T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH (Năm C)

Ga 21, 1  - 19

 

NGÀY BẾ GIẢNG

     Năm 2004, báo chí trên thế giới đưa một tin vừa cảm động vừa buồn cười: ở trong rừng sau Phi-Luật-Tân, người ta bắt gặp một anh lính Nhật sống sót từ thời thế chiến thứ hai. Trước hết, anh không tin chiến tranh đă kết thúc và nước Nhật đă đầu hàng; thứ đến, không ai có thể nói anh ta bỏ vũ khí được, v́ chưa có lệnh của cấp trên trực tiếp, tức là trung úy đại đội trưởng của anh…60 năm trước. May mắn thay, vị trung úy ấy vẫn c̣n sống, bay sang gặp và ra lệnh, lập tức anh ta chấp hành ngay, dù khóc nức nở khi biết chắc nước Nhật của anh ta đă bại trận. Người lính chiến trao phó thân xác cho đất nước, qua việc phục tùng cấp trên.

 

    Ngày trước, những nước có chương tŕnh huấn đào tạo sĩ quan theo khuôn mẫu của Pháp hoặc Mỹ, đều có từ một tuần tới một tháng huấn luyện đặc biệt, gọi là “huấn nhục” ở đầu mỗi khóa. Trong thời gian đó, tân sinh viên chỉ biết nhắm mắt tuân lệnh, những mệnh lệnh khắc nghiệt, kỳ quái và phi lư nhất (không loại trừ ác ư, đùa dai và chơi khăm), bất kể ngày đêm, không phải do các sĩ quan giáo viên, mà do chính các đàn anh các lớp trên, theo kiểu “lính buổi mai cai lính buổi hôm”. Các tân sinh viên phải cúi đầu vâng phục, cấm mọi h́nh thức phản đối và phản kháng. Họ mụ mị, có lúc cảm thấy ḿnh bị đối xử như một con vật và chỉ biết cắn răng phục tùng và thực hiện, nếu không muốn bị đối xử tàn tệ hơn.  Từ năm sau, đến lượt họ “làm vua” và hành hạ lớp đàn em. Có như vậy, ra chiến trận, họ mới biết quên ḿnh, tuân phục các mệnh lệnh hành quân của cấp trên, dù lắm khi không hiểu hoặc thấy không phù hợp. Trung thành và chấp hành mệnh lệnh là quy tắc sống c̣n của quân đội.

 

   Hôm nay, Tin Mừng chương cuối cùng của Thánh Gioan giới thiệu cho chúng ta một cảnh rất quen thuộc của “tinh thần Gioan”: đề cao địa vị, vai tṛ và quyền chỉ huy của Tông đồ Cả Phêrô, mặc dù nhiều nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng chương nầy không phải do Thánh Gioan viết. H́nh ảnh thích hợp nhất của ngày hôm nay, với mẻ cá lạ thứ hai và cuối cùng, là NGÀY BẾ GIẢNG , trong khi mẻ cá đầu tiên trong Phúc Âm Thánh Luca (Lc 5, 1 – 15) là NGÀY  KHAI GIẢNG. Chúa Giêsu đă không cần chờ gọi cho đủ mười hai tông đồ, để “khai giảng”, th́ Người cũng chẳng đợi cho tất cả hiện diện để “bế giảng”, nhưng ai khác có thể vắng mặt được, riêng “lớp trưởng” Phêrô không thể thiếu và được nêu danh đầu tiên. Và nếu trong các lễ tốt nghiệp đào tạo, sĩ quan thủ khoa thường được gắn lon vượt đồng đội một cấp, th́ ở “lễ bế giảng” - tốt nghiệp - hôm nay, Phêrô cũng đă được xét đủ điểu kiện để làm đầu anh em, thay mặt Thầy coi sóc anh em và mọi chiên, cừu mà Thầy giao cho. Từ đó, -nhất là từ sau khi Chúa Giêsu về trời,-  sự kính trọng và vâng phục của anh em đối với Phêrô là điều nỗi bật và dễ nhận thấy nhất. Điều đó tạo ra hai trong bốn nét chính và đặc thù của Giáo Hội Công giáo: duy nhất, tông truyền. Điều nầy nói lên sự trưởng thành tâm lư và đức tin vượt bực của các tông đồ, v́ nếu chỉ xét về mặt nhân loại, th́ Phêrô không có nhiều tiêu chuẩn để có thể được anh em tin cậy, phục tùng. Cha ông Việt-Nam nói: tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Phêrô th́ có ǵ xấu xa, khuyết điểm, đều đă phô bày ra hết!

 

   Không phải vô t́nh mà phụng vụ Giáo Hội đặt Chúa Nhật hôm nay giữa hai Chúa Nhật đặc biệt có ư nghĩa, là Chúa Nhật ḷng Chúa Xót Thương (Chúa Nhật II Phục Sinh ) và Chúa Nhật Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh): Chúa Giêsu muốn cho mỗi Kitô-hữu, nhất là các chủ chăn trong Giáo Hội, thấm nhuần ḷng thương xót của Chúa, để khi nh́n thấy tha nhân bằng con mắt đức tin và hiểu được thế nào là khiêm nhường, vâng phục, hiệp nhất cùng với Đức Giáo Hoàng, mỗi người sẽ làm tṛn bổn phận “chủ chăn” của ḿnh: giám mục và linh mục đối với giáo dân; vợ chồng đối với nhau và đối với con cái; v..v… Đau khổ trong cuộc sống, bất b́nh khi bị hiểu lầm, bực bội lúc không đúng ư,… tất cả đều cần thiết cho chúng ta, như một “huấn nhục”: đức tin chúng ta sẽ được lớn mạnh và củng cố, nếu chúng ta hiểu những bài học khiêm nhường, hy sinh, vâng lời và yêu thương mà Chúa Giêsu dạy chúng ta, dùng để đào tạo chúng ta; ngược lại, chúng ta sẽ mất đức tin, nghi ngờ, kiêu ngạo, ưa phê phán và chỉ trích với một tinh thần phá hoại và tiếp tay cho Xatan chống đối Giáo Hội. Trong Giáo Hội mọi thời, nhất là hiện nay, rất nhiều người thừa thông thái, dư khả năng lư luận và ngôn ngữ, nhưng lại vô cùng thiếu khiêm nhường, v́ thế họ đă gây cho Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng biết bao đau khổ, gieo rắc biết bao nọc độc hoả ngục. Không thể có chân lư nơi những người Công giáo chống lại Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.  Nếu chúng ta chưa thông suốt và xác tín điều nầy, th́ không thể nào tiến vào phụng vụ Chúa Nhật Chúa Chiên Lành được, Vị Chúa Chiên “vốn là Thiên Chúa, không đ̣i cho được ngang hàng với Thiên Chúa, song đă trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống người phàm, sống như người trần, hạ ḿnh VÂNG PHỤC cho đến chết và chết trên thập tự giá”(Phl 2, 6 – 8).

 

   Bài Phúc Âm hôm nay, Thánh Sử Gioan muốn “để trống” danh tính của hai môn đệ. Khó có thể cho rằng Thánh Gioan quên tên của hai người bạn, trong khi cả thảy chỉ có năm ông cùng “hai người đó”. Chính là thâm ư của Thánh Sử muốn cho mọi người tự ghi tên ḿnh vào chỗ trống đó, có nghĩa là khi Phêrô đi đánh cá, cũng có “họ” và tất cả những ǵ xảy ra hôm nay – Chúa Giêsu hiện đến; mẻ cá lạ; việc chính thức đặt Phêrô làm đầu Giáo Hội – đều có sự “hiện diện” của chúng ta, IN VISU, có thể về cả mặt con mắt giác quan (như khi tôn thờ và rước Ḿnh Máu Chúa), nhưng chắc chắn là với con mắt đức tin. V́ vậy, sứ mệnh rao giảng nhận từ Chúa Giêsu và sự vâng phục mặc nhiên nhưng tuyệt đối đối với Phêrô, trở thành bản chất của Kitô-hữu. Thiếu nó hoặc làm sai, tức là chúng ta tự tách ḿnh khỏi Giáo Hội và khỏi lẽ sống, nghĩa là khỏi ơn cứu độ.  

 

   Nay th́ con hiểu được v́ sao Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba với lời mời gọi tha thiết, mà Người không ngừng lập đi lập lại trong nhiều dịp, với nhiều giới: “Ước chi tâm hồn anh em có thể nghe được mỗi ngày tiếng vọng lời hiệu triệu của Đấng Cứu Chuộc: ‘Duc in altum!’. Đó là một lời mời gọi thả những “tấm lưới cá thiêng liêng” trong biển thế gian”.  Phêrô đă gọi. Mọi người – con số bảy hoàn hảo mà Thánh Gioan đề cập hôm nay -  đă lên đường, đă ra khơi, mà hành trang đầu tiên và quan trọng nhất là thập-tự-giá của Chúa Ư nghĩa của Thánh Giá th́ ai ai cũng hiểu: KHIÊM HẠ và VÂNG PHỤC.