T̀NH CA CHO NGƯỜI
ĐƯỢC YÊU
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN
C
Lc 13, 22 –
30
TRÂU CHẬM UỐNG
NƯỚC ĐỤC
Mecca là nơi mà
các tín đồ Hồi giáo khắp thế giới
ước ao ít nhất một lần trong đời hành
hương đến để sờ vào Tảng Đá
Đen, để tận tay cầm đá ném vào những
cột đá tượng trưng qủy dữ với
niềm tin là đang gột rửa tội lỗi ḿnh.
Nhưng có một sự kiện năm nào cũng
xảy đến, hết sức thương tâm, là cái
chết của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người,
v́ xô đẩy chen lấn, nhất là khi cố chen chúc trên
lối bậc thang chính dẫn vào Al-Jamarat, khu sân lớn có
ba cột đá tượng trưng cho qủy dữ.
Dường như những khó khăn hiểm nguy ấy
kích thích ước mong, hănh diện của nhiều tín
đồ Hồi giáo, bởi v́ được chết
trong khi đi hành hương tức là được lên
thiên đàng. V́ thế mà con số tín đồ hành
hương thánh địa ngày càng đông, mặc cho
đói khát, chết chóc v́ đủ nguyên do.
Chúng ta mỉa mai ngờ vực niềm tin “ấu
trĩ” và cực đoan của anh em tín đồ
Hồi-giáo, nhưng nếu giả sử Chúa Giêsu cũng
quy định như thế, th́ ḷng thành, niềm phấn
khởi và xác tín của chúng ta sẽ ra sao so với anh em
theo đạo Hồi? Được bao người hành
hương về Thánh Địa Palestine, nơi có nhà
cửa, mộ chí, những kỷ niệm cụ thể
về Chúa Giêsu, về Mẹ Maria, về nguồn gốc
Hội Thánh, mà không hề phải chen lấn, khổ
cực? Được bao nhiêu tín hữu Công giáo đă
một lần hành hương La-vang, Trà Kiệu, Tà Pao,… để tỏ ḷng tôn sùng
Đức Mẹ Thiên Chúa? Xem ra “cánh cửa hẹp” với
người Công-giáo, cũng chỉ là biện pháp hù dọa
của Chúa Giêsu, giống như tṛ đem Ông Ba Bị
dọa trẻ em vậy! Chúng
tôi đă từng ăn uống trước mặt Ngài.
Chẳng lẽ Ngài lại có thể làm mặt lạ?
Bao nhiêu kiếp làm hàng xóm với anh
khổng lồ Trung Quốc, dù có câu nói ngọt ngào thắm
t́nh đồng chí “môi hở răng lạnh” hoặc
mười sáu chữ vàng “làng giếng hữu nghị,…”,
th́ ai cũng biết anh bạn hàng xóm khổng lồ
nầy luôn sẵn sàng, khi có dip, nuốt chững
người láng giềng tội nghiệp Việt Nam. Trong
khi chờ đợi, anh hàng xóm vẫn coi Việt-Nam
như một nơi để anh ta tống khứ mọi
thứ dư, ế hoặc những thứ mà thị
trường thế giới chê bai, trả về, như là
mớ hàng hoá tiêu dùng trong những ngày qua, cũng như bao
sản phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt, chế
biến, phim ảnh,…từ thấp đến cao, kể
cả những thứ đáng liệt vào hàng rác rến.
Ở tư thế nầy, Việt-Nam học
được kinh nghiệm qúy báu: không ngừng cảnh
giác và không ngừng đấu tranh để chẳng
những không bị nuốt chững, mà c̣n có thể chen
chân vào cánh cửa thị trường thế giới ngày càng hẹp đi và cạnh
tranh khốc liệt, không khoan nhượng, không xót
thương, “khôn sống, mống chết”. “Ăn cỗ
đi trước, lội nước theo sau” c̣n là việc
Việt-Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mai
Thế Giới [WTO], ở thứ 150, sau bao nhọc
nhằn đàm phán.
Vào WTO có nghĩa là quyền lợi và nghĩa
vụ kinh tế đồng đều với 149 quốc
gia “đi trước” với những đàn anh khổng
lồ cả về địa dư, lẫn tiềm
lực kinh tế. V́ vậy cuộc đua mà nước
chúng ta vào cuộc muộn màng, càng trở nên gay gắt
quyết liệt, không thể trông cậy vào ai ngoài sự
tự nỗ lực vươn lên, chen cho được
vào cánh cửa thị trường ngày càng hẹp đi v́
vô số cạnh tranh, vô số rào cản.
“Trâu chậm uống nước đục” là
điều tất yếu, không chỉ trong cuộc
sống, trên thị trường, mà cả trong đời
sống đạo đức. Thói tà tà, giữ đạo
cầm chừng, ỷ lại vào ḷng Chúa xót thương,
hôm nay bị chính Chúa Giêsu dội cho gáo nước lạnh:
phải trầy vi tróc vẩy, u đầu mẻ trán
mới mong chen lọt chân qua được cửa
hẹp. Trong nguyên bản, Thánh Luca đă cố t́nh dùng
từ agônizô không phải để mô tả một
cố gắng giản đơn thiện chí, mà là Chúa Giêsu
mời gọi mỗi Kitô-hữu phải chiến
đấu, phải xông pha trận mạc, phải
đấu tranh cật lực, phải trầy vi tróc
vẩy.
Nếu
được phép so sánh, th́ chúng ta muốn dùng h́nh ảnh
trong truyện cá chép vượt đăng thành rồng
để ví với cuộc “vượt đăng”
của mỗi Kitô-hữu: khởi đầu cuộc
tiến về Nước Trời là “con đường
hẹp”, sỏi đá và chông gai. Chỉ một sơ sẫy
nhỏ cũng đủ khiến bao nỗ lực thành công
dă tràng. Con đường hẹp ấy chỉ dung
chứa những người mà hành trang vật chất
nhẹ tênh, không bị Chúa Giêsu liệt vào diện những
người “c̣n khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim”.
Cuối cùng mới tới cửa ải sau
hết: cánh cửa hẹp! Bất cứ ai muốn lọt
qua được ba lần “hẹp” này, đều
phải trút bỏ hết con người cũ với
những hành trang dềnh dàng là tham sân si, là ích kỷ và kiêu
căng, là ươn ái và đam mê dục vọng: chỉ
cần một chút do dự, chỉ một chút luyến
tiếc quá khứ, chỉ cần một chút thiếu
quyết đoán nghị lực, th́ không thể lọt
vũ môn để thành rồng, không thể đi trọn
con đường hẹp, chui qua được lỗ
kim, chen lọt cánh cửa hẹp để vào Nước
Trời.
Bàn t́nh ca con
muốn hát hôm nay, là những ngày trước và sau Lễ
Đức Maria Linh Hồn và Xác Lên Trời: Đến Tà Pao mới thấy
hết được gian nan vất vả để
dến được gần tượng Mẹ, v́
thời tiết, v́ dốc cao, v́ những thiếu thốn
vật chất. Nếu không thật ḷng muốn bày tỏ
ḷng yêu mến tôn sùng Mẹ, khó có ai muốn vượt qua
những trắc trở vất vả nầy, chỉ
để thoả măn ḷng hiếu kỳ.
Tự nhiên con nhớ lại những h́nh ảnh
và kỷ niệm buồn từ những chuyến
vượt biển xa xưa, chen chúc nhau trên những
chiếc ghe tựa như lá tre mong manh lênh đênh trên sóng
nước mênh mông, sống chết phó mặc cho may
rủi, như câu đáp ca trong lễ an táng :”một cơn
gió thoảng đủ làm nó biến đi”. Nhiều người đă
tốn tiền của, mất bao công sức để
“căn me”, xô đẩy giành giật một chỗ trên ghe
thuyền, để rồi bị sóng nhấn ch́m hoặc
thành nạn nhân những cảnh thương tâm đau
đớn.
Con đường mơ ước miền
đất lạ đem lại cho họ “tự do”,
chẳng khác ǵ Abraham xưa kia, “ra
đi mà không biết đi về nơi đâu”. Dù không thể ví Nước
Trời như thế, nhưng ư nghĩa đ̣i hỏi hy
sinh, từ bỏ và lựa chọn th́ chẳng khác chút nào.
Thêm vào đó, h́nh ảnh đấu tranh, chen lấn xô
đẩy, giành giật không khoan nhượng, th́ đúng
là những ǵ mà Kitô-hữu phải trải qua, phải hành
động, để qua được Cửa Hẹp mà
vào Thiên Đàng.
Trâu chậm th́ ngay
cả nước đục cũng không có mà uống!
Thiên Đàng đâu phải là chiếc bánh chia
sẵn, phần ai người nấy ăn!
Đạo Thánh Chúa
không bao giờ là “thẻ
bảo hiểm”: hễ đă “mua” rồi, th́ sẽ an tâm
sự sống đời đời!