T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT XIX TN (Năm A)

Mt 14, 22 – 33

 

KÊU TRỚI !

 

Những tháng ngày nầy, nếu có cái ǵ chung nhất cho mọi người, mọi giới, mọi ngành nghề, ở đất nước nghèo đói nầy, th́ đó là tiếng “kêu trời”: Điện cúp, doanh nghiệp kêu trời; hết rét đậm rét hại lại đến nắng cháy khô hạn, nông dân kêu trời; nông dân kêu trời v́ giá phân bón chẳng những cao ngất ngưỡng khiến giá thành vượt cả giá bán, mà c̣n v́ phân bị làm giả; tiểu thương kêu trời v́ tăng thu từ giá mặt bằng cho tới thuế và vô vàn khoản thu khác cả hợp lư lẫn bất hợp lư; học phí tăng khiến phụ huynh kêu trời. Hết dịch bệnh lại giá thực phẩm tăng cao và lỗ lă v́ bị hết tư thương đến doanh nghiệp tư doanh, quốc doanh ép giá, người chăn nuôi gia súc ,gia cầm, thả cá chỉ c̣n biết kêu trời. Các bà nội trợ kêu trời, v́ giá lương thực thực phẩm thay đổi từng ngày. Doanh nhân bất động sản kêu trời v́ nhà cửa đóng băng ế ẩm. Nhà nghèo khóc than đất, nhà giàu cũng khóc kêu trời. Bạo lực và những tṛ dâm ô sa đoạ, băng đảng hoành hành đầy dẫy mặt báo hằng ngày hơn ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, khiến những ai c̣n tâm huyết với tiến đồ đất nước, buộc phải kêu trời, bất lực kêu trời. Kêu trời h́nh như là hành vi hợp lư nhất trong sự bất lực, để mong nhen nhúm một tia hy vọng, dù là nhỏ. Kêu trời trở thành phản ứng dây chuyền. Nơi đâu, giờ nào cũng râm ran tiếng kêu trời. Nghệ sĩ hài Bảo Quốc đă phải dựng và diễn vở hài kịch  Cấm kêu trời”. Và tiếng thở dài khó ai đoán đuợc là thất vọng hoặc cam chịu : “kêu trời không thấu!”

 

Chỉ có những người đang quên ḿnh v́ người khác, đang chịu nhiều khổ đau dày ṿ, đang chịu tứ bế thiếu thốn và khinh thị, là không kêu trời. Lư do duy nhất, là v́ họ chẳng c̣n thời giờ để mà kêu. Tâm sức và t́nh thương để dành cho những kẻ bất hạnh mà họ hết ḷng yêu thương, khiến họ quên cả bản thân : một người chồng ở Thanh Hoá hơn 30 năm qua vẫn một ḷng một dạ với ngươi vợ bị thấp khớp biến dạng co quắp một chỗ. Anh phải lo từ chuyện vệ sinh đánh răng cho tới bón từng th́a cơm muỗng cháo. Hai câu nói “ngô nghê” nhất của anh : “Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu mần răng bà ấy lại chọn ḿnh, v́ có rất nhiều người hơn ḿnh kia mà!” và khi người vợ thấy chồng quá khổ sở v́ ḿnh, đă khuyên anh t́m người khác làm lại :”Anh có làm chi  sai mô, mà phải làm lại?” (Báo Lao Động 03.2004). Một người vợ ở Quảng-Nam,  tuổi đời mới 32, mà đă hơn mười năm chịu mọi vất vả, đắng cay, quyết tâm chăm sóc người chồng bị xuất huyết năo liên tiếp nhiều lần, mà chính các bác sĩ chuyên môn cũng lắc đâu hết hy vọng. Người vợ trẻ nầy cũng có hai câu thật “ngô nghê”: “Dù chỉ c̣n một chút hy vọng mong manh, em cũng cố bám lấy. Trông lên ḿnh chẳng bằng ai, trông xuống lại thấy có kẻ không bằng ḿnh. Dù là ảnh có nằm đây, th́ em vẫn có chồng, nhất là con em vẫn đang có cha!...Trong hoạn nạn mới biết vẫn c̣n nhiều người tốt.Vợ chồng em không oán hận ǵ cuộc đời, mà chỉ thấy ḿnh chịu ơn của mọi người quá nhiều”, và :”Em không đủ sức làm được điều ǵ to tát, nhưng chắc chắn em sẽ tiếp tục làm tṛn cái điều mà em đă làm hơn mười năm qua, là không bỏ rơi chồng con trong hoạn nạn, để t́m cho ḿnh hạnh phúc khác!”(biên tập lại VietnamNet 17.06.2003). 30 tuổi, người thanh niên Nguyễn Ngọc Sơn phát hiện bị suy thận độ 4, nhưng khát vọng sống và khát vọng cống hiến luôn mănh liệt. Cứ hai ngày anh phải tự đi gần một  trăm cây số tới bệnh viện để lọc máu cho ḿnh. Anh bảo rằng anh nợ cuộc đời này quá nhiều, và dù ngày mai phải ra đi th́ hôm nay anh vẫn phải cống hiến. Anh chỉ thương mẹ sẽ cô đơn khi anh ra đi : “Mẹ ơi! Không phải khi sắp ĺa xa mẹ con mới nói rằng con rất yêu mẹ, mẹ ơi! Không phải giờ đây khi nh́n tấm thân gầy của mẹ run lên bần bật con mới hiểu đời mẹ khổ đau đă nhiều v́ con, mẹ ơi! Con yêu mẹ lắm, mẹ có biết không? … Xin đừng khóc nữa mẹ ơi! Ngày mai con sẽ về nơi ông bà…. Con đi, mẹ nhé, đừng chờ!”... Không bao giờ đọc thấy trong tập kư “Xin đừng khóc nữa,mẹ ơi” một tiếng “kêu trời”.

 

Lạy Chúa Giêsu, không có ai trong những người nầy hoặc trong câu chuyện những bà mẹ trẻ có con trai, con gái bị chứng bệnh “xương thủy tinh” quái ác, chỉ cần đụng nhẹ là găy, tận cùng vực thẳm khổ đau, âu lo, mà kêu trời, mà oán than số phận. Chỉ có hy sinh vô bờ bến v́ con cái! Điều con ghi nhận là tất cả họ đều không có Đạo, kể cả người mẹ trẻ của em Hội thỉnh thoảng thắp nến cầu xin với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa. Con muốn t́m một câu trả  lời, không phải từ các linh mục hoặc tu sĩ, không phải từ các Kitô-hữu, mà ở những lời tâm sự chân thành của một ai đó. Và rất mau,  rất dễ t́m, con đọc thấy một Blogger đặt câu hỏi và tự trả lời: Trên đời không có ông Trời?

 

Một ngày bầu trời xám xỉn, tôi nh́n thấy một người bị cụt chân ngồi xe lăn đi bán vé số. Đă gần giờ xổ số mà xấp vé c̣n khá nhiều. Khuôn mặt con người khốn khổ nhàu đi trong chán nản khi anh ta lăn bánh xe đến trước một nhà thờ nơi các tín đồ đang tấp nập gởi xe đi vào trong dự lễ Thánh. Hầu như chẳng ai đoái hoài ǵ đến anh ta. Quần áo đẹp và son phấn lộng lẫy, người ta đang bận bịu chuẩn bị vào ca tụng ’ông Trời’ của ḿnh, chuẩn bị dâng tài vật, nghe Cha nói về t́nh yêu thương rằng “phải yêu anh em như chính ḿnh con vậy”, rồi người ta sẽ sốt sắng cầu nguyện cho bản thân và gia đ́nh để rồi cuối cùng hân hoan ra về sau khi được Cha ban phước lành. Khi đến và đi nhanh như thế, chắc người ta không biết rằng có lẽ ông Trời cũng cảm thấy ngán ngẩm v́ phải ngồi yên trong những công tŕnh kiến trúc nhân tạo, nơi mà công việc chính của “ông” đơn giản chỉ là để con người đến nh́n ngắm và cầu xin n + 1 thứ mà chính bản thân họ không cảm thấy tự tin. Một khi bàng quan và “quen mắt” trước những nỗi khổ sở nhan nhản quanh ḿnh, người ta đă vô t́nh “giam” ông Trời trong sách vở và những công tŕnh nhân tạo. Chẳng có ông Trời nào tồn tại như vậy nổi! Tuy nhiên, chẳng phải là không có ông Trời, và tiêu đề của tôi chỉ là một phần chưa hoàn chỉnh của đại ư… Đầy đủ th́ nó phải thế này: Trên đời không có ông Trời nếu người ta không biết yêu thương nhau! (www.60S.com.vn)

 

Khác với “kêu trời”, con người không thể không kêu cầu. Hai cách thế và cũng là hai gương “kêu cầu” cho mọi Kitô-hữu : sẵn sàng vâng phục Ư Chúa và tin nhận quyền năng của Chúa. Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu, trong cơn hăi hùng đến độ mồ hôi trộn lẫn máu, đă cầu xin Chúa Cha cứu Người khỏi uống chén đắng, nhưng xin hoàn toàn vâng theo bất cứ điều ǵ mà Chúa Cha đă định. Và lời kêu cầu của Thánh Phêrô trong bài Tin Mừng hôm nay, khi biết giới hạn của ḿnh, và nhận biết quyền năng của Chúa Kitô. Sự vâng phục và ḷng cậy tin làm nên vẻ đẹp và giá trị của mọi lời kêu cầu. Không có hai yếu tố - thái độ nầy, th́ lời “kêu cầu” lại trở thành tiếng “kêu trời”!

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài      T̀NH CA CHO NGƯỚI ĐƯỢC YÊU 114