Hồng Y Walter Kasper nổi loạn? Lập dị? Lệch Lạc?

 

Nguyễn Thế Bài

 

MÙA CHAY - SÁM HỐI :
ĐIỀU KIỆN SINE QUA NON => KHIÊM HẠ.

Description: http://www.giadinhnazareth.org/sites/default/files/imagecache/main_img/Photos/T%E1%BB%95ng%20LTT%20Michael.jpg

 

Thời gian gần đây, nhiều nhân vật, sự kiện và hiện tượng liên tục xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo ở Châu Âu, đặc biệt vùng Bắc Âu và những quốc gia nói tiếng Đức, khiến người ta phải đặt vấn đề ở nhiều phạm trù,góc nh́n và cấp độ khác nhau.
 
Trước hết không thể bỏ qua ảnh hưởng của những cái đầu "nóng" như nhà thần học Hans Kung, kẻ luôn vỗ ngực khi tự đem ḿnh so sánh một cách hết sức ấu trĩ, kệch cỡm với Đức Thánh Cha Benedicto 
XVI, như là: cùng thời, cùng tuổi, cùng tŕnh độ, cùng được mời tham gia các ban ở CĐ. Vatican II. Ông quên rằng: Lucifer và Micael đều ĐĂ LÀ thượng đẳng thiên thần, chỉ khác nhau ở sự bất tuân, kiêu căng (Lucifer) và khiêm cung phục tùng (Micael). Kết quả : Lucifer = thần mang ánh sáng,đă bị an phạt đời đời và trở thành đứa điên cuồng t́m cáchh lôi kéo những thụ tạo theo sự kiêu ngạo bất tuân của y. Giáo Hội Công Giáo là mục tiêu số một để y tấn công, phá hoại.LUÔN CÓ NHỮNG KẺ TIẾP TAY Y TRONG MỤC TIÊU ÁC HẠI NẦY, dù tưởng chỉ là "ngẫu nhiên", "vô t́nh". Người ta có thể thiếu tri thức, nhưng không thể kiêu căng, tôn ḿnh lên, thách thức Huấn Quyền và thiếu hiệp nhất,vâng phục và tôn kính Đấng Kế Vị Thánh Phe-rô,Đấng Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian.
 
Bất cứ địa vị nào, học vị nào, ở đấng bậc nào trong Giáo Hội, mà không ư thức rơ điều nây,th́ chẳng những tự đào mộ chôn ḿnh, mà nên cớ cho nhiều người vấp phạm. Những kẻ đó,như lời Chúa Giesu đă nói: "thà cột cối đá vào cổ nó mà ném xuống biển c̣n hơn"(Mc 9,42).
 
C̣n nhớ vụ cả trăm linh mục người Hà Lan đă vội vàng làm đơn xin lấy vợ, "tưởng rằng" Vatican II MỞ CỬA, nghĩa là từ nay muốn làm ǵ th́ làm, thấy hợp t́nh là làm.Những "sáng chế" quái dị trong Phụng Vụ tha hồ mặc sức diễn ra khắp nơi,khiến thánh đường và cung thánh nhiều khi giống như cái chợ. Năo trạng ấy, suy nghĩ ấy, không phải đă kết thúc. Trái lại, chúng vẫn âm ỉ và như những núi lửa, thỉnh thoảng vẫn bùng phát nơi nầy nơi nọ, nhưng KHÔNG PHẢI TỪ BẬC GIÁO DÂN, mà chủ yếu là từ những người có ăn học nhiều, hiểu biết nhiều, có chức vụ cao trong Giáo Hội, - Nghĩa là tiếng nói có nhiều trọng lượng, miệng có gang có thép - cũng tức là những kẻ "ăn cơm Nhà Chúa" lâu dài nhất. IN CAUDA VENENUM : nọc độc họ phun càng nguy hại!
 
Mới đây thôi, đă xảy ra một chuyện đau ḷng, vượt sự tưởng tượng của người b́nh thường và gây hại không kém việc các giáo sĩ phạm tội ấu dâm, vi phạm vô cùng nặng nề đức khiêm nhường và vâng phục. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa: đây là một "tuyệt tác" của Satan. Nhưng nó cũng phản ảnh điều mà Roma cho đến nay vẫn c̣n bó 
tay bất lực, không thể quản nỗi, do nhiều nguyên nhân: giáo dục Đại chủng viện quá hời hợt, thiếu bề sâu đào tạo tu đức, chưa đặt nặng vấn đề đạo đức và nhất là thiếu trưởng thành trong tư duy và trong phán đoán. Thiếu óc phán đoán đă là một bi kịch đối với một người sẽ ở vị trí lănh đạo; phán đoán sai - faux jugements - lại là thảm họa:
 
Tháng 6/2011,một nhóm Lm dưới sự lănh đạo của Tổng đại  diện TGP Vienne, Áo, đề ra "sáng kiến của các cha sở", kêu gọi "BẤT TUÂN ROMA". Cổ vơ truyền chức cho nữ giới, cho phép những người ly dị và các tín hữu Công giáo đă ra khỏi Giáo Hội dược rước lễ; đồng thời các buổi phụng vụ Lời Chúa trong đó có phần cho rước lễ, phải được coi là "thánh lễ không có linh mục". Nhóm nầy gồm 400 linh mục, không chỉ ở Áo, mà c̣n ở Đức và các quốc gia Châu Âu khác.
 
Thế rồi trong lúc Đức Thánh Cha Phanxico đang lao tâm khổ tứ chấn chỉnh lại các ban ngành trong Giáo Triều (curia), hướng dẫn Giáo Hội t́m lại căn tính khó nghèo, phục vụ, yêu thương và nhân ái như Chúa Kito mong muốn, th́ Vị Hồng Y 81 tuổi Walter Kasper, đă thổi bùng vấn đề mà từ 2001 tưởng đă đặt dấu chấm hết cho mọi tranh luận:
 
Ngày 20 tháng Mười Hai,  2013, bất chấp tuyên bố minh nhiên của Thánh Bộ Giáo Lư Đức Tin, Đức HY Kasper vẫn cho rằng sẽ có thay đổi trong đường lối hiện nay của Ṭa Thánh, nhờ thế, những người Công Giáo ly dị tái hôn sẽ được rước lễ. Nói với tờ báo Đức Die Zeit, ngài cho rằng “các Kitô hữu muốn sống bằng đức tin với Giáo Hội, chịu thừa nhận ḿnh lầm lẫn khi phá bỏ cuộc hôn nhân đầu, một việc họ ân hận, đối với họ, nên có cách để họ trở lại tham dự đầy đủ vào đời sống Kitô hữu và đời sống Giáo Hội”. Ngài cho rằng “điều có thể đối với Thiên Chúa, tức tha thứ, phải giúp để thực hiện được việc này trong Giáo Hội”. Người ta cho rằng chủ trương của Đức HY Kasper phản ảnh chủ trương của đa số các giám mục Đức. Ta c̣n nhớ hồi tháng Mười năm ngoái, Tổng Giáo Phận Freiburg từng công bố một tài liệu tŕnh bày các kế hoạch nhằm cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ, nếu họ đoan hứa sẽ nhận “trách nhiệm luân lư mới” với người phối ngẫu sau. Để trả lời, Đức TGM Gerhard Müller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lư Đức Tin, đă viết một bài trên tờ L’Osservatore Romano quả quyết rằng việc không cho phép những người ly dị tái hôn không được rước lễ đến nay vẫn c̣n được duy tŕ. Ngài yêu cầu các giám mục Đức rút lại tài liệu vừa nói. Các giám mục Đức không thoả măn yêu cầu này bằng cách cho thấy: trong cuộc họp vào tháng Mười Một, họ đă bỏ phiếu chấp nhận tài liệu này và tài liệu này sẽ được thông qua vào dịp họp thường niên, tháng Ba, 2014.
 
Nhận định việc trên, Sandro Magister cho rằng tại Đức, phần lớn tài trợ của Giáo Hội phát sinh từ Thuế Nhà Thờ, theo đó, người chịu thuế cho biết ḿnh thuộc Giáo Hội nào để chính phủ trích một phần thuế họ đóng để tài trợ cho Giáo Hội của họ. Việc Giáo Hội Công Giáo không chịu nhúc nhích ǵ trong việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ đang làm nguồn tài trợ thuế này giảm đi đáng kể v́ những người này thay đổi Giáo Hội của họ trên tờ khai thuế. Nguồn tài trợ này, năm 2011, lên tới 5 tỷ Euro. Chính v́ thế, các giám mục Đức luôn than thở việc mất tín hữu và đổ lỗi cho Giáo Hội đă không chịu thay đổi giáo huấn về ly dị. Tuy nhiên, báo chí thế tục Đức th́ cho rằng: nguyên nhân chính gây ra t́nh thế mất tín hữu là do tai tiếng các giáo sĩ lạm dụng tính dục. Xu hướng Đức nói trên quả là đáng lo ngại. Tuy nhiên, nh́n vào việc cử nhiệm của Đức Phanxicô dành cho Thượng Hội Đồng sắp tới, bầu trời không hẳn bi thảm như nhiều người nghĩ. Bộ ba thay phiên nhau chủ tọa THĐ sẽ là các Đức HY André Vingt-Trois của Paris, Luis Antonio Tagle của Manila và Raymundo Damasceno Assis của Aparecida, cựu chủ tịch CELAM và là đồng minh gần gũi của nguyên TGM Bergoglio. Hơn nữa, tháng Mười năm ngoái, Đức Phanxicô c̣n cử nhiệm giáo chủ Hung Gia Lợi, Đức HY Peter Erdö của Budapest, một vị vốn được coi là bảo thủ, làm Tổng Tường Tŕnh Viên của THĐ 2014, và Bruno Forte, vị giám mục thần học gia Ư, làm Tổng Thư Kư. Vẫn chưa hết, THĐ 2014 vẫn chưa là giai đoạn chót v́ THĐ 2015, một cuộc họp lớn hơn, trong đó, có cả các đại biểu không thụ phong, mới có tính quyết định (bài đúc kết của Vũ Văn An).
 
Được "đà", Vị Hồng Y nầy lại vung vít "bày dạy" cho Đức Thánh Cha bổ nhiệm nữ giới vào vị trí lănh đạo các Hội Đồng Giáo Hoàng.
 
Trong một gia đ́nh, thật đáng buồn và đáng trách, khi một đứa con trưởng thành không có chút cảm thông nào với cha mẹ. Thay v́ góp công góp sức và đoàn kết,hiệp nhất để hậu thuẩn  Vị Cha Chung - Đấng đă công khai tôn vinh ngài,th́ Ngài lại gây rối bằng những "lập trường thần học" mà Huấn Quyền đă khẳng định và tái xác nhận nhiều lần.Một đứa nhỏ có ư thức, có cảm thông và t́nh nghĩa với gia đ́nh, cũng sẽ không bao giờ hành động như thế. Tôi nói thật may là tại mật nghị 2005 và 2013, HY Walter Kasper đă không được bầu. Thật rùng ḿnh khi nghĩ về điều đó,nhưng cũng v́ thế mà giúp chúng ta thêm ḷng tin nơi Chúa Thánh Linh luôn hoạt động, hướng dẫn ,bảo vệ Giáo Hội.
 
Qua h́nh ảnh và gương nhân đức ngời ngời của Đức Thánh Cha  Phanxico và Đức nguyên Giáo Hoàng Benedicto XVI, - đơn sơ, khiêm nhường,vâng phục, yêu mến Giáo Hội vô biên và luôn đặt lợi ích Giáo Hội trên mọi sự và trên cả lợi ích,danh dự bản thân, ta mới thấy h́nh ảnh và hành động của cặp đôi Walter Kasper - Hans Kung thật thảm hại,đáng thương, khác nào những chú hề múa may vô duyên trong một tập thể nghiêm trang và nghiêm túc.
 
Xin được nhắc lại vài ba sự kiện và liên hệ giữa hai nhân vật nầy:

- HY Walter Kasper là phụ tá của Hans Kung từ 1961 - 1964 (Hans Kung là người Thụy Sĩ).

- Hai người là đồng tác giả những cuốn: Polarization in the Church (1973) và Christans and Jews (1974).

- Walter Kasper được trao mũ hồng y năm 2001 do ĐTC Gioan Phaolo II.
    Hans Kung bị cấm giảng dạy thần học năm 1979 do ĐTC Gioan Phaolo II.
 
Phải chăng "rau nào sâu nấy"?

Dis moi qui tu frequentes, je te dirai qui tu es!

Đi với ma th́ mặc áo giấy!

Latinh có câu : HONOR,ONUS - vinh dự luôn đi đ6i với trách nhiệm.
ĐÁNG BUỒN,ĐÁNG TIẾC,ĐÁNG THƯƠNG CHO NHỮNG CÁI ĐẦU!
 
Lễ Tro 2014.

 


÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷÷
 

 

 

 

 

 

 

 HỒNG Y KASPER LÀ AI?

 

 

Nguồn: http://www.all-about-the-virgin-mary.com/cardinal-kasper.html?gclid=CKHwsPTazr0CFUYV7AodwF8A5A

LỜI NGỎ: Như đă hứa khi gửi bài “HỒNG Y WALTER KASPER: NỖI LOẠN?LẬP DỊ?LỆCH LẠC?”(xin đính kèm), nay kính gửi bài “HỒNG Y KASPER LÀ AI?” chuyển ngữ từ bài viết tiếng Anh ”WHO IS CARDINAL KASPER?”.                                                Từ vị trí một giáo dân với hiểu biết rất hạn chế,TUY VẬY, chúng tôi cảm thấy buồn phiền và thật ḷng quan ngại khi không thấy tiếng nói – đồng t́nh hoặc phản bác – những ǵ mà những người như HY Walter Kasper, LM Hans Kung viết ra hoặc phát biểu. Chúng tôi không cho rằng các giáo sĩ Việt Nam thiếu tŕnh độ,mà nghĩ rằng tiếng tăm và uy tín của những người như HY Kasper (thậm chí của Hans Kung),nhất là sau khi HY Kasper được ĐTC Phanxicô  “tuyên dương”,đă làm cho nhiều giáo sĩ,nhiều “cây bút” bị nhụt chí hoặc bất an và c̣n có thể dễ dăi đồng t́nh.

Đâu là trách nhiệm? Đâu là ḷng yêu mến Giáo Hội?                                         

*************

Ngày 20/02/2014,Đức Thánh Cha Phanxicô đă ban cho vị Hồng Y thần học gia người Đức Kasper vinh dự lớn lao là phát biểu trước toàn thể Hồng y đoàn tụ họp ở Roma v́ điều mà nhiều người cho là "tuần lễ quan trọng nhất" trong triều đại giáo hoàng non trẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô.Các Hồng Y cùng quy tụ ở Vatican để làm chứng việc thiết lập 19 vị tân hồng y - cũng như v́ một loạt những cuộc hội họp được coi như chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám Mục về Gia Đ́nh vào 05 - 19/10/2014. Trong một dịp quan trọng riêng biệt - trong bài diễn từ ở buổi đọc kinh Truyền Tin lần đầu tiên ngày 17/03/2013,ĐTC Phanxico đă làm một hành vi hiếm hoi của một giáo hoàng,khi công khai nêu lên và ca tụng một vị hồng y : Trong những ngày nầy,tôi đă có thể đọc một cuốn sách do một vị hồng y viết - Đức hồng y Kasper - một nhà thần học đầy tài năng,một nhà thần học giỏi.Và điều đó giúp tôi rất nhiều,cuốn sách ấy,nhưng tôi không nghĩ là ḿnh đang quảng cáo sách các hồng y của tôi. Không phải chuyện đó! Song nó giúp tôi nhiều,nhiều lắm....Diễn từ đầu tiên của Đức Giáo Hoàng là một dịp quan trọng - đó là lần xuất hiện đầu tiên theo chương tŕnh và là diễn văn công khai đầu tiên của vị giáo hoàng ở Quảng trường Thánh Phêrô kể từ đêm Người được bầu. Để công khai nêu tên,ca ngợi và thừa nhận ĐHY Kasper trong bài diễn văn chính thức đầu tiên khi đọc Kinh Truyền Tin,cho chúng ta thấy rằng HY  Kasper quả là một người rất quan trọng đối với Đức Thánh Cha - một "nhà thần học tài năng",như lời Người nói. Hồng Y Walter Kasper là ai - Vị hồng y mà Đức Thánh Cha kính trọng rất mực như thế?


Bài viết nầy không phải để phác thảo h́nh tượng một hồng y. Quư vị sẽ thấy trong những trang viết sau,những điều cần xem trong mối kết nối Kasper - Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Chúng ta cần phải hiểu mối kết nối nầy,v́ nó sẽ có một ảnh hưởng quyết định trên triều đại giáo hoàng và trên đường hướng tương lai của Giáo Hội Công Giáo.

Tại sao những người Cấp Tiến có liên quan với việc Đức Phanxico được bầu làm Giáo Hoàng?

ĐHY Walter Kasper,81 tuổi,là một hồng y người Đức vốn nguyên là người đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Ki-tô hữu (1999 - 2010). Ngài là một trong những hồng y công khai cấp tiến và theo chủ nghĩa tự do (liberal) trong Giáo Hội Công Giáo. Một sự việc được ghi nhận rơ ràng ngài là một đối thủ thần học hung dữ của Vị Giáo Hoàng bảo thủ Biển- Đức XVI. HY Kasper nguyên là phụ tá của Hans Kung - một trong những linh mục/thần học gia  Công giáo cấp tiến nhất thời đại chúng ta và là một thủ lănh được thừa nhận của cánh "cấp tiến" trong Giáo Hội. Hans Kung bị Vatican không cho tiếp tục giảng dạy thần học Công giáo,v́ đă công khai bác bỏ tín điều về ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng,trong cuốn sách viết năm 1971 "Vô ngộ?Một sự thẩm tra". Ông là một người theo phái tự do triệt để - các sách của ông bao gồm một cuốn in năm 1988 có tựa đề "chết trong phẩm giá" ,trong đó ông viết rằng an tử có thể sẽ đưuợc chấp nhận trong viễn cảnh Ki- tô giáo. Hans Kung là người chỉ trích gay gắt các triều đại giáo hoàng Gioan Phaolo II và Biển- Đức XVI. Năm 2005,ông cho phổ biến  ở Ư và Đức một bài viết có tựa đề "những thất bại của Giáo Hoàng Wojtyla ",tố cáo Đức Thánh Cha phục hồi t́nh trạng tiền Vatican và ngăn chặn cải cách và đối thoại bên trong Giáo Hội. Tháng 4/2010,ông phổ biến trong nhiều tờ báo một thư mở gửi tất cả các giám mục. Trong thư,ông chỉ trích Đức Biển-Đức XVI về việc xử lư nhiều vấn đề phụng vụ,hồng y đoàn và liên tôn,cũng như các vụ tai tiếng lạm dụng t́nh dục. Trong thư nầy,ông kêu gọi các. giám mục xem xét sáu đề xuất,gồm cả kêu gọi tổ chức một CĐ Vaican nữa. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2009,Hans Kung chỉ trích mạnh mẽ việc giỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với Nhóm Thánh Pio X,đồng thời chỉ trích thần học của Đức Giáo Hoàng,so sánh thần học nầy với các quan điểm của CĐ Nicea năm 325. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh sau khi Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng,ông nói : "Tôi ngập tràn vui mừng.Có hy vọng nơi người nầy".

Xa hơn,ông nói ĐGH Phanxicô sẽ thích nghi với lối giải thích cấp tiến Vatican II và sẽ không theo "đường lối của hai giáo hoàng từ Balan và Đức". Giọng điệu trịch thượng (không nêu đích danh các Ngài) đối với hai vị giáo hoàng tiền nhiệm,bảo thủ là đáng lưu ư.Tại sao,bất th́nh ĺnh,nhà thần học Công giáo siêu tự do,bất đồng nầy "tràn đầy vui mừng" với việc Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu? Tại sao kẻ chỉ trích cay nghiệt hai triều đại giáo hoàng tiền nhiệm Gioan Phaolo II và Biển Đức XVI lại bất ngờ vui mừng phấn khởi với triều đại giáo hoàng Phanxicô đến vậy? Leonardo Boff,một trong những cha đẻ thần học giải phóng,là một người theo chủ nghĩa tự do khác, công khai hoan nghênh Đức giáo hoàng Phanxicô. Thần học giải phóng, cần phải ghi nhớ,là một phong trào thần học cực đoan xuất phát từ Nam Mỹ và bị Đức Hồng Y  Ratzinger chiến đấu một cách hung hăn. Báo chí Đức đă trích dẫn lời Boff rằng Đức Phanxicô "tự do" hơn là nghười ta tưởng.Trong một cuộc phỏng vấn của tờ New York Times [tờ báo Mỹ bươi móc,thổi phồng và xuyên tạc GH Công giáo nặng nề nhất về những vụ giáo sĩ lạm dụng t́nh dục trẻ em và công khai vận động bài Công giáo,lên án Đức giáo hoàng. ND],ông nói: "tôi lấy làm an ủi trước sự chọn lựa nầy,xem đó như một hứa hẹn về một giáo hội của sự đơn sơ và của các lư tưởng sinh thái".

Hồng Y Roger Mahoney,người bị cho nghỉ hưu không kèn không trống v́ các vấn đề liên quan tới việc xử lư các vụ lạm dụng t́nh dục ở Los Angeles,California, đă vui mừng nói lời giă biệt Đức Biển Đức XVI khi nghe tin Đức Phanxicô được bầu: " một triều đại giáo hoàng và một dây tḥng lọng quá sức dài! Xin chúc mừng, áo thầy tu đơn sơ và hy vọng cũng sẽ là những đôi giày đen b́nh thường!". Lần nữa,câu hỏi lớn lao đặt ra,là: Tại sao những phần tử siêu câp tiến,tự do và bất đồng bên trong Vatican lại hớn hở vui mừng với việc bầu chọn Đức Phanxicô?

MỘT GIAI ĐOẠN MỚI TRONG GIẢI THÍCH CÔNG ĐỒNG VATICAN II.

Trong bài diễn từ cuối cùng của Người gửi cho các linh mục và giám mục với tư cách Giám Mục Roma trước khi từ nhiệm, ĐTC Biển-Đức XVI đă tập chú vào một đề tài đặc biệt: VATICAN II. Người phàn nàn rằng do sự đưa tin lan rộng của các phương tiện truyền thông trong suốt kỳ CĐ Vatican II - cái mà Người gọi là "công đồng của các phương tiện truyền thông" - nhiều cách giải thích sai về CĐ đă nổi lên,làm cho nhiều người lẫn lộn và dẫn tới một thảm họa chung về Đức Tin : Chúng ta biết rằng CĐ của các phương tiện truyền thông nầy mọi nghười đều có thể tiếp cận. Do vậy,đó là một CĐ át trội, một CĐ hiệu quả hơn và nó đă tạo ra biết bao thảm họa,biết bao vấn nạn, biết bao đau khổ: những chủng viện bị đóng cửa, những ḍng tu bị đóng cửa, phụng vụ tầm thường..và CĐ đích thực phải vô cùng khó khăn vất vả để tự kiến lập và định h́nh; CĐ ảo mạnh hơn CĐ thật. ĐTC kết thúc bài diễn từ cuối cùng của Người với các linh mục của Người là hăy luôn trung thành với "CĐ đích thực" trong Năm Đức Tin: "...Bổn phận của chúng ta,đặc biệt trong Năm Đức Tin nầy,là làm mọi việc sao cho CĐ đich thực,với sức mạnh của Chúa Thánh Linh, được hoàn tất và Giáo Hội được thật sự canh tân". Đang khi ấy,trong một bài phỏng vấn của tờ Osservatore Romano, HY Kasper nói rằng việc bầu chọn Đức Phanxicô sẽ dẫn tới một giai đoạn mới trong giải thích CĐ Vatican II. HY Kasper nói rằng ĐGH Phanxicô "đă ban điều mà tôi có thể gọi là cách giải thích CĐ mang tính tiên tri của Ngài và Ngài đă khai trương một giai đoạn mới cho việc tiếp nhận CĐ". Triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô,theo như HY Kasper,có thể dẫn tới việc chuyển những tuyên bố của CĐ thành những "kết quả thực hành hậu quả thực tiễn" và chính chúng có thể nhen nhúm lại "sức đẩy đổi mới" của CĐ. Kasper nói rằng "GH cần nghiêm túc xem xét những yêu cầu hợp pháp của thời hiện đại". Đối vời HY Kasper,nhưng người "cấp tiến" - những kẻ thúc đẩy cải cách trong CĐ - là những người "bảo thủ thật sự,những kẻ đă muốn đổi mới truyền thống cũ". Bốn ngày sau cuộc phỏng vấn nầy,nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 86 của nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ĐTC Phanxicô nói về CĐ Vatican II,gọi đó là "công tŕnh tuyệt vời của Chúa Thánh Linh". Người hỏi : "Chúng ta đă làm hết mọi điều mà Chúa Thánh Linh đ̣i hỏi chúng ta làm trong suốt CĐ chưa?".Câu trả lời - ĐTC nói - là "không".

Tiếp tục bài nói chuyện của Người, ĐTC Phanxicô kêu gọi mọi người hăy mở ra cho thay đổi :"Chúng ta mừng năm kỷ niệm nầy, chúng ta đă dựng lên một tượng đài,nhưng chúng ta không muốn nó làm chúng ta lo lắng đau khổ. Chúng ta không muốn thay đổi và điều đáng nói là có những kẻ mong muốn cho kim đồng hồ quay lui". ĐTC nói rằng kháng cự lại thay đổi nầy "bị gọi là sự ngu xuẩn và muốn chế ngự Chúa Thánh Linh. "Những người cấp tiến,cở như Hans Kung, thường phàn nàn rằng không phải tất cả mọi thay đổi được Vatican khuyến dục đều được Đức Gioan Phaolo II và Đức Biển Đức XVI thực hiện. Trong một bài viết đăng trong New York Times,Kung nói: CĐ Vatican II,từ 1962 đến 1965,trong khi đề cập đến nhiều mối quan tâm của các nhà cải cách và các nhà phê b́nh hiện đại, đă bị cản trở bởi quyền lực của Giáo triều, bộ máy cai trị của Giáo Hội và xoay xở để chỉ thực hiện một số trong các thay đổi được đ̣i hỏi. Dường như đối với những người cấp tiến,việc bầu chọn Đức Phanxicô tượng trưng cho một "mùa xuân mới" đối với phong trào tự do ở Vatican, một phong trào có thể đưa vào một phong trào hướng tới việc giải thích CĐ. Vatican II cấp tiến hơn, tự do hơn - điều mà Đức Biển Đức XVI dường như đă cảnh báo các linh mục của Ngài chống lại trong suốt bài diễn văn của Người cho họ trước khi từ nhiệm. Và dường như HY Kasper là một trong những mảnh ráp quan trọng trong phong trào tự do nầy đang giành được đà ở Vatican.Do vậy lúc nầy chúng ta trở lại câu hỏi nguyên thủy của bài viết nầy: HY KASPER ĐÍCH THỰC LÀ AI - vị HY được Vị tân Giáo Hoàng công khai ca ngợi trong bài diễn văn khi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên? Như độc giả sẽ ghi nhận được trong vài ba đoạn tiếp theo,HY Kasper nổi tiếng về các quan điểm siêu tự do về những khía cạnh căn bản khác nhau về Đức Tin Công giáo : Bí Tích Thánh Thể, Phong trào Đại kết, Thiên tính của  Chúa Giêsu và nhiều khía cạnh khác nữa.

PHONG TRÀO ĐẠI KẾT VÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ.

Đâu là nhăn quan và mục tiêu của HY Kasper với phong trào đại kết, trong khả năng của Ngài với tư cách là nguyên Chủ tịch HĐ. Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô hữu? Trong cuốn "Bí Tích của Hiệp Nhất" phát hành năm 2005, HY Kasper nhận định rằng mục tiêu tối hậu của phong trào đại kết là "dẫn tới sự giao hảo trong Bí Tích Thánh Thể" giữa người Công giáo và người Tin Lành. Việc trung thành với chân lư khiến cho điều đó thành bất khả trong t́nh h́nh ngày nay đối với tất cả các Kito hữu muốn quây quần bên nhau quanh bàn ăn của Đức Chúa và dự phần vào Bửa Tiệc Ly của Đức Chúa, là một vết thương in sâu vào Thân Thể của Đức Chúa. Rút cuộc, đó là gương mù gương xấu...Xét về mặt đại kết mà nói,chúng ta đang ở giai đoạn trung gian, trong một thời kỳ chuyển tiếp. Thật đáng vui,chúng ta đă đạt được một số những cột mốc trên đường chúng ta đi; song chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu. Phong trào Đại kết là một tiến tŕnh từ đó cuộc sống lớn lên. Trong lối đi lớn lên và trưởng thành nầy,đ̣i hỏi phải có nhiều bước đi trung gian. Những bước đi nầy được hiểu như là dẫn tới sự giao hảo trong Bí Tích Thánh Thể, BT của Hiệp Nhất.

Có hai điểm chủ chốt được Kasper nêu bật dựa trên điều trên đây. Thứ nhất, Ngài nói rằng thật là "gương mù gương xấu"nếu như v́ "sự trung thành với chân lư" của chúng ta,mà ngày nay người Công giáo và người Tin Lành không thể dự phần vào "bửa ăn Thánh Thể được chia sẻ". Kế đến,mục đích tối hậu của phong trào đại kết là "cuối cùng dẫn tới sự giao hảo trong Bí Tích Thánh Thể - Bí Tích của Hiệp nhất. Toàn bộ cuốn sách,tựa đề "Bí Tích của Hiệp Nhất" dành trọn để cổ vũ sự giao hảo Thánh Thể được chia sẻ với người ngoài Công giáo. Nhưng một "bửa ăn Thánh Thể được chia sẻ" với người Tin Lành sẽ trung thành với giải thích Công giáo về Bí Tích Thánh Thể không?

Có rất nhiều điểm dị biệt giữa Công giáo và Tin Lành,nhưng khác biệt quan trọng và căn bản nhất ấy là cách hiểu về Bí Tích Thánh Thể. Đối với người Công giáo chúng ta,Bí Tích Thánh Thể là chính Chúa Giesu - khi những lời truyền phép được linh mục xướng lên trong Thánh Lễ,bánh và rượu trở thành ḿnh và máu thật sự của Chúa Giesu.Về phía Tin Lành, họ không tin vào Biến Thể. Đối với họ,Bí tích Thánh Thể chỉ đơn thuần là một việc tưởng nhớ Bửa Tiệc Ly, một cái nhắc ta nhớ lại cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá.
Bí Tích Thánh Thể là điểm khác biệt và quan trọng nhất giữa Đạo Công Giáo và Tin Lành. Đối với HY Kasper, thật là "gương mù gương xấu" khi do "sự trung thành với chân lư" của Đạo Công Giáo,mà chúng ta không thể chia sẻ bửa tiệc Thánh Thể với những người anh em không Công Giáo của chúng ta. Với HY Kasper,mục tiêu tối hậu của phong trào đại kết là dẫn ta tới một bửa tiệc Thánh Thể được sẻ chia với những người anh em không Công Giáo của chúng ta. Nhưng chúng ta phải tự hỏi: Tại sao lại "gương mù gương xấu" khi trung thành với chân lư? Cứ hể trung thành với lập trường Công giáo về Bí Tích Thánh Thể bất cứ khi nào thảo luận điều đó với anh em không Công Giáo trong bối cảnh đại kết, là gương mù gương xấu sao? Chỉ có thể có một giải thích duy nhất cho Bí Tích Thánh Thể: lập trường Công Giáo (Chúa Giêsu thật sự và đích thực hiện diện trong Thánh Thể) hoặc lập trường Tin Lành (Thánh Thể chi đơn thuần là một sự tưởng nhớ). Để thể hiện quan điểm của HY Kasper về một "bửa tiệc Thánh Thể được sẻ chia", th́ phải từ bỏ một trong hai: hoặc Công Giáo phải chấp nhận giáo lư của Tin Lành,hoặc Tin Lành phải chấp nhận giáo lư Công Giáo: Bí Tích Thánh Thể là trung tâm và bản chất Đức Tin Công Giáo của chúng ta. Phong trào đại kết đ̣i hỏi rằng chúng ta không từ bỏ lập trường Công Giáo của chúng ta về Bí Tích Thánh Thể. Đại kết đích thực đ̣i hỏi rằng chúng ta trung thành với các chân lư của Đức tin Công Giáo. Đại kết đích thực không được kéo theo một sự ḥa tan các niềm tin Công Giáo của chúng ta nhằm hoàn thành sự "hiệp nhất Kitô giáo" hằng được mong muốn. Đại kết và hiệp nhất Kitô giáo không được theo đuổi với cái giá phải từ bỏ lập trường Công Giáo liên quan dến sự hiện diên thật sự của Chúa Giesu trong Bí Tích Thánh Thể. Điều nầy đơn thuần không thể nhượng bộ được.

 TÍNH CHẤT HỒNG Y ĐOÀN VÀ CẢI TỔ GIÁO TRIỀU.

HY Kasper cổ vơ một bước tiếp cận phi tập trung hóa hơn với sự cai quản Giáo Hội,giống như kiểu mẫu Tin Lành: theo một h́nh thức mới trong việc thực thi sự lănh đạo Giáo Hội. H́nh thức nầy được gọi là hồng y đoàn tính, một chính quyền trải rộng bề ngang hơn. Tính chất hội đồng đoàn hồng y của các giám mục phải mở rộng qua các h́nh thức có đại diện của tất cả mọi thành phần Dân Chúa. Một hồng y đoàn tính như thế sẽ có thể nằm trong đường hướng của Công Đồng Vatican II về sự hiệp nhất trong đa dạng giữa tất cả những ai tin vào phúc âm và một đối thoại to lớn hơn với các tôn giáo khác. Cần thiết phải thoát khỏi sự khô khan của chủ nghĩa trung ương tập trung La Mă bằng sự xác tín rằng trung ương không có nghĩa là tập trung hóa. Các quan điểm của HY Kasper phản ánh những quan điểm của Hans Kung,người cho rằng "Giáo triều..là vật cản chính cho bất cứ cải tổ Giáo Hội Công Giáo toàn diện nào,cho bất cứ sự cảm thông đại kết chân thành nào với các giáo hội Kitô giáo và các tôn giáo khác trên thế giới,cho bất cứ thái độ phê b́nh,xây dựng nào đối với thế giới hiện đại". Sẽ rất có ư nghĩa khi lưu ư rằng một trong những hành vi đầu tiên mang ư nghĩa nhất của ĐTC là thành h́nh một nhóm gồm 8 vị cố vấn sẽ đưa ra những khuyến cáo nhằm cải tổ một cách chính xác Giáo Triều. 8 vị hồng y cố vấn đến từ mọi vùng trên thế giới,có nhiệm vụ cố vấn cho ĐTC về "việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ".

Nhiệm vụ chủ chốt của các ngài sẽ là khuyến cáo những thay đổi Tông hiến Pastor Bonus (mục tử nhân lành) do ĐTC Gioan Phaolo II ban hành năm 1988. Đây là một văn kiện tóm lược cấu trúc của Giáo Triều La Mă và sự cai quản Giáo Hội. Phải chăng có lẽ chúng ta vui mừng trong những giai đoạn đầu của một cuộc tái cấu trúc Giáo Hội ngoạn mục ,hướng tới một kiểu mẫu cai quản Giáo Hội mang tính tập thể hồng đoàn và "trải theo chiều ngang"hơn, như Kasper và Kung cổ động? Các quan điểm về tính chất hồng y đoàn và cải tổ Giáo Triều dường như phản ảnh trong các hành động tượng trưng ban đầu của ĐTC Phanxicô. ĐTC Phanxicô thích nói về chính Ngài như là "giám mục Roma"hơn là "giáo hoàng". Trong bài diễn văn công khai đầu tiên sau khi được bầu, Đức Phanxicô nói rằng "mục tiêu của Mật Nghị là bầu một giám mục của Roma". Trên một b́nh diện tượng trưng hơn,sau khi được bầu, Đức Phanxicô nhận lời hứa vâng lời của các Hồng Y,không phải trong ngai giáo hoàng được nâng lên cao, vốn như truyền thống vốn có,mà trên cùng mức độ như các hồng y khác.Trong khi các phương tiện truyền thông hiện hành giải thích những động thái nầy như những dấu chỉ cho thấy sự khiêm nhường của Đức Phanxicô, phải ghi nhận rằng những cử chỉ và biểu tượng tưởng chừng như đơn sơ và - ngai giáo hoàng được nâng lên cao, danh hiệu "giáo hoàng" - giúp củng cố một khía cạnh cốt lơi của Đạo Công Giáo,vốn là trung tâm điểm của vai tṛ giáo hoàng. Nguy cơ với việc nhấn mạnh trên tính tập thể hồng y đoàn là nó  chuyển dần dần Đạo Công Giáo tới kiểu mẫu phi tập trung hóa Tin Lành,ở đó không có giáo hoàng được công nhận. Theo Kasper,"việc Đức Phanxicô nói tới giám mục Roma rất có ư nghĩa...Điều đó có tâm quan trọng hết sức lớn lao,không chỉ cho việc tiếp tục đối thoại đại kết,trên hết là với các giáo hội Chính Thống,mà c̣n cho chính Giáo Hội Công Giáo".

Ở nơi khác Kung phàn nàn rằng "Dưới thời hai vị giáo hoàng vừa qua, Gioan Phaolo II và Biển Đức XVI,có một sự quay lai với những tục lệ phong kiến cỗ xưa tai hại". Rơ ràng từ những mấy tuần lễ đầu tiên triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô,phong trào đại kết sẽ là tiêu điểm chính. Lần gặp mặt chính thức đầu tiên ngay ngày lên ngôi giáo hoàng,là một cuộc gặp mặt với các thủ lĩnh các giáo hội khác. Việc lên ngôi giáo ḥang nầy được các thủ lănh nhiều giáo hội khác nhau tham dự,gồm cả người đứng đầu giáo hội Chính Thống Đông Phương, là giáo hội lần đầu tiên trong cả hàng trăm năm mới tham dự một lễ lên ngôi giáo hoàng. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh,ĐTC phá vỡ truyền thống và trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử rửa chân cho các phụ nữ,gồm cả những người theo đạo Hồi và ngoài Công giáo. Trong khi việc cố gắng hoàn thành hiệp nhất Kitô giáo qua phong trào đại kết thật sự là một nguyên cớ đáng ghi nhận, th́ sẽ quan trọng khi quan sát làm thế nào ĐTC Phanxico sẽ bảo đảm được rằng, trong tiến tŕnh đối thoại nầy với các tín ngưỡng khác,chân lư và những giáo huấn của Đức tin Công giáo không bị thoả hiệp.

VAI TR̉ NỮ GIỚI.

ĐHY Kasper đă kêu gọi cho một vai tṛ mạnh hơn của nữ giới trong Giáo Hội. Cách riêng, Ngài đă công khai để Giáo Hội chấp nhận "các nữ phó tế". Ngài kêu gọi một Phó tế Giáo Hội đảm nhận những việc phục vụ về mục vụ,từ thiện,dạy giáo lư và phụng vụ nhất định. Chức vụ nầy sẽ khác với vị trí công tác của nam phó tế và sẽ được ủy thác qua việc ban phước,chứ không phải tuyên tín bí tích. HY Kasper nói : "tôi nghĩ rằng nếu có một lập trường như thế không dễ dàng bị trói chặt vào chức vụ cổ điển của phó tế, th́ sẽ có thể có một sự linh động mềm dẻo hơn nhiều". Không ai có thể giúp hơn là kết nối điều nầy với việc tái diễn việc rửa chân cho các môn đệ Ngày Thứ Năm Tuần Thánh đă được ĐTC Phanxicô thực hiện. Người phá vỡ truyền thống - và Giáo Luật - khi rửa chân cho nữ giới,mà một số trong họ là người theo đạo Hồi. Người là vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử từng rửa chân cho nữ giới trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.Nhiều nhà thần học ,gồm cả nhà giáo luật hàng đầu Edward Peters (cố vấn của ṭa án tối cao Vatican),đặt vấn đề động tác nầy,do giáo luật cấm rửa chân cho nữ giới trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Edward Peters nói : "với việc không kể ǵ tới luật lệ của riêng ḿnh trong vấn đề nầy, tất nhiên Đức Phanxico đă vi phạm chỉ dẫn . Việc Người đang làm, tôi lo ngại, sẽ tạo một tiền lệ có vấn đề. Vấn đề c̣n lại là phải chờ xem ĐTC Phanxicô có lưu ư tới lời cố vấn của HY Kasper để chấp nhận các " nữ phó tế " trong Giáo hội hay không?

VỀ CÁC PHÉP LẠ CHÚA GIÊSU ĐĂ THỰC HIỆN.

Trong khi Phục Sinh là bằng chứng quan trọng nhất về Thiên Tính của Chúa Giêsu,th́ các phép lạ đủ loại do Đức Chúa chúng ta thực hiện suốt cuộc sống, cũng là những xác nhận tính hiệu lực quan trọng cho tuyên bố của Người là Con Thiên Chúa. Khi được Gioan Tẩy Giả, thông qua các môn đệ của Ông, hỏi Người là ai, Chúa Giêsu đáp:” Hăy đi và thuật lại cho Gioan những ǵ các anh đă nghe và đă nh́n thấy: người mù nh́n được;người què được đi; người phung hủi được lành sạch;kẻ điếc được nghe;người chết được sống lại…” (Mt 11,4 – 5). HY Kasper phủ nhận một cách đáng kinh ngạc bản chất lich sử các phép lạ của Chúa Giêsu. Nhắc tới các câu chuyện phép lạ của Chúa Giêsu t́m thấy trong Phúc Âm, vị HY nầy nói: “Những câu chuyện không có lịch sử tính nầy là những tuyên bố niềm tin vào ư nghĩa cứu độ của con người và sứ điệp của Chúa Giêsu”. Đối với Kasper, Chúa Giêsu không đă không gọi Lazarô ra khỏi mồ. Người đă không làm cho con gái ông Giarô sống lại từ kẻ chết. Ngươi đă không khiến sóng yên biển lặng,đă không hoá bánh ra nhiều,đă không đi trên mặt nước.

THIÊN TÍNH CỦA CHÚA GIÊSU.

Khi thảo luận về Thiên Tính của Chúa Giêsu, Kasper thỉnh thoảng đă viết một cách mập mờ khó hiểu về chủ đề nầy. Ngài nói rằng “giáo lư về Thiên tính và Nhân tính của Chúa Giesu hệ ở một sự pát triển niềm xác tín nguyên thuỷ rằng người nầy là ơn cứu độ thần minh cho chúng ta”. Kasper thật sự muốn nói ǵ với nhận định mập mờ trên đây? Thiên tính của Chúa Giesu, với Kasper.có nghĩa người nầy là ơn cứu độ Chúa ban cho chúng ta. Thay v́ nói minh bạch rằng “Chúa Con Thiên Chúa, Đấng thật sự là Thiên Chúa và thật sự là con người,là Ơn cứu độ của chúng ta”, th́ nhận định trên để lại nhiều không gian cho lầm lẫn. Tại sao nhấn mạnh rằng Chúa Giesu là “con người” – thay v́ Chúa Giêsu Con Thiên Chúa? Tại sao lại dùng từ ngữ “thần minh” (divine) liên kết không phải với Chúa Giesu một cách trực tiếp, mà lại với “ơn cứu độ”?

SỰ PHỤC SINH

Trong việc thảo luận sự Phục Sinh,lần nữa Kasper càng tỏ ra mập mờ khó hiểu trong những trường hợp quá khứ. Ngài nói rằng “ngôi mộ trống tượng trưng cho một hiện tượng mập mờ, mở ra cho những khả năng giải thích khác nhau”. Điều ǵ mập mờ về ngôi mộ trống? Đối với các Kito hữu,ngôi mộ trống chỉ tượng trưng cho một CHÂN LƯ duy nhất: rằng Chúa Giêsu thực sự đă sống lại từ kẻ chết. Không có giải thích Kitô giáo nào khác có thể chấp nhận được. Những “khả năng giải thích khác” bao gồm giải thích của những người Biệt phái – rằng thân xác của Chúa Giêsu đă bị các môn đệ Người đánh cắp. Và tất cả chúng ta đều biết rằng v́ lời dối trá nầy – “khả năng” thay thế – mà thực tế toàn bộ gịng dơi Do Thái, dân tộc của chính Chúa Giesu, đă khước từ loại bỏ Đấng Messiah.

Kinh Thánh chứa đựng nhiều đoạn khác chứng minh sự Phục Sinh đích thực của Chúa Giesu. Sau khi sống lại từ kẻ chết, Chúa Giesu đă ăn trước mặt các môn đệ Người. Các môn đệ đă sờ vào Người; Tôma ngờ vực đă xỏ bàn tay ông vào các lỗ tay chân của Chúa Giêsu. Kasper nói rằng những trường hợp nầy tượng trưng cho một “loại nhầm lẫn một cách thô thiển về sự khẳng định rằng Chúa Giêsu được tay họ chạm vào và Người ăn chung bàn với các môn đệ Người…”, và rằng điều nầy dẫn đến nguy cơ biện minh cho một đức tin kiểu quá thô thiển của Pascal”.Thay v́ thế, Kasper nói rằng những cuộc gặp gỡ nầy chỉ là “những cuộc gặp với Chúa Kito hiện diện tromg Thần Khí”.

Kasper là một trong những người đề xuất hàng đầu phía sau sự ứng cử của ĐHY Bergoglio vào Mât Nghị bầu giáo hoàng măm 2005.

Tháng 9/2005, một “nhật kư bí mật” của một HY vô danh đă tham dự vào Mật Nghị tháng 4/2005 vốn đă bầu Đức Biển Đức XVI, đă bị ṛ rĩ cho một tờ náo Ư. Các mục Nhật kư được phổ biến nầy đă được đặt rải rác với phần b́nh luận từ nhà báo Vatican nổi tiếng Lucio Brunelli, khi ông nầy cho niết ông có được nhật kư nầy từ một nguồn đáng tin cậy mà ông quen biết đă nhiều năm nay. Do lời thề im lặng áp đặt lên các hồng y,danh tính của vị hồng y nầy được giữ kín. Nhiều nhà quan sát và nhà báo Vatican tin vào sự xác thực của nhật kư, bởi v́ nó cho những tường thuật từng ngày,chi tiết đến khó tin về Mật Nghị bầu giáo hoàng nầy – nhiều tromg số các bài thuật nầy chỉ có thể đến từ một ai đó đang tham dự Mật Nghị. Theo như nhật kư bí mật nầy,ĐHY Bergoglio là một kẻ chạy đua khít khao với ĐGH Biển Đức XVI trong Mật Nghị năm 2005. Thực tế, trong lần bỏ phiếu thứ 3, ĐHY Ratzinger được 72 phiếu bầu so với 40 cho ĐHY Bergoglio – trong tổng số 115. Đức Ratzinger vẫn c̣n thiếu 5 phiếu cần thiết để thắng và đă có một quan ngại thật sự trong phe Ratzinger rằng bế tắc nầy có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu phiếu. Một điểm thú vị khác do “vị HY bí mật”nầy đưa ra,là ĐHY Kasper là một trong những người đề xuất hàng đầu đàng sau sự ứng viên 2005 của ĐHY Bergoglio. Vị đề xuất hàng đầu khác phía sau cuộc vận động bầu cho ĐHY Bergoglio năm 2005 bị thất bại là HY Lehmann, nguyên Chủ tịch HĐGM Đức. HY Lehmann là một trợ lư nghiên cứu của Karl Rahner. Phải ghi nhận rằng Karl Rahner và Hans Kung là hai nhà thần học Công Giáo cấp tiến và tự do nhất và là những ‘thủ lĩnh ư thức hệ”được công nhận của cánh cấp tiến trong Giáo Hội. Kasper và Lehmann là những trợ lư của họ. Kasper và Lehmann là những người đă hậu thuẫn mạnh mẽ cho ĐHY Bergoglio trong kỳ Mật Nghị bầu giáo hoàng năm 2005.

 

BẦU CỬ GIÁO HOÀNG NĂM 2013.

Trong cuộc bầu giáo hoàng năm 2013, HY Kasper công khai thừa nhận rằng ĐHY Begoglio là ứng viên Ngài chọn ngay từ  đầu - Ngay từ lần bỏ phiếu đầu tiên. Khi được một tờ báo Đức hỏi cái ǵ Ngài cảm thấy về Đức tân giáo hoàng sau khi rời Mật Nghị,HY Kasper đáp :"ĐHY Bergoglio từ đầu đă là ứng viên tôi chọn và ngay từ đầu Mật Nghị, tôi đă bỏ phiếu cho Ngài". Trước Mật Nghị bầu Giáo hoàng, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ư La Reppublica, HY Kasper nhấn mạnh cách tinh tế sự cần thiết phải được mở ra cho bất cứ ai là ứng viên giáo hoàng,bất kể quốc tịch và vùng miền: "tôi ước mong không có ai bị phản đối. Chúng ta phải được mở ra với mọi sự, cho mọi quốc tịch và mọi nguồn gốc địa dư".Có thể ngay cả trước Mật Nghị, HY Kasper đă có trong đầu việc bầu ĐHY Bergoglio là giáo hoàng chăng? Nếu có,điều nầy mang suy nghĩ nghiêm trọng : Việc HY Kasper chọn ĐHY Bergoglio làm giáo hoàng là kết quả của những suy tư,cầu nguyện và thảo luận nghiêm túc trong Mật Nghị cách riêng, hoặc Ngài đă có sẵn trong đầu ư nghĩ bầu cho ĐHY Bergoglio ngay cả trước Mật Nghị? Kết luận thật rơ ràng: ĐHY Bergoglio luôn là lựa chọn của HY Kasper,cả vào năm 2005 lẫn năm 2013.

NHỮNG NGƯỜI TỰ DO VÀ NHỮNG NGƯỜI CẤP TIẾN HÂN HOAN : V̀ SAO?

V́ vậy,câu hỏi gây lo lắng,ấy là : Tại sao một trong những hồng y cấp tiến nhất của Vatican có thể ủng hộ ứng viên ngôi giáo hoàng cho một kẻ được coi là bảo thủ như ĐGH Phanxicô? Cũng thế,tại sao ĐGH Phanxicô công khai ca ngợi,qua bài diễn văn đầu tiên đọc giờ kinh Truyền Tin, một hồng y siêu tự do,cấp tiến,người đă công khai đặt vấn đề ngay trọng tâm các niềm tin Công Giáo của chúng ta? Thật không may,tôi thật ḷng muốn có những câu trả lời rơ ràng cho bài viết nầy,song tôi đă không có được. Trong khi chờ đợi, chúng ta hăy mở to mắt nh́n xem những khai triển ở Vatican và tiếp tục cầu nguyện cho tương lai của Giáo Hội và cho Đức Thánh Cha. Việc Chúa Kito đến lần thứ hai sẽ xảy đến trong suốt đời của các vị.Theo như cuốn sách nầy,vốn chứa đựng một loạt các thông điệp và lời tiên tri không thể tin được cho một thị nhân người Ái Nhĩ Lan, th́ thế hệ hiện tại của chúng ta sẽ chứng kiến Cuộc Đến Lần Thứ Hai của Chúa Kitô.

 

------------------------------------------------------------

SAU BÀI CHUYỂN NGỮ NẦY,CHÚNG TÔI MONG SẼ CÓ THỂ GỬI ĐẾN QUƯ VỊ BÀI VIẾT

 Why Catholics Can't Be Masons? (V́ sao người Công giáo không thể là [hội viên] Tam Điểm?)

 

Rất nhiều những hội viên Tam Điểm đă tinh vi, mai danh ẩn tích, để leo cao,trèo sâu vào các tổ chức đạo đời, trong đó Giáo Hội Công Giáo là mục tiêu được nhắm tới nhất. Tam Điểm là một trong những công cụ đắc lực nhất của Satan. Việc phá hoại GH Công Giáo ở và từ cấp vao nhất có thể luôn nằm trong kế hoạch của ác thần. Bổn phận của chúng ta là phải hiểu rơ,nắm vững và chống trả mạnh mẽ âm mưu thâm độc của Satan,vạch trần bộ mặt thât của chúng, với sự cầu nguyện xin Ơn Thánh Linh,với sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Mẹ Thiên Chúa.

 

HĂY CẦU NGUYỆN NHIỀU,RẤT NHIỀU CHO GIÁO HỘI VÀ CHO ĐỨC THÁNH CHA.

 

KHÔNG QUÊN CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI LẦM LẠC

Ở MỌI ĐẤNG BẬC TRONG HỘI THÁNH

ĐƯỢC ÁNH SÁNG KHỔ NAN VÀ PHUC SINH CỦA CHÚA KITÔ

 CHIẾU SOI VÀ HOÁN CẢI