T̀NH CA CHO NGƯỜI
ĐƯỢC YÊU
CHÚA NHẬT XIII TN (Năm A): HAI
THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ & PHAOLÔ
Matthieu
16, 13 - 19
Óc thực dụng dân tộc vùng Bắc Âu thể
hiện qua việc người Đan-Mạch mau chóng đặt
bức tượng Nàng Tiên Cá chỉ cao 1,25 mét ngồi ở
bến cảng Copenhagen, làm biểu tượng văn hóa dân
tộc của thủ đô và quốc gia, thu hút hàng triệu
du khác hàng năm đến tham quan bến cảng nầy. Nhưng
chính Những Chú Lính Ch́ mới
làm tên tuổi của của Hans Christian Andersen vang khắp
hoàn cầu. Khác với những chuyện cổ tích của
anh em Nhà Grimm hoặc những truyện mang tính thần thoại
huyền bí Ả-Rập trong Ngh́n Lẽ Một Đêm, Những Chú Lính Ch́ làm say mê trẻ
em (và cả người lớn) v́ đi kèm truyện đọc
hoặc kể, là bộ đồ chơi với 25 chú lính
ch́ xinh xắn, hầu như luôn gắn liền với sách
truyện. Những Chú Lính Ch́ y hệt nhau, v́ thế trẻ
em có quyền tha hồ tưởng tượng thành đội
quân của ḿnh hoặc sắp xếp ngôi vị,chức
danh,cấp bậc tuỳ thích, nhất là khi tác giả dệt
nên một câu chuyện t́nh lăng mạn và cảm động
giữa chú lính ch́ thứ 25 khuyết tật (v́ chỉ có một
chân) với cô vũ nữ (cũng là một món đồ
chơi).
Ở Việt-Nam, Rối Nước là một
loại h́nh nghệ thuật sân khấu dân gian truyền
thống lâu đời . Nghệ thuật rối
nước có những đặc điểm khác với
múa rối thông thường, đó là dùng mặt
nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy
đ́nh), phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt,
voi, lọng, cổng hàng mă... Trên "sân khấu" này là
những con rối, được làm bằng gỗ, gọi
là Chú Tễu, biểu
diễn nhờ sự điều khiển của những
người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây...Nhân
vật tiêu biểu nhất là Chú
Tễu, thân h́nh tṛn trĩnh, nụ cười hóm
hỉnh lạc quan. Mở màn, Chú
Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm
nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện. Trong 30
tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục
mới xây dựng của kho tàng múa rối nước
Việt Nam, Chú Tễu luôn là một nhân vật lạc quan,
yêu đời, với nụ cười không thể lẫn
vào đâu được. Không có Chú Tễu mặt mày ủ
rủ, bi quan.
Euro 2008 đang đi tới hồi kết với
không ít bất ngờ. Một điều ai cũng dễ
nhận thấy, ấy là vai tṛ của huấn luyện viên
và đội trưởng luôn gắn liền và gắn bó với
nhau. Mỗi trận cầu là một trận huyết chiến
mà mỗi sai lầm chiến thuật hoặc sai sót yếu
kém trong sắp xếp, điều quân của người huấn
luyện viên - sẽ kéo theo thảm bại của cả đội.
Nhưng chiến thuật của huấn luyện viên tốt
đến đâu, mà đội trưởng cứ ”trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược”, bất đồng và
bất tuân đối với huấn luyện viên, th́ thất
bại là điều khó ḷng tránh khỏi. V́ thế, đội
trưởng phải do chính huấn luyện viên chọn lựa
và đặt trọn niềm tin, kư thác ư đồ chiến
thuật cho người sẽ thay ông điều binh khiển
tướng đúng như ông mong muốn. Những ai theo dơi
các trận đấu ṿng bảng, đều thấy rơ điều
đó – và nhiều khi thấy trước, có thể tiên đoán
kết quả - khi nh́n đội h́nh và các vị trí ra quân,
cũng như chiến thuật của huấn luyện viên.
Nhưng càng đi sâu vào giải, khi mọi ư đồ chiến
thuật cũng như đội h́nh đă bảo đảm,
th́ vẫn c̣n một yếu tố chủ chốt quyết
định thành bại, ấy là “chất lửa” của mỗi
cầu thủ, của toàn đội, mà vị huấn luyện
viên biết lợi dụng từ những t́nh huống khách
quan hoặc những lời kích động ḷng tự ái - tự
trọng, làm cho khí thế chiến đấu bừng bừng
sục sôi nơi mỗi câu thủ. Chặng đường
dài mệt mỏi, chấn thương sau lưng, chỉ có
thể san bằng, vượt qua và chiến thắng bằng
ngọn lửa khí thế. Có thể nói : ai truyền được
lửa và giữ cho ngọn lửa bừng cháy trong nhiệt
huyết, người đó sẽ thắng.
Hôm nay, những ai chỉ nh́n vào các diễn
biến xảy ra trong đoạn Tin Mừng, sẽ khó ḷng
hiểu được Chúa Giêsu, hay nói đúng hơn, hẳn
phải ngao ngán và đoán trước được thất
bại thảm hại và mau chóng của “Qahal” (Hội Thánh)
mà Người định lập ra dựa vào những nhân
vật hạng bét như Phêrô và các môn đệ. Nh́n danh sách
Mười Hai của “đội bóng” Giáo Hội, không ai có
thể lạc quan được, trừ Chúa Giêsu. Với
tư cách một nhà cầm quân đại tài, Chúa Giêsu hiểu
rằng phải có sự đồng thuận, kính phục
và tuân hành của người đội trưởng đối
với tất cả những chỉ thị, sắp xếp
của Người và c̣n phải được anh em khẩu
phục tâm phục, v́ thế, Chúa Giêsu đă đưa ra câu
trắc nghiệm về bản thân Người. Các “cầu
thủ” phải xác định căn tính, địa vị,
vai tṛ của Nhà Cầm Quân. Câu trả lời “học lóm –
nghe nói” của các môn đệ khác đều rất xa với
đáp án : Gioan Tẩy Giả - Tiên Tri Êlia – Tiên Tri Giêrêmia
- một trong các tiên tri. Chỉ
có đáp án của Phêrô không chỉ trúng, mà c̣n lột tả
trọn vẹn Con Người, Địa Vị và Sứ
Mệnh của Chúa Giêsu: “Thầy
là Đấng Kitô,Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16, 16).
Và chỉ bằng ấy thôi, Chúa Giêsu đă có được
người đội trưởng như ḷng Người
mong muốn. Ngừơi đội trưởng nầy vẫn
c̣n đầy dẫy khuyết điểm, sai sót, nhưng
những điều ấy sẽ được Người
huấn luyện, bồi dưỡng và củng cố. V́ vậy,
ngay tức khắc trước mặt đầy đủ
đội h́nh, các dự bị và cả các “cổ động
viên”, Chúa Giêsu đặt Phêrô làm đội trưởng và
trao quyền hành to lớn cho Ông và anh em, biểu thị ḷng
tin tưởng tuyệt đối của người đối
với Phêrô và anh em. Người có đủ ba yếu tố
người đời vẫn dẫn dụ và xem là những
yếu tố thành công : thiên
thời - địa lợi – nhân hoà. Người có một
đội h́nh ổn định và dù về sau một môn đệ
bị loại vĩnh viễn, th́ vẫn không gây xáo trộn
đội h́nh và ư đồ chiền lược của Người.
Cuối cùng ngọn lửa hừng hực nung nấu nhiệt
huyết của những cầu thủ Người chọn
lúc bấy giờ và măi về sau, ( tất nhiên có chúng ta) là
chính Chúa Thánh Linh, mà ngay từ Lễ Ngũ Tuần đă “thấy
xuất hiện những h́nh lưỡi giống như
lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng
người một” (Cv 2,3). Chiến thằng chính là điều
được dự báo chắc chắn, rơ ràng, cho dù không
hề và cũng không được hy vọng, trông đợi
nó đến dễ dàng, trái lại phải vô cùng gian nan vất
vả và rất nhiều hy sinh mất mát, kể cả không
thiếu những cuộc đầu hàng, ngă ḷng, trốn chạy,
phản bội, đơn giản v́ kẻ thù của chúng
ta chính là Xatan hết sức mạnh mẽ, mưu mô giải
quyệt và có trong tay một đội h́nh lư tưởng
không kém, sẵn sàng làm mọi điều xấu xa theo ư đồ
của ông chủ kiêm huấn luyện viên và đội trưởng
là Xatan.
Lạy Chúa Giêsu, nhà điều quân tài t́nh, điều
chúng con muốn suy nghĩ với nhau khi nghe bài Tin Mừng hôm
nay, ấy là Chúa không bao giờ muốn chúng con là những chú
lính ch́ luôn giữ yên các vị trí được
sắp xếp một cách khô cứng, máy móc. Chúa muốn chúng
con tự do theo Chúa, tự do ưng thuận cộng tác và thực
hành Ư Chúa. Người cũng không muốn chúng con sống
thể hiện đủ mặt nạ muôn h́nh vạn trạng,
toát lên tham sân si và hỉ nộ ái ố của cuộc đời.
Trái lại, khi đă theo Chúa và sống tinh thần Phúc Âm, th́
bộ mặt Kitô -hữu phải hoán cải mọi khía cạnh
của cuộc đời, - cả
của chúng con lẫn nơi tha nhân,- trở nên giống
Chúa Kitô. Kitô -hữu chúng con không những phải có diện
mạo lạc quan của những Chú Tễu, mà tinh thần
Tin Mừng không bao giờ có chỗ cho buồn bă, bi quan yếm
thế, v́ Chúa là Hy Vọng, v́ Phục Sinh là Niềm Vui. Người
phương Tây thường nói:“một
ông thánh buồn là một ông thánh đáng buồn”(un saint
triste est un triste saint). Từ một ngư phủ mộc mạc
kém cơi, từ một người hung hăng bách hại con
cái Chúa, Chúa đă biến cải nên hai trụ cột của
Hội Thánh. Điều duy nhất Chúa đ̣i hỏi nơi
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, ấy là sự ưng thuận – khiêm
nhường – tin tưởng và nhiệt tâm. Đó cũng
là những tính chất, những điều kiện sine qua non để chúng con trở
thành những môn đệ trung thành và trung kiên của Chúa.
CVK
Nguyễn-Thế-Bài
.
T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 108