T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                       

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY (Năm C)

Ga 8, 1 – 11

 

ĐỐI ĐẦU  - ĐỐI THOẠI

 

    Một thời gian khá dài, đây là câu nói ở cửa miệng của rất nhiều quan chức các cấp nghành ở nước ta, được giới truyền thông không ngừng lập lại, nhưng xem ra chỉ là câu sáo rỗng, hay đúng hơn chỉ là một chiều, khi chúng ta muốn thiên hạ hăy quay mặt nh́n ḿnh, nghe ḿnh nói, theo ư ḿnh, mà chúng ta lại quay lưng với người  ‘đối thoại’, không cần biết và chẳng lưu tâm tới thiện ư và thiện chí của đối tác. Trong Tin Mừng hôm nay, hai cuộc đối thoại sẽ diễn ra, hoàn toàn ngược nhau về cả mục đích, nội dung lẫn kết cục. Chí ít, ai cũng đă có thể thở phào nhẹ nhỏm khi kết cục là một “happy end”( kết có hậu). Khi nói “AI CŨNG” nghĩa là gồm cả những kẻ ban đầu có dă tâm biến cuộc ‘tham khảo’ ư kiến thành một vụ bạo động, mà cái chết nắm chắc dành cho cả người đàn bà tội lỗi và Chúa Giêsu, nếu v́ ḷng nhân hậu – như Ngài luôn tỏ ra và nói lên lời tha tội đối với những kẻ Ngài chữa lành thân xác -, mà Ngài dám nói ngược với Luật Môse; hoặc sẽ là nơi Chúa Giêsu ‘thân bại danh liệt’, phải vĩnh viễn chấm dứt ‘sự nghiệp’ và từ nay, ‘Giêsu’ chỉ c̣n là một kỷ niệm đáng xấu hổ, khi Ngài hành động ngược lại với Hiến Chương Nước Trời do chính Ngài rao giảng.

 

  Cuộc “đối thoại” đầu tiên đă bộc lộ cái tâm thâm độc của nhóm Biệt-Phái, khi họ tŕ hoăn việc thực hiện luật Môsê đối với người phụ nữ ngoại t́nh, để nhờ dịp nầy mà có thêm một nạn nhân nữa, theo đúng ư đồ của họ. Họ như người thợ săn cài bẫy, với xác tín rằng bẫy họ giăng ra sẽ sập và họ sẽ bắt được ‘con chim – Giêsu’ nhờ ‘con mồi - người đàn bà ngoại t́nh’:  thật là một dịp may vượt mọi mong đợi của họ. Trong hai phương án họ nghĩ tới: THA hoặc KẾT ÁN, đều dồn Chúa Giêsu vào chỗ “mở miệng mắc quai”. Một chi tiết hài hước vốn có ở Thánh Gioan: càng có tuổi, lẽ ra càng thêm khôn ngoan, cảm thông và nhân ái, th́ những bậc cao niên háo hức ṭ ṃ và ác độc hơn cả đám trung niên và thanh thiếu niên. Họ chen lấn để dành chỗ đứng gần nhất. Chúa Giêsu muốn dạy cho người Do Thái một cách ‘đối thoại’ khác: cuộc đối thoại của con tim. Con tim không nói thành lời, dù là thù hận hay bao dung. Con tim ‘nói nhiều’ bằng chính sự im lặng. Và thời gian chờ đợi đủ để cho con tim lấy lại nhịp đập b́nh an vốn có của nó: hận thù và cố chấp sẽ vơi dần đi, dễ dàng chấp nhận cảm thông và tha thứ hơn. Chính lúc ấy, Chúa Giêsu mới khơi gợi tiếng nói lương tâm của họ, vực dậy và làm sống lại từ đáy tâm hồn họ chút lương tri và bao dung mà bất cứ kẻ gian ác hung tàn nào cũng c̣n sót lại. Chúa Giêsu đă cho họ ‘đối thoại’ với chính con người thật của họ và trong nháy mắt, họ nhận ra ḿnh chẳng hơn ǵ người phụ nữ ngoại t́nh kia. Không ai dám ngẩng mặt lên cho ḿnh là vô tội. Tất cả đều nhè nhẹ thả những ḥn đá sần sùi trong tay xuống đất và âm thầm rút lui. Thánh Gioan lại hài hước khi quan sát thấy thứ tự giải tán ngược với thứ tự khi đi tới và vây lấy Chúa Giêsu. Khí thế cũng hoàn toàn ngược lại: tiếng hầm hè, la ó, nghiến răng và những ánh mắt độc ác, nụ cười nham hiểm sau hàm râu biến mất. Chỉ c̣n lại sự ngượng ngùng, xấu hổ và chắc chắn cũng không ít sự kính phục đối với Chúa Giêsu: quả tiếng đồn về ḷng nhân hậu và sự khôn ngoan của Chúa Giêsu vượt xa những ǵ họ nghe nói hoặc nh́n thấy. Đó là thái độ ‘tâm phục, khẩu phục’.

 

   Cuộc ‘đối thoại’ thứ hai do chính Chúa Giêsu mở đầu, với câu hỏi hết sức tế nhị, nhẹ nhàng: “không ai kết án Chị ư?”. Kẻ ghét bỏ, hầm hè muốn ‘ăn sống nuốt tươi’ người phụ nữ ngoại t́nh, mà c̣n không kết án, lẽ nào Chúa Vô Cùng Nhân Hậu Từ Bi, Đấng vừa cứu cả thân xác và linh hồn người phụ nữ khỏi chết, lại không tha cho chị ta? Người ta không kết án, không ném đá chị cho đến chết, không phải v́ chị vô tội, mà v́ mọi người đều nhận ra - sớm hay muộn; tự ư thức hoặc được khơi gợi nhắc nhở - là tội nhân trước mặt Chúa và chỉ có Chúa mới có quyền kết án và kết án cũng là điều mà Thiên Chúa chỉ làm hết sức bất đắc dĩ, bởi v́ đến cả ‘cây sậy bị dập’ hoặc ‘tim đèm tắt c̣n vương khói” mà Chúa c̣n chẳng nỡ bẽ găy, dập tắt!  Hăy về và đừng phạm tội nữa! Cuộc ‘đối thoại’ nội tâm nầy mới chính là cách Thiên Chúa hằng dùng để dạy chúng ta về cách đối nhân xử thế với ư thức rơ rệt về những khiếm khuyết, tội lỗi của ḿnh trước mặt Chúa và trước than nhân.

 

   Trong KINH CÁO M̀NH , ‘thú nhận cùng Thiên Chúa Toàn Năng’ chưa đủ, mà phải thú nhận ‘cùng anh chị em’:  ‘lỗi tại tôi mọi đàng’. Và để chứng thực hành vi thống hối chân thành ấy, chúng ta đấm ngực ḿnh, không đấm ngực anh em. Chúng ta không chỉ cần đến “Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh’ – nghĩa là trọn cả thiên đàng – ‘khẩn cầu trước toà Thiên Chúa’ cho chúng ta, mà c̣n cậy nhờ lời khẩn cầu của tha nhân. Đây là cuộc ‘đối thoại’ giữa người và người, mà Thiên Chúa mong đợi, đ̣i buộc theo điều luật mới, tinh thần mới, mà cả triều thần thánh thiên quốc làm trung gian. Thống hối cũng chính là đối thoại.

 

                     CVK Nguyễn-Thế-Bài   T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 42