T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                       

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN C

 

Lc 17, 11 – 19

 

HÀNH TR̀NH TẠ ƠN

 

Người thanh niên 18 tuổi Hoàng Kha mắc bệnh loạn dưỡng cơ, căn bệnh khiến người bệnh bị liệt dần từ chân lên, cuối cùng sẽ chết v́ tim ngừng đập. Người bị mắc bệnh này thường không sống quá 18 tuổi .Một đài truyền h́nh biết chuyện này đă đưa tin về Hoàng Kha. Ngay sau khi  bản tin kết thúc, điện thoại nhà Kha bắt đầu reo lên không ngừng. Những khán giả trong nước cũng như Hoa kiều ở nước ngoài gọi đến để hỏi địa chỉ nhà Kha và khích lệ em.

 

Chỉ trong vài tháng tiếp theo, các mạnh thường quân đă gửi đến nhà Kha 500 khoản tiền với tổng số hơn 80.000 nhân dân tệ (10.000 USD).

 

Năm 2003, Kha đề xuất tâm nguyện cuối cùng với cha là đi gặp những nhà hảo tâm đă âm thầm gửi tiền giúp ḿnh, để nói một tiếng cảm ơn. Kể từ lúc đó, hai cha con đă mất khoảng hai tháng mỗi năm rong ruổi trên chiếc xe máy tái chế đi t́m ân nhân.

 

Chiều 29-7 năm 2006, Hoàng Kha đến một khu chung cư ở tỉnh Liêu Ninh. Kha cầm bó hoa bằng đôi tay yếu ớt của ḿnh và tặng bà Tôn Tố Cần : "Bà ạ, cảm ơn bà đă quan tâm và khích lệ cháu sáu năm trước. Ḷng hảo tâm của bà đă giúp cháu và cha cháu vượt qua tuyệt vọng. Hôm nay cháu và cha cháu đến đây để nói cảm ơn trước mặt bà". Câu nói chưa dứt mà cả ân nhân lẫn người cảm ơn đều đă nước mắt lưng tṛng.

 

Chuyến đi của hai cha con Hoàng Kha thật là khó khăn. Mỗi ngày chiếc xe chỉ có thể đi được quăng đường 100km. Hoàng Kha ngồi trong thùng xe nhỏ cũng không thoải mái, cứ 1-2 giờ họ phải dừng lại nghỉ một chút. Nhưng họ không bao giờ muốn ngừng lại. Suốt ba năm nay họ đă đến được mấy chục thành phố, đi được quăng đường dài hơn 13.000km và đă nói lời tri ân với 300 ân nhân.Chỉ c̣n 600km nữa anh và cha sẽ kết thúc hành tŕnh cảm ơn của ḿnh. Hoàng Kha cho biết với những người không thể đến gặp mặt trực tiếp th́ anh sẽ cảm ơn họ trong ḷng. Anh cũng mong muốn sau này khi qua đời sẽ hiến giác mạc của ḿnh cho người cần thay giác mạc.

 

  Câu chuyện trên một tờ báo Bắc Kinh được báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật (13.08.2006) đăng lại, khiến ta phải suy nghĩ nhiều: biết ơn và tạ ơn không chỉ và không thể là việc của một lần, một dịp cụ thể, mà phải là một chuỗi tháng ngày không ngừng thấy ḿnh mang ơn, ơn đời, ơn người, ơn “Trời”.

 

Rất nhiều những ơn ta có thể b́nh tâm nh́n lại và nhẩm đếm mỗi ngày, song cũng vô số những ơn hoặc ta không nhớ hết hoặc không biết đến, v́ đơn giản là chúng không tên : những kẻ giữ cho xă hội b́nh yên, có khi bằng giá mạng sống; những kẻ tạo những khoảng xanh công viên bồn hoa tươi đẹp; những người chăn nuôi trồng trọt; những lao cộng quét dọn vệ sinh đường phố; những người phát minh chế tạo các tiện nghi phục vụ đời sống và thăng tiến con người; v..v...

 

V́ thế, tạ ơn phải là một hành tŕnh, không chỉ ở đời nầy, không phải đứt đoạn khi ĺa đời, cũng không chấm dứt ngày tận thế, mà măi tới thiên thu. Cũng chính v́ thế mà trong Tin Mừng hôm nay, khi chứng kiến anh kẻ ngoại phủ phục thờ lạy Người để èv kharistô (m ơn), Chúa Giêsu đă  hỏi : “Chín người kia đâu cả rồi?”.

 

Những lúc đi hành hương tới các linh địa Thánh Mẫu hoặc những chốn nỗi tiếng như mộ Cha Trương-Bữu-Diệp, nh́n những tấm biển tạ ơn gắn kín các mặt bằng hang đá, bức tường, ta thấy đa phần là những người ngoài Kitô-giáo: họ quay lại để cám ơn. Không nhiều những biển tạ ơn của người Công giáo: có thể v́ xin mà chẳng được ơn, nhưng cũng có thể được ơn nhưng nghĩ rằng việc cha mẹ ban ơn cho con cái là chuyện đương nhiên và suy nghĩ ấy dẫn chúng ta gia nhập vào số chín mươi phầm trăm những kẻ vô ơn - những người “có đạo”!  Khi ấy, vô ơn không chỉ trở thành một thói xấu, mà là một bệnh!

 

Thánh Inhatiô coi ḷng vô ơn như cội rễ của mọi thứ tồi tệ. Trong bức thư gửi một anh em trong Ḍng là Simon Rodiguez, Ngài viết: “Nếu người ta suy nghĩ về những điều tốt lành của Thiên Chúa, th́ trong những điều lầm lỡ tồi tệ nhất phải kể đến là ḷng vô ơn với những điều tốt lành đáng trân trọng trước Đấng Tạo Hóa, là Chủ và trước những tạo vật được dựng nên v́ danh thánh vĩnh cửu của Thiên Chúa. Ḷng vô ơn là chính sự vô tâm trước những món quà và hồng ân nhận được. Ḷng vô ơn là nguyên do và là khởi đầu của tội lỗi và mọi điều tồi tệ.”

 

Cha ông Việt-Nam chúng ta dạy con cháu ghê tởm thói vô ơn, như kiểu “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván”, “được cá quên nơm”,... và phải luôn sống xứng đáng với con người hiếu thảo, biết ơn. Đạo lư ấy tóm gọn trong hai câu : uống nước nhớ nguồn (những ǵ hưởng từ thiên nhiên); ăn quả nhớ người trồng cây (hưởng thành quả từ công lao của người khác)! Cha ông ta ngữa mặt lên khi công việc thuận buồm xuôi gió để “tạ ơn trời Phật!”, “tạ ơn trời đất”! Một cái “lễ” cho ông bà tổ tiên, như tấm ḷng biết ơn v́ đă bầu cử cho cháu con! 

 

   Ở các quốc gia như Hoa Kỳ vào thứ Năm tuần thứ Tư của tháng 11, và ở Canada là thứ Hai tuần thứ hai của tháng 10, người ta tổ chức Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day). Đó là một ngày Tạ Ơn Thiên Chúa với tất ḷng biết ơn sâu xa. Một người trong nhóm di dân đến từ Anh vào đầu thế kỷ XVII,sống sót qua bao tai nạn, dịch bệnh, lại c̣n gặp được nhiều điều tốt lành, đă viết thư cho bạn bè kể lại rằng: “ Chưa bao giờ chúng tôi được no đủ vui thích như trong lúc này, đó là nhờ ḷng quảng đại của Thiên Chúa.Chúng tôi muốn chia sẽ niềm vui và của ăn đồi dào với kẻ khác”.

 

Nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ đầu tiên Shepard, phải thốt lên khi phi thuyền ông điều khiển, - chiếc phi thuyền đầu tiên có người lái của Mỹ - bay vào qũy đạo trái đất ngày 05.05.1961: ” Tôi tin kính một Thiên Chúa Toàn Năng”, khác biết bao với câu nói đáng thương của phi hành gia Xô-Viết Nga Gagarine cũng bay vào qũy đạo trước đó, ngày 12.04.1961: ” Tôi đă nh́n khắp nơi, mà chẳng hề thấy Thiên Chúa!”.

 

Cũng thế, khi phi thuyền Appolo đổ bộ lên mặt trăng, th́ cử chỉ đầu tiên của phi hành gia Neil Amstrong (và tất nhiên là của nước Mỹ) là đặt lên bề mặt hành tinh vừa bị chinh phục một cuốn Kinh Thánh, rồi sau đó mới đến quốc kỳ và quốc huy nước Mỹ. Đó là đức tin kết tinh từ ḷng tri ân đối với Thiên Chúa.

 

  Lạy chúa Giêsu, những người thích xem phim Hàn-quốc nhận thấy những bộ phim rất dài về t́nh cảm tuyệt nhiên không sử dụng đến những màn hôn hít có vẻ say đắm, những đoạn trút bỏ y phục sống sượng dâm ô để diễn tả t́nh yêu và để phim hấp dẫn ăn khách. Điều dễ dàng nghe thấy ở bất kỳ bộ phim nào, đó là hai câu thật đơn sơ, nhẹ nhàng, nhưng giúp hoá giải mọi hận thù, khúc mắc trong các t́nh tiết giữa các nhân vật : “con sai rồi” (em sai rồi; bố sai rồi,..) và “cám ơn”.

 

Hai câu “xin lỗi” và “cám ơn” ngắn ngủi đơn giản nầy, đất nước Hàn quốc đă phải vận động người dân...học tập và thực hành cả hai năm trời, trước ngày khai mạc Thế Vận Hội Séoul 1988.

 

Đó cũng phải là hai câu con dùng suốt đời đối với Chúa và với anh em, là hành tŕnh tạ ơn mà con phải thực hiện đến muôn đời, đơn giản bởi v́ TẠ ƠN CHÚA “thật là công b́nh, chính đáng và hữu ích cho phần rỗi ” (Kinh Tiền Tụng).