T̀NH CA CHO NGƯỜI
ĐƯỢC YÊU
CHÚA NHẬT XI TN (Năm A)
Mt 9, 36 –
10,8
NỢ ĐỒNG
LẦN
Từ năm 2003, hể G-8 chuẩn bị tổ
chức hội nghị các cấp, th́ ở một nơi nào
đó không xa cũng có những hội nghị và cũng do
các “G” tổ chức, song không phải là những quốc
gia thuộc nhóm tám nước dân chủ và công nghiệp hàng
đầu thế giới, mà là các nước đang phát
triển, ban đầu là G-20 v́ gồm 20 nước ngày thành
lập và sau đó là G-33, G-40 . Trong khi “G- giàu” muốn chốt
lại ở con số tám, th́ “G-nghèo” sẽ c̣n tiếp tục
mở rộng, trong đó “Big-Five”, năm nước lớn
đang ở ngưỡng cửa phát triển (Ấn Độ,
Trung Quốc,Ba Tây, Mễ Tây Cơ, Nam Phi) muốn làm đối
trọng của G-8, nhưng đúng hơn, đó là lời
nhắc nhở, cảnh cáo và cả đe doạ, buộc
các nước giàu phải moi hầu bao ít nhất 0,7% tổng
thu nhập như đă hứa, để giúp đỡ các
nước nghèo, vốn chiếm hơn 2/3 dân số toàn cầu
trong khi phần bánh chia rất nhỏ và kèm theo nghèo đói là
bệnh tật, chiến tranh cùng vô số những hệ
quả . Lư do “G-nghèo” đưa ra là của cải tài nguyên
trên hành tinh nầy là của chung và mọi người đều
có quyền hưởng xứng đáng. Ai đă tham lam chiếm
dụng cho bản thân, cho đất nước ḿnh, th́ phải
trả lại, chia sẻ bằng cách nầy hoặc cách khác,
không thể tránh né măi để hưởng thụ trên đau
khổ thiếu thốn của người khác, của đất
nước, vùng miền khác. Của đồng lần nào
của riêng ai, mó tay chiếm dụng là trở nên nợ đồng
lần, thứ nợ “vay trả, trả vay”, tự hiểu
và phải trả theo lương tâm con người.
“Người thế
trả nợ đời là thế”, câu thơ của
Nguyễn Công Trứ trong bài “Phận
sự làm trai” cho thấy con người kỳ lạ
trong ông. Là một nhà quân sự,
một nhà kinh tế
và một nhà
thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận
đại, nét nỗi bật trong tư duy và triết lư
sông của Nguyễn-Công-Trứ lại là day dứt và
cả thao thức của ông đối với tha nhân, xă
hội, đất nước, thể hiện qua việc ông
thấy ḿnh mang nhiều mối nợ nhất: nợ đèn
sách, nợ công danh, nợ non nước và cả những
món nợ đồng lần : “Người
thế trả nợ đời là thế: Của
đồng lần thiên hạ tiêu chung”. Ai cũng sẵn
sàng tiêu của đồng lần, nhưng mấy ai nhớ
nợ đồng lần để trả, khi chẳng mấy
ai nhận thức ḿnh đă vay nó! Món nợ nầy không phải
chỉ trả bằng những hành động từ thiện,
bác ái vị tha, công khai hoặc thầm kín, mà c̣n thể hiện
qua sự xả thân v́ việc nghĩa. Con người sống
trọn “ngũ thường” (nhân - lễ - nghĩa –trí – tín)
cũng là một cách trả món nợ đồng lần với
đời, với người, để làm cho xă hội
tốt đẹp hơn, nhân bản hơn, đạo đức
hơn.
Trong những ngày xảy ra động đất ở
Tứ Xuyên,Trung Quốc, nhiều gương anh hùng đáng
khâm phục, như của thầy giáo Tăng-Cương-Cữu, hy
sinh khi dùng thân thể che chắn cho bốn học sinh thoát
chết, trong khi thầy giáo Phan bỏ học sinh để
chạy biến ngay khi vừa động đất và trơ
tráo trả lời trong một cuộc phỏng vấn về
việc làm của ḿnh :”Tôi không phải là người gây ra
động đất, v́ vậy tôi chẳng thấy có lư
do ǵ để thấy tội lỗi cả”. Anh ta không thể
hiểu được rằng khi làm giáo viên, anh tự nhận
vào ḿnh món nợ đồng lần phải trả suốt
đời như tằm nhả tơ cho thế hệ tương
lai, không chỉ vốn liếng tri thức, mà cả nhân cách,
đạo đức và hành xử xứng đáng là kẻ
sĩ, là “thầy”. Môi trường sư phạm
không có chỗ cho hèn nhất, vô trách nhiệm và thiếu t́nh
thương. Những thầy cô sống sa đoạ, làm gương
xấu, không có ḷng yêu nghề và yêu học tṛ, những giáo
sư đánh mất phẩm giá người thầy, mờ
mắt v́ lợi danh: tất cả đều không hiểu
và không trả cho đời món nợ đồng lần, mà
những thế hệ thầy cô,gíao sư đi trước
đă cố gắng trả qua chính họ và cho họ. Tôi nợ
người nầy, người khác nợ tôi, cái nợ đồng
lần không tính chuyện vay, nhưng phải lo chuyện trả.
Chỉ có lương tâm ta đ̣i. Có thể tóm lại sự
kiện mơ hồ về của đồng lần và khái
niệm mơ hồ về nợ đồng lần nầy
như sau : lư trí, lương tâm
và nhân cách buộc ta phải nhận thức rằng sống
trên đời có vô số thứ ta được hưởng
dùng ưu tiên và ưu đăi hơn người khác, v́ thế
công bằng đ̣i hỏi sự đáp đền - một
h́nh thức trả món nợ “không tên” ấy, bằng chính
những hành vi xứng hợp và có ích cho đời, cho người.
Quả thật, nợ đồng lần không vay, mà phải
trả cả đời.
Nhưng cha ông ta vẫn nói : “oan có đầu, nợ có chủ”.Chủ thật
sự của “của đồng lần - nợ đồng
lần” nầy là chẳng ai khác ngoài Đấng đă nói :
Người làm cho mặt trời mọc trên người tốt
lẫn kẻ xấu, cho mọi hạng người lành cũng
như kẻ độc dữ xấu xa được hưởng
đồng đều mọi ơn lành trong tự nhiên và cả
T́nh Yêu vô biên của Chúa nữa. Chính v́ thế mà món nợ mới
quàng vào cổ họ và họ không c̣n chối căi hoặc t́m
cách bao biện bào chữa cho ḿnh được nữa.
Trong bài đọc Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xác định
đ̣i hỏi phải trả món nợ nầy :” Các con đă được cho
không, th́ cũng phải cho không như vậy” (Mt 10, 8 b).
Mỗi người phải dùng cuộc đời
để trả món nợ ân t́nh nhận được
nhưng không từ Thiên Chúa và tất nhiên là trả cho tha
nhân. Với những người ngoài Công giáo, đó là
những đóng góp tinh thần và vật chất làm
đẹp cho đời, làm đẹp t́nh người,
làm cho thế giới bớt bạo lực để có hoà
b́nh. Với Kitô hữu, đó là một phần trong
việc truyền giáo: nợ đồng lần dần rơ
nét, có Chủ Nợ - Thiên Chúa – và có địa chỉ
trả nợ : tha nhân, cũng có thể gọi là “chủ
nợ” của chúng ta!
Cuối cùng, Chúa Giêsu không mang nợ đồng
lần, nhưng Người vẫn trả và trả
thật đắt, bằng chính mạng sống
Người. Đó là nợ T́nh Yêu, một món nợ mà khi
chấp nhận theo Chúa, mỗi Kitô-hữu đón nhận
để trả suốt cuộc đời và bằng
chính cuộc đời, giống như Chúa Giêsu vậy :
biết động ḷng trắc ẩn trước sự
lầm than vất vưởng của tha nhân (Mt 9,36); mau
mắn đáp lời mời gọi theo Chúa (Mt 9,37) và ra
đi truyền rao Tin Mừng (Mt 10,1).Quy tắc để
trả món nợ đồng lần hoặc món nợ T́nh Yêu
cũng chẳng khác nhau . Đó là tinh thần mà Thánh Phanxicô
Khó Khăn đă xướng trong Kinh Hoà B́nh : “t́m an ủi người hơn
được người ủi an; t́m hiểu biết
người hơn được người hiểu
biết; t́m yêu mến người hơn được
người mến yêu” và để Chúa dùng chúng ta “như khí cụ b́nh an của Chúa”.
Lạy Chúa, nợ đồng lần chúng con mắc với
Chúa, hăy nhắc nhở chúng con trả nó cho thế trần,
cho thế nhân, cũng là con cái Chúa và anh em chúng con!
CVK Nguyễn -
Thế - Bài T̀NH CA CHO NGƯỜI
ĐƯỢC YÊU 106