T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT XVI TN (Năm A)

Mt 13, 24 – 30

 

NÉM CHUỘT VỠ LỌ

 

Mục đích của khủng bố là gieo rắc sợ hăi và bất an bằng những phương tiện và cách thế tàn bạo, phi nhân tính và quái đản nhất. Nhưng khi gặp những đầu óc không hề ngại chuyện “vỡ lọ” khi “ném chuột” để tiêu diệt được chuột,  th́ việc bắt giữ con tin xem ra bị phá sản. Đó là trường hợp vụ khủng bố và bắt giữ con tin ngày 23.10.2002 tại một nhà hát đông người ở Mascova do những người đàn ông và phụ nữ Chechnya vũ trang, tiến hành. Họ bắt giữ 850 con tin và yêu cầu Nga rút các lực lượng ra khỏi Chechnya. Sau hơn hai ngày , lực lượng đặc biệt Spetsnaz của Nga đă tấn công toà nhà với sự hỗ trợ của một loại khí độc. Tất cả 42 kẻ khủng bố bị tiêu diệt, 129 con tin thiệt mạng, trong khi lực lượng Spetsnaz không có thương vong. Ngày 01.09.2004, những tay súng thuộc phong trào ly khai Chechnya đă bắt hơn 1.000 học sinh và giáo viên đang làm lễ khai giảng ở trường số 1 Beslan, thuộc nước cộng ḥa Nam Ossestia, làm con tin. Kết cục có 332 người, một nửa trong số này là trẻ em, đă chết trong cảnh hỗn loạn của vụ giải cứu. Cả “chuột” lẫn “người ném” đều ngang nhau về tinh chất man rợ bất nhân.Cũng như vụ binh sĩ Bắc Triều Tiên bắn chết một phụ nữ có tuổi, v́ cho rằng bà nầy vi phạm vùng phi quân sự.  Vài trăm người chết và bị thương đối với những chính quyền và những dân tộc đă quen với sự hung bạo, với hàng chục triệu người thiệt mạng v́ hành quyết hay lao động khổ sai trong các trại cải tạo, quả là điều không đáng kể.

 

Trong chuyến tham quan Hoa Kỳ để học hỏi kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản và tŕnh độ quản lư của nông dân Hoa Kỳ, một trong những điều khiến những người trong Hội Nông Dân Việt-Nam ngạc nhiên thích thú, là nh́n những cánh đồng ngô “thẳng cánh c̣ bay” mà không hề có một cọng cỏ, điều kiện giúp những thân cây bắp mập mạp cho năng suất cao,v́ hưởng được hết chất đất và phân tro màu mỡ, mà không có những “đối thủ”  là các loại cỏ dại tranh “ăn” như ở Việt-Nam. Đất  nào mà chẳng có cỏ, những thứ hạt giống nhỏ li ti,chẳng cần ai gieo văi, nhưng được gió mưa mang đi hàng ngàn cây số. Chẳng qua nông dân Mỹ đă rải thuộc diệt mầm cỏ trước khi bón phân đều trên toàn diện tích, rồi mới gieo hạt giống. Đất đai và khí hậu của Việt-Nam vốn đă dư điều kiện để các loại cỏ dại phát triển ồ ạt và trong khi lao động thủ công không tài nào giúp diệt được chúng, th́ thêm những đầu óc ngu ngốc điên khùng đi nhập những thứ độc hại như ốc bươu vàng chẳng mấy chốc đă thành đại họa cho nhà nông.

 

Trong các show game nhan nhản trên truyền h́nh Việt-Nam khắp cả nước, có tṛ chơi “Đấu Trí”: ngoài kiến thức phong phú để trả lời các câu hỏi, th́ ở cuối mỗi phần, sáu người chơi phải “đấu trí’ với nhau để loại nhau đến khi chỉ c̣n người chiến thắng và người nào yếu bóng vía sẽ dễ bị nao núng mà bấm chuông bỏ cuộc (để nhận tiền thưởng, nhưng là thua cuộc!). Ta liên tưởng đến hai cuộc “đấu trí” khác : lần đầu ở hoang mạc giữa Chúa Giêsu và Xatan, sau khi Người chay ăn bốn mươi ngày và lần thứ hai - thời cơ ma qủy chờ đợi đă đến (Lc 4,13) – là những giờ phút đấu tranh bản thân vô cùng nghiệt ngă trong Vườn Cây Dầu  và Chúa Giêsu đều chiến thắng. Giữa hai lần “đấu trí” ấy – cơn cám dỗ đầu tiêncơn cám dỗ cuối cùng, -theo cách gọi của giới điện ảnh,- là rất nhiều những lần Chúa Giêsu đă xua đuổi ma qủy, đă vạch mặt những kẻ muốn thử thách cài bẫy Người. Không thể cám dỗ được Chúa Giêsu, Xa-tan tập trung mưu mô hiểm ác vào con cái Chúa và cách hay nhất là “gieo” người xấu, sự  xấu vào trong tâm hồn, trong hàng ngũ con cái Chúa : cùng sống, cùng chung mọi điều kiện và ân phúc Chúa ban, nhưng mục đích th́ thật khác xa nhau. Cỏ lùng vẫn là cỏ lùng :  Nếu nó mọc cùng một lúc với hạt giống tốt, th́ việc triệt phá dù khó khăn, tốn công sức tiền của, cũng không thể do dự, nếu như không muốn trắng tay. Nhưng khi lúa đă trổ bông rồi, th́ sự hiện diện của cỏ lùng không c̣n đe doạ sự phát triển và sự sinh hoa kết trái nữa nhiều nữa, mà chủ yếu là cách thế xử trí của ông chủ. Và ở đây, chúng ta mới thấy Chúa Giêsu có cách giải quyết riêng của Người, không để xảy ra cảnh làm “vỡ lọ” do “ném chuột” bột phát thiếu suy nghĩ. Chúa Giêsu tin tưởng hạt giống đức tin Người gieo sẽ phát triển tốt trong tâm hồn mỗi người và trong Hội Thánh của Người. Hạt giống tốt ấy gieo trên đất tốt, lại có được “thiên thời, đia lợi” là ân sủng Bí Tích và môi trường sống Đạo, sẽ chống chịu được với mọi thử thách, để không bị những thói hư tật xấu lấn lướt, làm hại. Cỏ lùng vẫn là cỏ lùng: nó để mặc cho Xa-tan lợi dụng, biến chất xấu xa, không nên ích cho ai, cả đến làm thức ăn cho gia súc, mà chỉ để ma qủy sử dụng để làm hại người khác, chẳng hề quan tâm đến số phận hiện tại và đời đời của nó, không hề kiêng dè “vỡ lọ” khi cần “ném chuột”: không chỉ ông chủ ruộng sẽ gom nó để đốt trong hỏa ngục, mà chính quan thầy của chúng là Xatan rồi cũng sẽ gom chúng lại để thiêu đốt đời đời. Khác biệt là ở đó: cách nh́n sự việc và cách xử đối của các “ông chủ”.

Trong truyện vơ lâm “Thần Điêu Đại Hiệp”, tác giả Kim Dung mô tả rất nhẹ nhàng kín đáo con người trọng nhân nghĩa nơi Quách Tỉnh: Khi cưỡi con thiên lư mă và để sổng mất, Dương Quá trở về nhà lấm lét v́ sợ cơn giận của Quách Tỉnh, bởi ngày thướng Dương Quá vốn rất ngỗ nghịch phá phách và ít vâng lời. Nhưng khi nghe tin ngựa qúy bị mất, Quách Tĩnh kéo Dương Quá lại gần, xem xét và hỏi han Dương Quá có bị té đau hoặc trầy sướt ở đâu chăng, mà không hề một chữ hỏi đến con ngựa qúy hiếm. Chúa Giêsu qúy trọng con người, chỉ lo lắng cho sự an nguy của những kẻ theo Người đă gieo, lo đến cả những người có trách nhiệm sẽ v́ nhiệt t́nh hoăc thiếu cẩn trọng, mà làm “vỡ lọ” qúy khi “ném chuột”, những con chuột chỉ hiện diện ở đó để khiêu khích và làm cho họ thiếu b́nh tĩnh mà phạm sai lầm trong hành xử, những con chuột mà số phận đời đời đă bị định đoạt chẳng ai thương xót. Kẻ thù của Chúa, kẻ thù của Giáo Hội, kẻ thù của con cái Chúa hết sức đông đảo và “đa mưu túc kế”, song cũng chỉ biết lén lút gieo cỏ lùng. Nếu chúng ta kiên vững trong đức tin, đức cậy và đức mến, nếu chúng ta biết giáo dục con chẳng những  mất hết tác dụng gây hại, mà c̣n làm nỗi bật niềm tin của những cây lúa tốt do Chúa gieo trồng.

 

Suy Gẫm & Chia Sẻ: SẼ CHẢNG C̉N SỢ CỎ LÙNG!

 

Điều cuối cùng mà Fratis Gultom và Domina Simanungkalit làm trước khi gửi cậu con trai và ba cô con gái của họ tới trường mỗi sáng, là vẽ dấu Thánh Giá trên trán các con của họ. Trước bửa ăn sáng, gia đ́nh cùng cầu nguyện với nhau. Gultom chia sẻ tại một hội thảo về “Vai Tṛ Gia Đ́nh Trong Cộng Đoàn Giáo Hội Căn Bản” diễn ra từ 20 – 22 tháng 06 tại Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra,Indonesia : ”Chúng tôi đă giữ truyền thống nầy từ 10 năm qua, với mục đích là làm cho thấm nhập tinh thần đạo đức trong gia đ́nh chúng tôi”. Nhiều người tham dự đă chia sẻ cách thế thực hành các giá trị gia đ́nh Kitô-hữu và nuôi dạy con cái họ trong đức tin. Nhiều cặp vợ chồng khác cũng chia sẻ khó khăn từ công  ăn việc làm và giờ giấc, nhưng luôn cố gắng duy tŕ giờ kinh tối, cho con theo học các lớp giáo lư,tham gia tích cực sinh hoạt cộng đ̣an giáo xứ và các đoàn thể.  (nguồn: UCAN  14.07.08)

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài   T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 111