TƯỞNG NHỚ MỘT NGƯỜI ANH EM:

LINH MỤC NHẠC SĨ TRẦN ĐỊNH.

 

 

JosTranDinh

"ÂN T̀NH THÁNH TUYỆT VỜI,
NẦY CON ĐẾN CHÚA ƠI.
DÂNG TRỌN NIỀM HY TẾ
DIỆU HUYỀN MÙA HIẾN DÂNG.."

Bất cứ một người nào đang phủ phục trước bàn thờ,chờ được đặt tay xức dầu chịu thánh chức,hoặc chuẩn bị tuyên lời vĩnh khấn,sau năm 1970, - năm bài thơ "Hiến Lễ Mới" của Hải Hồ được Trần Định phổ nhạc, - đều muốn được nghe giai điệu du dương,tứ thơ cảm động, như mật ngọt bên tai nầy,trong giây phút linh thiêng quyết định tận hiến.

Nói đến TRẦN ĐỊNH không thể không kèm tên Hải Hồ. Hai người một nhả ngọc phun châu,một người rót mật cho đời bằng những làn điệu tài hoa,khiến không ai nghe mà không thấy ḷng bồi hồi ngất ngây. Ngoại h́nh tương phản: một Hải Hồ cao lớn, nét mặt luôn rạng ngời,vui tươi,căng tràn sức sống;bên cạnh một Trần Định dáng người tầm thước,trán cao,nụ cười hiền ḥa,có vẻ trầm tư của một triết gia hơn là một nhạc sĩ. Hai nhân cách,hai tài năng được Ư Trên an bài gặp nhau,bổ sung cho nhau,cùng hướng ḷng ca tụng Đấng mà hai Vị muốn trọn đời phụng sự. Dù vậy,trong những hàng ngắn ngũi tưởng nhớ đến MỘT NGƯỜI ANH EM mà số phận sau năm 1975 đẩy đưa,khiến cho cuộc đời đầy cay đắng,khổ đau,khó nghèo và đă cô đơn nằm lại vĩnh viễn ở một nghĩa trang nhỏ,trong một giáo xứ nhỏ thuộc một giáo phận không mấy liên quan tới đời sống linh mục và công tác mục vụ của ḿnh: giáo phận Bordeaux,nước Pháp, cũng cô đơn như hàng chữ in trong cuốn Kỷ Yếu GHHV,khi mở tới trang danh sách lớp K.6 *:

RP JOS TRẦN ĐỊNH, LONG XUYÊN,LM 1971, + 14/02/2005, FRANCE.


Chúng ta muốn dành để nhớ về người linh mục nhạc sĩ tài hoa nầy.

Bến bờ Trần Định đặt chân đến,sau 1975, (khoảng năm 1979) là đất nước Hoa Kỳ. Nhưng Cha thấy lạc lỏng và không thể ḥa nhập với môi trường sống và làm việc trên một nơi,mà Ngài tưởng có thể chọn làm quê hương thứ hai của ḿnh,trong một Giáo Hội mà Cha nghĩ ḿnh sẽ phục vụ trong cuộc đời c̣n lại.
Nhưng lư do chính khiến Ngài suy sụp không gượng lên được ,là cái đại tang mà không ít cá nhân,gia đ́nh đă phải chứng kiến hoặc gánh chịu khi ra đi t́m tự do sau năm 1975: Trên chuyến tàu "vượt biên" đó,song thân và toàn bộ gia đ́nh Ngài đều bị lâm nạn và tử nạn trước mặt Ngài (Cha Nguyễn Văn Nên là người cùng sống sót với Ngài,hiện vẫn đang làm công tác mục vụ tại một cộng đoàn người Việt vùng Boulogne- Biancourt,ngoại ô Paris,làm chứng những điều đó).
 

Và Cha Trần Định đă sang nước Pháp.

Rất ít mối quen thân về cả mặt đạo lẫn đời.Paris, thủ đô ánh sáng,hoa lệ,rộn ràng náo nhiệt với du khách ví tiền căng phồng, không có chỗ dung thân cho một linh mục xa lạ,nghèo khó. Những năm tháng sống lây lất ở kinh đô hoa lệ Paris, Cha phải chui rúc trong một căn pḥng không thể nhỏ hơn được, chỉ đủ chỗ cho một chiếc giường rất nhỏ cùng những chồng sách chất kín trên vách tường,trên cao,và cũng là không gian nấu nướng những bửa ăn vô cùng đạm bạc. Tất cả đều phải thu xếp trong diện tích cực nhỏ ấy,như người khổng lồ ở trong căn nhà của người tí hon Liliput trong "Gulliver phiêu lưu kư" của tác giả Jonathan Swift: khi làm việc,th́ thôi nghỉ ngơi,nấu nướng; khi muốn ngủ hoặc dùng bửa,th́ "hạ" chiếc giường xuống (hoặc cũng có thể nói là "bày" giường ra). Thánh Lễ ngày thường cũng trên chiếc giường ấy,được dùng làm bàn ăn và nơi tiếp khách. Thời gian lưu trú tại Paris, Cha ghi danh học thạc sĩ âm nhạc (agrege de musique). Ngày Chúa Nhật,Cha đến cộng đoàn dâng lễ (đồng tế). Anh em cựu học viên GHHV nào cũng trải qua năm tháng trong những căn pḥng đồng dạng,đồng kích thước và được bố trí y hệt nhau. Tuy không có ǵ để phàn nàn, nhưng chắc chắn là không thoải mái. Những ngày sống trong căn pḥng đặc biệt ở Paris, có lẽ Cha Trần Định mơ được trở lại trong thiên đường ấy,trong những căn pḥng ở hai dăy tầng lầu ấy, nơi ấm áp t́nh huynh đệ,rộn ràng tiếng cười vui sau những giờ làm việc mệt nhọc,những bửa ăn ngon miệng,nghi ngút thơm lừng được dọn sẵn, khác hẳn nơi âm u lạnh lẽo và cô đơn nầy. Paris - suốt đời làm chia ly - chưa bao giờ buồn thế!

Có một điều,một "tật"dễ thương đối với thân hữu hoặc những ai quen biết Cha Trần Định, song rất khó chịu đối với những người mới gặp Cha,nhất là ở một đất nước mà cuộc sống luôn vội vă bon chen, một cuộc sống chỉ gói gọn trong ba từ: DODO - METRO - BOULOT (ngủ - xe điện ngầm - làm việc), như những cổ máy.Đó là tật NÓI DAI vốn đă thành châm ngôn ngay khi c̣n ngồi trên ghế GHHV! Những bài giảng tưởng chừng bất tận,không có phần kết, đă khiến số giáo dân ít oi xa lánh dần. Các linh mục coi xứ,dù muốn giúp đỡ Ngài, cũng không c̣n dám mời Ngài dâng Thánh Lễ hoặc giảng nữa! Có thể nói Ngài thất bại trong công việc mục vụ và cả trong giao tế,một phần không nhỏ do tính bộc trực,thẳng thắn của Ngài.

Thời gian nầy, Cha phát hiện ḿnh bị bệnh tiểu đường,như một thập giá thêm vào cây thập tự nặng nề Ngài đang vác.Những năm tháng cô đơn ấy,những giờ phút co ro,lầm lủi trên đường phố Paris lạnh lẽo, hẳn Ngài t́m hơi ấm trong những lời thơ của anh bạn Hải Hồ do chính Ngài phổ nhạc trong bài "Gieo Bước" : Ngày hạnh phúc Chúa ơi, cuộc giao duyên đất trời, đưa con vào t́nh sử, để hiến thân trọn đời....Chiến tranh và Ḥa b́nh.Hạnh phúc và khổ đau. Một thời để yêu,một thời để ghét.Một thời để nhớ,một thời để quên.Người nghệ sĩ nhạy bén và cảm nhận cung buồn hơn người khác. " Đời con nên hiến tế toàn thiêu. Hương trầm tựa khói lễ dâng chiều. Hy sinh ngút bay lên ṭa Chúa Trời. Phúc đức bao dung chan ḥa cơi đời. Nguyện ơn cứu rỗi Chúa tràn lan".(Gieo bước,PK 5). Cái giá của hạnh phúc là đau khổ. Trong những thời khắc tăm tối nhất cuộc đời, khi Ngài có cảm tưởng thế gian quay lưng lại với Ngài,khi t́nh đời,t́nh người dường như đổi trắng thay đen, th́ Cha Trần Định đón nhận tất cả, đặt trọn niềm tin nơi Thầy Chí Thánh Giêsu,"Nguyện xin ơn thánh Chúa rộng ban. Dắt d́u thành tín đến muôn vàn. Qua bao đớn đau tâm hồn vững vàng. Nguy khó gian truân đá vàng rỡ ràng. Ngàn năm nhân chứng Chúa t́nh yêu" (Gieo Bước, PK 6).

Bước ngoặt cuối cùng dẫn Ngài tới vùng đất Bordeaux nắng ấm miền Nam nước Pháp,để rồi vĩnh viễn nằm lại tại đó,trong một ngôi làng nhỏ, - mặc cho lời mời và sự dàn xếp của Giáo phận, muốn đem Ngài về gần để chăm sóc và lo liệu cho Ngài những ngày giờ cuối đời - càng cho thấy sự cô đơn của Ngài.Khoảng năm 2000,khi Cha Nguyễn Văn Nam,vị quản nhiệm coi sóc hai cộng đoàn giáo dân gốc Việt vùng Limoges,giáo phận Bordeaux,qua đời,Cha được mời tiếp tục giúp làm mục vụ thay thế. Cha Nam là một linh mục năng nỗ,khôn ngoan và rất được ḷng người.Cha Trần Định,ngược lại,thất bại do tính khẳng khái,do việc nói và giảng dài lê thê và sức khỏe ngày càng suy kiệt của Ngài.

Khoảng hai năm trước khi qua đời,Ngài phải rất thường xuyên nằm viện.Bệnh t́nh ngày càng trầm trọng. Trong chuyến sang Pháp,Đức Cha Bùi Tuần và một số anh em linh mục gốc giáo phận Long Xuyên đến tận nơi thăm hỏi Ngài.Ngày giờ Chúa cất thập giá cho Ngài rồi cũng đến,nhưng "Vườn Cây Dầu", thử thách cuối cùng,Chúa muốn Ngài phải trải qua,để trọn cuộc tận hiến: Ngài hấp hối và từ trần vào dịp Lễ Tro và v́ thế,ngày an táng Ngài, các anh em linh mục - ngoài một vài Cha hiếm hoi - đă không thể đến dự và tiễn biệt Ngài được,v́ bận mục vụ Lễ Tro! Thánh Lễ an táng diễn ra trong một buổi chiều tháng hai giá rét,bầu trời vần vũ mây đen, u ám. Chỉ một nhúm người ít oi đưa tiễn,càng làm tăng vẻ thê lương,xót xa ḷng người,nhưng làm tăng ư nghĩa đời tận hiến linh mục: con,linh mục,con muốn chết ở chân bàn thờ,để hồn xác con dâng làm của lễ toàn thiêu,để hồn xác con dâng làm của lễ t́nh yêu.

 

JosTranDinh

JosTranDinh

 

Nén hương ḷng thắp lên hôm nay,xin dâng để tưởng nhớ về một người anh em đáng kính và đáng mến,một người sống nội tâm,yêu mến Giáo Hội, yêu mến và tận t́nh với anh em. Dù luôn tự nguyện sống trong bần cùng,nghèo khó, Cha luôn nghĩ về người nghèo và các anh em linh mục ở quê nhà,đang cần nâng đỡ ít nhiều về tài chánh, v́ vậy, có được khoản tiền nào,từ bổng lễ,từ sự giúp đỡ của giáo dân hoặc người quen, Ngài lập tức gửi về Việt Nam.

Và địa chỉ người nhận luôn là CHA TTK PHẠM BÁ LĂM.Điều nầy Cha TTK có lẽ sẽ sẵn sàng làm chứng! Điều nầy giúp cho những ai c̣n hiểu sai về Cha Trần Định biết được Con Người Linh Mục đạo đức, hy sinh và vị tha nơi Ngài. Điều nầy làm cho các thế hệ học viên GHHV thêm yêu mến,kính trọng và hănh diện về MỘT NGƯỜI ANH EM "tài hoa bạc phận",một người chịu tang tóc vô cùng tàn khốc, chịu khổ sở v́ bệnh tật, sống nghèo khó,cô đơn,chết trong cô quạnh.

Xin Cha chứng giám cho ḷng thành của những anh em đă sống chung mái trường thân yêu GHHV. Nằm lại nơi một vùng hẻo lánh,ở một đất nước xa xôi, chẳng mấy hy vọng trước đây hoặc mai nầy sẽ có được một ai đến trước mộ Cha,để thăm viếng,để đặt một ṿng hoa hoặc thắp nén hương tưởng nhớ. Hạt lúa miến Trần Định đă mục nát : Không cần biết ở vùng đất nào,trên mảnh ruộng nào. Hạt lúa Trần Định mục nát để sinh hoa trái cho Chúa,cho Giáo Hội.

Requiescas in pace.
 

Xin Cha hăy nghỉ yên.

Lễ kính Thánh Cả Giuse 2014.
K.15 Giuse Nguyễn Thế Bài

 

-------------------------------

* ĐÔI NÉT VỀ K.6

Trong 18 khóa GHHV tính từ ngày khai trường cho đến năm 1977,bị cưỡng ép giải tán, th́ khóa 6 (K.6) là khóa sáng giá nhất. Nhân số kể cả ngoại trú là 42,K.6  được coi là lớp đông nhất. Đức Cha Anton Vũ Huy Chương, nguyên Giám mục giáo phận Hưng Hóa và hiện là Giám mục Giáo phận Đàlạt,góp mặt trong con số 15 vị giám mục xuất thân từ mái trường GHHV.Ngoài ra,K.6 c̣n đóng góp cho Giáo Hội 32 linh mục (> 78,5%,một tỷ lệ đáng ước mơ), trong đó có hai Đức Ông đều thuộc Giáo phận Nhatrang (Giuse Trần Thanh Phong và Philipphe Lê Xuân Thượng). Chuyên viên giảng dạy tại Trung Tâm Công Giáo TGP Saigon - Hieronimo Nguyễn-Văn-Nội - là người nổi tiếng về tài liệu soạn,dịch và sự kiên tŕ miệt mài với việc truyền bá Tin Mừng. Đáng kể nhất phải kể đến Cha Giuse Phạm Bá Lăm, chánh xứ Ḥa Hưng, người được tất cả anh em mến mộ, bầu làm Tổng Thư Kư Vĩnh Viễn,thực chất là "trét" cho muôn điều khó nhọc. Ngài vẫn luôn tươi cười niềm nở và dù bận rộn công việc giáo xứ, luôn dành thời giờ tiếp đón anh em. Vị TTK luôn có mặt ở mọi sự kiện lớn nhỏ của anh em: một ngày khánh thành nhà thờ,một ngày kỷ niệm ngân khánh linh mục hoặc hôn phối;tiệc vui thành hôn của một con cháu trong đại gia đ́nh GHHV;rửa tội cho một cháu bé thế hệ thứ ba hoặc chỉ là một buổi gặp mặt của vài ba anh em các lớp nhỏ. Hể ai nhớ đến và mong Cha có mặt,th́ Ngài chưa bao giờ chối từ.Đến với Ngài,anh em gần xa luôn cảm thấy ấm áp t́nh huynh đệ (với lớp "bonaventura") và t́nh "huynh đệ chí binh" (với các vị tư tế). K.6 tại các giáo phận có nhiều vị được tín nhiệm chọn làm tổng đại diện. Cha Nguyễn Quang Thạnh đă từng được HĐGM Việt Nam mời giúp lèo lái GHHV trong một thời gian khó khăn,sinh tử sau 1975. Ở hải ngoại, Cha Giuse Nguyễn Văn Thư,giám đốc Trung Tâm Công giáo San Jose, Bắc California, luôn quan tâm tới anh em,thu xếp chương tŕnh,để có thể quy tụ anh em GHHV ở hải ngoại tại TTCG nầy. Mong sao dự định và lời mời gọi của Ngài được tất cả anh em hưởng ứng. Người cuối cùng chúng ta muốn nhắc đến chính là Cha Giuse Trần Định.

** Nguồn :
Một phần dựa vào lời kể của Anh Trần Như Thể, kiều bào ở Pháp, cựu chủng sinh giáo phận Long Xuyên,và là người rất gần gũi với Cha Trần Định.

***
Tên một vài địa danh có thể không chính xác,kính mong cảm thông và giúp đính chính.

 

 

 

 

 

1.
Thế Bài quư mến,
Tôi là người bạn cùng lớp với cha Trần Định từ năm học đệ tam tại Tiểu Chủng Viện Pio XII/Hà Nội..... sau đó tại GHHV Pio X Đà Lạt. 
Cũng là người cùng ở Tây Ninh nên trong những kỳ nghỉ chúng tôi thường gập nhau.... tṛ chuyện. Tôi quen biết Ông Bà Cố, mấy người anh, em (trai gái) của cha Định v.v...
Sau 1975 gia đ́nh (đúng hơn là gia tộc) cha Trần Định cùng nhau ra khơi và thuyền cập bến Thiên Đàng nên cơi ḷng cha Trần Định tan nát chẳng ai chia sẻ được.
Năm 1998 khi tôi sang Ư, Đức, Pháp (do Đức Tổng Thuận tạo điều kiện) tôi có gọi điện hỏi thăm cha Trần Định. Ngài mời tôi xuống Bordeaux, nhưng tôi không đền thăm ngài được....
Nói chung tất cả anh em đều đáng kính, đáng trọng cả.... 
Nhưng cuộc đời vẫn đầy những đau thương.... Xin cầu cho nhau được trung thành gắn bó với Chúa và lư tưởng phục vụ của Người.
Gr Nguyễn Văn Nội

2.
Hello Bai,
Nguoi ke truyen cho ban ten Tran Nang The,
khong phai Tran Nhu The.
TV (K. 15 Vũ Thành Thái)

3. Người thuật sửa sai:
Khi Ông Bà Cố và toàn gia đ́nh lâm nạn,
KHÔNG PHẢI TRƯỚC MẮT NGÀI,
v́ khi ấy Ngài đă ở Mỹ.

Xin cám ơn.