T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

 

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN C

ĐỨC GIÊSU KITÔ, VUA VŨ TRỤ

Lc 23, 35 – 43

 

THIÊN THẦN VÀ ÁC QỦY

 

     Nếu không gặp ngăn trở v́ những vụ đ́nh công liên tục, th́ Hollywood đă cho tŕnh chiếu “Thiên Thần và Ác Quỷ”, bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của tác giả Dan Brown, người đă gây sóng gió với cuốn “Mật Mă Da Vinci”, cũng được chuyển thể thành phim năm 2006. Trong nay mai hẳn sẽ đến lượt sách và phim “Ch́a Khoá Salomon”, v́ đây là một trong tam phẩm bắt đầu với cuốn “Thiên Thần và Ác Qủy” (Cuốn thứ hai trong một sê-ri Tam Phẩm khác đă được chuyển thể thành phim và sẽ được tung ra vào ngày 7 tháng 12 sắp tới, là : “Chiếc com-pa bằng vàng” của Pullman).

 

Cả hai bộ Tam phẩm đều nhằm công kích và bôi nhọ Hội Thánh Công giáo, và luôn cho là nhân danh khoa học và lư trí. “Bộ ba” Tin Mừng đề cập hôm nay, không phải là những trang giấy, không phải là những suy đoán với thành kiến và ác tâm xấu xa của một số người, mà là hiện thực của đời người, của đấu tranh giữa sự sống và sự chết, của giằng co giữa đau khổ và giải thoát: Chúa Giêsu và hai người trộm. Đáp số đă rơ : Nói theo Đức Cha Bùi Tuần, đó là “hành tŕnh của đau khổ cứu độ”. Không có cứu độ nếu không có đau khổ và đau khổ sẽ không thể được hiểu và chấp nhận, nếu không mang ư nghĩa và mục đích cứu độ.

 

    Bối cảnh là đỉnh đồi Can-Vê với ba thân phận trên ba cây thập tự giá với hai lối sống khác biệt nhau, nhưng lại cùng một án phạt và một cách chết: Chúa Giêsu ở giữa, như một trọng tài, như một thẩm phán, để nghe hai “bạn tử tù” của Ngài tỏ thái độ về đau khổ. Hai con đường – công chính và tội ác - gặp nhau ở một kết cục bi thảm, hấp hối và dằn vặt : đau khổ. Thiên Chúa Tạo Hóa Vô Cùng Quyền Năng và Uy Nghi Thánh Thiện cùng nếm trải đau khổ đến tận cùng thân xác và tâm hồn giống như những tạo vật xấu xa tội lỗi. Đau khổ chẳng tha chẳng chừa một ai.

 

Là người thật, Chúa Giêsu cũng sợ hăi đau khổ đến nỗi mồ hôi máu chảy ra. Đức Cha Bùi Tuần viết : “Trên thực tế đau khổ dù do bất cứ nguyên nhân nào, đều rất đáng sợ. Nó có khả năng làm cho con người suy sụp. Nó có khả năng đưa con người tới tự tử, tới bất măn, tới chỗ mất niềm tin vào bạn bè, vào những người xung quanh. Thậm chí người đau khổ có thể mất cả niềm tin vào Chúa và Hội Thánh…. Đau khổ đau khổ là quê hương tạm của mọi người. Ai cũng phải đi qua trên mảnh đất quê hương này”. Trên những mảnh đất giống như nhau, luôn có thể sinh sôi nẩy nở cả loài cỏ dại và cây lúa tốt tươi.

 

Sở Vương muốn làm nhục Án Tử, người nước Tề, bèn cho điệu một người nước Tề bị bắt v́ trộm cắp (thực ra là do lính nước Sở đóng giả). Sở Vương nói : “Người nước Tề hay trộm cắp nhỉ?”. Án Tử đáp: “Chúng tôi trộm nghe thấy rằng: cây quất mọc ở đất Hoài Nam th́ là quất ngọt, đem sang cấy ở đất Hoài Bắc th́ quất chua, cành lá giống nhau mà quả lại chua ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại v́ thủy thổ khác nhau vậy. Nay thân sinh ở nước Tề th́ không ăn trộm, sang ở nước Sở lại sinh ra trộm cắp, có lẽ v́ lư do khác nhau về thủy thổ mà nó sinh ra như vậy chăng?”.

 

Cùng là đau khổ, nhưng đối với những người hiểu được ư nghĩ cứu độ của đau khổ, như chính Chúa Giêsu đă dạy và thực hiện nơi chính Người, th́ đau khổ là cách thế duy nhất để chứng ḿnh t́nh yêu và ḷng trung thành đối với Thiên Chúa và đối với anh em. Đau khổ không làm cho họ mất đi niềm cậy trông và hy vọng, trái lại đau khổ giúp người ta trưởng thành trong cuộc sống, trong quan hệ với tha nhân và trong đức tin. C̣n với những người chỉ nh́n vào đau khổ để bất măn, để oán hận, kêu ca và than thân trách phận, cho rằng “trời không có mắt”, th́ đau khổ càng đè bẹp họ, càng d́m họ xuống trong hố sâu tuyêt vọng. Cây thập tự giá đem trồng trong đức tin sẽ cho trái ngọt; đem trồng trong ích kỷ, kiêu căng th́ chỉ cho trái chua!

 

  Đức Phật Thích Ca ví “đời là bể khổ”. Nhà thơ Xuân Diệu của Việt-Nam cũng ví von rất hay, khi ông dùng câu viết trong sách địa lư lớp Ba : “trái đất ba phần tư nước” và chỉ thêm vào chữ “mắt”, để có câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt”.

 

Sinh – Bệnh – Lăo – Tử đều là những đau khổ gắn liền với thân phận con người; nhưng so với muôn vàn h́nh thức đau khổ tinh thần khác đến từ vô số nguyên nhân, th́ “sinh-bệnh-lăo-tử” chẳng là ǵ: đau khổ của bậc phụ huynh khi thấy con cái ḿnh hư đốn bất trị; đau khổ trong đời sống vợ chồng bất hoà bất thuận; đau khổ v́ bị hiểu lầm hoặc chịu bất công; đau khổ của những người có trách nhiệm khi gần như bất lực nh́n giới trẻ bị bao vây và không ít trong số đó ch́m ngập trong dâm ô, sa đoạ, do ảnh hưởng môi trường giáo dục vô thần và vô luân; đau khổ của những Kitô-hữu trong xă hội “văn minh” ở thế kỷ 21 mà c̣n chịu đủ thứ bách hại dă man như thuở vua chúa quan quyền xa xưa.

 

Sau cùng là những dằn vặt lương tâm v́ những sai phạm tội lỗi mà không đủ sức mạnh tinh thần và đức tin để có thể rút ra khỏi những vũng bùn nhơ nhớp, hoặc cất cao tiếng phản bác điều xấu và bênh vực chân lư, chẳng hạn như trong những vấn đề đạo đức xă hội ngày nay: ngừa thai, nạo phá thai, an tử,nhân bản vô tính phôi người ( và biết đâu ngày nào đó không xa có thể là chính con người!) hoặc kết hợp đồng tính. Trong những việc nầy, c̣n biết đau khổ, c̣n biết thao thức lo âu, cũng là dấu hiệu c̣n hy vọng.

 

Người Miền Tây xưa nay “sống chung với lũ” rất “thuận hoà” và không khó khăn, v́ hiểu được những lợi ích vô cùng to lớn của lũ sau những đỏng đảnh không thể tránh của nó. Nhưng khi những người nông cạn, thiếu bề dạy kinh nghiệm sống, chỉ dựa vào số kiến thức hạn hẹp và tham vọng, muốn chế ngự lũ, muốn thuần phục lũ, th́ những hậu qủa nhăn tiền mau chóng xảy ra.

 

Cũng vậy Đau khổ  là “thiên thần” hay “ác quỷ” là tùy thuộc ở cách mỗi người nh́n nhận, đón nhận, chấp nhận hoặc chối bỏ nó như thế nào. Chúa Giêsu “vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập tự giá”, để bày tỏ t́nh yêu vô biên đối với Chúa Cha và t́nh yêu thương khôn cùng đối với con người, v́ “không ai yêu hơn kẻ hiến mạng sống v́ người ḿnh yêu”. Sự chấp nhận và thánh hóa đau khổ đó của Chúa Giêsu đă thấm vào trái tim người trộm lành, để anh ta cũng biết chấp nhận đau khổ (như là công bằng và như là sám hối) và dâng tất cả hiệp cùng đau khổ của Chúa Giêsu. Từ đó anh trộm lành đă biến đau khổ thành “thiên thần” và đau khổ của anh được Chúa Giêsu thánh hoá chúc phúc, đă biến đổi anh thành “thiên thần”; trong khi anh trộm dữ nh́n ra “ác qủy” nơi các đau khổ ê chề mà anh ta phải chịu (thực ra là xứng đáng với các tội ác của anh). Đắng cay tuyệt vọng đă biến anh ta thành “ác qủy” khi xúc phạm đến Đấng Công Chính Vô Tội mà chịu án oan ê chề, đau đớn c̣n hơn cả anh ta.

 

   Chúa muốn con làm ǵ? Đă rơ rồi: Chúa muốn con dâng khổ đau và vượt qua đau khổ như thử thách để con có thể vào được Nước Trời. Chúa không muốn con ảo tưởng viễn vông ngồi cầu xin ngày sau vào được Nước Trời mà “ngay hôm nay ngươi được ở cùng t trong Nước Trời”. Chúa là Vua muôn vua; Chúa các chúa, không phải ở trên trời, mà ngay ở trên trái đất nầy, trên thế gian nầy. Nếu không, ư nghĩa vương quốc đâu c̣n giá trị (chẳng khác làm tướng không lính, làm vua không đất không dân) và việc truyền giáo cũng dễ bị xem nhẹ, bỏ qua, v́ truyền giáo là ǵ, nếu không phải là làm mọi cách để mọi người nhận biết, đón nhận triều đại của Chúa Kitô và hân hoan “v́ ngay hôm nay” – hic et nunc - ở trần thế nầy- , họ sẽ được vào Nước Trời.

 

Cái giá để vào được Triều đại ấy – Vương quốc ấy – là phải phấn đấu, phải đi qua đường hẹp, phải vác thập giá ḿnh và phải chết với và như chính Vị Vua Kitô.