T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN C

Lc 7, 36 – 50

 

SỐNG CÓ NHẬN CÓ CHO

    Tuần vừa qua, cô người mẫu người Ba-Tây Gisele Bundchen đă dám thách thức dư luận khi tuyên bố ”chẳng có ai c̣n trinh tiết đến tận lúc cưới”. Chắn chắn là đúng cho trường hợp của cô (!). Ngay lập tức, siêu sao bóng đá người Ba-Tây Kaka của Đội AC Milan đă lên tiếng trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Ư Vanity Fair, rằng anh và vợ vẫn giữ trinh tiết khi họ lấy nhau: ” Kinh Thánh dạy rằng t́nh yêu đích thực chờ đợi cho đến ngày kết hôn…Nếu cuộc sống của chúng tôi ngày nay đẹp đẽ dường nầy, tôi cho rằng đó là v́ chúng tôi đă chờ đợi”. Điều thường thấy ở các hoa khôi, người mẫu trên thế giới, - Việt-Nam không nằm ngoại lệ -   ích kỷ, ưa sống xa hoa và hầu như luôn gắn liền với những x́-căng-đan đủ loại, kể cả là sa đọa, đồi trụy.  Cô hoa khôi Việt-Nam Mai-Phương-Thúy là một trường hợp đặc biệt, khi dành quảng thời gian “tại vị” hai năm để làm công tác từ thiện, phần lớn bằng tiền riêng của ḿnh và đến tận những nơi xa xôi hẻo lánh của cả ba miền đất nước, v́ cô thấy rằng đó cũng là lẽ công bằng, v́ “tôi muốn sống có nhận có cho”: sắc đẹp, danh tiếng, nhiều hợp đồng quảng cáo, …là những ǵ cô nhận được, nay cô thấy ḿnh phải cho đi. Không phải ai cũng có được những suy nghĩ lương thiện và vị tha nầy! Không phải ai cũng nhận ra được chân lư tưởng chừng hết sức giản đơn nầy! 

  Nếu có thể gọi tên những ǵ xảy ra trong đoạn Tin Mừng hôm nay, th́ đây là một phiên toà, mà bị cáo là người phụ nữ; giữ quyền công-tố là người Pha-ri-sêu mời Chúa Giêsu đến nhà dùng bửa.  Luật sư biện hộ chính là Chúa Giêsu.  Chủ định ban đầu của Simon khi mời Chúa Giêsu, kẻ thù của nhóm Biệt-Phái, là ǵ, th́ không thể nắm chắc được, nhưng như cha ông ta vẫn nói : ”dấu đầu, hở đuôi”:  Simon cũng như tất cả mọi Pha-ri-sêu khác, chỉ chờ Chúa Giêsu sơ hở để đánh giá, bắt bí, thậm chí là cái cớ để lên án. Lần đầu tiên, Simon nghi ngờ những ǵ người ta nói về Chúa Giêsu, và ông cho rằng Chúa Giêsu là “tay mơ”, khi ngay cả một người đàn bà tội lỗi cũng chẳng nhận ra. “Tội của chị ấy rất nhiều, nhưng đă được tha, bằng cớ là chị ấy đă yêu mến nhiều” (Lc 7, 47). Người phụ nữ đă ư thức rơ những ǵ chị nhận được, v́ thế việc cho đi của Chị cũng hết sức quảng đại, không hề tính toán, không xuất phát từ bất cứ động cơ nào khác ngoài sự cảm mến tri ân. Chúa Giêsu đă sống đạo lư ấy: Người đă nhận từ người phụ nữ không chỉ những vật chất có giá trị không nhỏ; mà là cả “tấm ḷng tan nát khiêm cung” (x. TV 50), v́ thế người đă “cho” chị lại ơn tha thứ và b́nh an. Tờ cáo trạng của người Biệt-Phái Simon chưa đưa ra, đă bị “phá sản” và bị vạch trần từ thái độ mời có tính cách đăi bôi, mà thực tâm chẳng mấy trọng thị của ông đối với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chỉ cho ông thấy cái sai của ông: nhận nhiều, nhưng cho chẳng bao nhiêu!

  Không phải t́nh cờ mà Thánh Sử Luca ghi lại ngay sau chuyện nầy danh sách những phụ nữ đi theo Chúa Giêsu, từ Maria Magdala được trừ bảy qủy, cho đến bà Gio-an-na, vợ người quản lư của vua Hêrođê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa: “Họ lấy của cải của ḿnh mà giúp đỡ Chúa Giêsu và các môn đệ” (x. Lc 8, 1 – 3). Họ muốn sống có nhận có cho!  Giu-dà là thủ qủy của Nhóm, nhận không ít “của cúng dường” mà người ta giúp Chúa Giêsu và các môn đệ: Giu-dà không mất một xu nào tiền túi, nhưng lại biển thủ tiền chung! Giu-đà thấy ḿnh không được nhận, bởi đó 30 đồng bạc bán thầy là món hời đầu tiên và cuối cùng mà y cho là “đ̣i lại công bằng” sau mấy năm trời theo Chúa mà chỉ hứng vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy, mà “chẳng nên cơm cháo ǵ!”. Ranh giới giữa nhậncho xem ra rất mỏng manh: có những kẻ nhận nhiều, rất nhiều, nhưng vẫn cho ḿnh là người chịu thiệt tḥi và v́ thế “không cho” đối với họ cũng là chuyện b́nh thường. Ngược lại, nhiều người luôn thấy ḿnh “có nợ” với tha nhân, v́ ḿnh được nhận nhiều, cho dù khó ḷng định ra họ đă nhận được ǵ, khi đời sống vật chất thanh bạch, khó nghèo và chịu không ít tai ương khốn khó!  Kết thúc Hội Nghị Thượng Đỉnh G.8 vừa qua tại Đức, nguyên thủ các nước phát triển đă cam kết bỏ ra 60 tỷ đô-la Mỹ để giúp các nước nghèo. Người ta khẳng định rằng hành động nầy phần rất lớn như để đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, khi Người thúc giục họ hăy giữ lời hứa. Động cơ duy nhất để Người kêu gọi họ, chính là “các quốc gia phát triển đă NHẬN nhiều, nay phải CHO đi, mới là công bằng”.

  Lạy Chúa Giêsu, con muốn kết thúc những suy nghĩ về ứng xử của những người  trong bài Tin Mừng hôm nay, bằng những đoạn ngắn gọn trích từ bài diễn văn Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta đọc lúc lên nhận Gỉải Nobel Hoà B́nh danh giá: những mẫu truyện đẹp như những bài thơ với tựa đề “SỐNG CÓ NHẬN CÓ CHO”:

   1. “Cũng giống như một ông kia mà chúng tôi đón về từ cống rănh, ông bị gịi ăn hết nửa người, chúng tôi đưa ông về nhà ḿnh. Ông nói: “Tôi đă sống như một con thú ngoài đường, nhưng tôi sắp chết như một thiên thần, v́ đă được yêu thương và được quan tâm”. Thật là kỳ diệu khi nh́n thấy sự cao cả của ông này, một người có thể nói như thế, có thể chết như thế mà không than van, không nguyền rủa bất cứ một ai, mà cũng chẳng so sánh bất cứ điều ǵ. Như một thiên thần. Đấy là điều cao cả nơi người dân của chúng tôi. Và đó là lư do mà chúng tôi tin điều Chúa Giê-su đă nói: “Thầy đói, Thầy ḿnh trần, Thầy không nhà, Thầy bị hất hủi, chê ghét, bỏ mặc; và các con đă làm điều ấy cho Thầy”. Ông già khốn cùng nầy chỉ thấy ḿnh được nhận quá nhiều!

 

 2. Một ông nọ đến nhà chúng tôi và bảo: “Mẹ Tê-rê-xa à, có một gia đ́nh 8 con; họ không có ǵ ăn tlâu rồi; Mẹ làm điều ǵ đi !” Thế là tôi lấy một ít gạo rồi lập tức đi đến đấy. Tôi thấy mấy em bé với cặp mắt ánh lên v́ đói. Tôi không biết anh chị em có bao giờ thấy ai đói chưa. Tôi th́ thấy nhiều lắm ở Ấn Độ. Bà chủ gia đ́nh ấy cầm lấy gạo, chia ra hai phần, rồi đi ra ngoài. Khi bà trở về, tôi hỏi bà: “Bà đi đâu vậy ? Làm ǵ vậy ?” Bà đơn sơ trả lời: “Họ cũng đói”. Điều làm tôi choáng váng nhất là bà ấy biết họ là ai – là một gia đ́nh Hồi Giáo – bà ấy biết rơ. Tôi không đem thêm gạo tối hôm ấy v́ tôi muốn để cho họ hưởng trọn niềm vui chia sẻ. Bà chủ nhà khốn cùng nầy chỉ thấy ḿnh nhận quá nhiều và phải đem cho!

  Và lạy Chúa, câu chuyện sau đây để con khẳng định rằng lời cảm tạ tri ân đối với Chúa, từ đó mà biết chia sẻ với tha nhân trong bất kỳ t́nh huống nào, xuất phát từ ư thức NHẬN và CHO: người dân Đan-Mạch nói chung và giới trẻ Đan Mạch nói riêng luôn cảm thấy không thoả măn với cuộc sống và không ngừng đói hỏi được hưởng nhiều hơn măi, cho dù Đan Mạch là một đất nước có thu nhập b́nh quân đầu người và an sinh thuộc hàng đầu thế giới. Không bao giờ họ ư thức được những ǵ họ nhận, so với những nước nghèo như Tây Tạng, Soudan, mà chỉ nhận được một phần trăm như họ, th́ đă làm giấc mơ cổ tích. Song người dân Tây Tạng luôn rạng rỡ nụ cười với chén cơm hăy c̣n đầy. Họ thấy ḿnh vẫn c̣n nhận được nhiều. Từng ấy đă đủ khiến họ rạng ngời hạnh phúc, khiến người dân Đan Mạch ngạc nhiên và ghen tỵ. Không biết được ḿnh nhận, th́ làm sao có thể cho!