T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN C

Lc 12, 32 – 48

 

NGOÀI VÙNG PHỦ SÓNG

 

Theo BBC,các nhà tâm lư Trường Đại học Staffordshire (Anh) cho biết: Những người bị áp lực trong công việc hoặc cuộc sống đă vô t́nh làm tăng sự căng thẳng của ḿnh bằng việc sử dụng điện thoại di động. Sự căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến hệ quả là nguy cơ của bệnh tim mạch có thể tăng 16% so với những người không dùng điện thoại di động.

 

Bên cạnh đó, họ c̣n có  tâm lư không ổn định, hay cáu gắt với đồng nghiệp cũng như với các thành viên trong gia đ́nh. Lời khuyên của các nhà tâm lư: Chỉ nên dùng trong thời gian làm việc công sở và trong những trường hợp thật cần thiết, hạn chế tối đa việc "buôn chuyện" bằng điện thoại di động

 

Thực tế, ngày nay điện thoại di động vững vàng ở ngôi độc tôn, trước hết do nhu cầu sử dụng một phương tiện vừa linh động, nhẹ nhàng lại kín đáo; kế đến sự thay đổi mẫu mă cũng mau lẹ và chóng mặt không thua ǵ việc bổ sung, thay đổi, nâng cấp các tính năng, khiến cho việc liên lạc nhường bước cho nhu cầu giải trí  và học tập. Những hăng điện thoại di động không bao giờ quên những tính năng giúp giải quyết công việc ở mọi lúc mọi nơi, ngày một chuyên nghiệp hơn, qua việc chiếc điện thoại ngày càng mỏng manh gọn nhẹ, nhưng không thua ǵ một laptop, chứ chưa nói đến những dàn vi tính cồng kềnh.

 

Cuối cùng, không chỉ nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng được thoả măn với những chiếc điện thoại với h́nh thú, mầu sắc quyến rũ, mà c̣n đáp ứng thói khoe khoang hợm hĩnh của các tay chơi máy hoặc khoe của, với những chiếc điện thoại di động mạ vàng, bằng bạc khối hoặc được nạm kim cương. Tất nhiên giá của những chiếc điện thoại ấy tính bằng tiền tỷ ở và chúng xứng danh là những tài sản…di động. Càng dùng, người ta càng mơ ước và chạy theo nó, chạy theo thị hiếu mà các nhà sản xuất muốn, được tiếp thị hết sức tinh vi khoa học: một cuộc đua không có điểm dừng.

 

Ngày nay điện thoại di động không c̣n nhiều những tiếng chuông reo chói tai nữa, mà thay vào đó là những nốt nhạc dạo đầu của những bản nhạc đủ thể loại, từ cổ điển đến nhạc xanh, nhạc vàng, từ pop đến rock, rap và cả dân ca, cải lương. Tiếng lóng rất hay để chỉ loại h́nh thông tin và hổn hợp âm thanh nầy: “dế”! Dế nầy không “ngủ” và luôn ở chế độ chờ, nhất là khi người ta c̣n dám quảng cáo : “chỉ sợ hết pin, không sợ hết tiền”, trong khi việc nạp điện cho những viên pin hết sức đơn giản thuận tiện.

 

Thế giới không ngủ, v́ có điện thoại di động thức giùm. Với hơn 3 tỷ điện  thoại trên thế giới hiện nay, có muốn cũng chẳng ngủ được nữa rồi và ngoài nỗi ám ảnh v́ những cuộc gọi bất chợt và liên lĩ, muốn tắt mà không dám, muốn tháo “sim” ném bỏ như một cử chỉ hối hận, nhưng chẳng được. CHẾ ĐỘ CHỜ nay không tùy vào ư chí con người nữa, mà ư chí con người hoàn toàn lệ thuộc vào chiếc di động tí hon.

 

Đáng buồn thay! Sóng di động ngày càng phủ đầy trên khắp mọi chân trời góc biển trên hành tinh, th́ ngược lại tiếng gọi mời của Chúa ngày càng “ngoài vùng phủ sóng”, chỉ v́ bị đủ thứ âm thanh hỗn tạp lấn át. Mỗi giây có hàng triệu cuộc gọi: những cuộc gọi thăm hỏi ,những cuộc gọi trao đổi, thương lượng làm ăn, nhưng cũng không thiếu những cuộc gọi dâm ô đồi trụy. Chiếc điện thoại di động bé tẹo, nhưng chứa đủ phim ảnh khiêu dâm sa đọa.

 

Con người đánh thức bản năng thú vật và măi mê trong tội t́nh. Những trang thanh niên, những cô gái trẻ đă tuột dốc cuộc đời, đắm ch́m trong ma túy, dâm ô bắt đầu từ chiếc di động. Xa-tan không cần dao to búa lớn để huỷ diệt một thế hệ.

 

Ở Trung Quốc mấy năm qua giới phụ huynh, nhà giáo xôn xao v́ tập sách “Hoa hồng dấu trong cặp sáchcủa 2 tác giả Tôn Hiểu Vân và Trương Dẫn Mặc: một hiện tượng gây chấn động dư luận khi mười ba học sinh trung học từng nếm “trái cấm” đă bộc bạch cởi mở mối quan hệ nam nữ từ khi có ư thức giới tính đến khi có quan hệ t́nh dục.

 

Trưởng thành là một quá tŕnh phức tạp, đầy rủi ro, đôi khi thật khốc liệt. Với nguyên tắc nh́n thẳng, nói thật, các tác giả đă mở ra những góc sâu kín trong đời sống học sinh trung học, để các bậc phụ huynh, thầy cô giáo thấu hiểu được chân tướng sự thật...

 

  Nhật-Bản, việc các nữ sinh xinh đẹp, con nhà khá giả, dùng điện thoại di động để hẹn ḥ với khách mua dâm, - những doanh nhân đáng tuổi cha chú, dư cả tiền bạc lẫn dục vọng xấu xa đê hèn - chỉ v́ muốn có tiền tiêu pha sắm sửa chưng diện, không phải là chuyện hiếm.

 

Một nhà báo người Nhật đă làm công chúng sững sờ khi điều tra và đưa lên mặt báo sự thật đau ḷng nầy. Chiếc điện thoại di động nhỏ bé, xinh xinh, tiện lợi, rất vô tội, lại trở thành dụng cụ giết chết không ít tâm hồn của giới trẻ, trong đó có con cháu của chúng ta.

 

Hội Thánh ở đâu trong những biến động thị trường và công nghệ nầy?  Những người hữu trách - phụ huynh, linh mục, giáo lư viên – đă làm ǵ trước những mưu mô tinh vi xảo quyệt nầy của hỏa ngục? Hay là chúng ta cũng vẫn an nhiên tự tại ở “chế độ chờ” và trông chờ phép lạ, phép lạ của Chúa?

 

   Lạy Chúa, trong các bài hát điệu nhạc được tải về trong những chiếc điện thoại di động trên khắp thế giới, h́nh như không hề có lời ca nào, điệu nhạc nào nhắc nhở về sự hiện hữu và t́nh yêu thương của Chúa, nhắc nhở con người về thân phận yếu đuối tội lỗi của ḿnh, để thức tỉnh chờ đợi Chúa.

 

Không ít người trong chúng con sẵn sàng nói ngay, khi nghe nhắc lại lời khuyên “tỉnh thức và cầu nguyện”: “Biết rồi! Khổ lắm! Nói măi!”.

 

Tổ phụ Abraham “ra đi mà không biết ḿnh đi đâu”(Dt 11,8), nhưng ở trong ḷng của Ngài là niềm tin tưởng mănh liệt nơi Chúa và lời hứa của Chúa. Cũng “đang đi  mà không biết đi về đâu”, nhưng khác với ḷng tin vững chắc của tổ phụ Abraham, trong chúng con là sự chán chường, mệt mỏi, hồ nghi, thất vọng. Tổ phụ Abraham luôn để tâm trí, ư chí và vận mệnh của ḿnh trong tay Chúa.

 

Nói theo cách ngaỳ nay, là luôn ở “trong vùng phủ sóng’ của Chúa và sẵn sàng nghe và tuân theo tiếng gọi và ThánhƯ Chúa; c̣n nơi chúng con, tâm trí, sức lực, ư chí, t́nh yêu, cuộc đời, tất cả đều “nằm ngoài vùng phủ sóng” của Chúa và chúng con cũng đặt Chúa ra “ngoài vùng phù sóng” của đời chúng con.

 

Làm sao con nghe thấu và hiểu thấu được tiếng gọi yêu thương nhưng cũng nghiêm khắc của Chúa?