T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN C

Lc 11, 1 – 13

 

THƯƠNG HIỆU “KINH LẠY CHA”

(Sự kiện)

Trong buổi tối ngày các con số 7 (Thứ bảy,ngày 7 tháng 7 năm 2007), tại sân vận động Benfica, Lisbon, Bồ Đào Nha, đă chính thức công bố danh sách 7 kỳ quan thế giới. Kim  tự tháp Giza, một kỳ quan cổ đại c̣n tồn tại, sẽ được coi là một kỳ quan…danh dự.  Điều trước tiên đáng nói là cuộc vận động bầu chọn nầy do Bernard Weber, một người Thụy Sĩ, khởi xướng từ năm 1999, khiến cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc và nhiều người bất b́nh không công nhận, nhưng con số 100 triệu người tham gia bỏ phiếu – trong đó có rất nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhân vật danh tiếng - tự nó đă là đối trọng và là một kỷ lục, không thể coi thường và danh sách bảy kỳ quan nầy dường như đă được mặc nhiên chấp nhận, có thể nói là không thể lật ngược được nữa. Kế đến, có những quốc gia với những kỳ quan nỗi tiếng thế giới, nhưng vẫn không thể lọt vào danh sách , v́ số người tham gia b́nh chọn quá ít, như trường hợp Đền Angkor Vat của Cam-bốt hoặc Đảo Phục Sinh ở Chilê. Nguợc lại có những quốc gia ỷ thế nước lớn, xem chuyện các kỳ quan của ḿnh lọt vào danh sách là chuyện đương nhiên, v́ thế mà đă bất măn, phẫn nộ khi không thấy tên tuổi ḿnh, ví như trường hợp Tượng Nữ Thần Tự Do ở Hoa Kỳ, Điện Kremlin ở Nga; Tháp Eiffel ở Pháp; Tháp Big Ben ở Anh;… Và đây là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ và thay đổi thái độ sống về “thương hiệu” “Kinh Lạy Cha”.

 

(Thông báo)

Theo lịch tŕnh, trưa ngày 16/8, huyền thoại marketing thế giới - Philip Kotler - sẽ đến Việt Nam. Ông cũng sẽ gặp gỡ báo giới Việt Nam và khu vực Đông Nam Á vào buổi chiều cùng ngày.Ngày 17/8, ông Philip Kotler chủ tŕ một cuộc hội thảo quốc tế về Marketing do Tổ hợp giáo dục PACE tổ chức với chủ đề: “Marketing mới cho thời đại mới”. Mỗi người tham dự buổi hội thảo phải trả 320 USD (# 5,2 triệu đồng), một mức kỷ lục! Ngày nay tiếp thị không chỉ là một nghệ thuật, mà c̣n là một khoa học ngày càng phát triển. Bất cứ một thương hiệu nào xuất hiện và muốn có một vị trí nhất định trên thị trường, không thể không được tiếp thị; nói như thế cũng có nghĩa là một thương hiệu dù nỗi tiếng đến đâu, mà bỏ qua khâu tiếp thị, coi thường hoặc lơ là với tiếp thị, th́ sẽ nếm ngay hậu quả xấu! Chưa hết, tiếp thị, quảng cáo không thể dừng lại hoặc lơ là, do tự măn, bởi v́ như thế cũng đồng nghĩa với việc tự loại bỏ chính ḿnh. Và đây chính là điều chúng ta nên dành thời giờ nh́n lại “thương hiệu Kinh Lạy Cha” và việc “tiếp thị” vốn là sứ mệnh Chúa giao cho chúng ta. “Thương hiệu Kinh Lạy Cha” mạnh hay yếu, thức tỉnh và củng cố ḷng người hoặc trơ trơ nguội lạnh, tùy thuộc nơi thái độ và mức độ xác tín nơi mỗi Kitô-hữu.

 

(Thương hiệu kinh Lạy Cha)

   Là Đấng đă ban “kinh của các kinh”, Chúa Giêsu đă làm khâu tiếp thị rất khoa học, không phải chỉ để đánh bóng “kinh Lạy Cha”, mà để mọi người nghe theo được củng cố niềm tin và ḷng kiên tŕ : trước hết Chúa đưa ra dụ ngôn về việc quấy rầy bạn hữu, trấn an cho những ai chạy đến nài xin Thiên Chúa phải vượt qua ngại ngùng, mặc cảm và chấp nhận “mặt dày mày dạn” để đạt mục đích. Kế đến Chúa muốn đem tất cả “uy tín” của Người để xác nhận cả nội dung Kinh Lạy Cha, lẫn  điều Người nói trong dụ ngôn, đều là sự thật và chắc chắn. Điều nầy cũng làm chúng ta liên tưởng đến Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI và Tự Sắc (Motu proprio) về Nghi Thức Thánh Lễ bằng tiếng La-tinh mà Người mới ban hành cũng vào “ngày các số 7 “:  để chuẩn bị tinh thần cho mọi tín hữu trên toàn thế giới đón nhận những “thay đổi”, Đức Thánh Cha đă loan báo tổng quát nội dung và ư nghĩa của Tự Sắc một thời gian khá dài trước ngày ban hành, từ khi Người lên ngôi Giáo Hoàng. Và ngay khi công bố Tự Sắc, Đức Thánh Cha gửi thư kèm theo cho các giám mục trên toàn thế giới, để giải thích và soi sáng Tự Sắc nầy; cũng có nghĩa là cậy nhờ các vị chủ chăn trong toàn Hội Thánh tiếp tay giúp Người quảng bá những điều mà nếu chỉ xét bề ngoài, sẽ không tránh nổi ngộ nhận, phản đối; nhưng nếu được hướng dẫn đúng đắn, th́ sẽ mang lại nhiều hoa trái đạo đức qua đời sống phụng vụ cho mọi tín hữu. Không thể nào không màng đến nghệ thuật và khoa học tiếp thị.

 

    Thiên Chúa là Đấng tự hữu, nhưng với chúng ta Thiên Chúa có hiện hữu hay không, lại là vấn đề khác và làm cho người khác tin nhận sự hiện hữu và T́nh yêu của Thiên Chúa, th́ không phải chỉ ước nguyện khấn hứa mà được.  Bằng cuộc sống ích kỷ, ươn ái, ham mê vật chất, sa  đọa, gian dối, liệu một Kitô-hữu có thể mở miệng ra tuyên bố với tha nhân hoặc khiến cho tha nhân nghĩ rằng Thiên Chúa hiện hữu chăng?  Liệu một tín hữu Công-giáo không biết đâu là những trăn trở thao thức của Hội Thánh, những đau khổ, những vết thương do cả kẻ nghịch - rất nhiều – lẫn con cái – không ít – gây ra cho Hội Thánh và trong Hội Thánh, sống bên lề đời sống phụng vụ cộng đoàn, không đóng góp ǵ cho việc xây dựng Hội Thánh qua giáo xứ, giáo phận, lại c̣n hờ hững với đời sống Bí tích, th́ có thể trong ḷng, ngoài miệng hay bằng cuộc sống như thế, mà cho thấy Thiên Chúa hiện hữu và đầy ḷng nhân hậu yêu thương chăng? Và sẽ ra sao khi chính con cái Hội Thánh không c̣n tin vào nội dung “kinh của các kinh”? – Một suy nghĩ khác nảy sinh trong ḷng rất nhiều người sống chủ nghĩa thực dụng ngày nay: thờ phương Chúa, chứ không “ỷ lại” xin xỏ như trong Kinh Lạy Cha! Trong xă hội ngày nay, tiền được ṣng phẳng đổi bằng khả năng và tŕnh độ lao động. V́ thế, hăy làm để có ăn, có mặc. Hăy làm và bạn sẽ có ăn, có mặc, có tiện nghi, chứ tin theo Chúa đâu phải để xin xỏ và mong được ban ơn nầy ơn nọ. Bề ngoài dễ lầm tưởng là sự tôn trọng, hiếu kính. Thực chất của suy nghĩ và hành động nầy, chính là : hoài nghi sự hiện hữu, quyền năng và ḷng nhân hậu của Thiên Chúa, những ǵ được nói đến trong Kinh Lạy Cha! Tội nầy đă xuất hiện trước khi có con người, nơi Lucifer và đồng bọn : kiêu ngạo!

 

  Lạy Chúa Giêsu, dù được hát trong các bộ lễ tiếng Việt hoặc nay mai qua cung bậc trầm bổng của nhạc b́nh ca, th́ lời kinh Lạy Cha luôn nghe rất “hoành tráng”.  Âm thanh nhạc điệu khiến chúng con cảm động ứa lệ nhưng sao ḷng lại khô khan dững dưng dường nầy!  Có phải chính chúng con chẳng c̣n tin vào “thương hiệu Kinh Lạy Cha” mà chúng con đọc từ tấm bé chăng? Hay con mắt thân thể, con mắt tinh thần, con mắt tâm hồn và con mắt đức tin của con đă no nê đầy ứ âm thanh, h́nh ảnh và suy nghĩ của cuộc sống mưu sinh đời thường, khác biệt đến mức lắm khi trái nghịch với đ̣i hỏi của Tin Mừng, lại chỉ nhằm thoả măn những ước muốn dục vọng trần tục của chúng con, đă khiến chúng con chẳng những không mặn mà    nữa, mà c̣n muốn né tránh “thương hiệu Kinh Lạy Cha”?

 

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ!

Lỗi tại tôi mọi đàng!