T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT XX TN (Năm A)

Mt 15, 21 – 28

 

VÁI TỨ PHƯƠNG

 

Trong những ngày nầy, tai nạn thảm khốc xảy đến với những bà con hành hương linh địa Thánh Mẫu Carthage làm bàng hoàng tín hữu Công giáo Việt-Nam khắp thế giới nói chung và cách riêng tang tóc bao trùm các cộng đ̣an Công giáo Việt-Nam ở Hoa Kỳ .Những người nầy không dư thời giờ, tiền bạc để vượt những quảng đường xa xôi, đi “vái tứ phương”, mà chí muốn tỏ bày tâm t́nh yêu mến, tôn sùng Mẹ. Những ngày nầy trung tâm Thánh Mẫu Lavang cũng đông nghẹt người, tưng bừng không khí lễ hội : Bao nhiêu người đến đó để được nói lên ḷng yêu mến tri ân Mẹ? Bao nhiêu người ś sụp vái lạy, nhưng với họ, Lavang, Bạch Lâm,Trà Kiệu, Tà Pao cũng chỉ là những tên trong danh sách dài những “địa danh” mà hằng tháng, hằng năm họ đến “vái tứ phương”, như một thói quen không thể thiếu, như một cách du lịch không thể bỏ, nhất là luôn có bạn bè, người thân đi cùng. Với những người “vái tứ phương”, th́ Mẹ phải làm ít nhiều phép lạ, có ít nhiều dấu lạ, được phóng đại và đồn xa, th́ mới “linh” !

 

Có bệnh th́ vái tứ phương, đă đành, nhưng không bệnh cũng vái tứ phương! Cha ông ta khi hữu sự hay nói : ”đói rau đau thuốc”, v́ vậy mà không ít kẻ chẳng ngại ngùng khấn vái tứ phương, ai chỉ cho nơi đâu chữa được bệnh tật, th́ tin theo ngay, với cách nghĩ và cách làm “có thờ có thiêng, có kiêng có được”. Tâm lư ấy, cách nghĩ cách làm “b́nh dân” ấy từ lâu đă lan sang không ít giáo dân Công Giáo Việt-Nam, khiến cho những ai quan tâm đến tiền đồ Giáo Hội Việt-Nam, cũng thấy vừa buồn cười vừa xót xa : mê tín đi đoan bắt đầu gặm nhấm đức tin Công giáo, v́ không được hướng dẫn, giảng dạy giáo lư đúng đắn và trong nhiều trường hợp không ít người hữu trách – linh mục, tu sĩ, giáo lư viên - cũng mê tín không kém. Cái “nê” “liên tôn” và bức b́nh phong “đại kết” được vận dụng khéo léo để ngụy biện cho nền tảng đức tin và giáo lư sa sút, khiến cho “mù dắt mù”, làm hại cho Giáo Hội không nhỏ!

 

Trên Diễn Đàn Phật Việt ngày 05.06.2007, khi đọc một đoạn do tác giả Trịnh-Thanh-Thúy ghi lại lời của một nữ tín hữu Công giáo :Bản chất tôi là người đa nghi. V́ thế nên tôi không dễ tin, nhất là các tín điều. Tôi là người Công Giáo (chị vừa nói vừa kéo mặt thánh giá đeo trước ngực dấu ra sau lưng như một hành động phạm tội) nhưng v́ không tin nên tôi cất công đi t́m hiểu các tôn giáo khác. Tôi cầu đạo và đến với đạo Phật 12 năm nay và t́m được giáo lư Phật giáo giúp ích cho đời sống tinh thần của tôi v́ đạo Phật là một triết lư sống rất thực tiễn, một khoa tâm lư học nghiên cứu sâu sắc về bản ngă con người, giúp con người khắc phục được chính ḿnh để mưu cầu hạnh phúc, an lạc”, người ta có thể đặt ngay dấu hỏi về ác cảm và xuyên tạc của tác giả đối với Đạo Công-giáo, nhưng nếu đọc bài viết trong UCA News ( hăng tin Công gíao Á Châu),ngày 28.02.2008, ta sẽ suy nghĩ thế nào?

 

Một số người Công giáo ở miền nam đă cùng các Phật tử tham dự một lễ hội hàng năm cầu xin Bà Đen, một nữ thần Phật giáo được địa phương sùng kính, chúc phúc cho gia đ́nh và công ăn việc làm của ḿnh. Maria Nguyễn Thị Loan, 26 tuổi,đứng khoanh tay cầu nguyện trước tượng Bà Đen làm bằng đồng trong một ngôi chùa lớn trên đỉnh núi Bà Đen, cách thị xă Tây Ninh 10 km. Chị nói : “Mặc dù tôi không làm theo các nghi thức của Phật giáo nhưng tôi vẫn tỏ ḷng tôn kính các vị mà họ thờ cúng và tôi nghĩ rằng các vị ấy cũng linh thiêng cho nên mọi người mới đến đây thờ cúng nhiều đến thế”. Maria Phạm Thị Nguyệt dẫn cả gia đ́nh tham quan chùa : “Tôi không vái nhang trước tượng Bà Đen mà chỉ cầu nguyện xin ơn b́nh an cho gia đ́nh và xin cho con cái học giỏi”. Giáo dân ở tỉnh Đồng Nai nói họ cầu nguyện ở chùa này là chuyện b́nh thường v́ theo họ, nhiều ngoài Công giáo cũng đến viếng và cầu nguyện Đức Mẹ La Vang và Tà Pao, và Đức Mẹ nhậm lời cầu nguyện của họ. Bà Nguyệt hy vọng Bà Đen sẽ giúp lời cầu nguyện của bà thành hiện thực. Một người Công giáo khác, yêu cầu giấu tên, nói rằng bà cầu xin nữ thần cho công việc làm ăn được thuận lợi : “Tôi xem Bà cũng như Đức Mẹ vậy”!

 

Có hai điều có thể nghĩ ngay, khi thấy người đàn bà Ca-na-an xuất hiện và khi nghe bà sử dụng ngón nghề của nữ giới : Trước hết bà nầy cũng thuộc loại “có bệnh th́ vái tứ phương”,v́ bà chẳng thèm để ư mà cũng chẳng chút mặc cảm khi chung quanh bà là những kẻ không ưa thích những người ngoại đạo như bà. Quan trọng là được “khấn vái” Chúa Giêsu, kể cả chẳng hề ngượng mồm khi hô vang những ǵ mà không nhiều người Do Thái dám hô :Lạy Ngài là Con Vua Đavid”, mà chưa chắc bà đă hiểu được chút nào ư nghĩa. Người ta sao, ḿnh vậy, có hề thừa đâu! Kế  đến, Chúa Giêsu biết Người đă thua khi chưa bắt đầu và những câu nói gay gắt, nặng giọng khinh thị, chỉ để vớt vát  trước người đàn bà nầy; hay nói chính xác hơn, trước tất cả những người nữ quyết tâm t́m kiếm và kêu xin Người, dù là những người nữ chỉ thuộc hạng “vái tứ phương”. Trong Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước, không mấy khi người nữ “ra tay” mà thất bại : Bà Ruth,  Bà Judith, Bà Ester….Chúa Giêsu đă mềm ḷng khi nghĩ đến Mẹ Người,  không chỉ khi cho con trai bà góa Naim sống lại (Lc 7, 11 – 17), khi chữa lành người phụ nữ băng huyết lâu năm (Mt 9,20 – 22), khi Người nh́n bà goá nghèo bỏ tiền vào thùng (Mc 12, 41 – 44), khi chữa lành một phụ nữ c̣ng lưng (Lc 13,10 – 13)  khi cứu con gái người đàn bà Ca-na-an hôm nay, v́ thương con mà bất chấp tất cả . Dù là một quan toà bất chính như trong dụ ngôn Lc 18, 1 – 8 hoặc với một Vị Quan Ṭa vô cùng công thẳng là chính Người, th́ h́nh ảnh một người đàn bà mồm loa mép giải, dai như đỉa đói, không chịu buông tha cho tới khi được nhận lời , luôn hiện ra trong tâm trí của Chúa Giêsu và với không ít hài hước, Người luôn biết ḿnh sẽ thua! Hôm nay, khi nghe Chúa Giêsu dùng h́nh ảnh “con cún – cún con”, th́ với sự bén nhạy và linh lợi của một người như bà, người phụ nữ ngoại đạo biết ngay là bà đă vượt qua được thử tháh vàvChúa Giêsu đă nhận lời cứu giúp con gái bà. Một trong những yếu tố của đức tin – và là yếu tố quan trọng – là sự kiên tŕ, hoặc nôm na là “phải ĺ”, mặt dày mày dạn! Kiên tŕ (“ĺ”) là cái mà những người “vái tứ phương” hời hợt không có được. Một cách nào đó, Chúa Giêsu (và cả Đức Maria) nóng ḷng v́ thấy “người ngoài” kiên tâm bền chí (ĺ) - tất nhiên khó ḷng từ chối ban ơn (Lc 18, 8a)- , trong khi con cái hời hợt, ỷ lại và sớm bỏ cuộc, mặc dù được chỉ dạy, nhắc nhở nhiều lần. Từ tư thế cầu xin chính đáng, con cái trở thành những  kẻ chỉ “vái tứ phương”, trong khi những kẻ “vái tứ phương” lại biết lợi dụng để đạt được những ǵ họ mong muốn. Hăy nghe Chúa Giêsu buồn phiền than thở :Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người c̣n thấy ḷng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8)

 

Bẳng đi một thời gian do sợ bị đặt vấn đề đưa ra pháp luật, chiêu thức “bán hàng đa cấp” lại xuất hiện dưới dạng tinh vi hơn, với danh nghĩa “thực phẩm chức năng” và được quảng cáo rầm rộ, khiến những người nhẹ dạ cả tin lại t́m mua, v́ những chuyên gia tiếp thị nắm rất rơ tâm lư và nhu cầu“vái tứ  phương” của nhiều người. Trên b́nh diện sống đạo, không ít Kitô-hữu cũng bị cám dỗ “vái tứ phương”, khi cho rằng “vái một phương” không ...linh nghiệm! Những biểu hiện và thực hành nầy rất  đáng để các vị hữu trách suy nghĩ: đời sống đức tin của một bộ phận không nhỏ các giáo dân bị biến dạng và lời cầu nguyện bị vật chất hoá.  Phải có nguyên nhân từ lời giảng dạy và từ gương sống. Xatan không bao giờ bỏ qua cơ hội, để gieo vào tâm trí con cái Chúa, rằng “vái một phương” -  Thiên Chúa quyền năng và nhân hậu - sẽ không mấy khi được nhận lời; trong khi “vái tứ phương” - đủ thứ thần thánh dưới đủ h́nh thức, nhan nhản khắp nơi, b́nh dân và hấp dẫn - lại lắm phen được như ư. Một đồn mười! Thiên Chúa chỉ c̣n để thờ, để kính sợ, chứ không hề “làm ơn làm phúc”  Kinh Lạy Cha chỉ để đọc theo thói quen, v́ những lời Chúa Giêsu chỉ bày cho dường như không mấy khi  hiện thực!

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài    T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 115