T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                       

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN C

Lc 20, 27.34 – 38

 

NÓI TRĂNG NÓI CUỘI

 

Có người thợ vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh. Vua hỏi: “Vẽ cái ǵ khó?”.Người ấy thưa: “Vẽ chó, vẽ ngựa khó”. Vua Tề hỏi: “Vậy vẽ cái ǵ dễ?”. – “Thưa, vẽ ma, vẽ quỉ dễ.”. Vua Tề ṭ ṃ: ”Sao lại thế?”. Người thợ  vẽ  thưa:  “Chó ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống th́ người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quỉ là giống vô h́nh, không ai trông thấy, tuỳ ư muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ”.

 

Người thợ vẽ ấy rất thành thật, khác xa với mấy anh Sađucêô mạnh mồm bạo miệng cật vấn Chúa Giêsu về một vấn đề mà họ tin chắc Chúa Giêsu cũng sẽ phơi giáp trước con át chủ bài muôn thuở của họ, giúp cho lập trường của họ đứng vững, giống như nhóm của họ vẩn đứng vững trước ánh mắt miệt thị nhưng ngán ngẫm của các nhóm tôn giáo khác trong đất Israel nầy… Cái phao để họ bám vào, không hẳn là v́ không tin vào sự sống lại hoặc không có đời sau, cho bằng vin vào một “chân lư” là chưa và không có ai từ cỏi chết sống lại để phản bác lập luận của họ.

 

Chẳng khác nào vẽ ma: Muốn “nói trăng nói cuội” ǵ cũng chẳng sợ ai chê sai! Vài chục thế kỷ sau, kiểu lập luận nầy đă được những người theo thuyết duy khoa học vô thần sử dụng lại. Kết luận đầu tiên của họ: không có sự sống lại . Từ đó họ bỏ xa những người Sa-đu-cê-ô với tuyên bố: Thiên Chúa không hiện hữu. Công việc của Giáo Hội – chúng ta – là phải chứng minh được giữa Giáo Hội và những người theo thuyết duy khoa học vô thần,  ai mới mà kẻ “nói trăng nói cuội?”.

 

Tiếc là bài Tin Mừng hôm nay kết thúc ở câu 38, v́ nếu thêm vào một câu nữa thôi,câu 39 (Bấy giờ có mấy người thuộc nhóm kinh sư lên tiếng nói : ”Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm”), ta sẽ dễ dàng  tưởng tượng cảnh lần đầu tiên nhóm kinh sư “mọt sách” thật sự phục Chúa Giêsu. Câu chuyện và vấn đề “thế giới bên kia” cực kỳ mơ hồ, bí hiểm, nhiệm mầu, đến nỗi ai muốn “nói ngược nói xuôi” ra sao cũng khó ḷng bắt bẽ , - như xưa nay vẫn thế -, vậy mà Chúa Giêsu giải quyết gọn nhẹ, làm vấn đề sáng sủa chỉ bằng vài câu nói.

 

Chắc chắn những câu nói của Chúa Giêsu vô cùng thuyết phục, v́ nhóm Sađucêô lập tức im lặng, tâm phục khẩu phục. Họ hiểu ngay những lời của Chúa Giêsu là “có thẩm quyền”: Người “đến từ đó” và rơ mọi chuyện như “trong ḷng bàn tay”. Trong đám người theo ŕnh ṃ để bắt bí Chúa Giêsu, th́ nhóm Sađucêô  là những kẻ ḷng dạ tối tăm độc dữ nhất, v́ họ thuộc các gia tộc tư tế, mà ảnh hưởng đang bị xói ṃn trầm trọng với sự xuất hiện của Chúa Giêsu (mà dân chúng tôn vinh là một Đại tiên tri, là Đấng Kitô) với vô số phép lạ và những lời giảng dạy khác thường, đầy quyền uy của một bậc Đại tôn sư. Châm ngôn Pháp có câu : “chercher midi à quatorze heures” (t́m giờ ngọ vào hai giờ chiều), luôn thích phức tạp hóa mọi vấn đề để lừa dối người khác. Sự việc diễn ra rành rành trước mặt chẳng giúp cả bọn họ lẫn Biệt phái và kinh sư giải toả ḷng đố kỵ và thù hận đối với Chúa Giêsu.

 

 

Khi  Việt-Nam thực hiện chính sách mở cửa cách nay vỏn vẹn hai mươi năm, th́ những luồng gió độc văn hoá xă hội đang chực chờ sẵn bao năm bên ngoài, như sư tử - sicut leo, theo cách ví  của Thá nh Phêrô - liền ùa vào. Chúng gặp ngay miêng đất màu mỡ dọn sẵn là những con người thuộc mọi lứa tuổi bao năm mơ ước khao khát hưởng thụ và sùng ngoại, đang háo hức đợi chờ.

 

Đối với lớp “trưởng giả học làm sang”nầy (tinh thần chẳng khác trong vở hài của Molière), tất cả những ǵ của ngoại đều tốt, đều hay và đều đáng thu nhận, bắt chước, trong đó có cả lối suy nghĩ bệnh hoạn về t́nh dục, hôn nhân và gia đ́nh đang làm suy đồi đạo đức Âu Mỹ. Hệ quả và hậu quả ra sao sau chỉ mấy năm bước qua thế kỷ XXI nầy, th́ ai ai cũng đă thấy rơ : Xă hội Việt-Nam vốn an b́nh, tốt đẹp là thế, nay ngập tràn sách báo, phim ảnh bạo lực dâm ô, ngập tràn nạn cờ bạc, nghiệp ngập, khách sạn nhà hàng - một số lớn trong đó là những ổ mại dâm trá h́nh – đă đẩy thế hệ trẻ vào những con đường hư đốn, với những cái nh́n và đánh giá mọi giá trị nhân bản, truyền thống, gia đ́nh và hôn nhân hết sức lệch lạc, duy vật, vô thần và sa đọa.

 

Chúng không được hướng dẫn để trả lời câu hỏi: ”Vậy trong bảy người nầy ai sẽ là chồng của nàng?”, v́ chuẩn mực (và lư tưởng) của chúng là ở sách báo, phim ảnh và lớp đàn anh đàn chị đi trước, ngă trước và kéo chúng ngă theo.

 

Câu chuyện nhỏ do thạc sĩ tâm lư học Lê-Thị Linh Trang (báo Tuổi Trẻ số ra ngày 29.10.2007, mục thời sự) cho thấy nhận thức hết sức sai lầm, đánh đồng người Âu Mỹ với hạng sống trác táng bừa băi của nhiều người trẻ Việt-Nam “đợt sống mới” :  Hồi đó tôi có tham gia lớp tập huấn về sức khỏe sinh sản do hai chuyên gia một nam một nữ người Đan Mạch hướng dẫn. Có một học viên hỏi rằng: ‘Thế bao nhiêu năm trời anh chị đi cùng với nhau khắp các nước, anh chị có quan hệ t́nh dục với nhau không?’. Hai chuyên gia cười. Đáng lẽ đây là chuyện cá nhân họ không nói, nhưng v́ họ thấy người VN ḿnh hay nghĩ rằng người phương Tây quan hệ bừa băi nên họ phải nói. Phương Tây th́ cũng một bộ phận nào đó như thế thôi. C̣n họ vẫn có những chuẩn mực chung: ḷng chung thủy, ḷng yêu thương… Và từ nhỏ họ đă được trang bị các kỹ năng: giá trị hạnh phúc, công bằng xă hội, giá trị con người...”.

 

Bổ sung vào đó là thống kê của Google: năm vừa qua, số người lên mạng t́m những mục liên quan tới “sex” đông nhất là từ Việt-Nam. Đâu phải v́ không có người từ Tây, Mỹ về nói cho biết những sai trái, nhầy nhụa, buông thả đến điên loạn ở các xă hội ấy, mà v́ rác rưỡi, hoang đàng, dâm loạn th́ Đông hay Tây, Cổ hay Kim chẳng hề khác nhau. Đơn giản v́ chúng đều có một ‘chúa’ là xác thịt và cùng chung một ‘thầy’ là Xa-tan.

 

Khi người ta không tin đời sau, không tin có Thiên Chúa, th́ không sa vào dâm ô, ích kỷ, độc ác, mới là lạ! Nều không có những chuẩn mực đạo đức tối thiểu, không có ảnh hưởng – ít là rơi rớt - của các tôn giáo, th́ những xă hội như thế sẽ rơi thẳng xuống đáy thẳm vô luân.

 

Đọc những bài nhận xét của lứa tuổi teen đăng suốt cả tuần qua trong báo, về “chuyện ây” ngày nay, mới thấy nhói ḷng và lo âu : dường như Giáo Hội Việt-Nam vẫn đang an nhiên tự  tại ở thời “Đàn ông chớ kể Phan Trần – Đàn bà chớ kể Thuư Vân, Thúy Kiều”! 

 

Phải làm sao để chân lư đức tin, đạo đức luân lư do Giáo Huấn Giáo Hội tŕnh bày, không bị phê là “ nói trăng nói cuội” và tiếng nói của “ ba thù “ là  xác thịt, ma qủy, thế gian, cất cao lời ca! Ai đoán được trong bao lâu nữa Nhà thờ - Giáo Hội – church – ở đất nước mộ đạo nầy sẽ thưa thớt và trống vắng tín hữu như Âu Mỹ hiện nay! 

 

Nhưng có một điều mà Việt-Nam “đi sau về trước”, vượt mặt mọi quốc gia phát trển nhất trên thế giới. Đó là con số nạo phá thai: hơn 1,5 triệu ‘ca’ được thống kê!

 

Thế kỷ XXI nầy là thế kỷ mà Giáo Hội – và chúng ta, Kitô-hữu - phải trả lời rành mạch không chỉ bằng lư lẽ     ( lập lại Lời của Chúa Giêsu), mà bằng chứng từ cuộc sống thanh tịnh, câu hỏi : “VẬY TRONG NGÀY SỐNG LẠI, NGƯỜI ĐÀN BÀ ẤY SẼ LÀ VỢ AI?”. (Lc 20,33).

 

Đồng tiền liền khúc ruột, mọi sự xấu xa đều bắt nguồn từ nó, kể cả - và nhất là tội lỗi và những vấn đề  xác thịt – nhưng tách riêng nó ra để giải quyết, lại không quá khó, như chúng ta đọc thấy trong bài đọc đi ngay trước bài Tin Mừng hôm nay: của Thiên Chúa và của Xê-da (Lc 20, 20 – 26), đơn giản là v́ nó có thể cân-đong-đo-đếm và ta biết nó “đi đâu về đâu”. Chuyện sống lại, chuyện đời sau – dù được cố t́nh lồng ghép vào một câu chuyện hôn nhân rất gần gũi dễ hiểu, -  lại không có nơi đi và địa chỉ đến . Hay đúng ra, chẳng dễ ǵ chứng minh được nơi đi và nơi đến – where from and where to.

 

Nhưng nếu không chứng minh được cho thế gian về sống lại và sự sống đời sau, th́ chúng ta cũng chỉ “nói trăng nói cuội”.