T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT LỄ  LÁ (Năm C)

Lc 23, 1 – 49

 

IM LẶNG LÀ VÀNG!

 

     Khai thác những chuyện giật gân, kinh dị, pha ít nhiều thần thoại và được sự hỗ trợ tối đa của công nghệ cao để tạo hiệu quả, là những ǵ mà Hollywood đang đeo đuổi để thu hút khán giả và tất nhiên là lợi nhuận và danh vọng nếu được lọt vào Oscar. Bô phim được công chiếu ngày 16 tháng 3 năm nay – Dead Silence (tựa đề tiếng Việt : Im lặng là sống sót) - của đạo diễn James Wan, cũng không là ngoại lệ. Nội dung phim nói về một người chồng trở về chỗ ở cũ để khám phá cho bằng được nguyên nhân cái chết của người vợ trẻ, khi chính anh ta đang là nghi can. Điều tốt nhất cho anh ta là im lặng, để được sống sót. Nhưng đôi khi im lặng lại là điều không thể. Trong ba phiên toà mà Chúa Giêsu là bị cáo - ở dinh hai vị thượng tế Anna và Cai-pha, ở dinh tổng trấn Philatô và ở dinh vua Hêrôđê, - th́ hôm nay Tin Mừng cho chúng ta dự phiên xét hỏi do đích thân Hêrôđê. Một phiên toà kết thúc chóng vánh, không có nghị án và chỉ một ḿnh Hêrôđê độc thoại. Chúa Giêsu vẫn im lặng. Điểm chung nhất, nỗi bật ở cả ba phiên toà, chính là sự im lặng của Chúa Giêsu.

 

     Thượng Hội Đồng Do Thái mất kiên nhẫn trước sự im lặng của Chúa Giêsu, v́ nếu cứ như thế, họ sẽ không có chứng cớ công khai buộc tội Người và họ biết rơ: những ǵ họ thu thập suốt ba năm theo dơi, bắt bẻ Chúa Giêsu, chẳng những không có giá trị cả về mặt đời ( mà họ không có quyền xét xử) lẫn mặt đạo (thực ra là theo diễn dịch và lèo lái của họ), mà có nguy cơ khiến họ bẽ mặt với những kẻ mà họ định muợ tay để giết Chúa Giêsu. Sự tinh ranh của đám kinh sư, kỳ mục vá thượng tế nằm ở chỗ họ biết Chúa Giêsu sẽ mở miệng khi nói về Thiên Chúa, khi phải khẳng định về Thiên Chúa, cho dù im lặng là sống sót.  Thượng Hội Đồng mừng rơn, cho rằng Chúa Giêsu đă sa vào lưới họ giăng ra. Mở miệng đồng nghĩa với bị lên án và là án tử.

 

    Với Philatô, sự im lặng của Chúa Giêsu càng làm cho ông bối rối, v́ không t́m ra lư do để lên án, mà cũng không có căn cứ để tha bổng. Ông dùng quyền bính – tha hoặc giết - để làm cho Chúa Giêsu mở miệng, nhưng cũng như với Thượng Hội Đồng  Do Thái, chỉ khi Philatô “đụng đến” quyền uy của Thiên Chúa và vị trí “vua tâm hồn” của Người, - th́ Chúa Giêsu mới nói ra, không như lời biện hộ, mà như một lời giảng dạy. 

 

    Và lần nầy, Hêrôđê cũng nóng ḷng không kém. Ông không cần nghe Chúa Giêsu nói. Ông chỉ cần thấy Chúa Giêsu “biểu diễn” một vài phép lạ. Chuyện tranh căi, đuợc thua, sống chết của người Do Thái, chẳng liên quan ǵ tới ông. Kẻ thù của kẻ thù là bạn. Chúa Giêsu không phải là bạn của ông , khi mà trong tâm trí ông, h́nh ảnh và lời nói Gioan Tiền Hô vẫn im đậm, nhưng ông cũng chẳng lạ ǵ sự khinh khi của người Do Thái đối với ông. Một cách nào đó, ông nghiêng về Chúa Giêsu. Sự im lặng của Chúa Giêsu khiến ông và quần thần bẻ mặt. Chúa Giêsu không nói một lời nào, v́ những giây phút mà Người biết là cuối đời nầy, không thể phung phí lời cho những đối đáp vô bổ. Con người Hêrôđê từ cha ông tới con cháu, trước sau vẫn chỉ nặng về dâm ô, xác thịt, tuyệt nhiên không có chút bóng của tinh thần, luân lư. Nói với hạng nầy chẳng khác nào “đem ngọc vứt cho heo”. Chúa Giêsu  có thể đă sống sót, nếu Người không giữ im lặng và chiều theo ư Hêrôđê. 

 

  Trong văn học, truyện ngụ ngôn của La Fontaine: “le loup et l’agneau” ( con sói và con chiên), thật đúng cho trường hợp của Hêrôđê: lư “cùn” của kẻ mạnh! Quyền lực đă cho Hêrôđê nh́n Chúa Giêsu bằng cặp mắt kẻ cả và việc khoác cho Người tấm áo đỏ - vốn là màu của vua chúa, của chiến thắng - lại chỉ để chế diễu. Không ăn được th́ đạp đổ: cái “triết lư sống” ấy đă từng thể hiện khi Hêrôđê tranh cướp vợ anh trai ḿnh, khi chặt đầu Gioan Tẩy Giả, th́ nay cũng áp dụng đối với Chúa Giêsu: chùm nho không với tới được, là nho chua!

 

    Trong cuộc sống, nhiều khi người chết nói nhiều hơn người sống, im lặng “hùng biện” hơn là nói nhiều,   như cha ông vẫn dạy :”đa ngôn đa quá” (nói nhiều ắt sai nhiều, “quá lố” nhiều)! Ở Ư và những nơi có mafia ngự trị, OMERTÀ (luật im lặng) là nền tảng cho ḷng trung thành. Thực sự, đó là sự “không ngoan’ tối thiểu, v́ “im lặng là sống sót”. Mafia chỉ lên tiếng, khi mănh lực đồng tiền đủ mạnh để họ mở miệng. Tất nhiên là bạo lực, chết chóc, thanh toán và lại…im lặng! Nhưng cũng có một sự im lặng khác, mà chúng ta rất dễ bắt gặp. Hăy nghe Michel Hubaut nói lên trong cuốn “Những nẻo đường của im lặng” (bản chuyển ngữ của Maranatha): “Tại góc một con đường tấp nập, ch́m trong tiếng ́ ầm của giao thông, đôi khi nổi lên một câu bất thường: “Im lặng - Bệnh Viện”. Giữa một bài diễn văn và tiếng kèn đồng trước đài liệt sĩ, đôi khi người ta vẫn mời gọi giữ ‘một phút im lặng’! Chẳng lẽ ngày nay im lặng chỉ dành cho người bệnh và người chết? Phải công nhận rằng không gian và thời gian im lặng càng ngày càng trở nên hiếm hoi trong đời thường của đa số con người ngày nay…”.

 

   Giáo Hội đă im lặng trước “những ǵ của César”, nhưng khi đụng đến chân lư và sự sống, khi phải đấu tranh để giành giật, để lấy lại “những ǵ thuộc về Thiên Chúa”, khi không thể nín lặng v́ lợi ích phần hồn của con cái, bảo vệ Chân Lư, th́ Giáo Hội đă không giữ im lặng nữa. Trước một Châu Âu thấm nhuần từ cội nguồn Kitô-giáo, nay người ta – chính xác là các nhà chính trị, mà ta không khó nhận diện bàn tay đạo diễn của Satan và của vô thần Tam Điểm và Thời Mới – đang t́m cách xóa hết mọi dấu vết, tục hoá tất cả, làm cho Châu Âu trở thành một nới ‘lư tưởng” nhất của tự do : tự do thác loạn; tự do nạo phá thai; tự do luyến ái , mà đỉnh cao là hôn nhân đồng tính; an tử và vô số những hệ quả của chúng, Giáo Hội đă mạnh mẽ tố giác và đ̣i hỏi phải công nhận các giá trị Kitô-giáo.  Hăy nh́n một nước Pháp vốn được yêu mến và kính trọng gọi là “Trưởng Nữ của Giáo Hội”, nhưng nay không ai phủ nhận sự thật nầy: ”la France n’est plus Catholique” (nước Pháp không c̣n là Công giáo nữa!).  Giáo Hội Pháp đă không làm nững ǵ cần phải làm, đă làm những ǵ không nên làm, đă giữ im lặng bàng quan khi không nên giữ im lặng. Và càng đáng buồn khi nghe thấy những lời nói vô trách nhiệm, thiếu căn bản đức tin của những học giả, những nhà thần học, của những giáo sĩ các cấp, đă mù quáng và kiêu căng bôi nhọ danh dự của bản thân, bôi nhọ khuôn mặt thánh thiện của Giáo Hội, bằng những lời nói, những bài viết, những hành động sai lạc, tội lỗi.  Họ bắt tiếng nói tâm hồn từ Lời Chúa phải im lặng, để cho kiêu căng, cố chấp và ư đồ dẫn đắt nhiều người nghe và đi theo con đường sai lạc của họ lên tiếng. Nếu cần một h́nh ảnh và một định nghĩa chính xác nhất, th́ đó chính là h́nh ảnh và định nghĩa của Satan. Im lặng lúc nầy, đồng nghĩa với đồng loă. Im lặng lúc nầy - đồng loă - nghĩa là thoả hiệp và xa rời chân lư. Và như thế, là tiếp tay gieo sự ác và sai lầm vào thế gian, cho tha nhân, điều mà Thánh Phaolô gọi là “Phản Kitô” (anti-Christ).

 

   Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta KHI NÀO PHẢI IM LẶNG, khi “im lặng là vàng” và KHI NÀO KHÔNG ĐƯỢC IM LẶNG, cho dẫu “im lặng là sống sót”.