T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG (Năm A)

Mt 3, 1 – 12

 

CHÂN  NGỤY

Án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan. Có anh đánh xe theo hầu.Vợ tên đánh xe nh́n qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cây dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi : Tại làm sao? Nàng nói : Án tử người gầy thấp, bé nhỏ làm đến tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông ấy vẫn khiêm nhường như chưa bằng ai. C̣n chàng cao lớn đẫy đà, chỉ mới làm được một tên đánh xe tầm thường hèn hạ, thế mà thiếp xem chàng đă ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng không ai bằng nữa. Nên thiếp xin bỏ chàng ra đi. Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chừa được cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế, lấy làm lạ bèn hỏi. Tên đánh xe đem việc nhà kể lại. Án tử bèn cất cho làm đại phu.

 

Trong Tây y, Những chất trơ (bất hoạt) về hoá học thỉnh thoảng được cho dùng như là “thuốc”. Người ta gọi nó là “placebo” (giả dược). Giả dược được làm với h́nh dạng và mùi vị giống hệt thuốc mà nó thay thế. Các bác sĩ có thể kê toa giả dược nếu những triệu chứng ví dụ như mệt mỏi, không do bệnh lư cần phải điều trị. Những cải thiện đạt được khi dùng giả dược do người uống tin rằng nó sẽ có hiệu quả tốt.

 

Nếu so sánh bước khởi đầu hai cuộc đời của Chúa Giêsu và của Thánh Gioan Tiền Hô, th́ rơ ràng là cậu con trai “cầu tự” của ông bà Zacharia – Isave nỗi tiếng khắp cả mọi vùng miền Israel, từ vụ việc người cha đột nhiên bị câm và sau đó nói lại được, cho tới sự kiện người mẹ, một phụ nữ đă già lăo mà vẫn mang thai và sinh qúy tử, trong khi sự kiện nhập thể, sinh hạ Chúa Giêsu hầu như chẳng ai hay ai biết. Khi Gioan Tẩy Giả đă vang danh “từ Giêrusalem và khắp miền Giuđê,cùng khắp vùng ven sông Gio-đan” (Mt 3,5) và uy tín đă cao ngất, đến nỗi cả hai phái đối nghịch nhau là Pharisêu và Sa-đốc đều đến xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho, th́ Chúa Giêsu vẫn là một người “vô danh tiểu tốt” (và nếu xưng ḿnh là “dân Nazaret” th́ càng tệ hại hơn!).

 

Thế nhưng, chỉ cần một câu giới thiệu của “người công chính”, “vị tiên tri”, về con người “vô danh tiểu tốt” ấy, th́ bao nhiêu hào quang, vinh dự, chúc tụng, kính nể mà Gioan Tẩy Giả đang có, đều chảy sang “kẻ mới đến”. Và để đóng dấu vào lời giới thiệu của ḿnh, Thánh Gioan Tiền Hô đă dùng một so sánh thiết nghĩ không c̣n ǵ sáng sủa rơ ràng hơn: “Tôi không đáng xách dép cho Người” (Mt 3,11 b).

 

Vị trí cần phải được hoán đổi : khi mặt trời rực rỡ, th́ các tia sáng không biến mất, không lùi vào bóng tối hoặc quá khứ, mà vui sướng hoà tan trong ánh sáng chan hoà. Khi Đấng là “Sự Thật” đến, th́ mọi sự phải b81t nguồn, đối chiếu, quy về, để có được chân lư. Lời giảng dạy, phép rửa  - trong nước, để giục ḷng sám hối (Mt 3,11 a) - của Gioan Tẩy Giả không phải là “placebo”, nhưng nếu bám trụ vào đó, thay v́ nhận lănh phép rửa của Chúa Giêsu – trong Thánh Thần và Lửa (Mt 3,c)- th́ cái “chân” có nguy cơ hoá thành “ngụy”, cái thật có thể thành cái giả.

 

Cũng như con người Gioan Tẩy Giả : ông nên trọng v́ biết rơ vai tṛ và trách nhiệm của ḿnh. Kitô-hữu sống Tin Mừng không phải để được trọng vọng, tôn vinh, mà chỉ làm chứng nhân, nghĩa là làm sao để giới thiệu “Đấng Chân Lư” cho mọi người. Làm sai đi, th́ chỉ là “ngụy”. Người xưa nói : “ngụy bất yếm chân”. cái giả dối không che đậy được cái chân thật. Người Kitô-hữu, người tông đồ, mà hướng về hư danh, th́ chẳng khác nào một thứ “placebo”, chỉ loè bịp, chỉ trấn an được những người cũng sống Tin Mừng, đức tin, nông cạn hời hợt như họ.

 

Buồn thay, đó là những ǵ đang xảy ra không ít trong Hội Thánh. Có những giám mục, linh mục, tu sĩ hoặc nhà thần học lỗi lạc, sử dụng chức vụ, địa vị, sự thông thái, quy chế đặc biệt của ḿnh, để chống lại Hội Thánh, để làm hại anh em đồng đạo và tiếp tay hữu hiệu cho Xa-tan và các thế lực vô thần phá hoại Hội Thánh. Họ nhào nặn Tin Mừng theo sở thích. Họ liên kết gắn bó với nhau để tấn công và chia rẽ Hội Thánh. Họ muốn bắt Hội Thánh phải “quy phục”, - Hội Thánh mà khi được truyền chức giám mục và linh mục, họ đă thề hứa vâng lời, qua Đấng Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian và qua các Đấng kế vị Thánh Phêrô và các Thánh Tông Đồ.

 

Họ như anh xà ích của Án Tử: trơ mặt trong hèn hạ và ngu muội. Họ đánh lừa cả kẻ không tin, lẫn không ít tín hữu. Họ thoả hiệp và vui sướng v́ những lời ca tụng của các thế lực, phong trào, giáo phái và cá nhân vô thần, để mong phá hủy tan tành Hội Thánh mà họ luôn miệng xưng hô “chúng tôi cũng là Giáo Hội”. Họ là những “placebo” và phân phát “placebo” cho mọi người. Chân, ngụy không khó phân biệt: “Chân” luôn khiêm nhường, trong khi “ngụy” luôn tự phụ, hợm ḿnh.

 

Người theo “chân” và sống “chân” th́ sẵn sàng chịu thua thiệt, mất quyền lợi vât chất và tinh thần, sẵn sàng đổ máu ḿnh ra để trung thành với “Chân Lư”. Người theo “ngụy” và sống “ngụy” th́ khư khư lập trường của riêng ḿnh và bảo vệ nó bằng hy sinh quyền lợi, danh dự và cả mạng sống của người khác. Người đi theo và sống cái “chân” biết rơ “chân lư” không và không thể đến từ chính ḿnh, mà từ Thiên Chúa; trong khi kẻ theo và sống cái “ngụy”do họ chế tác, đề xướng ra, hoàn toàn là sản phẩm của con người, được xây dựng trên sức mạnh hoả ngục và vị cố vấn tối tăm là Xa-tan.

 

Lạy Chúa Giêsu, một bài học không có ǵ rơ ràng hơn, song cũng không có ǵ khó thấm nhuần hơn. Chúng con muốn sống “chân”, nhưng nói theo cách của Thánh Phaolô – “những ǵ tôi muốn,th́ tôi không làm; những ǵ  không muốn, th́ tôi lại làm” –  lại khó cưỡng lại những cám dỗ vật chất và tinh thần, đă đẩy chúng con lên cao và để Tin Mừng – cũng chính là Chúa - xuống hàng thứ yếu, thậm chí thấp hoặc rất thấp trong thang giá trị cuộc đời chúng con.

 

Đạo làm tôi ngày xưa, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (vua xử bề tôi tội chết, bề tôi không chết là bất trung). Chúng con mới vừa tuyên xưng Chúa là Vua Hoàn Vũ, nhưng xem ra chỉ là lời đầu môi chót lưỡi, v́ ngay cả những ư muốn nhỏ nhất của Vua, chúng con cũng muốn lờ đi, xem thường và  hành động ngược lại. Cuộc đời Kitô-hữu chứng nhân Tin Mừng quả chẳng dễ chút nào, nhưng chúng con không có lựa chọn nào khác ngoài “chân” và “ngụy”. C̣n lại là khi đă chọn “Chân”, chúng con có trung thành hay không.

 

“Chân” là ánh sáng; “ngụy” là bóng tối. Một đốm nhỏ ánh sáng loé lên, cũng xua tan rất nhiều bóng tối, nhưng ánh sáng th́ mau lụi tàn, nếu không kịp thời được tiếp tế nhiên liệu để duy trị sức sáng, trong khi bóng tối dù dễ dàng bị đẩy lui, xua tan, nhưng lại dai dẵng, lâu bền: chỉ cần ánh sáng bị tắt hoặc mờ nhạt đi, lập tức bóng tối ập xuống vây phủ.

 

Bài ca chúng con muốn hát lên hôm nay, trong những ngày chờ mong Chúa lại đến, là lời nguyện xin Chúa nên ánh sáng đời chúng con, để chúng con hân hoan bước đi, mà không sợ “thung lũng tối tăm hiểm nguy” (Tv 22), để chúng con truyền ánh sáng Chúa – qua  cuộc đời sống Tin Mừng - đến cho mọi người. “Chân” sẽ thắng “ngụy”.

 

Nhưng để chiến thắng, th́ phải mất bao hy sinh đau khổ cho cuộc chiến nầy.