T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN C

Lc 12,13 – 21

 

NGÀY XỬA NGÀY XƯA

 

Sau một thời gian dài chỉ được xem phim Hàn Quốc và Trung Quốc, khán giả truyền h́nh Việt-Nam được “đổi món” bằng bộ phim truyền h́nh Nhật Bản “Gia tộc băo tố”. Bản sắc của các bộ phim Nhật là diễn xuất của diễn viên nhẹ nhàng mà trầm tĩnh, lời thoại sâu sắc, các khung h́nh tĩnh lặng nhưng đẹp như tranh nhờ màu sắc và góc máy tinh tế. Bộ phim “Gia tộc băo tố” c̣n có ư nghĩa xă hội không biên giới khi xoay quanh mâu thuẫn giữa ước muốn giữ ǵn nề nếp gia đ́nh và tham vọng chiếm hữu tài sản.

 

Bộ phim cuốn người xem vào những cảm xúc dồn dập của các nhân vật: Từ sự tham lam, giận dữ, ghen tuông ban đầu của các nhân vật chính, phim dần dần đưa người xem đến cảm giác bẽ bàng, cay đắng, chua xót của các thành viên nhà Yajima khi cuộc tranh giành đi đến hồi kết, để rồi nhận ra điều họ đánh mất không chỉ là tài sản, mà c̣n là một mái ấm, một gia đ́nh và t́nh cảm thương yêu, kính trọng nhau.

 

Trong thời Tây Sơn (1771-1802), hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ xuưt đánh nhau để tranh quyền. Nguyễn Nhạc yếu thế, phải khóc nói với em: B́ oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?(nồi da nấu thịt, ḷng em sao nỡ?).

 

Đời nhà Nguyễn (1802-1945), vua Tự Đức giết anh là Hồng Bảo để củng cố địa vị ngai vàng của ḿnh. Cụ Nguyễn Hàm Ninh đă làm mấy câu thơ về “răng” và “lưỡi”, được nhà vua khen hay, thưởng một chữ một nén vàng; nhưng v́ cho bài có ư "móc", nên phạt mỗi chữ đánh một roi.

 

Ở hai trường hợp nầy, cũng là về tranh chấp “tài sản”, nhưng có thêm yếu tố quyền lực, v́ thế mà gắt gao, độc ác và thâm hiểm hơn giữa huynh đệ.

 

Ngày xửa ngày xưa,người anh tham lam giành tất cả về ḿnh, chỉ chia cho người em cây khế  Chim không cần vàng bạc, nhà cửa, ruộng vườn. Chim chỉ cần có khế ăn và sẵn sàng đổi một trái với việc chở người em đi lấy vàng đầy túi ba gang. Ḷng tham của người anh đă hủy diệt t́nh huynh đệ máu mủ, nay lại khiến y chết v́ cái túi to lớn nặng ḷng tham c̣n hơn cả nặng bạc vàng. Khi con người coi t́nh nghĩa nhẹ hơn vật chất, đang tâm hành động sai trái v́ tham sân si, th́ con người cũng sẽ bị chính vật chất hủy diệt . Đây không phải là chuyện cổ tích hiếm gặp, mà là những chuyện đau ḷng, xảy đến như cơm bửa, đặc biệt trong xă hội ngày nay.

 

Ngày xửa ngày xưa, ở Việt-Nam những thửa đất trước đây để mặc cỏ dại mọc, dễ dàng biếu không cho nhau, nay nhờ kinh tế thị trường mà giá cả tăng vùn vụt từng ngày và tấc đất bỗng nhiên thành tấc vàng, theo nghĩa đen. Từ đó t́nh làng nghĩa xóm đổi thay, nảy sinh bao nhiêu cuộc tranh kiện giữa những người máu mủ ruột rà, muối mặt đưa nhau ra ṭa và không ít trường hợp dẫn đến chém giết lẫn nhau và để hận thù truyền kiếp cho cháu con.

 

Ngày xửa ngày xưa, Chúa Giêsu – như chuyện kể lại trong Tin Mừng hôm nay - đă được mời làm trọng tài phân xử một vụ “nồi da xáo thịt”, “răng cắn lưỡi” như thế! Có thể nói ngay là anh chàng nầy đă “gơ nhầm cửa”, v́ Chúa Giêsu không bao giờ muốn nghe những tranh chấp kiện tụng về tài sản, thừa kế, mà Người c̣n rất nghiêm khắc đối với những ai tỏ ra gắn bó với vật chất, tiền tài. 

 

Trong Bài Giảng Trên Núi, “phúc” được kể đầu tiên trong Bát Phúc, là “tinh thần khó nghèo” và lời khẳng định đánh động nhất, trong đó Chúa Giêsu không chút ngại ngùng sử dụng lối nói “ngoa ngữ” của người Do Thái : ”người giàu vào Nước Trời c̣n khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim”, khi anh thanh niên nhà giàu tới hỏi ư Người ! Nhưng đây lại là một dịp tốt, để  Chúa Giêsu để Người dạy cho các môn đệ bài học về việc không được để ḷng gắn bó với của cải đời nầy. V́ thế, dụ ngôn người phú hộ bủn xỉn, ích kỷ đă được Chúa Giêsu đưa ra, mổ xẻ và kết luận, một kết luận không cho phép hiểu sai, hiểu lệch lạc : ” Đồ ngốc! Nội đêm nay người ta sẽ đ̣i lại mạng ngươi, th́  những ǵ ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? Ấy kẻ nào thu tích của cải cho ḿnh, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, th́ số phận cũng như thế đó” (Lc 12, 20 – 21). 

 

  Điều hiển nhiên có thể nhận thấy dễ dàng trong mọi cuộc tranh chấp, ấy là ḷng dạ của ít nhất là một phía: tham lam, ích kỷ và cứng đầu cứng cổ, những con người mà lư lẽ khôn ngoan khó ḷng thẩm thấu, khó được nghe theo; đơn thuần bởi nếu là người “biết điều”, biết nhường nhịn, sợ tiếng xấu “nồi da xáo thịt”, th́ đă biết “đóng cửa bảo nhau”.  C̣n một khi đă  “sư nói sư phải, văi nói văi hay”, th́ lời bàn phải trái, ḥa giải, sẽ như “đàn  găy tai trâu”.  Nếu nói những người “mời linh mục giúp phân xử” việc nhà về tranh chấp tài sản, là “gơ nhầm cửa”, th́ hăy cẩn thận v́ linh mục cũng có khả năng bước nhầm.. .ngơ! Lúc ấy, bài học qúy giá cho Kitô-hữu nói chung và cho những người “trong cuộc” nói riêng, chính là nghe, suy gẫm lời Chúa Giêsu trong dụ ngôn người phú hộ hôm nay.

 

Giáo Hội Việt-Nam đang t́m mọi cách để đ̣i lại tài sản hợp pháp trước năm 1975 của ḿnh.  Nếu không cẩn thận, cũng sẽ bị cuốn vào kiện tụng, tranh chấp như từng (và đang) xảy đến với cơ sở của một số Ḍng Tu.  Mọi đơn thư khiếu nại đều khó tránh khỏi giọng điệu khó chịu, chua chát, thách thức, nhất là khi “đối tác” sử dụng chiêu “nhất ĺ, nh́ im lặng”, cộng với ô dù quyền lực che chở. 

 

C̣n với những tranh chấp tinh thần, những vụ đặt điều nói không, vội vàng kết luận hoặc làm mất danh dự người khác, mà không t́m hiểu tường tận ngọn nguồn, xuất xứ chính xác,…cũng gây ra những đau khổ, chia rẽ, nghi kỵ to lớn, như vụ một linh mục đă phải lên tiềng tự thanh minh trong những ngày vừa qua. 

 

Những kẻ trong cuộc sử dụng các phương tiện truyền thông không lo “làm giàu trước mặt Thiên Chúa”, v́ lợi ích cho anh em, mà chỉ “thu tích của cải” ( nói cho đả cơn nư, nói cho người khác bẻ mặt, chẳng khác nào những tay viết trên thế giới tha hồ “tấn công” Hội Thánh Công-giáo mà chẳng lo sợ điều ǵ, như là khi mở miệng về Hồi giáo ), “th́ số phận cũng như thế đó”.  Đối với những hạng người cố chấp và tham lam trong những tranh chấp vật chất hay tinh thần, th́ cũng chỉ có thể dùng dụ ngôn của Chúa Giêsu hôm nay mà…nín lặng, mà cầu nguyện cho họ.  Cha ông ta đă chẳng nói : “làm tớ người khôn, hơn làm thầy thằng dại” đó sao?

 

  Lạy Chúa, thế th́ lấy quyền ǵ mà chúng con có thể “đắp tai nhắm mắt làm ngơ; rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây!” (Mẹ Mốc, Nguyễn-Khuyến)? Làm sao mà người tín hữu Công-giáo lại có thể dững dưng trước những bất hoà, tranh chấp dẫn tới những hậu quả có thể rất  xấu như thế? Trong Kinh Hoà B́nh, Thánh Phanxicô đă chẳng dạy: “đem yêu thương vào nơi oán thù; đem thứ tha vào nơi lăng nhục; đem an hoà vào nơi tranh chấp” đó sao?  Đừng vội hiểu sai linh đạo của Ngài, bởi v́ điều kiện ưu tiên số một để cho và nhận những điều trên đây, chính là sự từ bỏ giàu sang vật chất và tinh thần.

 

Cái mà  những kẻ tranh chấp tài sản chạy đến cậy nhờ chúng ta, không phải là chân lư, sự nhường nhịn, sống tinh thần bác ái, bao dung, vị tha và không để ḷng bị đóng đinh vào của cải trần thế, song chỉ là hiếu thắng, muốn t́m (thêm) những…đồng minh!  Đừng để cho ḿnh từ sứ giả hoà b́nh trở thành “khí cụ chiến tranh”.  Tiền bạc (và những người, những vật liên quan ) là tên đầy tớ tốt; nhưng luôn là ông chủ tồi!  Chúa khắt khe với chúng con, v́ Chúa đă xác định: không ai có thể làm tôi hai chủ…Không ai có thể thờ một lúc cả Thiên Chúa và thần Mammôn!

 

Những chuyện ấy không bao giờ là truyện cổ tích  ngày xửa ngày xưa!