T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT XVIII TN (Năm A)

Matthieu 14, 13-21

 

NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI

 

Vào những năm đầu thập niên 1950, với đợt di cư khổng lồ từ Bắc vào Nam, cán cân tôn giáo thay đổi và do điều kiện lịch sử, với một tổng thống tín hữu Công giáo và những cận thần xu nịnh muốn lấy ḷng bề trên, Đạo Công-giáo dù vẫn c̣n là thiểu số, nhưng có tiếng nói rất ảnh hưởng và tất nhiên cũng đă bị lạm dụng vào mục đích chính trị, thăng quan tiến chức, hay chí ít cũng dễ dàng kiếm thêm chén cơm bát gạo với nhăn “Công giáo”. Thuật ngữ “Đạo gạo” ra đời từ đó! Ngoài ra, với nhiều người, “Đạo gạo” giúp họ được “an ninh” để theo đuổi lư tưởng… chống đạo, chống chính phủ được cho là thân Mỹ. Điều tất yếu đă xảy đến : “hết cơm hết rượu hết ông tôi” (Tú Xương): khi những người cầm đầu chế độ vừa bị đảo chính và bị sát hại, th́ những “tín đồ Đạo Gạo” cũng từ giă đạo, mau lẹ không thua ǵ khi gia nhập và những người muốn lợi dụng Đạo Công giáo cho mưu đồ chính trị cũng chẳng c̣n thích thú ǵ với “đạo Chúa ” nữa. Không ít chức sắc tôn giáo “vang bóng một thời” hụt hẫng tiếc nuối, chỉ v́ “than ôi, thời oanh liệt nay c̣n đâu”( Thế Lữ, Nhớ Rừng). Cho hay không chỉ có “dân”, không cứ là  “dân” th́ mới “dĩ thực vi tiên”! Lại câu ngạn ngữ quen thuộc : easy come, easy go. Không phải dân là “gian”, mà hăy trách những kẻ đem gạo ra “câu” Đạo. Của César không thể không trả cho César!

 

Những ai đă đọc tin của hăng tin Fides ngày 05.07, lại thấy một điều ngược lại. Trong những nạn nhân của vụ động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, phần lớn không biết Đức giáo hoàng Bênêđictô là ai, nhưng tấm ḷng nhân ái và ân cần của Người, th́ người dân Trung Quốc đă nghe nói rất nhiều và nay khi họ gặp hoạn nạn, dù bận trăm công ngàn chuyện, dù cách xa vạn dặm, Người vẫn nhớ đến họ, hiện diện ở giữa họ, muốn chia sẻ mọi khổ đau bất hạnh với họ. Hăy nghe lại lời họ tŕu mến nói về Người : Hăy cho chúng tôi cái bao rỗng, không có gạo cũng được, v́ có h́nh huy hiệu của Đức Giáo Hoàng” . Họ nói như thế với những người phụ trách và các t́nh nguyện viên Hội Bác Ái đang làm việc trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề của vụ động đất tính đến nay đă hai tháng, có nghĩa là hai tháng họ phải sống trong sợ hăi, thiếu thốn và thất vọng. Món quà riêng của Đức Thánh Cha đă chuyển thành gạo phát cho các nạn nhân. Khi nh́n thấy huy hiệu của Đức Thánh Cha in trên bao, tất cả đều lấy làm ngạc nhiên và cảm động : ”Chúng tôi biết là không đủ gạo cho mọi người, nhưng chúng tôi có thể từ chối gạo, chúng tôi chỉ muốn có biểu tượng của Đức giáo hoàng và nh́n nó chúng tôi sẽ chịu được cơn đói. Chúng tôi sẽ lồng vào khung và truyền lại cho con cháu chúng tôi… để bày tỏ ḷng biết ơn của chúng tôi, để thấy được ḿnh gần gũi với Đức Giáo Hoàng”. Vị Cha Chung Hoàn Vũ không đợi đến lúc “con có khóc, mẹ mới cho bú”. Nước mắt chảy xuôi : t́nh thương và sự quan tâm ân cần của Vị Cha Chung làm mềm con tim và làm vơi nhọc nhằn khổ đau!

 

Hai điều đập vào mắt chúng ta khi đọc đoạn Tin Mừng hôm nay. Trước hết không thấy dân chúng – năm ngàn đàn ông, có nghĩa là ít ra cũng bằng ấy đàn bà và trẻ em - tỏ thái độ hoặc lời than van xin xỏ nào. Kế đến, cũng không thấy dấu hiệu ngạc nhiên nào của dân chúng trước những phép lạ cả thể như thế. Tất cả cho cảm tưởng đang nghe một chuyện thần thoại hoặc một dụ ngôn. Câu trả lời chỉ có thể là v́ dân chúng không bao giờ coi Chúa Giêsu là ông chủ hàng bánh ḿ hoặc hàng cá : Họ không  đ̣i ăn. Họ đến đó, đi theo Người, chỉ để nh́n Người, chỉ để nghe Người : lương thực họ t́m kiếm – cái mà họ đói và khát - là con tim và tâm hồn của Người. Nước mắt chảy xuôi. Chúa Giêsu chữa lành bệnh thể xác cho họ, chữa lành bệnh tâm hồn của họ, cho họ no nê Lời Người, nhưng c̣n hơn thế nữa, Chúa muốn tiên báo lương thực Người sẽ ban, chính là Máu Thịt của Người:   Người cầm lấy  năm cái bánh và hai con cá,ngước mắt lên trời,dâng lời chúc tụng,bẻ ra,trao cho các môn đệ” (Mt 14,19). Hăy so sánh cử chỉ và lời nói của Người trong Giờ Tiệc Ly: “Người cầm lấy bánh [ và sau đó là rượu], dâng lời chúc tụng,rồi bẻ ra,trao cho các môn đệ”.  Và mệnh lệnh rơ ràng và nghiêm khắc đưa ra: “Các con hăy làm việc nầy”, làm để nhớ đến Thầy, làm để nhớ tinh thần của Thầy, tinh thần hy sinh vị tha v́ yêu thương, luôn quan tâm và/để nh́n thấy nhu cầu thực tế nhất của dân, chứ không phải chờ dân kêu ca than van và càng không bao giờ được coi dân như những phương tiện để thoả măn thèm khát quyền lực, vật chất hoặc bất cứ  mục đích nào khác . Chúa Giêsu muốn Giáo Hội coi “dân” là động lực, là cái đích của sứ mệnh mà Chúa Giêsu giao cho Giáo Hội tiếp nối và hoàn tất. Nước mắt Giáo Hội phải chảy xuôi, yêu thương như một người Mẹ, cảm thông như một người Mẹ, đau khổ như một người Mẹ, an ủi vỗ về như một người Mẹ và lo lắng cho con cái với tâm t́nh một người Mẹ. “Dân dĩ thực vi tiên”: coi chừng cảnh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong Giáo Hội, khi giáo lư bị biến thành một tập hợp lư thuyết thần học xa vời thực tế cơm-áo-gạo-tiền của dân.

Ngay cả trong những tháng ngày lương thực thực phẩm tăng giá chóng mặt nầy, khi mà trên môi miệng mọi giới và trên mọi phương tiện truyền thông không ngừng lập đi lập lại những từ như “kinh tế toàn cầu suy thoái”, “đồng đô la mất giá”, “vàng tăng giá kỷ lục”, …lúc mà tưởng như cơm-gạo-áo-tiền là những bận tâm duy nhất của mọi người, th́ lại thấy xuất hiện nhan nhăn những kỷ lục mới về ăn chơi, xa xỉ và vung tiền qua cửa sổ: những chiếc máy bay tư nhân giá nhiều triệu đô la; những chiếc xe hơi mà ngay cả dân giàu ở quốc gia sản xuất Âu Mỹ c̣n mơ , được tới tấp nhập về đất nước nghèo nàn lạc hậu nầy; những lễ hội thu hút bao tâm sức tiền của, xa hoa tráng lệ để cho thiên hạ thấy rằng trong lúc cả thế giới phải đương đầu với khó khăn kinh tế, th́ một tỉnh nhỏ trong một đất nước lạc hậu vẫn thoả sức chơi sang. Không sang sao được, khi các doanh nhân nước ngoài đổ xô vào đất nước vừa mới thoát chiến tranh và nghèo đói nầy, để hưởng thụ những tiện nghi cấp cao mà không nhiều quốc gia trên thế giới sánh kịp : một trăm hai mươi sân golf chiếm dụng gần bốn mươi ngàn héc-ta đất loại một. Và c̣n hàng trăm “dự án sân golf” đang chờ thực hiện (Báo Thanh Niên số ra ngày 30.07.2008 đưa tin: Lâm Đồng xây dựng thêm sân golf 18 lỗ trên diện tích 270 hecta với 400 biệt thự cao cấp, 4 khách sạn 4 sao và 1 khách sạn 5 sao). Họ muốn nước mắt chảy ngược : không chảy ngược được, dân phải nuốt vào! Hăy nghe Chúa Giêsu cảnh cáo : “Những người thu thuế và những gái điếm vào Nước Chúa trước các ông” (Mt 21,31), khi chúng ta suy nghĩ và hành xử vô cảm, khinh thị chẳng kém (x. Mt 25, 31 – 46 : Cuộc phán xét chung). Đă có nhiều giai đoạn, Giáo Hội nghèo khó của Chúa Kitô, được sáng lập và xây dựng trên tinh thần nghèo khó, với những con người nghèo khó, lại xa rời dân với những xa hoa và ch́m đắm trong tinh thần thế tục, xa rời Tin Mừng và đánh mất cả căn cước của ḿnh. Xa-tan và những thế lực đen tối chẳng dại ǵ mà không chộp ngay miếng mồi ngon nầy.

 

Vox populi, vox Dei: Ngày nay, “PR” - Public Relations(quan hệ công chúng ; giao tiếp cộng đồng), lên ngôi. Mục Đích Của PR là tạo dựng danh tiếng cho tổ chức. Để đạt được điều này, tổ chức phải thực hiện chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo, giao tiếp với các giới hữu quan một cách hiệu quả, cũng như thể hiện trách nhiệm xă hội đối với khách hàng, với cộng đồng địa phương và môi trường. Những mánh lới quảng cáo rẻ tiền nhằm đánh lừa công chúng, hoặc những hoạt động giả tạo nhằm che đậy những hoạt động xấu của nhiều tổ chức chắc chắn không c̣n chỗ đứng. Lắng nghe “dân”, t́m hiểu tâm tư, nguyện vọng của “dân”, cảm thông và chia sẻ với “dân”, không bao giờ đồng nghĩa với mị dân. Truyền giáo hiệu quả, chính là “PR” về Nước Trời với tinh thần và nguyên tắc của Tin Mừng, của Tám Mối Phúc Thật, của bác ái vị tha., được sống chân thành, chứ không nói sáo rỗng.

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài     T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 113