TẠI SAO SAU HAI NGÀN NĂM CHÚA KITÔ CHỊU CHẾT,

CHỦ THUYẾT VÔ THẦN VẪN "TUNG HOÀNH" VÀ NGÀY CÀNG BÀNH TRƯỚNG?

Bài 2: CHỦ NGHĨA VÔ THẦN MỚI.


 

TRÁCH NHIỆM (LỖI, THIẾU SÓT) CỦA MỖI NGƯỜI CHÚNG TA?


 


 

CHỦ NGHĨA VÔ THẦN MỚI

 

Tấn công “Thiên Chúa” trở thành một nghành kinh doanh sách hái ra tiền. Nhưng những dấu vết vô thần gần đây nhất cũng chẳng để lại điều ǵ có thực chất nào đáng kể.

Peter Berkowsitz


“ Chẳng có sự ǵ mới mẻ dưới ánh mặt trời”, Sách Khôn Ngoan tuyên bố như thế. Sự nổi lên của tân chủ nghĩa vô thần mới xác nhận sự khôn ngoan nầy trong  Cựu Ước. Dĩ nhiên những lời nổi tiếng trong sách Khôn Ngoan không nên được lấy theo một ư nghĩa văn chương một cách mù quáng, một kỹ thuật mà những kẻ cho là họ có thể bác bẻ niềm tin vào Thiên Chúa bằng việc nêu cho thấy rằng Kinh Thánh đầy dẫy những tŕnh bày,phát biểu sai lầm và tự mâu thuẫn một cách rơ ràng.

 

   Nhưng một sự phát triển mới gây choáng váng dưới ánh mặt trời là cái chủ nghĩa vô thần truyền bá đă trở thành một nghành kinh doanh kiếm tiền. Theo một bài viết mới đây trong tờ Nhật Báo Wall Street, chỉ chưa đầy 12 tháng mà những người vô địch mới nhất của chủ nghĩa vô thần đă bán được gần một triệu cuốn sách. Khoảng 500.000 bản đóng b́a cứng được in ở nhà xuất bán Richard Dawkins “Ảo Tưởng về Thiên Chúa” (The God Delusion) [2006]; 296.000 bản của nhà xuất bản Christopher Hitchens “Thiên Chúa không Vĩ Đại: Tôn giáo đă Đầu Độc mọi sự như thế nào” (2007); 185.000 bản in của nhà xuất bản Sam Harris “Thư gửi một Quốc Gia Kitô-giáo”[2006]; 64.100 bản incủa nhà xuất bản Daniel C. Dennetts “Phá vở bùa mê: Tôn giáo như một Hiện Tượng Tự Nhiên” và 60.000 cuốn của nhà xuất bản Victor J. Stenger “Thiên Chúa: Giả thuyết thất bại : Khoa học cho thấy Thiên Chúa nầy không hiện hữu như thế nào” [ 2007].

 

   Lợi nhuận cao không chỉ là nét đặc trưng phân biệt sự hoài nghi theo mốt của thời đại ngày nay với những h́nh thức đa dạng của chủ nghĩa vô thần đă nỗi lên cả mấy thiên niên kỷ qua. Khác với chủ nghĩa vô thần kinh điển như của Epicure và Lucretius vứt bỏ niềm tin vào các thần nhân danh khoái lạc và b́nh yên, tân chủ nghĩa vô thần mới loại bỏ Thiên Chúa nhân danh khoa học tự nhiên,tự do cá nhân và b́nh đẳng con người. Không giống như chủ nghĩa vô thần Thời đại Khai Sáng của thế kỷ 18 nỗi lên trong một xă hội mà tôn giáo chiếm phần lớn và thường xuyên phải cố gắng ngụy trang hoặc phải nín sự hoài nghi của ḿnh, tân chủ nghĩa vô thần mới tuyên bố sự thù hận của nó đối với Thiên Chúa và tôn giáo được tổ cbức một cách ầm ỉ và tự hào từ các mái nhà. Và khác với chủ nghĩa vô thần của Nietzsche và Heidegger,coi cái chết của Thượng Đế như một tai hoạ cho tinh thần con người, tân chủ nghĩa vô thần mới thấy sự thất bại của đức tin tôn giáo trong thế giới hiện đại như một điều thiện tuyệt đối, chỉ than khóc sự kháng cự ngoan cố và lan rộng để cởi bỏ một lần cho tất cả niềm tin lạc hậu một cách vô vọng vào sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử.

 

 V́ thế các ông Dawkins,Hitchens,Harris và những người khác có một tuyên bố trung thực nào đó với sự mới mẻ. Nhưng điều thật sự đáng kể không ở đó. Họ dám chắc rằng từ vị trí thuận lợi của thế kỷ 21 và nhờ sự tiến bộ luân lư của loài người và sự các thành tựu của khoa học tự nhiên, nay chúng ta có thể biết được dứt khoát và chắc chắn rằng Thiên Chúa không hiện hữu và tôn giáo có tổ chức là một sự gian trá lừa lọc. Sự bất cân đối giữa sự ầm ỉ khoác lác và làm ra vẻ hiên ngang trong cái hùng biện khoa trương của họ và những hạn chế yếu kém trong các lập luận chính yếu của họ thật đáng ngạc nhiên.

 

  Trường hợp về tân chủ nghĩa vô thần mới đă được tŕnh bày lại mới vừa đây nhất và mạnh mẽ nhất và dí dỏm nhất trong cuốn “Thiên Chúa chẳng Vĩ Đại” do anh bạn tôi ngài Hitchens. Phải nói rằng ngài Hitchens đơn thuần là không có khả năng phát biểu hoặc viết ra một câu ngu đần.Và phải nói thêm rằng chỉ duy nhất một người rất to gan và điên khùng mới thách đấu về một vấn đề gần gũi với tâm hồn ngài Hitchens như thế. Nhưng các lập luận của ông không đi gần đến chỗ bác bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa hoặc chứng minh rằng tôn giáo là một điều xấu không thể cứu văn. Hăy xem xét luận điểm của ngài Hitchens, được soạn thảo công phu với đầy đủ chi tiết và với say mê thích thú, rằng tôn giáo tự chính bản chất nó buộc người ta phải cư xử một cách mănh liệt tàn bạo. Theo Hitchens, tôn giáo dạy trẻ em thù hận những người không tín ngưỡng, khuyến khích người lớn dấn thân vào chém giêt và chinh phục để vinh quang Thiên Chúa được vĩ đại hơn và bắt buộc “những người tin thật sự”không ngừng nghỉ vây quanh điạ cầu bằng cách khuất phục các dân tộc và các quốc gia cho tới khi “toàn thể thế giới khom lưng uốn gối”.

 

   Lịch sử đàn áp đẩm máu và chiến tranh được đảm trách nhân danh các thần thánh và Thiên Chúa, từ thuở hồng hoang, đă làm tất cả mọi người tử tế phải rùng minh khiếp sợ. Nhưng ngài Hitchens biết rất rơ ràng rằng con người không phải được sinh ra trong sự tinh khiết và tự do kiểu Rousseau [Jean-Jacques Rousseau chủ trương ‘nhân chi sơ, tính bản thiện’; chính xă hội làm thay đổi. ND].và rồi bị làm cho thành độc ác man rợ bởi sự áp đặt những xiếng xích tôn giáo. V́ thế, ông lẽ ra nên hỏi phải chăng và đến mức độ nào các loại tôn giáo đă khích động hoặc đúng ra là đưa vào kỷ luật xu hướng quyền lực gắn liền của nhân loại, được khoa học xă hội chứng thực, vào việc đánh giết. Nhưng ông đă không làm vậy.

 

   Một câu hỏi như thế mở ra những khả năng gợi ṭ ṃ. Ngài Hitchens chế nhạo sự thô thiển của nguyên lư Kinh Thánh được biết trong tiếng La-tinh là lex talionis (Luật Talion) hay là “mắt đền mắt;răng đền răng, một tay đền một tay;một chân thế một chân”. Nhưng giả thử, như lời giảng dạy của người Do Thái gợi ư, rằng nguyên tắc Kinh Thánh chấm dứt việc thực hành lấy một chân thay cho một bàn chân và một mạng sống đền cho một con mắt và thay vào đó thiết lập một nguyên tắc mà , dù được giải thích một cách khác nhau ngày nay, vẫn là một nền tảng cho khái niệm công lư của chúng ta - rằng sự trừng phạt phải hợp với tội ác.

 

   Một cách tương tự, ngài Hitchens khinh bỉ câu chuyện Kinh Thánh về việc Abraham trói Isaac lại, trong [câu chuyện] đó, vào phút cuối,một thiên sứ đă giữ tay Abraham lại. Ngài Hitchens tự hỏi,loại người man rợ nào lại chuẩn bị sát tế con trai ḿnh theo lệnh truyền của Thiên Chúa và loại người nào bị ḱm hăm về mặt luân lư lại đi tôn vinh một người như thế hoặc vị Thượng Đế có đ̣i hỏi kiểu ấy? Thực sự lời khẳng định thẳng thừng của ngài Hitchens rằng tôn giáo đầu độc mọi thứ, bị suy yếu bởi lối giải thích thông thường theo đó việc Thiên Chúa thử thách Abraham trong nhiều sư khác, muốn dạy chúng ta rằng cách thực hành sát tế con phổ biến rộng lúc bấy giờ là trái với ư muốn của Thiên Chúa và phải chấm dứt vĩnh viễn.

 

  Cùng lúc đó ngài Hitchens hầu như chẳng nói ǵ về vai tṛ lịch sử của tôn giáo, đặc biệt là Kitô-giáo,nhất là ở Châu Mỹ, trong việc nuôi dưỡng mănh đất ,mà những niềm tin của chúng ta được chia sẻ một cách sâu xa và rộng lớn trong tự do, dân chủ và b́nh đẳng, bén rễ và phát triển mạnh mẽ - một đề tài được giáo sư khoa vi tính đại học Yale, David Gelernter, đề cập trong cuốn sách ông vừa viết: “Chủ nghĩa Châu Mỹ: Tôn giáo Tây Phương  Vĩ Đại thứ tư”. Ngài Hitchens dự đoán rằng những nhà phê b́nh sẽ vạch rơ những tội ác chống nhân loại đó, với việc làm cho tội của các tôn giáo nhỏ lại, phạm phải nhân danh các ư tưởng thế tục trong thế kỷ 20. Ông t́m cách làm lệch hướng thách thức nầy bằng ngụy biện: “Rất thú vị khi t́m thấy được rằng nay những kẻ tin t́m kiếm một cách pḥng thủ để nói rằng họ không xấu xa hơn bọn phát-xít hoặc Đức quốc xă hay là Xta-li-nít”. Nhưng ai đang cư xử tự vệ ở đây chứ? Ngài Hitchens là người nhấn mạnh một cách rơ ràng rằng tôn giáo đầu độc mọi thứ và chính ngài Hitchens là người đựa ra hy vọng không tưởng rằng việc trừ tận gốc nó [tôn giáo] sẽ đánh bại những xu hướng xấu xa của nhân loại và giải quyết những vấn đề lâu dài của nó.

 

   Trường hợp của ông cũng không được ủng hộ bởi nhận xét của ông rằng chế độ cực quyền thế kỷ 20 mang nhiều nét đặc trưng của tôn giáo. Chỉ duy nhất điều đó cũng cho thấy rơ nhu cầu phải phân biệt, - điều mà ngài Hitchens cương quyết từ chối không chịu làm - giữa những giáo huấn tôn giáo đích thực và sai lạc, giữa những giáo huấn tôn giáo đúng đắn và không đúng. Và nó không đề cập đến vấn đề tại sao sự bao quát của chủ nghĩa thế tục ở thế kỷ 20 lại tháo gỡ sự đồi bại của con người với những quy mô chưa từng có.

 

  Thậm chí khi ông thừa nhận rằng tôn giáo không đầu độc mọi thứ, th́ ngài Hitchens có lẽ vẫn cứ bám víu vào lời khẳng định của ḿnh rằng những khám phá của khoa học hiện đại chứng minh rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Nhờ sự hiểu biết chúng ta có được về việc làm sao trật tự tự nhiên hoạt động thực sự - đặc biệt là những khám phá của Charles Darwin và môn vật lư hiện đại – ông kết luận rằng “mọi nỗ lực để hoà giải đức tin với khoa học và lư trí chỉ là thất bại và kỳ cục”.

 

  Kết luận nầy, tuy thế, mâu thuẫn với kết luận của ông Stephan Jay Gould đă quá cố, người mà chính ngài Hitchens tham chiếu như là một “nhà cổ sinh vật học vĩ đại” và ông vẫn ư rằng các cuộc thăm ḍ cho thấy một nửa trong tất cả các nhà khoa học là những người có đạo, Gould b́nh luận một cách gây cười rằng “hoặc là một nửa các đồng nghiệp của tôi hết sức ngu ngốc hoặc là khoa học của  thuyết Darwin hoàn toàn tương thích với những niềm tin tôn giáo quy ước – và cũng là tương thích với chủ nghĩa vô thần”. Những hàng chữ nầy được trích trong cuốn “Dawkins Delusion” (Tṛ bịp Dawkins) của Alistair McGrath,người có bằng tiến sĩ về sinh học phân tử ở Oxford,nơi mà nay ông dạy môn thần học lịch sử và của vợ ông Joanna Collicutt McGrath,người nghiên cứu tâm lư học thực nghiệm ở Oxford và hiện là giảng viên môn tâm lư học tôn giáo ở đại học Luân Đôn. Theo ông bà McGrath, Gould đă đúng khi cho rằng cả niềm tin tôn giáo quy ước lẫn chủ nghĩa vô thần đều tương thích với  khoa học tư nhiên, một phần v́ “có nhiều vấn đề mà tự chính bản chất của chúng phải được công nhận nằm ngoài thẩm quyền chính đang của phương pháp khoa học”. Những vấn đề như vậy - trí khôn luôn nghĩ lan man một cách tự nhiên về chúng, mặc dù có thể rơi vào bẫy của thuyết khoa học vạn năng thô thiển mà chính ngài Hitchens thỉnh thoảng sử dụng – bao gồm: Vũ trụ đến từ đâu và nó có được chi phối bởi chủ định không?

 

   C̣n về lời khẳng định của ông rằng Kinh Thánh nhan nhản những sai lầm và mâu thuẫn, th́ ngài Hitchens đang cười nhạo một bù nh́n xưa cũ. Đúng là các truyền thống dạy rằng Môsê viết Ngũ Kinh, thực tế Ngũ Kinh nói về Môsê ở ngôi thứ ba và nói về cái chết của ông. Đúng là Matthêu và Luca không nhất trí với nhau về sự sinh đẻ đồng trinh và về gia phả của Chúa Giêsu. Vân vân. Việc ngài Hitchens đọc sách theo sát nghĩa đen có thể khiến cho nhiều người quá khích thấy xấu hổ.

 

   Dù vậy, cô lập cái gọi là ư nghĩa tôn giáo của Kinh Thánh khỏi các cộng đồng và truyền thống giải thích đă soạn thảo lời giảng dạy của nó (Kinh Thánh) là không có hiệu lực. Nó cũng giống như ngày nay lấy ra ư nghĩa của Hiến Pháp bằng việc đọc những điều khoản của Hiến Phap mà không thèm tham chiếu với “Bộ luật Liên Bang”, là cái giúp giải thích một cách có uy tín các nguyên tắc của nó; không thèm tham chiếu tới hai thế kỷ các vụ kiện tụng và tranh căi qua đó Ṭa Án Tối Cao đă cố gắng phân tích giải thích ư nghĩa của nó; và cũng không thèm tham chiếu hai thế kỷ kinh nghiệm qua đó nhân dân Hoa Kỳ đă nỗ lực để đặt ra một cơ câu tổ chức trong những nét đại cương đi vào thực hành.

  

   Khăng khăng rằng lư trí phải coi đức tin như một kẻ thù phại bị xóa sạch, ngài Hitchens tuyên bố lời dạy của Socrates rằng kiên thức cốt yếu ở việc biết sự ngu dốt của ḿnh,phải là “đinh nghĩa của một người có giáo dục”. Và thực tế ngài Hitchens không hề cho thấy nhận thức rằng chủ nghĩa vô thần của ông,vốn  không hề do đ̣i hỏi của người theo chủ nghĩa hoài nghi, là tiền đề vơ đoán khô cứng từ đó những đ̣i hỏi của ông bắt nguồn và rằng nó bóp méo xuynê tạc tất cả mọi nhận xét của ông và định đoạt các kết luận của ông. Ngài Hitchens c̣n lâu mới là người uyên bác và thú vị nhất trong những người theo tân chủ nghĩa vô thần mới.Nhưng các sai lầm của ông và những điều thái quá của ông được một số rất đông những người nầy chia sẻ. Và những sai lầm và thái quá ấy có những hậu quả chính trị nguy hại, làm cho lan rộng ra những phân biệt chất chứa ác cảm ghen ghét giữa những người đồng hương và che khuất những dị biệt chủ yếu giữa những kẻ tin trên khắp thế giới. Lợi dụng cơn giận dữ và những sự thù nghịch hạ thấp các chính sách của chúng ta ngày nay,  tân chủ nghĩa vô thần mới làm lu mờ cam kết sâu xa cho tự do và b́nh đẳng của những cá nhân vốn ràng buộc cả người vô thân lẫn kẻ tin ở Hoa Kỳ. Đồng thời với việc coi mọi tôn giáo như là một bệnh lư học lớn xấu xa,những người vô thần được ưa chuộng của thời nay băi bỏ những sự phân biệt chủ yếu giữa các h́nh thức đức tin mà đại đa số công dân Mỹ ôm ấp và người chiến binh Hồi giáo mà ngay chính lúc nầy đang thề sẽ hủy diệt nươc Mỹ.

 

  Giống như triết học, tôn giáo được hiểu một cách đúng đắn, có khởi đầu từ sự ngạc nhiên. Tạo vật gây kinh ngạc nhất trong các tạo vật chính là con người. Trong những lời giảng dạy tuyệt vời và bền vững của Kinh Thánh, không có lời nào hơn là lời giảng dạy giải thích rằng nhân loại được dành riêng ra bởi v́ tất cả moị hữu thể nhân loại  - người nữ cũng như ngườ nam mà Kinh Thánh làm nỗi bật - được dựng nên theo h́nh ảnh của Thiên Chúa (St 1,27).

 

Một lời giảng dạy tuyệt vời và bền vững không làm cho nó thành sự thật. Nhưng cùng với việc phục vụ của nó trong việc đặt những nền tảng đạo đức trong thế giới Tây phương cho niềm tin vào phẩm giá của  mọi người nam và nữ  - một niềm tin mà những người theo chủ nghĩa tân vô thần mới của chúng ta cho là hiển nhiên và  họ không đóng góp nguyên tắc chọn lựa thuyết phục nào cho nó – là lư do đủ để đem lại một thái độ vô tư cho sự đa dạng tôn giáo. Và đó là lư do đủ để kính trọng những người có đức tin như là những con người đứng đắn đấu tranh để mang ư nghĩa cho một thế giới mầu nhiệm.

 

PETER BERKOWITZ
16,/07 2007  

chuyển ngữ từ Chiesa.com

 

Hitchens và Dawkins là 2 người hô hào bắt giữ ….ĐTC Biển-Đức XVI khi Người tông du nước Anh !!!!

__._,_.___