu của con người mà các người vô thần nghiêm chỉnh thực sự đ̣i hỏi. Hai thay đổi ư nghĩa nhất các người vô thần mới muốn làm là, thứ nhất, khoa học hơn là đức tin sẽ trở thành nền tảng của nền văn hóa của thế giới mới, như Freud và Russell đă tiên liệu; và, thứ hai, luân lư sẽ bắt rễ hoàn toàn từ lư trí. Khoa học, họ hy vọng, sẽ được giải phóng khỏi mê tín, và các bản năng đạo đức mà sự tuyển chọn tự nhiên đă khắc tạo trong chủng loại chúng ta qua hơn 2 triệu năm, cuối cùng sẽ được giải thoát khỏi sự ràng buộc què quặt với tôn giáo.7 Con người lúc đó sẽ tiếp tục vun trồng cách thiết yếu cũng các giá trị đó như trước, kể cả ḷng vị tha, nhưng họ sẽ ḥa hợp tốt đẹp mà không có các sách được cảm hứng và điều răn siêu nhiên. Các nhà giáo dục có thể dạy khoa học mà không có vấn đề những người theo chủ thuyết tạo dựng tḥ mũi vào, và sinh viên học sinh sẽ học rằng tiến hóa chứ không phải là việc tạo dựng siêu nhiên là cách giải thích cuối cùng về lư do tại sao chúng ta là thể loại sinh vật như chúng ta đang là thế. Chỉ có các tuyên bố dựa trên “chứng cứ” sẽ được khoan nhượng, nhưng sự thỏa măn nhận biết chân lư về thiên nhiên bằng phương cách khoa học sẽ bù đắp cho bất cứ sự kiềm chế đạo đức nào chúng ta sẽ phải áp đặt trên bản năng thú vật của chúng ta.
Cách xử lư này về chủ thuyết vô thần, dĩ nhiên, chính xác là thể loại làm nôn mửa Nietzsche và làm Camus và Sartre co rúm người trong các quán cà phê Bờ bên trái của họ. Chủ thuyết vô thần với ít tổn phí nhất có thể được cho sự tầm thường của nền văn hóa phương Tây chẳng phải là chủ thuyết vô thần ǵ cả. Nó chẳng là ǵ hơn là sự dai dẵng của tính tôn giáo tê cóng v́ cuộc sống dưới một chiêu bài mới. Xin ghi nhận rằng tôi không đang đề cao triết học phi lư của Camus cũng không phải chủ thuyết hư vô (nihilism) của Nietzsche hay Sartre. Nhưng các chỉ trích mạnh mẽ hơn đó về tôn giáo ít nữa cũng thông minh đủ để nhận ra rằng một sự chấp nhận hoàn toàn cái chết của Thiên Chúa sẽ đ̣i buộc một sự khổ tu hoàn toàn vắng mặt trong các công thức vô thần mới. Chủ thuyết vô thần, như sự quen thuộc của các sinh viên của tôi với Nietzsche, Camus, và Sartre có thể làm sáng tỏ, phải được nghĩ đến tận các kết luận logic cuối cùng của nó. Theo quan điểm đó, chủ thuyết vô thần mới, khi được đo lường theo các đ̣i hỏi chặt chẽ của một sự không tin tiếp diễn xuyên suốt thực sự, sẽ bị phơi bày như chỉ khác biệt hời hợt bên ngoài với chủ thuyết hữu thần truyền thống mà nó muốn thay chỗ. Sự ôn ḥa của chủ thuyết vô thần tương đối mới mỉa mai thay nằm trong ư nguyện của nó để thương lượng với thể loại vô vị cách chính trị và văn hóa của chủ thuyết hữu thần mà nó tuyên bố phải hất cẳng. Một nhăn hiệu nhợt nhạt như vậy về chủ thuyết vô thần cho phép một cách không phê phán cũng các giá trị và ư nghĩa cũ tồn tại, chỉ khác giờ đây chúng có thể trở thành được phong thánh bởi thuyết chính thống Darwin bảo thủ cách đạo đức và chính trị. Nếu ước nguyện của các người vô thần mới có bao giờ được hoàn thành, chúng ta cần tiên liệu ít có ǵ cải tiến về văn hóa ngoại trừ việc xoay các địa điểm thờ phượng của thế giới thành nhà bảo tàng, tiệm nhảy discos, và quán cà phê.
Theo quan điểm này, chủ thuyết vô thần mới giống rất nhiều với chủ thuyết nhân bản thế tục (secular humanism) ngày xưa bị khiển trách bởi các người vô thần hạng nặng về tính nhát như chuột (mousiness) khi đối mặt với những ǵ sự vắng mặt của Thiên Chúa phải thực sự có ư nghĩa. Nếu quí vị sắp trở thành một người vô thần, phiên bản thô kệch nhất của việc không thần không chúa đ̣i hỏi sự nhất quán hoàn toàn. Xin đi hết con đường và
suy nghĩ công việc của chủ thuyết vô thần đến tận cùng cay đắng; trước khi quí vị trở nên quá thoải mái với thế giới không thần không chúa mà quí vị trông mong, quí vị sẽ bị đ̣i buộc bởi logic của bất cứ chủ thuyết hoài nghi nhất quán nào để trải qua cảnh hoang dại mất phương hướng của chủ thuyết hư vô. Quí vị có can đảm làm điều đó không? Quí vị sẽ phải chấp nhận chủ thuyết anh hùng bi thảm của một Sisyphus8, hoặc nhận ra rằng tự do đích thực trong sự vắng mặt của Thiên Chúa nghĩa là quí vị chính là người sáng tạo các giá trị mà quí vị sống với, một gánh nặng không khoan nhượng mà phần lớn con người muốn t́m cách tránh khỏi. Quí vị có sẵn sàng cho phép logic đơn giản dẫn dắt quí vị đến chân lư đích thực về cái chết của Thiên Chúa không? Trước khi ổn định vào một quan điểm chung thực sự vô thần, quí vị sẽ phải kinh qua cảm xúc Người điên (Madman9) của Nietzsche về việc đi lạc qua “sự hư vô vô tận” (infinite nothingness). Quí vị sẽ bị đ̣i buộc phải huy động một tŕnh độ trước sau chưa từng có ḷng can đảm nếu quí vị dự định xóa bỏ đi toàn bộ chân trời của siêu việt (transcendence). Quí vị có sẵn ḷng chịu nguy cơ điên rồ không? Nếu không, vậy th́ quí vị không thực sự là một người vô thần.10
Có thể tiên đoán được, chẳng có ǵ trời long đất lỡ bày tỏ ra trong tư duy của Dawkins, Harris, và Hitchens. Ngoại trừ việc không nhân nhượng sự khoan nhượng, mà chúng ta đă ghi chú trước đây, và nồng độ cao của chủ thuyết Darwin làm nền tảng cho nhiều tuyên bố của nó, chủ thuyết vô thần hạng nhẹ ít có ǵ khác biệt với chủ thuyết nhân bản mà các người vô thần hạng nặng trừng trị thẳng tay v́ sự lỏng lẻo của nó. Các người vô thần hạng nhẹ mới giả định rằng, bằng vào chủ thuyết Darwin, chúng ta có thể loại bỏ Thiên Chúa đi như loại bỏ Ông già Noen mà không phải chứng kiến sự sụp đổ hoàn toàn của nền văn hóa phương Tây—kể cả cảm quan của chúng ta về những ǵ là hữu lư và luân lư. Ít nữa các người vô thần hạng nặng đă hiểu rằng nếu chúng ta thành thực thực sự trong chủ thuyết vô thần của chúng ta, toàn thể mạng lưới các ư nghĩa và giá trị đă vây bọc chung quanh ư niệm về Thiên Chúa trong nền văn hóa phương Tây phải sụp đổ cùng với trung tâm tổ chức của nó. Nietzsche, Camus, và Sartre, và có lẽ nhiều người trong đám con cháu sau hiện đại của họ, chẳng dính líu ǵ đến chủ thuyết hoài nghi nhạt nhẽo thất bại trong việc suy tư chủ thuyết vô thần cho thông suốt với tính nhất quán tuyệt hảo.
“Nếu có ai đă viết một cuốn sách chỉ trích đức tin tôn giáo nhiều hơn tôi đă viết, tôi không được biết đến,” Sam Harris tuyên bố.11 Các sinh viên của tôi có thể không chắc chắn đến thế. Harris có thực sự đă nghĩ đến điều ǵ có thể xẩy ra nếu người ta chấp nhận niềm tin của người vô thần hạng nặng rằng chẳng có căn bản siêu việt cho các đánh
giá luân lư của chúng ta không? Nếu người ta biết để hỏi liệu chủ thuyết thiên nhiên Darwin có thể cung cấp một nền tảng chắc chắn và bền vững cho các tuyên bố về chân lư và các phán đoán về giá trị của chúng ta không? Một nền giáo dục khoa học tốt có sẽ làm cho mọi người đơn giản quyết định trở nên tốt nếu vũ trụ vốn đă không có giá trị và không có cứu cánh không? Ít nữa các người vô thần hạng nặng đă cố gắng chuẩn bị cho người đọc của họ về một thế giới không quan điểm họ sẽ gặp phải nếu cái chết của Thiên Chúa có lúc được nhận lấy cách nghiêm chỉnh.
Họ đă không h́nh thành một kế hoạch để giết Thiên Chúa v́ họ giả định rằng người giết thần chúa (deicide) đă xẩy ra trong tay chủ thuyết khoa học và chủ thuyết thế tục. Nhưng họ đă muốn mọi người đối diện một cách thành thực với các hàm ư logic, đạo đức, và văn hóa của một thế giới không thần không chúa.
Nietzsche, Camus, và Sartre cũng đă thất bại tiêu biểu chủ thuyết anh hùng bi thảm mà họ nghĩ có thể sẽ là kết quả của chủ thuyết vô thần. Họ trở thành phần lớn giống tất cả chúng ta. Thế nhưng, sự thất bại của họ thực sự tăng cường câu kết luận mà ít nữa một số trong các sinh viên của tôi đă đạt đến trong khóa “Vấn đề về Thiên Chúa”: một chủ thuyết vô thần nhất quán thực sự là không thể thực hiện được. Và nếu chủ thuyết vô thần hạng nặng không thể thành công, nghi ngờ rằng biến thể hạng nhẹ cũng sẽ không thể thành công được. Sau khi đọc các luận văn kích động của Nietzsche về sự sáng tạo các giá trị mới có thể cần để thay thế một khi người ta nhận ra ư niệm về Thiên Chúa là hư cấu, các đơn thuốc đạo đức đích thực ông ủng hộ kết thúc may ra nghe như một phiên bản thú vị của cái cũ. Ông nghĩ rằng một khi chúng ta nhận ra chẳng có Đấng Tạo dựng, tính sáng tạo vừa được giải thoát của chính chúng ta sẽ có thể thấm nhuần với các ư nghĩa và các giá trị hoàn toàn mới sự trống rỗng vô tận (the infinite emptiness) để lại đàng sau. Sau khi chúng ta đă uống cạn biển siêu việt, sẽ có vô số không gian cho một tập hợp hoàn toàn mới của mệnh lệnh đạo đức (ethical imperatives). Thế nhưng người ta chỉ có thể thấy thất vọng với những ǵ Nietzsche chế tác. Tập hợp luật lệ mới của ông cho cuộc sống nghe một đầu nghi ngại như là chủ thuyết khổ tu của tu sĩ, và đầu kia như chủ thuyết nhân bản thế tục chẳng có ǵ đặc biệt: “Hăy có tính sáng tạo.” “Đừng sống đời sống tầm thường!” “Đừng nghe lời những ai nói về các hy vọng một thế giới khác!” “Hăy tiếp tục trung thành với trần thế.” Nietzsche chẳng có cách nào bỏ qua những ǵ ông đă nghe trước đây từ Kinh thánh. Lời mời gọi của ông về một một “sự vô tội mới mẻ của việc thành hiện hữu” (a fresh “innocence of becoming”) và “sự mới mẻ của đời sống” (newness of life) ít nữa là một âm vang phảng phất các tiên tri kinh thánh và Phaolô, chỉ khác là không có các nhân đức yêu thương và hy vọng.12
Tương tự, Camus làm một chuyển mạch ngạc nhiên—không báo cho chúng ta chính xác v́ sao—từ chủ thuyết phi lư (absurdism) trong các tác phẩm ban đầu, Người lạ mặt (The Stranger) và Huyền thoại Sisyphus (The Myth of Sisyphus) đến chủ thuyết nhân bản cảm động trong Bệnh dịch (The Plague) và sự ám ảnh phần nào theo chủ thuyết truyền thống với tội lỗi luân lư trong Sự sụp đổ (The Fall). Ông có thể đă đến chỗ nhận ra rằng sự không hy vọng hoàn toàn của chủ thuyết vô thần hư vô trước kia của ông không thể cung cấp một không gian trong đó con người có thể thực sống cuộc sống của họ. Cùng lúc, Sartre, một khi đă bảo đảm với chúng ta rằng chẳng có các giới răn được Thiên Chúa ban cho, kết cuộc nghe chừng gần như có tôn giáo khi đề xuất mệnh lệnh “mới” của ông, gọi là, “Hăy nhận lấy tự do của quí vị!” (Accept your freedom!). Với Sartre lúc ban đầu, luôn luôn là sai (“đức tin xấu”—“bad faith”) khi chối bỏ tự do của chúng ta và của những người khác. Nhưng đến chừng mực ông muốn tất cả các điều đó nghe ra có vẻ mới mẻ cấp tiến, nhằm làm cho chủ thuyết vô thần của ông nên ngon lành, ông đă phải lập luận rằng nói cho cùng “chủ thuyết hiện sinh” (existentialism) của ông thực sự là một h́nh thái của “chủ thuyết nhân bản.”13
Vậy nếu thậm chí các người vô thần hạng nặng thất bại trong việc hoàn thành chương tŕnh của họ về việc tẩy xóa mọi vết tích của các giá trị siêu việt khỏi vũ trụ luân lư, thế th́ các người vô thần hạng nhẹ của chúng ta có thể trông mong ít đi bao nhiêu, nói theo logic, để hoàn thành mục đích đó?14
CHÍNH TRỰC
(Rightness)
Các người vô thần hạng nặng đặt ra các tiêu chuẩn đ̣i hỏi cao về những ai sẽ được phép vào trong xă hội của không niềm tin đích thực. Họ nhấn mạnh rằng mỗi một người vô thần nghiêm chỉnh phải suy nghĩ chín chắn những ǵ chủ thuyết vô thần đ̣i hỏi theo logic, thậm chí nếu tự bản thân họ không thành công trong việc thực hiện như vậy. Các người vô thần hạng nhẹ mới thậm chí không thử xem. Họ đồng ư với các anh chị em họ hàng tuyệt đối của họ rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Nhưng nơi đâu sự khắt khe logic có thể đ̣i buộc họ cũng phải nhận thức rằng không có thiên đường không thời gian để chỉ định những ǵ tốt những ǵ không, các ư niệm của họ thay vào đó thành ẻo lả èo uột. Các người vô thần mới của chúng ta tiếp tục cam kết không điều kiện với các giá trị truyền thống như mọi người khác trong chúng ta. Họ làm như thế hầu như công khai trong mọi tuyên bố mà họ nói rằng đức tin là xấu, và rằng v́ lợi ích của các giá trị đích thực, con người có luân lư phải gạt ra khỏi họ đức tin đó càng sớm càng tốt!
Tất cả ba người vô thần hạng nhẹ của chúng ta tuyệt đối chắc chắn rằng tín điều, lư tưởng, và thực hành của tôn giáo thiết yếu là điều ác. Quả thực, một dấu chỉ phân biệt của chủ thuyết vô thần mới là rằng nó không chừa chỗ nào cho khả năng của tính mơ hồ luân lư trong bất cứ thứ ǵ phảng phất mùi vị đức tin. Không một nhận thức rằng tôn giáo có thể có ít nữa một đôi khía cạnh cứu độ. Không một chuyện dông dài nào như thế được phép. Ḷng ghét bỏ tôn giáo của họ có thể cảm giác được cho đến nổi các trang sách của họ h́nh như run rẩy trong tay chúng ta. Sự làm nhục như vậy, tuy nhiên, chỉ có thể trỗi sinh từ một nhận thức của việc bị chôn ngập trong một lănh vực không lay chuyển của “chính trực” (rightness). Nhiệt t́nh của các người vô thần mới trong việc làm nhục đức tin, cách riêng niềm tin vào Thiên Chúa, là cũng kiên quyết như bất cứ người rao giảng Phúc âm nào có thể sắp đặt. Để biết với một tính chắc chắn như vậy rằng tôn giáo là điều ác, người ta trước hết đă phải hàng phục con tim và tâm trí của ḿnh một cách không điều kiện cho những ǵ là điều thiện. Nhưng bằng cách thực hiện việc hàng phục này, các nhà phê b́nh của chúng ta phải không cách xa việc minh họa nhận thức thần học về đức tin mà tôi đă phác họa ở cuối chương 1.
Các cuốn sách của Dawkins, Harris, và Hitchens không phải là các luận giải ôn ḥa như những sách mơn man dè dặt, và thường không hấp dẫn, từ các phân khoa triết học. Đó là các tác phẩm của thịnh nộ, và tôi nghi rằng hầu hết các nhà triết học sẽ bối rối với thể loại tŕnh bày quá mức của ba người đó. V́ thế tôi nghi ngờ việc các nhà triết học cũng sẽ giới thiệu các tác phẩm đó cho sinh viên của chính họ, cho dẫu các cuốn sách đó có thể hữu dụng vào việc nghiên cứu trường hợp cho các lớp suy tư phê phán. Ở điểm nhậy cảm nhất của họ, điểm biện minh cho các giá trị nằm đàng sau việc đánh giá luân lư của họ về tôn giáo, sự liên kết logic rời bỏ từng người trong các người vô thần mới.
Với các người vô thần hạng nặng, người ta phải đặt câu hỏi về chủng loại mới này: Căn bản của sự chính trực luân lư của quí vị là ǵ? Nói cách khác, nếu không có nền tảng vĩnh cửu cho các giá trị, làm cách nào các tiêu chuẩn chặt chẽ của chính quí vị có thể là ǵ khác hơn là những bịa đặt trần tục tạm thời, thông thường, giới hạn thực chất?
Nhưng quí vị lại xem đó như là ràng buộc tuyệt đối. Và nếu quí vị là người theo Darwin, làm cách nào các giá trị luân lư của quí vị cuối cùng có thể là điều ǵ hơn là các trù liệu mù quáng của việc tuyển chọn theo tiến hóa? Nhưng, lại nữa, trong việc quí vị kết án các điều ác của tôn giáo, quí vị giả định một tiêu chuẩn của điều thiện cũng không thời gian và tuyệt đối như được Thiên Chúa ban cho. Dĩ nhiên, không ai chống đối việc quí vị đưa ra các phán đoán luân lư. Nhưng nếu quí vị, bộ tộc quí vị, hoặc Mẹ Thiên nhiên là nền tảng cuối cùng của các giá trị của quí vị, tại sao khả năng của quí vị về sự chính trực hoạt động với sự quả quyết như vậy trong việc quí vị kết án luân lư của mọi người khác về đức tin? Có thể nào cuộc sống mong manh và tâm trí dễ dàng bị ấn tượng của chính quí vị—v́ quí vị cũng là con người như chúng tôi c̣n lại—lại là nguyên ủy của một điều ǵ cứng rắn như khả năng chính trực của chính quí vị? “Xin thứ lỗi cho chúng tôi v́ đă thẳng thắn như vậy,” các sinh viên của tôi sẽ hỏi xin, “nhưng nếu quí vị giờ đây đang nhờ cậy khoa sinh học tiến hóa, làm sao các biến cố may rủi và sự tuyển chọn tự nhiên mù quáng có thể giải thích sự tuyệt đối (absoluteness) mà quả thực quí vị gán cho các giá trị biện minh cho sự không khoan nhượng của quí vị với đức tin? Hoặc, nếu quí vị không muốn Darwin đưa ra toàn bộ câu trả lời, các luồng gió đa dạng có tính lịch sử của nền văn hóa loài người có thể nào giải thích đầy đủ sự chắc nịch như đá của sự chính trực của quí vị được không?”
Dawkins tuyên bố rằng Thiên Chúa trong Kinh thánh là một con quái vật; Harris, rằng Thiên Chúa là điều ác; Hitchens, rằng Thiên Chúa không vĩ đại. Nhưng không có vài khả năng cố định về chính trực, làm sao người ta có thể phân biệt những ǵ là quỉ quái, là ác, hay là “không vĩ đại” từ phe đối nghịch? Nhằm đưa ra các phán đoán về giá trị như vậy, người ta phải giả định, như các người vô thần hạng nặng thành thực đủ để nhận ra, rằng hiện hữu ở đâu đó, trong một vài thể thức của hiện thân, một lănh vực của chính trực không mang nợ sự hiện hữu của nó hoàn toàn vào phát kiến của con người, sự tuyển chọn Darwin, hay sự xây dựng xă hội. Nếu chúng ta cho phép các người vô thần hạng nặng cùng dự vào các thảo luận của chúng ta, chúng ta có thể rút ra kết luận này: Nếu các giá trị tuyệt đối hiện hữu, th́ Thiên Chúa hiện hữu. Nhưng nếu Thiên Chúa không hiện hữu, th́ các giá trị tuyệt đối cũng không, và người ta không nên đưa ra các phán đoán luân lư như thể các giá trị đó hiện hữu.
Niềm tin vào Thiên Chúa hay việc thực hành tôn giáo, như tôi sẽ nhấn mạnh về sau, không nhất thiết nhằm cho con người thành các hiện thân có luân lư cao. Chúng ta có thể đồng ư với các người vô thần hạng nhẹ của chúng ta về quan điểm này. Nhưng câu hỏi thực sự, không phải do tôi mà do các người vô thần hạng nặng, là: Quí vị có thể biện minh cách hữu lư việc liên kết không điều kiện của quí vị vào các giá trị không thời gian mà không hàm ư gợi lên sự hiện hữu của Thiên Chúa không? Các người vô thần hạng nặng nói “Không.” Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở chương 6.
1Sam Harris, “Rational Mysticism,” http://www.secularhumanism.org/index.php?section=library&page=harris_25_6 (truy cập
ngày 14/10/2007).
2 Logos: Tiếng Hy lạp trong nguyên tác, nghĩa là lư trí (nd)
3 Sigmund Freud, The Future of an Illusion, James Stratchey dịch (New York: W W. Norton & Co., 1961), 69
4 Richard Dawkins, “Tanner Lecture on Human Values” tại Đại học Harvard, 19 và 20/11/2003, trích bởi Science and Theology News trên mạng, http://www.stnews.org/archives/2004_february/web_x_richard.html
5 Harris (205-207) cố giải thích hạnh phúc là ǵ, nhưng trong khi bài viết của ông phần lớn quả quyết và rơ ràng, các ư niệm của ông về hạnh phúc tuyệt đối mù mịt.
6 Jean-Paul Sartre, The Words (New York: Vintage Books, 1981), 247.
7 Tôi sẽ bàn tiếp vấn đề luân lư và đức tin tôn giáo trong chương 6.
8 Sisyphus: Một ông vua tham lam trong thần thoại Hy lạp bị đày xuống địa ngục để đẩy một tảng đá lên cao nhưng nửa chừng tảng đá lại rơi xuống để ông phải đẩy không ngừng (nd)
9 Madman: Một dụ ngôn của Nietzsche trong The Gay Science (New York: Vintage, 1974) nói về một người điên thắp đèn giữa ban ngày buổi sáng đi t́m Thiên Chúa và kết luận là chúng ta đă giết Thiên Chúa, Thiên Chúa đă chết (nd)
10 Friedrich Nietzsche, The Gay Science, bản Walter Kaufmann (New York: Vaintage Books, 1974), 181-82.
11 Harris, “Rational Mysticism.”
12 Nietzsche, Gay Science, 181-82.
13 Jean-Paul Sartre, Existentialism Is a Humanism, Carol Macomber dịch (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1970).
14 Xem Schubert Ogden, The Reality of God and Other Essays (New York: Harper & Row, 1977.
3
Thần học quan trọng không?
(Does Theology Matter?)
Khoa học đă trở thành lănh vực xuất sắc để chứng minh sự thành thực trí tuệ. Giả vờ biết những ǵ quí vị không biết là một trách nhiệm lớn trong khoa học; và thế nhưng, đó chính là cái sine qua non1 của tôn giáo dựa trên đức tin.
—Sam Harris2
Các nhà vô thần mới lật mặt tôn giáo trong t́nh trạng xấu xa nhất của nó. Họ không quan tâm sử dụng một cách xử lư quân b́nh thiết yếu cho nền học thuật đích thực. Sử dụng các h́nh thái cực đoan nhất của tính tôn giáo rồ dại, họ cố gắng thuyết phục người đọc của họ rằng các tài liệu đáng ghét đó là tinh túy của đức tin. Những ǵ phần lớn chúng ta xem là các diễn đạt tôn giáo đáng chống đối nhất, cộng lại cho các người vô thần mới thành những ǵ các đức tin hữu thần là thế đó. Giống như các người chống đối tôn giáo của họ, các người vô thần mới cũng đóng cửa rút cầu cho việc đối thoại cởi mở với các nhà thần học cũng như các người chống Darwin ví như Henry Morris, Ken Ham, và Duane Gish. Harris than phiền rằng “chỉ có việc là không tṛ chuyện với một số người,” nhưng sau khi đọc hai cuốn sách của ông ấy và các sách của Dawkins và Hitchens, thật khó tưởng tượng được làm sao một cuộc tṛ chuyện thần học cởi mở với bất cứ ai trong số các người chỉ trích không thỏa hiệp đó có bao giờ có thể đạt kết quả bước đầu.
Không may thay, các người vô thần mới không cần chút nào hết liệu các nhà thần học có đọc sách họ hay không. Thực ra, họ thích không ai đọc. Họ không viết cho các nhà thần học nhưng cho đại chúng những người đọc không được thông tin về thần học. Dù sao, theo quan điểm của họ, thần học chỉ là một bào chữa chán ngắt, xoi mói cho sự trống rỗng và ngu xuẩn của đức tin tôn giáo. Tại sao lại phí th́ giờ đọc thần học, nói chi đến việc nghiên cứu hoặc theo học một khóa thần học? Đă được huấn luyện để nhận ra những ǵ cấu thành “chứng cứ” đích thực, ba người chỉ trích thấy thực khó tin có người nào có thể chú tâm đến chuyện thần học đó.
Trong mỗi cuốn sách được xem xét, các nhà thần học được nói đến với sự mỉa mai độc địa nhất hơn cả mọi thứ. “Chắc chắn sẽ đến lúc,” Harris ghi nhận, “chúng ta sẽ nhận ra điều hiển nhiên: thần học giờ đây chỉ hơn chút ít một ngành của sự ngu dốt của con người. Quả thực, nó là sự ngu dốt có cánh” (173). Dawkins, về phần ông, nghĩ ông đă có chuyên môn đầy đủ để loại bỏ mọi thứ thần học đơn giản nhờ vào việc ông nằm trong lănh vực khoa học.
Các câu hỏi liệu Maria là một trinh nữ, liệu Giêsu trỗi dậy từ cơi chết, và thậm chí liệu Thiên Chúa có hiện hữu, giờ đây với ông chỉ hoàn toàn là các câu hỏi khoa học và xứng đáng có những câu trả lời hoàn toàn khoa học (58-59).
Các phương pháp mà một nhà thần học tốt nên sử dụng “trong biến cố không chắc chắn rằng chứng cứ liên hệ đă có bao giờ thành khả dĩ, sẽ thuần túy và hoàn toàn là các phương pháp khoa học” (59).
CHỦ THUYẾT NGHĨA ĐEN
(Literalism)
Trong khi chuẩn bị luận giải về chủ thuyết bài hữu thần (a-theism), người ta trông mong các học giả và kư giả sẽ thực hành vài t́m ṭi về chủ thuyết hữu thần (theism), để chắc chắn họ hiểu xác đáng những ǵ họ từ khước. Thật khó trở thành một người vô thần đủ thông tin và nhất quán mà không biết chút ǵ về thần học, nhưng ngoài nhiều dẫn chiếu châm chọc, không có dấu chỉ về bất cứ tiếp xúc nào giữa các người vô thần mới với thần học, đừng nói đến t́m hiểu nghiên cứu về chủ đề này. Sự lẫn tránh này có thể so sánh với những người thuyết tạo dựng từ khước tiến hóa mà chưa hề theo học một khóa sinh học. Họ chỉ biết có điều ǵ đó sai lầm với các tưởng tượng Darwin khùng điên đó, cũng như các người vô thần mới chỉ biết có điều ǵ đó chán nản và ảo tưởng về thần học. Chẳng cần ǵ phải t́m ṭi tỉ mỉ. Hơn nữa, tṛ chuyện với các nhà thần học, đa số không phải là những người hiểu Kinh thánh theo nghĩa đen, có thể sẽ thêm một chiều kích phức tạp cho văn chương của người vô thần mới có thể làm sai lạc tính hời hợt làm cho sách bán chạy.
Ngu dốt về thần học sẽ làm đơn giản các cuộc tấn công của các người vô thần mới chống những người đối nghịch tôn giáo cũng không có thông tin tương đương. Nó cho phép các chỉ trích của họ phù hợp, từng điểm một, với chủ thuyết cơ bản (fundamentalism) mà nó cố gắng loại bỏ. Quả thực, trong phạm vi rộng lớn của chủ thuyết vô thần đương thời, Dawkins, Harris, và Hitchens là h́nh ảnh thu nhỏ của chủ thuyết nghĩa đen cực đoan có tính khoa học gần như cùng một phương cách mà những người theo chủ thuyết cơ bản tôn giáo mà họ kết án đại diện cho chủ thuyết nghĩa đen cực đoan trong thế giới rộng răi của tư duy Do thái, Kitô, và Hồi giáo. Sự giống nhau không phải do trùng hợp. Những người theo chủ thuyết nghĩa đen cả khoa học và tôn giáo chia sẻ niềm tin rằng chẳng có ǵ bên dưới bề mặt của bản văn họ đang đọc—thiên nhiên trong trường hợp khoa học, Kinh thánh trong trường hợp tôn giáo. Chủ thuyết khoa học, phiên bản của cộng đoàn khoa học về chủ thuyết nghĩa đen, giả định rằng vũ trụ sẽ trở nên hoàn toàn trong suốt nếu nó được thu gọn trong ngôn ngữ trung tính của toán học hay các thể loại khác của mô
h́nh khoa học. Bất cứ linh tính về một điều ǵ sâu sắc hơn có thể đang xẩy ra bên dưới bề mặt của thiên nhiên, như tôn giáo và thần học xác định, là hoàn toàn hư cấu. Tương tự, các người chủ thuyết nghĩa đen tôn giáo giả định rằng sự sâu sắc hoàn toàn của những ǵ đang xẩy ra trên thế giới thực là để thành chứng cứ cho người tin thực sự và ư nghĩa bộc trực của các bản văn thánh. V́ thế chẳng có lư do ǵ để nh́n vào bên dưới của ư nghĩa theo nghĩa đen, hoặc nêu câu hỏi về ư nghĩa của các bản văn đó khi có trường hợp thay đổi đột ngột từ thời đại này sang thời đại khác. Cả hai phía tránh xa thần học.
Nhằm để những người đọc không có thông tin có ấn tượng rằng ông ấy đă ít nhất t́m hiểu một ít thần học, Richard Dawkins để lọt vào tên của nhiều nhà thần học nổi tiếng đương thời và thậm chí cung cấp một ít trích dẫn ngắn (147-50). Những các mẫu văn không có ư nghĩa đó không đủ để che lấp người theo thuyết tạo dựng tiêu biểu hơn và tâm trạng sai niên đại lịch sử mà ông đưa đến cho việc hiểu Kinh thánh và cũng như thần học của ông. Phiên bản hàm ư của chính ông về phương pháp thần học th́ giống y khuôn phiên bản của “những người tạo dựng khoa học,” rơ nét trong ṿng thần học về niềm tin của họ rằng, nếu Kinh thánh được cảm hứng bởi Thiên Chúa, nó phải là một nguồn đáng tin cậy của thông tin khoa học cũng như tâm linh. Sự khác biệt có ư nghĩa duy nhất mà tôi có thể
nh́n thấy giữa Dawkins và các đối thủ tạo dựng của ông là rằng Dawkins xem Kinh thánh và thần học là các nguồn không đáng tin cậy của thông tin khoa học, trong khi các người tạo dựng không xem như thế. Chủ thuyết nghĩa đen không thỏa hiệp của ông không đâu hiển nhiên hơn trong việc nhấn mạnh đáng kinh ngạc của ông xuyên suốt Ảo giác về Thiên Chúa rằng ư niệm về Thiên Chúa phải được xem như là một giả thiết khoa học, phụ thuộc vào cùng các tiến tŕnh kiểm chứng như bất cứ giả thiết “khoa học” nào khác. Ông không nghi ngờ ǵ rằng giả thiết này sẽ không đứng vững trước việc điều tra, nhưng quyết định liệu nó sẽ đứng vững hay không, không phải là một vấn đề thần học mà là “một vấn đề khoa học” (48). Tôi c̣n nhiều điều để nói về Dawkins và về giả thiết Thiên Chúa trong chương kế tiếp.
Trong việc xem xét Kinh thánh, Hitchens cũng chia sẻ với các đối thủ tôn giáo cực đoan của ông giả định rằng nắm bắt đầy đủ yếu tố của đức tin Kinh thánh đ̣i buộc rằng các bản văn thánh phải được hiểu theo nghĩa đen. Lư do khác nữa, nói ví dụ, ông có thể lập luận cách nghiêm chỉnh rằng v́ các đối nghịch của các tác giả Phúc âm về niên đại, chi tiết về việc đóng đinh Đức Giêsu, và các chủ đề khác, bốn Phúc âm không thể tuyên bố là “bảo đảm siêu nhiên” (112). Ông h́nh như không biết rằng các chuyên viên luận b́nh Kinh thánh và các nhà thần học đă biết các sai biệt đó kể từ thời cổ, nhưng họ đă không phải là những người theo thuyết nghĩa đen đến thế để diễn dịch sự đối nghịch của các sự kiện không ư nghĩa đó như là các đe dọa cho giáo điều về cảm hứng Kinh thánh. Rối rắm cách riêng cho Hitchens là các tường thuật thời thơ ấu trong các Phúc âm Matthêô và Luca. Đa số học giả Kitô giáo ngày nay hân hoan với các tường thuật không thể phù hợp nhau trong sự kiện đó về việc sinh ra của Đức Giêsu, v́ qua chúng hai người viết Phúc âm có thể giới thiệu các chủ đề thần học tâm tính đặc biệt mà họ trải dài suốt phần c̣n lại
của Phúc âm của họ. Tuy nhiên, Hitchens không thể vượt qua được làm sao có người có thể khả dĩ coi chúng cách nghiêm chỉnh như là Lời của Thiên Chúa nếu chúng khác biệt nhau về sự kiện như vậy (111-12). V́ thế ông kết luận: “Hoặc giả các phúc âm là sự thực theo một nghĩa đen nào đó, hoặc toàn bộ thiết yếu là một sự lừa đảo và có thể là một điều không luân lư như thế đó” (120). Như thể nếu chừng đó chưa đủ làm các người đọc có học thức nhăn mặt cau mày, bất cứ dọ dẫm nào Hitchens đang cố gắng gây ấn tượng cho các học giả đều hoàn toàn biến mất khi ông nói thoáng qua rằng chính sự hiện hữu của Đức Giêsu cũng là “rất chi là nghi vấn” (114). Hitchens cũng phơi bày cho chúng ta biết rằng “các cuốn sách nền tảng” của chủ thuyết hữu thần “đều rơ ràng là truyền thuyết (fables),” và rằng, dưới ánh sáng nhận thức khoa học ngày nay về nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của các chủng loại, các cuốn sách nền tảng đó (giả định cách riêng Sách Sáng thế) và tôn giáo mà nó gợi ra cảm hứng đều kư thác cho “chuyện bên lề nếu không là không liên quan” (229)!
Ít nhà thần học ngày nay có thể nhận phương pháp của Hitchens về việc đánh giá sự xứng đáng của Kinh thánh theo tính đáng tin cậy khoa học của nó cách nghiêm chỉnh hơn họ nhận chủ thuyết tạo dựng khoa học từ đó Hitchens h́nh như đă rút ra phong thái luận giải Kinh thánh của chính ông. Sinh viên theo khóa nhập môn về văn chương Kinh thánh học cách vượt qua dễ dàng các đối nghịch đó, xem chúng như là cơ hội để khai phá các tầm mức sâu xa hơn của các bản văn thánh hoặc như một lời mời gọi nghiên cứu các quan điểm thần học khác nhau trong Kinh thánh. Vào lúc họ đă hoàn tất một khóa cử nhân tốt về văn chương Kinh thánh, hầu hết các sinh viên Kitô và Do thái giáo sẽ vượt qua được sự rối rắm ban đầu về các điều không chính xác lịch sử, việc đầy tội lỗi của các nhân vật trong Kinh thánh, và sự thô tháp của một số trong các h́nh ảnh của Thiên Chúa. Họ có thể đă vượt qua được ư niệm thơ ngây rằng cảm hứng Kinh thánh nghĩa là chính tả siêu nhiên—một điều ǵ Harris chưa khám phá ra được. Sinh viên có thể đă ḥa giải với ư niệm rằng mặc khải chẳng có ǵ liên hệ đến việc truyền thông của thông tin khoa học và rằng thần học Kinh thánh về nguồn gốc không đối nghịch với khoa học Darwin. Trong lúc đó Hitchens vẫn c̣n ngoài cửa lớp học càu nhàu về tác quyền không phải Môsê (non-Mosaic) của Ngũ kinh (Pentateuch) (104). Và Harris vẫn c̣n đang phân vân làm sao một cuốn sách cho là “được viết bởi Thiên Chúa” (35) hay “có tác giả là Đấng Tạo dựng vũ trụ” rốt cuộc lại là “tác phẩm của những người đàn ông đàn bà chân đất đă nghĩ quả đất là bằng phẳng….” (45)
Vậy sự khác biệt quan trọng giữa người vô thần mới và người tạo dựng không phải ở chỗ một bên tuyên bố coi trọng khoa học c̣n bên kia không. Ít nữa cả hai đều thú nhận như vậy. Cũng không phải một bên trông mong Kinh thánh cung cấp thông tin khoa học c̣n bên kia không. Cả hai giả định văn chương cho là cảm hứng đó ít nữa làm được chừng đó. Đúng ra, sự khác biệt có ư nghĩa là rằng người tạo dựng xem Kinh thánh là nguồn đáng tin cậy c̣n người vô thần mới th́ không. Nhưng điểm quan trọng cần ghi nhớ là rằng người vô thần mới cũng đặt các đ̣i hỏi theo nghĩa đen vào Kinh thánh y như những người cơ bản Kitô giáo và các tôn giáo khác.
Chủ thuyết theo nghĩa đen này làm thất vọng những ai muốn tránh lẫn lộn tôn giáo với khoa học. Nhưng chẳng ai trong các người chỉ trích của chúng ta cho phép sự phân biệt rơ rệt như vậy, và cũng trong chiều hướng đó họ nằm thoải mái trong phạm vi đồng hành với những người tạo dựng. Ví dụ, Harris nhấn mạnh rằng “cũng các đ̣i hỏi chứng cứ như vậy”—nghĩa là, cũng các tiêu chuẩn khoa học như vậy—phải được sử dụng để đo lường t́nh trạng sự thực của các mệnh đề tôn giáo như bao điều khác. Ông phân vân tại sao tất cả các người đọc Kinh thánh dốt nát không đần độn như ông rằng “một cuốn sách được viết bởi hiện thân toàn năng” lại thất bại trong việc trở thành “nguồn phong phú nhất về nhận thức toán học nhân loại chưa hề biết tới,” hoặc tại sao Kinh thánh chẳng có ǵ để nói “về điện, hoặc về DNA, hoặc về tuổi tác và kích thước thực sự của vũ trụ” (Thư cho một dân tộc Kitô giáo, 60-61). Trong ba mươi lăm năm dạy tŕnh độ cử nhân, tôi chưa bao giờ gặp một trường hợp nào trong đó, ít nữa sau khi đă học một khóa thần học, một sinh viên có thể có khả năng đưa ra một than phiền hài hước như vậy. Nhưng Harris,
giống như các người tạo dựng ông chối bỏ, và không giống như các sinh viên được thông tin về thần học, chẳng muốn dính líu ǵ đến bản văn cảm hứng mà thất bại trong việc đưa ra thông tin khoa học hữu dụng và chính xác.
Năm 1893, ngay cả Giáo hoàng Leo XIII rất bảo thủ, trong tông thư Providentissimus Deus3, chỉ thị người Công giáo không bao giờ t́m kiếm thông tin khoa học trong Kinh thánh. Trên quan điểm này, Dawkins, Harris, và Hitchens đứng quá xa về phía bên phải của Giáo hoàng Leo. Họ có thể dễ dàng tránh được sự vụng về cẩu thả đó nếu họ quay lại nhiều thế kỷ và ghi nhớ lời Galileo. Vào thế kỷ thứ 17, người khổng lồ khoa học và Công giáo sốt sắng này, trong “Thư gửi Đại Nữ Công tước Christina” sáng chói, đă chỉ ra rằng các tác giả Kinh thánh có thể đă không nhằm phát biểu các mệnh đề chính xác theo khoa học về thế giới tự nhiên. Nếu điều đó là chủ ư của họ, sơ sót nhỏ nhoi nhất trong khoa học của họ có thể làm cho những người đọc thông minh cũng nghi ngờ về thông điệp tôn
giáo của họ. “Từ đó,” Galileo b́nh phẩm, “tôi có thể nghĩ đó là điều cẩn trọng không cho phép ai chiếm quyền các bản văn Kinh thánh và ép buộc chúng bất cứ theo phương cách nào để xác nhận bất cứ kết luận vật chất nào là đúng, trong khi vào một lúc nào đó trong tương lai, ư nghĩa và các lư do minh chứng hay cần thiết có thể cho thấy ngược lại.”4 Thế nhưng thậm chí ngày nay các người thiên nhiên khoa học cũng không kém hơn những người nghĩa đen Kinh thánh vẫn c̣n diễn dịch các giáo điều và Kinh thánh tôn giáo như thể chủ đích của chúng là để giải quyết các rối rắm khoa học. Trước Galileo nhiều, De Genesi ad literam5 của Augustine đă khuyên người đọc Sách Sáng thế không nên băn khoăn với các câu hỏi về sự chính xác thiên văn, cũng không cố gắng bảo vệ sự chính xác theo nghĩa đen của các giả định vũ trụ. Ngược lại, những người không tin xem ra sẽ loại bỏ các bản văn Kinh thánh “khi họ dạy dỗ, kể lại, và đưa ra các vấn đề lợi ích hơn.”6
Dĩ nhiên, với các người vô thần mới, đơn giản không thể có bất cứ “điều ǵ lợi ích” hơn. Nếu chân lư Kinh thánh không thể rút lại thành chân lư khoa học, thế th́ nó không đủ điều kiện là chân lư trong bất cứ nghĩa nào. Và cũng cần biết rằng Dawkins, Harris, và Hitchens không phải là các người duy nhất trong những người vô thần mới trừng phạt các tác giả Kinh thánh v́ đă không đưa ra khoa học của họ cho đúng. Ví dụ, triết gia Daniel Dennett, đọc Kinh thánh cùng một cấp độ theo nghĩa đen như những người tạo dựng, ghi nhận rằng sinh học tiến hóa không thể phù hợp với niềm tin Kinh thánh. Đối chiếu t́nh trạng đau buồn của thông tin khoa học trong Kinh thánh với thông tin của sinh học ngày nay, ông cố gắng làm cho chúng ta kinh hoàng để thú nhận với ông rằng “khoa học đă thắng và tôn giáo đă thua,” và rằng “ư niệm của Darwin đă lưu đày Sách Sáng thế vào ngục tối của huyền thoại kỳ quặc.”7
Ở đây một lần nữa chỉ v́ ông chấp nhận phương pháp diễn dịch văn chương của thuyết tạo dựng mà Dennett có thể tuyên bố cách toàn thắng cho đến nổi sinh học tiến hóa đă phơi trần sách Sáng thế ra chỉ đơn thuần như một hóa thạch.
Nếu các nhà thần học chịu hợp tác đủ để giải quyết hiện trạng của “chứng cứ” và thông tin khoa học, các người vô thần mới gợi ư, lúc đó thần học có thể đáng được nh́n lại lần nữa. Như thế đấy, tuy nhiên, vũ trụ big bang và các khoa học sinh học đă đủ để thuyết phục Dennett, Hitchens, Harris, và Dawkins rằng các tiểu luận thần học về các chủ đề như là tạo dựng siêu nhiên hoặc tác quyền của Thiên Chúa về sự sống giờ đây đă lỗi thời. V́ các bản văn cổ và các diễn dịch thần học hiện đại thất bại trong việc cải tiến nhận thức khoa học của chúng ta, chúng ta có thể an toàn bỏ qua các bản văn đó. Với các người vô thần mới, do đó, hiển nhiên chính các vấn đề khoa học có thể mở khóa nội dung sâu sắc nhất của các bản văn tôn giáo cổ điển. Thế nhưng một trong các bài học đầu tiên mà sinh viên thần học phải học là rằng nếu họ thất bại trong việc hỏi đúng câu hỏi về bất cứ bản văn cổ điển nào, tôn giáo hay ǵ khác, họ sẽ lạc toàn bộ ư nghĩa của nó. Đó là một nguyên lư cơ bản của việc diễn dịch bản văn nói chung, và của phương pháp thần học nói riêng. Đọc Homer chỉ nhằm mục đích học hỏi thói quen bếp núc ngày xưa có thể nâng cao kiến thức, nhưng thể loại câu hỏi như vậy sẽ không dẫn chúng ta đến việc học hỏi bất cứ bài học nào về cuộc sống mà The Iliad và The Odyssey8 có thể dạy dỗ chúng ta. Bất cứ sự khôn ngoan nào trong các tác phẩm vĩ đại đó sẽ có thể bỏ qua chúng ta.
Cũng vậy, hỏi Côran hay Kinh thánh thông tin cho chúng ta về những việc chúng ta có thể tự t́m thấy chỉ cần nhờ vào lư trí hay khoa học có thể làm chúng ta lăng quên bất cứ sự soi sáng sâu sắc khả dĩ nào các sách đó có thể cống hiến. Công việc của thần học là bảo đảm rằng các câu hỏi của chúng ta với kinh thánh của bất cứ tôn giáo truyền thống nào sẽ hướng đến một cách nào đó để cho phép chính chúng ta bị thách thức và thậm chí bị lay chuyển ở tầm mức sâu xa nhất của sự hiện hữu của chúng ta bởi những ǵ bản văn có để nói. Nhưng một phương cách để ngăn chặn sự gặp gỡ như vậy là xử lư bản văn, như các người vô thần mới, trang bị với chẳng ǵ cả ngoại trừ sự ṭ ṃ khoa học hoặc, như chúng ta sẽ thấy về sau, các câu hỏi đơn giản về luân lư. Các tường thuật về nguồn gốc trong Kinh thánh nhằm mục đích đánh thức ḷng biết ơn, khiêm nhượng, tin tưởng, và hy vọng trong các cộng đoàn mà các tường thuật đó được viết cho. Các người tạo dựng sai lầm khi đọc các câu chuyện về tạo dựng như là khoa học, nhưng ít nữa họ có thể lấy ra được một số các thách thức tôn giáo của bản văn không kể việc luận bàn sai niên đại của chúng. Nhưng các người vô thần mới thậm chí không thể làm được chỉ chừng đó. Họ chia sẻ cách đọc khoa học không hợp thời với các người tạo dựng, nhưng v́ cũng điếc trước ư hướng chuyển hóa rơ rệt của các Kinh thánh, họ hoàn toàn tự làm mất năng lực như là các người diễn dịch đức tin Kinh thánh.
Các người vô thần mới, chẳng ai trong họ cho thấy tính chuyên viên trong lănh vực nghiên cứu tôn giáo, đă một cách có phương pháp tránh các nhà thần học và các học giả Kinh thánh như là không liên quan ǵ đến thể loại hướng dẫn mà sách của họ nhằm cung cấp. Thay vào đó, họ đă có được tính chuyên môn của họ về nghiên cứu tôn giáo bằng giới hạn việc t́m ṭi của họ gần như hoàn toàn với các người cấp tiến và phản ứng giáo điều mà họ cảnh báo chúng ta về những người này. Nhằm nắm bắt những ǵ thực sự là tôn giáo, các người vô thần hàm ư, tất cả những ǵ chúng ta cần tập chú vào là những kẻ cực đoan, diễn dịch nghĩa đen, hết sức bè phái, quan ṭa dị giáo, và những tên khủng bố. Tôi ngạc nhiên sao họ bỏ ra ngoài lịch sử các đức thánh cha, trong đó người ta có thể t́m thấy một số ví dụ khiếm nhă nhất về sự xuống cấp tôn giáo. Các chuyên viên tự học của chúng ta về tôn giáo, ngược lại với hàng ngàn học giả khoa bảng và các giáo sĩ học thức mà họ bỏ qua, đang nói với người đọc của họ rằng các khía cạnh của đức tin xứng đáng được bàn đến chỉ là những ǵ những người cơ bản và tưởng tượng đă hướng sự chú ư
của chúng ta đến.
Điều này không có nghĩa là các cuốn sách chúng ta đang xem xét không có điểm giá trị nào về nhiều lạm dụng do các tôn giáo và các nhà thần học đỡ đầu. Dĩ nhiên đă có như vậy, và phần lớn người đọc sẽ tự ḿnh nhận ra đồng ư với các phán đoán tiêu cực về tính man di đi kèm tính tôn giáo nhân loại ngay từ lúc ban đầu. V́ lư do đó, việc kê khai các điều ác của tôn giáo trong các sách bán chạy nhất đó có thể có tính thông tin cho những người không phải là học giả. Nhưng người đọc có đủ quyền trông mong quân b́nh và công b́nh từ các kư giả và nhà khoa bảng. Họ không nhận được điều đó từ Hitchens, Dawkins, và Harris. Trong một ư nghĩa, điều này không phải đáng ngạc nhiên v́ các tác giả không đưa tính chuyên viên học giả vào các chỉ trích của họ, và ai cũng biết sự ngu dốt về những ǵ người ta từ khước luôn luôn dẫn đến biếm họa.
Hậu quả là, v́ công b́nh không quan trọng, các người chỉ trích của chúng ta dựa phần lớn vào sự bịp bợm mỹ từ, một phương cách rất không học giả để thuyết phục người ta, nhưng một phương cách nhại lại mọi phương diện tâm trí cứng cỏi của các chủ thuyết cơ bản đa dạng mà họ vay mượn. Rất ít khi, nếu có lần nào, họ mời người đọc kiểm tra bất cứ thứ ǵ ngoại trừ phía tồi tệ nhất của đời sống tôn giáo. Thực tế, cả ba tác giả đi qua các chỗ vặn vẹo để thuyết phục người đọc rằng không có phía nào khác hiện hữu. Không chỗ nào đau đớn hơn để nh́n ngắm cho bằng trong nỗ lực vụng dại của Hitchens tách rời thông điệp của Martin Luther King Jr. ra khỏi thông điệp của các tiên tri và Đức Giêsu. Nếu người ta thực sự tin rằng “tôn giáo đầu độc mọi thứ,” lúc đó thông điệp của King, điều Hitchens thán phục, phải bị tháo gỡ khỏi Kinh thánh cũng như lịch sử ghê tởm của tôn giáo và thần học.
Trong lúc đó, các nhà thần học đă biết về các điều ác của tôn giáo từ lâu lắm và với chi tiết đê tiện và chiều sâu nhiều hơn các người vô thần mới ít thông tin của chúng ta biết. Họ cũng đă tŕnh bày nhiều phê phán ấn tượng về tôn giáo hơn các người sau này đă làm.9 Tuy nhiên, không để bị vượt qua, các người vô thần mới nghĩ cần phải nói vài điều tệ hại về môn thần học (hoặc những ǵ họ gọi là “không phải chủ đề” [non-subject]) và rồi liệng bỏ đi cùng với mọi điều khác thuộc về tôn giáo. Để hoàn toàn coi thường nó, Dawkins, Hitchens, và cách riêng Harris trước hết phải thuyết phục người đọc của họ rằng thần học là tên ṭng phạm đáng chê trách nhất của sự tàn ác của tôn giáo.
Sao lại thế? Đơn giản v́ bằng cách dọn chỗ cho đức tin và niềm tin vào Thiên Chúa, thần học đă tạo ra khoảng không gian văn hóa và nhận thức để trong đó sự lạm dụng tôn giáo có thể xẩy ra. Phương cách hữu hiệu nhất để thế giới loại bỏ sự cuồng tín tôn giáo do đó là, trước mọi chuyện, đóng lại mọi ngóc ngách hợp lư cho đức tin tôn giáo.
Loại bỏ thần học ra khỏi thế giới sẽ là một bước chính yếu trên con đường đến một thế giới không c̣n người cuồng tín. Một chương tŕnh như vậy có thể so sánh được, dĩ nhiên, với việc loại bỏ lạm dụng t́nh dục bằng cách trước hết loại bỏ chính t́nh dục.
Lư do chính của sự khinh miệt của Harris với thần học là rằng thần học gia là những người đề cao thiếu trách nhiệm nhất của những ǵ ông gọi là sự khoan nhượng phóng túng cho đức tin. Một ví dụ hay, ví dụ mà các người vô thần mới bỏ ra ngoài theo chừng mực tôi có thể nói, là văn kiện của Công đồng Vatican II về tự do tôn giáo. Nền thần học đă tạo ra việc h́nh thành văn kiện đó, họ có thể chỉ ra, đề cao thể loại khoan nhượng cho đức tin là điều đă làm trỗi sinh biết bao nhiêu bạo lực tôn giáo gần đây của thế giới. Đơn giản bằng cách chấp nhận quyền cho con người đi theo mà không bị trừng phạt thứ tôn giáo theo họ lựa chọn, và do đó có một “đức tin,” thần học đă ban cho
những kẻ cực đoan cơ hội giết người nhân danh các thần chúa của họ. Tuyên bố của công đồng, do đó, phải được xem chỉ là một diễn đạt thêm lên của nền thần học phóng túng, điều phải bị khiển trách về sự dai dẵng của tính tôn giáo quá mức độ bất cứ nơi nào.
Các người vô thần mới hiếm khi chú ư đến sự mỉa mai trong việc không nhân nhượng sự nhân nhượng tôn giáo (the intolerance of religious tolerance). Một bên, họ gợi lại các vụ án dị giáo quá khứ như là chứng cứ của điều ác của tôn giáo, nhưng bên kia, giờ đây họ lên án các người ôn ḥa thần học là các những người tán thành tinh thần khoan nhượng. Hơn nữa, h́nh như họ không chú ư rằng cùng một sự khoan nhượng phóng túng đó trong lịch sử phương Tây hiện đại đă ảnh hưởng Giáo hội Công giáo thay đổi quan điểm về tự do tôn giáo cung cấp không gian văn hóa và tự do diễn đạt nhờ đó chính các người vô thần mới được phép trút ra các ư niệm nghĩa đen của chính họ.
Thậm chí kiến thức mơ hồ nhất của sự phấn đấu đau buồn của nhân loại đi đến sự khoan nhượng và tự do tôn giáo có thể làm cho phần lớn con người ngần ngại trước việc đề cao việc không khoan nhượng với sự khoan nhượng (the intolerance of tolerance).
* * *
Khoa học, các người vô thần mới tuyên bố, giờ đây chứng tỏ rằng thần học không c̣n quan trọng ǵ nữa. Thế nhưng sự tôn thờ khoa học của chính họ song hành với các phiên bản ít co giăn nhất của thần học trong việc làm cho thế giới thu nhỏ lại hơn nó thực sự. Chủ thuyết khoa học với khoa học là những ǵ chủ thuyết nghĩa đen với đức tin. Đó là một phương cách thu nhỏ thế giới thế nào để làm cho nó trở nên điều khiển và vo tṛn bóp méo được. Đó là một phương cách để loại bỏ sự lo âu có thể trỗi sinh từ việc gặp gỡ cởi mở hơn, can đảm hơn, và toàn thể hơn với huyền nhiệm. Động cơ chính của chủ thuyết khoa học là sợ mất quyền kiểm soát. Chúng ta có thể quan sát bản năng hẹp ḥi hoạt động trong chủ thuyết nghĩa đen tôn giáo hiểu các bản văn thánh như thể mục đích của các bản văn đó là để cung cấp thông tin khoa học hoặc liệt kê các hành vi t́nh dục phải lẫn tránh. Và chúng ta cũng có thể thấy nó hoạt động trong thác lũ của sự co rúm lại mà các người vô thần mới phải cho qua nhằm lấy tôn giáo ra khỏi tay thần học và đặt nó vào các bàn tay vững chắc hơn của các nhà khoa học nơi họ nghĩ nó thực sự thuộc về. Các co rúm đó gồm có:
Giảm thiểu, hoặc cố gắng giảm thiểu, toàn bộ dân số tôn giáo độc thần thành những người theo chủ thuyết nghĩa đen Kinh thánh, cực đoan giáo điều, trốn tránh thực tại, xuyên tạc, thủ phạm của nổi đau khổ nhân loại, và cuồng tín.
Giảm thiểu vai tṛ văn hóa của thần học thành bảo hiểm có hệ thống cho lạm dụng tôn giáo.
Giảm thiểu ư nghĩa của đức tin thành niềm tin không trí tuệ vào bất cứ điều ǵ không có chứng cứ.
Giảm thiểu ư nghĩa của “chứng cứ” thành “những ǵ khả dĩ với khoa học.”
Giảm thiểu toàn bộ thực tế thành những ǵ có thể biết được bằng khoa học.
Giảm thiểu ư niệm về Thiên Chúa thành một “giả thiết” (Dawkins 31-73).
Dĩ nhiên, như các đối thủ của họ, các người vô thần mới tin tưởng hết sức rằng họ đang sở hữu hoàn toàn cái chân lư mà họ xem không cần thiết ǵ phải phơi bày các niềm tin của chính họ cho việc đối thoại cởi mở. Khi đối với chủ đề tôn giáo, các người vô thần mới phản chiếu các đối thủ cực đoan của họ trong việc giả định rằng họ đang sở hữu chân lư, hoàn toàn và không thể thay thế. Khác biệt hoàn toàn với những ai tự cho phép bị chuyển hóa dần dần bởi việc gặp gỡ đối thoại quan điểm của những người khác, các người cực đoan sợ rằng tṛ chuyện cởi mở cuối cùng sẽ dẫn họ đến việc làm mềm yếu mô đất cứng cát của sự chắc chắn trên đó họ tin rằng họ đang đứng. Ngoài ra, trong trường hợp của các người vô thần mới, cái bục giảng có thể không đứng cheo leo vững chắc trên lư trí thuần túy hay cởi mở cho chân lư như họ giả sử. Các chương tiếp theo cung cấp nền tảng xa hơn cho sự nghi nan đó.
1 Sine qua non: Nguyên văn tiếng Latin, nghĩa là điều kiện thiết yếu (nd)
2 An Edge Discussion of Beyond Belief: Science, Religion, Reason, and Survival, Salk Institute, La Jolla, California, 5-7/11/2006;
http://www.edge.org/discourse/bb.html (truy cập 18/10/2007)
3 Providentissimus Deus: Thiên Chúa tuyệt đối quan pḥng, tông thư của Giáo hoàng Leo XIII ban hành ngày 18/11/1893 nói về việc nghiên cứu Thánh kinh, trong đó chống phái Duy lư (Rationnalism), lư thuyết tiến hóa và lư thuyết h́nh thành vũ trụ, và những người chỉ trích cao cấp hơn, hướng dẫn cách dạy Kinh thánh trong chủng viện, cách giải quyết các đối nghịch giữa Kinh thánh và khoa học vv (nd)
4 Trưng dẫn trong Discoveries and Opinions of Galileo, Stillman Drake dịch với dẫn nhập và ghi chú (New York: Anchors Books, 1957), 186-87.
5 De Genesi ad literam: Về Sách Sáng thế theo nghĩa đen, một tác phẩm của Thánh Augustine (354-430) với các lời khuyên tuyệt vời về cách diễn dịch Kinh thánh dưới ánh sáng khoa học (nd)
6 Như trên, 187.
7 Daniel Dennett, như được phỏng vấn trong John Brockman, The Third Culture (New York: Touchstone Books, 1996), 187.
8 The Iliad và The Odyssey: Hai thiên sử thi dài của Hy lạp, được cho là của Homer, một nói về các biến cố lúc gần chấm dứt Cuộc chiến Trojan, một nói về việc Odysseus lang thang trong 10 năm sau khi thành Troy thất thủ (nd)
9 Một ví dụ hay là Charles Davis, Temptations of Religion (New York: Harper & Row, 1973).
4
Thiên Chúa có phải là một giả thiết không?
(Is God a Hypothesis?)
Người vô thần, đơn thuần bằng cách tiếp cận với thực tế, xem ra lạc lỏng cách xấu hổ với
cuộc sống đầy tưởng tượng của lân bang ḿnh.
—Sam Harris1
Chỉ những ai cảm thấy … hoàn toàn khách quan nhất với việc đánh giá thực tế, có quyền
lực nhất về các tưởng tượng không ư thức sâu xa.
—Robert Bellah2
Thành một người vô thần không phải luôn luôn là dễ dàng, cách riêng tại Hoa kỳ. Không nghi ngờ ǵ cả, người vô thần bị kỳ thị không ngay chính, và mỗi trường hợp của ghét bỏ mà tín hữu Kitô, Do thái, hoặc Hồi giáo hướng đến họ chỉ đưa họ sâu thêm vào trong phạm vi chắc chắn của riêng họ. Cùng với đồng bọn những người không tin, họ t́m thấy sự khuyến khích qua lại để tiếp tục cuộc chiến đấu mất c̣n. Tập hợp của họ vẫn c̣n thưa thớt, nhưng giờ đây nhiều và đủ an toàn để cung ứng sự giảm nhẹ khỏi cảm giác bất ḥa mà nhiều người vô thần trong quá khứ đă cảm thấy. Nhu cầu đồng bọn mạnh mẽ giữa những người không tin cũng như những người tin, và trang Web, blogs, sách, báo, và hội nghị cung cấp một hệ thống ngày càng phát triển để ủng hộ những người vô thần. Các người vô thần mới vẫn c̣n phóng đại ảnh hưởng văn hóa của họ, nhưng sự tiếp nhận phổ thông nồng nhiệt các sách của họ cho thấy một khu vực đáng kể những người nghi nan thường che dấu nỗi nghi nan của họ. Nói chung, khu vực an toàn cho chủ thuyết chống hữu thần h́nh như đang được làm ấm dần lên. Trong thế giới khoa bảng, sự phổ thông của chủ thuyết thiên nhiên khoa học cung cấp một nơi cư ngụ trí thức ấm cúng cho những người vô thần mới và những kẻ nghi nan khác.
Chủ thuyết thiên nhiên khoa học, mà các giáo điều chính tôi đă liệt kê ở phần Dẫn nhập, giờ đây là một quan điểm chung trong những người trí thức. Owen Flanagan, một triết gia tại Đại học Duke, thậm chí c̣n đi xa trong việc nói rằng ơn gọi lư tưởng cho các triết gia khoa bảng ngày nay là làm cho thế giới thành an toàn với “chủ thuyết thiên nhiên,” qua đó ông muốn nói là chủ thuyết vô thần.3 Trong công việc của tôi, tôi đă gặp vô số triết gia khoa bảng, cũng như các học giả khác, những người chấp nhận lư tưởng của Flanagan. Trong hầu hết các trường hợp như vậy, căn bản trí tuệ cho chủ thuyết vô thần của họ là tuyên bố của chủ thuyết thiên nhiên khoa học rằng chỉ một ḿnh khoa học có thể được tín nhiệm để đem tâm trí chúng ta tiếp xúc với thực tế. Những ǵ điều này có nghĩa với các người vô thần hạng nhẹ của chúng ta là rằng nếu không có chứng cứ đánh giá được cách khoa học để ủng hộ niềm tin vào Thiên Chúa, th́ theo nguyên tắc chủ thuyết vô thần là đúng. Chắc chắn họ đă nghe câu châm ngôn rằng vắng bóng chứng cứ về Thiên Chúa th́ không phải là chứng cứ của sự vắng bóng, nhưng, nếu họ có, họ làm ngơ nó4. Thêm vào việc thiếu “chứng cứ,” nói chung các người vô thần mới nhấn mạnh rằng c̣n có nền tảng luân lư cho việc từ khước niềm tin vào Thiên Chúa. Các lư do luân lư đó, diễn đạt trong sự giận dữ của họ về sự xấu xa của các tôn giáo qua các thời đại, có thể là khía cạnh hấp dẫn nhất của chủ thuyết vô thần của họ, nhưng tôi dành việc thảo luận về luân lư và đức tin cho các chương 6 và 8. Hiện thời, tôi muốn chỉ tập chú vào vấn đề “chứng cứ” mà thôi.
GIẢ THIẾT THIÊN CHÚA
(The God Hypothesis)
Chíến thuật lư luận của các người vô thần mới là, trước tiên, quyến rủ người đọc vào sự đồng ư ngấm ngầm rằng đức tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa là một “giả thiết,” một điều hoạt động với các người tin theo cùng phương cách như một giả thiết khoa học hoạt động với các nhà khoa học (Dawkins 31-73).5 Trong khoa học, một giả thiết là một khung trừu tượng đem lại tính có thể hiểu cho một nhóm các quan sát lặp lại được của thí nghiệm. Nhưng Thiên Chúa có phải là một giả thiết không? Không thoát được sự chú ư của Dawkins rằng những người đề xuất thiết kế thông minh (TKTM) (intelligent design-ID) nhờ vào một cái ǵ đó giống như giả thiết về Thiên Chúa để giải thích sự phức tạp sinh học. Những người ủng hộ TKTM, tất cả đều hữu thần, nghĩ về thiết kế thông minh hoạt động như là một giả thiết khoa học—hoặc chính xác hơn, một lư thuyết khoa học (scientific theory)—đối nghịch với lư thuyết tiến hóa (evolutionary theory). Cho dẫu không phải tất cả những người đề xuất TKTM đều minh nhiên đồng hóa người thiết kế thông minh với Thiên Chúa, đă rơ ràng rằng họ nhờ vào một tác nhân siêu nhiên (supernatural agency) như thể nó là một giải thích khoa học. Không đáng ngạc nhiên, Dawkins nắm lấy điều không chính đáng về thần học đó như là bảo chứng cho giả định của chính ông rằng ư niệm về Thiên Chúa hoạt động, hay phải hoạt động, với tất cả các người hữu thần như là một giả thiết khoa học đối nghịch với giả thiết sinh học tiến hóa. Với Dawkins, trở thành người thiết kế siêu nhiên là thiết yếu cho chính định nghĩa về Thiên Chúa (31), v́ thế ông háo hức đi theo với TKTM trong việc đặt để Thiên Chúa vào vai tṛ của một giả thiết.
Sự thực là rằng ư niệm về Thiên Chúa hoạt động như là bất cứ điều ǵ ngoại trừ như là một giả thiết khoa học cho hầu hết các người tin và các nhà thần học, nhưng điều này không ngăn cản được Dawkins và các đồng sự của ông. Quả thực, một yếu tố ch́a khóa của vụ án các người vô thần mới chống Thiên Chúa là giả định rằng chủ thuyết tạo dựng và TKTM đại điện cho quan điểm trí thức cao cấp và cốt lơi trọng tâm của các truyền thống hữu thần. Hầu hết các nhà thần học đương thời từ khước chủ thuyết tạo dựng và TKTM v́ các lư do thần học, nhưng các người vô thần mới đă quyết định, gần như bằng mệnh lệnh quyền lực (decree), rằng thần học không được tính đến và phải bị đưa ra ngoài các cuộc thảo luận của họ về Thiên Chúa. Đă tránh mọi đụng chạm cụ thể với thần học, phần thứ hai của lập luận của các người vô thần mới th́ đơn giản: chỉ ra rằng không có chứng cứ nào ủng hộ giả thiết về Thiên Chúa.
Một điệp khúc hoài măi của các người vô thần mới là như thế này: vấn đề căn bản về đức tin là v́ nó không dựa trên “chứng cứ,” hoặc vào trường hợp khá nhất, chứng cứ không đầy đủ, và do đó phải bị loại bỏ dưới mọi h́nh thái. Ngược lại, khoa học có thể chỉ đến vô số quan sát có thể lặp lại ủng hộ các giả thiết của chính nó, và trong khi một nhà khoa học đúng nghĩa sẵn sàng từ bỏ hoặc điều chỉnh một giả thiết nếu các thử nghiệm đ̣i buộc phải làm như vậy, người tin bám víu vào giả thiết Thiên Chúa của họ bất kể chẳng có một chứng cứ nào hiện hữu. Cuối cùng, như Hitchens hân hoan nhắc nhở chúng ta (68-71), khoa học đă chứng tỏ giả thiết Thiên Chúa là một vi phạm vào dao cạo của Occam (Occam’s razor). Dao cạo Occam là một tiên đề (axiom) của khoa học nói rằng quả thực chúng ta không bao giờ nên dựa vào một giải thích phức tạp khi chỉ một giải thích đơn giản đă đủ. Hậu quả là, nếu khoa học có thể giải thích sự phức tạp sinh học bằng một phương cách đơn giản, thế th́ ích lợi ǵ với giáo điều (phức tạp hơn) về tạo dựng siêu nhiên? Giả thiết Thiên Chúa là một nỗ lực giả khoa học (pseudoscientific) để làm những ǵ khoa học ngày nay có thể tự nó làm hay hơn. Từ đó, mọi người có lư trí phải loại bỏ giả định Thiên Chúa và chấp nhận khoa học là phương cách chắc chắn nhất để định hướng tư duy và cuộc sống của họ. (Tôi thảo luận việc sử dụng sai của Hitchens, cũng như Dawkins, dao cạo Occam trong chương 7).
Chiến thuật lập luận hai mang (two-pronged) của Dawkins là nhằm đưa ra một cái tát trí thức quyết định cho chủ thuyết hữu thần, và từ đó thiết lập chủ thuyết vô thần như là “gần như chắc chắn” (almost certain) (113-59). Tuy nhiên, Dawkins và các người vô thần mới khác đă làm mọi sự thành hoàn toàn quá sức đơn giản cho chính họ. Thoạt kỳ thủy, cũng tiêu biểu như trong tất cả các bài viết của họ, nhằm hạ bệ Thiên Chúa, họ trước hết co rút ư niệm siêu nhiên thành ư niệm của người ban hành luật (lawgiver), kỹ sư vũ trụ (cosmic engineer), hoặc người thiết kế thông minh (Dawkins 31). Điều này lập ra các giai đoạn để cho mọi người thấy tiến hóa theo Darwin hiển nhiên chứng minh rằng thiên nhiên không được thiết kế thông minh chút nào hết, và rằng giả thiết Thiên Chúa cuối cùng đă bị đánh bại đến tận cùng. Dawkins và các người theo chủ thuyết thiên nhiên tiến hóa khác đă chịu ấn tượng của lập luận này nhiều cho đến nổi họ tự trưng bày ra như các người bề trên thông tuệ của mọi người tin. Lúc này có lúc họ thậm chí nói đến chính họ như là những người “sáng sủa” (brights), qua đó tự phân biệt họ với những người đối lập tôn giáo không được sáng sủa.6 Thế nhưng chẳng có ǵ là sáng sủa lắm lắm khi tranh căi về chủ thuyết tạo dựng và TKTM trong khi tránh mọi dấn thân trực tiếp với thần học. Các người vô thần mới chẳng đề cập ǵ tới, nói ví dụ, nhà thần học Tin lành quan trọng nhất của thế kỷ vừa qua, Karl Barth, người, cùng với các nhà thần học khác gần đây nhất, đă lư luận có tác dụng rằng bất cứ Thiên Chúa nào hoạt động như là một “giả thiết” đều không xứng đáng được bào chữa dù với cách nào. Các người vô thần mới thực sự đă làm ơn cho thần học bằng cách hạ bệ giả thiết Thiên Chúa.
Tại sao thế? Bởi v́ nghĩ đến Thiên Chúa như là một giả thiết giảm thiểu huyền nhiệm siêu nhiên vô tận thành một nguyên ủy khoa học hữu tận, và thờ phượng bất cứ cái hữu tận nào đều là tin quấy thờ quá (idolatrous). Khái niệm về giả thiết Thiên Chúa co rút Thiên Chúa xuống c̣n kích cỡ một mắt xích trong một dây nhân quả, và việc giảm thiểu này đưa đến một chủ thuyết vô thần cấp tiến nhiều hơn ba nhà cung cấp sự không thần không chúa của chúng ta có thể tự họ pha chế ra được. Tác phẩm thực sự của chủ thuyết vô thần đă được hoàn thành vào thời đại ban đầu bởi các nhà tư duy Kitô giáo vụng về đă giảm thiểu Thiên Chúa xuống thành nguyên ủy hữu hiệu của một hệ thống vật chất.7 Như thế các người vô thần mới, hạng nhẹ, đă đến hiện trường mưu sát Thiên Chúa quá sức chậm trễ. Trên mỗi trang của hiến chương họ, chúng ta thấy họ đang đấm thùm thụp vào một xác chết.
Chỉ trích đức tin hữu thần mà không đoái hoài đến tác phẩm các nhà thần học như Karl Barth hoặc Paul Tillich (và nhiều người khác) cũng giống như cố gắng giải thích thế giới tự nhiên trong khi bỏ qua không đá động đến khoa học hiện đại. Trong các chỉ trích của họ về giả thiết Thiên Chúa, các người vô thần mới chứng tỏ họ chi có, nếu họ quả có, sự quen thuộc nông cạn nhất với bất cứ nhà thần học chính yếu hay truyền thống thần học nào. Họ cũng không cảm thấy một chút xấu hổ nào với sự kiện họ đă chọn lật đổ một vị thần chúa mà sự hiện hữu hầu hết các nhà thần học và đại đa số tín hữu Kitô, Hồi, và Do thái giáo không một chút hứng thú nào trong việc bào chữa.
Dawkins có thể trả lời ông bác bỏ mỗi một và tất cả nhận thức về Thiên Chúa (36), nhưng rơ ràng ông nghĩ về Thiên Chúa trong một phương cách cực kỳ hạn chế, quả thực vặn vẹo, khi ông định nghĩa “Thiên Chúa” như là một người thiết kế siêu nhiên có tính giả thiết. H́nh ảnh thoáng qua của Thiên Chúa mà ông nhấp nháy trong Ảo giác về Thiên Chúa là một tranh biếm họa đă từ lâu xúc phạm đến thần học. H́nh như nó đến hoàn toàn từ việc thăm viếng các trại và trang Web của những người tạo dựng và người bảo vệ TKTM. Hơn nữa, khi nhấn mạnh đến giả thiết Thiên Chúa lệ thuộc vào việc xác nhận hay phủ nhận chỉ bằng phương pháp khoa học, Dawkins đă lập nên một vấn đề chẳng có một chút liên hệ ǵ đến hoặc khoa học hoặc thần học. Bất cứ thần chúa nào có thể bị quyết định bởi một cái ǵ rẻ mạt như là “chứng cứ” theo nhận thức thô lậu của Harris và Dawkins về từ này không bao giờ chỉ đạo được sự thờ phượng của bất cứ ai. Vậy bằng cách tránh hoàn toàn thần học, chủ thuyết vô thần mới lại một lần nữa tự nó cho thấy là không liên quan ngoại trừ với những ai chia sẻ nhận thức héo úa của nó về Thiên Chúa.
THIÊN CHÚA Ở ĐÂU?
(Where Is God?)
Nếu đức tin vào Thiên Chúa là chân thực, thế th́, như các người vô thần mới chỉ ra cách đúng đắn, phải có một cái ǵ đó trên thực tế phù hợp với ư niệm về Thiên Chúa. Nhưng, theo Dawkins, Harris, và Hitchens, chẳng có một phù hợp nào như vậy có thể chứng tỏ được một cách thực nghiệm để hiện hữu. V́ đức tin làm trỗi sinh đủ mọi thể loại tưởng tượng, làm sao chúng ta biết được ư niệm về Thiên Chúa không chỉ là một niềm tin cũng hoang dại và xa rời thực tế như niềm tin vào bà tiên răng (tooth fairy8)? Như Harris nhấn mạnh, nhằm chấp nhận như là sự thực, phải có một phương cách xác nhận thực tại về Thiên Chúa độc lập với đức tin (50-79). Cho rằng khoa học đă không thể t́m ra Thiên Chúa, và triển vọng có bao giờ nó sẽ t́m được th́ không sáng sủa, chủ thuyết vô thần là quan điểm duy nhất c̣n lại.
Nhưng nếu đức tin vào Thiên Chúa đ̣i buộc sự xác nhận độc lập của khoa học, vậy th́ đức tin khổng lồ mà các người vô thần mới của chúng ta đặt vào chính khoa học th́ thế nào? Chính xác, những ǵ các thí nghiệm khoa học độc lập, chúng ta có thể hỏi, có thể cung cấp “chứng cứ” cho giả thiết rằng mọi nhận thức đích thực phải dựa trên mô h́nh khảo sát khoa học không? Nếu đức tin đ̣i buộc sự xác nhận độc lập, phương pháp độc lập (không đức tin) nào để minh chứng rằng chính đức tin của họ vào lănh vực nhận thức bao gồm mọi thức (all-encompassing) của khoa học là hợp lư? Nếu khoa học tự nó là phương cách duy nhất để cung cấp cách đánh giá độc lập như vậy, th́ sự truy lùng tính giá trị chính đáng chỉ chuyển động tiến tŕnh minh chứng theo hướng một thoái bộ vô tận.
Hơn nữa, có nhiều đường lối (channels) khác hơn là khoa học qua đó chúng ta tất cả đều kinh qua, nhận thức, và biết thế giới. Ví dụ, trong tri thức giữa người với người của tôi, chứng cứ rằng một ai đó yêu tôi thật khó mà đo lường, nhưng nó có thể rất đích thực không ǵ hơn được. Phương cách duy nhất tôi có thể gặp gỡ chiều sâu chủ thể của người khác là từ bỏ phương pháp làm thành khách thể của khoa học. Xử lư tha nhân và tính chủ thể của người khác như thể ông bà ấy chỉ là một đối thể (object) trong thiên nhiên là sai lầm vừa về ư thức vừa về luân lư. Để tính toán thỏa đáng về chứng cứ của chiều sâu chủ thể mà tôi gặp gỡ trước mặt người khác, tôi cần chấp nhận một tư thế của sự xúc phạm. Gặp gỡ chiều sâu cá nhân của người khác thách thức tôi phải để ra ngoài phương pháp kiểm soát, làm chủ, biến thành khách thể của khoa học tự nhiên. Cũng thế, trong việc tôi tiếp xúc với tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao hoặc với vẻ đẹp thiên nhiên, “chứng cứ” thẩm mỹ là rằng tôi sẽ mất nó hoàn toàn trừ phi tôi từ bỏ tư thế làm thành khách thể, phân tích và cho phép tự tôi thả lỏng theo nó.
Có phải các người vô thần mới của chúng ta nghiêm chỉnh tin, do đó, rằng nếu một Thiên Chúa có tính người của vẻ đẹp vô tận và t́nh yêu vô biên thực sự hiện hữu, “chứng cứ” cho sự hiện hữu của Thiên Chúa đó có thể thu thập được cách rẻ mạt như là chứng cứ cho một giả thiết khoa học sao? Thậm chí trong kinh nghiệm con người thường t́nh của chúng ta, chính các chủ thể riêng tư mà chúng ta quan tâm nhiều hơn cả, và không một số lượng chuyên môn khoa học nào có thể cho chúng ta biết họ thực sự là ai. Có lẽ nào lại khác đi với Thiên Chúa, mà người tin không kinh qua như là một “Nó” (It) thông thường mà như là một “Đấng” (Thou) tối cao? Nếu Thiên Chúa hiện hữu, lúc đó kinh nghiệm giữa người với người, không phải khách thể vô tính của khoa học, sẽ là thiết yếu cho nhận thức về Thiên Chúa đó. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, t́nh yêu thương của một người khác quan trọng với chúng ta hơn bất cứ thứ ǵ khác, nhưng thu thập “chứng cứ” về t́nh yêu đó đ̣i buộc một bước nhảy của tín nhiệm về phần chúng ta, một đánh cá làm cho chúng ta thành dễ thương tổn với thể loại hiện diện đặc biệt của họ.
T́nh yêu của người kia đó, hơn nữa, bắt giữ chúng ta theo một phương cách mà chúng ta không thể nối kết chút nào nữa với nó nếu chúng ta cố gắng kiểm soát nó cách trí tuệ. Lần nữa, có thể nào khác đi trong trường hợp của bất cứ việc gặp gỡ nào có thể quan niệm được về con người trần thế với t́nh yêu vô hạn sao?
V́ Thiên Chúa là quan yếu hơn bất kể thứ ǵ khác cho những người sùng mộ, làm sao họ có thể biết Thiên Chúa mà không gây nguy cho chính họ, hoặc mà không trải qua một thay đổi riêng tư sâu xa tương tự như, nhưng xúc động mạnh hơn, những ǵ phải có để biết t́nh yêu thương của một hiện thân con người khác? Tất cả mọi truyền thống đức tin quan trọng đều nhấn mạnh rằng việc gặp gỡ thực tại tối cao không thể xẩy ra mà không có một sự chuyển hóa như vậy. Đời sống của đức tin là một đời sống trong đó “không có nhận biết mà không từ bỏ” (there is no knowing without going):9 “trừ phi anh chị em thay đổi và trở thành như trẻ em, anh chị em sẽ không bao giờ đi vào vương quốc của thiên đàng” (Mt. 18, 3). Thậm chí để hiểu thế giới theo phương cách khoa học, làm thành khách thể cũng đ̣i buộc một thể loại rất đặc biệt về huấn luyện, khổ tu, và chuyển hóa tâm linh. Vậy nếu vũ trụ được bao phủ bởi một T́nh Yêu vô tận, liệu sự gặp gỡ với thực tại tối cao đó có đ̣i buộc điều ǵ ít hơn là một tư thế tiếp nhận và sẵn sàng đầu hàng sự chấp nhận đó không? Làm sao các người vô thần mới nghĩ họ có thể quyết định câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa mà không cởi mở chính họ ra cho sự chuyển hóa cá nhân thiết yếu với ư nghĩa của đức tin về việc bị nắm bắt bởi một t́nh yêu thương vô biên? Rơ ràng các người vô thần mới đang t́m kiếm một lối tắt và một tiếp cận trực tiếp, khách thể hóa với những ǵ người tin xem như không thể đến được tách rời khỏi việc đầu hàng với đức tin. Không t́m kiếm được Thiên Chúa hay bất cứ “chứng cứ” nào về Thiên Chúa bằng phương cách khoa học hoặc các phương cách thông thường của nhận thức, họ giờ đây chắc chắn rằng Thiên Chúa không hiện hữu.
NHU CẦU ĐỨC TIN
(The Need for Faith)
Vào một điểm nào đó trong việc định giá trị của mọi tuyên bố hay giả thiết về chân lư, một bước nhảy của đức tin là thành tố không thể tránh thoát. Tại nền tảng của mọi sự t́m kiếm của con người về nhận thức và chân lư, kể cả t́m kiếm khoa học, hiện diện một thành phần không thể hủy diệt được của tín nhiệm (trust). Nếu quí vị thấy chính quí vị đang nghi ngờ những ǵ tôi vừa nói, chính chỉ v́, vào ngay lúc này, quí vị tín nhiệm vào tâm trí của chính quí vị đủ để diễn đạt mối quan tâm đến xác nhận của tôi. Quí vị không thể tránh tín nhiệm vào khả năng trí tuệ của quí vị, thậm chí khi quí vị đang nghi nan. Hơn nữa, quí vị nêu lên các câu hỏi quan yếu chỉ v́ quí vị tin rằng chân lư đáng được t́m kiếm. Đức tin theo ư nghĩa này, và không phải theo ư nghĩa của tưởng tượng hoang dại và mơ tưởng, nằm ở cội nguồn của tôn giáo đích thực—và khoa học.
Tín nhiệm là một từ khác theo đó Kinh thánh Kitô giáo gọi là đức tin, và chỉ một ít tư duy cần đến để nhận ra rằng mọi t́m hiểu của mọi hiện thân con người trỗi sinh từ sự mờ mịt của một thể loại nào đó của đức tin, hay tín nhiệm, mà không có chứng cứ khách quan. Đa số chúng ta đơn giản tin rằng t́m kiếm chân lư là xứng đáng. Chúng ta không thể chứng minh điều đó v́ thậm chí nỗ lực để làm thế cũng đă giả định sự tín nhiệm đó. Sự tín nhiệm cơ bản đó, lúc đó, phóng đi và thúc đẩy mọi t́m kiếm của con người chân thực, cả việc t́m kiếm khoa học cũng thế.
Nhưng vấn đề của tôi là rằng sự tín nhiệm cơ bản đó không phải là một kết quả của bất cứ chế độ thực nghiệm khoa học nào. Tín nhiệm rằng thế giới tự nhiên là có thể hiểu được và rằng chân lư đáng được t́m kiếm là thiết yếu cho khoa học trước tiên bước được bước đầu. Chúng ta tự nhiên tín nhiệm rằng các hành tŕnh khai phá của chúng ta sẽ được chào đón bởi một lănh vực luôn bành trướng của tính có thể hiểu được và một chiều sâu vô tận của chân lư. Sự tín nhiệm đó cũng nằm ở trung tâm của đức tin tôn giáo đích thực. Trong khía cạnh đó, ít nữa, khoa học và đức tin là đồng minh, không phải địch thù. Một ḷng ưa chuộng bí mật và không đè nén được sự tín nhiệm bùng lên tự sâu thẳm bên trong chúng ta, thúc đẩy cả khoa học cả tôn giáo t́m kiếm nhận thức sâu sắc hơn. Dĩ nhiên, sự thúc đẩy để tín nhiệm có lúc bị chi phối cách nào đó dẫn đến lầm lạc không chỉ trong tôn giáo mà cả trong lănh vực khoa học.
Nhưng, trước tiên, chỉ có một niềm tin tưởng ban sơ có thể dẫn tâm trí con người nhận lấy cuộc mạo hiểm khai phá vũ trụ—cũng như huyền nhiệm vô tận.
Tôi đang nhấn mạnh đến xu hướng không xóa bỏ được của chúng ta về tín nhiệm v́ hai lư do. Thứ nhất, nó cho thấy rơ ràng nỗ lực của chủ thuyết vô thần mới để tẩy sạch đức tin khỏi ư thức con người là lố bịch và đi đến thất bại. Ví dụ, Harris đề nghị rằng việc gạt bỏ mọi đức tin là thiết yếu nếu lư trí muốn ngự trị tối cao. Nhưng ông không thể loại bỏ mọi vết tích của đức tin thậm chí khỏi chính tâm trí ông. Khi ông đảm trách sự thúc đẩy nhiệt t́nh để lột bỏ đức tin khỏi thế giới, ông trước hết phải tin rằng thế giới đích thực là hữu lư, rằng chân lư là điều ǵ phải được trân quí và tôn trọng, và rằng chính tâm trí ông thuộc về sự chính trực như thế có thể nắm bắt được ư nghĩa và đưa ra các tuyên bố giá trị về chân lư. Thành tố tín nhiệm này thường ngấm ngầm và hiếm khi minh nhiên, nhưng nó là một hiện diện uy quyền không hơn không kém. Các người vô thần chuyên gia của chúng ta đă hiển nhiên thất bại trong việc chú ư đến nó thậm chí khi nó thúc đẩy chính hoạt động nhận thức của họ.
Thứ hai, bằng nhận diện sự tín nhiệm triệt để nêu rơ đời sống nhận thức của mọi người t́m kiếm và mọi người nhận biết, chúng ta có thể định ra vị trí đích thực của thần học trong tương quan với khoa học. Thần học không phải lả lời giải đáp cho các câu hỏi khoa học, như các người vô thần mới muốn nó là thế—v́ điều này có thể làm cho việc họ phá hủy thần học thành một công việc dễ dàng. Đúng hơn, thần học đáp ứng với câu hỏi liệu sự tín nhiệm tự phát nêu rơ mọi hành tŕnh t́m hiểu, kể cả khoa học, là biện minh được. Khoa học không thể cung cấp sự biện minh đó v́ nó đă giả định rằng t́m kiếm nhận thức và chân lư là xứng đáng. Các người vô thần mới cũng không thể cung cấp sự biện giải cần thiết về sự tín nhiệm của họ v́ họ đă quá đơn giản cho rằng thực tế là hiểu biết được và rằng chân lư quả đáng t́m kiếm.
Vậy câu hỏi quan trọng thực sự vẫn không có câu trả lời bởi khoa học và các người vô thần mới. Harris đặt tín nhiệm to lớn vào chính quyền lực lư trí của ông, như trích dẫn bên lề chương sách cho thấy. Ông thực hiện một hành động ngấm ngầm về đức tin trong chính sự thông tuệ phê phán của ông. Nhưng ông không bao giờ cung cấp cho chúng ta lư do đầy đủ về tại sao ông phải tín nhiệm vào tâm trí ông để dẫn ông và chúng ta đến chân lư. Nói cách khác, ông không bao giờ biện giải nổi vênh vang nhận thức bao la của ông. Ông đơn giản mù quáng tin tưởng vào khả năng siêu việt của chính tâm trí ông để t́m chân lư với sự dễ dàng và chắc chắn mà người bị dẫn dắt sai lầm bởi đức tin tôn giáo không sở hữu được. Nhằm trở thành một người hướng dẫn đáng cho chúng ta c̣n lại tín nhiệm, ông phải tín nhiệm rằng tâm trí ông có thể làm cho chúng ta tiếp xúc được với thế giới thực sự. Nhưng tại sao ông lại phải tín nhiệm vào tâm trí ông, cách riêng với quan điểm về thế giới tự nhiên từ đó tâm trí của ông và của chúng ta được bảo là đă tiến hóa?
Chính hệ thống niềm tin của các người vô thần mới, chủ thuyết thiên nhiên khoa học, theo logic xói ṃn niềm vững tin nhận thức, thậm chí nếu nó không cần thiết phải làm thế theo tâm lư. V́ tâm trí của chúng ta được bảo là đă tiến hóa dần dần từ một t́nh trạng không tâm trí của thiên nhiên, tại sao chúng ta phải tín nhiệm vào cũng các tâm trí đó để đưa chúng ta tiếp xúc với thực tế? Ở đâu và làm sao chúng có được một khả năng tinh tế như vậy, cách riêng cho rằng với sự thấp kém của nguồn gốc của chúng trong thiên nhiên? Đúng, khoa học tiến hóa có một giải thích đáng tin cậy về tại sao tâm trí chúng ta có thể thích ứng, nhưng điều đó không đủ để biện minh sự tín nhiệm tự phát chúng ta có trong tâm trí để đưa chúng ta tiếp xúc với thực tế hay chân lư. Thực ra, chúng ta phải thay vào đó bằng không tín nhiệm (distrust) hành động nhận thức của chúng ta nếu tiến hóa là yếu tố nhân quả cuối cùng liên quan đến tạo thành tâm trí. V́ tiến hóa tự nó được hiểu đến như là một tiến tŕnh không tâm trí (a mindless process), tại sao các người thiên nhiên khoa học tín nhiệm nó là hay là đẹp cho một điều ǵ ngoại trừ thích ứng?
Nhằm biện giải sự vững tin nhận thức của chúng ta, một cái ǵ đó thêm vào với tiến hóa phải xẩy ra trong lúc trỗi sinh dần dần của tâm trí trong lịch sử thiên nhiên. V́ nếu các tâm trí chúng ta chẳng là ǵ cả ngoại trừ là kết quả bất ngờ của một tiến tŕnh tiến hóa không tâm trí, tại sao chúng ta lại phải tín nhiệm chúng? Một tường thuật Darwin về khả năng phê phán của tâm trí—sự thực đến mức tường thuật đó có thể được—không đủ nền tảng cho chúng ta đặt niềm vững tin vào quyền lực nhận thức của chúng ta. Chính Darwin đồng ư thế. Viết cho một trong các bạn của ông, ông đau buồn liệu lư thuyết về sự tuyển chọn tự nhiên, nếu chúng ta chấp nhận nó nghiêm chỉnh và nhất quán, có thể không xói ṃn ḷng tín nhiệm thực sự mà chúng ta có trong khả năng của tâm trí chúng ta để hiểu và biết thực tế hay không. “Với tôi, sự nghi ngờ khủng khiếp luôn luôn nổi lên,” ông thú nhận, “cho dẫu niềm tin về tâm trí con người, tâm trí được phát triển từ tâm trí của súc vật thấp kém hơn, có một chút giá trị nào hay một chút đáng tín nhiệm. Có ai có thể tín nhiệm vào niềm tin của tâm trí một con khỉ, nếu có niềm tin nào trong một tâm trí như vậy?”10
Vậy sinh học tiến hóa, ṭa kháng án cuối cùng của người theo chủ thuyết thiên nhiên khoa học, th́ không đủ. Tâm trí phải là những ǵ hơn là một máy móc thích ứng nhằm xứng đáng với sự tín nhiệm của chúng ta. Khoa sinh học, nói cho cùng, đă chứng minh rằng nhiều thích ứng trong cuộc sống đơn thuần là những đánh lừa. Hoặc, như một loại suy đoán tiến hóa khác có thể tuyên bố, sự trỗi sinh tâm trí con người trong tiến hóa là kết quả của một loạt chuyện t́nh cờ. Tường tŕnh này cũng không đủ để gợi ra niềm tin tưởng. Hơn nữa, khoa học xă hội đă cho thấy xu hướng thay đổi của văn hóa và xă hội không đầy đủ, ít nữa tự chúng, để đánh giá niềm tin tưởng chúng ta có trong tâm trí chúng ta để hiểu và biết những ǵ là đúng và những ǵ không. Theo cách diễn dịch thiên nhiên thuần túy, không có đủ lư do để tín nhiệm vào tâm trí chúng ta. Tôi có mọi lư do để tin rằng tâm trí chúng ta cũng tiến hóa nữa, và tôi hoàn toàn chấp nhận sinh học tiến hóa. Nhưng tôi cũng tín nhiệm vào tâm trí của tôi, và khoa học tiến hóa mà thôi không thể biện giải cho sự tín nhiệm đó.11
THẦN HỌC VÀ SỰ TRUY TẦM CHÂN LƯ
(Theology and the Quest for Truth)
Thần học có thể cung cấp một câu trả lời rất hay cho lư do tại sao chúng ta có thể tín nhiệm vào tâm trí chúng ta.
Chúng ta có thể tín nhiệm vào chúng v́, trước mọi tiến tŕnh của t́m hiểu lư trí hay thực nghiệm, mỗi người trong chúng ta, đơn giản với tư cách của hiện thân (being) hay hiện hữu (existing), đă được bao phủ bởi Hiện thân vô tận (infinite Being), Cứu cánh (Meaning), Chân lư (Truth), Sự Thiện (Goodness), và Vẻ Đẹp (Beauty). Chúng ta tỉnh
giấc chỉ một cách chậm chạp và tối tăm trong môi trường sâu thẳm và giải thoát không đo lường được đó và ch́m đắm trong đó mọi ngày của đời chúng ta. Chúng ta không thể tập chú đến nó, và chúng ta có thể thậm chí không chú ư đến nó một chút nào v́, như cá trong một ḍng sông, chúng ta ch́m ngập sâu thực sâu trong đó. Nhưng chúng ta có thể tín nhiệm vào khả năng của chúng ta t́m kiếm được cứu cánh, chân lư, sự thiện, và vẻ đẹp bởi v́ các điều đó đă vẫy gọi và bắt đầu đưa chúng ta đi xa. Đức tin, nói cho cùng, là sự tán đồng trang trọng và sôi động lời mời gọi nghiêm trọng này.
Thế th́, làm sao chúng ta có thể biện minh cho ḷng tin tưởng nhận thức của chúng ta? Không phải bằng cách nh́n lại một cách khoa học những ǵ tâm trí của chúng ta từ đó đă tiến hóa ra, điều đó có thể giúp thông tin, nhưng chỉ bằng cách nh́n về đàng trước hướng đến cứu cánh và chân lư vô tận hiện ra mờ nhạt khó bắt giữ ở chân trời. Chỉ đơn giản bằng cách vươn tới sự tràn đầy của hiện thân, chân lư, sự thiện, và vẻ đẹp, chúng ta đă nắm bắt được. Đó là nền tảng chân thực của ḷng tin tưởng nhận thức của chúng ta, và đức tin và tín nhiệm cho phép chúng ta trước tiên được cuốn đến chân trời đó. Khi chúng ta giao phó chúng ta cho lời mời gọi của hiện thân và chân lư, tâm trí chúng ta đă được làm cho cao quí bởi sự tuyệt hảo của mục đích mà các điều đó chuyển động đến. Khi tâm trí chúng ta được cuốn hút đến chân lư, các tâm trí đó đă cùng chia sẻ những ǵ mà chúng đói khát. Đó là những ǵ cho tâm trí chúng ta niềm vững tin cần thiết để t́m kiếm chân lư.
Sự tín nhiệm không chối bỏ được tăng sức cho việc t́m kiếm nhận thức và chân lư không bày tỏ ra cho chúng ta trong lănh vực ánh sáng hàng ngày của đối thể mà các nhà khoa học có thể tập chú vào được. Sự tín nhiệm này trỗi sinh từ các ngóc ngách sâu thẳm và dấu kín nhất của ư thức chúng ta, ở một tầm mức sâu thẳm mà chúng ta không bao giờ có thể đem vào trong sự tập chú rơ ràng v́ chính hành động tập chú đó không thể xẩy ra mà không có sự tín nhiệm đó. Nhưng thậm chí nếu chúng ta không thể nắm bắt cứu cánh và chân lư trong một phương cách tuyệt đối và tận cùng, chúng ta có thể cho phép chúng nắm bắt chúng ta. Trong khi đầu hàng với cứu cánh và chân lư, chúng ta đang thực hiện một hành vi tôn giáo thiết yếu, hành vi mà thậm chí người vô thần cũng là một người dự phần không ư thức.
Đơn giản là khoa học không được trang bị để t́m ra hoặc loại bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một giả thiết. Hơn nữa, thậm chí cho dẫu khoa học tự nó không thể lấy ra được bất cứ dấu vết rơ rệt nào về siêu nhiên, điều này không có nghĩa rằng Thiên Chúa hoàn toàn ở ngoài tầm của tâm trí. Ở tầm mức ngấm ngầm thông thường của nhận thức, cả người vô thần lẫn người hữu thần dự phần vào một đức tin chung. Cả hai tin rằng thực tế có thể hiểu được và chân lư đáng được t́m kiếm. Những ǵ thần học thêm vào là rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa—nghĩa là, Hiện thân vô tận, Cứu cánh, Chân lư, Sự Thiện, và Vẻ Đẹp—cung cấp một biện giải đầy đủ cho niềm tin này, cũng như một câu trả lời cho câu hỏi tại sao vũ trụ lại có thể hiểu được như thế. Chẳng có ǵ khó coi trong việc bắt đầu tra vấn trí tuệ bằng cách tuyên xưng ngấm ngầm đức tin. Điều khó khăn, đúng là không hợp lư, là một nỗ lực che dấu đức tin này và, cùng lúc, từ khước t́m kiếm một biện giải thích đáng cho niềm tin đó.
Thần học, do đó, không cạnh tranh với khoa học bằng cách t́m kiếm chứng cứ để ủng hộ một giả thiết ti tiện về Thiên Chúa. Ngược lại, thần học—một từ tôi dùng theo nghĩa của một Barth hay Tillich—chống đối cách đúng đắn âm mưu của các người vô thần làm sụp đổ huyền nhiệm Thiên Chúa vào trong một loại các mệnh đề có thể cạnh tranh với, và rồi để thua cuộc, khoa học. Thần học đơn giản không phải chơi tṛ chơi lố bịch đó, cũng không phải hạ ḿnh xuống tới tầm mức ngu xuẩn hàm ư trong các tranh biếm họa của các người vô thần. Dawkins và các đồng sự của ông tuyên bố rằng dẫn chiếu đến Thượng đế là không lư trí, nhưng những ǵ thực sự không lư trí là sự từ khước của họ trong việc t́m kiếm một lời giải thích cuối cùng cho lư do tại sao vũ trụ là có thể hiểu được, tại sao chân lư xứng đáng t́m kiếm, và tại sao chúng ta có thể tín nhiệm vào trí tuệ chúng ta khi chúng vươn tới nhận thức và chân lư sâu thẳm hơn.
1 Harris, “Atheist Manifesto.”
2 Robert Bellah, Beyond Belief: Essays on Religion in a Post-traditional World (New York: Harper & Row, 1970), 254.
3 Flanagan, Problem of the Soul, 167-68.
4 “Surely they have heard the maxim that absence of evidence for God is not evidence of absence, but, if they have, they ignore it.” (nd)
5 Victor Stenger, một nhà vật lư và người đề xuất ít thù nghịch của “chủ thuyết vô thần mới,” đă viết một cuốn sách với nhan đề God: The Failed Hypothesis: How Science Shows That God Does Not Exist. Như nhan đề nêu rơ ràng, cuốn sách này thêm chút ít
vào lời tuyên bố của Dawkins mà tôi đang khảo sát trong chương này, và chỉ trích của tôi về Dawkins cũng áp dụng cả cho Stenger nữa.
6 Dennett, Breaking the Spell, 21, 55. Dennett chối bỏ rằng “sáng sủa” (bright) nghĩa là bề trên (superiority), nhưng rơ ràng ông hạ thấp quyền lực của ngôn ngữ.
7 Xem Michael Buckley, At the Origin of Modern Atheism (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1987).
8 Tooth fairy: Một niềm tin của trẻ em Âu Mỹ rằng khi các răng sữa rụng, có bà tiên sẽ đến cất lấy. Cha mẹ thường nói như vậy để các em bớt đau đớn khi rụng răng. Người châu Á không có chuyện này (nd)
9 Homes Rolston III, Science and Religion: A Critical Survey (New York: Random House, 1987), 336.
10 Charles Darwin, thư cho W. Graham, 3 tháng 7, 1881, trong The Life and Letters of Charles Darwin, Francis Darwin biên tập (New York: Basic Books, 1959), 285.
11 Để thảo luận rộng răi hơn, xin xem cuốn sách của tôi Is Nature Enough? Meaning and Truth in the Age of Science (Cambridge: Cambridge University Press, 2006).
5
Tại sao người ta tin?
(Why Do People Believe?)
Tôn giáo đă xài hết biện giải. Nhờ vào kính nh́n xa và kính hiển vi, nó không c̣n cung
cấp được một giải thích cho bất cứ điều ǵ quan trọng nữa.
—Christopher Hitchens (282)
Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, và thần học là trống rỗng, phải có một lư do thuần túy tự nhiên cho việc đại đa số hiện thân con người là, và đă luôn là, những người tin tôn giáo. Và nếu đức tin đơn thuần là một hiện tượng tự nhiên, thế th́ khoa học có nhiệm vụ cung cấp lời giải thích cuối cùng. Chẳng ngạc nhiên, các người vô thần mới mong được lợi lộc trong việc t́m kiếm một lời giải thích khoa học cho đức tin tôn giáo. Nếu khoa học có thể khám phá ra một loạt thuần túy tự nhiên các lư do tại sao người ta tin, sự khám phá đó, ít nữa trong chừng mực các người chỉ trích của chúng ta quan tâm, sẽ nói ra sự thất bại hoàn toàn của thần học. Do đó, ngày nay, một cách có thể thông cảm được, họ đă bị ấn tượng bởi các đề nghị mới mẻ vững tin rằng lời giải thích cuối cùng về đức tin, và quả thực mọi thái độ tôn giáo, sẽ đến không phải từ thần học mà từ sinh học tiến hóa.
Qua đức tin, chúng ta nhắc lại, các người vô thần muốn nói đến “niềm tin không có chứng cứ” (belief without evidence). “Đức tin là những ǵ đến từ sự nhẹ dạ,” Sam Harris phát biểu, “khi nó cuối cùng hoàn thành được vận may thoát khỏi các kiềm hăm của tŕnh tự trái đất—các kiềm hăm như là sự có lư trí, mạch lạc nội tại, lịch thiệp, và ngay thẳng” (65). Một giải thích thần học có thể tuyên bố rằng người ta có đức tin v́ tại tâm khảm hiện thân họ, và không chỉ trong tâm trí họ, họ đă cho phép tự họ bị nắm bắt bởi Thiên Chúa. Nhưng Harris sẽ cho rằng một ư niệm như vậy là phi lư. Richard Dawkins và Daniel Dennett đồng ư với Harris, đơn giản thêm vào rằng Charles Darwin đă đưa cho các nghi vấn tôn giáo đương thời một công cụ mới uy lực—ư niệm về tuyển chọn tự nhiên (natural selection)—để trả lời dứt khoát câu hỏi tại sao nhiều người trong chúng ta sẵn ḷng tự giao phó cho đức tin. Giải thích thần học không c̣n cần đến nữa.
Christopher Hitchens vui vẻ đồng hành với tường thuật của Darwin về đức tin, nhưng thảo luận của ông về tại sao đa số thành viên của gia đ́nh nhân loại yếu đuối đến thế để tin vào Thiên Chúa hay các thần chúa mà không có chứng cứ là không phải tiến hóa cũng chẳng khoa học. Hitchens vẫn bị Freud và Marx mê hoặc cho đến nổi ông cho đắp lại chiếc vỏ xe lư thuyết dự đoán cũ mèm theo đó tôn giáo chỉ là mơ tưởng và từ đó, như ông nêu lên, “do người làm ra” (man-made). Ông quên không đề cập đến rằng xưa thực là xưa vào thế kỷ thứ sáu TCN, thi sĩ Xenophanes phỏng đoán rằng chúng ta tạo dựng các thần chúa theo h́nh ảnh của chính chúng ta, và lời tuyên bố đó đă được lặp đi lặp lại thậm chí bởi các nhà thần học. Thomas Merton thần bí Ḍng Xitô (Trappist1), nói ví dụ, ghi nhận rằng h́nh ảnh của chúng ta về Thiên Chúa cho chúng ta biết về chính chúng ta nhiều hơn về Thiên Chúa; tu sĩ trung cổ Meister Eckhart cầu nguyện xin Thiên Chúa giải thoát ông khỏi Thiên Chúa (prayed for God to deliver him from God). Với Merton, Eckhart và các nhà tư duy tôn giáo khác, tuy nhiên, sự kiện rằng tôn giáo luôn luôn đ̣i buộc trí tưởng tượng nhân loại là hoàn toàn nhất quán với khả dĩ rằng đức tin là một đáp ứng một cách căn bản, và đồng thời, cho thực tế về Thiên Chúa. Sam Harris tuyên bố nguyên ủy cội rễ của tôn giáo đơn giản là xu hướng thần bí và cực kỳ xấu xa của chúng ta về “đức tin.” Nhưng như chúng ta đă thấy, đức tin có thể cũng được hiểu như là trạng thái cho phép chính ḿnh bị cuốn hút vào sự sâu thẳm không thời gian và không cùng tận của hiện thân, cứu cánh, sự thiện, chân lư, và vẻ đẹp mà người hữu thần gọi là Thiên Chúa.
Richard Dawkins và bóng mát triết học Daniel Dennett của ông, tuy nhiên, tuyên bố đă giải thoát chúng ta dứt khoát khỏi các tường thuật thần học về đức tin. Họ nhấn mạnh, với sự vắng bóng của Thiên Chúa, chỉ có tường thuật khoa học về đức tin và nhiều diễn đạt tôn giáo của nó là đáng tin cậy (Dawkins 163-207).2 Nhưng khoa nào trong các khoa học khả dĩ nắm giữ ch́a khóa về việc đức tin thực sự là ǵ? Các lư thuyết tâm lư và xă hội học về tôn giáo có thể có điều ǵ cho họ, theo Dawkins, nhưng các khoa học đó chỉ cung cấp các giải thích gần đúng (proximate), không phải tối hậu (ultimate). Cũng vậy, ức đoán của Michael Shermer rằng nguồn gốc của đức tin tôn giáo có thể t́m thấy trong nhu cầu con người về mô h́nh hay cứu cánh có thể đúng, nhưng vẫn thất bại trong việc cung cấp một giải thích hoàn toàn tự nhiên về tôn giáo.3 Cuối cùng các nỗ lực khoe mẽ gần đây để giải thích các nguyên ủy của tôn giáo bằng các chuyên ngữ thuần túy khoa học thần kinh (neuroscientific terms) cũng không đủ sâu sắc để làm vừa ḷng Dawkins. Chỉ có sinh học tiến hóa có thể cung cấp một tường tŕnh tối hậu về tại sao con người có tôn giáo, hoặc như Robert Hinde nói, tại sao thần chúa tồn tại (Dawkins 166-72).4
Không lâu trước đây, phần lớn các người tiến hóa ngần ngại trong việc nghiên cứu tôn giáo tỉ mỉ, giả định rằng khoa học không được trang bị để hiểu thấu các thế giới huyền nhiệm mà người tôn giáo nói đến. Nhưng các nhà khoa học tiến hóa gần đây lấy được thêm nhiều tin tưởng, và bắt đầu chừng ba bốn chục năm trước nhiều người trong họ, đáng chú ư nhất là E. O. Wilson tại Harvard, bắt đầu giả định rằng tôn giáo, cùng với tất cả các tuyên ngôn về cuộc sống, phải được nghiên cứu theo sinh học. Gần đây nhất, Dawkins đă lư thuyết rằng sinh học tiến hóa có thể cung cấp một giải thích thông suốt về tư duy và hành vi tôn giáo (166-72). Ông ấy và nhiều người tiến hóa khác đề nghị “thiên nhiên hóa” (“naturalize”) nhận thức của chúng ta về tôn giáo theo lư thuyết tiến hóa của Darwin. Áp dụng dao cạo Occam, họ phân vân tại sao có người viện đến các tường thuật tôn giáo và thần học về đức tin nếu đơn giản hơn, các điều tự nhiên cũng đă đủ.5
Nhằm giải thích đức tin tôn giáo theo sinh học, người ta phải thực hiện hai tuyên bố rộng răi. Thứ nhất, các mô h́nh về hành vi con người và các hoạt động nhận thức thường ngày đều là thừa hưởng, cũng một cách như giải phẩu cơ bản của chúng ta. Thứ hai, sự thừa hưởng bao gồm các nhóm genes chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, genes được trải ra giữa các sinh vật họ hàng, thế nào để ư niệm về thích hợp tiến hóa (điều có nghĩa là tính khả dĩ sinh sản lại) áp dụng ít cho sinh vật cá nhân hơn là một nhóm rộng lớn hơn các genes chia sẻ giữa đồng chủng. Ư niệm này được biết đến như là “sự thích hợp giới hạn” (inclusive fitness), và đó là nền tảng cho hầu hết các tường thuật tiến hóa về tôn giáo.6
Các nhà tâm lư và nhân chủng học theo Darwin mà Dawkins thán phục nhất tuyên bố rằng bộ năo con người đă giúp việc chuyển giao genes con người chỉ v́ nó tiến hóa để thực hiện một loạt đa dạng các nhiệm vụ thiết yếu để sống sót quay lại trước đây 2 triệu năm hay hơn nữa. Hiện thân con người ngày nay đă thừa hưởng một bộ năo và mô h́nh đáp ứng tiến hóa đă từ lâu trong các hoàn cảnh khác biệt hoàn toàn với hoàn cảnh con người ngày nay đang đối mặt. Nhưng những ǵ rắc rối và gây tức bực cho Dawkins là rằng các bộ năo của chúng ta một lúc nào đó trên đường đă phát triển một xu hướng tin tưởng mà không có chứng cứ, và tạo nên các ư niệm tôn giáo hoang dại, tô điểm chúng bằng các nghi lễ chẳng một chút ư nghĩa. Với Dawkins, đức tin tôn giáo là hũ lậu và độc ác cách khó chịu (308). Nhưng cùng lúc nó là một xu hướng con người bền vững một cách cứng đầu cứng cổ, và sự kiên tŕ kinh ngạc của nó đ̣i buộc một giải thích, cách riêng vào một lúc trong lịch sử con người khi khoa học lẽ ra đă tẩy sạch khỏi nền văn hóa sự bối rối to lớn này. Tâm lư học và khoa học thần kinh không đủ để tường tŕnh về nó, v́ thế chúng ta phải đào sâu hơn.
V́ Thiên Chúa không hiện hữu và do đó không thể là cách giải thích tối hậu của bất cứ điều ǵ, làm sao chúng ta có thể hiều đức tin và sự kiên tŕ của nó cách khoa học được? Nhưng ta không có cách nào khác trừ t́m kiếm một tường tŕnh tiến hóa. Thói quen tôn giáo đă bắt rễ sâu trong các động vật có vú con người và phổ quát cho đến nổi chúng cần một giải thích sâu sắc hơn là văn hóa. Thế th́, có lẽ, tôn giáo có thể được giải thích đúng nhất theo chuyên ngữ tiến hóa như đă đề cao việc sống c̣n và chuyển hóa genes con người trong tiến tŕnh tiến hóa của chúng ta. Vậy sự sống c̣n gene, chẳng phải Thiên Chúa, là cách giải thích tối hậu về tôn giáo. Nếu các genes của chúng ta phải đưa đến các thế hệ tương lai, chúng cần phải chế tạo các cơ quan con người với chỉ các đặc điểm sao y chúng lại một cách đáng tin tưởng, và hiển nhiên một trong các đặc điểm đó đă là sự thu hút của chủng loại chúng ta đến với ảo giác Thiên Chúa và các bày đặt khác về đức tin (Dawkins 164-65).
Lối giải thích tiến hóa này h́nh như thuyết phục đối với nhiều nhà tự nhiên khoa học ngày nay. Tuy nhiên, như Dawkins nhận ra cách đúng đắn, phương cách chính xác trong đó tôn giáo đề cao sự sống c̣n không hoàn toàn thẳng đuột như vậy. Cho dẫu tôn giáo có lúc trực tiếp giúp sự sống c̣n của cá nhân, nhóm, và di truyền, lúc khác nó không như thế. Thế nhưng người ta vẫn cứ c̣n có tôn giáo, thậm chí lúc đức tin thất bại trong việc trở nên thích ứng. Một số hiện tượng tôn giáo, ví như độc thân và tử đạo, không có tính thích ứng. Trong các trường hợp đó, quan điểm cuộc sống theo Darwin có thể được cứu vớt bởi các khái nhiệm tiến hóa như là chọn lựa ḍng họ hay không?
Có lẽ sự hy sinh vị tha của các cơ hội sinh sản lại của một sinh vật cá nhân có thể có tác dụng gia tăng tính sống c̣n của toàn bộ chủng tộc genes mà người vị tha chia sẻ với thân thích, nhóm, hoặc chủng loại.
Cách giải thích này chỉ tạm thời, nhưng Dawkins nghi ngờ rằng việc chọn lựa ḍng tộc và các yếu tố khác liên hệ với lư thuyết sống sót gene là cũng quá đơn giản để tường tŕnh về đức tin (172-79). Chúng không giải thích đầy đủ tính tùy tiện và điên rồ hết sức của biết bao nhiêu tưởng tượng tôn giáo mà người ta tin tưởng không một chút chứng cứ. Thế th́ làm sao các người tiến hóa tường tŕnh về sự kiên định của thần chúa trong một thời đại khoa học?
Có phải cách giải thích tiến hóa về tôn giáo đă bị sụp đổ hoàn toàn ở điểm này không? Hiển nhiên nhận ra quả thế, cho dẫu không thú nhận ra, Dawkins trao nhiệm vụ thiên nhiên hóa tôn giáo lại cho các chuyên gia khác, một người trong họ là nhà nhân chủng học Pascal Boyer.7 Tác dụng của việc bán cái cho Boyer th́ hết sức mỉa mai. Sau khi hứa hẹn cung cấp một tường tŕnh hoàn toàn theo thuyết thiên nhiên về đức tin tôn giáo, Dawkins kết cuộc gần như hoàn toàn tách rời khỏi Darwin. Cùng với Boyer, ông ức đoán bộ năo không có một đặc tính tôn giáo riêng biệt nào cả. Thế th́, như thế, đức tin tôn giáo là ǵ? Đó là một sản phẩm phụ bất ngờ của hệ thống năo bộ tiến hóa nhằm các mục đích khác. Đức tin tôn giáo là “một sự bắn lầm của một điều ǵ hữu ích,” một lỗi lầm của thuyết Darwin. Thế th́ ở đây, chúng ta rời bỏ Darwin lại gần như hoàn toàn đàng sau (188). Điều quan trọng tiến hóa duy nhất c̣n lại để nói, như Dawkins lư thuyết, là rằng tôn giáo là như một vi khuẩn—sống bám vào các hệ thống nhận thức trước đó đă được chọn lựa v́ một giá trị sống c̣n không dính líu ǵ đến khả năng làm phương tiện chuyên chở đức tin.
Một hệ thống nhận thức như vậy là khả năng của các tổ tiên sinh học xa xăm của chúng ta để nhận ra được các dă thú.8 Các sinh vật thiếu cơ năng nhận ra dă thú có thể dễ dàng bị giết chết và ăn thịt, v́ thế chúng có một khả năng thấp về sống c̣n. Mặt khác, những sinh vật giỏi về nhận ra dă thú có điều kiện hơn để sống sót và chuyển các genes của chúng lại cho các tổ tiên con người gần đây hơn của chúng ta. Nhưng điều này có ǵ liên quan đến vấn đề tại sao hấu hết chúng ta vẫn c̣n có tính tôn giáo đến thế? Câu trả lời của Boyer, được Dawkins ủng hộ, là rằng bộ năo được trang bị các modules hay hệ thống cho phép nó khám phá ra các dă thú không nh́n thấy là một nơi ẩn náu sẵn sàng cho các ư niệm tôn giáo. Các bộ năo được thiết kế để khám phá ra các dă thú ẩn nấp đă có năng lực t́m kiếm chung quanh cho các tác nhân ẩn nấp đủ mọi thể loại. Chúng ta đă thừa hưởng một thể loại bộ năo có thể hấp dẫn và vun trồng dễ dàng các ư niệm về các tác nhân ẩn nấp lố bịch đó mà chúng ta gọi là thần chúa hoặc Thiên Chúa. Thậm chí cho dẫu con người trần thế ngày nay không quan tâm mấy nữa đến việc nhận ra dă thú, chúng ta cũng vẫn c̣n mang nặng thiết yếu cùng các bộ năo như của tổ tiên săn bắn hái lượm của chúng ta. Có được một hệ thống khám phá tác nhân đáng mừng làm cho bộ năo của chúng ta thành các người chủ tương đắc đón tiếp các ảo giác sống bám của tôn giáo, thậm chí trong một thời đại khoa học.9
Thế th́, xin chú ư đến mối liên hệ của đức tin với tiến hóa giờ đây đă trở nên lỏng lẽo cho đến nổi toàn bộ kế hoạch thiên nhiên hóa tôn giáo rơ ràng ở vào một điểm của biến động. Ở điểm này trong lập luận của ông ấy, Dawkins đă cho thấy dấu hiệu nhận ra sinh học tiến hóa không gây hiệu quả biết chừng mực nào đến kế hoạch của nhà tự nhiên học về việc phơi bày và bóp nghẹt sự tuế toái của đức tin. Có lẽ đó là lư do tại sao ông cũng nỗ lực bắt bẻ lại, theo cơ sở logic hơn là khoa học, các lập luận cổ điển về sự hiện hữu của Thiên Chúa (77-109). Việc Dawkins thậm chí bận tâm bước một bước ngoặt vào triết học ủng hộ cho sự nghi ngờ của tôi rằng, đến một chừng mực nào đó của nhận thức, ông ấy nhận ra rằng sinh học Darwin cung cấp quá ít ỏi ủng hộ cho tường tŕnh theo thuyết thiên
nhiên của ông về đức tin. Ông nhận ra rằng lư thuyết sống sót gene của ông không đủ để tường thuật về tôn giáo, v́ thế ông cũng t́m đến các phương cách không khoa học để bắt bẻ niềm tin hữu thần.
Tuy nhiên, khi Dawkins nh́n lại lần chót sự thất bại của sinh học trong việc nói lên được điều ǵ cụ thể về đức tin tôn giáo thực sự là ǵ, ông ghi nhận rằng genes vẫn có thể cung cấp tương đồng cho ư niệm mới mẻ và hết sức tranh căi của ông về “memes.” Memes là các đơn vị văn hóa trừu tượng của việc chuyển dịch thông tin mà Dawkins và Dennett, trong sự cởi mở giải thích tháo chạy, giờ đây gán cho việc bành trướng “vi khuẩn” tôn giáo từ bộ năo này đến bộ năo khác. Vào lúc Dawkins đưa ra việc chuyển dịch kỳ dị từ theo khoa học qua theo memes, một chuyển dịch mà kinh ngạc thay Dennett dùng làm nền tảng cho nhận thức riêng của ông về tôn giáo, Darwin bị đẩy gần như hoàn toàn ra ngoài lư thuyết về nguồn gốc đức tin và sự kiên định. Bằng cách gỡ tôn giáo khỏi cách giải thích hoàn toàn theo Darwin, Dawkins quả thực đang diễn đạt sự khó khăn mà toàn bộ kế hoạch thiên nhiên hóa hiện đại đang gặp phải trong việc vạch trần đức tin tôn giáo.10
Một nơi nào đó, tôi đă cung cấp chỉ trích dài hơn về các tường thuật thiên nhiên hóa của Dawkins và Dennett về đức tin.11 Nhưng thậm chí thảo luận ngắn gọn ở đây cũng đủ cho thấy sự ghét bỏ dữ dội Dawkins tỏ ra với tôn giáo, trong phân tích cuối cùng, có quá ít liên hệ đến tiến hóa. Nếu lư thuyết Darwin đầy đủ giải thích về đức tin tôn giáo, sẽ có ít lư do để than phiền về nó. Tôn giáo trong trường hợp đó sẽ chỉ là một trường hợp thêm nữa của sự tạo dựng vụng về của thiên nhiên, không đáng chê trách hơn các cơ quan c̣n dấu vết để lại. Nhưng với Dawkins, đức tin tôn giáo trên mọi phương diện là một sự phát triển ti tiện về đạo đức cho nên sự chê trách phải không rơi vào các cơ chế mù quáng và vô tội về luân lư của Darwin. Với Dawkins, tiến hóa tự nó không là điều ác nhưng đơn thuần chỉ dửng dưng. Thế th́ sự ác trong tôn giáo phải là không liên quan đến triến tŕnh sự sống, và do đó nằm bên ngoài phạm vi của sinh học để tường tŕnh về nó.
Vị thế giận dữ mà Dawkins đối xử với tôn giáo là dấu chỉ cốt lơi của sự chỉ trích của ông bị xa ĺa chừng nào khỏi sự đánh giá thoải mái hơn của các nhà thiên nhiên tiến hóa khác.12 Đa số học giả về tôn giáo nào đă bị thu hút bởi các giải thích tiến hóa đều không phán đoán và chua chát với đức tin tôn giáo như Dawkins. Thực ra, đa số các người vạch trần tôn giáo đều có phần độ lượng, nếu không nói là hạ ḿnh, đối với các con người bè bạn bị hướng dẫn sai để tin vào Thiên Chúa. Đôi khi họ thậm chí cho phép rằng, nếu không nhờ các bộ năo con người tổ tiên chế tạo ra các ảo giác tôn giáo thích ứng, không ai trong chúng ta có thể hiện diện ở đây. V́ thế, ba người hoan hô Darwin, hai người tôn giáo. Cho dẫu ḷng sùng mộ của chúng ta đối với Thiên Chúa, chúng ta đang dối trá với chính chúng ta, sự dối trá hiền lành bao lâu nó vẫn c̣n thích ứng.13 Nói cho cùng, nếu không phải nhờ phương cách phỉnh gạt trong đó niềm tin tôn giáo làm cho tổ tiên con người của chúng ta thành bám víu vào sống sót gene, ngay cả việc chỉ trích đức tin có thể cũng không hiện hữu. Có lẽ chúng ta nên tỏ ra kính trọng nhiều hơn với các dối trá cao quí của niềm tin tôn giáo hơn là Dawkins.
THẦN HỌC VÀ NGUỒN GỐC CỦA ĐỨC TIN
(Theology and the Origin of Faith)
Đáp trả nào nhà thần học có thể làm đối với các nỗ lực cung cấp một sự vạch trần theo Darwin đó về đức tin tôn giáo? Tôi không nghi ngờ ǵ rằng một phương cách để hiểu đức tin là khai phá nó qua các công cụ của khoa học tiến hóa, và tôi tin chắc rằng thần học nên khuyến khích khoa học thúc đẩy nhận thức tiến hóa đi xa trong chừng mức nó có thể trong phạm vi giới hạn của phương pháp khoa học. Từ quan điểm khoa học, năng lực của chúng ta về đức tin tôn giáo đă tiến hóa giống như các hiện tượng sống động khác, và sinh học có thể cho nghiên cứu tôn giáo muợn một ánh sáng mới hấp dẫn. Nhưng, giống như hầu hết mọi điều khác, các hiện tượng tôn giáo cũng thừa nhận một đa số tương đối tầm mức giải thích. Sự cạnh tranh rỡm các người vô thần mới thừa nhận giữa khoa học và tôn giáo là kết quả của một thần thoại, một thần thoại xác nhận—không có bất cứ chứng cứ thực nghiệm nào—rằng chỉ có khuôn khổ khoa học về dẫn chiếu, hoặc chỉ những ǵ xem như là “chứng cứ” trong ṿng khoa học, có thể dẫn chúng ta đến chân lư một cách đáng tin cậy.
Thần học, không như chủ thuyết khoa học, đánh cá rằng chúng ta có thể tiếp xúc với chân lư sâu thẳm nhất chỉ bằng cách để thoải mái ư nguyện kiểm soát và bằng cách cho phép chính chúng ta bị nắm bắt bởi một chiều kích sâu thẳm của thực tế hơn kinh nghiệm hoặc khoa học thông thường có thể tự nó đạt được. T́nh trạng của việc cho phép chính chúng ta bị nắm bắt và mang ra xa bởi chiều kích sâu thẳm đó ít nhất là một phần của những ǵ thần học muốn nói về “đức tin.” Không kể những ǵ kinh tin kính chính thức của họ tuyên bố, ngay cả những người theo thuyết thiên nhiên khoa học đă kinh nghiệm về đức tin như được hiểu trong ư nghĩa nền tảng này.14 Để chính xác hơn, họ nữa cũng đă thực hiện sự cúi đầu thờ phượng giá trị không điều kiện của chân lư. Tôi không nghi ngờ ǵ Dawkins, Harris, và Hitchens cảm thấy được trao quyền để công bố tuyên cáo rơ ràng của họ chỉ v́ họ tin chắc chắn họ đang phục vụ nguyên ủy cao quí của việc t́m kiếm chân lư. Họ chắc chắn đă không chú ư rằng, nhằm phục vụ nguyên ủy đó, họ đă ngấm ngầm cho phép chính họ bị cầm giữ, có thể nói thế, bởi t́nh yêu chân lư của họ, một giá trị không
chối căi được hoạt động với họ như là một điều thiện không thời gian, điều sẽ bền vững hơn họ và hơn sự thành công ngắn ngủi của chính họ. Giả sử họ tỏ ra giận dữ với những ǵ tôi vừa nói, phản ứng hăng hái này cũng vậy chỉ có thể biện giải được bằng hấp dẫn của họ một lần nữa với giá trị của một chân lư sâu thẳm hơn họ có thể t́m thấy trong các suy tư của chính tôi.
Thật khó cho bất cứ ai trong chúng ta chú ư rằng chúng ta luôn luôn bị cuốn hút về chân lư sâu thẳm hơn, thậm chí nếu chúng ta quyết định chạy trốn khỏi sức hút hấp dẫn, nhưng cũng quấy rộn của nó. Nếu quí vị thấy chính quí vị đang nghi vấn về những ǵ tôi vừa nói, chính v́ quí vị đang tự cho phép ḿnh bị cuốn hút đến một tầm mức c̣n sâu thẳm hơn của chân lư. Vậy quí vị chứng minh quan điểm của tôi. Những ǵ tôi muốn nói về đức tin, do đó, chính xác là t́nh trạng năng động này cho phép chính quí vị bị đưa đi đến một nhận thức và chân lư sâu thẳm hơn những ǵ quí vị đă hiểu rơ đến lúc này. Con người có đức tin, do đó, không chỉ v́ đức tin là thích ứng trong ư nghĩa tiến hóa, không chỉ v́ các hệ thống bộ năo khám phá dă thú cực kỳ nhậy bén thừa hưởng từ các tổ tiên tiến hóa xa xăm của chúng ta, không chỉ v́ họ có nhu cầu về mô h́nh và cứu cánh, và không chỉ v́ các thùy chẩm quá sức hoạt động.
Không chối bỏ rằng bất cứ yếu tố nào trong các yếu tố đó có thể cũng là lư do, người ta có thể, một cách biện minh được, thêm vào rằng con người có đức tin cũng v́ họ bị cuốn hút đến một chiều kích của sự sâu thẳm. Trong ngôn ngữ thần học, họ đang bị đề cập đến bởi và đáp ứng với huyền nhiệm vô tận của hiện thân, cứu cánh, chân lư, sự thiện, và vẻ đẹp mà các đức tin hữu thần gọi là Thiên Chúa. Một tuyên bố như vậy không có một lư do nào đối kháng với các tường thuật tiến hóa về tôn giáo. Ngược lại với Dawkins, đức tin tôn giáo không đối kháng với khoa học nhiều hơn chính ông ấy đầu hàng với giá trị của chân lư.
Nói chung, đức tin là t́nh trạng bị cuốn hút tới hay bị nắm bắt bởi một điều ǵ hết sức quan trọng, điều mà Tillich gọi là “sự quan tâm tối thượng.” Quan tâm tối thượng của chúng ta có thể được nhận diện bằng cách hỏi cái ǵ đưa ra ư nghĩa, cứu cánh, say mê, và can đảm cho cuộc sống chúng ta. Điều ǵ giữ chúng ta lại trong các giai đoạn khó khăn, thất bại, tội lỗi, và việc nhận ra tính có thể hư nát của chúng ta? Điều ǵ có thể gây ra cho cuộc sống chúng ta tan ră nếu bất thần thiếu nó? Có phải là một người khác không? Công việc hay nghề nghiệp? Ḥa b́nh thế giới? Sự tiến bộ của công bằng? Thiên Chúa? Hoặc có thể chính là khoa học hoặc lư trí?15
Sam Harris xem ra là người duy nhất trong các người vô thần mới có điều ǵ như là hé mở được công việc của Tillich, và thậm chí sau khi làm thế ông đóng sầm lại ngay lập tức.16 Đưa thần học vào tính toán có thể không phục vụ được mục đích chống đối của Harris, mục đích đó “nhằm đến đại đa số người tin, không phải nhằm khu vực không chê trách của chỉ một người của Tillich” (65). Thay v́ vật lộn với sự sáng tỏ thách thức thuộc thần học về đức tin, Harris nghĩ tốt hơn cho quần chúng khai sáng không nghe ǵ cả những ǵ thần học có để nói về chủ đề của chúng ta. Trong nhận xét của ông về Tillich, ông làm câm nín định nghĩa của đức tin bằng “niềm tin không chứng cứ,” cho dẫu ông biết Tillich đă từ khước định nghĩa này như là dẫn đến sai lầm và không đáng bào chữa.
Tôi không chắc làm sao phần lớn người đọc sẽ phản ứng với chiến lược tu từ này, nhưng tôi nghĩ nó đáng có nhiều nhận xét. Trước hết, theo logic, nó xói ṃn tính phổ quát nhắm đến của việc kết án đức tin của chủ thuyết vô thần mới. Thậm chí chỉ một con quạ trắng đủ để cho thấy không phải tất cả quạ đều đen, vậy chắc chắn sự hiện hữu của vô số người tin từ khước định nghĩa đơn giản hóa của các người vô thần mới về đức tin đủ để đưa ra nghi vấn tính áp dụng được của các chỉ trích của họ vào một khu vực quan trọng của toàn dân tôn giáo. Thứ hai, số người đọc quả chú ư đến phần nào các tiểu luận mới về vô thần sẽ bao gồm rất ít những ǵ Harris gọi là “người tin.” Bọn khủng bố và cuồng tín tôn giáo là mục tiêu ở quá xa ngoài tầm của ba người chẩn bệnh giận dữ của chúng ta. Cho dẫu các cuốn sách đang được thảo luận đă nằm trên bản liệt kê sách bán chạy nhất, số lượng người đọc sẽ mua và nghiên cứu chúng cũng chỉ là một phần nhỏ tí xíu của dân số thế giới. Hơn nữa, một phần đáng kể các người đọc của họ đă đồng ư với họ, hoặc là những người có các nghi nan nghiêm trọng về đức tin tôn giáo, trong khi các người khác đơn giản chỉ ṭ ṃ về chuyện nhặng xị đó là ǵ thế. Dĩ nhiên, Harris và các người khác có thể luôn luôn trả lời họ đang săn hạ những người phóng túng và ôn ḥa về tự do khoan nhượng với tư duy và đức tin. Nhưng khó mà tin được rằng, thiếu một nền độc tài vô thần mới, họ mong ước nghiêm chỉnh thế giới sẽ bị tẩy sạch khỏi tự do về đức tin.
Nều họ thực sự nghiêm chỉnh về việc loại bỏ đức tin hoàn toàn ra khỏi thế giới, nếu thế, các người vô thần mới nên bắt đầu vật lộn với các nhà thần học chính yếu hơn là cố tránh né họ. Để loại bỏ đức tin, các người vô thần—qua thú nhận của họ—sẽ không chóng th́ chầy phải loại bỏ thần học. Thần học, họ tuyên bố, bằng cách dọn chỗ cho bất cứ đức tin nào, làm khả dĩ các ảo giác chiếm ngự tâm trí các tên khủng bố, thế nhưng các cuốn sách tôi bàn đến nơi đây không đưa ra một tấn công chính yếu nào vào bất cứ nhà thần học nổi danh nào. (Việc Dawkins bắn loạn xạ vào Richard Swinburne th́ quá yếu để được kể đến). Với tất cả khoác lác về các điều ác của thần học, tại sao họ lội b́ bơm chỉ tới mắt cá chân trong các vũng cạn của ngu dốt về tôn giáo? Một chiến lược quân sự được suy nghĩ chính chắn sớm muộn phải đối đầu với quân địch ở điểm mạnh nhất, nhưng từng người trong các người chỉ trích của chúng ta đă tránh né bất cứ cuộc chạm trán nào như vậy. Không như các nhà lănh đạo vĩ đại của chiến tranh, các ông tướng này đă quyết định nhắm cuộc tấn công của họ hoàn toàn vào các điểm yếu đuối nhất của thế giới rộng lớn về đức tin.
Thứ ba, một cuộc tiếp xúc với một nhà thần học như Tillich sẽ giúp các người vô thần hiểu rơ hơn các năng động ngấm ngầm của chính chủ thuyết vô thần của họ. Họ sẽ có khả năng nh́n thấy rằng các chỉ trích của họ về đức tin trỗi sinh không phải từ tính đối thể khách quan làm trống rỗng đầu óc con người khỏi mọi giả định trước khi nghiệm xét. Nổi đam mê đó của sự chống đối của họ bùng phát từ ḷng ưa thích sâu xa của sự tín nhiệm bẩm sinh vào lư trí, một “quan tâm tối hậu” đă nắm bắt họ và họ đă đầu hàng nó với một ḷng kính trọng khâm phục. Trong ư nghĩa này, họ cũng có tính tôn giáo như bất cứ ai khác, v́ thế họ đă chẳng cắt đứt dây ràng buộc của họ với phần c̣n lại của nhân loại một chút nào cả.
Thứ tư, trong việc họ thờ phượng lư trí và khoa học, các người vô thần mới đă không chống nổi những ǵ Tillich hiểu như là sự cám dỗ chính yếu của mọi đức tin, cám dỗ về tin quấy thờ quá (idolatry). Đặt lư trí và khoa học lên ngai như là cách duy nhất đến với chân lư là một minh họa gần như tuyệt hảo về bản năng tuyệt đối hóa mà cuối cùng giết chết tinh thần sống c̣n của việc t́m hiểu. Chủ thuyết khoa học và duy lư giam hăm tâm trí con người chẳng ít hơn việc tôn thờ quấy quá giữ người tin tôn giáo không cho phát triển mối tương quan giải thoát đến toàn bộ chiều sâu của hiện thân (the depth of being). Nói theo thần học, lư trí, nhằm tránh tự giam hăm ḿnh (selfimprisonment), cần đức tin, không phải theo nghĩa của Harris mà theo nghĩa của Tillich về từ này, v́ đức tin là những ǵ giữ cho lư trí khỏi tuyệt đối hóa chính nó. Bằng khuấy động chúng ta ở mọi tầm mức của sự hiện hữu, đức tin giữ biên giới của ư thức chúng ta cởi mở đến với sự vô tận. Đức tin nhắc nhở chúng ta rằng khoa học và lư trí bị giới hạn chừng nào trong năng lực của chúng để xuyên qua (penetrate) sự phong phú, vẻ đẹp, và chiều sâu của hiện thân. Thần chúa hóa khoa học và lư trí, như chỉ cần một tí nhận thức về lịch sử cũng có khả năng cho thấy, là phương cách chắc chắn làm tàn rụi thế giới và làm khô nhăn linh hồn của chúng ta.17
1 Trappist: Ḍng khổ tu tại Soligny-la-Trappe, Normandy, nơi luật ḍng Benedictine (Citeaux) ra đời năm 1664 (nd)
2 Cũng xem Dennett, Breaking the Spell, 3-115.
3 Shermer, How We Believe
4 Robert Hinde, Why Gods Persist: A Scientific Approach to Religion (New York: Routledge, 1999)
5 E. O. Wilson, Consilience: The Unity of Knowledge (New York: Knopf, 1998); Pascal Boyer, Religion Explained: The Evolutionary Origins of Religious Thought (New York: Basic Books, 2001); Scott Atran, In Gods We Trust: The Evolutionary Landscape of Religion (New York: Oxford Univeristy Press, 2002).
6 George C. Williams, Adaptation and Natural Selection: A Critique of Some Current Evolutionary Thought (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1996); William D. Hamilton, “The Genetical Evolution of Social Behavior,” Journal of Theoretical
Biology 7 (1964): 1-52; John Maynard Smith, The Evolution of Sex (New York: Cambridge Univeristy Press, 1978); Robert L. Trivers, Social Evolution (Menlo Park, Calif.: Benjamin Cummings, 1985); Richard D. Alexander, Darwinism and Human
Affairs (Seattle: University of Washington Press, 1979).
7 Boyer, Religion Explained
8 Như trên, 145
9 Như trên 137-67
10 Thảo luận của Dennett về memes có thể t́m thấy trong Breaking the Spell. 341-57.
11 Xem sách của tôi God After Darwin: A Theology of Evolution, in lần thứ 2 (Boulder, Colo., Westview Press, 2007), và Deeper Than Darwin: The Prospect for Religion in the Age of Evolution (Boulder, Colo., Westview Press, 2003).
12 Tôi đang nghĩ đến cách riêng nhiều tác phẩm của Michael Ruse, mà các bài viết là kiểu mẫu của tính b́nh tĩnh, công bằng, và học giả. Xin xem, ví dụ, sách của ông ấy Darwin and Design: Does Evolution Have a Purpose? (Cambridge, Mass.: Harvard
University Press, 2003).
13 Xem Loyal Rue, By the Grace of Guile: The Role of Deception in Natural History and Human Affairs (New York: Oxford University Press, 1994). Rue, chính ông cũng là giáo sư về nghiên cứu tôn giáo, đôi khi dẫn chiếu về ảo giác tôn giáo như là “dối trá.”
14 Giáo điều của chủ thuyết thiên nhiên khoa học đă được tóm lược trong Dẫn nhập của sách này. Xem Loyal Rue, By the Grace of Guile: The Role of Deception in Natural History and Human Affair
15 Cách riêng xin xem Paul Tillich, Dynamics of Faith (New York: Harper Torchbooks, 1958).
16 Daniel Dennett dẫn chiếu thoáng qua Tillich, nhưng không trưng bày chứng cứ nào cho thấy hiểu hoặc nghiên cứu nhà thần học này. Xem Breaking the Spell, 166, 191, 163
17 Về một khai triển sâu sắc hơn quan điểm thần học này, xin xem sách của tôi Is Nature Enough? Meaning and Truth in the Age of Science (Cambridge: Cambridge University Press, 2006)
6
Chúng ta có thể trở nên tốt mà không có Thiên Chúa không?
(Can We Be Good without God?)
Phẩm hạnh là sản phẩm phụ của tôn giáo—một sản phẩm không thể tránh khỏi, nhưng không phải là điểm chính. Mọi thầy dạy tôn giáo giỏi đă chống lại việc tŕnh bày tôn giáo như đơn thuần là sự tán đồng các nguyên tắc phẩm hạnh…. Việc nhấn mạnh vào nguyên tắc phẩm hạnh đánh dấu triều xuống của nhiệt t́nh tôn giáo.
—Alfred North Whitehead1
Đối lại với tội lỗi th́ không cách nào là đức hạnh cả…. Không, đối lại với tội lỗi là đức tin.
—Sǿren Kierkegaard2
Người có đức tin đă thường nhấn mạnh rằng vắng bóng Thiên Chúa, luân lư con người sẽ vỡ ra thành từng mảnh.
Nếu có một Thiên Chúa tốt hiện hữu, họ có lư, điều này đưa cho hành vi luân lư của chúng ta một nền tảng an toàn và vĩnh cửu. Nhưng nếu Thiên Chúa không hiện hữu, có phải mọi chuyện đều được phép không? Tại sao chúng ta phải cư xử tốt, nói cho cùng, nếu không có các tiêu chuẩn không thời gian về điều đúng điều sai? Và không phải hay sao một trong các chức năng thiết yếu của một thần chúa là để đưa ra, cho mọi thời mọi nơi, một bản liệt kê rơ ràng những ǵ là đúng là sai, để ban hành các nguyên tắc phẩm hạnh mà chúng ta nên vâng theo không nghi nan, và rồi để ban thưởng điều thiện và trừng phạt điều ác? Và không phải hay sao các tôn giáo hiện hữu trước tiên để đặt kiềm chế luân lư lên con người, nếu không thế họ sẽ hành động như thú vật? Hơn nữa, nếu quí vị chấp nhận tiến hóa của con người, không phải chính tôn giáo hay sao, cách riêng chủ thuyết độc thần đạo đức, đă nâng chúng ta ra khỏi lănh vực thuần túy tự nhiên và cho phép chúng ta trở nên một chủng loại luân lư riêng biệt?
Cho dẫu nhiều người tin vào Thiên Chúa sẽ trả lời khẳng định các câu hỏi này, nói theo thần học, sự việc không luôn luôn hoàn toàn rơ rệt như vậy. Sự thực, nhận thức tương quan giữa luân lư và niềm tin tôn giáo đă luôn luôn là một trong các nhiệm vụ thách thức của thần học. Tuy nhiên, như chúng ta đă nhận xét nhiều lần, các người vô thần mới không quan tâm đến thần học, thay vào đó ưa chuộng để nó qua một bên như thể nó không hề hiện hữu.
Trong chừng mực chủ đề của chương này quan tâm, cũng đủ nếu đưa ra hai tuyên cáo thẳng thắn theo thần học và không nói ǵ thêm: Thứ nhất, luân lư không đ̣i buộc niềm tin vào Thiên Chúa. Thứ nh́, con người có thể cư xử tốt hơn nhiều nếu không có đức tin vào Thiên Chúa, theo ngôn từ của Christopher Hitchens, “tôn giáo đầu độc mọi thứ.” Chúng ta giờ đây hăy xét tỉ mỉ từng điều trong hai tuyên bố đó và rồi, trong phần thứ ba, đặt câu hỏi tại sao tôn giáo tuyên bố là tốt đến thế lại có thể thường thường xấu đến thế.
LUÂN LƯ CÓ Đ̉I BUỘC NIỀM TIN VÀO THIÊN CHÚA KHÔNG?
(Does Morality Require Belief In God?)
Có một lư do chiến lược tại sao Richard Dawkins và các người vô thần mới khác muốn người đọc nghĩ rằng đức tin vào Thiên Chúa hoạt động với người tin như là một sự tán đồng cần thiết các nguyên tắc phẩm hạnh. Nếu người ta bắt đầu bằng tiền đề rộng răi này, lúc đó một phương cách dễ dàng để làm mất giá trị của chủ thuyết hữu thần là chứng tỏ rằng luân lư có một cách giải thích thuần túy tự nhiên. Nếu chúng ta có thể tốt mà không có Thiên Chúa, thế th́ một ḥn đá chính yếu của cột trụ đức tin đă bị tháo gỡ, và theo sau là sụp đổ hoàn toàn. Trong hai chương phơi bày hơn (6 và 7) của cuốn Ảo giác về Thiên Chúa, Dawkins đă cố hết sức ông có để thuyết phục người đọc rằng điểm chính yếu của Kinh thánh phải là, dùng ngôn từ của A. N. Whitehead, “sự nhấn mạnh vào các nguyên tắc phẩm hạnh.” Xem ra Dawkins nghĩ rằng đó chính là căn bản những ǵ Kinh thánh (the Good Book) phải trở thành, và ông giả định chúng ta c̣n lại cũng nên nghĩ như thế. Kinh thánh, Dawkins phải đă quyết định từ lâu, nhằm trở nên thiết yếu là một tóm lược của “các nguyên tắc để sống,” hoặc bằng các chỉ thị trực tiếp, như trong Mười Giới răn, hoặc bằng cung cấp “các vai tṛ khuôn mẫu” cho hành vi của chính chúng ta (237-627). Nó đă thất bại trong cả hai điều, ông lập luận. Hitchens đồng ư với Dawkins, và chẳng có ǵ để thêm vào, nên tập chú của tôi ở đây trước tiên nhằm vào người tiến hóa Oxford.
Liên quan đến các chỉ thị về phẩm hạnh, chính Dawkins, với sự giúp đỡ của nhiều nơi trong các trang Web ưa thích nhất của ông, có thể đến được với một loạt giới răn hay hơn những ǵ Yavê đă cho chúng ta, gồm cả: “Hưởng đời sống t́nh dục của quí vị (bao lâu nó không phương hại đến ai khác) và để các người khác hưởng cuộc sống t́nh dục của họ nơi riêng tư bất cứ xu hướng nào của họ, những chuyện chẳng liên quan ǵ đến quí vị cả” (263-64).Về vai tṛ khuôn mẫu đạo đức, Kinh thánh cũng chẳng có vai tṛ nào tốt để cống hiến, kể từ Thiên Chúa. Thiên Chúa tỏ ra như “theo cách lư luận được, nhân vật khó chịu của mọi hư cấu: ghen tương và tự hào về điều đó; người bất b́nh thường chế ngự tủn mủn, không chính trực, không tha thứ; một người tẩy sạch chủng tộc hận thù, khát máu; một kẻ vũ phu xấu bụng thất thường ghét đàn bà, sợ đàn ông, kỳ thị chủng tộc, giết trẻ con, diệt chủng tộc, giết con cái, quấy rầy, hoang tưởng tự đại, ác dâm thống dâm3” (31). Chẳng ngạc nhiên Abraham, Noe, và Môsê cũng là các nhân vật mờ ám như thế. Cứ xem xét vai tṛ khuôn mẫu của họ.
Giêsu là “một cải tiến to lớn,” nhưng chủ thuyết trọng tâm chủng tộc (ethnocentrism) của ông vẫn là một tai tiếng, và thái độ chỉ trích của ông với chính mẹ và anh em ông không phải là một thái độ đề cao các giá trị gia đ́nh (250). Hơn nữa, toàn bộ tấn bi kịch Kitô giáo về cứu độ là ngang ngạnh: “Nếu Thiên Chúa muốn tha thứ tội lỗi của chúng ta, tại sao chẳng cứ việc tha đi, mà không phải để chính ông ấy bị tra tấn và xử tử để đền đáp—qua đó, vô t́nh, kết án các thế hệ xa xăm người Do thái là kẻ hành quyết và khủng bố như là ‘những người giết Đức Kitô’: có phải cái tội di truyền đó chuyển giao vào trong tinh khí (semen) nữa không?” (253). Thế th́, tại sao, có người có thể gọi Kinh thánh là một cuốn sách tốt được?
V́ thế, trước tiên đă cố gắng thuyết phục chúng ta rằng điểm chính của tôn giáo kinh thánh là để cung cấp nhiều mở mang luân lư, và thứ nh́, đă chứng minh rằng tôn giáo thất bại thảm hại trong việc làm điều đó, nhiệm vụ thứ ba và chính yếu của Dawkins là để chỉ ra rằng sự thực đa số chúng ta không một chút nào hạ ḿnh xuống thấp đến thế để xem Kinh thánh là nguồn và là cảm hứng cho đời sống luân lư của chúng ta. Với phương cách đó, ông nhằm giải phóng luân lư hoàn toàn ra khỏi tôn giáo. Sự thực, Dawkins đi lạc đường cả ba chuyện, khởi đầu từ tiền đề mở màn của ông. Cho dẫu nhiều người hữu thần có thể đồng ư với Dawkins rằng luân lư là điểm chính của tôn giáo Kinh thánh, nó không phải là thế. Điểm chính là có đức tin, tín nhiệm, và hy vọng vào Thiên Chúa. Luân lư là thứ yếu, và nguyên lư nêu rơ đạo đức Kinh thánh là phẩm hạnh của chúng ta phải h́nh thành theo các cách khác bằng sự tín nhiệm rằng lời hứa của Thiên Chúa về sự giải thoát tối thượng cuối cùng sẽ xẩy ra. Khi chúng ta thất bại trong tín nhiệm vào một viễn ảnh hấp dẫn và cao quí của số phận con người và vũ trụ, chúng ta lúc đó làm cho phẩm hạnh thành điểm chính của tôn giáo. Kết quả là giả h́nh, tự cứu thoát, chủ thuyết cầu toàn, và việc áp đảo sự sống khỏi những người khác. Các thái độ và hành động này đă ở dưới sự chỉ trích gay gắt của các tiên tri, Đức Giêsu, Phaolô, và hầu hết các nhà thần học Kitô giáo.
V́ ông đă sai lầm về tuyên bố thứ nhất trong lập luận của ông, Dawkins cũng không thể bào chữa các điểm thứ nh́ và thứ ba của ông. Đă thu lượm được các nhận xét thần học dữ dội nhất của ông từ những thứ tương tự như của diễn viên hài George Carlin, nhà văn trào phúng Douglas Adams, và Tạp chí Nghi ngờ (The Skeptic Magazine), thảo luận của Dawkins về luân lư và Kinh thánh là một tŕnh bày hấp dẫn của sự ngu dốt và châm chọc điên khùng.
Tôi không thích nói theo phong cách thẳng thừng như vậy về bất cứ nhà văn nào, nhưng không nói như thế ở đây sẽ là lăng tránh. Điều đáng than trách nhất về thảo luận của Dawkins là rằng nó hoàn toàn bỏ mất cốt lơi luân lư của Do thái và Kitô giáo, việc nhấn mạnh vào công b́nh và những ǵ đă được biết đến như là sự lựa chọn ưa thích của Thiên Chúa cho người nghèo khó và yếu kém. Để duy tŕ rằng chúng ta hiểu công b́nh xă hội, quyền công dân, và các phong trào giải phóng hiện đại và đương thời mà không dẫn chiếu Amos, Hosea, Isaia, Mica, Giêsu, và các tiên tri Kinh thánh khác làm cho luận giải của Dawkins về luân lư và đức tin gần như không xứng đáng được phẩm b́nh.
Tuy nhiên, những ǵ đáng được phẩm b́nh là nỗ lực của Dawkins để giải thích luân lư như là một hiện tượng tự nhiên thuần túy. Nếu luân lư không tùy thuộc vào đức tin tôn giáo, th́ làm sao điều ǵ có thể giải thích nó? Tại sao chúng ta lại là các hiện thân luân lư? Cho dẫu có các lư thuyết tâm lư và xă hội học lâu đời hơn, ngày nay khuôn mặt của Charles Darwin một lần nữa đứng sẵn sàng để cung cấp lời giải thích cần thiết. Dawkins xem ra hoàn toàn chắc chắn rằng tổng hợp sinh học hiện đại theo khái niệm của Darwin về tuyển chọn với lănh vực gần đây hơn về di truyền có thể chứng minh rằng luân lư con người, không hơn ǵ cách cư xử của các thú vật khác, là sản phẩm của sự phát minh tiến hóa khách quan hơn là sự đáp ứng của con người tự do với điều thiện vĩnh cửu. Tóm tắt, lập luận của ông ấy là rằng chúng ta con người là những hiện thân luân lư vào lúc này trong lịch sử tự nhiên không phải v́ bất cứ mặc khải trực tiếp hay gián tiếp nào bởi Thiên Chúa về các điều tuyệt đối luân lư, mà v́ các genes của chúng ta từ lâu đă rập khuôn các sinh vật con người mà cách cư xử đạo đức của chúng gia tăng sác xuất rằng các genes của
chúng sẽ sống sót đến các thế hệ tương lai. Theo phương cách đó, sinh học Darwin cung cấp cách giải thích tối hậu về luân lư.
Như chúng ta đă thấy trong chương trước, Dawkins và nhiều người tiến hóa khác đă kết luận rằng sự tuyển chọn tự nhiên áp dụng chính xác hơn vào nhóm genes chia sẻ bởi thành viên của một chủng loại hơn là bởi các sinh vật cá thể.4 Sinh học cho thấy rằng chúng ta có luân lư v́ trở nên tốt đă góp phần vào sự sống sót gene con người. Như thế, không cần các tường thuật thần học hiện hữu.5 Theo các truyền thống tôn giáo chính yếu, tính vị tha là cao điểm của sự hiện hữu luân lư, và t́nh yêu vô ngă cách riêng thuyết phục người tin về nguồn gốc siêu nhiên của đạo đức con người. Nhưng người tiến hóa ngày nay nghĩ họ có thể dơi lại nguồn gốc của các đức tính cao cả như vậy đến các xẩy ra di truyền không chủ đích, t́nh cờ đă đặt chương tŕnh cho một số trong các tổ tiên của chúng ta để trở nên cộng tác và vị tha hơn những người khác. Các nhóm tổ tiên trong đó nhiều genes về cư xử cộng tác và rộng lượng được phân phối ra có cơ hội tốt hơn để sống sót và sinh sản lại hơn những nhóm không được nhiều. Sống sót gene, không phải Thiên Chúa, là nguồn tối hậu của bản năng luân lư của chúng ta.
Tính vị tha trỗi sinh ít nữa mờ nhạt sớm sủa trong tiến hóa hơn là trong con người, và một điều ǵ như là luân lư đă hiện diện trong sự “cộng tác” hỗ tương có thể quan sát được, ví dụ trong các đàn kiến. Theo nguyên lư, “tính vị tha” trong sinh học tiến hóa nghĩa là đặt tương lai di truyền của chính người ta vào nguy cơ v́ lợi ích sống sót của nhóm đông đảo các genes hơn mà người ta chia sẻ với ḍng họ. Ví dụ, trong các đàn kiến, các “kiến thợ” sẽ không chuyển tiếp các genes của chính chúng nó v́ chúng đă vô sinh, nhưng sự hy sinh bản thân của chúng đóng góp vào sự sống sót của toàn đàn và từ đó cho sự thích hợp giới hạn. “Một con kiến hay con ong mật đơn độc,” Matt Ridley ghi nhận, “yếu đuối và thất bại như một ngón tay bị cắt rời. Đặt vào đàn của nó, dẫu vậy, nó sẽ hữu dụng như một ngón tay cái. Nó phục vụ lợi ích to lớn hơn của đàn nó, hy sinh việc sinh sản lại và liều mạng sống nhân danh đàn.”6
Các ví dụ loại này về tính vị tha ràng buộc trong vương quốc loài vật nơi chỉ thuần túy là sự phát triển tiến hóa tự nhiên. Vậy sự kiện rằng tính vị tha và tự hy sinh cũng xẩy ra trong chủng loại con người không đ̣i buộc một củng cố thần học nhiều hơn sự cộng tác trong thế giới của côn trùng có tính xă hội. Nếu kiến không cần Thiên Chúa để làm trọn bổn phận, sao chúng ta lại cần? Luân lư là thuần túy tự nhiên, v́ thế thậm chí các lư tưởng luân lư cao cấp hơn đă không từ trên cao đi xuống. Người tin tôn giáo ở trong ảo giác rằng mệnh lệnh luân lư bắt nguồn từ trong tâm trí của một người ban hành luật siêu nhiên, và điều này đưa ra các giáo huấn cho chúng ta một hào quang về quyền lực, nhưng theo quan điểm của thuyết Darwin, luân lư con người là một sản phẩm đơn thuần tự nhiên của như cầu genes chúng ta về tính bất tử. Có thể h́nh như khi chúng ta đạo đức, chúng ta được động viên bởi các giá trị vĩnh cửu, nhưng Dawkins biết nhiều hơn. Không phải Thiên Chúa, mà chính các genes đang điều hành sắp xếp toàn bộ vở kịch của hiện hữu đạo đức.
Dĩ nhiên, Dawkins nhận ra rằng đời sống luân lư phức tạp hơn cách cư xử của súc vật rất nhiều và rằng các yếu tố văn hóa cũng quan trọng trong việc h́nh thành đời sống đạo đức. Thế nhưng, ông vẫn cứng rắn rằng luân lư cuối cùng là tự nhiên hơn là siêu nhiên từ nguồn gốc. Ở điểm này, tuy nhiên, lập luận của ông đột nhiên vỡ ra từng mảnh.
Cũng như trong “giải thích” tiến hóa của ông về tôn giáo, Dawkins bắt đầu bằng hứa hẹn một lư thuyết thiên nhiên hoàn toàn, nhưng rồi ông tiến hành đến một điểm nơi sinh học rốt cuộc cũng không có ǵ nhiều cho đức hạnh con người. Cuối cùng Dawkins thú nhận—trong một tuyên bố giảm nhẹ đi khổng lồ—rằng các người theo thuyết tiến hóa không nên “tuyên bố sai lầm về giới hạn của tuyển chọn tự nhiên” (220). Bất ngờ, ông xưng thú rằng đặc tính con người đă một lần phục vụ nguyên ủy của sự sống sót gene “đôi khi bắn sai” (misfire), trong trường hợp đó chúng có thể không c̣n đề cao sự sống sót của gene nữa (220). Ví dụ, một đôi bạn thông minh có thể thực hiện hành động t́nh dục cho dẫu họ biết rằng, nếu người đàn bà đang dùng thuốc ngừa thai, việc làm đó sẽ không dẫn đến sinh sản. Việc họ thi hành bản năng t́nh dục là một “bắn sai,” "một sản phẩm phụ,” một “lỗi lầm.” Với Dawkins, các từ ngữ đó không hàm ư xấu xa nào v́ có vô số bắn sai hoặc lỗi lầm “phúc đức” theo thuyết Darwin như vậy trong hành vi con người. Quả thực, một trong các bắn sai đó là “sự thúc bách đến hiền từ—đến vị tha, đến độ lượng, đến xót thương” (221). Nói cách khác, sự tuyển chọn tự nhiên vào lúc này trong tŕnh bày của Dawkins hóa ra chẳng có ǵ nhiều hay chẳng có ǵ hết liên quan đến đức hạnh ngoại trừ để bảo đảm sự sống sót của các khía cạnh cơ quan có thể bắn sai theo hướng cư xử đạo đức hoặc, cũng theo cách đó, không đạo đức.
Tới điểm này trong lập luận của Dawkins, tuyển chọn tự nhiên đă trở thành cách giải thích đức hạnh con người cũng giống như luật hóa học dính mực lên giấy giải thích những ǵ tôi đang viết trên trang này. Nhằm để quí vị đọc trang giấy này, các “luật” hóa học liên quan đến việc dính liền mực với giấy phải tiếp tục hoạt động cách đáng tin cậy và tiên đoán trước được. Nhưng nội dung thực sự của những ǵ tôi đang viết không bị chỉ định hoặc giải thích bởi khoa học hay hóa học. Cũng vậy, trong việc chuyển dịch các giá trị luân lư từ thế hệ này sang thế hệ khác, các “luật” sinh học về thừa hưởng di truyền đang hoạt động h́nh thành các sinh vật có khả năng về hành vi luân lư.
Nhưng nếu Dawkins đúng về việc bắn sai theo thuyết Darwin, thế th́ nội dung thực sự của suy tư và quyết định luân lư của chúng ta nói cho cùng hoàn toàn nằm bên ngoài phạm vi của cách giải thích theo thuyết Darwin. Dưới ánh sáng của hạn chế bao la như vậy, thật khó tin Dawkins vẫn c̣n muốn người đọc đồng ư rằng ông đă cung cấp điều ǵ gần gủi với một cách giải thích hoàn toàn tiến hóa về luân lư.
Chẳng những Dawkins để chúng ta tiếp tục t́m kiếm tường thuật tiến hóa về luân lư mà ông đă hứa, ông c̣n minh họa sự tự đối nghịch logic mà bất cứ nỗ lực đưa ra một biện giải khoa học thuần túy về luân lư cuối cùng cũng dẫn vào trong đó. Các nhận thức tiến hóa trong câu chuyện làm sao luân lư trỗi sinh trong lịch sử tự nhiên có thể không sai lầm đến chừng mực nó có thể, nhưng chúng không thành công tốt đẹp nếu dùng như cách giải thích đầy đủ và cuối cùng. Là một người cho rằng được hướng dẫn bởi các lư tưởng luân lư cao cả, cao cả hơn bất cứ thứ ǵ khác ông có thể t́m thấy trong tôn giáo, Dawkins tự thấy ḿnh ở trong một hoàn cảnh trong đó việc chính ông lên án luân lư của đức tin tôn giáo chẳng có một biện giải vững chắc nào nếu các giá trị hay tiêu chuẩn qua đó ông đưa ra các phán đoán của ông tự chúng có thể được giải thích hoàn toàn bằng các chuyên ngữ tiến hóa. Nói cho cùng, một tiến tŕnh tự nhiên mù quáng, lănh đạm, và không luân lư, chính là cách Dawkins luôn luôn biểu thị tiến hóa, khó có thể giải thích tại sao công b́nh, yêu thương, và việc theo đuổi chân lư giờ đây ràng buộc đức hạnh một cách không điều kiện.
Dẫu thế, có lẽ Dawkins ngấm ngầm nhận ra vấn đề ở đây và muốn tường tŕnh các cách đánh giá của riêng ông liên quan đến những ǵ ông gọi là lỗi lầm, bắn sai, hoặc sản phẩm phụ theo thuyết Darwin. Nếu như thế, như đă ghi nhận trên, ông qua đó quả thực đă từ bỏ kế hoạch biện giải luân lư theo thuyết khoa học và đă đối mặt với một nhiệm vụ chán nản hơn về việc chứng tỏ làm sao thể loại bắn sai này lại hay hơn loại khác. V́ vào giai đoạn bắn sai, Dawkins quan sát các tên lửa luân lư và tôn giáo đột nhiên từ bỏ tên lửa đẩy tiến hóa và tự tách rời sạch sẽ khỏi lịch sử tự nhiên. Ở đây quả thực Dawkins không ư thức rơi trở lại vào chính thuyết hai nguồn (dualism) về thiên nhiên và sự hiện hữu con người mà chủ thuyết thiên nhiên cố gắng chủ ư từ bỏ. Bao lâu ông chính thức nhấn mạnh rằng mọi đức hạnh đều có thể được xem xét đến tối hậu theo phương thế thuần túy tự nhiên và cách riêng theo chủ thuyết Darwin, vấn đề vẫn c̣n là ở đâu dọc con đường, các giá trị hấp dẫn ông đến việc ông tấn công tôn giáo đă thu nhận được quyền uy. Chẳng ích lợi ǵ để tuyên bố tiếp theo đó rằng chỉ tính tạo dựng thuần túy con người chỉ định các giá trị luân lư của chúng ta, v́ thuyết tương đối văn hóa của họ vẫn c̣n đưa lên các câu hỏi về làm sao các giá trị đó có thể tránh hào quang của sự tùy tiện.
TÔN GIÁO CÓ ĐẦU ĐỘC MỌI THỨ KHÔNG?
(Does Religion Poison Everything?)
“Làm sao tôn giáo đầu độc mọi thứ” (How Religion Poisons Everything) là đề phụ của cuốn sách mới của Christopher Hitchens Thiên Chúa không vĩ đại (God Is Not Great). Tôn giáo mà tác giả đó và các người vô thần mới khác nói đến phần lớn là tôn giáo độc thần (monotheism), niềm tin nghiêm ngặt của Do thái, Hồi, và Kitô giáo vào một Thiên Chúa. Các đức tin khác thỉnh thoảng cũng bị đề cập đến, nhưng chính sự độc hại của các tôn giáo Thiên Chúa mà các người vô thần mới đang tấn công. Danh mục các điều ác vi phạm dưới dù che của các đức tin hữu thần là một danh sách dài, và các bài viết của Hitchens, Dawkins, và Harris có thể sử dụng tốt như một bản xét ḿnh cho những ai trong chúng ta nghĩ về Thiên Chúa như là điều thiện vô tận, t́nh yêu tự hiến, nền tảng của tự do của chúng ta, tác giả của sự sống, và vận mệnh tối hậu của chúng ta. Chẳng có ai nghĩ về Thiên Chúa với ngôn từ như vậy, và có thể khai sáng để t́m lư do tại sao.
Rồi giờ đây, tôi có thể chỉ nói không cách nào chối bỏ được rằng người ta có thể rất luân lư mà không tin vào Thiên Chúa. Cũng không có cách nào chối bỏ được nhiều tôn giáo đă bị viện dẫn để ủng hộ một số trong các thể loại không luân lư xấu xa tột mực. Thế nhưng vấn đề chính, Dawkins nêu lên mà không trả lời, là làm sao biện giải các giáo huấn luân lư của chúng ta thế nào mà chúng ta bị chúng ràng buộc không điều kiện. Ảnh hưởng tu từ mà cuốn sách phổ biến của Hitchens đă tạo ra chính yếu là do sự hấp dẫn của nó với chính cảm quan của người đọc về sự xúc phạm luân lư. Nhưng bằng tuyên bố rằng tôn giáo đầu độc mọi thứ, rằng tôn giáo độc thần kinh thánh là nguyên ủy của các điều ác không được kể ra, và rằng Thiên Chúa không vĩ đại, Hitchens nghĩ về chính ông như đang đứng trên một ngọn núi cao hơn núi Sinai. Người đọc thận trọng muốn biết làm sao ông đến được chỗ chiếm ngự các đỉnh cao đó và chúng ta những người c̣n lại không thể có được sức bật để trèo lên nơi đó với ông ấy.
Các cuốn sách đă làm cho chúng ta chú ư ở đây thẳng thắn thét lên sự phản kháng nhiệt t́nh chống lại các điều ác được rèn luyện nhân danh tôn giáo độc thần. Nhưng sự quyết liệt của việc kết án mạnh mẽ như vậy về điều sai lầm chỉ có thể trỗi sinh từ một cảm quan an toàn về sự chính trực. Vậy cái ǵ là nền tảng và nguồn gốc của cảm quan chính trực của các người vô thần mới đó? Có phải đơn giản là sự đồng thuận xă hội, văn hóa, và lịch sử không? Nếu đúng thế, làm sao chúng ta biết được sự đồng thuận đó là biện giải được? Nói cho cùng, chủ thuyết Quốc xă (Nazism) và chủ thuyết chống người Do thái Arab (anti-Semitism) cũng rút uy quyền của chúng từ một sự đồng thuận xă hội.
Hoặc có phải sự tuyển chọn tự nhiên theo thuyết Darwin là biện giải đầy đủ cho các tuyệt đối luân lư làm nền tảng cho cảm quan của người vô thần về sự xúc phạm chống lại các điều ác của đức tin? Nếu đúng thế, làm sao tiến tŕnh không luân lư của sự tuyển chọn tự nhiên trở thành ṭa kháng án tối hậu cho những ǵ là luân lư? Thậm chí nếu các bản năng đạo đức của chúng ta tiến hóa bằng tuyển chọn tự nhiên, chúng ta vẫn c̣n phải giải thích tại sao chúng ta bị bó buộc phải vâng nghe chúng ở đây và bây giờ, cách riêng v́ chúng có thể là “các bắn sai” tiến hóa. Hơn nữa, các bản năng không luân lư của chúng ta, ví như lừa lọc, dối trá, và thậm chí giết chóc, cũng có thể được cho là các đặc tính tiến hóa thích ứng. Không may thay, thực nghiệm về chủ thuyết Darwin xă hội đă cố gắng làm cho sự sống sót thành tiêu chuẩn thích hợp nhất cho những ǵ là đúng theo luân lư, một cách xử lư đă bị từ khước bởi mọi nhà đạo đức đáng kính ngày nay. Các người vô thần mới của chúng ta cũng chẳng muốn đi xuống con đường này.
Vậy làm sao người vô thần t́m thấy một biện giải vững chắc về các giá trị đạo đức? Vắng mặt Thiên Chúa, như Harris phỏng đoán, chúng ta có thể rơi lại vào chỉ lư trí mà thôi để giải thích các điều bó buộc chúng ta là ǵ và tại sao chúng ta phải lưu ư đến chúng. Thế nhưng, thậm chí tách rời khỏi sự thơ ngây lịch sử của một đề nghị như vậy, sự hữu lư này đơn giản dẫn chúng ta quay lại một câu hỏi căn bản hơn: tại sao chúng ta lại phải tín nhiệm vào các năng lực lư trí của chúng ta? Nếu tâm trí con người tiến hóa theo sự tuyển chọn Darwin cùng một cách như mọi đặc tính khác chúng ta có được, chúng ta vẫn phải có thể biện giải sự tín nhiệm của chúng ta và năng lực ư thức của nó—khả năng của nó để chúng ta tiếp xúc với chân lư—bằng một phương cách nào hơn là chỉ qua sinh học. Tiến hóa có thể tính đến chuyện tại sao tâm trí chúng ta là thích ứng, nhưng không nhất thiết đến chuyện tại sao chúng có tính lư trí. Harris không nghi ngờ ǵ đặt để sự tin tưởng vĩ đại vào các khả năng nhận thức của chính ông, nhưng quan điểm phổ quát tự bản thân nó không thể biện minh giả định đó. Harris, như Dawkins, thất bại trong việc giải thích tại sao ông có thể tín nhiệm chính tâm trí của ông nếu cách giải thích tối hậu của nó là tiến tŕnh không tâm trí, không có lư của sự tuyển chọn tự nhiên. Nếu trí thông minh của chúng ta cuối cùng có thể được hiểu theo chuyên ngữ tiến hóa, nơi nào và làm sao nó thu lượm được sự bảo đảm dẫn chúng ta đến tín nhiệm nó cách không g̣ bó? Hoàn toàn lăng quên vấn đề này, Harris vẫn nhấn mạnh rằng cảm quan về sự đúng đắn ủng hộ cho ḷng oán hận luân lư của ông chống lại đức tin chỉ có thể được biện giải bởi lư trí, không bởi bất cứ nội dung nào bắt nguồn từ một truyền thống đức tin. Lư trí đơn độc là nguồn, nền tảng và biện giải tối hậu của đạo đức. Nhưng chính các quan năng lư luận của ông phải ít nữa làm cho ông biết rằng chỉ một bước nhảy của đức tin đă dẫn ông đến việc tín nhiệm lư trí—một sự tín nhiệm mà không phải ai cũng chia sẻ cùng một giới hạn như ông. Thế nhưng ông chưa nói cho chúng ta biết cái ǵ đặc biệt đến thế về tâm trí của ông hay của bất cứ ai khác khiến chúng ta đơn giản đặt sự tín nhiệm của chúng ta vào nó.
Nếu có một chút chân lư nào ở nhận thức thần học về thực tế, mặt khác, nó có thể biện giải cách tao nhă vừa sự tín nhiệm chúng ta có trong tâm trí chúng ta vừa cảm quan về sự đúng đắn đàng sau sự phản kháng luân lư. Chúng ta có thể tín nhiệm ḷng trông mong nhận thức v́ thậm chí để hỏi một câu hỏi thích hợp, tâm trí chúng ta đă phải ch́m đắm trong tính có thể hiểu được vốn có của thực tế. Trong một phương cách im lặng, tính có thể hiểu được đem mạch lạc đến với thiên nhiên mời gọi sự t́m hiểu của chúng ta và mở tâm trí chúng ta ra để làm khoa học và đảm nhận các h́nh thái khác về t́m hiểu. Và chúng ta có thể tín nhiệm vào sự t́m kiếm của chúng ta về nhận thức đúng tối hậu bởi v́ tâm trí chúng ta đă bị bắt giữ bởi sự đúng đắn vốn có trong sự vật, một sự đúng đắn mà chúng ta không thể chiếm hữu nó nhưng nó chiếm hữu chúng ta. Tương tự như vậy, chúng ta có thể tín nhiệm cảm quan của chúng ta về sự xúc phạm đến điều ác tối hậu bởi v́ chúng ta đă bị nắm bắt bởi một điều thiện mà không phải do tự chúng ta làm ra, hoặc do genes của chúng ta, nhưng đó là mục tiêu im lặng và khiêm tốn của tất cả phấn đấu luân lư của chúng ta. Cứu cánh, Chân lư, và Sự Thiện là tất cả tên gọi về chân trời tối hậu và vô tận của Hiện thân (Being) trong đó tâm trí chúng ta trước hết tỉnh thức và các mong đợi của chúng ta về sự đúng đắn bừng nở thành đức hạnh.
Tên mà thần học đưa cho bối cảnh luôn luôn hiện tại của tất cả sự hiện hữu, tư duy, và hành động là “Thiên Chúa.” Và tên gọi sự đầu hàng đầy tín nhiệm của chúng ta với huyền nhiệm này được biết đến như là “đức tin.” Đức tin, như thần học sử dụng từ này, chẳng phải là bước nhảy không lư lẽ cũng không phải là “niềm tin không chứng cứ.” Đó là một chuyển động mạo hiểm của tín nhiệm mở lư trí ra đến không gian sống động thích đáng của nó, nói rơ ra, chiều kích sâu thẳm không thể cạn của Hiện thân, Cứu cánh, Chân lư, và Sự Thiện. Đức tin không phải là thù địch của lư trí mà là biên giới sắc bén của nó. Đức tin là những ǵ giữ cho lư trí khỏi quay vào trong chính nó và ngột ngạt trong chính sự khép kín của nó. Đức tin là những ǵ mở tâm trí chúng ta ra với chân trời vô tận trong đó lư trí đơn độc có thể hít thở tự do và trong đó hành động có thể lấy được phương hướng. Lư trí đ̣i buộc một thế giới rộng răi hơn nhiều so với thế giới mà chủ thuyết duy lư hay chủ thuyết thiên nhiên khoa học đơn thuần có thể cung cấp được. Không có sự quét sạch mà đức tin làm ra, lư trí khô héo, và phẩm hạnh không một lời mời gọi. Đức tin là những ǵ đưa cho lư trí một tương lai, và cho luân lư một ư nghĩa.
KHI CÁC TÔN GIÁO NÊN XẤU XA
(When Religions Go Bad)
Văn chương của người vô thần mới tự nó cung cấp lời chứng về sự trông mong con người thông thường rằng đức tin vào Thiên Chúa lẽ ra không nên xấu xa. Không có cách nào khác để diễn dịch cú sốc, cảm quan về tai tiếng, và sự kết án giận dữ mà các người vô thần trút xuống trên đức tin vào Thiên Chúa. Trừ phi họ nữa cũng trông mong chủ thuyết hữu thần làm tốt hơn trong việc biến chúng ta thành một chủng loại luân lư, họ có thể không giận dữ đến thế.
Một trong các khía cạnh nổi bật của chủ thuyết vô thần mới là sự bác bỏ có tính luân lư cao của nó các việc làm, chương tŕnh, và chính sách ác độc thi hành dưới sự bảo trợ của tôn giáo và các tổ chức của nó. Chỉ trích này cũng quan trọng để nêu rơ sự giả h́nh làm cho những người của đức tin không nhận thấy các điều ác độc của chính các tôn giáo họ. Không kể sự hẹp ḥi theo tính học giả của chủ thuyết vô thần mới, tính một chiều, và nhiều điều phóng đại của nó, nó không phải hoàn toàn không có sự thực và giá trị. Sự quan trọng của nó bao gồm trước tiên ở chỗ nhắc nhở người đọc những ǵ xẩy ra khi các tôn giáo tự xem ḿnh quá nghiêm chỉnh, tự đặt ḿnh lên ngai thay thế cho huyền nhiệm vô tận trong đó chúng lẽ ra kết nạp chúng ta. Tôn giáo và thần học, trong tất cả sự nghiệp con người, là hai thứ thiên về tự làm thành tuyệt đối nhất—nói cách khác, thành tin quấy thờ quá (idolatry7). Như nhà thần học Paul Tillich nói, “Ư niệm rằng tâm trí con người là một nơi sản xuất thường xuyên các điều quấy quá là một trong các điều sâu thẳm nhất có thể được nói về tư duy của chúng ta về Thiên Chúa. Thậm chí thần học chính thống rất thông thường không là ǵ cả ngoài tôn thờ quấy quá.”8 Các tôn giáo và các nền thần học, do đó, là hấp dẫn nhất khi chúng đối mặt với, và diễn đạt tâm thành sự hối hận về, sự hư hại mà tội lỗi của chúng về việc tự làm thành tuyệt đối đă rèn đúc thành. Tin quấy thờ quá là những ǵ làm cho tôn giáo thành xấu xa.
Thuốc giải độc cho việc tin quấy thờ quá, tuy nhiên, không phải là chủ thuyết vô thần mà là đức tin. Nếu Đấng Tuyệt đối (the Absolute) bị hạ bệ cách chính thức, như các người vô thần mới có thể ưa chuộng, xưởng tạo tin quấy thờ quá được biết đến như là tâm hồn con người sẽ không tự động đóng cửa. Thay vào đó nó sẽ làm việc ngoài giờ để lấp đầy chỗ trống với một điều ǵ có thể xoay sở được, kể cả khoa học và lư trí. Khoa học và lư trí cũng là các phương cách quan trọng cho chân lư, nhưng chúng có lúc có thể được tôn thờ sùng mộ cho đến nổi các ánh sáng chói lọi của chúng làm mù mắt chúng ta vào các vùng sâu thẳm hơn và tối tăm hơn của thực tế mà chỉ có thể vươn tới qua các phương cách không khoa học để nhận biết.9 Đức tin, như chính Harris có lúc đến gần việc nhận ra, quả
thực trỗi sinh từ một khát vọng không bao giờ thỏa măn, một khát vọng cần được lấp đầy với một điều ǵ tương xứng với đam mê về sự vô tận. Harris cũng đúng khi ghi nhận rằng cái vực không đáy này ở nơi cốt lơi của hiện thân chúng ta có thể trở thành bị tắc nghẽn v́ gần như bất cứ thể loại nội dung nào, kể cả các tưởng tượng tôn giáo tàn phá nhất hoặc, theo ngôn từ của Dawkins, ảo giác về Thiên Chúa. Nhưng điều có thể phản kháng nhất không phải là rằng không có “chứng cứ” nào cho các hư cấu đó, như Harris than phiền. Điều đáng phản kháng nhất—và thậm chí hư cấu sâu sắc hơn Harris biết đến—là sự giả vờ của chúng ta rằng nội dung mà chúng ta lấp nghẽn hố sâu của tâm hồn chúng ta là luôn luôn xứng đáng cho chúng ta thờ phượng. Và trên quan điểm này, người vô thần không kém người hữu thần cần phải xem xét những ǵ đă bắt giữ sự tín nhiệm của họ và lấp đầy lỗ hổng trong tâm hồn họ.
1 Alfred North Whitehead, Science and the Modern World (New York: Free Press, 1967), 191
2 Sǿren Kierkegaard, The Sickness unto Death, Howard V. Hong và Edna H. Hong dịch (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1983), 82
3 Nguyên văn: God comes off as “arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, blood-thirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal,
filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully” (nd)
4 Cũng xem Matt Ridley, The Origins of Virtue: Human Instincts and the Evolution of Cooperation (New York: Penguin Books, 1998)
5 Xem Robert Wright, The Moral Annimal: Evolutionary Psychology and Everyday Life (New York: Pantheon Books, 1994).
6 Ridley, Origins of Virtue, 12
7 Idolatry: Thường dịch là tôn thờ thần tượng. Tôi không dịch như vậy để tránh hiểu lầm đến việc tôn thờ ảnh tượng của các thần chúa hay Thiên Chúa (nd)
8 Paul Tillich, A History of Christian Thought (New York: Simon & Schuster, 1969), 264.
9 Về triển khai rộng răi hơn của quan điểm này, xin xem sách của tôi Is Nature Enough?
7
Thiên Chúa có tính con người không?
(Is God Personal?)
Nguồn chính của các đối kháng ngày nay giữa lănh vực tôn giáo và khoa học nằm ở quan
niệm về Thiên Chúa có tính con người.
—Albert Einstein1
Một trong các trở ngại chính về niềm tin vào Thiên Chúa, ít nữa với những người có học khoa học ngày nay, là rằng Thiên Chúa thường được nghĩ đến như là có tính con người. Thiên Chúa có tính con người là một giáo huấn thiết yếu của Kitô, Do thái, và Hồi giáo. Nhưng không phải tất cả các tôn giáo truyền thống và các hệ thống niềm tin đều dễ chịu trong việc mặc cho thực tế tối hậu bộ áo thấp kém của cảm giác, chăm sóc, phản ứng, yêu thương, giận hờn, và vân vân. Theo Charles Darwin và Albert Einstein, ư niệm về một Thiên Chúa có tính con người có thể khó nuốt hơn bao giờ. Với nhiều người theo thuyết tiến hóa, sự tàn nhẫn ngấm ngầm trong khái niệm của Darwin về sự tuyển chọn tự nhiên xem ra đă lấy khỏi vũ trụ mọi nối kết với một Thiên Chúa chăm sóc, quan pḥng. Và Einstein nói với vô số nhà khoa học và triết học bằng cách nhấn mạnh vững chắc rằng tính đầy luật lệ của thiên nhiên không phù hợp với việc tín nhiệm vào một thần chúa con người, đáp ứng. Một Thiên Chúa có thể đáp trả lời nguyện cầu có thể làm rối loạn sự liên tục khép kín, quyết định của nhân quả mà khoa học đ̣i buộc để đưa ra các tiên báo đúng. Vậy nếu Darwin đại diện cho việc làm mất sự bí ẩn của sinh học về sự sống, Einstein đại diện cho việc loại bỏ việc nhân cách hóa hiện đại của vũ trụ bằng vật lư.
Vật lư đă cung cấp sự cơ bản thông tuệ của tính nghi ngờ khoa học về Thiên Chúa trong phần lớn giai đoạn hiện đại, nhưng ngày nay sinh học đă thay chỗ của nó. Tiến hóa đă trở thành nền tảng khoa học cho chủ thuyết vô thần mới đại diện bởi Richard Dawkins và Daniel Dennett. Tất cả những ǵ khác châm ng̣i các lập luận trí thức của họ chống lại đức tin đều là thứ yếu. Harris và Hitchens, về phần họ, đơn giản nhận việc vạch trần đức tin theo thuyết Darwin là đúng mà không đưa ra bất cứ chứng cứ nào cho thấy họ đă suy tư nhiều về nó. Nhưng với Dawkins và Dennett, khoa học theo Darwin là một ủng hộ cho chủ thuyết vô thần cũng bảo đảm như người ta có thể thấy trong lịch sử trí tuệ. Trong Người thợ đồng hồ mù (The Blind Watchmaker) (1986), Dawkins đă viết rằng, trước cuốn Nguồn gốc các chủng loại (Origin of Species), người ta có thể đă có bằng chứng ngoại phạm (alibi) để không phải là một người vô thần, nhưng sau Darwin, không c̣n lư lẽ nào tồn tại. Darwin đă phá hủy mọi lư do người ta đă có trước đây về niềm tin vào một Đấng Tạo dựng thiết kế và chăm sóc sự sống trong vũ trụ. Ảo giác về Thiên Chúa giả định cũng thế nhưng thêm rằng sinh học tiến hóa là cách giải thích tối hậu về tôn giáo và luân lư. Hơn mười năm về trước cuốn sách của Dennett Ư niệm hiểm nghèo của Darwin (Darwin’s Dangerous Idea) lập luận rằng phương cách mù quáng và lănh đạm của tiến hóa về việc tạo dựng sự đa dạng và phức tạp của sự sống không thể ḥa giải được với đức tin hữu thần. Giờ đây, Phá vỡ lời nguyền nỗ lực phơi bày thậm chí với nhiều chi tiết hơn niềm tin của Dennett rằng sinh học Darwin nắm giữ ch́a khóa để nhận thức sâu thẳm về tại sao con người có tính tôn giáo.
Dawkins, giận dữ hơn Dennett, thêm rằng sinh học Darwin phơi bày ư niệm về Thiên Chúa có tính con người như một sỉ nhục không chỉ về trí tuệ mà c̣n cả về luân lư nữa. Bất cứ người tạo dựng nào có trách nhiệm về sự đau khổ và phấn đấu liên quan đến sự trỗi sinh của các chủng loại h́nh như khó được thích thú riêng tư trên thế giới.
Chính các quan sát của Darwin dẫn ông ấy đến nghi ngờ rằng vũ trụ có thể đă được tạo dựng bởi một Thiên Chúa chăm sóc và đáp ứng. Và, cho dẫu tự Darwin chưa hề là một người vô thần biểu lộ ra bên ngoài, nhiều người theo thuyết tiến hóa ngày nay đồng ư với Dawkins và Dennett rằng không thể ḥa giải niềm tin vào một Thiên Chúa có tính con người với sự ngẫu nhiên, tuyển chọn mù quáng, phấn đấu, bỏ hoang, và phơi bày mê muội của sự sống trên Quả đất trong 4 tỉ năm qua. Sinh học tiến hóa cung cấp mọi bằng chứng họ cần rằng vũ trụ nằm bên ngoài sự mờ nhạt của quan pḥng.
Cùng lúc, ư niệm về một Thiên Chúa đáp ứng cũng đă bị thách thức qua nhiều thế kỷ bởi các diễn dịch có tính ảnh hưởng triết học của vật lư. Việc loại bỏ của Einstein về một Thiên Chúa có tính con người khó mà là độc đáo v́ vật lư đă từ lâu có thể loại trừ “giả thiết” đó. Einstein nói nhiều về Thiên Chúa, và ông thậm chí c̣n nói về chính ông như là một người “có tôn giáo.” Nhưng ông chỉ tự xem là có tôn giáo đến chừng mực ông có một cảm quan mạnh mẽ về huyền nhiệm vũ trụ và một niềm tin nhiệt t́nh rằng chúng ta cần tự cam kết với các giá trị vượt quá con người. Ví dụ, ông tin chắc rằng ḷng sùng mộ tôn giáo về chân lư là thiết yếu cho khoa học tốt, là điều ông muốn nói khi ông nói khoa học không tôn giáo là què quặt (science without religion is lame). Nhưng không có cách nào ông đă ủng hộ đức tin hữu thần. Một ḍng chữ của ông thường được trích dẫn, “Thiên Chúa không gieo may rủi với vũ trụ” (God does not play at dice with the universe), đôi khi dẫn đến giả định sai lầm rằng Einstein là một người hữu thần cách nào đó, nhưng qua lời diễn đạt không may mắn đó ông chỉ đơn giản nêu lên niềm tin vững chắc của ông rằng vũ trụ có luật lệ và có thể hiểu được, dù cách nào chẳng phải đặt nền tảng trên một Thiên Chúa có tính con người đầy ḷng thương xót. Nếu luật vật lư là hoàn toàn ổn định và không có tùy hứng, lúc đó có thể chẳng có thần chúa nào có thể hành động hay can thiệp một cách có thể quan niệm được vào thế giới tự nhiên. Đó là lư do tại sao, với Einstein, ư niệm về một Thiên Chúa có tính con người là nguyên ủy chính của các đối kháng giữa khoa học và tôn giáo.2 Các người vô thần mới ủng hộ nhiệt t́nh t́nh cảm này.
Hơn nữa, đa số hiện thân con người có tính tôn giáo cách này cách khác, và nhiều người vô thần hiện nay đồng ư rằng “tâm linh” là lành mạnh. Thậm chí Sam Harris, người phân vân liệu có ai đă từng vững tin là một người vô thần như chính ông, nghĩ rằng “tâm linh” trong phạm vi bối cảnh một quan điểm chung thuần túy có tính thiên nhiên là thiết yếu. Một vài người theo thuyết tự nhiên khoa học cho phép rằng “huyền nhiệm” về vũ trụ để ngỏ bởi khoa học là cảm hứng đủ để khơi dậy một thể loại tôn giáo của ḷng sùng mộ. Quả thực, Einstein đă tự nghĩ về ông như là một người có tôn giáo một phần bởi v́ việc đánh giá cao của ông về “huyền nhiệm” bao trùm vũ trụ, cách riêng huyền nhiệm về lư do tại sao vũ trụ lại có thể hiểu được. Bao lâu các chiều sâu chào đón của huyền nhiệm động viên nhà khoa học tiếp tục đi trên con đường khám phá, có thể không có đối kháng nào của khoa học với tôn giáo thuần túy “thần bí” (mystical). Nhiều nhà khoa học khác ngày nay cũng tự nghĩ là có tôn giáo theo ư nghĩa không hữu thần này. Sự im lặng bí ẩn của vũ trụ đủ để làm đầy tâm hồn họ, và nó có thêm lợi ích của việc dễ dàng ḥa giải với vũ trụ đầy luật lệ, không có tính người của vật lư.3
Einstein nghĩ vũ trụ, nhằm trở thành thích hợp với khoa học, phải trở thành không có tính người—nghĩa là, dửng dưng với bất cứ hành vi nào của sự can thiệp bởi một Thiên Chúa có tính con người. Nếu vũ trụ mở ra cho các hành động siêu nhiên không tiên đoán được, các phép lạ, hoặc đáp ứng với kinh nguyện của chúng ta, điều này sẽ đặt giới hạn, và thậm chí xói ṃn, uy quyền tiên đoán của khoa học. Gần đây nhà vật lư nổi tiếng Steven Weinberg, được Dawkins trích dẫn đồng ư, đă vọng lại các niềm tin của Einstein về tính lănh đạm của vũ trụ. Ông phỏng đoán vật lư có thể mấp máy khám phá một “lư thuyết cuối cùng” sẽ mở ra các chiều kích “nền tảng” của vũ trụ. Khi khoa học vật lư đến tại nền tảng của mọi hiện thân, ít có cơ hội hiện hữu rằng dấu chân của một người Bạn siêu nhiên (a divine Friend) sẽ có thể nh́n thấy được ở đó.4 Tuy nhiên, Wienberg thất vọng v́ Einstein có ư nguyện tự cho là một người tôn giáo, và Dawkins có xu hướng đồng ư với Weinberg trên quan điểm này. V́ tôn giáo trong văn hóa phương Tây thường kéo theo niềm tin vào một Thiên Chúa ưa thích, nó có thể dẫn lầm cho người vô thần chấp nhận các từ ngữ ví như “Thiên Chúa” và “tôn giáo.” Thay vào đó, người vô thần khoa học nên chấp nhận rằng từ “tôn giáo” có ư nghĩa với đa số người, ít nữa ở phương Tây—nói rơ ra, niềm tin vào một hiện thân phân biệt, con người, siêu việt, siêu nhiên, được giao phó cho với sự thông minh, ư nguyện, cảm xúc, chủ ư, và đáp ứng. Các người vô thần cần trở nên bộc trực hoàn toàn thế nào để không tự làm cho ḿnh xem ra ít chống đối với tôn giáo hơn họ thực sự là thế khi họ chối từ sự hiện hữu của Thiên Chúa.5
Vậy, theo Weinberg, chúng ta phải chối bỏ chủ thuyết hữu thần không chỉ v́ các lư do theo thuyết Darwin mà c̣n v́ vật lư đang ở trong tiến tŕnh hoàn tất kế hoạch hiện đại của nó về việc làm mất hết sự thần thánh hóa thế giới tự nhiên. Ngược với những ai nghĩ vật lư đương thời đang trong tiến tŕnh thần bí lại thế giới, Weinberg cứng cỏi tuyên bố ngược lại. Thế nhưng, ông không xấu hổ thú nhận rằng thực là dễ chịu nếu một Thiên Chúa hấp dẫn, có tính con người quả thực đă hiện hữu. Nhưng v́ thiếu chứng cứ, sự thành thực đ̣i buộc chúng ta phải tự từ bỏ chúng ta—theo tinh thần bi kịch—cho tính lănh đạm của vũ trụ. Trong ước muốn của ông rút ra các hàm ư thực sự của một thế giới bị tước mất Thiên Chúa, Weinberg tiến đến những ǵ mà trước đây tôi gọi là chủ thuyết vô thần hạng nặng.6
KHOA HỌC VÀ TÍNH CON NGƯỜI SIÊU NHIÊN
(Science and Divine Personality)
Theo quan điểm của khoa học vật lư tẩy rửa tính con người siêu nhiên ra khỏi các tầm mức “căn bản” của thực tế vũ trụ, và xem xét việc sinh học gạt bỏ theo thuyết Darwin sự quan pḥng siêu nhiên ra khỏi câu chuyện về sự sống,
liệu khái niệm thần học về một Thiên chúa có tính con người vẫn có thể t́m thấy một vị trí đáng tin cậy cách trí tuệ trong tiến tŕnh giáo dục đương thời không? Tôi lập luận rằng có thể, nhưng chỉ kết hợp với một thảo luận phê phán chủ thuyết thiên nhiên khoa học, quan điểm chung tự mâu thuẫn sâu đậm qua đó chủ thuyết vô thần mới đặt cội rễ.
Trước tiên, ngược với Dawkins và Weinberg, không phải khoa học đă hất chỗ tính con người của Thiên Chúa ra khỏi thiên nhiên. Đúng hơn, chính chủ thuyết thiên nhiên khoa học đă làm thế. Người thiên nhiên khoa học tin tưởng—v́ họ không thể chứng minh—khoa học là phương cách đặc quyền để gặp gỡ thế giới thực, rằng chỉ chứng cứ có được cách khoa học được tính, và rằng chỉ có nhận thức và kiến thức khoa học có thể được tín nhiệm. Nhưng v́ thế giới duy nhất mà khoa học có thể nhận thức được một cách có phương pháp là một chuỗi đối thể, khách quan các thuộc tính định số được, đó cũng chính là thế giới duy nhất mà người thiên nhiên khoa học nghiêm ngặt biết đến.
Chủ thuyết thiên nhiên khoa học lăng quên khía cạnh chủ thể của thiên nhiên, cách riêng chính kinh nghiệm nội tại của chúng ta, như là không liên quan đến nhận thức căn bản về vũ trụ. Harris có nhiều trang về kinh nghiệm về tính chủ thể (207-14), nhưng thảo luận của ông chỉ làm vững chắc quan điểm của ông về một thế giới trong đó các chủ thể không có hiện hữu thực sự. Không những chỉ tính chủ thể dấu kín khỏi việc t́m kiếm khách quan, “nó thực sự biến mất khi t́m kiếm theo một phương cách nghiêm ngặt” (214). Sự sợ hăi và ghê tởm đức tin, ghê tởm “niềm tin không chứng cứ,” của Harris là nhất quán với xu hướng của chủ thuyết thiên nhiên khoa học bỏ ra ngoài bất cứ thứ ǵ có tính chủ thể, thậm chí chính sự thông minh phê phán của người ta, khỏi trở thành một thành tố thiết yếu của thế giới thực tế. Trong hệ thống niềm tin có tính khoa học của Harris, đức tin có thể bị bỏ qua bởi v́ nó bị dính vững chắc vào với thế giới chủ thể, thế giới luôn luôn che đậy khỏi ánh sáng huy hoàng của khoa học.
Như tôi nh́n thấy, không có vấn đề ǵ với việc công cụ phương pháp luận của khoa học chỉ tập chú duy nhất vào lănh vực có tính đối thể của hiện thân. Một phần của phương pháp khoa học là để giới hạn viễn ảnh và các tuyên bố của nó với những ǵ “ở ngoài kia” một cách đối thể cho ai cũng nh́n thấy. Vấn đề là rằng t́nh trạng nhận thức về việc bị sững sờ bởi các đối thể “ngoài kia” đă quá sức trở thành một phần của các cảm quan trí tuệ hiện đại mà sự cám dỗ nổi lên để giả định rằng chẳng có ǵ ở “trong đây” cả. Hoặc, nếu có, đó chính là một lớp lưa thưa của mặt đáy của những ǵ chỉ khả dĩ với sự xem xét kỹ lưỡng có tính đối thể.
Sự phiến diện phương pháp luận của tính chủ thể và tính cá thể thích hợp cho nhận thức khoa học, nhưng một phương pháp đối thể hoàn toàn để nhận biết có các hàm ư đạo đức tiêu cực mà các người vô thần mới bỏ sót khi họ trách cứ đức tin tôn giáo về hầu hết các điều ác của thế giới. Nếu mọi thứ thực sự hoặc xứng đáng được nói đến đều là đối thể đến được bằng phương pháp khoa học, th́ thế giới các chủ thể và con người bắt đầu vuột khỏi tầm nh́n thấy và cũng như khỏi bản đồ của thực tế. Nếu cái búa là dụng cụ duy nhất của quí vị, lúc đó mọi thứ trông như là đinh; nếu làm thành đối thể là công cụ nhận thức duy nhất của quí vị, lúc đó mọi thứ trông như là đối thể. Kết quả là toàn bộ ư niệm về “tính con người” trở thành bị lưu đày khỏi lănh vực của những ǵ các người thiên nhiên khoa học xem xét cho là thực sự. Việc lưu đày này bao gồm không chỉ con người trần thế, mà c̣n tính chủ thể của mọi hiện thân tri giác khác, và nếu được thi hành nhất quán, kể cả tính con người của Thiên Chúa nữa.
Việc làm mất tính con người của vũ trụ bằng định đề tính đối thể—tuyên bố rằng mọi thứ thực sự đều thuộc về lănh vực của đối thể—đă quả thực được hoàn thành trong tâm trí của các nhà tư duy “khai sáng” từ trước Darwin và Einstein. Chủ thuyết vô thần mới chỉ là một trong các kết quả đáng ngờ của lịch sử trí tuệ này. Một khi khoa học rời bỏ pḥng thí nghiệm và trở thành thói quen chung của tâm trí, sự thực về tính con người dần dần bị mất đi v́ nhận thức của cùng nhiều “chuyên viên.” Sinh vật con người lúc đó sẽ xem như bất cứ một bộ đối thể nào khác: cũng yếu đuối trước ứng dụng khoa học, thực nghiệm, và thậm chí loại bỏ. Các hàm ư đạo đức là hiển nhiên. Các người vô thần mới đă vất vả thuyết phục người đọc rằng tôn giáo đă là nguyên ủy của điều ác, phá hủy, bạo lực, và chết chóc hơn chủ thuyết vô thần. Tôi quả thực không biết làm sao hai phía có thể so sánh được với nhau cách chính xác, và xem xét các hồ sơ đau buồn mà cả đôi bên đă họa lên, bất cứ thước đo nào để xem bên nào ở bên trên xem ra đều lố bịch. Hơn nữa, không phải là ngu ngốc khi hỏi về các hàm ư mà nhiều quan điểm khác nhau có trong việc h́nh thành các cảm quan đạo đức của con người. Ở đây tôi sẽ vừa ư để yêu cầu người đọc suy nghĩ cẩn thận đến mức độ trong đó việc giết người hàng loạt, hành quyết, thi hành án, chiến tranh, và diệt chủng, cách riêng thế kỷ vừa qua, đă được tán thành bởi một quan điểm theo đó không chỉ giá trị mà chính cả thực tại về tính con người đều bị nghi vấn.
Ư NGHĨ CỦA VIỆC GIẢI THÍCH
(The Meaning of Explanation)
Nhận xét phê phán thứ nh́ của tôi là rằng các người vô thần mới, theo một xu hướng quen thuộc với chủ thuyết thiên nhiên khoa học, đă bối rối về việc giải thích một điều ǵ đó nghĩa là ǵ. Làm sao vấn đề này liên quan đến ư niệm về Thiên Chúa có tính con người mà tôi thảo luận ở phần cuối của chương này. Giờ đây, tôi muốn ghi nhận rằng Dawkins và Dennett cho là đúng rằng, nếu sinh học có thể giải thích luân lư và tôn giáo bằng các từ ngữ tự nhiên, không có chỗ nào c̣n lại cho giải thích thần học. Trong Phá vỡ lời nguyền Dennett hàm ư rằng nếu sinh học Darwin có thể tường tŕnh được tại sao người ta có tính tôn giáo, lúc đó các nhà thần học và những ai tin vào một Thiên Chúa có tính con người phải từ bỏ chính nỗ lực của họ để làm như thế. Hầu hết mọi điều các người vô thần mới viết về sự rỗng tuếch của thần học đều dựa trên giả định vu vơ rằng tường thuật tự nhiên và thần học là thù địch nhau đến chết.
Giả định này bỏ qua sự thực rằng nhiều tầng nhận thức hoặc giải thích có thể hiện hữu. Hầu hết mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta, nói cho cùng, đều nói lên tính số nhiều của các tầm mức giải thích trong đó nhiều tường tŕnh khác nhau không cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ, một cách giải thích về trang sách quí vị đang đọc là rằng một cái máy in đă đóng dấu mực lên trên giấy trắng. Cách khác là rằng tác giả nhằm đặt các ư niệm nào đó qua đó. Vẫn c̣n cách giải thích khác là rằng một nhà xuất bản đă yêu cầu tác giả viết một trả lời phê phán chủ thuyết vô thần mới.
Chú ư rằng ba tầng đó tất cả đều giải thích trang sách quí vị đang đọc, nhưng chúng không cạnh tranh hay đối nghịch lẫn nhau. Chẳng có nghĩa lư ǵ để lập luận, nói ví dụ, rằng cái trang quí vị đang đọc có thể được giải thích bằng máy in hơn là bằng ư định của tác giả để viết về điều ǵ. Cũng chẳng có ư nghĩa ǵ để nói cái trang đó hiện hữu bởi v́ yêu cầu của nhà xuất bản hơn là bởi v́ tác giả muốn ghi lại vài ư niệm. Các tầm mức phân biệt rơ rệt đều không cạnh tranh và phù hợp qua lại với nhau.
V́ thế chúng ta không cần phải đồng ư với các người vô thần mới rằng chính v́ tiến hóa, hoặc bất cứ cách giải thích tự nhiên nào khác, hơn là bởi cảm hứng siêu nhiên, mà luân lư và tôn giáo hiện hữu. Chỉ v́ tôn giáo và luân lư có một cách giải thích tự nhiên, thần kinh, tâm lư học, hoặc tiến hóa, điều đó không tiếp theo rằng cách giải thích thần học là hời hợt. Thậm chí nếu tôn giáo và luân lư đă là thích ứng—nói giả dụ, trong ư nghĩa tiến hóa của việc giúp cho sự sống sót của genes con người—thần học không nhất thiết phải sai lầm khi tuyên bố đồng thời rằng tôn giáo và luân lư hiện hữu v́ một lời mời gọi siêu nhiên im lặng cho từng ư thức con người để vươn lên vượt qua chính bản thân hướng về một chân trời vô tận của Cứu cánh, Chân lư, Sự Thiện, và Vẻ Đẹp. Một cách giải thích như vậy chẳng một tí ǵ cạnh tranh với hoặc loại ra ngoài các tường thuật tiến hóa và khoa học khác về tôn giáo và luân lư. Quí vị chẳng c̣n phải chọn lựa giữa tiến hóa và cảm hứng siêu nhiên không khác ǵ quí vị phải chọn lựa giữa máy in và ư hướng của tác giả khi giải thích trang sách quí vị đang đọc.
Ngược lại, người của đức tin sẽ sai lầm khi tuyên bố rằng tôn giáo và luân lư hiện hữu chỉ v́ niềm tin siêu nhiên hơn là v́ sự tiến hóa. Trang sách quí vị đang đọc hiện hữu v́ máy in, v́ ư hướng của tác giả, và v́ lời yêu cầu của nhà xuất bản. Trong thang bậc giải thích đó, nhiều tầm mức đồng hiện hữu mà không đối nghịch lẫn nhau. Cũng vậy, người ta có thể duy tŕ cách hợp logic, tất cả cùng lúc, rằng luân lư và tôn giáo hiện hữu v́ chúng đă thích ứng theo sinh học, v́ người ta đang đáp ứng với lời mời gọi siêu nhiên, và v́ một số con người và cộng đoàn trần thế kinh qua một “Đấng” có tính con người thần thiêng (a divine personal “Thou”) nói với họ từ một chiều kích của sự sâu thẳm trong đó khoa học không đến được.
Như các người thiên nhiên khoa học khác, các người vô thần mới đau đớn v́ một trường hợp kém cỏi của chủ thuyết một nguồn duy nhất (monism7). Có nghĩa là, họ giả định rằng chỉ có một lối giải thích duy nhất khả dĩ, nói rơ ra, lối giải thích h́nh thành để t́m kiếm các nguyên ủy vật lư, và chỉ thế là đủ. Chủ thuyết khoa học đă co rút quan điểm của họ thành c̣n một điểm nơi chỉ c̣n lại một khe hở hẹp ḥi để nh́n qua đó sự phức tạp của thế giới thực tại.
Khía cạnh chủ thể, ư hướng, con người của thực tế vẫn hoàn toàn ngoài tầm nh́n của nó. Hậu quả là, khi các người vô thần mới khảo sát các hiện tượng rối tơ ṿ như tôn giáo và luân lư, họ hoàn toàn thỏa măn nếu họ cắt giảm cách giải thích của họ xuống c̣n thuần túy các từ ngữ vật lư hoặc sinh học. Kết quả là cũng được sáng tỏ như điều tôi nói với quí vị, người đọc, rằng nhằm nhận thức về trang sách này, chỉ đă đủ để biết nó đến từ một máy in. Nói cho cùng, chẳng phải dao cạo Occam nói rơ rằng chẳng ích ǵ t́m kiềm các cách giải thích sâu sắc nếu một cách đơn giản khả dĩ sao?
Dao cạo Occam là một trong các công cụ ưa thích của Hitchens (68-71), nhưng cũng như các cơ chế khác mà ông h́nh như chỉ mới khám phá ra gần đây (ví như lư thuyết dự phóng [projection theory] về tôn giáo), việc ông sử dụng nó đủ kềnh càng để trở thành hiểm nghèo. Thế th́, tôi tin rằng đây là một vị trí tốt hơn bất cứ vị trí nào khác để nhận xét về phương cách ông và Dawkins sử dụng dao cạo Occam để chẻ thế giới thành các mảnh nhỏ có thể xoay sở được. Dao cạo Occam, đặt tên theo William of Occam, một tu sĩ và triết gia cuối thời trung cổ, nói rằng nếu có nhiều cách giải thích cạnh tranh lẫn nhau khả dĩ, chúng ta nên chọn cách đơn giản nhất. Cũng được biết đến như là luật tiện tặn (the law of parsimony), nguyên lư đó khuyên chúng ta rằng khi chúng ta đang cố gắng chọn lựa giữa các giả thiết cạnh tranh nhau, chính là một luật kinh nghiệm tốt (a good rule of thumb) để chọn giả thiết nào đưa ra ít giả định nhất, điều h́nh như là một lời khuyên tốt. Thế th́, Hitchens và Dawkins hỏi, tại sao chúng ta phải t́m kiếm cách giải thích thần học nếu một cách giải thích tự nhiên (tiến hóa) về luân lư và tôn giáo giờ đây đă khả dĩ?
Tất cả các người vô thần mới đều lư luận theo cách này. Tuy nhiên, tường thuật tiến hóa và thần học nằm ở các tầm mức khác nhau về logic, và từ đó chúng không cạnh tranh lẫn nhau. Vậy th́ dao cạo Occam không áp dụng.
Nếu, như Dawkins và Hitchens, quí vị thích xử lư mọi vấn đề bằng chủ thuyết một nguồn để giải thích, lúc đó chỉ một vị trí nguyên ủy là khả dĩ, và trong trường hợp đó quí vị phải quyết định giữa khoa học tiến hóa và thần học.
Theo đó, chủ thuyết vô thần mới khuyên quí vị chọn cách giải thích tự nhiên hơn là cách giải thích thần học nếu quí vị muốn nhận thức đầy đủ luân lư và tôn giáo. Nhưng điều đó cũng xuẩn ngốc như được khuyên chọn lựa máy in hơn là ư hướng của tác giả hoặc yêu cầu của nhà xuất bản như là cách giải thích cho trang sách quí vị đang đọc.
Hiển nhiên nhằm nhận thức trang sách này, quí vị đă phải giả định có nhiều tầm mức khác nhau về cách giải thích khả dĩ, nhưng các tầm mức đó bổ túc hơn là cạnh tranh lẫn nhau. Cũng thế với tiến hóa và thần học.8
Hitchens dùng dao cạo Occam để chọn lựa giữa cách giải thích thần học về tôn giáo và cách giải thích tự nhiên không được nguyên thủy như thế của ông rằng tôn giáo là “do người làm ra.” Ông đơn giản giả định sự hiện diện của việc tùy chọn bị ép buộc ở đây. Nhưng sự kiện rằng các yếu tố sinh học và tâm lư học đă dính líu vào sự bắt đầu của tôn giáo không loại bỏ khả dĩ rằng tôn giáo được thức tỉnh bởi sự hiện diện của Thiên Chúa, một sự hiện diện mà phương pháp khoa học không quan tâm đến, nhưng điều đó có thể được kinh nghiệm trong các phương cách khác bởi những ai được bố trí thích hợp. Trong đáp ứng của đức tin với sự hiện diện và hấp dẫn yêu thương của Thiên Chúa, hóa chất bộ năo, trí tưởng tượng, tính sáng tạo, tính thuộc về xă hội, kinh nghiệm quá khứ của khuôn mặt cha mẹ và các người khác, cuộc sống t́nh cảm, nhu cầu được yêu thương, và nhiều dạng thành tố tâm linh của người tin không bị đẩy ra ngoài nhưng thay vào đó được khởi động đầy đủ.
Đức tin hữu thần không thể làm cho ư niệm về một Thiên Chúa có tính con người thành tùy chọn. Thực tế cuối cùng, chiều kích sâu thẳm nhất của hiện thân, không thể ít hơn là có tính con người nếu nó phải chỉ đạo sự tôn kính và thờ phượng của chúng ta. Một điều kiện cần thiết cho việc gặp gỡ Thiên Chúa của chúng ta là chúng ta đă có sẵn kinh nghiệm tự nhiên đầy đủ về cuộc sống tương giao giữa người và người. Kinh nghiệm về thực tế tối hậu chỉ như là một cái “Nó” không tính người (an impersonal “It”) hơn cũng là một “Đấng” có tính người (a personal “Thou”) sẽ làm cho người tin vào Thiên Chúa không thỏa măn về tâm linh, xă hội, và tôn giáo. Theo một ư nghĩa, Thiên Chúa là tối hậu trong Hiện thân, Cứu cánh, Sự Thiện, và Vẻ Đẹp, nhưng trừ phi các tuyệt đối không tính người đó được làm sống động bởi nhịp đập của tính người (personality), chúng không thể hấp dẫn hiện thân con người ở tầm mức sâu thẳm nhất của sự hiện hữu của chúng ta.
DAWKINS VÀ CÁCH GIẢI THÍCH
(Dawkins and Explanation)
Cuối cùng, đây cũng là một vị trí tốt để cho thấy làm sao chủ thuyết một nguồn giải thích của Dawkins làm lệch đáp ứng của ông về vấn đề Thiên Chúa và thiết kế trong thiên nhiên. Câu hỏi lớn với Dawkins cũng chính là câu hỏi mà người hữu thần thiết kế thông minh (TKTM) (intelligent design—ID) đang cố gắng trả lời: làm sao để giải thích sự phức tạp và đa dạng khó tin trong sinh vật và tế bào sống động. Với các người chủ trương TKTM, sự phức tạp của sự sống là quá phức tạp để gán cho các nguyên ủy tự nhiên mà thôi. Phải có một “nguyên ủy thông minh” (intelligent cause), một “trí thông minh bậc thầy” (master intelligence) thực hiện phép lạ đưa sự phức tạp về sự sống thành các h́nh thái hiện hữu bên ngoài sự đơn giản vật lư và hóa học.9 Vậy vấn đề vừa với Dawkins vừa với các người chủ trương TKTM hạ xuống c̣n liệu chúng ta nên chọn các cách giải thích tự nhiên về sự phức tạp thường t́nh của sự sống thay cho các cách giải thích thần học, hoặc ngược lại.
Dawkins, tin theo nhận thức sai lầm về dao cạo Occam, t́m thấy câu trả lời thực dễ dàng: chọn giả thiết đơn giản nhất, giả thiết đưa ra ít giả định nhất. Đó sẽ là tường thuật theo thiên nhiên, thuyết Darwin, dĩ nhiên. Tất cả những ǵ nhà khoa học cần để giải thích sự phức tạp của sự sống là thực đơn nấu nướng tiến hóa đơn giản gồm ba vật liệu: các biến thiên tùy tiện (random variations) hay đột biến di truyền (genetic mutations), sự tuyển chọn tự nhiên mù quáng của các biến thiên sống sót, và một số lượng bao la về thời gian. Thuận lợi của thực đơn thuần túy tự nhiên này, và những ǵ đưa đến sự đơn giản hấp dẫn của nó, là rằng nó không phải giả định một trí thông minh con người hiện hữu trước để giải thích sự phức tạp. Cơ may cộng với tuyển chọn mù quáng cộng với thời gian lâu dài—đó là tất cả những ǵ chúng ta cần.
Nhưng hăy để chúng ta cầu cứu đến sự tương đồng một lần nữa. Với những ai không biết đọc chữ, tất cả những ǵ cần để giải thích sự hiện hữu của trang sách này là nhận biết rằng một máy in đă là nguyên ủy của nó. Tại sao làm cho phức tạp sự trang nhă đơn giản của cách giải thích đó bằng cách học để đọc chữ và rồi đưa đến sự kiện rằng một tác giả đang cố gắng diễn đạt một ư nghĩa trên trang sách này, và rằng nhà xuất bản thậm chí có một mục đích rộng răi hơn trong tâm trí? Quả thực, những ǵ Dawkins đang đ̣i hỏi là rằng người đọc của ông chọn lựa cách giải thích cái máy in v́ nó đơn giản và tiện tặn hơn cách giải thích tác giả (hay cách giải thích nhà xuất bản). Nhưng những ǵ Dawkins bỏ qua là rằng đây không phải là các cách giải thích cạnh tranh và rằng dao cạo Occam chỉ áp dụng cho các tường thuật cạnh tranh. Hơn nữa, William of Occam đă nói rằng các giải thích không nên chồng chất quá mức cần thiết. Đôi khi cần thiết phải có một đa số các tầm mức giải thích.
Lư tưởng của Dawkins về các cách giải thích khởi đầu với một lệnh truyền không bảo đảm: Không được có hơn một cách giải thích! (There shall be no more than one explanatory slot!)10 Lúc đó, ông cố gắng ép buộc ư niệm về Thiên Chúa đóng vai tṛ một giả thiết y như các giả thiết của khoa học. Phương cách đó ông nghĩ có thể ép buộc
thần học cạnh tranh và rồi bị đánh bại bởi các giải thích theo Darwin “đơn giản hơn” của ông. Quả thực lệnh truyền hoàn toàn tùy tiện của ông—chúng ta hăy gọi nó là định đề của chủ thuyết một nguồn giải thích (the postulate of explanatory monism)—là nguyên lư nền tảng đàng sau sự nhấn mạnh không nhân nhượng của ông rằng Thiên Chúa là một giả thiết. Đó là nguyên lư nền tảng, nhưng sai lầm, nằm bên dưới hầu hết các ức đoán của Dawkins về đức tin và Thiên Chúa.
Nếu quí vị là mù chữ và từ đó không thể đọc được ư nghĩa có thể được diễn đạt bằng bản in, thật hoàn toàn dễ dàng để thuyết phục quí vị rằng ư hướng của tác giả và nhà xuất bản không phải là một thành tố nguyên ủy trong việc sản xuất trang sách này. Khi quí vị khảo sát làm sao mực dính vào giấy, quí vị sẽ không t́m thấy ở tầm mức đó của sự phân tích một chứng cứ nào rằng có các tầm mức nền tảng và tinh tế hơn về ảnh hưởng có liên hệ đến. Tương tự, nếu một ai đó mù chữ về tôn giáo hoặc thần học, và không có một chút khả năng nào để t́m kiếm các ư nghĩa sâu sắc hơn của thế giới tự nhiên, thật dễ dàng để từ chối rằng sự phức tạp của sự sống đ̣i buộc một điều ǵ hơn là cách giải thích theo Darwin.
Một lần nữa ở đây, h́nh như Darwin đă học hỏi các nguyên tắc cho tṛ chơi của ông từ những người tạo dựng và thần học TKTM là những người chấp nhận định đề về chủ thuyết một nguồn giải thích. Họ nữa cũng sẵn ḷng nghĩ về Thiên Chúa như là một “giả thiết.” Chỉ khác với họ người thắng cuộc là Thiên Chúa hơn là Darwin. Nhưng luật chơi th́ giống như luật chơi của Dawkins: sẽ không có hơn một cách giải thích. Tuy nhiên, thần học không phải chơi theo các luật tùy tiện đó, và các chỉ trích gay gắt như Ảo giác về Thiên Chúa sẽ không thuyết phục được các nhà thần học trao đổi nhận thức được kết cấu phong phú về thế giới với sự nông cạn của cách giải thích một tầm mức duy nhất.
Để giữ vững định đề của ông về chủ thuyết một nguồn giải thích, Dawkins (147) cũng nêu lên sự phản kháng giả tạo rằng nếu các nhà thần học sẽ sử dụng Thiên Chúa như là cách giải thích về tính phức tạp của sự sống, lúc đó họ sẽ phải tiến đến bước kế tiếp và giải thích sự hiện hữu và tính “phức tạp” của Thiên Chúa (bất cứ “phức tạp” có thể có ư nghĩa như là một thuộc tính của Thiên Chúa). Dawkins nhấn mạnh, giả thiết Thiên Chúa đưa ra quá nhiều giả định ban đầu, cách riêng giả định rằng đă hiện hữu sẵn một vị Thiết kế (Designer) thông minh tuyệt mức phức tạp, có tính con người tên là Thiên Chúa, người có thể lúc đó tạo dựng ngay lập tức thiết kế phức tạp trong các tế bào và sinh vật. Lúc đó, làm sao các nhà thần học có thể giải thích sự hiện hữu của Thiên Chúa đó (147)?
Tôi không đủ chỗ ở đây để phơi bày tất cả mọi giả định đă trở thành khởi đầu của câu hỏi này. Chúng ta chỉ nói rằng Dawkins h́nh như vui ḷng lắng nghe các nhà thần học, với điều kiện chúng ta trước tiên đồng ư với ông ấy rằng: (1) Thiên Chúa, nếu Thiên Chúa hiện hữu, là một trường hợp của thiết kế phức tạp; và (2) giống như bất cứ trường hợp nào khác của thiết kế, sự hiện hữu của Thiên Chúa đ̣i buộc một cách giải thích, ví như cách giải thích theo Darwin, trong đó sự phức tạp dần dần trỗi sinh từ sự đơn giản vật lư bằng phương cách của các thay đổi nhỏ tích lũy qua một giai đoạn bao la của thời gian. Với Dawkins, đó là phương cách duy nhất trong đó thiết kế phức tạp cỏ thể trỗi sinh một cách có thể quan niệm được.
Dĩ nhiên, Dawkins tự do muốn định nghĩa các từ ngữ cách nào cũng được theo ư ông muốn, nhưng thần học không buộc phải chấp nhận việc đặc tính hóa của ông về Thiên Chúa. Thiên Chúa của thần học không phải là một trường hợp của thiết kế phức tạp trong ư nghĩa của Dawkins về một hỗn hợp đặt để lại với nhau từ các thành tố đơn giản hơn qua tiến tŕnh thời gian. Đúng hơn, Thiên Chúa là lư do tối hậu để có khả năng về bất cứ sự phức tạp nào nếu có. Với Dawkins, nền tảng cuối cùng của thiết kế phức tạp là tính đơn giản vật lư cộng thời gian cộng sự thay đổi dần dần tích lũy thêm, và khát vọng của ông về một giải thích tối hậu đi đến một lối tắc nghẽn trong công thức theo Darwin đó. Nhưng thần học phải xem xét sâu sắc hơn, t́m kiếm cách giải thích tối hậu về sự hiện hữu của một vũ trụ trong đó tính đơn giản vật lư cộng thời gian cộng sự thay đổi dần dần tích lũy thêm có thể dẫn đến sự phức tạp nếu có.
Những ǵ Dawkins đ̣i hỏi là rằng thần học đồng ư từ bỏ nhận thức không thời gian về Thiên Chúa như là “nền tảng tối hậu của mọi hiện thân” và thay thế nhận thức đó bằng một điều trong đó Thiên Chúa—nếu Thiên Chúa hiện hữu—cần một giải thích cũng chỉ như mọi trường hợp khác về thiết kế phức tạp. Nghĩa là, Thiên Chúa sẽ phải đến trong hiện hữu dần dần từ một sự đơn giản ban đầu. Ở đây Dawkins lại một lần nữa đang giả định rằng chỉ có một cách giải thích duy nhất khả dĩ, cùng một cách mà các nhà khoa học làm đầy với các tường thuật thuần túy vật lư của các kết quả thực nghiệm. Vậy Thiên Chúa phải chơi theo luật lệ của Dawkins và trở thành kết quả của một tiến tŕnh vật lư giả thiết đă có trước sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không cần phải nói, thần học không phải chấp nhận định đề của chủ thuyết một nguồn giải thích đó.
***
Thảo luận này có liên quan đến câu hỏi liệu Thiên Chúa có tính người hay không? Có, v́ nó cho thấy rằng Einstein, khi ông ngăn Thiên Chúa không cho có tính người, đă phạm cùng một sai lầm Dawkins vi phạm về việc định vị nơi nào cho giải thích thần học trong tương quan với khoa học. Như hầu hết các nhà thiên nhiên khoa học khác, Einstein sợ rằng một Thiên Chúa đáp ứng có thể hành động trên thế giới chỉ bằng cách xâm phạm vào chuỗi tự nhiên của nguyên ủy và từ đó khuấy trộn tính đầy luật lệ của thực tế vật lư. Nhưng sự khôn ngoan, yêu thương, và đáp ứng có tính người của Thiên Chúa không cạnh tranh với các nguyên ủy vật lư hơn là yêu cầu của nhà xuất bản của tôi về việc viết sách này can thiệp vào luật lệ hóa học dính chặt mực lên giấy trên trang sách quí vị đang đọc. Tính chỉ định vật lư, hoặc tính đầy luật lệ, của các tầm mức thấp hơn của thang bậc các cách giải thích không cần phải bị đ́nh chỉ để vũ trụ chịu ảnh hưởng của một Thiên Chúa có tính con người.
1 Albert Einstein, Ideas and Opinions (New York: Bonanza Books, 1954), 11.
2 Như trên
3 Ví dụ, Ursula Goodenough, The Sacred Depths of Nature (New York: Oxford University Press, 1998); Chet Raymo, Skeptics and True Believers: The Exhilarating Connection Between Science and Religion (New York: Walker & Co., 1998).
4 Steven Weinberg, Dreams of a Final Theory: The Search for the Fundamental Laws of Nature (New York: Pantheon Books, 1992), 245.
5 Như trên, 241-61.
6 Như trên, 256.
7 Monism: Chủ thuyết cho rằng chi có một nguyên lư, hoặc cho rằng thực tế chỉ có một toàn bộ cơ quan không có phần phụ thuộc (nd)
8 Ở đây tôi giới thiệu với người đọc các sách của tôi về tiến hóa và thần học: God after Darwin và Deeper Than Darwin.
9 Percival Davis và Dean H. Kenyon, Of Pandas and People: The Central Question of Biological Origins, in lần thứ 2, (Dallas: Haughton Publishing Co., 1993).
10 Xem Ulicia Segerstrale, Defenders of the Truth: The Battle for Science in the Sociology Debate and Beyond (New York: Oxford University Press, 2000), 399-400.
8
Thần học Kitô giáo và chủ thuyết vô thần mới
(Christian Theology and the New Atheism)
Lịch sử Kitô giáo chủ yếu là câu chuyện về khốn khổ và ngu dốt của loài người hơn là t́nh yêu đ̣i buộc của nó về Thiên Chúa.
—Sam Harris (106)
Thực ngu xuẩn khác thường biết chừng nào khi phải bảo vệ Kitô giáo…. Bảo vệ điều ǵ đều luôn luôn để mất ḷng kính trọng nó.
—Sǿren Kierkegaard[i]
Quan điểm của thần học Kitô giáo, Giáo hoàng Gioan Phaolô viết trong tông thư Fides et Ratio[ii], là để khai phá huyền nhiệm về t́nh yêu thương tự cho đi hết (self-emptying love) của Thiên Chúa. “Cam kết cơ bản của thần học là nhận thức về kenosis[iii] (tự cho đi hết) của Thiên Chúa, một chân lư vĩ đại và huyền nhiệm với tâm trí con người, tâm trí nhận ra không thể quan niệm được rằng đau khổ và cái chết có thể diễn đạt một t́nh yêu thương tự cho đi và không t́m kiếm điều ǵ đáp trả.”[iv] Bản thân không cơ bản về thần học, Gioan Phaolô diễn đạt nơi đây những ǵ vô số nhà tư duy Kitô giáo giờ đây đồng ư là thông điệp cơ bản của đức tin Kitô giáo. Thiên Chúa mà Kitô hữu trở thành biểu hiện trong Đức Giêsu Nazareth là t́nh yêu dễ bị xúc phạm, không bảo vệ, cùng một thứ t́nh yêu mà Kitô hữu tuyên xưng là môi trường, nền tảng, và vận mệnh của mọi hiện thân.
Theo lời khuyên của Kierkegaard, tuy nhiên, trong chương cuối cùng này, tôi không cố gắng bảo vệ nhận thức Kitô giáo này về Thiên Chúa chống lại sự tấn công của các người vô thần mới. Nó không cần sự bảo vệ v́ nó chẳng bao giờ đến được với luận chiến của họ. Hơn nữa, nhiều chuyện lạm dụng vi phạm nhân danh kẻ chuyên quyền tự cho ḿnh là trung tâm—Dawkins có thể gọi đó là “con quái vật”—thường được dùng thay cho Thiên Chúa của Kitô giáo cũng chẳng xứng đáng được bảo vệ. Về phần sự hiện hữu của t́nh yêu tự cho đi hết mà Kitô hữu gọi là Thiên Chúa được quan tâm đến, chẳng có ǵ trong các sách của Dawkins, Harris, và Hitchens có thể được gọi là một khiêu khích nghiêm chỉnh về thần học. Buồn thay, sự sâu sắc của thần học đă xẩy ra trong các cuộc tṛ chuyện trước đây giữa các người vô thần nghiêm chỉnh và các nhà tư duy Kitô giáo ít có cơ may xẩy ra ở đây. Tôi đang nghĩ đến làm sao thần học của Paul Tillich được sâu sắc thêm bởi việc ông tiếp xúc với các tác phẩm của Friedrich Nietsche và chủ thuyết hiện sinh vô thần; của Karl Barth với Ludwig Geuerbach; của Karl Rahner và Rudolf Bultmann với Martin Heidegger, của Jürgen Moltmann với Ernst Bloch; của Gustavo Butiérrez với Karl Marx; và của nhiều nhà thần học đương thời với Jacques Derrida, Jacques Lacan, và Jürgen Habernas. Ít nữa các người vô thần trong bản liệt kê này có đủ nhận thức về thần học để làm cho cuộc tṛ chuyện hấp dẫn và có lợi. Ngược lại rơ rệt, tầm mức khả năng suy xét thần học của các người vô thần mới quá nông cạn và không chính xác thậm chí để bắt đầu một cuộc tṛ chuyện như vậy.
Những ǵ có thể xứng đáng sự chú ư về thần học, tuy nhiên, là chủ thuyết toàn bích về luân lư (moral perfectionism) đang khơi động chủ thuyết vô thần mới và làm cho nó thành hấp dẫn đến thế với một số môn đồ của nó. Sự phẫn nộ tự tâm hồn của Sam Harris chống Kitô giáo, như được diễn đạt qua trích dẫn bên trên, là tiêu biểu cho sự chỉ trích nặng nề của các người vô thần mới về các đức tin hữu thần v́ sự thất bại của chúng trong việc làm thành hiện thực chính các lư tưởng đạo đức của chúng. Chắc chắn khó cho người đọc không thiên vị đồng ư rằng các người sùng mộ các đức tin hữu thần thường thất bại thảm hại trong việc thực hành những ǵ họ rao giảng. Trong các tội lỗi to lớn về quên sót và phận vụ bởi các thành viên, các tôn giáo Abraham không chối căi được đáng bị cơn giận dữ chánh đáng của sự chính trực. Không thiếu vắng sự chính trực với bộ ba mà chúng ta đă lắng nghe trong các chương trước.
Việc khiển trách sự lạm dụng và tầm thường tôn giáo, tuy nhiên, đă là một nguyên cớ chính trong các tiếng nói tiên tri quấy rầy lương tâm của các công dân Israel và Judah xưa. Thật khó t́m thấy trong tất cả các ghi nhận theo năm tháng của chủ thuyết vô thần về việc vạch trần sự lạm dụng tôn giáo nhiều hơn những ǵ đă được ghi nhớ qua lời của Amos, Hôsêa, Isaia, Giêrêmia, Êzêkien, Mica, và cùng loại qua các thời đại. Với sức lực bao la, các tiên tri giữa chúng ta đă nổi dậy liên tục trong việc phản đối nguy hiểm đến bản thân chống tính tôn giáo quyền quí cao đạo của chính các thời đại họ. Không nỗ lực che đậy nổi bất b́nh của họ, họ đă thẳng thắn lên án các người tin đồng bạn của họ, cách riêng v́ thất bại trong việc thực hiện công b́nh. Trong truyền thống tiên tri đó—của những ai khao khát công b́nh—Giêsu Nazareth đă khám phá ra chính nhân dạng và nhiệm vụ của Người.
V́ thế thực là kinh ngạc, không như nhiều người vô thần nghiêm chỉnh trong quá khứ, chẳng một ai trong các tác giả chúng ta đă khảo sát, h́nh như mơ hồ biết đến truyền thống tiên tri đó, cốt lơi luân lư của Do thái và Kitô giáo.[v] Ngược với nhiều va chạm vô thần trước đây với Kitô giáo, chủ đề công b́nh xă hội khó có thể nhận ra được là một vấn đề với Dawkins, Harris, và Hitchens. Dawkins quả thực đă đưa ra một gật đầu nhẹ nhàng với một trong các khuôn mặt tiên tri nhất của thời đại chúng ta, Martin Luther King Jr. Nhưng ông nhấn mạnh rằng thông điệp của King là “ngẫu nhiên” (incidental) với Kitô giáo của ông ấy (271). Hitchens cũng cảm thấy bó buộc phải đề cập đến King, nhưng tuyên bố di sản của King “chẳng dính líu ǵ mấy đến thần học ông rao giảng” (180). Chẳng có ai trong các người chỉ trích cho thấy dấu hiệu nào chứng tỏ họ đă đọc “Thư từ nhà tù Birmingham” (Letter from Birmingham Jail) của King. Văn kiện cột mốc đó trong phong trào quyền công dân rơ ràng dẫn chiếu Đức Giêsu và các tiên tri như là các tiếng nói uy quyền nhất ủng hộ cho những ǵ các người khác gọi là “chủ thuyết cực đoan” của sự chống đối của King chống lại sự bất công của chủ thuyết kỳ thị màu da:
Đức Giêsu không phải là một người cực đoan về yêu thương hay sao: “Hăy yêu thương kẻ thù của quí vị, chúc lành cho những ai chửi rủa quí vị, làm điều thiện cho những ai ghét quí vị, và cầu nguyện cho những ai bất chấp lợi dụng quí vị, và bắt bớ quí vị.” Amos đă không phải là một người cực đoan về công b́nh hay sao: “Hăy để công b́nh tuôn đổ xuống như nước nguồn và công chính như một ḍng suối luôn luôn tuôn chảy.” Chẳng phải Phaolô là một người cực đoan về phúc âm Kitô giáo hay sao: “Tôi mang trong thân thể tôi các dấu chứng của Chúa Giêsu.”[vi]
Sự hiểu sai cố t́nh này về King cung cấp một ví dụ chính yếu về tầm mức trong đó chủ thuyết vô thần mới sẽ đi đến trong việc mơ hồ phác họa đức tin Kinh thánh như là điều ác. Nếu họ đă liên kết King với truyền thống tiên tri, họ đă công nhận Kinh thánh với nhiều điều thiện đạo đức hơn họ nghĩ nó đáng có. Vô t́nh, trong khi Dawkins vất vả thanh luyện King khỏi ảnh hưởng lan truyền của Kinh thánh bằng cách liên hệ ông ấy với Mohandas K. Gandhi—người, chúng ta đă biết, không phải là Kitô hữu (271)—Hitchens lại bận rộn không tín nhiệm Gandhi v́ liên kết thông điệp của ông về việc giải phóng quá gần gủi với đức tin bất cứ thể loại nào (184). Cả hai tác giả đều khẳng định King có thể đă là một người giải phóng xă hội hữu hiệu hơn nếu ông ấy đă không bị dính líu đến Kitô
giáo và Kinh thánh của nó.
GIÁO THUYẾT THANH GIÁO
(Puritanism)
Quan tâm đến các vấn đề như công b́nh xă hội và trách nhiệm môi trường không quan trọng trong chỉ trích của các người vô thần mới về Kitô giáo, như các vấn đề đó đă là quan tâm của các người vô thần khác. Hơn nữa, cũng chính nhân danh luân lư mà ba người toàn bích không thần chúa của chúng ta gửi đến các tia chớp mănh liệt nhất. Sự thực, theo quan điểm thần học Kitô giáo, những ǵ nổi bật trên mọi thứ khác trong chủ thuyết vô thần mới là chủ thuyết thanh giáo nhận thức và đạo đức của nó. Các người đề xuất chủ thuyết này tin tưởng họ đă không bị cản trở đi đến được chân lư và chính trực đạo đức cho đến nổi giờ đây họ có thể chia cách hoàn toàn với sự không tinh khiết trí tuệ và luân lư của các hiện thân con người què quặt đức tin tính đến điểm này. Quả thực họ tuyên bố cuối cùng đă giải thoát tính hợp lẽ và năng lực bẩm sinh của chúng ta khỏi hàng thế kỷ nô lệ vào văn chương xưa cũ và sự điên dại của Thời đại đồ sắt của các tôn giáo Abraham. Về thông tuệ, chủ thuyết Thanh giáo vô thần mới mang h́nh thái một chủ thuyết khoa học không khoan nhượng làm vệ sinh tâm trí chúng ta bằng cách tẩy sạch bụi bặm về đức tin.
Về đạo đức, cũng một nổi ám ảnh thanh giáo đó tự tuyên xưng bằng một hứa hẹn kiềm hăm luân lư kể từ đây vào một tính hợp lẽ được tẩy sạch bằng khoa học khỏi mọi ràng buộc với tôn giáo.
Lố bịch thay, các người đề cao chủ thuyết Thanh giáo mới h́nh như chẳng hề biết rằng chính chương tŕnh toàn bích của họ đă khó tự thanh luyện khỏi sự lớn mạnh hoang tưởng hai nguồn[vii] xưa đă có hàng thế kỷ trước Kitô giáo. Các người vô thần mới không phải là các người sành điệu đầu tiên đă hứa hẹn sự cứu độ thuần túy bằng kiến thức, và sự vắng bóng bất cứ ư nghĩa nào của nghịch lư, lố bịch, khoan nhượng, và mơ hồ trong các chỉ dạy của họ là hiện tượng của cơn cám dỗ con người kiên tŕ để trở thành bị ám ảnh bởi sự thuần khiết nhận thức và đạo đức bằng vào sự thiệt hại của sắc thái và phức tạp.
Sự ám ảnh này tự nó thoát thai từ cảm quan về sự tách ĺa đưa ra bởi thần thoại hai nguồn—có người sẽ cho là “Kiến thức thần thoại” (Gnostic[viii])—không bao giờ thực sự được thanh lọc trong tư duy phương Tây. Tôi có thể gợi ư, do đó, rằng cội rễ văn hóa của sự ghê tởm vô thần mới với đức tin Kinh thánh nằm không chỉ trong sự căng thẳng khoa bảng không phê phán của chủ thuyết khoa học c̣n trong cùng một xu hướng hai nguồn xưa cũ vẫn tồn tại cách vô ư thức trong viễn ảnh thanh giáo về thực tế.[ix] Như nhà triết học vĩ đại Paul Ricoeur đă cho thấy, viễn ảnh thanh giáo này quay lại với các thần thoại xưa cũ đă chia cách linh hồn (và về sau “tâm trí”) hoàn toàn ra khỏi vật chất và tính có thể xác, một viễn ảnh mà Kitô giáo từ khước ngay từ ban đầu, nhưng đến nay hiển nhiên vẫn không hoàn toàn thành công.[x]
Chủ thuyết thanh giáo vô thần mới được bày tỏ rơ ràng nhất trong việc lên án luân lư Kinh thánh là thánh đối với người Do thái, Kitô giáo và Hồi giáo. Các sách được khẳng định là “thánh” đó, theo các người toàn bích mới của chúng ta, bị ô nhiễm trong ít nhất bốn phương cách: thứ nhất, bởi sự kiện đơn giản của tính cổ xưa của chúng; thứ nh́, bởi sự thất bại của chúng trong việc cung cấp kiến thức thực sự (nghĩa là, khoa học); thứ ba, bởi sự khoan nhượng của chúng với các nguyên tắc phẩm hạnh và vai tṛ khuôn mẫu không đáp ứng các tiêu chuẩn của các người vô thần mới về sự chính trực; và thứ tư, bởi việc chúng đề cao đức tin.
Thay v́ tự tách biệt một cách biện giải khỏi lời kết tội đó, tuy nhiên, thần học có thể trả lời rằng Kitô giáo có tội như bị lên án. Tất cả những ǵ tôi muốn nói thêm là rằng bất cứ nơi đâu lư tưởng của các người vô thần mới về sự thuần khiết làm cho họ thấy ô nhiễm, Kitô giáo thấy hiện thân (embodiment). Vị Thiên Chúa dễ bị xúc phạm của Kitô giáo không tách biệt khỏi sự hỗn loạn của các tiến tŕnh tự nhiên và lịch sử. Thiên Chúa của tôn giáo đó đă nhập thể (incarnate) không hổ thẹn; mang xác thịt hoàn toàn trong thế giới; và liên hệ mật thiết với sự trở thành hiện hữu, tính xưa cổ, sáng tạo, đau khổ, không chắc chắn, phải chết, nhược điểm, và hy vọng.
Đáng hổ thẹn theo tâm trí cố định của các người luận giải vô thần mới là rằng vị Thiên Chúa của Kinh thánh h́nh như không đáng tin cậy, ghen tương, giận hờn, bạo lực, luật pháp, và phán đoán. (Không được đề cập đến rằng theo một cách khác, Yavê là chậm giận hờn, khoan dung, yêu thương, chăm sóc, và tha thứ). Thực là ghê tởm, cách riêng với Dawkins và Hitchens, rằng đức tin Kinh thánh là phỏng theo h́nh dạng con người (anthrophomorphic) đến thế. Đo lường theo tiêu chuẩn thanh giáo của họ, Đấng Tối cao (the Almighty) phải ở bên trên các liên hệ thỏa hiệp như thế về đặc tính con người. Hơn nữa, nếu Kinh thánh cho là được “viết bởi Thiên Chúa,” như Harris nói thế, tại sao Tác giả của nó không gây được ấn tượng đáng được tôn trọng hơn về thông tuệ, khoa học, luân lư, và cảm xúc?
Hitchens cũng kinh hoàng v́ Kinh thánh thất bại sống kịp với h́nh ảnh theo chủ thuyết toàn bích của ông về sự siêu nhiên lư tưởng cho đến nổi ông bị ép buộc phải kết luận rằng, hỡi ơi, tôn giáo là một điều ǵ do hiện thân con người “chế tạo nên.” Lư do chính cho việc ông viết Thiên Chúa không vĩ đại xem ra là để cho chúng ta c̣n lại biết được khám phá của ông.
NHẬP THỂ
(Incarnation)
Trong chương trước, chúng ta đă thấy chính ư niệm về một Thiên Chúa có tính con người như thế, không kể các đặc tính rơ rệt, là vấn đề với các người vô thần mới, cũng như là thế với hầu hết các người thiên nhiên khoa học. Tuy nhiên, thật khó tưởng tượng làm sao thực tế về một huyền nhiệm siêu nhiên, nếu quả thực có hiện hữu điều ǵ như thế, có thể nắm bắt sự chú ư và ủng hộ của hiện thân con ngựi có tính người (personal human beings) nếu nó tự tŕnh bày như là bất cứ điều ǵ ít hơn là có tính người. H́nh ảnh theo nhân dạng con người (anthromorphic imagery) làm phật ḷng thể loại Chủ thuyết Kiến thức thần thoại (Gnosticism) nhấn mạnh đến sự không liên hệ hoàn toàn của đức tin với lịch sử, và của Thiên Chúa với việc liên quan đến thời gian, địa điểm, và biến cố rơ rệt. Nhưng với một đức tin nhập thể, Thiên Chúa không cách biệt với thế giới nhưng thay vào đó tuyệt đối liên hệ đến nó.[xi] Sự liên hệ này không thể được hiểu rơ với những người tôn giáo bằng phương cách của h́nh ảnh không có tính người.
Nếu Thiên Chúa là t́nh yêu tuyệt đối tự cho đi, như đức tin Kitô giáo tuyên xưng, không ǵ đáng ngạc nhiên khi t́nh yêu đó sẽ tự bày tỏ khiêm nhượng và ẩn dấu cho các thành viên của chủng loại chúng ta trong trang phục hèn kém của tính người của con người (human personality). Niềm tin Kitô giáo rằng Thiên Chúa hiện diện hoàn toàn trong Đức Giêsu Kitô nghĩa là, ít nhất, sự toàn bích của Thiên Chúa bao gồm không phải sự tự thanh luyện khỏi tính mơ hồ về tiến hóa của thiên nhiên hay khỏi tính đầy tội lỗi của lịch sử con người, mà bao gồm một sự mật thiết không ngang bằng với thế giới trong tất cả mọi phấn đấu và độc ác bất công của nó. Mục đích của sự mật thiết này là để nâng cao hay “siêu nhiên hóa” thế giới, nhưng điểm khởi hành của cuộc phiêu lưu này là một vũ trụ rất chưa hoàn tất và không toàn bích. Thần học Kitô giáo chẳng hề bối rối rằng h́nh tượng phỏng theo h́nh dạng con người là thiết yếu cho việc tự mặc khải dần dần của Thiên Chúa. Để tin với Hitchens rằng tôn giáo do đó là “do con người làm ra” chi mới là phân nửa câu chuyện. Phân nửa c̣n lại là rằng chính sự mật thiết của Thiên Chúa với thế giới gây ra việc con người trần thế trước hết “chế tạo” một h́nh ảnh (imagery) có tính người thực sự mặc khải.
Diễn dịch theo thần học, không chỉ đức tin Kinh thánh mà cả hành tŕnh tôn giáo dài của toàn thể chủng loại chúng ta là một chuỗi các đáp ứng với một lời mời gọi đến sự mật thiết bởi huyền nhiệm vô tận của Thiên Chúa.
Nhưng v́ không một h́nh ảnh riêng biệt nào có thể bao giờ nắm bắt được sự tràn đầy và sâu thẳm của huyền nhiệm vô biên khó nắm bắt đó, việc t́m kiếm tôn giáo của nhân loại, kể cả của Kitô hữu, không bao giờ có thể kết luận được. Từ đó nhiều lần sinh ra và chết đi của các nam nữ thần chúa xuyên suốt các thời đại đều nhất quán theo logic với sự hiện diện và lời mời gọi im lặng nhưng thường xuyên của Đấng Vô biên. Lời mời gọi siêu nhiên nắm bắt chúng ta hơn là chúng ta nắm bắt nó, v́ thế chúng ta không thể đưa nó thành chủ thể cho việc kiểm soát trí tuệ của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể nói về nó theo thứ ngôn ngữ không chính xác nhưng phong phú của biểu tượng (symbols), tương đồng (analogies), và ẩn dụ (metaphors) có điều kiện theo văn hóa. Nhưng có lẽ chính việc kiểm
soát trí tuệ mà chúng ta muốn. Nếu quả thế, trong cơn bực bội của chúng ta rằng huyền nhiệm siêu nhiên tránh né khỏi sự nhận hiểu khoa học, chúng ta xem ra diễn dịch tính không khả dĩ của Thiên Chúa như là một sự trống rỗng vô biên. Sự rối loạn giữa sự tràn đầy vô biên và sự trống rỗng vô biên là một trong các dấu hiệu thiết yếu của chủ thuyết vô thần.
Tuy nhiên, sự kiện rằng các h́nh ảnh (icons) tôn giáo đến rồi đi, hoặc rằng chủ thuyết tượng trưng về Thiên Chúa không hợp khẩu vị chúng ta, không đủ để chứng tỏ rằng môi trường tối hậu và vận mệnh cuối cùng của thế
giới là một sự hư vô vô tận (infinite nothingness). Quả thực, sự không vừa ḷng tôn giáo luôn măi của chúng ta, và thậm chí nổi hờn giận thành thực của chúng ta với tôn giáo như thế, chỉ có thể xẩy ra nếu ư thức của chúng ta đang ở trong t́nh trạng nắm bắt một điều ǵ sâu thẳm và vươn xa hơn. Nếu không phải thế, lúc đó sẽ không có cơ sở cho các chống đối của chúng ta với việc dùng h́nh ảnh (iconoclastic protests). Các linh hồn nhậy cảm trong mọi giai đoạn của lịch sử tôn giáo sẽ trở nên chán nản về các phương cách không vừa ư trong đó các tôn giáo đương thời trưng bày lư tưởng của chúng. Đôi khi các người vô thần nghiêm chỉnh có thể trở nên chán nản về các trưng bày của sự thánh thiện cho đến nổi họ lên án mọi tôn giáo như là thô lậu và tục tằn. Nhưng thậm chí các than phiền có ư hướng tốt đẹp chống “Thiên Chúa” hay các h́nh ảnh (images) của Thiên Chúa không có một dính líu nào với chúng trừ phi chính các người phiền trách tự họ đang đứng trong một nền tảng sâu thẳm hơn.
KHOAN DUNG VỚI MƠ HỒ
(The Tolerance of Ambiguity)
Quả thực, do đó, các người vô thần mới đang đ̣i hỏi rằng tôn giáo hoặc cung cấp các trưng bày toàn bích về Thiên Chúa (phù hợp với khẩu vị của họ) hoặc bỏ rơi các h́nh ảnh tất cả, nhưng Kitô giáo khoan dung với sự mơ hồ và sự không toàn bích trong phấn đấu của Kinh thánh để tưởng tượng ra Thiên Chúa. Tại sao? V́ điều thay thế sẽ tệ hại hơn nhiều, nói rơ ra, một Đấng Tuyệt đối (an Absolute) duy tŕ miên viễn bên trên các phấn đấu của thế giới trong một sự xa cách huy hoàng khỏi hy vọng, thảm họa, buồn rầu, và phấn đấu của những con người trần thế yếu đuối và câu chuyện rộng lớn hơn về tiến hóa vũ trụ và sinh học. Một Thiên Chúa tách rời xa cách như vậy có thể sẽ là một suy tư chính xác về lư tưởng luân lư của các người vô thần mới, nhưng sẽ không phải là Thiên Chúa của đức tin Kitô giáo. Sự thực, theo quan điểm của truyền thống tiên tri Kinh thánh, Vị Thiên Chúa thanh giáo của sự xa cách huy hoàng sẽ là một “vai tṛ kiểu mẫu” không luân lư cho con người.
Bản mô tả công việc (job description[xii]) của các người vô thần mới về một thần chúa lư tưởng đ̣i hỏi một sự Toàn bích (Perfection) được thanh luyện không chỉ khỏi sự tục tằn của sự hiện hữu bộ tộc mà c̣n khỏi sự lây nhiễm bởi sự hiện hữu con người như vậy. Thiên Chúa Kitô giáo không hội đủ điều kiện. Trực giác của Kitô giáo là rằng Thiên Chúa nhập thể, rằng Đấng Tạo dựng chấp nhận thế giới hoàn toàn trong mọi sự không toàn bích của nó, thậm chí đến điểm trở thành một đứa trẻ, ăn với người tội lỗi, và kinh qua cái chết trên thập giá. Lời khuyên của thần học Kitô giáo với người đọc các đoạn trong Kinh thánh nơi Thiên Chúa h́nh như không hoàn toàn theo tiêu chuẩn luân
lư là luôn luôn diễn dịch mọi điều trong Kinh thánh dưới ánh sáng của các chủ đề chi phối về hy vọng, giải thoát, nhập thể, và t́nh yêu thương tự cho đi hết của Thiên Chúa. Ngay khi chúng ta để các chủ đề chính đó thoát khỏi tầm mắt, chúng ta sẽ đi đến chỗ hiểu các đoạn đó với sự cách biệt nghĩa đen, như Dawkins làm khi ông đến chỗ có được
chân dung về một Thiên Chúa quái vật của Cựu Ước. Đọc các đoạn nào đó trong Kinh thánh, kể cả Kinh thánh Kitô giáo, có thể là một kinh nghiệm hiểm nghèo và hoang mang nếu người ta trước tiên không có một vài cảm quan về các chủ đề bao trùm của Kinh thánh. Theo quan điểm thần học Kitô giáo, có lẽ điều quan trọng nhất trong các điều
đó là cảm quan về tự do, điều cùng với chủ đề với lời hứa và sự trung thành của Thiên Chúa ràng buộc hầu hết các sách của Kinh thánh vào trong một liên kết không được các người vô thần mới nhận ra. Chính trong sự giải thoát họ khỏi chế độ nô lệ và diệt chủng, dân tộc Hebrew t́m thấy cơ sở kinh nghiệm của sự biểu tượng hóa của họ về Thiên
Chúa như là Đấng Giải thoát, thế nhưng việc liên kết gần gủi của Thiên Chúa với sự giải thoát, một khía cạnh định nghĩa của các truyền thống Abraham, không được đề cập đến nơi nào cả, chưa nói đến chuyện thảo luận nghiêm chỉnh trong các cuốn sách chúng ta đă khảo sát.[xiii]
Một trong các ích lợi to lớn của việc theo học một khóa tŕnh độ đại học về văn chương Kinh thánh, hoặc trở thành một phần tử của một nhóm nghiên cứu Kinh thánh được thông tin bởi tŕnh độ học thuật theo kịp thời đại, là rằng người ta có thể học cách đọc các bản văn Kinh thánh một cách nào đó để một chủ đề chính yếu, ví dụ giải thoát, vẫn trong sáng trong bối cảnh thậm chí trong khi chúng ta đang đọc các đoạn có thể h́nh như khó chịu về luân lư khi đọc cách biệt. Ví dụ, Hitchens không thể vượt qua được câu chuyện lệnh truyền của Thiên Chúa để Abraham giết chết con trai ông ấy. “Không có điều ǵ làm nhẹ nhàng ư nghĩa rành rành của câu chuyện hăi hùng đó,” Hitchens nói theo luân lư (206). Nhưng chính là lối đọc thẳng đuột của Hitchens về mọi điều trong Kinh thánh dẫn ông và các đồng bạn theo chủ thuyết nghĩa đen của ông bỏ qua chủ đề của đức tin không điều kiện vào một Thiên Chúa giải thoát nổi bật trong câu chuyện về Abraham và Isaac, cũng như nhiều tường thuật Kinh thánh khác. V́ Hitchens đă từ khước đức tin mọi thể loại, giá trị duy nhất Kinh thánh có thể khả dĩ có đối với ông là các dạy dỗ luân lư. Một khi
các chủ đề hoa mỹ về lời hứa, trung tín, và giải thoát đă trắng trợn ra khỏi các trang sách Kinh thánh, như chúng là thế trong trường hợp đọc hiểu “thẳng tuột” công khai của Hitchens các bản văn cách biệt, lúc đó câu chuyện về Abraham và Isaac trở thành chẳng là ǵ ngoại trừ một nghiên cứu trường hợp cư xử tệ hại.
Tương tự, Dawkins thấy xúc phạm luân lư thậm chí với Mười Giới răn và việc Kinh thánh cấm đoán thần tượng (237-48). Nhấn mạnh rằng “Kinh thánh không phải là loại sách quí vị nên đưa cho con em quí vị để h́nh thành luân lư của chúng” (247), ông thất bại trong việc nhận ra rằng việc cấm đoán thờ thần tượng trong Mười Giới răn và các Tiên tri có thể đọc hiểu như là một diễn đạt của chủ đề nền tảng của Kinh thánh về giải thoát—rằng chúng ta không cần phải trói buộc cuộc sống của chúng ta vào với các điều quá nhỏ nhoi với chúng ta. Việc ông nhạo báng Mười Giới răn hoàn toàn bỏ mất bối cảnh giao ước và hướng về giải thoát (covenantal and liberationoriented).
Một khi các chủ đề đó đă bị gột rửa ra khỏi luận giải của ông, chẳng có ǵ c̣n lại ngoại trừ các tùy tiện các con phải và không được (thou shalts and shalt nots). Nhưng điều này tốt thôi với Dawkins v́ ông muốn người đọc của ông cùng với ông giảm thiểu Kinh thánh xuống chỉ c̣n là giáo dục luân lư. Hy vọng của ông là rằng, một khi người đọc bị chia trí để làm thành cùng một giả định như vậy, họ sẽ đồng ư với ông rằng Kinh thánh chỉ là một sự thất bại như vậy trong việc hoàn thành những ǵ ông nghĩ là mục đích quan trọng nhất chính là làm cho tất cả chúng ta c̣n lại lăng quên nó hoàn toàn.
Theo một quan điểm thần học Kitô giáo, tuy nhiên, điểm chính của Kinh thánh không phải là luân lư dù cách nào, nhưng rằng chúng ta không bao giờ được mất tín nhiệm rằng cuộc sống của chúng ta, lịch sử nhân loại, và chính vũ trụ đều là thành phần của một vở kịch đầy ư nghĩa nghiêm trọng của giải thoát và lời hứa về sự hoàn thành tối hậu. Hơn nữa, cảm quan rằng cuộc sống chúng ta có một ư nghĩa, và rằng cuộc sống là đáng sống trong một tinh thần tín nhiệm, cung cấp năng lượng và phương hướng cho khát vọng luân lư nếu không như vậy có thể thiếu đi.
Theo sự khôn ngoan tôn giáo tích lũy của chủng loại chúng ta, không một tín nhiệm cơ bản rằng toàn bộ hiện thân, kể cả chính vũ trụ, có một ư nghĩa, nước ngọt đạo đức của chúng ta cuối cùng sẽ khô cạn v́ thiếu chất nuôi dưỡng.
Thế nhưng chủ thuyết vô thần mới đang làm mọi sự nó có thể để thuyết phục chúng ta rằng vũ trụ là không quan điểm và rằng đến lúc cuối cùng cuộc sống của chúng ta cũng nhằm vào hư không như vậy—không phải là sự sắp đặt thuận lợi nhất cho việc nở rộ năng lực của chúng ta vào điều thiện.
Các người vô thần mới, người ta có thể chắc chắn, sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng Kinh thánh không phải là về ư nghĩa nhưng là về luân lư, như thể hai điều đó tách biệt nhau. Nhưng v́ thần học Kitô giáo t́m ư nghĩa trước khi nó h́nh thành luân lư của nó, nó không tuyên bố rằng mọi điều trong Kinh thánh là xứng đáng như nhau, nói theo luân lư, dù cách nào. Trên thực hành, đa phần tuyên xưng Kitô giáo đă cho phép một cách đọc hiểu tùy chọn (selective reading). Một cách thành thực, Kinh thánh gồm cả các bản văn man dă mà không ai thấy nâng cao đạo đức. Thực tế, đời sống phụng vụ của các giáo hội đă b́nh thường bỏ qua các câu của Thánh vịnh và các tác phẩm khác cầu xin Thiên Chúa nghiền nát kẻ thù của chúng ta, nói ví dụ.
Hơn nữa, thậm chí sự kiện rằng các văn bản nào đó qua ḍng thời gian trở thành không liên hệ hoặc gây khó chịu cho khẩu vị đạo đức đương thời của chúng ta đều hoàn toàn nhất quán với đặc tính nhập thể của đức tin Kinh thánh. Thay v́ nằm dí trong nơi trú ẩn Plato bên trên sự kinh hoàng của lịch sử, vị Thiên Chúa của Kitô giáo trở thành nhập thân vào các biến cố phụ thuộc vào lịch sử và văn hóa. Không nghi ngờ ǵ, một Thiên Chúa mà nhân dạng đan chéo với các thời đại và địa điểm nhất định, cũng như với đau khổ và chết chóc, đă luôn luôn là khó nuốt, thậm chí với nhiều Kitô hữu. Nhiều người trong những người đương thời của Đức Giêsu đă chấn động v́ Người ḥa đồng dễ dàng với những người kém danh tiếng, và v́ thế họ thắc mắc làm sao Người có thể đến từ Thiên Chúa. Thế nhưng, trong tinh thần của một Thiên Chúa chấp nhận mơ hồ, Kitô giáo quyết định tương đối sớm sủa trong lịch sử của nó, cho dẫu không phải không với chống đối, để bao gồm trong toàn bộ Kinh thánh các bản văn mà Dawkins và Hitchens nhận thấy đáng coi thường. Cả hai nhà luân lư đó có thể vui hưởng t́nh đồng bạn của Marcion, một người lạc giáo đă bị giáo hội Kitô giáo sơ khởi từ khước v́ giáo huấn rằng vị Thiên Chúa của Kinh thánh Hebrew có thể không chắc là vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.
Giả thuyết không nói ra đằng sau sự khinh thị của Hitchens và Dawkins về phương cách Kinh thánh tạo thành h́nh ảnh Thiên Chúa là rằng nó vi phạm các tiêu chuẩn ngấm ngầm của họ về sự thuần khiết luân lư và tôn giáo.
Nhưng chủ thuyết lư tưởng này nêu lên câu hỏi làm sao các người vô thần mới tự họ đến được chính cảm quan được tinh luyện của họ về sự thiện và sự ác. Harris cố đến cứu. Ông tuyên bố rằng cảm quan của chúng ta về điều đúng điều sai đến bằng phương cách của một “trực giác” trực tiếp không đả động đến bởi sự hiện hữu của thời gian và lịch sử. “Sự kiện rằng chúng ta phải dựa vào một số trực giác nào đó để trả lời các câu hỏi đạo đức,” ông viết, “ít nữa không gợi ư rằng có một điều ǵ đó không cụ thể, mơ hồ, hoặc phụ thuộc vào văn hóa về chân lư đạo đức” (184). Cũng như ông đến được kiến thức đích thực bằng phương cách khoa học được khử khỏi trùng đức tin, người vô thần mới này có thể được chuyên chở đến lănh vực sự thiện thuần túy bằng khả năng trực giác cọ sạch khỏi lịch sử và thậm chí hiện thực. Thế th́, làm sao Kitô giáo có thể, với vai tṛ kiểu mẫu u buồn của nó về một Thiên Chúa đem ḷng yêu mến vật chất (matter), thời gian, lịch sử, hiện thực, và người tội lỗi, hy vọng có bao giờ theo kịp một tiêu chuẩn như vậy về sự thuần khiết?
Tôi phải ghi nhận rằng thần học Kitô giáo xuyên suốt nhiều thế kỷ chia sẻ phần lớn sự chê trách về sự kiện rằng các lư tưởng thanh giáo của các người vô thần mới đă trở nên nằm sẵn trong nền văn hóa phụ thần bí (mythic subculture) của nền văn hóa thông tuệ và phổ thông phương Tây. Sự thực, nhiều người hai nguồn vẫn c̣n tồn tại trong hàng ngũ những người tin Kitô giáo cũng như hàng ngũ những người vô thần, nhưng lư tưởng hai nguồn đă luôn luôn hiện hữu căng thẳng với các nền tảng Kinh thánh của Kitô giáo. Trong nhiều trăm năm vừa qua, thần học Kitô giáo đă dần dần lấy lại, cho dẫu không phải không có trở lực, niềm tin nguyên thủy và phiêu lưu hơn của nó rằng Thiên Chúa không thể t́m kiếm tách riêng khỏi thế giới vật chất, hiện thân con người, và các mơ hồ của hiện
hữu lịch sử. Từ đó, thật hoàn toàn hấp dẫn hơn khi các người vô thần mới giờ đây đang đưa Kitô giáo vào khảo sát bằng cách t́m kiếm sự ủng hộ của cùng các chủ đề bảo thủ, thanh giáo, hai nguồn mà Kitô giáo đă từng phấn đấu tự ḿnh tách rời khỏi đó trong hàng thế kỷ. Cuộc chiến đấu của họ với Kitô giáo ngày nay là chương cuối cùng nhất trong sự phấn đấu gần như miên viễn giữa hai lư tưởng tôn giáo xưa cũ: thanh giáo và nhập thể. Trong chừng mực họ muốn tránh thoát và thậm chí loại bỏ thần học, cuộc cỡi ngựa đấu kiếm đương thời của các người vô thần mới với đức tin Kitô giáo là thành phần của một vấn đề thần học lâu dài, nôi bộ, và không thể tránh thoát.
Theo phần lớn các nhà thần học đương thời nhất, trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta không thể hy vọng gặp gỡ Thiên Chúa bằng cách tránh né mọi thời gian rơ rệt, địa điểm nhất định, và kinh nghiệm thực sự. Thiên Chúa không phải là một giả thiết có thể trừu tượng khỏi sự vướng mắc với các ngẫu nhiên của lịch sử tự nhiên và con người. Mục đích của Dawkins để quyết định vấn đề Thiên Chúa theo khoa học bằng cách biến Thiên Chúa thành một giả thiết là một diễn đạt về chủ thuyết thanh giáo nhận thức cũng trắng trợn như các nỗ lực kiến thức thần thoại xưa cũ để đạt đến kiến thức thuần túy về Thiên Chúa bằng cách trước tiên từ chối việc nhập thể. Nhưng Thiên Chúa Kitô giáo nhập thể cách sâu thẳm không thể gặp gỡ được trong không gian nhận thức thanh luyện theo hai nguồn
khép chặt khỏi các biến cố, h́nh ảnh, biểu tượng, và ẩn dụ cụ thể trỗi sinh từ các kinh nghiệm ngẫu nhiên về văn hóa, địa lư, và lịch sử của những con người thực sự. Những người thanh giáo, không kể là tôn giáo, khoa học, hay luân lư, bối rối rằng những ǵ là tuyệt đối toàn bích có thể trở thành bị ô nhiễm bởi tính ngẫu nhiên và có thể hư nát.
Nhưng đó chính đích thực là thể loại toàn bích mà vị Thiên Chúa tự làm cho trống rỗng của đức tin Kitô giáo tŕnh bày.
Với Hitchens và Harris, sự kiện rằng đức tin đi kèm với các h́nh ảnh về Thiên Chúa nếu có, làm cho Kitô giáo không chút giá trị theo thông tuệ. Sự không khoan nhượng thanh giáo này về bất cứ Thiên Chúa nào mà thực tế trở nên nổi danh qua h́nh ảnh, chuyển sang việc đọc hiểu Kinh thánh của họ. Trong một biểu lộ khác thường về sự điều độ nhận thức, đạo đức, và biện giải, Hitchens và Harris diễn dịch một đa dạng rộng răi của văn thể và thể loại Kinh thánh như là chứng cứ của học thuật không thể chấp nhận được về Thiên Chúa. Tôi đă đề cập đến nỗi sửng sốt của Harris rằng nếu Kinh thánh được Thiên Chúa viết, nó phải có khoa học và toán học của nó ngay hàng thẳng lối. Với Hitchens, sự sai biệt giữa các tường thuật về sự sinh ra và đóng đinh của Đức Giêsu trong các Phúc âm đă đủ để hạ bệ giáo điều về cảm hứng Kinh thánh. Làm sao một thần chúa toàn năng khả dĩ là ngọn đèn hướng dẫn đàng sau các cẩu thả của bản văn đó, chưa nói đến vũ trụ học sai lầm? Tôi thành thực ngạc nhiên rằng các thông dịch viên chuyên gia của chúng ta đă quên đánh đ̣n Luca và Matthêô v́ đă đạo văn Maccô và Phúc âm nguồn được biết đến như là Q. Tại sao Thiên Chúa được cho phép đi qua mà không có cước chú? Tại sao không có tính thông thái hoàn toàn nếu Kinh thánh là một cuốn sách cảm hứng? Tôi có thể tiếp tục tiếp tục, nhưng tôi giả định đă nói được điều muốn nói.
TIẾN HÓA VÀ THẦN HỌC KITÔ GIÁO
(Evolution and Christian Theology)
Giả thuyết thanh giáo dẫn Dawkins đến việc từ khước Kitô giáo trên nền tảng luân lư cũng tạo sơ sở cho niềm tin của ông rằng Thiên Chúa của Kitô giáo cũng phải bị từ khước trên nền tảng khoa học nữa. Bức tranh của Darwin về sự sống, theo Dawkins, hủy hoại Thiên Chúa của Kinh thánh cách quyết định.[xiv] Làm sao được vậy? Khoa học tiến hóa cho thấy rằng thiên nhiên không trưng bày một dấu chỉ nào về thiết kế thông minh. Dawkins muốn một vũ trụ phù hợp với ư niệm của ông về sự duyên dáng cấu tạo và thiết kế toàn bích, cũng như ông muốn một Thiên Chúa phù hợp với khái niệm của ông về toàn bích luân lư. Ông chẳng được chút nào cả. Do đó, với Dawkins, Thiên Chúa đơn giản không thể hiện hữu. Một Thiên Chúa toàn bích tốt đẹp sẽ không bao giờ đă làm nên một thế giới trong đó có biết bao nhiêu phấn đấu cách mạng, phế phẩm, đau khổ, và chết chóc xẩy ra. Nếu Thiên Chúa là một kỹ sư toàn bích, sẽ không thể có chỗ cho sự không toàn bích mà các nhà sinh học t́m thầy trong thế giới sinh vật.
Thế th́, từ đó, quan điểm thanh giáo về luân lư tiêu biểu cho chủ thuyết vô thần mới nhận thấy song hành với mô h́nh chủ thuyết toàn bích về tạo dựng siêu nhiên trong đó Thiên Chúa phải đă tạo dựng thế giới trong một t́nh trạng hoàn tất và cuối cùng một lần trọn vẹn ngay từ lúc khởi đầu. Hoặc giả vị Thiên Chúa của Kinh thánh phải là một vai tṛ kiểu mẫu toàn bích và là một kỹ sư toàn bích, hoặc không như vậy vị Thiên Chúa đó không được Dawkins cho phép hiện hữu một chút nào.
Nhưng với đức tin Kitô giáo, chủng loại của Dawkins về chủ thuyết toàn bích, vừa luân lư vừa vũ trụ, là một ngơ cụt. Nếu vũ trụ được hoàn tất ngay lập tức, từ đó nó sẽ đi về đâu? Có lẽ, lúc đó, có một lư do thần học đúng rằng một Thiên Chúa muốn vũ trụ có một tương lai mở rộng sẽ đi với sự không toàn bích và mơ hồ. Nếu quí vị không thích một thế giới trong đó cả các tên ôm bom tự sát cả các điều kỳ quái tiến hóa không được phép hiện hữu, một thực nghiệm tâm trí tốt là thử tưởng tượng điều ǵ có vẻ sẽ hiện hữu trong vũ trụ được thiết kế toàn bích đó được lư tưởng hóa bởi các người vô thần mới và các người theo chủ thuyết tạo dựng tổ tiên họ. Để theo đúng với chủ thuyết theo nghĩa đen Kinh thánh của họ, vũ trụ mà họ muốn sẽ phải đă được hoàn tất đến độ toàn bích vào ngay ngày đầu tiên của việc tạo dựng. Một hành động tiên khởi hoàn tất ngay lập tức của sự khéo tay siêu nhiên có thể bảo đảm sẽ không có đau khổ, không điều ác, và không nhu cầu về tạo dựng để tiến hóa thành một điều ǵ khác qua các giai đoạn dài mênh mông của thời gian. Trong các chỉ dẫn của họ cho một Thiên Chúa đích đáng phải hành động cách nào, các người vô thần mới đ̣i hỏi rằng hoặc giả thế giới được hoàn tất một lần duy nhất ngay từ lúc khởi đầu, hoặc nếu không như vậy sẽ không có vai tṛ nào cho Thiên Chúa đóng giữ cả. Một Thiên Chúa có thể chấp nhận được theo luân lư sẽ làm cho mọi sự hoàn toàn đúng ngay từ ngày đầu tiên. Vũ trụ phải là phản ánh không chê trách, không thay đổi của vị kỹ sư siêu nhiên đó. Sẽ không có đau khổ lớn dần, không chết chóc, không các tên khủng bố.
Cũng sẽ chẳng có vấn đề thần học thiên nhiên (theodicy[xv]), v́ sẽ chẳng có điều ác để giao ḥa với sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Cũng chẳng có, dĩ nhiên, bất cứ sự sống nào, tự do nào, tương lai nào, mạo hiểm nào, chuyện về vũ trụ vĩ đại nào, lối mở ra nào đến các chân trời vô tận trước mắt. Cũng chẳng có cơ hội nào cho từng người trong chúng ta phát triển bản chất và thực hành đức hạnh.Vấn đề với lư tưởng ảo thuật của các người vô thần mới về tạo dựng—lư tưởng của họ h́nh như một lần nữa đă vay mượn từ những người tạo dựng và người hữu thần TKTM—là rằng tạo dựng sẽ chẳng nơi nào để đi đến. Bị khóa chặt miên viễn trong sự toàn bích huy hoàng, vũ trụ sẽ không dành khoảng trống nào cho sự không quyết định, tai biến, hoặc tự do. Mọi chi tiết cuối cùng sẽ bị đông cứng trong một vị trí tiền định ngay từ khởi đầu; hiện thân con người, nếu người ta có thể tưởng tượng chúng hiện hữu được, sẽ là các con rối hay các pho tượng.
Chỉ có một vũ trụ vẫn chưa hoàn tất—như vũ trụ mà địa chất học, vũ trụ học, và sinh học đang phát hiện cho chúng ta qua hơn hai thế kỷ vừa qua—có thể cung cấp khung cảnh cho tự do và sáng kiến con người. Dĩ nhiên, nói rằng vũ trụ “chưa hoàn tất” có nghĩa hàm ư rằng nó không toàn bích, mơ hồ, và mở ra cho các kết quả tai ương cũng như kỳ diệu. Thậm chí sự kiện rằng chính tự các tôn giáo cũng không toàn bích đến thế, và đôi khi là điều ác kinh hoàng, là hoàn toàn nhất quán với sự kiện rằng chúng nữa cũng là thành phần của một vũ trụ chưa hoàn tất. Quan trọng là phải đối mặt với các điều ác liên quan đến các đức tin tôn giáo, và trên cốt lơi đó, các người vô thần mới đă đúng khi chỉ chúng ra. Đồng thời, dẫu thế, khó mà tưởng tượng làm sao một Đấng Tạo dựng thực sự yêu tự do, đa dạng, và đổi mới có thể đă từng trói buộc vội vàng mọi thứ vào trong một ṿng tṛn khép kín và tĩnh lặng của tính đồng nhất vĩnh cửu. Một vũ trụ toàn bích từ đầu sẽ là đă chết.
Mặt mờ tối của bất cứ vũ trụ nào chưa hoàn tất, và từ đó không toàn bích, là mơ hồ và điều ác, kể các thuốc độc trong các tôn giáo của chúng ta. Cách thông cảm được, chúng ta mong đợi một thế giới không có điều ác và như thế là thích đáng để hy vọng một sự hoàn thành cuối cùng của cuộc sống chúng ta và của toàn thể vũ trụ. Hy vọng của Kitô giáo là về một vũ trụ trong đó điều ác sẽ bị chinh phục và nước mắt tất cả sẽ được lau khô. Một hy vọng như vậy, bằng sắp đặt ra khả dĩ về một tương lai mới, là một khích lệ to lớn cho hành động luân lư. Nhưng chúng ta cần hết sức cẩn thận về những ǵ chúng ta đ̣i hỏi trong chừng mức t́nh trạng quá khứ và hiện tại của vũ trụ quan tâm. Một thiết kế toàn bích từ ban đầu, là những ǵ Dawkins đ̣i hỏi—không phải vậy ông đă không khinh thường sự thất bại của Thiên Chúa như là một kỹ sư—sẽ nghĩa là điểm chấm dứt của tiến hóa thậm chí ngay trước khi nó bắt đầu. Và chủ thuyết toàn bích, vừa luân lư vừa khoa học, sẽ có nghĩa là điểm chấm dứt của hy vọng. Chủ thuyết toàn bích là phương cách chắc chắn để đóng lại tương lai và ngăn cản thế giới và cuộc sống chúng ta có bao giờ trở
nên được đổi mới.
Như là nền tảng tối hậu của đổi mới, tự do, và hy vọng, Thiên Chúa Kitô giáo cống hiến cho toàn thể vũ trụ cũng như chính chúng ta cơ hội để tiếp tục giải thoát khỏi t́nh trạng không sự sống của thiết kế toàn bích. Tiến hóa, do đó, có thể được hiểu, ở tầm mức thần học, như là câu chuyện về sự trỗi sinh dần dần của thế giới ra khỏi sự hỗn loạn và đơn điệu ban đầu, và về sự t́m kiếm mạo hiểm của nó đến các cách thế trau chuốt mănh liệt hơn của hiện thân. Thiên Chúa của tiến hóa khiêm nhượng mời gọi các tạo vật dự phần vào sự tạo dựng tiếp diễn của vũ trụ. Lời mời gọi ân sủng đó để chia sẻ sự tạo dựng vũ trụ là nhất quán với niềm tin Kitô giáo rằng nền tảng tối thượng của vũ trụ và của chính sự sống của chúng ta là ḷng độ lượng yêu thương, dễ bị xúc phạm, không bào chữa, và tự làm trống rỗng của Thiên Chúa.
[i] Sǿren Kierkegaard, “The Sickness unto Death,” trong Fear and Trembling and the Sickness unto Death, Walter Lowrie dịch (Garden City, N.Y.: Doubleday Anchor Books, 1954), 218.
[ii] Fides et Ratio: Đức tin và lư trí, tông thư ban hành ngày 14/9/1998 của GH Gioan Phaolô II, về tương quan giữa đức tin và lư trí: “Đức tin mà không có lư trí dẫn đến mê tín. Lư trí mà không có đức tin dẫn đến chủ thuyết hư vô và chủ thuyết tương đối.”
(nd)
[iii] Kenosis: Quan điểm thần học Kitô giáo về sự tự hạ ḿnh nhập thể của Ngôi Hai (nd)
[iv] Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Fides et Ratio, tông thư, 14/9/1998; http://www.ewtn.com/library/ENCYC/JP2FIDES.HTM (truy cập 14/10/2007).
[v] Ở đây tôi đề nghị của Daniel Maguire, The Moral Core of Judaism and Christianity: Reclaiming the Revolution (Minneapolis: Fortress Press, 1993).
[vii] Dualistic, dualism: Thường được dịch là nhị nguyên, chủ nghĩa nhị nguyên, đơn giản là hai nguồn (nd)
[viii] 8 Gnostic: Thuộc về chủ thuyết kiến thức thần thoại (Gnosticism) cho rằng biết được các điều tâm linh, khởi đầu từ thần thoại Hy lạp, các tôn giáo cũ, và cuối cùng đến Kitô giáo (nd)
[ix] Chủ thuyết khoa học thực sự cũng là đứa con của thần thoại học hai nguồn, nhưng tôi không thể triển khai vấn đề ở đây.
[x] Ủng hộ cho gợi ư của tôi cách riêng đến từ Paul Ricoeur, The Symbolism of Evil, Emerson Buchanan dịch (Boston: Beacon Press, 1969).
[xi] Xem Charles Hartshorne, The Divine Relativity (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1948); và Schubert Ogden, The Reality of God and Other Essays (New York: Harper & Row, 1977), 1-70.
[xii] Job description: Tác giả dùng một từ của doanh nghiệp. Job description (mô tả công việc) để mô tả các công việc chính yếu của một chức vị (nd)
[xiii] Khi tôi sử dụng cách diễn đạt “các chủ để chi phối” ở đây, tôi muốn nói “chi phối” từ quan điểm của vô số nhà thần học Kitô giáo mà các người vô thần mới hoàn toàn bỏ qua. Dĩ nhiên, không phải mọi nhà thần học hoặc học giả kinh thánh đều nhấn mạnh đến giải thoát, lời hứa, hy vọng, Ngôi Hai làm người (kenosis), và nhập thể theo phương cách tôi đề cập ở đây. Nhưng ở đây tôi theo, nói ví dụ, cách xử lư của Jürgen Moltmann, người không thể chia cách các ư niệm về lời hứa, giải thoát, và hy vọng khỏi ư niệm Kinh thánh về Thiên Chúa. Xem sách của ông ấy The Spirit of Life: A Universal Affirmation, Margaret Kohl dịch (Minneapolis: Fortress Press, 1992).
[xiv] Richard Dawkins, The Blind Watchmaker (New York: W. W. Norton & Co., 1986); và River out of Eden (New York: Basic Books, 1995).
[xv] Theodicy: Hệ thống thần học thiên nhiên biện minh cho công b́nh siêu nhiên bằng cách cho điều ác được cùng hiện hữu (nd)
(Dịch xong ngày 11 tháng 9, 2008—Kỷ niệm 7 năm ngày Hoa kỳ bị khủng bố tấn công ngày 11 tháng 9, 2001)
-------------------------------------------------------------------------------------------
CÁM ƠN ĐĂ CỐ GẮNG ĐỌC TÀI LIỆU BỔ ÍCH NẦY.