T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                       

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN C

( CÁC THÁNH TỬ V̀ ĐẠO VIỆT NAM)

Lc 21, 5 – 19

 

CỌP GIẤY !

 

 Cha ông chúng ta vẫn thường dùng câu châm ngôn « Hổ phụ sinh hổ tử », để ca ngợi một người cha đă giáo dục con ḿnh nên người giỏi giang, dũng cảm, mang vinh dự cho gia đ́nh và gia tộc . Câu nầy cũng được dùng để ca ngợi một người con đă làm « mát mặt » cha mẹ và gia đ́nh, gia tộc. Châm ngôn La Mă cũng có câu tương tự : « talis pater, talis filius » (cha nào, con nấy). Nhưng không thiếu những trường hợp « con nhà tông » mà chẳng hề « giống lông giống cánh », những trường hợp đau ḷng cha mẹ, khiên cho gia đ́nh gia tộc mất mặt, khi « hổ phụ » lại sinh ra cọp..giấy !

 

Trước nạn những tay đạo tặc tấn công để cướp của và làm những điều xằng bậy với các phụ nữ độc thân hoặc lái xe hơi một ḿnh, người ta đă chế tạo các h́nh nhân giống hệt những « khỉ đột » (gorilla, tiếng chuyên môn để chỉ những vệ sĩ to con và giỏi vơ), rồi bố trí cho ngồi vào ghế bên cạnh người phụ nữ. Sáng kiến nầy được hoan nghênh v́ hiệu quả tức thời. Nhưng những h́nh nhân nầy, dù được chế tạo tinh xảo đến đâu, cũng không qua mặt được những tay « găng-tơ » chính hiệu. Cũng chỉ là một thứ cọp giấy, khiến cho mau chóng xảy đến việc « gậy ông đập lưng ông » :  xe nào có vệ sĩ..dỏm, trở thành mục tiêu của bọn đầu trộm đuôi cướp !

 

Ở các miền quê Việt-Nam, đó là h́nh ảnh những con bù nh́n bằng rơm, đội chiếc nón rách, khoác tấm áo tơi tả, nhờ sức gió lay động để làm cho lũ chim đến phá hại lúa dưa phải sợ hăi. Hết gió giúp đong đưa, bù nh́n lại là ...bù nh́n !Ở Trung Quốc có loại h́nh múa rối rất đặc sắc : những h́nh nộm mỏng dính, tượng trưng cho các nhân vật trong các truyện thần thoại hoặc trong lịch sử, xuất hiện và « diễn » vai của ḿnh, với những màn nhào lộn, chiến đấu hêt sức sống động, nhờ các nghệ nhân...giật dây phía sau màn ! Không có ánh đèn phản chiếu, không có nghệ nhân thành thạo điều khiển, các chú rối bất động hoặc múa may lẫn lộn.

 

Ngoài việc hù doạ trẻ em hoặc những người tiếp xúc lần đầu, th́ chẳng ai sợ cọp giấy và cọp giấy cũng không che dấu được thân phận và bản chất của ḿnh lâu. Ngoài h́nh dáng bên ngoài, th́ h́nh nhân hoặc bù nh́n cũng chỉ là thứ ngáo ộp, bởi bản chất giả tạo và hời hợt không chóng th́ chầy sẽ « dấu đầu hở đuôi ». Số phận những con rối dây, rối bóng hay rối nước cũng không hơn ǵ, chỉ  « mua vui cũng được một vài trống canh » (Kiều - Nguyễn Du)

 

Kitô-hữu, vốn là con cái của « hổ phụ », nhưng được bao nhiêu người sống xứng danh là « hổ tử » đúng với bản chất và ư nghĩa của từ nầy ? Bao nhiêu tín hữu sống như những con bù nh́n, gió chiều nào che chiều ấy, giật dây th́ động đậy nhúc nhích, ngưng gió, ngưng giật, lại trở về t́nh trạng bất động : không nghe, không thấy, không biết và dĩ nhiên là không làm ! Những người nầy lại viện ra nhiều lư lẽ để biện minh cho thái độ sống của ḿnh. Một trong những « lập luận » mà theo họ « vững như đồng », ấy là câu mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay : « Vậy anh em hăy ghi ḷng tạc dạ điều nầy, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Chính Thầy sẽ cho anh em nói thật khôn ngoan,... » (Lc 21, 14 – 15).

 

Đáng tiếc thay : bao nhiêu dịp Chúa Giêsu muốn Kitô-hữu « phải bào chữa » cho chân lư, cho đạo đức, để bảo vệ lề luật của Chúa và Giáo huấn Giáo Hội ; bao nhiêu điều xảy ra xấu xa, sai lạc, lôi kéo không chỉ những người không tin Chúa vào con đường tội ác như ngừa thai, nạo phá thai, an tử, hôn nhân đồng tính và những chuyện quái dị như nhân bản vô tính phôi người (và đầu óc kiệu căn điên rồ sẽ chẳng c̣n lâu nữa sẽ nhân bản vô tính người !), mà c̣n được không ít Kitô-hữu - phần lớn là trí thức cao - đồng t́nh v́ thấy chúng hợp t́nh hợp lư, đáp ứng đ̣i hỏi tự do và nhân phẩm, cũng là những « quyền » căn bản của con người. Tất cả những điều ấy và vô số điều khác, Chúa « cho nói thật khôn ngoan », th́ chúng ta lại phủi trách nhiệm, cho rằng đó là việc của Đức Thánh Cha, của hàng giáo phẩm và rất... « khiêm nhường » khi suy nghĩ : thấp cổ bé họng như tôi, có nói cũng chẳng ai buồn nghe !

 

Đó mới là điều đáng sợ : sinh ra, lớn lên, được giáo dục trong đức tin để trở thành « hổ tử », nhưng ích kỷ, hưởng thụ và ỷ lại đă khiến nhiều người trở thành « cọp giấy ». Những loại người nầy rất mạnh mồm bạo miệng khi nói những chuyện vô thưởng vô phạt, chẳng mất ḷng ai, hẳng đụng chạm ai và nếu có điều ǵ có khả năng làm người khác khó chịu  - dù đó là về tín lư hoặc luân lư Hội Thánh dạy – th́ họ luồn lách thật tài t́nh. Không ít người cho đó là « ơn khôn ngoan », một trong bảy ơn cả Chúa Thánh Linh ban cho và nhất là thể hiện đúng lời hứa của Chúa Giêsu hôm nay : « Chính Thầy sẽ cho anh em nói thật khôn ngoan » ( Lc 21, 15). Họ định biến Chúa Giêsu và Thánh Linh Chúa trở thành đồng minh...cọp giấy ! Trở thành một con bù nh́n, họ muốn Chúa Thánh Linh làm hơi gió để đong đưa suy nghĩ và hành vi của họ, để trấn an lương tâm rằng họ cũng là Kitô-hữu. Khi thấy ḿnh chỉ đáng – và đúng - là con rối, họ lại kéo Chúa Giêsu làm kẻ giật dây để họ che đậy bản chất đồ giả của ḿnh.

 

Trong số những người thuộc hạng nầy, c̣n có những kẻ thà trở thành cọp giấy, c̣n hơn phải hy sinh danh lợi, khi họ trở nên vô cảm trước đói khổ tinh thần và vật chất của tha nhân. Đồng tiền vít chặt và khép kín cửa ḷng họ. Trong những ngày lũ lụt đă và đang diễn ra, thật tang thương khốn khó , bao nhiêu Kitô-hữu vin vào cớ nầy lẽ nọ, để làm ngơ bổn phận chia sẻ của một con người với đồng loại, chứ chưa nói là của một Kitô-hữu vốn biết rơ ngày sau cùng Chúa sẽ và chỉ phán xét về điều ǵ : « V́ xưa ta đói, ta rét, các ngươi đă không cho Ta ăn, không cho Ta mặc » (Mt 25, 31 – 46)

 

Trong cuốn « Giữ đạo theo cách liên tôn”(Being religious interreligiously), Cha Phan, một linh mục rời quê hương sang Hoa Kỳ, được đào tạo và trở nên nỗi tiếng và nay là một giáo sư khoa thần học tại đại học Georgetown, cho thấy « lập trường »của ḿnh : những tôn giáo ngoài Kitô-giáo có một vai tṛ tích cực trong lịch sử cứu độ theo cách riêng của chúng , chkhông phải chỉ là một sự chuẩn bị cho Phúc Âm Kitô-giáo.

 

+ Điều nầy khiến cho việc cố gắng làm cho người ngoài Kitô-giáo trở lại Kitô-giáo (= truyền giáo)chẳng c̣n mấy ư nghĩa

+ Tốt nhất nên tránh các từ “duy nhất”, “tuyệt đối” và “hoàn vũ” đối với vai tṛ cứu rỗi của Chúa Kitô;

+ Đức Chúa Thánh Thần hoạt động trong một phương thế cứu rỗi trong các tôn giáo ngoài Kitô-giáo không lệ

    thuộc vào Ngôi Lời (có ư nói Chúa Kitô với tư cách là Lời Thiên Chúa).

+ Hội Thánh Công giáo không thể đồng hóa với Hội Thánh Chúa Kitô; v..v...

  

Mặc dù Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă rộng t́nh phân tích những sai lạc nghiêm trọng trong suy tư và trong các cuốn sách , Cha Phan vẫn t́m đủ cách để dây dưa, duy tŕ và củng cố lập trường của ḿnh, nhất là khi được những nhà thần học chống đối Hội Thánh ( một số đă bị vạ tuyệt thông !) khích lệ ca ngợi. Chúng ta chỉ muốn đặt câu hỏi : Tổ tiên chúng ta,- cũng là tổ tiên Cha Phan,- đă dùng máu đào để chứng ḿnh đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh Công giáo, hay là v́ Phật giáo, nho giáo hoặc những đạo khác, mà theo Cha Phan, cũng có thể đem lại ơn cứu rỗi như là Đạo Công giáo, cũng có nghĩa là Đức Phật, Đức Khổng Tử cũng ban ơn cứu rỗi được như Chúa Giêsu ? Hôm nay toàn thể Hội Thánh Công giáo hiệp ư cùng Giáo Hội Việt-Nam, để tạ ơn Chúa v́ ḍng máu vinh quang của các bậc tiền nhân tử v́ đạo đă sinh hoa trái phong phú nơi đất nước và dân tộc Việt-Nam.

 

Cha Phan phủ nhận tất cả, cho rằng ơn cứu độ có thể đến từ mọi tôn giáo, không cứ ǵ Đạo Công giáo mà phải ngu ngốc phí hoài sinh mạng ! Câu trả lời có lẽ để dành cho Cha Phan và song thân cũng như gia tộc Ngài !