T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN C

Lc 10, 25 – 37

 

NGƯỜI SAMARITANÔ THẾ KỶ XXI

 

   Kẻ thù ta đâu có phải là người. Giết người đi th́ ta ở với ai!”.  Đó là lời một bài hát rất được các em nhỏ ưa thích trong thập niên 1970.

 

Bin Laden không nghĩ như vậy. 

 

Trên thế gian nầy, được bao nhiêu người có thể chấp nhận Bin Laden là “người thân cận”? Chỉ mới nghe đến cái tên Bin Laden mà thôi, cũng đủ khiến lắm người giật ḿnh nỗi cả da gà: hiện ra ngay h́nh ảnh một tay mà đầu óc chỉ chứa mưu mô tàn ác, lấy sự khốn khó của người khác làm vui mừng, cười sằng sặc như ngạ qủy khi ngày ngày ở nơi nọ nơi kia tay chân của y kích bom cài trên xe, cột trong ḿnh, cho nổ làm bao người thịt da nát tan, có khi chết hai ba lần.

 

Khó mà chấp nhận khái niệm “con cùng một Cha Trên Trời” giữa chúng ta và Bin Laden! Khó mà ḱm nén hân hoan, nếu mai đây nghe tin Bin Laden bị tiêu diệt! Khó ḷng mà nghĩ tới h́nh ảnh một “Bin Laden – người thân cận”của chúng ta. Song sự thật vẫn là như thế, đâu tùy thuộc ư chí đầy hỉ nộ ái ố của chúng ta.

 

   Thật ra, người Á Đông không thù dai, với tinh thần “đánh người chạy tới, không ai đánh kẻ chạy lui”, với truyền thống “thương người như thể thương thân”, cũng thể hiện ḷng nhân ái bất cứ lúc nào có thể, mà không nghĩ tới hiểm nguy cũng như lợi lộc cho bản thân. Đó cũng là lời giải thích v́ sao các phim có những cốt truyện và nhân vật hành hiệp giang hồ, - bênh vực kẻ yếu hoặc cô thân cô thế, chống lại cường quyền hoặc ỷ đông hiếp yếu - thường dành được nhiều thiện cảm.

 

Trong những ngày qua, khắp nơi trong nước xảy ra những vụ cướp tiệm vàng ngay giữa ban ngày, ngay chốn đô hội, với súng ống sẵn sàng nhả đạn giết chết người như giết ngoé, chẳng khác ǵ đám “găng tơ” trong phim ảnh Hollywood, nhưng chưa có vụ nào được lực lượng an ninh phá án. Chỉ những người dân “thấy chuyện bất b́nh chẳng tha”, là can thiệp hiệu quả.  Ai là người thân cận của tôi?

 

    Người khốn cùng , người gặp hoạn nạn, cho dù là ai, cho dù ở phe phái nào, cho dù quá khứ ra sao, đều phải là người thân cận của tôi! Đó là tinh thần mà ông Henri Dunant đấu tranh và áp dụng khi sáng lập Hội Chữ Thập Đỏ. Đó cũng là tinh thần của Công Ước Genève về bổn phận đối xử nhân đạo với tù binh.

 

   Ở Hoa Kỳ và một số quốc gia, có luật “Người Samaritanô tốt lành”, để phạt những người và những hành vi vô trách nhiệm, không trợ giúp người khác trong trường hợp nầy, hoặc không phạt các hành vi không trợ giúp người khác trong những hoàn cảnh nọ, v́ đó không chỉ là lương tâm con người, mà là để xây dựng nền tảng nhân ái, văn minh t́nh thương trong một xă hội xô bồ, duy vật và hưởng thụ. Người Việt-Nam có câu: “bầu ơi thương lấy bí cùng; tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn”.

 

    Chúa Giêsu không có một lời phán xét nào về ứng xử của thầy tư tế và người luật sĩ. Người cũng không gọi “ông Samaritanô Tốt Lành”, mà chỉ nói một “người Samaritanô”. Người để cho thầy thông luật - kẻ đặt câu hỏi với Người - kết luận và đưa ra lời phán xét. Người làm một cuộc lật đổ ngoạn mục, khi không xếp người bị thương vào hàng “người thân cận của tôi”, mà lại chính là “người Samaritanô”, một kẻ coi chuyện cứu giúp như là một chuyện đương nhiên, một bổn phận giữa người với người, mà không nại ra bất cứ lư do nào khác - kể cả mối thù truyền kiếp -  để tránh né bổn phận lương tâm.

 

Đây là “cái dằm” trong tất cả mọi luật luân lư và công bằng, mà vô số lư lẽ - có khi rất ngụy biện – nhằm làm cho người ta tránh né bổn phận, xa lăng ḷng nhân ái và t́nh người, mà lương tâm vẫn thanh thản! Bao nhiêu người đă vấp phạm v́ “cái dằm” ấy!

 

Người Samaritanô hôm nay - một người bên lương, i tờ về Giáo Lư, chẳng hề do dự, so đo tính toán giờ giấc, tiền bạc và cả sinh mạng, rồi mới bắt tay ngay vào việc: làm tất cả những ǵ cho sự sống và sức khoẻ của tha nhân, dù biết rơ người được cứu chữa ngày thường có thể coi anh ta như kẻ thù! Chúa Giêsu muốn nâng mức độ nhân ái của người Samaritanô, để người đời sau có thể thêm vào hai chữ “tốt lành”.

 

  Con kể lại Chúa nghe một câu chuyện “ Người Samaritanô Thế Kỷ XXI”, xảy ra cách nay đúng ba tháng, - ngày 16 tháng 4, tại Mỹ:

 

    Không ai không ngậm ngùi khi biết về cuộc đời của giáo sư Livu Librescu, người đă quyết định chặn cửa lớp học để ngăn kẻ giết người tại Trường đại học Công nghệ Virginia (Mỹ) trong lúc các sinh viên nhảy qua cửa sổ thoát thân. Có ǵ đó thật trớ trêu khi bản thân Librescu từng thoát chết trong vụ thảm sát người Do Thái tại Romania hơn nửa thế kỷ trước, nhưng lại không thoát khỏi họng súng tử thần của kẻ giết người cuồng loạn, đúng vào ngày mà ở Israel tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân của vụ thảm sát người Do Thái.

 

Khi tiếng súng vang lên gần lớp học nơi giáo sư Librescu đang giảng, ai nấy đều hoảng hốt. Các sinh viên người chui xuống gầm bàn, người bổ nhào ra cửa sổ. Tất cả đều tránh cánh cửa lớn, nơi mà kẻ thủ ác đang lặng lẽ tiến đến với hai khẩu súng sẵn sàng nhả đạn.

 

Chỉ có giáo sư Librescu tiến về phía đó.

 

Ông thúc hối sinh viên t́m cách nhảy qua cửa sổ thoát thân, trong khi ông giữ chặt cánh cửa không rời. Hơn ai hết, Librescu biết rơ nỗi đau của những người có thân nhân bị thảm sát. Khi c̣n là một đứa trẻ ở Romania, ông từng chứng kiến cha ḿnh bị lôi đi đưa vào trại lao động [và vào ḷ thiêu sống]. Lúc đó, dù chỉ mới là một đứa trẻ nhưng Librescu đă phải gánh lên vai trách nhiệm bảo vệ mẹ và chèo lái gia đ́nh.

 

Trong buổi sáng thứ hai 16.04 đẫm máu ấy, một lần nữa ông trở thành người bảo vệ, lănh trách nhiệm của một người thầy, một người cha, đứng ra bảo vệ gia đ́nh của ḿnh tại Đại học Công nghệ Virginia.

 

    Con trai cả của ông hiện đang sống tại Israel kể rằng cha ḿnh xem các sinh viên như gia đ́nh của ông, thường xuyên giúp đỡ họ về mặt tài chính hoặc chỗ ở. Thương yêu học tṛ như con như cháu nên dù đă ở tuổi 77 nhưng người thầy tận tụy vẫn chưa phút giây nào tỏ dấu hiệu mệt mỏi,mà vẫn tâm huyết với sự nghiệp giảng dạy của ḿnh. Hết ḷng với sinh viên là vậy, nhưng ông lại giữ kín những rắc rối của ḿnh. Hơn một năm trước, ông được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, nhưng ông không tiết lộ tin này cho đồng nghiệp hay sinh viên v́ sợ làm phiền đến mọi người.

 

  Ngày 20-4, di hài của giáo sư Librescu đă được chuyển bằng máy bay về Israel để an táng. Người ta sẽ c̣n nhắc đến tên ông như một người anh hùng, như lời ca tụng của một giáo sư trên trang web tưởng nhớ những nạn nhân xấu số của thảm kịch Virginia: “Một ngọn nến đủ để thắp sáng căn pḥng đang ch́m ngập trong bóng tối. Giáo sư Librescu đă thắp sáng niềm hi vọng cho toàn thế giới, nhắc chúng ta nhớ rằng ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất của cuộc đời, vẫn có những anh hùng như ông tồn tại”. 

 

Chưa đúng! Giáo sư Librescu không nghĩ ḿnh là anh hùng khi hành động như thế. Ông muốn trả lời câu hỏi: ”Ai là người thân cận của tôi?” trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói hôm nay. Ông là Người Samaritanô Tốt Lành. Đối với Ông, mọi người - kể cả tên sát nhân hoặc các tên lư h́nh quốc xă ngày trước - đều là “người thân cận”.

 

   Anh người Samaritanô ơi, anh làm chúng tôi “quê cơ” quá đỗi! Anh dạy chúng tôi rằng: những việc làm như của anh, như của giáo sư Librescu, vẫn c̣n nhiều ở mọi thời đại, tuyệt nhiên không phải là chuyện cổ tích. Chỉ cần một chút t́nh người, một “con tim nhân loại” bằng thịt, không để cho tiền tài,danh lợi, so đo tính toan làm  cho thành gỗ đá, th́ đều có thể hành động như thế.

 

Bác ái mà Chúa Giêsu rát cả cổ họng để giảng giải, chúng tôi bóp méo nó một chút, xuyên tạc nó một chút, uốn cong nó một chút, giảm thiểu nội dung nó ít nhiều, nghĩa là làm sao hợp với năo trạng, tŕnh độ, khả năng và môi trường sống của chúng tôi.

 

Anh làm Kitô-hữu chúng tôi “mất mặt bầu cua”, khi c̣n dai dẵng hẹn chủ quán là sẽ trở lại, không phải để khoe khang vỗ ngực như một đại ân nhân – thực t́nh anh c̣n xứng đáng hơn với mỹ từ ấy nhiều lần! – mà để thanh toán mọi chi phí, không “làm việc nửa mùa”, không ”đánh trống bỏ dùi”. Đồng bạc, vật chất không làm anh xa người khác, không khiến anh vênh vang kiêu ngạo, trái lại nó giúp anh nối kết với mọi người, nối kết mọi người với nhau.