T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Ga 20, 19 – 23

 

RẮN GIÀ RẮN LỘT DA!

 

Bỏ sang một bên truyền thuyết giải thích v́ sao do lịu miệng, mà thay v́ nói “người ǵa người lột da” sẽ giúp con người có thể sống măi, vị sứ giả lại nói “rắn già rắn lột da”, để từ đó - tất nhiên theo giải thích dân gian - rắn sống măi, c̣n người sinh ra rồi sẽ “lăo” và “tử”, th́ việc rắn lột da là bản năng sinh tồn, đổi mới để tăng trưởng và thích nghi. Không có lĩnh vực sự sống nào mà không cần đổi mới để tồn tại, tăng trưởng và thích nghi. Giáo Hội Công giáo không phải là ngoại lệ: bao nhiêu hội nghị, thượng hội đồng, công đồng đều nhằm công việc “lột xác” không phải chỉ để thích nghi, mà là làm trọn vai tṛ và sứ mệnh “Mater et Magistra” (Mẹ và Thầy), bởi v́ sự sống của Giáo Hội là Chúa Thánh Linh, Đấng mà Giáo Hội hằng cầu xin Thiên Chúa sai đến, để “đổi mới mặt địa cầu”.

 

Theo dự báo của các nhà khoa học, tại Việt Nam mực nước biển có thể dâng lên 69 cm hoặc 100 cm vào năm 2100. C̣n Ngân Hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng cao có khả năng ảnh hưởng đến 12% diện tích và 22 triệu người dân Việt Nam . Nhưng với người dân Việt-Nam chung chung, th́ biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng nầy chỉ là chuyện “trà dư tữu hậu”, nghe cứ như chuyện cổ tích hoặc khoa hoc viễn tưởng. Chẳng cần biến đổi khí hậu và chờ đến cái mốc 2.100, th́ năm nào trên quê hương nầy cũng xảy ra bao cảnh thiệt hại về người và của do lũ tiếp lũ, băo chồng băo! Cái lo trước mắt là cơm-gạo-áo-tiền, là những cái hiện thực nhất, căn bản nhất không t́m ra được đáp số. V́ thế người ta vẫn chặt cây phá rừng, vẫn làm ô nhiễm không khí và nguồn nước trên mức cho phép hàng chục, thậm chí là hàng trăm lần. Không cần chờ đến năm 2.100, th́ cũng đă có hàng chục làng “ung thư” do nước và không khí ô nhiễm.

Nhưng nguy hiểm nhất, hầu như ai cũng thấy rơ, lo lắng, nhưng gần như bó tay bất lực, khi những tiếng nói lương tri và nhiệt huyết không được lắng nghe, mà người ta chỉ chạy theo lợi nhuận, mù quáng “đổi mới - mở cửa” cho văn hoá độc hại, cho những thú ăn chơi trác táng, xa xỉ từ những đồng tiến nhơ bẩn, trong một đất nước mà đa số người dân không có miếng ăn no, manh áo lành hằng ngày. Không đổi mới cách nghĩ, cách làm, người Việt-Nam c̣n phải khốn đốn nhiều do chính tay ḿnh, nhất là “gia tài của mẹ : một bọn lai căng” (Gia tài của mẹ, Trịnh Công Sơn), sùng ngoại, tha hóa, hưởng thụ, ích kỷ và một số không nhỏ sống vô luân, sa đọa : một nước Việt buồn! (ib.)

 

Nghị định thư Kyoto liên quan đến Chương Tŕnh Khung Về Biến Đổi Khí Hậu của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kư kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Nhưng cho đến nay đă đựơc bao nhiêu quốc gia thực hiện đầy đủ? Lư do đơn giản là phải hy sinh quá lớn và gây ra những thiệt hại kinh tế khổng lồ nếu chấp nhận giảm khí thải, cũng có nghĩa là giảm những nhà máy sản xuất! Đó là về các quốc gia tiên tiến, có ngành công nghiệp phát triển cao. Tuy nhiên người ta lại tính toán để cấp…quota “ăn dơ ở bẩn” cho mỗi quốc gia đă kư vào nghị định thư và câu chuyện “đổi mới” có bước ngoặt từ đó: các nước nghèo do nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, khói bụi chưa đủ gây ô nhiễm và biến đổi khí hậu như các nước giàu, nghĩa là chưa xài hết quota “ăn dơ ở bẩn”, đă thoả thuận để “bán” quota ấy cho các nước giàu. Nh́n nhau, so đo tính toán, sợ thua thiệt, luôn muốn không thua kém người, nhân loại chưa bao giờ đi đến được bất cứ giải đáp hoặc giải pháp chung nào và luôn có một số cá nhân, tập thể ŕnh chờ cơ hội để phá bỉnh. Đổi mới xem ra luôn là một từ ngữ khá đáng kính, nhưng rất bất khả thi!

 

Đổi mới công nghệ giúp giảm thiểu tối đa ô nhiễm, nhưng cũng để cho ra được những sản phẩm đáp ứng thị hiếu. Ở đất nước chúng ta, có những máy móc thuộc thập niên 50 hoặc 60, vô cùng lạc hậu, khiến cho sản phẩm thua kém cùng loại của các nước khác, chưa kể giá thành lại cao. Mặt khác, khi người ta tưởng ḿnh khôn hơn người ở chỗ “đi tắt đón đầu”, chạy nước rút với việc mua sắm lắp đặt những công nghệ hiện đại nhất, th́ mới ngả ngữa : xài sản phẩm công nghệ hiện đại, như các đời điện thoại di động thay đổi chóng mặt, như lái những chiếc ô-tô đời mới nhất giá hàng chục tỷ đồng, khác với làm chủ công nghệ, v́ tŕnh độ kỹ thuật và tay nghề c̣n “thiếu và yếu”. Đổi mới, trong lănh vực vật chất cũng như tinh thần, trong khoa học cũng như tâm linh, trong lư trí cũng như đức tin, đ̣i phải có căn bản và căn bản vững vàng. Bao nhiêu chủ thuyết, ư thức hệ sụp đổ tan tành khi muốn ngày một ngày hai đổi mới hoặc buộc phải đổi mới. Khi ấy đổi mới không c̣n là mệnh lệnh tồn tại, mà trở thành một sự liều lĩnh “được ăn cả ngă về không”. Người ta xây nhà cao tầng hiện đại trên cát. Người ta muốn đốt giai đoạn lật, ḅ, để chạy nhảy ngay. Trong Giáo Hội cũng không thiếu cảnh những cú trượt ngă nặng nề, kéo theo bao nhiêu người khác ngă theo, chỉ v́ muốn đổi mới mà không có căn bản đức tin và không có điều kiện sine qua non là sự khiêm nhường và chân thành. Động cơ vẫn chỉ là kiêu căng, bất hiếu, vô ơn, vô cảm, vô trách nhiệm và ḷng chai dạ đá.

 

Đổi mới thể chế, chế độ lại càng mạnh mẽ, quyết liệt và đa dạng hơn : khi nắm được các lực lượng vũ trang trong tay, người ta không ngần ngại thực hiện một cuộc đảo chính, mà nhiều khi bằng việc tắm máu. Những cuộc “cách mạng hồng”,”cách mạng nhung”, “cách mang cam” liên tục ở Đông Âu, được cho là những hiện tượng domino, nhưng thực chất là phản ảnh ư nguyện hoặc đúng hơn là sự bộc lộ bất măn tột cùng của người dân, v́ thế bất cứ hứa hẹn “đổi mới” nào cũng dễ dàng được ủng hộ.  “Luồng gió đổi mới” đang thổi rát rạt khắp nơi lật nhào bao thể chế và ư thức hệ, lại muốn quay chiều lật tung Giáo Hội Công giáo, khi nhất loạt nỗi lên bao vấn đề đạo đức và muốn “bao đồng” luôn cả những chuyện “bếp núc” xưa nay của Giáo Hội: đấu tranh để được an tử; đấu tranh để đ̣i công nhận quan hệ đồng tính; đấu tranh để hợp pháp hoá nạo phá thai; đấu tranh để ly dị, sống thử, hôn nhân như hợp đồng có kỳ hạn;v..v…chưa đủ, người ta lo lắng giùm Giáo Hội bằng cách phản đối đời sống độc thân của hàng giáo sĩ, cũng như muốn ép Giáo Hội truyền chức linh muc cho nữ giới. Tất cả đều núp dưới danh nghĩa đổi mới và với những lập luận thông minh, chặt chẽ và hợp t́nh thấu lư.

 

Nhưng tư tưởng của loài người không phải là tư tưởng của Thiên Chúa. Đổi mới do Chúa Thánh Linh Ngôi Ba không theo cách nghĩ, cách làm của người trần và cũng không theo một lô-gic nào của trần thế. Nếu một đổi mới ở trần gian là một vấn đề tập thể và sẽ thất bại nếu vắng đi yếu tố số đông nầy, th́ công cuộc đổi mới của Chúa Thánh Linh lại khởi đầu từ mỗi người và nơi mỗi người. Con người chấp nhận đổi mới không đối diện với ai khác ngoài  với chính bản thân, tuân theo linh ứng của Chúa Thánh Thần, nhưng xác tín rằng sự đổi mới tận sâu thẳm con người của ḿnh cũng sẽ chắc chắn làm thay đổi “bộ mặt địa cầu”. Kinh nghiệm cho thấy các cuộc cách mạng trên thế giới về chính trị hoặc ư thức hệ, rút cuộc chỉ là hạ bệ một “thần tượng” để dựng nên một thần tượng khác. Họ hành động theo châm ngôn hanh động của Cicéron :”chọn cái ít xấu nhất trong những cái xấu”. Luân lư Kitô-giáo không  cho phép như thế và linh đạo Kitô-giáo, - đổi mới tâm hồn – càng không chấp nhận kiểu “cáo chết ba năm quay đầu  về núi”, cũng không chấp nhận một sự thay da đổi thịt, hoặc như “rắn già rắn lột xác”, mà phải thay đổi toàn diện, trở về với “h́nh ảnh Thiên Chúa” mà con người được dựng nên theo đó (x. St 1,26 - 27)

 

Giáo Hội, v́ thế, trông cậy ở mỗi người chúng ta : Ngày 05.05.2008, phong trào Đổi Mới Trong Thánh Thần (Renouveau dans l’Esprit) đă quy tụ lần thứ 31 để nói lên điều đó : cổ vũ sự hiệp thông và cộng tác giữa các thực thể khác nhau mà Chúa Thánh Linh đă làm nẩy sinh trong Giáo Hội.

 

Lạy Chúa, xin ban xuống trên chúng con Thần Khí Tác Tạo của Chúa: Người đổi mới tâm can, đổi mới muôn ḷng.

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài   T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 101