T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN C

Lc 10, 35 – 42

 

TĨNH và ĐỘNG : HAI TRONG M ỘT

 

 (Chúa Giêsu hôm ấy)

 

    Sau một hành tŕnh đầy biến cố, có lúc Người đă phải dùng h́nh ảnh sống động nhất để tả về cảnh nầy : ”Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58), - nói theo kiểu nói vui ngày nay, là ở “khách sạn ngàn sao”- Chúa Giêsu thấy an nhàn thư thái khi được ân cần đón tiếp, nghỉ ngơi lấy lại sức lực và tinh thần và để tổng kết những thuận lợi và những thách thức vừa trải qua : đó là  niềm vui khi thấy kết quả của việc tuyển chọn Nhóm Mười Hai và thử nghiệm các ‘thừa sai” tiên khởi nầy. Các ông đă ra đi và đă trở về báo cáo công tác. Kế đến là việc sai nhóm bảy mươi hai và chia sẻ niềm vui với họ khi các ông trở về với nét mặt hân hoan phấn khởi, v́ những kết quả ngoài sức tưởng tượng của họ. Sau đó là h́nh thành khái niệm “nguyên mẫu Kitô -hữu” (prototype Christian), những kẻ không đi theo “đoàn”, nhưng cũng làm được nhiều phép lạ khi nhân Danh Chúa Giêsu: h́nh ảnh giáo dân ! Cuối cùng là những phép lạ trong chuyến đi, trong đó có phép lạ hoá bánh ra nhiều. Nhưng rồi Chúa Giêsu và môn đệ gặp thử thách nặng nề: Dân Samaria từ chối thẳng thừng việc đón tiếp, “v́ Ngài đang đi về hướng Giêrusalem” (Lc 9,53). Khá nhiều mệt mỏi nhưng lúc nầy, dưới mái nhà ấm cúng nầy, Chúa Giêsu thấy được an ủi rất nhiều. Gác lại mọi chuyện vui buồn đă xảy ra. Tạm gác những dự tính cho ngày mai. Ngày mai đă có mệt nhọc vất vả của ngày mai.

 

   ( Hộ Gia Đ́nh Bêtania thời kỳ ấy)

 

   Chỉ thiếu bóng dáng người cha nữa, là gia đ́nh Bêtania nầy của Chị em Macta, Maria và Lazarô khiến ta liên tưởng tới một gia đ́nh khá “quen thuộc” ở trong văn học Việt-Nam : gia đ́nh Vương Ông. Thúy Kiều cũng có một cô em gái tên là Thúy Vân và cậu em út Vương-Quan. “Đoảng”, là điều mà Cô chị cả Mác-ta ngại nhất và mặc cảm nhiều nhất khi đón tiếp Chúa Giêsu và một đám đông đàn ông đi theo Người.  Dù là ở đất Palestine hay ở Trung Hoa, ở Ấn Độ hoặc ở Việt-Nam, th́ tinh thần “quyền huynh thế phụ” vẫn nặng nơi các dân tộc Á Đông.  Ba chị em Mác-ta nương tựa nhau để lớn lên và sống được đàng hoàng, ấm cúng như ngày nay, chắc chắn không dễ dàng ǵ và hẳn là do công sức rất to lớn của chị cả Mác-ta, khi phải luôn chăm chỉ làm ăn và dạy dỗ hai em, chu toàn cả vai cha lẫn mẹ. Bất cứ người phụ nữ nào cũng sợ ánh mắt và lời dèm pha của thiên hạ, nhất là trong cảnh ngộ côi cút nầy.  V́ thế, Mácta  không có ư trách em gái ḿnh, mà chỉ như muốn thanh minh với Chúa Giêsu và những kẻ đi theo Chúa, rằng: em gái Chị b́nh thường rất siêng năng, nhưng hôm nay em gái của Chị say mê lắng nge những lời nói của  Chúa Giêsu, v́ đă nghe nói nhiều về Người, mà măi đến hôm nay mới được diện kiến. Có thể nói theo lớp trẻ  ngày nay: Maria là một “fan” nhiệt t́nh và việc kéo Maria ra khỏi “thần tượng” cô hâm mộ, là điều bất khả thi. V́ thế câu trách cứ cũng là câu bào chữa cho em gái, kẻo có người nh́n vào đă vội phê phán : “con không cha như nhà không nóc”, “chị ngă em nâng” th́ phải biết mà bảo ban chỉ dạy cho nhau.  Tâm t́nh đó, Chúa Giêsu thấu hiểu và Ngài hết sức qúy trọng nghĩa t́nh của gia đ́nh nầy đối với Ngài. Nhưng đây là một dịp may để Chúa Giêsu dạy cho chị em Mácta cũng như các môn đệ biết phân định và kết hợp các giá trị vật chất và tinh thần, công việc hoạt động, làm ăn và thời giờ, tâm t́nh để lắng nge lời Chúa. Tóm lại: làm sao để nghe Lời Chúa và đem ra thực hành, điều mà ngày nay  trong các quảng cáo hàng mỹ phẩm và tiêu dùng, người ta quen gọi là “hai trong một”!

 

    (Tĩnh hoặc Động?)

 

    Không phải chỉ trong phạm-trù tinh thần,tu đức,mới có những khái niệm và suy tư về “động” và “tĩnh”, mà ngay trong khoa học ứng dụng, -cơ khí chẳng hạn,-  những cái như lực ma sát tĩnh chính là ngược với “động”.  Ngoài việc cái “tĩnh” là giai đoạn tiếp theo “động”, th́ trạng thái tĩnh c̣n giúp cho các chi tiết máy móc (nghĩa là chinh máy móc và rộng hơn là cả dây chuyền) chịu đựng bền hơn, tốt hơn. Không có “tĩnh”, th́ “động” sẽ không bền chặt, không tránh được tổn hại hư hao.  Con người xét một cách nào đó cũng như một cỗ máy: sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thể lư giúp thân xác tái tạo những mất mát, hư hao để có thể tiếp tục hoạt động, th́ về mặt tin thần cũng như thế:  Sở dĩ ngày càng nhiều người bị trầm uất (stress) là v́ trí óc, tâm hồn không có thời giờ để “tĩnh”, để trở về với thanh thản, thư thái, lấy lại năng  lượng đă tiêu hao; trái lại áp lực công việc, áp lực cuộc sống và những chạy đua không ngừng với đ̣i hỏi tiện nghi vật chất, khiến không c̣n giờ cho cái “tĩnh”. Lắm khi tứ đổ tường lại là một cách “giải thoát” tạm bợ cho những căng thẳng, mệt mỏi đó, để rồi không dám nh́n lại mà cũng không dám rút lui: con người sa vào băi lầy do chính ḿnh tạo ra. “Macta! Macta! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá”(Lc 10,41)

 

    Sau năm 1975, việc buôn bán to nhỏ đều bị coi là đi ngược chính sách và nếu không chịu nh́n ra và đổi mới hơn cách nay vài chục năm, th́ không cần lời đe doạ của Hoa Kỳ, mà tự Việt-Nam “quay về thời kỳ đồ đá”! Nhưng thuở ấy người dân vẫn t́m mọi cách để kiếm thêm chi tiêu trong gia đ́nh và hiện tượng “chân ngoài dài hơn chân trong” nhan nhản khắp đất nước, khi “chân trong” là công việc tính bằng công điểm trong các tổ hợp, các hợp tác xă, nhà máy , v..v… không đủ trang trải một phần nhỏ các nhu cầu đơn giản nhất, là điều tất nhiên, cho dù có thể bị bắt quả tang hoặc bị tố cáo do ghen ăn tức ở, bị kểm điểm, thậm chí có thể bị phạt tù. Con người có khả năng thích nghi rất lớn về xă hội, kinh tế, nhưng lại ít biết điều hoà cuộc sống nội tâm. Rút cuộc “chân ngoài” là những bon chen lo lắng ở đời, vẫn chiếm thế thượng phong và làm cho “chân trong” là những thời giờ dành cho tâm hồn ngày càng bị thu hẹp, biến mất. “Maria đă chọn phần tốt nhất”(Lc 10,42a)

 

 (Hai trong một)

 

  Chúa Giêsu không hề muốn nói dẹp bỏ chuyện ăn uống, bởi v́ chính Người c̣n bị nhóm Pharisêu chê là “mê ăn uống”. Khởi đầu cuộc đời công khai rao giảng là tiệc cưới Cana và kết thúc cũng sẽ là một bửa ăn (một tiệc cưới Chiên Con), song trước đó, Người đă trả lời thẳng với Tên Cám Dỗ : ”người ta sống không nguyên bởi cơm bánh”(Mt 4,4). Điều mà ngày nay trong quảng cáo mỹ phẩm quen gọi là “hai trong một”, “ba trong một”, lại chính là điều mà mỗi Kitô-hữu phải thực hiện trong cuộc sống; không thể chối bỏ phần xác, nhưng không được coi nhẹ phần hồn.  Quả là chẳng dễ chút nào, khi “thân nầy ví xẻ làm đôi”: chu toàn bổn phận đối với cuộc sống trần thế, nhưng cũng phải chu toàn mọi bổn phận đạo đức, trong đó nghe Lời Chúa và đem ra thực hành.  Châm ngôn tiếng La-tinh có câu: “alia facienda non alia omittenda”: những việc nầy phải làm, song không được bỏ những việc khác. Con người không thể phân thân để hiện diện cùng một lúc ở hai vị trí, hai công việc, hai phạm trù bề ngoài trái ngược nhau. Chỉ c̣n một cách : kết hợp hai hoặc nhiều công việc, nhiều sự kiện trong một, một con người, một tinh thần, một ư nghĩa. Tên của sự liên kết ấy, người ta gọi là “thánh hoá”. “Và [phần Maria đă chọn] sẽ không bị lấy đi”. (Lc 10,42b)

 

(Linh đạo “Con Đường Thơ Ấu”)

 

  Lạy Chúa Giêsu, năm nay chúng con hiệp cùng Hội Thánh mừng kỷ niệm 80 năm ( 1927 – 2007) ngày Hội Thánh đặt Thánh Nữ Têrêxa Lisieux làm Quan Thầy các xứ truyền giáo, trong đó đă có đất nước Việt-Nam.  Thánh Nữ Têrêxa đă lấy “tĩnh” làm “động”, dùng những việc làm rất nhỏ nhoi tầm thường để biến chúng thành lời cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Hội Thánh. “Hai trong một”, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công việc và chiêm niệm nên một. Chất xúc tác cho việc kết hợp nầy, chính là lắng nghe lời Chúa Giêsu (x. Lc 10,39). Việc cuối cùng xem ra nhẹ nhàng thuận lợi, đó là : để mặc cho Chúa Giêsu thánh hoá tất cả mọi sự ấy. Tên của thái độ sống nầy, chính là các (ba) nhân đức đối thần TIN - CẬY - MẾN.