T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

 

CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN

Mt 28, 16 - 20

 

NGỌC BẤT TRÁC BẤT THÀNH KHÍ

 

Phủ phục là dấu hiệu tôn thờ, nhưng không nói lên được tin hay không tin, khi hành vi nầy được thực hiện theo đám đông, v́ bắt buộc hoặc chỉ là một cử chỉ, một nghi thức. Sau ba năm miệt mài huấn luyện, sau những biến cố kinh thiên động địa cả buồn thương lẫn hân hoan, có lẽ nhận định của Thánh Mat-thêu diễn tả phần nào cay đắng và thất vọng, mà cha ông Việt-Nam chúng ta thường ví như “nước đổ lá môn” hoặc “nước trôi đầu vịt”  : “nhưng có mấy ông lại hoài nghi”. Nghi ngờ không chỉ là thuộc tính con người, thành một thứ bệnh lư nơi một số người, song lại là bước chuyển tiếp cần thiết để xác định và củng cố đức tin nơi nhiều người. Nghịch lư đức tin giống như trận chiến xảy ra trong tâm hồn mỗi người trên đường hoàn thiện và nên thánh, là con đường mà hầu hết các thánh nhân đă trải qua. Thánh Phaolô Tông Đồ gọi đó là “cuộc đấu tranh”(2 Tm 4,7).

 

Người Pháp có câu châm ngôn :” À malin, malin et demi” (ḿnh ranh,người khác c̣n ranh gấp rưỡi). Tào Tháo đa nghi đến độ giết tướng tài Dương-Tu, chỉ v́ ông nầy quá thông minh, đọc được cả ư nghĩ “bỏ th́ thương,vương th́ nặng”của ông. Hoa Đà đem hết tài năng y thuật tŕnh bày trong việc chữa chứng đau đầu cho Tào Tháo và đă bị giết chết, v́ cho rằng cố ư hăm hại Tào Tháo. Đang lúc bị truy nă gắt gao, Tào Tháo đă giết chết ông lăo đă liều ḿnh bao bọc cho ông, v́ cho là ông lăo muốn giết ḿnh, khi nghe tiếng mài dao, mà kỳ thực là để giết heo thết đăi ông. Nhưng “vỏ qúyt dày có móng tay nhọn”: thời gian Lưu Bị đến trú ngụ ở chỗ ông, Tào Tháo theo dơi rất kỹ từng động tác nhỏ của Lưu Bị, và nếu phát hiện Lưu Bị có khí chất anh hùng, th́ sẽ t́m cách trừ khử. Biết rơ điều đó, Lưu Bị đă cho Tào Tháo vào tṛng, bằng việc làm những hành vi của một người nhút nhát kém cỏi : đang khi ăn, trời đổ mưa và sấm chớp, Lưu Bị giả vờ giật ḿnh hảng sợ, để rơi đôi đũa đang cầm nơi tay. Tào Tháo cười thầm và coi thường Lưu Bị, nhờ đó Lưu Bị đă thoát và sau nầy khiến Tào Tháo phải ân hận măi. Những giai thoại về đa nghi của Tào Tháo hoá ra cũng lập lại nơi các phẩm trật trong Giáo Hội, đặc biệt là nơi các Vị Thánh! Chỉ một khác biệt: trong khi đa nghi nơi Tào Tháo thành một thứ “bệnh, th́ với Kitô-hữu là khởi nguồn thánh thiện, ân phúc!

 

Sau khi Mẹ Têrêxa qua đời và được tôn phong Chân Phước, nhiều người hồ nghi sắc lệnh tôn phong cho Mẹ, cho rằng Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đă quá vội vàng trong tiến tŕnh phong chân phước cho Mẹ, bởi v́ gần suốt cuộc đời, trong khoảng 50 năm, Mẹ Têrêxa luôn bị ám ảnh về vấn nạn Thiên Chúa hiện hữu. Họ trưng ra những bằng chứng “không thể chối căi” trong chính những tâm sự mà Mẹ để lại trong 40 bức thư được gom thành tập sách có tựa đề “Mother Teresa : Come Be My Light” (Mẹ Têrêxa: Xin hăy đến, xin hăy là ánh sáng đời con). Người đọc cảm nhận được lo âu khắc khoải của Mẹ, những giọt lệ lăn dài thổn thức và đau đớn khi ngay cả sự hiện diện của Thiên Chúa, Mẹ cũng không cảm nhận được. Chính nhà sử học Ḍng Tên James Martin chuyên gia bậc nhất về đời sống các thánh nhân, cũng ngạc nhiên và tuyên bố chưa bao giờ đọc lịch sử một vị thánh gặp nhiều day dứt dường ấy, trong cả một quảng đời dài dặc. Những đau khổ của Mẹ Têrêxa khiến chúng ta nhớ lại “đêm tối tăm” của Thánh Gioan Thánh Giá, tiến sĩ Hội Thánh; thử thách thiêng liêng của một vị tiến sĩ Hội thánh khác : Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, khi Ngài tâm sự là đă có những tư tưởng c̣n  xấu xa hơn cả  người vô thần.

 

Trong cuốn “Cơn Hấp Hối của Kitô-giáo”, Miguel de Unamuno nói rằng “một đức tin mà không có nghi ngờ,là một đức tin chết”. Mẹ Têrêxa đă không trốn tránh, che dấu những nỗi hồ nghi của Mẹ về sự hiện hữu của Thiên Chúa: “Đức tin của tôi ở đâu rồi? Ở tận đáy ḷng tôi, chẳng có ǵ ngoài sự trống rỗng và bóng tối. Lạy Thiên Chúa của con, sự đau khổ chưa từng biết nầy làm con đau đớn biết bao!”. Nhưng khi Mẹ c̣n sống cũng như khi Mẹ đă từ trần, không một ai trên thế giớ nầy lại không kính trọng,cảm phục người đàn bà xấu xí thô ráp nầy. Và khi đọc được những tâm sự dằn vặt dày ṿ Mẹ trong suốt cuộc đời, th́ ngườI ta chỉ có thể đi tới hai kết luận:

 

1.       Giống như Thầy ḿnh là Chúa Giêsu, Mẹ đă bị Xatan hành hạ tơi tả kể từ ngày Mẹ quyết theo Chúa và hiến trọn thân xác linh hồn để yêu mến những người nghèo khó,thấp hèn,bị bỏ rơi. Công việc càng làm rạng danh Chua và mưu ích cho tha nhân bao nhiêu, th́ ma qủy càng hành hạ Mẹ bấy nhiêu, làm cho Mẹ mất hết tinh thần, chán nản mà bỏ cuộc. Mẹ đă không bỏ cuộc,mà càng gia tăng đức ái đối với Chúa và với anh em nghèo hèn. Đó là sự thánh thiện của Mẹ.  Đó là đặc trưng sự thánh thiện của một tông đồ

2.       Dù hồ nghi đến từ đâu, th́ điều Mẹ đinh ninh và gắn bó suốt đời, đó là hành động v́ Nước Trời. Đức tin không việc làm là đức tin chết. Và những ǵ Thánh Giacôbê Tông Đồ nói tiếp, hoàn toàn giải thích trường hợp của Mẹ Têrêxa: “Bạn, bạn có đức tin; c̣n tôi, tôi có hành động. …Tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin” (Gc 2, 18). Có thể nói không sợ sai : Mẹ Têrêxa nên thánh nhờ thắng vượt các hồ nghi, bởi v́ Mẹ đă chiến thắng cám dỗ ma qủy. Trái đắng, Mẹ âm thầm chịu đựng trong hăm ḿnh và cầu nguyện, để tạo ra và trao hoa thơm trái ngọt cho đời.

 

Hiểu như thế, chúng ta sẽ chẳng ngạc nhiên khi đọc thấy Thánh Mat-thêu viết rằng một số [tông đồ,môn đệ và những người hiện diện] vẫn c̣n nghi ngờ. Chúa Giêsu không bao giờ mất công t́m cách giải thích,thuyết phục các môn đệ của Người, v́ làm như thế chỉ gia tăng hoài nghi và nếu may mắn hiểu được, th́ đức tin như thế cũng không kiên định vững vàng. Easy come, easy go! Chúa Giêsu đánh tan hoài nghi của các môn đệ, bằng việc sai các ông bắt tay ngay vào hành động : ”Anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân Danh Chúa Cha,Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em”. “Hành động” sẽ tạo phản ứng dây chuyền: chính công việc chúng ta làm nhân Danh Ba Ngôi Thiên Chúa và v́ ơn cứu rỗi của tha nhân, sẽ là dấu chỉ đức tin của chúng ta và củng cố ba nhân đức đối thần nơi chúng ta. Đây cũng chính là bài học về công tác mục vụ trong các giáo xứ: “được sai đi”, thực hành việc tông đồ và rao giảng Tin Mừng, th́ đức tin của giáo dân mới trưởng thành. Giáo xứ , v́ thế, buộc phải trở thành truyền giáo!

 

Trong những ngày qua, khi giá gạo lên một mức chóng mặt, nhiều người dân các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, đặc biệt là người gốc Á và da màu….hốt hoảng đi mua gạo dự trữ, mặc cho những lời trấn an của các chính phủ. Không chỉ các siêu thị ở các nước Châu Á, mà ngay ở Hoa Kỳ, mỗi khach hàng cũng chỉ được mua giới hạn. Thứ thường ngày chẳng mấy ai bận tâm, có khi c̣n phung phí một ăn hai bỏ, nay bỗng nhiên về đúng vị trí như người xưa vẫn gọi: ngọc thực! Bây giờ người ta mới nhớ rằng để có được từng hạt gạo nầy, người nông dân phải bươi đất nhặt cỏ, dăi đầu mưa nắng, “bán lưng cho trời,  bán mặt cho đất”. Hạt “gạo - ngọc thực” không từ trời rơi xuống, mà được đánh đổi bằng mồ hôi,nước mắt và có khi cả máu. Những của cải do lô đề, trúng số, trộm cắp, tham ô, buôn gian bán lậu, th́ cũng sẽ mau chóng “đội nón ra đi”. Đức tin không phải là món hàng bày bán sẵn, mà phải nhọc công tốn sức và với thành tâm thiện chí t́m kiếm từ trong những bụi gai thử thách, hy sinh, mới mong có được. Người Anh vẫn nói :”easy come, easy go”. Cái ǵ dễ đến, ắt dễ đi. Đức tin cũng không phải là ngoại lệ!

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài     T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 100