T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH (Năm C)

Ga 13, 31 – 33a.34 – 35

 

HÀNG GIẢ - HÀNG NHÁI

   Bắt tay với Trung-Quốc là có trong tay một thị trường mênh mông với hơn một tỷ ba trăm triệu người tiêu dùng, nhưng trước mắt và c̣n lâu dài, lại phải đối diện với một môi trường mà tất cả mọi thứ có thể bán được đều bị làm giả, làm nhái. Chất lượng có thể không bằng hàng gốc, nhưng không kém sắc sảo và điều quan trọng nhất, là các hàng hoá nầy có giá b́nh dân, hợp túi tiền của tât cả mọi người. Châu Âu la ó. Mỹ la ó. Chính phủ Trung Quốc cũng la ó, cũng xăng xái lục soát, kiểm tra, xử phạt, để trấn an các quốc gia trên thế giới, nhưng ai cũng rơ là con số tịch thu, xử phạt hết sức nhỏ nhoi so với thực tế. Biết thế nên vẫn phải “ngậm bồ ḥn làm ngọt”. Người dân Việt ở Miền Nam th́ đă quá rành loại hàng hoá “made in” “Hong Kong bên hông Chợ Lớn” nầy. Nhưng người  tiêu dùng hoặc ham giá rẻ hoặc thiếu thông tin hoặc nh́n lầm mà mua trúng hàng giả, hàng nhái, th́ thấy xót của một, mà căn giận mười, song giải quyết hậu quả th́ chẳng phải dễ chút nào: vợ chồng bất ḥa, vào ra đều thấy “của nợ”, ám ảnh con mắt và tâm hồn, chỉ v́ “bỏ th́ thương, vương th́ nặng”. Như thế, dù nh́n ở góc độ nào, th́ hàng giả, hàng nhái vẫn không thể là hàng thật.  T́nh yêu, ḷng nhân ái không phải là không thể có hàng giả, hàng nhái Trái lại, bao nhiêu người bị sa vào bẫy, thiệt hại khôn xiết, chỉ v́ nhẹ dạ cả tin hoặc gặp những tay lừa đảo siêu hạng. Biết bao phụ nữ tan nát cuộc đời, tan nát gia đ́nh, chỉ v́ tin vào những gả sở-khanh! Biết bao Kitô-hữu đă bóp nghẹt tiếng lương tâm, bịt tai giả điếc làm ngơ trước chân lư Tin Mừng, các giới răn Chúa và giáo huấn Giáo Hội, để bán rẻ linh hồn lấy một chút lạc thú, một ít lợi danh!

 

  Nếu một ngày nào đó, không chỉ trên đường phố Tokyo hay New York, mà có thể ngay cả ở Sàig̣n, Hà Nội, chúng ta gặp những anh chàng, cô nàng đi đứng rất tự nhiên, da dẻ trắng hồng, chào hỏi rất vui vẻ lịch sự, nhưng để ư thấy quay đi quay lại vẫn những cử chỉ dáng vẻ ấy, có cái ǵ đó vô hồn, th́ cũng đừng ngạc nhiên, v́ đó là những rô-bốt đời mới nhất, được lập tŕnh hoàn chỉnh và tạo dáng bên ngoài không khác con người thật là bao.  Hoàn chỉnh quá, theo một công thức, một chưong-tŕnh cố định, dù cho phong phú và đa dạng bao nhiêu, th́ cũng không phải là người, v́ con người vốn dĩ bất định, hay đổi thay và nhiều khiếm khuyết. Chỉ có một điều mà muôn đời rô-bốt không thể nên như người, ấy là những tâm t́nh xuất phát từ con tim, không phải chỉ hỉ nộ ái ố, mà c̣n có một thứ cao cả hơn: t́nh yêu.  T́nh yêu không thể làm giả, làm nhái: có chăng đó chỉ là những biểu hiện bề ngoài của t́nh yêu, song từng đó cũng đủ để dẫn những người thiếu cảnh giác rơi vào lưới t́nh ái, như một băi cát lún khiến càng dăy dụa càng ch́m sâu.  T́nh yêu kiểu “như trái phá, con tim mù loà”. 

 

   Gần đây, ở Châu Âu và nhất là ở Hoa Kỳ, người ta nói đến hiện tượng “Hannity-hoá’ (Hannitisation), mà chỉ cần một chút tỉnh táo, cũng thấy ngay đó là hàng giả và hàng nhái, với cách nh́n, cách đánh giá và tiên lượng thật ngây ngô, nhưng không kém hiểm ác và gây nên một trào lưu “dân chủ” giả tạo trong Giáo Hội, mong đề ra và áp đặt những yêu sách đi ngược với Truyền Thống và Tín Lư Đức Tin Giáo Hội Công-giáo. Ngay sau khi Đức Gioan-Phaolô II băng hà, các hăng CNN, USA Today và Viện Gallup đă mở cuộc thăm ḍ, cho kết quả 79% tín hữu Công-giáo Mỹ nói rằng Tân giáo hoàng sẽ thay đổi Giáo Huấn Giáo Hội về hạn chế sinh đẻ. 63% nghĩ rằng các linh mục sẽ có thể lập gia đ́nh. 59% muốn Giáo Hội bỏ lệnh cấm nghiên cứu tế bào gốc phôi thai [ có thể phải làm chết bào thai. BTGH]. 55% nói rằng phụ nữ có thể được truyền chức linh mục. 37% muốn Giáo Hội thay đổi lập trường chống nạo phá thai. 49% tin rằng Giáo Hội nên thay đổi Giáo huấn về ly dị. Sự hiệp nhất trong Giáo Hội Công giáo bị gây hại khi tín hữu Công-giáo, giáo sĩ hoặc giáo dân, xa rời Giáo huấn chân chính của Giáo Hội. Trứng khôn hơn vịt. Những hàng giả, hàng nhái lại tự tiếp thị và rêu rao là đúng đắn, tốt lành, hợp t́nh hợp lư  kể trên, quên mất rằng:  thập giá Chúa Kitô không theo một lô-gic nào hết và t́nh yêu của Chúa Giêsu Kitô được Thánh Phaolô định nghĩa là “điên rồ”; c̣n tín hữu Công-giáo thấy nơi Thánh Giá ô nhục ấy bài học yêu thương: không thể có t́nh yêu hàng giả, hàng nhái khi t́nh yêu ấy được h́nh thành, xây dựng, vun đắp từ đau khổ, hy sinh, vị tha. Ngược lại, Kitô-hữu mà chỉ t́m dễ dăi, vô trách nhiệm, không biết vâng lời, sống ích kỷ và hưởng thụ, th́ không bao giờ hiểu được t́nh yêu thật.

 

Cái mà họ tưởng là t́nh yêu, thực ra chỉ là sản phẩm rô-bốt-hóa, theo những tiêu chí trần tục và nghịch với Thập Giá, nghịch với niềm tin Phục Sinh và chỉ xuất hiện những khi “no cơm rửng mỡ”.  Sean Hannity, cây viết phê b́nh của Hăng Fox News, rất “abc” về  Giáo Lư, và chỉ dựa theo những quan điểm, suy nghĩ và yêu sách sai lạc của những tín hữu Công-giáo Hoa Kỳ, để tổng-quát-hoá rất ấu trĩ và thô thiển về giáo huấn của Giáo Hội, vốn luôn có nền tảng vng chắc từ Kinh Thánh và  Thánh Truyền.  Không thể hiểu giáo huấn Giáo Hội, nếu trên vai chúng ta không vác thập tự giá hoặc xa rời Thánh Giá.  Các Thánh phụ và các nhà đạo đức thường nói đến “ba thù” (thế gian – ma qủy – xác thịt): làm sao có thể nh́n ra và đón nhận ư Chúa, khi nh́n từ góc độ của “ba thù”?

 

  Vậy làm thế nào để luôn tỉnh thức và phân biệt được “ chân - giả” trong đời sống thực hành đạo và làm chứng nhân cho Chúa? – Xin thưa: nếu mục đích hàng đầu của hàng hoá là để phục vụ tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng, th́ nạn hàng giả - hàng nhái chỉ để thu lời tối đa, bất chấp lợi ích của người khác, th́ T̀NH YÊU chân chính cũng vậy, luôn chấp nhận hy sinh những thói quen suy nghĩ và hành động theo ư riêng ḿnh, để làm sao cho tha nhân được phục vụ và yêu mến cao nhất, như đang phục vụ Chúa Kitô, đến mức từ bỏ cả mạng sống ḿnh, điều mà các nhà thừa sai đang ngày đêm thực hiện, bất kể cái chết luôn ŕnh rập. Đó là điều các nữ tu đang tận hiến phục vụ những người đói khổ, nạn nhân các cuộc nội chiến tàn khốc. Nhiều người trong số các Vị ấy bị sát hại dă man, nhưng cái chết tử v́ đạo ấy không làm ai chùn bước, trái lại luôn có những người ráp ngay vào chỗ trống ấy.  Đó là Mẹ Têrêxa Calcutta, không dài ḍng lư sự, yêu sách, mà chỉ muốn đem hết con tim tận hiến cho những người bần cùng nhất dưới đáy xă hội. Thùng rỗng kêu to. Hàng giả, hàng nhái luôn rêu rao to mồm lớn giọng, để che khuất những khiếm khuyềt, yếu kém tự bản chất.  Khổ đau, hy sinh không bao giờ cần đến quảng cáo.  Thương hiệu Giêsu Kitô” đủ để bảo đảm chân lư cho Giáo Hội, cho Đức Thánh Cha và cho những người trung thành hiệp nhất, vâng phục và làm sứ giả t́nh yêu Chúa khắp trần thế, cho moị người.