T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT XIV TN (Năm A)

Mt 11, 25 – 30

 

CÓ MỘT NHÀ THƠ TÊN LÀ GIÊSU…!

 

Trong ba bài thơ mới nhất của tập thơ “H́nh Dung”, ta đọc thấy ở bài “Can thiệp” những câu : “Mọi thứ thay đổi - Không ít th́ nhiều - Khi ta làm cho nó thay đổi “ và câu kết “Nếu Chúa không can thiệp,th́ con người có tồn tại hay không?”. Sẽ ngạc nhiên khi biết đây là tập thơ của một “nhà thơ” ở Hà Nội mới …13 tuổi, Đặng-Chân-Nhân (Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 29.06.2008,trang 27). Trong vở kịch Le Cid của Pierre Corneille,  nhân vật Rodrigue có câu nói rất ư nghĩa : “La valeur n’attend pas le nombre des années” (Tài năng -  không cứ ǵ tuổi tác). Những câu thơ đáng ngạc nhiên ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” như Đặng-Chân-Nhân, tuy vậy, không can dự nhiều đến khám phá của chúng ta về một khía cạnh quan trọng nơi con người Giêsu : là thi sĩ!

 

Nhân vật Giêsu đă bị sân khấu và điện ảnh khai thác khá nhiều với những dụng ư khác nhau, có khi sai lạc chỉ v́ muốn đẩy tính chất lăng mạn lên cao; có lúc chỉ v́ ác tâm xuyên tạc khích bác, nhưng cũng có những đạo diễn như Mel Gibson muốn cống hiến một cái nh́n nhân bản về Chúa Giêsu, trong bộ phim Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô (La Passion du Christ). Đầu thập niên 1970, sân khấu Broadway nỗi tiếng ở Mỹ với phong trào hippi đă tŕnh diễn vở nhạc kịch rock Chúa Giêsu Kitô Siêu Minh Tinh (Jesus Christ,Super Star),được chuyển thể thành phim vào năm 1988, nhằm tỏ rơ thái độ của họ đối với xă hội hiện đại, qua suy nghĩ và phản ứng của nhân vật Giu-dà về quan điểm chính trị và quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu. Năm 1988, bộ phim Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng của Chúa Kitô (The Last Temptation of Christ) lại đưa ra một cái nh́n tục hoá tối đa và nhiều phần bôi bác về Chúa Giêsu. Nhưng một khía cạnh không được chú ư nơi Chúa Giêsu, lại hết sức quan trọng, v́ nó khiến cho những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu được phủ lên một nét mềm dịu, khoan hoà, đáng yêu và gần gũi, chứ không đáng sợ và xa cách như một Đấng uy linh quyền năng: Chúa Giêsu là một thi sĩ chân chính!

 

Nhà thơ Việt-Nam Xuân-Diệu định nghĩa : Là thi sĩ, nghĩa là ru với gi -, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,- Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,- Hay chia sẻ bởi trăm t́nh yêu mến. Người ta nói thi sĩ sống trong mơ, nh́n dời bằng con mắt rất xa thực tế cuộc sống, v́ thế mà hầu như tất cả các thi sĩ trên thế giới đều nghèo, đều có chút ǵ đó “gàn” và không ít nhà thơ bị gán cho là “ngông”, thậm chí là “cuồng”. Người ta trầm trồ ca ngợi những vần thơ hay, những bài thơ bất hủ, nhưng những tập thơ vốn đưc in ra với số lượng hết sức khiêm nhường, lại dễ bị nằm yên trên giá sách đến khi cũ kỹ vàng ố v́ không mấy ai hỏi mua. Nhưng văn học không thể thiếu thơ và thế giới không thể vắng những nhà thơ. Giữa một thế giới duy vật, hưởng thụ và tục hóa nầy, con người dễ biến nhau và dễ bị biến thành những đồ vật, những món hàng mà giá trị cao thấp lại tùy tbuộc vào tiền tài địa vị, th́ thi sĩ tuy nh́n giống như người mộng du, kỳ thực lại như cái thắng (phanh) ngăn đà tuột dốc những ǵ c̣n sót lại ít ỏi nơi những con người, mà tâm hồn dần ra chai đá, giữ lại cho nhân loại chút ngọt ấm t́nh người, không bị rơi vào trầm cảm, hoá điên. Giữa một thế giới đầy bạo lực, với sự vươn lên mạnh mẽ của văn hoá sự chết, ở một thế giới mà tự do bị đồng hoá với dâm ô sa đoạ, ích kỷ và vô luân, th́ thơ ca là góc của b́nh yên, bao dung,vị tha, bởi v́ thi sĩ không có hận thù, không nuôi hận thù, không nặng tham sân si. Thi sĩ chân chính không bị trói và cũng không trói ḿnh vào vật chất, hư danh. Thi sĩ hiền lành. Thi sĩ  khiêm nhường.

 

Nếu nói thi sỉ là mộng mơ,th́ Chúa Giêsu là một người luôn mộng mơ: chim trời, hoa đồng cỏ nội luôn là những đề tài và h́nh ảnh Người yêu thích và sử dụng trong các lời giảng dạy, trong các dụ ngôn ( x. Lc 12,22 – 28), mà ta đọc thấy sự ngây ngất trước những vật và sự vật do Người tạo thành, khiến ta liên tưởng đến câu Kinh thánh được lập lại ở mỗi hành vi tạo dựng : “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đă làm ra quả thật là rất tốt đẹp” (St 1,31 a). Chỉ khác một điều là Chúa Giêsu không xa rời thực tế: những vẻ đẹp của tạo vật phải làm cho con người nh́n lại bản thân, để thêm ḷng tin, cậy, mến Đấng Tạo Hoá. Chỉ những nhà thơ thoát tục và thanh thiện như Thánh Phanxicô Khó Khăn mới hiểu hết tâm hồn thi sĩ của Chúa Giêsu, như những ǵ Thánh Nhân nói lên trong tuyệt tác Trường Ca Vạn Vật, khi Ngài kính trọng gọi Anh Mặt Trời, Chị Mặt Trăng, Anh Gió,Chị Nước và “muôn muôn v́ sao lấp ánh giữa bầu trời,lạy Chúa Xuân bất tận, con xin ngợi khen Danh Ngài”.

 

Nếu nói thi sĩ là gàn, th́ Thi Sĩ Giêsu đúng là đệ nhật gàn: Thi sĩ vốn có cách nh́n riêng, khác đời, lắm khi đến “gàn” và không ít khi nghịch lư. V́ thế mà khởi đầu cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu đă đưa ra một Hiến Chương, một Hiến Pháp Nước Trời không giống ai, với những câu “Phúc thay…Phúc thay” được lập lại tám lần và tám lần đều khiến người nghe chưng hững, ngược với suy nghĩ của những đầu óc “b́nh thường”, chứ chưa nói đến những người khôn ngoan, thông thái. Không ai có thể nói khó nghèo, khóc than, chịu bắt bớ, v..v… là những điều phúc may, ngoài Thi Sĩ Giêsu. Mộng mơ th́ có, nhưng vẫn vơ th́ không! Chúng ta đọc thấy trong suy tư của thánh Phaolô : Những ǵ được con người tích tụ lại trong cái gọi là khôn ngoan, th́ đối với Thiên Chúa lại là điên rồ; trong khi những cái mà người đời cho là điên dại, th́ đó chính là khôn ngoan của Thiên Chúa: Thâp Giá điển h́nh cho những mâu thuẫn ấy (x. I Cor 1,17 – 2,9). 130.000 tín hữu Công giáo Việt-Nam đă nh́n thấy được nét huy hoàng đem lại sự sống của vật chết chóc ấy, nên đă chấp nhận hy sinh mạng sống, quyết không “quá khoá” (bước qua thập tự). Họ là những thi sĩ thấm nhuần chất “gàn” của Thi Sĩ Giêsu!

 

Nếu nói thi sĩ là người có tâm hồn nhạy bén và rung động trước những t́nh cảm yêu thương chân thành, th́ hôm nay, con người ấy phơi bày nơi Chúa Giêsu. Phúc Âm hôm nay đánh dấu một bước ngoặt hết sức thú vị : ”Hăy đến cùng Ta, hỡi những ai đang vất vả v́ gánh nặng và Ta,Ta sẽ cho các con được nghỉ ngơi. Hăy mang lấy ách của Ta và hăy học cùng Ta,v́ ta hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng và các con sẽ được nghỉ ngơi. Đúng, v́ ách của Ta th́ dễ mang và gánh của Ta lại nhẹ nhàng”. Như tiếng ru hời của người mẹ yêu. Chỉ có một tâm hồn thấm đậm t́nh người, đầy trắc ản và yêu thương, mới nh́n thấy, mới ước muốn,  và mới cam đoan một điều nghịch thường như thế : ách dễ mang,c̣n gánh lại nhẹ nhàng. Chỉ có t́nh cảm và hành động của một bà mẹ quê hiền hoà, mới cho ta hiểu hết câu nói của Chúa Giêsu : khi cùng với con nhỏ gồng gánh vật ǵ, người mẹ kéo vật ấy sát về phía ḿnh, nhận về ḿnh hầu như toàn bộ trọng lượng, để người con hănh diện và vui sướng thấy ḿnh cũng có công mang, vác, kỳ thực là người mẹ đă nhận hết vất vả nặng nhọc. Khi ấn thập giá vào vai chúng ta và ra lệnh cho chúng ta vác đi theo Người, Chúa Giêsu đă kéo hết sức nặng về phía Người. Chúng ta gần như chỉ có công vâng lời đi theo mà thôi. Ánh mắt âu yếm của Chúa Giêsu khiến con tim Người ngập tràn thương mến, khiến môi miệng Người xướng lên những lời thơ vô cùng cảm động, đến chính Người cũng run lên : ”Lạy Cha là Chúa trời đất, con xưng tụng Cha: những ǵ Cha đă che dấu với những người khôn ngoan tài cao hiểu rộng, th́ ha lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, v́ Cha muốn như thế trong ḷng nhân hậu của Cha”. Ta hiểu v́ sao một Hàn Mặc Tử  “run như run thần tử thấy long nhan – run như run hơi thở chạm tơ vàng – nhưng ḷng vẫn thấm nhuần ơn tŕu mến”.

 

Lạy Chúa Giêsu, chúng con luôn bị giằng co giữa hai cách nghĩ và hai lối sống. Cuộc đời cơm-gạo-áo-tiền nầy quá thực tế đến mức không chấp nhận những đầu óc lơ mơ sống trên mây. Chúng con muốn là trẻ thơ với Chúa, song phải trưởng thành và đỉnh đạc trước thế nhân. Chúng con muốn nên nhỏ bé đơn sơ trước mặt Chúa, nhưng là người khôn ngoan thông thái ở đời. Chúng con muốn theo Chúa làm thi sĩ hoặc chí ít cũng hiểu được những tâm t́nh tin cậy mến qua các kỳ công tạo dựng của Người, nhưng cuộc sống với mọi giá trị vật chất đựơc cân-đong-đo-đếm chi li nầy kéo chúng con về với đời thường. Những bài học mắt thấy tai nghe trên đỉnh Tabor hấp dẫn đến mức ao ước được ở lại đó luôn măi, sao mà chóng phai khi chúng con xuống núi đến vậy? Những ân sủng nhận lănh từ Lời Chúa và các Bí Tích, nhất là Thánh Thể, sao chỉ đem chút hơi mát cho linh hồn chúng con, rồi chẳng khác nước đổ lá môn hay xối đầu vịt, không thể thấm vào sâu xa trong tâm hồn và trong cuộc đời chúng con? – Nay con đă hiểu: Chỉ v́ con đă làm ngược lại : thay v́ để Lời Chúa thấm nhuần và linh ứng cho những vần thơ đời ḿnh, th́ con đă đem những suy nghĩ và hành vi đời ḿnh vốn chất chứa đầy ắp tham sân si, dục vọng và tham vọng vật chất trần tục, gán cho chúng cái nhăn “Kitô-hữu”, làm nên những vần thơ đi bên lề hoặc đi ngược với Tin Mừng. Chỉ v́ con luôn muốn ḿnh là người khôn ngoan và thông thái.

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài    T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 109