T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                       

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN C

 

Lc 17, 5  - 10

 

BIẾN ĐỔI “GIEN”.

 

  Người Ư hănh diện về các tổ tiên của ḿnh., v́ theo truyền thuyết, tên của thành Rôma xuất phát từ tên của Romulus, một trong hai anh em sinh đôi đă được một con chó sói cho bú và nuôi sống về sau trở thành Vua cai trị .

 

Người Việt-Nam cũng có truyền thuyết về nguồn gốc giống ṇi tiên rồng ly kỳ, với chuyện Lạc-Long-Quân và Âu Cơ sinh trăm trứng, nở trăm con.

 

Điều đáng nói là dù câu chuyện đậm chất thần thoại, hoang đường, song không một người Việt nào, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, từ một anh nông dân đến một ông tiến sĩ, kể cả đang ở vào thế kỷ 21 nầy, lại cảm thấy đó là chuyện hoang đường. Chẳng những thế, c̣n sẵn sàng sửng cồ khi có ai dám cho đó là…không thật!

 

Giữa tháng sáu năm nay, một người ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cho biết con chó nhà ḿnh đă sinh ra một con mèo con. Hai chú chó con đầu tiên được sinh ra rất b́nh thường như bao con khác, nhưng đến "đứa" thứ ba th́ mọi người vô cùng kinh ngạc khi đó lại là một chú mèo. Mọi người kéo đến xem : Tiếng sủa ăng ẳng đích thị là của chó con, nhưng h́nh dáng th́ lại là mèo .

 

Mèo mẹ tại nhà gia đ́nh ông Trần Văn Dương ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đẻ ra năm mèo con, trong đó một con hoàn toàn giống chó. Khi những chú mèo đă cứng cáp, gia đ́nh ông kinh ngạc phát hiện trong số năm con mèo có đến hai con giống chó. Tuy nhiên, sau khi sinh vài tuần, một chú đă trở lại giống mèo nhiều hơn. C̣n chú mèo kia ngày càng giống chó. Mặc dù trông khác loài nhưng mèo mẹ vẫn cho con bú và không phân biệt đối xử. Chú "chó" hiện vẫn khỏe mạnh và chơi đùa rất tự nhiên với những anh em của ḿnh.

 

Đưa ra những câu chuyện nầy dường như chẳng dính nhập ǵ với những lời Chúa Giêsu dạy trong Tin Mừng hôm nay. Thật ra  việc “mẹ gà con vịt” trong đoạn Tin Mừng nầy cũng khiến cho ta phải bối rối, v́ sự so sánh có vẻ không “chuẩn” chút nào của Chúa Giêsu: đức tin thuộc phạm trù siêu h́nh, phi vật chất, trong khi hạt mù-tạc (hạt cải) lại thuộc lănh vực vật chất. Đức tin đâu phải là những nguyên tố hoá học như oxy (O) và hydro (H), tuy vô h́nh, để một khi kết hợp lại sẽ cho nước (H2O)! Nhưng chuyện “ biến đổi gien” thiêng liêng, lại là chuyện có thật và đáng để ta suy gẫm một đời!

 

Theo định nghĩa, đức tin là một ơn nhưng không Chúa ban, hoàn toàn không tùy thuộc vào [phẩm chất] người được ban. Đức tin v́ thế không phải là duy lư hay duy ư chí mà có được. Đức tin cũng không diễn ra như kiểu “cô gái lọ lem”, nhờ chiếc đữa thần mà bỗng chốc lột xác đổi đời.

 

Đức tin khác lạ ở chỗ là phạm trù linh thiêng, phát xut từ t́nh yêu của Thiên Chúa, song lại đ̣i hỏi phải được thể hiện, minh chứng bằng những hành động mà kết quả có thể “cân – đong – đo – đếm ” được. Tóm lại, cuộc sng của những kẻ tin – có đức tin và thực hành đức tin, - là làm sao để chứng minh sự hiện hữu của Đức Tin, cũng là sự hiện hữu của Thiên Chúa, bằng hành động, mà kết quả phải thể hiện cụ thể nơi chính kẻ tin và nơi tha nhân. Như thế, thể hiện đức tin của ḿnh, cũng chính là SỐNG và TRUYỀN GIÁO, hai khía cạnh bắt buộc của đời sống Kitô-hữu.

 

Theo dơi các cuộc thi thể h́nh, người ta không ngừng ngạc nhiên về kết quả của khổ luyện: những bắp thịt hiện ra, những cơ bắp mà ai cũng có trên cơ thể, nhưng để làm cho chúng cuồn cuộn hiện ra khắp mọi vùng thân thể, th́ rơ ràng phải dày công kiên tŕ khổ luyện và tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm nhặt đến mức khổ hạnh (ví dụ gần như kiêng muối và chất mặn cả đời, nếu không muốn công phu tập luyện thành công cốc). Hoặc khi xem biểu diễn nội công, cũng da thịt như mọi người, nhưng các vơ sĩ có thể để trên đầu, trên ngực những khối đá nặng nề và cho dùng búa đập lên : đá gạch vỡ tan, trong khi người không hề hấn ǵ!

 

Ở Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng nầy, ngoài cách phát ngôn phóng đại  ăn vào xương tủy của người Do Thái (ngày nay vẫn chẳng khác bao nhiêu), th́ có lẽ khi nói, Chúa Giêsu đang liên tưởng tới David và Gôliat, tới Bà vợ Sara của cụ tổ Abraham hoặc bà d́ Isave vẫn sinh con trai mặc dù bị hiếm muộn và tuổi tác đă cao. H́nh ảnh khác nữa là sự lớn mạnh của dân tộc Israel giữa các dân tộc đông đúc hùng mạnh và thù nghịch. Sau cùng – và có lẽ là nỗi bật nhất trong tâm trí Người - ấy là h́nh ảnh Giáo Hội khởi phát từ những môn đệ “thiếu và yếu” về cả chất lẫn lượng, nhưng với Đầu là Chúa Giêsu  và do sức mạnh Thánh Linh – nghĩa là đức tin – Giáo Hội ấy tăng trưởng như vũ băo và có sức mạnh hơn cả chuyển núi dời non: thay đổi hoàn toàn tâm tư, cuộc sống và vận mệnh đời đời của một con người, của nhiều con người, của cả nhân loại, trong đó có những trường hợp “ḷng chai dạ đá” tưởng rằng không ǵ có thể chuyển lay. Sự biến đổi, “lột xác” (đúng hơn là “lột” cả hồn) lạ lùng kỳ diệu c̣n tỏ tường ở sự sám hối, ăn năn: dù tội lỗi đến đâu, đức tin cũng có thể khiến cho tội nhân đánh bật mọi gốc rễ tội ăn sâu bén rễ trong linh hồn, để nên mảnh đất ph́ nhiêu thấm nhuần mưa móc ân sủng của Chúa.

 

Lạy Chúa Giêsu Chí Ái, nghĩ cho thật chín, th́ việc chuyển núi dời non mà Chúa nói với các môn đệ, hóa ra chẳng có ǵ là ghê gớm lắm và hoàn toàn nằm trong khả năng của chúng con, mà lăm phen chúng con quên khuấy mất hoặc mặc cảm tự ti muôn đời muôn kiếp ḿnh cũng chẳng làm được, chẳng khác nào kho tàng bị bỏ quên một cách mai một uổng phí. Quả thật, một ngọn núi, một quả đồi ngày nay dễ dàng biến mất khi nguời ta san ủi để lấy đất, lấy đá. Sông sâu c̣n có kẻ ḍ, nào ai  đo được ḷng người và cũng chẳng có thứ đá nào, kim loại nào chai cứng như ḷng dạ con người, trơ ĺ như tâm hồn những người tội lỗi – bất kỳ ai hoặc chính chúng con! – v́ thế, việc sám hối do ơn Chúa ban để nhận ra sự xấu xa vô ơn của ḿnh (SỐNG) hoặc  đem ơn Chúa giúp được cho tâm hồn tha nhân “như sáp ong ở gần lửa”, quay về với Chúa, đều là những “phép lạ” cả thể, mà việc chuyển núi dời non chẳng thể so b́ được.

 

   Chiếc cầu nối kết đức tin và việc làm,lại cũng chính là…đức tin! V́ vậy, lạy Chúa, Người mới cho con biết thái độ phải có khi con hoàn tất được một việc ǵ, hoặc cả khi con “hoàn tất” đời ḿnh theo Ư Chúa: chẳng phải công ích ǵ của con! Khả năng, nỗ lực, tất cả phương tiện giúp con hoàn tất những việc nầy, đều là của Chúa tất tần tật  và con chỉ c̣n mỗi việc là tạ ơn v́ đă may mắn không làm hỏng việc của Chúa .

 

Lúc ấy chúng ta chỉ c̣n cúi đầu thưa: ” Lạy Chúa, con là đầy tớ vô dụng vả cả…vô duyên nữa”.

 

CVK Nguyễn-Thế-Bài  T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 70