T̀NH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU

                                                                                          

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG (Năm A)

Mt 11, 2 – 11

 

TRĂM HAY KHÔNG BẰNG MĂT THẤY.

 

TỪ THỰC TẾ LỊCH SỬ.

 

Cuối tháng 8.2006, Mỹ đă thực hiện một vụ dẫn độ hy hữu trong lịch sử tội phạm, khi trao trả về Đức một phụ nữ đă 84 tuổi, Elfriede Rinkel, vốn là một nữ cai ngục Đức trong Thế chiến thứ 2, đă chạy trốn sự trừng phạt của công lư trong suốt sáu thập kỷ qua. Theo sự thú nhận của Rinkel th́ bà ta là một trong số 958 nữ cai ngục của  trại tập trung Ravensbruck tại nam Berlin, Đức. Đây là một trại tập trung  khét tiếng chủ yếu dành cho phụ nữ với số tù nhân lên đến 150.000 (trong đó 130.000 là nữ), khoảng 90.000 tù nhân đă bị đưa vào pḥng hơi ngạt hoặc chết v́ đói rét.

 

Cơ quan điều tra Mỹ đă phải nghiên cứu, sàng lọc trong số 70.000 hồ sơ liên quan đến trại Ravensbruck và quyết tâm t́m kiếm bằng được v́ "đây là những kẻ giữ vai tṛ quan trọng đưa đến những cái chết đau thương của tù nhân trong các trại tập trung của Đức quốc xă".

 

Năm 1962, Rinkel kết hôn với Fred Rinkel, một người Do Thái gốc Đức có cha mẹ đều đă bị Đức quốc xă giết hại trong trại tập trung . Cho đến khi qua đời, người chồng của Rinkel vẫn không hề hay biết quá khứ đen tối của người vợ yêu qúy.

 

Người xưa nói: Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát. Cái kim để trong bị lâu ngày cũng sẽ ḷi ra.

 

 

Chuyện "bằng giả" hay "bằng thật, học giả" không mới, nhưng đáng kinh ngạc là nó được tổ chức rất quy mô và công khai. Hàng ngàn người cũng nộp đơn, cũng đi thi nhưng thật sự chẳng phải thi ǵ cả, mà chỉ cần chi vài trăm ngàn đồng là có ngay cái bằng tin học hay Anh văn do Bộ GD-ĐT cấp hẳn hoi. Rất nhiều khách hàng của đường dây này là cán bộ công chức nhà nước sẵn sàng chấp nhận cái kiểu "học giả, bằng thật". Chỉ từ tháng 6-2000 đến nay, các cấp quản lư đă phát hiện tới 7.425 trường hợp văn bằng chứng chỉ không hợp pháp.

 

Con số đó có lẽ chưa phản ánh đúng thực tế nghiêm trọng của vấn đề. Cái giả tồn tại và nhiều khi lấn lướt cái thật, v́ biết núp kín dấu kỹ và biết dùng danh lợi để che dấu mọi khuất tất giữa cái xă hội cũng chạy theo thành tích và sẵn sàng bao che những sự giả dối.

 

Nhưng có một con số khiến mọi người phải chưng hững: Trong 1.000 năm trong tổng thể lịch sử của dân Israel, đă có 600.000 nam tiên tri và 600.000 nữ tiên tri. Hiệp ước Avodâ Zara chỉ giữ lại 48 tên của nam tiên tri và 7 nữ tiên tri v́ họ có ích lợi cho các thế hệ. “Tiên tri” v́ vậy mất dần ư nghĩa trong đại. V́ thế, khi xác nhận Gioan Tẩy Giả là một tiên tri, Chúa Giêsu nói tiếp ngay như một lời thanh minh cho ư nghĩa từ “tiên tri” mà Người đă dùng: “Đây c̣n hơn cả ngôn sứ nữa” (Mt 11,9 c), là sứ giả do Chúa sai đi dọn đường (x.Mt 11,10)

 

 

TỪ PHÍA GIOAN TẨY GIẢ

 

Bị rơi vào tay vị vua dâm ác, Gioan Tẩy Giả biết cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, Ngài lo nghĩ nhiều về những môn đệ vẫn trung thành với Ngài. Ngài muốn gửi gắm họ cho Chúa Giêsu, nhưng phải làm sao để đánh động họ và làm cho họ “tâm phục khẩu phục” trước khi dạy họ gắn bó với Đấng Messia đích thực. Ngài đă cho họ những dấu chỉ để nhận ra Đấng Thiên Sai và ai đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ấy, th́ đó chính là và mới là Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi: “người mù xem thấy; kẻ què đi được; người cùi được sạch; kẻ điếc nghe được; người chết sống lại; kẻ nghèo được nghe Tin Mừng”.

 

Những điều đó, các môn đệ của Gioan Tẩy Giả đă mắt thấy tai nghe. Những điều đó cũng là những ǵ Kinh Thánh đă nói. Trọn vẹn các tiêu chí ấy đă thể hiện nơi hành động của Chúa Giêsu, Đấng mà Thầy Gioan gửi họ đến. Trăm nghe không bằng một thấy!

 

Cách làm khôn ngoan cho thấy Gioan Tẩy Giả làm một nhà sư phạm lỗi lạc. Cách Ngài chỉ dạy cho các môn đệ khiến ta không khỏi nghĩ đến phương pháp “đỡ đẻ” của nhà hiền triết Hy Lạp Socrates. Phương pháp nầy hệ tại ở chỗ gợi ư, rồi để cho người nghe tự khám phá ra chân lư. Câu hỏi duy nhất mà Thánh Gioan Tẩy Giả căn dặn các môn đệ hỏi Chúa Giêsu, khi họ đến gặp Người : “Thầy có phải là Đấng phải đến hay chúng tôi c̣n phải đợi ai khác?”(Mt 11,3).

 

Hiểu ư người anh họ Gioan, Chúa Giêsu không trả lời khẳng định, mà chỉ đưa ra những lời đă ghi trong Kinh Thánh, mà ai đă nghe, đều biết đó là dấu chỉ của Đấng Kitô: cũng là những ǵ họ thấy nơi Chúa Giêsu.

 

 

TỪ PHÍA CHÚNG TA.

 

Ngày nay, dưới bàn tay đạo diễn của Xa-tan, đủ loại tiên tri giả theo nhau xuất hiện: làm cho con người luôn lo sợ bất an, như những kẻ xúi giục một số người quá khích điên cuồng giết người vô tội, phỉnh gạt họ sẽ đạt hạnh phúc thiên đàng bằng sự căm thù và giết chóc; làm cho con người lung lạc đức tin, nghi ngờ chân lư và rời xa Thiên Chúa và Hội Thánh Công Giáo như những người sử dụng sách báo, phim ảnh, các phương tiện truyền thông để “giết chết Thiên Chúa” ( lời tuyên bố của Phillip Pullman, tác giả cuốn sách “Chiếc la bàn bằng vàng” chuyển thể thành phim vừa mới tŕnh chiếu ngày 07.12 năm nay); tôn thờ vật chất, xác thịt đẩy con người tới việc coi nhau như những món đồ vật để thoả măn sự ích kỷ và dâm ô, trụy lạc, đă  làm cho đời sống luân lư đạo đức của không ít người trẻ tuổi hư đốn, sai lạc.

 

Ma túy lúc ấy chỉ là phương tiện làm cho người sa đà không c̣n ư chí để dừng bước và quay lui. Những hành vi của “văn hóa sự chết” như ngừa tránh, nạo phá thai, an tử hay là hôn phối đồng tính,…chỉ là hậu quả tất yếu; tiếp tay vào đó phá hoại một cách “tích cực”, làm cho anh em ḿnh sa vào hố sâu lầm lạc, mất đức tin, khiến Xa-tan và các thế lực thù ghét Hội Thánh vui mừng hoan hỉ, chính là những người thừa thông thái, thừa địa vị danh giá, nhưng vô cùng thiếu khiêm nhường, - trong đó không thiếu những giám mục, linh mục, tu sĩ, những nhà thần học lỗi lạc : tất cả đều thông tuệ.

 

Họ chỉ quên một điều: sứ mệnh Chúa giao cho họ. Đúng ra, họ quên rằng tất cả những điều tốt đẹp họ đang có, chỉ là những nén vàng Chúa trao cho họ sinh lời.

 

Họ đă đem nó sinh rất nhiều lăi, song là làm lợi cho Xa-tan và hoả ngục, phát xuất từ sự ích kỷ và kiêu căng của họ. Hai tiêu chí để họ tự thẩm định những ǵ họ làm có phải là suy nghĩ, lời nói và hành vi của ngôn-sứ thật hay của tiên tri giả, Phản-Kitô: phải xuất phát từ Thiên Chúa và v́ tha nhân. Không có bất cư ai trong số những người nầy có được những tiêu chí đó, dù chỉ là một chút hơi hướng!

 

 

Đang buồn thay, lạy Chúa, cái đáng sợ nhất nơi chúng con và cũng là cái đáng cho chúng con sợ nhất, ấy là sự vô cảm đến rợn người. Trong cuộc mưu sinh bận rộn vất vả v́ cơm-gạo-áo-tiền đang vắt kiệt dần thể xác và tinh thần mỗi người, chúng con thấy Chúa cứ xa dần, Lời của Chúa ngày càng lộ ra khắt khe hơn, sứ mệnh Kitô-hữu ngày càng lạc lỏng và nên gánh nặng, bỏ đi không được – v́ áy náy lương tâm – nhưng c̣n đâu sức hơi tâm trí và thời giờ để thực hiện. Đời sống Kitô-hữu của chúng con, v́ thế, như “bèo dạt mây trôi”, đến đâu hay đó, được chăng hay chớ.

 

Có chăng một lúc nào đó, nh́n lại cuộc đời, chúng con c̣n biết giật ḿnh trước câu hỏi do những người thân, do tha nhân đặt ra cho chính con: Anh/Chị có thật là người đă lănh nhận Chúa Kitô và sứ mệnh ngôn sứ của người, hay chúng tôi c̣n phải đợi ai khác?

 

Khi ấy, con sẽ trả lời ra sao?